Đi tới cuối đường, rồi... (Nguyễn Viện)
meocon_thongminh93 19.01.2008 12:41:25 (permalink)
 
(Truyện này đã đăng lần đầu trên damau.org dưới hình thức song ngữ,
bản dịch Anh ngữ đăng lần này trên tienve.org đã được các dịch giả Lê Đình Nhất-Lang & Lưu Diệu Vân hiệu đính & bổ sung.)
 



1.
Tất cả những điều tôi đã biết về Tiểu Phụng chỉ là một lý lịch mơ hồ. Mười bảy tuổi, mồ côi cha mẹ, sống với một người nhận là dì, nhưng thật ra chỉ là một bà chủ keo kiệt mà ra vẻ nhân đức. Đây là một trong những lý do tôi đã muốn mang cô ấy đi. Bởi vì tôi tin rằng tôi là một người nhân đức thật sự mà không cần phải chứng minh bất cứ điều gì. Ngay khi nhìn thấy Tiểu Phụng lần đầu và nghe cô ấy nói “Mời ông uống nước cho mát. Ông không cần phải mua thuốc đâu”, tôi đã cảm thấy nỗi gay cấn mông muội của lòng tử tế. Mặc dù tôi biết đấy chỉ là một nghệ thuật bán hàng. Một tay bưng thùng thuốc Nam, một tay xách xô nước sâm lạnh, nhưng xem ra nó vẫn rất nhẹ nhàng với cô. Tiểu Phụng đặt thùng thuốc Nam xuống bên cạnh tôi trên chiếc ghế đá. Chắc chắn tôi không thể không nhìn vào thùng thuốc ấy với một chút tò mò. Tuy nhiên, “trời nóng, ông uống miếng nước cho mát”, cô đưa cho tôi ly nước bằng cả hai tay. “Cám ơn em”, tôi uống. “Ngon quá” và tôi nói. “Cháu nấu bằng thuốc trong thùng này đó, giải độc gan tốt lắm”, Tiểu Phụng bảo. “Sao em biết nó giải được độc trong gan?”. “Có nhiều người uống xong còn đến tìm cháu đó”. “Một ngày em dụ được bao nhiêu người khách?”. “Sao lại nói là cháu dụ?”. “Ok. Không phải dụ, một ngày em bán được bao nhiêu?”. “Có khi ba bốn trăm ngàn”. “Lời một nửa phải không?”. Cô giễu cợt tôi: “Sai rồi. Hai phần ba”. Tôi nhìn ra biển. Hòn Phụ Tử gãy rồi. Tay phụ xế xe đò xuống Kiên Lương nói “bây giờ người ta gọi là Hòn Gãy”. Nhưng Tiểu Phụng bảo: “Cháu gọi nó là Hòn Tự Tử vì nó đã tự tìm cái chết”. “Em có thích nó chết luôn không?”, tôi hỏi. “Không, nó sống mới đẹp”. Hòn Phụ Tử cần khách du lịch để cho Tiểu Phụng bán hàng. Tôi nói để tôi kiến nghị với chính phủ phục dựng lại Hòn Phụ Tử cho cha con họ không mất nhau. Tiểu Phụng chớp chớp đôi mắt như thể thương cảm. Cô kể cho tôi nghe truyền thuyết về hai cha con cứu nhau trong một cuộc tấn công của con cọp mà họ cùng chết dưới biển. Ở chỗ đó mọc lên hai ngọn núi như hai cha con. Tôi nói ở đây sau này, cũng sẽ mọc lên hai ngọn núi và người đời sẽ gọi đó là núi Phụng Hoàng. “Tại sao là Phụng Hoàng?”. “Vì tôi tên Hoàng, em tên Phụng”. “Sao biết cháu tên Phụng?”. “Vì tôi tên Hoàng”. “Ông xạo quá”. “Không phải em tên Phụng sao?”. “Nhưng tại sao lại có núi mọc ở đây?”. “Tôi cũng không biết. Nhưng tôi biết chắc chắn rằng đây sẽ là nơi chôn xác tôi khi tôi chết”. “Ông sẽ không chết ở đây”, Tiểu Phụng nói. Tôi cũng nghĩ vậy, Tiểu Phụng có màu da đen đẹp và sáng, cô ấy sẽ đi những dặm trường lắc lẻo của con người. Tiểu Phụng cho biết cô chỉ bán hàng ở Hòn Phụ Tử hai tháng mỗi năm. Những tháng còn lại cô bán ở những điểm du lịch khác rất xa nhau như Vũng Tàu, Biên Hòa, Phan Rang, Châu Đốc, nơi có núi có chùa và có những con người tin vào thần thánh, tin vào những điều kỳ diệu của cuộc sống. Tiểu Phụng sống nhờ vào những niềm tin ấy. Nhưng số tiền kiếm được mỗi ngày cô phải nộp hết cho người dì nuôi. Người dì nuôi này có ông chồng người Tiều trên núi Cấm, Châu Đốc. Ông ấy trồng thuốc và cung cấp hàng cho người vợ cả, là bà dì nuÊi của Tiểu Phụng, bán để nuôi ba đứa con mà ông đã bỏ. Hiện ông ta sống với bà vợ thứ ba, người Việt. Dì nuôi của Tiểu Phụng người Miên. Mẹ của cô cũng người Miên. Nhưng cô không biết cha mình là ai. Mãi sau này tôi mới biết, chính ông người Tiều, chồng của bà dì nuôi là cha của cô. Ông đã mang cô về từ Nam Vang khi cô còn nằm trong bọc và giao cho bà vợ cả. Tôi hỏi Tiểu Phụng: “Sống như vầy em có buồn không?”. “Tại sao lại buồn?”, cô hỏi ngược lại tôi. Ừ nhỉ, tôi cảm thấy mình ngớ ngẩn.

2.
Tôi biết người đàn ông này cũng như bao du khách khác đã đến Hòn Phụ Tử. Tuy nhiên tôi cảm thấy ông dễ gần và thích nói chuyện với ông, dù hôm đó tôi chưa bán được đồng nào. Tôi mời ông uống nước đểø tiện thể ngồi nghỉ. Ông ta có cách nói chuyện khác lạ. Tôi hỏi ông làm nghề gì. Ông nói ai thuê gì làm nấy. Tôi không tin một người sang trọng như ông lại đi làm thuê. Trong đầu óc đơn giản của tôi, một người sang trọng thì phải làm chủ. Tôi chưa bao giờ mơ ước mình sẽ gặp được một người giàu có, và cũng không có ý định sẽ yêu một người giàu có, nhất là một người lớn tuổi như ông. Bọn con trai nhà giàu nhố nhăng tôi không thích được. Tôi yêu sự đơn giản, như đời sống của tôi. Mỗi tuần, tôi đều vào chùa nghe thày giảng. Tôi cũng còn mua băng của các thày ở Vũng Tàu để học hỏi thêm. Tôi bình an và hài lòng về cuộc sống của mình. Dì và chị em tôi sống hạnh phúc với nhau, tuy có hơi vất vả, nhất là khi đi xa. Chúng tôi có một cái cassette nhỏ. Trong tấm lều lá và giấy các tông dựng tạm trong đất thuê của người ta, buổi tối chúng tôi nghe cải lương và nghe giảng kinh trước khi ngủ. Dì là người về núi Cấm lấy thuốc, mấy chị em tôi mỗi người một thùng giấy đựng thuốc và một xô nước sâm lạnh, chúng tôi đi khắp các chùa có đông người du lịch. Thường thì chúng tôi đến những chùa trên núi. Dì tôi bảo đấy là nơi chúng tôi có thể bán được thuốc. Dì nói một ngày nào đó sẽ mua một căn nhà. Từ năm mười tuổi, tôi đã đi bán hàng, sau khi học xong lớp ba. Chưa từng yêu ai, nhưng tôi tự cho mình đủ hiểu biết về đàn ông vì tôi lăn lộn với cuộc sống từng giây và quen nghe nhiều người chọc ghẹo tán tỉnh . Tôi vẫn luôn có cảm giác mình sống với sự đùa cợt, mặc dù vú tôi đã to lên từ năm ngoái. Nhưng tôi không quên ông ta vì ông đã làm cho tôi phải thắc mắc về sự hiểu biết của ông về tôi. Lần thứ hai tôi gặp ông trên núi Châu Thới. Tôi nghĩ do tình cờ hơn là ông ta muốn tìm tôi. Ông đưa cho tôi mấy tấm ảnh ông chụp tôi ở Hòn Phụ Tử lần trước. Trong đó có tấm hình ông ôm vai tôi và đầu tôi thì ngả vào ông tự nhiên và thân mật. Ông nói: “Tôi vẫn tin sẽ có ngày gặp lại em”. “Điều gì khiến ông tin như thế?”. “Vì ở gần chùa Hang sau này sẽ mọc lên hai ngọn núi tên là Phụng Hoàng”. Ông ta nói tỉnh queo. Tôi bảo: “Ông vẫn chưa bỏ cái tính xạo”. Ông ta nở một nụ cười hiền từ như thể tha thứ cho sự nghi ngờ của tôi: “Đức Phật ở Hòn Phụ Tử vẫn còn khóc vì em không tin tôi”. Tôi biết ông ta phịa chuyện, nhưng tôi không muốn đụng tới Đức Phật, tôi hỏi: “Sao biết cháu ở đây?”. “Phật Bà Quan Âm chỉ”, ông ta lại mang Phật Bà ra trấn áp tôi. Tôi nói: “Đừng lợi dụng thần thánh, tội chết”. Ông ta lại cười, rất hiền từ: “Em không biết được thần thánh đối với tôi thế nào đâu”. Rồi ông ta hỏi: “Em sống ở đâu?”. Tôi chỉ xuống chân núi: “Ông có thấy cái lều dưới đó không, trong miếng đất có mái tôn sáng đó?”. “Thấy rồi”.

3.
Tôi không nghĩ đó là nhà, chính xác nên gọi là một cái hộp. Tất cả các bức vách đều được ghép bằng giấy thùng các tông, có lẽ họ đã mua lại từ những người bán ve chai. Mái lợp bằng giấy dầu. Trong nhà hoàn toàn không có giường hay bất cứ một thứ bàn ghế nào. Một cái thùng rỗng. Ông chủ đất nói: “Tôi cho họ ở nhờ, chỉ lấy tiền điện nước. Cũng quen rồi, năm nào họ cũng đến ở vài tháng”.

4.
Một buổi chiều khi chúng tôi về nhà, tôi thấy có một cái quạt máy mới và một lá thư chỉ vỏn vẹn một câu hỏi: “Em có muốn đi học lại không?”. Không ký tên. Tất nhiên tôi biết là của ông ta. Tôi giấu lá thư không cho ai coi. Dì hỏi: “Sao lại có chuyện này?”. Tôi im lặng. Chị Hai lên tiếng: “Hỏi con Phụng”. Tôi nói tôi cũng đi bán từ sáng như chị làm sao biết được. Chị Hai lớn hơn tôi ba tuổi, không xấu, nhưng hay ghen tị với tôi. Một phần tôi bán được nhiều hơn chị, một phần những gã đàn ông hay bám lấy tôi. Có một gã đàn ông hỏi tôi: “Em thích đóng phim không?”. Tôi hỏi để làm gì? Gã bảo đóng phim sẽ nổi tiếng. Tôi không thích nổi tiếng. Cũng như tôi đã hỏi lại ông ta ngày hôm sau rằng: “Học để làm gì?”. Ông bảo để thay đổi. Tôi không thích thay đổi. Vả lại tôi cũng chưa bao giờ mường tượng cuộc đời tôi sẽ thay đổi thế nào. Đôi khi tôi cũng xem TV, có những người đóng vai lam lũ, nhưng tôi không cảm thấy được chia sẻ. Sự chia sẻ là thừa thãi. Nhiều khi khôi hài. Ông nói với tôi: “Em chưa tới lúc biết mình thật sự muốn gì”. Ông không phải là tôi, làm sao ông biết hai mép lồn tôi mấp máy và đầu vú tôi cương cứng. Tôi muốn đạp cho ông một đạp văng xuống núi. Nhưng tôi tiếc cái vẻ ngoài trí thức của ông.

5.
Vẽ phác thảo Tiểu Phụng ngồi trên tảng đá đang nghiêng người cười, tôi tự hỏi khả năng giễu cợt là một phản ứng tự vệ hay là sự thấu triệt cuộc đời? Tôi ngần ngừ nhìn Tiểu Phụng và nghĩ dẫu thế nào thì cũng nên để cho cô ấy có vẻ thanh thoát. Vả lại, tôi cũng không muốn nhấn vào chi tiết gợi cảm của cặp vú căng mọng đang đổ xuống kia. Nhưng xem ra cô ấy lại thích khoe mông khi vặn lưng eo nhìn xéo tôi, vẫn với sự rũ rượi cố ý hồn nhiên. Đĩ tính là một bản năng và nó cần được ca tụng. Thơ mộng hóa cuộc đời thì có tốt hơn không, tôi không chắc về điều ấy. Nhưng tôi vẫn muốn vẽ Tiểu Phụng như một vẻ đẹp thường tại và vô nghiệp. Có thể chỉ vì tôi muốn tránh một cơn cám dỗ.

6.
Con Múp kể với tôi về chuyện lão bảo vệ đã dụ nó như thế nào. Ông ta vẫn cất giấu hàng giùm nó và đôi khi cho nó tiền. Bù lại nó cho ông bóp vú. Ông ta muốn tụt quần nó nhưng nó không chịu. Vài phút trong văn phòng thì không thể làm gì hơn. Ông ta hẹn nó buổi tối đến, nhưng nó chỉ khất lần. Nó bảo muốn dành cái của nó cho một người yêu thật sự. Bọn con Mi nói nó ngu mới để cho một lão già xấu xí như ông ta lợi dụng. “Không biết ai ngu, tụi mày khôn mà tụi mày mất vốn hoài”, nó trả lời. “Tụi tao thà mất của chớ không để lão sờ vào người. Thấy tởm”. Con Múp tự ái nhưng nó khinh bạc bảo: “Tao biết có khối đứa muốn được bóp vú nhưng không ai thèm bóp”. Tôi không có ý kiến về chuyện này. Tôi chỉ thấy thương nó, một người như con Múp mà được bất kể ai bóp vú cũng là may. Lão bảo vệ có một bà vợ chẳng những đã quá đát mà còn thọt chân. Cuộc đời hạnh phúc được lúc nào thì cứ hưởng. Tôi thích các bài giảng của thày trong chùa. Biết đâu là phải trái.

7.
Tiểu Phụng gọi điện thoại cho tôi: “Noel này cháu muốn lên thành phố chơi, nhưng không có ai quen”. Tôi nói khi nào đến thì gọi, tôi sẽ đón và đưa đi chơi. Tiểu Phụng bắt tôi hứa. Chuyện nhỏ. Với những kẻ ưa dối trá, họ cũng không có niềm tin vào người khác. Tôi không nghĩ Tiểu Phụng quen dối trá, cô chỉ là người thiếu tự tin. Và tôi hứa cho cô yên lòng. Tôi không hi vọng Tiểu Phụng có thể thu xếp để đi chơi như cô muốn.

8.
Con Mi khoe: “Con trai bú lồn đã không chịu được”. Tôi hỏi: “Mày có người yêu rồi à?”. Nó gật đầu. Tôi nói: “Mày kín nhỉ. Có bồ mà không ai biết”. “Tao phải giấu thôi. Mày cũng giấu giùm tao”, nó nói. Tôi hỏi tại sao phải giấu? Nó bảo vì anh ấy là một chú tiểu. “Thì bảo nó xuất gia về nhà cưới mày”, tôi nói. “Không được. Nó vẫn muốn ở chùa”. Mô Phật. Tôi không hiểu được chuyện này. Con Mi có đôi chân cao như tôi và dáng đi nhảy nhót, mặc dù tay nó lúc nào cũng bưng một thúng nhang. Buổi tối nó cũng thích vào chùa nghe kinh, tôi không nghĩ nó muốn được gặp chú tiểu của nó. Tôi không đoán ra người yêu của nó là ai. Tôi hỏi: “Mày tính sao?”. “Chẳng tính gì cả. Cứ sướng cái đã”, nó bảo.

9.
Tôi vẽ một cái lồn trừu tượng. Thật ra là một cái lồn hư vô. Những vòng tròn vô định loang trên mặt nước thẳm, run rẩy và nồng nàn. Từ không đến có là số phận. Có nghĩa và vô nghĩa. Sự trải nghiệm không mang lại một cơ may nào cho sự sáng tạo cũng như ý nghĩa cuộc sống. Tranh của tôi bán được. Nghệ thuật không phải là chỗ tôi nương náu. Tôi nghĩ mình đã lừa được mọi người, kể cả bọn viết phê bình nghệ thuật.

10.
Đôi khi đứng nhìn biển, lòng tôi hoang mang trống trải. Tôi chờ đợi điều gì tôi không biết. Cũng nhiều khi từ trên núi cao nhìn xuống, lòng tôi lại thanh thản. Tôi thích tiếng chuông chùa ngân nga. Thích tiếng tụng kinh chậm rãi. Chưa có một thằng con trai nào đáng để tôi quan tâm, mặc dù tôi thường được nghe những chuyện bậy bạ do lũ bạn kể. Dì cũng hay nhìn tôi, dì bảo dì sợ đời con khổ. Tôi bảo tôi có phải hồng nhan đâu mà sợ đa truân. Ông ấy nói tôi có đôi mắt ướt. Sẽ bi lụy đời em. Mấy hôm nay trời bão, không có du khách, tôi nằm nhà đắp mền ngủ như một con chuột rúc trong hốc tối. Và tôi cảm nhận được thân thể mình đang thì thầm với tiếng gọi mơ hồ. Không ai nói cho tôi biết tôi được sinh ra bởi ai và thân xác này thật sự có ý nghĩa gì.

[còn tiếp nhiều kỳ]
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.01.2008 12:42:48 bởi meocon_thongminh93 >
#1
    meocon_thongminh93 19.01.2008 12:44:26 (permalink)
    11.
    Tiểu Phụng gọi cho tôi vào lúc năm giờ chiều và báo cô ấy đang ở bến xe. Lạy chúa, cô ấy đến và không báo trước. “Không phải cháu đã nói là cháu sẽ lên thành phố sao?”. Nhưng không phải vậy. Lỡ tôi không có mặt ở đây thì sao? Cần phải báo lại trước khi lên đường, hiểu không. Tiểu Phụng vừa rơm rớm nước mắt vừa cứng cỏi: “Ông không chờ đợi cháu đến?”. Tôi ôm cô vào lòng. “Không phải vậy”. Tôi đã nhìn thấy Tiểu Phụng đứng bần thần với một túi xách. Ông ba bị, mẹ mìn ở khắp nơi. Và tôi thấy tôi là một ông ba bị. Tôi đi bắt trẻ con.
     
    12.
    Gặp được ông ấy tôi quá mừng. Không phải lần đầu tôi đến Sài Gòn, nhưng đây là Sài Gòn của ông ấy. Nó khác với Sài Gòn những lần tôi đã đến trước đó. Có những cây thông Noel được dựng lên trong các cửa tiệm và tôi cảm nhận được niềm vui đang rộn rã trong lòng mình. Tôi ngồi ôm sau lưng ông. Chiếc túi xách bỏ ở phía trước. Không kể lần ông ôm vai tôi chụp hình, đây là lần thứ hai chúng tôi sát cạnh nhau. Mùi đàn ông của ông thơm và nồng. Tôi nghĩ ông sẽ đưa tôi về nhà, nhưng không, ông đưa tôi đến một khách sạn nhỏ. Ông nói: “Ở tạm đây rồi tính”. Ông chờ tôi tắm rửa rồi đưa đi ăn. Đó là một cái quán kỳ cục, cổng đóng và không có bảng hiệu. Chỉ khi khách đến bấm chuông, người làm mới ra mở cổng mời vào. Quán kín đáo và sang trọng. Ông không hỏi ý kiến tôi ăn gì. Ông tự chọn và bảo: “Ăn cho biết”. Món vịt xiêm nướng chao rất ngon. Chả cá Lã Vọng tôi cũng thích. Ông nhìn tôi ăn, cười độ lượng. Có lẽ tôi đã ăn như sắp chết đói. Ông bảo: “Em có cách ăn của một người biết hưởng thụ”. Tôi hỏi như vậy có phải là không đúng với con gái không? Ông bảo nó đúng với tất cả mọi người.
     
