DÒNG ĐỜI VÔ TẬN - Truyện ngắn
hnvatoi 29.01.2008 10:31:33 (permalink)
                                               DÒNG  ĐỜI  VÔ  TẬN
                                                 ----------------------------
                                            (Trong : Vùng xoáy luân hồi)
                                         Truyện ngắn của : Phạm văn Khôi
 
   Tôi tần ngần đứng trước ngôi nhà bề thế,sang trọng nằm giữa phố T.P.Nơi đây là trụ sở của quỹ tín dụng  Tương Lai.Với bộ quân phục bạc màu,đôi lép lê rẻ tiền và một thân hình xương xẩu tôi cảm thấy mắc cỡ nên chưa dám bước vào.
   
   Tôi được bà chị dâu giới thiệu với ông xếp của  “Tương lai” về phẩm hạnh của tôi, nể tình ông nhận tôi vào làm bảo vệ, hơn nữa, quá khứ của tôi cũng phù hợp với yêu cầu của ông.Theo chỗ bà chị dâu tôi cho biết thì quĩ  Tuong Lai cần tuyển một nhân viên bảo vệ với trình độ văn hóa vừa phải, điều cốt yếu là đã từng làm lính canh tù. Lương tháng tương đương hai chỉ vàng.Vào thời điểm của năm 1988 thì chỗ làm này quả là lý tưởng. Rất nhiều người cậy cục xin vào nhưng chỉ đạt được điều kiện thứ nhất. Còn tôi, tôi đủ cả hai. Mười năm trong quân ngũ thì sáu năm tôi chuyển sang lính vũ trang canh tù. Tôi tại ngũ với thời gian dài như vậy cũng có lý do của nó.
 
   Thời trai trẻ tôi đã có tượng trưng bày ở triển lãm, tuy không gây được om sòm trong giới tạo hình nhưng cũng có người gọi tôi là “nghệ sĩ”!? Trong thâm tâm tôi từ buổi ấy đã ngấm hai từ hư ảo ấy và cái chất “nghệ sĩ” ấy cứ bám riết lấy tôi, khiến cho cuộc đời binh nghiệp của tôi có những thuyên chuyển kỳ cục. Thời gian đóng quân ở Phúc Yên tôi dùng đất sét đen đắp một bưc tượng bán thân. Một cô gái với bộ ngực trần.Không ai biết rằng đó là người yêu của tôi.  Khuôn mặt, mái tóc, dáng hình là của em, của Hường. Còn bộ ngực non trẻ ấy chỉ do tôi tưởng tượng mà đắp. Không hiểu sao nó hài hoà với dáng hình của Hường đến thế. Trong cảnh núi đồi vắng vẻ bức tượng có sức cuốn hút mãnh liệt. Nó làm rung động hầu hết cánh lính trẻ. Riêng chỉ có một người tỏ vẻ khó chịu, đó là đại đội trưởng của tôi. Anh ngắm bức tượng với ánh mắt xét nét rồi lạnh lùng bảo tôi cất đi. Hôm sau, tôi phải gói bức tượng vào vỏ bao xi măng rồi đem giấu đi. Sau đó tôi chuyển đơn vị. Tôi đến phục vụ ở một trại cải tạo trung ương. Tôi canh tù. Nơi đây là một vùng rừng thiêng nước độc. Khu lán trại nằm lọt thỏm trong một thung lũng, ba bề núi đá, một bề rừng, cách đường quốc lộ bốn cây số đường mòn và mười cây số đường xe ngựa. Môi trường sáng tác của tôi thật tuyệt vời. Ông trưởng ban giám thị đeo hàm trung tá công an , , ông gốc người Thái Bình, tính cương trực và ương ngạnh, khi ông biết tôi đeo đuổi nghệ thuật ông vỗ vai và bảo: “Thiên nhiên ở đây thì hùng vĩ, nhưng con người ở đây-những can phạm-thì rẩt lởm khởm,có những tên đã hết cả tính người, cậu phải cận thận”.
 
