Tây Tạng
Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 39 bài trong đề mục
Quang Khôi 17.03.2008 05:07:23 (permalink)
Tin Tức
 
'Tám mươi người chết' ở Tây Tạng
16 Tháng 3 2008 - Cập nhật 11h52 GMT

 
>>>>>>>>>>>>>>>>>
 
Tây Tạng – Nhân quyền và Olymic Bắc Kinh 2008
2008.03.14
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
 
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=341314
 
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
 
Bài toán khó của Bắc Kinh
Shirong Chen

Biên tập viên chuyên Trung Quốc, BBC, Bắc Kinh

Tẩy chay Olympics Bắc Kinh để phản đối Trung Cộng  
Tây Tạng dưới sự trấn áp của Trung Cộng  

http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=341226

>>>>>>>>>>>>

Tây Tạng dưới sự trấn áp của Trung Cộng
 Tẩy chay Olympics Bắc Kinh để phản đối Trung Cộng  


Công an Trung Quốc bắn chết 2 người biểu tình Tây Tạng
RFA - 2008.03.14


http://www.rfa.org/service/audio_popup.html?file=http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2008/03/14/vnews031408am.mp3
Tải xuống để nghe



Tin tức mới nhất mà Ðài Á Châu Tự Do chúng tôi vừa nhận được cho biết những cuộc biểu tình đòi độc lập của người dân Tây Tạng tiếp tục diễn ra ngay tại thủ phủ Lhasa.

http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=340823
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.03.2008 05:08:37 bởi Quang Khôi >
#16
    Quang Khôi 17.03.2008 05:11:39 (permalink)
    #17
      Quang Khôi 17.03.2008 12:47:03 (permalink)
      #18
        Quang Khôi 17.03.2008 12:57:18 (permalink)
        Lhasa
         
         
         
         
        Lhasa (Chữ Tây Tạng: ལྷ་ས་Wylie: lha sa; phương ngữ Lhasa IPA: [[ʹl̥ʰásə] hoặc [ʹl̥ʰɜ́ːsə]]; Giản thể: 拉萨, Phồn thể: 拉薩; Bính âm: Lāsà), đôi khi được viết là Llasa, là thủ đô truyền thống của Tây Tạng và hiện nay là thủ đô của Khu tự trị Tây Tạng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Nó ở chân của đỉnh Gephel.
         
        Thành phố này là nơi ở truyền thống của các Dalai Lama và các cung PotalaNorbulingka trong Phật giáo Tây Tạng được xem là các trung tâm linh thiêng nhất ở Tibet.
         
        Thành phố này có khoảng 255 000 người dân, ở độ cao vào khoảng 3 650 m (11 975 ft), là một trong những thành phố cao nhất trên thế giới.
        Lhasa theo nghĩa đen là "nơi ở của thần linh", mặc dù các tài liệu cổ tiếng Tibet và các bản khắc cho thấy ban đầu nơi này được gọi là Rasa, nghĩa là "nơi của triều đình".
         
        Thành phố này là một phần của một prefecture, Lhasa Prefecture bao gồm 7 quận nhỏ: quận Lhünzhub, quận Damxung, quận Nyêmo, quận Qüxü, quận Doilungdêqên, quận Dagzê,quận Maizhokunggar.
         
         
         
         
         
        #19
          Quang Khôi 22.03.2008 09:07:57 (permalink)



          Việt Nam, Kampuchea, Bangladesh ủng hộ hành động của Trung Quốc ở Tây Tạng


          21/03/2008









          Trung Quốc củng cố lực lượng an ninh tại các khu vực đông dân Tây Tạng Việt Nam, Kampuchea, và Bangladesh ủng hộ các biện pháp nhằm ổn định tình hình tại Tây Tạng của Trung Quốc.
           
          Tân Hoa Xã mới đây đưa tin rằng các quan chức cấp cao của chính phủ Việt Nam, Kampuchea, và Bangladesh đã lên tiếng ủng hộ các biện pháp mà nhà cầm quyền Trung Quốc thực hiện để ổn định tình hình tại Tây Tạng.
           
          Cũng theo Tân Hoa Xã, trong một cuộc họp mới đây với Đại Sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam, ông Vũ Dũng đã nói rằng: 'Việt Nam hoàn toàn ủng hộ các biện pháp mà chính phủ Trung Quốc áp dụng để ổn định tình hình tại Tây Tạng'. Quan chức Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói thêm rằng Tây Tạng thuần túy là một vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
           
          Tân Hoa Xã trích lời một quan chức ngoại giao hàng đầu của Kampuchea nói rằng những xáo trộn xảy ra tại thủ đô Lhasa của Tây Tạng trong những ngày qua là âm mưu của một nhóm nhỏ người với những động cơ không rõ ràng.
           
          Quan chức ngoại giao Kampuchea nói rằng: "Các cuộc biểu tình ở Lhasa hoàn toàn không phải là ôn hòa, mà là bạo động nghiêm trọng.”
           
          Còn tại Bangladesh, Tân Hoa Xã cho hay người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao nước này mới đây đã phổ biến một tuyên bố nói rằng: “Bangladesh đoàn kết với Trung Quốc trong vấn đề Tây Tạng, và tất cả các vấn đề liên quan đến Tây Tạng và vấn đề nội bộ của Trung Quốc.”
           
          Tuyên bố này nói thêm rằng Bangladesh chúc Thế Vận Hội Bắc Kinh thành công vào không muốn thấy đại hội thể thao này bị 'chính trị hóa' bởi bất cứ một tổ chức nào.
           
          http://www.voanews.com/vietnamese/2008-03-21-voa17.cfm
          #20
            Quang Khôi 23.03.2008 21:10:21 (permalink)
            23 Tháng 3 2008 - Cập nhật 12h24 GMT


            Giáo Hoàng lại lên tiếng về Tây Tạng




            Trong ngày lể Chủ Nhật tuần Thánh Phục Sinh, Đức Giáo hoàng đã lại nhắc đến Tây Tạng trong thông điệp hòa bình "urbi et orbi".




            Giáo Hoàng lo ngại về tình hình ở Tây Tạng và nói rằng bạo lực không giải quyết được vấn đề
            Trong buổi lễ cầu nguyện trong mưa ở Roma ngày 23 tháng Ba được truyền hình trực tiếp ở 57 quốc gia, Giáo hoàng Benedict XVI nói ngài "khuyến khích các giải pháp hòa bình cho Darfur, Thánh Địa Jerusalem, Iraq và Tây Tạng".

            Đã có tiếng nói chỉ trích vì Giáo hoàng không nhắc đến Tây Tạng trong buổi lễ cuối tuần trước.
            Nhưng đến hôm 19 tháng Ba, Đức Giáo hoàng Benedict XVI cũng đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Tây Tạng.
            Ngài nói rằng "Bạo lực không giải quyết được vấn đề" và tỏ ý lo ngại về tình hình Tây Tạng.


            Trước đó, có tiếng nói phê phán rằng Vatican vì ngại không làm mất lòng Bắc Kinh trong bối cảnh đàm phán về việc công nhận giáo hội ở Trung Quốc nên đã né tránh vụ đàn áp ở Tây Tạng.
            Nhà bình luận Công giáo người Ý, Antonio Socci được trích lời nói rằng "Đó là sai lầm nghiêm trọng của Hồng y Tarciso Bertonego, Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
            Ông Socci cho rằng Hồng y Bertone đã 'vấn kế kém cho Giáo hoàng'.
            Được biết, trong sự kiện đang diễn ra ở Tây Tạng, nhà cầm quyền Trung Quốc cho biết đã có 19 người thiệt mạng ở Lhasa.
            Trong khi đó, những người Tây Tạng lưu vong cho rằng gần 100 người đã bị thiệt mạng vì an ninh Trung Quốc.

            Tin tức cũng cho hay, nhà cầm quyền Trung Quốc đang truy nã gay gắt các nghi phạm tham gia nổi dậy và bạo loạn đòi độc lập ở Tây Tạng.
            Tuần này, Trung Quốc loan bố đã bắt được hai trong số 21 người mà họ gọi là những "kẻ bị tình nghi".

            Các cuộc bạo loạn đòi độc lập và dân chủ ở Tây Tạng bắt đầu hôm 10 tháng Ba và sau đó lan toả sang các khu vực có người Tây Tạng sinh sống như Cam Túc, Tứ Xuyên và Thanh Hải.

            http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/03/080323_pope_on_tibet.shtml
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.03.2008 21:15:37 bởi Quang Khôi >
            #21
              Quang Khôi 23.03.2008 21:40:33 (permalink)
              #22
                Quang Khôi 23.03.2008 21:54:10 (permalink)
                 
                 
                Lịch sử Tây Tạng
                Bách khoa toàn thư mở Wikipedia 

                 
                Cao nguyên Tây Tạng
                 
                Tây Tạng nằm giữa hai nền văn minh cổ đại của Trung QuốcẤn Độ, nhưng những dãy núi hiểm trở của cao nguyên Tây Tạng và dãy núi Himalaya làm đất nước này xa cách cả hai. Tiếng Tây Tạng là một phần của nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến thuộc hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Lịch sử của Tây Tạng đặc biệt ở chỗ là đây là một quốc gia phụng sự Phật giáo, cả đối với dân xứ đó cũng như đối với dân Mông Cổ (Mongol) và dân Mãn Châu (Manchu). Tây Tạng còn có tên thường gọi là "mái nhà của thế giới" hay là "đất nước của tuyết".






                Mục lục
                1 Tiền sử

                //



                 Tiền sử
                Người Trung Quốc và người "tiền Tạng-Miến" (proto-Tibeto-Burman) có lẽ đã tách ra từ trước năm 4000 TCN, khi người Trung Quốc bắt đầu trồng kê ở thung lũng sông Hoàng Hà trong khi người Tạng-Miến vẫn là dân du mục. Tây Tạng tách khỏi Myanma vào khoảng năm 500[1][2].
                Người ta vừa tìm ra các đồn ở trên đồi cũng như các nơi chôn cất thời đại đồ đá từ tiền sử ở đồng bằng Chang Tang nhưng địa điểm xa xôi hiểm trở đã ngăn cản các nghiên cứu khảo cổ. Nhận định ban đầu là văn hóa này là văn hóa Zhang Zhung được miêu tả trong sách Tây Tạng cổ như là văn hóa nguồn gốc của đạo Bön.

                 Nguồn gốc theo truyền thuyết

                Đế chế Tây Tạng



                Map of Tibetan Empire in 820 in relation to other signficant powers
                Một loạt các vua đã cai trị Tibet từ thế kỉ thứ 7 đến thế kỉ thứ 11 - xem Danh sách các vua Tây Tạng. Đã có lúc người Tây Tạng cai quản về phía nam xa nhất là tới Bengal và phía bắc xa đến Mông Cổ.

                Sự xuất hiện đầu tiên trong lịch sử
                Tây Tạng lần đầu tiên bước vào lịch sử Địa lý của Ptolemy với cái tên batai (βαται), phiên ra ký tự Hy Lạp của một tên bản xứ là Bod. Tây Tạng sau đó xuất hiện trong lịch sử trong một cuốn sách Trung Quốc mà xứ này được gọi là fa. Sự kiện đầu tiên từ lịch sử còn ghi lại của Tây Tạng và cũng được xác nhận ở nước ngoài là khi Vua Namri Löntsän (Gnam-ri-slon-rtsan) gửi một đại sứ sang Trung Quốc đầu thế kỉ thứ 7.[3]

                 Thành lập triều đại
                Tây Tạng bắt đầu tại một lâu đài tên là Taktsé (Stag-rtse) trong quận Chingba (Phying-ba) của Chonggyä (Phyongs-rgyas). Nơi đó, theo như Biên niên sử cổ của Tây Tạng,

                "Một nhóm người âm mưu nổi loạn thuyết phục Stag-bu snya-gzigs [Tagbu Nyazig] khởi nghĩa chống lại Dgu-gri Zing-po-rje [Gudri Zingpoje]. Zing-po-rje là một chư hầu của đế chế Zhang-zhung dưới triều đại Lig myi. Zing-po-rje chết trước khi âm mưu nổi loạn xảy ra, và con của ông là Gnam-ri-slon-mtshan [Namri Löntsen] đã dẫn đầu âm mưu sau khi lấy được lời khai từ những người chủ mưu."

                Nhóm người đó đã thắng và Namri Löntsän trở thành lãnh đạo của một nước mà sau này trở thành Đế chế Tây Tạng. Triều đình của Namri Löntsän đã gửi hai sứ giả sang Trung Quốc vào năm 608 và 609, đánh dấu sự xuất hiện của Tây Tạng trên trường quốc tế.[4]

                 Triều đại Songtsän Gampo
                Songtsän Gampo (Wylie: Srong-brtsan Sgam-po) (sinh 604, mất 650) là một vị vua đã mở rộng quyền lực của Tây Tạng và người được cho là đã mời Phật giáo vào Tây Tạng. Khi cha của ông, Namri Löntsän chết vì bị đầu độc, khoảng 618,[5] Songtsän Gampo đã nắm lấy quyền lực sau khi dập tắt một cuộc nổi loạn ngắn.