    13.
    Tôi không muốn đưa cô ấy về nhà, mặc dù ở đó không có trở ngại gì. Đó là một căn phòng tuy không lớn nhưng thừa chỗ cho hai người sống, tôi thuê để làm việc. Gia đình tôi ở một chỗ khác. Tôi thích có một không gian riêng cho những nỗi niềm riêng của tôi được cư trú mà không bị ai nhòm ngó, phân tán và bôi xóa. Tôi không cho bất cứ ai đến đó khi tôi không mời. Một vài kinh nghiệm cũng răn đe tôi về việc cho một người lạ đến ở nhà. Cô ấy không phải là một người lạ trong ý nghĩ của tôi, nhưng như một con cáo già, tôi cần phải che giấu tông tích của mình.
     
    14.
    Ông dẫn tôi vào một siêu thị, chọn hai bộ quần áo và một đôi giày mà không cần hỏi tôi có thích không. Ông cũng mua đồ lót cho tôi. Ông bảo trước mắt cứ tạm như thế đã. Rồi ông vất tôi về khách sạn và bỏ đi. Ông nói chúc ngủ ngon. Nhưng tôi không thể nào ngủ được. Tôi lấy hai bộ quần áo mới thử đi thử lại. Tôi thấy tôi là một người khác.
     
    15.
    Ở chỗ lam lũ, Tiểu Phụng rực rỡ như một con công giữa bầy gà. Nhưng về thành phố, cô trở nên tội nghiệp vì sự quê mùa. Tôi cũng hơi cụt hứng, tuy nhiên, tôi nghĩ Tiểu Phụng sẽ lột xác nhanh chóng. Cái đẹp mạnh khỏe của cô cần phải được phơi lộ. Tôi đã không lầm. Tiểu Phụng nói: “Đi bên cạnh ông, cháu thấy tự tin”. Cô khá thoải mái tự nhiên với bộ đồ mới. Dẫn cô vào một nhà sách, tôi nói: “Em cần phải quen với mùi giấy”. Và tôi mua cho cô một cuốn truyện dễ đọc. Tiểu Phụng hỏi: “Trong sách nói gì?”. Tôi bảo đấy là một truyện tình nhẹ nhàng. Cô ấy nói đã là tình yêu thì không nhẹ nhàng đâu. “Em đã yêu ai chưa mà biết?”. “Chưa, nhưng cháu nghĩ thế”. Tôi đưa Tiểu Phụng vào tiệm kem do một người Pháp làm chủ. Hình như tất cả con gái đều thích kem. Tiểu Phụng hỏi: “Cháu ăn hai ly được không?”. Tôi bảo thậm chí em có thể ăn mười ly, nếu thích. Cô ấy cười rạng rỡ: “Cháu chỉ xin hai ly thôi, sợ tốn tiền ông”. “Nếu ăn kem mà trừ cơm được, tôi có thể nuôi em ít nhất mười năm cũng chưa sao”, tôi nói. “Ông giàu nhỉ”. Tôi cười. Tiểu Phụng nói tiếp: “Nếu cháu muốn ở với ông hai mươi năm, hoặc cho tới khi ông chết, thì có được không ạ?”. Thật sự không biết Tiểu Phụng có đùa hay không, tuy nhiên tôi vẫn phải kêu lên: “Trời ơi, đấy là tai họa. Không phải cho tôi, mà cho em”. “Tại sao lại là tai họa?”, cô ấy hỏi. “Em không nghĩ tôi sẽ là một lão già vô tích sự lại khó tính à?”. Lần đầu tiên Tiểu Phụng đổi cách xưng hô: “Bất kể điều ấy như thế nào, Phụng sẽ chăm sóc ông”.
     
    16.
    Không hiểu sao bất thần tôi lại nói ra cái điều tôi cũng chưa hề nghĩ tới. Sống với ông ấy. Tôi đã thật sự bỏ đi và không muốn quay lại những ngày tháng bần cùng với thùng thuốc chẳng đáng tin cậy gì lắm. Tôi có thể sống khác không? Và điều ấy sẽ diễn ra như thế nào? Người đàn ông ngồi trước mặt có phải là người sẽ giải thoát tôi khỏi sự cùng cực trong những căn nhà tạm bợ, trống trải? Khi trở về khách sạn, tôi đã ôm hôn ông và nói: “Ở lại với Phụng”. Dẫu sao, ông ấy cũng đã ở lại, tôi sung sướng vì điều ấy, dù ông không làm gì tôi. Ông ngủ dưới đất, tôi đã thò tay xuống vuốt mắt ông.
     
    17.
    “Tôi muốn chờ em lớn hơn”. Tôi nói khi ở cửa khách sạn.
     
    18.
    Có phải tôi đã đưa ông vào một tình thế khó? Tôi trở về với dì và không từ biệt ông. “Ngày mai con đi bán lại”, tôi nói với dì. Dì chửi tôi: “Mày đừng có hão huyền. Không có gì tốt lành cho những đứa con gái muốn bỏ đi như mày. Hoặc làm đĩ hay vợ bé gái bao của người ta thôi”. Tôi nói: “Dì không được nói con như vậy”. Dì sừng sộ: “Bộ tao không có quyền dạy mày hả?”. “Con cám ơn dì đã dạy dỗ con, nhưng không thể nói con như vậy”. Tôi bỏ cơm vào chùa ngồi khóc dưới chân tượng Quan Âm. Có một người nào đó ôm tôi. Tôi để yên cho đến khi cảm thấy lòng nhẹ nhàng hơn. Đẩy người ấy ra, tôi nhìn mặt. Trong bóng tối lờ mờ, tôi nhận ra một chú tiểu. Tôi hỏi: “Có phải anh cặp với con Mi không?”. Hắn im lặng. Tôi mắng hắn là đồ tồi rồi bỏ về.
     
    19.
    Có những sớm mai thanh thản. Cũng có những sớm mai thức dậy thấy mình đìu hiu và hình như chưa bao giờ sống. Tôi đến quán cà phê ở hội họa sĩ. Những khuôn mặt quen thuộc đến phát chán. Họ tụ tập đánh bài rồi rủ nhau chơi đĩ. “Ông đi chơi với bọn tôi không?”. Người thắng bạc sẽ lo cho cả bọn. Tôi đến chỗ họ đánh bạc nằm nghe nhạc. Đó là khách sạn của một người trong số họ. Tôi nhớ buổi tối dẫn Tiểu Phụng vào một quán bar. Cô bảo chưa bao giờ được nhìn thấy một ca sĩ nào thật ngoài đời. Tôi nói chẳng cần nhìn họ thật ngoài đời làm gì, bởi vì cái trên sân khấu mới thật là họ. Cảm giác của tôi lan man. Những người đánh bạc đang chửi nhau. Tôi nghe thấy tiếng sóng đánh dưới chân Hòn Phụ Tử. Tôi mường tượng cảnh Tiểu Phụng ôm thùng thuốc và tay xách xô nước sâm len lỏi giữa những du khách. Và một người nào đó tán tỉnh cô.
     
    20.
    Anh con Mi rủ tôi sang Miên xem anh đá gà. Tôi nói tôi phải bán hàng. Anh nói đi chơi với anh, rồi anh sẽ bù tiền để đem về cho dì. Tôi hỏi anh kiếm tiền dễ vậy sao? Anh bảo dễ. Nhìn con gà anh ôm theo, tôi hỏi lỡ gà của anh thua thì sao? Anh bảo thua sao được. Tôi thấy ai cũng nói chuyện một cách đơn giản. Tôi nói tôi không đi, nhưng nếu anh thắng độ, thì hãy khao tôi. Anh bảo được. Tối về anh đón. Tôi không biết gà của anh có thật sự đá thắng không, nhưng anh vẫn nhờ con Mi đến lôi tôi ra khỏi nhà. Anh dẫn tôi đi uống cà phê. Anh nói huyên thuyên đủ thứ chuyện, nhưng tôi không nhớ chuyện nào ra chuyện nào. Khi về, anh đòi hôn tôi dưới bóng tối gốc cây trước nhà, nhưng tôi không chịu. Tôi bảo đừng vội.
     
     
     
    #2
      meocon_thongminh93 19.01.2008 12:46:58 (permalink)
      21.
      Chúng tôi đi chung một chiếc xe do thằng chủ khách sạn lái. Hắn làm giàu nhờ nhái tranh người khác. Nghệ thuật là một trò lừa đảo lớn. Ai ngu ráng chịu. Chẳng riêng gì hội họa, văn chương cũng đầy bọn ăn cắp và lừa đảo. Đôi khi tôi nghĩ, bọn lang băm không phải lúc nào cũng làm chết người. Bởi thế bọn lang băm vẫn muôn đời tồn tại. Thằng chủ khách sạn gọi điện thoại cho má mì nói chuẩn bị giùm bốn em. Chúng tôi đến một khách sạn nằm giữa ngã ba địa giới thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Đĩ ở đây vô lượng. Một người có kinh nghiệm nói: “Các em vẫn còn ít nhiều hương đồng cỏ nội”. Nhưng tôi vẫn không cương nổi. Em hỏi: “Sao nó cứ xìu xìu ển ển vậy?”. Tôi nói tại vì trên bảo dưới không nghe. Em hỏi: “Anh có muốn xài thuốc kích thích không?”. Tôi bảo không. Vấn đề thuộc về cơ chế. “Em bú anh một chút nữa rồi thôi nhé?”. Tôi nói: “Cứ làm đi”.
       
      22.
      Tối nào anh con Mi cũng rủ tôi đi chơi. Tôi buồn nên sẵn sàng đi theo anh Hai. Tôi thích đi lang thang ngoài biển hơn ngồi trong quán cà phê, mặc dù suốt ngày tôi cũng đã tất tưởi ngoài bãi. Gió làm tôi co ro. Tôi để mặc cho anh ôm. Một chút ấm áp, nhưng tôi nhất định cự tuyệt khi anh muốn bóp vú tôi. Tôi nói: “Nếu anh còn làm thế, em không cho anh ôm nữa”. Tôi vẫn tin rằng một ngày nào đó, tôi sẽ gặp lại ông và tôi muốn ông là người đầu tiên của tôi. Sau đó, nếu ông không thích, tôi sẽ về quê lấy chồng.
      Dì nói với tôi: “Mày đi theo cái thằng đá gà đó không khá được đâu”. Tôi nói với dì: “Nhưng nó có tiền”. “Tiền của nó cũng may rủi thôi con ạ, đừng có ngu. Nếu mày muốn có tiền, tao sẽ có cách”. Tôi không nghĩ được dì sẽ làm gì.
       
      23.
      Tôi thật sự cảm thấy áy náy khi Tiểu Phụng ra đi mà không chào tôi. Nhưng mặt khác tôi lại cảm thấy nhẹ nhàng, ít ra mình đã không gây ra điều gì oan trái. Tôi nghĩ tôi có thể sống bình thường với những cô gái bình thường, khi tôi cần. Những bức tranh tôi vẽ càng ngày càng tồi tệ. Một sự lập lại buồn nản. Những mảng màu không âm vang. Trừu tượng là những ham muốn không rõ rệt, nó đẩy tôi đến chân tường, và tôi phải đối diện với chính mình. Tôi cần phải đốt cháy tôi để tìm một sinh lộ khác. Một lối đi thật. Trong đêm tối, khuôn mặt Tiểu Phụng hiện lên. Những cô gái lam lũ cũng hiện lên với một dáng vẻ chắc khỏe nhưng mờ mịt. Tôi nghĩ ngay đến từ “nhọ” và màu sắc u tối của số phận. Cái gì đã đặt để họ vào một hoàn cảnh? Một câu hỏi không cần thiết phải tìm câu trả lời. Nhưng tôi tìm thấy bố cục ba cô gái cạnh một cái lu sành. Thân thể trần trụi, nhưng khuôn mặt u ẩn, họ là bóng của đêm tối của những điều không thể giải thích. Tôi đã để một tháng ròng ăn ngủ tại chỗ với bức tranh. Lâu lắm tôi mới vẽ lại theo kiểu tả thực. Màu đất xám mê hoặc tôi. Tôi chợt nhận ra, không phải đường nét hay mảng khối, mà cái bầu khí mới chính là thần của bức tranh.
       
      24.
      Chúng tôi đến Thích Ca Phật Đài ở Vũng Tàu bán hàng. Một hôm dì nói với tôi rất ngọt ngào: “Dì muốn về núi Cấm mua miếng đất để dành sau này cất nhà, nhưng chúng ta không có đủ tiền. Dì muốn bàn với con vì dì nghĩ chỉ có con mới giúp được cho gia đình mình”. Bỗng dưng tôi thấy sợ dì, tôi ngập ngừng nói: “Con cũng đã làm hết sức rồi, còn làm được gì thêm nữa?”. Dì nói: “Con làm được”. “Việc gì vậy?”. “Dì đã đi hỏi rồi, bán trinh cho người ta sẽ được một món tiền cũng khá”. Tôi hỏi lại: “Chị Hai lớn hơn con, sao không để chị Hai bán trước?”. Mặt dì nghiêm lại: “Vì con Hai nó lớn nên không ai thèm mua”. “Chị chỉ hơn con có ba tuổi thôi mà?”. “Nhưng người ta muốn càng bé càng tốt, con hiểu không?”. Tôi không hiểu. Tôi lắc đầu: “Con không làm đâu. Xưa nay mình không có nhà thì cũng có sao đâu”. “Nhưng chẳng lẽ mình cứ lang thang mãi thế này?”, dì hỏi lại. Tôi im lặng. Khóc. Chuyện có nhà hay không tại sao lại đổ lên đầu tôi?
       
      25.
      Một loạt những bức tranh màu đất xám ra đời với những cô gái trơ trụi như cây khô trong mùa đông. Một thế giới bị bỏ quên được khai quật và tôi giữ nguyên những cảm xúc về những báu vật trong dáng vẻ lấm láp và bí ẩn của nó. Giống như Tiểu Phụng. Tôi thật sự hưng phấn và tôi muốn chia sẻ điều này với Tiểu Phụng. Tôi xuống Hà Tiên. Không có cô ấy ở Hòn Phụ Tử. Mấy đứa nhỏ bán hàng cho biết Tiểu Phụng đã đi Phan Rang. Tôi đến Phù Dung Tự ngậm ngùi mối tình của cô gái tài hoa với người anh hùng Mạc Thiên Tích và xiết bao nhớ nhung cái thuở khai hoang dặm ngàn của những con người tứ xứ. Tiểu Phụng của tôi là một dấu chỉ còn lại của những kết hợp chủng tộc hoang đàng mà thơ mộng. Tại sao cô ấy không hề gọi lại cho tôi?
       
      26.
      Nhiều lúc tôi muốn bỏ đi, nhưng nghĩ đến công ơn dì nuôi dưỡng, tôi nói: “Tùy dì tính”. Tôi nghĩ hi sinh một lần cho xong. Ân oán coi như sòng phẳng. Sau này, một ai đó làm chồng tôi có chấp nhận hay không việc tôi không còn trinh trắng đành để cho số phận định đoạt. Có một điều an ủi tôi, rằng tôi tin ông ấy sẽ là người hiểu và sẵn sàng tha thứ cho tôi.
      Một người đàn bà đến chỗ chúng tôi trọ đưa tiền cho dì và chở tôi đến khách sạn. Bà ta cho số phòng và bảo cứ lên đó gõ cửa.
      Tôi không biết có những cửa ải nào con người đi qua mà không phải sợ hãi. Chân tay tôi bủn rủn khi bước vào cửa khách sạn, tôi run run hỏi người quản lý cho tôi lên phòng. Dường như đã được dặn dò trước, cô ta tỉnh queo bảo “lầu hai”, không cần biết đến nỗi sợ hãi của tôi. Tôi đang bước qua một khúc rẽ của cuộc đời. Trở thành đàn bà, có nghĩa không còn là con gái khi tôi vẫn là một cô bé. Một cách nói khác là mất trinh. Tôi sẽ còn mất những gì nữa?
      Đứng trước cánh cửa, tôi nghĩ mình vẫn còn có thể bỏ chạy. Nhưng chạy đi đâu? Chạy để làm gì? Tôi không giải đáp được. Tôi nhớ đến lời của thày trong chùa. Ai cũng phải sống, nhưng có một cách sống không tạo ra nghiệp, con cần phải biết điều đó và điều đó không làm cho con sợ hãi khi phải sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tôi gõ cửa. Tiếng kêu của nó xuyên thấu thân xác tôi từ trước ngực ra sau lưng. Tôi muốn mọi chuyện diễn ra nhanh đi. Nhưng dường như rất lâu mới có người ra mở cửa. Tiếng của ông ấy dịu dàng: “Vào đi”. Trời ơi, tôi không biết phải reo lên hay ngất xỉu. Ông ấy của tôi. Ông đi mua trinh. Tôi không hiểu nổi cuộc đời này.
       
      27.
      Cô em má mì thân thiết của tôi hỏi: “Anh có muốn khai hỏa hàng mới không?”. Tôi hỏi hàng mới thế nào. Cô ta bảo: “Rất đặc biệt, không phải Bến Tre, Cần Thơ hay Thanh Hóa đâu. Một em đầu gà đít vịt thứ thiệt, ngăm đen khỏe mạnh. Anh nên tẩm bổ bằng thứ này”. Tôi hỏi đầu gà đít vịt là sao? Cô nói tôi làm bộ ngây thơ. Tôi bảo không biết thật. Cô giải thích là Tiều lai Miên, rất bót. Hàng hiếm. “Vì anh là mối ruột của em nên em mới giới thiệu đó”. Một cơn ớn lạnh bất chợt chạy dọc sống lưng, tôi bảo cho coi hình xem thế nào. Cô ta nói: “Ok, ngày mai”.
      Tiểu Phụng mặc áo gió đỏ nheo đôi mắt ướt. Cô không biết có điềm gở. Tôi suýt kêu lên trời ơi. Cố gắng bình thản, tôi hỏi: “Bao nhiêu?”. Cô em nói: “Chỗ quen không nói thách. Anh cho một ngàn”. Tôi đồng ý. Cô nói: “Anh chịu khó xuống Vũng Tàu, em bố trí khách sạn cho anh”. Tôi không có lựa chọn nào khác.
       
      28.
      Tôi lẳng lặng cởi quần áo. Ông ấy im lặng nhìn. Để thoát ra khỏi cơn nghẹt thở, tôi nói: “Phụng đã bán mình, ông muốn làm gì thì làm đi”. Ông ta hút thuốc, có lẽ ông ta muốn chờ tôi giải thích. Tôi cần tiền, có gì phải nói thêm. Tại sao ông không giải thích hành động của mình? Tôi đã cho, ông không lấy. Bây giờ ông đi mua, thì tôi bán tôi đây. Ông vẫn im lặng. Tôi hét lên: “Phá trinh tôi đi”. Rồi nằm vật xuống giường. Ông để yên cho tôi khóc.
       
      29.
      Một trong những hành vi quyến rũ nhất của phụ nữ, có lẽ là cách họ cởi quần áo. Nhưng tôi không tìm thấy điều ấy ở Tiểu Phụng. Cô cởi quần áo không phải để vất một gánh nặng, mà như dọn mình chịu tội. Lòng tôi tràn đầy thương cảm. Đã có biết bao đàn bà cởi quần áo trước mặt tôi, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên tôi có một cảm giác khác. Đó là sự xúc phạm cả về phương diện đạo đức lẫn thẩm mỹ.
       
