Đại, Trung, Tiểu Tiện
HongYen 04.01.2008 09:40:48 (permalink)
Rối loạn tiểu tiện ở phái nữ
18:08:00, 02/01/2008



Phụ nữ mang thai nếu tăng cân nhiều cũng dễ gặp rối loạn tiểu tiện
- ảnh: Khánh Vy
 

Khoảng 12% nữ giới mắc tình trạng rối loạn tiểu tiện. Tỷ lệ này lên đến hơn 37% ở chị em sau tuổi 50.


Những nguyên nhân
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tân Sinh, khoa Sản phụ (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội): Tiểu tiện không tự chủ - tình trạng són tiểu không gặp thường xuyên ở nữ giới, nhưng cũng là vấn đề đáng quan tâm khi nhiều chị em e ngại chữa bệnh, một phần do quan niệm bệnh không chữa được nên chấp nhận cùng sống chung với nó.

Có một số nguyên nhân gây rối loạn tiểu tiện như: són tiểu do bàng quang không ổn định - bàng quang co bóp liên tục ngay cả khi nước tiểu chưa đầy đến ngưỡng cần thiết phải đẩy ra ngoài, gây nên cảm giác buồn tiểu rất đột ngột và mạnh, nếu không đi sẽ bị... són tiểu. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ trẻ, thần kinh bị căng thẳng. Thậm chí, khi nghe tiếng nước chảy hay đang rửa tay cũng có thể són tiểu. Ngoài ra, rối loạn tiểu tiện còn xảy ra do gắng sức, khi có những hoạt động làm tăng áp lực ổ bụng (cười, hắt hơi, ho...). Có khoảng 30% số ca són tiểu trong trường hợp này xảy ra sau sinh, 90% trong số đó có thể tự khỏi. Số còn lại sẽ tồn tại tình trạng són tiểu ở các mức độ khác nhau, thậm chí, một số phải đóng khố liên tục! Ngoài ra, những phụ nữ khi mang thai tăng cân nhiều (tăng hơn 14 kg), sinh con trên 3,5 kg cũng dễ xảy ra són tiểu sau sinh.

Một số bệnh nhân bị són tiểu vào sáng sớm, khi bàng quang quá căng đầy. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau: các cơ thắt vùng đáy chậu, tầng sinh môn quá yếu; do sự lão hóa, thiếu nội tiết thời kỳ mãn kinh cũng làm các cơ mỏng đi, giảm độ co giãn.

Chữa trị
Theo bác sĩ Tân Sinh, gần đây đã có những tiến bộ vượt bậc trong hiểu biết về nguyên nhân gây rối loạn tiểu tiện ở phụ nữ, nhờ đó, tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi bằng phương pháp nội khoa lên đến 70-80% và có thể đạt hơn 90% nếu phối hợp phẫu thuật.

Tùy theo nguyên nhân mà việc điều trị sẽ được chỉ định thích hợp. Với kinh nghiệm thực tế, bác sĩ Tân Sinh cho biết: "Trường hợp phụ nữ mãn kinh, điều trị bằng nội tiết sẽ có hiệu quả. Bởi vì, bàng quang, âm đạo, đáy chậu đều chịu ảnh hưởng của nội tiết tố. Trường hợp này, nội tiết tố sẽ cải thiện đáng kể các rối loạn trong 70% các trường hợp. Tuy nhiên, lưu ý, tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc chống co thắt, chống cường giao cảm, tập luyện phục hồi chức năng các cơ để giúp cải thiện bệnh. Các bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn để chị em có thể tự tập tại nhà. Với hai phương pháp này, có thể cải thiện đến 80% các trường hợp. Nếu tập kiên trì, đúng cách, 30% có thể khỏi bệnh”.

Với phụ nữ són tiểu, nên đến bác sĩ chuyên khoa và phụ khoa - tiết niệu để khám sớm và tập luyện đúng cách nhằm giúp cho điều trị hiệu quả.

