Tây Tạng
Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 39 bài trong đề mục
Quang Khôi 01.01.2008 22:22:22 (permalink)
#1
    Quang Khôi 01.01.2008 22:27:33 (permalink)
    TÂY TẠNG HUYỀN THOẠI
     
     
    Sunday, 13. May 2007, 12:40:03
    Với độ cao trung bình vào khoảng 4900 mét, Tây Tạng được gọi là “Nóc nhà của thế giới”, phiên âm từ tiếng Hoa “Xizang” (phiên âm quốc tế là Tibet) được biết đến như một vương quốc huyền bí của Phật Giáo và là một cao nguyên cao nhất thế giới thuộc dãy Hy Mã Lạp Sơn. Tây Tạng còn được biết đến với tên gọi “đất nước của núi tuyết”. Đây là khu tự trị của Trung Quốc được thành lập từ năm 1965.

    Du khách sẽ có dịp ngắm cảnh thiên nhiên độc đáo của Tây Tạng với những ngọn núi quanh năm tuyết phủ trắng, những làn mây quyện sương tạo nên một khung cảnh mờ ảo, mà ẩn mình trong đó là những ngôi chùa, tu viện nổi tiếng như chùa Đại Chiêu, một di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, chùa Tashilumpo, nơi ở của các vị Đạt Lai Lạt Ma…Tất cả đều là những điểm hành hương thiêng liên của các tín đồ Phật giáo. Đặc biệt nhất là cung điện Potala hay còn gọi là “cung điện mùa đông” của Đạt Lai Lạt Ma, một di sản văn hóa được cả thế giới trân trọng và mong muốn được chiêm ngưỡng tận mắt.

    Mùa xuân và hè là thời gian thích hợp nhất cho việc tham quan miền đất này bởi mùa đông nhiệt độ có thể xuống âm vài chục độ là chuyện bình thường. Tuỳ kiểu đi và có thể thu xếp thời gian hay không mà bạn có thể chọn thời điểm trong năm cho thích hợp. Nếu đi vào mùa lễ hội, sẽ có khả năng được xem các hoạt động này, tuy nhiên nếu muốn vào thăm các danh thắng thì quả là cực hình, bởi mùa lễ hội khách đông khủng khiếp. Có người đã phải xếp hàng mua vé và chờ 2-3 ngày mới vào được cung điện Potala. Còn nếu muốn hưởng không khí lặng lẽ, thanh tịnh của đất Tạng, không gì bằng đi trái mùa ( tháng 11 trở đi đến tháng 3), giá cả cũng rẻ hơn bởi ít khách, nhưng đôi khi một số tuyến xe bus từ Lhasa đến các vùng phụ cận sẽ không có như mùa cao điểm, cũng bởi ít khách quá, thời tiết lại khá lạnh, cảnh vật lại khô cằn, khắc nghiệt.

    Lhasa - thủ phủ Tây Tạng - là nơi cao nhất thế giới với những ngọn băng sơn sừng sững, độ cao trung bình từ 4000 mét trở lên so với mặt nước biển trong đó diện tích cao trên 4500 mét chiếm 65%, được ví là “nóc nhà thế giới” hay “cực thứ ba của Trái Đất”.

    Tương truyền công chúa Văn Thành thời nhà Đường của Trung Quốc trong thời gian làm dâu xứ Tây Tạng đã ném chiếc nhẫn mình hay đeo và cho những con dê đổ đất vào hồ nước bị ma nữ ám để khắc chế yêu tinh. Theo tiếng Tây Tạng, dê là “ra” (linh vật của thần hộ pháp Dancen), đất là “sa”. Từ đó chốn này mang tên là Rasa, dần dần biến thành Lhasa, tên gọi ngày nay, được mệnh danh là “thánh địa nhà Phật” bởi đâu đâu cũng có chùa chiền cổ kính.

    * POTALA – BIỂU TƯỢNG CỦA LHASA:

    Biểu tượng của thành phố Lhasa là cung điện Potala (phiên âm theo tiếng Sankrit chữ “Phổ đà la” nghĩa là cung điện của Bồ Tát), là nơi ở và làm việc ngày xưa của các vị Phật của người Tây Tạng: Đạt Lai Lạt Ma (DaLai Lama). Đứng ở bất kỳ phương hướng nào ngoài vài kilomet đều có thể nhìn thấy cung Potala. Nó cao đến 13 tầng lầu, giống như một vách đá lớn, tường màu trắng, với từng dãy cửa sổ và mái nhà cao thấp khác nhau. Potala được xây dựng trên núi Mabuge (Núi Đỏ), có độ cao hơn thành phố Lhasa tới 91 m.

    Cung điện Potala được xây dựng vào thế kỷ thứ 7, đánh dấu cuộc hôn nhân chính trị gắn kết hai dân tộc Hán – Tạng giữa quốc vương Srongtsangampo và Văn Thành (Wei Cheng) Công chúa nhà Đường (con gái của vua Đường Thái Tông). Tuy nhiên cung điện đã bị phá hủy hầu hết vào thời Trung Cổ và cho đến thế kỷ 17 mới được Đại Lai Lạt Ma đời thứ 5 xây dựng lại. Potala chạy dọc theo đỉnh một dãy núi thấp nhìn xuống thành phố Lhasa ở hướng Nam, cũng là một bộ phận của khu đất có hướng bao hình chữ nhật nằm ở chân núi. Phần trung tâm của khu đất có 2 thành phần chính: Bạch cung ở phía Đông và Hồng cung ở phía Tây. Cả Bạch lẫn Hồng cung sau cùng là sự phát triển thiết kế tu viện Ấn Độ cổ đại. Phòng họp ở tầng 1 hình chữ nhật được bao quanh bằng những phòng nhìn vào bên trong, bên trên chồng thêm từ 2 tầng hay nhiều hơn với các phòng nhỏ khác, chứa một dải đất bằng tạo bậc phía trong, lộ thiên, làm hành lang phía trên phòng lớn. Các khoảng không gian bên trong hầu hết là nhà nguyện, phòng tu viện, căn hộ sinh hoạt của các đức Đạt Lai Lạt Ma hay am hài cốt của họ.

    Vật liệu xây dựng cung điện chủ yếu là đất, đá và gỗ. Lúc đó chưa có phương tiện di chuyển, tất cả vật liệu này đều phải dùng dê và sức người chở đến. Tòa nhà lớn có hơn 1.000 gian phòng, hơn 10.000 Phật điện và 20.000 tượng điêu khắc. Đạt Lai ở trong gian phòng gần vùng nóc, ngăn cách với dân chúng. Trên mái bằng cung điện, các Đạt Ma thổi kèn dài 4 m để cầu nguyện.

     

    Potala rất hoành tráng về mặt của cải, di sản, lịch sử ... nhưng nay tuyệt nhiên thấy không có một tu sỹ người Tạng sống ở đó và người Tạng đi hành lễ cũng chỉ trước cửa hay vòng quanh Potala phía ngoài mà thôi, dường như các lễ nghi tôn giáo đã chuyển sang các tu viện khác. Potala nay có thể xem như cái tủ kính bày chiến lợi phẩm của người Hán trong công cuộc thôn tính Tibet trước đây bởi trước cửa cung điện Potala có một quảng trường lớn mà tại nơi này người Hán đã dựng lên một cái kỳ đài ngạo nghễ và một đài tưởng niệm hoành tráng để kỷ niệm "công cuộc giải phóng Tibet", hai công trình này giống như trông giống như là "yểm long mạch" của Potala và cả xứ Tibet vậy ...

    * THIỀN VIỆN DREPUNG TRÁNG LỆ:

    Thiền viện Drepung do các đệ tử của Tông Khách Ba (Tsong - Kha – Pa) - nhà cải cách tôn giáo lớn nhất trong lịch sử Tibet - xây dựng lớn bằng cả ngôi làng, lúc cao điểm có đến 10,000 tăng sỹ từ các miền đến đây để học tập. Tông Khách Ba chính là người xây dựng Phật Giáo Tây Tạng, sáng lập ra tông phái Hoàng Đạo (mũ vàng) – là tông phái của Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma ngày nay. Từ khá xa, từng đoàn người Tây Tạng hành hương áo quần lam lũ, mang theo áo quần đồ đạc, dắt theo cả gia đình vợ con. Đi vài bước họ lại chắp tay khỏi đầu, trán, cằm, ngực vái lạy rồi rạp sát mặt đất rất thành kính. Đây là phương thức cầu nguyện rất phổ biến của người Tây Tạng: phương thức “ngũ thể đầu địa” (hai tay, hai chân và trán phải chạm đất). Hình ảnh này nhắc người ta nhớ đến vị thánh tăng Hư Vân (1840-1959) mà theo sách sử cho biết ngài đã thực hiện chuyến hành trình tam bộ nhất bái (ba bước một lạy) từ Phổ Đà sơn về Ngũ Đài sơn với đường dài trên 2.500km. Tôn giáo là nền tảng cơ bản để người Tây Tạng tồn tại. Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi bạn thấy rất nhiều ông bà già Tây Tạng da nhăn nheo, chống gậy lụm cụm leo lên từng bậc thang, lần xuống từng góc chùa để được đảnh lễ, được xoay các pháp luân chung.

    * UỐNG TRÀ BƠ Ở TÂY TẠNG:

    Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy một quán trà bơ của người Tây Tạng, quán nhỏ nhưng đông nên khách ngồi tràn ra ngoài đường. Vào buổi sáng trời lạnh ngắt, uống tách trà bơ làm từ sữa bò yak với mùi hơi ngấy những cái hậu ngọt, mùi thơm rất nhẹ nhàng tự nhiên thấy người mình ấm áp hẳn. Chỉ cần 1 NDT (1 nhân dân tệ gần bằng 2000 VND) là bạn có thể uống thoải mái, mỗi bàn để sẵn một bình trà bơ nóng, uống hết thì chủ quán lại châm tiếp bình khác cho khách.

    Hành trình còn đưa du khách vượt qua những địa hình đặc trưng của cao nguyên Tây Tạng như đèo Gangbala cao 4800 mét so với mặt nước biển và Đại cầu Khúc Thủy, một trong ba cây cầu nổi tiếng bắc qua sông Yarlung Tsangpo. Bạn sẽ được ghé Đền Jokhang, nằm giữa khu buôn bán sầm uất Barkhor có bức tượng "Jowo Đức Hạnh Cao Quý" tức Phật Thích Ca Mâu Ni khi mới 12 tuổi, bức tượng này do Văn Thành Công Chúa nhà Đường đem sang nhà chồng tại Tây Tạng mở đường cho Phật Giáo du nhập tại đây.

    Và nếu có thêm thời gian, du khách đừng quên ghé thăm Tu viện Palcho ở thung lũng Gyantse, bên trong tháp có hơn 100,000 bức tranh Phật giáo, thả bộ ngắm mặt nước Dương Hồ (Yanmdrok Lake) xanh lam trong vắt hòa lẫn với màu trời, một trong bốn nơi thiêng liêng mà người Tây Tạng xem là nơi trú ẩn của các vị thần (các hồ còn lại là Lhamo Latso, Namtso và Manasarovar) hay thăm chùa Tashilumpo, ngôi chùa có giá trị lịch sử lớn thứ hai của phái Gelug, nơi ngụ của Ban Thiền Lạt Ma.