     Tất cả những thuyên chuyển công tác dù xa xôi, khắc nghiệt đến mấy cũng không làm tôi nhụt chí bởi ở Hà Nội tôi còn có Hường, người tình chung thuỷ của tôi. Trong một lá thư Hường viết: “…Dù có phải đợi anh suốt đời chăng nữa, em vẫn đợi. Vì trên đời này chỉ có anh là người em yêu!” Giữa một không gian buồn tẻ và chán ngắt của những sự lặp lại, trong khuôn khổ hành chính của trại giam mà nhận được một tình yêu như vậy thì quả là nguồn sống. Nhưng, cuộc đời luôn chứng tỏ cho những người tuổi trẻ mộng mơ rằng, nó không ngon lành như một tấm bánh, nó luôn biến động khôn lường. Chỉ sau lá thư êm ái ấy mấy tháng, tôi đã nhận một cú sốc đầu đời, đó là khi nhận được lá thư tuyệt tình của Hường. Tâm trạng tôi rệu rã, tôi đem bức tượng bán thân ra gò đất cạnh vườn sắn nơi mà tôi thường dẫn tội phạm đến nhổ cỏ. Lùi lại khoảng vài mét, tôi lên đạn và giương khẩu CKC lên…tôi bắt đầu nheo mắt. Nhưng mặt trời buổi sáng bỗng loé sau lưng nàng. Cả khuôn mặt đen bóng như nhăn lại van xin. Tôi có cảm tưởng rằng cặp vú đang phập phồng trong nỗi lo sợ. Nó muốn chứng tỏ rằng nó sinh ra và tồn tại không phải để hứng đạn, nó biểu tượng cho tình yêu và sự sống. Đôi môi như mấp máy rên xiết: “Vô lý!Vô lý…” Phía sau tôi bỗng vang lên một giọng nói : “Bắn đi ông!” Tôi quay lại,hắn là Phí Thế tơn ,con một chủ nhà hàng đặc sản nổi tiếng Hà Nội. Nhìn mặt hắn, không ai nghĩ rằng hắn lại là một kẻ dâm đãng đê tiện. Tội trạng của hắn chỉ  là những hiếp dâm, bức dâm, cưỡng dâm. Hành vi đưa hắn lên đây “bóc lịch” ba năm là vụ cưỡng dâm một em gái mười bốn tuổi. Tôi nhìn hắn như nhìn một con quỉ. Tôi quát: “Mày ra đây làm gì?”. Hắn xum xoe: “Con xem trộm ông tập bắn”. Hắn đi về phía pho tượng như bị một sức hút thần quái. Tôi sẵng giọng: “Dừng lại!” Hắn đứng sững như bị bấm nút. Tôi không muốn có sự ô uế gần pho tượng. Có lẽ với khoảng cách gần như vậy, hắn đã kịp thẩm thấu được vẻ đẹp của nàng? Hắn bỗng quay ngoắt lại và hỏi tôi: “Bức tượng cô gái da đen này giống một người tình của con quá!” Tôi mắng nó: “Đừng có nói bậy!” Hắn gân cổ lên, bộ mặt đểu có vẻ chân thành, điều này khiến tôi cảm thấy gai gai. “Thưa ông, giống lắm, chỉ khác màu da”. Tôi bảo hắn: “Mày nói đi, chắc lại một giai thoại ướt át và bẩn thỉu chứ gì?”. Tôi muốn nghe thằng Tơn nói mà trong thâm tâm thì run rẩy bởi một điều tôi chợt linh cảm. Nó thú nhận: “Con bé này nó có người yêu đi lính, nó chung thuỷ đến ngu ngốc, con phải dùng cả thuốc ngủ lẫn thuốc kích dục mới chiếm đoạt được nó. Thưa ông, thật không ngờ, con được phá trinh”!. Lời tâm bạch của hắn khiến tôi sững sờ.  Tôi thấy thương những người lính, đau xót thay cho người yêu của lính. Trong tôi lúc này không có điều riêng tư nữa, tôi nghĩ về đồng đội của tôi và người tình của họ. Tôi nhìn thằng Tơn, tôi căm ghét hắn đến nghẹt thở, người nó co dúm lại như khỉ gặp mưa. Cái mẽ ăn chơi của hắn đã xẹp hơi, thay vào đó là sự thảm hại chấy rận. Tôi cảm thấy ghê tởm khi đến gần hắn. Chỉ thiếu chút nữa thì tôi đã cho hắn một nhát lê. Tôi cố ghìm cơn tức giận và sự khinh bỉ để hỏi hắn bởi tôi muốn biết số phận của ngươi đàn bà bất hạnh kia ra sao. Tôi bắt hắn ngồi xuống phiến đá và hỏi: “Về sau mày đối xử với cô bé ta thế nào? Hắn trả lời thản nhiên: “Gia đinh con bồi thường hai triệu đồng khi biết cô ta có mang”. Tôi hỏi: “Thế là xong?”. Hắn trả lời: “Vâng! Còn gì nữa ạ, vừa rồi con có nghe tin cô ta sinh con trai”. Đối thoại với hắn mà cổ họng tôi cứ ứ lên một cục đắng. Vì tò mò mà tôi hỏi: “Tên cô ta là gì?’_ “Thưa ông tên cô ta là Lê Kim Hường!”. Tôi cảm thấy nhói ở tim. Tôi hỏi: “Nhà cô ta ở đâu?” Hắn trả lời nhưng âm vực có vẻ khác trước: “Thưa ông, ở số nhà 39 phố X”. Mỗi câu mỗi chữ của hắn là mỗi lưỡi dao sắc nhọn đâm vào tâm khảm của tôi. Thì ra, tình địch của tôi là hắn. Kẻ đang ngồi co ro trước mặt tôi kia đã khai tử một cuộc tình, đã chấm hết đời con gái của Hường và để lại trong tôi một khối u buốt nhói. Đầu tôi chợt loé lên một ý đồ đen tối: “Phải giết hắn!” Nhưng bây giờ thì chưa được, tôi cố nén cơn khùng quát hắn: “Cút ngay về lán!Đồ đểu!”. Hắn lủi nhanh như chuột. Còn tôi, tôi dùng báng súng nghiền nát pho tượng thành cám. Của đất xin về với đất. Màu đen của nó loang lổ trên nền đất đỏ, nhìn từ xa mặt đất như bị chảy máu. 
 