Nam Sơn
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.05.2008 21:20:38 bởi HongYen >
#1
    HongYen 04.01.2008 09:48:04 (permalink)
    Bài tập giúp phụ nữ dễ lên đỉnh khi 'yêu'
     
    Bài tập luyện cơ vùng chậu này mang tên vị bác sĩ đã sáng tạo ra nó: Kegel. Ngoài việc giúp người phụ nữ dễ đạt khoái cảm hơn khi sinh hoạt tình dục, nó còn làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu không tự chủ, sa tử cung...
    Sau nhiều năm nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ, bác sĩ Kegel nhận thấy các cơ ở vùng chậu gắn với xương chậu và hoạt động như một cái võng, ôm lấy cơ quan sinh dục của người phụ nữ. Quá trình mang thai, tuổi tác hay trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ làm cho vùng này suy yếu. Bài tập của ông giúp kích hoạt các cơ vùng chậu, khiến cơ quan sinh dục săn chắc hơn. Đa số phụ nữ cảm thấy hiệu quả sau 3 tuần luyện tập.
     
    Sau khi tập Kegel, âm đạo phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn. Họ sẽ cảm nhận rõ hơn sự đụng chạm của bạn tình trong lúc ân ái nên khoái cảm tăng mạnh. Nhờ bài tập này, phái yếu chủ động hơn trong phòng the và nhờ đó trở nên hấp dẫn hơn.
     
    Các động tác tập Kegel còn giúp phòng ngừa bệnh sa dạ con và bệnh són tiểu thường gặp ở phụ nữ (nhiều phụ nữ bị đái són khi họ cười hay ho). Tập luyện Kegel, các cơ bao quanh bàng quang của người phụ nữ sẽ có khả năng giữ nước tiểu tốt hơn. Bài tập này còn giúp người phụ nữ sinh nở dễ dàng hơn; âm đạo “chật” lại như cũ sau khi sinh. Bình thường, phải mất vài năm, âm đạo của bạn mới săn chắc trở lại sau một lần chuyển dạ. Thời gian này sẽ rút ngắn lại nếu bạn kiên trì với Kegel. Đa số phụ nữ chỉ tập bài tập Kegel sau khi sinh con. Thực ra nên bắt đầu sớm hơn, đề phòng các chứng sa dạ con và đái són. Cần tập Kegel liên tục để giữ cho cơ âm đạo được khỏe mạnh khi bạn đã có tuổi.
     
    Đây là một bài tập hết sức đơn giản, chỉ mất vài phút mỗi ngày. Có nhiều cách tập Kegel. Dễ nhất là tập co cơ âm đạo rồi thả lỏng, khoảng 200 lần một ngày. Luồn một ngón tay của bạn vào âm đạo và tìm cách kẹp lấy ngón tay của bạn. Bạn sẽ cảm thấy âm đạo co lại. Có những phụ nữ nhờ bác sĩ phụ khoa của họ giúp việc này.
     
    Hãy co cơ âm đạo rồi thả lỏng như khi bạn đi tiểu, và cố gắng nín lại giữa dòng (nhưng không khép hai đùi vào nhau). Lặp đi lặp lại động tác này. Trong khi luyện tập, hãy nhớ là không dùng đến các cơ bụng, chân, lưng và mông (sau khi tập, bạn cảm thấy mỏi các cơ này thì chứng tỏ chưa tập đúng cách). Bạn có thể đặt tay lên bụng trong khi tập. Nếu thấy bụng hơi phập phồng là chưa đạt. Khi tập phải thở đều, chậm và sâu.
     
    Các kiểu tập Kegel phức tạp
    Kiểu 1: - Co thắt âm đạo một chút, đếm đến 5.
    - Co thắt thêm chút nữa, đếm đến 5.
    - Co thắt hết mức có thể, đếm đến 5.
    - Thả lỏng ngược trở lại, từng nấc một, mỗi nấc đếm đến 5.
    Kiểu 2: - Co cơ âm đạo 3 giây. Thả lỏng. Lặp lại 10 lần.
    - Co thắt và thả lỏng càng nhanh càng tốt. Lặp lại 25 lần.
    - Tưởng tượng bạn đang cố kéo một vật gì đó vào trong âm đạo của bạn. Giữ nó lại trong 3 giây. Thả lỏng. Lặp lại 10 lần.
    - Tưởng tượng bạn đang cố đẩy cái gì đó ra khỏi âm đạo của bạn. Giữ 3 giây, thả lỏng. Lặp lại 10 lần.
     