    Khung cảnh tuyệt đẹp cùng không khí trong lành ở Tây Tạng sẽ giúp tẩy sạch mọi ưu phiền và đem lại sự thanh tịnh, an nhàn trong tâm trí mỗi người khách khi đến đây.
     
    http://my.opera.com/phanquocvinh/blog/tay-tang-huyen-thoai
    #2
      Quang Khôi 07.03.2008 22:14:59 (permalink)
      07 Tháng 3 2008 - Cập nhật 14h06 GMT
      Trung Quốc hạn chế ca sĩ nước ngoài vì Bjork
       
      Trung Quốc sẽ áp dụng quy tắc chặt chẽ hơn với các ngôi sao âm nhạc nước ngoài sau khi ca sĩ Bjork hô to “Tây Tạng, Tây Tạng” tại một buổi diễn ở Thượng Hải.
       

       Bjork từ lâu ủng hộ cho độc lập của Tây Tạng Lời hô của cô cất lên sau khi hát xong bài Declare Independence (Tuyên bố độc lập).
       
      Vấn đề độc lập của Tây Tạng là một cấm kị ở Trung Quốc, nơi đã cai trị lãnh địa này từ 1951.
       
      Bộ Văn hóa Trung Quốc nói hành động của Bjork “vi phạm luật pháp và làm tổn thương tình cảm người Trung Quốc” và nói sẽ “thắt chặt kiểm soát”.
      Trong một thông cáo trên trang web của mình, bộ này nói “chúng tôi sẽ thắt chặt kiểm soát đối với các nghệ sĩ nước ngoài trình diễn ở Trung Quốc để ngăn các trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.”
       
      “Chúng tôi sẽ không bao giờ dung thứ cho mưu toan tách Tây Tạng khỏi Trung Quốc và sẽ không còn hoan nghênh những nghệ sĩ cố ý làm điều này.”
       
      Về phần mình, Bjork nói “tôi muốn nhấn mạnh tôi không phải là chính khách, tôi là nhạc sĩ và tôi cảm thấy nhiệm vụ của mình là tìm cách bày tỏ toàn bộ những xúc cảm của con người.”
       
      Một người phát ngôn của bộ văn hóa nói với AFP rằng Bjork có thể bị cấm diễn tại Trung Quốc nếu cô lặp lại chuyện này.

      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culturesport/story/2008/03/080307_china_bjork.shtml
      #3
        Quang Khôi 08.03.2008 10:26:19 (permalink)
         
        http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/6b/Tibet-claims.jpg
         
         
        http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%ACnh:Tibet-claims.jpg

        Bài này nói về vùng đất Tây Tạng vốn được biết đến từ lịch sử lâu đời. Tây Tạng còn là tên của một đơn vị hành chính của Trung Quốc, Khu Tự trị Tây Tạng.






         
         
         
         
         
         
        Tây Tạng trong lịch sử, theo các nhóm lưu vong







        Những khu vực Tây Tạng theo Trung Quốc







        Khu Tự trị Tây Tạng (quyền hành thực tế)







        Ấn Độ gọi là phần Aksai Chin







        Trung Quốc gọi là phần của Khu Tự trị







        Những khu vực khác có ảnh hưởng của văn hóa Tây Tạng
        Tây Tạng (tiếng Tây Tạng: བོད་, Bod hay theo cách nói vùng Lhasa; chữ Hoa: 西藏) nguyên là một lãnh thổ và là một quốc gia độc lập ở Trung Á và là nơi cư trú của người Tây Tạng. Với độ cao trung bình vào khoảng 4.900 m, vùng đất này thường được gọi là 'Nóc nhà của thế giới'. Tất cả hay hầu hết Tây Tạng (tùy theo cách định nghĩa) ngày nay chịu sự kiểm soát của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH).
        Khi Chính quyền Tây Tạng lưu vong nhắc đến Tây Tạng có nghĩa là họ nói đến một lãnh thổ rộng lớn đã tạo nên nền văn hóa Tây Tạng trong nhiều thế kỷ, bao gồm các địa phận truyền thống là Amdo, Kham (hay Khams), và Ü-Tsang (Dbus-gtsang), nhưng không kể đến các vùng bên ngoài CHNDTH như là Arunachal Pradesh, Sikkim, BhutanLadakh mà các vùng này cũng hình thành một phần của không gian văn hóa Tây Tạng.
        Khi CHNDTH nói về Tây Tạng, có nghĩa là họ nói về Khu tự trị Tây Tạng (viết tắt là TTTT), đơn vị tương đương với một tỉnh mà theo công nhận của CHNDTH về lãnh thổ sẽ bao gồm Arunachal Pradesh. Một số người Trung Hoa có thể cũng thêm vào vùng đó là Sikkim, Bhutan, and Ladakh. Thực tế, TTTT chỉ có các vùng nguyên là tỉnh Ü-Tsang và miền Tây của tỉnh Kham, trong khi Amdo và miền Đông của Kham đã được sát nhập vào các tỉnh hiện nay của Trung Quốc là Thanh Hải, Cam Túc, Vân NamTứ Xuyên.
        Thủ đô truyền thống của Tây Tạng và của TTTT là Lhasa. Những thành phố của Tây Tạng rộng lớn bao gồm Shigatse (Gzhis-ka-rtse), Gyantse (Rgyang-rtse), Chamdo (Chab-mdo), Nagchu (Nag-chu), Nyingchi (Nying-khri), Nedong (Sne-gdong), Dartsendo (Dar-btsen-mdo), Jyekundo (Skyes-rgu-mdo) hay Yushu (Yul-shul), Golmud (Na-gor-mo), Barkam ('Bar-khams), Gartse (Dkar-mdzes), Lhatse (Lhar-tse), Machen (Rma-chen), Pelbar (Dpal-'bar), Sakya (Sa-skya) và Tingri (Ding-ri).






        Mục lục[giấu]


        //



        [sửa] Tên gọi
        Theo tiếng Ả Rậptiếng Ba Tư chữ Tây Tạng nghĩa là "các độ cao". (Behr, W. Oriens 34 (1994): 557-564.)
        Người Tây Tạng gọi quê hương của họ là Bod (བོད་), phát âm là theo cách nói địa phương ở Lhasa.
        Người Trung Hoa gọi Tây Tạng là 西藏 (Xīzàng) và từ này được dùng từ thế kỷ 18. Kí tự 藏 (zàng) cũng được dùng để miêu tả thuộc tính Tây Tạng như là tiếng Tạng (藏文, zàng wén) và người Tạng (藏族, zàng zú). Hai kí tự Xīzàng thì có nghĩa là "nhà chứa miền Tây", theo nhiều người Tạng là một lối hạ nhục. Mặc dù vậy chữ có tính cách "xem thường", zàng cũng có nghĩa là "kho báu" hay "kinh Phật". Có một lối giải thích khác là người Trung Hoa khi phiên âm các tên không phải là tiếng Trung Hoa thì không nhất thiết mang ý nghĩa của chữ mà nó được dùng.

        [sửa] Địa vị pháp lý



        Cờ Tây Tạng trước 1950. Lá cờ đã được Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 giới thiệu trong năm 1912. Nó đã tiếp tục được dùng bởi Chính phủ lưu vong Tây Tạng, nhưng nó lại bị cấm ở CHNDTH như là một biểu tượng của chủ nghĩa phân lập.
        Trong khi có một ít tranh cãi rằng Tây Tạng là một quốc gia độc lập hay không, thì lại có sự tranh cãi rất kịch liệt về sự hợp pháp của CHNDTH cai trị Tây Tạng ngày nay.
        Từ năm 1959, chính quyền Tây Tạng cũ, đứng đầu là Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, vẫn duy trì một chính phủ lưu vong của Tây Tạng ở Dharamsala miền bắc Ấn Độ. Chính phủ này xác nhận chủ quyền vùng đất Tây Tạng với biên giới được định nghĩa như là toàn bộ những gì thuộc về khái niệm "Tây Tạng lịch sử", mặc dù chính phủ này chỉ kiểm soát được khoảng một nửa của vùng đất này trước năm 1959. Chính phủ lưu vong Tây Tạng xác định rằng Tây Tạng là một quốc gia độc lập riêng biệt trong các giai đoạn:

        Hơn nữa, ngay trong các giai đoạn bị đô hộ bởi các đế chế Mông Cổ và Mãn Châu, Tây Tạng vẫn là vùng tự quản rộng lớn. Như vậy, chính quyền này xem sự cai trị của CHNDTH như là một sự đô hộ và bất hợp pháp bởi động cơ thúc đẩy là các tài nguyên tự nhiên và giá trị chiến lược của Tây Tạng và vi phạm thô bạo cả địa vị lịch sử của Tây Tạng như là một nước độc lập lẫn vi phạm quyền tự quyết của người Tạng. Chính phủ này còn chỉ ra sự chuyên quyền và chính sách chia-để-trị đặt ra bởi CHNDTH, cũng như là chính sách đồng hóa của CHNDTH. Theo họ, đây là một chủ trương điển hình của chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa bẻ cong và tiêu hủy các giá trị đạo đức, văn hóa và đồng nhất của Tây Tạng nhằm mục đích gắn chặt đất nước này như là một phần không thể chia cắt của Trung Hoa.
        Mặt khác, CHNDTH xác nhận quyền cai trị Tây Tạng là hợp pháp, bởi cho rằng Tây Tạng đã là phần không thể chia cắt của Trung Hoa từ thời Mông Cổ (nhà Nguyên) 700 năm trước, tương tự các quốc gia khác như là Vương quốc Đại Lý và Đế chế Tây Hạ cũng đã sát nhập vào Đế chế Mông Cổ ở thời điểm đó và vẫn còn thuộc về Trung Hoa cho đến ngày nay. CHNDTH khẳng định rằng tất cả các kết quả cai trị của các chính quyền người Hoa về sau cho đến thời CHNDTH, tiếp tục thành công. Từ thời nhà Nguyên trong việc thực thi pháp trị lãnh thổ và áp đặt một số thực quyền lên Tây Tạng, bất kể các thời kỳ tự trị như là từ 1912 đến 1951. Chẳng hạn, các vị đại biểu của Tây Tạng trong năm 1947Nam Kinh đã tham gia trong việc soạn dự thảo hiến pháp Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và việc không có nước nào công nhận ngoại giao với Tây Tạng từ năm 1912 tới 1951. Ngoài ra, CHNDTH còn cho rằng tất cả các hành động nhằm chấm dứt chủ quyền của người Trung Hoa ở Tây Tạng, bắt đầu từ các cố gắng của Vương quốc Anh cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 cho đến Chính phủ lưu vong Tây Tạng hiện nay, là một chiến dịch lâu dài được xúi bẩy bởi chủ nghĩa đế quốc xấu xa âm mưu phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của người Trung Hoa, nhằm làm yếu vị thế chính trị của Trung Quốc trên thế giới. CHNDTH cũng lưu ý (hoặc vạch ra) các chính sách chuyên chế và chính trị thần quyền của chính phủ Tây Tạng trước năm 1959, cũng như là việc từ bỏ Arunachal Pradesh và chỉ ra sự liên kết của chính phủ này với Ấn Độ là quốc gia kiểm soát Arunachal Pradesh. Với những điều nêu trên, CHNDTH cho rằng Chính phủ lưu vong Tây Tạng không có tư cách pháp lý về mặt tinh thần để quản lý Tây Tạng.