 
   …Tiếng ken két của hai cánh cửa xếp màu kem được cô nhân viên mở banh ra làm cho tôi cắt được những dòng hoài niệm. Đầu óc tôi bây giờ hay thế lắm, cứ mơ mơ màng màng: giữa cũ và mới. Những ngày ở trên trại, ông giám thị đã phải cảnh giáo tôi một lời khuyên chí tình: “Quá khứ là con hiện tại, hiện tại là cháu tương lai!?”. Có lẽ ông nhắc tôi, tất cả còn ở phía trước.
   Tôi nhìn đồng hồ, đã chín giờ…tôi ngập ngừng bước chân vào “công sở”. Bên trái là một dãy bàn được ngăn ra từng ô bằng kính. Trước mỗi ô là một tấm kính mika mờ có khoét lỗ hình bán nguyệt. Trong mỗi ngăn là một khuôn mặt của “nam thanh, nữ tú”. Có vài ông khách ngồi hút thuốc phì phèo quanh một chiếc bàn rộng và thấp kê ở bên phải. Phía trong cùng là một buồng kính mờ kiểu mờ sương, thấp thoáng ẩn hiện hàng loạt những đồ đạc sang trong, phương tiện hiện đại mà chỉ vài năm trước thôi, có nằm mơ cũng không thấy. Trên cánh cửa kính mờ có gắn một tấm biển nền trắng muốt, chữ vàng:
PHÒNG CHỦ NHIỆM . Tôi đánh bạo hỏi một cô gái môi đỏ, mí xanh, mặc váy mini, tất trắng giầy da cũng trắng. Thấy cô ngồi cạnh điện thoại tôi đoán cô la thư ký:
   - Em làm ơn cho anh hỏi, ông chủ nhiệm có đây không?
Cô liếc xéo về phía tôi, đôi mắt chớp nhanh như ánh đèn plát. Rồi cô quay người làm chiếc dây chuyền vàng óng chao đi chao lại trên cổ cô như đánh võng, cô đã đạt được sự làm dáng tự nhiên không thể chê vào đâu được. Tiếng của cô như tiếng hoạ mi:
-         Chú ra dãy bàn kia ngồi chờ, xếp chưa đến.
Tôi đi về phía mấy người đang hút thuốc và ngồi theo yêu cầu của cô thư ký. Tôi thấy mọi người nhìn tôi với ánh mắt kém thiện cảm. Có lẽ họ cho rằng sự có mặt của tôi đã giảm đi chất sang trọng của văn phòng? Có tiếng rúc rích nhắc nhau: “Cẩn thận tiền nong”.Tôi cho rằng, lời cảnh cáo đó nhằm vào tôi, bởi tôi có lớp vỏ rẻ tiền, một bộ mặt đậm đặc vẻ phong sương. Tôi không cảm xấu hổ vì chuyện đó, vì lẽ, đời thường đã đón tiếp tôi với tất cả sự chân thực của nó. Thà như thế còn hơn, không có đen làm sao có trắng!? Khái niệm ấy đã giúp tôi tìm thấy hạnh phúc từ trong sự đau khổ, đã giúp tôi chịu được những “đòn đờI” chí tử. Tôi chợt nhận ra cái kiểu nhận người của ông chủ nhiệm quỹ Tương Lai, thật là uyên thâm. Ông ta coi tiền như phạm nhân!? Ông muốn cho tất cả chúng vào tù? Ông muốn lính canh tù bây giờ canh tiền? Những ý nghĩ của tôi bỗng nhẹ như một làn khói, tôi bỗng nhớ đến một kỷ niệm mà tôi cho rằng ít người gặp phải. Tôi ngờ vào cái chấn động này đã ảnh hưởng đến tư duy của tôi, do vậy, những tác phẩm của tôi bị méo mó!?
 
