Chị Đào, chị Lý
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 19 trên tổng số 19 bài trong đề mục
NuHiepDeThuong 29.10.2004 00:19:05 (permalink)
Chương 16


Ba mươi Tết không còn ai mua bàn ghế nữa. Ông Giáo Hiệp về chung vui ba ngày xuân với con cháu. Ông Thái đóng cửa tiệm giao cho người phục dịch ở giữ, ông cũng về Sài Gòn lo rước ông bà.
Bà Hòa đã có mua hoa quả chưng dọn trên bàn thờ để cúng chung cha mẹ hai bên.
Bên nhà bà Ngọc thì bàn thờ đặt trên lầu, một bàn bà thờ cha mẹ một bàn bà thờ chồng, vì năm nay bà vui vẻ, không còn ủ ê như trước nữa, nên hai bàn thờ chưng hực hỡ. Bàn thờ Phật đặt phía trong, gần phòng bà ngủ, đặng khuya sớm bà cúng vái cho tiện, thì bà cắm bông sen chung với bông huệ, sen tượng trưng trong sạch, nở trong vũng bùn mà không lem luốc, còn huệ tượng trưng cho quảng đại từ bi, vui cứu vớt mọi người không phân biệt giàu nghèo hay lành dữ.
Không hẹn mà gặp mới vui, chiều bữa ba mươi cả hai nhà hai bên đều tiếp được một lượt thơ gởi về chúc mừng ngày xuân. Bên nhà ông Thái thì thơ của Hoài chúc chung cả nhà, còn Khánh thì gởi riêng cho chị Đào chị Lý một cái, và cho bà Hòa một cái, thơ của bà Hòa cậu chúc chung hai ông bà với Tòng lại thêm gởi gắm bà mẹ yếu đuối của cậu một lần nữa.
Tiếng pháo nghinh xuân lụp xụp nổ vang tai mà hai nhà được thơ ở xa xuôi gởi về chúc mừng nữa, bởi vậy lớn nhỏ đều thêm hân hoan, quên hết cái buồn đã qua, mong tiếp cái vui sắp tới.
Hai bà Hòa với Ngọc đã thỏa thuận trước cùng nhau.Tết nầy hai nhà nhập một mà chung vui cho bà Ngọc khỏi buồn với cảnh hiu quạnh cô đơn trong dịp gia dình nào cũng vui đoàn tụ. Buổi sớm mơi mùng một bà Ngọc qua ăn cơm chung với gia đình của bà Hòa, rồi buổi chiều cả nhà bà Hòa qua ăn cơm bên bà Ngọc luôn. Luôn mùng 2 mùng 3 cũng vây, mà trong 3 ngày xuân có đi chơi thì cũng đi chung với nhau.
Sáng mùng một bà Ngọc cúng tiền nhơn rồi, bà qua sớm mà chúc xuân cho vợ chồng ông Thái. Đào, Lý với Tòng ra mừng bà. Bà đã sắm sẵn đồ để biếu cho ba trẻ mừng tuổi mà bà không cho hay trước. Bây giờ bà mới đưa ra cho Tòng một đồng hồ tay với một viết máy, còn Đào với Lý thì bà cho mỗi cô một đôi bông tai nhận hột xoàn 5 ly chớ không lớn lắm, bà nói cho để hai con đi học khỏi đeo bông lòng thòng như đầm mà mất cái vẽ thiếu nữ thuần túy Việt Nam. Ba trẻ vui mừng cám ơn mà thâu nhận. Vợ chồng ông Thái càng thêm cảm tình, nhận thấy rõ ràng hễ mình làm phải thì gặp phải, dầu làm nghĩa với người quấy, cái nghĩa đó cũng không mất.
Tết chung vui với nhau trót 3 bữa, ở nhà nói chuyện với nhau đã vui, mà hai xe đi chơi cùng nhau cũng vui. Chiều mùng ba, hẹn ăn cơm bên nhà bà Ngọc, ông Thái nghỉ trưa rồi dậy ngồi uống trà, ông mới tính tới công cuộc làm ăn. Bà Hòa hỏi chồng vậy chớ cuộc trồng mía và làm đường của bà Ngọc ông liệu làm sao sắp đặt dùm cho bà, chớ bỏ xụi cho ông Hương hào Điều ăn hết, ăn mà vô ơn thì uổng lắm. Ông nói ông đã có tính rồi, ngặt muốn cho lợi nhiều thì phải làm cho lớn mà làm lớn thì phải xuất vốn nhiều. Bà Ngọc không ham tiền bạc, không có chí thương mãi, sợ bà không có vốn nhiều mà làm, dầu có còn sợ bà không dám xuất nhiều thì khó làm công việc lớn.
Bà Hòa suy nghĩ rồi nói.
- Bây giờ lập lò mua mía mà làm đường chắc có lợi lớn lắm. Nếu cô Hai nhút nhát, hoặc không đủ tiền, thì mình hùn vốn, rồi tôi phụ coi sóc với cô. Tôi thấy công cuộc làm ăn tôi ham quá.
- Mình có vốn mấy chục ngàn phải để hờ trong tiệm mua ván mua cây và trả tiền công cho thợ, buông tay sao được. Mà công cuộc làm đó phải xuất vốn một hai trăm ngàn, dầu mình trút hết vốn của mình vô cũng không thấm tháp chi lắm.
- Hổm nay cô Hai trông cậy cha nó lắm. Vì mắc Tết nên cô không dám nhắc. Chiều nay đã hết Tết rồi. Thôi, mình qua bàn tính với cô thử coi.
Thấy mấy con đương đọc sách, hai ông bà mới rủ nhau đi trước qua nhà bà Ngọc, dặn con chừng gần ăn cơm tối sẽ qua sau với nhau.
Qua vừa ngồi yên thì bà Hòa nói: ”Bữa nay gần hết Tết rồi. Cha sắp nhỏ rảnh, nên qua bàn tính với cô về việc lò đường coi ý cô muốn để y như vậy hay sắp đặt lại.
Bà Ngọc vội vã nói: “Tôi muốn sắp đặt lại chớ. Tôi đã có nói với anh chị bữa hổm rồi. Hổm nay tôi suy nghĩ lại, tôi càng muốn nhiều hơn nữa. Nhưng sắp đặt lại thì phải có anh ra công giúp tôi mới được, chớ tôi dở quá, tôi làm một mình sao nổi; sợ làm bậy hư hại thêm chớ không lợi ích gì. Hôm lên Bình Phước về, anh hứa để anh suy nghĩ ít bữa, anh lập chương trình cho rành đặng nói cho tôi hiểu, rồi anh giúp tôi mà sắp đặt lại cho hẳn hòi. Nghe như vậy tôi mừng quá, trông cho mau qua khỏi Tết đặng bắt đầu làm công việc đó cho gấp vì đã tới mùa đốn mía rồi. Nhưng hổm nay tôi ái ngại điều nầy là anh mắc trại đóng bàn ghế lòng thòng; nếu anh giúp tôi thì anh phải bỏ phú cho thợ làm như vậy, thì thiệt hại cho anh chị nhiều quá, bởi vậy tôi không biết tính lẽ nào cho tôi có lời mà anh chị cũng khỏi lỗ“.
Bà Hòa nói: “Nãy giờ vợ chồng tôi bàn với nhau bên nhà, ổng ái ngại song ái ngại về chỗ khác. Ổng nói theo thời buổi nầy trồng mía làm đường là một nguồn lợi lớn lắm, lại chắc ăn lắm. Song muốn thâu lợi lớn thì trước phải ra vốn nhiều. Ổng không biết cô Hai có vốn sẵn và dám ra vốn hay không. Nếu không có hai điều kiện đó thì thà để luôn cho anh Hương hào Điều ảnh làm, mỗi năm ảnh đóng cho cô mười mấy ngàn thì khỏe hơn“.
Bà Ngọc nói: ”Vốn thì có sẵn. Nếu anh chị chịu giúp tôi, anh ra công sắp đặt và coi làm thì xuất vốn bao nhiêu tôi cũng dám, tôi có sợ gì đâu“.
Bây giờ ông Thái mới nói: “Cô Hai nói như vậy thì tôi vững bụng. Hôm lên Bình Phước tôi dòm sơ qua thấy mối lợi to quá. Tại anh Hương hào Điều, một là không có vốn nên không thể bành trướng công cuộc làm ăn cho kinh dinh được, hai là anh lù khù ham lượm lặt cái lợi cỏn con, ảnh không thấy cái lợi lớn. Tôi nghĩ kỹ lại nếu nói ảnh lương lẹo xớt bớt huê lợi chút đỉnh thì có lẽ trúng, còn nghi ảnh gian lận đến bạc muôn thì oan cho ảnh. Vậy để cho ảnh làm luôn thì cô lợi ít, nhưng cô khỏe, khỏi lo chi hết. Còn nếu cô muốn lợi nhiều mỗi năm vô năm mười muôn thì cô phải xuất vốn ra cho nhiều, phải tổ chức cuộc trồng mía, cuộc làm đường, cho hẳn hòi, cô phải mệt lo. Về phần tôi thì cuộc làm ăn của tôi có tổ chức rành rẽ, nên tôi có thể giúp tổ chức dùm cho cô trong ít tháng đầu, cho guồng máy chạy đều đều rồi cô đứng ra điều khiển được. Từ Bà Chiểu lên Bình Phước xa chừng mười ngàn thước, tôi có xe nhà mỗi ngày tôi chạy lên dòm chứng vài giờ được, tôi không bỏ trại bỏ tiệm mà cô sợ tôi vì giúp cô nên tôi bị thiệt hại“.
Bà Ngọc nói:
- Tôi nói thiệt với anh chị, hồi trước tôi chán nản cuộc đời, lại thêm buồn rầu nỗi con nên tôi sống như người không có hồn, tôi không ham tiền bạc tôi không muốn làm giàu. Tìm được con Lý tôi mấy tháng nay, tâm hồn tôi biến đổi không phải như hồi trước. Tôi muốn làm cho ra lợi đặng để cho hai đứa con tôi chung hưởng. Ông già tôi mất để lại trong ngân hàng cho tôi đến bạc triệu chớ không phải ít. Hồi cha thằng Khánh còn sống, thì tiền ăn xài trong nhà ổng bao hết, ổng không cho tôi lấy tiền trong ngân hàng ra mà dùng. Ổng chết ổng cũng còn để lại cho mẹ con tôi mấy chục ngàn. Bây giờ anh giúp tôi thì tôi lấy bớt tiền của cha tôi ra một mớ mà làm lợi thêm cho hai đứa con tôi, có sao đâu mà sợ. Vậy nếu anh giúp với tôi thì tôi dám làm: mà giúp tôi song cuộc làm ăn của anh khỏi bị bê trễ thì tôi mới dám chịu. Chớ lợi cho tôi mà hại cho anh dầu tôi có lợi bao nhiêu tôi cũng không ham.
- Cô Hai mới tu mà cô biết nói câu đó thì thấy cô đã có đạo tâm rồi. Cuộc làm ăn của tôi đâu đó tôi đã cắt phần cho người coi sóc. Trong trại mộc có ông thợ Hai già đứng cái ổng chỉ công việc cho thợ phụ làm. Ngoài tiệm thì có ông Giáo Hiệp ổng tiếp khách và bán đồ thế cho tôi được; đồ đạc thứ nào cũng có định giá tối thiểu sẵn rồi miễn đừng bán dưới giá đó thì thôi. Tôi phải có mặt đặng tiếp khách hàng quen thuở nay, nghĩa là tôi lo mặt giao thiệp, tôi củng cố tín nhiệm cho tiệm Thái Hòa, tôi duy trì lòng tín nhiệm của bà con anh em mua bán với tôi thuở nay. Thiệt nếu giúp cô mà phải bỏ tiệm đến đôi ba ngày, cái đó bất tiện, lúc nào rãnh thì đi, giúp sắp đặt cho cô trong một thời gian chừng đôi ba tháng thì không hại chi hết.
- Vậy thì được. Mà nói chuyện xuất vốn, anh có tính coi phải xuất chừng bao nhiêu?
- Tôi mới ngó sơ qua, chưa biết rõ chi tiết, chưa tính tỉ mỉ được, nên chưa biết chắc phải xuất vốn bao nhiêu. Mà xuất vốn không phải xuất luôn một lần, làm tới đâu thì xuất tới đó: lại nếu làm liền bây giờ là lúc sắp đốn mía và ép đường thì công việc có xuất cũng có thâu, mặc dầu không biết sẽ thâu được bao nhiêu, để tôi kể phỏng công việc làm cho cô nghe thì cô sẽ hiểu.
- Ừ, anh nói phỏng chừng thử coi.
- Trước hết phải chia công việc của cô ra làm hai loại, một loại thực tế, một loại tinh thần. Loại thực tế chú trọng về lợi, còn loại tinh thần chú trọng về danh. Tôi vẫn biết người tu hành chuyên chú trọng về đạo đức, hễ nghe nói danh, lợi thì họ trề môi, mím miệng, họ bỉ bạc khinh khi. Theo ý tôi, con người sống giữa thế gian mà không kể danh lợi thì làm sao mà tấn hóa. Người thí phát cất chùa ở mà tu còn muốn tu tập lần lần lên chức Yết Ma, Hòa Thượng đặng có oai tín mà truyền đạo cho bá tánh, huống chi là người thế gian mà biểu học đừng ham danh lợi, tôi khuyên cô Hai đừng ngại chỗ đó. Nếu làm ác cô bóc lột thiên hạ mà thủ lợi, ai bị hại mặc kệ; nếu cầu danh đặng để húng hiếp người ta, thì thiệt lợi danh như vậy đáng khinh bỉ. Chớ nếu cô làm cho có lợi đặng cứu giúp người bị tai nạn, người xấu số nên cơ hàn, cô làm lợi mà cô giúp người chung quanh cô ai cũng có việc làm ăn, ai cũng no ấm, nghĩa là cô chia lợi cho người ta, thì ai chê cười, ai oán ghét cô được. Còn cô cầu danh đặng gây oai tín để gieo rắt nhân nghĩa đạo đức chung quanh cô, giúp xây dựng lại mỹ tục thuần phong cho người trong làng trong xóm thì cái danh của cô quí giá, một hai người ganh ghét họ chê, còn muôn ngàn người biết phải họ khen thì ngại gì mà không làm.
- Nếu làm danh lợi mà không phạm nhân nghĩa đạo đức thì tôi ham lắm chớ.
- Thành lập chương trình hành động tôi tính danh lợi với đạo đức phải đi đôi mới vững bền và phát đạt. Đó là căn bản trong công việc của cô làm, gây dựng cuộc làm ăn của ông cụ lại, xây dựng trên nền tảng lợi ích cho cô, lợi ích cho dân, mà cũng lợi ích luôn cho đất nước, phải làm như vậy mới khỏi lo sụp đổ.
- Nghe anh nói tôi ham quá. Bây giờ phải làm sao đâu anh nói sơ cho tôi nghe một chút.
- Hồi nãy tôi nói công việc phải chia ra làm hai loại, tuy hai loại khác nhau, song liên quan mật thiết với nhau. Hai loại phải đi đôi, phải tiến hành một lượt cho đủ hình thế đặng dễ làm. Nếu cô Hai trở về lo chăm chú làm đường, lo trồng mía liền, cô không ngó ngàng tới nhà cửa vườn tược của ông cụ hồi trước, thì người trong vùng chẳng khỏi dị nghị, họ khinh rẻ cô, họ xem cô là người xu lợi, thấy thời cuộc vừa yên thì chạy về cào cấu lo hốt của cho nhiều, không kể chi đến cố hương, không màng người trong xóm. Cô gây một luồng ác cảm bồng bột trong vùng, ai cũng đồn cô về đặng dùng mồ hôi của dân nghèo mà hốt bạc đặng đem xuống Sài Gòn ăn xài cho sang trọng sung sướng. Họ rủ nhau đừng thèm mướn đất của cô, đừng thèm giúp công cho cô trồng mía, thì mùa sau cô có mía đâu mà ép nên lo lập lò đường. Vậy điều cần nhứt là lo lập sở vườn lại, tính cất nhà lại làm cho bà con trong làng thấy cô có ý muốn trở về ở với họ, chung lo làm ăn như họ. Cô gây thiện cảm với mọi người, họ mới vui lòng hiệp tác với cô mà làm việc lớn được. Kế đó cô chia đất cho họ mướn đặng trồng mía. Nếu cho mướn không hết, số đất còn dư bao nhiêu thì cô mướn nhơn công trồng cho cô. Mía trồng giáp hết rồi thì cô sẽ lo xây cất lò đường lại cho hẳn hoi. Mía trồng tới chín mười tháng mới đúng lứa mà đốn được. Trong lúc đó thiếu gì ngày giờ cho cô tổ chức lại cuộc làm đường nên cần gì phải lo gấp. Ấy là theo chương trình của tôi thì công việc của cô phải phân ra làm hai loại cho rành: thứ nhứt là lập vườn lại, dọn nền để cất nhà lại, thứ nhì là lo trồng mía cho giáp hết, rồi lo xây cất lò đường lại cho đàng hoàng. Lập vườn thì tôi dòm thấy ông Ba Lự sốt sắng muốn giúp cô, vậy cô níu ổng cho chặt mà cậy ổng cuốc cỏ cho sạch đặt những gốc cây đúng trong mấy liếp, móc lại các mương cho sâu và sửa mội cho nước thông ra mương. Cô ra tiền cho ổng mướn năm ba người tiếp sức với ổng mà làm cho mau, làm cỏ làm mương rồi thì hốt gạch ngói bể mà vun đống để dành dọn cái nền nhà cũ cho sạch sẽ. Cô nói cô sẽ cất nhà lại như hồi trước đặng cô về ở. Nói như vậy song chừng nào cô cất cũng được không ai ép cô. Hoặc có công việc làm như mùa đạp đường cô phải lên thường mà coi, như cần dùng chỗ trữ đường để bán, cô cần phải có chỗ nghỉ ngơi thì cô cất một hai căn cũng được, hoặc chừng cậu Trung úy về, cô cất một biệt thự nho nhỏ để làm nhà vườn qua tháng nóng nực mà ở nghỉ mát cũng được. Việc đó sau sẽ tính không gấp gì. Lo gấp là lo sở vườn. Qua mùa mưa tới đây tôi sẽ mua cây chiết cho ông Ba Lự trồng. Tôi sẽ đặt sầu riêng trồng một hàng trong mỗi liếp. Tôi sẽ mua hột trà mà chỉ cách cho ông Ba Lự ương rồi mùa mưa sau, trà ương giáp năm rồi thì trồng giáp hết mấy liếp. Trà trồng trong 2 năm sau thì có huê lợi để mướn người làm vườn dư sức. Tôi tính phỏng thì lập sở vườn lại cô tốn chừng năm ngàn, hoặc mười ngàn là nhiều. Còn nếu cất nhà thì cất lớn hay nhỏ, cất kiểu nào, tùy ý cô, không thể tính giá trước được.
- Còn trồng mía với xây lại lò đường phải tốn chừng bao nhiêu?
- Trồng mía tính trước không được. Trồng mía phải mua tro, phải mua mía giống, phải mướn nhơn công trồng rồi phải mướn người ở tháng mà săn sóc, làm cỏ, bón phân, đánh lá. Hiện giờ mình chưa biết mình cho mướn đất hết bao nhiêu, còn lại mình trồng bao nhiêu. Hễ trồng nhiều thì phải mua phân nhiều, mướn nhơn công đông. Nhưng ra giêng đây cô nên xuất vài chục ngàn đặng mua phân để dành cho sẵn. Cô dám xuất một hai chục ngàn mua tro hay không?
- Dám chớ. Ông già tôi hồi trước năm nào ổng cũng mua tro hết mấy chục ngàn. Trồng mía tự nhiên phải có phân tro.
- Cần phải mua tro trước. Làm như vậy cho người ta thấy cô quyết chí trồng mía, họ lật đật hỏi đất mà mướn trước, sợ chậm trễ cô để cô trồng, cô không cho mướn. Nhưng để bữa nào trở lên trển, tôi dọ tình cảnh lại cho chắc rồi tôi sẽ liệu phải mua bao nhiêu phân tro. Nếu họ dành mướn đất nhiều thì mua chừng mười ngàn cũng đủ. Mà cất trại mua tro mà vựa, ai có nài mình để lại cho họ, hoặc mình để dành qua mùa sau cũng được, ế ẩm gì mà lo. Nghe nói đất của cô hơn 200 mẫu. Ví như họ mướn hơn một trăm mẫu họ để cho cô trồng một trăm mẫu. Đất đã có trồng rồi khỏi vô phân nhiều thì đỡ lắm, Chắc có mía rồi cô sẽ xây cất lò đường lại, cất cho rộng rãi, cao ráo lợp ngói, lại làm nền cho chắc đặng trong đôi ba năm có lời khá rồi cô sẽ mua máy mà ép đường đừng dùng trâu bò nữa. Nền chắc đặt máy mới được. Lần lần mua đủ thứ máy, máy ép ra nước mía. Máy nấu cho thành đường nước mà làm đường tán đường thẻ, rồi máy làm ra đường cát, muốn đường mỡ gà hay đường cát trắng cũng được.
Bà Hòa nói: “Nghe cha nó nói tôi mê quá“.
Ông Thái nói: “Đó là tính việc về sau kìa. Bây giờ hễ chắc có mía rồi cô Hai cũng cứ làm theo cách lò cũ, song làm cho lớn đặng rộng rãi, sạch sẽ, có chỗ để đường làm rồi, có chỗ tiếp khách, chỗ nằm nghĩ, có chỗ ngồi biên sổ. Bây giờ gạch ngói mắc, cất lò đường có đủ phương tiện có lẽ phải tốn cả trăm ngàn“.
Bà Ngọc nói:
- Tốn thì tốn chớ sao. Làm trong vài năm mình lấy vốn lại.