        [sửa] Lịch sử

        Bài chính: Lịch sử Tây TạngCác mối quan hệ ngoại giao của Tây Tạng
        Người ta biết rất ít về Tây Tạng trước thế kỷ 17, mặc dù tiếng Tạng liên hệ một cách chặt chẽ với các ngôn ngữ thuộc nhóm Tạng-Miến và cũng có liên hệ với tiếng Hán.
        Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 14, Mani Bka' 'bum, người Tạng ra đời từ sự hợp nhất của một con khỉ và một hòn đá quỷ. Con khỉ là một kiếp đầu thai của Avalokiteśvara (tiếng Tạng là Spyan ras gzigs, phát âm như xen-re-zik), còn gọi là Quan Âm trong Phật giáo tại Đông Á, hay vị Bồ tát của lòng từ bi. Hòn đá quỉ là một kiếp của Bồ tát Tara (tiếng Tạng là 'Grol ma phát âm như là drol-ma).
        Tây Tạng là một đế quốc hùng cường từ giữa thế kỷ 7thế kỷ 10. Đặc điểm của nó là có một dạng xã hội đặc biệt, trong đó đất được chia thành 3 kiểu làm chủ khác nhau là bất động sản của các gia đình quí tộc, đất trống tự do và bất động sản của các tu viện, đặc biệt là trong các bộ phái Phật giáo. Sự phân chia này tăng lên sau sự suy yếu của các triều vua Tây Tạng trong thế kỷ 10. Dạng xã hội này đã tiếp tục cho tới thập niên 1950, lúc đó hơn 700.000 người làm nghề nông trong tổng số 1,25 triệu dân.


        Cung điện Potala ở Lhasa


        Các đường biên giới của Tây Tạng lịch sử (xanh dương), như đã được xác định bởi Chính phủ lưu vong. Các đường biên giới vùng Tây Tạng tự trị (xanh lục) không bao gồm các phần miền bắc và miền đông của vùng này, nhưng lại xác định rằng nó bao gồm phần Ấn Độ cai quản là Arunachal Pradesh.Trong thế kỷ 13 Tây Tạng đã bị sát nhập vào Đế quốc Mông Cổ. Những người cầm quyền Mông Cổ đã chấp nhận cho phái Phật giáo Tây Tạng Shakya quyền lãnh đạo tại đó vĩnh viễn. Theo sau đó là giai đoạn trung gian của các triều đại trong 300 năm. Mông Cổ một lần nữa xâm chiếm vào đầu thế kỷ 16 và tuyên bố dòng dõi Phật còn lại là những Đạt Lai Lạt Ma sẽ là người nắm chính quyền chính thức.
        Đầu thế kỷ 18 Trung Quốc thiết lập quyền để có các cố vấn chính quyền thường trú gọi là amban, ở Lhasa. Khi người Tạng nổi dậy chống lại Trung Quốc năm 1750 và giết amban, quân Trung Hoa đã tiến vào lãnh thổ này và đặt lại một amban mới, nhưng hằng ngày chính quyền Tây Tạng vẫn tiếp tục quản lý quốc gia như trưóc.
        Năm 1904 Anh gửi một lượng lớn quân đội người Ấn để chiếm Lhasa, buộc Tây Tạng phải mở cửa biên giới với British India. Hiệp ước 1906 với Trung Hoa lập lại các điều kiện biến Tây Tạng thành xứ bảo hộ thuộc về Đế quốc Anh.
        Sau năm 1907, một hiệp ước mới giữa Đế quốc Anh, Trung QuốcNga công nhận quyền của Trung Hoa ở Tây Tạng. Trung Hoa thiết lập quyền lực lần đầu tiên vào năm 1910. Mặc dù vậy, điều này không tồn tại lâu vì quân Trung Hoa phải rút về nước để chiến đấu trong cuộc cách mạng 1911, để lại cho vị Đạt Lai Lạt Ma lúc đó một cơ hội tái lập quyền kiểm soát. Năm 1913, Mông Cổ và Tây Tạng ký hiệp ước và ra tuyên bố chung công nhận lẫn nhau và độc lập với Trung Hoa.
        Năm 1914 một hiệp ước được bàn thảo ở Ấn Độ với sự tham dự của đại diện Trung Hoa, Tây Tạng và Anh: Hiệp định Simla. Trong đó, quyền thống trị của Trung Hoa lên Tây Tạng và Khu tự trị Tây Tạng đều được công nhận, ngoài ra, biên giới điều đình giữa Anh-Ấn và Tây Tạng đã rất có lợi cho Anh. Hiệp ước này đã được kí kết riêng lẻ giữa Anh và Tây Tạng. Mặc dù vậy, phía Trung Hoa đã từ chối ký kết vì cho rằng nó đã nhượng bộ quá nhiều. Trung Hoa chưa bao giờ công nhận bản hiệp ước này và cũng như các ranh giới tạo ra bởi nó, do đó, tạo ra một cơ sở cho việc tranh cãi giữa Ấn Độ và Trung Hoa ngày nay về vùng Arunachal Pradesh.
        Hậu quả của sự bùng nổ Thế chiến I và cuộc nội chiến Trung Hoa là nguyên nhân làm cho các thế lực Tây phương và Trung Hoa mất đi sự chú ý đến Tây Tạng, do đó, Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 của Tây Tạng lên nắm quyền mà không bị ngăn cản, phá rối. Trong thời gian này thì Tây Tạng kiểm soát tất cả Ü-Tsang (Dbus-gtsang) và miền tây Kham (Khams) trùng hợp một cách ngẫu nhiên với các biên giới của vùng tự trị Tây Tạng ngày nay.
        Cả Trung Hoa Dân Quốc lẫn Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc đều không chịu từ bỏ việc xác định chủ quyền lên Tây Tạng. Năm 1950, Quân đội Nhân dân giải phóng tiến vào Tây Tạng tiêu diệt quân đội non trẻ của Tây Tạng và phá hủy khoảng 6,000 chùa chiền. Năm 1951, Kế hoạch giải phóng hoà bình cho Tây Tạng, một hiệp ước được ký bởi sức ép của Trung Quốc lên các người đại diện của Đại Lai Lạt MaBan Thiền Lạt Ma, đặt nền thống trị kết hợp bởi Trung Quốc và Tây Tạng.
        Trong khi đó, vào năm 1956 miền Đông KhamAmdo đã nổ ra các cuộc kháng chiến và cuộc chiến này đã lớn rộng ra ngoài vùng. Cuộc kháng chiến này được ủng hộ của chính phủ Hoa Kỳ có lúc đã đến tận Lhasa. Nó đã bị dẹp tan năm 1959 và hàng chục ngàn người Tạng đã bị giết. Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và những người chủ chốt trong chính quyền trốn sang Ấn Độ, nhưng sự kháng cự riêng lẻ còn tiếp diễn trong Tây Tạng cho đến 1969.
        Trung Quốc đã đặt Ban Thiền Lạt Ma, một người được cộng đồng quốc tế xem là tù nhân ảo, làm nhân vật lãnh đạo Lhasa, và tuyên bố rằng ông ta là người đứng đầu hợp pháp của chính quyền Tây Tạng với sự vắng mặt của Đạt Lai Lạt Ma, ngưòi lãnh đạo truyền thống của chính phủ. Năm 1965, phần đất U-Tsang và miền Tây Kham vốn thuộc quyền điều khiển của Đạt Lai Lạt Ma từ thập niên 1910 đến 1959 đã được đặt thành vùng tự trị. Trong thời gian cách mạng văn hóa, Hồng vệ binh đã hủy hoại nhiều di sản văn hóa trong toàn nước CHNDTH bao gồm cả các tài sản Phật giáo ở Tây Tạng. Trong số hàng ngàn tu viện, chỉ còn một ít nguyên vẹn không bị hủy hoại, và hàng ngàn tăng ni Phật giáo đã bị giết hoặc bị cầm tù.
        Các nguồn tin đưa ra về số người Tây Tạng bị giết từ 1950 rất khác nhau. Con số ước tính thấp nhất là của Warren W. Smith làm từ các báo cáo dân số cho là vào khoảng 200,000 người Tây Tạng đã mất tích
        Các cuộc đổi mới đã bắt đầu sau cuộc viếng thăm của Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung quốc Hồ Diệu Bang đến Lhasa vào 1980. Hầu như tự do tôn giáo đã bắt đầu chính thức phục hồi nhưng một số sư và ni cô vẩn còn bị bỏ tù, và hàng ngàn người Tạng lúc đó còn tiếp tục bỏ trốn hàng năm.
        Chính phủ Tây Tạng lưu vong cho rằng hàng triệu người Trung Hoa nhập cư vào vùng TTTT là để đồng hóa người Tạng thông qua văn hóa và thông qua các cuộc hôn nhân dị chủng. Các nhóm Tạng lưu vong cho rằng mặc dù có nổ lực bề ngoài để phục hồi văn hóa nguyên thủy Tây Tạng để thu hút khách du lịch, thì lối sống truyền thống Tây Tạng bây giờ đã hoàn toàn bị thay đổi. Chính phủ CHNDTH đã phủ nhận cáo giác này, chỉ ra các quyền cho người nói tiếng Tạng trong giáo dục và trước toà án cũng như là các đề án xây dựng cơ sở hạ tầng cộng cộng đã nâng cao rất nhiều đời sống của người Tạng và cho rằng cho rằng đời sống người Tạng đã được nâng cao một cách vượt bậc so với thời của Đạt Lai Lạt Ma trị vì trước năm 1950.

        [sửa] Địa lý

        Bài chính: Địa lý Tây Tạng



        Tây Tạng nằm trên cao nguyên Tây Tạng, khu vực cao nhất thế giới.


