Tây Tạng
Thay đổi trang: < 123 | Trang 3 của 3 trang, bài viết từ 31 đến 39 trên tổng số 39 bài trong đề mục
HongYen 03.04.2008 07:30:36 (permalink)

Nhà thơ, nhà làm phim Trung Quốc Đường Đan Hồng (唐丹鸿) đã thu hút giới blog và báo chí quốc tế với bài viết mới đây về Tây Tạng.

 
Tibet: Her Pain, My Shame
Tang Danhong 唐丹鸿,(born in 1965 ) is a poet and documentary filmmaker from Chengdu, Sichuan. She has made several documentaries in and about Tibet since the 1990s. She wrote the following essay this week and published it on her own blog (hosted outside of China), partially translated by CDT:
… For more than a decade, I have frequently entered Tibet and often stayed there for a long time, traveling or working. I have met all kinds of Tibetans, from youngsters on the streets, folk artists, herders on the grasslands, mystic doctors in mountain villages, to ordinary cadres in state agencies, street vendors in Lhasa, monks and cleaners in monasteries, artists and writers…Among those Tibetans I have met, some frankly told me that Tibet was a small country several decades ago, with its own government, religious leader, currency and military; some stay silent, with a sense of helplessness, and avoid talking with me, a Han Chinese, afraid this is an awkward subject. Some think that no matter what happened, it is an historical fact that Chinese and Tibetans had a long history of exchanges with each other, and the relationship must be carefully maintained by both sides. Some were angered by the railway project, and by those roads named “Beijing Road,” “Jiangsu Road,” “Sichuan-Tibet road,” but others accept them happily. Some say that you (Han Chinese) invest millions in Tibet but you also got what you wanted and even more; some say you invest in the development but you also destroy, and what you destroy is exactly what we treasure….. What I want to say here is that no matter how different these people are, they have one thing in common: They have their own view of history, and a profound religious belief.
For anyone who has been to Tibet, he/she should sense such a religious belief among Tibetans. As the matter of fact, many are shocked by it. Such attitude has carried on throughout their history, and is expressed in their daily lives. This is a very different value, especially compared with those Han Chinese who have no beliefs, and now worship the cult of money. This religious belief is what Tibetans care about the most. They project this belief onto the Dalai Lama as a religious persona.
……
For anyone who has been to Tibet, it should not be strange to see the “common Tibetan scene”: Is there any Tibetan who does not worship him (the Dalai Lama)? Is there any Tibetan unwilling to hang up his photo in his own shrine? (These photos are smuggled back in from abroad, secretly copied and enlarged, not like those Mao portraits printed by the government that we Han Chinese once had to hang up.) Is there any Tibetan who wants to verbally disrepect the Dalai Lama? Is there a Tibetan who does not want to see him? Is there any Tibetan who does not want to present Hada [white welcoming scarf] to him?
Other than those voices that the rulers want to hear, have we ever heard the Tibetans’ full, real voices? Those Han Chinese who have been in Tibet, now matter if one is a high official, government cadre, tourist or businessman, have we all heard their real voices, which are silenced, but are still echoing everywhere?
Is this the real reason that all monasteries in Tibet are forbidden from hanging up the Dalai Lama’s picture? Is this the reason that all work units have officials to check in every household and to punish those who hang up his picture? Is this the reason that the government has people to stop those believers on the pilgrimage path on every religious celebration day? Is this the reason for the policy barring government employees from having their children study in Dharamsala; otherwise, they will be fired and their house will be taken away? Is this the reason that at all sensitive times, government officials will hold meetings in monasteries, to force monks to promise to “support the Party’s leadership” and “Have no relations with the Dalai splitist cliques”? Is this the reason we refuse to negotiate, and constantly use dehumanizing language to humiliate him? After all, isn’t this the very reason to reinforce the “common Tibetan scene,” making this symbol of nationality more holy? ……
Why can’t we sit down with the Dalai Lama who has abandoned calls for “independence” and now advocates a “middle way,” and negotiate with him with sincerity, to achieve “stability” and “unity” through him?
Because the power difference of the two sides is too big. We are too many people, too powerful: Other than guns and money, and cultural destruction and spiritual rape, we do not know other ways to achieve “harmony.”
……
This group of people who believe in Buddhism because they believe in cause and effect and transmigration of souls, oppose anger and hatred, developed a philosophy that Han nationalists will never be able to understand. Several Tibetan monk friends, just the “troublemaker monk” type that are in the monasteries explained to me their view on “independence”: “actually, we may well have been ethnic Han in a previous incarnation, and in our next incarnation we might well become ethnic Han. And some ethnic Han in a previous life may well have been Tibetan or may become Tibetan in their next life. Foreigners or Chinese, men or women, lovers aand enemies, the souls of the world transmigrate without end. As the wheel turns, states arise and die, so what need is there for independence?” This kind of religion, this kind of believer, can one ever think that they would be easy to control? Yet there is a paradox here: if one wants them to give up the desire for independence, then one must respect and protect their religion.
……
Not long ago, I read some posts by some radical Tibetans on an online forum about Tibet. These posts were roughly saying: “We do not believe in Buddhism, we do not believe in karma. But we have not forgotten that we are Tibetan. We have not forgotten our homeland. Now we believe the philosophy of you Han Chinese: Power comes out of the barrel of a gun! Why did you Han Chinese come to Tibet? Tibet belongs to Tibetans. Get out of Tibet!”
Of course behind those posts, there are an overwhelming number of posts from Han “ patriots.” Almost without exception, those replies are full of words such as “Kill them!” “Wipe them out!” “Wash them with blood!” “Dalai is a liar!” — those “passions” of the worshippers of violence that we are all so familiar with.
When I read these posts, I feel so sad. So this is karma. ……
In the last week, after I put down the phone which cannot reach anyone on the the other end, when I face the information black hole caused by internet blockage, even I believe what Xinhua has said — strangely I do believe this part: There were Tibetans who set fire to shops and killed those poor innocent Han Chinese who were just there to make a living. And I still feel extremely sad. Since when were such seeds planted? During the gunshots of 1959? During the massive destruction during the Cultural Revolution? During the crackdown in 1989? During the time we put their Panchen Lama under house arrest and replaced him with our own puppet? During those countless political meetings and confessions in the monasteries? Or during the time when a seventeen-year-old nun was shot on the magnificent snowy mountain, just because she wanted to see the Dalai Lama? ……..
Or during numerous moments which seem trivial but which make me ashamed: I was ashamed when I saw Tibetans buy live fish from Han fish sellers on the street and put them back in the Lhasa river; I was ashamed when I saw more and more Han beggars on the streets of Lhasa–even beggars know it is easier to beg in Tibet than in Han areas; I felt ashamed when I saw those ugly scars from mines on the sacred mountains in the morning sunlight; I felt ashamed when I heard the Han Chinese elite complain that the Chinese government has invested so many millions of yuan, that economic policy favors Tibetans, and that the GDP has grown so fast, so, “What else do these Tibetans want?”
Why can’t you understand that people have different values? While you believe in brainwashing, the power of a gun and of money, there is a spiritual belief that has been in their minds for thousands of years and cannot be washed away. When you claim yourselves as “saviors of Tibetans from slavery society,” I am ashamed for your arrogance and your delusions. When military police with their guns pass by me in the streets of Lhasa, and each time I am there I can see row upon row of military bases… yes, I, a Han Chinese, feel ashamed.
……
What makes me feel most ashamed is the “patriotic majority”: You people are the decedents of Qinshi Huangdi who knows only conquering by killing; you are the chauvinists who rule the weak by force; you are those cowards who hide behind guns and call for shooting the victims; you suffer from Stockholm Syndrome; you are the blood-thirsty crazies of an “advanced” culture of Slow slicing and Castration. You are the sick minds waving the “patriotic” flag. I look down on you. If you are Han Chinese, I am ashamed to be one of you.
Lhasa is on fire, and there are gunshots in Tibetan areas in Sichuan and Qinghai. Even I believe this — actually, I do believe this part of the facts. In those “patriotic” posts which shout “Kill them!” “Wipe them out!” “Wash them with blood!” “Dalai is a liar!” I saw the mirror image of those Tibetan radicals. Let me say that you people (“patriotic youth”) are Han chauvinists who destroy thousands of years of friendship between Han and Tibetan people; you are the main contributors to the hatred between ethnic groups. You people do not really “highly support” the authority; rather, you people are in effect “highly supporting” “Tibetan independence.”
Tibet is disappearing. The spirit which makes her beautiful and peaceful is disappearing. She is becoming us, becoming what she does not want to become. What other choice does she have when facing the anxiety of being alienated? To hold onto her tradition and culture, and revive her ancient civilization? Or to commit suicidal acts which will only add to Han nationalists’ bloody, shameful glory?
Yes, I love Tibet. I am a Han Chinese who loves Tibet, regardless of whether she is a nation or a province, as long as she is so voluntarily. Personally, I would like to have them (Tibetans) belong to the same big family with me. I embrace relationships which come self-selected and on equal footing, not controlled or forced, both between peoples and nations. I have no interest in feeling “powerful,” to make others fear you and be forced to obey you, both between people and between nations, because what’s behind such a “feeling” is truly disgusting. I have left her (Tibet) several years ago, and missing her has become part of my daily life. I long to go back to Tibet, as a welcomed Han Chinese, to enjoy a real friendship as equal neighbor or a family member.
2008.3.21
(Tang Danhong moved to Israel from Chengdu in 2005, and is currently teaching Chinese language at Tel Aviv University.)
Show on map
Share This

Posted by Xiao Qiang
March 23, 2008 4:29 PM
Category: CDT Highlights, Culture, Human Rights, Politics
Tags: nationalism, netizens' voices, Tang Danhong, Tibet, Tibet protests
 
http://chinadigitaltimes.net/2008/03/tibet-her-pain-my-shame/
#31
    HongYen 06.04.2008 12:16:12 (permalink)








    23 Tháng 3 2008 - Cập nhật 14h06 GMT




    Tây Tạng một cái nhìn toàn cục
     







    Nguyễn Giang
    www.bbcvietnamese.com
     





    Các diễn biến ở Tây Tạng ngoài đề tài chính trị Trung Quốc còn nêu bật trở lại câu hỏi về tôn giáo, cụ thể là Phật Giáo, nhất là khi dư âm của phong trào biểu tình ở Miến Điện còn chưa tắt.
     
    Không phải bây giờ sự trỗi dậy của các tôn giáo truyền thống mới được nói đến.
    Ngay sau khi Chiến tranh Lạnh cùng sự đối đầu ý thức hệ Đông Tây chấm dứt, tôn giáo đã trở lại với các hình thức mới và cũ, vừa nêu bật lại các vấn đề tâm linh muôn thuở, vừa đặt câu hỏi về đề tài mới nhất như môi trường, công bằng xã hội, hay nhân tính trong bối cảnh công nghệ tăng tốc chóng mặt.
     
    Nếu như những năm qua, Hồi giáo gần như chiếm lĩnh cuộc tranh luận tại Phương Tây trong bối cảnh Thiên Chúa Giáo giảm vị thế ở chính các vùng truyền thống nhưng có tiềm năng lan ra ở những khu vực cựu 'Thế giới thứ Ba' thì nay, với Nam Á, Miến Điện và giờ là Tây Tạng, Phật Giáo thuộc dòng dấn thân, tranh đấu được mô tả là một thế lực mới.
    Trong một bài mới đây trên Newsweek, tác giả Christian Caryl cùng cộng tác viên từ Ấn Độ, Đài Loan và Trung Quốc đã cho rằng 'từ tôn giáo kêu gọi hòa bình', với chừng 1,5 tỉ người Phật giáo đang thành 'một phong trào chính trị và xã hội' ở châu Á.
    Bài báo 'Những Đội quân Giác ngộ' (Armies of the Enlightened) đưa ra luận điểm rằng từ Ấn Độ, Sri Lanka đến Thái Lan, Miến Điện, Đài Loan và Trung Quốc, số người tìm đến đạo Phật tăng lên nhanh và các nhóm chính trị, xã hội mang màu sắc Phật giáo hoặc có sự ủng hộ của tăng ni đang tạo vị thế ngày một rõ.
     
    Các tác giả đưa ra ví dụ đảng Bahujan Samaj đã nắm quyền ở bang Utah Prades của Ấn Độ, đảng Jathika Hela Urumaya cũng có vị trí quan trọng tại Sri Lanka trong lúc ở Đài Loan, các hội đoàn Phật giáo cũng tăng tín đồ.
    Những cuộc xuống đường chống thủ tướng Thaksin Shinawatra ở Thái Lan được nói là có sự ủng hộ của các tăng ni. Bài mô tả lãnh đạo đảng Dharma (Phật pháp) của Thái Lan, ông Chamlong Srimuang, cựu đô trưởng Bangkok có tài biến tổ chức này thành một lực lượng chính trị có ảnh hưởng lớn.
     
    Riêng với Trung Quốc, bài báo cho rằng Phật giáo nói chung và Tây Tạng nói riêng 'làm Bắc Kinh lo lắng' tuy chính quyền cho giáo phái Hội Từ Tế (Tzu Chi, Đài Loan-nổi tiếng với các kênh TV truyền đạo) vào làm các hoạt động từ thiện.
    Còn về Việt Nam,Christian Caryl nói chính quyền tìm cách hạn chế ảnh hưởng của đạo Phật nhưng cho rằng tinh thần của Phật giáo phái Thích Nhất Hạnh khác với tính đấu tranh của các nước khác.
    Bài báo nói phái của vị sư này 'không quên tinh thần hòa bình của Đức Phật' và nhắc đến hai chuyến hồi hương năm 2005 và 2007 khi hòa thượng Thích Nhất Hạnh 'được chào đón như anh hùng dân tộc'.
     
    Thách thức








    Nhiều người dân Tây Tạng lưu vong hoặc cư ngụ ở nước ngoài đã lên tiếng ủng hộ đòi độc lập của Tây Tạng và phản đối sự chiếm đóng của chính quyền Trung Quốc
    Với các chế độ dân chủ hoặc ít nhiều có cơ chế hội nhập chính trị một cách dân chủ cho các phong trào xã hội bất kể màu sắc tôn giáo, ý thức hệ (Ấn Độ, Đài Loan, Nhật Bản) thì sự vươn lên của Phật giáo hay các giáo phái theo chủ thuyết xã hội của Đức Phật không phải là một vấn đề gì quá phức tạp.
    Cùng lúc, quá trình dấn thân chính trị-xã hội của Phật tử hay bất cứ tín đồ của một đạo giáo nào mà chính quyền không kiểm soát được đã và đang gây đau đầu cho những thể chế chưa dân chủ, điển hình nhất là Trung Quốc.
     