                Tượng của vua Songtsän Gampo trong một hang ở YerpaSongtsän Gampo chứng tỏ là một nhà ngoại giao khéo léo và cũng không kém tài thao lược. Tể tướng của ông là Myang Mangpoje (Wylie: Myang Mang-po-rje Zhang-shang) đánh bại Sumpa vào khoảng năm 627.[6] Sáu năm sau (khoảng 632-3) Myang Mangpoje bị kết tội phản bội và xử tử.[7][8][9] Kế nhiệm ông là tể tướng Gar Songtsän (Mgar-srong-rtsan).
                Sử liệu Trung Quốc ghi lại một phái đoàn Tây Tạng sang Trung Quốc vào năm 634 cầu hôn công chúa và bị từ chối. Năm 635-6 vua Tây Tạng tấn công và đánh bại người Azha (‘A zha), sống xung quanh hồ Koko Nur vùng đông bắc của Tây Tạng, và kiểm soát những tuyến đường thương mại quan trọng vào Trung Quốc. Sau một chiến dịch đánh Trung Quốc khá thành công vào năm 635-6,[10] vua nhà Đường mới đồng ý gả công chúa cho Songtsän Gampo.
                Khoảng năm 639, sau khi Songtsän Gampo có mâu thuẫn với em trai mình là Tsänsong (Brtsan-srong), người em trai này bị thiêu sống bởi tể tướng của chính ông là Khäsreg (Mkha’s sregs) (có lẽ là theo lệnh vua).[8][11]
                Công chúa Wencheng (tiếng Tây Tạng Mung-chang Kung-co) rời Trung Quốc vào năm 640 để lấy Songtsän Gampo, một năm sau bà mới tới nơi. Hòa bình lập lại giữa Trung Quốc và Tây Tạng cho đến hết triều đình của Songtsän Gampo.
                Em gái của Songtsän Gampo là Sämakar (Sad-mar-kar) được gửi sang kết hôn với Lig-myi-rhya vua của Zhang Zhung. Tuy nhiên, khi vị vua từ chối cuộc hôn nhân này, bà giúp anh trai đánh bại Lig myi-rhya và sát nhập Zhang Zhung vào Đế chế Tây Tạng.
                Năm 645, Songtsän Gampo chinh phục vương quốc Zhang Zhung mà bây giờ là miền Tây của Tây Tạng.
                Songtsän Gampo chết vào năm 650. Cháu nội còn nhỏ tuổi của ông là Trimang Lön (Khri-mang-slon) lên kế vị. Quyền lực thực sự nằm trong tay tể tướng Gar Songtsän.

                Triều đại Mangsong Mangtsen (650-676)
                Tể tướng Gar Songtsän chết vào năm 667, sau khi sát nhập xứ Azha vào lãnh thổ Tây Tạng. Giữa những năm 665-670, Kotan bị người Tây Tạng đánh bại. Vua Mangsong Mangtsen (Trimang Löntsen hay Khri-mang-slon-rtsan) thành hôn với Thrimalö (Khri-ma-lod), một phụ nữ sau này đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Tây Tạng. Vua qua đời vào mùa đông năm 676-677, và nước Zhang Zhung nổi loạn sau đó. Vào cùng năm, con của vua là 'Dus-rong Mang-po-rje (Tridu Songtsän hoặc Khri-'dus-srong-rtsan) ra đời.[12]

                Triều đại 'Dus-rong Mang-po-rje (677-704)
                Vua 'Dus-rong Mang-po-rje hay Tridu Songtsän cai trị dưới quyền nhiếp chính của bà mẹ đầy quyền uy Thrimalö và dòng tộc Gar (Mgar) có nhiều ảnh hưởng lớn vào thời đó. Năm 685, tể tướng Gar Tännyädombu (Mgar Bstan-snyas-ldom-bu) chết và em của ông ta, Gar Thridringtsändrö (Mgar Khri-‘bring-btsan brod), được chỉ định thay thế ông.[13] Năm 692, người Tây Tạng bị mất đồng bằng lưu vực sông Tarim Basin vào tay người Hán. Gar Thridringtsändrö đánh bại người Hán trong trận đánh năm 696, thiết lập hòa bình. Hai năm sau đó, vào năm 698, vua Tridu Songtsän mời dòng tộc Gar (trên 2000 người) đi dự một bữa tiệc săn bắn và cho thảm sát họ. Gar Thridringtsändrö sau đó tự vẫn, và quân đội trung thành với ông ta quy hàng theo nhà Hán. Sự kiện này chấm dứt quyền lực của dòng tộc Gar.[12]
                Từ năm 700 cho đến khi mất, vua liên tục hành quân tiến đánh miền đông bắc, vắng mặt khỏi miền Trung Tây Tạng, trong khi mẹ của ông là Thrimalö cai trị trên danh nghĩa của ông.[14] Vào năm 702, Trung Quốc và Tây Tạng thiết lập hòa bình. Cũng cuối năm đó, nhà nước quân chủ Tây Tạng quay sang củng cố các tổ chức hành chính của (Chữ Tây Tạng: khö chenpo; Wylie: mkhos chen-po) khu vực đông bắc của Sumru (Wylie: Sum-ru), từng là nước Sumpa bị chinh phục 75 năm trước đó. Sumru được tổ chức lại thành một "vùng mũi" mới của đế chế. Vào mùa hè năm 703, Tridu Songtsän đóng quân tại Öljag (‘Ol-byag) xứ Ling (Gling), thượng nguồn của sông Dương Tử, trước khi bắt đầu xâm lược nước Jang (‘Jang) hay Nam Chiếu. Năm 704, ông lưu lại một thời gian ngắn ở Yoti Chuzang (Yo-ti Chu-bzangs) xứ Madrom (Rma-sgrom) trên sông Hoàng Hà. Sau đó ông xâm lược xứ Mywa (có lẽ = người Miêu)[15] nhưng qua đời trong chiến dịch hành quân đó.[14]

                Triều đại Mes-ag-tshoms (704-754)
                Gyältsugru (Wylie: Rgyal-gtsug-ru), sau này trở thành Vua Tride Tsuktsän (Khri-lde-gtsug-brtsan), được biết với tên thông tục là Mes-ag-tshoms ("Ông già nhiều râu"), sinh vào năm 704. Với cái chết của 'Dus-rong Mang-po-rje (Tridu Songtsen), hoàng hậu Thrimalö đã cai trị với quyền tể tướng cho ấu chúa Gyältsugru.[14] Năm sau đó con lớn hơn của Tridu Songtsen, tên là (Lha Bal-pho) đã phản đối việc nối ngôi của người em 1 tuổi nhưng, tại Pong Lag-rang, Lha Balpo đã bị "tước ngôi vua".[14][16]
                Thrimalö đã sắp xếp đám cưới vua với một công chúa Trung Quốc. Công chúa Jincheng (金成) (Tây Tạng: Kyimshang Kongjo) đến vào năm 710, nhưng không rõ là cô ta có cưới ấu vương Gyältsugru vừa tròn 7 tuổi [17] hay là cưới Lha Balpo đã bị tước ngôi.[18] Ông này cũng cưới một phụ nữ từ xứ Jang (Nam Chiếu) và một người khác sinh ở Nanam.[19]
                Gyältsugru chính thức lên ngôi với đế hiệu là Tride Tsuktsän năm 712,[14] cùng năm hoàng thái hậu Thrimalö qua đời vì cao tuổi.
                Người Arab và người Turgis trở nên lớn mạnh trong giai đoạn 710-720. Người Tây Tạng là đồng minh với Arab và người phía đông Thổ Nhĩ Kỳ. Tibet và Trung Quốc thỉnh thoảng đánh nhau trong cuối thập niên 720. Ban đầu Tibet (với đồng minh người Turgi) chiếm thế thượng phong, nhưng bắt đầu thua trận. Sau một cuộc nổi loạn ở phía nam Trung Quốc, và một đại thắng của Tây Tạng năm 730, Tây Tạng và Thổ thiết lập hòa bình.
                Năm 734 người Tây Tạng gả công chúa Dronmalön (‘Dron ma lon) cho Turgis Qaghan. Trung Quốc liên minh với Arab tấn công Turgis. Sau chiến thắng và hòa bình với người Turgis, Trung Quốc bất ngờ tấn công Tây Tạng. Tây Tạng chịu vài thất bại ở phía đông, mặc dù vẫn còn vững mạnh ở phía tây. Đế chế Turgis sụp đổ vì nội loạn. Năm 737, Tây Tạng tấn công vua Bru-za (Gilgit), ông này xin Trung Quốc giúp đỡ, nhưng cuối cùng phải chịu cống nạp cho Tây Tạng. Năm 747, cai trị của Tibet bị lỏng đi bởi chiến dịch hành quân của tướng Cao Tiên Chi, người cố gắng mở lại liên lạc trực tiếp giữa Trung Á và Kashmir. Tới năm 750 Tây Tạng đã mất gần hết các thuộc địa Trung Á về tay Trung Quốc. Tuy nhiên, sau thất bại của Cao Tiên Chi bởi quân Qarluq và Arab tại sông Talas (751), ảnh hưởng của Trung Quốc suy giảm nhanh chóng và ảnh hưởng của Tây Tạng quay trở lại.
                Năm 755 Tride Tsuktsän bị các quan thượng thư là Lang và Bal giết. Sau đó Tagdra Lukong (Stag-sgra Klu-khong) trình bằng chứng cho hoàng tử Song Detsän (Srong-lde-brtsan) rằng "họ đã phản bội, gây chia rẽ trong đất nước, và chuẩn bị giết cả hoàng tử. … Sau đó, Lang và ‘Bal đã làm loạn, rồi bị giết bởi quân đội, tài sản bị tịch thu, và Klu khong was, người ta tin rằng, được trọng thưởng."[20]

                 Triều đại Trisong Detsän (756-797 or 804)
                Năm 756, Thái tử Song Detsän chính thức lên ngôi vua với tên hiệu Trisong Detsän (Wylie Khri sron lde brtsan) và điều khiển nhà nước khi đã nắm được đa số ủng hộ[21] vào năm 13 tuổi sau một năm interregnum (giai đoạn không có vua). Năm 755 Trung Quốc đã yếu đi nhiều vì các nổi loạn từ trong nước, kéo dài cho đến năm 763. Ngược lại, triều đại của Trisong Detsän đã được đánh dấu bởi sự củng cố ảnh hưởng của Tây Tạng ở vùng Trung Á và chống lại Trung Quốc. Thời đầu của triều đại các xứ miền Tây của Tây Tạng phải cống nạp cho triều đình Tây Tạng. Từ thời gian đó Tây Tạng bắt đầu xâm lấn vào các xứ thuộc nhà Đường, tiến tới thủ đô Chang'an (Xian hiện nay, Hán Việt: Trường An) của Trung Quốc năm 763/764. Quân Tibet chiếm lĩnh Chang'an trong 15 ngày và thiết lập một vua bù nhìn trong khi Đường Thái Tông đang ở Lạc Dương. Nam Chiếu (ở Vân Nam và các vùng lân cận) vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Tây Tạng từ 750 đến 794, khi họ nổi loạn chống lại các toàn quyền người Tây Tạng và giúp người Hán đánh bại người Tây Tạng.
                Trong thời gian đó, người Kyrgyz thương lượng một hiệp ước hữu nghị với Tây Tạng và các cường quốc khác để cho phép thương mại tự do trong khu vực. Một cố gắng về một hiệp định hòa bình giữa Tây Tạng và Trung Quốc diễn ra vào năm 787, nhưng xung đột kéo dài cho đến hòa ước Trung Quốc - Tây Tạng năm 821 được ký kết ở Lhasa năm 823 (xem bên dưới). Cùng thời gian đó, người Uyghur, những đồng minh du mục của các vua nhà Đường, tiếp tục quấy phá dọc theo biên giới phía bắc của Tibet. Cho đến cuối triều đại vua này, những chiến thắng của người Uyghur ở phía bắc đã làm Tây Tạng mất đi nhiều đồng minh ở phía đông nam.[22]
                Những nghiên cứu lịch sử gần đây cho thấy sự hiện diện của Thiên chúa giáo từ thế kỉ thứ 6 hay thứ 7, một giai đoạn khi người Hun trắng có nhiều liên hệ với người Tây Tạng.[23] Một sự hiện diện khá lớn vào thế kỉ thứ 8 khi Patriarch Timothy I (727-823) năm 782 gọi người Tây Tạng là một trong những cộng đồng quan trọng của nhà thờ phía đông và việc về sự cần thiết của việc bổ nhiệm một cha xứ khác khoảng 794.[24]

                [sửa] Triều đại Mune Tsenpo (c. 797-799?)
                Triều đại của Mune Tsenpo (Wylie Mu ne btsanpo) được ghi lại rất ít.