        Tây Tạng là một địa hình miền núi đẹp.Tây Tạng nằm trên cao nguyên Tây Tạng, cao trung bình trên 4200 m. Phần lớn dãy Himalaya nằm trong địa phận Tây Tạng. Đỉnh cao nhất của dãy núi này, Đỉnh Everest, nằm trên biên giới với Nepal.
        Khí hậu ở đây rất khô suốt 9 chín tháng trong năm. Có những dãy núi tuyết vĩnh cửu cao 5000-7000 m. Các hẻm núi phía tây nhận được một lượng nhỏ tuyết mỗi năm nhưng vẫn có thể dùng được được quanh năm. Nhiệt độ thấp là chủ đạo trong khu vực này, trong đó sự hoang vắng lạnh lẽo đến tẻ nhạt bởi không có một loài cây nào ngoài một vài bụi cây rậm và thấp, và gió thổi ngang qua đồng bằng khô cằn mênh mông không hề bị cản trở. Gió mùa từ Ấn Độ Dương gây ra một số ảnh hưởng ở phía đông Tây Tạng. Phía bắc Tây Tạng có nhiệt độ cao trong mùa hè và lạnh khủng khiếp về mùa đông.
        Tây Tạng trong lịch sử bao gồm các khu vực sau:

        Văn hóa của người Tây Tạng ảnh hưởng rộng lớn tới các quốc gia láng giềng như Bhutan, Nepal, các khu vực kề sát của Ấn Độ như SikkimLadakh, và các tỉnh kề bên của Trung Quốc mà ở đó Phật giáo Tây Tạng là tôn giáo chủ yếu.



        Bản đồ Lhasa đầu thế kỷ 19.Một số con sông chính có đầu nguồn ở Tây Tạng bao gồm:


        [sửa] Kinh tế
        Kinh tế của Tây Tạng chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp. Vì hạn chế trong đất trồng trọt, chăn nuôi đã phát triển như ngành nghề chính. Trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành một ngành quan trọng, và nó được xúc tiến một cách tích cực từ phía chính quyền. Tuyến đường sắt Thanh-Tạng (青藏铁路) được xây dựng để kết nối khu vực này với phần còn lại của Trung Quốc dài 1956 km nối tỉnh Thanh Hải với Tây Tạng được Chính phủ Trung quốc tuyên bố hoàn thành vào ngày 15 tháng 10 năm 2005.
         
        >>>>>>>>>>>>>>>>>>>

        Tuyến Đường Sắt Thanh Hải - Tây tạng
         
        http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y_T%E1%BA%A1ng
         
         
        #4
          Quang Khôi 08.03.2008 10:35:21 (permalink)

          Tuyến Đường Sắt Thanh Hải - Tây tạng

          http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y_T%E1%BA%A1ng
           
          Tuyến Đường Sắt Thanh Hải - Tây tạng
           

          Từ ngày 1/7/2006, Trung Quốc chính thức đưa vào vận hành tuyến đường sắt cao nhất thế giới, nối thành phố Thanh Hải với vùng Tây Tạng hùng vĩ.
          Tuyến đường sắt lên Tây Tạng là công trình xây dựng mang công nghệ phức tạp, với đường ray đặc biệt có khả năng ổn định trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Ga đầu của tuyến đường sắt nổi tiếng này là thành phố Golmud thuộc tỉnh Thanh Hải và ga cuối là thủ phủ Lhasa của Tây Tạng.
           
          Các toa tàu được thiết kế như khoang máy bay để bảo vệ hành khách trước độ cao quá lớn, với điểm cao nhất của công trình lên tới 5.072 mét so với mặt nước biển. Không khí bên trong được điều hòa tự động để cân bằng tại những nơi thiếu dưỡng khí mà tàu chạy qua.
           
          Trung Quốc tuyên bố tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng có tổng chi phí xây dựng 4,2 tỷ USD và dài 1.140km này là một kỳ tích vĩ đại về công nghệ, đem lại cơ hội phát triển to lớn cho một khu vực mênh mông hùng vĩ.
           
          Chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch mở rộng tuyến đường sắt cao nhất thế giới vừa được khánh thành, nhằm đưa công trình được coi là kỳ tích xây dựng này vươn tới thành phố lớn thứ hai ở Tây Tạng sau Lhasa là Xigaze.
           
          Thành phố Xigaze cao hơn mực nước biển 3.800 mét và nằm gần biên giới với Ấn Độ. Đây là nơi ngự trị truyền thống của Ban Thiền Lạt Ma, một trong những lãnh đạo tinh thần quan trọng của Phật giáo Tây Tạng.
           
          Xigaze còn có cách viết khác là Shigatse có dân số 80.000 người. Vùng đất này tọa lạc tại nơi hợp lưu của hai dòng sông nổi tiếng về tâm linh là Yarlong Tsangpo và Nuangchu, ở phía tây của Khu tự trị Tây Tạng.
           
          Theo Tân Hoa, tuyến đường sắt sẽ được kéo dài thêm 270 km từ Lhasa tới Xigaze và hoàn thành trong vòng 3 năm. Một quan chức địa phương là Yu Yungui nhấn mạnh: "Đường sắt sẽ tạo ra cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của Xigaze".
           
          Tình trạng cách ly đặc biệt của Tây Tạng về địa lý khiến kinh tế vùng đất này nghèo nàn. Hệ thống giáo dục và tuổi thọ trung bình của người dân tại đây thấp hơn nhiều so với phần còn lại của Trung Quốc. Nhưng chính sự cách ly đó giúp bảo tồn nền văn hoá đặc trưng và lối sống không giống đâu trên thế giới này của Tây Tạng.
           
          Sự xuất hiện của hệ thống đường sắt sẽ đem đến thay đổi dữ dội mà Bắc Kinh đánh giá là sẽ khai phá Tây Tạng, mang đến sự phồn vinh cho người dân địa phương. Nhưng những người chỉ trích công trình này thì cho rằng, nó sẽ là hồi chuông báo tử cho nền văn hoá đặc hữu của Tây Tạng.
           
          Trước khi có đường sắt, chỉ có hai cách đến được với thủ phủ Lhasa. Đó là đáp một chuyến bay rất hao tiền để rồi dựng tóc gáy mỗi khi nó hạ cánh xuống Tây Tạng. Cách thứ hai là đi trên những chuyến xe buýt nêm chặt người và mất 3 ngày 3 đêm ròng rã trên những con đường núi nguy hiểm và tổn sức.
           
          Nhưng rất nhiều chiếc xe như vậy cùng hành khách của nó đã kết thúc cuộc hành trình dưới một khe núi sâu nào đó có vô số trên đường.
           
          Có nhiều ý kiến khác nhau về tác động của tuyến đường sắt đối với Tây Tạng. Nhiều người địa phương cho rằng: "Đó là một ý tưởng tốt. Nó sẽ giúp chúng tôi mang len ra thị trường dễ dàng hơn. Hiện chúng tôi phải thuê xe tải để chuyên chở, nhưng với tàu hoả nó sẽ rẻ và dễ hơn nhiều".
          Tuy nhiên, các nhà môi trường học lại lo ngại về những ảnh hưởng của tuyến đường sắt đến con đường di trú của loài linh dương Tây Tạng quý hiếm. Họ cũng lo lắng cho một hệ sinh thái rất mong manh, mà một khi bị phá hỏng sẽ phải mất cả một thế hệ để sửa sai.

           Tượng Mao Trạch Đông ở Tây tạng
          Bức tượng nặng 35 tấn được dựng tại hạt Gonggar gần thủ phủ Lhasa ở Tây Tạng. Tượng cao 7m có bệ được xây vững chắc nhằm chống chọi lại những trận động đất.
          Tượng Mao Trạch Đông sẽ là trung tâm của quảng trường Shangcha ở Gonggar - rộng 40.000 mét vuông - và sẽ hoàn thành vào tháng 7.[cần chú thích]
          Bắc Kinh cho biết đây là bức tượng lớn nhất ở Trung Quốc và là tượng chủ tịch Mao đầu tiên ở Tây Tạng.

          Dân số



          Các nhóm sắc tộc ở Tây Tạng năm 1967 (Xem toàn bộ bản đồ, có bao gồm các chú dẫn)
          Theo dòng lịch sử, dân cư Tây Tạng chủ yếu là tộc người Tạng. Các tộc người khác ở Tây Tạng bao gồm người Menba (Monpa), người Lhoba, người Mông Cổngười Hồi.
          Việc đưa ra tỷ lệ người Trung Quốc gốc Hán ở Tây Tạng là một vấn đề chính trị nhạy cảm. Trong những năm từ thập niên 1960 đến thập niên 1980, nhiều tù nhân (trên 1 triệu, theo Harry Wu) đã được đưa vào các trại cải tạoAmdo (Thanh Hải) và họ đã ở lại sau khi được trả tự do. Từ những năm 1980, sự tự do hóa kinh tế ngày càng tăng và những thay đổi bên trong khu vực đã tạo ra một luồng di cư của nhiều người Hán tới Tây Tạng để tìm kiếm việc làm hay định cư, mặc dù con số thực của việc di cư dân số này vẫn là điều gây tranh cãi. Chính quyền Tây Tạng lưu vong ước tính con số này là 7,5 triệu (đối lại chỉ có 6 triệu người Tạng), coi điều này như là kết quả của chính sách tích cực trong việc làm mất bản sắc dân tộc của người Tạng và thu nhỏ bất kỳ cơ hội nào của về độc lập chính trị của Tây Tạng, và như thế đã vi phạm Công ước Geneva năm 1946 là ngăn cấm việc định cư của các lực lượng chiếm đóng. Chính quyền Tây Tạng lưu vong đặt dấu hỏi trên mọi con số thống kê được đưa ra bởi CHNDTH, bởi vì họ đã không tính đến các thành viên của Giải phóng quân nhân dân đồn trú ở Tây Tạng (hoặc gia đình họ), hoặc một lượng lớn dân di cư không đăng ký. Tuyến đường sắt Thanh-Tạng (Tây Ninh tới Lhasa) cũng là sự quan ngại lớn, vì họ cho rằng nó sẽ làm thuận tiện hơn cho việc di dân.



          Các hình thái tự trị của người Tạng-theo CHNDTH. Quyền tự trị thực sự của họ là đang tranh cãi. Tuy nhiên, chính phủ CHNDTH không nhận mình là lực lượng chiếm đóng và đã kịch liệt phản đối các luận điểm về mất bản sắc dân tộc. CHNDTH cũng không thừa nhận các biên giới của Tây Tạng như Chính quyền Tây Tạng lưu vong đã phát ngôn, cho rằng đó là âm mưu có tính toán nhằm tính cả những khu vực phi-Tạng mà những người không là người Tạng đã sống nhiều thế hệ (chẳng hạn như khu vực Tây Ninh và thung lũng Chaidam) để gia tăng nhận thức của người Tạng rằng lãnh thổ của người Tạng là lớn hơn Khu tự trị Tây Tạng hiện nay. Thống kê chính thức của CHNDTH thông báo rằng 92% dân số ở Khu tự trị Tây Tạng là tộc người Tạng, mặc dù tỷ lệ này thấp hơn một cách đáng kể so với những dữ liệu đối với Amdo và đông Kham, bởi vì người Trung Quốc gốc Hán không phân bổ đều trên toàn bộ Tây Tạng lịch sử. Trong khu tự trị Tây Tạng, phần lớn người Hán sống ở Lhasa. Các chính sách kiểm soát dân số như "mỗi gia đình chỉ có một con" chỉ áp dụng đối với người Hán, mà không áp dụng với các dân tộc thiểu số như người Tạng. CHNDTH nói rằng chính quyền đang cố gắng bảo vệ các văn hóa truyền thống Tây Tạng; họ cũng xây dựng tuyến đường sắt Thanh-Tạng, phục hồi cung điện Potala và nhiều dự án khác như là một phần của chiến lược Phát triển miền tây Trung Quốc, là một cố gắng to lớn và đắt tiền của phần miền đông giàu có hơn của Trung Quốc đối với Tây Tạng nhằm phát triển các khu vực miền tây nghèo hơn.

