Các nhà thơ Pháp
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 24 bài trong đề mục
cacbac 12.01.2008 18:11:58 (permalink)





Guillaume Apollinaire (tên thật bằng tiếng Ba Lan: Wilhelm Albert Vladimir Apollinaris de Wąż-Kostrowitcki, 26 tháng 8 năm 1880 – 9 tháng 11 năm 1918) – nhà thơ Pháp gốc Ba Lan, một trong những nhà thơ lớn của Pháp đầu thế kỉ XX.

Tiểu sử:
Wilhelm Albert Vladimir Apollinaris Kostrowitzky sinh ở Roma, Ý. Mẹ là Angelica Kostrowicka, một phụ nữ quí tộc đã sa sút chạy sang Ý sau cuộc bạo loạn 1863 – 1864 ở Ba Lan, bố không rõ. Năm 1887 Wilhelm Kostrowitzky cùng mẹ và em trai chuyển về Monaco. Học ở Monaco, Cannes. Từ năm 1899 chuyển về sống ở Paris, làm thơ, viết báo và trở thành nhà thơ nổi tiếng với bút danh Guillaume Apollinaire – là cách gọi bằng tiếng Pháp của hai tên Ba Lan Wilhelm và Apollinaris. Tháng 9 năm 1911 Guillaume Apollinaire bị bắt vào tù vì ông bị nghi tham gia vào vụ ăn cắp bức họa Mona Lisa nổi tiếng ở bảo tàng Louvre, một năm sau được trả tự do vì không tìm ra chứng cứ. Năm 1912 ông cùng bạn bè thành lập tạp chí “Chiều Paris” và làm chủ bút từ năm 1913. Cũng trong năm này in bài thơ nổi tiếng nhất của ông: Cầu Mirabeau (Le Pont Mirabeau) và trường ca Zone, đưa Guillaume Apollinaire lên vị trí số một trong các nhà thơ đương thời. Năm 1913 in tập thơ Rượu (Alcools), năm 1914 in một số bài thơ viết theo kiểu tạo hình (Calligrammes). Khi chiến tranh thế giới I nổ ra, Guillaume Apollinaire tình nguyện ra trận với mong muốn được giải phóng Ba Lan nhưng bị thương nặng, trong thời gian này ông viết nhiều bài thơ về chiến tranh. Tháng 3 năm 1916 Guillaume Apollinaire được nhập quốc tịch Pháp và trở lại Paris tiếp tục sáng tác. Guillaume Apollinaire mất ở Paris vào năm 38 tuổi.

Tác phẩm:
*Les exploits d’un jeune Don Juan, 1907
*Les onze mille verges, 1907
*L'enchanteur pourrissant, 1909
*L'Hérèsiarque et Cie, 1910
*Le Théâtre Italien, 1910
*Le bestiaire ou le cortège d’Orphée, 1911
*Alcools, 1913
*Les peintres cubistes, 1913
*La Fin de Babylone, 1914
*Case d'Armons, 1915
*Le poète assassiné, 1916
*Les mamelles de Tirésias, 1917
*L'esprit nouveau et les poètes, 1918
*Calligrammes, 1918
*Le Flâneur des Deux Rives, 1918
*La femme assise, 1920
*Le guetteur mélancolique

Các tuyển tập:
*Oeuvres роétiques. P., 1956
*Oeuvres completes, t. 1-4, P., 1965—1966
*Oeuvres en prose complètes. Vol.1-2. Paris: Gallimard, 1991 (Bibliothèque de la Pléiade)




CẦU MIRABEAU

Dưới cầu Mirabeau êm đềm trôi dòng Seine
Trôi cả tình yêu của anh và em
Không biết anh có còn nên nhớ
Niềm vui sẽ đến theo sau nỗi ưu phiền.

Giờ cứ điểm, đêm cứ đến gần
Tháng ngày trôi, đây vẫn còn anh.

Mặt đối mặt và tay trong tay nhau
Vòng tay ta như cầu
Dưới cầu dòng nước chảy
ánh mắt rã rời vì li biệt dài lâu.

Giờ cứ điểm, đêm cứ đến gần
Tháng ngày trôi, đây vẫn còn anh.

Tình ra đi như dòng nước trôi nhanh
Tình yêu của em và anh
Cuộc đời ơi, sao mà chậm rãi
Hy vọng sao mà dữ dội cuồng điên.

Giờ cứ điểm, đêm cứ đến gần
Tháng ngày trôi, đây vẫn còn anh.

Vẫn trôi đều ngày tuần, tháng năm
Quá khứ và tình yêu quay trở lại không còn
Chỉ một điều không bao giờ thay đổi
Dưới cầu Mirabeau êm đềm trôi dòng Seine.

Giờ cứ điểm, đêm cứ đến gần
Tháng ngày trôi, đây vẫn còn anh.


BÀI THƠ TẶNG LINDA

Cái tên nghe rất tôn giáo của em
Hơi kiêu kì - và đó là bản chất
Cái tên em bí ẩn không giấu được
Tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “xinh”.

Còn tiếng Đức có nghĩa là “dịu hiền”
Như tháng Tư giữa trời đêm trong gió
Cây gia thần tiên hát ca, nghiêng ngả
Trong tiếng xạc xào hương toả mùi đêm.

Tên của em đẹp hơn mọi cái tên!
Thời Hy Lạp cổ, đó là “thành phố”
Rất phồn thịnh, như thiên đàng, một thuở
Giữa những hoa hồng trên đảo Rhodes hát lên.
____________
*Bài thơ đi phân tích ý nghĩa tên của cô gái Linda. Từ “Lindo” bằng tiếng Tây Ban Nha nghĩa là đẹp, xinh. Bằng tiếng Đức (Die Linde – cây gia, cây đoạn; lind – dịu hiền, thuỳ mị). ở khổ thứ 3 nhắc đến tên gọi một thành phố Hy Lạp cổ đại – Lindos, nằm ở bờ phía đông đảo Rhodes.
#1
    cacbac 12.01.2008 18:15:21 (permalink)





    Louis Aragon (3 tháng 10 năm 1897 – 24 tháng 12 năm 1982) – nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị Pháp, thành viên của Viện hàn lâm Goncourt.

    Tiểu sử:
    Louis Aragon sinh ở Paris, là con ngoài giá thú của Marguerite và Andrieux. Học Đại học Y ở Paris. Sau này, Aragon chọn bút danh cho mình lấy tên của một vùng đất lịch sử ở Tây Ban Nha. Thời trẻ Aragon gần gũi với các nhóm Dada và Surrealism. Năm 1927 gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và tích cực tham gia các hoạt động báo chí. Năm 1932 cùng đoàn các nhà văn Quốc tế đến thăm vùng Ural của Liên Xô. Ấn tượng của chuyến đi này được Aragon thể hiện trong tập thơ Hourra l'Oural, (Hoan hô Ural, 1934). Vợ của Aragon là Elsa Triolet, một cô gái Liên Xô gốc Do Thái. Elsa Triolet là chị gái của Lilya Brich, vợ của nhà thơ Nga nổi tiếng Vladimir Mayakovsky, bản thân Elsa Triolet cũng là một nhà văn nổi tiếng.
    Thời kỳ Thế chiến II, Aragon tham gia phong trào Kháng chiến, là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào này. Các tập thơ Le Crève-Cœur, (Dao trong tim, 1941); Les Yeux d'Elsa, (Đôi mắt Elsa, 1942); thể hiện lòng yêu nước và sự quay về với những đề tài tình yêu cổ điển. Ngoài thơ ca, Aragon còn là một nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm có giá trị về những vấn đề của văn học hiện đại. Louis Aragon mất ở Paris năm 1982.

    Tác phẩm:
    Văn xuôi:
    *Anicet ou le Panorama, 1921
    *Les Aventures de Télémaque, 1922
    *Le Libertinage, 1924
    *Le Paysan de Paris, 1926
    *Le Con d’Irène, 1927 (sous le nom d’Albert de Routisie)
    *Les Cloches de Bâle, 1934 («Le Monde réel»)
    *Les Beaux Quartiers, 1936 («Le Monde réel»), Prix Renaudot
    *Les Voyageurs de l’Impériale, 1942 («Le Monde réel»)
    *Aurélien, 1944 («Le Monde réel»)
    *Servitude et Grandeur des Français. Scènes des années terribles, 1945
    *Les Communistes (6 volumes), 1949—1951 et 1966—1967 («Le Monde réel»)
    *La Semaine Sainte, 1958
    *La Mise à mort, 1965
    *Blanche ou l’oubli, 1967
    *Henri Matisse, roman, 1971
    *Théâtre/Roman, 1974
    *Le Mentir-vrai, 1980
    *La Défense de l’infini, 1986
    *Les Aventures de Jean-Foutre La Bite, 1986

    Thơ:
    *Le Musée Grévin, publié sous le pseudonyme de François la Colère
    *La rose et le réséda
    *Feu de joie, 1919
    *Le Mouvement perpétuel, 1926
    *La Grande Gaîté, 1929
    *Persécuté persécuteur, 1930—1931
    *Hourra l’Oural, 1934
    *Le Crève-Cœur, 1941
    *Cantique à Elsa, 1942
    *Les Yeux d’Elsa, 1942
    *Brocéliande, 1942
    *Le Musée Grevin, 1943
    *La Diane Française, 1945
    *En étrange pays dans mon pays lui-même, 1945
    *Le Nouveau Crève-Cœur, 1948
    *Le Roman inachevé, 1956
    *Elsa, 1959
    *Les Poètes, 1960
    *Le Fou d’Elsa, 1963
    *Il ne m’est Paris que d’Elsa, 1964
    *Les Chambres, poème du temps qui ne passe pas, 1969





    TÌNH HẠNH PHÚC KHÔNG HỀ CÓ

    Con người chẳng có quyền gì. Không ở trong sức mạnh
    Không ở trong tim, trong sự yếu đuối của mình
    Khi giang rộng vòng tay – thì tai họa đứng sau lưng
    Xiết chặt vào lòng – là giết mình mãi mãi
    Sự hành hạ con người đôi cánh rộng mở ra
    Tình hạnh phúc không hề có.

    Bị tước mất vũ khí, đời người lính còn gì
    Khi người ta đem đặt thứ khác vào số phận
    Mỗi buổi sáng thức giấc thấy đời trống vắng
    Rồi chờ đợi buổi chiều với một nỗi buồn thương
    Không cần nước mắt đâu. Đó là cuộc đời anh
    Tình hạnh phúc không hề có.

    Tình của anh và nỗi đau, nỗi đau đớn của anh
    Như con chim bị thương, em trong tim anh đó
    Anh và em bước đi dưới ánh mắt thiên hạ.
    Anh bện vào những lời rồi nhắc lại những lời anh
    Vì đôi mắt của em mà người ta xin chết sẵn sàng
    Tình hạnh phúc không hề có.

    Không, ta đã muộn màng để học cách sống từ đầu
    Cứ để cho hai con tim trong buổi chiều cùng đau khổ
    Cần đau đớn để cho bài ca sinh hạ
    Và lòng thương, khi đám cháy đã không còn
    Cần thổn thức để cùng cây đàn ghi ta hát lên
    Tình hạnh phúc không hề có.

    Không có trên đời tình yêu mà không biết đến đau thương
    Không có trên đời tình yêu mà khổ đau không mang đến
    Không có trên đời tình yêu mà không sống bằng đau đớn
    Và anh cũng như em, vẫn yêu đất nước quê hương
    Không có tình yêu mà không có nước mắt, đau buồn
    Tình hạnh phúc không có nhưng tình vẫn sống
    Và đâu phải vì điều này mà anh hết yêu em.
    #2
      cacbac 12.01.2008 18:19:02 (permalink)





      Joachim du Bellay (1522 – 1 tháng 1 năm 1560) – nhà thơ Pháp, thành viên nhóm Pléiade, được coi là một trong những nhà cải cách ngôn ngữ thơ ca Pháp thế kỷ XVI.

      Tiểu sử
      Joachim du Bellay sinh ở Lire, gần Angers (Pháp). Năm 1547 gặp Pierre de Ronsard, chủ soái nhóm Pléiade, đã từ chối chức vụ cao trong giáo hội để theo nghiệp thơ ca. Ông là tác giả của tác phẩm nổi tiếng: "La défense et l’illustration de la langue française" (Bảo vệ và phát triển tiếng Pháp), được coi là tuyên ngôn của nhóm Pléiade. Tác phẩm này đề ra phương hướng phát triển của thơ ca mới, phê phán thứ thơ bắt chước phong cách các nhà thơ cổ và sử dụng ngôn ngữ Latin. Joachim du Bellay là nhà thơ có công lớn trong việc làm giàu ngôn ngữ thơ ca Pháp, trong việc sáng tạo ra những thể loại thơ mới như ode, bi ca, sử thi… Ông cũng là tác giả của tác phẩm thơ châm biếm đầu tiên trong thơ Pháp: "Le poète courtisan".
      Tuy vậy, nhiều tác phẩm của Joachim du Bellay vẫn ngược lại với lý thuyết mà ông đề cao. Người ta vẫn chỉ ra nhiều chỗ ông mô phỏng thơ cổ và sử dụng ngôn ngữ thơ Latin trong những tác phẩm đáng kể nhất. Đây cũng là đặc điểm của cả nhóm Pléiade.
      Joachim du Bellay mất ở Paris năm 38 tuổi.

      Thư mục
      *L’Olive, Recueil de poésies
      *Divers poèmes
      *Les amours
      *Antiquités de Rome
      *Les Regrets; Jeux rustiques
      *La défense et l’illustration de la langue françoise, choix, notice biographique et bibliographique par A. Séché, 1908
      *Divers jeux rustiques et autres œuvres politiques, publ. sur l’éd. originale de 1558 et augm. des lettres de l’auteur avec notice de G. Colletet, bibliographie et notes par A. van Bever, 1912
      *Œuvres poétiques, 5 vv., publ. par H. Chamard, 1919-1923 (Société des Textes Français Modernes)
      *Divers jeux rustiques, éd. crit., publ. par H. Chamard, 1923.


      Sonnê XXXV

      Ông thầy thuốc chữa cơn sốt run
      Bằng cách đắp lên người khăn ấm
      Còn cơn sốt tình yêu khô và nóng
      Chỉ dịu đi khi thỏ thẻ với tình.

      Bếp lửa cháy em thổi nước vào trong
      Thì ngọn lửa càng bốc lên vùn vụt
      Ngọn lửa kia nếu em muốn dập
      Cần phải đem dội nước bằng thùng.

      Trong tình yêu bằng cách ấy được chăng?
      Anh đã từng thử bằng cách như vậy
      Tại vì sao không được hở ma Dame.

      Càng cố sức dập ngọn lửa tình
      Thì anh càng yêu em say đắm
      Và không muốn ai dập lửa giùm anh!



      XCI

      Hãy trả lại cho vàng màu sắc
      Màu sắc từng say đắm lòng tôi
      Hãy trả về cho phương Đông châu ngọc
      Tia sáng của mắt trả lại mặt trời.

      Trả cho hoạ sĩ – nét mặt đầy bí ẩn
      Cho Diana – bộ ngực, đôi má - thần bình minh
      Trả cho thần chiến tranh – vầng trán rộng
      Trả lại Eva – lời di huấn tinh ranh.

      Ngọn lửa tình yêu hãy trả lại cho tình
      Cho thần sắc đẹp – vẻ tuyệt vời hình thể
      Trả cho những bầu trời – vẻ hoàn mỹ.

      Trả cho san hô cái miệng màu xanh
      Trả về cho đá - như đá những con tim
      Vẻ quỉ quyệt màu đen – trả về cho sư tử.

      XCVII

      Trong nắng hè tuyệt đẹp hoa hồng
      Khi hoa trắng trong như tuyết
      Và nhẹ nhàng toả ra hơi mát
      Trên cành, từ vết cắt màu xanh.

      Màu trắng này tất cả đều thở bằng
      Tất cả cúi đầu trước hoa cảm tạ
      Khẽ chạm vào cành hoa con thú sợ
      Thế là con thú chạy vòng quanh.

      Nhưng người ta đem bẻ cành hoa
      Thì hoa buồn bã, não nề
      Rồi hoa trở về cát bụi…

      Bông hoa của tôi người ta đoạt lấy
      Còn tôi bay trong mộng, trong mơ
      Chốn xa xôi, rồi kết thúc trong thơ.
      #3
        cacbac 12.01.2008 18:21:42 (permalink)





        Jacques Romain Georges Brel (8 tháng 4 năm 1929 – 9 tháng 10 năm 1978) là nghệ sĩ, nhà thơ Bỉ sáng tác bằng tiếng Pháp.