                Triều đại Sadnalegs (799-815)
                Dưới triều vua Tride Songtsän (Khri lde srong brtsan - thường được biết đến như Sadnalegs) có một cuộc chiến tranh kéo dài với các đế quốc Arab về phía tây. Có vẻ như là Tây Tạng đã bắt giữ được nhiều lính Arab và buộc họ ra mặt trận phía đông vào năm 801. Tây Tạng hoạt động xa về phía tây tới tận SamarkandKabul. Lực lượng Arab bắt đầu chiếm thế thượng phong, và thống đốc Kabul người Tây Tạng đầu hàng quân Arab và theo Muslim khoảng 812 hay là 815. Sau đó quân Arab đánh phía đông từ Kashmir, nhưng bị kìm chân lại bởi quân Tây Tạng. Cùng lúc đó, Uyghur tấn công Tây Tạng từ đông bắc. Xung đột giữa người Uyghur và người Tây Tạng tiếp tục một thời gian sau đó.[25]

                 Triều đại Ralpacan (815-838)
                Ralpacan (Wylie Khri gtsug lde brtsan) là quan trọng đối với Phật giáo Tây Tạng như là một trong ba Vua chính pháp (Dharma Kings) người đã có công mang Phật giáo vào Tây Tạng. Ông là người ủng hộ Phật giáo một cách hào phóng và đã mời nhiều thợ thủ công, học giả, dịch giả vào Tây Tạng từ các nước lân cận. Ông cũng cổ động cho chữ viết Tây Tạng và việc biên dịch, được giúp đỡ nhiều với bộ từ điển Sanskrit-Tibetan chi tiết gọi là Mahavyutpatti bao gồm từ tương đương trong tiếng Tây Tạng của hàng ngàn từ Sanskrit.[26][27]
                Tây Tạng tấn công lãnh thổ Uyghur vào năm 816 và bị tấn công vào năm 821. Sau khi Tây Tạng thành công trong việc đánh vào lãnh thổ Trung Quốc, Phật giáo cả hai nước bắt đầu tìm cách hòa giải.[28] Hòa nước Sino-Tibetan hoàn thành năm 821/822, bảo đảm hòa bình trên hai thập kỉ.[29] Một bản song ngữ của hòa ước này được khắc vào cột đá đứng bên ngoài chùa Jokhang tại Lhasa.[30]
                Vua đã bị giết bởi những người theo đạo Bon và đưa người anh ông với quan điểm chống đối Phật giáo, Langdarma, lên ngôi.[31]

                 Triều đại Langdarma (838-842)
                Triều đại Langdarma (Wylie Glang dar ma, đế hiệu là Tri Uidumtsaen Khri 'U'i dum brtsan đầy những vấn đề đến từ bên ngoài. Nước Uyghur phía bắc sụp đổ dưới áp lực của người Kyrgyz vào năm 840, và nhiều người di tản chạy vào Tây Tạng. Bản thân Langdarma bị ám sát, có lẽ là bởi một ẩn sỹ Phật giáo, vào năm 842.[32][33]

                Tibet bị chia cắt
                Sau cái chết của Langdarma, có một cuộc tranh cãi ai là người kế vị ông, thái tử Yumtän (Wylie: Yum brtan), hay là người con trai (hay cháu) khác là Ösung (Wylie: 'Od-srung) (sinh/mất 843-905 hay 847-885). Một cuộc nội chiến nổ ra kết thúc thời trung ương tập quyền của Tây Tạng cho đến giai đoạn Sa-skya. Đồng minh của Ösung đã cố giữ được Lhasa, nhưng Yumtän bị buộc phải tới Yalung nơi ông thiết lập một hoàng tộc riêng. [34] Vào năm 910 mộ của các vua bị quật lên.
                Con của Ösung là Pälkhortsän (Wylie: Dpal 'khor brtsan) (893-923 hoặc 865-895), nắm quyền điều khiển miền Trung Tây Tạng một thời gian và phong vương cho hai con trai là Trashi Tsentsän (Wylie: Bkra shis brtsen brtsan) và Thrikhyiding (Wylie: Khri khyi lding, cũng còn được gọi là Kyide Nyigön [Wylie: Skyid lde nyi ma mgon] theo một số nguồn khác). Thrikhyiding dời đến khu vực miền tây Tây Tạng phía trên Ngari (Wylie: Stod Mnga ris) và thành hôn với một phụ nữ Tây Tạng quý tộc ở vùng cao nguyên, lập ra một triều đại địa phương. [35]
                Sau khi đế chế Tibet bị chia cắt vào năm 842, Nyima-Gon, đại diện của một hoàng tộc Tây Tạng cổ đại thành lập triều đại Ladakh đầu tiên. Vương quốc của Nyima-Gon có trung tâm xa về phía đông của Ladakh ngày nay. Con trai cả của Kyide Nyigön trở thành người cai trị xứ Mar-yul (Ladakh), và hai người con trẻ hơn cai trị miền tây Tibet, thành lập Vương quốc Guge và Pu-hrang. Giai đoạn sau đó con cả của Guge là Kor-re, cũng được gọi là Jangchub Yeshe Ö (Byang Chub Ye shes' Od), trở thành một nhà sư Phật giáo. Ông cho gửi các học giả trẻ sang Kashmir để đào tào và chịu trách nhiệm mời Atisha sang Tibet vào năm 1040, và do đó đã mở ra giai đoạn được gọi là Chidar (Phyi dar) của Phật giáo Tây Tạng. Người con trẻ hơn, Srong-nge, theo dõi công việc hàng ngày của nhà nước; chính những con của ông đã tiếp tục dòng tộc hoàng gia. [36]
                Quyền lực trung ương gần như là không tồn tại trong khu vực Tây Tạng từ năm 842 đến 1247, thế nhưng Phật giáo vẫn tồn tại trong khu vực xứ Kham. Trong thời vua Langdarma ba nhà sư đã trốn thoát khỏi vùng Lhasa nổi loạn vào khu vực núi Dantig ở Amdo. Đệ tử của họ là Muzu Saelbar (Mu-zu gSal-'bar), sau này được biết đến như là học giả Gongpa Rabsal (Dgongs-pa rab-gsal) (832-915), chịu trách nhiệm gây dựng lại Phật giáo ở đông bắc Tibet và là người được cho là sáng lập ra phái Nyingma (Rnying ma pa) của Phật giáo Tây Tạng. Trong khi đó, theo như truyền thống, một trong những hậu duệ của Ösung, người có gia sản gần Samye gửi mười thanh niên sang đào tạo bởi Gongpa Rabsal. Trong mười người đó là Lume Sherab Tshulthrim (Klu-mes Shes-rab Tshul-khrims) (950-1015). Khi đã được huấn luyện, những thanh niên được ordained và quay trở về vùng trung Tây Tạng xứ U và xứ Tsang. Những học giả trẻ có khả năng liên lạc với Atisha không lâu sau năm 1042 và giúp cho việc quảng bá và tổ chức Phật giáo ở Lhokha. Trong vùng này niềm tin bắt đầu mạnh lên với sự thành lập của Tu viện Sakya vào năm 1073.[37] Trong hai thế kỉ sau đó tu viện Sakya đã trở thành quan trọng trong đời sống và văn hóa Tây Tạng. Tu viện Tsurpu, nơi của phái Karmapa của Phật giáo, được thành lập vào năm 1155.

                 Người Mông Cổ và trường phái Sakya (1236-1354)
                Người Tây Tạng biết rằng vào năm 1207 Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan) đang chinh phạt đế chế Tangut. Liên lạc đầu tiên giữa người Tây Tạng và người Mông Cổ được sử sách ghi lại xảy ra khi Genghis Khan gặp Tsangpa Dunkhurwa (Gtsang pa Dung khur ba) và sáu đệ tự của ông ta, có lẽ là trong đế chế Tangut, vào năm 1215. [38]
                Trong khi tướng Mông Cổ là Köden chiếm được khu vực Kokonor vào năm 1239, ông gửi tướng của mình là Doorda Darqan sang do thám Tây Tạng vào năm 1240 để nghiên cứu khả năng tấn công nhà Tống của Trung Quốc từ phía tây. Trong cuộc thám hiểm này các tu viện Kadampa xứ Rwa-sgreng và Rgyal-lha-khang bị thiêu hủy và 500 người bị giết. Cái chết của Đại hãn Mông Cổ Ögedei (Oa Khoát Đài) năm 1241 đã làm các cuộc viễn chinh của Mông Cổ vòng quanh thế giới tạm ngưng lại. Mông Cổ tiếp tục để ý tới Tây Tạng năm 1244 khi Köden gửi lời mời học giả người Bengal là Sakya Pandit'ta, lãnh đạo của trường phái Sakya, đến thủ đô của ông ta và chính thức đầu hàng Mông Cổ. Sakya Pandi'ta đến Kokonor với hai người cháu là Drogön Chögyal Phagpa ('Phags-pa; 1235-80) và Chana Dorje (Phyag-na Rdo-rje; 1239-67) năm 1246.
                 



                Hốt Tất Liệt Hãn Khi Möngke trở thành Khả hãn vào năm 1251, ông ta ban phát nhiều quận của Tây Tạng cho bà con của ông ta. Kublai Khan (Hốt Tất Liệt) được phong Möngke Khan để chỉ huy các chiến dịch xâm lược Trung Quốc vào năm 1253. Vì Sakya Padit'ta đã qua đời vào thời gian này Kublai mang Drogön Chögyal Phagpa vào doanh trại của ông ta như là một biểu tượng đầu hàng của Tây Tạng. Kublai được bầu lên làm Qaghan năm 1260 theo sau cái chết của anh mình là Möngke (Mông Kha ???), mặc dù việc lên ngôi của ông ta không phải là không có tranh cãi. Tại thời điểm đó ông phong cho Drogön Chögyal Phagpa 'state preceptor'. Năm 1265 Drogön Chögyal Phagpa quay lại lần đầu tiên và cố gắng thiết lập hệ thống Sakya với việc bổ nhiệm Shakya Bzang-po (một người đồng minh và phụng sự Sakya đã lâu) như là Dpon-chen ('tể tướng') toàn Tibet năm 1267. Một cuộc thống kê được làm năm 1268 và Tibet được chia làm 13 tỉnh nhỏ (myriarchies).
                Năm 1269 Drogön Chögyal Phagpa quay lại với Kublai tại thủ đô mới của ông ta là Khanbaliq (Beijing hiện nay). Ông trình cho Qaghan một chữ viết mới được nghĩ ra để đại diện cho tất cả các ngôn ngữ trong đế quốc. Năm sau đó ông được phong Dishi ('imperial preceptor'), và vị trí cai trị Tây Tạng (bây giờ dưới dạng 13 myriarchies) được tái công nhận. Hệ thống Sakya trên toàn Tibet tiếp tục cho đến giữa thế kỉ 14, mặc dù nó bị chống lại bởi một cuộc nổi loạn của phái Drikung Kagyu với sự giúp đỡ của Hülegü Khan xứ Ilkhanate năm 1285. Cuộc nổi loạn bị dập tắt năm 1290 khi những người theo phái Sa-skya và quân Mông Cổ phía đông đốt cháy Tu viện Drikung và giết hại 10 000 người.[39]

                Sự nổi lên của Phagmodru (1354-1434)
                Tông phái Phagmodru (Phag mo gru) trung tâm tại Neudong (Sne'u gdong) được ban tặng như là một thái ấp cho Hülegü vào năm 1251. Khu vực này thường liên hệ với gia đình Lang (Rlang), và với sự suy giảm của ảnh hưởng Ilkhanate vùng này được cai trị bởi gia đình này bên trong hệ thống Mongol-Sakya đứng đầu bởi một Pönchen (Dpon chen) tại Sakya. Khu vực này dưới quyền cai quản của gia tộc Lang và liên tục bị xâm phạm trong suốt giai đoạn cuối thế kỉ 13 và đầu thế kỉ 14. Janchub Gyaltsän (Byang chub rgyal mtshan, 1302-1364) thấy những xâm phạm này là phạm luật và tìm cách khôi phục vùng đất Phagmodru sau khi ông được bổ nhiệm làm Myriarch năm 1322. Sau những tranh đấu về luật lệ kéo dài cuộc đấu tranh trở nên bạo lực khi Phagmodru bị tấn công bởi các vùng lân cận vào năm 1346. Jangchub Gyaltsän bị bắt và được thả vào năm 1347. Khi sau đó ông từ chối không xuất hiện tại tòa xét xử, khu vực của ông bị tấn công bởi Pönchen vào năm 1348. Janchung Gyaltsän có khả năng bảo vệ Phagmodru, và tiếp tục có các thành công về quân sự cho đến 1351 và ông trở thành nhân vật chính trị mạnh nhất trong đất nước. Các xung đột quân sự kết thúc vào năm 1354 với Jangchub Gyaltsän như là người chiến thắng không chối cãi. Ông tiếp tục cai trị miền trung Tây Tạng cho đến khi qua đời năm 1364, mặc dù ông đã rời tất cả các tổ chức Mông Cổ. Quyền lực vẫn nằm trong tay gia đình Phagmodru cho đến 1434. [40]

                 Sự nổi lên của tông phái Geluk
                Lobsang Gyatso (Wylie transliteration: Blo-bzang Rgya-mtsho), Dalai Lama thứ 5, (1617-1682) là vị Dalai Lama đầu tiên nắm được quyền lực chính trị trên toàn miền trung Tibet.
                Vị Dalai Lama thư 5 được biết như là người đã thống nhất Tibet dưới quyền điều khiển của tông phái Geluk của Phật giáo Tây Tạng, sau khi đánh bại phái đối lập KagyuJonang và một người cai trị không tôn giáo, hoàng tử xứ Shang, sau một cuộc nội chiến kéo dài. Thành công của ông một phần là nhờ sự giúp đỡ của Gushi Khan, một tướng quân Oirat hùng mạnh. Các tu viện theo phái Jonang hoặc là bị đóng cửa hoặc là bị chuyển sang phái Geluk, và phái này vẫn lẩn tránh cho đến phần sau của thế kỉ 20.
                Năm 1652 vị Dalai Lama thứ 5 thăm hoàng đế Mãn Châu, Shunzhi. Dalai Lama thứ 5 cho khởi công việc xây dựng cung điện PotalaLhasa, và dời trung tâm nhà nước về đó từ Drepung.
                 



                The Potala Palace in LhasaCái chết của Dalai Lama thứ 5 vào năm 1680 được giữ bí mật trong 15 năm bởi người trợ lý thân cận của ông là Desi Sangay Gyatso (De-srid Sangs-rgyas Rgya-'mtsho). Các vị Dalai Lama vẫn là người đứng đầu nhà nước cho đến năm 1959.
                Trong thời Dalai Lama thứ 5, những người châu Âu đầu tiên ghé Tibet. Hai nhà truyền giáo Jesuit, Johannes GruberAlbert D'Orville, tới Lhasa vào năm 1661.[cần chú thích] Họ đã thất bại khi cố gắng chuyển người Tây Tạng sang Thiên Chúa giáo. Các đoàn truyền giáo khác cũng trải qua một thời gian ở Tây Tạng, và cũng không thành công mấy, và tất cả đều bị trục xuất vào năm 1745.
                Đến cuối thế kỉ thứ 17th, Tibet xung đột với Bhutan, được ủng hộ bởi Ladakh. Kết quả là sự xâm lăng Ladakh bởi Tibet. Quân Kashmir giúp khôi phục quyền lực của Ladakh với điều kiện một mosque được xây dựng ở Leh và vua Ladakh phải chuyển sang Islam. Hòa ước Temisgam năm 1684 đã giải quyết mâu thuẫn giữa Tibet và Ladakh, nhưng nền độc lập của nước này đã bị giới hạn rõ rệt.