    Ta hãy xem lại đường đi nước bước của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong trường hợp Tây Tạng.
     
    Theo bình luận của báo The Economist ra tại London tuần này thì chính sách của Bắc Kinh với Tây Tạng đã sai ngay từ nguyên tắc.
    Thứ nhất, họ bác bỏ vai trò của Đạt Lai Lạt Ma, cho vị này là một thứ tàn dư của chế độ phong kiến tiền cách mạng.
     
    Bởi thế chuyện xoay ra giải thích với dư luận trong nước rằng chính Đạt Lai Lạt Ma 'đứng đằng sau' các vụ bạo động trở nên kém thuyết phục.
    Thứ nhì, vì không muốn thảo luận với nhân vật lãnh đạo tinh thần này của người Tây Tạng (với ý muốn đợi ngài chết đi thì sẽ chọn một người kế vị nghe lời), Bắc Kinh đã chỉ làm cho các nhóm thanh niên Tây Tạng cấp tiến lớn mạnh.
    Những người này được các ví dụ của Đông Timor và gần đây là Kosovo thuyết phục, đã tin rằng chỉ có bạo động mới đem lại độc lập.
     
    Họ cũng coi Đạt Lai Lạt Ma là quá 'mềm' và đã cao tuổi nên chuẩn bị cho một tương lai đấu tranh, kể cả bằng bạo lực nếu cần.
    Như thế, bác bỏ Đạt Lai Lạt Ma, Trung Quốc tự chuẩn bị cho mình một tương lai khó khăn hơn.
    Nhưng tại sao Trung Quốc lại có thể sai lầm như vậy?
     
    Theo nhà Trung Quốc học Jean Phillipe Beja của Pháp thì chính quyền Bắc Kinh đã dựa vào hệ thống an ninh, mật vụ để nắm bắt tin tức về Tây Tạng và hiển nhiên những thông tin này đã không lường trước được các cuộc biểu tình.
    Tờ The Economist gián tiếp xác nhận chuyện này với tin rằng phóng viên của họ được cấp giấy đến Lhasa đúng vài ngày trước vụ bạo loạn, chứng tỏ chính quyền nghĩ rằng với sự tăng trưởng kinh tế rất tốt của Tây Tạng, dân chúng đã chấp nhận chính sách của nhà nước nên đã có thể mở cửa vùng này cho nhà báo Phương Tây đến đưa tin.
    Ngoài ra, Bắc Kinh tin rằng về lâu dài, với chính sách di dân người Hán lên Tây Tạng, việc đồng hóa người địa phương sẽ chỉ cần thời gian là hoàn tất.
     
    Thực ra điều Trung Quốc không tính được là tinh thần tôn giáo và dân tộc của người Tây Tạng không giảm nhờ phát triển kinh tế.
    Trái lại, càng hội nhập, kết nối với bên ngoài (qua Internet, điện thoại di động) và giao lưu nội địa (đường xe lửa cao nhất thế giới nối Thanh Hải với Lhasa làm tăng số người Tây Tạng ở các vùng xa đi lại làm ăn, thăm viếng nhau), sức lôi cuốn của một thế giới mới mà chính họ làm chủ được đời sống của mình lại càng tăng cao.
     
    Hiện tượng toàn cầu
    Trở lại luận điểm ban đầu, không thể nào trách người Tây Tạng tìm về quá khứ hay tụ họp theo các nhánh tôn giáo truyền thống.







    Đòi độc lập cho Tây Tạng và Phật giáo ở đây luôn là một thách thức lớn đối Bắc Kinh
    Hiện tượng mang tính toàn cầu này đang diễn ra trên toàn Trung Quốc.
    Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, chính tại các vùng của người Hán, số người trở lại với Phật giáo và các tôn giáo truyền thống tăng lên rất nhiều.
     
    Một mặt, nó là hệ quả tất yếu của việc ý thức hệ cộng sản mất giá.Mặt khác, cuộc sống vật chất thăng tiến khiến người ta đặt câu hỏi về ý nghĩa của đời người, của sinh tử và tìm đến các tôn giáo.
     
    Bản thân nhà nước Trung Quốc cũng công khai khuyến khích sự phục hồi Khổng giáo và cổ vũ việc về nguồn bằng văn hóa ở các địa phương trong chiến lược khôi phục tinh thần Trung Hoa vĩ đại.
     
    Thậm chí, nhà Trung Quốc học Jean Phillipe Beja còn cho hay dù đa số dân Trung Quốc phê phán Đạt Lai Lạt Ma và mọi ý tưởng ly khai của Tây Tạng nhưng với thanh niên đô thị Trung Quốc, việc tìm hiểu Phật giáo Tây Tạng lại trở thành một trào lưu, và đối với không ít người thì việc để cho Tây Tạng có tự trị cũng chẳng phải là chuyện gì đáng sợ.
     
    Như thế, thách thức với chính quyền đến từ nhiều phía, kể cả từ dư luận trong nước chứ không chỉ từ phái cấp tiến trong các sư tăng Tây Tạng thế hệ trẻ.
     
    Tóm lại, với một chế độ sinh ra từ nội chiến ý thức hệ như Trung Quốc, sai lầm từ gốc là ý muốn 'giải quyết' các vấn đề tôn giáo bằng các tính toán chính trị.
     
    Các chính quyền Phương Tây đã rút ra bài học đau đớn từ lịch sử là để thế quyền và thần quyền lẫn vào nhau.
    Bởi thế, tách tôn giáo ra khỏi chính quyền là cách tốt nhất giúp cả hai cùng tồn tại và phát triển.
    Với mô hình toàn trị có gốc từ Đông Âu, chính thức mà nói thì tôn giáo bị tách ra mà chính quyền nhưng trên thực tế thì chính quyền bỏ rất nhiều công sức tìm cách điều khiển tôn giáo hoặc có lúc nguy hại hơn là đẩy tôn giáo vào vị trí đối đầu tinh thần.
    Như thế, chính quyền vừa phải cạnh tranh (không cần thiết) với các tôn giáo trong việc chứng tỏ ai hơn ai trong lĩnh vực tư tưởng và các luận đề xã hội, vừa phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động mang tính tôn giáo trong dân chúng.
    Liên Xô sụp đổ cũng chứng tỏ việc trấn áp thẳng tay hay cài người vào các tôn giáo tỏ ra không hiệu quả đơn giản là vì tôn giáo không phải là thứ có thể kiểm soát được.
     
    Tại Á Châu vấn đề tôn giáo, cụ thể là Phật giáo trong những năm tới sẽ còn là đề tài quan trọng.
    Lý do là bên cạnh các vấn đề môi trường, dân sinh và dân quyền (gián tiếp tạo xung lực cho dân chủ), thì chủ đề bản sắc con người và dân tộc sẽ luôn mang tính thời sự trước tác động của giao lưu toàn cầu và va chạm với lối sống Âu-Mỹ.








    Trung Quốc luôn muốn loại bỏ Đạt Lai Lạt Ma còn phương Tây, Hoa Kỳ thì không nghĩ như vậy
    Mà tôn giáo, nhất là Phật giáo, nhờ sự có mặt và bén rẽ hàng nghìn năm ở toàn khu vực chứa đựng nhiều luận giải tuy câu trả lời đúng hay sai còn tùy khả năng thể hiện của những người diễn dịch.
     
    Quyền lực đem lại sức mạnh, tiền bạc đem lại cảm giác chiếm đoạt, làm chủ, khoa học cho con người kiến thức còn niềm tin tôn giáo kiến tạo ý nghĩa cho cuộc sống.
    Mối quan hệ phức tạp giữa tôn giáo và quyền lực đã được nói đến nhiều, ở đây chỉ xin nhắc đến sự tương tác của nó với khoa học, đề tài hiện đang được nghiên cứu trở lại (dự án Explaining Religion của châu Âu).
     
    Tôn giáo không có kiến thức khoa học dễ rơi vào chủ nghĩa cực đoan nhưng khoa học đứng đơn lẻ, thiếu mục tiêu có ý nghĩa cũng có thể trở thành nguy hiểm.
    Đây cũng là mối quan hệ không tránh khỏi trong tương lai lâu dài của loài người dù ai đó muốn hay không.
     
    Để kết luận, xin kể lại nội dung truyện ngắn 'Chín Tỉ Tên Thượng Đế' (The Nine Billion Names of God) của nhà văn Anh Arthur Clarke, người vừa qua đời, về đề tài khoa học với tôn giáo: hai chuyên gia máy tính Phương Tây được một tu viện Tây Tạng thuê lắp một chiếc máy có thể đọc hết được tất cả các tên của Thượng Đế với niềm tin rằng nếu họ tìm được và in ra được tất cả thì Thượng Đế sẽ biến mất vào vũ trụ.
     
    Hoàn tất công việc họ rời tu viện, vừa xuống núi vừa cười sự mê tín mê muội của mấy ông sư. Khi họ sắp trở lại 'thế giới văn minh' thì chiếc máy tính cũng in ra cái tên cuối cùng.
    Hai người Phương Tây nhìn lên bầu trời và thấy 'các vì sao bắt đầu tan biến'. Truyện là như vậy tuy bản thân Arthur Clarke không tin vào tôn giáo nào cả.





    Nguyen Da Nguyen
    Sao tôi tìm trên báo trong nước khôngcó đăng bài về Tây Tạng?
     
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2008/03/080323_tibet_analysis.shtml
     

     

     
     

     





     






    #32
      Quang Khôi 06.04.2008 22:55:47 (permalink)



      Đặc sứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma:
       Tây Tạng là nước bị 'chiếm đóng'



      04/04/2008


      Đặc sứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết tình hình ở Tây Tạng hiện nay rất đỗi u ám sau vụ đàn áp của Trung Quốc nhắm vào những người biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Lhasa. Ông Lodi Gyari cũng yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch rước đuốc Thế Vận ngang qua Tây Tạng. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết dựa theo tường thuật của thông tín viên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ Leta Hong Fincher.
       






      Người biểu tình bị bắt giữ trên đường phố thủ đô Tây Tạng Ông Lodi Gyari, Đặc sứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố rằng Trung Quốc phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với những cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra ở thủ đô Lhsa của Tây Tạng hồi tháng trước.
       
      Ông Gyari nói: "Tây Tạng hiện nay, và đặc biệt là trong vài tuần lễ vừa qua, là một quốc gia bị chiếm đóng, là nơi đang bị các lực lượng vũ trang chiếm đóng một cách thô bạo."
       
      Ông Gyari phát biểu như thế hôm thứ 5 tại một phiên họp của Khối Nhân quyền Quốc hội ở Washington. Ông kêu gọi các nhà làm luật Hoa Kỳ hãy đến thăm Tây Tạng và vận động cho việc tiến hành một cuộc điều tra của quốc tế về những vụ bạo động ở Tây Tạng. Ông cũng yêu cầu chính phủ Mỹ thiết lập một cơ sở ngoại giao ở Lhasa.
       
      Các giới chức Trung Quốc nhiều lần tố cáo rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là người chủ mưu những vụ gây rối chống Trung Quốc hồi gần đây. Họ cho rằng nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng này cùng với những người ủng hộ ông muốn đòi độc lập cho Tây Tạng và muốn phá hoại Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008.
       
      Đặc sứ Gyari nói rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma phản đối những hành vi bạo động và không muốn đòi độc lập cho Tây Tạng. Thay vào đó, vị tu sĩ đoạt giải Nobel Hòa bình này muốn tiến hành một cuộc đối thoại với Trung Quốc về phương thức để Tây Tạng có được điều mà ông gọi là 'quyền tự trị thật sự và có ý nghĩa'.
       






      Đức Đạt Lai Lạt Ma muốn tiến hành một cuộc đối thoại với Trung Quốc về vấn đề Tây TạngÔng Gyari cho biết thêm rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma không hậu thuẫn cho việc tẩy chay Olympic Bắc Kinh vì cuộc tranh tài này là một niềm hãnh diện đối với nhiều người dân bình thường ở Trung Quốc. Mặc dù vậy, ông Gyari nói rằng ông tin là ngọn đuốc Thế Vận không nên được rước qua Tây Tạng.
      Ông Gyari nói: "Tôi thực sự tin rằng kế hoạch rước đuốc ngang qua Tây Tạng nên được hủy bỏ. Việc hủy bỏ như vậy sẽ giúp cho Olympics diễn ra một cách tốt đẹp. Bởi vì sau khi đã xảy ra những sự việc mới đây thì việc rước đuốc qua Tây Tạng là một hành động có tính chất khiêu khích và lăng nhục."
       
      Trong khi đó, tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ, ông Henry Paulson cho biết: ông đã bày tỏ với các giới chức Trung Quốc mối quan tâm về bạo động ở Tây Tạng. Ông cho hay: trong các cuộc thảo luận hôm thứ tư ở Bắc Kinh, ông đã kêu gọi các giới chức Trung Quốc thông qua đối thoại để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tình hình biến động ở Tây Tạng.
      Cũng trong ngày thứ 5, chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng bênh vực cho vụ trấn áp ở Tây Tạng.
       
      Bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng bà hy vọng là cộng đồng quốc tế, kể cả Hoa Kỳ, tôn trọng sự thật là những tội phạm bạo động đã xảy ra ở Lhasa.
       
      Bà Khương Du nói thêm rằng Trung Quốc không có gì phải hối tiếc về những hành động ở Tây Tạng. Chính phủ Trung Quốc dự định cho phép du khách nước ngoài được trở lại Tây Tạng từ ngày mồng 1 tháng 5 tới đây.

      http://www.voanews.com/vietnamese/2008-04-04-voa11.cfm
      #33
        Quang Khôi 08.04.2008 13:19:00 (permalink)
        Tây Tạng, Trường Sa Và Thế Vận Hội Bắc Kinh  
        Việt Báo Thứ Hai, 4/7/2008, 12:02:00 AM
         
        TRẦN BÌNH NAM
         






        Ngày 14 & 15/3/2008, lợi dụng một vài hành động quá khích của một số thanh niên Tây Tạng, Trung Quốc đã huy động cảnh sát dã chiến và xe tăng thẳng tay đàn áp các cuộc xuống đường tại Lhasa, thủ đô Tây Tạng và sau đó tại nhiều nơi khác ở miền đông Tây Tạng và một số vùng thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) và Qinghai của Trung quốc làm thiệt mạng trên 100 sư sãi và thường dân (theo tin của chính phủ lưu vong Tây Tạng). Các cuộc đàn áp và bắn giết sư sãi và thường dân người Tây Tạng vẫn còn lai rai tiếp diễn.
         