- Phải vậy. Mà nội mùa nầy đây nếu cô Hai đừng làm mích lòng Hương hào Điều, cô để cho tôi dụ dỗ ảnh, tôi biết mánh lới, biết ai mướn đất bao nhiêu, mướn với giá nào, biết họ mướn lò ép đường với điều kiện gì? Tôi chận hết, ảnh không thể lương lẹo được. Số lời về tiền cho mướn đất, về tiền công ép đường của lò sản xuất với mía của lò trồng. Số lợi đó cộng hết tôi tưởng không ít đâu. Cô chia lời cho anh Hương hào bao nhiêu thì tùy ý ảnh muốn. Mà mùa nầy cô cậy tôi làm với ảnh thì muốn chia lời nhiều sao được. Cô cho ảnh chừng năm ba ngàn cho ảnh vui lòng, còn số lời dư thì cô bỏ ra mà xây cất lò đường lại. Thế thì cũng đỡ cho cô bộn bộn. Trong mùa sau nữa cô sẽ lấy vốn lại đủ. Như anh Hương hào chịu hiệp tác luôn với cô thì cô dùng ảnh như người cai coi cho dân phu trồng mía, đốn mía, ép đường, mỗi năm cô trả tiền công cho ảnh đôi ba ngàn, hoặc tính 10 phần 100 trong số lời vậy thôi. Nhưng đừng phụ bạc ảnh gấp quá, ảnh phiền rồi ảnh không thèm nói việc chi cho tôi biết, thì thất lợi mùa nầy uổng lắm. Mía trồng giáp hết, sẽ có đường nhiều chắc rồi, lại đường có giá nữa bởi vậy huê lợi không ít đâu.
Bà Ngọc suy nghĩ một chút rồi bà nói: “Các việc anh tính nãy giờ đó hay quá. Tôi phục hết sức. Ra làm ăn mà biết tính như vậy thì tôi thế nào mà thất bại được, anh thương phận tôi, anh chỉ biểu rành rẽ khôn khéo như vậy thì tôi phải làm đặng có lợi mà để cho con chớ còn dụ dự gì nữa. Ngặt tôi yếu đuối lại không thông thạo. Phải có anh chị giúp, chớ một mình tôi thì tôi làm không kham rồi chúng ăn xớt ăn bớt, đã không lợi mà còn sợ hại nữa. Tôi muốn anh chị hùn với tôi rồi anh chỉ biểu cho hai chị em tôi làm, ít bữa anh chạy lên xem xét dùm một lần, có việc chi trắc trở anh đỡ gạt. Được vậy tôi mới vững bụng“.
Bà Hòa nói: “Tôi ở không. Bữa nào cô muốn đi thăm sở thì tôi đi dùm với cô. Có sao đâu mà sợ. Tưởng Bình Phước ở đâu xa, té ra gần quá mà“.
Bà Ngọc nói: ” Tôi muốn hai ông bà hùn với tôi, đặng lúc nào có công việc khó như hiện giờ sắp đặt cho mướn đất, sau cất lò đường lại phải có anh liệu định mới được. Còn bình thường, như coi cho người ta đặt mía; phát cỏ hay trồng cây thì hai chị em mình coi“.
Ông Thái nghiêm nghị nói:
- Hôm lên Bình Phước tôi thấy cuộc làm ăn đó sẽ có lợi lớn lắm. Nếu biết làm và có thế lực mà làm cho hẳn hoi, thì mỗi năm kiếm lợi cả trăm ngàn, cô Hai đã có sẵn đất trồng mía hơn hai trăm mẫu, có sẵn lò đường, lại có vốn nhiều nữa. Nếu cô cho vợ chồng tôi hùn, thì tôi sang trại mộc với tiệm của tôi cho người khác đặng lấy vốn mà hùn với cô, tôi sợ gì mà không dám làm. Ngặt tiệm Thái Hòa là núm ruột của vợ chồng tôi. Tuy thuở nay nó cho vợ chồng tôi có lợi mỗi năm vài chục ngàn chớ không phải nhiều, song nhờ nó mà vợ chồng con cái tôi đều được no ấm, bởi vậy tôi không đành bỏ nó mà đi làm nghề khác. Lại thuở nay tôi tiện tặn lắm mới có dư tiền mua nhà cho sắp nhỏ ở yên mà ăn học. Nói cho cô thương, hiện thời vốn tôi có chừng vài chục ngàn đủ mua bán vậy thôi, chớ đâu có dư tiền bạc nhiều mà hùn với cô Hai được.
- Không phải vậy. Tôi muốn anh chị hùn là hùn công lao xem xét chỉ dẫn, chớ tôi có biểu hùn tiền bạc đâu. Vốn thì tôi xuất, quyền điều khiển về phần anh. Tôi hùn tiền bạc anh hùn tài nghề. Mỗi năm tính sổ coi lời được bao nhiêu thì chia hai với nhau mà hưởng. Nếu anh giúp công cho tôi có lợi mà tôi không chia lợi cho anh té ra tôi lường công của anh hay sao. Điều đó tôi không thể chịu được. Anh chị cứ giúp tôi đi. Hễ có lợi thì chia hai.
- Kẻ có của người có công, làm ra lợi thì chia với nhau cũng phải. Nhưng tôi hùn công mà thôi, còn cô hùn tiền bạc, lại hùn đất nữa. Có lợi chia cho tôi đến phân nữa thì mất công bình. Nếu tôi không chịu hùn, thì tôi sợ cô nghi tôi giúp không tận tâm. Vậy tôi chịu hiệp tác. Song nếu lời thì tôi xin cô chia ra làm ba phần; một phần về công của vợ chồng tôi, một phần về công của cô, vì cô cũng có công lên xuống coi chừng như vợ chồng tôi vậy; còn một phần về vốn với đất của cô để vô mà sanh lợi. Cô cho vợ chồng tôi hưởng một phần ba trong số lời mà thôi. Tính như vậy mới công bình. Phải công bình tôi mới chịu.
- Được được. Anh muốn hưởng một phần ba tự ý anh, việc đó không gấp. Có lợi rồi sẽ bàn lại. Bây giờ anh tính bữa nào đi lên Bình Phước nữa?
- Theo tục lệ của ông bà mình hồi xưa thì hạ nêu rồi người ta mới làm việc. Đời nầy là đời sanh tồn cạnh tranh tay phải làm hàm mới có mà nhai. Nghỉ chơi lâu quá, các ngành sanh hoạt đều tê liệt, nhiều việc phải hư hỏng rồi làm sao. Bởi vậy Tết họ nghỉ có mùng một, qua mùng hai đã thấy ở chợ có người lăng xăng buôn bán, ở đồng có người rải rác gặt hái. Hôm nọ ông Giáo Hiệp coi lịch ổng nói mùng 4 tốt ngày, xuất hành hay mở tiệm đều được hết. Vậy sáng mai tôi vô tiệm đặng cúng khai trương. Cô muốn lên Bình Phước thì xế tôi đi được, lên thăm ông Ba Lự với Hương hào Điều một chút. Với ông Ba Lự tôi sẽ cắt nghĩa công việc cho ổng hiểu và biểu ổng kêu năm ba nhơn công phụ với ổng mà làm cho mau. Nếu họ xin lãnh tiền trước thì phát cho họ một mớ đặng họ ăn mà làm. Còn với anh Hương hào Điều thì tôi nói chuyện với ảnh tìm hiểu công việc của ảnh sắp đặt đặng biết rõ mùa nầy ảnh mướn trồng cho cô được bao nhiêu mía, đất dư ảnh cho ai mướn mà trồng, người nào mướn bao nhiêu đất, mướn giá nào, có giao họ phải bán mía cho lò mình hay không, nếu họ không bán, họ mướn lò ép đường cho họ thì lò ăn công ép bao nhiêu, tính tiền theo cách nào, mùa rồi đường bán giá nào, trâu bò mướn ép mía trả tiền cách nào, nhơn công trồng mía và đốn mía trả tiền công bao nhiêu một ngày, mua tro ở đâu, mua giá nào, mỗi mẫu đất phải rắc bao nhiêu tro, bạn hàng đến lò mua đường rồi họ chở đi hay lò phải kiếm bạn hàng mà chịu giá rồi lò phải chở đường đến mà giao cho họ. Tôi phải hỏi cho kỹ và tôi biên cho rành tôi mới kiểm soát được công việc của Hương hào Điều làm mùa nầy và mới sáng suốt mà tiếp tục làm mùa tới.
Gần tối ba trẻ qua ăn cơm. Bà Ngọc được vợ chồng ông Thái chịu hùn công đặng gây dựng cuộc làm ăn của ông già bà hồi trước lại thì bà vui mừng hết sức, vui được kế nghiệp cho cha và mừng được sanh lợi mà để cho hai trẻ. Bà Hòa cũng mừng có công việc cho bà làm, được hùn chia lời mà khỏi ra vốn. Bà nói lúc ban đầu chồng bà phải lên sở hàng ngày mà sắp đặt thì bà thế cho ông, bà vô tiệm mà tiếp khách và mua bán, bữa nào ổng ở nhà thì bà với bà Ngọc đi. Phải có mặt là lúc ép đường bán đường, trồng mía với đốn mía, chớ bình thường thì năm ba bữa lên thăm chừng một lần vậy thôi, lên nhắc đánh lá mía coi dưỡng cây trồng và phát tiền công cho mấy người làm mướn.
Ông Thái dặn cô Lý hết Tết rồi cô phải mua một chục tập giấy trắng trăm trương bìa cứng mà để bên nhà má Hai và cô phải lãnh phần lập sổ thâu xuất giùm cho má Hai đặng biết xuất tiền làm việc gì bao nhiêu, xuất ngày nào, và thêm huê lợi nào bao nhiêu, mỗi thâu xuất phải biên cho rành rẽ. Về sở vườn thì bây giờ mới mướn làm, chưa có huê lợi thì lập một cuốn sổ xuất mà thôi. Ngày nào xuất bao nhiêu mà trả tiền mướn nhơn công và mua cây mà trồng trong vườn thì biên vô đó. Về cuộc trồng mía thì phải mở một cuốn sổ xuất và một cuốn sổ thâu khác. Mua tro và mướn trồng mía, đánh lá, làm cỏ, vô phân, đốn mía, chở về trại thì biên vào sổ xuất. Còn thâu tiền cho mướn đất hoặc có bán tro lại cho tá thổ, thì biên vào sổ thâu. Còn về lò đường cũng vậy phải có sổ xuất sổ thâu riêng. Xuất mà cất nhà hay là mua hoặc mướn vật gì đều phải biên vào sổ xuất hết thảy. Tiền ép đường cho người ta và tiền bán đường của lò sản xuất thì biên vào sổ thâu. Phải biên cho rành đặng cuối năm so sánh thâu với xuất mới biết lời lỗ.
Bà Ngọc nói sổ để bà mua rồi bà nói với Lý làm. Bà lại nói hai nhà ngoài nầy đều có xe mà xe của bà ít đi. Còn ông Thái trong tiệm không có xe, giờ rảnh ông muốn chạy lên thăm sở không có xe sẵn cho ông đi. Bà khuyên ông từ rày ông đem xe của ông để luôn trong tiệm mà dùng, ngoài nầy có xe của bà mỗi bữa đưa rước trẻ nhỏ và hai bà có đi đâu thì đi.
Vợ chồng ông Thái nghĩ hai nhà bây giờ đã như một; bà Ngọc ép hùn công với bà đặng sanh lợi mà chia với nhau ấy là một bằng cớ bà muốn buồn vui hay giàu nghèo đều chung chịu và cộng hưởng với nhau, nếu từ chối sợ bà nghi mình không tận tâm hiệp tác, bởi vậy ông Thái chịu đem một chiếc xe về tiệm và bà Hòa chịu dùng chung xe của bà Ngọc.
Ăn cơm rồi hai đàng hẹn hò với nhau sáng bữa sau vợ chồng ông Thái đem hết ba con vô tiệm cúng khai trương, ở luôn trong đó ăn cơm đợi xế xe bà Ngọc vô, rồi đi hết hai xe đặng sắp nhỏ đi theo chơi cho chúng biết Bình Phước.
Bữa sau đúng 2 giờ rưỡi xe bà Ngọc vô tới. Bà nói bà có biểu mua hai gói trà với hai cân mứt đem theo đặng biếu cho Hương hào Điều và ông Ba Lự, đầu năm đi thăm người ta phải có lễ vật cho người ta vui. Vợ chồng ông Thái khen ý bà hay, nghĩ vì ở đời phải mua lòng mọi người nhứt là được thiện cảm của kẻ dưới thì mới có người giúp cho mình thành công.
Mấy người đều lên xe mà đi. Ông Thái biểu Đào với Lý lên xe của ông mà chạy trước với ông. Hai bà dắt Tòng đi xe lớn với hai bà chạy theo sau.
Hai xe tới đều chạy hết vô sân mà đậu. Vợ chồng ông Thái với bà Ngọc thấy ông Ba Lự đương lui cui dọn dẹp cái nền nhà cũ, lại có ba người ở trần đứng cuốc cỏ trên mấy liếp vườn thì chưng hửng. Bà Ngọc xách một gói trà với một gói mứt xuống xe bà kêu ông Ba Lự mà hỏi: “Vừa mới hết Tết ông đã kêu anh em lại làm hay sao ông Ba?“.
Ông Ba Lự cười mà đáp: “Bữa hổm cô dặn ăn Tết rồi thì kêu người phụ với tôi mà làm liền làm sạch sẽ cho mau. Trên nầy ăn Tết nghỉ một hai ngày thôi, chớ nghỉ hoài hay sao. Thấy ba anh em đó rãnh tôi kêu lại làm với tôi. Tụi tôi khởi công từ sáng hôm qua“.
Bà Ngọc nói: “Ông Ba sốt sắng thiệt tôi cám ơn quá. Bữa nay tôi đi chơi. Tôi có đem trà và mứt cho ông đây. Tôi có dè ông khởi công đâu. Ông biểu ba anh đó nghỉ lại đây cho tôi nói chuyện một chút, nghỉ nấu nước chế trà rồi ăn mứt uống trà chơi một lát“.
Bà đưa hai gói cho ông Ba. Ông cảm ơn rồi kêu ba người kia lại. Ba người lễ phép chào khách hết. Bà Ngọc nói: “Tôi là người gốc gác ở đây chớ không phải người xa lạ. Ông Ba kêu ba anh em lại giúp cho tôi sửa sang vườn tược nhà cửa của cha tôi hồi trước, ba anh sốt sắng giúp liền, thiệt tôi cám ơn lung lắm. Bây giờ nước nhà đã được tự do độc lập. Tôi về sửa sang chỗ ở lại cho êm ấm đặng tôi ở với bà con trong làng cho vui. Tôi xin mấy anh cứ hiệp với ông Ba mà giúp tôi. Tôi biết ơn lắm. Bữa nay nhơn dịp Tết tôi về thăm mồ mả cha mẹ thình lình. Sẵn gặp mấy anh đây, tôi xin đưa trước cho mỗi người vài trăm bạc đặng mua gạo ăn mà làm việc cho tôi. Bây giờ dọn mấy liếp cho sạch cỏ, cuốc mấy gốc cây chết mà bỏ, vét các mương cho sâu, sửa mội nước lại cho thông rồi dọn nền nhà cũ lại lại cho bằng thẳng đặng có sẵn chỗ mà cất nhà mới“.
Bà Ngọc mở bóp lấy bạc ra ra mà trao cho Ba Lự với ba anh kia mỗi người 200 đồng và nói tiếp: “Đây là số tiền tôi đưa trước. Mấy bà con cứ làm luôn rồi sẽ tính. Từ đây đôi ba bữa tôi sẽ lên một lần mà thăm. Mấy bà con muốn tính tiền công theo làm ngày hay là làm tháng mai mốt tôi lên rồi nói cho tôi biết. Tính cách nào cũng được miễn bà con làm hẳn hòi, tận tâm giúp tôi đặng sau nầy tôi trở về ở với bà con cho vui. Mấy anh tính tiền công với người khác bao nhiêu thì tôi cũng trả như người ta, mà mấy anh làm kỹ lưỡng thì tôi thưởng công thêm là khác. Công việc của tôi còn nhiều lắm, chớ không phải làm chuuyện nầy rồi thôi. Trời sa mưa tôi còn đặt cây mà trồng, còn lo trồng mía, còn cất nhà cửa, làm cả năm sợ cũng chưa hết công việc. Mấy anh chịu giúp tôi, có lẽ tính làm tháng tiện hơn hoặc làm năm cũng được. Muốn lãnh tiền trước cứ nhắn tôi sẽ giúp cho. Mấy anh suy nghĩ rồi mai mốt tôi lên sẽ nói cho tôi biết. Còn ông Ba, ông có cuốc cỏ dùm chung quanh mồ mả cho sạch chưa?“
Ông Ba Lự nói: “Hôm cô biểu đó, bữa sau tôi làm liền, làm một ngày thì xong hết. Cô bước lại đó mà coi“.
Bà Ngọc biểu mấy người làm nên nghỉ nấu trà uống cho đã khát rồi sẽ làm nữa, để bà đi viếng mộ và thăm anh Hương hào Điều rồi bà sẽ trở lại.
Bà biểu Tòng lại xe lấy gói trà với gói mứt nữa rồi đi theo sau. Bà dắt Đào, Lý với vợ chồng ông Thái lại viếng hai ngôi mộ. Thiệt quả ông Ba đã cuốc cỏ sạch sẽ và ban đất bằng thẳng chung quanh mộ; bà lấy làm hài lòng. Ông Thái nói ở đời hễ mình có tiền mà mình biết ở rộng rãi với kẻ nghèo thì ai cũng tận tâm tận lực mà giúp mình. Ông khen bà Ngọc hồi nãy nói với mấy người làm công đó trúng điệu lắm. Ông thấy họ lộ vẽ cảm tình nhiều. Ông chắc họ sẽ là bộ hạ chơn thành của bà và họ sẽ giúp gây thiện cảm cả vùng nầy ai cũng kính mến bà hết.
Hương hào Điều thấy khách Sài gòn đến nhà thì vợ chồng đều ra sân chào mừng rồi mời vô. Bà Ngọc biếu trà với mứt, vợ chồng đều tỏ lời cám ơn. Nói chuyện chơi một hồi rồi bà Ngọc rủ trở lại chỗ mấy người làm vườn đặng cắt nghĩa cho họ làm. Ông Thái biểu hai bà với mấy trẻ nhỏ đi trước, để ông ở lại nói chuyện với Hương hào Điều một lát rồi ông sẽ lại sau.
Hai bà dắt mấy cô cậu trở lại chỗ xe đậu. Thấy mấy người vẫn làm việc chớ không chịu nghỉ, bà Ngọc hỏi sao không nghỉ mà uống trà. Ông Ba nói đương làm việc, lại trưa nực uống trà nóng không nổi nên anh em tính làm luôn, để tối rồi sẽ ăn mứt uống trà mới ngon.
Bà Ngọc với bà Hòa đi vòng trong vườn với mấy cô cậu, bàn tính coi sau sẽ cất nhà lại thì cất theo kiểu nào đặng lên ở chơi cho có đủ tiện nghi, mà người ta xem cũng đẹp mắt. Còn vườn thì tính coi phải trồng giống cây gì cho mau có trái và trái quí giá.
Cô Đào có máu thương mãi nên cô tỏ ý muốn trồng sầu riêng cho nhiều, cô nói hiện thời trái cây chỉ có sầu riêng người ta thích hơn hết. Đầu mùa người ta dám mua đến bốn năm chục đồng một ký lô, lúc đông ken, sầu riêng chất đầy chợ nên sụt giá song cũng còn bán hai mươi mấy đồng một ký, ruột mình ăn được cân không tới 100 cờ-ram, còn hơn 900 cờ-ram là vỏ với hột thì bỏ hết chớ có dùng gì đâu. Nho tươi nhập cảng mình than mắc, mà trái nho ăn hết vỏ tuột, nên không mắc bằng sầu riêng trồng trong xứ.
Cô Lý lại muốn trồng trà trồng tiêu, là hai vật cần thiết của người mình, nên phải sản xuất nhiều cho đủ mà dùng, khỏi nhập cảng trà và tiêu ngoại quốc. Mà cô lại còn muốn trồng bông coi cho đẹp, nhứt là trồng bông huệ với bông sen, nhờ phong trào chấn hưng Phật Giáo đương sôi nổi, nhiều người kiếm mua hai thứ bông đó mà cúng Phật, nên họ thừa cơ hội họ bán mắc quá.
Còn nhà thì ý bà Hòa muốn cất cho rộng lớn đặng có chỗ trữ đường. Bà Ngọc khác ý, bà muốn cất theo kiểu biệt thự tối tân, sắp đặt cho có đủ tiện nghi, đặng lúc làm đường nhằm mùa nóng nực lên ở cho có thú phong lưu sung sướng trữ đường thì cất kho riêng theo phía lò đường đặng chỗ làm với chỗ nghỉ phân biệt.
Hai bà tính với nhau lúc có công việc phải lên coi chừng mà không cần phải có mặt ông Thái thì hai bà lên ở trên nầy sớm mơi đi, chiều trở về. Còn có đường nhiều, cần phải bán thì bà Hòa biết hết mấy vựa đường ở ngoài Sài gòn cũng như trong Chợ Lớn, bởi vậy bà lãnh phần đi chịu mối và giao giá mà bán cho.
Ông Thái ở nhà Hương hào Điều nói chuyện đến chiều mát hai người mới trở lại kiếm hai bà. Ông Thái có cầm một tập giấy trong tay bộ ông vui vẻ và thân thiện với Hương hào Điều lắm. Hai người dắt nhau vô lò đường mà nói chuyện chút nữa rồi ông Thái rủ hai bà về, nói đã gần tối rồi. Khách mới từ giã Hương hào Điều và mấy người làm vườn mà về hẹn mai mốt sẽ trở lên nữa.
Bận về ông Thái lại đi chung một xe hơi với hai bà, để xe của ông cho ba con đi. Xe chạy rồi ông mới nói với bà Ngọc rằng Hương hào Điều là người thành thiệt chớ không phải người gian xảo. Ảnh ít nói là tại ảnh thiệt thà. Ảnh có tỏ hết công việc của ảnh làm cho ông hiểu, ảnh lại trao cuốn sổ của ảnh đây cho ông đem về mà coi, ảnh không dấu diếm việc nào hết. Ông Thái nói để tối nầy ông xem kỹ sổ lại rồi chiều mai ổng về ngoài nhà ăn cơm ổng sẽ nói chuyện với bà Ngọc.
Hai xe về tới tiệm, ông Thái leo xuống, Đào, Lý với Tòng sang xe lớn ngồi chung với hai bà, để xe nhà lại tiệm cho cha dùng.