        Tiểu sử:
        Jacques Brel sinh ở Schaarbeek, Bỉ. Từ những ngày học ở trường phổ thông đã rất mê diễn kịch. Năm 1951 Jacques Brel cưới vợ và có một con gái. Từ năm 1952 bắt đầu sáng tác những bài hát cho những buổi dạ hội. Năm 1953 ra đĩa hát dầu tiên. Năm 1953 Jacques Brel sang Paris theo lời mời của Jacques Canneti, người đáng giá cao tài năng của Brel qua những bài hát do ông sáng tác. Năm 1955, cả vợ và con gái cùng chuyển sang sống cùng Brel ở Paris. Năm 1956 Jacques Brel bắt đầu cộng tác với các nghệ sĩ Gérard Jouannest và Francois Rauber, biểu diễn trong các buổi hòa nhạc. Từ năm 1958 thường xuyên biểu diễn ở các nhà hát uy tín nhất của Paris. Năm 1966 Jacques Brel quyết định rời sân khấu. Ngày 16 tháng 5 năm 1967 ông tổ chức buổi hoà nhạc chia tay.

        Từ năm 1967 Jacques Brel chuyển sang đóng phim và đạo diễn phim. Với điện ảnh, Jacques Brel cũng đạt đến đỉnh cao với nhiều bộ phim nổi tiếng do ông đóng vai chính. Nhiều bộ phim do ông đạo diễn cũng được đánh giá cao. Ngoài âm nhạc (chủ yếu nổi tiếng là một người viết phần lời xuất sắc) và điện ảnh, Jacques Brel còn là một nhà thơ nổi tiếng của Bỉ và Pháp. Ông mất ở Bobigny, ngoại ô Paris sau một thời gian bị bệnh kéo dài và mai táng tại đảo Marquesas.

        Tác phẩm:
        Đĩa hát:
        *1953: Đĩa hát đầu tiên: La Foire/Il y a
        *1954: Anbom đầu tiên : Jacques Brel et ses chansons
        *1957: Quand on n’a que l’amour, Heureux Pardons,…
        *1958: Je ne sais pas, Au printemps,…
        *1958: Đĩa cho tạp chí Marie-Claire, Gồm các bài L’introduction à la Nativité và L'Évangile selon saint Luc
        *1959: La valse à mille temps, Ne me quitte pas, Je t’aime, Isabelle, La mort, …
        *1961: Marieke, Le moribond,…
        *1962: Hoà nhạc tháng 10-1961
        *1963: Les Bigotes, Les vieux, La Fanette,…
        *1964: Jef, Les bonbons, Mathilde,…
        *1965: Ces gens-là, Fernand,…
        *1967: 67 comprenant Mon enfance, À jeun,…
        *1968: Vesoul, L'éclusier,…
        *1970: L’Homme de la Mancha
        *1972: Ghi âm mới những bài hát cũ
        *1977: Les Marquises
        *1988: Jacques Brel — l’intégrale (10 CD)
        *2003: Jacques Brel — l’intégrale (15 CD)

        Phim:
        *1968: Les risques du métier d'André Cayatte
        *1968: La bande à Bonnot de Philippe Fourastié
        *1969: Mon oncle Benjamin d'Édouard Molinaro
        *1970: Mont-Dragon de Jean Valère
        *1971: Les assassins de l’ordre de Marcel Carné
        *1971: Franz
        *1972: L’aventure c’est l’aventure de Claude Lelouch
        *1972: Le bar de la Fourche d'Alain Levent
        *1972: Le Far-West
        *1973: L’emmerdeur d'Édouard Molinaro


        NẾU BẠN CẦN

        Bạn không hiểu gì.

        Nếu bạn cần những con tàu để đi xa đâu đấy vì may mắn
        Và nếu bạn cần con tàu trắng để bay về những xứ sở xa xăm
        Để đi tìm bầu trời xanh mà hồn bạn đang khóc và than vãn
        Hay tìm những bài ca hạnh phúc mà bạn có thể hát lên
        Thì…

        Nếu bạn cần ban mai để ngày mai bạn sẽ lại tin
        Và ngày mai, để ngày mai mang về cho sức mạnh
        Và trả về cho bạn niềm hy vọng đã mất rất lạ lùng
        Và trả cho bạn bàn tay thủy chung mà bạn từng thả lỏng
        Thì…

        Nếu bạn cần những lời từng chép trong sách cổ
        Để tìm sự thanh minh cho lời nói của mình
        Và để thơ ca đối với bạn là một trò chơi chữ
        Và tất cả cuộc đời bạn từ nay sẽ già hom
        Thì…

        Nếu bạn cần nỗi buồn để làm một quả mìn thông minh
        Và cần tiếng ồn đường phố để giọng nói của lương tâm lấn át
        Và cần những yếu đuối nhỏ nhặt để ra vẻ dịu dàng
        Và cả những cơn giận dữ để cho mạnh mẽ và rắn chắc
        Thì…

        Thì bạn không hiểu gì.





        LỜI CẦU KHẨN

        Em là ngọn cờ, là hy vọng, là ánh sáng
        Là lòng tin, là cơn nóng của tim
        Em là bếp lửa trong đêm giá lạnh
        Em – là chiếc chén Thánh của anh.

        Em là đam mê, là khao khát, là đêm
        Em là quyền lực, em là luật pháp
        Em là hoa, là bánh mỳ, mật ngọt
        Em là đất cày, là cày cuốc của anh.

        Em là mặt trời, là sóng trắng, cánh buồm
        Em là tiếng đàn, là bài ca dịu ngọt
        Em là rượu, là tiếng cười, nước mắt
        Em là con đường trong cuộc sống của anh.

        Em là ngọn cờ, là ánh sáng của anh
        Cơn nóng của tim, em là ngọn lửa
        Em là máu, là thịt xương anh đó
        Hãy quay về, anh vẫn đợi chờ em!..
        #4
          cacbac 12.01.2008 18:24:57 (permalink)





          Jean Nicolas Arthur Rimbaud (20 tháng 10 năm 1854 – 10 tháng 11 năm 1891) – nhà thơ Pháp, một trong những người sáng lập trường phái ấn tượng, là nhà thơ có ảnh hưởng lớn tới văn học và nghệ thuật hiện đại.

          Tiểu sử:
          Arthur Rimbaud sinh ở Charleville (nay là Charleville-Mézières), miền đông bắc nước Pháp. Bố là Frédéric Rimbaud, một sĩ quan phục vụ ở Algeria, mẹ là Vitalie Cuif, xuất thân từ một gia đình nông dân. Bố mẹ chia tay nhau khi Arthur Rimbaud mới 4 tuổi nên sự giáo dục chủ yếu là từ mẹ. Thời kỳ học ở trường tiểu học đã nổi tiếng học giỏi tiếng Hy Lạp, tiếng Latin và các môn: lịch sử, địa lý. Năm 1865 vào học trường Colege Charleville là một trong những học sinh xuất sắc nhất của trường. Năm 1869 lần đầu tiên in ba bài thơ viết bằng tiếng Latin Xuân đã về (Ver erat), Thiên thần và đứa bé (L’Ange et l’enfant), Jugurtha (Jugurtha). Bài thơ Jugurtha được tặng giải nhất trong một cuộc thi thơ. Năm 1870, lên 16 tuổi Rimbaud in những bài thơ đầu tiên bằng tiếng Pháp, sau đó đi du lịch lên miền bắc nước Pháp và Bỉ. Ở Paris, Arthur Rimbaud làm quen và trở thành người yêu của Paul Verlaine, làm xôn xao dư luận Paris. Rimbaud tham gia Công xã Paris. Năm 1872, Verlaine bỏ gia đình cùng Rimbaud đi sang London. Khi trở về Bỉ, hai người cãi nhau, Verlaine dùng súng lục bắn Rimbaud bị thương phải vào tù 2 năm, còn Rimbaud trở về quê Charleville.

          Kể từ đây cuộc đời của Rimbaud sang một trang mới, ông bỏ làm thơ hẳn và đi chu du hầu như khắp thế giới. Năm 1875 sang Đức, hết tiền phải đi bộ sang Milan, (Ý), sau đó ốm nặng phải quay về Pháp. Năm 1876 sang Áo, bị trục xuất, ông quay sang Hà Lan tham gia đội quân lê dương đi sang Indonesia. Ba tuần sau theo tàu chiến Anh trở về quê, sau đó sang Đức, Đan Mạch, Thuỵ Sĩ… Từ năm 1880 ông sang các nước châu Phi (Ai Cập, Ethiopia, Yemen) buôn súng, buôn cà phê và da thú. Tháng 2 năm 1891 bị bệnh phải quay trở về Pháp, đến tháng 10 ông qua đời ở Marseille vào tuổi 37.
          Mặc dù sống một cuộc đời ngắn ngủi (thời gian sáng tác lại càng ngắn) nhưng Arthur Rimbaud đã đánh dấu một mốc mới trong sự phát triển của thơ ca Pháp. Ông là người có công trong việc làm giàu ngôn ngữ, hình tượng cũng như thể loại thơ ca… Nửa cuối thế kỷ XX Arthur Rimbaud trở thành một hiện tượng văn hóa đại chúng. Hình tượng Rimbaud được thể hiện qua rất nhiều bộ phim nổi tiếng thế giới.

          Tác phẩm:
          *Poésies (Thơ)
          *Le bateau ivre (Con tàu say, 1871)
          *Une Saison en Enfer (Một mùa hè ở địa ngục, 1873)
          *Illuminations (Linh cảm, 1874)
          *Lettres (Thư từ)

          Thư mục:
          *Œuvres, [2 éd.], P., [1964]
          *Œuvres, P., [1966]
          *Е tiemble R. et GaucIere Y., Rimbaud, P., 1950
          *Fowlie W., Rimbaud. [A critical study], Ch. - L., [1967]
          *Gascar P., Rimbaud et la Commune, [P., 1971]; "Europe", 1973, № 529-30





          CẢM TƯỞNG

          Buổi chiều xanh, trên những con đường nhỏ
          Rảo bước chân trên hoa cỏ nhẹ nhàng
          Mơ ước trong đầu, trên tóc ngọn gió
          Tôi nhận ra hơi mát dưới bàn chân.

          Không nghĩ suy, không lời trên môi lặng
          Nhưng con tim yêu hết thảy trên đời
          Và ngọt ngào trong hoàng hôn thơ thẩn
          Thiên nhiên tựa hồ như người đẹp cùng tôi.
           
          #5
            cacbac 12.01.2008 18:30:31 (permalink)





            Paul-Marie Verlaine (30 tháng 3 năm 1844 – 8 tháng 1 năm 1896) – nhà thơ Pháp, một trong những nhà thơ lớn của Pháp thế kỷ XIX.

            Tiểu sử:
            Paul-Marie Verlaine sinh ở Metz. Bố là kỹ sư xây dựng trong quân đội, mẹ xuất thân từ một gia đình nông dân khá giả. Năm 1851 gia đình chuyển về Paris. Năm 1855 Verlaine vào học trường lycee Bonapart ở Paris và đã bộc lộ sự say mê thơ ca. Năm 1858 gửi cho Victor Hugo trường ca La Mort (Cái chết). Năm 1862 nhận bằng cử nhân hùng biện, cũng trong năm này vào học luật tại Đại học Sorbonne nhưng một thời gian sau bỏ học. Từ tháng 10 năm 1863 làm ở công ty bảo hiểm, sau đó vào làm ở tòa thị chính Paris, tham gia nhóm thơ Parnasse. Năm 1866 in cuốn sách đầu tiên Poиmes saturniens chịu sự ảnh hưởng của nhóm Parnasse. Năm 1867 sang Brussele gặp Victor Hugo. Năm 1870 in tập thơ La bonne chanson (Bài ca tốt lành) tặng người yêu Mathilde Mauté. Sau khi chiến tranh Pháp – Phổ xảy ra, Verlaine phải vào lính nhưng thường xuyên lẩn tránh nghĩa vụ phải vào trại giam một tuần. Thời gian sau đó là những năm tháng tình ái với nhà thơ trẻ Arthur Rimbaud. Hai người đi sang Bỉ và Anh. Đây là quãng thời gian Verlaine viết những bài thơ hay nhất của mình. Năm 1874 in tập thơ Romances sans paroles (Những khúc lãng mạn không lời). Tháng 10 năm 1873 Verlaine cãi nhau với Rimbaud, dùng súng lục bắn vào tay Rimbaud bị vào tù hai năm và bị phạt 200 frans. Sau khi mãn hạn tù bị vợ và gia đình từ chối, Verlaine sang Anh dạy tiếng Pháp, dạy vẽ, làm gia sư. Năm 1882 trở về Pháp, sống và làm việc ở nhiều nơi. Năm 1894 được bầu là “Ông hoàng của các nhà thơ”. Năm 1895 viết bài giới thiệu cho “Tuyển tập tác phẩm Arthur Rimbaud”. Năm 1896 in cuốn sách cuối cùng La Mort (Cái chết). Ông mất ở Paris, mai táng tại nghĩa trang Cimetière de Batignolles, có ba ngàn người đến dự lễ tang.

            Các nhà thơ phái ấn tượng gọi Verlaine là ông tổ của mình, còn nghệ thuật thi ca gọi Romances sans paroles của Verlaine là tuyên ngôn. Tuy vậy sự ảnh hưởng của Verlaine không chỉ giới hạn trong phạm vi một trường phái thơ. Verlaine là người sáng tạo một nghệ thuật thơ mới, phục hồi mối liên hệ với thơ ca dân gian, giữ gìn truyền thống nghệ thuật của thơ ca Pháp mà sau đấy được các nhà thơ lớn của Pháp trong thế kỷ XX tiếp tục.

            Tác phẩm:
            Thơ:
            *Poèmes saturniens (1866)
            *Les Amies (1867)
            *Fêtes galantes (1869)
            *La Bonne chanson (1870)
            *Romances sans paroles (1874)
            *Sagesse (1880)
            *Jadis et naguère (1884)
            *Amour (1888)
            *Parallèlement (1889)
            *Dédicaces (1890)
            *Femmes (1890)
            *Hombres (1891)
            *Bonheur (1891)
            *Chansons pour elle (1891)
            *Liturgies intimes (1892)
            *Élégies (1893)
            *Odes en son honneur (1893)
            *Dans les limbes (1894)
            *Épigrammes (1894)
            *Chair (1896)
            *Invectives (1896)
            *Biblio-sonnets (1913)
            *Oeuvres oubliées (1926—1929)

            Văn xuôi:
            *Les Poètes maudits (1884)
            *Louise Leclercq (1886)
            *Les mémoires d’un veuf (1886)
            *Mes hôpitaux (1891)
            *Mes prisons (1893)
            *Quinze jours en Hollande (1893)
            *Vingt-sept biographies de poètes et littérateurs (parues dans «Les Hommes d’aujourd’hui»)
            *Confessions (1895)




            La Chanson des Ingénues

            Những mắt xanh thơ ngây
            Từ trong câu chuyện cổ
            Khăn xếp quấn trên đầu
            Người đời không còn nhớ.

            Ta thân thiết vô vàn
            Ánh sáng ngày tinh khiết
            Như bí ẩn kín thầm
            Như màu xanh mơ ước.

            Ta chạy ra đồi cây
            Chỉ bóng đêm rơi xuống
            Cùng chuyện trò, bắt bướm
            Cười vui suốt cả ngày.

            Đội trên đầu mũ rơm
            Che cho ta ánh nắng
            Vải áo quần nhẹ mỏng
            Còn màu nào trắng hơn!

            Caussades hay Richelieux
            Hay chàng Faublas
            Ta nghe tiếng thầm thì
            Và những mắt mỏi mệt.

            Nhưng thở than vô ích
            Các chàng chỉ đứng nhìn
            Những chiếc váy thì thầm
            Lời mỉa mai chua chát.

            Trêu tức vẻ hình dung
            Những chàng trai tinh nghịch
            Vẻ kiêu kỳ trinh bạch
            Tránh lời nói dịu dàng.

            Nhưng dù sao trong tim
            Những ý nghĩ kín thầm
            Ngày mai rồi yêu mến
            Điều hú họa gì chăng.