        Mao Trạch Đông xâm lăng Tây Tạng năm 1950 sau khi chiếm Trung hoa lục địa, tuyên bố rằng Tây Tạng vốn thuộc Trung quốc. Năm 1959 và năm 1989 nhân dân Tây Tạng nổi lên chống Trung quốc đòi lại chủ quyền quốc gia, và cả hai lần đều bị Trung quốc dìm trong máu (1). Trước làn sóng đàn áp, năm 1959 đức Dalai Lama, người lãnh đạo chính trị và tôn giáo của Tây Tạng lưu vong sang Ấn độ.
         
        Các cuộc phản đối sự cai trị của Trung quốc đối với Tây Tạng lần này đã làm Trung quốc lúng túng, vì Trung quốc đang bước vào giai đoạn cuối cùng tổ  chức Thế Vận Hội mùa hè sẽ khai mạc tại Bắc Kinh ngày 8 tháng 8 sắp tới (2). Thế Vận Hội lần này đối với Trung quốc không phải là một hoạt động thuần túy thể thao mà là dịp để Trung quốc trình với thế giới rằng Trung quốc đã bước qua ngưỡng cửa của sự tụt hậu và có tư thế đứng ngang hàng với bất cứ siêu cường nào trên thế giới.
         
        Trung quốc đã chuẩn bị cho Thế Vận Hội năm nay từ thập niên 1990 khi nộp đơn lên Ủy Ban Thế vận Quốc tế (International Olympic Committee – IOC) xin tổ chức Thế Vận Hội 2008. Để được chấp thuận, Trung quốc hứa với IOC rằng, việc tổ chức Thế Vận Hội sẽ giúp cho Trung quốc hòa nhập với thế giới bên ngoài và có điều kiện cởi mở trong nước. Trong năm 1993 khi IOC chuẩn bị bỏ phiếu chọn nước tổ chức Thế Vận Trung quốc đã trả tự do cho một số người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, điển hình là ông Wei Jingsheng bị bắt năm 1979 vì tham gia phong trào viết báo tường đòi dân chủ đã được trả tự do mười ngày trước khi OIC biểu quyết. Một năm sau khi được OIC chấp thuận đơn xin tổ chức ông Wei Jingsheng lại bị bắt về tội “âm mưu chống nhà nước” và chỉ được trả tự do năm 1997 .
         
        Chính sách của Trung quốc gồm hai bước là tổ chức Thế Vận Hội mùa hè thật thành công, và cố đoạt thật nhiều huy chương để chuyển đạt một hình ảnh siêu  cường đến mọi ngõ ngách của thế giới. Sau đó Trung quốc sẽ tiến vào giai đoạn tranh chấp quyền lực với Hoa Kỳ. Để chuẩn bị cho bước thứ hai Trung quốc đã chuẩn bị các con cờ của mình như bảo đảm nguồn dầu hỏa tại Nam Mỹ và Phi châu, nhất là Sudan; dòm ngó ra Ấn Độ Dương với chính sách nâng đỡ chính phủ quân nhân Miến Điện; dòm ngó xuống phía nam Thái bình dương qua việc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam; dùng chiến tranh đe dọa nếu Đài Loan tuyên bố độc lâp; đồng thời âm thầm hiện đại hóa quân đội.Trong khi đó Trung quốc tỏ ra giúp đỡ Hoa Kỳ trong những lĩnh vực Hoa Kỳ cần như làm trung gian trong các cuộc thương thuyết với Bắc Hàn, và ủng hộ chừng mực chính sách của Hoa Kỳ đối với chương trình nguyên tử của Iran.
         
         Thế Vận Hội mùa hè 2008 hiện là công tác hàng đầu của Trung quốc sau công tác giữ đà phát triển kinh tế. Với một bộ máy tuyên truyền thuần thục đảng cộng sản Trung quốc đã thuyết phục được 90% dân chúng Trung quốc phấn khởi và tự hào với nhiệm vụ tổ chức Thế Vận Hội mùa hè 2008. Trung quốc chi tiêu 40 tỉ mỹ kim để lo việc tổ chức và cử Ủy viên Bộ chính trị Xi Jinping (người có triển vọng thay thế Hồ Cẩm Đào) phụ trách tổ chức. Phương châm để đạt đến thành công của Thế Vận Hội mùa hè 2008 là khẩu hiệu nhiều hàm ý cho 1 tỉ 300 triệu dân và hơn 60 triệu đảng viên là “không có việc gì là không có thể” (3).
         
        Chiếc tàu Thế Vận Hội mùa hè chạy đang ngon trớn thì bỗng xẩy ra vụ đàn áp tại Tây Tạng. Qua 59 năm tranh đấu đòi độc lập, người dân Tây Tạng cảm thấy  thế giới bắt đầu mệt mỏi. Vì nhu cầu an ninh và phát triển Ấn độ cũng như Hoa Kỳ không còn ủng hộ một nước Tây Tạng độc lập nữa, mặc dù Ấn độ vẫn còn để cho chính phủ lưu vong Tây Tạng tạm trú, và Hoa Kỳ cũng như Anh, Pháp, Đức vẫn ủng hộ đức Dalai Lama trong cuộc tranh đấu chống chính sách tiêu diệt văn hóa Tây Tạng của Trung quốc và giành quyền tự quyết như một đòn bẩy đối với Trung quốc. Nhân dân Tây Tạng biết Thế Vận Hội mùa hè 2008 là cơ hội cuối cùng để họ nói lên cho thế giới thấy âm mưu đồng hóa của Trung quốc, đồng thời nói lên chính nghĩa đấu tranh vì độc lập và hòa bình của nhân dân Tây Tạng. Thế giới có thể lãng quên số phận bạc bẽo của Tây Tạng, nhưng nhân dân Tây Tạng thì không .
         
        Các cuộc xuống đường của người Tây Tạng khởi đầu ngày 10/3/2008. Một số tu sĩ thuộc tu viện Drepung nằm ngoài thành phố Lhasa, diễn hành về trung tâm thành phố để kỷ niệm cuộc nổi dậy bất thành năm 1959. Cảnh sát chận đường bắt giữ 15 người và hành hung một số nhà sư. Dân chúng bức xúc xuống đường. Ngày 11/3 các tu sĩ thuộc tu viện  Sera biểu tình tiếp ứng cũng bị hành hung. Hai ngày 12 & 13 yên tĩnh cho đến ngày 14/3 thì bùng nổ lớn .
         
        Theo sự chứng kiến của một số du khách nước ngoài (4) và phóng viên James Miles của tuần báo The Economist, nhà báo duy nhất được phép hành nghề tại Lhasa thì trong ngày 14/3 khi dân chúng phẫn nộ xuống đường tại Lhasa và trong cơn nóng giận không kềm chế được một số hành động hành hung và đốt phá tài sản của người Trung quốc buôn bán tại Lhasa thì lực lượng an ninh đã vắng mặt một cách khó hiểu. Họ đã cho thu hình các cuộc bạo động của người Tây Tạng, ra lệnh cho du khách nước ngoài trở về khách sạn, đuổi phóng viên James Miles ra khỏi nước trước khi dàn xe tăng và cảnh sát dã chiến ra tay đàn áp.
         
        Trước cuộc đàn áp dã man của Trung quốc đối với nhân dân Tây Tạng giết hằng trăm người tại 49 địa điểm (7 địa điểm tại Lhasa và các vùng lân cận, 34 địa  điểm tại các vùng phía đông Tây Tạng, và 8 địa điểm tại Trung quốc giáp ranh Tây Tạng nơi có nhiều người Tây Tạng sinh sống) người ta không thấy ông chủ tịch IOC Jacques Rogge phản đối và lãnh tụ các nước dân chủ như Mỹ, Anh, Đức lên tiếng tố cáo Trung quốc và bày tỏ ý muốn tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh ngoại trừ lời kêu gọi Trung quốc tự chế. Chỉ có tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố sẽ không tham dự lễ khai mạc Thế Vận.
         
        Trong quá khứ nhiều quốc gia trên thế giới đã tẩy chay không tham dự Thế vận nếu cho rằng IOC hay quốc gia chủ nhân không đi đúng đường lối hiếu hòa, tương nhượng và xiển dương tinh thần hợp lưu văn hóa thế giới. Trung quốc tẩy chay Thế Vận từ năm 1956 đến 1984 vì Đài Loan được tham dự. Năm 1976, hai mươi sáu (26) nước tẩy chay Thế Vận được tổ chức tại Áo vì IOC đã để cho các lực sĩ New Zeland tham dự (lý do các lực sĩ này từng tham dự tranh tài với các lực sĩ Nam Phi bị tố cáo là quốc gia chủ trương kỳ thị người da mầu – Apartheid). Năm 1980 Hoa Kỳ và 60 nước khác tẩy chay Thế Vận Moscow tố cáo Liên bang Xô viết xâm lăng Afghanistan. Năm 1984 Cuba tẩy chay Thế Vận tổ chức tại Los Angeles để chống chính sách phong tỏa của Hoa Kỳ đối với Cuba. Thế nhưng lần này thế giới có vẻ nhẹ tay đối với Trung quốc, ngoại trừ nước Pháp và một vài tổ chức ngoại chính phủ như Tổ chức Phóng viên Không Biên giới – Reporters Without Borders kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh. Và nhà đạo diễn Steven Spielberg trước đây đã sáng suốt từ chức cố vấn nghệ thuật cho buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội mùa hè với lý do Trung quốc đã không áp lực Sudan chấm dứt nạn diệt chủng tại Darfur.
         
        Trong khi đó Trung quốc mở một chiến dịch ngoại giao và truyền thông quy mô để biện minh hành động dùng bạo lực của họ đối với các cuộc biểu tình của  người Tây Tạng. Tại Bắc Kinh Bộ Ngoại giao Trung quốc cho mời các đại sứ đến xem hình ảnh bạo động của người Tây Tạng, và ngày 26/3/08 mời khoảng 20 phóng viên báo chí nước ngoài đến Lhasa để chứng kiến tận mắt tàn tích cảnh người biểu tình đã đốt phá và đồng thời ghi nhận tình hình đã ổn định tại chỗ .
         
        Nhưng Trung quốc vẫn không thuyết phục được hành động nặng tay bắn giết người biểu tình. Ngày 24/3 ba phóng viên của tổ chức Phóng viên Không Biên giới và một số người Tây Tạng đã đứng lên phản đối Trung quốc tại buỗi lễ châm lửa Thế Vận tại thành phố Olympia, Hy Lạp, và người Tây Tạng, Việt Nam, Miến Điện ở khắp nơi trên thế giới sẽ theo dõi ngọn đuốc Thế Vận qua hành trình vòng quanh thế giới mà Trung quốc đang biến thành một món hàng tuyên truyền để tố cáo âm mưu của Trung quốc đồng hóa Tây Tạng, kết bè kết cánh với độc tài và chiếm đoạt các hải đảo của Việt Nam hòng thực hiện mộng bành trướng và bá chủ của Trung quốc trong thế kỷ 21.
         
        Nhưng Trung quốc với tiềm năng sẵn có tin rằng họ sẽ thành công. Cho đến nay đã có 100 quốc trưởng và thủ tướng hứa đến tham dự lễ khai mạc Thế Vận Bắc Kinh, trong đó có tổng thống Goerge W. Bush là người Trung quốc chờ đợi nhất. Trung quốc nói rằng lễ khai mạc Thế Vận Hội mùa hè tại Hy Lạp năm 2004 chỉ có 60 lãnh tụ quốc gia tham dự.
         
        Thế giới không mạnh mẽ tố cáo Trung quốc và đồng loạt kêu gọi tẩy chay Thế Vận Bắc Kinh có phải vì thế giới Tây phương thật sự hy vọng rằng Thế Vận sẽ biến cải thái độ của người Trung quốc không nhiều thì ít không ? Nếu rút kinh nghiệm từ Việt Nam thời kỳ tiền APEC và gia nhập WTO (hậu bán năm 2006) Việt Nam rất ôn hòa để cho các phong trào dân chủ trong nước nở rộ rồi sau khi tổ chức hội nghị APEC thành công và trở thành thành viên của WTO, từ đầu năm 2007 Việt Nam đã mở một cuộc đàn áp khốc liệt các nhà đấu tranh cho dân chủ, thì thế giới Tây phương sẽ không hy vọng một cách hão huyền Trung quốc sẽ trở nên mềm dẽo cởi mở hơn sau Thế Vận. Hai nước Việt Nam và Trung quốc dùng một sách vỡ giống nhau.
         
        Thế nhưng, thế giới hình như không có một sự chọn lựa nào khác. Trung quốc không còn là một quốc gia yếu kém như ở thế kỷ 19 và những chính khách của những nước dân chủ trên thế giới thường thiếu ý chí chính trị. Trung quốc hôm nay có một sức mạnh kinh tế và một khối ngoại tệ dự trữ khổng lồ để có thể ảnh hưởng đến chính sách kinh tế tài chánh thế giới, đến sự phân phối của dầu hỏa và sự giao thương toàn cầu, và có khả năng trả đòn lại đối với quốc gia nào công khai đối nghịch với Trung quốc, kể cả Hoa Kỳ. Trung quốc là chủ nợ lớn thứ nhì của Hoa Kỳ. Đó là chưa kể đến vị trí Ủy viên Thường trực của Trung quốc tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Phiếu của Trung quốc có thể gây trở ngại cho các chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ.
        Đó là cái khó của thế giới Tây phương và nhất là khó đối với Hoa Kỳ. Đầu tháng 8 năm nay tổng thống Bush sẽ đi Bắc Kinh dự lễ khai mạc Thế Vận Hội (như ông đã hứa) cùng với trên dưới 100 lãnh tụ các quốc gia khác trên thế giới. Và khi đứng bên cạnh chủ tịch nước kiêm đảng trưởng đảng Cộng sản Trung quốc Hồ Cẩm Đào một nhà đàn áp dân chủ và nhân quyền không biết tổng thống Bush còn nhớ lời ông hứa rằng “những ai đứng lên đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền thì sẽ có tôi ở bên cạnh” không?
         