                 Thế kỉ thứ 18 và 19



                Bài chi tiết: Lịch sử thám hiểm Tibet của người châu ÂuCuộc sống của Dalai Lama thứ 6 chỉ là những ngày tháng vui chơi, uống rượu, cung tần mỹ nữ và các bài hát tình ca. Tuyên bố rằng ông này không xứng đáng là một nhà sư, lãnh đạo Mông Cổ Lha-bzang Khan xâm lược Tibet với sự ủng hộ của vua Trung Quốc là hoàng đế Kangxi vào năm 1705. Dalai Lama chết không lâu sau đó, có lẽ là bị giết. Người Tibet giận dữ từ chối ứng cử viên Dalai Lama giả mạo mà Lha-bzang mang theo cùng với ông ta và cầu cứu người Mông Cổ xứ Dzungar (hay Oyrat) giúp đỡ. Người Dzungar đánh bại và giết Lha-bzang, nhưng sau đó đánh phá Lhasa và cướp bóc mộ của Dalai Lama thứ 5. Họ ở lại đó cho đến khi bị đoàn quân viễn chinh Trung Quốc đánh đuổi vào năm 1720. Quân Trung Quốc được hoan hô như là quân giải phóng và là bảo trợ của Kelzang Gyatso, người được họ đưa lên như là Dalai Lama thứ 7. Sau khi quân nhà Thanh rút khỏi miền trung Tibet năm 1723, có một giai đoạn nội chiến. Trong khi đó Amdo được công bố là lãnh thổ Trung Quốc với tên Koko Nor (hồ xanh). (Nơi này trở thành tỉnh Thanh Hải vào năm 1929.)
                Trung Quốc bắt đầu gửi tới hai đại diện cao cấp, hay còn gọi là amban, đến Lhasa vào năm 1727. Sử gia ủng hộ Trung Quốc cho rằng hiện diện của amban là biểu hiện của quyền lực Trung Quốc, những người ủng hộ Tây Tạng cho rằng amban tương đương với đại sứ. "Quan hệ giữa Tibet và nhà Thanh là quan hệ thầy tu và người bảo trợ và không dựa trên sự lệ thuộc vào nhau," theo vị Dalai Lama thứ 13.[41]
                Pho-lha-nas cai trị Tibet với ủng hộ của Trung Quốc vào năm 1728-47. Ông ta di chuyển Dalai Lama từ Lhasa đến Litang để làm ông khó ảnh hưởng nhà nước hơn. Sau khi Pho-lha-nas mất, con ông cai trị cho đến khi bị giết bởi amban vào năm 1750. Điều này làm nổi loạn xảy ra và các amban bị giết. Quân đội Trung Quốc tiến vào và khôi phục trật tự trong đất nước. Năm 1751, vua Qianlong ban sắc lệnh 13 điểm bỏ đi vị trí tể tướng (desi), đặt nhà nước Tây Tạng dưới quyền của một hội đồng 4 kashag, hay là hội đồng của 4 quan thượng thư, và chính thức ban quyền lực cho các amban. Vị Dalai Lama trở lại Lhasa để chủ trì nhà nước mới.
                Năm 1788 vua xứ GurkhaPrithvi Narayan Shah xâm lược Tibet. Không có khả năng đánh bại quân Gurkha một mình, Tây Tạng cầu viện nhà Thanh, liên quân Thanh-Tạng đánh bại quân Gurkha.
                Vua Qianlong thất vọng về kết quả sắc lệnh năm 1751 của ông và khả năng điều hành của các amban.[42] Năm 1792, vua ban một sắc lệnh 29-điểm tăng cường kiểm soát của Trung Quốc lên Tibet. Sắc lệnh này tăng cường quyền lực của các amban, về lý thuyết là đặt họ ngang hàng với Dalai LamaPanchen Lama và trao quyền hành chính, ngoại giao và thương mại cho họ.
                Đế quốc Anh buộc Tây Tạng rút khỏi Nepal. Vào thế kỉ 19, quyền lực của nhà Thanh suy giảm. Khi lính Trung Quốc đóng tại Lhasa bắt đầu lơ đễnh nghĩa vụ quân sự, các amban mất đi ảnh hưởng. Sau sự xâm lăng Tibet bởi tướng Zorawar Singh các cuộc chiến tranh nổ ra với vương quốc Jammu thuộc Ấn Độ kết thúc với hòa ước tại Ladakh năm 1841 với Maharaja Gulab Singh.[43] và với Nepal năm 1856[44] mà không có sự can thiệp của Beijing. Hòa ước năm 1856 cho phép thiết lập một phái bộ Nepal tại Lhasa mà sau này cho phép Nepal tuyên bố có quan hệ ngoại giao với Tibet khi xin vào làm thành viên của Liên hiệp quốc năm 1949.[45]

                Can thiệp và chiếm đóng bởi Anh


                Bài chi tiết: Thám hiểm Tibet bởi người Anh


                Wikisource có văn bản gốc có liên quan với bài này:
                "Tibet" (1878) is an account of early British attempts to gain influence in Tibet.Chính quyền Anh ở Ấn Độ lại để ý đến Tibet trong cuối thế kỉ thứ 19, và một số lượng lớn người Ấn Độ đã vào đất nước này, ban đầu như những nhà thám hiểm, và sau đó như là những nhà buôn. Các hòa ước liên quan đến Tibet được ký giữa Vương quốc Anh và Trung Quốc trong năm 1886[2], 1890[3], và 1893[4], nhưng nhà nước Tây Tạng không công nhận [cần chú thích] và tiếp tục cấm các phái đoàn Anh vào lãnh thổ. Trong suốt "Trò chơi lớn", một giai đoạn tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Anh, người Anh muốn có một đại diện ở Lhasa để theo dõi và làm giảm đi ảnh hưởng của người Nga. Vào năm 1904, họ gửi một lực lượng quân Ấn Độ dưới quyền chỉ huy của Trung tá Francis Younghusband, mà sau một vài trận đánh đã chiếm được Lhasa. Bộ ngoại giao Trung Quốc lúc đó khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Tạng, tuyên bố như vậy là lần đầu tiên.[46]
                Khi đoàn quân Anh đạt tới Lhasa, vị Dalai Lama đã lánh sang UrgaMông Cổ, Younghusband thấy việc quay lại Ấn Độ tay không là không chấp nhận được, ông ta liền đơn phương thảo ra một hiệp ước, và buộc nó phải kí trong điện Potala bởi tể tướng, Ganden Tri Rinpoche, và bất cứ quan chức nhà nước Tibet nào mà ông ta có thể nhóm họp lại như là một nhà nước lâm thời (ad hoc government). Những thượng thư người Tibet mà Younghusband gặp chỉ vừa mới được bổ nhiệm, nhưng điều này Younghusband không hay biết. Những quan thượng thư gốc đã bị cầm tù do nghi ngờ là họ ủng hộ người Anh và sẽ nhượng bộ cho Younghusband.[47]
                Một hòa ước được kí kết yêu cầu Tibet mở biên giới với Ấn Độ thuộc Anh, cho phép người Anh và người Ấn du lịch tự do, không đánh thuế hải quan trên thương mại với Ấn Độ, một yêu cầu từ người Anh là Lhasa phải trả 2.5 triệu rupee như tiền bồi thường và không được quan hệ với bất kì nước ngoài nào khác mà không được sự đồng ý của chính quyền Anh.[48]
                Hòa ước Anh-Tây Tạng tái khẳng định hòa ước Trung Quốc-Anh vào năm 1906 mà theo đó "Nhà nước của Vương quốc Anh sẽ không tìm cách xâm phạm lãnh thổ Tibet hay can thiệp vào công việc nội bộ của Tibet. Nhà nước Trung Quốc cũng không cho phép bất kì nước ngoài nào xâm phạm lãnh thổ hay can thiệp vào chính quyền nội bộ của Tibet."[49] Hơn thế nữa, Beijing đồng ý trả London 2.5 triệu rupee mà Lhasa buộc phải đồng ý trong hòa ước Anh-Tibet năm 1904.[50] Năm 1907, Anh và Nga đồng ý với những quy luật đã chấp nhận về vấn đề giữa Trung Quốc và Thibet[51][51] Năm 1910, nhà Thanh gửi một đoàn quân viễn chinh đến thiết lập quyền lực của Trung Quốc và hạ ngôi của Dalai Lama theo lệnh triều đình. Vị Dalai Lama một lần nữa phải lánh đi, lần này thì sang Ấn Độ. "Bằng việc tiến vào rồi lại rút ra, chúng ta đã đá ngã ngựa người Tibet và để mặc họ cho người đầu tiên tiến vào đấm đá," Charles Albert Bell, một nhà ngoại giao người Anh đóng tại và là người chỉ trích chính sách của nhà nước do Đảng Tự do Anh đứng đầu, đã viết như vậy.

                 Quân đội Trung Quốc bị đánh đuổi
                Nhà sư - nhà thám hiểm người Nhật, Ekai Kawaguchi, viết năm 1909, miêu tả Trung Quốc mất đi ảnh hưởng ở Tây Tạng sau chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất 1 tháng 8, 189417 tháng 4, 1895:

                "Uy quyền của người Trung Quốc ở mất đi rất đáng kể từ sau chiến tranh Trung-Nhật. Trước sự kiện đó, Trung Quốc thường đối xử Tibet như một bậc bề trên, trong khi Tibet, khiếp sợ trước uy lục của Thiên triều, tuân theo lệnh. Tất cả bây giờ đều thay đổi, và thay vì vâng lời, bây giờ Tibet đối với Trung Quốc có vẻ khó chịu... Người Tibet lắng nghe lời khuyên từ Trung Quốc khi thấy chấp nhận được, nhưng bất cứ lệnh nào không thích thì họ cứ mặc kệ..."

