Đồ đồng Việt Nam
Ngọc Lý 20.12.2007 13:17:51 (permalink)
 
 
.
 
 
Riìu bằng đồng của Lạc Việt
Văn hoá Đông Sơn
 
Đầu tháng 5.2007, anh Hoàng Văn Huyên (thôn Lục Khang, xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang), trong lúc khai thác cát sỏi ở ven sông Gâm, huyện Nà Hang (thuộc vùng lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang) đã tìm thấy 2 di vật: Chiếc rìu chiến nặng 400 gram, lưỡi cao 8,5cm, rộng 11,5cm,  chuôi dài 9,2cm, rộng 3,6cm, bề dẹt 1,4cm; di vật thứ hai là chiếc rìu lưỡi xéo gót tròn nặng 180 gram, cao khoảng 10cm, rộng chừng 9,2cm, phần chuôi có lỗ tra cán rộng 1,5cm x 3,8cm. Hai di vật trên (ảnh) có chất liệu bằng đồng thau, được đúc với kỹ thuật tinh xảo, tạo dáng đẹp, chắc, khoẻ. Hiện vật có niên đại cách ngày nay khoảng 3.000 năm, thuộc thời kỳ văn hoá Đông Sơn của nhà nước Văn Lang, thời đại Hùng Vương.
 
Quang Văn Dũng
LaoDong.com
 
.
BÌNH NGUYÊN LỘC
NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM:
 
 
Thứ nhứt, chữ Việt nguyên thỉ viết rất kỳ lạ: một nét ngang dài và một cái móc ở dưới. Đó là chữ Việt cuối đời nhà Thương, đầu đời nhà Chu, chớ đời Hạ, không ai biết nó ra sao cả, vì không tìm được cổ tự đời Hạ bao giờ, nếu đời Hạ đã có chữ.

Chữ Việt giản dị đó, đích thị là cái đuôi của chữ Việt thứ nhì trong thư tịch Trung Hoa, chữ Việt mà các nhà Nho ta gọi là Việt bộ Mễ, nhưng người Trung Hoa gọi đó là chữ Việt bộ Nguyệt vài cái bộ Nguyệt là chính khúc đuôi ấy, chớ không phải là chữ Mễ bên trong khung vuông.

Cho tới khi Khổng Tử san định Kinh Thư thì chữ Việt bộ Mễ mới thấy xuất hiện, chớ trước đó thì chỉ có chữ Việt nguyên thỉ là cái đuôi của chữ Việt bộ Mễ.
 
Bộ 119 米 mễ

việt
yue

Tại sao họ lại viết như vậy? Không thấy sách nào cắt nghĩa cả, chúng tôi nghiên cứu riêng thì thấy rằng chữ Việt nguyên thỉ và đơn giản đó, có thể có nghĩa là cái rìu, mà sau này, đến đời Chu người Tàu mới viết lại với KimThích.

Bằng chứng mà chúng tôi trình ra đây chỉ do nhiều năm nghiền ngẫm, như đã nói, không thấy sách nào giải thích cả. Cái chữ Việt đó là chữ tượng hình, hình một loại vũ khí độc đáo mà dân Việt có, lưỡi bằng đồng pha, cán ngắn, dùng để ném đi, chớ không phải để cầm tay mà chém trực tiếp.

Một lưỡi rìu như vậy đã đào được ở Quốc Oai, giữa Hà Đông và Sơn Tây, mà người Pháp cho rằng giống chiếc giày hay một bàn chơn. Cán rìu bằng nhánh cây chớ không phải bằng gỗ đẽo, bằng vào công trình hồi phục lối tra cán cho loại rìu ấy của các nhà bác học Viện Viễn Đông bác cổ.

Chúng tôi xin trình bày ra đây hai bức họa, chữ Việt nguyên thỉ đó, và hình của lưỡi rìu Quốc Oai với cán bằng nhánh cây, theo như đã hồi phục (xem hình trang sau).

Thật ra thì theo sách vở, chữ Việt chỉ có nghĩa là cái búa (le marteau) mà thôi, chữ Phủ mới là cái rìu (la hâche).

Nhưng người Trung Hoa, trong ngôn ngữ thường, đều gọi cả hai thứ là Phủ hoặc là Việt, hoặc là Phủ Việt. Tiếng Quan Thoại, Phủ họ đọc là Fúa, và dân ta đã vay mượn và nói sai chỉ có một chút xíu, từ âm B, thay cho âm F mà thôi. Phủrìu trong sách vở, mà là búa ở trong dân gian (ở Trung Hoa).

Tại sao có sự dùng danh từ hỗn loạn như vậy?