        Gặp thời thế thế thời phải thế, nên Hoa Kỳ và đa số các nước Tây Âu không thể tẩy chay Thế Vận Bắc Kinh, nhưng người Tây Tạng và người Việt Nam khắp nơi trên thế giới sẽ chạy theo ngọn đuốc Thế Vận để tố cáo Trung quốc dùng ngọn lửa hòa bình để lường gạt thế giới và che đậy dụng tâm đen tối của họ.
         
        Trần Bình Nam
         
        April 6, 2008
         
        binhnam@sbcglobal.com
        www.tranbinhnam.com
         
         (1)  Ông Hồ Cẩm Đào đương kim Chủ tịch nước Trung quốc, nguyên tỉnh ủy Tây Tạng là người cầm đầu cuộc đàn áp năm 1989.
        (2)  Thế vận hội được tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Olympia, Hy Lạp năm 776 trước Tây lịch, sau đó được tổ chức 4 năm một lần cho đến năm 393 sau công nguyên. Năm 1894 do sáng kiến của ông Pierre, một nhà quý tộc người Pháp tinh thần thể thao quốc tế được làm sống lại. Ủy Ban Thế vận Quốc tế (International Olympic Committee) được thành lập và Thế Vận Hội lần thứ nhất được khai mạc tại Athens, thủ đô Hy Lạp năm 1896 trong tinh thần  hòa bình và hợp lưu văn hóa thế giới. Sau đó cứ 4 năm tổ chức một lần, địa điểm do IOC chọn lựa. Thế giới đại chiến I & II đã làm gián đoạn Thế Vận các năm 1916, 1940 & 1944. Thế Vân Hội Bắc Kinh 2008 là Thế Vận Hội thứ 29.
        (3)  Khẩu hiệu bằng tiếng Tàu với nghĩa “không có việc gì là không có thể”, và được người Tàu dịch ra tiếng Anh là “impossible is nothing” (thay vì nothing is impossible).
        (4)  Chris Johnson, một nhà văn; Rune Backs 35 tuổi người Đan Mạch; John Kenwood, 19 tuổi người Canada. 
        Tài liệu tham khảo:
        (1)  Rampage in Tibet: Eyewitnesses recall a terrifying day, by Jill Drew, Washington  Post Foreign Service – The Washington Post National Weekly Edition March 31-April 6, 2008
        (2)  Olympic Fervor: for China, the Games mean global recognition, by Edward Cody, Washington  Post Foreign Service – The Washington Post National Weekly Edition March 17- 23, 2008
        (3)  China’s True Face, by Wei Jingsheng, The Washington Post National Weekly Edition March 24-30, 2008
        (4)  Welcome to the Olympics, The Economist March 29 – April 4, 2008
        (5)  Facing a Diplomatic Dilemma, by Thoams Omestad, US News & World Report, April 7-14th, 2008
        (6) Brintannica Almanac 2008


         TRẦN BÌNH NAM
        http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=114&nid=126479
         
        #34
          Quang Khôi 11.04.2008 23:14:08 (permalink)
          Bài đọc thêm
           




          Ðức Ðạt Lai Lạt Ma: TQ không có quyền bảo người biểu tình 'im đi'



          10/04/2008



          Lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lập lại sự ủng hộ của ông đối với Thế vận Hội Bắc Kinh nhưng nói rằng Trung Quốc không có quyền đòi hỏi những người chỉ trích chấm dứt những cuộc biểu tình ôn hòa để phản đối những hành động của Trung Quốc ở Tây Tạng. Từ trung tâm tin tức Á Châu của đài VOA tại Hồng Kông, thông tín viên Naomi Martig gởi về bài tường thuật sau đây.
           






          Đức Đạt Lai Lạt Ma ghé thăm TokyoĐức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố rằng việc Trung Quốc đăng cai Olympic là một việc tốt.
           
          Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: "Ngay từ lúc đầu, tôi đã hậu thuẫn cho việc Trung Quốc đăng cai đại hội thể thao danh tiếng nhất này, bởi vì Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới và là một quốc gia cổ kính. Vì vậy, người dân Trung Quốc thực sự xứng đáng được làm nước chủ nhà của cuộc tranh tài thế vận."
           
          Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố như thế ngày hôm nay tại Tokyo, là nơi ông ghé thăm trong lúc trên đường đến Hoa Kỳ.
           
          Trung Quốc cho rằng Tây Tạng là một phần lãnh thổ của mình nhưng người Tây Tạng chống lại quyền cai trị của Trung Quốc. Tháng trước, phần đất này đã xảy ra những cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất và có nhiều bạo động nhất trong vòng nhiều thập niên. Giới hữu trách Trung Quốc đã nhanh chóng dẹp tan những cuộc phản kháng này.
           
          Diễn biến vừa kể đã làm bùng ra những vụ biểu tình chống Trung Quốc trên khắp thế giới. Các buổi lễ rước đuốc thế vận đã trở thành dịp để những người ủng hộ Tây Tạng thực hiện những cuộc biểu tình rầm rộ ở London, Paris, và San Francisco.
           
          Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng những người biểu tình có quyền bày tỏ ý kiến của mình, bất chấp những đòi hỏi của Trung Quốc muốn họ chấm dứt những hành động phản kháng. Tuy nhiên, vị tu sĩ đoạt giải Nobel Hòa bình này cũng nhắc lại lời kêu gọi cho các hành động phản kháng trong hòa bình.
           
          Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: "Tôi đã gởi một thông điệp cho những người Tây Tạng ở San Francisco. Tôi nói rằng xin đừng thực hiện bất cứ hành vi bạo động nào. Dĩ nhiên họ có toàn quyền quyết định về việc bày tỏ cảm nghĩ của mình. Và không ai có quyền bảo họ 'im đi'. Đây là quyền tự do cá nhân, phải không ạ?"
           
          Bắc Kinh tố cáo rằng nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng đã chủ mưu những vụ gây rối. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bác bỏ tố cáo vừa kể. Ông nói thêm rằng một trong những nguyên do khiến Trung Quốc bị quốc tế chỉ trích là không có tự do ngôn luận ở Tây Tạng.
           
          Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: "Đó là nguồn gốc của vấn đề. Chính vì vậy mà chúng tôi đã quyết định theo đuổi việc cổ xướng cho dân chủ, tự do ngôn luận, và tự do tư tưởng. Ở Tây Tạng có những người trực tiếp chỉ trích tôi. Tôi hoan nghênh những lời chỉ trích như vậy. Họ có quyền chỉ trích. Tôi không có quyền bảo họ im đi."
           
          Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bỏ trốn sang Ấn Độ sau cuộc khởi nghĩa bất thành năm 1959.
           
          Giới hữu trách Trung Quốc tố cáo rằng ông muốn đòi độc lập cho Tây Tạng và là người có âm mưu chia cắt đất nước. Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ông tranh đấu cho Tây Tạng được tự trị chứ không đòi độc lập.
           
          Các đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết ông không có kế hoạch gặp gỡ các nhà lãnh đạo chính trị trong lúc ghé thăm Nhật Bản. Ông đang trên đường đến Hoa Kỳ để thực hiện chuyến viếng thăm dài 2 tuần lễ nhằm thuyết giảng về các vấn đề tâm linh.
           
          http://www.voanews.com/vietnamese/2008-04-10-voa7.cfm
          #35
            HongYen 13.04.2008 09:40:20 (permalink)
            Khám phá Tây Tạng Huyền bí
             
            http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=284619
            #36
              Quang Khôi 14.04.2008 00:15:03 (permalink)





              By SHAI OSTER in Lhasa, China, and GORDON FAIRCLOUGH in Shanghai (The Wall Street Journal 28/3/08)











              Chùa Jokang

              Một Xã Hội Đầy Phân Hóa Tại Tây Tạng

              By SHAI OSTER in Lhasa, China, and GORDON FAIRCLOUGH in Shanghai
              (The Wall Street Journal 28/3/08)

              Những cuộc biểu tình đẫm máu làm khuấy động Tây Tạng đã phơi bày nhiều hơn là sự oán giận của xã hội này đối với nhà nước Trung Quốc. Cuộc nổi loạn cũng để lộ ra một sự rạn nứt sâu xa giữa quần chúng Tây Tạng và tầng lớp thượng lưu đang hợp tác với nhà nước Trung Quốc để cai trị vùng này.
               
              Vết rạn nứt này đã được thấy rõ ràng vào hôm Thứ Năm (27/3) tại Lhasa, khi các viên chức nhà nước Trung Quốc đưa nhóm đầu tiên của các phóng viên báo chí nước ngoài, được phép vào Lhasa sau khi bạo động bùng nổ tại đó vào ngày 14/3, đi tham quan Chùa Jokhang, là trọng tâm tinh thần của thủ đô vùng Hy mã lạp sơn này,
              Người đứng đầu bộ phận quản lý hành chánh của ngôi chùa bắt đầu nói về tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết quốc gia và lịch sử lâu đời của Tây Tạng như một phần của Trung Quốc. Thì một nhóm gồm 30 nhà sư trẻ, có vài người mặt đầm đìa nước mắt, bu lại chung quanh các phóng viên trong sân chùa phía trong và la lên: “Tây Tạng không có tự do! Tây Tạng không có tự do!”. Các viên chức nhà nước liền xua các phóng viên muốn phỏng vấn các nhà sư đi chỗ khác.
               













              Các nhà sư vừa khóc vừa trả lời các ký giả

              Vụ phản đối nhà nước (của các nhà sư trẻ) này không được chuẩn bị trước là một điều xấu hổ cho những người chủ nhà Trung Quốc, đã tổ chức chuyến viếng thăm cho giới báo chí nước ngoài để chứng minh rằng tình hình yên ổn và sự đoàn kết đã trở lại với Lhasa sau cuộc bạo loạn cách đây 2 tuần Với Trung Quốc đang nằm trong tầm chú ý của quốc tế vì Thế vận hội Bắc Kinh đang tiến đến gần kề, nhà nước Trung Quốc đã cố tìm cách để đưa ra các tuyên bố rằng vụ bạo động tại Lhasa được chủ mưu bởi một nhóm nhỏ ở bên ngoài - trong đó có những Phật tử Tây Tạng có liên hệ với vị lãnh đạo tinh thần đang sống lưu vong là Ðức Ðạt lai Lạt ma.
               
              “Những trường hợp cá biệt như thế này không thể tránh được trong bất cứ xã hội nào”, theo ông Pelma Trilek, phó chủ tịch điều hành của chính quyền địa phương, “Lhasa đang được mở rộng cho thế giới. Những trường hợp này sẽ không ảnh hưởng đến vấn đề phát triển của chúng tôi”.
               
              Những vụ nổi loạn tại Lhasa đã bùng phát ra sau khi các nhà sư bị bắt giữ hồi đầu tháng này trong lúc họ đang biểu tình ôn hòa. Các nhà sư và tín đồ cùng nhau tràn xuống các đường phố tại Lhasa sau đó vì không hài lòng với các giới hạn của nhà nước Trung Quốc về các quyền dân sự và việc biểu lộ niềm tin tôn giáo, đồng thời họ cũng chán nản bực tức vì không được thành công mấy về mặt kinh tế. Các đám đông người Tây Tạng đã tấn công người Hán tộc - là sắc dân đông đảo chiếm nhiều ưu thế nhất tại Trung Quốc - và người Hui theo đạo Hồi, đốt cháy rụi các cửa tiệm của họ và một đền thờ Hồi giáo. Toàn bộ nhiều dãy phố tại Lhasa chỉ còn lại các toà nhà cháy đen. Bất ổn từ đó đã lan rộng ra khắp các khu định cư đông đảo của người Tây Tạng ở phía tây Trung Quốc.
               
              Nhà nước thừa nhận là đã giam giữ hàng trăm người tại Lhasa và coi như là đặt nguyên cả các tu viện dưới sự quản chế. Công an cũng thú nhận là đã bắn vào những người biểu tình khi tình trạng hỗn loạn lan tràn. Con số thương vong vẫn còn trong vòng tranh cãi và nhà cầm quyền đã đưa công an vũ trang đổ tràn vào các khu vực của người Tây Tạng để dập tắt các cuộc biểu tình mới nếu xảy ra.
               
              Nhưng những xung đột này cũng đặt người Tây Tạng vào tư thế chống đối lẫn nhau. Nhiều người Tây Tạng trong tầng lớp thượng lưu, trong đó có hàng chục ngàn người như các nhân vật tôn giáo lão thành, doanh nhân, công nhân viên nhà nước - bao gồm các bác sĩ và giáo viên - đã trở lên phát đạt và có nhiều quyền lực vì làm việc cho Bắc Kinh. Những sự hợp tác này có lẽ đã đòi hỏi những người Tây Tạng thượng lưu này phải có nhiều nhượng bộ dàn xếp gay go, vì họ là những người thường hay bị ghét bỏ tại địa phương trong khi đó vẫn không được Bắc Kinh tin cậy.
               
              Quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc và Tây Tạng đã trải qua nhiều thế kỷ. Quân đội Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng vào năm 1951, cuối cùng nhiều nhà sư bị bó buộc phải ra khỏi các tu viện. Các lãnh tụ lưu vong Tây Tạng, bao gồm Ðức Ðạt lai Lạt ma, vị lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, cáo buộc Trung Quốc đang phát động một chiến dịch “diệt chủng văn hóa” đối với dân tộc Tây Tạng. Các lãnh tụ Trung Quốc phản pháo lại rằng trước khi họ thôn tính Tây Tạng, thì các lãnh tụ cổ truyền Tây Tạng đã nắm quyền điều hành một xã hội phong kiến mục nát.
               
              Xe cứu thương bị hư nát
              Chuyến tham quan được bày vẽ sẵn dành cho giới báo chí vào hôm Thứ Năm, bao gồm các cuộc phỏng vấn những người Tây Tạng bị vướng mắc vào cuộc bạo loạn mới đây. Họ lên tiếng đưa ra lời nhắn nhủ về sự bất bạo động và tinh thần đoàn kết với Bắc Kinh, nhưng ngầm dưới các câu chuyện của những người Tây Tạng tương đối khá giả này là các câu chuyện trái ngược của những người đồng hương của họ.
               
              Một cô y tá người Tây Tạng đứng cạnh một chiếc xe cứu thương hư nát bị đập phá trong lúc có cuộc biến loạn ngày 14/3. Cô y tá, tên là Ciji, cô này cũng giống như nhiều người Tây Tạng, chỉ dùng có một tên - nói rằng cô đã ở trong chiếc xe với một đứa trẻ 6 tuổi người Hán và cha mẹ nó, khi chiếc xe bị đập phá bởi người Tây Tạng. Phô trương tấm thẻ đảng viên Ðảng cộng sản của mình, cô y tá chỉ tay vào cái kiếng xe vỡ nát để nhấn mạnh đến sự tàn bạo của đám đông bạo động.
               