                "Tibet có thể nói là bị đe dọa bởi 3 nước - Anh, Nga và Nepal, bởi vì Trung Quốc đối với họ vào thời điểm này là một lục lượng không đáng kể đối với tương lai của họ." [52]
                Theo sau cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc, quân du kích địa phương người Tibet mở một cuộc tập kích bất ngờ vào đồn lính Trung Quốc đóng tại Tibet. Sau đó quan chức Trung Quốc ở Lhasa buộc phải kí kết "Hiệp định 3 điểm" chấp nhận đầu hàng và rút đi lục lượng đóng tại miền trung Tibet. Đầu năm 1913, vị Dalai Lama quay trở lại Lhasa và ra một bản tuyên cáo phát tán đi tòan cõi Tibet lên án "Ý định xâm chiếm Tibet làm thuộc địa dưới quan hệ nhà bảo trợ - thầy tu", và tuyên bố rằng, "Chúng ta là một nước nhỏ, độc lập, phụng sự tôn giáo."[41]
                Tibet và Mông Cổ ký kết một hiệp định vào năm 1913 công nhận độc lập lẫn nhau.[53]
                Năm 1913-14, một hội nghị được tổ chức tại Simla giữa Anh, Tibet, và Trung Hoa Dân Quốc. Anh đề nghị chia các khu vực có người Tibet đang sinh sống thành Ngoại và Nội Tibet (trên mô hình một hòa ước trước đó giữa Trung Quốc và Nga đối với Mông Cổ). Ngoại Tibet, xấp xỉ khu vực hiện nay của Khu tự trị Tibet, sẽ là khu tự trị dưới sự bảo hộ của Trung Quốc. Trong khu vực này, Trung Quốc sẽ tránh không "can thiệp vào chính quyền." Trong vùng Nội Tibet, bao gồm phía đông của Kham và Amdo, Lhasa sẽ chỉ còn quyết định những vấn đề có liên quan tới tôn giáo.[54] Vào những năm 1908-18, có một đồn lính Trung Quốc ở Kham và các hoàng tử địa phương phải bị quản lý bởi trưởng đồn.
                Trong một phiên đàm phán có mặt đại diện của Tibet, thương thuyết viên chính người Anh là Henry McMahon vẽ một đường trên bản đồ để phân định biên giới Tibet-Ấn Độ. Sau này nhà nước Trung Quốc tuyên bố rằng đường McMahon này đã chuyển một phần lớn lãnh thổ sang Ấn Độ một cách bất hợp pháp. Vùng lãnh thổ tranh chấp này được gọi là Arunachal Pradesh bởi Ấn Độ và Nam Tibet bởi Trung Quốc. Người Anh đã có những thỏa thuận với các thủ lĩnh các bộ tộc địa phương và đã thiết lập Mặt trận đông bắc (Northeast Frontier Tract) để quản lý khu vực này năm 1912. Hiệp định Simla được kí kết bởi cả ba phái đoàn, nhưng bị phủ nhận ngay sau đó bởi Beijing bởi vì họ không bằng lòng với cách vẽ biên giới phân chia khu Ngoại Tibet và Nội Tibet. McMahon và người Tibet sau đó kí bản hiệp định một cách song phương với chú thích rằng sẽ không cho Trung Quốc một quyền lợi nào nếu như họ không chịu kí. Ban đầu thì Nhà nước Ấn Độ bảo hộ bởi Anh phủ nhận hiệp định song phương của McMahon vì nó không tương thích với Hiệp định Anh-Nga năm 1907.[55][56]
                Vào năm 1918, Lhasa đã lấy lại được quyền kiểm soát Chamdo và phía tây Kham. Một cuộc ngưng bắn được thiết lập dọc theo biên giới sông Dương Tử (Yangtze). Vào thời điểm đó, nhà nước Tibet kiểm soát toàn bộ Ü-Tsang cũng như xứ Kham phía tây của sông Dương Tử, xấp xỉ cùng với biên giới như Khu tự trị Tibet ngày nay. Phía đông xứ Kham được cai trị bởi các hoàng tử địa phương người Tây Tạng liên minh với các lực lượng khác nhau. Ở Amdo (Thanh Hải), nhóm người Hồi thiểu số và tướng phỉ Ma Bufang ủng hộ Quốc dân Đảng điều khiển khu vực Xining. Phần còn lại của tỉnh được điều khiển bởi dân địa phương.[5]
                Trong những thập niên 1920 và 1930 Trung Quốc bị chia cắt bởi nội chiến và sau đó phải lo đối phó với chiến tranh chống Nhật, nhưng không bao giờ từ bỏ ý định khôi phục chủ quyền ở Tibet, và thỉnh thoảng cố gắng vài lần khẳng định điều đó. Trong suốt triều đại của Dalai Lama thứ 13, Beijing không có đại diện nào trên Tibet. Tuy nhiên, năm 1934, sau khi vị Dalai Lama qua đời, Trung Quốc gửi một "phái đoàn chia buồn" đến Lhasa dẫn đầu bởi Tướng Huang Musong.[57] Từ năm 1912 Tibet đã độc lập de facto không bị kiểm soát bởi Trung Quốc, nhưng vài lần họ tỏ ý sẵn lòng chấp nhận như là một phần của Trung Quốc với điều kiện là hệ thống bên trong của người Tibet không bị động chạm vào và Trung Quốc phải từ bỏ quyền cai trị trên một số khu vực quan trọng có người Tibet sinh sống ở Kham và Amdo.[58]
                Năm 1938, người Anh cuối cùng cũng cho xuất bản Hiệp định Simla Convention như là một hiệp định song phương và yêu cầu tu viện Tawang, nằm về phía nam của đường McMahon, ngưng đóng thuế cho Lhasa. Để cố gắng sửa lại lịch sử, 1 tập trong toàn tập C.U. Aitchison's A Collection of Treaties, (Sưu tập các loại hiệp định) ban đầu được xuất bản với chú thích rằng không hiệp định có ràng buộc nào đã được kí ở Simla, đã được thu lại từ tất cả các thư viện.[59] Nó được thay thế với một tập mới và bao gồm Hiệp định Simla cùng với chú thích của biên tập nói rằng Tibet và Britain, nhưng không có Trung Quốc, chấp nhận hiệp định là có ràng buộc.[6] Năm 1907 Hòa ước Anh -Nga, ban đầu đã làm Anh nghi vấn giá trị của Simla, đã không được thừa nhận bởi người Nga vào năm 1917 và bởi Nga và Anh vào năm 1921.[60] Tuy nhiên Tibet đã thay đổi quan điểm về Đường McMahon vào thập kỉ 1940. Cuối năm 1947, nhà nước Tibet viết một văn bản cho Bộ Ngoại giao Ấn Độ vừa thành lập tuyên bố chủ quyền các quận Tibet ở phí nam của Đường McMahon.[61] Hơn nữa, bằng cách từ chối kí kết Hiệp định Simla, nhà nước Trung Quốc đã thoát khỏi việc công nhận giá trị của Đường McMahon.[62]
                Tibet thiết lập Văn phòng Ngoại giao năm 1942 và năm 1946 họ gửi những phái đoàn chúc mừng đến Trung Quốc và Ấn Độ (nhân dịp Thế chiến thứ 2 kết thúc). Phái đoàn đến Trung Quốc mang theo một lá thư gửi đến Tổng thống Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-sek) nói rằng, "Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì nền độc lập của Tibet như là một quốc gia cai quản bởi các vị Dalai Lama nối tiếp nhau thông qua một hệ thống chính trị-tôn giáo thực sự." Phái đoàn đồng ý tham dự một phiên họp Quốc hội Trung Quốc ở Nanjing như là quan sát viên.[63]
                Năm 1947-49, Lhasa gửi một "phái đoàn thương mại" dẫn đầu bởi Tsepon (Bộ trưởng Tài chính) W.D. Shakabpa sang Ấn Độ, Hong Kong, Nanjing (khi đó là thủ đô Trung Quốc), Hoa Kỳ, và Anh. Những nước được viếng thăm đã cẩn thận không ủng hộ tuyên bố rằng Tibet là độc lập với Trung Quốc và không bàn luận về các vấn đề chính trị với phái đoàn.[64] Những quan chức của phái đoàn thương mại này vào Trung Quốc thông qua Hong Kong với hộ chiếu Trung Quốc mà họ có được qua Tổng lãnh sự Trung Quốc ở Ấn Độ và lưu lại Trung Quốc trong 3 tháng. Tuy nhiên các nước khác cho phép phái đoàn du hành với hộ chiếu cấp bởi nhà nước Tibet. Hoa Kỳ cũng tiếp đón phái đoàn thương mại một cách không chính thức.
                Phái đoàn đã có gặp Thủ tướng Anh Clement AttleeLondon năm 1948.[65]

                Bên trong Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
                Đảng cộng sản Trung Quốc đứng đầu bởi Mao Trạch Đông nắm lấy chính quyền tháng 10 đã không mất nhiều thời gian trong việc khẳng định chủ quyền của họ ở Tibet. Năm 1950, Quân đội giải phóng nhân dân tiến vào khu vực Chamdo của Tibet, phá tan sự chống trả của quân đội Tây Tạng không được trang bị nhiều. Năm 1951, đại diện Trung Quốc tại Beijing đưa cho đại diện Tibet với một Hiệp định 17 điểm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Tạng. Hiệp định được thông qua ở Lhasa vài tháng sau đó.[66]
                Ban đầu chính quyền Trung Quốc cố gắng cải tạo hệ thống xã hội và tôn giáo của Tibet ở Ü-Tsang. Phía đông của Kham và Amdo được sát nhập vào các tỉnh Sichuan và Qinghai. Miền tây Kham được đặt dưới quyền Ủy ban Quân sự Chamdo. Trong những khu vực này, cải cách ruộng đất được tiến hành. Những người cộng sản chỉ định các "địa chủ" — đôi lúc được chọn một cách bất kì — để cho công chúng làm nhục trong các "buổi đấu tố".
                Người Trung Quốc xây dựng các đường quốc lộ đạt đến Lhasa, và nối tới biên giới Ấn Độ, NepalPakistan. Giới quý tộc và nhà nước Tibet truyền thống vẫn ở chỗ cũ và được bảo trợ bởi nhà nước Trung Quốc. Tuy vậy trong thập niên 1950, chính quyền Trung Quốc bắt đầu đàn áp các lama, những lama này thấy rằng quyền lực xã hội và chính trị của họ sẽ dần dần bị phá vỡ bởi cách cai trị của người cộng sản. Trước năm 1959, đất của Tibet được lao động bởi các nông nô đại diện cho đa số dân Tibet.
                Đến giữa thập niên 1950 có vài vụ nổi dậy ở vùng đông Kham và Amdo, nơi cải cách ruộng đất đã được tiến hành hoàn toàn. Những cuộc nổi dậy này cuối cùng lan ra phía tây xứ Kham và Ü-Tsang. Năm 1959 (thời gian Đại nhảy vọt ở Trung Quốc), chính quyền Trung Quốc bắt đầu đối xử Dalai Lama, bây giờ đã trưởng thành, một cách không tôn kính một cách công khai. Trong một số phần của nước những người cộng sản Trung Quốc cố gắng thiết lập các khu công xã nông nghiệp như trên toàn bộ Trung Quốc. Những sự kiện này đã làm nổ ra những nổi dậy ở Lhasa, và sau đó một cuộc tổng khởi nghĩa đã xảy ra.
                Phong trào kháng chiến của người Tibet bắt đầu với những kháng cự cô lập chống lại Trung Quốc trong thập niên 1950. Ban đầu có nhiều thành công với sự giúp đỡ của CIA và đa số phía nam Tibet rơi vào tay quân khởi nghĩa, nhưng năm 1959 với sự chiếm đóng của Lhasa lực lượng kháng chiến rút lui về Nepal. Các chiến dịch tiếp tục từ Vương quốc Mustang bán độc lập với lực lượng khoảng 2000 người, đa số được huấn luyện tại Trại Hale gần Leadville, Colorado, Hoa Kỳ. Năm 1969, trước ý định làm thân Trung Quốc của Henry Kissinger, sự giúp đỡ kết thúc và nhà nước Nepal đã giải tán chiến dịch. Xem [7].
                Kháng cự ở Lhasa bị dập tắt không lâu sau đó, và vị Dalai Lama lánh sang Ấn Độ, mặc dù kháng cự vẫn tiếp tục trong các phần khác của đất nước trong vài năm. Mặc dù bị quản thúc gián tiếp, người Trung Quốc vẫn đặt vị Panchen Lama như là người đứng đầu ở Lhasa, tuyên bố rằng ông là lãnh đạo hợp pháp của Nhà nước Tibet trong sự vắng mặt của vị Dalai Lama, như là người đứng đầu nhà nước Tibet theo truyền thống. Năm 1965, khu vực nằm dưới sự cai quản của nhà nước của vị Dalai Lama từ thập niên 1910 đến năm 1959 (Ü-Tsang và tây xứ Kham) được đặt tên lại là Khu tự trị Tibet (KTTT). Tự trị cho phép người đứng đầu nhà nước là người Tibet; tuy vậy, quyền lực de facto ở KTTT nắm trong tay bí thư Đảng cộng sản, người vào năm 2006, vẫn luôn luôn là một người Hán từ ngoài vùng Tibet. Vai trò của người Tibet ở các cấp cao hơn của lãnh đạo đảng cộng sản vẫn rất hạn chế.
                Trong giữa thập niên 1960, các khu đất của các tu viện bị chia cắt và giáo dục không tôn giáo được giới thiệu. Trong suốt Cách mạng văn hóa, Hồng vệ binh, bao gồm cả một số người Tibet, đã mở một chiến dịch đập phá có tổ chức các địa điểm văn hóa trên toàn cõi Trung Quốc, bao gồm cả những đền thờ Phật giáo ở Tibet. Trong vài ngàn tu viện ở Tibet, hơn 6,000 đã bị tiêu hủy [8]. Theo một nguồn của Trung Quốc, chỉ một vài tu viện quan trọng về tôn giáo hay văn hóa là vẫn còn mà không bị hư hỏng nặng,[67], và hàng ngàn nhà sư và ni cô Phật giáo bị giết, hành hạ hoặc bỏ tù.[68]
                Kể từ 1979 đã có nhiều cải cách kinh tế, nhưng không có cải cách chính trị. Một số chính sách của Trung Quốc ở Tibet được miêu tả là trung hòa, trong khi một số chính sách khác được đánh giá là có tính đàn áp. Đa số các tự do tôn giáo đã được chính thức phục hồi, miễn là các vị lama không tìm cách đặt câu hỏi về vấn đề cai trị của Trung Quốc, không thừa nhận vị Dalai Lama, và cư trú trong những vùng đã được quy định.
                Vào năm 1989 vị Panchen Lama qua đời. Vị Dalai Lama chỉ định Gedhun Choekyi Nyima như là Panchen Lama thứ 11 nhưng không được nhà nước Trung Quốc công nhận, trong khi đó nhà nước Trung Quốc chỉ định một cậu bé khác, Gyancain Norbu. Gyancain Norbu được nuôi lớn ở Beijing và thỉnh thoảng xuất hiện trên truyền thông nhà nước. Hiện Gedhun Choekyi Nyima và gia đình đang ở đâu không ai biết. Nhiều người tin rằng họ đã bị cầm tù, trong khi Beijing luôn cho rằng họ đang sống dưới một cái tên bí mật để được bảo vệ sự riêng tư.[9]
                Vị Dalai Lama bây giờ đã 71 tuổi, và khi ông qua đời một đứa bé Dalai Lama mới, theo truyền thống, phải được tìm ra. Vào năm 1997, vị Dalai Lama thứ 14 ngỏ ý rằng hóa thân của ông "chắc chắn sẽ không dưới sự kiểm soát của Trung Quốc; sẽ ở bên ngoài, trong thế giới tự do." [10]
                Trung Quốc tiếp tục tuyên truyền rằng sự cai trị Tibet của họ là một sự tiến bộ đi từ thời phong kiến Tây Tạng trước năm 1950, và một vài nước thỉnh thoảng vẫn phản đối sự cai trị của Trung Quốc ở Tibet. Vị Dalai Lama được kính trọng như là một lãnh đạo tôn giáo, và được đón tiếp bởi nguyên thủ của nhiều nước.