#16
    NuHiepDeThuong 29.10.2004 00:23:34 (permalink)
    Chương 18


    Bà Ngọc muốn biết coi ông Thái bàn tính thế nào với Hương hào Điều mà bộ ông lạc quan quá, nên bà mời bà Hòa chiều bữa sau hết thảy qua nhà ăn cơm chung đặng nói chuyện cho tiện.
    Chiều mùng 5 mới 4 giờ, ông Thái ngồi xe đã về tới nhà. Bãi trường Tết ba con còn nghỉ nên có ở nhà đủ hết.
    Bà Hòa mừng chồng bà nói: ”Lên Bình Phước tôi thấy cuộc làm ăn tôi mê quá. Nếu trồng mía cho giáp đất hết mà làm đường thì có lợi to. Ngặt bây giờ ra mà làm thì phải xuất vốn nhiều. Cô Hai biểu mình hùn, cô chịu ra vốn, làm có lời chia hai với mình. Mình hùn với lỗ miệng mà mình chia lời, rủi có lỗ lã mình khỏi chịu, hùn như vậy coi kỳ quá nên tôi ái ngại. Phần tôi thì tôi lên xuống dòm chừng, có sẵn tôi bán, ấy việc đó tôi làm được chớ trồng mía với làm cho ra đường thiệt tôi dốt đặc, tôi không hiểu chi hết “.
    Ông Thái cười và đáp:
    - Cô Hai nói người có tiền thì hùn vốn, người biết làm thì hùn nghề, kẻ có của người có công, làm ra lợi thì chia với nhau cũng được. Mà tôi xin chia lời cho tôi một phần ba mà thôi, chớ tôi không chịu chia hai: tôi xử như vậy thì công bình, tôi không sợ mang tiếng lợi dụng lòng tin cậy của đàn bà góa mà đoạt của. Nhưng hôm cô Hai biểu hùn mà tôi ái ngại vì tôi không hiểu nhơn tâm của người vùng đó ra thể nào. Tôi sợ người ta có ác cảm với cô Hai về khoảng đời trước của cô; tôi còn sợ tôi chen vô giựt mồi ngon của Hương hào Điều ảnh oán phá hư việc. Tôi đã không có lợi mà tôi còn mang tiếng báo hại cho cô Hai hao tiền tốn của. Bây giờ tôi hết sợ rồi. Cô Hai dám ra tiền thì tôi làm lớn cho mà coi, làm kinh dinh, lời mỗi năm cả trăm ngàn chớ không phải ít.
    - Vậy hả? Vậy qua nói chuyện với cô Hai. Cô có trông cha nó về đặng cô hỏi hôm qua cha nó nói chuyện với anh Hương hào Điều mà ý ảnh có nghịch hay không. Cô mời hết nhà mình chiều nay qua bển ăn cơm.
    - Được thôi để qua bển nói chuyện rồi ăn cơm luôn.
    Vợ chồng ông Thái sửa soạn đi qua nhà bà Ngọc, Đào với Lý đi theo đặng nghe tính việc làm ăn chơi. Duy có Tòng vì đã hứa đi chơi với bạn học, nên cỡi xe máy đi xuống Sài Gòn, hẹn sẽ về trước 6 giờ cho kịp ăn cơm.
    Vô tới sân ông Thái tay cầm cuốn sổ của Hương hào, đứng xem mấy bồn bông với vợ. Đào với Lý đi luôn vô nhà cho bà Ngọc hay có cha mẹ qua. Bà Ngọc coi hai trẻ như con trong nhà. Biểu kêu bồi lo trà nước, bước ra thềm tiếp vợ chồng ông Thái và mời qua phòng khách đàn ông ngồi nói chuyện cho tiện.
    Chủ khách vừa ngồi thì bà Ngọc liền hỏi ông Thái hôm qua nói chuyện với Hương hào Điều ông có cho ảnh hay ông hùn đặng coi trồng mía làm đường hay chưa và ảnh hay rồi coi bộ ảnh có buồn hay không.
    Ông Thái quăng cuốn sổ lên bàn mà nói: “Tôi không có nói chuyện hùn hiệp gì hết. Khởi đầu tôi nói mấy tháng nay cô Hai than với tôi cô có đất trồng mía, trồng tới vài trăm mẫu được, ngặt cô yếu đuối lại không thạo, cô giao lại cho Hương hào coi làm, nếu có lợi thì chia nhau mà xài. Anh Hương hào không đủ sức nên hai ba năm nay ảnh làm không có lợi. Cô theo năn nỉ cậy tôi ra vốn mà trồng mía cho nhiều rồi sắp đặt xây cất lò đường lại cho đàng hoàng mới có lợi. Trước khi hứa lời với cô Hai, tôi muốn xem xét địa thế và nhơn tâm thể nào, nhứt là hỏi coi Hương hào sẵn lòng giúp tôi hay không rồi tôi mới liệu định. Hương hào kể rõ công việc của ảnh làm cho tôi nghe. Ảnh nói năm kia cô hai nhắn ảnh xuống nhà. Ông Phủ biểu ảnh thay mặt cho mướn đất trồng mía và lập lò đường lại, làm có lời thì chia hai. Ảnh thấy thời cuộc khó khăn, mà tiền bạc lại eo hẹp, ra làm không phải dễ. Đất bỏ hoang đã mấy năm, lò đường sụp đổ hết.
    Năm đầu ngươi ở trong xóm trong làng mạnh ai nấy khoét một khoảnh mà trồng. Cỏ thì nặng, lại không có tiền mua phân, làm sao trồng nhiều cho được. Chừng đốn mía thì không có lò mà đạp đường, phải chở đi kiếm chỗ mà bán, khổ hết sức, bởi vậy ảnh không thâu tiền mướn đất được. Qua mùa sau, nhờ cô Hai xuất vốn ít ngàn, ảnh mới mua tro và mướn trồng được mươi mẫu. Ảnh rủ ren đốc phách người trong làng trồng với ảnh. Ảnh hứa ảnh sẽ cậy cô Hai ra tiền đặng cất lò đường lại và xin cô hai thâu tiền đất rẻ rẻ cho. Họ mới ráng mà trồng với ảnh, cộng chung hết gần được một trăm mẫu. Thấy có mòi được ảnh xuống xin cô Hai ra tiền thêm đặng ảnh cất lò đường lại. Cô đưa thêm sáu ngàn nữa. Ảnh tom góp cây vụn mấy nhà cũ, cậy mấy người trồng mía phụ với ảnh xây cất sơ sài lại mà làm đường đỡ trong ít năm. Tại ít tiền quá nên làm lớn không được, phần thì còn phải mướn trâu bò nữa. Tuy vậy mà mùa rồi ảnh trả hết các tiền tổn phí, còn lời được 20 ngàn. Ảnh truất số tiển của cô hai xuất 9 ngàn ra, còn dư 11 ngàn, ảnh chia hai, rồi đem xuống cho cô 5 ngàn rưỡi và trả 9 ngàn lại, cộng là 14 ngàn rưỡi. Phần của ảnh được 5 ngàn rưỡi dùng mua phân và mướn nhơn công làm mùa nầy được 30 mươi mẫu. Mấy người kia nhờ có lò họ đạp đường mà bán được. Ai cũng có chút đỉnh vốn nên mùa nầy họ mua tro mà trồng thêm, nhờ vậy mà hai trăm mấy chục mẫu đất mới trồng mía được giáp hết đó “.
    Bà Ngọc nói: “Nếu lời anh Hương hào nói đó mà thiệt đúng như vậy thì ảnh có ăn xớt ăn bớt gì đâu “.
    Ông Thái nói: “Ảnh nói rồi ảnh đưa sổ cho tôi coi. Đêm hồi hôm tôi thức dò lại các sổ xuất, các sổ thâu, thì đâu đó cũng y như vậy “.
    Bà Hòa nói: “Hôm gần Tết cô Hai với mình lên, ảnh sợ cô Hai xem xét lại công việc làm mùa trước rồi lòi cái gian của ảnh ra, nên ảnh mua sổ về rồi suy tính làm cho thâu xuất phù hạp với số bạc ảnh đem cho cô Hai năm ngoái đó, đặng cô khỏi nghi gian lận “.
    Ông Thái cười mà nói: “Tôi cũng biết nghi như bà vậy, mà tôi tin chắc thế nào ảnh cũng có liếm láp không nhiều thì ít. Nếu ảnh không lương lẹo, làm ngay thẳng như mực tàu, thì đâu có chỗ cho ông Ba Tự châm chích được. Mà thôi, chuyện đã qua rồi, thì bỏ luôn đi. Tiềm tàng quá ắt sanh rối rắm, chớ không dễ mà đòi thêm được. Muốn làm việc lớn thì phải quảng đại, đừng thèm kể tiểu tiết. Trong sổ ảnh có biên mùa nầy ai mướn đất mà trồng bao nhiêu, mướn với giá nào, ảnh biên đủ hết. Thấy ảnh cho mướn đất giá rẻ quá, tôi có hỏi ảnh tại sao vậy. Ảnh có cắt nghĩa cho tôi hiểu vì thời buổi khó khăn, lòng người biến đổi, nên phải nới tay không nên bóp gắt, phải dụ dỗ người ta đặng họ trồng cho hết, lần lần rồi sẽ tăng lên, mỗi năm thêm một chút. Cái ý đó khôn ngoan lắm, tôi chịu ngay, tôi không cãi. Làm ăn phải biết mềm dẻo. Phải biết tùy thời, mới khỏi thất bại “.
    Bà Ngọc hỏi:
    - Còn anh Hương hào chịu giúp nữa hay là xin rút lui. Ảnh nói thế nào mà hôm qua anh lạc quan quá vậy?
    - Ảnh nói ảnh không có thế lực. Ngày trước ông Phủ kêu mà giao cho ảnh làm, cực chẳng đã ảnh phải vị tình lãnh mà làm. Không có tiền bạc, ảnh không thể làm lớn cho có lợi nhiều được. Nghe tôi lãnh mà làm cho hẳn hòi trồng mía cho nhiều, cất lò đường lại cho lớn, mua trâu bò, sắm đồ đạc cho đủ dùng thì ảnh mừng lắm. Ảnh sẵn lòng giao lại cho tôi đặng ảnh nhẹ lo. Ảnh chỉ xin để cho ảnh muớn mười mẫu đặng ảnh lo trồng cho kỹ, chở mía về lò cậy đạp cho có đường ảnh bán. Như lúc đạp đường có cần dùng ảnh ở gần ảnh coi sóc dùm cho tôi vậy thôi.
    - Nếu vậy thì xuôi rồi. Anh mừng cũng phải.
    - Nhưng mùa nầy chưa đốn mía, chưa góp tiền cho mướn đất chưa làm ra đường. Lại còn phải lo làm mùa tới nữa; phải chia đất lại thế nào để cho mình trồng mía cho nhiều mới có đường nhiều mà bán; lại phải kêu công cho đủ mà trồng cho mình, đó là hai điều khó, mình phải cẩn thận. Tôi hứa tôi chừa đủ đất cho ảnh trồng. Mà tôi khuyên ảnh cứ giúp tôi luôn, để thủng thẳng rồi sẽ hay. Tôi phải níu tạm ảnh lại đặng ảnh đừng phá mình chớ.
    - Anh tính như vậy hay lắm.
    - Tôi có bàn với ông Giáo Hiệp rồi. Từ tháng nầy tôi sẽ tăng số lương cho ổng đặng làm quản lý thế cho tôi về việc mua cây, bán đồ, để lúc nào trên sở cần phải có mặt tôi hàng ngày thì tôi đi coi sóc cho chu đáo. Sáng mai tôi phải khởi sự đi liền đặng sắp đặt đốn mía, sửa soạn lò, mướn trâu sắm đồ đựng đường mua tro…
    - Hai chị em tôi đi hay không?
    - Cô để cho tôi lo về cuộc trồng mía và đạp đường, cô đừng nói tới việc đó, làm như cô đã giao trọn quyền cho tôi vậy; tôi xuất phát, bày biểu, tôi tự do muốn làm sao thì làm. Cô có muốn đi thì lên chỉ biểu cho họ dọn dẹp sở vườn vậy thôi.
    Bà Hòa hỏi:
    - Sáng mai cha nó đi thì tôi vô tôi coi tiệm cho.
    - Muốn vô thì vô chơi. Có ông Giáo Hiệp cũng xong. Mới ra Tết, chưa ai đặt hay mua bàn ghế. Thợ còn nghỉ.
    Tòng đi chơi về nói chuyện lăng xăng với hai chị ngoài trước rồi dắt nhau vô nhà.
    Trời đã sậm tối. Bà Ngọc biểu Đào vặn đèn lên cho sáng và biểu Lý thúc dọn cơm.
    Trong bữa cơm bà cho ông Thái hay bà đã có mua sổ để biên số thâu xuất và tiền bà phát cho mấy người làm vườn hôm qua bà đã có coi cho Lý ghi vào sổ xuất về vườn tược rồi. Ông nói về số cuộc trồng mía và sửa lò đường ông có cần dùng bao nhiêu thì bà biên số bạc lớn bà xuất. Còn ông xuất mua thứ gì trả cho ai, hay làm việc gì, thì ông sẽ biên tỉ mỉ trong cuốn sổ riêng của ông. Sổ ấy ông giữ trong tiệm, có ông Giáo Hiệp giúp biên cho ông đặng thâu xuất bên nào cũng rành rẽ hết.
    Ăn cơm rồi ông Thái từ mà về đặng ông đi vô Bà Chiểu. Bữa sau nhằm phiên Đào ngủ bên nhà bà Ngọc nên Đào ở lại, bà Hòa về với Lý và Tòng.
    Thấy cuộc hùn làm ăn tấn hành có mòi xuôi thuận, bà Ngọc lấy làm đắc ý nên đêm đó bà cắt nghĩa mọi việc cho Đào hiểu, cũng như bà cắt nghĩa như đêm hôm trước vậy. Bây giờ bà vui vẻ hăng hái hoạt động chớ không rề rề trong nhà mà than đau ốm buồn rầu, chán nản như hồi hai nhà mới làm quen với nhau. Cùng với Đào bà bàn tính coi tới mùa mưa bà phải đặt giống cây gì mà trồng trong vười rồi bàn luôn qua sự cất nhà trên vườn đặng lên xuống có chỗ mà nghỉ.
    Qua bữa sau Đào, Lý và Tòng bắt đầu đi học lại, bà Ngọc cho xe đưa ba trẻ đi học. Chừng xe trở về bà rủ bà Hòa đi vô tiệm chơi. Té ra vô tới đó, nghe ông Giáo Hiệp nói ông Thái đã đi lên sở hồi tảng sáng rồi, hai bà mới đi theo, tính lên coi mấy người làm vườn đã làm tới đâu.
    Thấy ông Thái đương tính với Hương hào Điều về sự mướn người đốn mía, mướn xe kéo mía, lo sửa soạn lò đường, hai bà không dự vô nên đi lại nói chuyện với mấy người làm vườn.
    Nền nhà cũ ông Ba Lự đã dọn dẹp sạch sẽ hết rồi. Cỏ cuốc cũng gần hết, chỉ còn có một liếp nữa, nội ngày mai sẽ xong, rồi đào gốc cây khô mà bỏ.
    Ba người làm vườn xin làm tháng và xin cho lãnh trước mỗi người 500 đồng đặng mua gạo cho vợ con ăn. Họ nói dọn vườn xong rồi họ sẽ phụ bên lò đường và tới mùa mưa trồng mía họ sẽ làm luôn cho. Bà Ngọc thấy người ta đã sốt sắng giúp bà, lại trong sở công việc làm mãn năm, bởi vậy cần níu cả 3 người nầy để làm bộ hạ tin cậy. Bà mở bóp lấy đưa cho mỗi người 500 đồng liền, không cần hỏi tính tiền công một tháng là bao nhiêu.
    Bà Ngọc hỏi ông Ba Lự tính giúp bà ăn tiền tháng hay giúp luôn cả năm và ông muốn lãnh trước bao nhiêu. Ông nói ba người kia còn trai trẻ, có nhà cửa vợ con, ăn cơm nhà đi làm nên tính mỗi tháng, tháng nào không có công việc làm thì họ nghỉ. Phận ông già rồi lại không có nhà cửa vợ con. Vậy ông muốn ở giúp bà luôn luôn, mỗi năm bà trả tiền công bao nhiêu cũng được, miễn đủ cho ông mua cơm gạo mà ăn và may áo quần mà mặc, có công việc thì ông làm. Ông không cần lãnh tiền trước, chừng nào ông cần dùng tiền bao nhiêu thì ông sẽ hỏi.
    Bà Ngọc mừng quá. Bà nói với ông Ba Lự, rằng ông cứ tận tâm giúp bà, đừng lo sự tiền bạc vì bà biết ơn nghĩa. Bà sẽ coi ông như bà con trong nhà, bà sẽ chăm nom bề ăn ở cho ông luôn luôn. Bà cũng nói với ba người rằng sở mía, sở vườn, sở đường có công việc làm mãn năm. Nếu mấy anh chịu làm cho bà thì bà cũng chịu và bà hứa sẽ giúp bao bọc gia đình no ấm.
    Hai bà nói chuyện rồi về trước đặng xe đi rước sắp nhỏ. Ông Thái bàn tính công việc với Hương hào Điều chưa rồi. Nên ông còn ở lại sau.
    Không cần phải kể chuyện cho dài, muốn lập cuộc làm ăn thâu lợi cho lớn, trước hết phải gieo rắc thiện cảm để chinh phục nhơn tâm, phải ngó cho xa, phải biết cái khó mà tránh, phải dọn dẹp chông gai cho con đường êm ấm bằng thẳng bước tới mà dễ.
    Chúng ta đã được thấy ông Thái có trí thông minh, có chí tiến thủ, mà ông lại có miệng lanh lợi, có mắt thấy xa, có tánh ôn hòa, có ý cẩn thận. Ông còn được lòng tín nhiệm hoàn toàn của bà Ngọc, là người có vốn nhiều, mà lại mang ơn nghĩa, phục tài trí của ông, nên ông biểu thế nào bà cũng làm theo hết thảy. Với những khả năng đó và những điều kiện đó, dầu không nói ra ai cũng biết trước công việc của ông Thái làm sẽ thành tựu mỹ mãn. Ông thành công tự nhiên ông có lợi, mà cả thảy chung quanh ông ai cũng có lợi đủ hết, bởi vậy bà Ngọc ra vốn nhiều mà bà không ngại, Hương hào Điều mất oai thế với lợi quyền mà ảnh không phiền, cho tới ông Ba Lự, mấy người làm công, mấy người mướn đất trồng mía, và cả thảy dân trong xóm trong làng ai cũng kính mến phục tùng ông Thái, không có một người nào phiền trách ông được.
    Tới ngày đốn mía ông Thái lên sở mỗi bữa và đích ông coi làm từ ngoài ruộng vô trong lò. Hương hào Điều có mặt thì chạy bận làm những việc ông chỉ biểu như mướn dân đốn mía, mướn xe kéo về lò và mướn trâu ép mía vậy thôi.
    Ông mua tro mà trữ để trồng mùa tới. Ông lên lái Thiêu mua khạp về đựng đường sản xuất mùa nầy. Trong lúc ép đường ông giao cho ông Ba Lự coi điều khiển cho người ta làm. Mía đốn sạch hết rồi ông mời hết những người mướn đất cũ tựu lại ông cắt nghhĩa rằng ép đường mùa nầy xong rồi ông sẽ dỡ bỏ lò nầy mà cất lại cho lớn, lợp ngói lót gạch đàng hoàng để sau ông mua máy đặng chạy cho mau. Chủ lò tự nhiên phải trồng mía nhiều. Anh em đã có công trồng mấy năm rồi. Vậy ông xin anh em tiếp tục trồng nữa đặng đem về lò mới mà đạp. Ông tính mùa nầy ông phải trồng 70 mẫu mới xứng với sở phí xây cất lò mới. Lại phải để cho anh Hương hào 10 mẫu theo lời ảnh xin. Còn lại 150 mẫu để cho anh em mướn mà trồng. Vì đường lên giá nhiều, theo lẽ chủ đất cũng tăng tiền mướn đất lên, ít nữa cũng phải bằng tỉ lệ cũ. Nghĩ vì anh em mới trồng lại một hai năm chưa khá lắm, nên ông để y giá rẻ đó thêm một mùa nữa, qua mùa sau rồi sẽ tăng. Ông biểu anh em nói cho ông biết coi trong số đất dư để cho mướn đó ai muốn mướn mấy mẫu. Nếu mướn không hết thì chủ lò trồng, dư bao nhiêu cũng được, vì ông đã có sẵn tro nhiều. Mấy người nghe nói không tăng giá mướn đất thì khoái, nhứt là nghe những lời nhơn nghĩa thì chịu lắm nên áp lại nói cho ông biên sổ. Người xin mướn 5 mẫu người 7 mẫu, người 10 mẫu, có người xin tới 12 và 15 mẫu. Ông biên đủ rồi ông cộng lại tới 170 mẫu, quá số đất dư tới 20 mẫu. Ông xin mấy người mướn trên 10 mẫu bớt dùm đặng anh em có đủ đất mà trồng với nhau cho vui. Ông lấy tình đoàn kết mà cắt nghĩa, làm cho ai cũng cảm, nên mấy người xin mướn nhiều chịu bớt xuống mười mẫu thành thử ai cũng có đất mà trồng hết nên ai cũng vui lòng.