            Xuân Diệu viết về tình yêu của Rimbaud và Verlaine

            TÌNH TRAI

            Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine
            Hai chàng thi sĩ choáng hơi men
            Say thơ xa lạ, mê tình bạn
            Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quên

            Những bước song song xéo dặm trường
            Đôi hồn tươi đậm ngát hoa hương
            Họ đi, tay yếu trong tay mạnh
            Nghe hát ân tình giữa gió sương

            Kể chi chuyện trước với ngày sau
            Quên gió môi son với áo màu
            Thây kệ thiên đường và địa ngục
            Không hề mặc cả, họ yêu nhau...
              
            #6
              cacbac 12.01.2008 18:37:25 (permalink)





              René Char (14 tháng 6 năm 1907 – 19 tháng 2 năm 1988) là một trong những nhà thơ trữ tình lớn nhất của Pháp thế kỷ XX.

              Tiểu sử:
              René Char sinh ở L'Isle-sur-la-Sorgue, Vaucluse. Năm 1929 làm quen với André Breton, Paul Éluard và một số nhà thơ phái Siêu thực khác, in thơ ở tạp chí “Chủ nghĩa Siêu thực phục vụ cách mạng”, trở thành một nhà thơ nổi tiếng từ thời kỳ này. Từ năm 1935 không tham gia những hoạt động của phái nhưng vẫn giữ quan hệ với những người bạn cũ.

              Những năm 1941 – 1945 René Char tham gia chiến đấu chống phát xít. Ký ức về những năm tháng chiến đấu được thể hiện trong nhiều tập thơ và văn xuôi. Tập thơ “Giận dữ và bí mật” xuất bản năm 1948 được Albert Camus gọi là “một hiện tượng dị thường của thơ ca Pháp sau “Cảm giác” của Arthur Rimbaud và “Rượu” của Guillaume Apollinaire.

              Những năm cuối cuộc đời René Char về sống trong trang trại của mình ở Provence. Năm 1955 gặp nhà triết học Martin Heidegger ở Paris. Trở về Provence, Char tổ chức các cuộc hội thảo về triết học của Martin Heidegger ở Provence. Martin Heidegger viết tặng René Char một tập thơ và thường xuyên nhắc đến thơ của René Char trong các tác phẩm của mình.

              Ngoài thơ, René Char còn là tác giả của nhiều tập sách danh ngôn nổi tiếng. Ông được tặng thưởng nhiều huân chương của nước Pháp. Một giải thưởng dành cho các nhà thơ trẻ nước Pháp mang tên ông. Ở L'Isle-sur-la-Sorgue có bảo tàng René Char.

              Tác phẩm:
              *Arsenal (1929).
              *Ralentir Travaux (1930 - in cùng André Breton và Paul Eluard).
              *Artine (1930).
              *Le marteau sans maître (1934).
              *Seuls demeurent (1943).
              *le Poème pulvérisé (1945).
              *Feuillets d'Hypnos (1946).
              *Fureur et mystère (1948).
              *Les Matinaux (1950).
              *A une sérénité crispée (1951).
              *Recherche de la base et du sommet (1955).
              *La Parole en archipel (1962).
              *Dans la pluie giboyeuse (1968).
              *Le Nu perdu (1971).
              *Aromates chasseurs (1976).
              *Chants de la Balandrane (1977).
              *Fenêtres dormantes et porte sur le toit (1979).
              *Les voisinages de Van Gogh (1985).
              *Éloge d'une soupçonnée (1988).
              *Œuvres complètes (Tuyển tập tác phẩm in năm 1983, Jean Roudaut viết lời giới thiệu)


               
              SỰ AN ỦI

              Tình yêu của tôi thơ thẩn trên đường phố. Chẳng lẽ còn ý nghĩa đi về đâu trong sự lựa chọn con đường? Đã lìa đứt sợi chỉ của thời gian. Giờ đã không còn là tình yêu tôi nữa mà mỗi người đều có thể chuyện trò. Tình đã quên tất cả, tình đã chẳng nhớ ra, ai đã trao cho tình linh hồn ngày đó.

              Tình bây giờ đi tìm người như thế trong sự hứa hẹn của những ánh mắt nhìn. Tình xuyên qua không gian mà sự thủy chung của tôi vẫn giữ gìn. Tình vẽ ra hy vọng rồi xóa đi niềm hy vọng thật vô tâm. Tình trăm trận trăm thắng không tham dự vào những chiến công.

              Tôi vẫn sống trong sâu thẳm của tình, giống như mảnh vỡ hạnh phúc của con tàu bị chìm. Tình không biết rằng sự cô đơn của tôi trở thành sự giàu có của tình. Trên đường kinh tuyến mênh mông, nơi đánh dấu sự thăng hoa của tình, tự do của tôi làm cho tình đổ vỡ.

              Tình yêu của tôi thơ thẩn trên đường phố. Chẳng lẽ còn ý nghĩa đi về đâu trong sự lựa chọn con đường? Đã lìa đứt sợi chỉ của thời gian. Giờ đã không còn là tình yêu tôi nữa mà mỗi người đều có thể chuyện trò. Tình đã quên tất cả, tình đã chẳng nhớ ra, ai đã trao cho tình linh hồn ngày đó, ai đã chiếu sáng cho tình từ xa, để cho tình khỏi ngã.
              #7
                cacbac 12.01.2008 18:42:34 (permalink)





                Paul Claudel (tên đầy đủ: Paul-Louis-Charles-Marie Claudel) (5 tháng 8 năm 1868 – 23 tháng 2 năm 1955) là nhà ngoại giao, nhà văn, nhà thơ Pháp.

                Tiểu sử:
                Paul Claudel sinh ở Villeneuve-sur-Fère trong gia đình một công chức tỉnh lẻ. Bố là Louis-Prosper, mẹ là Louise Cerveaux. Hồi nhỏ học ở Lycee Bar-le-Duc, tỉnh Champagne, sau gia đình chuyển lên Paris học ở Lycée Louis-le-Grand. Từ năm 1893 làm ở Bộ ngoại giao Pháp. Từng làm lãnh sự và Đại sứ ở nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Mỹ. Paul Claudel được tặng thưởng huân chương Đại thập tự, năm 1946 được bầu làm thành viên của Viện hàn lâm Pháp.

                Paul Claudel được coi là nhà thơ cuối cùng của phái ấn tượng, là nhà thơ có khuynh hướng hoài cổ và tôn giáo. Theo lời của chính Paul Claudel, thì cuốn sách gối giường của ông là Kinh Thánh và tất cả sáng tác của ông làm thành một cuốn Kinh Thánh mới. Paul Claudel không quan tâm đề tài về “những người nào” mà “họ phải trở thành những người nào”. Với vai trò của một nhà thuyết giáo, ông làm thơ theo thể tự do (chịu ảnh hưởng của Walt Whitman) và những bài văn xuôi theo phong cách Kinh Thánh, mà theo lời ông, thể hiện nhịp điệu tự nhiên của trái tim và hơi thở con người. Những tác phẩm thơ nổi tiếng nhất của ông có thể kể đến Cinq grands odes (Năm bài ode lớn, 1910), La cantate а trois voix (Bản đại hợp xướng dành cho ba giọng, 1931). Ngoài ra, rất nhiều vở kịch của ông được dựng thành những bộ phim nổi tiếng. Ông mất ở Paris năm 1955.

                Tác phẩm:
                Kịch:
                *Tête d'or (1890)
                *La Jeune Fille Violaine (1892)
                *La Ville (1893)
                *L'Échange; Tête d'Or (1894)
                *La Jeune Fille Violaine (1901)
                *Le Repos du septième jour (1901)
                *L'Otage (1911)
                *L'Annonce faite à Marie (1912)
                *L'Ours et la Lune (1917)
                *Le Pain dur (1918)
                *Les Choéphores d'Eschyle (1919)
                *Le Père humilié (1920)
                *Les Euménides d'Eschyle (1920)
                *Protée (1920, первый вариант)
                *Le Soulier de satin (1929)
                *Le Livre de Christophe Colomb (1933)
                *Jeanne d'Arc au bûcher (1939)
                *La Sagesse ou la Parabole du destin (1939)
                *L'Histoire de Tobie et de Sara (1942)
                *Le Partage de midi (1948)
                *Protée (1949)

                Thơ:
                *Connaissance de l'Est (1896)
                *Poèmes de la Sexagésime (1905)
                *Processionnal pour saluer le siècle nouveau (1907)
                *Corona benignitatis anni dei (1915)
                *La Messe là-bas (1919)
                *Poèmes de guerre (1914-1916) (1922)
                *Feuilles de saints (1925)
                *Cent phrases pour éventails (1942)
                *Visages radieux (1945)
                *Accompagnements (1949)

                Văn xuôi:
                *Positions et propositions, tome I-II (1928, 1934)
                *L'Oiseau noir dans le soleil levant (1929)
                *Conversations dans le Loir-et-Cher (1935)
                *Figures et paraboles (1936)
                *Contacts et circonstances (1940)
                *Seigneur, apprenez-nous à prier (1942)
                *L'Œoeil écoute (1946)
                *Emmaüs (1949)
                *Une voix sur Israël (1950)
                *L'Évangile d'Isaïe (1951)
                *Paul Claudel interroge l'Apocalypse (1952)
                *Paul Claudel interroge le Cantique des Cantiques (1954)
                *Conversation sur Jean Racine (1956)
                *Sous le signe du dragon (1957)
                *Qui ne souffre pas... Réflexions sur le problème social (1958)
                *Présence et prophétie (1958)
                *La Rose et le rosaire (1959)
                *Trois figures saintes pour le temps actuel (1959)

                Nhật ký:
                *Mémoires improvisés. Quarante et un entretiens avec Jean Amrouche (1954)
                *Journal. Tome I : 1904-1932 (1968)
                *Journal. Tome II : 1933-1955 (1969)

                Thư từ:
                *Correspondance de Paul Claudel et André Gide (1899-1926) (1949)
                *Correspondance de Paul Claudel et André Suarès (1904-1938) (1951)
                *Correspondance de Paul Claudel avec Gabriel Frizeau et Francis Jammes (1897-1938) (1952)
                *Correspondance Paul Claudel et Darius Milhaud (1912-1953) (1961)
                *Correspondance de Paul Claudel et Aurélien Lugné-Poë (1910-1928) (1964)
                *Correspondances avec Copeau, Dullin, Jouvet (1966)
                *Correspondance de Jean-Louis Barrault et Paul Claudel (1974)
                *Correspondance de Paul Claudel et Jacques Rivière (1907-1924) (1984)
                *Lettres de Paul Claudel à Élisabeth Sainte-Marie Perrin et à Audrey Parr (1990)
                *Correspondance diplomatique. Tokyo (1921-1927) (1995)
                *Correspondance de Paul Claudel et Gaston Gallimard (1911-1954) (1995)
                *Le Poète et la Bible, volume 1, 1910-1946 (1998)
                *Le Poète et la Bible, volume 2, 1945-1955 (2002)
                *Correspondance de Paul Claudel avec les ecclésiastiques de son temps. Volume I, Le sacrement du monde et l'intention de gloire (2005)
                *Une amitié perdue et retrouvée: correspondance de Paul Claudel et Romain Rolland (2005)





                BALLADE

                Ta đã từng ra đi biết bao lần, nhưng lần này – lần cuối.
                Những người thân yêu ta bỏ lại. Con tàu không đợi, ta giã biệt trên đường.
                Cảnh như thế này lặp lại đã nhiều lần, nhưng lần này – lần cuối.
                Còn các bạn nghĩ rằng: ta biết đi đâu? Ta đang đi – hãy nhìn xem.
                Vĩnh biệt mẹ! Sao mẹ khóc như người đang còn hy vọng hay ngờ vực?
                Cái điều không thể khác, không đáng khóc, không đáng để nước mắt rơi từ đôi mắt của ta.
                Hay các bạn quên rằng ta là bóng và đi, như bóng, các bạn cũng là bóng, bóng ma?
                Ta đã không còn bao giờ gặp mặt.

                Ta chia tay những người phụ nữ: những người vợ chung thủy, những bạn gái, những người đáng trách.
                Đã đành với tiếng thì thầm của phụ nữ: ta cô đơn, ta nhẹ nhàng như đứng trước tận cùng.
                Nhưng trong giây phút cuối, trong giờ này ủ rũ và trang nghiêm
                Cho phép ta nhìn vào gương mặt của em, một khi ta chưa trở thành người khác
                Một khi ta chưa biến mất. Hãy cho ta nhìn vào gương mặt của em! Còn sau đấy thì em sẽ nhìn kẻ khác
                Nhưng em hãy nói với ta dù chỉ một lời, rằng em sẽ yêu đứa con
                Đứa con trai, linh hồn và máu của ta: cái tên “cha” sẽ trao cho người khác.
                Ta đã không còn bao giờ gặp mặt.

                Vĩnh biệt nhé, bạn bè! Ta ở quá xa để có thể làm cho bạn bè tin tưởng
                Chỉ sự tò mò và mạnh dạn. Mặt đất mà các bạn chưa từ giã một lần, gọi là bền vững cho mình.
                Hãy để lại những thứ gì ta đã nhận, như một món quà, như mạch nguồn của sự vui vẻ bất thình lình:
                Hiểu biết về sự uổng công và cái chết của con người, chỉ có ở những ai cho rằng mình đang sống.
                Tất cả vẫn còn đây: khôn ngoan và đần độn, trống rỗng và dày đặc.
                “Cuộc sống tự do, khoa học và nghệ thuật…” Ô, những anh em này có còn ở trong ta?
                Có cho phép ra đi, nếu tĩnh lặng các người không thể đem cho?
                Ta đã không còn bao giờ gặp mặt.

                Tiền đề

                Các bạn ở lại, chúng tôi đã lên tàu, những cánh cửa lúc này đóng chặt.
                Không còn gì ngoài khói trên trời. Đừng đợi rằng chúng tôi sẽ còn quay lại trần gian.
                Không còn gì ngoài mặt trời và nước của Chúa Trời, như trong buổi đầu tiên.
                Ta đã không còn bao giờ gặp mặt.
                  
                #8
                  cacbac 12.01.2008 18:45:20 (permalink)





                  Mooris Maeterlinck (1862-1949) - nhà viết kịch, nhà thơ, nhà triết học người Bỉ viết bằng tiếng Pháp (tên đầy đủ là Count Maurice (Mooris) Polidore Marie Bernhard Maeterlinck).

                  Sinh ngày 29-8-1962 tại Ghent trong một gia đình khá giả, bố làm công chứng, mẹ là con gái một luật sư giàu có. Sau khi tốt nghiệp trung học và Đại học Luật Mooris Maeterlinck lên tu nghiệp về luật tại Paris. Năm 1886, ông gia nhập Đoàn Luật sư Ghent, viết thơ, kí, phê bình cho các báo và tạp chí như Nước Bỉ trẻ (La Jeune Belgique), La Wallonie. Năm 1886 ông in truyện ngắn đầu tiên Cuộc tàn sát những kẻ vô tội; năm 1889 xuất bản tập thơ đầu tiên và vở kịch đầu tiên, được một nhà phê bình Pháp rất có thế lực là O. Mirbau hết lời khen ngợi. Từ đó ông bỏ nghề luật sư. Trong những năm tiếp theo, ông viết hàng loạt vở kịch cổ tích, tượng trưng, kịch rối... Năm 1895 M. Maeterlinck cưới vợ là Leblan - diễn viên tham gia đóng các vở kịch của ông và năm 1896 sang Paris sinh sống. M. Maeterlinck ủng hộ nghệ thuật thuần túy, là một trong những đại diện tiêu biểu của trường phái tượng trưng cả trong thơ ca lẫn sân khấu, trong các tác phẩm của mình mở ra một thế giới đầy màu sắc, mộng ảo chống lại số phận khắc nghiệt. Năm 1909 ông viết xong vở kịch Con chim xanh là một kiệt tác sân khấu của kể về những cuộc phiêu lưu kiếm tìm hạnh phúc qua hình tượng con chim xanh, trở thành một điển cố văn học biểu tượng cho hạnh phúc tình yêu.
                  Mooris Maeterlinck được trao giải Nobel Văn học nhờ những tác phẩm kịch mang nội dung phong phú, giàu tưởng tượng đầy thi vị. Ông thường sử dụng thể loại cổ tích bởi vì cổ tích là biểu hiện sâu nhất và giản dị nhất của nhận thức tập thể, khơi dậy những cảm xúc con người. Kịch của ông thể hiện những hệ thống triết lý hình thành một cách trực giác. Mô típ cái chết thường xuyên hiện diện trong tác phẩm của ông ở giai đoạn cuối mang thêm màu sắc của chủ nghĩa thần bí. M. Maeterlinck được coi là một trong những người khởi đầu của sân khấu kịch phi lí; các vở kịch của ông đến ngày nay vẫn được dàn dựng ở nhiều nước trên thế giới.
                  Trong Thế chiến I, ông xin vào dân quân nhưng không được chấp nhận vì quá tuổi và nhà văn đã thể hiện lòng yêu nước bằng hàng loạt cuộc nói chuyện tuyên truyền ở Châu Âu và Mỹ. Năm 1939 Đức quốc xã đe dọa chiếm cả châu Âu Mooris Maeterlinck chạy sang Bồ Đào Nha, khi cảm thấy rằng Bồ Đào Nha cũng sẽ bị Đức chiếm, ông cùng với vợ sang Mỹ. Năm 1947 ông trở về Nice, Pháp.
                  Ngoài giải Nobel Mooris Maeterlinck được tặng huân chương Đại thập tự của vua Leopold (1920), huân chương Thanh kiếm của Bồ Đào Nha (1939) và được vua Bỉ phong tước hiệu Bá tước (1932). Ông mất ngày 6-5-1949 tại Nice, Pháp.