                 Chú thích


                ^ Van Driem, George "Tibeto-Burman Phylogeny and Prehistory: Languages, Material Culture and Genes".
                ^ Bellwood, Peter & Renfrew, Colin (eds) Examining the farming/language dispersal hypothesis (2003), Ch 19.
                ^ Beckwith, C. Uni. of Indiana Diss., 1977
                ^ Beckwith, Christopher I. The Tibetan Empire in Central Asia. A History of the Struggle for Great Power among Tibetans, Turks, Arabs, and Chinese during the Early Middle Ages, 1987, Princeton: Princeton University Press. ISBN 0-691-02469-3, p. 17.
                ^ Beckwith, Christopher I. 1987. The Tibetan Empire in Central Asia: A History of the Struggle for Great Power among Tibetans, Turks, Arabs, and Chinese during the Early Middle Ages. Princeton University Press. ISBN 0-691-02469-3, pp. 19-20 (OTC, vi).
                ^ Old Tibetan Annals, hereafter OTA l. 2
                ^ OTA l. 4-5
                ^ a b Richardson, Hugh E. (1965). "How Old was Srong Brtsan Sgampo," Bulletin of Tibetology 2.1. pp. 5-8.
                ^ OTA l. 8-10
                ^ OTA l. 607
                ^ OTA l. 8-10
                ^ a b Beckwith, Christopher I. The Tibetan Empire in Central Asia. A History of the Struggle for Great Power among Tibetans, Turks, Arabs, and Chinese during the Early Middle Ages, 1987, Princeton: Princeton University Press. ISBN 0-691-02469-3, p. 14, 48, 50.
                ^ Beckwith 1987: 50
                ^ a b c d e Petech, Luciano (1988). "The Succession to the Tibetan Throne in 704-5." Orientalia Iosephi Tucci Memoriae Dicata, Serie Orientale Roma 41.3. pp. 1080-1087.
                ^ Beckwith, C. I. "The Revolt of 755 in Tibet", p. 5 note 10. In: Weiner Studien zur Tibetologie und Buddhismuskunde. Nos. 10-11. [Ernst Steinkellner and Helmut Tauscher, eds. Proceedings of the Csoma de Kőrös Symposium Held at Velm-Vienna, Austria, 13-19 September 1981. Vols. 1-2.] Vienna, 1983.
                ^ Beckwith, C. I. "The Revolt of 755 in Tibet", pp. 1-14. In: Weiner Studien zur Tibetologie und Buddhismuskunde. Nos. 10-11. [Ernst Steinkellner and Helmut Tauscher, eds. Proceedings of the Csoma de Kőrös Symposium Held at Velm-Vienna, Austria, 13-19 September 1981. Vols. 1-2.] Vienna, 1983.
                ^ Yamaguchi 1996: 232
                ^ Beckwith 1983: 276.
                ^ Stein, R. A. (1972) Tibetan Civilization, pp. 62-63. Stanford University Press. ISBN 0-8047-0806-1 (cloth); ISBN 0-8047-0901-7 (pbk)
                ^ Beckwith 1983: 273
                ^ Stein, R. A. (1972) Tibetan Civilization, p. 66. Stanford University Press. ISBN 0-8047-0806-1 (cloth); ISBN 0-8047-0901-7 (pbk)
                ^ Beckwith 1987: 144-157.
                ^ Palmer, Martin, The Jesus Sutras, Mackays Limited, Chatham, Kent, Great Britain, 2001)
                ^ Hunter, Erica, "The Church of the East in Central Asia," Bulletin of the John Rylands University Library of Manchester, 78, no.3 (1996)
                ^ Beckwith, Tibetan, pp 157-165
                ^ Shakabpa, Tsepon W. D. (1967). Tibet: A Political History, pp. 49-50. Yale University Press, New Haven & London.
                ^ Ancient Tibet: Research Materials from the Yeshe De Project (1986), pp. 296-297. Dharma Publishing, California. ISBN 0-89800-146-3.
                ^ Shakabpa, Tsepon W. D. (1967). Tibet: A Political History, pp. 49-50. Yale University Press, New Haven & London.
                ^ Beckwith 1987: 165-167
                ^ A Corpus of Early Tibetan Inscriptions. H. E. Richardson. Royal Asiatic Society (1985), pp. 106-143. ISBN 0-94759300/4.
                ^ Shakabpa, Tsepon W. D. (1967). Tibet: A Political History, p. 51. Yale University Press, New Haven & London.
                ^ Beckwith, Christopher I. 1987. The Tibetan empire in Central Asia: A History of the Struggle for Great Power among Tibetans, Turks, Arabs, and Chinese during the Early Middle Ages. Princeton University Press, pp. 168-169. ISBN 0-691-02469-3.
                ^ Shakabpa, p. 54.
                ^ Tsepon W. D. Shakabpa, Tibet, a Political Hstory (New Haven: Yale, 1967), 53.
                ^ Petech, L. The Kingdom of Ladakh. (Serie Orientale Roma 51) Rome: Instituto Italiano per il Medio ed Estremo Oriente, 1977: 14-16
                ^ Hoffman, Helmut, "Early and Medieval Tibet", in Sinor, David, ed., Cambridge History of Early Inner Asia Cambridge: Cambridge University Press, 1990), 388, 394. Shakabpa, 56.
                ^ Grunfeld, A. Tom, The Making of Modern Tibet, 1996, p37-38. Hoffman, 393. Shakabpa, 54-55.
                ^ Petech, L. Central Tibet and The Mongols. (Serie Orientale Roma 65). Rome: Instituto Italiano per il Medio ed Estremo Oriente 1990: 6. Shakabpa, 61.
                ^ Wylie, Turnell V. (1977) "The First Mongol Conquest of Tibet Reinterpreted," Harvard Journal of Asiatic Studies 37.1: 103-133.
                ^ Petech, L. Central Tibet and The Mongols. (Serie Orientale Roma 65). Rome: Instituto Italiano per il Medio ed Estremo Oriente 1990: 85-143
                ^ a b "Proclamation Issued by His Holiness the Dalai Lama XIII (1913)"
                ^ Wang Lixiong, "Reflections on Tibet", New Left Review 14, March-April 2002
                ^ "Ladakhi Letter of Agreement (1842)"
                ^ "Treaty Between Tibet and Nepal (1856)"
                ^ Walt van Praag, Michael C. van. The Status of Tibet: History, Rights and Prospects in International Law, Boulder, 1987, pp. 139-40
                ^ Walt van Praag, Michael C. van. The Status of Tibet: History, Rights and Prospects in International Law, Boulder, 1987, p. 37.
                ^ Grunfeld, A. Tom, The Making of Modern Tibet. ISBN 1-56324-713-5, p57
                ^ Convention Between Great Britain and Thibet (1904)
                ^ Convention Between Great Britain and China Respecting Tibet (1906)
                ^ Melvyn C. Goldstein,Tibet, China and the United States: Reflections on the Tibet Question., 1995
                ^ a b Convention Between Great Britain and Russia (1907)
                ^ Ekai Kawaguchi. Three Years in Tibet (1909), pp. 519 and 526. Reprint: Book Faith India, Delhi (1995). ISBN 81-7303-036-7.
                ^ There was not, at the time, nor has there been since, any official publication of the treaty's text by either party. Moreover, a Tibetan official pointed out years later that "[t]here [was] no need for a treaty, we would always help each other if we could." Bell, Charles, Tibet and Her Neighbours, 1937, pp. 435-436; For the English text, please see Michael C. Van Praag, The Status of Tibet, pp. 320-321. According to his British advisor Charles Bell, the 13th Dalai Lama denied the existence of such a treaty. The Tibetan leader told Bell that he has never ratified, or appointed any plenipotentiary to sign, any treaty with Mongolia. Bell, Charles, Tibet Past and Present, 1924, p. 151
                ^ "Convention Between Great Britain, China, and Tibet, Simla (1914)"
                ^ Goldstein, 1989, p80
                ^ "Convention Between Great Britain and Russia (1907)"
                ^ Republic of China (1912-1949). China's Tibet: Facts & Figures 2002. Được truy cập ngày 2006-04-17.
                ^ Goldstein, 1989, p. 241
                ^ Lin, Hsiao-Ting, "Boundary, sovereignty, and imagination: Reconsidering the frontier disputes between British India and Republican China, 1914-47", The Journal of Imperial & Commonwealth History, September 2004, 32, (3).
                ^ Free Tibet Campaign, "Tibet Facts No.17: British Relations with Tibet".
                ^ Lamb, Alastair, The McMahon line: a study in the relations between India, China and Tibet, 1904 to 1914, London, 1966, p580
                ^ Lamb, 1966, p529
                ^ Smith, Daniel, "Self-Determination in Tibet: The Politics of Remedies".
                ^ Goldstein, 1989, p578, p592, p604
                ^ Farrington, Anthony, "Britain, China, and Tibet, 1904-1950".
                ^ Goldstein, Melvyn C., A History of Modern Tibet, 1913-1951, University of California Press, 1989, pp. 812-813
                ^ Jiawei, Wang, "The Historical Status of China's Tibet", 2000, pp212-214
                ^ See International Commission of Jurists' reports at [1]
                 Tham khảo


                [sửa] Xem thêm


                 Liên kết ngoài

                Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_T%C3%A2y_T%E1%BA%A1ng
                Thể loại (2): Bài cần chú thích nguồn gốc | Lịch sử Tây Tạng http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_T%C3%A2y_T%E1%BA%A1ng
                #23
                  Quang Khôi 24.03.2008 09:42:01 (permalink)



                  HT Thích Quảng Ðộ kêu gọi quốc tế gây áp lực đối với Trung Quốc



                  17/03/2008









                  Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống NhấtMột tu sĩ Phật giáo nổi tiếng ở Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế làm áp lực đòi Trung Quốc chấm dứt hành động đàn áp ở Tây Tạng.
                  Bản tin của hãng thông tấn Pháp trích dẫn tuyên bố hôm thứ hai của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nói rằng Phật giáo đồ Tây tạng đang tranh đấu để chống lại sự đàn áp văn hóa và tín ngưỡng và để phản đối sự bất công của chế độ cai trị độc đảng.
                   
                  Nhà lãnh đạo đứng hàng thứ nhì của giáo hội bị chính phủ ở Hà Nội cấm hoạt động này nói thêm rằng chỉ có đối thoại mới có thể mở đường cho một giải pháp lâu dài ở Tây Tạng. Hòa Thượng Quảng Độ kêu gọi 'Liên hiệp quốc, các chính phủ và quốc hội các nuớc trên thế giới, và toàn thể cộng đồng quốc tế làm áp lực để Trung Quốc chấm dứt hành động đàn áp và giải quyết cụ thể những đòi hỏi chính đáng của nhân dân Tây Tạng'.
                  Vị tu sĩ nhiều lần được đề cử lãnh giải Nobel Hòa bình này nói thêm rằng 'Phật giáo đồ Việt Nam sát cánh với đồng đạo ở Tây Tạng trong cuộc tranh đấu bất bạo động này để đòi hỏi tự do tôn giáo và nhân quyền'.
                   
                  Theo các giới chức của chính phủ lưu vong Tây Tạng, 80 người được xác nhận là đã thiệt mạng trong cuộc đàn áp mới đây của Trung Quốc nhắm vào những người biểu tình chống lại quyền cai trị của Trung Quốc tại phần đất trong vùng Hy mã Lạp Sơn này.
                   
                  Chính quyền ở Bắc Kinh nói rằng có 13 người thiệt mạng.
                   
                  http://www.voanews.com/vietnamese/2008-03-17-voa10.cfm
                   
                  >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
                   
                  Tin liên hệ




                  Trung Quốc thừa nhận số tử vong ở Lhasa là 13 người


                  Nhiều vận động viên xem xét việc tẩy chay Olympic Bắc Kinh


                  Bảy người chết trong các vụ đụng độ tại tỉnh Tứ Xuyên

                   

                    Tin hàng đầu






                  Người biểu tình kêu gọi tẩy chay Olympic Bắc Kinh
                   
                   
                  #24
                    Quang Khôi 27.03.2008 21:08:29 (permalink)




                    Báo chí viết gì tiếp về Tây Tạng?
                    26 Tháng 3 2008 - Cập nhật 10h31 GMT
                     










                    Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự ở Lhasa kể từ khi bạo loạn nổ ra
                    Hôm nay (26.03), báo The Independent loan tin người Tây Tạng ở Ấn Độ ngày 25 đã tổ chức lễ rước 'đuốc Olympic' của riêng họ nhằm nêu vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc.Cũng báo này nói giới vận động nhân quyền cho Tây Tạng ở Anh tiếp tục kêu gọi các vận động viên rước đuốc cho Thế vận hội Bắc Kinh 2008 rút lui để tỏ thái độ.
                    Bộ Ngoại giao Anh lên tiếng phê phán 'vi phạm quyền con người ở Trung Quốc' và Bộ trưởng David Milliband nói 'việc thế giới lo ngại về Tây Tạng là hoàn toàn đúng đắn'.
                    Nay, theo The Independent, các nhà vận động nhân quyền nói họ sẽ phản đối dọc tuyến đường chuyển ngọn đuốc Olympics mà Trung Quốc gọi là 'hành trình hài hòa'.
                    Báo này cũng đưa tin vận động viên Thái Lan, Narisa Chakrabongse đã tuyên bố rút khỏi lễ rước đuốc.
                    Báo The Guardian thì trích lời Bộ trưởng Milliband nói rằng 'nhân quyền nay là một phần không tách rời của chính sách ngoại giao Anh Quốc'.