           Văn hóa, tôn giáo



          Tượng những con sư tử tuyết lớn bảo vệ lối vào cung điện PotalaBài chính: Văn hóa Tây Tạng
          Tây Tạng là trung tâm truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, một dạng đặc biệt của Mật Tông (Vajrayana). Phật giáo đứng đầu trong các tôn giáo và mang đậm dấu ấn trong văn hóa ở Tây Tạng. Đây là nơi sinh ra Mật Tông. Một tông phái của Phật giáo với văn hóa và phong cách đa dạng như Quán Đảnh, Trì Chú cùng với các vị Đạt-Lai-Lạt-Ma (Phật sống) đuợc nhiều người tôn thờ.
           
          Phật giáo Tây Tạng không những chỉ được phổ biến ở Tây Tạng; nó còn là tôn giáo thịnh hành ở Mông Cổ và phổ biến mạnh trong tộc người Buryat ở miền nam Siberia. Tây Tạng cũng là quê hương của một tôn giáo nguyên thủy gọi là Bön (Bon). Hàng loạt các tiếng địa phương của tiếng Tạng được nói trên cả khu vực. Người Tạng viết bằng chữ Tạng.
           
          Trong các thành phố Tây Tạng có các cộng đồng nhỏ người Hồi giáo, được biết đến như là Kachee (Kache), mà tổ tiên họ là những người di cư từ ba khu vực chính: Kashmir (đối với người Tây Tạng cổ là Kachee Yul), Ladakh và các nước của người TurkTrung Á. Ảnh hưởng của Hồi giáo ở Tây Tạng cũng đến từ Ba Tư. Ở đây cũng có các cộng đồng Hồi giáo Trung Quốc (gya kachee) mà tổ tiên của họ là dân tộc Hồi Trung Quốc. Người ta cho rằng những người Hồi giáo di cư từ Kashmir và Ladakh đã đến Tây Tạng vào khoảng thế kỷ 12. Dần dần các cuộc hôn nhân và các mối quan hệ xã hội đã dẫn đến sự tăng dân số thành cộng đồng đáng kể xung quanh Lhasa.
           



          Mạn đà la - Một nghệ thuật đặc thù của Phật giáo Tây Tạng Tây Tạng có nhiều danh lam thắng cảnh và một số phong tục tập quán lạ. Điển hình trong các phong tục là làm Mạn Đà La, tức là các vòng tròn bằng cát nhuộm màu để làm ra đủ loại hình thù hay và đẹp. Cung điện Potala, trước đây là nơi ở của các Đạt Lai Lạt Ma, là di sản thế giới.

           
          http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y_T%E1%BA%A1ng
          #5
            Quang Khôi 08.03.2008 10:38:10 (permalink)
             
             
             
            #6
              Quang Khôi 08.03.2008 11:20:29 (permalink)
              #7
                Quang Khôi 09.03.2008 10:56:21 (permalink)









                Cửu Trại Câu
                 
                Thứ ba, 22/5/2007, 18:42 GMT+7





                Du ngoạn Hoa Quả Sơn
                 
                Cách Tứ Xuyên khoảng 450 km, Cửu Trại Câu có cảnh quan thiên nhiên được xếp vào loại độc nhất vô nhị Trung Quốc, với trên 100 hồ và ghềnh thác, mỗi hồ một vẻ đẹp riêng. Đây cũng chính là bối cảnh quay Hoa Quả Sơn trong phim Tây Du ký.
                 






                Một góc "Hoa Quả Sơn" ngày nay. Ảnh: T.Trà.
                 

                Hồ ở Cửu Trại Câu sắp đặt ngẫu nhiên, có không gian gợi nhiều liên tưởng, với những cái tên huyền thoại: hồ Gương, Ngũ Sắc, Tê Giác, Ngọc Bích, Công chúa… 
                 
                Cửu Trại Câu được hình thành trên vùng đá vôi trầm tích, ở độ cao 4.000 m so với mặt nước biển, với diện tích hơn 600 km. Đây còn là nơi có nhiều thung lũng, khe suối và 12 đỉnh núi, tạo thành một khung cảnh hùng vĩ, thơ mộng.
                 
                Dịch theo nghĩa Hàn tự, tên Cửu Trại Câu là "chín cái trại của người Tạng bên dòng suối", vì vốn có 9 ngôi làng của người gốc Tây Tạng sinh sống. Năm 1990, điểm đến này được Cơ quan Du lịch quốc gia Trung Quốc đánh giá là địa chỉ đứng đầu trong bốn mươi khu du lịch tốt nhất tại Trung Quốc và năm 1992, được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Năm 1997, Cửu Trại Câu lọt vào danh sách các khu bảo tồn đa dạng sinh học thế giới.
                 
                “Cảnh sắc gần như còn giữ trọn vẻ hoang sơ … là yếu tố chính thu hút lượng khách du lịch từ khắp mọi nơi về Cửu Trại Câu, dù vé tham quan ở đây thuộc loại đắt nhất Trung Quốc”, ông Lâm Tứ Khôi, Phó phòng Du lịch Nước ngoài của Saigontourist, cho biết.
                 
                Du khách Việt Nam có thể đăng ký tour du lịch trên, qua Saigontourist. Trong hành trình kéo dài 4 ngày 3 đêm, du khách cũng có dịp tham quan lăng mộ của Gia Cát Lượng và nhiều nhân vật nổi tiếng khác của Trung Quốc thời Thục - Hán. Chi phí một người là 789 USD.
                Thanh Lương

                 
                http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Du-lich/2007/05/3B9F64B4/
                 
                 
                #8
                  Quang Khôi 09.03.2008 11:00:34 (permalink)
                  Mục từ Cửu Trại Câu dẫn đến bài này. Xin đọc về huyện cùng tên thuộc châu tự trị người Khương, người Tạng A Bá, tỉnh Tứ Xuyên tại Cửu Trại Câu (huyện).



                  Khu thắng cảnh Cửu Trại Câu*

                  Di sản thế giới UNESCO









                  Dạng
                  Thiên nhiên







                  Vùng
                  Châu Á-Thái Bình Dương

                  Lịch sử công nhận

                  Công nhận
                  1992  (Kỳ họp thứ 16)


                  * Tên dịch từ tên chính thức trên danh sách Di sản thế giới.
                  Vùng được UNESCO phân loại chính thức.
                   

                  Khu phong cảnh Cửu Trại Câu, (tiếng Trung: 九寨溝, tiếng Tây Tạng: Sicadêgu) là vùng bảo tồn thiên nhiên, nằm trên độ cao 4000 m so với mực nước biển, thuộc châu tự trị dân tộc Khương, dân tộc Tạng A Bá, miền bắc tỉnh Tứ Xuyên.
                   
                  Khu phong cảnh Cửu Trại Câu được hình thành trên dãy núi đá vôi trầm tích, nổi tiếng nhờ hệ thống các hồ đa sắc và các thác nước nhiều tầng, được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1992. Năm 1990, khu phong cảnh này được đánh giá là một trong 40 khu du lịch đẹp nhất của Trung Quốc. Năm 1997, khu phong cảnh Cửu Trại Câu được đưa vào danh sách hạng 5 các khu bảo tồn đa dạng sinh học thế giới trong phân hạng IUCN.

                   Thông tin du lịch


                   Hình ảnh







                  Kính Hải.





                  Ngũ Hoa Hải.





                  Hùng Miêu Hải (hồ Gấu Trúc).





                  Thác nước Trân Châu.






                  Thác Trân Châu có nhiều tầng.





                  Hồ thiên nga chụp từ bên trong đường đi bộ.


                  http://vi.wikipedia.org/wiki/Khu_th%E1%BA%AFng_c%E1%BA%A3nh_C%E1%BB%ADu_Tr%E1%BA%A1i_C%C3%A2u
                   
                  #9
                    Quang Khôi 16.03.2008 10:29:14 (permalink)
                    Tìm hiểu lịch sử Tây Tạng
                    14 Tháng 3 2008 - Cập nhật 17h03 GMT




                    Cung Potola ở Lhasa, thủ phủ Tây Tạng
                     

                    Với người Việt Nam, Tây Tạng hoặc được biết đến phần nhiều qua những câu chuyện về Mật Tông, hoặc gần đây là bối cảnh nước Trung Hoa cộng sản làm chủ vùng ‘mái nhà của thế giới’ này, hay hoạt động của Đức Đạt Lai Lạt Ma trên trường quốc tế.
                     
                    Gần đây, cũng có không ít thanh niên Việt Nam bắt đầu lên thăm Tây Tạng theo các tuyến du lịch hoặc tự đi chụp hình để tìm hiểu nền văn hóa và lối sống độc đáo của người dân tại đó.
                    Nhưng với quốc tế, câu chuyện Tây Tạng-Trung Quốc luôn là đề tài thời sự từ mấy thập niên qua.

                    Các diễn biến mới nhất tuần này với vụ xuống đường ngay tại Lhasa, thủ phủ Tây Tạng của sư sãi đang gây chú ý của dư luận quốc tế, trong bối cảnh Trung Quốc chuẩn bị cho Olympics Bắc Kinh.

                    Về mặt lịch sử, dân tộc Tây Tạng mà có sử liệu nói là có tới 1/6 thanh niên nam theo Phật giáo, đã từng giao lưu, thậm chí chinh chiến với các tộc người xung quanh như Mông Cổ và người Hán.

                    Khác với toàn bộ châu Á bị Phương Tây sang thực dân hóa từ nhiều thế kỷ, cho đến giữa thế kỷ 20, vùng đất Tây Tạng hiểm trở cũng chỉ là nơi thu hút ít nhiều người Tây Phương đi thám hiểm.

                    TS Nguyễn Xuân Nghĩa nói về Tây Tạng

                    Vị Lạt Ma cao cấp của Phật giáo ở đây cũng là pháp chủ của chính quyền mà đa số dân sống bằng nghề chăn nuôi.
                    Trung Quốc chiếm Tây Tạng
                     
                    Nhưng số phận Tây Tạng sang một bước ngoặt từ thập niên 1950.

                    Quân đội Trung Quốc tiến vào Tây Tạng năm 1950, chỉ không lâu sau khi ông Mao chiến thắng phe Quốc dân đảng trong cuộc nội chiến 1949.

                    Xứ Tây Tạng cổ xưa bị nhập vào Trung Quốc.

                    Cuộc nổi dậy bất thành năm 1959 khiến vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 phải bỏ Tây Tạng, vượt núi sang Ấn Độ, lập ra một chính phủ lưu vong.