                  Tác phẩm:
                  *Cuộc tàn sát những kẻ vô tội (Le massacre des innocénts, 1886), truyện.
                  * Vườn kính (Serres chaudes, 1889), tập thơ.
                  *Công chúa Maleine (La princesse Maleine, 1889), kịch.
                  *Người đàn bà đột nhập (L'intruse, 1890), kịch
                  *Những người mù (Les aveugles, 1890), kịch
                  *Bảy nàng công chúa (Les sept princesses, 1891), kịch
                  *Pelleas và Mélisande (Pelléas et Mélisande, 1892), kịch
                  *Alladine và Palomides (Alladine et Palomides, 1894), kịch
                  *Cái chết của Tintagiles (La mort de Tintagiles, 1894), kịch
                  *Kho báu của những kẻ nhẫn nhục (Le trésor des humbles, 1896), luận văn mĩ học.
                  *Mười hai bài hát (Douze chansons, 1896), thơ
                  *Aglavaine và Selysette (Aglavaine et Selysette, 1896), kịch cổ tích
                  *Khôn ngoan và định mệnh (Le sagesse et la destinée, 1898), khảo luận triết học
                  *Đời sống loài ong (La vie des abeilles, 1900), khảo luận.
                  *Ariane và gã Râu Xanh (Ariane et Barbe-Bleue, 1901), kịch
                  *Monna Vanna (1902), kịch
                  *Ngôi đền vùi lấp (Le temple enseveli, 1902)
                  *Joyselle (1903), kịch
                  *Điều kì diệu của thánh Antoine (Le miracle de Saint-Antoine, 1903), kịch
                  *Trí tuệ của hoa (L'intelligence des fleurs, 1907)
                  *Con chim xanh (L'oiseau bleu, 1909), kịch
                  *Thị trưởng Stilemonde (Bourgmestre de Stilemonde, 1919)
                  *Miền tiên cảnh lớn (La grande féerie, 1924), tiểu luận
                  *Tai họa đã qua (Le malheur passe, 1925), kịch
                  *Đời sống của mối (La vie des termites, 1926), tiểu luận
                  ¬*Đời sống không gian vũ trụ (La vie de l'espase, 1928), tiểu luận
                  *Đời sống loài kiến (La vie des fourmis, 1930), tiểu luận
                  *Quy luật vĩ đại (La grande loi, 1933), tiểu luận
                  *Trước mặt Chúa (Devant Dieu, 1937), tiểu luận
                  *Thế giới khác, hay khớp vũ trụ (L'autre monde ou le cardan stellaire, 1942), tiểu luận


                   
                   
                  NẾU MỘT NGÀY

                  Nếu một ngày người ấy quay trở lại
                  Thì em biết nói gì với người ta?
                  - Hãy nói rằng chị đã chờ mòn mỏi
                  Đến một hôm, đã kiệt sức trông chờ…

                  Thế nếu như người ấy không nhận ra
                  Nếu như em bị người ta gặng hỏi?
                  - Em cứ lựa lời nói với người ta
                  Có thể người ta cũng đau buồn đấy…

                  Nếu người hỏi biết tìm chị nơi đâu
                  Thì biết nói sao cho người yên dạ?
                  - Chiếc nhẫn vàng của chị em hãy trao
                  Cho người ta, đừng nói thêm gì cả…

                  Nhưng nếu như người ấy hỏi em rằng
                  Sao không có lửa, sao nhà vắng vậy?
                  - Em hãy chỉ vào cánh cửa mở toang
                  Và ngọn đèn đã tắt cho người ấy…

                  Thế nếu như người ấy hỏi em rằng
                  Chị có buồn, chị có từng than thở
                  - Em hãy nói rằng chị đã cười lên
                  Để người ta vì chị mà đau khổ…


                  CHÀNG TRAI ĐÃ RA ĐI

                  Chàng trai đã ra đi
                  (Cửa rung lên – tôi biết)
                  Chàng trai đã ra đi
                  Nàng mỉm cười vĩnh biệt…

                  Chàng trai quay trở lại
                  (Đèn nói – tôi biết mà)
                  Chàng trai quay trở lại
                  Nhưng nàng đã đi xa…

                  Tôi nhìn ra cái chết
                  (Tôi biết tâm hồn chàng)
                  Tôi nhìn ra cái chết
                  Tôi đã lấy hồn anh… 
                  #9
                    cacbac 12.01.2008 18:48:35 (permalink)





                    Molière (tên thật là Jean-Baptiste Poquelin; 15 tháng 1 năm 1622 – 17 tháng 2 năm 1673) là nhà thơ, nhà viết kịch, nghệ sĩ người Pháp, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển, một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu. Molière là tác giả của những kiệt tác Le Misanthrope, L'École des femmes, Tartuffe ou l'Imposteur, L'Avare ou l'École du mensonge và Le Bourgeois gentilhomme.

                    Tiểu sử:
                    Molière sinh ở Paris, trong một gia đình làm thợ của triều đình rất lâu đời. Lên 10 mồ côi mẹ. Molière học ở Jesuit Clermont College (nay là Lycée Louis-le-Grand), là nơi học sinh phần nhiều học bằng tiếng Latin. Molière thông thạo Latin và đã dịch tác phẩm “Về bản chất sự vật” của Lucretius sang tiếng Pháp (bản dịch bị thất lạc). Năm 1639 học xong Jesuit Clermont College, năm 1639 – 1640 học luật tại Đại học Orleans. Molière không theo con đường của bố mà chọn nghề diễn viên. Năm 1643 thành lập nhà hát Illustre Théâtre và lấy bút danh Molière từ đây. Sau một số thất bại, nhà hát phải giải thể, Molière cùng với một số người còn lại đi về biểu diễn ở tỉnh lẻ. Để cạnh tranh với những đoàn kịch của Ý, Molière bắt đầu sáng tác những vở kịch cho đoàn của mình. Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên L’étourdi (Gàn dở) và năm sau, 1656 viết vở Le dépit amoureux (Bất hòa của tình yêu). Đến năm 1658 đoàn kịch của Molière trở thành đoàn kịch nổi tiếng nhất ở các tỉnh. Được sự ủng hộ của nhiều bá tước, trong số này có cả anh trai của vua Louis XIV, đoàn kịch của ông được mời biểu diễn ở Louvre và đã gây được tiếng vang. Sau đó đoàn kịch của ông thường xuyên được biễu diễn ở nhà hát Bourbon. Từ đây, Molière đoạn tuyệt với bi kịch và chỉ đóng hài kịch.
                    Năm 1672 ông bị ốm nặng, nhiều bạn bè của ông đã qua đời, quan hệ với nhà vua cũng có phần lạnh nhạt hơn trước. Năm 1672-1673 ông viết vở kịch cuối cùng Le Malade imaginaire (Bệnh giả tưởng), trở lại với đề tài thầy thuốc bịp bợm và những bệnh nhân cả tin. Ngày 17 tháng 2 năm 1673, trong một buổi tập vở kịch này ông bị ngã và sau đó mấy giờ đồng hồ ông qua đời. Nhờ sự can thiệp của nhà vua, ông mới được an táng theo nghi lễ của nhà thờ, vì lúc đầu bị giáo chủ từ chối.

                    Molière để lại một di sản vô cùng đồ sộ với hơn 30 vở kịch nhiều thể loại. Ông thường xuyên thể nghiệm, chuyển thể và sáng tạo ra những hình thức mới cho kịch. Tác phẩm của ông đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống đương thời cũng như hiện tại: quan hệ của cha mẹ và con cái, hôn nhân và gia đình, giáo dục, đạo đức xã hội (thói hiếu danh, kiêu ngạo, thói giả nhân giả nghĩa…), những vấn đề về tôn giáo, văn hóa, khoa học vv… Molière sử dụng thực tế không chỉ của đời sống đương thời mà còn dùng nhiều tích từ thời cổ đại và của nhiều nhà viết kịch thời Phục Hưng. Ông có sự ảnh hưởng rất lớn đến kịch nghệ không chỉ của Pháp mà của cả thế giới.

                    Tác phẩm:
                    *Le Médecin volant (1645)
                    *La Jalousie du barbouillé (1650)
                    *L'Étourdi ou les Contretemps (1655)
                    *Le Dépit amoureux (December 16th 1656)
                    *Le Docteur amoureux (1658)
                    *Les Précieuses ridicules (1659)
                    *Sganarelle ou le Cocu imaginaire (1660)
                    *Dom Garcie de Navarre ou le Prince jaloux (1661)
                    *L'École des maris (1661)
                    *Les Fâcheux (1661)
                    *L'École des femmes (1662)
                    *La Jalousie du Gros-René (1663)
                    *La Critique de l'école des femmes (1663)
                    *L'Impromptu de Versailles (1663)
                    *Le Mariage forcé (1664)
                    *Gros-René, petit enfant (1664)
                    *La Princesse d'Élide (1664)
                    *Tartuffe ou l'Imposteur (1664)
                    *Dom Juan ou le Festin de pierre (1665)
                    *L'Amour médecin (1665)
                    *Le Misanthrope ou l'Atrabilaire amoureux (1666)
                    *Le Médecin malgré lui (1666)
                    *Mélicerte (1666)
                    *Pastorale comique (1667)
                    *Le Sicilien ou l'Amour peintre (1667)
                    *Amphitryon (1668)
                    *George Dandin ou le Mari confondu (1668)
                    *L'Avare ou l'École du mensonge (1668)
                    *Monsieur de Pourceaugnac (1669)
                    *Les Amants magnifiques (1670)
                    *Le Bourgeois gentilhomme (1670)
                    *Psyché (1671)
                    *Les Fourberies de Scapin (1671)
                    *La Comtesse d'Escarbagnas (1671)
                    *Les Femmes Savantes (1672)
                    *Le Malade imaginaire (1673)



                    STANZAS

                    Anh muốn cắt ngang giấc ngủ của em
                    Hơi thở của anh bắt em rực lửa
                    Vì em ngủ quá nhiều, em yêu ạ
                    Khi không yêu người ta ngủ nhiều chăng?

                    Em đừng sợ: không đến nỗi cực hình
                    Chuyện yêu đương, bệnh tình không đáng sợ
                    Khi yêu nhau thì trong từng hơi thở
                    Ta tìm ra phương thuốc chữa bệnh tim.

                    Tình là bệnh, một khi đem giấu tình
                    Hãy thừa nhận: sẽ thấy đời bỗng nhẹ
                    Đừng bí ẩn, tình không cần như thế
                    Nhưng mà em lo ngại, sợ thần linh!

                    Đâu nhẹ hơn em tìm thấy cho mình?
                    Vòng tù hãm lẽ nào em nguyền rủa
                    Hay tại vì em từng yêu nhiều quá
                    Không còn sức để thừa nhận cùng anh?

                    Anh van em, xin em hãy buông tha
                    Tranh cãi với tình chẳng còn dấu vết!
                    Em hãy yêu khi xuân còn khoe sắc
                    Năm tháng trôi đi không trở lại bao giờ.
                     
                    #10
                      cacbac 12.01.2008 18:59:41 (permalink)





                      Pierre de Ronsard (11 /9 /1524 – 27 /12 /1585) – nhà thơ Pháp thời Phục hưng, chủ soái của nhóm thơ La Pleiade (Thất tinh), là nhà thơ có sự ảnh hưởng đến sự phát triển của thơ ca Pháp hai thế kỉ sau đó.

                      Tiểu sử:
                      Pierre de Ronsard sinh ở Manoir de la Possonnière. Học ở Collège de Navarre, Paris, trở thành thị đồng của các con trai rồi các con gái của vua Francis I. Sau đó ông làm thư kí cho Lazare de Baïf, được sang Scotland và Anh. Trong lần đi sang Anh, ông làm quen với nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng nhưng cũng trong thời gian này ông bị bệnh nặng, tai bị điếc. Kể từ đây ông tập trung sức lực cho thơ ca.
                      Ronsard làm thơ nhiều thể loại nhưng nổi tiếng nhất là những bài thơ tình viết về những người đẹp. Chính những tập thơ tình này mang lại vinh quang cho ông thời đó và vẫn rất nổi tiếng đến ngày nay. Trong thơ của Ronsard có rất nhiều phụ nữ nhưng có ba người nổi tiếng nhất: Cassandre, Marie, Helene. Đấy là những người phụ nữ trong đời thực chứ không phải là những nhân vật tưởng tượng. Năm 20 tuổi Ronsard gặp người đẹp Cassandre, rồi sau đấy chỉ gặp lại có một lần, vậy mà nhà thơ đã viết tặng người đẹp này Le Premier Livre des Odes (Quyển thơ tình thứ nhất) gồm hơn 400 bài thơ. Le deuxième Livre des Odes (Quyển thơ tình thứ hai), nhà thơ viết về người con gái có tên là Marie. Marie là một thôn nữ. Hình tượng Marie không còn cái vẻ đài các quí tộc như Cassandre mà giản dị, gần gũi hơn. Những năm tháng ở tuổi trung niên nhà thơ lại choáng váng vì một mối tình với người đẹp Helene, một cô gái quí tộc trẻ hơn nhà thơ 30 tuổi. Ngoài đời thực Helene là một cô gái xinh đẹp, kiêu kỳ và đỏng đảnh. Pierre Ronsard đã dành tặng người đẹp này, như ông viết, “một Odyssey bằng thơ sonnet”.
                      Ronsard là người thổi một luồng gió mới vào thơ ca Pháp. Ông là người đầu tiên đưa thiên nhiên và tình yêu vào thơ ca, đồng thời là người đổi mới hình thức lẫn ngôn ngữ thơ. Các nhà phê bình gọi Ronsard là ông tổ của thơ trữ tình Pháp. Thơ tình của Pierre Ronsard được dịch nhiều ra tiếng Việt trong thời gian gần đây.

                      Tác phẩm:
                      *Odes, 1550-1553
                      *Amours (Thơ tình, 1552)
                      *Continuations des Amours (Tiếp tục vẫn thơ tình, 1555)
                      *La Franciade, 1572, trường ca sử thi
                      *Sonnets pour Helene (Những bài sonnet gửi Helene, 1578)
                      Các tuyển tập tác phẩm:
                      *Oeuvres, 1560
                      *Œuvres complétes, t. 1-18, P., 1914-67
                      *Œuvres complètes, [v. 1-2, P., 1958
                      *Ronsard poéte lyrique, 3 éd., P., 1932
                      *Ronsard fra ali astri delle Pleiade, Torino



                      TÌNH YÊU VÀ CHIẾN TRANH

                      Thần tình yêu cũng giống thần chiến tranh
                      Cả hai thần đều sống nhờ trận mạc.
                      Một can đảm giữa thanh thiên bạch nhật
                      Một thần kia đi bí mật đường mình.

                      Một thần hiên ngang đánh chiếm tung hoành
                      Còn thần kia chỉ chui vào lặng lẽ
                      Cả hai thần không sợ gì xấu hổ
                      Đã thế còn vật chiếm được coi khinh.