   …Bốn giờ sáng ngày thứ năm, tôi được một phạm nhân đến báo: “Thằng Tơn trốn trại!” Tôi vơ vội cây súng rồi đánh thức đồng đội chia làm hai mũi truy tìm. Tôi giao cho đồng đội đi theo lối đường mòn. Còn tôi rẽ sang vườn sắn để vượt qua một gò đất, một khoảng rừng thưa sẽ gặp một con đường xe ngựa. Tôi đoán thằng Tơn chọn lối đi này. Có thể hắn bí mật ẩn nấp trong một hang động nào đó vài ngày rồi mới trốn. Tôi vượt qua gò đất thì đã sáng rõ mặt người. Vẫn không có một dấu vết nào của hắn, nhưng tôi vẫn linh cảm rằng hắn vừa đi qua đây. Rằng trước sau thì tôi cũng tìm ra hắn. Hắn có hai tội đã quá rõ ràng: Tội trốn trại, tội cướp đi của tôi một mối tình. Tôi leo sườn bên trái có nhiều bụi cây hơn. Núi đá ở vùng này nhiều nhưng thấp, nối tiếp nhau từng đợt và không hề được đặt tên. Khoảng nửa tiếng sau, tôi bắt gặp một mạch nước ngầm chảy ra từ một hang núi. Tôi vội nấp sau một tảng đá bám đầy dương xỉ. Tôi quan sát phía cửa hang, cách chỗ tôi độ một trăm mét… Tôi bỗng nhận thấy một làn khói mỏng tang vật vờ từ trong hang toả ra rồi nhanh chóng tan vào khoảng sáng. Đến lúc này thì không còn nghi ngờ gì nữa, thằng Tơn đang ở trong hang! Hắn đang hút thuốc. Thần kinh tôi trở lại thư giãn. Tôi nằm phục tự tin như một con linh miêu…mãi đển trưa, hắn mới uể oải  bước ra khỏi hang, hắn có vẻ mệt. Dù sao thì tôi vẫn bị xúc động, có một chút gì đó pha lẫn hạnh phúc và hồi hộp nhưng vô cùng ngắn ngủi chợt đến với tôi. Hắn nghe ngóng,nhìn trước nhìn sau rồi bỗng nhanh nhẹn lao về một trái núi thấp trông nó như một chiếc nón úp, đằng sau trái núi ấy đã thấp thoáng khoảng rừng thưa. Tôi xốc súng bám theo…đợi cho hắn tiến sát chân núi, tôi lao lên rút ngắn khoảng cách và lên đạn giương súng hô: “Đứng lại!”. Hắn khựng lại một chút, hình như hắn hiểu được điều gì đã xảy ra, nhưng hắn vẫn chạy. Tôi bắn liền mấy phát chỉ thiên và vẫn ra lệnh cho hắn dừng lại mặc dù biết hắn chẳng còn cách nào khác. Hắn vẫn ngoan cố chạy thục mạng và bắt đầu chớm len vào chân núi. Ở thời điểm này, tôi chỉ cách hắn độ trên dưới mười mét, nếu tôi điểm xạ, chắc là không thể trượt được, hắn chết, còn tôi sẽ là kẻ lập công hoàn toàn tự nhiên và hợp lý. Không hiểu sao, lý trí của tôi lại loé lên một cách xử lý khác. Bởi lòng tự tin của tôi đã vượt qua sự căm thù. Tôi không muốn bắn sau lưng, tôi muốn dành cho hắn cái chết chính diện. Có lẽ hắn đã nhận ra tôi hơn là sợ cái chết nên đầu gối hắn ríu lại rồi ngã lăn xuống rệ núi. Tôi lặng lẽ tiến sát và chĩa súng về phía hắn:
   -Phí Thế Tơn, tại sao trốn trại?
   Mặt hắn cắt không con một hột máu, mồm thở hổn hển, hắn trả lời tôi mà đôi mắt đã mất thần:
   -Thưa!…Con sợ ông trả thù! Ông giết con!
   -Vậy mà mày có thoát chết đâu! Tới số rồi Tơn ơi!
   Hắn bò lổm ngổm, rồi vái như tế sao, mồm lắp bắp:
   -Xin ông tha chết cho con! Chuyện cô Hường chỉ là vô tình, khi mãn hạn tù con sẽ hậu tạ ông, con tôn thờ ông như thánh.
 