                     Việc thế giới lo ngại về Tây Tạng là hoàn toàn đúng đắn. Ngoại trưởng Anh David Miliband
                    Cũng theo báo này, Bộ Ngoại giao Anh nói Trung Quốc cần đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
                    Nhà bình luận Michael Portillo trên báo The Times ra ở London thì trích Khổng Tử để cho rằng chính vì chính quyền Trung Quốc quá mong muốn sự thành công tuyệt đối cho Olympics nên sự thu hút dư luận và các nhân vật danh tiếng nay gây ra vấn đề cho sự chuẩn bị Thế vận hội của Bắc Kinh.
                    Gia tăng sức ép
                    Cũng hôm nay, báo Bỉ, tờ Le Soir đưa tin Phó thủ tướng Didier Reynders tuyên bố chính phủ Bỉ 'không loại trừ khả năng tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh' dù vào thời điểm này thì đấy chưa phải là quan điểm chính thức của nội các.
                    Phó thủ tướng Reynders được trích lời nói Bỉ theo dõi chặt chẽ tình hình Tây Tạng và kêu gọi đối thoại.
                    Ông cũng cho hay đã trao đổi với đối tác Trung Quốc về quan điểm của Bỉ.
                    Cũng trên Le Soir hôm qua nhà Trung Quốc học nổi tiếng của Bỉ Simon Leys kêu gọi tẩy chay Olympics Bắc Kinh.
                    Báo Đức Neue Osnabruecker Zeitung 26.03 đăng bài phỏng vấn với chủ tịch nhóm quan hệ với Trung Quốc trong Hạ viện (Bundestag), ông Johannes Pflug (đảng Xã hội Dân chủ Đức-SPD), người đề nghị trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc vì lý do 'vi phạm nhân quyền'.
                    Thức tỉnh








                    Tổng thống Pháp không loại trừ tẩy chay thế vận hội
                    Theo ông Portillo, sai lầm của Trung Quốc xảy ra khi mời gọi những người như đạo diễn Mỹ Steven Spielberg làm cố vấn nghệ thuật cho việc dàn dựng lễ khai mạc Olympics.
                    Sự kiện ông này rút khỏi vai trò được mời là bước ngoặt, đánh thức sự quan tâm của giới văn nghệ sĩ và các nhà thể thao quốc tế.
                    Biến động Tây Tạng chỉ tạo thêm một đà mới cho họ, và có vẻ như tình hình không cải thiện ở Trung Quốc sau cuộc đàn áp biểu tình thì sức ép dư luận Phương Tây lên các chính trị gia lại càng tăng.
                    Hôm qua, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy là nguyên thủ quốc gia đầu tiên ở châu Âu tuyên bố không loại trừ khả năng tẩy chay lễ khai mạc Olympics Bắc Kinh.
                    Hôm qua, tin tức nói có thêm hai người bị chết trong cuộc đụng độ giữa công an Trung Quốc và người Tây Tạng.
                    Theo báo chí Anh, các nhóm nhân quyền cho rằng có 140 người đã bị giết nhưng chính phủ Trung Quốc nói tổng số người chết chỉ là 22 kể từ khi có bạo động hôm 10.03.
                    Trong khi đó, Tân Hoa Xã của Trung Quốc hôm 26.03 nói một phái đoàn truyền thông quốc tế đã rời Bắc Kinh đi Tây Tạng để đưa tin về tình hình sau 'vụ bạo động 14.03'.
                    Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc nói rằng chuyến đi ba ngày do Cục Thông tin Quốc gia tổ chức có 26 nhà báo từ 19 tổ chức như AP (Mỹ), Financial Times (Anh), South China Morning Post (Hong Kong) và Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan.
                    Tân Hoa Xã nói cho đến nay có 18 thường dân và một công an viên thiệt mạng trong 'bạo động' ở Tây Tạng.
                    Cũng liên quan đến Tây Tạng, trong bài trước đó 20.03 Tân Hoa Xã đưa tin Việt Nam (qua lời thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng) cùng hai nước châu Á khác là Bangladesh và Campuchia lên tiếng ủng hộ cách chính quyền Trung Quốc giải quyết tình hình Tây Tạng.
                     
                    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/03/080326_worldpress_tibet.shtml
                     


                    CÁC BÀI LIÊN QUANLời kể của nhà sư Tây Tạng
                    22 Tháng 3, 2008 | Thế giớiCác dân biểu Mỹ thăm Đạt Lai Lạt Ma
                    21 Tháng 3, 2008 | Thế giớiĐức Đạt Lai Lạt Ma lo lắng
                    20 Tháng 3, 2008 | Thế giớiĐài Loan 'có thể tẩy chay' Olympics
                    18 Tháng 3, 2008 | Thế giớiBáo chí thế giới nói gì về Tây Tạng?
                    17 Tháng 3, 2008 | Thế giớiĐài Loan tuần hành phản đối luật TQ
                    16 Tháng 3, 2008 | Thế giớiNgười Tây Tạng bắt đầu tuần hành
                    10 Tháng 3, 2008 | Thế giớiNgười Tây Tạng nên chọn Đạt Lai Lạt Ma
                    27 Tháng 11, 2007 | Thế giới

                    TRANG NGOÀI BBCBài báo về Ngoại trưởng Anh chỉ trích Trung Quốc về Tây Tạng trên The GuardianTin về đoàn phóng viên quốc tế lên Tây TạngTin Việt Nam ủng hộ Trung Quốc về vấn đề Tây Tạng trên Tân Hoa XãBBC không chịu trách nhiệm về nội dung các trang bên ngoài.
                    TIN MỚI NHẤT 
                     
                    #25
                      Quang Khôi 28.03.2008 09:31:52 (permalink)
                      Công chúa Văn Thành
                       
                      Công chúa Văn Thành (文成公主) được biết đến trong lịch sử Trung Hoa vì bà là con gái của vua Đường Thái Tông, một nhà vua tài giỏi có công lao rất lớn trong việc xây dựng đế chế Đại Đường.

                      Công chúa Văn Thành ít nhiều ảnh hưởng đến lịch sử Trung Hoa những năm vua Đường Thái Tông trị vì, đấy là giai đoạn vua Tsongsen Khampo xứ Tây Tạng sau khi chinh phạt hết các vùng đất lân bang và lập nên một vương triều Thổ Phiền, vua cũng có dự định xâm lược Trung Nguyên. Đường Thái Tông cũng đã biết được điều này cho nên vào cuối năm 641 đã tổ chức tiếp đón Tsongsen Khampo tại Trường An và chấp nhận gả Công chúa Văn Thành cho vua Thổ Phiên theo lời cầu hôn của vị vua này trong khi bà mới chỉ mười sáu tuổi. Đánh dấu son cho việc bang giao chính thức giữa Tây Tạng và Đại Đường thời bấy giờ bởi vì các Hoàng Đế Trung Hoa thường xem việc gả công chúa sang các nước ngoại bang là một trong những hình thức kết thân với họ.

                      Vua Đường Thái Tông còn trao tặng vua Thổ Phiên một bức tượng đức Phật Thích Ca bằng vàng ròng xem như của hồi môn của công chúa Văn Thành. Vị vua Thổ Phiên ấy sau khi trở về nước đã cho xây dựng chùa Đại Chiêu làm nơi đặt và thờ phượng tượng Phật Thích Ca ấy.

                      Công chúa Văn Thành luôn được người dân Trung Hoa nhắc đến với một sự tôn trọng và kính nể rất lớn, từng ấy tuổi mà bà phải xa quê hương, qua xứ Tây Tạng xa xôi mà không được một lần về thăm vua cha. Có thể nói Văn Thành chỉ khác những cô gái Trung Hoa khác là từ nhỏ bà được sống trung nhung lụa nhưng giống họ ở chỗ là không thể tự quyết định chuyện yêu đương tình cảm của mình mà phải do người khác định đoạt. Công chúa Văn Thành sống một cuộc đời cô độc và qua đời ở độ tuổi sáu mươi.

                      Xem thêm

                      Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ch%C3%BAa_V%C4%83n_Th%C3%A0nh


                      Thể loại (3): Người Tây Tạng
                       
                       http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ch%C3%BAa_V%C4%83n_Th%C3%A0nh
                      #26
                        Quang Khôi 28.03.2008 09:35:31 (permalink)
                        Bài đọc thêm:
                         
                        Huyền Trân Công Chúa
                         




                      • Nouvelle page 4
                      • Huyền Trân công chúa ... đối với ông vua trẻ tuổi Chiêm Thành mà hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. ... nữ của Huyền Trân biết rằng công chúa sẽ bị hỏa ...
                        vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/vua/huyentran.htm - 11k - Cached



                      • Vietmedia: Vietnam Music Lyrics Culture Chat Midi Picture Image News ...Huyền Trân Công Chúa. Huy Thông. Tặng Bà Laurence de la Pommeraye. Fare thee well ! ... Công Chúa Huyền Trân. Trong giây lát, Sẽ dần dần. Cùng thuyền Chiêm ...www.vietmedia.com/literature/truyenhay/?ID=19 - 26k - Cached



                      • Huyền Trân – Wikipedia tiếng ViệtHuyền Trân, một công chúa đời nhà Trần, là con gái của vua Trần Nhân Tông và là ... nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam lưu tại Huyền Trân Công Chúa Điện, Huế: ...vi.wikipedia.org/wiki/Huy%E1%BB%81n_Tr%C3%A2n_C%C3%B4ng_Ch%C3%BAa - 30k - Cached



                      • Huyền Trân – Wikipedia tiếng ViệtHuyền Trân, một công chúa đời nhà Trần, là con gái của vua Trần Nhân Tông và là ... Huyền Trân Công chúa của nhạc sĩ Nguyễn Hiền. Nhớ của nhạc sĩ Châu Kỳ ...vi.wikipedia.org/wiki/Huyền_Trân - 24k - Cached



                      • Viếng đền công chúa Huyền Trân... người dân Thừa Thiên-Huế đã lên núi Ngũ Phong đi lễ đền Huyền Trân công chúa. ... Theo sử liệu, công chúa Huyền Trân sinh năm Đinh Hợi (1287), là ái nữ của vua ...vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/.../45273010/111 - 40k - Cached



                      • nhà 139/1A Huyền Trân Công ChúaWorld / Vietnam / Dong Nam Bo / Vung Tau, 2 km from center. Coordinates: 10°21'41"N 107°5'24"E. nhà 139/1A Huyền Trân Công Chúa. HAHAHHAHHA. tags: Phạm Nguyên Độ ...www.wikimapia.org/692565 - 11k - Cached



                      • TT-Huế: Khai hội đền Huyền Trân Công chúa- Sáng 15/02, Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang và các sở, ban, ngành địa phương đã tổ chức lễ hội đền Huyền Trân. - Sang 15/02, Cong ty Co phan Du lich Huong ...vietbao.vn/Xa-hoi/TTHue-Khai-hoi-den-Huyen-Tran-Cong-chua/20768785/... - 38k - Cached



                      • COI THIEN THAI ENTERTAINMENT NETWORK... ngài bồn chồn lo lắng cho người con gái yêu cũa mình là công chúa Huyền Trân. ... Công chúa Huyền Trân , mặc dù không muốn xa nhà để về làm hoàng hậu cũa một nước ...www.coithienthai.com/TNLVN/CauChuyenHuyenTran1.html - 40k - Cached



                      • Viếng đền công chúa Huyền Trân - Yahoo! Tin tứcKhông quản thời tiết giá rét, lần đầu tiên, hàng ngàn người dân Thừa Thiên-Huế đã lên núi Ngũ Phong đi lễ đền Huyền Trân công chúa.vn.news.yahoo.com/tno/20080225/tpl-vieng-den-cong-chua-huyen-tran-9... - 14k - Cached



                      • View topic - Chuyện tình Huyền Trân Công chúa :: TuoiTho.Net ForumsHUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA CON VUA TRẦN NHÂN TÔNG ... Huyền Trân công chúa là con thứ của Vua Trần Nhân Tông, và là em của Vua Anh Tông. ...www.tuoitho.net/diendan/viewtopic.php?t=7610 - 61k - Cached  
                        http://search.yahoo.com/search?p=C%C3%B4ng+ch%C3%BAa+Huy%E1%BB%81n+Tr%C3%A2n+&fr=yfp-t-350&toggle=1&cop=mss&ei=UTF-8
                        #27
                          Quang Khôi 28.03.2008 18:05:12 (permalink)
                          Nhà báo nước ngoài vào Tây Tạng
                          27 Tháng 3 2008 - Cập nhật 06h00 GMT




                          Bắc Kinh chỉ cho một nhóm nhỏ nhà báo vào Tây Tạng

                          Các nhân chứng cho hay một số nhà sư đã làm gián đoạn chuyến thăm đầu tiên tới Tây Tạng của nhóm nhà báo nước ngoài.
                           
                          Khoảng 30 vị sư đã hô to khẩu hiệu vì tự do Tây Tạng và lên tiếng bảo vệ đức Dalai Lama trong khi các nhà báo ngoại quốc thăm đền Jokhang Temple.
                          Trung Quốc đã cáo buộc Dalai Lama đứng đằng sau các vụ biểu tình hai tuần trước.
                          Hôm thứ Tư, Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush đã kêu gọi Bắc Kinh mở đối thoại với lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng.
                          Trong một cuộc điện đàm với chủ tịch Hồ Cẩm Đào, ông Bush đã nêu quan ngại về tình hình Tây Tạng và kêu gọi Bắc Kinh cho phép các nhà báo và ngoại giao đoàn tới nơi đây.

                          Tan hoang
                          Các phóng viên nước ngoài nói chung không được tới tường thuật về đợt bạo loạn, thế nhưng hôm thứ Tư, Trung Quốc đã cho một nhóm nhà báo tới Lhasa trong ba ngày, có người của chính phủ đi kèm.

                          BBC không được mời tham gia nhóm này.
                           
                          Một phóng viên của hãng AP nói trong khi các nhà báo thăm đền Jokhang - một trong các địa điểm thiêng liêng nhất của Phật giáo Tây Tạng, thì một nhóm sư sãi đã hô vang khẩu hiệu vì tự do Tây Tạng và nói cuộc biểu tình hôm 14 tháng Ba "không có bàn tay của đức Dalai Lama".

                           
                          Các nhà báo được ở Tây Tạng trong ba ngày

                          Người của chính phủ đã yêu cầu các nhà báo đi chỗ khác.
                           
                          Nhóm phóng viên nước ngoài cũng tới thăm một bệnh viện và một cửa hàng bán quần áo, nơi nhà chức trách nói năm cô gái đã bị mắc kẹt và chết cháy.