                      Một thần giương cung để bắn người tình
                      Thần giương cung bắn kẻ địch của mình
                      Thần yêu nước, thần kia yêu nước mắt

                      Cả người lính, người tình đều khao khát
                      Đều nóng lòng muốn được lập chiến công
                      Muốn đánh nhau đến hơi thở cuối cùng.




                      KHỔ SỞ VÌ YÊU

                      Một buổi chiều khi còn lại mình em
                      Ngồi lặng lẽ trầm ngâm em mơ ước
                      Em nghĩ gì chỉ có trời biết được
                      Có vẻ như trong giấc mộng êm đềm.

                      Trong lặng yên anh đáp lại tình em
                      Muốn xua đi nỗi buồn em yêu mến
                      Dù sợ hãi vẫn nhà em anh đến
                      Nhưng giọng run run đã phản bội anh.

                      ánh mắt của em anh chẳng dám nhìn
                      Trước mặt em anh chỉ biết lặng im
                      Nhưng tay chân lại vô cùng lóng ngóng

                      Và hơi thở tưởng chừng như đứt quãng
                      Chỉ nỗi buồn và gương mặt xanh xao
                      Muốn nói rằng anh khổ sở biết bao.


                      TÌNH KỲ DIỆU

                      Ôi tình yêu, tình kỳ diệu biết bao
                      Bên người yêu chẳng lúc nào im bặt
                      Tôi nói hết chuyện trên trời, dưới đất
                      Dẫu suốt đêm cũng không chán tý nào

                      Nhưng bỗng nhiên có ai đấy ghé vào
                      Thì lời nói, nghĩ suy liền đổi khác
                      Câu lẫn lộn, ý tứ bay đâu mất
                      Lưỡi cứng đờ, lời ấp úng, nghẹn ngào.

                      Khách ra đi tôi trở lại lúc đầu
                      Dễ đùa vui, nói năng nghe hoạt bát
                      Dễ tìm ra những lời âu yếm nhất

                      Tôi vội vàng đi kể chuyện cho em
                      Chỉ hai người dù ngồi đế trăm năm
                      Và thấy tiếc dù rời nhau chốc lát.





                      SAO EM XUA ĐUỔI TÌNH YÊU

                      Chẳng lẽ em lại tàn nhẫn thế sao?
                      Xua đuổi tình, em không hề vui vẻ
                      Em hãy nhìn – dù sang bầy chim sẻ
                      Chim ác là hay sáo đá, bồ câu.

                      ánh bình minh lo thức dậy cho mau
                      Để vuốt ve ngày dài thêm một chút
                      Cây tơ hồng bám chặt vào cây cột
                      Sông, biển, rừng đều nhắc đến tình yêu.

                      Chú bé chăn trâu từ sáng đến chiều
                      Chỉ hát hoài một bài hát tình yêu.
                      Ai cũng yêu, tất cả đều vui vẻ

                      Ai cũng muốn nhận về và mong chia sẻ
                      Vậy thì sao em một mực khăng khăng
                      Xua đuổi tình yêu, em không chịu đầu hàng?


                      NẾU ANH LÀ THẦN

                      Nếu anh là thần thì em sẽ là tiên
                      Trước cung điện gọi về con sóng dữ
                      Anh gọi em là nàng tiên bất tử
                      Khoác lên đầu vương miện của đại dương.

                      Nếu anh là vua thì em sẽ bà hoàng
                      Trên kiệu vua nghe những lời khen ngợi
                      Ngựa phóng nhanh từ đâu cơn gió nổi
                      Mái tóc vàng để ngọn gió mơn man.

                      Nhưng anh không là vua, không phải thánh thần
                      Anh sinh ra là để phụng thờ em
                      Mọi lời em với anh đều đúng cả

                      Em là nỗi đau, là cuộc đời anh đó
                      Hãy yêu anh cho anh trở thành thần
                      Trở thành ông vua hạnh phúc, giàu sang.


                      TÌNH LÀ CUỘC CHIẾN TRANH

                      Biết bao lần ta đã giận hờn nhau
                      Rồi làm lành nhưng rồi ta lại vẫn
                      Thương rồi giận, kẻ chủ trò nghịch ngợm
                      Thần tình yêu công và tội như nhau.

                      Và cứ lặp đi, lặp lại thật nhiều
                      Gần rồi xa, bằng lòng rồi từ chối
                      Rồi cam kết chỉ trong giờ ngắn ngủi
                      Tất cả là triệu chứng bệnh tình yêu.

                      Ông trời đan xen từ thuở xa xưa
                      Mâu thuẫn tình yêu không thiếu, không thừa
                      Giận và thương tất cả đều bình đẳng

                      Cùng hoà quyện hy vọng và thất vọng
                      Tình yêu qủa là một cuộc chiến tranh
                      Khốc liệt, dài lâu rồi lại hoà bình.





                      GIỌNG TÌNH YÊU

                      Ngày hôm qua em bảo với tôi rằng
                      Em không thích những bài thơ bóng bẩy
                      Những bài thơ lạnh lẽo mà trong đấy
                      Không có van nài, tuyệt vọng, đau thương.

                      Lúc rảnh rang thường em vẫn thích hơn
                      Những câu thơ của tôi đầy ai oán
                      Bởi giọng tình yêu đớn đau, sầu thảm
                      Gợi cho em những cao thượng trong hồn.

                      Như cạm bẫy những lời em lôi cuốn
                      Quên giận hờn tôi đi tìm đồng cảm
                      Nhưng mà tôi trả giá cuộc đời mình

                      Để trên thơ từ đôi mắt gượng gạo
                      Sẻ rỏ xuống giọt nước mắt cá sấu
                      Trước khi lấy đời của kẻ cả tin.


                      VỘI HÁI NỤ HOA ĐỜI

                      Khi mà em đã về gặp tuổi già
                      Ngồi một mình buổi chiều bên lò sưởi
                      Em đọc những dòng thơ và nhớ lại:
                      “Những ngày xưa thơ đã viết Ronsard”.

                      Và tôi như nhà thi sĩ tài hoa
                      Cho nữ tỳ đem tên tôi khen ngợi
                      Em không ngủ và em quên mệt mỏi
                      Nghe những lời ca tụng của người ta.

                      Còn tôi ngủ yên giấc ngủ muôn đời
                      Tình chỉ là sự quên lãng mà thôi
                      Nhưng còn em những đêm dài không ngủ

                      Em buồn rầu nhớ lại những lời tôi.
                      Chớ miệt thị tình yêu mà hãy nhớ
                      Giữa mùa xuân vội hái nụ hoa đời.


                      NÀNG THƠ

                      Chia tay em tôi ngơ ngẩn làm sao
                      Trên cổ tôi ai đặt vào gánh nặng
                      Dù tôi cố hết sức ra tôi quẳng
                      Nhưng thiên nhiên người lại lấy đặt vào.

                      Thiếu tình yêu – tôi tấm vải nát nhàu
                      Chỉ yêu vào tôi thấy người khoẻ mạnh
                      Lòng rộn ràng và nàng thơ lại đến
                      Lại xôn xao những ý nghĩ trong đầu.

                      Nguồn cảm hứng cho Ronsard sáng tạo
                      Sẽ còn mãi đến muôn đời con cháu
                      Thề có trời, tôi chỉ hát về em!

                      Gương từ xưa người đời mãi không quên
                      Sắc đẹp và phẩm hạnh của Helène(1)
                      Từng cảm hứng cho Hôme sáng tạo.
                      ----------------------
                      (1)Người con gái từng là nguồn cảm hứng cho Ronsard viết hàng trăm bài Sonnê có tên là Helène. Thời cổ đại Helen of Troja được thừa nhận là người có sắc đẹp thiên thần mà sự bắt cóc nàng đã trở thành nguyên nhân của cuộc chiến Tơ-roa được Hôme mô tả trong Ôđixê và Iliát.




                      GỬI AMADIS JAMYN(1)

                      Ba thời gian từ lúc ta sinh ra
                      Có hiện tại, tương lai và quá khứ
                      Ngày mai, than ôi! - biết gì đâu chứ
                      Tốt nhất đừng thiên kiến, chớ đoán mò.

                      Hôm qua đã đi như một giấc mơ
                      Và mãi mãi không còn quay về nữa
                      Chưa đến tương lai, không còn quá khứ
                      Chỉ mình ta làm chủ phút giây này.

                      Hãy nắm bắt, hãy biết sống hôm nay
                      Bởi thời gian vút qua như chiếc bóng
                      Bên chén rượu, quây quần quanh bè bạn

                      Một lần thôi hãy quý phút giây này
                      Hãy hát tình yêu, uống rượu và vui
                      Xua chiến tranh, nỗi buồn và cay đắng.
                      ___________
                      (1)Amadis Jamyn (1538-1592) – nhà thơ Pháp.


                      EM ĐỪNG GIẢ TẢNG

                      Để người ta kiên nhẫn phụng thờ em
                      Em hãy yêu chứ em đừng giả tảng
                      Cho ngọn lửa tình yêu bừng toả sáng
                      Và lời yêu sẽ thành thật cất lên.

                      Em hãy vui tươi, ngoan ngoãn, dịu hiền
                      Trả lời thư và hỏi thăm tình cảm
                      Còn ở nơi thư và lời bị cấm
                      Thì mắt nói thay tình cảm của em.

                      Ngày một trăm lần xem trộm tấm hình
                      Rồi hôn lên, rồi ép vào trong ngực
                      Hồn và xác hai người hoà làm một

                      Biết dõi theo từng nhịp đập con tim
                      Để tình yêu thực sự sẽ nảy mầm
                      Chứ không phải chỉ yêu trong tưởng tượng.


                      THỨ ĐỒ KHÔNG BỀN VỮNG

                      Một bó hoa tươi tôi gửi cho nàng
                      Những bông hoa đã qua giờ đẹp nhất
                      Giá mà tôi ngày hôm nay không ngắt
                      Thì ngày mai hoa cũng sẽ héo tàn.

                      Nhắc cho nàng nghĩ đến cách hoa tươi
                      Rằng sắc đẹp thứ đồ không bền vững
                      Ngày hôm nay dù lung linh toả sáng
                      Vẫn qua mau như mọi thứ trên đời.

                      Cuộc đời trôi, cuộc đời trôi, ma Dame
                      Không phải đời! Ta trôi qua thời gian
                      Lòng âu yếm ở đời không khỏi chết.

                      Ta đem cản lại thời gian khắc nghiệt
                      Những đêm thanh ta dâng hết cho tình
                      Hãy yêu nhau ta đang có ngày xanh.




                      CÁI ĐẸP

                      Vũ khí mỗi loài được trời ban tặng:
                      Chim đại bàng – mỏ cong, đôi cánh mạnh
                      Trâu có sừng, ngựa có móng guốc kêu
                      Thỏ chạy nhanh, rắn lục có nọc nhiều
                      Loài cá bơi trời cho vây, cho vảy
                      Loài sư tử cho nanh to, vuốt khoẻ
                      Còn đàn ông trời cho sự khôn ngoan
                      Nhưng sự khôn ngoan phụ nữ không cần
                      Mà chiếm ta bằng đội quân hùng hậu
                      Cho sắc đẹp – mạnh hơn gươm, hơn giáo.
                      Thảy chúng ta trước cái đẹp nghiêng mình
                      Mạnh hơn con người, lửa, thép, thần tiên.


                      CÁI CHẾT

                      Giá mà ta có thể mua cái chết
                      Giá thời gian gia hạn được bằng vàng
                      Thì ý nghĩa cuộc đời ta đem giết
                      Ta chỉ cần quyền lực với giàu sang.

                      Để số phận với đời không trục trặc
                      Kéo thời gian theo ý muốn như là
                      Để cái chết ta đem tiền mua chuộc
                      Không mang hồn ta ra khỏi xác ta.

                      Nhưng tiền bạc không làm điều này được
                      Để kéo dài thêm dù chỉ một giờ
                      Thì ý nghĩa cả đời lo cóp nhặt
                      Rồi chất vào một đống để cho ma?

                      Nên bởi thế kiến thức và sách vở
                      Còn hơn những đồng tiền rỗng lanh canh
                      Sách sẽ vượt qua thời gian nghiệt ngã
                      Cuộc đời nhà thơ từ đó hồi sinh.
                       
                      #11
                        cacbac 12.01.2008 19:03:51 (permalink)





                        Fredéric Mistral (1830-1914) – nhà thơ Provence (Pháp), giải Nobel Văn học 1904.
                         
                        F. Mistral sinh ngày 8 tháng 9 năm 1830 tại làng Maillane, Pháp, giữa Avignon và Arles của thung lũng sông Rhône. Ông lớn lên giữa khung cảnh thiên nhiên kỳ diệu của quê hương, giữa những người dân quê và ông sớm quen với công việc của họ. Bố ông là một trại chủ giàu có, người toàn tâm toàn ý với những phong tục của đức tin và tổ tiên. Mẹ ông nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của ông qua những bài hát và truyền thống quê hương. Trong suốt thời gian theo học ở Avignon, cậu bé đã đọc những tác phẩm của Homer và Virgil, những tác phẩm đã tạo ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn ông. Một trong các giáo sư, nhà thơ Joseph Roumanille, đã thổi vào ông tình yêu tha thiết đối với tiếng mẹ đẻ, tiếng Provence. Năm 1851 ông tốt nghiệp Đại học rồi dành toàn bộ thời gian của mình cho sự nghiệp văn học. Năm 1854 ông cùng với sáu nhà thơ khác đã sáng lập Félibrige - Hiệp hội Hỗ trợ Phát triển Ngôn ngữ và Văn học Provence, xuất bản tạp chí Almanach Provence cùng Joseph Roumanille. Suốt đời F. Mistral hoạt động không mệt mỏi cho Félibrige và mơ ước phục hồi nền văn học và ngôn ngữ Provence.
                        Năm 1859 ông xuất bản thiên trường ca Miréio, viết về một cô gái thôn quê ngoan ngoãn và xinh đẹp không thể lấy được người mình yêu vì bố cô không đồng ý. Tuyệt vọng, cô trốn nhà đến nương nhờ tại một nhà thờ nơi hành hương của những người theo đạo Three Saint Marys trên đảo Camargue, vùng châu thổ sông Rhône. Tác giả đã kể lại một cách quyến rũ tình yêu trẻ trung của cô gái và mô tả bằng nghệ thuật bậc thầy cuộc chạy trốn của cô qua cao nguyên Crau lởm chởm đá. Kiệt sức vì cái nắng như thiêu như đốt của vùng Camargue, cô gái trẻ bất hạnh cuối cùng cũng đến được nhà thờ để chết. Nơi đó, trong ảo ảnh, ba vị thánh Mary đã hiện lên trước mắt cô đúng lúc cô trút hơi thở cuối cùng. Bi kịch tình yêu này được nhiều nhà thơ lớn của nước Pháp đánh giá cao. A. Lamartine vốn là một người luôn cẩn trọng vẫn bị quyến rũ bởi những tác phẩm hay, đã viết: “Một nhà thơ vĩ đại đã ra đời". Ông so sánh thơ của F. Mistral với một hòn đảo trong quần đảo, một Delos trôi nổi đã phải tự tách mình ra khỏi quần thể để âm thầm đến với Provence ngát hương. Năm 1875 F. Mistral xuất bản tập thơ Những hòn đảo vàng, gồm những bài thơ trữ tình bất hủ. Cuốn từ điển Provence - Pháp Kho báu Félibrige là tác phẩm độc đáo của ông, mang tính bách khoa thư, chứa đựng những kiến thức phong phú về phương ngữ, văn học dân gian, phong tục tập quán, tín ngưỡng của một nền văn hóa. Năm 1890 ông hoàn thành vở kịch duy nhất của mình là Nữ hoàng Jano.
                        Năm 1904, năm thứ 50 của phong trào Félibrige, F. Mistral nhận giải Nobel (cùng với nhà viết kịch Tây Ban Nha J. Echegaray) vì lí tưởng cao cả và những cống hiến lớn lao cho sự phục hồi tinh thần dân tộc. Ông đã dùng tiền của giải thưởng Nobel lập Bảo tàng Văn hóa Dân gian Provence.
                        F. Mistral mất ngày 25-3-1914 do bị cảm lạnh khi đang nghiên cứu văn khắc trên quả chuông nhà thờ Mainllane, để lại những câu thơ khiến người ta nghĩ rằng: các nền văn minh có thể chết nhưng không bao giờ biến mất. Thơ của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt.