                    Các tu viện bị phá huỷ trong cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông phát động hồi thập niên 60 và 70.
                    Người ta tin rằng hàng nghìn người Tây Tạng bị giết trong giai đoàn trấn áp, tù đầy dưới thời Thiết Quân Luật.
                    Vì áp lực quốc tế, chỉ đến những năm 80, Bắc Kinh mới nới lỏng sức ép.

                    Nhưng từ đó, với chính sách Mở Cửa và phát triển du lịch, Tây Tạng trở thành một nơi được quan tâm.

                    Trung Quốc cũng đầu tư cho sự phát triển vùng này mặc dù làn sóng đầu tư cũng có nghĩa là người dân tộc Hán kéo đến sinh sống ngày một đông.

                    Các tổ chức nhân quyền nói việc đàn áp tôn giáo vẫn diễn ra.

                    Trung Quốc nói được xe lửa nối Lhasa và tỉnh Thanh Hải có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhưng tuyến đường cũng có nhiều khả năng tăng số dân người Hán lên sống ở Tây Tạng.

                    Tinh thần Phật giáo




                    Đạt Lai Lạt Ma sinh năm 1935, hiện sống lưu vong tại Dharamsala, Ấn Độ
                    Phật giáo đến Tây Tạng vào thế kỷ 8. Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng được coi là đứng đầu, người thứ nhì là Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama).

                    Cả hai đều người tín đồ tin rằng là hiện thân của những vị Lạt Ma trước đó. Trung Quốc và người Tây Tạng lưu vong không chỉ có quan điểm khác biệt về vùng đất này.

                    Việc chọn vị Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 cũng là một vấn đề.

                    Người được đức Đạt Lai Lạt Ma chọn là Gedhun Choekyi Nyima hiện biến mất sau khi bị Trung Quốc đưa đi năm 1995.

                    Bắc Kinh chỉ có quan hệ thỉnh thoảng và không chính thức với Đạt Lai Lạt Ma.
                    Ngài kêu gọi tìm giải pháp hòa bình, bất bạo động và chấp nhận để Tây Tạng được tự trị chứ không phải độc lập.

                    Kinh tế Tây Tạng vẫn dựa trên nông nghiệp là chính.

                    Ngoài rừng và đồng cỏ, vùng đất này còn có nhiều khoáng sản nhưng giao thông kém hạn chế việc khai thác.

                    Hiện nay nguồn thu chính của Tây Tạng vẫn là du lịch.

                    Bài phỏng vấn với Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa từ Việt Báo, California, người đã hai lần tiếp kiến Đạt Lai Lạt Ma và đến thăm Dharamsala về văn hóa và chính trị Tây Tạng được phát trên làn sóng BBC ngày 16.03.2008.
                     
                    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/03/080314_tibetcountryprofile.shtml
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.03.2008 10:50:56 bởi Quang Khôi >
                    #10
                      Quang Khôi 16.03.2008 10:34:51 (permalink)
                      Lính TQ bao vây chùa Tây Tạng
                      14 Tháng 3 2008 - Cập nhật 07h57 GMT

                      Lực lượng an ninh Trung Quốc đã bao vây ba tu viện Phật giáo tại thành phố Lhasa, Tây Tạng, sau các cuộc biểu tình hồi đầu tuần.


                       


                      http://diendan.vnthuquan.net/post.aspx?do=reply&messageID=341297&toStyle=tm

                      Có tin nói hàng trăm nhà sư đã tham gia biểu tình

                      ......


                      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/03/080314_china_tibet.shtml


                      CÁC BÀI LIÊN QUAN
                      Cảnh sát Ấn Độ ngăn chặn biểu tình
                      13 Tháng 3, 2008 | Thế giới
                      TQ công nhận có biểu tình tại Tây Tạng
                      13 Tháng 3, 2008 | Thế giới
                      Người Tây Tạng bắt đầu tuần hành
                      10 Tháng 3, 2008 | Thế giới

                      TIN MỚI NHẤT
                      Lãnh đạo Trung Quốc duy trì chức vụ
                      Đụng độ chết người ở Tây Tạng
                       
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.03.2008 10:58:44 bởi Quang Khôi >
                      #11
                        Quang Khôi 16.03.2008 10:56:24 (permalink)
                        Đường lên Tây Tạng

                        Lhasa, những ngày đầu đông
                         
                         

                         
                        Vào thế kỷ thứ 7, tương truyền chỗ xây đền Đại Chiêu (một trong những đền nổi tiếng nhất Tây Tạng) ngày nay chính là một hồ nước bị ma nữ ám. Công chúa Văn Thành (thời nhà Đường) trong thời gian làm dâu ở xứ Tây Tạng hiểu phong..


                        Tags: Tây Tạng, Đại Chiêu, Thanh Hải, Chính phủ Trung Quốc, Thế kỷ thứ 7, Công chúa Văn Thành, tuyến đường sắt, trong thời gian, đầu đông, ngày nay, của người, con đường, Thế giới, Lhasa
                        Diện kiến lạt ma Tây Tạng

                        Thứ hai, 17 Tháng một 2005, 06:27 GMT+7


                        Năm 1357, tại một vùng hẻo lánh thuộc cao nguyên Thanh Tạng cách Tây Ninh - thủ phủ của Thanh Hải - chừng 30km, cậu bé Tông Khách Ba (Tsong-Kha-Pa) ra đời. Ông chính là người xây dựng Phật giáo Tây Tạng: sáng lập tông phái.


                        Tags: Tháp Nhĩ, Ban Thiền, Hoàng Mạo, Tông Khách Ba, Tông Khách Ba…, Thanh Hải, Cao nguyên Thanh Tạng, Đạt Lai Lạt Ma, Phật giáo Tây Tạng, tượng trưng cho, người xây dựng, tông phái, diện kiến, của người, đại sư, tháp

                        Chinh phục đỉnh tử thần

                        Thứ bảy, 15 Tháng một 2005, 06:27 GMT+7



                         
                        Tại bến xe Cách Nhĩ Mộc (tỉnh Thanh Hải) chúng tôi phát hiện rất nhiều xe đi Lhasa - linh hồn Tây Tạng, thành phố của các chư thiên. Du lịch bụi vào Lhasa bằng đường bộ ở VN hầu như chẳng có mấy người (ngay cả Tây balô chuyên..

                        Tags: Tây Tạng, Cách Nhĩ Mộc, Thanh Hải, bằng đường bộ, chúng tôi, Tử thần, bình oxy, tài xế, Phát hiện, Lhasa, Người, Đèo, đến, nhất

                        Đường lên nóc nhà thế giới

                        Thứ sáu, 14 Tháng một 2005, 06:23 GMT+7



                         
                        Chuẩn bị mua vé tàu lửa thì được biết vé máy bay đang có đợt giảm giá đến 50%. Đường từ Tây An đi Tây Ninh (thủ phủ tỉnh Thanh Hải, cửa ngõ vào Lhasa, Tây Tạng) hơn 1.000km nhưng chẳng có gì hấp dẫn, tiền xe lửa, tiêu xài cũng..

                        Tags: Tây Tạng, Tây Ninh, Tây An, Hồ Thanh Hải, vé máy bay, chúng tôi, Thế giới, đường lên, độ cao, nóc nhà, Người, đến, Núi, Xe

                        Ký ức ngàn năm

                        Thứ năm, 13 Tháng một 2005, 06:23 GMT+7



                         
                        Chỉ cần search chữ “Tibet” (Tây Tạng), 6.780.000 trang web (nước ngoài), 11.900 (trang web tiếng Việt) có liên quan đã hiện lên trong chớp mắt. Ngoài đường hàng không thông dụng gần như tuyệt đối, muốn đến Lhasa (Tây Tạng)..

                        http://vietbao.vn/tp/Duo-ng-len-Tay-Ta-ng/401975/
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.03.2008 11:03:28 bởi Quang Khôi >
                        #12
                          Quang Khôi 16.03.2008 11:09:35 (permalink)
                          Đường lên Tây Tạng (kỳ 1)
                          Thứ năm, 13 Tháng một 2005, 06:23 GMT+7
                           






                          Trước lăng mộ Tần Thủy Hoàng
                          Chỉ cần search chữ “Tibet” (Tây Tạng), 6.780.000 trang web (nước ngoài), 11.900 (trang web tiếng Việt) có liên quan đã hiện lên trong chớp mắt. Ngoài đường hàng không thông dụng gần như tuyệt đối, muốn đến Lhasa (Tây Tạng) bằng đường bộ trên lý thuyết có bốn đường: từ Vân Nam, Thành Đô, Tây Ninh (tỉnh Thanh Hải), Urumqi (Tân Cương).
                           
                          Chuyến đi hay đấy, nhưng... khùng!
                           
                          Đường từ Vân Nam chưa nghe có ai đi vì quá quanh co, hiểm trở, sương mù dày đặc. Từ Urumqi đi Lhasa phải qua hai con đèo cao trên 6.000m, mất vài ngày. Đường 109 từ Thanh Hải đi Lhasa khả thi nhất vì tốn ít thời gian hơn.
                          Khi biết chúng tôi dự định đi Tây Tạng, mọi người ai cũng bảo: “Hay đấy! Nhưng... khùng”. Họ nói có cơ sở vì mùa xuân, hạ, thậm chí thu là mùa du lịch. Nhưng gần như không có sách hoặc người nào khuyên nên đi du lịch vào mùa đông, nhất là Tây Tạng, nơi mà nhiệt độ xuống đến âm vài chục độ là bình thường.
                           
                          “Đi giữa thảo nguyên bao la, hoang vu không một bóng người, xa xa là dãy núi phủ tuyết trắng xóa. Biết thêm về một Tây Tạng khác vào đông... chẳng phải có cảm giác mạnh hơn sao?”. Nói vậy không có nghĩa là đi “mò”.
                           
                          Càng gần ngày đi chúng tôi càng theo dõi liên tục Đài Phượng Hoàng, CCTV4 (chương trình truyền hình Trung Quốc) để xem nhiệt độ. Năm nay trời lạnh quá nhanh, mới cuối tháng mười mà có nơi nhiệt độ đã xuống 00C. Trước đó vài ngày tuyết đã phủ trắng xóa tại Thanh Hải, Cách Nhĩ Mộc (những địa danh sẽ đi qua). Bò, cừu, người chết hàng loạt vì lạnh đột ngột.
                           
                          Chuẩn bị sẵn mười đôi vớ, tám chiếc áo lạnh, áo thu đông, khăn len che kín đầu và tai... cũng chỉ là “liệu pháp tinh thần”, hạn chế đến thấp nhất những gì không hay có thể xảy ra. Tôi lại phải lọ mọ lôi lại đống dây nhợ, sách cũ từ thời còn sinh hoạt tại Hội Du khảo trẻ TP để “dượt” lại những kỹ năng: xem sao, nút dây, dựng lều, tìm đường... phòng khi bất trắc.
                           
                          Gần hai tháng trước khi đi, tôi thường rủ đám bạn đạp xe lên Hóc Môn, Củ Chi để khởi động, luyện lại gân cốt, sức dẻo dai...Tất cả đều chuẩn bị sẵn sàng một cách tốt nhất cho chuyến đi được dự báo là khá gian nan.
                           