    Có thể tập Kegel ở mọi nơi, mọi lúc vì chẳng ai phát hiện là bạn đang tập cả. Mỗi lúc ngủ dậy, trên xe buýt, trong phòng làm việc, khi xem TV hay ngay cả lúc ân ái, hãy tận dụng mọi thời điểm có thể để tập Kegel.
    BS Đinh Thủy, Sức Khỏe & Đời Sống
     
    http://www.ykhoanet.com/suckhoe_tinhduc/25_056.htm
    #2
      HongYen 04.01.2008 09:50:57 (permalink)
      #3
        HongYen 04.01.2008 09:55:09 (permalink)
        Bệnh sa thành âm đạo










        var dtSubjectDate = new Date('Oct 12 2004 11:57:57');




        Thứ ba, 12/10/2004, 11:57 GMT+7
        Bệnh này thường xuất hiện do những áp lực của việc sinh nở hoặc điều kiện chăm sóc, vệ sinh sau đẻ kém. Luyện tập nhóm cơ đáy chậu là một trong những cách khắc phục khá hiệu quả.
         
        Âm đạo là cơ quan có khả năng co giãn nhiều nhất vì có thể để cho đầu thai nhi lọt qua khi sinh đẻ; trong khi bình thường nó vốn xẹp, thành trước và thành sau gần như tiếp xúc với nhau. Bệnh sa âm đạo chắc chắn có vai trò của di truyền nhưng cũng có thể do điều kiện dinh dưỡng và nhiễm khuẩn. Với tuổi tác, sự bài tiết oestrogen giảm, mô âm đạo mỏng đi, sự bài tiết chất nhờn cũng giảm và dẫn đến sự kém giãn nở của âm đạo. Hoạt động tình dục và sinh đẻ cũng ảnh hưởng đến trương lực cơ của cơ quan sinh dục, dẫn đến sa thành âm đạo.
         
        Có thể phòng tránh và làm giảm tình trạng sa thành âm đạo, tử cung, bàng quang (gọi chung là sa sinh dục) bằng cách luyện tập để tăng sức mạnh cho nhóm cơ đáy chậu. Phương pháp này do bác sĩ Alfred Kegel đề ra trong thập niên 1940, lúc đầu để chữa hay cải thiện chứng tiểu không tự chủ. Sau đó, ông phát hiện bài tập này có tác dụng phòng ngừa sa sinh dục và chữa xuất tinh sớm (cần phối hợp với các phương pháp khác).
        Khi đang đi tiểu, nếu cố ý dừng lại (không dùng tay) nghĩa là bạn đã tác động đến những cơ ở sàn chậu. Phương pháp Kegel chính giúp luyện tập cho nhóm cơ này. Để kiểm tra có đúng nhóm cơ sàn chậu không, có thể cho ngón tay (rửa sạch) vào âm đạo, bạn sẽ cảm thấy ngón tay bị bóp lại khi tác động đến nhóm cơ. Mỗi ngày tập nhiều lần (5-10 lần), mỗi lần 20 động tác co thắt. Tổng số động tác mỗi ngày có thể đến 200 lần. Cần tập 8-10 tuần mới nhận thấy có sự cải thiện.
         
        Trong vài thập niên vừa qua, phương pháp Kegel đã được nhiều người luyện tập và được cho là có tác dụng tốt. Với bài tập trên, nhiều người bị chứng tiểu không tự chủ đã có thể kiềm giữ được lâu hơn (trên 10 phút). Nguy cơ sa sinh dục cũng giảm.
         
        BS Đào Xuân Dũng, Sức Khỏe & Đời Sống
         
        http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2004/10/3B9D7623/
         
        #4
          HongYen 04.05.2008 21:22:51 (permalink)
          Nhịn trung tiện không tốt cho sức khỏe
           





          Giữ khí trong bụng sẽ dẫn tới ợ nóng. Ảnh: heartburnscures.
          Một bác sĩ Pháp thúc giục mọi người nên có cái nhìn thoáng hơn về các chức năng tự nhiên của cơ thể để có sức khỏe tốt. Ông Frédéric Saldmann cho rằng, mọi người nên thoải mái trung tiện, ợ hơi và toát mồ hôi để giảm nguy cơ ung thư.
           