              Cô nói rằng nhà nước Trung Quốc đã mang đến sự lành mạnh và phồn vinh. Cô nói, “Tây Tạng bây giờ thì tốt đẹp hơn trước nhiều. Lhasa đã phát triển rất nhiều kể từ thập niên 1970s và 80s”. Khi được hỏi về tín ngưỡng của cô, thì cô trả lời: “Ðạo của tôi là Mác-xít”
               
              Những người biểu tình tại Lhasa đã dồn một phần sự giận dữ của họ vào các cơ sở nhà nước do các nhân viên người gốc Tây Tạng quản lý, bao gồm các trường học và cơ sở y tế. Trong một trạm ngừng khác của chuyến tham quan, bác sĩ Zhan Dui người gốc Tây Tạng, chỉ vào những ngăn kệ trống rỗng đầy thuỷ tinh vỡ vụn của một nơi từng là trạm phát thuốc công cộng thuộc cơ sở y tế của ông ta.
               
              Viên bác sĩ cho biết, có một đám đông chuyên ném đá đã tụ tập vào lúc giữa trưa, phá huỷ trạm phát thuốc và chôm chĩa thuốc men. Các nhân viên của ông đã chèn các cửa lối dẫn lên bệnh xá trên lầu để giữ không cho đám đông vào sâu thêm bên trong. “Cuộc bạo động này có tổ chức và có mục đích”, viên bác sĩ, người đã làm việc tại cơ sở y tế này suốt 40 năm qua, kể lại.. “Họ muốn phá hoại sự ổn định và tinh thần đoàn kết”.
               
              Chuyến viếng thăm hôm Thứ Năm đã cho thấy rằng cuộc bạo động tại Lhasa không phải chỉ giới hạn vào nguồn gốc lịch sử của thành phố này như đã được tin tưởng trước đây. Giới chức thẩm quyền thành phố nói rằng 190 cửa tiệm và 120 căn nhà đã bị phá huỷ trong 2 ngày trước khi tình hình được tái ổn định. Nhà cầm quyền nói rằng xe công an và xe cứu hoả bị kẹt giữa các chướng ngại vật trên đường phố và bị ném đá, làm cản trở các nỗ lực cấp cứu.
               
              Cộng thêm vào sự kiện xảy ra tại ngôi chùa trên, cũng có những dấu hiệu vào hôm Thứ Năm cho thấy tình hình ổn định đã được tái lập tại Lhasa có thể rất bấp bênh. Ông Pelma, một viên chức người Tây Tạng, đã xác nhận những báo cáo của các nhà tranh đấu rằng, nhà nước đã bao vây cô lập 3 ngôi chùa lớn nhất trong thành phố với các nhà sư ở bên trong.
               
              Các nhà lãnh đạo trên thế giới càng lúc càng trở nên gay gắt với phản ứng của Trung Quốc đối với các vụ biến loạn. Tổng thống Bush đã bày tỏ mối quan tâm của ông về cách đối phó của Trung Quốc với tình trạng khủng hoảng này qua một cú điện thoại gọi cho Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào vào hôm Thứ Tư (26/3). Các nhà lãnh đạo thế giới khác, trong đó có Tổng thống Pháp ông Nicolas Sarkozy đã nói rằng, ông sẽ xem xét đến việc tẩy chay một phần nào đó của Thế vận hội Bắc Kinh vào tháng Tám tới đây.
               
              Họ quay lưng lại
              Tây Tạng vẫn là một trong những khu vực nghèo nhất của Trung Quốc mặc dù lợi tức của thành phần thượng lưu Tây Tạng có gia tăng. Những người bị gạt ra ngoài các lĩnh vực đầu tư dày đặc của Trung Quốc tại các thành phố trong Tây Tạng càng lúc càng cảm thấy tức giận đối với giai cấp thượng lưu này, cũng như họ tức giận với người Hán, là sắc tộc đông đảo chiếm ưu thế tại Trung Quốc, đang tràn vào Tây Tạng trong nhiều năm qua.
               
              “Tôi không ghét bỏ tất cả các đảng viên cán bộ người gốc Tây Tạng. Nhưng tôi ghê tởm những kẻ được giáo dục trong hệ thống của người Hán, rồi quay lưng lại với chúng tôi”, một chủ tiệm người Tây Tạng yêu cầu không được tiết lộ tên tuổi vì sợ bị trả thù nói với chúng tôi.. “Họ phải nhớ rằng họ là Phật tử trước và trước nhất. Ðiều đó có nghĩa là họ nên chia xẻ sự giàu có của họ với người nghèo, cho dù họ là người gốc Hán hay người gốc Tây Tạng”.
              Trong nửa thế kỷ chiếm đóng Tây Tạng, nhà nước Bắc Kinh đã có những sự tin cậy khác nhau về lòng trung thành của các viên chức người gốcTây Tạng. Nhà nước Trung Quốc từ lâu đã âm mưu khai thác sự chia rẽ giữa những người Tây Tạng bằng cách tiến cử các viên chức từ các khu vực hay giáo phái được coi là không thân thiện mấy với Ðức Ðạt lai Lạt ma. Lãnh đạo chính trị cao cấp nhất của Tây Tạng, là viên Bí thư Ðảng cộng sản, người nắm chức vụ cao hơn cả thủ hiến Tây Tạng, lại là một người gốc Hán, mặc dù nhiều người dưới quyền ông ta là người gốc Tây Tạng.
               
              “Họ tìm kiếm những kẻ sẵn sàng làm việc cho họ”, theo ông Robert Barnett, giám đốc trung tâm nghiên cứu Tây Tạng hiện đại tại Trường Ðại học Columbia ở Nữu Ước. “Nhưng mặc dù là như thế, có nhiều tín hiệu đang gia tăng trong vài năm qua cho thấy là họ vẫn không tin cậy những kẻ này”.
               
              Ông Barnett nói rằng giới thượng lưu, nhưng đúng ra là mọi người từ tất cả các thành phần trong xã hội Tây Tạng, đều cảm thấy là họ bị cưỡng bách phải nói và làm những điều chính họ cũng không tin để mà sống còn, và trong vài trường hợp, lại trở lên khá giả dưới sự quản lý của người Trung Quốc. Trong những năm vừa qua, ông Barnett nói, thử thách của Bắc kinh về lòng trung thành đã trở nên cặn kẽ hơn, bao gồm việc bó buộc phải lên án Ðức Ðạt lai Lạt ma, người đã rời bỏ Tây Tạng sau một cuộc nổi dậy chống sự cai trị của Trung Quốc vào năm 1959, và hiện giờ đang sống ở Ấn Ðộ, nơi ngài làm cố vấn cho chính phủ lưu vong Tây Tạng.
               
              Những tiếng nói đầu tiên được nghe từ nhà nước Trung Quốc sau các vụ biểu tình ôn hoà biến thành bạo loạn ngày 14/3 là của các viên chức và lãnh tụ tôn giáo gốc Tây Tạng. “Chúng tôi kiên quyết chống lại tất cả các hành động nhằm chia rẽ đất nước và phá hoại tình đoàn kết sắc tộc”, theo Ðức Ban thiền Lạt ma (Panchen Lama) Gyaincain Norbu. Vị thế của chức Ban thiền Lạt ma đứng vào hàng ngũ các chức sắc cao nhất trong Phật giáo Tây Tạng, nhưng tư cách chính đáng của Gyancain Norbu thì có nhiều tranh cãi: Ông ta được sự ủng hộ của nhà nước Trung Quốc, vốn đã loại bỏ Ðức Ban thiền Lạt ma lựa chọn bởi các vị lãnh đạo Phật giáo được Ðức Ðạt lai Lạt ma ủng hộ. Nhiều viên chức Tây Tạng đổ thừa vụ nổi loạn cho các thành phần ly khai và lưu vong. Ðức Ðạt lai Lạt ma đã bác bỏ tất cả những cáo buộc cho rằng ngài chủ trương bạo động.
               
              Nhưng những lời cáo giác như thế vẫn tiếp tục vang lên. “Ðây là do Ðạt lai Lạt ma cầm đầu”, theo Ge San, một người gốc Tây Tạng đang quản lý một nhà nghỉ quốc doanh dành cho những người Tây Tạng hải ngoại trở về để đầu tư làm ăn. Tòa nhà chính đã bị cháy rụi trong cuộc bạo loạn. “Việc khôi phục lại của chúng tôi đang được chuẩn bị dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo đảng và nhà nước”.
               
              Nền kinh tế của Trung Quốc đã gia tăng nhanh chóng trong hơn một thập niên, đưa hàng trăm triệu người Trung Hoa thoát khỏi nghèo đói và tạo ra một giai cấp trung lưu mới. Các công dân Trung Quốc có ăn học hoặc có vốn liếng đã thụ hưởng nhiều lợi ích to lớn từ những thay đổi này. Những người khác thì kém khả quan hơn.
               
              Khoảng cách giàu nghèo
              Cái khoảng cách giàu nghèo thì đặc biệt rất nghiêm trọng tại Tây Tạng. Ở đây, nỗ lực của nhà nước để hội nhập vùng đất rộng lớn, thưa dân và có vị trí chiến lược quan trọng vào nền kinh tế hiện đại của Trung Quốc đã tạo ra một xã hội của những kẻ giàu và người nghèo. Ðầu tư có khuynh hướng đổ vào các khu vực thị tứ, hơn là các vùng bình nguyên dân cư thưa thớt trên cao nguyên Tây Tạng, là nơi sinh sống của đại đa số người Tây Tạng làm nghề nông và chăn bò mộng. Lợi tức trung bình ở Tây Tạng thì kém xa lợi tức trung bình toàn quốc, và khoảng cách lợi tức tại Tây Tạng thì lớn hơn bất cứ khu vực nào trong lãnh thổ Trung Quốc Lợi tức trung bình tính theo đầu người tại vùng nông thôn Tây Tạng vào khoảng 350 Mỹ kim một năm, căn cứ theo thống kê của nhà nước Trung Quốc. Những người trong các khu vực thị tứ thì có một lợi tức khả dụng (disposable income) hàng năm vào khoảng 1300 Mỹ kim một đầu người.
               
              Những hình ảnh tương đối giàu có của các thành phố thu hút nhiều giới trẻ Tây Tạng từ các vùng quê đổ về. Nhưng họ thường bị thất vọng khi vừa đặt chân đến các khu vực thị tứ, là nơi mà họ biết rằng họ không có trình độ học vấn hoặc những mối quan hệ để tìm việc làm. Làm trầm trọng thêm tình trạng này là chính sách của Trung Quốc nhằm khuyến khích người Hán từ các vùng đã phát triển, để di dân đến Tây Tạng. Những người Hán này thường có nhiều trình độ chuyên môn cần thiết để thành đạt, và có khuynh hướng thuê mướn người gốc Hán thay vì người gốc Tây Tạng.
               
              Những va chạm này tạo ra một nguyên nhân nòng cốt của cơn thịnh nộ vừa qua của những người biểu tình. Tại một khu ngoại ô của thành phố Lhasa, một người Tây Tạng tên Luoya đã tham gia vào cùng với một nhóm người đốt cháy một cửa tiệm bán xe gắn máy do người Hán làm chủ. Nhà nước dàn xếp cho anh ta được phỏng vấn ở nơi anh ta đang bị giam giữ. Qua một người thông dịch viên của công an, Luoya nói rằng anh ta được nói thoải mái và nuối tiếc các hành động của mình. Những lời kể của anh ta về vụ bạo động trái ngược lại với những cáo buộc cuả nhà nước là vụ bạo động đã được sắp đặt trước.
               
              “Việc này đã không được tổ chức trước”, anh ta nói, lúc đang ngồi trên một cái ghế dài cứng cáp phía sau chấn song tù. “Tự nhiên nó xảy ra một cách bất thình lình”.
              (SOURCE: Lhasa Riots Expose Tibet’s Split Society. Protesters Strike Region’s Ruling Elite/THE WALL STREET JOURNAL)
               
              http://tiengnoitudo.wordpress.com/2008/04/01/m%e1%bb%99t-xa-h%e1%bb%99i-d%e1%ba%a7y-phan-hoa-t%e1%ba%a1i-tay-t%e1%ba%a1ng/
              #37
                Quang Khôi 14.04.2008 00:22:35 (permalink)
                Thứ Tư, ngày 2 tháng 4 năm 2008
                Tây Tạng Quật Khởi Chống Tàu Ðỏ Ðòi Ðộc Lập Khởi Ðầu Sự Rạn Nứt
                Của Ðế Quốc Trung Hoa
                 
                • Mường Giang
                 
                xua quân chiếm nhiều đất đai phía tây của Trung Hoa. Năm 763 thời mạt Ðường, kinh đô Tràng An trong tỉnh Thiểm Tây bị Tây Tạng chiếm, khiến người Tàu phải triều cống Tây Tạng, đồng thời hai bên ký hiệp ước phân định biên giới từ đó. Thế kỷ XIII Mông Cổ xâm chiếm và đô hộ Tây Tạng, chia nước này thành nhiều khu vực để cai trị. Thời nhà Minh (1368-1644) vẫn duy trì chính sách chia để trị tại Tây Tạng, làm cho quốc gia này càng lúc càng suy yếu. Nhà Thanh (1644-1911) thay đổi chính sách cai trị Tây Tạng, ban phát nhiều quyền hành cho các vị Ðại Lạt Lạt Ma coi như là vị lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng.

                Ngoài cái nạn bị Hán tộc và Mông Cổ xâm lăng đô hộ,Tây Tạng còn bị Ấn Ðộ và Nepal xâm lăng nhiều lần. Tới thế kỷ XIX thực dân Anh sau khi chiếm được Ấn Ðộ, Miến Ðiện và A Phú Hản, bắt đầu xâm nhập Xứ Tuyết vào năm 1903 nhưng vì không chịu nổi thời tiết khắc nghiệt và sự đối kháng của nghĩa quân, nên đã bỏ Tây Tạng , sau khi đã ký một hiệp ứớc với nhà Thanh không can thiệp vào nội bộ của nước này nữa.