    Việc cho mướn đất mùa tới đã tính xong hết rồi. Ông Thái giao cho bà Ngọc với bà Hòa coi chừng lò đường, có ông Ba Lự thạo việc đó ông phụ giúp đắc lực, ông Thái đi đặt sầu riêng, chôm chôm, sa-bô-chê, xoài, mít cho sẵn đặng trời mưa thì trồng trong vườn, vì mấy liếp đã dọn sạch, mấy mương đã móc sâu, mội đã khai thông, rào đã đóng kín. Ông cũng mua hột trà đặng ương cho sẵn qua năm sau có mà đặt cho giáp hết mấy liếp. Ban đêm rảnh ông cậy ông Giáo Hiệp vẽ dùm bản đồ một dãy nhà 5 căn, lợp ngói, lót gạch đặng mùa nầy ép đường bán hết rồi thì cất lò đường lại cho đàng hoàng.
    Bà Hòa lãnh phần đi các vựa giảo giá đặng mà bán đường. Có một vựa ở chợ Ông Lãnh chịu mua giá cao hơn hết là 1 200 đồng 100 kílô, lại chịu cho xe cam nhông đến lò mà chở. Bà bàn tính với bà Ngọc và ông Thái, Hương hào Điều nói năm trước anh bán 100 kílô có 902.
    Ai nấy đều chịu giá một 1 200.
    Mấy người trồng mía đem vô lò mướn ép phần nhiều họ đem đường về cho vợ con ngồi chợ bán lẻ được giá cao hơn. Nhưng cũng có ít người cân rồi giao cho chủ lò bán sỉ dùm cho mau lại khỏi thất công gánh đi bán.
    Đường bán xong hết rồi ông Thái mới tính sổ. Bên xuất phải tính 5 ngàn của Hương hào Điều mua tro và mướn trồng mía hôm đầu mùa, cộng với tiền mướn đốn mía chở về lò, tiền mướn lò ép đường như người ta và tiền mướn đất, cả thảy là 7.500.
    Bà thâu mùa nầy tuy cho mướn đất giá rẻ song làm có lợi khá nên ai cũng đóng đủ hết. Cộng tiền cho mướn đất với tiền ép đường là 12 ngàn. Bán đường được 54 ngàn. Cộng chung là 66 ngàn.
    Một buổi chiều ông Thái đem hết tiền bạc và sổ thâu xuất ra nhà trình cho bà Ngọc xem xét rồi chia lời cho Hương hào Điều. Ông nói trước khi chia bà phải truất riêng ra cho phần bà 12 ngàn là tiền mướn đất 7 ngàn và tiền ép đường của lò 5 ngàn. Cũng phải truất mà trả lại cho Hương hào Điều 5 ngàn đồng là tiền của ảnh xuất hồi đầu mùa đặng mua phân và mướn nhơn công trồng mía, trừ hai số đó ra là 17 ngàn thì còn lại (66.000-17.000)= 49 000, bà chia hai với Hương hào Điều mỗi người 24.500 đồng.
    Bà Ngọc la lớn:
    - Chia hai sao được. Chia như vậy Hương hào Điều được tới 24 ngàn rưỡi với 5 ngàn nữa là 29 ngàn rưỡi, nhiều quá.
    - Thì phần cô cũng được 24 ngàn rưỡi với 12 ngàn cộng 36 ngàn rưỡi, càng nhiều hơn ảnh.
    - Còn công anh cực khổ mấy tháng nay phải chia cho anh một phần mới công bình chớ.
    - Đây là sổ suy tính về mùa rồi. Còn tôi làm thuộc về mùa tới. Có chia lời cho tôi thì phải chờ sang năm kia chớ. Mấy tháng nay tôi làm ấy là tôi giúp riêng cho cô mà kiểm soát cho khỏi hao hớt, lại cũng dọn đường cho êm ấm mà làm về sau. Mùa nầy thuộc của anh Hương hào Điều làm, có lợi thì ảnh hưởng, tôi thì kể công mà chia coi kỳ quá.
    - Hương hào làm giống gì? Trồng mía rồi thôi. Công việc mấy tháng nay, anh làm hết, anh lo từ chút. Phải chia cho anh một phần mới được.
    - Cô đã giao với Hương hào hễ làm có lợi thì chia hai. Cô nên giữ lời giao kết cho đến cùng. Mùa tới ảnh mướn 10 mẫu đất mà trồng riêng, ảnh không coi sở cho cô nữa. Cô phải làm cho ảnh vui lòng đặng khỏi tiếng oán.
    - Tôi muốn trong số 49 000 đó phải chia làm ba, đặng anh hưởng một phần là 16.300 đồng, hưởng tiền mùa nầy. Anh Hương hào được 16.300 với 5 ngàn kia nữa, cộng 21 ngàn rưỡi đã nhiều qua rồi. Ảnh giúp cho tôi có hai mùa, mà tôi ra tiền cho ảnh làm. Bây giờ ảnh có số vốn đến 21 ngàn rưỡi có ức hiếp gì đâu mà oán. Anh để hết số bạc và sổ sách đó cho tôi. Sáng mai tôi lên trển tôi tính với Hương hào rồi tôi sẽ liệu. Hai ông bà lo lắng mệt nhọc mấy tháng trời mà không có lợi gì hết sao được.
    Ông Thái giao hết tiền bạc sổ sách rồi ông về Bà Chiểu dặn bà Ngọc có bàn tính về sự chia lời vối Hương hào Điều thì phải nói cho khéo đặng khỏi mích lòng, bởi vì cuộc làm ăn còn phải mở lớn và phải bền vững lâu dài, không nên vì một vài chục ngàn mà thất nhơn tâm rồi mang tiếng tham lam không tốt.
    Bà Ngọc cười mà nói: “Tôi nhờ anh hay nói cái lợi phải đi đôi với cái nghĩa mới bền, mới vui. Tôi không quên đâu. Xin anh đừng lo“.
    Sáng bữa sau bà Ngọc rủ bà Hòa đi Bình Phước. Xe ghé vô tiệm. Ông Giáo Hiệp nói ông Thái mới đi ra Sài Gòn dọ giá gạch và xi-măng đặng lo xây cất lò đường lại. Hai bà đi luôn.
    Xe lên tới sở, sốp phơ chạy luôn vô đậu trước lò đường. Vì hết mía nên lò nghỉ hổm nay, bởi vậy trong ngoài vắng hoe. Hai bà thấy ông Ba Lự với một người làm tháng đương lui cui cuốc đất lại góc vườn phía sau. Hai bà đi vô đó hỏi ông Ba cuốc đất chi vậy. Ông nói dọn chỗ đặng ương trà với hột của ông Thái mua rồi. Bữa nay ông bắt một người phụ với ông lo sở vườn vì trời bắt đầu mưa rồi. Còn hai người kia thì đi ra sở mía tiếp với đám nhơn công làm ngày dọn đất mà đặt mía.
    Bà Ngọc dắt bà Hòa đi lại nhà thăm Hương hào Điều. Vợ chồng Hương hào vui vẻ tiếp rước mời ngồi.
    Bà Ngọc liền nói: “Đường bán xong rồi. Tiền bạc họ chồng đủ. Tôi lên đặng trả số bạc năm ngàn của anh Hương hào xuất hôm đầu mùa mà mua tro với mướn nhơn công trồng. Tôi cũng tính sổ mà chia số lời với anh cho rồi. Theo sổ của ông Hai mà trình cho tôi đây thì mùa rồi trừ sở tổn ra còn lời được 49 ngàn “.
    Hương hào nói: “Thưa phải. Ông Hai có tính sổ với tôi lời được 49 ngàn“.
    Bà Ngọc nói tiếp: “Hồi trước ông Phủ có hứa với anh, nếu anh làm có lời thì anh hưởng phân nữa. Năm ngoái lời ít. Tôi đã chia cho anh y như lời hứa. Năm nay nhờ có ông Hai giúp sức đủ mọi bề nên lời tới 49 ngàn. Nếu chia hai thì phần anh được 24 ngàn rưỡi phải hôn? “.
    Hương hào nói: “Phải. Mà mùa nầy có ông Hai hiệp tác, ổng thông thạo, ổng giỏi quá, ổng lo lắng từ hôm Tết tới giờ, phải chia lợi cho ổng một phần, chớ chia hai sao được“.
    Bà Ngọc liếc mắt ngó bà Hòa rồi nói tiếp: “Tôi cũng có nghĩ như anh vậy, nên chiều qua ổng tính sổ với tôi thì tôi định chia làm ba, ổng hưởng một phần là 16 ngàn ba. Ổng dụ dự không chịu lãnh, ổng nói mùa nầy ổng giúp cho mình mà thôi. Nghĩ vì ổng lo lắng cực nhọc đến mấy tháng, lại bà Hai đây thạo cách bán đường nên năm nay bán được giá cao mới có lời nhiều, bởi vậy tôi lên hỏi anh coi anh có vui lòng chia lời cho ông Hai bà Hai một phần hay không?“.
    Hương hào nói: “Tôi vui lòng lắm. Phải chia cho ông Hai một phần mới công bình“.
    Bà Ngọc nói: “Trước mặt bà Hai ngó thấy đó. Tôi với anh Hương hào đều sẵn lòng chia lời cho ông Hai một phần, bà về nói với ông không nên từ chối. Sẵn đây tôi chia liền cho rồi. Phần anh Hương hào 16 ngàn ba, với năm ngàn của ảnh xuất trước, cộng là 21 ngàn ba. Tôi đưa luôn 22 ngàn cho chẵn số. Còn phần của ông Hai tôi đưa hẳn 16 ngàn cho chẵn luôn nữa“.
    Bà Ngọc mở bóp đếm giao cho Hương hào Điều 22 ghim giấy săng mà biểu đếm lại. Vợ chồng Hương hào hớn hở tươi cười, bà vợ ngồi đếm, ông chồng đứng ngó. Ra công có vài năm, lại không cực khổ chi lắm, mà được số bạc tới 22 ngàn, còn mong muốn sao nữa mà chưa vui?
    Bà Ngọc đếm luôn 16 ngàn nữa mà giao cho bà Hòa, cậy đem trao cho ông Thái và nói anh Hương hào ép ông phải hưởng một phần lời không được từ chối.
    Bà Ngọc hỏi Hương hào vậy chớ mùa nầy anh tính giúp cho bà được nữa hay không?
    Hương hào nói: “Mấy tháng nay tôi hay ông Hai lãnh thay mặt mà làm cho cô thiệt tôi mừng hết sức. Năm đó ông với cô kêu tôi mà giao cho tôi sắp đặt cuộc làm ăn lại. Vì tình bà con tôi không dám từ. Nhưng bắt tay vào việc đó tôi thấy tôi lù mù, lại không có thế lực nên khó mà làm lớn cho có lợi như chú Cả hồi trước được. Nay may có ông Hai chịu tiếp sức với cô, ổng tính dùng phân hóa học theo phương pháp mới mà trồng mía cho nhiều và cho tốt. Ông lại tính xây lò đường lại cho hẳn hòi, đặng sau mua máy và ép đường cát. Mấy việc đó tôi có hiểu đâu. Vậy tôi xin cô giao cho ông Hai làm, ổng thông thạo, lại có thế lực, ổng làm mới sanh lợi nhiều mà gậy dựng công nghiệp của chú Cả lại được. Tôi xin cô có thương tôi thì để cho tôi mướn 10 mẫu đất hoài đặng mỗi năm tôi trồng mía kiếm cơm đủ nuôi sống gia đình thì tôi cám ơn cô lắm. Tôi nhờ cô nên bây giờ tôi đã có vốn tới vài chục ngàn rồi. Tôi trồng mía, có rảnh thì tôi lo lập sở vườn của tôi lại, cây trái cũng rụi hết như đằng cô vậy. Mấy tháng nay tôi thấy cô sửa đặng trồng cây lại tôi nôn quá. Bây giờ rảnh rồi lại có tiền tôi sẽ mua cây mà trồng lần “.
    Bà Ngọc nói:
    - Ông Hai có cho tôi hay ý anh muốn nghỉ mà lo việc nhà. Tôi muốn hỏi anh thiệt như vậy hay là có việc chi anh phiền nên anh không chịu hiệp tác với tôi nữa.
    - Tôi mang ơn cô lắm chớ có phiền việc chi đâu.
    - Ông Hai cũng có nói ổng chừa cho anh 10 mẫu đất rồi.
    - Thưa, phải. Hôm chia đất mà cho mướn ổng có chừa trước mười mẫu cho tôi, theo lời tôi xin.
    - Tuy mùa nầy anh làm việc riêng, song tôi xin anh cũng ngó dùm công việc của tôi nữa nghe hôn.
    - Vậy chớ sao. Có tình bà con lẽ nào tôi làm lơ. Trồng mía nếu ông Hai có thiếu công làm thì tôi kêu dùm cho. Chừng ép đường tôi ở gần tôi cũng phụ với. Mà tánh ông Hai hòa nhã biết xét công, biết thương người nên ở đây ai cũng kỉnh mến sẵn lòng giúp công cho ông hết. Cô giao cho ông Hai coi sở cô khỏi lo.
    - Tôi nghe anh nói như vậy tôi cũng mừng. Thôi để tôi trở lại vườn coi ông Ba ương trà rồi tôi về.
    Hai bà từ giã vợ chồng Hương hào mà đi. Ra ngoài đường rồi bà Hòa nói: ”Anh Hương hào thiệt thà dễ chịu quá. Vậy mà hồi mới gặp cha sắp nhỏ sợ thù oán rồi ảnh sanh chuyện“.
    Bà Ngọc nói: “Tôi nghi ảnh gian lận mới bậy dữ chớ. Tôi phải vái Trời Phật xá tội cho tôi. Chia lời ảnh chịu chia ba, chớ tôi không có ép. Chị làm chứng về nói rõ cho ảnh nghe đặng ảnh hết ái ngại nữa“.
    Lại tới chỗ ông Ba Lự làm; bà Ngọc mở bóp lấy đưa cho ông Ba 500 đồng mà nói mùa đường làm rồi nên bà thưởng riêng cho ông một số tiền để mua vải may áo quần mà bận. Bà lại lấy ra 600 đồng nữa, kêu anh làm phụ mà cho ảnh 200 đồng còn 400 đồng gởi ông Ba chia lại cho hai người mắc đi dọn đất trồng mía. Bà nói rõ rằng số tiền bà trao đây là tiền bà cho thêm đặng may quần áo mà bận, không kể trong số tiền công thường.
    Hai người cám ơn bà hết sức. Bà nói anh em hết lòng giúp bà thì bà không bao giờ quên công ơn. Bà dặn ông Ba Lự mùa mưa nầy ráng trồng cây cho xong đặng qua mùa sau trồng trà trồng tiêu. Bà dặn dò an ủi rồi cùng bà Hòa lên xe mà về.
    Tới Bà Chiểu hai bà ghé tiệm. Ông Giáo Hiệp nói hồi sớm mơi hai bà đi một lát ông chủ có về. Ông hay hai bà lên Bình Phước, rồi ông lên xe đi nữa, nói lên bứng coi cây ông đặt đã có được bao nhiêu đặng ông chở lần đem về Bình Phước mà trồng.
    Bà Hòa cậy ông Giáo nói lại với ông Thái chiều tối có rảnh chạy về ngoài nhà một chút, rồi hai bà ra xe về Sài Gòn.
    Công cuộc làm ăn trên Bình Phước đã sắp đặt mà xây nền tảng xong rồi. Bây giờ chỉ do theo chương trình lần lượt đi tới, hết lo gì nữa.
    Bà Ngọc thấy rõ tài nghệ, biết rõ tánh tình của ông Thái rồi, bà không lo ngại chi hết. Lại nhờ ông giúp có mấy tháng mà mùa rồi bà không quên làm nghĩa, nhưng bà cũng còn thâu lợi hơn hai muôn; bà phấn chí bà đốc ông làm tới, đừng sợ tốn hao, phải xuất tiền bao nhiêu bà cũng dám xuất, xuất trước lợi sau, xuất một năm mà có lời nhiều năm, có sao đâu mà sợ.
    Còn ông Thái làm nghĩa thử chơi ít tháng mà ông có lợi cũng bằng đóng bàn ghế mà bán cả năm; ông đắc chí nên ông càng thêm sốt sắng. Ngày nào ông cũng lên sở. Đương trồng mía ngoài ruộng, lại coi trồng cây trong vườn, nhơn công làm rần rộ tối ngày, bởi vậy nhiều bữa trưa ông về tiệm ăn cơm và nghỉ một lát rồi xế ông phải trở lên nữa.
    Nhờ có ông Giáo Hiệp tận tâm giúp đỡ nên tiệm Thái Hòa cũng vẫn tấn phát như thường. Buổi chiều bà Hòa thường vô thăm chừng tiệm. Đôi ba bữa bà đi với bà Ngọc lên Bình Phước.
    Trong vài tháng mía trồng giáp hết 70 mẫu đất. Còn vườn thì mỗi liếp đã trồng một hàng sầu riêng chính giữa. Một khoảnh đất kế bên mộ thì đã gây một vườn tiêu 30 nọc. Theo rãnh đất phía sau và hai bên thì trồng mít tố nữ xen kẻ với xoài voi, còn phía trước dọc theo lộ thì một bên trồng chôm chôm ngọt, một bên trồng dâu miền dưới.
    Trồng trọt gần xong thì thầu khoáng đã chở đồ lên xây dựng lò đường mới. Cất một dãy nhà 5 căn lợp ngói móc, nền dộng chắc đặng ngày sau có thể đặt máy chạy được, cột dọc theo ranh đất phía tay mặt ngó qua vườn. Hai căn đầu ngoài cao ráo, có vách tường, có cửa, và dưới lót gạch một căn sắm bàn ghế, tủ, ván để tiếp khách và lúc có công việc làm tối ngày chủ sở ở lâu thì có chỗ nghỉ ngơi, còn một căn kế đó là kho, hễ đường làm rồi thì vô khạp vô lu để mà bán. Ba căn tiếp theo nữa nền tráng xi măng. Ấy là chỗ ép mía và nấu đường, có xây lò kỹ lưỡng.
    Dãy nhà nầy cất rồi liền triệt hạ lò đường cũ đem cất nối theo đó cũng 3 căn, song lợp thiết, một căn chứa phân và để xe bò, còn 2 căn thì để nhốt bò với trâu sẽ mua để kéo mía và ép đường, để khỏi mướn của ai nữa.
    Rào có chừa hai cửa cho xe ra vô phân biệt, một cửa phía đàng nầy vô lò đường, còn vô vườn thì có cửa cũ đầu đàng kia.
    Bà Ngọc giao cho ông Ba Lự về ở căn kho đường đặng giữ lò đường và săn sóc vườn, còn hai người kia thì coi đánh lá bón phân ngoài sở mía. Qua tháng 11 mua được một cặp trâu và một cặp bò, bà biểu ông Ba kiếm mướn thêm một tên trai 16 tuổi để coi trâu bò.
    Công việc sắp đặt xong xuôi rồi hết, chỉ đợi mía đúng lứa thì đốn mà ép đường.
    Nghe ai cũng khen mía của ông Hai nhờ có phân nhiều nên tốt hơn mía của người ta hết thảy lại hay đường lên giá, mỗi ký thêm hơn một đồng nữa, bà Ngọc hớn hở mới đưa tiền cho ông Ba Lự kiếm mua một con heo đặng làm thịt cho bà cúng Đất Đai rồi đãi bà con anh em trong xóm ăn uống với bà một bữa cho vui. Tới tiệc nầy nữa thì Hương hào Điều với những người giúp công và cả thảy trong xóm đàn ông cũng như đàn bà ai cũng tùng phục bà Ngọc với vợ chồng ông Thái sát đất, hễ có cậy họ việc chi thì họ sẵn lòng giúp liền.
    Mùa nầy nhờ trồng tới 70 mẫu đất, nhờ sở mía trúng lại nhờ giá đường lên cao hơn mùa trước nên mãn mùa ông Thái trình sổ thâu chi cho bà Ngọc xem như vầy:


    Tiền cho mướn
    6.000đ

    Tiền ép đường cho người ngoài
    5.000đ

    Tiền bán đường …
    145.000đ

    Cộng …
    156.000đ


    Còn bên sổ xuất:

    Mướn công làm vườn và mua cây trồng...
    21.000đ

    Xây cất lò đường mới …
    90.000đ

    Cất chuồng trâu bò và để xe...
    10.000đ

    Mua xe và trâu bò …
    15.000đ

    Mua phân
    10.000đ

    Mướn nhơn công trồng mía …
    9.000đ

    Sắm khí cụ theo lò đường …
    5.000đ

    Cộng …
    160.000đ


    Ông Thái đợi bà Ngọc xét kỹ rồi ông mới nói: ”Vậy thì mùa nầy mình chưa lấy vốn lại được còn lỗ 4 ngàn “.
    Bà Ngọc chưng hửng bà hỏi:
    - Sao mà lỗ?
    - Xuất tới 160 ngàn mà thâu có 156 ngàn thì lỗ chớ mà sao.
    - Anh kể hết các số xuất vào cuộc hùn làm đường vậy sao phải. Sửa vườn là việc riêng của tôi. Cất lò đường lại, cất chuồng và sắm trâu bò đều là vật dụng lâu dài, không nên kể về tốn hao mùa nầy, xuất mùa nầy thì kể mua phân, mướn trồng mía và dụng cụ chút đỉnh cộng có 24 ngàn mà thôi. Còn bên thâu tiền cho mướn đất về phần riêng của tôi là phải. Anh muốn để tiền ép đường cho tôi nữa có lẽ cũng được vì tôi ra vốn cất lò thì lợi kể về tôi. Vậy thì số thâu về cuộc hùn hiệp phải kể 145 ngàn trừ 24 ngàn sở phí, còn lời 121 ngàn. Tính như vậy mới đúng số lời thiệt về mùa nầy. Chia hai lời thì phần anh hưởng 60 ngàn. Xin lấy 60 ngàn đi, để lại cho tôi 96 ngàn. Phải tính như vậy mới công bình.
    - Không được, không được. Tôi tính làm, đặng giúp cô mà trả nghĩa chớ không có ý kiếm lợi. Cô ra vốn nhiều quá mới có lợi đó. Vậy nên để cho lấy vốn lại cho đủ, rồi sẽ nói chuyện chia lời.
    - Anh chị nhọc công với tôi cả năm, lại bỏ phế cuộc buôn bán nên thất lợi về bên đó, đã nhọc công trồng mía làm đường, mà còn nhọc công gây dựng vườn tược lại cho tôi nữa. Tôi không thể để cho anh chị thí công giúp cho tôi có lợi, còn anh chị bị hại.
    - Tôi có bị hại gì đâu?
    - Anh phải cậy ông Giáo coi tiệm cho anh. Anh phải thêm lương cho ổng. Mà người thay mặt làm sao buôn bán bằng chủ tiệm được. Vậy không phải hại cho anh sao? Bữa nay tôi lên tỏ thiệt cho anh chị biết lòng dạ của tôi. Trót 20 năm thân tôi như người chết chưa chôn. Nhờ anh chị cứu tôi sống lại, hết buồn rầu, hết đau ốm. Tôi vui vẻ mà hoạt động lại như mọi người, biết ham sống mà vui với con, vui với đời. Tôi mang ơn của anh chị lớn quá, đã cảm ơn cũ chưa trả được, té ra lại còn mang ơn mới nữa. Tôi xin tỏ thiệt, tôi có đủ tiền bạc để mà nuôi cho con tôi, dầu một hay hai đứa cũng vậy, đủ sống sung sướng mãn đời, chẳng cần phải làm cho ra tiền thêm nữa. Năm ngoái, tôi xin anh chị hùn với tôi mà xây dựng cuộc làm ăn lại, tôi dư biết cuộc làm ăn đó sẽ có lợi lớn. Cha tôi nhờ đó mà làm giàu bạc triệu sao tôi lại không biết. Tại tôi chán đời nên cha tôi mất rồi thì tôi không thèm ngó tới, ai làm sao thì làm. Sau nầy tôi đã được vui sống rồi. Tôi đã còn sẵn tiền bạc nhiều, tôi không cần cào cấu kiếm thêm nữa. Sở dĩ tôi rủ anh chị hùn với tôi đặng trồng mía lập lò đường lại tôi ra vốn cho anh làm, chủ tâm của tôi là muốn làm cho anh chị có lợi, tôi biết làm được sẽ có lợi to, làm cho anh chị giàu đặng tôi đền đáp ơn nghĩa cứu tôi sống lại đó. Chừng bắt tay vào việc tôi lại dòm thấy muốn trả ơn cho anh mà tôi cũng được hưởng lợi lớn, nhứt là lợi về luân lý về tinh thần. Nhờ có anh chị giúp đỡ nên tôi xây dựng công nghiệp của cha tôi hồi trước lại được nữa. Lập vườn tược lại trồng mía làm đường lại như cũ. Tôi chắc vong linh của cha tôi dưới cửu tuyền rất vui mà thấy tôi kế nghiệp cho cha chớ không phải đứa con bất hiếu. Ơn nuôi dạy kẻ sau, tôi chưa đền đáp được, mà tôi còn mang thêm ơn trả thảo cho người, ơn nghĩa nặng nề quá nếu anh không chịu chia lời tôi ái ngại trong lòng hoài, làm sao mà vui sống cho được. Vậy tôi yêu cầu anh phải lấy phần lời của anh. Anh phải lãnh tôi mới yên lòng mà làm tiếp nữa.
    Ông Thái ngó vợ, không biết liệu lẽ nào cho phải.
    Bà Hòa nói: ”Cô Hai thiệt tình, cô đã nói cạn lời. Vậy nhiều ít gì cha nó cũng phải lấy cho cổ yên bụng”.
    Ông Thái ngồi suy nghĩ một hồi lâu rồi ông nói: ”Cô Hai mang ơn vợ chồng tôi, mà vợ chồng tôi cũng mang ơn cô Hai vậy chớ, làm sao vợ chồng tôi quên được. Nhờ có 5 ngàn đồng bạc đó mới có tiền cho vợ tôi uống thuốc lành mạnh mà nuôi con và có vốn làm ăn, lần lần phát đạt, mua được nhà cửa và cho con ăn học. Nay tôi giúp cô Hai là có ý muốn đền ơn xưa đó chớ không phải muốn kiếm lời thêm. Cô Hai nài quá, nếu tôi không chịu chia lời sợ cô không yên lòng, cô mất vui rồi sanh bịnh lại. Vậy tôi phải lãnh, lãnh rồi để dành cho con. Nhưng tôi lãnh một phần ba mà thôi. Cô Hai ra vốn nhiều quá phải để một phần lời cho số vốn đó, cô một phần, tôi một phần, chia như vậy mới công bình, tôi mới dám lãnh”.
    Bà Ngọc mừng nên bà cười mà nói:
    - Anh muốn như vậy cũng được. Vậy anh lấy phần lời của anh 40 ngàn đi. Mà anh tính để một phần lời cho số vốn của tôi xuất thì chừng nào tôi lấy vốn lại đủ hết rồi hễ tôi có lời thì chia hai nghe hôn?”.
    - Cái đó sau rồi sẽ tính. Vái Trời Phật cho bà con mình mạnh khỏe, sắp nhỏ thành danh rỡ ràng và cuộc làm ăn cứ xuôi thuận ấy là quí hơn hết.
    Bà Ngọc đếm 40 ngàn rồi đưa cho bà Hòa với sổ sách. Ai nấy đều biết xử phải không ham tiền nên cả thảy đều vui mừng mà hăng hái làm tới.
    Mùa nầy có người mướn mười mẫu đất vì già lại bịnh không trồng mía được nữa, nên xin giao đất lại cho nguyên chủ. Ông Thái lãnh mà trồng luôn, thành ra được 80 mẫu. Ông mua tro sẵn lại mua ít bao phân hóa học đặng trồng thử một đám mía mà thí nghiệm coi có hiệu quả và ít tốn hao hơn phân tro hay không.
    Trời mưa dào dạt các đám mía đều lên mạnh tốt, trà ương đã giáp năm rồi. Ông Thái chỉ cho ông Ba Lự với mấy người làm vườn trồng giúp các liếp, mỗi liếp hai hàng. Những cây trồng năm trước có cây nào chết thì mua cây khác mà trồng thế, nên vườn đã trồng đều đủ hết.
    Bà Ngọc với bà Hòa mới lên thăm vườn có một căn nhà sạch sẽ, bàn ghế tủ ván dọn coi thiệt đẹp, nên hai bà thường ở chơi, ông Ba Lự khoe trong 2 năm nữa vườn sẽ có huê lợi trà với tiêu rồi lần lần mới tới các trái cây đủ thứ.
    Bà Ngọc lấy làm đắc chí, nên buổi chiều viết thơ thăm con, bà mới nói thiệt cho con hay từ năm ngoái nhờ có vợ chồng ông Thái hùn hiệp với bà, nên ông coi lập sở vườn, mướn trồng mía và xây dựng lại lò đường trên Bình Phước, cuộc nào cũng xong xuôi rồi hết. Mùa rồi số thâu tới 156 ngàn, ngặt bị cất lò đường, mua trâu bò và sửa sang lại vườn tốn hao nhiều, số xuất tới 160 ngàn nên chưa có lời. Mùa nầy mía trồng rồi tới 80 mẫu, cây trong vườn lên sởn sơ, chỉ tốn tiền mua phân và trả tiền công làm mà thôi, khỏi xuất nhiều nữa, nên cuối mùa chắc sẽ có lời cả trăm ngàn.
    Cậu Khánh trước kia nhờ Đào với Lý cho hay mỗi ngày vợ chồng ông Thái cho một cô qua ăn cơm và ở ngủ cho mẹ cậu vui mà hết bịnh thì cậu cảm tình hết sức. Nay hay ông Thái giúp lập vườn và gây cuộc làm ăn lại giúp cho mẹ cậu thì cậu càng thêm mừng. Cậu liền viết thơ ngay cho ông Thái và cảm ơn ông. Cậu gởi thơ cho Đào với Lý mà nói cậu có hy vọng sẽ về được.
    Còn gởi thơ cho mẹ thì cậu mừng mẹ nhờ vợ chồng ông Thái mà mẹ được vui hết bịnh, lại lập vườn, trồng mía, làm vườn đặng chừng cậu về chúa nhựt cậu lên đó ở chơi cho khỏe trí.
    Bà Ngọc đem thơ của con cho vợ chồng ông Thái xem và tỏ ý muốn cất biệt thự trên vườn. Ông Thái cản. Ông nói đã có dọn một căn nhà đàng hoàng rồi. Lúc làm việc mình phải ở tối ngày trên sở, thì đã có sẵn chỗ cho mình nghỉ tạm. Cất biệt thự thì phải sắm đồ coi cho được, phải chiết vốn ít lắm là 200 ngàn. Mà cất nhà không ai ở đồ đạc hư hao, lại phải mướn người ở mà giữ. Vậy nên đợi cậu Khánh về như thiệt phải cất nhà, thì hỏi ý cậu muốn cất theo kiểu nào, bà sẽ mướn vẽ hoạ đồ rồi mướn thầu khoán cất cho cậu. Bây giờ thầu khoán giỏi, lại nguyên liệu tuy mắc song có sẵn dồi dào dễ thương thuyết, chịu giá xong thì trong một tháng người ta cất rồi cái nhà, chớ không phải chậm chạp làm cả năm như hồi trước.
    Bà Hòa với Đào, Lý đồng xin huởn việc cất nhà mát. Bà Ngọc phải theo ý phần đông mà trả lời với con.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.10.2004 00:34:05 bởi NuHiepDeThuong >
    #17
      NuHiepDeThuong 29.10.2004 00:38:13 (permalink)
      Chương 19