Là tại có một loại rìu, một bên là rìu, còn một bên là búa.

Tiếng Việt Nam cũng không phân biệt, y như tiếng Tàu. Tự điển Khai trí Tiến đức (Hà Nội) định nghĩa búa là búa mà cũng là rìu dùng để bổ cây. Quanh chúng tôi, chúng tôi cũng không nghe ai phân biệt búa rìu một cách quá khắt khe. Người ta nói “Võ khí của Trình giảo Kim đời Đường là cái búa”. Mà thật ra, đó là cái rìu.

Những gì xảy ra cho Phủ cũng xảy ra cho Việt, nghĩa là khi xưa bên Tàu, cái việt, tuy trong sách có nghĩa là búa, nhưng vẫn được dân chúng hiểu là rìu. Mà cái việt là tiếng phiên âm, nó là danh từ chứ không phải danh xưng, mà là danh từ của dân Việt.

Chữ Việt nguyên thỉ đời nhà Thương.

Lưỡi rìu bằng đồng đào được ở Quốc Oai và sự hồi phục cán bằng nhánh cây của Viện Viễn Đông bác cổ. Chữ việt và rìu giống hệt nhau và trong Hoa ngữ thì việt là cái rìu, ngày nay viết khác, một bản Kim, một Thích, nhưng xưa thì như trên.

Dân ấy dùng danh từ đó để chỉ món vũ khí độc nhứt của họ mà Tàu bắt chước cả danh từ lẫn món đồ, chớ Tàu đã có danh từ Phủ và Thích rồi, không cần thêm danh từ Việt nữa mà phải sáng tạo lần thứ ba. Họ phải mượn danh từ vì đã mượn món vũ khí.

Gọi một thứ dân bằng danh từ chỉ một món đồ độc đáo của dân đó, là chuyện đã có xảy ra trong lịch sử, thì giả thuyết rằng họ gọi tên dân Việt bằng danh từ việt chỉ cái rìu của Việt, không phải là vô lý.

Về sau, tự nhiên họ phải viết tên cái rìu (tức cái việt) rắc rối hơn, với bộ Kim, cho phân biệt với chữ Việt tượng hình cái rìu dùng để chỉ tên dân.

Tên dân lạ, thường được Tàu đặt bằng biệt sắc của dân ấy mà lưỡi rìu đó là một biệt sắc rất độc đáo. (Mà nếu quả như vậy thì danh xưng Việt là do Tàu đặt cho ta, chớ không phải do ta tự xưng. Ta chỉ gọi cái rìu của ta là cái việt, chỉ có thế thôi).

Cũng nên nhớ rằng loại lưỡi rìu Quốc Oai nói trên được cả người Việt Nam hiện nay gọi là Búa mặt nguyệt, vì nó hơi giống mặt trăng lưỡi liềm. Đó là nói theo ngày nay mà ta đã vay mượn Phủ rồi, chớ xưa, chắc là nói Việt mặt nguyệt. Nhận xét này cắt nghĩa được tại sao chữ Việt mà ta gọi là bộ Mễ, người Tàu lại gọi là bộ Nguyệt, vì chính họ cũng thấy là cái đuôi quan trọng đó giống trăng lưỡi liềm, bằng không phải vậy thì không sao cắt nghĩa được tại sao bộ Mễ lại bị họ gọi là bộ Nguyệt.
 
 
 
RÌU QUỐC OAI
BÚA MẶT NGUYỆT

Đây chỉ là ức thuyết. Nhưng rồi chúng ta sẽ thấy ức thuyết này đúng sự thật khi nghiên cứu về tự dạng thứ tư của chữ Việt.

Một người bạn có theo dõi công việc của chúng tôi, đặt ra câu hỏi sau đây: “Dưới đời nhà Thương dân Việt Kinh Man đã biết chất đồng pha hay chưa và đã chế tạo được cái rìu Quốc Oai chưa mà liên kết tự dạng Việt nguyên thỉ và lưỡi rìu đó?”.

Đó là một câu hỏi rất thông minh.

Chúng tôi không trả lời được, vì chúng tôi không có tài liệu nào cả, và trên đây chỉ là ức thuyết.

Dầu sao, dân Việt cũng đã biết đồng pha vào thời Tây Chu. Vào thời ấy họ đã chế tạo trống đồng rồi thì rất có thể dưới đời Thương họ đã biết chế tạo rìu bằng đồng pha, vì đời Tây Chu kế tiếp cho đời Thương, hai trào đại này không xa nhau lắm.
 