                Năm 1914 bắt đầu đệ nhất thế chiến, thực dân Anh lại dòm ngó Tây Tạng, mở hội nghị tại Ấn Ðộ, đòi chia nước này thành hai phần, một nữa giao cho Tàu, phần kia thuôc Anh nhưng bị thất bại. Năm 1949 Trung Cộng chiếm được lục dịa Trung Hoa , tháng 10 cùng năm. Mao Trạch Ðông xua 80.000 Hồng quân tấn công và cưởng chiếm nước này, sáp nhập vào đế quốc đỏ tới ngày nay.

                + PHẬT GIÁO TÂY TẠNG :

                Kể từ năm 747, Phật giáo được coi là quốc giáo của Tây Tạng, thời gian này có Ðại sư Padmasambhava là người đầu tiên từ Ấn Ðộ tới thuyết giảng kinh sách. Tuy nhiên Phật giáo Tây Tạng vẫn có nhiều khác biệt với Phật giáo Ấn Ðộ, nên được gọi là Mật Tông Giáo. Cả nước có hơn 16.000 thiền viện. Danh xưng Ðạt Lai Lạt Ma (Vị sư với biển kiến thức) được chính Thành Cát Tư Hản vì ngưởng mộ vị đại sư Tây Tạng lúc đó nên đã ban cho danh xưng trên và được sử dụng cho tới ngày nay.

                Ðối với nguời Tây Tạng, Ðạt Lai Lạt Ma chính là những vị lãnh tụ tinh thần của họ với niềm tin. các vị đó chính là những hậu kiếp của Phật sau khi đã đầu thai qua một vòng luân hồi (Samsara) . Những cao tăng dựa vào những lời trân trối cuối cùng mà vị Lạt Ma tiền nhiệm để lại hay các dấu hiệu đặc biệt, để tìm ra đứa trẻ mới sinh lập lên vị Ðạt Lai Lạt Ma kế tiếp.

                Theo Phật sử Tây Tạng, Ðại Sư Sonam Gyatso, viện trưởng tu viện Drepung là người đầu tiên được ban danh xưng Ðạt Lai Lạt Ma, đồng thời ngài cũng là chưởng môn của giáo phái Gelugpa (Mũ vàng). Trong khi đó Ðạt Lai Lạt Ma thứ 6 lại là một Ðại sư người Mông Cổ tên Gushri được thụ phong năm 1642. Chính ông đã lập ra thể chế thần quyền để lảnh đạo Tây Tạng, bấy giờ coi như một chư hầu của Trung Hoa kể từ năm 1720.

                Hiện tại Tây Tạng được lãnh đạo bởi Ðại Sư Tenzin Gyatso, là vị Ðại Lai Lạt Ma thứ 14 của nước này, mặc dù ngài đã lưu vong từ năm 1959 tại Ấn Ðộ. Là người đạo đức, thông minh, tài hoa với tấm lòng vị tha nhân ái của một Phật Tử , cộng với một tầm tư tưởng gần như quán tuyệt, nên ngài đã được nhận lảnh giải Nobel Hoà Bình vào năm 1989. Ngoài ra ngài còn viết tác phẩm nổi tiếng ‘ Violence and Compassion (Bạo lực và tình thương)’.

                Tuy nhiên chính Nữ ký giả người Pháp Alexandra David Neel mới là người đã vực Tây Tạng huyền bí đến với ánh sáng nhân loại. Năm 1924, cô một mình trèo non lội suối tìm tới thủ phủ Lhasa, nhờ vậy đã ghi lại cuộc sống thần bí của các vị sư kể cả dân thường, giúp thế giới phần nào, biết về một đất nước coi như cô lập hằng ngàn năm giữa băng tuyết. Ngoài ra còn có Ðại Sư Tây Tạng Lobsang Rampa, ông đã ghi lại sự huyền bí của đất nước mình, qua hồi ký ‘ The Rampa Story’ đã gây được sự cuốn hút của thế giới bên ngoài. Tác phẩm trên đã được nhà văn nổi tiếng hải ngoại là Nguyên Phong, phóng tác thành ‘ Tây Tạng Huyền Bí’ .

                Nhưng vị Ðạt Lai Lạt Ma VI Tsangyang Gyatso dù bị kết tội là ‘ nổi loạn ‘ nhưng ngài lại là một huyền thoại của xứ tuyết. Mất tích vào năm 33 tuổi trên đường lưu đày nhưng tới nay những tình ca của ông để lại đã trở thành những bản dân ca nổi tiếng, được lưu truyền khắp hang cùng ngỏ hẹp của Tây Tạng. Là người yêu nước, nên ngài đã từ khước quyền lực tối cao của một vị lãnh tụ tinh thần, để chống lại sự kềm kẹp của Mông Cỗ lẫn nhà Thanh đang đàn áp cai trị đất nước Tây Tạng. Ðây là một bài thơ tiêu biểu của vị Lạt Ma thứ VI, bày tỏ nổi tuyệt vọng của đất nước mình, đưọc viết vào năm 1706 khi bị quân Mông Cổ bắt ra khỏi điện Potala :

                ‘ Hạt trắng ơi hạt trắng
                Cho ta mượn cánh nào
                Ta chẳng bay xa đâu
                Ðến Lithang ta sẽ quay về.. ’ ’

                + CÁC TU VIỆN NỔI TIẾNG CỦA TÂY TẠNG :

                - Cung Ðiện Potala : Nói đến Tây Tạng là phải nói tới Cung Ðiện bằng vàng Potala, theo tiếng Phạn có nghĩa là ‘ Thánh địa của Quan Thế Âm Bồ Tát ‘ , riêng người Tây Tạng thì quan niệm : đây là nơi tụ tập của các vị thần thánh trên trời. Cung điện có hơn 10.000 phòng, được khởi đầu xây cất vào thế kỷ thứ VII đời quốc vương Tùng Chất Can Bố. Ban đầu cung điện chỉ có 999 phòng. đến thế kỷ XVII Ðạt Lai Lạt Ma thư V trùng tu và mở rộng lên tới 10.000 phòng như hiện nay. Ðây là một công trình kỳ vĩ nhất thế giới, có chiều cao 120m, trải rộng trên một diện tích 360 km2, gồm 13 tầng lầu, mái được mạ vàng. Riêng lễ đăng quang của các vị Lạt Ma , thường được tổ chức tại ngôi đền thiêng liêng Jokhang nằm trong trung tâm thủ phù Lhasa.

                Ðiện Potala cũng là nơi phát sinh ra nhiều huyền thoại kỳ bí của người Tây Tạng, từ con số phòng 999 được trang hoàng bằng 1 triệu lượng vàng ròng, cho tới những bí mật bên trong của mỗi căn phòng, được thiết lập sâu trong lòng đất núi. Ngôi đền cũng đánh dấu mối tình lịch sữ giữa quốc vương TùngChất của Tây Tạng và công chúa Văn Thánh, con vua Ðường Thái Tôn vì nước ngàn dặm ra đi, làm ta chạnh nhớ tới Huyền Trân Công Chúa của Ðại Việt, cũng vì nước mà hy sinh, ngàn năm sử xanh bia miệng còn lưu dấu.

                - Tu Viện Tashilunpo Huyền Bí : Ðây là nơi trú ngụ của vi Ban Thềm Lạt Ma (Panchen Latma), vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng đứng vào hàng thứ hai sau Ðạt Lai Lạt Ma. Ðó cũng là một bảo tàng viện nghệ thuật của Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng với tượng Phật bằng đồng lớn nhất thế giới. Tu viện tọa lạc tại thành phố Xigaze nguyên là cố đô nay đứng thứ nhì sau thủ phủ Lhasa. Ðược xây dựng từ năm 1447, trải qua nhiều thế kỷ phát triển, hiện tu viện chiếm một diện tích 18,5 ha với 3600 phòng và 50 giảng đường được chạm khắc tinh vi tuyệt đẹp. Trước khi Trung Cộng chiếm Tây Tạng, đây là nơi hoằng dương Phật Pháp của hơn 3600 vị Lạt Ma nhưng nay chỉ còn không hơn 700 người, phần lớn được đảng chọn và đưa từ lục địa Trung Hoa lên đây tu học để thay dần các vị Lạt Ma Tây tạng. Phật sống Chiazha Quamba Chili được Tàu đỏ dựng lên trú ngụ tại đây từ lúc 7 tuổi.

                Tu viện là một mê cung đầy bóng tối từ phòng ốc, hành lang cho tới các sân lộ thiên. Ánh sáng mặt trời chỉ rọi chiếu tu viện vào lúc bình minh và buổi xế chiều sau khi vượt thoát khỏi ngọn núi đồ sộ Thượng Tích nằm phía sau lưng. Có nhiều tượng Phật được trang trí khắp các nguyện đường . Hằng năm vào tháng 6, trên một bức tường gạch hình chử nhật 32 x 42 m, nằm về phía đông bắc tu viện. Ðể đón chào khách hành hương từ muôn phương về, các vị Lạt Ma đã căng trên bức tường đó, mỗi ngày một bức tranh lụa khổng lồ, vẽ hình Ðức Phật qua ba trạng thái : quá khứ, hiện tại và vị lai. Trong lúc đó căn phòng sơn màu đỏ thẳm ở phía tây bắc lại là nơi trưng bày Tượng Ðồng Ðức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát lớn nhất thế giới. Tượng được trang hoàng bằng vàng ngọc, mả nảo, san hô quý báu, do công sức của 110 người thợ làm việc ròng rã suốt 4 năm liên tục mới hoàn thành. Khắp phòng còn treo la liệt những bức tranh vẽ hình Ðức Thế Tôn và Ðạt Lai Lạt Ma I là Zongkaba (1358-1419) , người đã sáng lập ra Hoàng Phái Tây Tạng.

                - Nữ Thiền Viện Phật Giáo Tây Tạng Trên Ðỉnh Hy Mã Lạp Sơn : Ðó là tu viện Chubchizhal nằm chót vót trên một đỉnh núi cao, hiện có hơn 500 nữ tu sống một cuộc đời kham khổ về vật chât nhưng tâm hồn thì vô ưu thanh thản. Có điều kỳ lạ là xưa nay chẳng ai nhắc tới họ, kể cả sách vở hướng dẫn du lịch, luôn cả khách vảng lai tới thăm viếng tu viện.

                Có thể vì mọi người nhầm lẫn họ với các nam tu sĩ vì cả hai giới đều ăn mặc giống nhau với sắc phục áo cà sa màu đỏ tía, đầu cạo trọc đội mũ ni bằng len màu da cam, lưng đeo chiếc túi vải màu hoàng yến. Tu viện ở kế cận ngôi làng nhỏ tên Karaha, được xây dựng bằng đất khô trên núi Hy Mã, nằm trên cao độ 3800m trong khu rừng về phía tây Ấn Ðộ, được mệnh danh là Tiểu tây Tạng (Ladakh ố Zanskar) . Ðường từ thủ phủ Lhasa tới đây gian nan khốn khó, vì lên đèo xuống dốc và bị tắc nghẽn trong 8 tháng mùa đông và những khối băng tuyết ở đâu đó lăng ra giữa đường. Cuối cùng là chiếc cầu ván bắc ngang con sông Zankars đầy ghềnh thác và dòng nước xám sịt sâu thẳm rợn người. Phía bên kia là ngôi làng Karsha cách tu viện nữa giờ đi bộ.

                Vào tu viện khách có cảm tưởng như đang lạc vào chốn mê cung được khoét sâu trong lòng núi với những cái cửa thấp và hẹp của hơn 20 cái lều bằng đất, mỗi cái có hai tầng : phía trên là phòng ngủ, còn tầng duới là nhà bếp, nhà vệ sinh tối om. Chính giữa tu viện là một cái sân lộ thiên dùng phơi củi, cỏ khô và các loại phân bò,dê.. dùng làm chất đốt duy nhất trong mùa đông. Ðại Lạt Ma Lobzang Khedun, trụ trì tại một tu viện nổi tiếng của Tây Tạng ở phía tây Ấn Ðộ, có tới dây thuyết giảng kinh kệ. Tu viện độc lập về tài chánh cũng như không trực thuộc một hệ thống nào của giáo hội. Nghèo khổ, thất học nhưng tâm hồn của các vị nử tu Tây Tạng thì hĩ xả vô bờ bến. Chính họ đã đem lại sự sống còn cho rừng núi Hy Mã Lạp Sơn, ngày ngày tận tình giúp đỡ cho nhân thế .. thực thi đúng lòng nhân ái vô bờ của Ðức Phật.

                + TÂY TẠNG HUYỀN BÍ VÔ ƯU :

                Hằng ngàn năm nay, Tây Tạng vẫn là một địa danh mênh mông đầy huyền bí với không biết bao nhiêu chuyện lạ lùng, nhìn vào cứ tưởng là thần thoại, từ những bức tranh vẽ cảnh Tượng Phật Hoan Lạc tới các Tạng Kinh kỳ lạ. Từ Lễ Hội Sữa Chua truyền thống tới Thiên Táng là một trong những câu chuyện thần bí rùng rợn nhất trần gian nhưng đối với người Tây Tạng, thì đó lại là một phương cách thần kỳ nhờ chim ưng đưa linh hồn người chết về nơi cực lạc.

                Phật giáo là quốc giáo của Tây Tạng, trong đó Tạng kinh được coi như là một tổng hợp nghệ thuật chứa đựng văn học, vũ đạo, biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật. Riêng Tạng Kịch, còn được gọi là ‘ A Giả Lạp Mẫu ‘ , mội nghệ thuãt độc đáo của người Tạng mà diễn viên toàn là phụ nữ và đeo mặt nạ khi biểu diễn, vừa ca vừa ra điệu bộ với nhiều động tác biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày.

                Ở đây còn được trưng bày nhiều tác phẩm điêu khắc rất kỳ lạ, diễn tả cảnh giao hoan của đôi nam nữ, được gọi chung là ‘ Song Thần Hoan Hĩ Phật ‘.Ai cũng biết tôn chỉ của nhà Phật cấm sát sinh, trộm cắp, vọng ngữ, dâm dật.. thế tại sao lại thờ bức tượng trên ? Thật sự, đây chỉ là một trong những phương thức tu trì của Mật Tông, một thừa của Phật giáo Ấn Ðộ được truyền vào đất Tạng vào thế kỷ thứ VIII. Hình thức ‘ Song thần hoan hĩ Phật ‘ là nấc cao nhất của Mật Tông, được các vị cao tăng sử dụng, khi dùng tình dục để khắc chế tình dục, lấy luân hồi sinh tử để thuần hóa sự sống chết. Bởi vậy khi luyện tập, chúng tăng dùng khí công Yoga và nhờ ‘ Song Tu Thần Pháp (ôm người bạn nữ)’ trong vòng tay, tạo sự hoan lạc trong chớp mắt, để đạt tới cảnh giới ‘ bất sinh bất tử, trường sinh bất lảo’. Ðó là giai đoạn chứng giác thành Phật.