      30.
      Tôi không nhớ đến lúc nào ông mới ôm tôi vào lòng. Tôi cuộn mình trong ông, cảm nhận được việc ông đã che chở cho mình khỏi bị nhục. Nhưng tôi vẫn không hiểu được tại sao ông không làm gì đó với tôi như một người đàn ông làm với một người đàn bà. Ông chỉ ôm tôi. Chỉ có thế. Ông không yêu tôi? Ông khinh tôi? Tôi vừa biết ơn, kính phục ông, vừa ghét ông. Nhưng tôi không muốn phải ân hận với ông sau này nên tha thiết nói: “Hãy yêu Phụng đi. Vì Phụng yêu ông”. Ông chỉ vỗ nhẹ vào lưng tôi rồi xoa nhè nhẹ. “Hãy tin rằng, tôi rất thương em”. Tôi gật đầu. Rồi hôn lên trán ông, hôn khắp mặt ông. “Bất cứ khi nào ông muốn, Phụng cũng là của ông”, tôi nói như hứa.
       
      [còn tiếp nhiều kỳ]
      #3
        meocon_thongminh93 19.01.2008 12:49:47 (permalink)
        31.
        Tôi không phải là một gã quân tử Tàu muốn làm chuyện anh hùng mã thượng. Chắc chắn thế. Lúc nào “bụp” được tôi vẫn “bụp”. Và thật sự có nhu cầu “bụp”. Tiểu Phụng đã trần truồng. Cô vừa có vẻ gây hấn vừa tha thiết. Thật ra tôi cũng không phải là người thích đùa một cách độc ác như thế này. Có lẽ tôi là một người hèn thì đúng hơn. Tôi không muốn là kẻ chịu trách nhiệm về hậu quả đối với cuộc đời cô gái do việc phá trinh gây ra. Cũng có thể, những gì tôi đang có với cô ấy là quá đủ. Có thể cô nghĩ tôi bất lực. Tôi muốn dành sự ngưỡng vọng của tôi cho cô bằng sự chiêm ngắm hơn là âu yếm hay làm tình. Và tôi muốn có một khoảng cách bí ẩn mãi mãi cho những tác phẩm của tôi khi vẽ về cô ấy. “Tôi sẽ luôn quan tâm đến em và lo lắng cho em”, tôi nói.
         
        32.
        Trước mặt dì, tôi giả bộ đau đớn. Tất nhiên, lồn tôi không đau, nhưng tôi quá cay đắng.
         
        33.
        Thật ra, tôi cũng không bận tâm về chuyện nghiệp chướng. Tôi vẫn cho rằng cái đẹp của cuộc sống là ở chỗ khát sống. Không bao giờ có sự viên mãn. Và người ta cần phải sống với những khả thể. Giữa tôi và Phụng, khả thể là gì? Không nồng nàn bú liếm cô ấy, tôi đã từ bỏ một thuộc tính có thể mang đến biết bao điều kỳ diệu của hạnh phúc. Hay tôi cũng muốn thương đau như Phụng?
         
        34.
        Có tiền, chúng tôi trở về Hà Tiên. Ít ngày sau, dì đi Châu Đốc. Anh Hai đến nói muốn gặp tôi. Tôi không muốn đi chơi với anh Hai nữa, nên nói em mệt lắm. Nhưng anh ấy bảo có chuyện quan trọng muốn bàn với tôi. Tôi bảo: “Thì nói luôn đi”. “Không, anh không thể nói ở nhà được. Đi với anh một chút thôi”. Tôi nghĩ chiều anh ấy lần cuối, nên theo anh ra đường. Anh nói: “Có một chỗ này hay lắm, em chưa biết”.
        Một tảng đá phẳng, chênh vênh sát biển sau khu vườn điều. Anh đặt tôi trên đó. Anh hỏi: “Chuyến đi vừa rồi vui không?”. Tôi bảo cũng bình thường, có gì vui đâu. “Có nhiều tiền mà không vui à?”, anh hỏi. Tôi chột dạ: “Anh nói gì vậy?”. “Chuyện ấy cô tự biết chớ”. Tôi nổi xung: “Nếu là chuyện của tôi, thì tôi có biết hay không mặc xác tôi”. “Cô tưởng là cô giấu được tôi hả? Tôi tưởng cô đàng hoàng, ai ngờ cô gìn giữ trinh tiết của cô để đem bán cho mấy thằng giàu có…”. Tôi hét lên: “Anh im đi. Ai nói với anh chuyện đó?”. “Chị cô chớ còn ai. Cô còn giấu nữa không?”. Trời ơi, chị Hai. Má chị đã toan tính chôn sống cuộc đời tôi, chị không thương, bây giờ đến lượt chị hãm hại tôi. Tôi có tranh giành gì với chị đâu.
        Làm sao tôi có thể thanh minh với anh đây? Tôi hỏi: “Anh có tin em không?”. “Không có con đĩ nào tin được”, anh sỉ nhục tôi. Tôi không muốn nói gì nữa, đứng lên bỏ về. Nhưng anh chặn tôi lại, không cho đi. Anh nói: “Bây giờ đến lượt tao”. Túm lấy cổ áo tôi, anh giật, rồi tát túi bụi vào mặt, tôi không đỡ được. Càng đánh anh càng hăng, anh đấm đá tôi lung tung khắp người. Đau quá không chống cự nổi, tôi chỉ biết chửi bới.
        Đến khi tôi mềm nhũn không la hét nữa, anh mới lột đồ tôi. Anh bóp vú tôi đau điếng, nhưng thật không kinh khủng bằng việc anh thọc tay vào lồn tôi. Tôi thật sự bị vỡ òa. Người tôi đã đầy máu, thêm một chút máu trinh nữa thì có ý nghĩa gì. Tay anh thọc tới thọc lui. Sự co giật của tôi có lẽ là đỉnh điểm của kích thích, anh đút cặc vào tôi. Tôi nghĩ thầm: “Thế là xong”. Cho tôi chết đi. Nhưng Trời Phật cũng không thương tôi. Anh nói: “Mày cần phải biết thế nào là đĩ”. Không biết lấy đâu ra một cái chai, anh banh chân tôi ra và thọc mạnh vào. Tôi ngất xỉu.
         
        35.
        Con Múp gọi điện thoại báo tin cho tôi xuống nhà thương Rạch Giá. “Tiểu Phụng sắp chết”. Tôi hỏi có chuyện gì vậy? Nó không nói, chỉ bảo: “Ông phải xuống. Nó cần ông”.
        Chuyện tồi tệ hơn tôi tưởng. Bác sĩ cho biết có nhiều mảnh chai trong âm hộ cô ấy. Ông cũng cho biết công an đã bắt được thủ phạm. Nhưng không cho biết bằng cách nào cái chai đã vỡ trong âm hộ Phụng.
        Thấy tôi, Tiểu Phụng chỉ khóc. Không nói gì. Tôi cầm tay Phụng và hôn nhẹ nhàng bàn tay cứng cỏi của cô. Tôi muốn nói với cô “ngay cả khi không còn ai, vẫn có tôi bên em”, nhưng tôi lại nói: “Em cứ nằm nghỉ, tôi sẽ ở đây với em cho đến khi em khoẻ”.
         
        36.
        Lồn tôi tan nát. Đau đớn. Phải giải phẫu đến ba lần mới lấy ra hết các mảnh chai vỡ. Không đi đứng được. Nếu không có ông ấy, không biết tôi có chịu đựng nổi không. Ông gần như ở bên tôi suốt ngày, chỉ trừ những lúc dì đến. Ông tránh mặt không muốn gặp dì.
         
        37.
        Bà dì hỏi tôi là ai. Tôi bảo chỉ là một người quen và tôi muốn giúp đỡ Tiểu Phụng. Có lẽ bà ấy thấy không có gì phải phàn nàn khi mọi chi phí thuốc men và ăn uống đều do tôi thanh toán. Tôi nghĩ đó là lý do để bà ấy chấp nhận sự có mặt của tôi. Tôi không ưa nổi dáng vẻ phong trần của bà.
         
        38.
        Nằm bệnh viện nửa tháng, tôi có thể về nhà. Lại phải chia tay ông ấy, lòng tôi buồn vô hạn. Tôi hỏi: “Làm thế nào Phụng có thể được ở gần ông mãi mãi?”. Ông cười xoa đầu tôi, lúc nào ông cũng coi tôi như con nít: “Đến bên kia thế giới”. Tôi bảo: “Nếu ông cùng đi với Phụng, Phụng sẽ đến đó với ông, ngay bây giờ”. Ông lại cười: “Đùa thôi. Ai lại chọn cái chết để gần nhau. Có ích gì”. Tôi bảo: “Vậy thì hãy làm điều gì có ích đi”. Ông nói: “Điều có ích nhất bây giờ là em nên về bên núi Cấm, không ở Hà Tiên nữa. Và quên đi mọi chuyện”. Tôi hỏi: “Tại sao lại là núi Cấm? Dì đã mua nhà bên đó?”. “Không. Về với dượng, ông chồng của dì ấy. Ông ấy muốn đón em”. Tôi ngạc nhiên: “Dượng sẽ đón em?”. Ông nói như là người trong gia đình tôi: “Phải”. Ông nói tiếp: “Và tôi sẽ là người đưa em đi”. Không thể nào tin được. Tôi hỏi: “Ông lại đùa phải không?”.
         
        39.
        Một người đàn ông không có gì ấn tượng. Ông ta vào bệnh viện thăm Phụng khi cô đang ngủ. Ông ta tỏ ra bối rối và đau khổ, hỏi tôi: “Ông là người chăm sóc nó?”. Tôi bảo đại khái là vậy và việc ấy có vấn đề gì không? Ông ta xua tay rối rít. Tốt, tốt. Và nói cám ơn tôi rất nhiều. Tôi hỏi: “Ông là gì của cô ấy?”. Là dượng, ông ta nói và xin phép được nói chuyện riêng với tôi. Chúng tôi ra quán cà phê. Bằng một thứ tiếng Việt không được chuẩn lắm, ông nói: “Tui không ngờ cuộc đời con nhỏ lại khốn khổ đến vậy. Lỗi tại tui. Lỗi tại tui. Con vợ tui nó khốn nạn mới xảy ra nông nỗi này. Khi nào con nhỏ khỏe, tui muốn nó về sống với tui. Nhờ ông nói với nó vậy”. Tôi hỏi: “Tại sao cô ấy phải về với ông?”. “Vì nó là con tui”. “Ông làm tôi ngạc nhiên, tôi nói, tại sao không bao giờ ông cho Tiểu Phụng biết điều ấy?”. “Nói ra thiệt mắc cở. Vì tui không xứng đáng là cha của nó”.
         
        40.
        Chuyện về người đàn ông lạ:
        Dòng dõi ông ta thuộc một trong những người Minh hương đầu tiên vào trấn Hà Tiên. Cũng như những người Việt lưu vong, họ tìm được chốn nương thân yên bình bên cạnh những người Miên ở vùng đất này. Tuy giai đoạn đầu có nhiều cuộc can qua với cả người Việt, người Miên, người Thái, nhưng chuyện đàn ông, đàn bà với nhau giữa các chủng tộc lại là một trong những khám phá kỳ diệu nhất của người Minh hương, đặc biệt là với người Tiều. Người Hoa có ý thức bảo tồn dòng dõi, nhưng người Hoa cũng là người có nhiều kinh nghiệm thú vị nhất về các vấn đề tình dục. Họ được truyền khẩu rằng, trai Tiều lấy vợ Miên là một kết hợp hoàn hảo, nó sẽ sản sinh ra những cô con gái lai tuyệt vời. Bản thân gái Miên cũng hấp dẫn hơn gái Việt trong chuyện làm tình. Vả lại, với những người Hoa ngụ cư ở phần đất hỗn tạp này, tìm kiếm gái Miên để lấy làm vợ cũng dễ hơn tìm một cô đồng hương hay gái Việt. Đầu tiên ông ta có một cô vợ người Miên như tổ tiên ông đã khuyến dụ. Đó là bà dì đã nuôi Tiểu Phụng. Trong những năm tháng khó khăn, ông ta phải sang Nam Vang kiếm ăn. Vừa xa vợ, vừa vốn thích cái hoang dã của gái Miên, cho nên khi có cơ hội, ông ta đã sống với một cô gái Miên rất trẻ vừa từ dưới quê lên thành phố. Ông ta gặp cô trong một quán cà phê chứa gái mãi dâm. Ông thích cách làm tình của cô. Bản thân cô cũng muốn có một người tình riêng biệt. Ông ta bảo cô đêm về nhà trọ ông ngủ. Ba tháng sau, cô cho biết: “Em đã có thai. Tùy anh quyết định”. Ông bảo: “Trời cho thì nuôi”. Ông đặt tên con gái là Tiểu Phụng. Một phượng hoàng nhỏ. Cuộc sống ở Nam Vang càng lúc càng khó khăn, ông trở về Việt Nam mang theo Tiểu Phụng. Cô gái ở lại Nam Vang, vẫn ở quán cà phê tiếp tục làm đĩ. Ông không muốn cho Tiểu Phụng biết về mẹ cũng như việc làm của cha, nên chỉ nói với mọi người nó là đứa con nuôi. Nhưng ông không thể giấu mụ vợ. Mụ ta lợi dụng bí mật này gây áp lực với ông, nhất là sau khi ông lại chung sống với một người đàn bà khác. Ông buộc phải cung cấp hàng cho mụ bán nuôi con, trong đó có Tiểu Phụng, và giao toàn bộ căn nhà cho mụ. Căn nhà đó mụ bán đi, dắt mấy đứa con phiêu bạt như một cách trả thù ông, kể cả việc mụ đem Tiểu Phụng bán trinh. Mụ hận ông nhưng báo oán trên cuộc đời con bé. Không muốn có bất cứ một đòn thù thâm hiểm nào nữa đến với Tiểu Phụng, ông quyết định nói sự thật với con và mang nó về.
         
        [còn tiếp nhiều kỳ]
         
        #4
          meocon_thongminh93 19.01.2008 12:53:09 (permalink)
          41.
          Ngay sau khi xuất viện, tôi về thẳng núi Cấm cùng với ông ấy. Trong ký ức của tôi hoàn toàn không có một người cha. Nhưng tôi không còn con đường nào khác. Tuy tôi cũng rạo rực mong gặp lại cha mình, một người mà đôi khi nhớ tới, tôi chỉ thấy đó là một người đàn ông tội nghiệp giữa những người đàn bà vô độ vây quanh, tham lam và dâm đãng. Tôi tự hỏi, cuộc đời tôi có thật là của tôi không hay tôi thuộc về những người khác?
           
          42.
          Trên suốt chặng đường từ Rạch Giá đến núi Cấm, Tiểu Phụng không vui như tôi nghĩ. Cô lầm lì lạnh băng, mặc dù cô luôn nắm chặt tay tôi.
           
          43.
          Tôi chờ đợi ông ngỏ lời đưa tôi đi bất cứ đâu, nhưng hầu như ông chỉ nghĩ đến viễn cảnh hạnh phúc của sự đoàn tụ giữa hai cha con tôi. Ông không hề biết giờ đây tôi đã là một người khác. Tôi không cần tình thương muộn màng của cha. Tôi cũng không cần biết má tôi còn sống hay đã chết. Đã không ai sống cho tôi nhưng vẫn cứ quyết định cuộc đời tôi theo ý họ. Kể cả ông ấy, tôi muốn tìm ở ông ấy một tình yêu của người đàn ông nhưng ông lại hành xử như một thượng đế.
           
          44.
          Không phải là cô ấy mà chính tôi cảm thấy mãn nguyện khi cha con họ gặp nhau và ôm lấy nhau trong im lặng. Tôi nghĩ như thế cũng đủ. Tôi cũng phải quay về chỗ của mình. Cha cô mời tôi ở lại chơi ít ngày, nhưng tôi từ chối.
           
          45.
          Tôi không biết hết cảm giác của mình khi gặp lại cha, chỉ biết ôm ông và khóc. Không phải vì thương ông mà thương chính tôi. Giờ đây tôi đã có cha, nhưng liệu tôi có hạnh phúc hơn không? Tôi có sống được trong gia đình của cha mình? Tôi không cảm thấy ông gần gũi hơn người đàn ông xa lạ đã cứu vớt tôi.
           
          46.
          Chia tay cô, tôi bỗng nhận ra khoảng trống cô để lại trong lòng mình. Đồng thời, tôi nhận ra cái khoảng trống triết học chứa đựng mọi bôi xóa. Đi đến cuối đường, cuộc sống không bao giờ có ngõ cụt, tôi sẽ rẽ phải, hoặc quẹo trái, thậm chí quay ngược lại. Mọi sự trong tôi trở nên thông suốt.
           
          47.
          Đúng như tôi nghĩ, gia đình cha tôi không có nghĩa là gia đình tôi. Dì Út là một người thẳng thắn, ít ra đấy là điều tôi yên tâm nhất. Dì công khai bày tỏ thái độ bất bình về sự có mặt của tôi trong nhà. Rõ ràng tôi đã chiếm mất một không gian, một chỗ nằm, một chỗ ngồi, những chỗ đi đứng, những khoản tiền phải chi tiêu thêm, những mối bận tâm lẽ ra không có… Đôi khi dì chửi xéo tôi. Tôi cảm thấy mình đủ lớn để không chấp dì. Và cũng bởi vì tôi nghĩ mình sẽ không ở đây lâu. Tôi không muốn cha buồn. Chưa bao giờ tôi thấy mình thay đổi nhiều đến thế. Tôi thấy mình nôn nao và giãn nở. Cha tôi tinh mắt sáng lòng, ông nói: “Để tao xem mạch cho mày”. Tôi nói con khỏe mà, nhưng ông bảo cứ để ông xem. Chiều ý ông, tôi ngồi vào bàn. Ông cầm tay tôi đăm chiêu. Rất thận trọng, ông nói: “Mày có bầu rồi, đừng cho ai biết”. Không để cho tôi kịp hoảng hốt, ông nói thêm: “Bỏ nó đi. Đừng giữ cái dòng giống ấy làm gì”. Lòng tôi hoang mang. Tôi sẽ có một đứa con, khôi hài thật mà cũng khốn nạn thật. Nó có khác gì tôi?
           
          48.
          Tiểu Phụng có thật sự cần thiết với tôi không?
           
          49.
          Cha tôi bảo không có gì phải sợ hãi và ông đưa cho tôi một liều hoàn tán: “Uống đi. Một liều duy nhất thôi. Mọi chuyện sẽ ổn thoả”. Ông cầm ly nước đưa tận tay cho tôi. Mày không nên sống làm gì, tôi nói cho chính tôi và tôi uống. Đêm ấy, một cái gì sền sệt, bầy hầy đã rơi tuột khỏi cửa mình tôi khi tôi đi tiểu. Và tôi xối nước. Òng ọc, tiếng nước thoát trong bồn cầu làm tôi ghê rợn.
           
          50.
          Tôi trở lại núi Cấm. Tiểu Phụng không có nhà. Cha cô tiếp tôi, ông nói: “Nó lên chùa rồi”. Tôi nói ý định của tôi cho ông ta: “Tôi muốn đem Tiểu Phụng đi, mong ông thông cảm và đồng ý”. Dường như ông ta cũng không vui: “Tui biết tình cảm của ông và nó. Nhưng đó không chắc là điều tốt đẹp nhất. Tui cũng biết tui không thể cản, nếu nó muốn. Ông cứ đi hỏi nó”.
           
          [còn tiếp nhiều kỳ]
           
          ________________
          #5
            meocon_thongminh93 19.01.2008 12:55:16 (permalink)
            51.
            Những giấc mơ của tôi màu đỏ. Những chiếc lá chết cũng màu đỏ.
             