      HÒA HIỆP


      Cô Lý học bào chế đủ năm rồi nên cô thi đậu bằng Dược sư.
      Hai nhà đều vui mừng như nhau. Bà Ngọc dành mở tiệc tại nhà bà đặng hai nhà chung nhau mà mừng cho con, bà nói cô Đào học Y Khoa nên lâu hơn, nhưng chừng Đào thi đậu Bác sĩ bà cũng xin đãi Đào nữa, có lẽ chừng đó Khánh đã về cuộc vui càng rình rang hơn.
      Bà Hòa nói: ”Lý thi đậu cô dành đãi trước thì chừng cậu Trung úy về cô phải nhượng cho bên tôi đãi cậu trước mới chịu“. Bà Ngọc bằng lòng như vậy mới định chiều thứ bảy ăn tiệc và bà vô tiệm mời ông Thái với ông Giáo Hiệp bữa đó ra sớm đặng chung vui với nhau.
      Chiều thứ bảy mới 5 giờ ông Thái đã về tới nhà, có ông Giáo Hiệp đi theo ông, Đào với Tòng còn đi học chưa về, Lý đã thôi học nhưng có theo bà Hòa qua nhà bà Ngọc mà chỉ cho bồi dọn tiệc, nên hai mẹ con đều không có ở nhà. Ông Thái liền dắt ông Giáo đi luôn qua nhà bà Ngọc đặng gặp vợ con.
      Chủ khách nói chuyện vui cười một hồi, thì có nhơn viên sở Bưu Chánh vô phát thơ. Ông Thái đương đứng tại cửa, ông bước ra lấy thơ. Ông xem hai bề, cầm vô trao cho bà Ngọc.
      Bà Ngọc vui mừng cực điểm, bà cười nói không ngớt, mừng con trai đã lên chức quan ba, lại sắp được về gần bà. Còn một việc khác bà cũng mừng nữa, nhưng bà không nói ra được; mà vợ chồng ông Thái biết nên cứ ngó nhau múm mím cười hoài, biết bà mừng con gái bà mới thi đậu bằng Dược Sư; có vài bữa mà bà được 2 sự vui mừng vào nhà bà hân hoan hanh hỉ là phải lắm.
      Chủ khách đương vui cười thì cô Đào với cậu Tòng xăng xớm bước vô. Cô Đào có cầm một phong thơ trong tay, vừa thấy bà Ngọc thì cô nói: “Cậu Khánh được lên chức Đại Úy rồi, má Hai à! Con đi học về con gặp thơ của cậu cho hay đây”.
      Cô Lý cười nói: “Hay rồi! bên nầy má Hai cũng có được thơ vậy “.
      Cô Đào bớt vui, nên cô đi vô trong mà rửa mặt rửa tay. Cô Lý đi theo biểu Đào đưa thơ của Khánh cho cô đọc rồi cô nói: ”Thơ gởi cho chị em mình Khánh không có nói, chớ thơ của má Hai Khánh có gạnh thêm, trong ít tháng nữa Khánh được trở về Sài Gòn, bởi vậy nãy giờ má Hai mừng dữ quá“.
      Đào nói: ”Vậy hả? Cha chả, Khánh về đây chắc má Hai làm tiệc lớn “.
      Lý nói: “Cha với má có giao, tôi thi đậu má Hai dành đãi trước thì chừng Khánh về phải để bên mình đãi trước mà “.
      Đào nói: “À! Phải. Tôi quên. Để ông thẹo về coi mặt ổng ra sao“.
      Hai chị em trở ra phòng khách mà ngồi rồi kêu bồi biểu cho nước cam uống.
      Cô Đào mới nói: “Hồi trưa con đi học. Con thấy nhà của người Pháp ở kế bên nhà má Hai có treo bản rao bán.
      Bà Ngọc liền hỏi:
      - Nhà trệt của hai vợ chồng người Pháp ở khít ranh bên nầy đây bán hay sao?
      - Thưa, bán. Hồi nãy về con có ngừng xe con coi bảng. Rao bán nhà luôn đất và đồ đạc trong nhà hết thảy. Ai muốn coi đồ thì mỗi ngày từ 5 giờ tới 6 giờ chiều còn chúa nhựt từ 8 giờ sớm mơi tới 12 giờ trưa.
      - Nhà nhỏ cất theo kiểu xưa nhưng còn chắc, đất không được rộng như đất bên nầy. Nhưng nếu bán rẻ thì tôi mua.
      Ông Thái hỏi: “Cô có một người con trai, mà đã có sẵn nhà nầy rồi còn mua thêm làm chi nữa?“.
      Bà Ngọc nói: ” Ế ẩm gì mà lo anh Hai. Mua cho luôn một vạt ba cái nhà của bà con mình hết, không có người ngoài chen vô “.
      Bà Hòa cười mà hỏi: “Tôi hiểu ý cô rồi. Cô muốn tam hiệp nhứt phải hôn?”.
      Bà Ngọc cũng cười mà đáp: “Biết chừng đâu. Nếu được vậy thì càng tốt chớ có hại gì. Nếu bán rẻ thì tôi mua để đó. Sau người quen của mình ai có muốn thì tôi bán lại có lời. Như con Lý nó muốn mở tiệm bán thuốc và bào chế thì tôi cho nó mượn. Chỗ nầy mở tiệm thuốc được lắm. Vùng nầy bây giờ dân cư đông đảo quá. Lập tiệm thuốc mình chận khách hàng các xóm Bàn Cờ, Vườn Chuối, Xóm Lách và chung quanh đây họ khỏi đi xuống Sài gòn. Họ mở tiệm thuốc tới trên Hòa Hưng, tới bên Khánh Hội cũng còn được thay huống hồ là ở đây. Mà qua sang năm Đào sẽ thi lấy bằng Y Khoa nữa. Đào dùng nhà đó hoặc cất thêm nữa để mở phòng coi mạch và làm bịnh viện cũng được. Thiếu gì việc dùng mà lo“.
      Ông Giáo Hiệp nói: “Nước mình sắp được tự do, độc lập. Người Pháp họ lo tom góp tài sản đặng trở về xứ, họ kiếm người mà bán đất dữ quá. Nếu có tiền dư thì nên mua. Có lỗ lã gì đâu mà sợ “.
      Bà Ngọc rủ bà Hòa sáng bữa sau nhằm chúa nhựt hai chị em qua xem đồ đạc và hỏi thăm giá cả. Đào với Lý theo thông ngôn, bà Hòa chịu đi.
      Bà Ngọc đau khổ về đứa con gái mới lọt lòng bà phải chở đi bỏ dựa bên đường, đau khổ trót hai mươi năm trường, tưởng ngày chết bà cũng còn mang theo một bầu hối hận xuống chín suối, không dè ngày nay mẹ con được trùng phùng, được vui sống giữa thân yêu, lại được mừng thấy đứa con đó có bằng Dược Sư chớ không phải lang thang vất vả, bởi vậy bà đãi một tiệc hẳn hòi, cho ăn thực phẩm quý đủ ba nước Việt-Pháp-Hoa. Mới vô mỗi người ăn một chén yến Nha Trang cho bổ rồi mới tới cá Vượt Phước Hải nhúng dấm, măng hộp nấu cua Gò Công, vịt ta tiềm có nấm Đông Cô, có bột ngọt Nhựt Bổn, công Bình Thuận đút lò, sau chót còn cho ăn đồ Việt nấu theo điệu gọi là “đổ bát” nữa, bởi vậy ê hề ăn không hết. Rượu thì có rượu chát đỏ thượng hạng, rượu sâm banh, rượu ngũ gia bì để cho ông Thái với ông Giáo muốn dùng thứ nào tùy thích, để nước suối, nước cam với la ve cho hai bà với mấy cậu, có tráng miệng thì có đủ thứ trái cây theo mùa, còn có cà rem, bánh ngọt.
      Đồ ăn ngon miệng, nói những chuyện vui, tình thành thiệt thân yêu tràn ngập khắp trong nhà, tiệc long trọng kéo dài đến 11 giờ khuya mới mãn.
      Sáng bữa sau, gần 8 giờ rưỡi, bà Ngọc qua rủ bà Hòa đi coi nhà đặng bà mua. Đào với Lý liền thay đồ đi với hai mẹ.
      Vợ chồng người Pháp, tuổi trên năm mươi, tiếp rước niềm nở. Bà Ngọc biểu Lý hỏi coi hai ông bà thuở nay ở đây yên ổn, tại sao lại bán nhà mà đi đâu. Bà đầm nói vợ chồng bà qua ở Sài gòn 25 năm rồi, vợ chồng đều yêu mến xứ nầy là quê hương thứ nhì. Chồng bà là công chức, nay được giấy cho hồi hưu. Nghĩ vì vợ chồng không có con, mà lại lớn tuổi rồi, ở đây mà không có việc làm chi thì chắc buồn nên mới tính bán hết nhà cửa đồ đạc lấy tiền trở về quê quán kiếm mua một cái nhà nhỏ, có một khoảnh đất, để trồng trọt đặng vui với cảnh an nhàn rồi chừng chết được mồ mả nằm trong cố thổ.
      Lý với Đào đương hăng hái bước vào cảnh đời rộn rực mà nghe người lớn tuổi sửa soạn thoát ra khỏi cảnh ấy, lại nói với giọng chán nản không vui, bởi vậy hai cô xúc động hết sức. Đào thuật lại những lời ấy cho hai mẹ nghe. Bà Ngọc xin phép đi xem đồ đạc.
      Xem nhà cất theo kiểu biệt thự hồi 20 năm về trước, ngoài cửa chừa một hành lang cho khỏi nắng dọi mưa tạt vào nhà. Trong cửa thì chính giữa là phòng tiếp khách, một bên là phòng đọc sách có bàn viết có tủ sách, còn một bên có ghế xích đu có đi-văn, có máy may, có ra-dô.
      Phía trong chính giữa chừa một hành lang làm phòng ăn, một bên là phòng ngủ, còn một bên là phòng tắm, rửa mặt và thay đồ. Nhà có đủ chỗ và đủ tiện ghi cho một cặp vợ chồng sống thảnh thơi. Bàn ghế tủ giường đều đóng với cây thường sơn vẹc-ni chớ không phải danh mộc, song kiểu đẹp chớ không vụng về. Phía sau có ga-ra, có nhà bồi, nhà bếp. Nhà tuy cất đã 20 năm rồi, song mỗi năm đều có tu bổ, sơn phết nên không hư sụp chỗ nào. Sân với đất dư hai bên không rộng lắm, nhưng dọn dẹp sạch sẽ, chung quanh có tường, theo ranh có cây che mát.
      Bà Ngọc biểu Đào hỏi coi có định giá bán bao nhiêu. Ông chủ nhà nói ông định 180 ngàn, tính nhà với đất 120 ngàn, còn đồ đạc 60 ngàn. Bà Ngọc chê mắc. Ông chủ nhà cười mà nói: “Tôi đem tráng lực trong đời tôi mà giúp sửa sang xứ sở của mấy bà cho xinh đẹp, nay tôi già yếu rồi, tôi tính trở về quê quán mà yên nghỉ, mấy bà mấy cô nên giúp cho vợ chồng tôi mới phải chớ nài mắc rẻ làm chi “.
      Cô Lý muốn mua lắm, lại nghe mấy lời nhỏ nhoi như vậy cô càng thêm động lòng. Cô biết dầu có mua hay không bà Ngọc cũng dọ ý ông Thái, bởi vậy cô nói để cô hỏi lại ý cha cô, có lẽ cha cô sẽ coi rồi sẽ bàn về giá cả.
      Vợ chồng chủ nhà nghe Lý nói như vậy thì hiểu ý cô muốn mua nhưng còn do lịnh của cha, nên bà chủ nhà vui vẻ nói sẵn lòng tiếp ông thân của cô, tuy ngoài tấm bảng biên như vậy song chiều chúa nhựt vô xem đồ đạc cũng được. Vì sẽ có ông hoặc bà ở nhà mà tiếp.
      Hai bà với hai cô từ giã mà về. Ra ngoài đường bà Ngọc rủ đi hết vô Bà Chiểu mà nói cho ông Thái hay chuyện mua nhà và giá bán của chủ nhà định.
      Chúa nhựt thường có khách kiếm mua bàn tủ, nên ông Thái không đi Bình Phước. Hai bà vô nói chuyện lăng xăng. Ông Giáo Hiệp nói: “Nhà đất ở chỗ đó mà định giá như vậy không mắc đâu. Mấy năm nay điền chủ dưới lục tỉnh tản cư lên Sài Gòn, họ kiếm nhà phố mà mua dữ lắm, tại không có rao trong nhựt báo nên họ không hay. Nếu có rao thì họ mua rồi “.
      Bà Ngọc nghe nói như vậy bà càng thêm muốn mua. Bà cậy ông Thái đi coi thử rồi trả giá mua dùm cho bà. Đào với Lý cũng tiếp đốc cha đi coi một lát, hai cô sẽ theo thông ngôn cho.
      Ông Thái thay đồ rồi lên xe đi với hai con để hai bà ở lại tiệm chơi mà chờ.
      Đi gần một giờ đồng hồ ông Thái trở về nói nhà với đất định giá 120 ngàn thì không mắc. Nhưng đồ đạc trong nhà tầm thường, không có tủ lạnh, không có vật chi quý giá mà định 60 ngàn thì mắc. Ông nói hai đứa nhỏ muốn mua nên ông xin chủ nhà bớt giá đồ đạc. Ông chịu bớt còn 170 ngàn. Ông Thái hỏi bà Ngọc chịu mua giá đó hay không. Như muốn bớt thêm nữa thì biểu Đào với Lý đi nói cho.
      Bà Ngọc suy nghĩ.
      Cô Đào nói: “Người bán bớt một chút thì người mua cũng phải bớt một chút mới vừa. Má Hai để hai con trở lại xin vợ chồng ổng bớt 10 ngàn nữa, như không được thì bớt 5 ngàn nghe hôn má Hai “.
      Bà Ngọc nói: ”Thôi, con. Mua hay là không mua, chớ bớt năm mười ngàn làm giống gì. Người ta làm thâm niên mệt mỏi lại già rồi không làm việc được mới bán hết đặng trở về xứ sở mà an nghỉ. Hồi nãy nghe ổng nói má cảm quá. Mình giúp cho vợ chồng ổng không được thì thôi, nỡ lòng nào còn làm ngặt với cặp vợ chồng già như vậy. Đời nay năm mười ngàn đồng bạc có nghĩa gì. Buổi chiều hai con qua trả lời cho vợ chồng ông hay. Má chịu mua 170 ngàn. Biểu ổng định ngày nào làm tờ giấy, ngày nào chồng tiền bạc. Đào mắc đi học, thì Lý đi với má đặng thông ngôn dùm“.
      Giá cả định xong rồi, chủ nhà lãnh tiền cọc 50 ngàn, ông làm tờ giao mãi rồi, hai đàng trao giấy tờ cho Chưởng khế lập tờ mua bán theo phép.
      Cậu Khánh hay Lý đậu Dược sư rồi cậu gởi thơ về chúc mừng, luôn dịp cậu cho hay chắc lối Tết tiểu đoàn của cậu sẽ được rút về Sài Gòn.
      Lý thôi học nên rảnh rang. Bà Ngọc lên thăm vườn hay đi đâu bà cũng biểu Lý đi với bà, mẹ con càng ngày càng thêm khắn khít.
      Trong 3 tuần lễ, Chưởng khế làm xong giấy tờ. Bà Ngọc chồng bạc thêm 120 ngàn nữa đủ số. Vợ chồng chủ bán xin bà cho phép ở luôn vài tuần nữa, đợi tới kỳ tàu chạy sẽ giao nhà, nói rằng không có việc chi gấp mà phải đi máy bay, đã tốn tiền nhiều mà lại lớn tuổi sợ mệt. Bà Ngọc sẵn lòng cho phép liền, bà nói ở thêm một tháng cũng được, bởi vì bà không cần dùng gấp.
      Đến chừng vợ chồng người bán nhà sửa soạn bữa sau xuống tàu mà về Pháp nên qua thăm bà Ngọc mà từ giã và giao nhà, Đào với Lý khuyên mẹ nên mời hai ông bà đãi một bữa cơm. Bà Ngọc hiệp ý biểu hai con nói mà mời dùm. Vợ chồng người Pháp rất cảm ơn và nhận lời mời liền, lại xin cho ăn một bữa cơm hoàn toàn Việt Nam để kỷ niệm.
      Bà Ngọc mời hết cả nhà ông Thái qua dự bữa cơm thân mật ấy cho vui, rồi vợ chồng người bán nhà mới giao nhà và xuống tàu về quê quán.
      Sáng bữa sau bà Ngọc đưa chìa khóa cho anh làm vườn biểu qua mở cửa nhà mới mua và quét cho sạch sẽ. Bà với Lý qua rủ bà Hòa đi xem nhà mới. Ai nấy đều ngạc nhiên mà thấy trong ngoài đều sạch bót, bàn ghế chỗ nào cũng để có thứ tự, như nhà đương ở, mà chủ nhà đóng cửa đi chơi vậy thôi. Cửa lớn, cửa sổ, đều chắc chắn, gạch lót đều toàn hảo, không bể một tấm nào. Vách tường trong ngoài đều trắng tinh không cần phải sơn phết lại.
      Bà Ngọc dặn anh làm vườn hễ sớm mai anh qua mở hết các cửa lớn, cửa sổ ra cho nắng gió thông vô nhà cho đồ đạc khỏi hư, anh ra ngoài nhổ cỏ mé cây chung quanh nhà, ở làm vườn trồng đồ, tới trưa sẽ đóng hết cửa lại, khóa chặt mà về bên nhà ăn cơm. Buổi chiều anh săn sóc vườn bển, chiều ăn cơm rồi anh sẽ ôm mền chiếu trở qua ngủ giữ nhà, mỗi bữa cứ làm như vậy, làm luôn hai nhà bà sẽ trả thêm tiền công.
      Ở chơi tới quá mười giờ hai bà với Lý mới về. Lý đắc ý lắm, cứ khen cái nhà gọn, có đủ chỗ và đủ đồ dùng. Cả thảy chỉ có mua thêm cái máy lạnh nữa mà thôi.
      Về nhà bà Ngọc biểu anh bồi buổi chiều anh kêu một người thợ cho bà đặt sửa hàng rào phía trước nhà mới lại cho chắc chắn và làm cửa rào vô ra có khóa hẳn hòi. Bà cũng đặt phá tường rào của bà bề dài chừng một thước rồi làm cửa có khóa để hai nhà qua lại với nhau cho tiện, khỏi đi vòng ngoài đường.
      Bây giờ Lý ở bên bà Ngọc thường hơn ở bên nhà. Bữa nào không theo bà với bà Hòa lên thăm vườn thăm sở mía thì Lý đi mua đồ với bà hoặc theo bà qua nằm chơi bên nhà mới.
      Một bữa có đủ hai bà mẹ, Lý tỏ ý muốn ra xin làm công cho một tiệm thuốc lớn, hoặc đứng coi một tiệm thuốc nhỏ nhỏ cho họ, đặng có lương tháng mà lại tập cho nó quen nghề, sau có vốn rồi cô mở tiệm thuốc riêng cô làm chủ, cô rành rẽ khỏi bợ ngợ.
      Bà Ngọc cản: “Từ hồi nhỏ đến bây giờ con học mệt nhọc quá, con phải nghỉ chơi năm bảy tháng, hoặc một năm cho khỏe, cần gì phải gấp lo làm mà kiếm tiền. Con nghỉ mà đọc sách, đi chơi, khảo cứu tánh dược, coi xứ mình có thứ gì bào chế có thể làm thuốc mà chữa bịnh được. Má tưởng con lập tiệm thuốc đặng mua thuốc ngoại quốc mà trữ, mua rẻ bán mắc, đặng có lời cho nhiều. Con học cho cao đặng cứu đồng bào, làm như vậy mới có ích, chớ con học cao đặng kiếm tiền cho nhiều thì lợi cho con mà không có ích cho ai hết, cái lợi đó không quí gì đâu mà ham. Con kiếm cách mà bào chế thuốc của mình cho được để cứu giúp người ta thì má sẽ cho con mượn tiền mà làm vốn, chẳng cần phải lo kiếm tiền“.
      Cô Lý nghe nói như vậy mới hết tính đi làm công cho người ta nữa, để thì giờ mà thí nghiệm thử coi rau tần và rau húng cây tánh chất nó có thể nào mà con nít nóng người mình thường đâm mà thoa cho mát; còn lá ngải có chất gì mà đâm rồi chế nước mưa với mật ong vô để cho uống mà trị bịnh kiết.
      Lật bật đã tới rằm tháng 10 rồi. Trên vườn các thứ cây trồng năm ngoái nhờ mấy người làm vườn siêng săn sóc nên liếp nào cũng sởn sơ. Trà với cả chục nọc tiêu mới đặt thêm mùa nầy thảy đều lên mạnh mẽ. Ngoài sở mía đám nào cũng được tươi tốt lên cao. Mùa mưa gần dứt nên mấy đám mía đặt trước đã bắt đầu trổ cờ lác đác.
      Ông Ba Lự với mấy người làm tháng đã sửa soạn lò đường, cho trâu bò ăn no đủ đặng có sức mà kéo xe mía và ép đường.
      Ông Thái chắc mùa nầy mía trúng không thua mùa trước, lại nghe bà vợ nói đường còn cầm giá cao, có khi trồi chút đỉnh chớ không sụt, bởi vậy ông đắc chí nên vui vẻ vô cùng. Mà bà Ngọc còn vui vẻ hơn ông, vì bà đã xây dựng sự nghiệp của tổ phụ lại chắc được rồi, mà con gái của bà lại có bằng Dược sư, còn con trai có công trận với quốc gia nên có huy chương và lên chức Đại úy.
      Một buổi sớm mơi bà Hòa qua chơi với bà Ngọc. Thấy Lý ngồi chăm chú đọc sách, hai bà mới đi ra vườn đếm mít coi được mấy trái, xem xoài trổ nụ, rồi xem hường đơm hoa. Đi lần lần tới cửa rào thông qua nhà mới, hai bà mở cửa mà đi luôn qua bển. Đứng coi anh làm vườn săn sóc bồn bông đặng Tết có bông đẹp mà rước xuân, hai bà nói chuyện với anh một chút rồi dắt nhau vô nhà ngồi chơi.
      Bà Ngọc bèn nói với bà Hòa rằng hồi hôm Lý có tỏ ý muốn sắm cho đủ khí cụ để bào chế thuốc. Bà hỏi tốn chừng bao nhiêu thì Lý nói không biết chắc số được, nhưng sắm cho đủ đồ cần thiết sợ phải tốn tới 15 hoặc 20 ngàn. Bà biểu Lý nghỉ mà chơi, đợi ra giêng bán đường có lời, chắc mùa nầy lời nhiều, bà sẽ cho tiền mua đồ, muốn mua bao nhiêu cũng được. Bà lại nói bà mua thêm cái nhà nầy có ích lắm. Phía sau có hai cái phòng đủ cho Lý dọn chỗ bào chế hay thí nghiệm thuốc chi cũng rộng rãi. Còn phía trước để cô Đào chận làm vách đặng một bên dọn phòng coi mạch và một bên dọn chỗ tiếp bịnh nhơn.
      Nghe bà Ngọc lo việc tương lai cho hai trẻ, bà Hòa cười nói:
      - Hôm trước mình tưởng qua năm con Đào thi Đốc-tơ. Tôi hỏi lại, té ra nó còn học tới hai ba năm nữa cô à. Học bào chế thì mau chớ học làm Đốc-tơ thì lâu hơn nhiều.
      - Chừng nào học rồi cũng được. Miễn là có chỗ sẵn cho nó trị bịnh mà thôi. Chị lo cho Tòng để hai đứa gái tôi lo cho.
      - Hết niên khóa nầy Tòng sẽ thi bằng trung học đệ nhứt cấp. Hai chị nó có thử sức nó rồi nói nó học khá chắc sẽ thi đậu. Cha nó mắc lo làm ăn, ông cũng không ngó ngàng tới nó, dặn hai chị chỉ biểu dùm cho nó học vậy thôi.
      Bà Ngọc ngồi trầm ngâm một chút rồi nói:
      - Tôi nghĩ ra một chuyện ngộ ngộ. Hổm nay tôi muốn nói với chị, mà ái ngại quá, nên chưa dám nói.
      - Chuyện chi? Chị em mình mà ngại nỗi gì?
      - Khánh nói chắc lối Tết nầy nó sẽ được về Sài Gòn nghỉ ngơi, vì ở trót 4 năm mệt mỏi. Tôi muốn chừng Khánh về tôi xin với anh chị gả phứt Đào cho Khánh. Chị nghĩ coi được hôn?
      - Cha chả! Chuyện lạ đa! Vợ chồng tôi không có nghĩ tới. Sợ hai đứa nhỏ không chịu.
      - Sao mà không chịu? Hồi còn học chung với nhau hai đứa nó thân thiện với nhau lắm. Xa cách với nhau mấy năm nay hai đứa nó gởi thơ từ với nhau luôn luôn không ngớt. Có yêu nhau nên khi đi lên Thủ Đức cũng như khi đi Khánh mới gởi gắm tôi cho Đào. Mà chắc Đào cũng có ý gì nên Đào ở nhà chăm nom và lo lắng cho tôi cũng như dâu con trong nhà vậy. Bây giờ mình tính việc cưới gả, thì chắc hai đứa nhỏ bằng lòng chớ có lý gì mà không chịu.
      - Khánh thân thiết với Đào mà cũng thân thiết với Lý vậy chớ. Khánh cậy hết hai chị em nó ai ủi cô, chăm nom cô, chớ không phải cậy riêng một mình Đào. Lại thuở nay Khánh kêu hai chị em nó bằng chị hết còn gởi thơ nào cũng gởi chung cho hai đứa, chớ không gởi riêng cho đứa nào và bỏ quên đứa nào.
      - Chánh tại cái đó nên tôi lo ngại. Tôi muốn hễ Khánh về tới thì mình gây liền cuộc hôn nhơn của Khánh với Đào phứt cho rồi, chớ Lý đã thôi học ở nhà, sợ có chỗ bất tiện.
      - Tôi đã hiểu ý cô rồi. Cô lo ngại chỗ đó thì phải lắm. Ngặt Khánh nhỏ hơn Đào một tuổi, lại thuở nay kêu Đào bằng chị, biết Khánh có chịu cưới Đào hay không?
      - Vợ chồng lớn nhỏ xê xích nhau một tuổi có hại gì đâu. Người ta thường nói “kết hôn nhơn nhứt gái hơn hai nhì trai hơn một là hạp hơn hết “. Đào hơn Khánh có một tuổi, bất quá tốt được có nửa phần, không được hoàn hảo, chớ không phải tuổi xấu hay là kỵ hay sao mà sợ. Huống chi Đào học đã gần làm Đốc-tơ rồi. Khánh còn kiếm vợ ở đâu hơn Đào được mà chê. Tôi sợ Đào chê Khánh nó không ưng kìa chớ.
      - Sao mà chê?
      - Khánh năm trước nói mặt nó có thẹo lớn lắm. Sợ Đào chê chỗ đó.
      Bà Hòa suy nghĩ một chút rồi nói: “Việc nầy tôi coi khó liệu. Sắp nhỏ bây giờ tánh tình đổi khác chớ không phãi dễ như hồi xưa, nên việc cưới gả chúng nó để cho cha mẹ định. Vậy chuyện chị em mình bàn với nhau nãy giờ, xin cô giữ kín đừng có nói cho Đào với Lý biết. Tôi cũng vậy, tôi cũng để êm như thường vì nói trước nếu việc không thành thì sợ mất vui vẻ mà còn sanh xích mích. Phải chờ Khánh về cô nói riêng với Khánh, dọ ý Khánh coi Khánh có chịu hay không. Như Khánh vì một lẽ gì mà Khánh không bằng lòng, thì chị em mình nín luôn đừng cho Đào biết, làm như vậy hai đứa nó giữ tình chị em như cũ, không đố kỵ chi hết. Còn nếu Khánh chịu thì tôi sẽ nói chuyện với Đào, nó là con gái, dễ cho hai vợ chồng tôi nói hơn“.