                        Tác phẩm:
                        *Miréio (1859), trường ca
                        *Calendau (1867), trường ca
                        *Những hòn đảo vàng (Lis isclo d'or, 1876), tập thơ
                        *Nerto(1884), thơ.
                        *Kho báu Felibrige (Lou tresor dóu Félibrige, 1878-1886), từ điển
                        *Nữ hoàng Jano (La Rèino Jano, 1890), kịch
                        *Trường ca sông Rhone (Lou Pouèmo dóu Rhone, 1897), trường ca
                        *Hồi kí Mistral (Moun espelido: memori è raconte, 1906), hồi kí
                        * Mùa thu hoạch oliu (Les oulivado,1912), tập thơ



                        MAGALI

                        - Ôi Magali, ôi thiên thần của anh
                        Hãy thức dậy và nhìn ra cửa sổ
                        Tiếng lục lạc của anh đang kêu đó
                        Cùng với tiếng vĩ cầm.
                        Trời đầy sao và đợi ánh bình minh
                        Nhưng mà em hãy hiện
                        Những vì sao sẽ trở thành màu xám
                        Khi đứng trước em.

                        “Hãy để tôi yên cùng với cây đàn
                        Tôi không yêu những lời dại dột
                        Còn nếu không, tôi như con cá chạch
                        Sẽ lặn vào giữa sâu thẳm màu xanh”.
                        - Ôi Magali, Magali của anh
                        Nếu mà em trở thành con cá chạch
                        Thì anh sẽ làm người đi câu bắt
                        Và em sẽ là của anh.

                        “Nhưng một khi vằng lưới anh chưa buông
                        Thì tôi đã thành con chim bay vào bụi
                        Và sẽ mỉm cười anh đau khổ với
                        Đống vằng lưới của anh”.
                        - Ôi Magali, nếu như em trở thành
                        Con chim bay vào bụi
                        Thì anh làm người săn chim cùng với lưới
                        Và em sẽ là của anh.

                        “Thì khi đó tôi cất cánh bay cao
                        Và sẽ hoá thành đám mây, xa thẳm
                        Tôi sẽ bay về nơi cuối tận
                        Theo gió, đuổi những con tàu”.
                        - Ôi Magali, nếu em theo ngọn gió
                        Bay về chốn xa xăm
                        Thì anh sẽ hoá thành bão tố
                        Và em sẽ là của anh.

                        “Trước bão tố tôi sẽ không đầu hàng
                        Đã có mặt trời che chở
                        Nơi đó tôi cháy như ngọn lửa
                        Và toả ánh hào quang!”
                        - Nếu em thành ánh sáng, Magali của anh
                        Thì anh sẽ hoá thành con rắn biển
                        Dưới ánh mặt trời anh sưởi ấm
                        Và em sẽ là của anh.

                        “Không ánh sáng, chẳng lửa hồng
                        Sẽ không trao cho con rắn
                        Tôi sẽ hoá thành trăng lạnh
                        Sẽ bơi trên mặt đất ngủ mơ màng…”
                        - Ôi Magali, nếu em hoá thành trăng
                        ánh trăng trong đêm vắng
                        Thì anh sẽ hoá thành làn sương mỏng
                        Và em sẽ là của anh.

                        “Lời gian dối không thể chiếm được tôi
                        Tôi sẽ tìm ra lối thoát
                        Sẽ hoá thành một rừng cây
                        Và sẽ đeo vỏ cây bì lên mặt…”
                        - Ôi Magali, Magali, em cứ việc
                        Cứ là một rừng xanh
                        Còn anh sẽ là dây trường xuân quấn chặt
                        Và em sẽ là của anh.

                        “Tôi sẽ vào tu viện, theo con đường
                        Thoát cõi đời lăng xăng, bận rộn
                        Để sống trong nghiêm khắc, lặng yên, màu trắng
                        Giữa lời nguyện cầu và sự trắng trong…”
                        - Ôi Magali, nơi đó em trở thành
                        Một Nàng dâu của Chúa
                        Còn anh sẽ thành cái bàn hầu hạ
                        Và em sẽ là của anh.

                        “Không! Nếu bằng sức mạnh hoặc láu lỉnh, tinh ranh
                        Mà người ta cho anh vào tu viện
                        Thì sẽ thấy một nấm mồ khói hương bay quyện
                        Và cây thập ác, mô đất mới đắp lên!”
                        - Ôi Magali, nếu em cứ giấu mình
                        Trong ngôi mồ bí ẩn
                        Thì anh đây sẽ đi về đất lạnh
                        Để em sẽ là của anh.

                        “Khoan, đừng vội đi đâu… em sẽ ra ngoài hiên
                        Để cho, không một ai nghe thấy
                        Chiếc nhẫn pha lê này, anh cầm lấy
                        Và hãy đừng quên, đừng phụ tình em…”
                        - Ôi Magali của anh!...
                        Bây giờ em hãy nhìn
                        Con tim này này mở rộng
                        Những vì sao sẽ trở thành màu xám
                        Khi đứng trước em!
                         
                        #12
                          cacbac 12.01.2008 19:06:49 (permalink)





                          Sully Prudhomme tên thật là René Francois Armand Prudhomme, sinh ngày 16/3/1839. Bố mất lúc S. Prudhomme lên hai tuổi, hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông cùng mẹ và chị gái chuyển đến sống với một người chú. Năm lên 8 tuổi vào học trường Lycee Bonapart. Cậu bé học giỏi toán, say mê ngôn ngữ và thơ Pháp. Từ năm 1860, đã phải tự đi làm nhiều nghề kiếm sống, buổi tối về nghiên cứu triết học và làm thơ. Năm 1865 in tập thơ đầu tay ký bút danh Sully Prudhomme (tên bố) được đánh giá cao. Năm sau, một nhà xuất bản in thơ của ông vào tập Parnasse ngày nay (Le Parnasse contemporain) - một thứ tuyên ngôn của các nhà thơ nhóm Parnasse phản đối lại trường phái lãng mạn. Năm 1870, nổ ra chiến tranh Pháp - Phổ, ông tự nguyện gia nhập dân quân. Những túng thiếu, vất vả trong thời kỳ quân Phổ phong tỏa Paris khiến sức khỏe đã yếu của ông càng thêm trầm trọng, ông bị liệt và phải cắt hai chân sau khi cuộc phong tỏa chấm dứt. Trong thời kỳ chữa bệnh, ông vẫn viết thơ ái quốc (ấn tượng chiến tranh, 1870), cổ vũ thơ truyền thống, phản đối thơ tự do, chủ nghĩa tượng trưng, suy đồi (Di chúc thơ, 1900). Năm 1888 ông xuất bản trường ca Hạnh phúc, gồm 4000 câu thơ, khẳng định hạnh phúc có thể đạt được nhờ sự ham học hỏi, nhờ khoa học, nhờ lòng thiện và sự hy sinh. Năm 1901 S. Prudhomme trở thành người đầu tiên trên thế giới được trao giải Nobel “vì những giá trị văn chương xuất sắc, chủ nghĩa lí tưởng cao cả, nghệ thuật hoàn thiện và sự kết hợp tuyệt vời giữa tình cảm và tài năng”.
                          Sully Prudhomme mất tại nhà riêng ở ngoại ô Paris ngày 7/9/1907. Tên tuổi Sully Prudhomme còn nổi tiếng là người dùng tiền của giải thưởng Nobel lập ra một giải thưởng dành cho các nhà thơ trẻ nước Pháp.

                          Tác phẩm:
                          - Tứ tuyệt và các bài thơ (Stances et poèmes, 1865), thơ.
                          - Thử thách (Les épreuves, 1866), thơ.
                          - Những phác thảo về Italia (Croquis Italiens, 1866-1868), thơ.
                          - Nỗi cô đơn (Les solitudes, 1869), thơ.
                          - ấn tượng chiến tranh (Impression de la guerre, 1870), thơ.
                          - Nước Pháp (Le France, 1870), thơ.
                          - Định mệnh (Les destins, 1872), thơ.
                          - Loài hoa nổi loạn (La révolte des fleurs), thơ.
                          - Lòng dịu dàng hoài phí (Les vaines tendresses, 1875), thơ.
                          - Hạnh phúc (Le bonheur, 1888), trường ca.
                          - Công lí (La justice, 1888), thơ.
                          - Di chúc thơ (Le testament poétique, 1900), tiểu luận.
                          - Tôn giáo đích thực theo Pascal (La vraie religion selon Pascal, 1905), khảo luận.
                          - Vấn đề mục đích cuối cùng (Le problème des causes finale, 1906), khảo luận.
                          - Tâm lí của sự tự do lựa chọn (Psychologie du libre arbitre, 1906), khảo luận.
                          - Phiêu bạt (Les epaves, xuất bản năm 1908), thơ.


                          BÌNH VỠ

                          Trong chiếc bình này bông hoa đã héo
                          Quạt nan của ai chạm đến vô tình
                          Trong khoảnh khắc, chỉ chạm vào rất khẽ
                          Và không ai còn nhớ đến quạt nan.

                          Nhưng vết rạn không thể nhìn bằng mắt
                          Trên lớp kết tinh đọng lại quanh bình
                          Và có vẻ dài theo từng giờ khắc
                          Trên chiếc bình vết rạn cứ dần loang.

                          Còn nước, giống như nước mắt bất lực
                          Nước theo nhau, từng giọt nhỏ trên sàn
                          Những cánh hoa đã vỡ ra tan tác
                          Treo lòng thòng, nhìn chúng thấy buồn hơn.

                          Tôi ngắm nhìn chiếc bình mà không thể
                          Không nhận ra bất hạnh giấu trong bình
                          Sao không ai kêu với tôi đau khổ:
                          Đừng động vào – bình đã vỡ rồi em!

                          Rất thường khi những bàn tay âu yếm
                          Chạm vào tim mà không để ý nhìn
                          Do không biết hay là do buồn chán
                          Nhưng không điều gì có thể bỏ quên:

                          Con tim nhớ, gom những gì tim sợ
                          Và xót xa đem chia sẻ từng phần
                          Như bông hoa từ chiếc bình đã vỡ
                          Nỗi đam mê như hoa đã héo hon.

                          Em không thể thấm sâu bằng con mắt
                          Xuyên vào tim, nơi vết rạn trùm lên
                          Rằng tim khóc bằng máu và nước mắt
                          Đừng động vào bởi đã vỡ con tim.





                          GIỐNG NHAU

                          Nếu em muốn biết được vì sao anh
                          Lại yêu em chân thành, tha thiết vậy?
                          Em yêu ạ, anh yêu em là bởi
                          Em giống như thời tuổi trẻ của anh.

                          ánh mắt em đầy hy vọng nhưng buồn
                          Tỏa ánh sáng chói ngời như tia chớp
                          Trong lòng em ngập tràn bao mơ ước
                          Em giống như thời tuổi trẻ của anh.

                          Thân hình em kì diệu và mong manh
                          Như người đẹp thành Tơ-roa thuở trước
                          Vẻ lộng lẫy trên mái tóc, trên ngực
                          Em giống như thời tuổi trẻ của anh.

                          Tình yêu chân thành, tha thiết cháy lên
                          Mỗi giây phút lời “yêu em” anh nói
                          Nhưng em bước đi, không thèm ngoái lại
                          Em giống như thời tuổi trẻ của anh.


                          GIỌT SƯƠNG

                          Ta nhìn thấy, rất buồn bã trong mơ
                          Những giọt sương lấp lánh trên đồng cỏ
                          Bàn tay lạnh của đêm đen đã thả
                          Những giọt sương lên những cánh hoa.

                          Những giọt sương rơi xuống từ đâu vậy?
                          Không mây mù, nơi ấy chẳng hề mưa.
                          Thì ra trước khi lấp lánh trên hoa
                          Trong không khí sương đã từng run rẩy.

                          Những giọt lệ từ đâu trong đôi mắt?
                          Giữa trời xanh không một dấu vết buồn.
                          Thì ra trước khi ánh lên trong mắt
                          Dòng lệ đã từng ấp ủ trong tim.

                          Đời vẫn thế, bóng giấu mình trong ngực
                          Nước mắt mơ màng, run rẩy trong tim
                          Và ngay cả những ngày vui, hạnh phúc
                          Những giọt lệ buồn vẫn cứ trào dâng.

                           
                          #13
                            cacbac 12.01.2008 19:11:11 (permalink)





                            Saint-John Perse (1887-1975), nhà thơ, nhà ngoại giao Pháp, giải Nobel Văn học 1960. Sinh ngày 31-5-1887 tại một hòn đảo nhỏ gần Guadelupa, vùng biển Caribe. Học luật và kinh tế chính trị, ông phục vụ trong ngành ngoại giao Pháp. Năm 1940, do phê phán chính sách thân Hitler của giới cầm quyền Pháp, ông bị cách chức, bị tước quyền công dân, chức tước, phần thưởng và tịch thu tài sản. Saint-John Perse chạy sang Mỹ, bắt đầu một thời kỳ lưu đày - như tên gọi một tác phẩm nổi tiếng của ông. Từ năm 1941 tới 1945, Saint - John Perse là cố vấn văn học cho Thư viện Quốc hội Mỹ. Sau Thế chiến II, ông được phục hồi tư cách công dân và chức tước nhưng không quay trở lại nghề ngoại giao, xin về hưu và sống thường xuyên ở Mỹ.
                            Sait-John Perse là bút danh của nhà ngoại giao Alexis Saint Leger. Phần đầu của bút danh này: Sait-John - là cách viết bằng tiếng Anh của Thánh Giăng (Thánh tông đồ) – người được coi là tác giả của Kinh Phúc âm IV, sách Khải Huyền và ba lá thư trong Tân Ước. Phần sau: “Perse” - đấy là họ của nhà thơ trào phúng La Mã Aulus Persius Flaccus (34-62), người cùng thời với Hoàng đế Neron. Cách chọn bút danh này cho thấy thái độ của nhà thơ đối với văn minh đương thời đi cùng với di sản văn hoá của qúa khứ trong mục đích và sáng tạo của mình.
                            Tác phẩm văn học đầu tiên của ông là Tụng ca (viết năm 1910). Năm 1924 ông viết trường ca Anabase được T.S. Eliot chuyển ngữ sang tiếng Anh. Nhiều tác phẩm của ông được viết sau khi ông định cư ở Mỹ như Lưu đày (1942), Bài thơ về người phụ nữ nước ngoài (1943), Mưa rào (1943)...
                            Các nhà phê bình gọi Sait-John Perse là “nhà thơ của mọi nhà thơ” vì tính đa dạng, phong cách trang trọng, ngôn ngữ mang tính văn chương cao của thơ ông. Tác phẩm của Sait-John Perse mở ra trước mắt ta một thế giới kỳ lạ - thế giới của đại dương bao la, thế giới của những nền văn minh cổ đại, thế giới của những người du mục, những người đi chinh phục, những nhà thơ, những nhà tiên tri… với những lời kêu gọi hướng tới những hành động cao cả của con người. Những lời kêu gọi này luôn cao thượng và mang đầy chất nhân văn nhưng cũng rất bí ẩn. Một số trường ca của Sait-John Perse đã được dịch sang tiếng Việt.
                            Năm 1960 Sait-John Perse được tặng giải Nobel Văn học. Ông mất ngày 20-9-1975 tại Pháp.

                            Tác phẩm:
                            - Tụng ca (éloges, 1910).
                            - Tình bạn của hoàng tử (Amitié du prince, 1924), trường ca.
                            - Anabase (1924), thơ.
                            - Lưu đày (Exil, 1942), trường ca.
                            - Bài thơ tặng người phụ nữ nước ngoài (Poème à l'etrangère, 1943), thơ.
                            - Mưa rào (Pluies, 1943), thơ.
                            - Tuyết (Neiges, 1944), thơ.
                            - Gió (Vents, 1946), thơ.
                            - Những mốc trên biển (Amers, 1957), thơ.
                            - Biên niên sử (Chronique, 1960), thơ.
                            - Chim (Oiseaux, 1963), thơ.


                             
                             
                            MƯA RÀO
                            (Trích)


                            I

                            Mưa rừng ngập mặn trải vòm lá của rễ cây trên Thành phố
                            San hô sữa nhân lên trong sương nòi giống của mình
                            Một ý nghĩ trần truồng, giống như đấu sĩ của thành Rôm(1), dưới nước mưa tuôn, mái tóc đuôi sam dập dờn, dương dương tự đắc.