            52.
            Lời khai của người dì cả:
            Ông bỏ nhà đi Nam Vang, nói là làm ăn, nhưng suốt mấy năm trời, tôi không nhận được đồng bạc nào của ông. Chẳng những thế ông còn phản bội tôi và mang về một đứa bé đáng tởm. Ông bắt tôi phải nuôi nó nếu tôi còn muốn sống với ông. Tôi bảo tôi không muốn sống với ông nữa, nhưng tôi sẵn sàng nuôi đứa bé với điều kiện nó không phải là con hoang của ông. Ông ta hỏi tôi tại sao không cho ông nhận con? Tôi bảo: “Đó không phải là điều ông muốn sao? Vả lại, tôi cũng không muốn mang tiếng nhục”. Nhưng rồi ông vẫn tiếp tục làm nhục tôi lần thứ hai khi ăn ở với một cô gái khác ngay dưới chân núi. Tôi nói: “Nếu ông yêu nó thì đi mà sống với nó. Tôi không muốn nhìn thấy ông trong căn nhà này”. Ông ta nói đây là nhà của ông, không đi đâu cả. Tôi bảo: “Nếu ông không đi, tôi sẽ phá nát hết cho ông biết, ông không sống được với con kia đâu”. Ông ta mê lồn hơn mọi thứ trên đời, bởi thế ông đã ra đi. Tôi bán căn nhà lấy vốn làm ăn và dẫn mấy đứa nhỏ theo những nẻo đường cơm áo. Từ lúc ba tuổi, Tiểu Phụng đã cùng tôi và hai đứa lớn sống lang thang theo các mùa hành hương, du lịch. Không biết mệt mỏi. Chúng tôi thường đến những ngôi chùa nổi tiếng để bán thuốc. Nhà ở có khi thuê, có khi chỉ là một cái lều dựng tạm. Tôi vẫn đi lại núi Cấm để lấy hàng mà không phải trả tiền. Tôi nói với ông ta: “Đây là nghĩa vụ của ông với các con ông và với tôi”. Khi Tiểu Phụng lên mười, tôi giao cho nó một thùng thuốc và một xô nước sâm nhỏ, nói: “Con bán được nhiều dì thưởng”. Tôi không hiểu bằng cách nào, bao giờ nó cũng bán được nhiều hơn các chị. Tôi mua cho nó một cái radio cassette nhỏ. Cái máy trở thành bạn nó, đi bán hàng nó cũng mang theo. Ngoài ca nhạc, nó thích nghe giảng kinh của các thày. Nhiều khi tôi cũng thấy nó hát vào máy và mở cho khách hàng nghe. Thật kinh dị, nhiều người thích giọng hát của nó. Nhưng tôi ghét cay ghét đắng điều ấy. Nó cho tôi liên tưởng tới tính đĩ thoã của mẹ nó. Thật ra, nuôi nó nhiều năm, tôi cũng thương. Nhưng nó như con dao lúc nào cũng đâm vào tôi, nhức buốt. Không biết tôi có ghen với nó không. Nhiều lúc nhìn nó, tôi vẫn thấy có điều gì khác thường, hơn hẳn mấy đứa con mình. Càng lớn, sự khác biệt ấy càng rõ. Và tôi muốn triệt hạ nó. Tôi đã cho đi và giờ đây, tôi muốn lấy lại. Một trong những người đàn bà tôi quen bán thuốc lá ở Vũng Tàu đã mang con gái đi bán trinh. Bà ta hỏi tôi có muốn bán trinh mấy đứa nhỏ không? Tôi nói tôi không dám. Bà ta khuyến khích: “Trinh tiết chỉ là trò trưởng giả của đàn ông. Bán mẹ nó đi lấy ít tiền không hơn là để dành cho những thằng chồng khốn kiếp, luôn luôn ngoại tình, luôn luôn đạo đức giả?”. Tôi nghĩ bà ta nói đúng, nhưng chưa dám quyết định. Dẫu sao tôi cũng sợ thất đức. Ngày hôm sau, thua đề hai trăm ngàn, tôi nói với bà bán thuốc lá cũng là người ghi đề: “Giới thiệu cho tôi người mua trinh”. Bà ta bảo: “Chuyện này tôi đâu có rành, phải có mối mang mới được, để tôi hỏi giùm. Mà bà muốn bán đứa nào trước?”. “Con Phụng”, tôi nói ngay. “Tiền cò của tôi hai mươi phần trăm”, bà ta nói mà không cần biết tôi có đồng ý hay không.
             
            53.
            Tôi đã nhìn thấy ông ấy từ dưới chân núi. Và tôi đoán biết được việc ông trở lại. Tôi nói với ba: “Ông ta trở lại để mang con đi. Nhưng con không muốn. Cha nói với ông ta con đi tu rồi”. Rồi tôi ra khỏi nhà. Tôi không còn xứng đáng với ông.
             
            54.
            Đi hết các chùa sư nữ, không ở đâu có Tiểu Phụng. Khỉ thật. Tôi trở lại nhà cô, hỏi ông bố: “Tiểu Phụng đâu?”. “Ngộ đâu có biết”, ông ta nói giọng Tàu. Tôi muốn văng tục.
             
            55.
            Con Múp nói với tôi: “Mày lên thành phố đi, bán cà phê với tao”. Gom đủ tiền đi xe, tôi lên thành phố và thuê xe ôm đến quán cà phê của Múp. Tôi không mường tượng được việc bán cà phê lại phức tạp đến thế. Trong quán có bốn đào. Ba cô đã có chồng con. Múp nói với tôi: “Làm ở đây tuy không có lương, nhưng tiền bo của khách cho cũng khá”. Tôi ngây thơ hỏi: “Thật không?”. “Thì mày cứ làm thử khắc biết”. Tôi hỏi: “Mày nói làm là làm cái gì”? Nó nói: “Tiếp khách bên trong”. Nó chỉ tôi cái phòng nhỏ sau quầy. Rồi nó giải thích thêm, dụ khách vô trong đó làm tình, nhưng không được cho chơi, bà chủ biết là bị đuổi. Tôi nói với nó: “Tao muốn đi bán cà phê đàng hoàng, chớ không muốn làm kiểu này”. Nó nói tôi đừng có rởm đời. Vấn đề là làm sao có tiền nhiều và dễ dàng. Tôi nói tôi không còn gì để mất, nhưng tôi vẫn có lòng tự trọng. “Nếu mày muốn tự trọng thì về đi bán thuốc dạo với dì mày. Cứ suy nghĩ kỹ đi”. Nó nói như đâm vào ngực tôi. Một chị nói với con Múp: “Mày giới thiệu nó vô làm, coi chừng mất duyên đó”.
            Tôi muốn quay về. Nhưng đâu là nhà tôi? Vả lại tôi cũng không có tiền đi xe. Con Múp ra điều khó khăn, nó nói từ hôm qua đến nay chưa kiếm được đồng nào. Một người khách bước vào quán. Con Múp chỉ tôi nói: “Đào mới nè anh Năm”, rồi bảo tôi đến ngồi với ông. “Làm từ bao giờ?”, ông Năm hỏi. Tôi nói mới tức thì. “Chuyển địa bàn hoạt động à?”. “Không, ngày đầu tiên đi bán và em cũng chưa ngồi với ai”. “Thật à?”. Tôi lý sự: “Thì cũng phải có ngày đầu tiên mới có ngày tiếp đó chớ”. Ông Năm bảo cũng đúng. “Thế có dám ôm không?”. Tôi gật đầu. “Em cần tiền đi xe về quê. Em không muốn làm nghề này”. “Thế sao lại vào đây?”. “Em tưởng là bán cà phê bình thường”. Ông Năm nhìn tôi. “Cũng xinh đấy”. Tôi hỏi: “Anh có vào trong không?”. Ông gật đầu. Toàn thân tôi căng thẳng. Tôi nói với ông: “Em không biết làm gì”. Ông Năm bảo tôi không cần phải làm gì, rồi ông cởi áo tôi. “Em sợ”, tôi run rẩy nói. Ông Năm bảo: “Anh sẽ không làm cho em sợ”. Ông nhẹ nhàng hôn đầu vú tôi. Rồi càng lúc càng ngấu nghiến. Một cảm giác tê dại chạy khắp thân thể, tôi giữ chặt đầu ông. Ông thì thào: “Cho anh hôn ở dưới nhé”. Tôi bảo: “Anh làm gì cũng được”. Ông Năm tụt quần tôi. Bú liếm. Ông thật sự làm cho tôi sướng, mặc dù tôi cảm thấy không thoải mái. Ông trở thành người đàn ông đầu tiên của tôi, một cách nào đó. Tôi hỏi: “Xong chưa?”. Ông bảo trên nguyên tắc thì chưa. Tôi hỏi nguyên tắc là cái gì? Ông bảo ông chưa ra. “Nhưng với em như thế cũng được rồi, ông nói tiếp, em cần bao nhiêu tiền thì đủ để về quê”. Tôi bảo: “Dạ khoảng ba trăm, tôi giải thích thêm, em cần giải quyết vài chuyện khác nữa”. Ông móc bóp đưa tôi đúng ba trăm. Tôi nói: “Em hứa sẽ rời khỏi đây trong ngày mai”. Tôi nói tiếp: “Em đói quá, từ sáng đến giờ chưa ăn gì cả”. Ông ôm tôi. Không nói gì. Tôi xin số điện thoại của ông: “Khi về đến nhà em sẽ gọi điện thoại báo cho anh”.
            Thấy tôi có tiền, con Múp bắt tôi dẫn đi ăn như một cách trả công nó. Tôi có dịp suy nghĩ chín chắn hơn. Ngày hôm sau, tôi gọi điện thoại cho ông Năm: “Em xin lỗi vì chưa về quê. Nhưng em hứa sẽ không làm điều gì có lỗi với mình và có lỗi với anh”. Tôi muốn ở lại thành phố kiếm một công việc nào đó để sống, nhưng tôi không biết đi đâu, chỉ cầu mong vào sự tử tế của ông. Tôi nói tiếp với ông: “Anh cho em gặp được không?”. Ông bảo được.
            Dẫn tôi đi ăn, ông hỏi: “Em định làm gì?”. “Em cũng chưa biết. Có lẽ em sẽ tìm một quán nhậu nào đó, bưng bê cho người ta”. Ông lại hỏi: “Tối em ngủ ở đâu?”. “Nhà trọ của con Múp. Không thoải mái lắm vì có thằng bồ của nó cũng ở đó”. Ăn xong, ông đưa tôi vào khách sạn. Giường nệm và bồn tắm làm tôi phấn khích. Tôi hỏi ông: “Chắc ở nhà anh cũng ngủ giường nệm?”. Ông bảo ừ.
            Ông hôn tôi từ dưới chân lên. Tôi cố cưỡng lại cơn co giật. Nhưng rồi tôi mệt lả và buông mình theo những cảm xúc. Toàn thân tôi như sóng. Tôi khám phá ra mình và muốn hôn lại ông. Tôi hỏi: “Em phải làm sao?”. “Em cứ làm những gì em cảm thấy mình muốn làm”, ông bảo tôi. Tôi bú ông và tôi thấy lạ về chính tôi. Khi ông vào trong tôi, cùng với sự cọ xát là một nỗi niềm thân thiết và yêu dấu vừa lắng đọng vừa dâng trào làm tôi muốn hét lên.
            Ôm tôi, ông nói: “Anh không muốn em bưng bê. Việc ấy không có gì xấu, nhưng không thể ổn định cuộc sống. Hãy học một nghề nào đó, như làm tóc, trang điểm chẳng hạn”. “Em vẫn mơ ước làm nghề đó. Nhưng tiền đâu em học?”, tôi nói. “Nếu em thật sự muốn sống đàng hoàng, anh sẽ giúp em”, ông bảo. Tất nhiên tôi muốn sống đàng hoàng và tin vào ông. “Em cứ đi hỏi thử xem một chỗ nào đó để học, chi phí anh lo”, ông điềm đạm nói. Tôi muốn nhảy cẫng lên, đây có phải là giấc mơ của tôi không? “Không có anh, em không biết cuộc đời sẽ ra sao. Anh làm thay đổi đời em”. Ông cười bảo: “Khi ta ở cùng đường, Chúa sẽ cho ta lối thoát”. Tôi hỏi: “Anh có đạo à?”. “Ừ”. Tôi bảo: “Anh là Chúa của em”.
            Tôi về hỏi con Múp chỗ nó đi làm tóc. Người chủ tương đối trẻ, tôi liều mạng hỏi: “Em muốn học nghề, thày có nhận dạy không?”. “Dạy chứ. Vấn đề là học phí thôi”, anh ta thẳng thắn. Tôi hỏi tiếp: “Bao nhiêu ạ?”. “Toàn bộ bốn triệu. Dạy cho tới khi làm được thì thôi. Nếu học tốt, làm giỏi, tháng thứ tư có thể trả lương. Cơm nuôi ngày hai bữa”.
            Con Múp bảo tôi: “Mày đang mơ à?”. Tôi nói ừ. Rồi mượn điện thoại nó gọi cho ông Năm báo tin. Đúng như tôi đã tin, ông đưa đủ tiền học phí cho tôi và thêm một ít để mua quần áo, ăn uống. Trong lúc làm tình với ông, tôi đã chia trí về số tiền này.
            Thày dạy tôi tên Đức. Sau khi biết hoàn cảnh khó khăn của tôi, thày hỏi: “Có muốn đi làm thêm buổi tối không?”. Tôi hỏi làm gì? Thày bảo làm tiếp viên nhà hàng. Tôi chột dạ, chẳng lẽ lại cũng bia ôm nữa, hỏi kỹ lại thày: “Nhà hàng gì ạ?”. “Quán nhậu hải sản, vợ anh làm chủ”. Tôi cám ơn thày.
            Mỗi ngày tôi đi bộ hai cây số đến chỗ học làm tóc, thêm ba cây số đến nhà hàng bưng bê, quay về nhà thêm năm cây số nữa. Một giờ sáng mới đặt lưng xuống ngủ. Mỗi tuần tôi gặp ông Năm một lần trong khách sạn quen thuộc. Tôi tự coi mình như vợ ông, mặc dù tôi vẫn cảm thấy không cân xứng. Tôi chỉ là một cô gái quê, mới học hết lớp ba, trong khi ông vừa giàu có vừa trí thức, tôi nghĩ về ông như thế, vì thật ra chưa bao giờ ông cho tôi biết tên tuổi thật và làm nghề gì.
             
            56.
            Lời khai của ông Năm:
            Cách cô đau đớn và hạnh phúc cũng như máu chảy từ cửa mình cô làm tôi cảm động. Không ngờ tôi đã phá trinh cô. Ít ra tôi đã không lầm khi muốn giúp đỡ cô, dù đối với tôi việc chơi bời thì trinh tiết không phải điều cần thiết và thú vị. Nhưng trong bản chất của một người đàn ông, điều ấy vẫn làm tôi mãn nguyện đồng thời cũng ít nhiều áy náy. Và tôi cảm thấy không nên truy vấn về sự trinh tiết bất ngờ này.
            Thú thật, tôi không hiểu điều gì nơi cô khiến tôi phải thương xót hay mê đắm, ngoại trừ cái màu da đen rất Miên của cô. Tôi hoàn toàn không có một chút ý thức nào về màu vàng của da mình, nhưng màu đen làm tôi nghĩ đến một da màu khác. Và nó quyến rũ tôi vì sự khác biệt đó. Hơn nữa, ở cô, tôi cảm nhận được một thế giới khác, không phải thấp kém mà là nguyên bản. Tôi không nghĩ mình đang chơi một thú vui thời thượng, mà tôi đã gặp một con người hồn hậu và nồng nhiệt. Tôi cũng không nghĩ mình đồi truỵ hay tội lỗi. Thoả mãn sự khao khát trong công bằng và đồng thuận, với tôi cũng là một thứ đạo đức nguyên thuỷ.
             
            57.
            Anh Năm hôn tôi trong bồn tắm. Anh bảo đái cho anh uống, nhưng tôi không đái được. Tôi cũng muốn anh được sung sướng hạnh phúc, nên nói: “Anh dạy em nhé”. Anh bảo không thích cái chuyên nghiệp trong tình dục, cũng không thích kiểu gái đức hạnh, với anh thì đừng giữ kẽ, đừng e dè, đừng ngại ngùng, đừng mắc cỡ, đừng phân biệt… Cứ yêu và làm tất cả những gì mình khao khát. Tôi nghe lời anh, tưởng tượng ra các tình huống khác nhau với những thân phận khác nhau, tôi nghĩ tất cả con người dù khác biệt cũng đều có thể làm tình với nhau. Tôi sắp xếp con người trên một bàn cờ và giả định mọi sự gặp gỡ, đặc biệt tôi thích những tình huống éo le như bà chủ với đầy tớ, ông vua với ăn mày… Và mỗi cuộc làm tình là một sự tàn sát. Anh khen tôi: “Em là người sáng tạo”.
             
            58.
            Từ bến xe nhìn qua bên kia sông, thị trấn Hà Tiên khác hẳn tất cả các phố thị ở miền Nam. Có thể vì nó đã khởi đầu là nơi ngụ cư của những người Minh Hương. Tôi đi bộ qua cầu phao vào thị trấn. Mấy anh xe ôm bám theo với tấm bản đồ du lịch. Lằng nhằng mời chào như của nợ, chỉ đến khi vào hẳn phòng trong khách sạn mới thoát được. Cô quản lý cho biết khách sạn này đã có trên một trăm năm. Tôi không khỏi nhớ đến nhà thơ Đông Hồ với tên đường ngay trước mặt. Nhưng người tôi nhớ hơn vẫn là Mạc Thiên Tích và cô gái đã vào chùa Phù Dung ẩn mình giải trừ nghiệp chướng. Trong nhà thương Rạch Giá, tôi đã kể cho Tiểu Phụng nghe chuyện tình của họ như sau:
            “Ngày xưa, có một cô gái quê từ Thanh Hoá theo cha trốn vào Hà Tiên sống để tránh những phiền luỵ áp chế của bọn quan quân nhà Trịnh. Khi ấy, trấn thủ Mạc Thiên Tích lập thi đàn Chiêu Anh Các, thường tổ chức những buổi đọc vàbình thơ trong dinh của mình với các tao nhân mặc khách. Mặc dù là gái, nhưng cô đã được cha vốn là một thày đồ dạy cho ít chữ nghĩa thánh hiền. Cô vừa thông tuệ vừa tài hoa. Thời ấy, phụ nữ đoan trang không đến chỗ đông người. Yêu văn chương, muốn đến chỗ thi thơ xướng hoạ, cô phải cải nam trang và tài năng của cô làm cho Mạc Thiên Tích ngưỡng mộ. Ngài âm thầm theo dõi và được biết cô là con gái của ông đồ xứ Thanh. Gái quốc sắc, trai anh hùng, lời cầu hôn của Mạc Thiên Tích được cha và cô chấp thuận. Ngài xây dựng một lâu đài để chuẩn bị đón cô về dinh. Ngày cưới, để cho cả thiên hạ biết oai phong và diễm lệ của tình yêu hai người, ngài cho tổ chức đón dâu bằng một cuộc duyệt binh vô tiền khoáng hậu. Quan quân gươm giáo sáng loà hò reo vang dậy. Bà vợ cả trên khán đài tỏ ra cao thượng nói với ngài: “Hương trời sắc nước như cô ấy, phu quân hãy đích thân cưỡi ngựa dẫn hùng binh đi thao dượt cho thêm phần linh đình lẫm liệt”. Ngài phấn khích nghe theo. Chờ đoàn quân đi xa, bà vợ cả cho người tâm phúc bắt cô dâu, bẻ gãy tay chân, trói bỏ vào lu chứa nước mưa. Bỗng đâu mây trời u ám vần vũ kéo tới, mưa như trút nước. Biết điềm chẳng lành, Mạc Thiên Tích vội thu quân quay về. Lâu đài im vắng bất thường. Ngài quát hỏi gia nhân: “Nàng đâu?”. May thay, ngài kịp tìm thấy nàng trong lu nước đang dần đầy lên. Thấy đời quá oan nghiệt, nàng thưa: “Nếu chàng còn thương thiếp, thì xin chàng hãy xây cho thiếp một ngôi chùa”. Mạc Thiên Tích đồng ý. Nàng vào chùa tu và không bao giờ gặp lại chàng nữa”.
            Tiểu Phụng nói: “Giống như Lan đã cắt đứt dây chuông không cho Điệp vào chùa, phải không?”. Tôi cười bảo: “Phải, nhưng khác Điệp ở chỗ ngày ngày vì nhớ thương, Mạc Thiên Tích từ bên kia sông trên lưng ngựa vẫn ngóng qua, mong nhìn thấy bóng dáng nàng…”. Phụng nói: “Buồn quá, nếu Phụng có bề gì, Phụng sẽ không xa ông đâu”.
            Thế mà, Phụng vẫn xa tôi.
             