                          Phóng viên của báo Financial Times thì nói một phần tư thành phố Lhasa trông giống như bãi chiến trường, nhiều nhà bị cháy và doanh nghiệp đóng cửa. Binh lính đứng đầy đường.

                          Phóng viên này nhận xét cuộc bạo động dường như đã kéo dài và gây thiệt hại nhiều hơn người ta nghĩ.

                          http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/03/080327_tibet_journalists.shtml



                          CÁC BÀI LIÊN QUAN
                          Bush gọi điện để nói về Tây Tạng
                          26 Tháng 3, 2008 | Trang chủ
                          Báo chí viết gì tiếp về Tây Tạng?
                          26 Tháng 3, 2008 | Trang chủ
                          Thêm bạo loạn với người Tây Tạng
                          24 Tháng 3, 2008 | Thế giới
                          Đức Đạt Lai Lạt Ma lo lắng
                          20 Tháng 3, 2008 | Thế giới
                          Bắt người 'gây rối' ở Tây Tạng
                          20 Tháng 3, 2008 | Thế giới
                          Người biểu tình Tây Tạng 'ra đầu thú'
                          19 Tháng 3, 2008 | Thế giới
                          LHQ kêu gọi kiềm chế ở Tây Tạng
                          18 Tháng 3, 2008 | Thế giới
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.03.2008 18:08:31 bởi Quang Khôi >
                          #28
                            Ngọc Lý 02.04.2008 00:50:04 (permalink)
                            Một người Hán nghĩ về Tây Tạng
                            BBC 31/03/2008



                            Cao 4000 mét trên mực nước biển, Tây Tạng được gọi là 'mái nhà của thế giới'

                            Nhà thơ, nhà làm phim Trung Quốc Đường Đan Hồng (唐丹鸿) đã thu hút giới blog và báo chí quốc tế với bài viết mới đây về Tây Tạng.
                             
                            Sinh năm 1965, người gốc Tứ Xuyên, hiện đang sống và giảng tiếng Trung ở đại học Tel Aviv, Israel, Đường Đan Hồng lên tiếng với tư cách là một người Hán từng lên Tây Tạng nhiều lần và cảm thông với người dân xứ này.

                            Trong bối cảnh giới trẻ Trung Quốc theo tinh thần dân tộc chủ nghĩa Đại Trung Hoa liên tục lên mạng tấn công vào Đạt Lai Lạt Ma bằng những lời lẽ nặng nề thì tiếng nói của cô có vẻ như là một ngoại lệ.

                            BBC xin giới thiệu một số đoạn trích từ bài dịch blog của Đường Đan Hồng được giới thiệu trên các báo tiếng Anh:

                            “Hơn một thập niên qua, tôi thường đến Tây Tạng và cũng thường ở lại đó dài ngày để làm việc, hoặc chỉ là đi thăm. Tôi đã gặp đủ loại người Tây Tạng, từ đám trẻ ngoài đường phố đến quan chức trong các cơ quan nhà nước, những người bán hàng rong ở Lhasa, những nghệ nhân dân gian, những mục đồng, phù thủy ở bản làng trên núi cao, các nhà sư, người dọn dẹp trong nhiều tu viện, rồi cả giới nghệ sĩ và nhà văn…"

                            "Trong số họ, có những người thẳng thắn nói với tôi rằng vài thập niên trước, Tây Tạng là một quốc gia nhỏ bé nhưng có chính phủ riêng, có lãnh tụ tôn giáo, có tiền tệ và quân đội của mình. Một số khác im lặng với cảm giác bất lực và tránh nói chuyện vì tôi là người Hán. Họ sợ đề tài đó khó nói. Một số nghĩ rằng bất kể điều gì đã xảy ra, một sự thực lịch sử là người Trung Hoa và người Tây Tạng đã có giao lưu lịch sử lâu dài, và quan hệ này cần được gìn giữ bởi cả hai bên. Một số tức giận vì dự án đường xe lửa hay vì cách đặt tên phố là “Bắc Kinh lộ”, “Giang Tô lộ”, “phố Tứ Xuyên-Tây Tạng”, nhưng những người khác thì vui vẻ chấp nhận chuyện đó.”

                            Đồng tiền và niềm tin


                            Chính quyền Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đồng vào Tây Tạng, đưa mức tăng trưởng kinh tế ở đây lên 14% năm 2007, theo số liệu của The Economist, nhưng sự đón nhận của người địa phương lại không hoàn toàn như chính quyền mong muốn. Đường Đan Hồng viết:

                            “Một số người Tây Tạng nói “Các người (Trung Quốc tộc Hán) đã đầu tư hàng triệu đồng vào Tây Tạng những các người cũng chỉ để thu lại những gì mình muốn và còn muốn nhiều hơn thế”. Một số khác nói các vị đầu tư vào phát triển nhiều nhưng cũng tàn phá hết đúng những gì chúng tôi gìn giữ, trân quý…Điều tôi muốn nói ở đây là bất kể dù họ khác nhau đến thế nào, những người tôi gặp đều có một điểm chung: họ có cách nhìn lịch sử của riêng mình, và có niềm tin tôn giáo mãnh liệt.

                             Ai từng lên Tây Tạng cũng sẽ cảm thấy tín ngưỡng tôn giáo của người dân ở đây. Nhiều người bị choáng trước sự thực đó
                             
                            “Ai từng lên Tây Tạng cũng sẽ cảm thấy tín ngưỡng tôn giáo của người dân ở đây. Nhiều người bị choáng trước sự thực đó. Tình cảm tôn giáo này, tâm lý này được nuôi dưỡng suốt chiều dài lịch sử và được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của người Tây Tạng. Đây là một giá trị rất khác với những gì người Hán tin vào hiện này, đặc biệt là so với sự tôn thờ đồng tiền."

                            Tác giả tỏ ra hết sức ấn tượng với sự sùng đạo của người Tây Tạng và cho rằng không gì có thể khuất phục được họ:

                            "Niềm tin tôn giáo cũng chính là thứ người Tây Tạng chăm lo nhất. Với tín ngưỡng đó, họ hướng tới Đức Đạt Lai Lạt Ma như một nhân vật tôn giáo cao cả. Những người tin vào Phật Giáo vì họ tin vào thuyết nhân quả và luân hồi của linh hồn và phản bác tham sân si đã tạo ra một triết lý mà những người Hán theo chủ nghĩa dân tộc sẽ không bao giờ hiểu nổi. Một vài nhà sư thân với tôi, những người được cho là thuộc nhóm bị coi là “gây ra vấn đề” trong các tu viện đã giải thích với tôi cách nhìn của họ về “độc lập” như sau: “Có thể chính kiếp trước chúng tôi là người Hán và kiếp sau cũng có thể hóa thân thành người Hán, Một số người Hán có thể là người Tây Tạng trong tiền kiếp và có thể thành người Tây Tạng trong kiếp sau. Người nước ngoài, người Trung Hoa, đàn ông hay đàn bà, người yêu hay kẻ thù, những linh hồn của thế giới này biến chuyển liên tiếp, không ngừng. Bánh xe luân hồi cứ quay, các chính quyền lên rồi sụp đổ vì thế có thể hỏi tại sao lại cần độc lập?" Chính tôn giáo như thế này với tín đồ như thế này thì bạn thử nghĩ liệu người ta có thể kiểm soát được hay không? Và còn một nghịch lý nữa, nếu ai đó muốn họ bỏ khát vọng độc lập thì cũng sẽ phải tôn trọng và bảo tồn tôn giáo của họ."



                            Tây Tạng lại thu hút chú ý sau các vụ hỗn loạn trong tháng Ba năm nay


                            "Mới đây, tôi đọc một số đoạn đăng trên mạng của những người Tây Tạng cực đoan. Đa số nói đại loại như “Chúng tôi không tin vào đạo Phật, chúng tôi không tin vào luân hồi nhưng chúng tôi không quên mình là người Tây Tạng. Chúng tôi không quên tổ quốc của mình. Nay chúng tôi tin vào triết lý của người Hán: Chính quyền đến từ họng súng! Vì sao dân Hán các người đến Tây Tạng? Tây Tạng là của người Tây Tạng. Các người hãy biến khỏi nơi đây!”

                            "Tất nhiên đằng sau những đoạn đăng trên mạng đó có một con số đông đảo chính là những người Hán “yêu nước”. Gần như có một điều không đổi là các phản ứng lại chính là những từ ngữ như “Giết chúng đi!” “Quét sạch chúng!” “Cho tắm máu!” “Đạt Lai là kẻ dối trá!” — những thứ “đam mê” của những kẻ tôn thờ thứ bạo lực mà chúng ta đã quen.

                            Khi tôi đọc những thư trên mạng như thế, tôi thấy buồn quá. Thì ra đây chính là nghiệp luân hồi..."

                            "Lhasa đã bốc lửa. Súng nổ cả ở vùng của người Tây Tạng tại Tứ Xuyên và Thanh Hải...Tôi muốn nói với các người, những "người ái quốc" tộc Hán rằng các người chỉ là những tên sô-vanh Đại Hán đang làm hỏng đi hàng nghìn năm hữu nghị giữa người Hán và người Tây Tạng. Chính các người góp tay mạnh mẽ nhất cho lòng căm thù sắc tộc, và chính là đang ủng hộ “Tây Tạng độc lập.”

                            Tây Tạng đang biến dần đi. Linh hồn làm vùng đất này đẹp và hiền hòa đang tan biến. Tây Tạng sẽ trở thành giống như chúng ta. Trở thành thứ nó không muốn thành..."





                            http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/03/080331_chinesebloggertibet.shtml
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.04.2008 00:52:55 bởi Ngọc Lý >
                            #29
                              HongYen 03.04.2008 07:27:17 (permalink)

                              Nhà thơ, nhà làm phim Trung Quốc Đường Đan Hồng (唐丹鸿) đã thu hút giới blog và báo chí quốc tế với bài viết mới đây về Tây Tạng.

                               
                               
                               
                              Friday, March 21st, 2008   8:36 pm
                              西藏:她的痛楚,我的耻辱

                                      18年前,在我第一次踏上西藏的土地之前,我不能想象我将对那里,对那里的人,抱有越来越深的、无以排解的歉意;我也不知道,我的生命将因与她相遇而蒙获终身享用不尽的恩泽;我也不知道在蒙获她的抚慰与悲悯的同时,一种与我个人毫无关系,而是与藏人、汉人两个民族有关的痛苦,将在我这个个体的生命中弥散绵延。

                                      在我去到那里之前,我甚至带着若隐若现的居高临下的眼光,怀藏优越与自得。与许多汉人一样,对这种优越感我们决不陌生,其滋长于何种“优秀”文化与政治土壤,对此,今天我十分清楚。
                                      18年前,当我第一次踏上西藏的土地后,感谢上苍,让我有缘去到那里;还感谢上苍,在我的心中播下了一粒知耻的种子,让我看见了我们,对,我们汉人,是怎样狂妄与愚昧,肮脏与野蛮——虽然我们说他们,藏人,是蒙昧落后野蛮的。
                                      那一次,一个多月时间。从拉萨,到藏北,到珠峰,我奔波不停,穿过草原,荒野,或者乡村,寺院,我只是一个旅行的人,但是我看见了——看见了另一个西藏,不是我们教科书上的,也不是我们报纸上的西藏。我看见了被摧毁前的她和被摧毁后的她;我看见了我们,是的,我们汉人的贪婪、吞噬和消化。对此,我感到耻辱。
                                      并非我参与了任何具体的吞噬。而是,我也是那君临其上占有他们、轻侮他们、污染他们的群体——汉人的一员,对此,我感到耻辱。
                                      我对精神上的被调遣与受控制,是敏感和抗逆的。我没有受任何具体的人的影响,无论是“心怀叵测的西方人”还是“企图分裂中国的宗教人士”。我至今也不是任何宗教信徒 ,但这并不妨碍我对有宗教体验的人们的理解,以及对他们所抱持的信念的敬重。再说一遍,那一次以及后来,都没有任何人来改变我。是事实,是那所有宏大与细微、自然与人文所组成的能量,揭开了蒙住我眼睛的谎言;而我们楔入其中的不和谐,我们死命楔入其中的那种霸气,让我耻辱。
                                      十多年来,我频繁地出入西藏并经常长期驻留,或旅行或工作。从街头流浪的少年,民间说唱艺人,草原上的牧人,山村里的巫师,到国家单位里普通的职员,八廓街的商人摊贩,寺院的杂役或高僧,艺术家和作家,我偶遇或长期交往的藏人朋友男女老少形形色色。若要问我给了他们什么?很羞愧,我其实是一个索取者,不过我自认为还不是很糟的索取者,我听他们讲诉他们的神话和传说,或者拍摄他们的寺院与修行,拍摄他们的生活与风俗,说好听一点是一个用我搜集的东西换钱的传播者。而他们给予我的,是坦荡诚挚的友情,是尽其所能的支持,甚至生活中细致入微的关怀。我并不把这种友情与关怀看着他们对我个人的偏爱,我知道,那是他们的民族性格所决定的,乐善好施,而且由于汉藏两个民族渊远的交往,他们心底深处对汉人是接纳的,友善的。我也相信,大凡去过西藏的人,对那种款待与友情不会陌生。
                                       当然,我获得的远远不止这些。在那与我们截然不同的看待存在、看待世界的眼光中,有一种智慧也照亮了我的迷途;那普遍的悲悯和怜爱行止,也清洗了我的污秽,温暖了我的冷漠。与这样的民族无论为邻,还是成为手足,那是怎样的福份!
                               
                              http://blog.dwnews.com/?p=34905
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 39 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9