      Bà Ngọc hỏi:
      - Như anh chị nói mà Đào không chịu rồi làm sao?
      - Vợ chồng tôi biết dạy con, cô đừng lo. Con gái dễ khiến, chớ không phải như con trai. Nói cho cùng mà nghe, nếu nói trước bây giờ mà nó không chịu thì biết làm sao? Phải chi có Khánh ở đây, mà Khánh xin cưới nó, dầu nó có dục dặc vợ chồng tôi mới dỗ nó được chớ.
      - Chị nghĩ như vậy, thôi để Khánh về rồi sẽ hay.
      Rồi đó đời sống của hai nhà vẫn tiếp tục vui vẻ thân yêu như thường, không thay đổi chi hết. Nhưng một hôm bà Hòa đi một mình vô tiệm nói giá đường bán sỉ hiện thời cho chồng biết, bà gặp ông Thái đương ngồi uống trà mà đàm luận việc đời với ông Giáo Hiệp bà mới đem chuyện bà Ngọc muốn làm sui mà thuật lại cho chồng nghe.
      Ông Thái nói: “Bà Ngọc quen với mình lâu rồi, mình biết bà tuy giàu có, song không kiêu căng, không độc ác. Trái lại bà ham đạo đức, biết nghĩa nhơn, hiền lành ngay thẳng, biết nghe lời phải biết thương người nghèo. Bà lại là ân nhơn của mình, mà mình cũng làm nghĩa với bà nữa, nếu hai đàng làm sui với nhau thì ân nghĩa kéo thêm dài, có chi đâu mà ngại. Còn cậu Khánh, mình cũng biết rõ tánh tình cậu, hiền lành, mềm mỏng, dễ thương, ý cậu giống mẹ, lại ở với mẹ có hiếu. Con nhà giàu có lớn mà dám hiến thân giúp nước, mình có rể như vậy thì xứng đáng quá, chớ còn mong gì nữa. Con Đào học tuy gần làm Đốc-tơ, song nếu nó chê Khánh, thì chắc gì nó kiếm chồng khác mà hơn Khánh được. Ngặt đời của Khánh có một điểm đen tối: Khánh vốn con của một người bất lương lại tàn ác, bình sanh phản bội non nước, sát hại dồng bào, chết rồi mà tiếng xấu còn bia miệng người, bởi vậy tôi ái ngại chỗ đó. Tuy vợ chồng mình ở chốn hèn hạ mà xuất thân, chớ không phải dòng giống quý tộc, song mình hiền lành, ngay thẳng, đối với non nước mình không hổ ngươi, đối với đồng bào mình không tội lỗi. Mình gả con cho con của một người hung dữ độc ác, sợ thằng rể mình nó phải đền tội ác của cha nó hồi trước, rồi cái khổ nó sẽ lây tới con gái của mình hay không. Tôi lo chỗ đó lắm “.
      Ông Giáo Hiệp nói: “Tôi xin ông chủ cho phép tôi chen vô mà bàn việc nầy ít lời. Theo luật pháp của nhơn loại, người nào làm quấy người đó bị phạt, chớ có bắt tội tới vợ con đâu. Luật trời cũng vậy. Ông kia ở quấy mà ổng chết rồi, lại nghe nói ổng chết một cách thê thảm. Ấy vậy trời đã phạt về tội ác của ổng rồi, mà trời có bắt tội luôn vợ con ổng đâu. Vợ con ổng hiền lành, không chịu làm quấy như ổng, thì có tội gì đâu mà trời phạt. Bằng cớ đã thấy hiển nhiên. Bởi bà vợ không có tội mà trời khiến ông bà chủ về ở gần, hai nhà làm quen với nhau, rồi bà nhờ ông chủ khuyên lơn, an ủi, bà hết buồn rầu, hết đau ốm, lại vui vẻ hăng hái lo dựng nghiệp lại cho cha. Bởi đứa con không có tội nên nó mới học giỏi, nhu mì, mà khỏi chết. Dầu cha của cậu Khánh hồi trước có tội bao nhiêu đi nữa, ngày nay cậu làm tròn nghĩa vụ nam nhi Việt Nam thì ai cũng phải kỉnh mến cậu, chớ phận cậu có lỗi gì đâu mà khinh rẻ cậu được. Theo ý tôi nếu cậu Khánh xin cưới cô Đào thì hai ông bà gả được, không có chi đâu mà ngại. Hai nhà làm sui siết chặt thêm dây thân ái càng tốt lắm chớ“.
      Ông Thái gật đầu mà nói: “Lời phân trần của ông Giáo nghĩ cũng phải. Gả con mà xét tới gốc tích của ông cha chết mất lâu rồi thì gắt quá, làm như vậy tội nghiệp cho cô Hai. Nghĩ tới cho kỹ thì bây giờ nói cho xôm, chớ hồi trước không nhiều thì ít mặt nào cũng là tay sai của thực dân hết, hơi đâu mà chọn lọc. Nhưng má nó khoan hứa với cô Hai, cũng đừng nói cho con Đào hay, để cho nó yên tâm mà ăn học. Đợi cậu Khánh về đây coi cậu tính làm sao rồi mình sẽ liệu không gấp gì“.
      Qua tháng chạp bà Ngọc mua 25 thước vải đen và 25 thước vải trắng đem lên sở, mà phát cho ông Ba Lự, ba người làm vườn với đứa nhỏ coi trâu bò đặng mỗi người 5 thước vải đen và 5 thước vải trắng đặng may áo quần mà bận Tết.
      Bữa 25 tháng chạp chở lên một bao gạo. Bà thấy mồ mả của cha mẹ bà sạch sẽ chung quanh không có một bụi cỏ hay một cọng rác nào hết, bà lấy làm vui lòng. Bà biểu ông Ba Lự kêu hết 3 người làm tháng với thằng nhỏ lại mà giao bao gạo cho ông Ba chia đều cho 5 người ăn Tết. Bà cho riêng ông Ba 300 đồng bạc còn 4 người kia mỗi người 200 đồng, biểu trao lại cho gia đình mua đồ cúng ông bà trong mấy ngày xuân. Nhỏ lớn đều cảm tình bà hết sức. Ở rẫy bái quê mùa họ không đủ lời nói nhiều mà cảm ơn. Song ngó cặp mắt với sắc mặt của họ thì biết họ cảm đức phục tùng, dầu chết họ cũng không phụ bạc.
      Mùa nầy vừa qua Tết thì bắt đầu đốn mía xe về lò liền.
      Ba người làm vườn để cho ông ba Lự ở nhà coi vườn giữ lò, cả ba đều phải ra sở mía vừa làm vừa đốc sức cho người ta làm đã quen rồi, không còn lo sợ gì nữa; tuy vậy mà từ ngày khởi công đốn mía thì ông Thái luôn luôn mỗi bữa đều lên sở, đem bánh mì thịt nguội theo đặng trưa ăn đỡ đói, ở đến gần tối ông mới giao cho ông Ba Lự mà về.
      Bà Ngọc với bà Hòa bữa nào cũng lên ở đôi ba giờ, bữa lên sớm mơi bữa lên chiều. Nghe ông Thái định bữa mùng mười bắt đầu ép mía, bà Ngọc mới giao tiền bạc cho ông Ba Lự biểu kiếm mua một con heo đặng bữa đó làm thịt mà cúng lò, bà mướn đàn bà đi chợ mua rau cùng thực vật thêm đặng cúng rồi mời Hương hào Điều, bà con anh em lối xóm cùng hết thảy những người giúp công tựu lại ăn uống chơi một bữa.
      Đến bữa 20 tháng giêng, trên sở người ta đương làm việc rần rộ, tốp đốn mía, tốp xe mía, tốp ép đường, lại thêm chủ mấy vựa lên coi đường đặng dọ giá. Buổi chiều bà Ngọc với bà Hòa trên sở về. Xe vừa ngừng thì Đào với Lý chạy ra mừng và đưa thơ cho bà Ngọc xem, nói Khánh cho hay xuống Quy Nhơn chờ tàu chở về Sài Gòn, trễ lắm là 25 âm lịch sẽ về tới, mà không biết chừng cậu sẽ xin phép ông đi xe với ông về trước cho mau.
      Hai bà nghe tin ấy mừng vui cực điểm, chắc năm ba ngày nữa sẽ có Khánh về. Bà Ngọc nói Khánh về tới sẽ dắt liền Khánh lên Bình Phước cho Khánh thấy công việc ở nhà làm. Bà Hòa nhắc lại lời giao kết phải nhượng bộ cho bên nhà bà đãi tiệc mừng Khánh trước. Tối bữa đó ăn cơm rồi hai bà rủ nhau vô tiệm thông tin cho ông Thái hay. Ông cũng mừng và cũng nhắc bên ông đãi tiệc trước.
      Bữa sau bà Ngọc ở nhà sửa soạn rước con, bà không lên sở, nghĩ vì có ông Thái chăm nom mọi việc bà lên chơi chớ không cần ích chi. Mà ở nhà bà chộn rộn nằm ngồi không yên. Thấy Lý bước vô bà biểu Lý đi thăm nhà mới với bà coi anh làm vườn có quét sạch sẽ hay không. Đi được một vòng ngoài vườn giữa buổi chiều mát mẽ, hai mẹ con bèn ngồi trên cái băng gần cửa rào mà xem bông, và nhắc chuyện Khánh sắp về. Bà Ngọc đương say sưa tình thân yêu đứa con trai, bỗng thấy xe đi rước Đào với Tòng chạy về, bà bèn đứng dậy đi với Lý qua nhà bà Hòa nói chuyện chơi.
      Một nhà vui vẻ, tiếng nói chen lộn với tiếng cười vang rần. Tình cờ anh bồi của bà Ngọc hào hển chạy qua báo tin cho bà hay, Khánh mới về tới bên nhà.
      Bốn năm miệng ầm la hai tiếng “Tới rồi!” và mọi người đều đứng dậy đi ra cửa, tính đi kiếm đặng gặp Khánh cho mau. Chẳng dè mới ra tới thềm thì thấy Khánh hăm hở đương đi vô sân, hai bà với hai cô cảm xúc nên đứng khựng trên thềm mà ngó, duy có một mình Tòng, xông ra đón nắm tay Khánh dắt vô.
      Chưa vô tới thềm mà Khánh thấy những người thân yêu đều đứng chờ đủ mặt thì hỏi lớn: “Má với bác mạnh giỏi? Chị Đào chị Lý cũng vậy hả? Có được thơ của tôi hay không?”.
      Bà Ngọc nói: ”Được chớ, bởi vậy hai bữa rày ở nhà có ý trông. Ai cũng vái con đi về xe cho mau “.
      Khánh bước lên thềm đứng trước mặt mẹ, mắt nhìn mẹ mà nói: “Con xa má ba bốn năm nay, về thấy má mạnh khỏe an vui con mừng quá. Thiệt y như lời chị Đào chị Lý nói trong thơ mấy năm nay, bây giờ má đỏ da thắm thịt, tướng mạnh sắc tươi chớ không phải như hồi trước. Ông cho phép con theo xe của ông mà về trước. Xe mới tới tức thì đây, nếu không con còn ở ngoài Quy Nhơn mà chờ tàu. Con giao cho mấy anh ở lại hộ tống rồi về sau “.
      Khánh day qua nói với bà Hòa: ”Hai bác với hai chị ở nhà mà chăm nom an ủi làm cho má con hết buồn mà lại mạnh, thiệt con mang ơn nặng quá. Bác trai mạnh hả? Chắc bác mắc ở trong tiệm “.
      Bà Ngọc dành nói: “Không. Ảnh ở trên sở từ hôm Tết, trên sở làm rần rần, ngày nào ảnh cũng phải lên trển có ở nhà được đâu “.
      Bà Hòa tiếp nói: “Bây giờ trên Bình Phước vui lắm. Bữa nào rảnh cậu lên coi cho biết sức cô Hai ở nhà cô làm cho cậu“.
      Khánh cười mà nói: ”Má con gởi thơ có nói nhờ có bác trai lo lắng gây dựng dùm lại chớ một mình má con làm sao nổi. Con được nghỉ phép tới chừng con về rồi vậy để mai con đi Bình Phước“.
      Khánh liếc mắt thấy Đào với Lý đứng ngó cậu mà cười hoài, thì cậu nói: “Tôi rất cảm ơn chị Dược sư và chị Đốc-tờ tương lai. Hai chị vì lời tôi phú thác, hai chị ở nhà làm còn hơn có tôi nữa. Ơn ấy không bao giờ tôi quên. Mà sao nãy giờ hai chị cứ ngó tôi mà cười hoài vậy? Chắc hai chị cười hai cái thẹo của tôi chớ gì? “.
      Cô Đào nói: “Thẹo có nhiều thứ, có thứ thẹo vì rủi ro thì phải thương hại; còn có thứ thẹo vì làm quấy tự nhiên nhục nhã; còn có thứ thẹo vì đồng bào tổ quốc thì vinh diệu, ai cũng phải kỉnh phục chớ ai dám chê cười. Thẹo của cậu là dấu tích cậu làm tròn nhiệm vụ thanh niên Việt Nam trong thời buổi nước nhà rối rắm nầy. Chị em tôi cười là thấy cậu được mạnh giỏi về sum hiệp với má hai, chị em tôi vui nên cười, chớ đâu phải cười cậu có thẹo“.
      Khánh cười mà nói: ”Cám ơn, cám ơn hai chị một lần nữa“.
      Bà Hòa với bà Ngọc ngó nhau mà cười. Bà Ngọc xin chiều nay đi hết qua nhà bà ăn cơm chung với nhau rồi sẽ nói chuyện dài. Bà tính về trước kêu chị bếp mua thêm đồ ăn. Bà Hòa kêu chị bếp của bà mà dạy có làm thứ gì ngon thì tối bưng qua bển ăn chung. Rồi hết thảy hiệp nhau đi qua nhà bà Ngọc.
      Khánh nắm tay Tòng mà nói, Tòng đã lớn rồi và hỏi đã thi bằng Trung học đệ nhứt cấp hay chưa.
      Lý nói Tòng đã được 17 tuổi rồi.
      Tòng tiếp nói năm nay mới được thi.
      Khánh biểu phải ráng học thi cho đậu đặng tới tuổi phải làm bổn phận nam nhi thì vô mà tập luyện chớ nếu không có bằng gì hết thì vô nhập ngũ làm binh nhì cực lắm.
      Tòng nói Tòng có đủ thì giờ mà lấy bằng Tú tài rồi vào trường ngoài Nha Trang kịp.
      Qua tới nhà, Khánh thấy cái rương với cái túi của cậu còn để tại phòng khách, cậu kêu anh bồi đem dùm vô phòng ngủ của cậu. Cậu nói trưa hôm qua cậu ở Quy Nhơn đi theo lên Pleiku ngủ rồi sáng nay ở trên đó đi về, quần áo dơ hết. Cậu xin lỗi đi tắm rửa và thay đồ sạch sẽ rồi sẽ nói chuyện.
      Hai bà với hai cô lo sắp đặt bữa cơm cho ngon mà đãi Khánh, mấy năm nay ở ngoài ăn uống thất thường chắc thèm đồ ăn ở nhà.
      Khánh tắm gội rồi cũng bận một bộ đồ ka-ki khác sạch sẽ vậy thôi chớ mới về đâu có đồ trắng hay đồ gì tốt mà bận. Cậu vừa ngồi thì bồi bưng một mâm ly với la-ve , nước cam để trước mặt cậu. Cô Đào hỏi muốn dùng thứ nào. Cậu xin cho la-ve đặng uống cho đã khát. Tòng cũng uống la-ve nên dành la-ve rót hai ly. Hai bà với hai cô thì uống nước cam.
      Khánh hỏi Đào học thuốc chừng nào mới rồi. Đào nói mãn năm nay còn một năm nữa thì xong. Khánh nói Khánh cũng ưa ngành đó lắm. Hồi ở trường Trương Vĩnh Ký cậu học toán là có ý tiếp học thuốc. Vì cậu phải nhập ngũ, chớ không thì năm nay có lẽ cậu cũng như Đào sắp thành Bác sĩ y khoa, lo trị bịnh cứu khổ cho người ta, nhứt là cứu đồng bào nghèo.
      Bà Ngọc nhơn dịp ấy bà mơi khoe là có mua cái nhà khít một bên đây, thấy bán rẻ nên bà mua. Lý đương lo sắm dụng cụ để làm nhà bào chế và thí nghiệm thuốc, rồi chừng Đào có bằng Bác sĩ thì Đào mở phòng coi mạch cho thuốc tại đó cũng tiện.
      Khánh nói hồi mẹ mua rồi mẹ có cho cậu hay. Cậu tán thành ý kiến đó lắm. Để rảnh rồi cậu sẽ qua xem.
      Bà Ngọc biểu mai Khánh phải đi đặt may quần áo cho tốt bận, chớ ở Sài Gòn mà y phục lôi thôi như ở ngoài mặt trận vậy coi không được.
      Khánh nói mai cậu sẽ đặt đồ cho đủ mà bận như người ta, phải có vài bộ đồ trắng đi rước cấp trên, lại cũng phải có một bộ sẹt-kinh, một bộ nỉ để đi đám tiệc.
      Khánh hỏi mẹ vậy chớ Hoài có vô thăm mẹ hay không? Bà Ngọc nói Hoài đi bên Pháp học mấy năm nay có về đâu mà thăm. Khánh nói hôm tháng trước cậu có được thơ của cậu Hoài
      Sáu bà con vô phòng ăn ai muốn ngồi đâu tùy ý. Đào với Lý nãy giờ muốn nghe Khánh thuật việc ở ngoài chiến trận mấy năm nay nghe chơi mà ai cũng cứ nói chuyện nhà hoài làm hai cô thất vọng. Hai cô mời Khánh ngồi giữa bên nầy còn bà Ngọc ngồi đối diện phía bên kia đặng mẹ con thấy mặt luôn luôn. Bà Hòa không muốn để cho Lý với Đào ngồi một phía với Khánh, bà biểu hai cô ngồi hai bên bà Ngọc đặng ngó nhau mà nói chuyện cho dễ, để bà với Tòng ngồi hai bên Khánh.
      Ngó đồ ăn ngon dọn đầy bàn lại có mẹ với chị Đào chị Lý ngồi trước mặt, các người thân yêu đều sum hiệp một nhà, cậu Khánh vui mừng quá nên cậu cầm đũa gắp liền. Bà Ngọc mừng con bà no, cứ chỉ món nầy món nọ ép con ăn, bà không nhớ tới phận bà.
      Thình lình ông Thái bước vô ngoài trước ông hỏi lớn “cậu Khánh về tới hả? Cậu đâu?”.
      Bà Ngọc cũng đáp lớn: ”Ở đây, mời anh Hai đi thẳng vô trong nầy “.
      Khánh vội vã đứng dậy bước ra cửa phòng chào mừng ông Thái và mời ông ngồi ăn cơm luôn cho vui. Ông Thái dặn vợ với hai con ngày mai ráng lo nấu bữa cơm Việt cho đúng đặng chiều ông về ông đãi Khánh.
      Rồi đó Khánh vừa ăn vừa thuật sơ chuyện đánh giặc cho bà con nghe. Ăn rồi dắt nhau ra sa lông ngồi uống cà phê mà nói chuyện tiếp, tới 11 giờ ông Thái mới về để cho Khánh nghỉ.
      Đào với Lý cũng theo mẹ về bên nhà mà ngủ. Bà Ngọc muốn cầm một cô ở lại ngủ trên lầu với bà. Hai cô đều nói có Khánh về để cho bà vui với Khánh. Bữa nào không có Khánh ngủ ở nhà thì một cô sẽ qua ngủ dùm cho bà đỡ buồn.
      Đêm đó bà Ngọc mừng nên thức nói chuyện với con, gần 2 giờ khuya mẹ con mới phân tay đi ngủ. Nhưng mới tảng sáng mẹ con đều dậy hết. Uống cà phê rồi bà Ngọc dắt con đi dạo vườn, có ý khoe ở nhà bà vui sống, nên bà dọn dẹp đâu đó đều sạch sẽ, trước bông hoa đua nở tốt tươi. Khánh lấy làm vui lòng mà nhận thấy rõ ràng Đào với Lý giúp đổi hẳn trí ý của mẹ, bây giờ mẹ lăng xăng hoạt động chớ không phải cú rũ ưu sầu như trước nữa.
      Nhơn dịp bà Ngọc đưa con đi luôn qua xem cuộc nhà bà mua, Khánh xem ngoài rồi xem trong, cậu rất hài lòng, không chê chỗ nào hết.
      Bà Ngọc trở về ăn lót lòng, bà sai anh bồi qua biểu Lý sửa soạn rồi đi với bà lên Bình Phước chơi một lát. Cách chẳng bao lâu Lý qua lại có Đào nữa. Đào nói bữa nay Đào với Tòng không có học, nhưng Tòng mắc đi mua rượu đặng chiều đãi tiệc, còn bà Hòa thì mắc đi chợ với chị bếp. Đào không có công việc chi nên đi theo lên vườn xem ép đường chơi.
      Lúc nầy lò đường đương chạy, xe chở mía vô ra phía đó kình kịch, bởi vậy lên tới Bình Phước sốp phơ quanh xe vô đậu phía đất trống đằng vườn. Ông Thái ngó thấy nên ông đi lại tiếp rước rồi dắt Khánh đi xem vườn trước. Khánh thấy trên mấy liếp sạch sẽ, dưới mấy mương nước đầy, cây sởn sơ, trà xanh tốt thì cậu vui lắm. Bà Ngọc chỉ nền nhà cũ cho con thấy, bà nói nếu con muốn cất nhà mát cách nào thì bà sẽ mướn cất cho, Khánh ngó quanh quất rồi nói việc đó không gấp, nên đợi ít năm cho cây cao lớn, có bóng mát rồi sẽ hay.
      Cậu đi xem vườn tiêu, thăm mồ mả ông Ngoại bà Ngoại rồi mới trở ra xem lò đường. Mấy người giúp công theo Ba Lự tựu lại chào mừng con bà chủ sở. Cậu Khánh dòm cả thảy hơn 20 người có đàn ông mà cũng có đàn bà nữa, cậu đưa cho ông Ba Lự 200 đồng bạc biểu ông mua thịt cá mà đãi mấy bà con một bữa cơm. Nhơn dịp cậu ngỏ lời khuyên bà con cứ bình tĩnh làm ăn đừng sợ chi hết, quốc gia sẵn sàng ủng hộ đồng bào, giữ an ninh trật tự cho đâu đó đều an cư lạc nghiệp.
      Ghé vô căn nhà dùng làm trụ sở thì Khánh nói lúc có công việc nhiều ông Hai phải có mặt trên sở. Trụ sở chật hẹp thì bất tiện lại thiếu vệ sinh. Vậy nếu làm có lời nhiều thì nên cất nhà mát sớm một chút để làm trụ sở.
      Bà Ngọc nói làm năm đầu, mới sắp đặt cho yên nên mới không lời bao nhiêu. Mùa rồi số thâu hơn một trăm rưỡi ngàn, mà bị cất lò đường lại và sắm dụng cụ tốn hao nhiều nên cũng không có lợi. Mùa nầy chỉ xuất mua phân và mướn công làm lại thôi, lại trồng mía tới 80 mẫu đất nên chắc lời nhiều.
      Cậu Khánh nói vậy thì bán đường xong rồi cất trụ sở liền.
      Ông Thái cãi rằng chương trình của ông định là có lời thì mua máy cày đất, máy ép mía và máy nấu đường, đặng làm cho mau và bớt tốn nhơn công. Vậy nên lo sắm máy cho đủ rồi thì cây trong vườn sẽ cao lớn hết, chừng đó sẽ cất trụ sở rộng rãi để dùng làm nhà nghỉ mát luôn mới phải. Khánh gặc đầu không dám cãi.
      Ông Thái dắt Khánh ra lộ chỉ mấy sở mía của ông mướn trồng cho Khánh xem, nói chuyện với nhau quá 10 giờ Khánh mới lên xe mà về. Ông Thái dặn Đào và Lý phải giúp mẹ dọn tiệc chiều nay hẳn hòi. Ông hứa ông sẽ về sớm và ông sẽ mời ông Giáo đi dự tiệc với ông.
      Chiều bữa đó Khánh lấy xe đi đặt may áo quần. Bà Ngọc qua nhà bà Hòa phụ dọn tiệc. Đào với Lý lo chưng dọn phòng khách và phòng ăn đặng xem cho có vẻ tươi cười nên cậy Tòng đi mua bông hường, bông ơi-dê , bông cờ-lay-dơn đem về cắm mấy lục bình hực hỡ.
      Năm giờ chiều, xe ông Thái về tới có chở ông Giáo Hiệp theo. Ông Thái nói hồi sớm mai nói với dân trong làng ít lời nghe được quá, mà nhứt là đưa tiền biểu ông Ba đãi họ một bữa ăn, họ cảm tình hết sức. Họ tính với nhau sáng bữa sau họ cậy vài người đàn bà trong xóm đi chợ mua đồ về nấu trưa họ vui chơi với nhau.
      Gần 6 giờ xe cậu Khánh về nữa, mà cậu lại có chở cậu Hoài, mặc đồ Việt Nam coi lẫm liệt.Vợ chồng ông Thái, bà Ngọc cũng như Đào với Lý thảy đều vui mừng. Khánh cùng bạn xăng xái bước lên thềm mà nói: “Con ghé tiệm hỏi thăm anh Hoài tình cờ con gặp. Ảnh nói anh cũng mới về tới mấy bữa rày, con mừng quá, nên con bắt ảnh vô đây ăn cơm đặng nói chuyện chơi “.
      Hoài tiếp nói: “Cháu về được 5 bữa rồi. Hỗm nay cháu luôn có ý định ghé thăm hai bác với chị Đào chị Lý và em Tòng; ngặt mới về bận việc trình diện, nạp giấy tờ chờ bổ nhậm lăng quăng hoài nên chưa rảnh mà đi đâu được. Nay may gặp anh Khánh cũng mới về, thừa dịp cháu theo ảnh lên đây chúc mừng mấy bác mạnh khỏe.
      Ông Thái mời hai cậu ngồi và biểu Tòng kêu bồi đem đồ khai vị ra uống đặng nói chuyện chơi.
      Hoài ngó hai cô Đào và Lý mà nói: “Cách nhau lâu quá, mà chị Đào chị Lý cũng vậy, không đổi khác. Duy chỉ hai anh em tôi bị dãi dầu nắng gió nên khác nhiều“.
      Khánh nói: ”Hai chị cũng đổi khác chớ. Chị Lý bây giờ là bà Dược Sư, còn chị Ðào năm tới đây cũng là bà Y khoa Bác sĩ nữa“.
      Hoài nói: ”Vậy à! Ồ! Tôi rất mừng cho hai chị, mừng lắm. Trong lúc hai đứa tôi là trai phải lo để tranh độc lập cho quốc gia, hai chị là gái hai chị cũng lo ung đúc tài nghề đặng cứu chữa tật bịnh cho nhơn loại. Vậy thì quý biết chừng nào. Đáng mừng lắm “.
      Lý hỏi: “ Nghe người ta nói đi học phi công có hai năm thì họ được về sao anh Hai học lâu chi dữ vậy?”.
      Rồi đó Khánh với Hoài thuật công việc của mình làm mấy năm nay. Khi buồn lo khi đắc chí, nói chuyện mà pha giễu cợt bởi vậy ai nghe cũng vui lòng. Khai vị rồi ăn cơm, cuộc vui còn kéo dài hơn nữa. Khánh với Hoài nói lâu ăn cơm Việt Nam theo điệu Sài Gòn nên về ăn ngon quá.
      Bà Ngọc nói mai tới phiên bà đãi, bà hỏi hai cậu muốn dùng đồ Tây hay đồ Tàu. Hai cậu nói lâu ăn đồ Tàu nên xin ăn cơm Quảng Đông một bữa. Bà Ngọc nói sáng mai bà sẽ vô cao lầu trong Chợ Lớn mà đặt một cỗ lựa đồ ngon mà đặt và giao họ chở ra nhà bà mà đãi. Bà mời hết bà con trong tiệc nầy tối mai trước 7 giờ đến nhà bà mà chung vui một bữa. Ai nấy đều chịu hết không từ chối.