            59.
            Tiệm cắt tóc nhỏ, anh Đức vừa làm chủ vừa làm thợ chính, thêm một thợ phụ là chị Thu lớn hơn tôi ít tuổi, học nghề trước tôi. Cả anh Đức và chị Thu đều rất tử tế. Anh Đức nói sẽ tận tình chỉ bảo và cho tôi thực tập sớm. Những khi vắng khách, anh thường tán dóc với hai đứa tôi. Anh nói chuyện rất có duyên và hay giả giọng con gái. Tôi hoàn toàn hài lòng về việc học của mình. Nhưng ở quán nhậu, ngay ngày đầu tiên, tôi đã phải đối diện với khó khăn. Bà chủ bảo: “Ở đây qui định tiếp viên phải mặc đồng phục. Áo thì quán cung cấp, nhưng váy thì em phải tự lo. Nhớ mua váy thật ngắn”. Tôi làm gì có tiền, lại phải cầu cứu anh Năm. Gọi điện cho anh Năm, anh nói đang rất bận, mượn tiền của ai đó mua đi rồi anh sẽ trả sau cho. Tôi hỏi mượn con Múp, nó nói: “Hai ngày nay không kiếm được một xu”. Tôi thấy nó mới có thêm một chiếc khoen mới. Bọn con Múp thường giữ của bằng cách mua vàng từng chỉ một. Tôi không dám mượn vàng của nó. Chị Thu cho tôi mượn tiền. Tôi mua hai cái váy hết gần một trăm ngàn. Đôi chân của tôi đẹp, bà chủ nhìn tôi nói: “Em coi được đấy, khỏi bưng bê, ra đứng ở cổng đón khách, nhưng làm tiếp tân thì phải mặc áo dài”. Trời ơi, làm sao tôi may được bộ áo dài bây giờ? Tôi sang quán bên cạnh xin việc. Họ cho tôi làm. Anh Đức hỏi tôi sao không làm quán của chị? Tôi nói thẳng em không có tiền may áo dài. Anh chỉ lắc đầu: “Thôi, làm quán khác cũng tốt”. Anh càng tận tình với tôi hơn.
             
            60.
            Một hoạ sĩ trẻ rủ tôi làm nghệ thuật sắp đặt. Tôi nói nghệ thuật sắp đặt với tôi chỉ biểu hiện một sự bế tắc và với nghệ sĩ Việt Nam, nó là chỗ cho những nghệ sĩ thất bại trên giá vẽ. Tôi không phải là người thất bại nên không tham gia, vả lại những trào lưu thời thượng không phải là mục đích tôi theo đuổi, vì tôi cũng nghĩ, một nghệ sĩ đích thật chỉ sáng tạo từ những đòi hỏi của chính mình, không vì nhu cầu hiện đại, hậu hiện đại hay một thứ gì khác.
            Những bức tranh tôi vẽ về Tiểu Phụng càng trở nên u ám. Một loạt tranh trong tư thế nằm mà tôi đã quan sát được khi Tiểu Phụng còn ở nhà thương cùng với những phụ nữ khác. Những phế liệu của đời sống. Họ được xếp đống hoặc rải rác, không còn cả cái gọi là số phận. Một thế giới âm bản. Không hy vọng cũng không tuyệt vọng. Một thế giới bị quên lãng.
             
            [còn tiếp nhiều kỳ]
             
            ________________
            #6
              meocon_thongminh93 19.01.2008 19:05:57 (permalink)
              61.
              Một hôm chị Thu nghỉ làm vì bệnh, tôi ngồi trên ghế dành cho khách, anh Đức đứng phía sau tôi. Cả hai nhìn vào gương, anh Đức nheo mắt với tôi, tôi cười đáp trả. Anh vẫn hay đùa. Quán vắng khách, anh cúi xuống hôn tóc tôi. Tôi nhắm mắt lại. Tiếp theo, anh vòng tay ôm tôi qua lưng ghế. Tôi vẫn im lặng. Anh hôn tôi trên má. Tôi nghiêng đầu cố tránh, bảo: “Thôi anh”. Tôi không muốn làm anh buồn. Nhưng anh vẫn lấn tới, một tay anh kéo rộng cổ áo tôi và chúi đầu vào. Tôi đẩy anh ra, nói: “Em không thích”. Anh xin lỗi tôi, rồi ngồi sang ghế bên cạnh. Tôi cảm thấy nặng nề. Anh nói: “Anh vẫn muốn hôn em. Em có một vẻ gợi cảm làm đàn ông không chịu nổi”. Tôi cười: “Như vậy thì nguy hiểm quá. Chắc là em phải bỏ của chạy lấy người thôi”. Anh nói: “Em mà chạy thì anh chạy theo đó”. Tôi đùa: “Để cho chị Thu giữ tiệm, phải không?”. Anh lại nheo mắt với tôi trong gương: “Không, nếu để giữ tiệm thì người đó phải là em”.
               
              62.
              Lời khai của Thu:
              Con bé rất dễ thương. Ngay khi gặp nó lần đầu, tôi đã có cảm tình. Một cách tự nhiên, tôi thân thiết với nó, mặc dù nó không hề tâm sự hay kể gì về cuộc đời nó. Đại khái tôi chỉ biết, nó con nhà nghèo ở dưới quê lên, muốn học nghề kiếm sống lương thiện. Tôi là dân thành phố, thích làm đẹp cho mình và cho người, tôi cũng muốn sống độc lập và lương thiện. Tôi không ghen tị khi thấy anh Đức đã chiếu cố dạy dỗ cho nó nhiều hơn tôi hồi trước. Đôi lúc tôi cũng chỉ bảo thêm cho nó những kinh nghiệm của mình trong nghề. Nụ cười của nó rất tươi và thường cười bằng cả hai con mắt. Nhưng cái tôi thích nhất ở nó là cặp vú đầy đặn, lúc nào cũng dỉnh lên. Tôi thích rủ nó tắm chung, nhưng chỉ có một lần duy nhất nó chịu. Nó bảo kỳ. Tôi bảo cùng con gái với nhau có gì đâu mà kỳ. Tôi biết anh Đức thích nó. Nhưng tôi còn biết một điều chắc chắn hơn, tôi rất yêu nó. Tôi bảo nó buổi tối về nhà tôi ngủ. Tôi có một phòng riêng không trở ngại gì. Hơn nữa, tôi lại có xe có thể chở nó đi lại được. Nó chỉ ậm ừ không quyết định: “Để em hỏi bạn em xem có chịu cho đi không đã”. Dẫu sao, tôi nghĩ, tôi cần phải lo cho nó. Tôi mang quần áo của mình cho nó mặc. Thỉnh thoảng tôi cũng xin anh Đức cho nó đi shopping với tôi. Nó bảo đừng cho nó nhiều quá, ơn nghĩa không trả được. Tôi bảo khi tôi cảm thấy vui thì ơn nghĩa đã được trả. Tôi muốn cho nó tất cả những gì có thể. Tôi muốn được yêu nó và ở bên nó từng giây phút. Tôi muốn bảo bọc nó như em, như con. Mãi sau, tình cờ được xem một phim sex đồng tính nữ, tôi mới phát hiện ra từ sâu thẳm mình cũng có những thèm khát xác thịt mơ hồ. Rồi tôi tìm cách gần gũi nó. Những buổi trưa không có khách, tôi rủ nó lên ghế nằm ngủ chung. Tôi ôm nó và ngửi mùi da thịt nồng nàn của nó. Niềm say đắm làm tôi lâng lâng. Tôi bảo sau này, hai đứa thành nghề, sẽ mở tiệm làm chung. Nó bảo muốn về quê sống. Tôi bảo nó ngu. Nó chỉ cười buồn: “Chị không hiểu được đâu”.
               
              63.
              Chị Thu quá lo lắng cho tôi. Chị bảo: “Em đừng để cho anh Đức lợi dụng. Vợ anh ấy biết thì phiền lắm”. Tôi vẫn biết chị vợ anh Đức khó chịu với tôi, nhưng tôi nào có lỗi gì. Đôi khi, tôi cũng muốn chơi cho chị một vố, nhưng tôi nghĩ người chịu thiệt trước hết sẽ là mình, hơn nữa tôi cũng chẳng muốn làm điều gì không phải với anh Năm. Nhưng anh Đức không hề có ý ngừng lại việc tấn công tôi. Anh tiếp tục ve vãn tôi bằng mọi cách. Chị Thu cũng nói: “Anh Đức kỳ quá hà”. Anh trả lời: “Đàn bà thích đàn bà mới kỳ chớ, còn đàn ông thích đàn bà có sao đâu?”. Chị Thu biết anh Đức chửi xéo mình đồng tính, nên gân cổ cãi: “Nhưng anh có vợ rồi”. Anh Đức nói bừa: “Vợ là vợ, nhân tình là nhân tình, anh đâu có lẫn lộn chuyện đó”. Chị Thu gằn giọng: “Coi chừng tôi giết ông”.
               
              64.
              Mặc dù nhớ Phụng, nhưng hầu như tôi không bao giờ tơ tưởng đến thân xác Phụng như một người tình hay một con cái. Tôi luôn cảm thấy Phụng là một thế giới khác, một cô gái khác. Làm bất cứ điều gì với cô ấy cũng trở nên lố bịch. Tôi cảm thấy đau đớn khi nghĩ rằng Phụng bỏ đi vì tôi đã không đáp ứng những mong đợi của cô. Tôi không muốn tưởng tượng những tình huống của một cô gái quê lên thành phố kiếm sống mà cô sẽ gặp phải. Tôi lo lắng và cầu nguyện cho cô.
               
              65.
              Hình như đàn ông sinh ra để nhậu và chơi bời. Chiều nào quán cũng đông nghẹt, bia và đồ ăn thừa mứa. Họ ăn và nói, tôi nghe được đủ thứ chuyện trên đời. Đôi khi cũng có người tán tỉnh tôi, nhưng tôi không dám mơ mộng. Lễ độ trước sự bông lơn, tôi đủ thực tế để hiểu con người mua vui với nhau. Phần tôi, tôi đã bán rồi, tôi không thể bán thêm lần nữa như một kẻ gian lận. Hơn nữa, tôi vẫn còn nợ biết bao với ông Hoàng. Ông có khoẻ không, ai săn sóc ông? Tôi mong ông tha thứ cho tôi.
               
              66.
              Bạn bè tôi bảo: “Dạo này mày sa sút quá”. Một người nói: “Cho nó sang Chợ Lớn ăn Ngọc Dương, Ngầu Pín để cải thiện tình hình”. Tôi cười: “Khoẻ cũng không biết để làm gì”. Bọn chúng nói: “Để tiếp tục sa sút”. Vấn đề là có chỗ để sa sút hay không. “Ông bạn cứ yên tâm, đi theo tôi thì không muốn sa sút cũng bị sa sút, nhưng trước hết hãy tẩm bổ cái đã”, một người bạn mới tự hào bảo. Chúng tôi đi nhậu. Quán rất đông, có đến cả ngàn người. Đột nhiên, Phụng hiện ra trước mắt tôi. Cùng lúc, Phụng cũng nhìn thấy tôi. Sững sờ vài giây, tôi gọi: “Phụng”. Nhưng Phụng không trả lời, cô chỉ đứng trân người nhìn tôi, rồi bất ngờ bỏ chạy. Tôi đuổi theo, nhưng không tìm được cô giữa dòng người.
               
              67.
              Tôi vẫn cố trốn tránh ông, nên sự xuất hiện của ông ở nhà hàng khiến tôi bàng hoàng. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi đều không muốn gặp ông, không phải vì tôi thay đổi, nhưng tận đáy lòng, tôi luôn thấy mình có lỗi với ông. Chỉ sự trong sạch tuyệt đối mới xứng đáng với ông, mà tôi càng lúc càng trở nên nhớp nhúa. Chính nỗi xấu hổ về sự nhơ nhớp của mình đã khiến tôi bỏ chạy. Lòng tôi vô cùng đau đớn. Ông có hiểu là tôi yêu ông hơn tất cả mọi thứ trên đời không? Tôi yêu ông hơn cả linh hồn và thân xác tôi. Thế mà tôi vẫn phải lìa xa ông. Tôi vừa đi vừa khóc. Hết con đường này tới con đường khác, tôi cứ đi và khóc như một con điên man dại. Tôi đi cho đến khi không còn đi nổi nữa, rồi ngồi bệt xuống bên vệ đường. Tôi không biết mình phải làm gì. Có một lúc tôi muốn chạy trở lại quán để quì xuống chân ông, xin ông tha thứ và ở lại hầu hạ ông suốt đời tôi. Tôi nghĩ mình cần phải mạnh mẽ để sống cho ông. Khi tôi quyết định kêu một chiếc xe ôm quay về quán thì quán đã đóng cửa. Trời quá khuya. Tôi chợt thấy đêm hoang vắng và lòng tôi â càng trống trải cô đơn. Tôi lại khóc một lần nữa. Tôi khóc như tất cả những người thân thuộc của tôi chết. Tôi khóc như thể chỉ còn mình tôi trên mặt đất...
               
              68.
              Dường như tôi nghe thấy Phụng khóc. Buồn bực, tức tối. Tôi lao ra đường bỏ mặc những người bạn ngồi lại trong quán. Tôi đi, lang thang từ con phố này đến con phố khác, như thể đi hết cuộc đời mình. Và tôi nhận ra mình cũng chẳng hiểu gì cuộc đời. Như thế có nghĩa tôi lại sống từ đầu những kinh nghiệm đau thương và hư vô.
               
              69.
              Lời khai của Thu:
              Không biết có chuyện gì xảy đến với Phụng. Trông nó buồn rũ rượi mà lòng tôi đau thắt. Hỏi nó, nó chỉ bảo không có gì. Tôi dỗ dành nó bằng cách sáng nào cũng dẫn đi ăn, uống cà phê trước khi đến tiệm. Tôi cũng thích âu yếm nó hơn. Và hầu như nó không phản ứng. Tôi hy vọng nó sẽ quen dần với sự bày tỏ tình cảm của tôi. Tôi thường lợi dụng khi vắng anh Đức hoặc khi chỉ có hai đứa trong phòng phía sau để ôm và hôn nó. Tôi rất muốn đưa nó về nhà, hoặc đến một nơi nào đó như trong rạp hát, hay phòng karaoke để được sờ mó và hôn hít cho thoả thích, nhưng nó không có thì giờ dành cho tôi. Bốn giờ chiều nó đã rời tiệm để đến quán ăn làm tiếp viên. Tôi đã từng đề nghị với nó nếu không về nhà tôi ở thì để tôi trả tiền nhà trọ cho, nhưng nó không chịu, bảo: “Em còn đủ sức tự lập. Khi nào thật sự cần, em sẽ nhờ chị sau”. Bởi thế trong lòng tôi, lúc nào cũng thèm thuồng khao khát nó.
               
              70.
              Lúc sau này, chị Thu hay ôm và hôn tôi. Tôi thấy rất kỳ. Nhưng tôi đang buồn, mặc chị muốn làm gì tôi thì làm, dẫu sao tôi cũng biết được một điều chắc chắn là chị thương tôi. Tình cảm của chị an ủi tôi. Tôi quen dần với những âu yếm của chị. Tôi không thật sự biết những cảm giác của thân xác giữa tôi với chị và giữa tôi với ông Năm có khác gì nhau. Cả sự mơn trớn dịu dàng của chị lẫn việc làm tình cuồng nhiệt của ông Năm đều làm cho tôi sướng khoái, nhưng nó không thể làm vơi đi nỗi đau khổ trắc ẩn cuồn cuộn tôi với ông Hoàng.
               
              [còn tiếp nhiều kỳ]
               
              ________________
              #7
                meocon_thongminh93 19.01.2008 19:08:21 (permalink)
                71.
                Lời khai của Thu:
                Phụng thuộc về tôi. Tôi cảnh báo anh Đức nhiều lần, nhưng dường như anh chỉ coi đó là chuyện đùa. Anh thường cợt nhả với nó và đôi khi giả giọng con gái để chọc tức tôi. Tôi nghiêm nghị nói: “Anh sai lầm” và cố gắng nhẫn nhịn. Dù gì tôi cũng muốn chờ cho tới khi Phụng học thành nghề. Tôi xin phép nghỉ làm về quê nội một tuần lễ, nhưng nhớ nó quá, mới ba ngày tôi lại bò về thành phố. Đến tiệm, tôi thấy cửa khóa trái. Tôi gọi anh Đức. Im lặng. Tôi gọi Phụng. Cũng im lặng. Tôi nói vọng vào: “Nếu anh không mở cửa, tôi kêu công an”. “Chờ chút”, tiếng anh Đức. Vài phút sau, cánh cửa sắt được kéo lên. Tôi xông vào bên trong. Phụng đang nằm trần truồng trên ghế gội đầu, có vẻ như hôn mê. Tôi gào lên: “Anh đã làm gì nó?”, cùng lúc tôi cầm cây kéo. Khi Đức còn đang ú ớ, tôi đã đâm thẳng vào anh ta. Tôi đâm nhiều nhát và anh gục xuống.
                 
                72.
                Tôi đến phòng cấp cứu và chỉ kịp vuốt mắt con trai.
                 
                73.
                Trong giấc ngủ, có lúc tôi cảm thấy như mình đang ở trên một sườn núi. Cảnh tượng mờ ảo. Có lúc tôi lại thấy mình như đang ở dưới biển và mưa ủ dột miên man. Ở đâu đó trên thân thể tôi bị xé ra. Tôi trở nên phân thân và tôi với tôi tìm nhau không bao giờ gặp. Khi tỉnh dậy, đầu óc váng vất. Tôi không nhớ những gì đã xảy ra trước đó. Một người nào đó cho tôi biết anh Đức đã bị chị Thu giết. Tôi hỏi: “Tại sao?”. Không ai trả lời tôi. Người ta dẫn tôi đến nhà thương. Tôi sững sờ khi thấy ông ôm xác anh Đức. Tại sao lại có điều kỳ lạ này? Tôi chạy đến sau lưng, ôm ông và khóc.
                 
                74.
                Thật quá muộn để hỏi: “Tôi là ai?”. Nhưng đôi khi tôi hoang mang, cuộc sống này rốt cuộc là gì vẫn là một câu hỏi lấp lửng như một án treo của số phận. Hơn mười năm, tôi và thằng con không nói chuyện với nhau bởi vì tôi và nó có những lựa chọn khác. Và những lựa chọn này loại bỏ nhau. Tôi nghĩ nó đủ trưởng thành để không cần tới tôi. Và cũng bởi cả tôi và nó đều cần sống cho chính mình. Không chia sẻ. Cũng như mẹ nó, một người đàn bà cực đoan về sự hoàn hảo. Bà ấy không chấp nhận những điều ngoài chuẩn mực được xã hội tôn trọng. Nhưng cả tôi và nó đều có những chuẩn mực riêng, vì thế cuộc sống gia đình tôi bị cắt thành ba, ngay khi nó chọn nghề nghiệp cho mình và ở với một cô gái xa lạ. Tôi không có khái niệm về con dâu. Cái chết của mẹ nó không làm cho cha con gần nhau. Chúng tôi sống như những người đơn độc, cắt lìa khỏi quá khứ và những ràng buộc tinh thần. Giờ đây, nhìn xác nó không hồn bất động, tôi lại càng cảm thấy sự cắt lìa trở nên rõ ràng. Sự cắt lìa tôi với nó chính là sự cắt lìa giữa tôi với tôi. Điều ấy khiến tôi đau đớn. Đồng thời nó lại cho tôi một cảm giác khác. Nó không thuộc về tôi. Đã rất lâu. Và tôi lại có thêm một nỗi đau khác. Cái chết không hòa giải. Cái chết làm sự mất mát trở nên vĩnh viễn.
                 