          Trong cuốn sách của mình, Le Grand Ménage, bác sĩ Saldmann tuyên bố mọi người nên mạnh dạn trung tiện. Loại bỏ 2 lít khí mỗi ngày là một quá trình tự nhiên và việc kiềm chế nó sẽ gây tổn hại cho ruột. Tương tự, mọi người cũng nên thoải mái ợ khi có nhu cầu và đặc biệt là sau khi ăn. Theo ông, đó là cách tốt nhất để giảm nguy cơ bị chứng thoát vị vốn đang ảnh hưởng đến 1/3 dân số Pháp.
           
          Giữ khí trong bụng sẽ dẫn tới ợ nóng, gia tăng nguy cơ bị ung thư thực quản. Ông cũng khuyên mọi người nên vứt bỏ các loại dược phẩm chống đổ mồ hôi.
           
          "Ngăn chặn mồ hôi không chỉ chấm dứt việc loại bỏ chất độc, mà còn chặn đứng một số thông điệp hấp dẫn đối với phe khác giới".
          Theo Saldmann, mọi người nên giảm việc nhai kẹo cao su, không nên ăn khi đang đi đường và uống ít đồ ngọt có gas.
          M.T. (theo Telegraph)
           
          http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2008/05/3BA01D7D/
          #5
            Như Ý P 22.03.2009 02:58:55 (permalink)



            Việt Báo Thứ Bảy, 3/21/2009, 12:00:00 AM


            Nhiễm Trùng Đường Tiểu
            Bác sĩ Trần Mạnh Ngô

            Nhiễm trùng đường tiểu là viêm đường tiểu do vi trùng gây ra. Phần lớn triệu chứng khởi đầu than phiền đau buốt khi đi tiểu. Bệnh nhân cũng có thể cho biết bị đau bụng dưới, hoặc đi tiểu có máu hay có mủ.

            Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu: Phần lớn nhiễm trùng đường tiểu do nhiễm vi trùng từ phân mà ra. 85% trường hợp bị vi trùng Escherichia coli. Đối với phụ nữ còn ít tuổi, khoảng 15% trường hợp do nhiễm vi trùng Staphylococcus saprophyticus. Khi phụ nữ càng lớn tuổi, càng dễ bị nhiễm trùng đường tiểu. Lý do chính là vì khi lớn tuổi hay trong thời kỳ mãn kinh, kích thích tố nữ estrogen bị thuyên giảm đã thay đổi tế bào âm hộ và làm nồng độ acid tăng cao, vi trùng Lactobacillus bị giảm đi và lợi dụng tình trạng đó vi trùng Coli dễ phát triển gây nhiễm trùng đường tiểu.

            Ngoài ra còn do những nguyên nhân khác như nhiễm trùng đường tiểu liên hệ tới vấn đề luyến ái của phụ nữ. Chẳng hạn vi trùng di động từ âm hộ hay ruột vào ống dẫn tiểu, lan vào bọng đái, gây bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Khi dùng thuốc spermicides giết tinh trùng hay dùng bao ngừa thụ thai cũng dễ làm nhiễm trùng đường tiểu. Lau chùi  sau khi đại tiện, dùng băng vệ sinh, rửa ráy hay mặc quần chật đều không phải là lý do gây nhiễm trùng đường tiểu.

            Có thai liên hệ gì tới nhiễm trùng đường tiểu? Khi bào thai phát triển được 7 tuần lễ, tử cung lớn ra, sẽ làm ống dẫn tiểu nở lớn ra, dễ gây nhiễm trùng đường tiểu. Kích thích tố thay đổi-như progesterone sẽ làm ống dẫn tiểu (ureter) và bắp thịt (detrusor) nở giãn ra, ảnh hưởng tới bọng đái khi đi tiểu, gây nhiễm trùng đường tiểu. Kết quả vài khảo cứu khác nhau cho biết khoảng 20-75% phụ nữ khi có bầu bị nhiễm trùng trong nước tiểu gây viêm thận-pyelonephritis. Vậy phụ nữ đang có bầu bị nhiễm trùng đường tiểu cần gặp bác sĩ để chữa bệnh, vì nếu không, có thể sinh con thiếu tháng hay hài nhi sinh ra bị nhỏ, dưới cân lượng.