   Tôi muốn quan sát sự phát tiểt cuối cùng của một mạng sống tạm gọi là con người sẽ tiến triển như thế nào? Nhất là hắn đang nhìn,đang cảm nhận thấy cái chết sắp đến…sự đê tiện, lòng chân thật, lời sám hối thánh thiện hoặc hèn nhát đến khốn nạn?
  
   Tôi thầm nghĩ: có lẽ trời phật cũng không cứu được hắn thoát chết? Bởi tôi cảm thấy đã đến lúc xiết cò…bỗng nhiên hắn đứng vụt dậy, hành động này không làm tôi mất bình tĩnh vì phía sau hắn là núi đá, trước mặt hắn là họng súng bất thần nhả đạn, còn hắn, rệu rã và tả tơi như tàu lá chuối. Tôi đọc thấy nỗi tuyệt vọng vô bờ trên nét mặt hắn. Đôi chân hắn không còn run rẩy như trước…Như một con mèo vờn chuột, tự nhiên tôi lại chưa muốn giết hắn vội. Tất hất hàm ra hiệu cho hắn:
    -Dù sao thì tao cũng cho mày được trối trăng trước khi chết!
    Có lẽ hắn biết cái chết sắp đến với hắn là điều tất nhiêm nên giọng nói của hắn trở nên trễ nải và yếu ớt. Tôi cảm thấy hắn có vẻ thành thật hơn cả những điều hắn đã nói từ khi biết nói:
    -Tôi không có gì để trăng trối cả, nhưng tôi muốn sống! Bởi vậy khi biết Hường là người yêu của ông nên tôi phải trốn chạy sự trả thù của ông, tôi sợ cái chết âm ỉ. Không ngờ điều đó lại nhanh đến thế. Thôi, tha được thì tha, bằng không thì ông bắn ngay đi!
 