                75.
                Chị Thu bị bắt ngay tại tiệm sau khi anh Đức được đưa đi cấp cứu. Tôi không nhìn thấy chị, không gặp chị từ lúc chị về quê, kể cả khi phải đến chỗ công an làm việc. Tôi không cảm thấy mối quan hệ giữa tôi và chị có vấn đề gì, nhưng những người hỏi cung làm tôi khó chịu. Họ đặt tôi vào tình trạng tội lỗi. Những tình cảm và cảm xúc của thân thể tôi thì mắc mớ gì với xã hội?
                 
                76.
                Tôi nói với vợ Đức: “Ba muốn đưa Đức vào trong chùa, bây giờ và sau khi hỏa táng”. Cô ta bảo mọi chuyện tùy tôi quyết định. Thủ tục xét nghiệm tử thi và xin phép mang xác thân nhân về làm tôi mệt mỏi. Cuối cùng tôi cũng đưa được Đức về ngôi chùa của một người bạn ở ngoại thành. Tôi nói với người bạn trụ trì chùa: “Khi nào tới lượt tôi, nhờ ông thu xếp cho cái hũ của hai cha con tôi gần nhau”. Ông Thày chùa cười: “Ông mà cũng bận tâm về điều ấy sao?”. Lúc ấy tôi quên mình đã từng nói với Phụng ở Hà Tiên về một ngọn núi có tên Phụng Hoàng.
                 
                77.
                Ông hỏi tôi: “Em sống ở đâu?”. Tôi bảo ở chung với một người bạn bán cà phê ôm. Ông bảo thế thì không ổn. Rồi ông quyết định: “Đến nhà anh ở”. Tôi nghe lời ông. Ông ngăn cho tôi một cái phòng bằng những tấm tranh. Ông cũng bảo từ nay không đi làm nhà hàng nữa. Tôi cúi đầu vâng dạ và tự cắt đứt mọi liên lạc với ông Năm. Bắt đầu một cuộc sống khác. Ông không lập bàn thờ anh Đức, cũng không có bất cứ một tấm hình nào của anh và vợ ông được treo trong nhà. Tôi thắc mắc nhưng không dám hỏi. Phần tôi, tôi vẫn mua nhang và cắm một bát ngoài hàng hiên như tế trời, nhưng thật ra trong lòng tôi là cúng anh Đức, mẹ anh và tất cả những linh hồn lẩn quất quanh đây. Tôi cầu xin họ cho tôi bình yên. Hàng ngày, tôi đi chợ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa như một người đầy tớ trung thành và tận tụy. Đôi khi tôi cũng ngồi làm mẫu cho ông. Ông không tiếp bạn bè ở nhà, chỉ thỉnh thoảng có khách đến xem tranh. Tôi muốn ông ăn cơm ở nhà với tôi, nhưng ông có đó và nhiều khi không có đó. Một mình lẫn lộn giữa những bức tranh, tôi trở thành một thứ chất liệu, rất ít khi tôi cảm thấy mình là một tác phẩm. Tôi nhận ra khoảng cách về tuổi tác và sự hiểu biết giữa tôi và ông. Giữa lúc ấy, tôi thấy mình tắt kinh. Tôi lo âu nói với ông: “Phụng chậm kinh mấy ngày rồi”. Ông hỏi bình thường thì sao? Tôi nói rất đều đặn. Ông đưa tôi đi khám thai.
                 
                78.
                Không đơn giản để sống với Phụng như một người tình hay một vai trò gì đó tương tự. Tôi cần thời gian để làm quen với sự có mặt của cô trong nhà và sự nhìn nhận về mặt xã hội trong mối tương quan giữa tôi và cô. Bởi thế tôi thu xếp cho Phụng có một chỗ riêng, thay vì nằm trên giường tôi. Hơn nữa, sau tai nạn với Đức, tôi mơ hồ cảm thấy một nỗi nghiệt ngã khác đang chờ đợi chúng tôi. Nhiều lúc tôi phải ra khỏi nhà để tránh bối rối. Tôi không biết Phụng nghĩ gì khi thấy tôi giữ một khoảng cách cho nhu cầu tình dục. Tôi mong cô ấy hiểu vấn đề một cách đơn giản là do tôi đang buồn về cái chết của Đức. Khi Phụng báo cho tôi biết cô đã tắt kinh thì tôi biết đã đến lúc tôi phải đối diện với sự thật, đứa con của Đức trong bụng cô. Tôi phải ứng xử như thế nào trong tình huống này? Nuôi cháu và coi Phụng như con dâu? Sống với Phụng và coi cháu nội như con mình? Phụng nói với tôi: “Phụng bây giờ là của anh, tùy anh quyết định”. Sau khi dẫn Phụng đi khám thai, tôi đưa cô ra Đà Lạt. Tôi cảm thấy cần phải có một bầu khí mới giữa hai chúng tôi với một môi trường khác. Trên đỉnh núi Liang Biang nhìn xuống thung lũng, tôi hỏi Phụng: “Em thích có con không?”. “Phụng thích có con với anh”. Tôi không biết mình có khả năng cho đàn bà thụ thai không, mặc dù tôi vẫn còn tràn trề sinh lực. Nhưng tôi biết một điều chắc chắn, tôi không muốn có con thêm một lần nữa. Tôi sợ sự bất hạnh. Sợ sự oan nghiệt bởi tôi. Vì thế, tôi nói với Phụng: “Em bảo trọng giữ sức khỏe. Dù sao đứa nhỏ cũng mang dòng máu anh”.
                 
                79.
                Ở Đà Lạt, ông yêu tôi. Tôi đã khóc khi ông bú lồn tôi. Lưỡi của ông và nước mắt của tôi đã tha thứ và rửa sạch tôi khỏi mọi tội lỗi và nhơ nhớp. Chúng tôi yêu nhau ngậm ngùi và sâu thẳm. Miên man tôi chìm ngập trong ông và bừng sáng bên ông.
                 
                80.
                Khai mở những cảm xúc tình dục và khám phá về thân xác của một cô gái mười bảy tuổi là niềm hứng khởi vô biên trên lộ trình sáng tạo và cuộc sống tôi. Thật khó có thể nói về một tình yêu mà khoảng cách tuổi tác quá lớn, nhưng chính tình dục và sự rực rỡ của nó hòa quyện chúng tôi với nhau và đặt chúng tôi trong một tương quan ngoài lý tính. Làm tình và vẽ. Tôi cởi truồng cầm cọ. Màu sắc trong tranh tôi rừng rực. Đôi khi tôi quẹt sơn lên cả người Phụng. Tôi vẽ những giấc mơ của con người. Tôi để Phụng tùy thích lăn người trên sơn ướt. Tôi hòa trộn Phụng, tôi, mồ hôi và nước nhờn vào tranh. Da bụng của Phụng mỗi ngày một căng phồng lên, láng bóng. Tôi thích vẻ đẹp kiêu hãnh và hạnh phúc của những cô gái mang bầu con so. Và tôi thường vuốt ve khoảng bụng căng phồng của Phụng. Cô nói: “Nó là con anh”. Tôi vẽ những cái hũ nâu đất, nuôi giữ trong nó mọi thứ sinh linh như một thứ bào thai. Những cái hũ không sinh nở. Những sự chứa đựng. Âm u và nồng nàn. Tôi cũng vẽ Phụng ngồi trên đầu tôi như một biểu tượng quyền lực và sự phục tùng dâm tính.
                 
                [còn tiếp nhiều kỳ]
                 
                ________________
                #8
                  meocon_thongminh93 19.01.2008 19:10:56 (permalink)
                  81.
                  Thế giới của ông làm tôi ngây ngất choáng ngợp bởi sự lãng mạn và xa hoa. Thay đổi rất nhanh, từ một con bé nhà quê, tôi trở nên hiện đại như thể tôi vốn được sinh ra trong một nền nếp văn minh. Thật ra, tôi cũng không hề có ý thức phải xoá bỏ gốc gác quê mùa của mình, mà tôi chỉ nghĩ đơn giản mình cần hoà nhập với cái đẹp của cuộc sống. Tôi không đòi hỏi hay đua đòi, mà chỉ thuận theo những gì ông muốn. Có ông, với tôi là tất cả. Tôi không cần điều gì khác. Nhưng mọi thứ, ông vẫn chọn lựa cho tôi. Những gì ông muốn đều đúng. Tôi mong ông hài lòng về tôi.
                  Tôi xin phép ông cho tôi thăm con Múp. Dẫu sao nó cũng tốt với tôi. Thấy tôi không có điện thoại di động và dây chuyền vàng lóng lánh trên cổ, nó nói sao không bảo chồng mày mua. Buồn cười, tôi nói: “Tao không thấy cần”. Nó đấm tôi: “À tao biết rồi, mày chỉ cần ông ấy đủ sức mỗi ngày chơi một quả thôi chớ gì”. Tôi lại cười: “Một quả thì hơi ít”. Nó bảo đừng có nói dóc, già như ông ấy thì... Nó không nói nữa. Tôi cũng không cần khoe. Và tôi vẫn rất vui vì nó không coi ông ấy là bồ tôi mà nói là chồng tôi. Sự xác định này làm tôi có ý nghĩ muốn về thăm ba tôi và dì Hai.
                   
                  82.
                  Tôi cảm thấy thú vị với ý tưởng về quê ngoại của Phụng. Trên đường xuống Bắc Vàm Cống, tôi ghé mua thêm ít nem chua, ngoài những món quà tôi đã chuẩn bị sẵn trên thành phố. Tôi rất ghét cụm từ mang dấu vết của cách mạng xã hội chủ nghĩa “hồ hởi phấn khởi”, nhưng trong trường hợp biểu thị sự vui mừng của gia đình Phụng, có lẽ chỉ có những chữ “hồ hởi phấn khởi” mới diễn tả hết nỗi niềm của họ khi nhận những món quà của chúng tôi. Sự trở về của Phụng thật sự chỉ có giá trị bằng những hiện vật. Sự có mặt của tôi với tư cách ông con rể tuy không phải chính thức nhưng vẫn được nhìn nhận một cách thân thiện. Cả dì Hai và dì Ba đều gọi tôi bằng ông xưng tôi mà không cảm thấy lấn cấn giữa tuổi tác với vai trò của tôi trong gia đình. Tôi gọi họ bằng dì như Phụng vẫn gọi và gọi ba của Phụng là bác. Dì Ba thường tủm tỉm cười khi nhìn tôi. Tôi chọc dì: “Ngày xưa khi ba theo tán dì, dì có thấy ba nói tiếng Việt kỳ quá không?”. Dì chân chất bảo: “Chính vì cái tiếng Việt ú ớ của ổng mà tôi thấy ổng chân thành thương tôi thiệt”. Buổi tối sau khi ăn cơm xong, ba Phụng mời tôi uống trà nói chuyện. Ông kể:
                  “Tui là cháu đời thứ 13 của “Đại công thần bất tuyệt” - “Thượng đẳng thần” của nhà Nguyễn, tên Trần Thượng Xuyên. Ngài vốn là một tướng của nhà Minh, tổng đốc ba châu ở Quảng Đông. Sau cuộc phản Thanh phục Minh thất bại, ông cùng Dương Ngạn Địch và gia quyến cùng hơn ba ngàn bộ thuộc trên năm mươi chiến thuyền trốn sang Việt Nam năm 1679. Ban đầu họ vào cửa biển Tư Hiền và Đà Nẵng xin tá túc, nhưng chúa Nguyễn quan ngại họ là khách lạ, bèn cho vào khai khẩn ở vùng Đông Phố của Chân Lạp. Trần Thượng Xuyên qua cửa biển Cần Giờ đến Biên Hoà. Dương Ngạn Địch vào cửa biển Soi Rạp định cư ở Mỹ Tho. Cùng thời đó có Mạc Cửu vào Hà Tiên năm 1671 và những người Minh Hương khác vào Bắc bộ và Trung bộ. Có lẽ đây là thời kỳ di dân lớn nhất của người Hoa vào Việt Nam trong lịch sử đất nước này. Ông tổ tui là người có công khai phá vùng đất Phiên Trấn, dựng phố xá. Tuy nhiên, sau này một người Minh Hương khác là Nguyễn Hữu Cảnh lại được công nhận là ông tổ của Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh do được vua chúa thời đó biệt phái đến lập trại thu thuế. Sách “Đại Nam liệt truyện” chép ông tổ Trần Thượng Xuyên chết vì bệnh. Nhưng thật ra ngài đã chết trong chiến trận với Chân Lạp như một anh hùng. Riêng Trần Đại Định, con trai của Trần Thượng Xuyên, được tập ấm làm quan đến thống binh, nhưng đã bị chết trong ngục của nhà Nguyễn, mặc dù ông là người trung nghĩa khí tiết. Ông tổ thứ mười một của tui là Trần Đại Lực tuy vẫn được làm đến cai đội, nhưng sau đó cáo quan lánh nạn vào Hà Tiên. Ngày nay, mả tổ của tui vẫn còn ở huyện Tân Uyên, Bình Dương nhưng hương khói đã lạnh. Có thể nói người Minh Hương có công rất lớn trong việc mở mang bờ cõi cũng như các mặt khác về kinh tế, văn hoá... của nước Nam, nhưng những đóng góp này không được nhìn nhận một cách tương xứng. Thật ra, chuyện đó không phải là vấn đề chính để tui nói với ông, mà quan trọng hơn, ông biết dòng dõi bọn tui, cũng là tí chút liên quan với con ông sau này”.
                  Nói xong, không để cho tôi bàn luận hay kịp ngậm ngùi, ông đứng lên chúc tôi ngủ ngon với một phong cách Tây phương bất ngờ.
                   
                  83.
                  Ông ấy thích đi loanh quanh trong vùng, ông bảo là dã ngoại, đến bữa cơm mới về. Tôi ở nhà tâm sự với dì Ba. Dì hay hỏi thăm về ông ấy. Còn tôi hỏi dì về những kinh nghiệm sinh đẻ. Dì hứa khi nào tôi lâm bồn, dì sẽ lên giúp. Ở nhà ba tôi một tuần lễ, chúng tôi sang Hà Tiên thăm dì Hai. Tôi muốn dì thấy tôi không thù oán, chẳng những thế, tôi vẫn là người biết hàm ơn. Dì nói không có tôi, thu nhập kém hẳn. Tôi không dám chắc cuộc đời tôi đã suôn sẻ, nhưng nhìn dì, tôi nhớ đến những ngày tăm tối của mình. Thương dì, nhưng tôi cũng chỉ biết cầu mong cho dì may mắn. Mong chị Hai kiếm được chồng tử tế.
                   
                  84.
                  Tôi vui vì thấy Phụng hài lòng với chuyến đi. Cô ấy đã ăn mặc thật đẹp và thậm chí muốn tôi mua cho một dây chuyền và đôi bông tai bằng bạch kim. Cô bảo về quê mà không thế người ta coi thường. Tôi không có ý kiến mặc dù vẫn chiều cô. Dường như mọi bất hạnh đã mờ dấu trong lòng Phụng. Cô vui tươi và yêu tôi hơn. Cô cũng đòi hỏi tôi nhiều hơn. Nhiều khi, cô cởi đồ đứng dạng chân giữa bức tranh khi tôi đang vẽ. Cô nói: “Anh phải bù cho Phụng những ngày xa anh”. Tôi bảo coi chừng anh chết sớm. Cô bảo: “Không, Phụng cho anh sức trẻ của em. Anh phải sống đến khi em chết. Hãy ôm Phụng để em truyền thanh xuân cho anh. Hãy bú Phụng để em bồi bổ cho anh”. Phụng bảo hãy tin điều cô ấy nói vì cha cô là thày thuốc. Cô còn nói có một thứ y học tâm linh cũng như có một thứ y học tình dục. Tôi bảo bé con đừng có xạo sự. Cô cười nói: “Phụng cũng từng là người bán thuốc đó nhe”. Tôi bảo tôi nhớ điều ấy, nhưng đừng nói như một con mẹ nạ dòng. Cô giận bỏ cơm. Càng ngày cô càng hay giận. Đôi khi tôi cảm thấy yêu trẻ con cũng mệt.
                   
                  85.
                  Tôi muốn ông dành mọi tâm sức cho tôi. Nhưng với ông, một thế giới khác không có tôi vẫn như một bóng mờ vây phủ quanh đời sống chúng tôi. Ông yêu tôi, ông cũng yêu hội hoạ của ông. Tôi bảo: “Anh chỉ cần làm đủ sống là được rồi. Em không muốn anh vất vả, suy nghĩ nhiều quá”. Ông nói vấn đề của ông không phải là tiền. Tôi vẫn biết ông muốn nhìn thấy điều gì khác xa hơn con người tôi và tình yêu của tôi, ông muốn tìm thấy cái tôi không có. Tôi là một cô gái trong suốt. Yêu và muốn được yêu. Tôi nói ông đừng tìm kẻo thất vọng. Ông lại nói: “Thật ra vấn đề cũng không phải thế. Anh đã nhìn thấy không chỉ em, mà cả một lịch sử người Minh Hương và dân tộc Khmer trên vùng đất này. Anh cũng đã nhìn thấy cả bên ngoài cái lịch sử đã tạo ra em”. Tôi nói những chuyện như thế để làm gì, em không hiểu. Tôi giống tất cả những cô gái khác. Ông nói: “Nếu như thế thì anh đã không yêu em”. Tôi hỏi, tại sao lại phải rắc rối thế? Ông cứ yêu tôi như một con cái là tôi mãn nguyện rồi. Tôi thấy ông kỳ cục, nhưng sự khác lạ của ông làm cho tôi trở nên hèn mọn, dù ông rất thích tôi mở cửa mình trên đầu ông.
                   
                  86.
                  Những phản ứng của Phụng dường như tuân thủ theo một cơ chế sinh học. Nó dẫn đến một lối ứng xử phi logic. Tuy nhiên, Phụng có cách cân bằng những trái ngược và thất thường của mình bằng một sự tận tuỵ không bờ bến. Cô chăm sóc tôi chu đáo vừa như một nô tì, vừa như một người mẹ. Cô cũng luôn tỏ ra kiêu hãnh khi được cặp tay tôi đi ngoài đường, mặc cho những con mắt soi mói thế gian. Nhưng sự từng trải của Phụng không bù đắp được cho những thiếu thốn về học vấn, dù với một phẩm chất tự nhiên, cô biết bày tỏ thái độ của mình một cách đầy biểu cảm và duyên dáng. Dường như một tình yêu lớn bao giờ cũng hàm chứa một lòng biết ơn sâu sắc. Bởi thế giữa tôi và Phụng luôn có một niềm trắc ẩn gìn giữ chúng tôi trong nhau. Nó đủ để tôi nứng cặc từ sâu thẳm và nhìn thấy sử mệnh ngậm ngùi. Tôi vẽ Phụng bao la như một lịch sử tăm tối.
                   
                  87.
                  Bụng tôi đã to lắm rồi. Đi đứng nặng nề. Tôi không thấy ông vui. Tôi hỏi: “Phụng có làm điều gì khiến anh buồn không?”. Ông bảo không có chuyện gì đâu. Nhưng tôi vẫn thấy nỗi u ẩn trong lòng ông. Tôi nghĩ ông bận tâm về đứa bé. Chúng tôi đã chuẩn bị mọi thứ cho cuộc ra đời của nó. Ông không vuốt ve bụng tôi nữa, vả lại tôi cũng đến giai đoạn không nên giao hợp. Ông thường ôm hai bầu vú tôi lặng lẽ, từ phía sau.
                   
                  88.
                  Càng gần đến ngày Phụng sinh nở, tôi càng cảm thấy sự vô luân của mình khó chấp nhận. Sự có mặt của đứa bé dù chưa thành nhân dáng, cũng làm cho mối quan hệ của tôi và Phụng trở nên chông chênh. Một mặc cảm quỉ quái giết con trai để cưỡng đoạt con dâu không biết từ bao giờ âm thầm lớn lên trong đáy sâu lòng tôi, đẩy tôi đến chỗ ngượng ngập và xa cách với cái bào thai của Phụng.
                   
