Tác giả: Liên Hiệp Quốc - Tác phẩm: Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Trong tất cả các văn bản từng có mặt trên thế giới, không tác phẩm nào đánh dấu mức văn minh và tiến bộ của loài người bằng TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN, do Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc soạn thảo và công bố ngày 10 tháng 12 năm 1948. Ngày 10 tháng 12 năm 2007, hy vọng các quốc gia trên thế giới đã gia nhập vào Liên Hiệp Quốc tôn trọng và phát huy các nguyên tắc căn bản này, để mang dân tộc lên ngang hàng với tầm văn minh của nhân loại. Ngọc Lý Tác giả: Liên Hiệp Quốc Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cờ của Liên Hiệp Quốc Ngôn ngữ chính thức Tiếng Anh,
tiếng Pháp,
tiếng Tây Ban Nha,
tiếng Nga,
tiếng Trung Quốc,
tiếng Ả Rập Tổng thư ký Ban Ki-moon (
1 tháng 1,
2007 – nay)
Thành lập • với tư cách liên minh thời chiến:
• với tư cách một tổ chức quốc tế:
1 tháng 1,
1942 24 tháng 10,
1945 Các nước thành viên 192
Trụ sở Thành phố New York,
New York,
Hoa Kỳ Địa chỉ internet http://www.un.org/ 1 Các tên gọi chính thức khác:
- United Nations (UN)
- Organisation Nations Unies (ONU)
- Naciones Unidas
- Организация Объединённых Наций (OOH)
- 联合国
- امم متحدة
Liên Hiệp Quốc (còn gọi là
Liên Hợp Quốc, tên gọi xuất xứ từ
tiếng Hán 聯合國/联合国), viết tắt là
Liên Hiệp Quốc, là một
tổ chức quốc tế bao gồm nhiều thành viên
quốc gia trên thế giới. Hầu như mọi
quốc gia trên thế giới đều là thành viên của tổ chức này. Tuy được thành lập vào ngày
24 tháng 10 năm
1945 tại
San Francisco,
California (dựa vào
Hội nghị Durbarton Oaks ở
Washington,
D.C.) nhưng
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (
General Assembly) đầu tiên, tham dự bởi 51 nước, không được tổ chức cho mãi đến ngày
10 tháng 1 năm
1946 (tại
Nhà họp chính Westminster ở
Luân Đôn). Tiền thân của Liên Hiệp Quốc là
Hội Quốc Liên (
League of Nations), vốn là một sáng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Wilson sau
Đệ Nhất Thế Chiến. Điểm nực cười là
Hoa Kỳ tuy sáng lập nhưng lại không chính thức làm hội viên, hơn thế quy chế hoạt động của hội lại lỏng lẻo, các cường quốc như
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland,
Pháp,
Nga,
Đức,
Ý,
Nhật tham gia vốn chỉ để tranh giành ảnh hưởng cho mình. Dù hội đạt được một số thành tựu đáng kể trong công cuộc giải phóng phụ nữ cũng như những hoạt động nhân đạo nhưng
Đệ nhị thế chiến bùng nổ và buộc Hội quốc liên phải giải tán. Sau Đệ nhị thế chiến, chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh cũng như sự cần thiết của một tổ chức quốc tế để đứng ra nhận vai trò điều phối hòa bình cũng như khắc phục kinh tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, Liên Hiệp Quốc được thành lập. Hội viên của Liên Hiệp Quốc là tất cả những "nước yêu hoà bình", chấp nhận bổn phận trong
Hiến chương Liên Hiệp Quốc và, dựa theo ý kiến của tổ chức, có khả năng đáp ứng những bổn phận đó. Đại hội đồng của Liên Hiệp Quốc sẽ chọn một thành viên mới dựa theo lời khuyên của
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Cho đến ngày
28 tháng 6 năm
2006, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, thành viên mới nhất là
Montenegro (xem Danh sách Hội viên Liên Hiệp Quốc).
Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc ngày
20 tháng 9 năm
1977.
Mục lục