 

BÌNH NGUYÊN LỘC - NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.12.2007 13:49:58 bởi Ngọc Lý >
#1
    mynghevietnam 23.05.2009 13:34:25 (permalink)
    cho em gióp ít đồng cho phong phú nhé. www.vnbronze.com
    #2
      Minh Xuân 23.05.2009 19:36:25 (permalink)
      Xin góp với bạn Ngọc Lý một bài về chữ Việt.
       
      Giải mã  chữ VIỆT bộ Mễ .
       
       
       Chữ VIỆT tên nước do  Triệu Đà lập ra ở Quảng đông  là chữ Việt bộ mễ 粵 ;
       cấu tạo bởi chữ mễ  米 đóng khung  đặt trên chữ việt .
         Đó là cách nhìn thông thường ngày nay .
      Còn 1 cách nhìn khác mang tính địa lý lịch sử khá quan trọng đối với lịch sử Trung Hoa .
       
               Mổ sẻ chữ Việt bộ mễ để giải mã :
       
      * – phần đầu .
       
       
       Với những vật hình tròn mang số 6 và số 9 thường phải có 1 dấu hiệu để xác định đầu trên tránh sự lẫn lộn giữa 2 số . Tương tự như vậy phía trên khung hình vuông của chữ Việt bộ Mễ cũng có 1 nét bút nhằm xác định hướng mặt trời , nếu đặt đứng thì hướng về thiên đỉnh , còn  khi đặt nằm thì đầu quay về hướng Xích đạo . * – Phần thân :   Người xưa với quan niệm “trời tròn đất vuông” nên một lãnh thổ hay 1 miền đất luôn được biểu diễn bằng 1 hình vuông và để chỉ vùng trung tâm  người ta thêm vào các đường nam-bắc , đông –tây và đường nối 4 góc , giao điểm của các đường này gọi là GIAO CHỈ hay CHỖ GIỮA  , những đường nối này được mô phỏng  thành nét chữ Mễ . 
       


       * – Phần chân :





      Bộ phận dưới cùng là chữ VIỆT dùng xác định âm đọc .
      chữ  Việt này người Việt phát âm là VƯỢT nghĩa là đã qúa một mốc giới nào đó .
       
       
      ********
       
       Khi đặt chữ Việt bộ mễ nằm ngang theo trục Bắc- Nam ta nhận ra được cách thức người xưa đã dùng để cấu tạo nên nó ; hết sức thực tiễn và  giản đơn :
       
       
      Nước VIỆT có trung tâm nằm ở phía nam GIAO CHỈ chính là thông tin mang trong lòng chữ VIỆT bộ MỄ , chùm thông tin này được cô đọng thành nước NAM VIỆT 
      Có thể xem đây chính là   sơ đồ xác định  vị trí trên qủa đất Quốc gia do Triệu Đà khai lập .             Từ khám phá này kết hợp với những thông tin về việc khai quật lăng mộ của Triệu văn đế ở Quảng đông ta khẳng định :-         Đất NAM GIAO và GIAO CHỈ trong cổ thư Trung hoa là có thực.-         Hướng BẮC – NAM xưa thời Triệu Đà nay đã bị đảo ngược : bắc thành nam và nam thành bắc Điều này tưởng là việc ‘nhỏ’ nhưng thực ra không nhỏ chút nào vì làm sao... xử lý cả núi thông tin về các nước hay quốc gia trong cổ sử Trung hoa ? nước nào cũng có các thông tin về địa lý ...nam gíap , bắc giáp ....bây giờ lộn ngược tất cả thì làm sao định vị được trên bản đồ ? 
      Nguồn: Nguyễn Quang Nhật
      http://nguyenquangnhat.page.tl/Gia%26%23777%3Bi-ma%26%23771%3B-ch%26%23432%3B%26%23771%3B-Vi%EA%26%23803%3Bt-b%F4%26%23803%3B-M%EA%26%23771%3B.htm
      #3
        ngày mai 04.07.2009 08:20:40 (permalink)
        Chào Minh Xuân,
         

        Nước VIỆT có trung tâm nằm ở phía nam GIAO CHỈ chính là thông tin mang trong lòng chữ VIỆT bộ MỄ , chùm thông tin này được cô đọng thành nước NAM VIỆT

         
        Bạn nói đùa khéo nhỉ.
         
        Nam Việt là theo cái nhìn của Trung Quốc.
         
        Nước Việt hay Viêm Việt có lịch sử lập quốc theo văn minh Hòa Bình, lúa nước, có văn hóa sâu sắc lâu dài, có khả năng đúc trống đồng, tên sắt, hàng bao ngàn năm trước Triệu Đà.
         
        Sao không nói trung tâm của Việt nằm tận phía Nam sông Dương Tử, cho gọn và chính xác?
         
         
        .
         
        .
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9