                          Trung tuần tháng mười một, tôi và anh Kim Sơn lên đường. Ra đến Hà Nội thì được biết chuyến tàu liên vận từ Hà Nội đến Nam Ninh - Trung Quốc (2 chuyến/tuần) đã hết vé. Không thể chờ đợi, chúng tôi quyết định lên xe đò xuống Hạ Long rồi bằng tàu cánh ngầm đến biên giới Móng Cái qua cửa khẩu Đông Hưng, rồi đi xe lên Nam Ninh, đi tàu lên Tây An. Thật khó tin: đi lên vùng đất cao nhất thế giới lại được khởi đầu bằng tàu biển (?!).
                          Sang - hèn vùng đất thánh.
                           





                          Điểm đầu tiên của con đường lữ hành đi về vùng đất chư thiên chính là Trường An (ngày nay là thủ phủ Tây An của tỉnh Thiểm Tây).
                          Nơi đây, năm 641, vua Tây Tạng là Tùng Tán Cương Bố (Songtsen Gampo) đem quân đến vây thành Trường An và “ép” vua Đường Thái Tông gả công chúa Văn Thành - người mang đến Tây Tạng một báu vật: bức tượng Phật Thích Ca bằng vàng (hiện đang được thờ tại ngôi đền Đại Chiêu - Jokhang - linh thiêng nhất Tây Tạng).
                          Đây cũng chính là điểm xuất phát của con đường tơ lụa cổ đại với từng đoàn thương nhân, ngựa, lạc đà mang theo không chỉ hàng hóa mà còn là một nền văn hóa phương Đông đến tận trời Âu…

                          Khi chúng tôi đến nơi thì cố đô Tây An vẫn còn chưa thức giấc. Cái lạnh cắt da, thay đổi một cách đột ngột trong năm nay khiến mọi người chẳng muốn ra đường. Vừa bước ra khỏi nhà ga, đập vào mắt chúng tôi là một bức tường thành sừng sững với giàn giáo ngổn ngang.
                           
                          Thì ra, có lẽ muốn gây ấn tượng thêm về cổ thành Trường An năm xưa, chính quyền Tây An đã xây mới (giả cổ) một bức tường thành vĩ đại (“nhái lại” như khuôn đúc bức tường thành còn sót lại thời Đường).
                           
                          Con đường vắng lặng như tờ. Chỉ vài bóng người thấp thoáng, lầm lũi đạp xe trên đường. Còn những hàng cây khẳng khiu trụi lá trước gió đông khắc nghiệt, tòa thành xám xịt “thật” đang sừng sững như nghênh chào chúng tôi - hai gã trai từ phương nam xa tít mù đến thành đô xưa để khởi đầu cho chuyến đi dài thăm thẳm.
                           
                          Mở cuốn Lonely planet (sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng thế giới) tìm một chỗ trọ giá thấp nhất tôi bỗng giật mình: phòng đôi bình thường 680 tệ/ngày (khoảng 1,3 triệu VND), trong khi thực tế thì… biến hóa khôn lường. Tại nhà ga, sân bay luôn có sẵn một đội tiếp thị về chỗ ở, nơi du lịch... hùng hậu, xinh xắn, khả năng ngoại ngữ tốt.
                          Họ sẵn sàng giới thiệu những chỗ trọ với giá cả khá mềm (thậm chí chấp nhận lỗ tiền phòng) nhưng sau đó đưa ra những tour du lịch tại Tây An.
                           
                           Nơi ở rẻ, các cô gái xinh xắn nói chuyện ngọt như mía lùi thì ai lại nỡ từ chối tham gia những tour du lịch họ đưa ra. Khách gật đầu và... dính chấu. Lỡ tham gia tour của họ là bạn phải chấp nhận trả thêm rất nhiều khoản phí phát sinh.
                           
                          Với kinh nghiệm của người bạn đường Kim Sơn - một “con ma xó” quá hiểu biết về Trung Hoa (nên được gọi là Sơn “Trung Quốc”), chúng tôi chẳng trông mong gì tìm được một nhà trọ mặt đường vừa túi tiền kẻ lang bạt.
                           
                          Sau hơn một tiếng lết bộ trong các ngõ nhỏ cùng với chiếc balô du lịch nặng trĩu, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được cho mình một chỗ trọ lý tưởng: phòng hai giường có hệ thống sưởi với giá bất ngờ: chỉ 40 tệ/ngày (khoảng 80.000 VND), rẻ hơn 15 lần so với Lonely planet (dĩ nhiên chất lượng không thể sánh bằng), chỉ hơi phiền là phải dùng nhà vệ sinh công cộng... dơ không chịu nổi!
                           
                          Đối mặt Binh Mã Dũng
                           







                          Bộ xe ngựa bằng đồng cực kỳ tinh xảo đã gây kinh ngạc thế giới về kỹ thuật đúc đồng từ thời Tần
                           

                          Nói đến Tây An là người ta nói đến Binh Mã Dũng - khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Nằm cách Tây An khoảng 30km, muốn đến đấy bằng cách rẻ nhất thì tìm xe buýt số 306 giá chỉ 8 tệ/ người (khoảng 16.000 VND) cho cả hai chuyến đi lẫn về, 10 phút có một chuyến. Bãi xe lớn chứa cả vài trăm chiếc xe chật ních trước lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
                           
                          Mùa đông nhưng nơi đây vẫn đông đúc khách vì đó là nơi yên nghỉ của người mà hơn 2.000 năm trước đã kết nối các tường thành của sáu nước để biến nó thành một kỳ quan thế giới mà không một người Trung Hoa nào không cảm thấy tự hào khi nhắc đến: Vạn lý trường thành! Cũng chính ông đã tạo ra đội binh mã dũng được xem như kỳ quan thứ tám của thế giới.
                           
                          Khi đến nơi, dù đã nghe nói khá nhiều nhưng chúng tôi cũng thật sự sững sờ: ba căn hầm khổng lồ, mỗi hầm lớn như một sân vận động đang chứa hàng ngàn người lính đất nung to bằng người thật với vóc dáng cực kỳ uy mãnh. Mỗi bức tượng đều có gương mặt diễn tả tâm trạng khác nhau, sống động đến không ngờ.
                           
                          Tùy theo chức vụ mà trang phục, thế đứng của mỗi bức tượng được tái hiện phù hợp. Thế mà nhà khảo cổ đứng cạnh cho biết đây chỉ là một phần nhỏ nằm ngoài rìa ngôi mộ, đỉnh mộ chính là ngọn đồi nằm cách đây khoảng 1km.
                           
                          Sau khi khai quật được ba hầm mộ vĩ đại (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) này, Chính phủ Trung Quốc đã thông báo tạm ngưng vì “chưa có biện pháp thật sự hữu hiệu để bảo vệ những di sản này”. Dù hiện nay mỗi hầm mộ đã được xây hẳn một cụm công trình để bảo vệ rất kín đáo và nghiêm túc. Đây là di tích lịch sử được bảo vệ nghiêm ngặt nhất ở Trung Quốc, đồng thời cũng là di tích được khai thác dè dặt nhất.
                           
                          Năm ngoái có người bạn cũng tham quan Binh Mã Dũng về khoe với tôi tấm hình chụp chung với các tượng đất nung rất đẹp. Lúc đó tôi cũng hơi ngạc nhiên vì sao một di sản quốc gia lại có thể để mọi người bá vai bá cổ chụp hình “thân tình” đến thế. Đến đây mới biết những tấm hình đó đã được chụp tại studio ngay trong khu lăng mộ. Studio này làm sẵn những bức tượng nhái (giống như đúc) để phục vụ du khách. Giá khá mắc nhưng khách đông nườm nượp. Âu cũng là một cách kinh doanh hay.
                           
                          Tuy nhiên, một trong những điều kinh ngạc nhất khi đến đây không phải là những di tích của khu lăng mộ (điều này tôi đã hình dung được qua sách báo, phim ảnh) mà chính là cụm công trình bảo tồn, trưng bày hiện vật.
                          Chỉ riêng nó đủ là một công trình kiến trúc có giá trị. Tất cả đều được làm đến mức hoàn hảo.
                           
                          Có phòng chiếu video vòm với 10 màn ảnh cực lớn, tái hiện lịch sử khu lăng mộ, trong các phòng trưng bày có các máy vi tính để có thể tra cứu bất cứ thông tin liên quan, có cảnh sát túc trực bảo vệ 24/24…Vì thế, dù giá vé vào cổng 90 tệ/người (khoảng 180.000 VND) nhưng ai cũng cảm thấy xứng đáng.
                           
                          Sử sách có ghi rằng lăng mộ Tần Thủy Hoàng được khảm đầy kim cương và ngọc trai, phía trên trần thể hiện mặt trăng, mặt trời và những vì sao. Chim chóc được tạc bằng đá quý, đặt trong các khu rừng thông làm bằng ngọc lục bảo, các dòng sông chảy trong lăng mộ chứa đầy thủy ngân…
                           
                          Thực hư thế nào không biết nhưng đối diện thực tế mới thấy điều đó còn quá bé nhỏ so với giá trị văn hóa thật sự mà nó đem lại.
                           
                          NGUYỄN TẬP
                           
                          http://vietbao.vn/Phong-su/Ky-uc-ngan-nam/40063308/263/
                           
                           
                          #13
                            Quang Khôi 16.03.2008 11:15:07 (permalink)
                            Đường lên Tây Tạng (kỳ 2)
                            Thứ sáu, 14 Tháng một 2005, 06:23 GMT+7
                             
                            Chuẩn bị mua vé tàu lửa thì được biết vé máy bay đang có đợt giảm giá đến 50%. Đường từ Tây An đi Tây Ninh (thủ phủ tỉnh Thanh Hải, cửa ngõ vào Lhasa, Tây Tạng) hơn 1.000km nhưng chẳng có gì hấp dẫn, tiền xe lửa, tiêu xài cũng suýt soát nên chúng tôi chớp ngay cơ hội hiếm có này.
                             
                            Thành phố “xám”
                            Chỉ sau hơn 30 phút bay từ Tây An đến Tây Ninh, từ thành phố đô hội, nhà xe đông đúc chúng tôi như lạc vào một thế giới hoàn toàn khác.
                            Từ trên máy bay nhìn xuống, cả dãy cao nguyên Thanh Tạng đồi núi chập chùng, cỏ cây khô cằn một màu xám ngoét. Không màu xanh. Không sự sống. Lần đầu tiên trong chuyến đi tôi có cảm giác sợ hãi mơ hồ.
                             
                            Vừa bước ra khỏi máy bay tôi lại bị dội ngược bởi nhiệt độ: âm 50C (ở Tây An nhiệt độ chỉ khoảng 100C). Trời lạnh ngắt, tím tái mặt mũi, vậy mà phải chạy bộ từ máy bay vào nhà ga.
                             