            Tóm tắt điều trị: Chữa nhiễm trùng đường tiểu bằng trụ sinh hay kháng sinh. Thí dụ, dùng thuốc quinolones, TMP-SMZ, Nitrofurantoin, v..v.. Gần đây có nhiều tường trình cho biết khoảng 33% thuốc trụ sinh (hay kháng sinh) đã bị quen thuốc, như Amoxicillin, Sulfonamides. Thuốc quinolones ít bị vi trùng quen thuốc hơn cả. Thuốc TMP-SMZ và Nitrofurantoin cũng bị vi trùng quen thuốc, nhưng tùy từng vùng. Có trường hợp bệnh nhân sống trong môi trường dễ bị tái phát nhiễm trùng đường tiểu phải uống thuốc trụ sinh phòng ngừa. Đôi khi, bệnh nhân cần khám niệu khoa. Nhất là trong trường hợp bị nóng, bị đau một bên hông hay cả hai bên hông, nước tiểu vẫn còn có vi trùng hay nước tiểu thấy còn máu, hay bệnh đang bị bệnh tiểu đường, thì có khi phải thử nghiệm chức năng thận hay chụp hình thận. Có trường hợp phải nội soi bọng đái. Đôi khi khám phá bệnh nhân có sạn thận. Đường tiểu bị nghẹt hay có vi trùng vẫn còn trong nước tiểu lúc phụ nữ sinh con không bình thường, cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiểu. 

            Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu: Tránh những hoá chất kích thích đường dẫn tiểu (urethra) và bọng đái. Thí dụ đừng nằm ngâm trong bồn tắm để xà-bông, để dầu, shampoo v..v.. Tắm đứng sẽ tốt hơn. Sau đại tiểu tiện, trẻ nhỏ cần tập dùng giấy chùi từ đằng trước ra đằng sau để tránh vi trùng và đồ dơ từ phân nhiễm vào đường dẫn tiểu.

            Nước tiểu thường có độ acid nhẹ cho nên nếu uống nước cranberry sẽ giúp độ acid tăng lên, phòng ngừa vi trùng E.Coli tăng trưởng, và giảm độ nhiễm trùng đường tiểu. Tránh uống nước ngọt có gas hay chất caffeine, chocolate, hay nước chanh, nước cam, vì dễ kích thích bọng đái, làm đi tiểu thường xuyên. Trẻ em hay vội vã đi tiểu cho lẹ, để chạy đi chơi, cho nên không đi tiểu hết, có thể bị nhiễm trùng đường tiểu. Có trường hợp vi trùng còn lại trong nước tiểu bành trướng trở lại làm nhiễm trùng trở lại. Cần uống nước nhiều và thường xuyên hơn để giúp đường tiểu thông. Nên đi tiểu thường xuyên hơn là muốn nhịn không đi tiểu. Nếu hay bị nhiễm trùng đường tiểu, nên dùng quần lót bằng vải bông (cotton), ban đêm nên mặc quần rộng, thong thả. Ăn nhiều rau, uống nhiều nước giữ cho khỏi táo bón. Nếu vẫn bị táo bón phải đi găp bác sĩ.

            Vài lời nhiễm trùng đường tiểu cho đàn ông: đàn ông ít bị nhiễm trùng đường tiểu hơn đàn bà. Nếu đàn ông bị nhiễm trùng bọng đái thì phải điều trị bằng trụ sinh hay kháng sinh từ 7-14 ngày. Nếu đàn ông chỉ điều trị nhiễm trùng đường tiểu trong một thơì gian ngắn thì không thể thuyên giảm bệnh. Nếu bị nhiễm trùng nhiếp hô tuyến thì phải điều trị lâu hơn, ít ra 4 tuần lễ trở lên. Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu đàn ông thường là do 1) tuyến nhiếp hộ tuyến nở lớn, bít đường dẫn tiểu, hay đi tiểu không thông, 2) bệnh nhân bị thêm một bệnh khác nữa như bệnh tiểu đường và 3) Khi đặt ống thông tiểu cho đàn ông dễ làm nhiễm trùng đường tiểu. Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu đàn ông thường có: 1) Đi tiểu đau buốt, khi mới bắt đầu tiểu tiện, 2) Đi tiểu thường xuyên, 3) Khi vừa dứt tiểu xong lại muốn đi nữa, 4) Bị nóng sốt, 5) Ói mửa. 7) Đau bụng dưới, 8) Đi tiểu nhỏ từng giọt, 9) Đi tiểu ban đêm thường xuyên, 10) Nước tiểu màu đục, có mầu nâu hay đỏ.  Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay,  www.yduocngaynay.com, một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.

             
            http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=142315
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9