    Tôi không ngờ hắn lại có vẻ điềm tĩnh như vậy, nhưng đôi tay của tôi vẫn rê họng súng vào ngực hắn, bàn tay phải của tôi bắt đầu chuyển động, tôi dằn từng tiếng:
    -Mày là tù trốn trại! Tao bắn mày vì trách nhiệm!
    -Không! Ông bắn tôi vì hằn thù cá nhân! Nếu không vì nguyên nhân đó hẳn tôi không phải trốn trại, ông thừa hiểu rằng án của tôi chỉ còn hơn một năm nữa thôi.
    -Nhưng thực tại là như vậy !
    -Vâng! Ông có thể giết tôi rất hợp lý, nhưng lương tâm ông sẽ không thanh thản, trên đời này chỉ có tôi và ông cảm nhận được điều đó.
   Trời ơi! Chả lẽ hắn, một quái thai lại có ý nghĩ như vậy sao? Tôi không thể để dù là một thây ma bảo tôi giết người vì hằn thù cá nhân được! Còn vì tình lại càng đốn mạt…Chỉ một chút những ý tưởng ấy lởn vởn trong đầu tôi cũng khiến tôi thay đổi quyết định đột ngột. Tôi thầm nghĩ, nếu giết hắn hẳn tôi cũng có chút hận thù cá nhân. Thằng bé con của Hường sẽ thành trẻ mồ côi. Biết đâu sau này khi mãn han tù hắn sẽ nghĩ lại, sẽ đón mẹ con Hường về, sẽ hạnh phúc. Tôi bảo hắn:
    -Thôi! Đứng thẳng lên, tao tha chết cho mày…Mày không tin sao?
    Hắn ngạc nhiên thực sự trước một biến cố mà theo hắn trên đời này không thể có được, hắn bỗng vụt chạy về trại mồm lẩm bẩm như một kẻ tâm thần:
     -Vô lý thật!... Con xin ông!... Vô lý thật…
     Sau những chuyện ấy, tâm hồn tôi trống hẫng, tôi tìm nguồn vui trong sáng tác, tôi làm tượng bằng tất cả những nguyên liệu bắt gặp. Nhưng hoàn toàn thất vọng, điều khiến tôi thất vọng không phải vì tôi chưa nổi danh, nó còn khủng khiếp hơn thế, bởi từ sau buổi ấy, sau một loạt cú đòn tinh thần giáng vào tôi mà theo tôi thì cú tha chết cho Phí Thế Tơn là chót…Tôi không làm sao đắp hoặc tạc được khuôn mặt của người. Những khuôn tượng của tôi cứ hao hao thú vật, nhiều khi ngắm nhìn, tôi còn thấy ghê hơn cả thú. Tôi tạm rút ra kết luận rằng, thật là thú thi rất thú, thật là người thì rất người, còn nửa người nửa thú như các pho tượng của tôi thì rất ác độc? Với tôi điều đó gần như cái chết.
      Phí Thế tơn mãn hạn tù được một năm thì tôi xuất ngũ. Tôi trở về và đem theo từ vùng rừng núi những pho tượng nửa người nửa thú, nửa thú nửa người. Không của cải, không nghề nghiệp tâm hồn thương tật, một loại thương tật mà từ xưa đến nay không một ai được “chứng thương”. Lẽ ra tôi cũng thể có những cái mọi người đang có, nhưng với tôi bây giờ đang vô vọng. Những năm tháng gian khổ và hiu quạnh, hy vọng và say sưa tuy đã qua đi, nó như dòng nham thạch nóng bỏng, rồi cũng khô cứng cũng như tôi, tôi cũng có một chút chai lỳ…Tôi thấy mình cần phải sống, để tìm lại chất người trong tác phẩm cho dù có phải hết đời…Tôi mơ ước đến một lúc nào đó, với đôi bàn tay và sự ngẫu hứng của trí tuệ, tôi sẽ hoàn thành một pho tượng với đầy đủ những tính cách và biểu tượng của sự bắt đầu, đó là “A”…
 
        Trong khi tôi đang nhìn tất cả mọi vật ( gồm cả con người ) với khái niệm “vận động vì mình” thì chợt cô thư ký có cái cổ mĩ miều gọi tôi :- Chú gì…ơi! Đến lượt chú vào gặp sếp rồi đấy, chú nhanh chân lên một tí!…
 
        Tôi vội vã quặp chặt đôi dép lê mỏng quẹt và bước vào phòng chủ nhiệm.
 
        Một người đàn ông béo  tốt đeo kính gọng vàng mặc bộ đồ ký giả màu sáng đang phì phèo thuốc lá. Tôi chỉ kịp nhìn có vậy rồi lảng tránh cặp mắt xuống nhìn đôi dép của mình. Bởi tôi cảm thấy từ vóc dáng người đó như đang toả ra những tín hiệu cao sang và đường bệ. Còn tôi thì lôi thôi và lam lũ như cánh xe thồ lạc vào cảnh bồng lai hành chính. Những tia lấp loé của những đồ vật hiện đại như chĩa cả về phía tôi. Tôi liên tưởng đến những cạm bẫy? Tôi bỗng trở nên lúng túng và quê kệch. Tôi không biết bắt đầu như thế nào thì ông chủ nhiệm lên tiếng trước.
 