                  89.
                  Nhiều khi, tôi chỉ thấy ông cầm cọ mà không vẽ. Lặng lẽ trước tấm bố. Tôi nói với ông: “Nếu cần thiết, anh cứ đi chơi. Phụng ở nhà một mình cũng được”. Thật ra, tôi rất sợ. Nhưng tôi muốn ông được thanh thản. Ông hôn tôi: “Anh vẫn luôn có cảm giác một lúc nào đó em sẽ biến đi không để lại một dấu vết nào. Bởi thế, anh không muốn rời xa em”. Tôi bảo tôi cũng có cảm giác đó. Ông nói: “Bất an là một cảm giác không tốt. Lỗi tại anh”. Rồi ông quì xuống hôn lên bụng tôi. Tôi ôm đầu ông và chảy nước mắt. Tôi yêu ông xiết bao.
                   
                  90.
                  Tôi biết rõ điều gì khiến cho Phụng bất an. Phụng nhạy cảm và độ lượng. Tôi thương Phụng, nhưng tôi cũng không tránh khỏi những giây phút muốn sống cô quạnh như tôi vẫn thường sống trước kia. Những đường cọ của tôi vu vơ trên tấm bố. Đôi khi trừu tượng cũng là một giải pháp cho tâm hồn tôi. Một tôi tan loãng.
                   
                  [còn tiếp nhiều kỳ]
                   
                  ________________
                  #9
                    meocon_thongminh93 20.01.2008 07:12:07 (permalink)
                    91.
                    Để bù lại việc không thể giao hợp, tôi thường âu yếm ông bằng cách bú cho ông ra. Tôi nói tôi uống ông để ông chảy trong máu huyết tôi, để ông nuôi tôi theo một cách cụ thể và chân thành nhất.Nhưng ông và tôi không bao giờ trở thành một. Sự lặng lẽ của ông làm tôi đau đớn và tôi lấp đầy sự xa vắng của ông bằng đam mê tình dục của tôi.
                     
                    92.
                    Dì Ba của Phụng đã đến ở với chúng tôi. So với lúc gặp dì Ba ở Châu Đốc trước kia, bây giờ trông dì có vẻ điệu đàng hơn, tươi tắn hơn. Dì cắt tóc ngắn để lộ ra một cái cổ tròn đầy đặn và cũng nhiều nữ trang hơn. Hôm đầu tiên đến nhà, dì ăn mặc giống như đi đám cưới. Tôi cười cười bảo: “Dì Ba diễm lệ như một bà hội đồng”. Dì sướng tít mắt, nhưng vẫn lịch sự khiêm tốn: “Làm sao tôi bằng cô gái trẻ kia được”. Phụng ôm dì Ba nói: “Cháu ghen với dì đó”. “Mày ghen là tao bỏ về liền”, dì Ba bẹo má Phụng. Tôi cảm thấy vui.
                     
                    93.
                    Chúng tôi thu xếp cho dì Ba ở trên gác xép, nơi trước đây vẫn để khung và các bức tranh đã vẽ. Tôi hỏi đùa dì Ba: “Dì có thấy giống cái chuồng chim không?”. Dì bảo: “Dì cũng cảm thấy mình giống như một con chim, nhưng không phải tù đày trong lồng”. Tôi hiểu cảm giác này của dì. Mặc dù sống trong nhà tôi, một người khác, nhưng dì đã thoát ra khỏi ba tôi và những ràng buộc cũ. Ít nhiều dì cũng đang được hưởng một thứ tự do khác, độc lập trong cái gác xép bé xíu ở giữa một thành phố xa lạ. Cho mình là người có vai vế lớn, dì tự nhiên thoải mái. Tôi cũng muốn dì hoà đồng với chúng tôi. Nhưng tôi không thích dì ở nhà mà không mặc áo lót. Vú dì to và khi nói chuyện, dì hay lắc vai cho vú rung rinh. Tôi nghĩ đến ba tôi và tự hỏi ông có chết mệt vì người đàn bà này không? Tôi cũng nghĩ đến chồng tôi, liệu ông có mê cặp vú trắng trẻo hỗn hào của bà không?
                     
                    94.
                    Đưa Phụng đi sinh, mặc cảm tội lỗi vẫn ám ảnh tôi, dù tôi biết tình yêu của mình thánh thiện. Phụng không bao giờ nhắc tới Đức, mặc nhiên coi đứa bé trong bào thai là con tôi. Dường như tôi đã chấp nhận mối quan hệ cha con này trong sự ghen tương hơn là tính vô luân của sự việc. Nếu đứa bé là con gái, chắc hẳn sẽ dễ chịu với tôi hơn, nhưng chẳng may, nó lại là con trai. Sự ghen tương tạo nên đố kỵ. Tôi không cảm thấy vui mừng khi thằng bé ra đời lành lặn khoẻ mạnh, mặc dù đó là điều quá may mắn.
                     
                    95.
                    Có thể tôi là người không quen đòi hỏi, nên sự hững hờ của ông đối với đứa bé không làm tôi oán giận. Dù sao, tôi cũng biết cái khó xử của ông giữa vai trò một người ông và một người cha. Trước đây, tôi đã từng xác nhận với ông rằng đứa bé là con ông, mặc cho hiện trường vụ án là Đức. Tôi đã thật sự thấy ông đến bên tôi, lột quần áo và đút cặc vào cửa mình tôi trên cái ghế gội đầu. Tôi đã ôm chặt ông và rướn người theo từng nhịp ông đẩy vào linh hồn tôi. Và tôi đã mở tôi cho tinh huyết ông chảy vào với tất cả sự hân hoan của ân sủng. Không thể có một ai khác đã đi đến tận cùng tôi để tôi dâng hiến và đón nhận như ông. Đứa bé cũng không thể là con ai khác ngoài ông. Chính tôi đã gìn giữ và thương yêu nó vì nó là con ông. Nhưng có một thực tế khác phủ nhận những ý nghĩ và niềm tin của tôi. Tôi nhìn thấy ông ngượng ngập khi bế con.
                     
                    96.
                    Dì Ba bế thằng nhóc đến bên tôi, nói: “Nó cũng giống ông”. Tôi cười: “Tôi muốn nó giống mẹ hơn”. Dì tinh quái ném một câu hỏi: “Vì nó không phải là con ông?”. Tôi nghiêm nghị xác nhận: “Nó là con tôi”. Dì cười bảo: “Ông không giấu được tôi đâu”. Tôi hỏi: “Để làm gì?”. Dì im lặng.
                     
                    97.
                    Cả ba chúng tôi được dì Ba chăm sóc chu đáo. Dì nấu ăn khá ngon và dì thích trổ tài nấu nướng. Ông ấy ăn được nhiều, có phần do dì ép. Dì cũng làm tôi cảm động khi tôi bị tắc sữa. Miệng dì ngậm đầu vú tôi liếm nhè nhẹ âu yếm rồi bất ngờ mút thật mạnh. Từ trong bầu vú căng cứng của tôi, sữa non ứa tràn ra. Dì liếm môi, cười bảo: “Lẽ ra việc này ông phải làm”. Chồng tôi đùa: “Tôi không muốn bị hiểu lầm là tranh phần với con”. Nhưng tôi biết dì đã tranh phần với chồng tôi. Mỗi khi tôi bị tắc sữa, thay vì một cách nào đó, dì luôn bú vú tôi. Đôi khi, dì cũng xoa nắn hai bầu vú tôi. Tôi không xác định được dì làm thế để giúp tôi hay dì cũng thích tôi như chị Thu.
                     
                    98.
                    Sự quan tâm chăm sóc của dì Ba dành cho tôi nhiều khi làm tôi ngượng. Dì bắt tôi phải thay quần áo hàng ngày, thậm chí có những ngày tôi chưa kịp tắm, dì cũng nhắc nhở. Dì bảo: “Thân thể thơm tho là một phần của hạnh phúc”. “Cái khoản này không liên can tới dì”, tôi nói bông lơn cho nhẹ nhàng cách ứng xử. Nhưng dì vẫn tỏ ra lịch lãm: “Bầu khí là một yếu tố chung của cuộc sống”. Á à, dì làm tôi ngỡ ngàng. Tôi còn bất ngờ hơn khi dì hạ giọng nói thêm: “Tôi vẫn ngửi thấy mùi da thịt ông ngày đêm”. Tôi đùa: “Để tôi xức nước hoa nhé”. Dì bảo: “Tôi không thích đàn ông xức nước hoa”. Rồi dì nói thật nhỏ đủ cho một mình tôi nghe: “Nhớ tắm trước khi ngủ. Nếu có bức xúc thì vô giường tôi”.
                     
                    99.
                    Dì Ba thường nằm với tôi cho đến nửa khuya rồi mới về phòng dì, trong lúc ông ấy đọc sách hoặc ngồi trước máy vi tính. Dì hay xoa bóp cho tôi. Đôi khi tôi cảm thấy được vuốt ve. Tôi cũng thích làm nũng với dì và dì luôn luôn chiều tôi. Khi bóp đùi tôi, dì cũng thường xoa trên mu tôi, dì bảo: “Đàn ông thích mu cao”. Tôi biết dì đang dụ dỗ tôi. Dẫu sao tôi cũng thích bàn tay dịu dàng của dì.
                     
                    100.
                    Lời khai của dì Ba:
                    Phòng của tôi không bao giờ đóng cửa. Bởi vì tôi luôn chờ đợi ngày ông bước vào. Và một đêm ông đã bước vào trong vòng tay đón nhận của tôi. Ông chỉ hôn tôi từ cổ trở xuống. Đúng như lời tôi đề nghị, ông làm tình với tôi như một cách giải quyết sinh lý. Mặc dù vậy, tôi đã phải nín thở và nén tiếng rên lại trong cổ họng. Lần thứ hai, tôi đã chủ động yêu ông. Tôi hôn ông khắp người. Tôi mút từng ngón chân và liếm mọi khe kẽ trên người ông. Tôi muốn cho ông biết làm tình với một người tuy lớn tuổi nhưng nhiều kinh nghiệm vẫn có cái tuyệt vời riêng biệt của nó. Tôi cũng muốn ông ghiền tôi. Tôi muốn ông phải nhớ đến tôi. Nhưng trên tất cả mọi điều, tôi mê ông. Và tôi muốn phục vụ ông. Tôi muốn ông được tận hưởng đàn bà. Bởi thế, khi bất ngờ Phụng xuất hiện trước mặt khi tôi đang ngồi trên bụng ông, không giận dữ, tôi biết mình được phép và tôi kéo Phụng lại gần. Tôi muốn Phụng chia sẻ với tôi và cùng tôi làm cho ông hạnh phúc sung sướng. Trước kia, tôi không thích Phụng khi cô mới về nhà tôi, tôi nghĩ Phụng có thể thông cảm cho tôi. Người đàn ông im lặng nằm dưới mông tôi đã làm thay đổi tình cảm tôi với Phụng. Tôi muốn qua Phụng đến được với ông mà không phải là kẻ qua cầu rút ván. Bởi vì Phụng cũng thật dễ thương. Tôi khám ra tôi cũng yêu vẻ đẹp mạnh khoẻ và thanh thoát của Phụng. Yêu mùi nồng sữa của Phụng. Phụng xứng đáng được hạnh phúc. Tôi yêu cả hai người, Phụng và chồng của cô ấy. Tôi muốn Phụng hiểu điều này. Vì thế, tôi kéo Phụng lại gần tôi và tôi bú vú Phụng. Vú Phụng chảy sữa. Tôi uống dòng sữa ngọt ngào mê đắm. Tôi thấy Phụng lấy tay che mặt ông. Và ông đã ôm nắm tay Phụng bằng hai bàn tay của mình, hôn. Không cần phải xin tha thứ, tôi nghĩ, hãy dâng hiến nhau.
                     
                    [còn tiếp nhiều kỳ]
                     
                    #10
                      meocon_thongminh93 20.01.2008 07:17:45 (permalink)
                      101.
                      Sự âu yếm của dì Ba làm tôi bất an. Tôi thật sự là gì? Tôi cảm thấy có lỗi với ông. Tôi muốn được gần ông, nhưng dì Ba bảo cần phải kiêng ít nhất ba tháng. Vả lại, tôi cũng thấy ông xa cách. Tuy nhiên tôi nhận ra sự khác thường giữa ông và dì Ba. Họ có vẻ thân thiết với nhau hơn, dù trước mặt ông, dì Ba làm ra vẻ thương tôi. Dì hay ôm và hôn tôi khi cả ba chúng tôi ngồi với nhau. Sau này, tôi mới biết dì khôn. Dì tập cho cả hai vợ chồng tôi quen với cách bày tỏ của dì. Đêm bắt gặp dì và chồng tôi làm tình với nhau lần đầu, tôi chỉ im lặng đứng khóc. Tôi cảm thấy mình không có quyền gì với ông, ngay cả đòi hỏi một tình yêu trọn vẹn. Đêm thứ hai, lòng tôi không còn ghen tuông, chính tôi cũng không hiểu tôi lúc ấy, mặc dù tôi đã đẩy dì xuống khỏi người ông. Tôi giành lại ông và nằm lên người ông. Tôi vừa hôn ông vừa nói miên man: “Phụng đây, Phụng đây”. Để cho cơn phấn khích của tôi qua đi, dì ôm hôn tôi. Sau đó dì cũng bú ông và tôi thấy dì nói như tôi: “Em đây”. Không cần sự chấp thuận của tôi, dì nói tiếp: “Em và Phụng sẽ làm cho anh sung sướng”.
                       
                      102.
                      Tôi bị đẩy vào một tình huống hoặc phải chấp nhận tất cả hay bỏ chạy.
                       
                      103.
                      Lời khai của dì Ba:
                      Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình có lỗi với Phụng hay chồng tôi, khi yêu ông ấy. Tôi không cần biện hộ, bởi vì tôi không cho rằng mình đã cư xử không đúng. Nếu chồng tôi hay Phụng đau khổ, oán hận vì điều tôi làm, tôi nghĩ chính họ đã sai lầm. Cũng như thế giới này sai lầm khi kết án tôi.
                       
                      104.
                      Trước ngày sinh con, tôi đã vào trại giam thăm chị Thu. Nhìn bụng bầu của tôi, chị nói: “Tao rất ân hận vì đã để cho con mày không có cha”. Tôi nói: “Không, con em vẫn có cha”. Chị hỏi: “Ai vậy?”. Tôi biết chị chỉ nghĩ đơn giản là tôi đã lấy chồng và người ấy chấp nhận con tôi như con ông ấy, tôi nói: “Cha của anh Đức, ông ấy mới thật sự là cha của con em”. Chị hơi ngỡ ngàng: “Như vậy là tao đã giết lầm anh Đức?”. Tôi vội nói: “Không, chị đúng, vì chị thương em. Em biết chị đúng mà”. Lần đầu tiên tôi đã hôn chị bằng tất cả tấm lòng tôi.
                       
                      105.
                      Tôi không muốn con của Phụng ra đời lại mang theo cái chết của một người khác, bởi thế tôi đã xin toà tha thứ cho Thu vì ngộ sát. Trong thâm tâm tôi nghĩ, mất Đức, tôi đã được đền bù bằng một Đức khác và cả người tôi yêu dấu, lẽ ra tôi phải thâm tạ ơn đời trớ trêu. Tôi nói với Phụng: “Anh muốn đặt tên con là Tiểu Đức, để Đức thật sự là con anh và nó thuộc về anh, nếu em không cảm thấy có gì lấn cấn”. Phụng bá cổ hôn tôi, bảo: “Phụng rất hạnh phúc. Phụng giữ Đức lại cho anh vì Đức là con của chúng ta”. Tôi nói: “Thằng nhóc may mắn hơn anh vì nó được em cưu mang trong lòng”. Phụng bảo: “Anh cũng luôn luôn ở trong lòng em”. Tôi nói: “Anh lúc nào cũng muốn chui vào trong em, tất cả, để được an nghỉ”. Phụng bảo: “Em không cho anh nghỉ đâu, anh phải chui ra chui vào cho em sướng”. Sự nồng nàn ấy giờ đây được san sẻ, nhưng tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc đầy tràn, vì tôi thấy Phụng hạnh phúc. Nhưng có một người không chấp nhận hạnh phúc của chúng tôi. Đó là ba của Phụng.
                       
                      106.
                      Lời khai của cha Tiểu Phụng:
                      Tổ tiên tôi đã phải trả giá cho sự trung nghĩa. Kinh nghiệm bản thân cũng dạy tôi rằng, sự trung nghĩa vốn dĩ hàm hồ và sự phản trắc thì tất yếu. Tôi không tin bất cứ ai, đàn ông hay đàn bà, kể cả mấy con vợ tôi. Cho nên tôi không ngạc nhiên khi con vợ tôi ngoại tình với thằng con rể lớn tuổi hơn nó, tôi cũng không ngạc nhiên khi con gái tôi chấp nhận điều này. Sự đa chủng của con gái tôi đóng một vai trò gì trong tính cách của nó, tôi không thể chắc chắn. Song tôi biết nó là đứa sống theo bản năng, như má nó. Sẵn sàng thích nghi với thực trạng như một phương cách tồn tại bất kể tính vô luân. Tôi cũng hiểu sự tham lam đàn ông của thằng con rể. Dù biết điều gì cũng có thể xảy ra, nhưng tôi không chịu nổi sự sỉ nhục không phải với gia phong hay nền nếp, mà đối với chính tôi. Những kẻ sỉ nhục tôi phải bị trừng trị.
                       
                      107.
                      Lịch sử một con người không phải bắt đầu từ khi nó sinh ra. Cuộc chạy trốn triều đình nhà Nguyễn của Trần Đại Lực vào đất Hà Tiên năm xưa cũng không được những hậu duệ của đồng hương Mạc Cửu hoan nghênh. Mặc dù họ cho Trần Đại Lực và con cháu ông này chỗ dung thân nhưng vẫn giữ lòng nghi kỵ. Họ vừa sợ mất lòng nhà Nguyễn, vừa ngại sự cát cứ của dòng họ Trần sẽ chia sẻ thế lực của họ. Biết được tình thế khó khăn của mình, dòng họ Trần xin tá túc ở vùng Bạc Liêu và truyền đời với nhau không bước vào quan trường nước Nam bất kể nghề văn hay võ. Họ chăm chỉ làm ăn, cả khai thác nông nghiệp lẫn thương mại. Ông tổ đời thứ năm của Phụng đã chuyển qua học nghề thuốc do có cơ duyên với một ông lục trong vùng khi ông này đưa gia quyến về Châu Đốc lập nghiệp. Con trai cả của ông tổ mắc một thứ bệnh ngặt nghèo, sợ người khác. Loại bệnh có nguy cơ dẫn đến tình trạng sẽ không thể lấy vợ và có con. Ông Lục đã chữa bệnh cho người này thần hiệu đến nỗi sau đó ông ta không thể sống thiếu đàn bà một ngày. Cụ tổ nhìn thấy cả cái hay và cái dở của ông Lục trong việc cứu người, ông phát tâm đại nguyện học nghề thuốc đến nơi đến chốn. Cha của Phụng được thừa hưởng những tinh hoa của tổ tiên, vừa có cốt cách ôn nhu của một thày thuốc vừa có chất lãng tử của một hào kiệt.
                      Tôi nhận ra mình đã là kẻ thù của một người đáng kính sợ, khi bước vào gia đình ông.
                       
                      108.
                      Mặc dù bên cạnh tôi có dì Ba nồng nàn với những âu yếm, tôi vẫn yêu ông như một người đàn ông, nhưng tôi không còn cảm thấy đó là điều thiết yếu. Không phải vì dì Ba có thể thay thế ông làm cho tôi thoả mãn tình dục, mà dì đã giúp tôi nhìn ra mình. Tôi cảm thấy tự tin hơn. Tôi cũng thấy mình đẹp và yêu thân xác mình hơn. Dường như vì thế tôi cũng trở nên quyến rũ với ông hơn. Giữa ba chúng tôi, dì Ba chỉ là một người phục vụ, ăn uống cũng như làm tình, và dì thích như thế. Dì biết cách làm cho chúng tôi hứng khởi, dì nói đã học được của ba tôi cách tận hưởng cuộc đời. Nhưng dì không biết được cách ông trả thù cuộc đời.
                       