                            Trường ca hãy hát lên dưới tiếng kêu quang quác và tiếng thanh la não bạt của đề tài
                            Trường ca hãy hát lên sau tiếng bước chân rầm rập, dưới dây cương co giật của đề tài
                            Quyền của ngươi – là quyền đêm tân hôn của những Người phụ nữ Tiên tri trinh bạch.

                            Kén vàng vỡ ra và chìm vào tổng trấn đen mờ mịt, trong màu xanh của vũng nước đêm
                            Còn trên chiếc gối êm, trong khoảnh khắc của mắt nhìn, trên ấm áp của bìa rừng, đôi mắt ai mơ màng, thiu thiu ngủ
                            Đã tung ra bốn phía, đã vần xoay quay trở, đã lột truồng không hề xấu hổ hoa hồng của trường ca.

                            Chúa Trời vĩ đại, tiếng cười chúa tể, mặt đất bốc khói trên ổ gian phi của gió, tựa hồ như thịt mỡ của heo rừng
                            Còn đất sét cô đơn dưới ve vuốt dịu dàng của những cơn mưa vô tội, và đồng nội dưới những đôi chân trần không ngủ suốt đêm
                            Bọt của sương, nước ngầm như rượu vang, những linh hồn đất cát và rượu thuốc trường sinh của sự lãng quên.

                            Thần thánh thiêng liêng, Chúa Trời vĩ đại, tiếng cười chúa tể, và đây là đất đai để cày cấy gieo trồng
                            Và ở đây tiếng vọng cả một đoàn đi vào buổi xấu trời trong năm, đi khỏi cơn giận của biển cả, đại dương
                            Ở đây bầy chết của đất đai trong đổ nát hoang tàn, giờ mới sinh nằm trong tã lót và trong con tim của niêm luật thơ ca mà chưa ai biết được.

                            II

                            Giống nòi Tabor(2) không tổ quốc! Cha ông du mục! Những mẹ Digan! Những cơn Mưa Rào Sibyl!
                            Ôi, những cơn Mưa Rào nghe theo đẳng cấp của con người, bây giờ ta còn biết chia sẻ cùng ai danh dự của những đêm thức trắng?
                            Trên gối giường của ta ai sẽ đốt lửa lên và ai sẽ làm cho ấm buổi chiều sau tiếng rì rào của nến?

                            Dãy Andes(3) đang im lặng trên mái nhà ta, cây chuông nhỏ vui mừng trong máu của ta, cây chuông đang gióng lên để ngợi ca vinh quang của Mưa Rào vĩ đại!
                            Ta cùng với Mưa Rào, hãy đứng lại: những mỏ kim cương của ta trên mũi giáo phiên bản của mưa!
                            Bọt nước sôi âm ỉ trên những bờ môi của trường ca, giống như dòng sữa của san hô!

                            Trong phần mở đầu đang nhảy múa những câu thơ, tựa hồ như một lời van xin con rắn
                            Một ý nghĩ trần truồng, giống như con dao đang rì rào nổi loạn
                            Và nhịp điệu xưa cũ, mô-típ cổ xưa đang làm lành với cô nàng thích cô độc – trường ca.

                            Chúa Trời vĩ đại, tiếng cười chúa tể, xin hãy giữ gìn ta khỏi sự ngợi ca, khỏi những bản tụng ca, và những tấm lòng đại lượng.
                            Chúa Trời vĩ đại, tiếng cười chúa tể, ôi có biết bao nhiêu hờn giận trên môi của Mưa Rào!
                            Và những khói sương nào, những cồn cát lưỡi liềm của dối gian thay đổi cho nhau, những vũng nước dối gian nào đang bơi dưới mưa sau tiếng kêu đàn sếu!

                            Trong đêm sáng của giờ chính ngọ ta lặng im, giữ lại một nửa lời chưa nói
                            Và ta đi tìm từng hạt nhỏ của sự nghĩ suy về tồn tại… Làn khói trên những viên đá của bếp lò giờ lại bay lên
                            Và Mưa Rào trên mái nhà thổn thức mơ màng, hầm đôi chân của mình trong những bàn tay ta bé bỏng.

                            III

                            Những chị Assur(4) dẫn những đứa em phóng đãng, những đội quân của Mưa Rào đổ bộ xuống đất đai
                            Những áo giáp pha lê, vàng và sắt tây, những cành cọ của những ông hoàng trên những vành mũ giáp
                            Giống như bà hoàng Dido(5), mà dấu vết còn tươi như ngọc trên những bức tường của Vương quốc Carthage.

                            Tựa như phu nhân của ngài Cortez(6) đang nhìn vào bức chân dung, khói sương như mơ màng trong những bài Kinh bị lãng quên trong bóng đêm rừng rậm…
                            Màu thanh thiên Amazon của kiếm đánh dấu cho ta bằng ánh trăng thanh, bằng màu của kim cương và màu của ngọc
                            Màu xanh của Tháng Tư đang gieo hạt và tụ tập vào gương của hợp kim sắt thép với thủy ngân!

                            Rầm rập tiếng bước chân của đội ngũ kiêu hùng sau cửa sổ khuê phòng, tiếng giậm chân của những dòng nước trong sương nhà tắm
                            Màu thanh thiên Amazon, ôi những dòng nước lao như tên bắn, những bộ dây thắng của sao, và tia sáng từ những chiếc cung bay vào trong gió!
                            Màu thanh thiên của người vũ nữ, ôi những dòng nước đang nhảy múa, dàn đồng ca của nước đổ xuống trần gian!

                            Ôi hằng hà vô số của màu xanh, mưa lấm tấm, mưa phùn, những nàng Vestal(7) với những bánh xe của đại bàng đang trải đều khắp mọi phía
                            Những ngọn giáo bao bọc quanh thành phố, những lưỡi dao sắt của những cọng cây khô, những gươm giáo của dương liễu, của nho – mưa làm cho xổ tung ra bím tóc
                            Ôi cả một luồng Toledo(8) của thép! Ôi trường kiếm của thân cây, ngũ cốc tuôn đầy eo biển của mùa cắt cỏ!

                            … Và thành phố pha lê đang nhân đôi trong cây hương đàn ấp ủ, những chuỗi hạt cườm bằng kính của đường phố thênh thang, sự khôn ngoan của những đài phun có những cửa miệng bằng đồng
                            Người ngoại quốc đang đọc, ngọn gió đang lật những tờ áp phích của ta
                            Ngọn gió đang bay lượn trên những mái nhà, người đàn bà Indian cho kẻ đi thuê nhà cùng ngủ lại.

                            V

                            Ta nhận thức ra sự vĩ đại của Mưa Rào trong cuộc sống ồn ào nơi đô hội, trong những lo toan vặt vãnh của đời thường.
                            Nhưng bỗng nghe thấy mùi của ozôn, mùi nhựa của cây xanh trong tiếng rì rào của gió.
                            Mưa trả về cho ta hình người, Mưa nhào nặn ta lần nữa, và đằng sau cái mặt nạ nghe ra mùi tươi mát của đất đai.

                            Nhưng trên tầm cao của đại bàng chẳng lẽ ký ức không còn trang điểm cho ai? Hay là ta hát lên bài Thánh ca đã từ lâu quên lãng, trên những con đường rợp bóng của khu vườn khi giẫm lên những chiếc lá vàng trong Kinh của mùa lá rụng?
                            Những lối mòn trên những cánh đồng hoa tuy líp trong giấc mộng, đang dần cạn nước hồ, xương của đá trong giếng chẳng lẽ không xứng với những vần thơ, những vần thơ được viết bằng ngòi bút của nhà thi sĩ?
                            Những bông hoa hồng xưa cũ trong bàn tay của kẻ tật nguyền, những đứa bé con trong bộng cây ô-liu trăm tuổi, trên chùm nho những con ong buồn rượi, những con ong trên cành thuỷ dương mai và chiếc cầu thang hẹp trong phòng kín của người goá phụ chẳng lẽ lại không xứng với một lời?

                            Vẻ dịu dàng của thủy dương mai, của cây lô hội, đam mê của mộc lan, sự vô sinh của những kẻ lỗi lầm, mặt đất làm khô vẻ oi nồng của điều nhận thức.
                            Những cơn giông có màu xanh mái tóc bện vào mái tóc của ngọc và ngó nhìn vào gương của những ông chủ nhà băng. Gương mặt của nữ thần chìm xuống rong rêu và chìm sâu vào bùn đất.
                            Những ý nghĩ trẻ trung xếp thành rường cột và ngồi xuống quanh bàn chính khách. Bầy im lặng đứng trên những cánh đồng màu trắng của trường ca.

                            Trên những vách đá Mưa Rào hãy rót ra, hãy rót ra trên những cây Thánh giá và hãy rót lên bia mộ của dòng họ Habsburger(9), lên những chiếc linh xa của biết bao nguyên soái, lên những lăng mộ như dầu ô-liu trong ngày rửa tội.
                            Mưa Rào hãy dỡ ra từ vách núi tro tàn của những cuộc chiến chưa xa, hãy dỡ ra trên biển tro tàn màu trắng của những ai từng bơi đến trên những chiếc thuyền Caravella(10).
                            Và hãy cứ để cho muôn thuở người ta ngồi trên ngai sắt, như trên kiềng ba chân vững chắc, trên vách đá trần truồng, trên bốn ngọn gió dưới bầu trời hồng với những cơn mê sảng của mình, những cơn mê sảng chất đầy phẫn nộ của nhân dân.

                            Và trên biển muôn đời còn bay lượn khói sương của Cái Thiện và Cái Ác, còn bay lượn tro tàn của những câu cổ tích, những truyền thuyết – những câu chuyện muôn đời còn âm ỉ, không phai…
                            “Ta mong muốn đoàn tụ, chung sống với con người nhưng mặt đất với tâm hồn lạ lẫm xa xôi lại khát khao ly biệt…”

                            VI

                            …………………………………………† ?…………………………..

                            Hãy để cho lời đi trước! Ta viết lên những bài ca thời đại cho những kẻ du hành và những khúc hát lên đường dành cho những kẻ lưu đày không ngủ.

                            VII

                            Hãy mang con số, cho những con đường của ta và chúng ta là những kẻ không nhà. Hơi nước thánh thần của những người đã chết ta áp vào bằng những đôi môi khô rát. Còn ngươi vây quanh xác chết trong dòng nước bình minh – mặt đất lúc này ở trong xiềng xích của chiến tranh – hãy rửa lên gương mặt của người đang sống, hãy rửa sạch, Mưa Rào! Hãy rửa lên những gương mặt giận dữ thương đau, hãy rửa lên những gương mặt dịu dàng đằm thắm… bởi vì con đường của họ chật hẹp và bé bỏng, và họ là những kẻ không nhà, không nơi trú ẩn.

                            Hãy rửa lên ngai vàng cho những kẻ đầy sức mạnh. Trong hào quang của sức mạnh họ ngồi vào bàn ăn uống, tất cả những ai không say bởi rượu của con người, những ai thích tận hưởng, thích uống say những giọt nước mắt rơi, con tim của ai không bao giờ xúc phạm, tên của ai không còn vang vọng trong những giọng oang oang(11)…

                            Hãy rửa lên sự chậm chạp và sự rình rang, những phép tắc của con đường nhận thức. Hãy rửa sạch, Mưa Rào! Hãy rửa như gai nước mắt lên những kẻ thanh cao, lên những người may mắn, hãy rửa lên mắt những kẻ khôn ngoan chín chắn, những kẻ trung quân, những người cao thượng, những tài năng, hãy rửa lên phông màn và lên đôi mắt của nhà thi sĩ, hãy rửa lên mắt những ông bầu, ông chủ, những người mộ đạo, những kẻ quyền hành… lên đôi mắt của những kẻ rình rang theo phép tắc của thánh thần giữ đúng.

                            Hãy rửa sạch, Mưa Rào, hãy tránh xa việc thiện, những ân nhân, những người hành động và rác rưởi của những nhà hùng biện với bờ môi đại chúng chớ động vào. Hãy rửa sạch, Mưa Rào, hãy rửa bàn tay những quan toà, những người đi xét xử, bàn tay những bà đỡ, bàn tay những kẻ may áo liệm cho người đã yên giấc nghìn thu, hãy rửa bàn tay cho kẻ sáng mắt như mù, hãy rửa bàn tay cho những người tàn phế mà vạm vỡ, những bàn tay bẩn xin hãy rửa, những bàn tay trên vầng trán của nhân loại đang cày, mà xưa nay chỉ dùng roi vọt, mặc cho việc làm tốt đẹp của những người hành động thanh cao.

                            Hãy rửa sạch, Mưa Rào, hãy rửa lịch sử của giống nòi, bộ tộc, những ký ức thành văn, những bộ sử nghìn năm, những truyền thuyết, những phát minh… Hãy rửa sạch những bản hiến chương, những sắc lệnh của vua chúa, giáo hoàng, những hiệp ước liên minh, những bài tranh luận.

                            Hãy rửa sạch, Mưa Rào! Những lời vĩ đại trong trái tim người, hãy rửa sạch những lời nói muôn đời, những lời tiên tri, những lời cầu nguyện, hãy rửa sạch trong tim những lời vui sướng, những điệu ngân nga, những khúc bi ca, những rông-đô, những nghịch lý, những lời trái ngược, hãy rửa sạch những đêm dài mơ ước, những đêm không ngủ vì nhận thức, hãy rửa sạch ngày khánh tiết của trí khôn, hãy rửa sạch những tài năng, những tâm hồn chứa đầy khát vọng… và những sự nghiệp lớn lao trong trái tim người.

                            VIII

                            Mưa rừng ngập mặn mang vòm lá của rễ cây từ Thành phố, ngọn gió trời mang ý nghĩ của người phiêu lãng đến cùng ta
                            Và ý nghĩ này sẽ không giã từ ta! Nhưng sẽ không chối từ sự thật đắng cay như một nắm tro tàn cát bụi
                            Và trên mái nhà của ta sẽ còn lại mãi, những ai biết nghe theo sự xuất hiện của Mưa, hành cước của đất đai trong những cây gia to nhỏ thầm thì, là biểu tượng và là dấu hiệu của sự diễu hành sột soạt.

                            Những hứa hẹn suông! Mùa gieo hạt đổ dồn ra uổng phí! Làn khói đang trải lên con đường của người trần thế!
                            Tia chớp bên ngưỡng cửa! Còn ta đứng ở ngoại ô thành phố với đôi mắt buồn bã nhìn về
                            Vĩ đại những cơn mưa – dưới cái roi quất của tháng Tư, những bộ lưng lấm đầy đất bụi – những cơn Mưa Rào vĩ đại, giống như những kẻ cuồng tín Flagellants(12), roi da vút lên, dằng dặc cả một đoàn trong cơn mê sảng.

                            Còn ta chỉ một mình trần truồng với đất đai trần như nhộng, với cơn u mê đã chín, với mùn đất đang thức dậy trong hơi nước bốc hơi
                            Những ốc đảo của đất đai xếp thành những cặp song đôi trong những mầm cây dương xỉ, trong mảnh vỡ của đá hoa cẩm thạch, trong hài cốt của ma-môn(13)
                            Và thân xác của hoa hồng bị cơn gió làm mòn, mùi đất đai bốc lên, giống như người phụ nữ đã trở thành phụ nữ.

                            Và thành phố như lóa mắt vì ánh chớp của một trăm nghìn lưỡi dao mờ tỏ, chuyến bay của đại bàng sáng lên trên biển Labrador(14), còn bầu trời trong chiếc chén của những đài phun có hình thù đập vỡ
                            Con heo vàng trong cây cột của mặt trời đang tan rã trên quãng trường ngái ngủ, chất khoáng hồng đơn đang hoan hỉ trên cửa chính môn, và trong bờ giậu của khu vườn một chiếc bóng màu đen đã đứng dậy trong những bàn chân màu bạc
                            Những góa phụ trẻ trung đang ấp ủ một niềm khao khát, trong băng tang màu đen, như trong mộ phần, những bình đựng di hài có màu tái nhợt.