          -Mời anh ngồi.      
         Ông hất hàm về phía chiếc ghế tựa bằng gỗ kê ở sát tường chứ không phải mấy chiếc ghế bọc da đệm mút kê ở trước mặt ông. Điều này khiến tôi cảm thấy tiện hơn. Tôi ấp úng:
                                                                                               
          -Báo cáo anh! Chị dâu tôi có…
 
          À! Tôi biết rồi! Hồ sơ xin việc của anh tôi đã nhận từ tay bà Kiều Ánh Ngọc, tuy tôi có thời gian đọc nhưng tôi tin bà chị dâu của anh.
 
         Tôi có cảm giác ông ta đang nhìn tôi với ánh mắt lộ liễu của thầy tướng, khiến cho tôi như bị chói ngợp. Tôi nghe chứ không dám nhìn, cũng không dám nói.
 
         -Thôi được! chúng ta trao đổi ngay bây giờ, cố gắng nhanh và đơn giản.
 
         -Vâng!
 
         -Đúng là anh đã từng canh tù?
 
         -Vâng!
 
         -Choang? ( ám chỉ vũ trang ) hay cớm? ( ám chỉ CA )
 
         -Tôi ở bên vũ trang.
 
         Tự nhiên căn phòng trở nên lặng lẽ, chìm ngập sự thăm dò, có thể là do tôi cảm thấy thể hơn là mối lo ngại của kẻ xin việc.
 
        Có tiếng chân giầy bước đi bước lại vẻ suy tư, rồi tiếng mở đóng ngăn kéo bàn giấy, tiếng giấy quệt vào nhau nghe đơn điệu. Hình như ông đang đọc hồ sơ của tôi? Tôi nghe rõ cả nhịp đập trái tim đã mỏi mệt của tôi, nó như tiếng giọt gianh sau cơn mưa đã tạnh.
 
         Ông chủ nhiệm đi rất êm về phía tôi rồi lên tiếng:
 
        -Rõ cả rồi! Thế mới biết quả đất này chưa to. Nào xin mời thượng sĩ Trần Văn, ân nhân của tôi hút thuốc. Xin ông đừng ngạc nhiên, tôi chỉ là Phí Thế Tơn, kẻ tù tội của ông đây.
 
        Tôi bất giác thấy khắp người gai lạnh và sửng sốt đứng lên nhìn ông chủ nhiệm…mặc dù vẻ hồng hào phốp pháp đã che đậy khắp thân thể nhưng tôi đã nhận ra đúng hắn, Phí Thế Tơn qua ánh mắt. Thật ra, từ trong tận cùng của đôi mắt có vẻ đường bệ kia vẫn lung linh những tia đểu cáng, vẫn ngời lên sự hèn hạ. Tôi bỗng buột mồm.
 
       -Thật thế sao?
 
       -Lại không tin hả? Bây giờ thì đến lượt “anh bạn” nhé!
 
       Tôi cau mặt theo thói quen những ngày còn ở trại. Và tôi bỗng chợt nhận ra rằng, ở hoàn cảnh này thì tôi thật sai lầm. Dù sao thì trong tâm khảm tôi bỗng thấy mình như một đứa con bị bỏ đói, cứ lơ lửng chơi vơi…
 
       -Tôi nhận ra anh vẫn là Phí Thế Tơn!
 
       -Nhưng bây giờ hoàn cảnh đã khác, ân nhân ạ! Và tôi sẽ trả ơn “ông” rất sòng phẳng!
 
       -Làm gì có chuyện ấy!
 
       -Có đấy!
 
       Một thoáng trong đầu tôi nhói lên những nỗi âm ỉ! Chả lẽ bây giờ tôi lại gân cổ lên tranh luận với hắn hoặc lao vào hắn để đấm đá cho nguôi cơn đau khổ? Nhưng xét cho cùng, hắn nói thật lòng cũng như hắn đã từng thật lòng khi không thể tin rằng tôi tha chết cho hắn. Bây giờ hắn có vẻ thành đạt trong kinh tế, cả một bộ máy cho dù nho nhỏ hoạt động hợp pháp và hiệu quả.
 