      #18
        NuHiepDeThuong 29.10.2004 00:40:58 (permalink)
        Chương 20 (chương kết )


        Tối bữa sau ăn uống rồi Hoài xin về sớm vì khuya phải đi viếng nhiều phi trường ở Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, Biên Hòa. Gặp Khánh đã ba đêm nói đã đủ chuyện rồi, vợ chồng ông Thái với mấy con cũng đã về nghỉ.
        Thấy đồng hồ chưa tới mười giờ bà Ngọc biểu bồi chế một bình trà đem lên lầu rồi mẹ con lên uống đặng nói chuyện chơi.
        Bà Ngọc nói dông dài một chút rồi bà phân trần tâm sự với con: ”Con về hai bữa rày con đã thấy bây giờ má không phải như hồi trước nữa. Má vui vẻ hoạt động chớ không phải buồn bực đau rề rề nữa. Ấy là nhờ Trời Phật phò hộ cho má, mà cũng nhờ vợ chồng anh Hai Thái giúp má như em ruột, nhứt là nhờ Đào với Lý yêu má như mẹ ruột, thay phiên nhau qua ăn ngủ với má đặng an ủi cho má hết buồn hết lo. Má nói thiệt với con, má chẳng khác nào người đã gần chết mà nhờ, trên Trời Phật ban ơn, dưới nhờ cả nhà anh Hai Thái giúp đỡ, nên má sống lại. Má mang ơn trên nghĩa dưới đều nặng hết. Nên mấy năm sau đây, từ khi hay con bị đạn mà khỏi chết, má đặt bàn thờ Phật trong nhà để hôm sớm tưởng niệm và ngày rằm với ngày mùng một má ăn chay, trước tạ ơn Trời Phật, sau khấn nguyện cho con lành mạnh đặng mẹ con sum hiệp. Từ bữa được tin con sắp được trở về Sài Gòn thì má mừng quá, má nguyện với Trời Phật chừng nào con về rồi má sẽ ăn chay mỗi tháng 6 ngày mà trả lễ. Đối với Trời Phật thì bắt đầu từ tháng 2 nầy má sẽ làm theo lời nguyện. Còn đối với nhà anh Hai Thái thì má bối rối hết sức, không biết phải làm sao má đáp nghĩa cho xứng đáng. Con đã thấy công việc làm trên Bình Phước. Má là đàn bà má làm sao được. Má nhờ tay anh Hai Thái hơn 2 năm nay ảnh bỏ phú cuộc buôn bán của ảnh cho ông Giáo Hiệp coi, ảnh tận tâm giúp má lên Bình Phước hằng ngày lo xây dưng cơ nghiệp của ông ngoại con hồi trước, đặng má trọn thảo với cha, mà má còn có lợi mổi năm mười muôn nữa, con nghĩ coi công ơn đó lớn là dường nào. Năm rồi có lợi nhiều, má chia hai cho ảnh cũng như hùn với nhau. Kẻ có của người có công.
        Vợ chồng ảnh không chịu lấy tiền. Khổ hôn! Má nói quá, vợ chồng ảnh mới chịu chia lời, nhưng ảnh lấy một phần ba mà thôi, để cho má tới hai phần. Má không biết làm sao nên sẵn dịp người ta bán nhà rẻ lại có đủ đồ đạc má mới mua để đó đặng sau Đào với Lý có chồng thì má cho nó đặng trước đáp nghĩa cho vợ chồng anh Hai Thái. Sau má đền ơn riêng cho chị em nó”.
        Khánh nói:
        - Má tính như vậy hay quá. Ra đi con thấy má buồn rầu đau khổ, con đứt ruột. Con gởi gắm má cho chị Đào chị Lý, cậy hai chị ở nhà thế cho con mà săn sóc an ủi má. Con hay hai chị thay phiên ở với má như con gái trong nhà, con mới bớt lo. Nhưng con hay má nhờ hai bác với hai chị mà má hết đau ốm, lại được sống trong vui vẻ thân yêu nhiều khi con nghĩ chừng con về con không biết phải làm sao đền ơn đáp nghĩa cho vừa. Bác Hai gây dựng lại cơ nghiệp lại cho má, dầu có lời bác chịu chia hai đi nữa, ấy là má trả tiền công, chớ đâu phải đáp nghĩa. Còn với tình nghĩa của hai chị, má mua sẵn một tòa nhà để dành mà cho thì xứng đáng thiệt. Nhưng hai chị có chồng sẽ ở riêng, chớ đâu phải ở chung hoài. Có một cái nhà mà cho chung sao được, má cho chị nầy còn chị kia má tính sao?
        - Hồi mới mua nhà má không có nghĩ tới chỗ thắc mắc đó. Má tính cho chung đặng sau Lý dọn phòng bào chế ở trong, còn Đào mở phòng coi mạch ở ngoài. Chừng mua xong rồi má mới nhớ tới sự hai đứa đó sẽ có chồng. Má đương bối rối, lo ngại về chỗ con nói đó, kế má được thơ con cho hay lối Tết chắc con sẽ được đổi về Sài Gòn, Má mừng rồi trí má phát sanh một sáng kiến có thể giải quyết sự bối rối đó được.
        - Má tính làm sao?
        - Má tính chừng con về, má nói vợ chồng anh Hai Thái gả con Đào cho con. Nó ở chung nhà nầy với mẹ con mình. Phía trước của mình còn dư rất nhiều. Chừng nó cần dùng coi mạch thì má cất riêng vài căn nho nhỏ ngó ra sân đó cho nó, hay là cất nối một bên hông cũng được. Làm như vậy thì tòa nhà mua bên kia má cho riêng một mình con Lý ở trọn. Má thấy làm cách đó thì ân nghĩa cả thảy đều được đền đáp vuông tròn, ba nhà ở luôn một dãy với nhau, tình thân yêu được bền dài, cảnh đời sống được luôn vui vẻ, má đợi con về má hỏi ý con rồi má sẽ nói chuyện với vợ chồng anh Hai Thái, con nghĩ sao?
        Khánh trầm ngâm một một hồi rồi cậu đáp:
        - Khi con mới quen với chị Đào chị Lý thì con có thiện cảm với hai chị vậy thôi. Học chung với nhau mấy năm, được gần gũi nhiều, con biết tánh nết của hai chị thì tình thiện cảm đó đó lần lần hóa ra tình thân yêu. Vì hai chị lớn hơn con một tuổi, nên tình thân yêu của con là tình chị em vậy thôi chớ thiệt con không có ẩn ý nào khác. Mấy năm sau nầy cách biệt nhau, mà hai chị sẵn lòng giữ lời con ký thác, hai chị thế cho con mà lo lắng cho má còn hơn có con ở nhà. Con đã cảm tình rồi còn thêm cảm nghĩa nữa. Thuở nay con mắc lo cho má nên con không có nghĩ tới việc cưới vợ. Nay má tính cưới chị Đào cho con. Má muốn làm như vậy cho trọn nghĩa vẹn tình. Ý của má hay lắm. Con biết rõ tánh nết chị Đào, kính má như mẹ ruột, mà má cũng yêu chị như con ruột. Chị làm dâu má thì hạp lắm. Mà con có vợ sắp được bằng Y Khoa bác sĩ thì có chỗ gì mà con chê được đâu. Huống chi muốn đền ơn đáp nghĩa, muốn được má vui vẻ mà sống với con, dầu con phải cưới một người vợ quê mùa hèn hạ con cũng không nệ. Bữa con mới về chị Đào lại nói chị kỉnh trọng cái thẹo trên mặt con chớ chị không dám chê. Vậy con hết lo về chỗ đó. Ngặt chị lớn hơn con một tuổi, lại thuở nay con kỉnh chị như chị con, con sợ chị ngại về chỗ đó chị không ưng làm vợ con.
        - Con đừng lo. Nếu con bằng lòng thì má nói chuyện với vợ chồng anh hai Thái đặng cắt nghĩa cho Đào được. Người ta nói “Nhứt gái hơn hai, nhì trai hơn một ” tuổi như vậy kết vợ chồng tốt lắm. Gái lớn hơn hai tuổi còn tốt thay, lớn hơn một tuổi có sao đâu mà ngại.
        - Mà chị Lý tánh nết cũng như chị Đào, chị Lý cũng kính cũng yêu má như chị Đào, chị Lý học đã xong rồi. Sao má không cưới chị Lý cho con, má lại chọn chị Đào còn học hơn một năm nữa?
        Câu hỏi nầy làm bà Ngọc bối rối, bà phải ngập ngừng một chút rồi mới đáp:
        - Hai đứa cũng như nhau mà không biết phải chọn đứa nào. Hôm Tết má cúng vái Phật Bà rồi má xin keo. Má lấy hai đồng bạc cắt má để trên bàn thờ. Ban đầu má vái nếu cuộc làm sui giữa má và vợ chồng anh Hai Thái mà tốt thì cho hai đồng sấp hết hoặc ngửa hết, còn như không tốt thì cho hai đồng bông chẹo, một đồng sấp một đồng ngửa. Má vái rồi má giằn thì hai đồng sấp hết. Vậy là tốt. Má vái nữa, như phải cưới con Đào thì cho sấp, còn phải cưới con Lý thì cho ngửa. Má dằn một đồng mà thôi bây giờ cũng cho sấp, tại vậy nên má phải chọn con Đào.
        - Má đã tính kết cuộc hôn nhơn cho tròn ơn nghĩa, mà Trời Phật lại khiến như vậy, thì con phải chịu. Con hỏi cho biết vậy thôi, chớ cuộc trăm năm của con má định lẽ nào tự ý má con đâu dám cãi.
        - Vậy thì sáng mai má nói chuyện với vợ chồng anh hai Thái.
        - Con cưới chị Đào rồi, còn chị Lý biết chừng nào chị mới có chồng đặng má cho chỉ cái nhà đó?
        - Chừng nào con Lý có chồng rồi sẽ hay. Cha chả, nếu anh Hai Thái gả Lý cho người xa lạ, họ chen vô ở một dãy với hai nhà nầy, không đồng tâm chí với nhau, sợ ít vui.
        - Con muốn xúi anh Hoài cưới chị Lý đặng vợ chồng ảnh ở một bên mình. Má nghĩ coi được hay không má?
        - Được lắm chớ. Hoài là anh em thân thiết với con từ hồi nhỏ đến giờ, lại quen với Đào và Lý nhiều nữa. Nếu Hoài chịu cưới Lý rồi ở chung một dãy với mình chắc vui lắm.
        - Anh Hoài một tuổi với chị Lý, để con làm mai cho Hoài cưới Lý đặng ở gần nhau chơi.
        Thế là nguyện vọng của bà Ngọc sắp được thỏa mãn hoàn toàn. Cưới Đào cho Khánh đặng đáp nghĩa với vợ chồng ông Thái nuôi dạy Lý hẳn hòi rồi cho bà nhìn con nữa. Gả Lý cho người tử tế thân thiết, rồi con trai con gái đều được sum hiệp với bà, mà chúng nó không hay biết tội lỗi của bà ngày xưa, nên bà khỏi bị con phiền trách, hoặc thất kỉnh. Bà vui mừng hết sức.
        Ăn lót lòng bà Ngọc dặn con có rảnh con đi xuống hãng kiếm mua một chiếc xe hơi mới để riêng cho con đi làm việc, chớ xe cũ bà thường dùng đi lên sở, nên không rảnh cho con đi.
        Bà qua nhà bà Hòa thì xe của ông Thái mới đưa Đào và Tòng đi học chưa về. Bà mới thuật lại cho bà Hòa nghe hồi hôm bà có bàn tính việc nhà với Khánh rồi, Khánh rất vui lòng mà chịu cưới Đào, lại hứa làm mai Hoài xin cưới Lý đặng ở chung với nhau một dãy cho vui. Hai bà vui mừng nên xe trở về hai bà lên Bình Phước mà bàn hai cuộc hôn nhơn đó với ông Thái.
        Ông Thái thấy hai bà lên tới thì ông nói ông biết xe của bà Ngọc phải để cho Khánh đi. Vậy từ rày ông trả chiếc xe của ông lại cho ngoài nhà ông đặng hai bà đi và đưa rước sắp nhỏ đi học. Nhưng lúc nầy ông phải ở trên sở tối ngày. Vậy sớm mơi phải cho xe vô đưa ông đi rồi xe trở về ngoài Sài Gòn đến chiều lối 5 giờ sẽ lên rước ông vậy thôi. Bữa nào hai xe mắc hết, không đưa rước sắp nhỏ được thì biểu nó kêu xích lô mà đi, hoặc đi xe máy cũng được.
        Hai bà nói chuyện hôn nhân thì ông nói nếu sắp nhỏ xuôi thuận hết thì càng tốt, vì hai nhà thêm thân thiết với nhau hơn. Nhưng ông khuyên bà vợ phải hỏi ý của Đào như Đào chịu thì sẽ tính lễ cưới. Còn việc của Lý thì nếu ưng Hoài mà bà Ngọc cũng đành bụng thì ông không ngăn trở. Nhưng chẵng nên nói cho Lý biết trước, phải đợi chừng nào Hoài cậy mai mối nói chánh thức rồi hai bà sẽ tính với con.
        Bà Ngọc thuật rõ tâm sự của bà cho ông Thái nghe. Mẹ con bà tính cưới Đào là cố ý muốn cho tròn ơn tròn nghĩa. Còn gả Lý cho Hoài rồi cho ở cái nhà bà mua đó, ấy là cố ý muốn mẹ con gần nhau, mà khỏi phải nhìn nhau làm cho sanh việc không hay. Bà nói tới 11 giờ mới lên xe mà về với bà Hòa, hứa chiều sẽ cho xe trở lên rước ông Thái.
        Xe về ghé nhà bà Hòa thì hai bà gặp Khánh đương ngồi uống la-ve mà nói chuyện với Đào và Lý. Khánh nói với bà Ngọc:
        - Mấy năm nay con chạy xe Jeep giỏi, con có giấy thi của nhà binh cấp cho con đàng hoàng; con lái xe mà đi được, khỏi mướn sốp-phơ “.
        Bà Ngọc cười, bà biểu con thôi về ăn cơm. Bà hỏi Đào với Lý người nào chịu qua ăn cơm với bà. Hai cô xin ở bên nầy ăn cơm với mẹ để Khánh ăn với bà.
        Về tới sân, Khánh nói với mẹ rằng cậu đi làm công việc rồi sớm, cậu trở về hỏi Lý coi Đào học trường thuốc ở đường nào đặng cậu đi rước về nói chuyện té ra bữa nay Đào học tới 9 giờ rưỡi đã về rồi. Luôn dịp cậu ở đó nói chuyện mẹ con bàn tính hồi hôm đó cho Đào nghe và cậu hỏi Đào bằng lòng kết tóc trăm năm với cậu hay không. Đào thành thiệt nói rằng về phần Đào thì không thấy có điều chi trở ngại. Nhưng việc trăm năm phải do cha mẹ chớ con không phép tự chuyên. Thế thì Đào đã chịu rồi. Vô tới nhà Khánh lại nói hồi nãy cậu có dọ thử ý Lý coi Lý có chỗ gì chê Hoài hay không. Lý cũng nói như Đào, việc trăm năm tùy ý cha mẹ định. Lý không thấy có gì chê Hoài được.
        Bà Ngọc cười mà nói: “Vậy thì việc mình tính đều xuôi thuận hết. Má với chị Hai Hòa lên Bình Phước đã hỏi ý anh hai Thái rồi. Ảnh bằng lòng gả Đào cho con. Còn con Lý nếu Hoài xin cưới, mà nó cũng ưng thì ảnh không cản trở, đặng hai anh em cưới hai chị em cho vui“.
        Hoài đành bụng lắm. Nhưng Hoài muốn hỏi ý của Lý trước. Như Lý chịu thì Hoài sẽ thưa cho cha mẹ hay rồi mới cậy mai nói. Hoài cậy Khánh mời giùm Đào với Lý tối thứ bảy đi ăn cơm với hai anh em đặng Hoài dọ ý Lý.
        Khánh về thưa cho mẹ hay rồi qua xin bà Hòa cho phép cậu thay mặt Hoài mà mời Đào với Lý đi ăn cơm. Biết Hoài là trai đứng đắn, lại thêm có Khánh đi theo, bà Hoà không lo ngại chi hết nên bà cho Đào với Lý đi.
        Tối thứ bảy. Khánh lái chiếc xe mới rước Đào với Lý đi vô Chợ Lớn, Hoài đi xe riêng vô trước chực rước ba bạn lên cao lầu, vô phòng riêng ngồi uống đồ khai vị, Hoài mới nói: ”Chúng ta là bốn bạn thân yêu nhau hồi còn ôm sách đi học. Tôi với Khánh vì phận sự nam nhi nên phải ly tán trót 4 năm. Ngày nay được tái hiệp cùng nhau thiệt tôi vui mừng quá. Mà càng mừng nhiều hơn nữa là được hay bạn sắp cưới chị Đào. Vì vậy nên tôi mời ăn với tôi bữa cơm nầy đặng tôi tỏ lòng mừng của tôi và xin phép cầu chúc trước cho chị Đào với bạn Khánh sanh con nhiều đặng mấy bác hai bên vui lòng toại chí. Tôi biết chắc hai bạn sẽ hòa thuận trăm năm, sẽ hưởng hạnh phúc tràn trề nên tôi không cần chúc về việc đó, chớ không phải tôi quên hay là muốn làm khác thế tình thiên hạ. Còn tôi xin tỏ thiệt với ba anh chị, tôi về trển hổm nay cha mẹ tôi có nhắc việc cưới vợ. Tôi đương tư lự không biết vợ ở đâu mà cưới. Bạn Khánh báo tin cho tôi hay bạn sắp cưới vợ, bạn làm cho tôi nôn, bạn nói bạn cưới chị Đào thì tôi cưới chị Lý đặng bốn bạn cũ chung làm một khối. Tôi nghe lời bạn khuyên tôi mừng lắm. Ngặt tôi học nghề lái máy bay, tôi sợ chị Lý cũng như mấy cô gái giàu sang khác, chị chê tôi chị không ưng. Nhơn dịp gặp nhau đây tôi xin phép hỏi ngay chị Lý vậy chớ chị có chê tôi như một vài bạn gái của chị đó hay không, chị cứ thành thật nói cho tôi biết“.
        Cô Lý ngó Hoài mà cười và hỏi:
        - Tại sao mà chê? Tôi nghe nói nghề hoa tiêu ngành hàng không là nghề khó tập luyện hơn hết. Đi học bao nhiêu phải rơi rớt dọc đường hơn phân nửa còn thành công hơn phân nửa đó là may. Anh đã làm phi công thì vinh diệu lắm ai dám chê.
        - Số là vầy: tôi về hổm nay tôi nghe có một vài cô gái Việt Nam giàu sang chê Phi công chúng tôi là “sốp phơ máy bay ” không tài năng danh giá gì. Anh em chúng tôi chắc phải cưới vợ gái ngoại quốc, hết trông mong cưới vợ Việt Nam được.
        - Ai mà nói kỳ cục như vậy? Tôi không có nghe. Ví dầu có người chê như vậy, ấy là người chỉ biết bạc tiền không kể làm chi gì hết. Ấy là thứ chim se sẻ tối ngày xẩn bẩn theo mấy hàng rào kiếm coi có ai phơi lúa thì đáp xuống mà mổ; thứ chim đó có biết những con hạc những chim nhạn, những đại bàng làm gì ở trên mây xanh đâu. Dầu có người chê Phi Công, đó là người thiếu giáo dục, bình sanh mong lựa chốn êm ấm để núp giông gió mà kiếm ăn, không hiểu chi anh hùng nghĩa sĩ, không kể đến tổ quốc đồng bào chi hết. Người có học thức có tâm chí, ai cũng kính trọng Phi Công chớ ai mà dám khinh rẻ.
        - Té ra chị không chê tôi sao chị Lý? Tôi mừng lắm. Tôi sẽ bước tới, bước tới liền.
        Cô Lý với cô Đào ngó nhau mà cười.
        Hoài day qua nói với Khánh:
        - Bạn về thưa với bà bác hay trước, mai mốt má tôi vô sẽ cậy bà bác làm mai, nói dùm cho tôi cưới chị Lý. Nhưng nói rồi để đó, chờ tôi kiếm mướn được nhà rồi tôi sẽ cưới, chớ tiệm chật hẹp quá có vợ ở không tiện.
        - Bạn khỏi lo nhà cửa. Má tôi có mua cái biệt thự khít bên nhà tôi. Má tôi tính hễ chị Đào hay chị Lý có chồng thì má tôi cho cái nhà đó mà ở. Tôi cưới chị Đào, chị ở bên nhà tôi. Nếu bạn cưới chị Lý thì vợ chồng bạn cứ tự nhiên ở cái nhà đó.
        - Ồ! Được vậy thì tôi càng có phước hơn nữa. Ba nhà nhập làm một khối, tam gia hiệp nhứt vui biết chừng nào!
        Hoài hớn hở kêu phổ ky biểu bưng đồ ăn cho mau. Rồi bốn người ăn uống, tâm đầu ý hiệp, nói chuyện vui cười, tuy đã thỏa thuận kết duyên, song hai cậu vẫn gọi hai cô là chị Đào chị Lý.
        Hạng thanh niên của thế hệ mới, ung đúc tâm hồn theo quân sự, quen cầm xe jeep chạy rần rần, không kể đường quanh co, quen lái máy bay xông lướt gió giông vụt vụt không biết sợ nguy hiểm, bởi vậy làm việc chi cũng làm chớp nháng như xông trận, như tuôn mây.
        Trong một tháng thì Khánh đã cưới Đào, vợ chồng ở cái nhà lầu chính giữa với bà Ngọc. Rồi hai tuần sau nữa thì Hoài cưới Lý, vợ chồng ở với nhau trong cái biệt thự một bên. Một buổi Khánh đi làm, Đào đi học; bà Ngọc nằm một mình trên bộ ván trong phòng khách đàn bà. Bà đương vui sướng về sự hai đứa con của bà đều được thành danh lại được gom về một cửa với bà. Thình lình anh bồi bước vô thưa cho bà hay có một cô trọng tuổi, xưng tên cô Kim, xin phép vào thăm bà.
        Bà Ngọc không biết cô Kim nào ở đâu, bà lồm cồm ngồi dậy rồi bảo anh bồi mời khách vô. Khách vừa bước vô thì bà nhìn biết ấy là cô Kim, em gái của Trần Trung Chánh, tình nhân gây hại cho bà hồi còn nhỏ. Nhưng bà giả như không quen biết, bà mời ngồi rồi hỏi: ”Xin lỗi cô, vậy chớ cô là ai, cô đến thăm tôi có việc chi?”
        Cô Kim cười đáp: ”Chị quên tôi hay sao? Tôi là Kim em của anh Chánh hồi trước đó. Anh tôi qua Pháp mà học thi lấy bằng bác sĩ rồi ở luôn bên đó mà tu nghiệp. Hôm nay nghe nước nhà đã được độc lập rồi, ảnh muốn trở về xứ sở đặng mở phòng coi mạch. Ảnh viết thơ biểu tôi kiếm chị coi bây giờ chị có chồng con hay không và chừng ảnh về chị có vui lòng gặp ảnh hay không?”.
        Bà Ngọc lơ lửng nói: ”Anh Chánh? Anh Chánh nào? Tôi không nhớ”.
        Cô Kim nói: ”Có lẽ nào chị quên”.
        Bà Ngọc nghiêm nghị nói.: ”Khoảng đời của tôi hồi nhỏ là đời tội lỗi. Trót hai mươi mấy năm tôi lo tu niệm mà chuộc hết tội lỗi, tôi trả dứt nợ, tôi chôn mất khoảng đời đau khổ đó được rồi. Mấy năm nay tôi sống với khoảng đời mới, tôi không nhớ việc cũ chút nào hết. Giữa trời thanh bạch tôi không muốn cô bươi đống tro tàn cho nó bay bụi làm dơ dáy chớ không có ích gì ”.
        Cô Kim muốn nói nữa. Mà bà Ngọc lại bước xuống đất, dường như muốn từ khách đặng đi vô trong, rồi kế bà Hòa qua chơi. Chủ nhà niềm nở nói chuyện không ngó ngàng đền cô Kim nữa. Cô kim phải cáo từ mà về.
        Bà Hòa hỏi cô Kim đó là ai. Bà Ngọc mới thuật câu chuyện nói hồi nãy đó lại cho bà Hòa nghe. Bà Hòa hỏi tình cũ nghĩa xưa sao không chịu cho ông Chánh gặp đặng chỉ đứa con của ổng cho ổng biết?
        Bà Ngọc nói: ”Thôi, thôi chuyện đã qua rồi không nên nhắc lại. Diễn tuồng bi kịch, tôi thủ vai đào lâu quá phải để cho tôi đổi vai ni-cô đặng tôi nghỉ cho khỏe chớ. Con người gặp khó khăn không bền chí, chờ yên ổn lại lân la, tình nghĩa gì mà cho biết con, cho gặp mặt“.
        Có buồn rồi mới có được vui; có cực rồi, mới biết sướng. Bà Ngọc trải qua những nổi buồn rầu cực khổ. Từ đây bà mới vui sướng mà sống với cảnh đời thân ái giữa con trai con gái với dâu rể hòa thuận một nhà.
        Có một điều làm cho người không hiểu tâm sự của con rể bà, họ có hơi thắc mắc, là Khánh kêu vợ là chị Đào mà Hoài cũng kêu vợ là chị Lý.
        Ai muốn hiểu sao tự ý, bà Ngọc cứ vui cười tối ngày.
        Còn bà Hòa có 2 đứa con gái mà chúng nó theo người khác hết, nhưng bà không buồn, là vì bà biết ngó xa, bà thấy trong ít năm nữa bà sẽ có dâu, nó thế cho con gái.


        Phú Nhuận 25-8-57

        HẾT

        **************

        Truyện đã đưa vào thư viện.


        <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.11.2004 02:50:34 bởi NuHiepDeThuong >
        #19
          Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 19 trên tổng số 19 bài trong đề mục
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9