                            Và ngọn gió đang lượn trên chiếc lược của ngôn từ, trên những bờ môi của trường ca bọt mép đang sôi lên âm ỉ
                            Đang lấp lóe những ý nghĩ vô cùng mới mẻ và lùi lại trước nhịp bước của nghĩ suy:
                            “Ôi bài hát diệu kỳ, ôi bài hát diệu kỳ, ôi diệu kỳ biết bao bài hát của những cơn Mưa Rào đã chết”, nhưng, Mưa Rào! Còn câm nín biết bao bản trường ca của ta hãy còn chưa viết hết!

                            IX

                            Đêm đã đến đây, và những cánh cổng bây giờ đóng chặt, ôi thật nặng nề biết bao những giọt nước trời trên những vòng nguyệt quế ẩm ướt của Latinh!
                            Trên mũi giáo phiên bản của ý nghĩ các người có chất khoáng kim cương! Hãy đập vỡ những gông xiềng, hãy đánh gục những linh hồn của những con rồng có cả trăm con mắt kinh hãi
                            Ôi Chúa Trời vĩ đại, tiếng cười của chúa tể, xin hãy phá cho tan tành những náo loạn hôm nay ở chốn trần gian.

                            *

                            Và nhất định sẽ có niềm vui sướng hân hoan, ôi Chúa Trời vĩ đại, trên ngưỡng cửa hao gầy của cuốn sách mòn mỏi, nơi tiếng cười của ta sẽ làm cho kinh hãi những con công màu xanh của sự vinh quang.
                            1943
                            ___________________

                            (1)Đấu sĩ của thành Rôm (Gladiatores) – những người đấu kiếm với nhau hoặc với thú dữ trên khán đài. Thời Đế chế La Mã, những kẻ trước khi bước vào cuộc đấu hô to: “Ave Caesar, moritori te salutant” (Hoàng đế tối cao, những kẻ đi vào cái chết xin kính chào). Trò đấu này xuất hiện từ thế kỉ 3 tr. CN và đến đầu thế kỉ 5 thì bị cấm.
                            (2)Tabor – tên gọi một nhóm người Digan du mục. Sibyl (Sibylla) – xem chú thích ở bài Những mốc trên biển.
                            (3)Andes – dãy núi ở Nam Mỹ.
                            (4)Assur (Ashur) – người sáng lập ra vương quốc Assyria và Nineveh cổ đại. Đây cũng là một tích trong Kinh Thánh (Cựu Ước_E-xê-chi-ên, chương 23).
                            (5)Dido – theo thần thoại Hy Lạp, là con gái vua Tyre, nữ hoàng của vương quốc Carthage cổ đại.
                            (6)Cortez (Cortes), Hernando (1485 – 1547) – nhà thám hiểm người Tây Ban Nha, người chinh phục vương quốc Aztec ở Mêhicô.
                            (7)Vestal (Vestale) – xem chú thích ở bài Những mốc trên biển.
                            (8)Toledo – thành phố ở Tây Ban Nha, nổi tiếng với nghề luyện kim và đúc gươm giáo.
                            (9) Habsburger – dòng họ cai trị ở nước Áo từ năm 1282 – 1918; ở Tiệp và Hungari từ năm 1526 – 1918; ở Tây Ban Nha từ năm 1516 – 1700; ở Hà Lan từ năm 1477 – 1794.
                            (10)Caravella (tiếng Italia) – thuyền buồm đi biển có mạn tàu cao, phổ biến ở các nước vùng Địa trung hải từ thế kỉ 13 – 17. Colombo (1451-1506) vượt Đại Tây Dương bằng thuyền này và Vasco da Gama (1469-1524) - người đầu tiên đi từ Lisbon đến Ấn Độ cũng bằng thuyền này.
                            (11)Theo Kinh Thánh, những giọng oang oang của lính Israel đã làm cho đổ những bức tường kiên cố của thành phố Jericho.
                            (12)Flagellants – những người theo một giáo phái cuồng tín thời Trung cổ ở châu Âu, hành đạo bằng cách dùng roi da đánh vào mình để chuộc lỗi lầm.
                            (13)Ma-môn – theo Kinh Thánh là thần giàu có (Tân Ước_Ma-thi-ơ 6:24; Luca 16:13).
                            (14)Labrador – tên một bán đảo, tên một biển ở Canada.


                             
                            #14
                              cacbac 12.01.2008 19:13:35 (permalink)





                              NHỮNG MỐC TRÊN BIỂN
                              (Trích)

                              Tiếng hoan ca

                              1

                              Ôi Biển, Biển xướng lên những giấc mơ đồ sộ, chẳng lẽ có một lần trong một buổi hoàng hôn nào đó ngươi bỏ lại ta nơi thành phố, trên tảng đá, quanh bờ dương liễu có hình hoạ tiết sắc đồng?
                              Rộng hơn đám đông, cái vòng này quyến rũ ta trên bờ dốc của thế kỉ hoàng hôn không tắt - ôi Biển lớn, Biển màu xanh, tựa như bình minh ở Phương Đông của người trần.
                              Biển khoan khoái, tưng bừng, Biển trong thang bậc của mình, cao hơn bài tụng ca khắc trên đá, Biển trong ngày lễ và ngày lễ này trong buổi giao thời, ngày lễ và tiếng rì rào với con người như nhau – Biển không hề ngủ mà như kẻ canh giấc ngủ cho người…

                              Hoa hồng trên mộ đã không còn toả mùi hương và linh hồn lạ lùng của mình giờ sống động đã không còn mở ra giữa những cành lá cọ… Và có phải ta đã từng đắng cay một lúc nào đó, hở những con người, những con người đang sống, trên môi?
                              Ta nhìn thấy trong vũng tàu như ngọn lửa xa xôi một hình thù đồ sộ đang mỉm cười, đang nghỉ – Biển giờ đang hoan hỉ tựa như ngày Thánh lễ, trong hoa cỏ màu xanh, tựa như ngày lễ mà ta kỉ niệm cho mình.
                              Biển khắp mọi nơi đang vui mừng dưới đôi cánh chim ưng của những đám mây màu bạc – như vị thái ấp quí tộc, thuế má không phải nộp hay như vị chúa đất với những cánh đồng rộng lớn mênh mông…

                              Ngày ta sinh ra ngọn gió hãy mang hơi nước! Sự hào phóng của ta chinh phục cả khán đài nhà hát!.. Những ngọn giáo phương Nam run rẩy, háo hức trước miền khoái lạc. Tiếng trống của cõi hư vô nhường chỗ cho tiếng sáo trần gian. Và từ bốn phía Đại dương đã tàn héo những bông hồng.
                              Trên gác sân màu trắng đặt hình nghiêng của Ngài Tetrarch!(1)

                              2

                              “Ta bắt các người phải khóc – vì chúng ta tỏ lòng biết ơn.

                              Khóc vì biết ơn, không phải vì đau khổ.
                              Vì sự bối rối trong tim, ngọn nguồn ta không rõ
                              Như phút giây trên Biển trước khi ngọn gió ra đời..”

                              Người của Biển đã thay mặt Biển nói những lời
                              Ca ngợi Biển, ca ngợi tình yêu và khát khao có Biển
                              Từ bốn phía chân trời ngọn nguồn khoái lạc về Biển kia hướng đến…

                              “Ta kể cho các người nghe câu chuyện cổ, các người hãy nghe ta
                              Bằng từ ngữ giản đơn như câu chuyện cổ ngày xưa
                              Những lời nghiêm khắc nhưng trang nhã, giản đơn, câu chuyện của ta sẽ làm cho các người mừng vui khôn xiết.

                              Dù câu chuyện này con người muốn được nghe mà không biết gì về cái chết
                              Câu chuyện với vẻ tươi mát của mình sẽ đi đến với những con tim
                              Dù câu chuyện là lòng thương, là ngọn gió dịu dàng từ Biển thổi lên bờ trong buổi chiều lấp loá.

                              Và trong số các người có kẻ ngồi trên cây lắng nghe câu chuyện của ta buồn bã
                              Liệu còn có ai mà không đứng dậy và không bước theo ta với một nụ cười
                              Rồi đi vào tổ rồng của tuổi ấu thơ và đi vào tiếng bánh xe đưa đám vang lên ở chốn xa xôi”.

                              3

                              Thơ ca, là để hòa theo tiếng thét gào của Biển.
                              Thơ ca, là để phụ họa cho bài hát diễu hành xung quanh Biển.
                              Như sự chuyển động của bàn thờ, như sức hút của dàn đồng ca, đổ xuống những dòng thơ.

                              Đó là bài ca vĩ đại mà trước đây chưa từng hát bao giờ, và Biển ở trong ta, Biển sẽ hát bài ca
                              Ta mang Biển trong mình, Biển sẽ hát lên cho đến chừng nào ta còn thở
                              Biển ở trong ta, Biển sẽ hát ca, mang vẻ tươi mát của mình và tiếng động dịu êm truyền đi khắp vũ trụ.

                              Thơ ca là để kìm nén cơn xúc động của đêm trên Biển. Thơ ca, là để ta tận hưởng cuộc đời ta với Biển.
                              Và đó là giấc mộng từ Biển sinh ra mà trước đây chưa mơ thấy bao giờ, và Biển sống trong ta, Biển sẽ bơi trong giấc mộng.
                              Biển giăng lưới trong ta, Biển sẽ bơi đến tận cùng vực thẳm, Biển giăng thời gian và những con đường vĩ đại của bóng đêm.

                              Biển liều lĩnh, vô tâm, Biển hân hoan chào đón, Biển rì rào hối hận, ôi Biển trong con nước triều dâng.
                              Biển réo ầm ầm trong màu nước thanh thiên, trong trí tuệ bẩm sinh, trong tiếng kêu thần thánh của mình - ôi những nàng trinh nữ!
                              Như thầy bói Sibylla(2) trong vòng hoa ngồi trên chiếc ghế sắt của mình, Biển sôi ầm ầm trắng xoá…

                              4

                              Ô Biển, ta ca tụng Biển, Biển còn đến muôn năm, Biển không biết giận hờn và luôn luôn xứng với lời ca tụng.
                              Ta mời Biển đến, Biển là khách quí của ta, còn nói về công lao thì ta im lặng
                              Và không nói một lời về Biển mà ta chỉ nói về sự trị vì của Biển ở trong tim
                              Như khi ta dâng cống vật bằng xương voi, bằng đá hoa cương
                              Và lời ca tụng của mình lên chúa đất Suzerain.

                              Ta chào Biển, trước Biển ta phủ phục, cúi mình mà không thấy thấp hèn
                              Ta trao cho Biển ân huệ của mình và trước Biển thân thể rung lên
                              Và khói của sự hài lòng bao phủ lên trí thông minh của người hâm mộ
                              Và niềm vui từ đó, rằng đã có những lời để với một nụ cười ta nói lời cảm tạ

                              Và ta kính cẩn trước Người, ôi Biển, ta chào đón Biển quang vinh, rằng sẽ còn lâu trong kí ức của Biển giữ gìn, tựa hồ như ngày lễ của con tim…

                              5

                              Mà bởi vì đã từ lâu ta mong ước kín thầm về một trường ca như thế, ta thêm vào những lời thường nhật của mình bức tranh có màu sặc sỡ, vẻ huy hoàng của bao la biển cả – nơi mép rừng giữa màu đen của lá hiện ra mạch máu của thanh thiên và trong những mắt lưới sống động rung rinh có chiếc vảy của con cá vô cùng to lớn!

                              Và liệu ai có thể chộp được ta bất thình lình cùng với những lời nói kín thầm đằng sau sự bảo vệ đáng tin của nụ cười nhã nhặn? Nhưng giữa những người thân và bè bạn từ lưỡi của ta bỗng tuôn ra những thứ quí hiếm kia – có thể là ở trong góc Vườn thành phố, hay ở trong những hàng rào chạm trổ của Cơ quan Hành chính Quốc gia, hoặc có thể là, có ai đó nhìn ra, giữa những câu nói hững hờ ta đột ngột quay lưng và nhìn về trên ngôi nhà Cơ quan quản lý tàu bè có một con chim đang nhẹ nhàng bay lướt.

                              Bởi vì trường ca này đã từ lâu ta mơ ước và ta mỉm cười hạnh phúc, bởi vì ta giữ gìn sự chung thủy với trường ca – ta nắm bắt, ta sửng sốt, ta say sưa giống hệt như chú san hô và lắng nghe theo nhịp của thủy triều lên xuống – giống như giờ nửa đêm lang thang trong giấc mộng, giống như sự dâng lên chầm chậm của dòng nước chiêm bao, khi từ chốn xa xôi dòng nước thủy triều vuốt ve lên những dây thừng rất cẩn trọng.

                              Và từ đâu mà trường ca như thế hiện ra trong đầu – thì đấy là điều đáng để cho ta suy ngẫm. Nhưng mà những trường ca mang lại cho ta niềm vui sướng hân hoan, chẳng lẽ điều này lại còn ít ỏi chăng? Nhưng mà thôi, lạy Chúa! Có lẽ ta phải giữ mình, phòng bị một khi cuộc chuyện trò chưa rẽ quá xa xôi… Hãy nhìn kìa các người, hãy nhìn ra đường phố, hãy nhìn vào chỗ rẽ, những cô con gái đẹp tuyệt vời của Sao chổi Halley, những vị khách của bầu trời trong trang phục của những nàng Vestale(3) bị bầu trời đêm quyến rũ, trong khoảnh khắc họ biết giữ mình giữa bàn tay, trên vòng xoay của hình elíp ấy.

                              Phu nhân của cuộc hôn nhân không hề môn đăng hộ đối vẫn giấu mình trước người đời ở một nơi xa xôi nào đấy. Ô Biển, bài hát đăng quang cho Biển sẽ là như vậy: “Bài hát cuối cùng của ta! Bài hát cuối cùng của ta!… và người của Biển bài ca này sẽ hát…” Và ta đề nghị những ai không phải bài ca thì sẽ là người chứng kiến cho sự tốt lành của Biển – Biển không có những bức tường, Biển không có hành lang, không khúc hát Aliscans(4), không cổng chính trang nghiêm, Biển không có những đại thần trên những sân gác hình tròn và không có trên những con đường những con thú dữ dằn có cánh.

                              Ta nhận về những trường ca và nhận về cho mình trách nhiệm. Giống như người hiểu ra sự bắt đầu của sự nghiệp lớn lao theo lời hứa hẹn đã viết ra và giải thích những lời, và điều này Hội những người trao tặng sẽ thỉnh cầu thôi, vì rằng công việc này chính là sứ mệnh. Và sẽ không một ai biết khi nào và ở đâu người này đã viết; thiên hạ sẽ nói với các người rằng đấy là ở khu phố có những kẻ nhẫn tâm và khắc nghiệt, mà có thể là ở khu phố của những người đúc thép – trong giờ nổi dậy của nhân dân – giữa những hồi chuông gọi người ta dập lửa, và tiếng trống báo thức giờ sớm sủa của đồn binh…

                              Và sáng ra Biển Mới trên vách đá cười lên. Và trên trang sách của người này, giống như một chiếc gương, đang ngắm nhìn một Người Đàn Bà Xa Lạ… Bởi vì đã từ lâu người này mơ ước kín thầm một trường ca như thế, người ấy nhìn ra sứ mệnh của mình trong bản trường ca… Thế rồi trong một buổi chiều vẻ dịu dàng không thể chịu nổi kia làm cho người này chìm nghỉm, thế là người này dám cả gan thú nhận và cảm thấy sốt ruột vô cùng. Người ấy bỗng cười lên và đưa ra lời đề nghị… “Bài hát cuối cùng của ta! Bài hát cuối cùng của ta!… và người của Biển bài ca này sẽ hát!…”
                              ______________
                              (1)Lãnh chúa Hi Lạp cổ.
                              (2)Sibylla (Sibyllae) – những người phụ nữ có tài tiên tri. Nổi tiếng nhất là Sibylla ở Cumai (Cumis), người đã xem bói cho Aineas.
                              (3)Vestale (Vestal Virgins) – theo truyền thuyết La Mã, là những nàng tư tế của nữ thần Vesta, những người giữ gìn ngọn lửa thánh. Những trinh nữ xinh đẹp được chọn từ những gia đình quí tộc Roma và họ phải phụng sự cho nữ thần 30 năm, ai vi phạm lời nguyền sẽ bị chôn sống.
                              (4)Khúc hát Aliscans – bản anh hùng ca của Pháp do tác giả vô danh sáng tác vào khoảng năm 1165.
                               
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 24 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9