                Là một dân tộc sùng kính Phật giáo tuyệt đối, nên tất cả những lễ hội truyền thống của người Tạng đều có liên quan tới cửa Phật. Lễ hội ‘ Sữa Chua (Sorton) ‘ hằng năm diễn ra vào mùa hè tại Tu viện Drepung gần thủ đô Lhasa, nhắc nhớ lại ‘ những bát sữa chua ‘ năm nào của những người thợ săn mang tới kính biếu cho các vị sư sãi trong chùa, một ngôi cổ tự được xây dựng từ thế kỷ XV, hiện có hơn 300 vi sư đang tu học và trụ trì.

                Nhưng kinh khiếp nhất tại Tây Tạng cũng vẫn là Thiên Táng, một nghi thức tôn giáo, nhờ Chim Ưng đưa hồn người về miền cực lạc. Theo nghi lễ này, thì người chết sau khi được tắm rữa bằng nước thơm pha bằng các hương liệu thiên nhiên. Sau đó thi thể được bó gặp lại, đầu kẹp giữa hai gối rồi nhét vào một bao bố trắng, đưa tới đài thiên táng vào lúc tờ mờ sáng. Ðó là Ðạt Mộc Tự, một ngôi chùa duy nhất tại Tây Tạng cũng như trên thế giới, được xây bằng những viên gạch Sọ Người.

                Khi Mật Tông du nhập vào đất Tạng và trở thành quốc giáo từ thế kỷ IX. Dựa vào quan niệm ‘ luân hồi sinh tử’ ‘ theo đó thì chết chẳng qua là bước chuyển hóa của một giai đoạn tiếp theo mà thôi.Cũng từ đó phương thức mai táng người chết cũng thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh xã hội của người chết như : Ðịa Táng (Chôn), Tháp Táng dành cho quan quyền và các Ðại Lạt Ma, Hỏa Táng cho Lạt Ma và Thiên Táng cho tất cả mọi người.

                Theo phương thức này, thì thi thể của người chết được phanh thây từng mảnh nhỏ, đem trộn với bột mì đã rang chín rồi đem ném cho chim ưng ăn. Chùa cổ Ðạt Mộc nơi thực hiện Thiên Táng nằm khoảng giữa Na Khúc và Tì Như, trên đường từ miền bắc cao nguyên Khương Dương đi xuống phía nam, dọc theo con sông Nộ Giang, nay thuộc làng Trà Khúc. Vị sư trụ trì hiện tại là Lạt Ma Ngõa Ðảng Ứng cho biết chùa đã có hơn 1000 năm qua, do chính Ðại Lạt Ma Bạch Mã Bạch Thác xây dựng, theo yêu cầu của người Tạng vùng Nhiệt tây.

                Nhưng người ‘ thầy chôn’ đầu tiên lại là một người Hán. Thiên Táng Ðài nằm cách Ðạt Một Tự về phía đông hơn 300m, tại đây còn để lại nhiều xương cốt người do chim ưng ăn không hết, bốn bề cỏ mọc tới gối. Bên trong chính điện bỏ đầy bố trắng. Gian giữa có hai tầng, phía trên có một tảng đá màu xám nhưng mặt bằng phẳng, là nơi phanh thi thể. Ðầu tiên là mổ ruột lấy hết nội tạng ra trước, sau đó mới tùng xẻo, chặt nhỏ xương cốt ra từng mảnh vụn, rồi đem trộn với bột mì rang, vứt cho đàn chim ứng đói hàng ngàn con đang chờ sẳn.Tai Tây Tạng hiện có tới 108 thiên táng đài nhưng chỉ có đài ở Ðạt Mộc Tự là dùng đầu lâu người để xây vách, tạo thêm sự huyền bí muôn trùng cho xứ tuyết.

                2- TRUNG CỘNG XÂM LĂNG VÀ HỦY DIỆT TÂY TẠNG :

                Hiểu rõ về sự dã man bạo tàn của giặc Tàu, chắc chắn trên thế giới không ai có thể hơn được dân tộc Việt đã ba lần bị Bắc thuộc kéo dài hằng ngàn năm. Ðầu xuân năm Quý Mão (43 sau TL) , Hai Bà Trưng bị Mã Viện đánh bại, phải trầm mình tại Hát Giang, Từ đó , Giao Châu lại trở thành một quận huyện của nhà Hán, người Lạc Việt bị đày đoạ dầy xéo bạo tàn. Ðể diệt chủng nước ta, thái thú Mã Viện thi hành chính sách ‘ Hán Hóa Người Việt’, ra lệnh tịch thu tất cả những đồ kim khí và đúc thành ‘ Cột Ðồng Mã Viện’ với lời ran đe khả ố ‘ Ðồng Trụ Chiết, Giao Chỉ Diệt’.

                Ðầu thế kỷ thứ XV, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần khiến lòng người bất phục nổi lên chống đối khắp nơi. Giặc Minh lợi dụng Trần Thiểm Bình sang cầu cứu nên đem quân chiếm nước ta. Ðể răn đe người Việt đang nổi lên theo Bình Ðịnh Vương Lê Lợi kháng chiến chống Tàu, vua nhà Minh đã hăm doạ ‘ Ðồng Trụ Chi kim Ðài Dĩ Lục (Cột Ðồng Ðến Nay Rêu Còn Xanh)’ Nhưng đã bị người Việt chơi xõ ‘ Ðằng Giang Tự Cổ Huyết Do Hồng (Sông Ðằng Từ Xưa Máu vẫn Ðỏ)’.

                Từ xưa tới nay cột đồng hay bia đá đều bị mòn, bị mất . Chỉ có Bia Miệng thì vĩnh viễn không ai có thể bịt được, nên dân gian mới có câu ‘ trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ’ là vậy đó.

                Với bản chất thực dân từ ngàn đời, người Hán dù đã bị rất nhiều luân hồi nghiệp chướng gần như suốt dòng lịch sử. Thế nhưng khi đắc ý vẫn không chừa cái thói cũ, bởi vậy năm 1949 ngay khi chiếm xong lục địa, Trung Cộng đã lộ ngay nanh vuốt thực dân qua hành động xâm lăng thôn tính các dân tộc nhược tiểu, để bành trướng lảnh thổ và thế lực. Tân Cương, Nội Mông và Tây Tạng bị cưởng bức thành các vùng ‘ tự trị’ của Tàu. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14, vị lãnh đạo tinh thần và thế tục của Dân Tộc Tây Tạng vào năm 1959 được CIA giải thoát. Từ đó Ngài sống lưu vong tại Ấn Ðộ nhưng mòn gót khắp các nẻo đường thế giới, để tìm phương tiện và hậu thuẩn giải thoát cho dân tộc, đất nước mình khỏi gông cùm nô lệ Tàu đỏ.

                + CIA VÀ CUỘC LƯU VONG CỦA ÐỨC ÐẠT LAI LẠT MA :

                Trong bài viết ‘ The Very Best Men ‘ của Evan Thomas, phụ tá chủ bút tờ Newsweek đã từng kể rõ việc CIA giải thoát Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 thoát khỏi Tây Tạng, đang bị Trung Cộng xâm chiếm từ tháng 10-1949. Bài viết đã nêu đích danh người phụ trách kế hoạch đó là Tony Poshepny qua bí danh Tony Poe. Câu chuyện trên, lần nữa lại được nhắc tới trên tạp chí George của con trai cố tổng thống J.Kennedy nhân kỷ niệm 50 ngày thành lập tổ chức CIA. Nhờ tài liệu trên, ta mới biết được hơn 50 năm qua Hoa Kỳ đã cho thực hiện nhiều điệp vụ tại Tây Tạng, từ sự kiện giải thoát Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, tới việc cung cấp vũ khí cho quân du kích Tạng chống tại Tàu đỏ. Sau này dù tình trạng bang giao giữa Mỹ-Hoa đã cải thiện, khi chiến tranh lạnh tạm kết thúc nhưng Hoa Kỳ vẫn duy trì hoạt động tình báo của mình.

                Ngày 17-3-1959 lợi dụng đêm tối trời không trăng, Ðạt Lai Lạt Ma đã cùng với đoàn tuỳ tùng 20 người trốn khỏi cung điện tại Lhasa. Ðoàn người lại tăng dần lên tới cả trăm, được chỉ huy bởi một diệp viên CIA , với nhiệm vụ liên lạc bằng vô tuyến để báo cáo với cấp trên. Ðiều này cũng dể hiểu vì ngay khi Trung Cộng chiếm cứ Tây Tạng, vào đầu năm 1950 thì CIA đã bí mật can thiệp. Họ cung cấp vũ khí cho bộ tộc Khang Ba tại Tây Tạng đang tiếp tục chiến đấu chống Tàu đỏ. Trong thời gian này Hoa Kỳ thuê mướn nhiều phi cơ dân sự của Miến Ðiện, Thái Lan và Ðài Loan.. bay tới vùng Hy Mã Lạp Sơn để cung cấp thêm hay thay đổi vũ khí đạn dược, thực phẩm, thuốc men cho Nghĩa Quân Tạng.

                Qua Gia Lạc là thủ lãnh của kháng chiến quân. Ông vốn là anh ruột của vị Ðạt Lai Lạt Ma đương thời đang bị Tàu giam lỏng tại Lhasa, nên mới móc nối được với Ngài để tổ chức cuộc giải thoát đầy nguy hiểm như huyền thoại. Lúc 3 giờ sáng ngày 28-3-1959, đoàn người vượt thoát mới tới được Thiết Lạp Khâu ở biên giới. Tại đây Poe liên lạc về trụ sở của CIA ở Miến Ðiện và cơ quan này lập tức trình về Tổng Thống Eisenhower. Cũng từ đó Hoa Kỳ giúp Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, can thiệp với Ấn Ðộ và Nepal, nhường một mãnh đất dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn để lập Chính Phủ Tây Tạng Lưu Vong, thủ đô đặt tại thành phố Dharamsala

                + TRUNG CỘNG DIỆT CHỦNG TÂY TẠNG :

                Giống như tại Nội Mông và Tân Cương, ngay khi chiếm được lảnh thổ Tây Tạng vào năm 1950, Tàu đó lập tức cho thi hành chính sách thực dân, đem người Tàu từ bốn phương tới khai hoang lập nghiệp. Thái thú Chen Kuiyuan (Giang Trạch Dân) nhân vật sau này trở thành tổng bí thư đảng cộng sản Tàu, được đưa tới Lhasa chỉ huy chiến dịch ‘ Diệt chủng Tây Tạng’ vì Y đã thành công tại Nội Mông, qua nhiệm vụ hủy diệt gần hết thổ dân Mông Cổ tại vùng đất nhà, biến họ thành dân thiểu số (3 triệu người) trước Hoa Kiều (20 triệu người) tới lập nghiệp.

                Trong kế hoạc diệt chủng người Tạng ngay trên quê hương họ, ngoài chính sách di dân ồ ạt, còn dùng vũ lực bắt buộc mọi người phải hạn chế sinh đẻ, trong khi chính vùng đất này có mật độ dân số thưa thớt nhất trên thế giới từ trước tới nay. Nhưng thâm độc hơn hết là chính sách của Tàu đỏ, biến người Tạng mất gốc để đồng hóa họ, sau màn ‘ bắt phá thai ‘ để càng ngày càng ít người. Ai cũng biết cả nước Tây Tạng sùng kính Phật giáo, nên Bắc Kinh đã tiến hành chủ trương hủy diệt nên văn hóa của họ, bằng cách đàn áp dã man Giáo Hội và Tăng Lử Tây Tạng. Ðể có lý do biện minh với thế giới, Trung Cộng chụp mũ Phật Giáo và Văn Hóa người Tạng nhằm mục đích chia rẽ và tách rời Tây Tạng ra khỏi Trung Hoa, nên cần phải dẹp bỏ.

                Qua cuộc đàn áp man rợ này, chỉ trong thập niên 60 của thế kỷ XX, Tàu đỏ đã hủy diệt hơn 60.000 ngôi chùa trên đất Tạng, có hơn 1 triệu người bị tàn hại với đủ mọi lý do (chiếm 1/6 dân số). Ðể dọn cỏ sạch gốc, Bắc Kinh tổ chức cán toán công an tôn giáo gồm 5 người Tàu, tới tận các tu viện khắp Tây Tạng để day về ý thức hệ Maoit va tinh thần ái quốc Hán tộc. Chúng bắt mọi người phải học tập mỗi ngày 4-5 giờ, để gột rữa hết giáo lý nhà Phật có từ trước, đồng thời nhét vào đó tư tưởng vô thần và chũ nghĩa xã hội. Khóa học kéo dài 2 tháng và chứng chỉ tốt nghiệp, chính là tờ tự xác nhận rằng ‘ Tây Tạng trước sau bao giờ cũng thuộc lãnh thổ Trung Hoa ‘.Ngoài ra còn phải ký tên phủ nhận Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đang lưu vong , đê thừa nhận Vị Bang Thiền Lạt Ma của Bắc Kinh mới là lảnh đạo tinh thần của họ. Ai không ký tên sẽ bị trục xuất ra khỏi tu viện và nhận chịu nhiều hình phạt thảm khốc sau đó.

                Tóm lại tại Tây Tạng ngày nay, người nào nói : Tây Tạng không phải là đất của Tàu, sẽ lảnh án khổ sai trên 10 năm. Với các tu sĩ còn tin Phật giáo nên bị đuổi khỏi tư viện, sẽ vĩnh viển trở thành kẻ vô cư, không được du hành thuyết pháp và vãng lai tới chốn thị thành. Họ trở thành cô hồn phiêu bạt, sống một đời bất hạnh và thương đau mà không có bút mực nào ghi cho hết. Với những người không ký tên mà có vai vế thì bị bắt vào các nhà tù, các trại tập trung. Riêng số đồng ý ký nhận, cũng chẳng yên lành, ngoài việc lo sợ bị nằm vùng chỉ điểm, họ còn bị bắt buộc phải tập quân sự, bắn súng .. nhằm mục đích làm cho người tu sĩ tự mình hủy diệt giới cấm nhà Phật : bất bạo động, không sát sinh, chẳng vọng ngữ..