                            Nhà ga sân bay như một cái nhà kho với tổng diện tích khoảng 800 - 900m2, xây tường, lợp tôn. Nhìn xung quanh, tôi bỗng nhớ đến sân bay Liên Khương (Đà Lạt) rồi thấy “tự hào”. Dọc hai bên đường từ sân bay vào thành phố, nhà cửa cũng chẳng “vui” gì hơn.
                             
                            Thấp thoáng qua hàng cây hai bên đường trụi lá, trơ xương là những căn nhà nhỏ bằng đất nằm lọt thỏm giữa một “biển” đồi núi xám xịt. Lạnh lẽo. Cô nhân viên khách sạn loay hoay cầm cuốn hộ chiếu lật ngược lật xuôi. Hình như cô chưa bao giờ làm thủ tục đón khách nước ngoài. Một phòng hai giường, có máy sưởi với giá 80 tệ/ngày (160.000 VND) cũng là cái giá dễ dàng chấp nhận.
                             
                            Thủ phủ Tây Ninh buổi tối chẳng có gì. Lội bộ dọc suốt những con đường quanh nhà ga chúng tôi chỉ thấy phần nhiều là người ăn xin. Những gương mặt khắc khổ ngồi co ro bên vệ đường trong cái lạnh cắt da chờ đợi chút lòng thương hại. Không một lời nói. Không một tiếng cười. Mới 21g mà đường sá vắng hoe. Không một tụ điểm vui chơi giải trí. Trên đường chỉ có vài bóng người lầm lũi đạp xe, trên lề chỉ vài bóng người bước vội...
                             
                            Trước nhà ga, một dãy những tấm bạt được căng lên, bên trong là một cái chảo to trên cái bếp nghi ngút khói đựng từng tảng thịt lớn cắt từ đầu bò yak : quán ăn của người Hồi đấy. Tôi vào một quán, kêu một tô thịt lớn đầy ụ với giá chỉ 2 tệ. Hơi khó ăn vì mùi khá đặc trưng.
                             
                            Anh chủ quán người Hồi đội cái nón trắng, hai gò má bầm tím vì lạnh vì nắng, râu quai nón rậm đen nhưng cặp mắt rất hiền nhìn chúng tôi có vẻ ngạc nhiên. Anh chỉ nói được chút ít tiếng phổ thông, khi biết chúng tôi từ VN đến anh tròn mắt ngạc nhiên: “Sao lại du lịch ở những nơi xa xôi, hẻo lánh thế này. Lần đầu tiên tôi gặp người VN ở đây đấy”.
                             
                            Do là cửa ngõ quan trọng vào Tây Tạng - nơi có con đường sắt duy nhất, có đường quốc lộ khá tốt nối từ Cách Nhĩ Mộc đến Lhasa (sẽ hoàn thành vào năm 2007) nên tại tỉnh Thanh Hải (có diện tích 720.000 km2 - gấp đôi diện tích VN mà dân số chỉ có 4,9 triệu người) việc xây dựng hạ tầng được đẩy mạnh cũng là điều dễ hiểu. Đường lớn, vỉa hè rộng, có làn riêng cho người đi bộ, xe đạp…
                             
                            Hồ trên núi
                             






                            Nhắc đến Tây Tạng mọi người đều nghĩ đến khu tự trị ngày nay. Nhưng ít người biết rằng cách đây không lâu, cả cao nguyên Thanh Hải cũng thuộc về Tây Tạng.
                            Ngoài việc không hề có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, đây còn là nơi ngự trị của các đời ban thiền lạt ma.
                            Trong tâm khảm người Tây Tạng, cao nguyên Thanh Hải bao giờ cũng là một phần linh thiêng không thể tách rời…

                            Chuyến xe buýt bị hủy vì đầu mùa đông quá ít khách. Chúng tôi đành phải bao chiếc xe giá 300 tệ đến hồ Thanh Hải - một trong những hồ nước mặn cao nhất thế giới. Đi được hơn nửa đường, chúng tôi bỗng gặp cơn mưa tuyết. Ngồi trong xe đóng kín mít cửa mà còn nghe gió rít liên tục.
                             
                            Tuyết bay mù trời, trắng xóa. Ngoài kia, thấp thoáng trong cơn mưa tuyết, một cô gái Tây Tạng với trang phục truyền thống đang ngồi bất động bên vệ đường, với một sự nhẫn nại truyền đời để chăn đàn bò yak đang bình thản chậm rãi nhai mớ cỏ khô hiếm hoi còn sót lại trên thảo nguyên khô cằn. “A! Tây Tạng đây rồi!” - anh Kim Sơn, người cùng đi với tôi, bỗng reo lên.
                             
                            Tôi thắc mắc tự hỏi: Chúng tôi đã gặp những người Tây Tạng tại thủ phủ Tây Ninh rồi còn gì? “Không, đàn bò yak chính là biểu tượng của Tây Tạng đó - anh Sơn giải thích - Chính nó là người bạn song hành cùng người Tây Tạng qua hàng ngàn năm nơi điều kiện khắc nghiệt nhất thế giới này: biên sai nhiệt độ trong ngày có khi lên đến hơn 40 độ, khắp nơi chỉ là núi non, đất đai khô cằn, không khí loãng...”.
                             
                            Ở những độ cao trên 4.000 - 5.000m hầu như chỉ có bò yak tồn tại cùng người Tây Tạng: lông da để làm áo, sữa để uống, làm bơ, thịt để ăn, thậm chí phân của nó là thứ chất đốt cực ấm, không mùi giúp người Tây Tạng vượt qua những cơn giá rét kinh người.
                             
                            Khoác bộ áo ấm dày sù sụ mà vẫn cảm thấy rét, tôi càng “kinh hoàng” hơn khi có người nói “những đứa trẻ Tây Tạng mới sinh ra đều được dìm xuống dòng suối lạnh giá. Nếu đứa bé đó chết gia đình phải chấp nhận vì có sống nó cũng không chịu được thời tiết khắc nghiệt ở đây”.
                             
                            Những câu chuyện huyên thuyên liên quan đến đàn bò yak, về đời sống cư dân Tây Tạng làm chúng tôi đến hồ Thanh Hải lúc nào không biết. Một mảng nước xanh xa đến hút tầm mắt, hèn gì người Trung Hoa xưa vẫn tưởng đây là biển.
                             
                            Với diện tích 4.635 km2 (gấp đôi diện tích TP.HCM), ở độ cao 3.200 m (cao hơn nóc nhà Đông Dương - đỉnh Phanxipăng ở VN) hồ Thanh Hải còn có đảo chim là nơi hơn 100.000 loài chim quý hiếm di trú…
                             
                            Tuy nhiên, thật đáng buồn, cũng như nhiều nơi du lịch ở VN, ngoài việc phải mua vé 20 tệ/người (khoảng 40.000 VND) chúng tôi lại còn bị chèo kéo mua hàng lưu niệm, chụp hình. Một đoạn hồ Thanh Hải bị “băm nát” bởi các tác phẩm kiến trúc nhái Mông Cổ, Tây Tạng một cách kệch cỡm, quanh khu du lịch dọc theo bờ hồ còn bị quây bởi hàng rào kẽm gai(?!)…
                            Leo lên đỉnh thử sức.
                             
                            Hơi thất vọng về sự xô bồ, thiếu nét đặc thù riêng của hồ Thanh Hải nhưng chúng tôi cũng không có thời gian để buồn vì phải bắt tay ngay vào kế hoạch thứ hai: chinh phục đỉnh “Thử Sức”. Đó là tên do chúng tôi đặt cho một ngọn trong dãy núi nằm dọc theo hồ Thanh Hải với mục đích chuẩn bị thể lực, ý chí cho những ngày “khốc liệt” hơn đang chờ trong những ngày du khảo “ta balô” sắp tới.
                             
                            Chỉ mới kết thúc phần khởi động bằng cách đi bộ hơn 2km để đến chân núi, chúng tôi đã thấy lả người và hiểu ngay đó là hội chứng của độ cao: thiếu oxy và không khí loãng. Cơ thể người Tây Tạng tự “điều chỉnh” mở rộng mạch máu, giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể tốt hơn.
                             
                            Phổi của họ có khả năng tổng hợp ôxit nitơ trong môi trường rất lớn mà ôxit nitơ có khả năng tăng đường kính mạch máu, nhờ đó lượng máu luân chuyển trong cơ thể cũng tăng lên, bù đắp cho lượng oxy vốn quá “hẻo”. Chúng tôi không làm được như thế nên chỉ biết cách… ngồi thở dốc, nghỉ một chút cho hồi sức, rồi bắt đầu tiến lên đỉnh “Thử Sức”.
                             
                            Nói đúng ra, đỉnh núi này chỉ cao xấp xỉ Lang Bian ở Đà Lạt. Nhưng ở độ cao gần 3.200m (tính từ chân núi) cùng với cái lạnh khoảng âm 60C thì đây thật sự là một thử thách, ít ra là đối với chúng tôi, hai chàng trai đồng bằng ở Sài Gòn đô hội.
                             
                            Dãy núi dọc hồ Thanh Hải gần như “trọc”. Chỉ có những bụi cỏ khô và tuyết. Vì thời gian có hạn, chúng tôi quyết định không đi theo đường mòn mà băng thẳng leo lên. Tuyết bám thành từng mảng trên triền núi, độ dốc lại khá cao nên dù đã chuẩn bị đôi giày có độ bám tốt nhưng chúng tôi vẫn phải men, bám theo các bụi cây, cỏ (đã chết khô vì gió tuyết) để leo lên.
                             
                            Sau những bước leo đầy tự tin, phấn khởi thì nhịp đập của trái tim ngày càng dồn dập, những bước chân càng trở nên nặng nề, đầu óc choáng váng hơn... Đến lúc này tôi mới nhớ đến lời cảnh báo của cô nhân viên khách sạn ngày hôm qua khi biết chúng tôi có ý định leo núi: “Nên đi thật chậm để làm quen. Nhiều người đã xỉu vì sốc độ cao ở vùng này”.
                             
                            Càng lên, các ngọn núi khoác bộ áo tuyết trắng càng hiện rõ hơn. Đàn bò yak đang gặm mớ cỏ đã chết khô cũng bị chúng tôi “qua mặt”. Càng lên cao gió càng mạnh hơn. Ba lớp vớ, bốn lớp áo cùng hai đôi găng tay cũng không ngăn nổi cái lạnh rúc vào tận xương.
                             
                            Ở độ cao này, “bò” lên chừng chục bước đã phải ngồi phịch xuống há hốc mồm ra thở để thu được nhiều oxy hơn... Lên đến đỉnh cũng là lúc sức lực cạn kiệt. Tuyết bay, gió lạnh cũng chẳng làm bận tâm: chúng tôi vừa thắng được chính mình.
                             
                            NGUYỄN TẬP
                             
                            http://vietbao.vn/Phong-su/Duong-len-noc-nha-the-gioi/40063452/263/
                             
                            #14
                              Quang Khôi 16.03.2008 11:27:52 (permalink)
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 39 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9