Đại, Trung, Tiểu Tiện
HongYen 04.01.2008 09:40:48 (permalink)
Rối loạn tiểu tiện ở phái nữ
18:08:00, 02/01/2008



Phụ nữ mang thai nếu tăng cân nhiều cũng dễ gặp rối loạn tiểu tiện
- ảnh: Khánh Vy
 

Khoảng 12% nữ giới mắc tình trạng rối loạn tiểu tiện. Tỷ lệ này lên đến hơn 37% ở chị em sau tuổi 50.


Những nguyên nhân
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tân Sinh, khoa Sản phụ (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội): Tiểu tiện không tự chủ - tình trạng són tiểu không gặp thường xuyên ở nữ giới, nhưng cũng là vấn đề đáng quan tâm khi nhiều chị em e ngại chữa bệnh, một phần do quan niệm bệnh không chữa được nên chấp nhận cùng sống chung với nó.

Có một số nguyên nhân gây rối loạn tiểu tiện như: són tiểu do bàng quang không ổn định - bàng quang co bóp liên tục ngay cả khi nước tiểu chưa đầy đến ngưỡng cần thiết phải đẩy ra ngoài, gây nên cảm giác buồn tiểu rất đột ngột và mạnh, nếu không đi sẽ bị... són tiểu. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ trẻ, thần kinh bị căng thẳng. Thậm chí, khi nghe tiếng nước chảy hay đang rửa tay cũng có thể són tiểu. Ngoài ra, rối loạn tiểu tiện còn xảy ra do gắng sức, khi có những hoạt động làm tăng áp lực ổ bụng (cười, hắt hơi, ho...). Có khoảng 30% số ca són tiểu trong trường hợp này xảy ra sau sinh, 90% trong số đó có thể tự khỏi. Số còn lại sẽ tồn tại tình trạng són tiểu ở các mức độ khác nhau, thậm chí, một số phải đóng khố liên tục! Ngoài ra, những phụ nữ khi mang thai tăng cân nhiều (tăng hơn 14 kg), sinh con trên 3,5 kg cũng dễ xảy ra són tiểu sau sinh.

Một số bệnh nhân bị són tiểu vào sáng sớm, khi bàng quang quá căng đầy. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau: các cơ thắt vùng đáy chậu, tầng sinh môn quá yếu; do sự lão hóa, thiếu nội tiết thời kỳ mãn kinh cũng làm các cơ mỏng đi, giảm độ co giãn.

Chữa trị
Theo bác sĩ Tân Sinh, gần đây đã có những tiến bộ vượt bậc trong hiểu biết về nguyên nhân gây rối loạn tiểu tiện ở phụ nữ, nhờ đó, tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi bằng phương pháp nội khoa lên đến 70-80% và có thể đạt hơn 90% nếu phối hợp phẫu thuật.

Tùy theo nguyên nhân mà việc điều trị sẽ được chỉ định thích hợp. Với kinh nghiệm thực tế, bác sĩ Tân Sinh cho biết: "Trường hợp phụ nữ mãn kinh, điều trị bằng nội tiết sẽ có hiệu quả. Bởi vì, bàng quang, âm đạo, đáy chậu đều chịu ảnh hưởng của nội tiết tố. Trường hợp này, nội tiết tố sẽ cải thiện đáng kể các rối loạn trong 70% các trường hợp. Tuy nhiên, lưu ý, tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc chống co thắt, chống cường giao cảm, tập luyện phục hồi chức năng các cơ để giúp cải thiện bệnh. Các bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn để chị em có thể tự tập tại nhà. Với hai phương pháp này, có thể cải thiện đến 80% các trường hợp. Nếu tập kiên trì, đúng cách, 30% có thể khỏi bệnh”.

Với phụ nữ són tiểu, nên đến bác sĩ chuyên khoa và phụ khoa - tiết niệu để khám sớm và tập luyện đúng cách nhằm giúp cho điều trị hiệu quả.

Nam Sơn
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.05.2008 21:20:38 bởi HongYen >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9