                      109.
                      Lời khai của dì Ba:
                      Người ta vẫn cho rằng đàn ông Trung Quốc có tính gia trưởng, nhưng với chồng tôi, điều ấy không hoàn toàn đúng. Ông có thể làm một số việc mà thường ra đàn ông không làm. Ông rất chiều tôi, có lẽ vì tôi là một cô vợ trẻ. Cách ông yêu tôi tỉ mẩn và nâng niu. Tôi khám phá ra sự kỳ thú của đời sống tình dục. Tôi cũng nhận ra uy lực đàn bà của mình. Chúng tôi say đắm và hạnh phúc cho đến khi tôi gặp chồng của Phụng. Tôi tự hỏi, tôi có yêu chồng tôi không, hay tôi chỉ là con dâm đãng làm đĩ cho chồng mình? Tôi không thể không so sánh giữa tôi với Phụng. Chúng tôi cùng có cái giống nhau lấy chồng già, nhưng tôi biết chắc tôi không có một tình yêu lãng mạn như Phụng. Tôi lấy chồng chỉ vì tôi muốn có một người nuôi tôi. Và tình dục gắn bó chúng tôi với nhau. Tôi sướng nhưng không thoả. Vợ chồng Phụng mới chính là hình mẫu của tôi. Nhưng tôi cũng thật sự không hiểu nổi tại sao tôi lại có thể vừa mê đàn ông vừa yêu đàn bà. Dâm đãng toàn tính. Trọn vẹn. Chỉ cần được yêu họ, tôi thoả mãn.
                       
                      110.
                      Lời khai của cha Tiểu Phụng:
                      Tôi đã gọi điện thoại kêu vợ về, nhưng nó không về. Nó bảo: “Em ở lại giúp Phụng”. Tất nhiên, tôi cũng muốn con gái tôi được giúp đỡ, nhưng nó cũng còn có bổn phận làm vợ với tôi. Đã đến lúc Phụng có thể tự chăm sóc con, vả lại còn thằng chồng nó. Vợ tôi không chịu về, tôi hiểu nó có vấn đề. Và đó là vấn đề của tôi. Chỉ cần nhìn thấy chúng nó, tôi đã biết sự thể như thế nào. Giải quyết một cách dứt khoát, ngay trong bữa ăn, khi có mặt đầy đủ mọi người, tôi cầm con dao Thái Lan cán vàng, đầu nhọn hoắt đặt trên một cái đĩa, nói to: “Chúng mày giết tao đi, hoặc tao sẽ giết chúng mày”.
                       
                      [còn hai kỳ]
                       
                      ________________
                      #11
                        meocon_thongminh93 20.01.2008 07:22:44 (permalink)
                        111.
                        Bất ngờ về hành động của ba Phụng, tất cả chúng tôi đều sững sờ. Đầu tiên tôi tập trung nhìn vào con dao. Nó là một con dao, tôi nghĩ, nhưng giờ đây nó đang trở nên khác với con dao vẫn nằm trong nhà bếp. Điều gì có thể xảy ra nếu không phải chính tôi sẽ phải cầm nó lên và giữ lấy nó. Nhưng tôi đã không thể. Tôi chuyển cái nhìn của mình qua ba Phụng. Mặt ông ta căng thẳng và dữ dội. Ông ta cũng đang nhìn con dao. Tôi nghĩ người ông ta muốn giết chính là tôi. Và ông muốn điều ấy được vợ và con ông chứng kiến.
                         
                        112.
                        Tôi run lên khi ba đặt con dao lên bàn. Tôi chỉ có thể kêu: “Ba”. Nhưng tiếng kêu của tôi lọt thỏm vào sự im lặng căng cứng và nó đóng băng trong đầu tôi. Tôi muốn gọi: “Ba ơi, Ba ơi” thay sự giãi bày, bởi tôi biết không thể giãi bày bất cứ điều gì. Tôi không ngờ ba lại quyết liệt đến vậy. Tôi nhìn qua chồng tôi. Chúng tôi là những kẻ có lỗi. Tôi không đọc được điều gì trong đầu anh.
                         
                        113.
                        Sống với ba Phụng nhiều năm, dì Ba bình tĩnh hơn. Dì nhìn thẳng vào mắt chồng khi ông quay nhìn dì. Tôi không đoán được dì sẽ làm gì. Hơi ngả người ra phía sau, dì cởi cúc áo, phanh bộ ngực phổng phang. Dì khiêu khích ông ta: “Giết em đi”. Ông ta đứng lên. Tôi canh chừng bàn tay ông. Tôi nghĩ không thể để án mạng xảy ra trong nhà tôi. Nhưng bất ngờ ông đổ sụp xuống.
                         
                        114.
                        Chỉ có tôi tiễn ba và dì ngoài cửa. Chồng tôi đã ra khỏi nhà. Tôi nói với dì: “Dì săn sóc ba giùm con”. Dì im lặng bóp nhẹ vai tôi. Tôi cảm thấy thương ba vô hạn, ông sẽ phải sống với nỗi đau suốt đời. Một cuộc chia tay mà tôi nghĩ rất khó có ngày gặp lại.
                         
                        115.
                        Tất cả ý nghĩa cuộc sống chỉ là những xúc cảm. Nhưng dường như mọi ngọn nguồn cảm xúc của tôi đang cạn. Tôi nghĩ mình không nên vẽ nữa nhưng tên tuổi tôi vẫn lừa được bọn hãnh tiến. Vả lại, tôi cũng cần tiền để sống. Tôi cầm cọ như một nỗi đày ải. Tôi vẽ Phụng trong mọi tư thế. Và dù ở tư thế nào, những phần sâu kín của Phụng luôn được tôi nhấn sáng, bất kể các qui luật về ánh sáng.
                         
                        116.
                        Dì Ba đã bỏ nhà đi, bởi ba tôi luôn tìm cớ đánh đập dì. Không thể đổ lỗi cho ai, tôi nghĩ đến ông tổ Trần Thượng Xuyên ngày xưa mang vợ con phiêu bạt đến đất này và giờ đây dòng máu ông vương vãi và vô định. Tôi cảm thấy mình không có chỗ để quay về. Tôi lo sợ cho tương lai của tôi và con tôi.
                         
                        117.
                        Toàn bộ hệ thống thần kinh từ mông trở xuống của tôi đau nhức, đi đứng khó khăn. Nhưng tôi vẫn phải tập cho Tiểu Đức đi. Tôi nghĩ nhân sinh là một vòng luẩn quẩn, một phiên bản khác của tôi đang bắt đầu lại.
                         
                        118.
                        Anh ấy không còn đủ sức khoẻ để yêu tôi như trước, chúng tôi chỉ làm tình bằng miệng. Đôi khi áy náy, anh hỏi: “Có đủ với em không?”. Tôi bảo chỉ cần anh vẫn yêu em. Tôi không biết rồi ra có ngày tôi phải nói dối anh không, như đã giấu việc dì Ba vẫn liên lạc với tôi.
                         
                        119.
                        Tôi không nghĩ đến việc phải uống rượu Minh Mạng hay dùng thuốc để cải thiện sinh hoạt tình dục, mặc dù tôi vẫn có những ham muốn với Phụng. Được bú liếm Phụng, tôi thấy đủ để sung sướng. Có thêm dì Ba hay không, không ảnh hưởng đến hạnh phúc của tôi.
                         
                        120.
                        Tôi nói với anh, tôi muốn làm một công việc gì đó. Tôi cần phải chuẩn bị cho ngày không còn anh. Anh hỏi có thích mở tiệm làm tóc, trang điểm không? Tôi nói không muốn nhìn thấy bóng ma của Đức. Anh tìm cho tôi chỗ mở một quán cà phê, cơm trưa văn phòng. Con Múp giúp tôi tìm người phụ việc. Tôi kêu dì Ba về làm đầu bếp chính. Anh đùa: “Không sợ ba cầm dao phay tới sao?”. Tôi nói: “Em cũng nghĩ đến ngày phải đem ba về nuôi”. Để tránh lập lại mối quan hệ tay ba mà bản thân tôi không còn ham thích nữa, chúng tôi xếp đặt cho dì Ba ăn ngủ luôn ở quán với ba cô tiếp viên xinh đẹp.
                         
                        [còn một kỳ]
                         
                        ________________
                        #12
                          meocon_thongminh93 20.01.2008 07:26:53 (permalink)
                          121.
                          Thường sau khi gửi Tiểu Đức ở nhà trẻ, tôi đến phụ coi chừng quán với Phụng cho vui. Thật ra, nhiệm vụ của tôi là mang mặt mình ra cầu tài với khách. Thân hữu biết tôi mở quán cho vợ, họ đến ăn uống ủng hộ, cũng là chỗ tụ tập để anh em gặp nhau. Một sinh khí mới rạng rỡ toả ra từ khuôn mặt đến những cử chỉ duyên dáng của Phụng. Lũ bạn tôi bảo: “Mày có phước”. Tôi không nghĩ vậy, dù tôi vẫn coi Phụng là một ân sủng dành cho những ngày tháng cuối đời của mình.

                          122.
                          Anh hài lòng với tên nhà hàng là Tiểu Quán do tôi đặt. Tôi muốn nó gắn bó với tôi như Tiểu Đức. Quán đông khách vì dì Ba nấu ăn rất ngon, vì sự có mặt của anh, một hoạ sĩ nổi tiếng, và cũng vì có tôi. Tôi biết có những người đến chỉ để muốn được nhìn ngắm tôi đi lại. Tôi nói với anh: “Đây là lúc anh cần phải hưởng thụ em”. Tôi mua rượu thuốc cho anh với tất cả những thứ đặc sản cường dương bổ thận. Và tự tay tôi rót cho anh uống mỗi bữa ăn. Tôi sợ có ngày tôi sa ngã.

                          123.
                          Thật may, dì Ba đối với tôi cũng như Phụng đã trở lại bình thường, dù dì đã bỏ ông bố vợ tôi, ít ra như tôi thấy. Có thể dì đã tìm được niềm vui với mấy cô tiếp viên trẻ trong quán. Tôi hỏi Phụng: “Em với dì Ba không còn quan hệ”? Phụng bảo: “Anh cũng biết là hồi đó em chiều anh mà. Em đâu có yêu dì Ba, mặc dù đôi khi làm tình có dì Ba em cảm thấy đầy đủ hơn”.

                          124.
                          Không kể những ông khách trẻ, một vài người trong số bạn anh cũng thích tôi ra mặt. Đôi khi họ đùa, bảo: “Em bỏ thuốc độc cho ông chồng già của em chết đi, sống với anh”. Tôi bảo: “Chồng già là một loài động vật quí hiếm cần bảo tồn”. Hấp dẫn với tôi là một cô gái lúc nào cũng đi một mình. Rất tự tin. Cô khá đẹp. Có lẽ lớn hơn tôi dăm bảy tuổi. Một hôm cô bắt chuyện với tôi: “Bồ hôm nay trông không được khoẻ”. Tôi bảo: “Đêm qua em bị mất ngủ”. Cô nói: “Mình thì thường xuyên không ngủ được”. Tôi hỏi: “Chị làm gì”? “À, làm lăng nhăng một số thứ. Có một thứ giống ông Hoàng”. “Chị biết anh ấy”? Cô cười: “Nổi tiếng như ông ấy thì phải biết chứ, nhưng mình đến đây không phải vì ông ấy”. Tôi tò mò: “Thế chị đến vì điều gì”? “Vì bồ”. Hơi giật mình, bỗng dưng tôi bẽn lẽn: “Vì em”? “Đúng vậy. Bồ rất hay”. Tôi bối rối: “Em có gì đâu”. “Bồ là mẫu phụ nữ mình vẫn đi tìm. Ông Hoàng yêu bồ là đúng, nhưng có lẽ ông cũng chưa phải là người biết hết về bồ”. Không thích nhận xét đó của cô, tôi nói: “Chị không biết gì về tụi em”. Cô nhìn vào mắt tôi: “Mình không nói sai đâu”. Cô cầm tay tôi, vuốt nhẹ: “Mình hy vọng sẽ làm được điều gì đấy cho bồ hiểu”. Tay cô mềm và ấm. Bất giác tôi cũng nắm tay cô. Im lặng. “Một ngày của mình bắt đầu từ 5 giờ chiều với một chai bia khi trời nóng và một ly Capuchino khi trời mát. Lúc trời nhá nhem là thời điểm mình thích nhất”, cô nói. Tôi bảo tôi không có ý niệm gì về thời gian và tôi thấy cô lạ. “Rất ít người biết chọn cho mình một cách sống riêng biệt, điều ấy thật ngu xuẩn”. Khi nghe cô nói thế, tôi tưởng cô sẽ phà một hơi khói, nhưng cô không hút thuốc. Tôi bảo có những người sống mà không kịp nghĩ bất cứ điều gì, như tôi. Có lẽ cô cũng nhận ra có một khoảng cách giữa cô và tôi, cô vội nói: “Mình nhìn thấy ở bồ giống như sự đơn giản, nhưng dường như lại có một ký ức mù mịt. Nó làm cho bồ quyến rũ từ bên trong. Mình không thể không muốn đâm đầu vào, mặc dù mình không biết bồ đã cất giấu những ký ức gì”. Tôi chưa từng gặp ai, ngoại trừ chồng tôi, thấu suốt tôi đến vậy. Tôi nói: “Chị giống anh ấy”. Tôi nói thêm: “Nhưng có lẽ chị không nên đến đây nữa”. Tôi nhìn thấy cô hụt hẫng. Cô hỏi: “Tại sao”? Tôi bảo: “Em không muốn có thêm oan nghiệt”.

                          125.
                          Dì Ba chỉ cho tôi thấy cô gái vẫn ngồi một mình. Đến chào cô, tôi nói:”Cho phép tôi ngồi với cô một lát”. “Không có gì”, cô rất bình thản. “Rất vui vì có những khách hàng quen thuộc như cô, tôi mời cô uống thêm một cái gì nhé”? Cô nhỏ nhẹ: “Cám ơn. Cho tôi xin một cà phê đá”. Tôi nói: “Được nói chuyện với những người trẻ như cô thì tuổi già là một sai lầm”. Cô cười: “Sai lầm của ông giết người”. Tôi hỏi lại: “Cô nghĩ tôi đã giết người thật sao”? Cô nói: “Biết đâu tôi sẽ chẳng là nạn nhân của ông”. Tôi bảo: “Cô đánh giá tôi hơi cao. Tôi luôn luôn là kẻ bị giết”. Chờ cho cô thấm hết điều tôi muốn nói, tôi tiếp: “Nhan sắc phụ nữ là điều tối thượng, cô còn có sự thông minh của một nghệ sĩ. Đấy lại là một tối thượng khác. Cô có quan tâm đến những vấn đề nữ quyền không”? Cô hỏi lại: “Ông nghĩ tôi quan tâm đến những chuyện vớ vẩn ấy à”? Tôi cười: “Thời sự mà”. Cô hỏi tiếp: “Ông có biết một phụ nữ đáng kính là thế nào không”? Tôi thấy vui: “Vâng thưa cô, tôi biết, họ không đòi hỏi cái người ta vốn có”. “Ông rất đáng ngưỡng mộ”, cô khen. Tôi nói: “Tôi mong được xứng đáng như thế”. Chúng tôi cùng cười to. Tôi nghĩ thế là đủ. Tôi hỏi thân mật: “Em cũng vẽ”? “Dạ, chút chút”. Tôi nói khi nào tiện cho tôi xem. Cô bảo: “Chỉ có một ngày tiện duy nhất là khi nào em triển lãm”. Tôi thích sự kiêu hãnh của cô.

                          126.
                          Cô mời tôi đến nhà xem tranh. Biết đây chỉ là cái cớ, nhưng tôi không thể nào từ chối. Con hẻm ngoằn ngoèo, cô sống giữa một xóm lao động nổi tiếng nhiều tệ nạn. Cô bảo: “Mình không cảm thấy sợ, mà ngược lại, nó cho mình sự hiểu biết và nhiều cảm xúc”. Cô không biết tôi cũng từng là một cô gái từ những xóm nghèo như thế. Tôi hỏi: “Nhà chị thuê”? “Ừ, vừa rẻ vừa vui”, cô cười nói. Căn phòng đủ cho một người ở, có một gác. Tôi không nhìn thấy bức tranh nào. Cô tóm tắt cho tôi biết cuộc sống của cô ở những góc độ khác nhau: “Ở đây có thể nghe thấy tất cả mọi thứ âm thanh và mùi vị. Vì mình thường ra khỏi nhà vào lúc chiều tối, nên nhiều cô tưởng mình cũng làm đĩ như họ. Nhưng mình lại là người thích sự sạch sẽ. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến tác phẩm”. Tôi bảo tôi không nhìn thấy tranh chị. “Ồ, để mình lấy. Mình không vẽ trên giá”. Cô bước vào góc nhà, lấy ra một cuộn vải và trải xuống đất vừa hết chiều dài căn phòng. “Mình hay nghĩ đến ngày tận thế”, cô nói. Tôi thấy cảnh tượng của một biển cạn, màu sắc nâu trầm. Cô bảo: “Cởi quần áo ra và bước vào bức tranh”. Tôi nghĩ có thể đây là một cách “xem” tranh của cô, cũng có thể đơn giản là cô muốn nhìn ngắm tôi. Một lần nữa, tôi không thể từ chối .

                          127.
                          Cô pha cho tôi một bình trà, nói: “Nhà không được tiện nghi lắm”. Tôi nói: “Sự dấn thân mới quan trọng”. Cô bảo: “Em cũng nghĩ vậy và em muốn thực hiện một ý tưởng với anh”. Cô trải tấm bố trắng xuống đất. “Anh bước vào đó đi”, cô bảo. Tôi làm theo lời cô. “Hãy thở đều và nghĩ đến một thiên đàng. Anh có thể diễn đạt nó hoặc im lặng cũng được”. Tôi nói: “Anh không tin có thiên đàng”. “Vậy thì hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra ngay bây giờ”, cô nói. Tôi bảo: “Em cũng sẽ bước vào trong tấm bố này”. “Sao nữa”? Cô hỏi. “Và chúng ta sẽ hôn nhau”, tôi nói. “Không, anh cứ đứng yên đó. Em muốn anh cởi hết ra”, cô bảo. “Nếu em không cùng bước vào thì anh cởi ra làm gì”? Tôi nói. “Em chỉ muốn thực hiện một ý tưởng là xem người đàn ông sẽ tự phơi bày mình như thế nào trước mặt một cô gái”, cô bảo. “Em thật sự muốn biết điều ấy”? Tôi hỏi. “Dạ”, cô thưa. Tôi bước ra khỏi tấm bố. Cô nói: “Cám ơn anh”. Tôi nghĩ, tôi sẽ kéo quần xuống cho cô bú, hoặc tôi sẽ vén váy liếm cô, đấy là cách tôi muốn biểu lộ, nhưng tôi nói: “Anh thích thấy một phụ nữ thể hiện nữ quyền của mình trong ước muốn tình dục”.

                          Lời khai của dì Ba:
                          Tôi đã theo dõi và thấy cả hai vợ chồng họ đến nhà cô gái vài lần. Tôi không chịu nổi việc họ chơi nhau mà không có tôi. Bởi thế tôi đã đến đó và bày tỏ theo cách của mình. Tôi mua mấy trái táo và cầm theo một con dao. Họ ngạc nhiên và khó chịu, chỉ có Phụng hiểu được tôi muốn gì. Tôi bỏ bịch táo lên bàn, bảo: “Mời mọi người. Tôi muốn được chung vui”. Không ai nói gì. Tôi thản nhiên cầm một quả, lấy dao gọt vỏ, nói trống không: “Không ăn được thì đạp đổ cũng là lẽ thường”. Cô gái phản ứng: “Ra khỏi nhà tôi”. Bị xúc phạm, tôi bật dậy lao về phía cô ta. Đâm.

                          31.3.2007
                           
                          [HẾT]
                           
                           
                           
                          Đã mang vào thư viện
                          cảm ơn Meocon_thongminh đã góp sức cho thư viện VNTQ
                           
                          Thân ái
                           
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.02.2008 16:33:45 bởi Ct.Ly >
                          #13
                            Chuyển nhanh đến:

                            Thống kê hiện tại

                            Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                            Kiểu:
                            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9