                Với những vị đại sư tu trì khổ hạnh từ trước tới nay không màng dính líu tới sự đời, cũng không được để yên. Tàu đỏ bắt họ phải trả tiền thuê các hang động bằng không sẽ trục xuất, vì các hang động nơi thâm sơn cùng cốc vẫn được kê số nhà như ở thành thị. Ngoài ra những vị này bị coi như là thanh phần ký sinh trùng , chỉ biết ăn bám vào xã hội.. Tiêu diệt người Tạng không những ở lãnh vực tôn giáo mà còn nhắm vào giáo dục học đường. Tiếng Tàu dần thay thế ngôn ngữ Tây Tạng trong việc giảng dạy các cấp kể cả viện đại học tại Lhasa. Áp bức, bốc lột, đầy đọa man rợ, đã khiến cho người Tạng mấy chục năm qua không ngớt nổi dậy chống lại giặc cướp Tàu đỏ, qua mọi hình thức kể cả đặt bom, ám sát, biểu tình và du kích chiến. Một số khác nhất là giới tăng lử, không quản gì tới sự sống chết, bảo tuyết, đường xa thăm thẳm, rủ nhau bỏ nước tìm về Tiểu Tây Tạng tại biên giới Ấn Ðộ. Cuộc chiến dành độc lập của người Tạng không lúc nào ngớt và nay đã bộc phát dử dội từ tháng 3-2008 như là một điểm nóng nhất trong tình hình sôi đọng của thế giới hiện nay.

                + TỪ CUỘC NỔI DẬY CỦA NGƯỜI HỒi TÂN CƯƠNG TỚI BIẾN CỐ 10-3-2008 TÂY TẠNG QUẬT KHỞI CHỐNG TÀU :

                Tân Cương trước đây là đất đai của người Ðột Quyết (Uighur) thuộc chủng tộc Thổ Nhĩ Kỳ (Turks) theo Hồi giáo, có quá khứ rất hào hùng, đã nhiều lần chiếm cứ và làm cỏ Trung Hoa. Nhà Mãn Thanh sau khi chiếm được Trung Nguyên vào thời vua Khang Hy và Càn Long lần lượt thôn tính vùng này, nhập vào lảnh thổ của nước Tàu. Hiện Tân Cương là khu tự trị của Hồi tộc trên lý thuyết, nằm về phía tây bắc giáp với các nước cộng hòa Hồi giáo cũ của Liên Xô Kazakhstan, Kyrgystan, Tajikistan, TurkmenistanUzbekistan. Vì sự bưng bít thông tin nên trước đây thế giới coi như mù tịt về tình hình chính trị của nước Tàu, tới năm 1996 bên ngoài mới nghe phong phanh về các vụ nổi loạn của người Hồi (Tân Cương) và Tây Tạng, chống lại Trung Cộng, khiến Bắc Kinh phải tăng cường quân đội đông đảo tới vùng này để đàn áp các cuộc quật khởi thường trực của hai dân tộc trên.

                Tại Tây Tạng, từ khi cuộc khởi nghĩa dành độc lập bị thất bại vào năm 1959, đã có hàng triệu người Tạng bị chết thảm bởi sự khủng bố của Tàu đỏ. Cũng trong năm này, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 may mắn thoát khỏi Tây Tạng và tới được Ấn Ðộ lập Chính phủ lưu vong tiếp tục đấu tranh đòi độc lập.

                Trung Cộng tới giờ tuy bị mang đầy tai tiếng về các loại hàng xuất cảng nhưng đối với bọn tài phiệt tư bản da trắng lẫn da màu, trong đó bỉ ổi nhất vẫn là Ấn Ðộ, Nepal.. vẫn còn ham muốn cái thị trường khổng lồ của Tàu, nên chỉ phản ứng có lệ, rồi thì nhắm mắt phủi tay, đem lương tâm con người đổi lấy lợi nhuận, nhất là Hoa Kỳ lúc nào cũng to tiếng về nhân quyền nhưng thực tế luôn bợ lưng cho kẻ ác dể hưởng lợi.

                Nhưng dù bị cô thế, người Tây Tạng trong và ngoài nước vẫn son sắt một lòng, quyết tâm chống đối với kẻ thù để dành lại cho được đất nước mình. Và giờ phút lịch sử đã tới vào sáng ngày 10-3-2008 : Toàn dân Tây Tạng đứng dậy chống giặc Tàu xâm lăng. Tại thủ đô Lhasa, hàng ngàn nhà sư và dân chúng ào ra các đường phố biểu tình ôn hòa, đòi độc lập và quyền sống. Nha tình báo của Anh Quốc (GCHQ) đã xác nhận lời tố cáo của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, qua việc Tàu đỏ cho công an và bộ đội giả dạng các sư sãi biểu tình đập phá các cửa hiệu của Hoa kiều tại Lhasa, để có cớ đem quân đôi ào ạt vào Tây Tạng đàn áp dân chúng vô tội là đúng sự thật. Khắp các tỉnh Cam Túc, Tứ Xuyên nơi có đông người Tạng trú ngụ, cũng xảy ra nhiều cuộc biểu tình chống Tàu. Trung Cộng ao ạt đổ quân tiếp viện, bắn chết nhiều người, biến thủ đô Lhasa thảnh cảnh hoang tàn đổ nát.

                Trong khi đó người Tạng lưu vong khắp nơi trên thế giới cũng đồng loạt đứng dậy biểu tình đòi Tàu đỏ phải trả lại độc lập cho đất nước mình. Tại Ấn Ðộ nơi có hơn 100.000 người Tạng lưu vong dự định đi bộ về lại cố hương để cùng đồng bào sát cánh chống kẻ thù, nhưng họ đã bị lưc lượng an ninh Ấn chận lại tại biên giới. Ở Hoa Kỳ, nhiều nhà sư Tạng biểu tình trước trụ sở của LHQ tại Nữu Ước, tố cáo Tàu đỏ cướp nước diệt chủng. Ngày 24-3-2008 tại vận động trường Olympic (Hy Lạp), Trung Cộng và Ủy Ban Thế Vận Hội chính thức khai mạc buổi lễ rước đuốc thế vận mùa hè 2008 tại Bắc Kinh. Trong lúc Liu Qi, chủ tịch tổ chức thế vận hội Tàu, đang thao thao đọc diễn văn thì bị một người đứng sau đưa tấm vải đen vẽ hình năm chiếc còng số 8, kết thành 5 vòng tròn biểu tượng của Olympic. Cùng lúc một phụ nữ Tây Tạng khắp mình dính đầy máu đỏ (giả), chận đường người cầm đuốc. Nhiều người khác chạy vào vận động trường hô to khẩu hiệu tẩy chay thế vận hội và chống Trung Cộng.

                Tất cả những diễn biến trên cộng với lòng thù hận của giới tăng lữ Tây Tạng, đã làm cho Trung Cộng vừa mất mặt lẫn lo sợ vì ngày khai mạc thế vận hội sắp tới. Trong lúc đó nhiều vị nguyên thủ thế giới đã công khai khước từ tham dự Thế Vận Hội như Thủ tướng Ðức (Bà Angela Merkel), Tổng thống Ðức (Horst Kohler), Thủ tướng Ba Lan (Donald Tusk), Thủ tướng Slovakia (Robert Fico), Tổng thống Cộng Hòa Czech (Vaclay Klaus) .. nhưng G Bush và thủ tướng Anh (Gordon Brown) thì hớn hở có mặt.

                Và Bắc Kinh đã không ngờ là các cuộc bạo động lại nhanh chóng lan rộng khắp thế giới cũng như tại Tây Tạng và các tỉnh lân cận kể cả Tân Cương, biến cả phần đất phía tây nước Tau thành trận địa không cách gì dập tắt nổi, khi hận thù dân tộc đã bay vút lện tận trời cao và thấm sâu trong máu thịt của con người.

                Xóm Cồn
                4-2008
                Mường Giang

                 
                http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2008/20080402_09.htm
                #38
                  Quang Khôi 22.04.2008 22:20:17 (permalink)
                  Bài đọc thêm
                   
                  >>>>>>>>>>>>>>>>>>
                   





                  Nguyên nhân làm Tây Tạng nhức nhối
                   










                  Đã xảy ra biểu tình bài Trung Quốc tại nhiều thành phố trên thế giới
                  Tạp chí Far Eastern Economic Review (FEER) vừa có bài nhận định về một số yếu tố gây bùng phát sự cố tại Tây Tạng. Bài báo đăng trong số 171/tháng 4 của tạp chí FEER với tựa đề "Tiền không thể mua được lòng người Tây Tạng" không đứng về phía nào trong biến cố, bởi theo tác giả Ben Hillman thì mỗi bên đều có cách diễn giải riêng.
                   
                  Bắc Kinh xem biến cố này do Dalai Lama dàn dựng và nói đây là cơ hội để các "phần tử tội phạm" bôi nhọ hình ảnh Trung Quốc.
                  Trong khi đó người Tây Tạng lưu vong và các ủng hộ viên quốc tế xem đây là cơ hội giành độc lập cho các nạn nhân từ "cuộc diệt chủng văn hóa".
                   
                  "Vùng kinh tế mới"
                  Việc Bắc Kinh đầu tư vào nhiều dự án hạ tầng tại Tây Tạng trong vài năm qua đã thúc đẩy tăng trưởng vùng này lên mức khoảng 12% năm.
                   
                  Kế hoạch có tên "Chương trình Phát triển Miền Tây" là để làm cân bằng về tăng trưởng giữa các khu vực miền biển phía Đông và vùng nằm trên cao nguyên phía Tây.
                  Tuy nhiên đa số người Trung Quốc, do đọc số liệu được chính quyền tô hồng trên truyền thông nhà nước, đã không thấy được thực tế là người Tây Tạng đang bị thua thiệt trong quá trình phát triển kinh tế ngoạn mục của Bắc Kinh.







                   Phát triển không đồng đều là nguyên nhân sâu xa tạo căng thẳng về chính trị và xã hội. Ben Hillman
                  Đa số người Tây Tạng sống nhờ nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Điều đó có nghĩa họ sống nhờ vào một khu vực có nền kinh tế thiếu tính đa dạng hơn các khu vực nông thôn khác tại Trung Quốc.
                   
                  Các luật lệ hà khắc mới về môi trường cũng gây trở ngại cho tập quán lâu đời như săn bắt, chăn thả gia súc và khai thác gỗ.
                   
                  Mặc dù Bắc Kinh đổ tiền nhiều vào Tây Tạng nhưng cơ hội việc làm cho người Tây Tạng rất hạn chế.
                  Họ phải cạnh tranh với người nhập cư từ các tỉnh khác từ Trung Quốc đổ về. Dân nhập cư thường có kinh nghiệm, trình độ và giáo dục cao hơn.
                   
                  Đầu tư thiếu hiệu quả?
                  Hạ tầng mới cho Tây Tạng có nghĩa là du lịch ngày càng phát triển.








                  Một số cơ sở kinh doanh tại Tây Tạng bị đốt phá trong biến cố
                  Tuy nhiên nhân viên làm trong khách sạn lại thường không phải là người Tây Tạng. Thậm chí người Hán phải mặc trang phục người Tây Tạng để bán vé phục vụ du khách.
                   
                  Các nguyên nhân dẫn tới thực trạng người Tây Tạng bị tụt lại phía sau là khá phức tạp và có cả các yếu tố khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ.
                  Thực ra không có sự kỳ thị về tuyển dụng lao động. Đơn giản chỉ là ai có trình độ thì người đó có việc.
                   
                  Tức là trong nền kinh tế thị trường thì các công ty tuyển người chỉ nhắm vào những ai hội đủ tiêu chí làm việc, và hầu hết người Tây Tạng, đặc biệt là vùng nông thôn, không đáp ứng được yêu cầu.
                  Thống kê cho thấy 40% người Tây Tạng không qua đào tạo bài bản ở trường lớp trong khi bình quân toàn Trung Quốc tỷ lệ này chỉ là 8%.
                   
                  Chính phủ Trung Quốc đã và đang nỗ lực mở trường song ngữ nhưng điều này có nghĩa là học sinh Tây Tạng phải học nhiều hơn để sánh kịp với các bạn người Hán và nhiều học sinh không thể đuổi kịp, chứ chưa nói là đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong mùa thi cử.
                   
                  Tạo thêm cơ hội








                  An ninh tại Tây Tạng được tăng cường sau biến cố gần đây
                  Thế nhưng có lẽ thách thức lớn nhất hiện nay về chính sách giáo dục và đầu tư tại Tây Tạng là thực trạng thiếu trường dạy nghề.
                   
                  Phải tăng cường dạy nghề thì người Tây Tạng mới có thể cạnh tranh được với dân nhập cư trong các lĩnh vực xây dựng, may mặc, chế biến thực phẩm và khu vực dịch vụ.
                  Tuy nhiên tạo thêm cơ hội cho người Tây Tạng có thể cũng chưa đủ bởi người Tây Tạng đã bị rớt lại phía sau khá xa và điều cần thiết là Bắc Kinh cần hành động đủ mạnh.
                  Tác giả bài báo nói cần phải tăng số trường dạy nghề lên gấp bốn lần cho Tây Tạng so với những nơi khác tại Trung Quốc.
                   
                  Song song, phải hoạch định lại chính sách, tập trung đầu tư vào con người thay vì chỉ đổ tiền vào hạ tầng cơ sở.
                   
                  Giới lãnh đạo Trung Quốc cần phải có cách tiếp cận mới với Tây Tạng và phải thừa nhận rằng phát triển không đồng đều là nguyên nhân sâu xa tạo căng thẳng về chính trị và xã hội.
                   
                  Thế nhưng với biến cố gần đây thì bất kể công cụ nào được đưa ra trong chính sách hoặc cách tiếp cận mới với Tây Tạng sẽ là cả một chặng đường dài mà Bắc Kinh có thể sẽ phải đi.
                   
                  Tác giả Ben Hillman là giảng viên Trường Đại học Tổng hợp Kinh tế Quốc gia Crawford tại Australia và đồng thời là chủ tịch VIện Đào tạo Đông Tây Tạng. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
                   
                  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/04/080422_chinatibet.shtml

                  #39
                    Thay đổi trang: < 123 | Trang 3 của 3 trang, bài viết từ 31 đến 39 trên tổng số 39 bài trong đề mục
                    Chuyển nhanh đến:

                    Thống kê hiện tại

                    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                    Kiểu:
                    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9