       Tôi thấy mình hởi lòng hởi dạ, bở đã tha chết cho hắn, nếu như giết hắn thì thật đáng tiếc. Chỉ nguyên những điều tôi vừa suy nghĩ cũng đủ để tôi tha thứ những đối thoại ngạo mạn của hắn đối với tôi hôm nay. Tôi thấy lòng mình trở lại thanh thản, lúc này tôi có thể chẩp nhận mọI thua thiệt, khổ ải để tìm lại bản ngã. Tôi không cần hắn cứu giúp cái gì hết. Hắn đã nhầm, tôi chỉ sợ hèn chứ không sợ nghèo. Tôi cảm thấy thương lại hắn hơn là ghen tị với hắn. Có thể, tôi không bao giờ được thừa hưởng hạnh phúc tột đỉnh của những thành quả đê tiện. Nhưng tôi nhìn thấy cái “chân” của sự cấu thành vật chất, tôi biết thưởng thức trọn vẹn men say của bình rượu vĩnh hằng.
 
       Hắn trở lại bàn làm việc và nói:
 
       -Tôi quyết định nhận anh vào làm bảo vệ với mức lương hàng tháng tương đương với bốn chỉ vàng chứ không phải hai như người khác. Tôi bổ sung thêm một điều kiện nhỏ nữa.
 
       -Điều kiện gì?
 
       -Anh phải giữ kín chuyện cũ của tôi cho đến chết!
      Tôi nhìn hắn và một lần nữa phải thừa nhận rằng…hắn rất thật, lúc nào hắn cũng là Phí Thế Tơn, xứng đáng với sự sống và lòng nhân nhượng tôi dành cho hắn. Tôi bảo hắn:
 
      -Tôi không nhận những “ân huệ” ấy vì tôi chỉ quen cho.Yên tâm đi, sẽ không ai biết chuyện “ấy” đâu. Tôi sẽ sống bằng công việc khác. Chả lẽ những người như tôi chỉ làm được bảo vệ? Ngay từ giờ phút này trở đi trong đầu thằng cựu thượng sĩ này sẽ không còn chuyện “ấy”, không còn Phí Thế Tơn !… Xin chào!
 
      Tôi quay gót, mở cửa ra vĩnh biệt sau lưng một quá khứ…tôi bàng hoàng bước ra đường hoà vào dòng đời vô tận.
                                            Hà Nội 1992
     
                                             
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     
  
  
 
..      
#1
    Ct.Ly 11.02.2008 05:44:12 (permalink)
    #2
      hnvatoi 11.02.2008 23:21:07 (permalink)
                                             DUNG  DỊCH TRẮNG
                                           (Trong : Vùng xoáy Luân Hồi)
                                        Truyện ngắn của : Phạm văn Khôi
       
          Vừa trông thấy tôi, anh vội ra hiệu im lặng và vẫy tôi vào nhà với một vẻ mặt bi                   thảm. Anh đẩy chén trà lạnh ngắt về phía tôi, lại ra hiệu bằng tay mời tôi uống nước, rồi anh thì thầm:
       
         -Thông cảm cho mình nhé, nói chuyện với nhau khe khẽ thôi, cậu đừng dùng đến từ “nước” nhé! Ta giao ước với nhau, tạm thay nó bằng hai chữ “dung dịch” vậy. Thằng con mình đang ốm nặng.
       
         Tôi giật mình khi nghe tin con trai anh ốm nặng, nhưng cũng không sao giấu được vẻ ngạc nhiên vì cái yêu cầu thay đổi từ kì lạ ấy. Tưởng anh nói đùa, tôi nhìn thẳng vào mắt anh. Đôi mắt quả thật đang chìm trong tuyệt vọng. Một ý nghĩ đau nhói bỗng loé lên trong đầu tôi: Hay là con anh bị chó dại cắn? Rất có khả năng như vậy. Chả thế mà phải nằm trong buồng tối, kiêng cả nói đến từ nước! Tôi cảm thấy bủn rủn cả chân tay, mồ hôi bắt đầu rấm rứt ứa ra. Để đồng cảm với nỗi buồn như đang bao trùm trong căn phòng lạnh lẽo, tôi ngồi khép nép như một kẻ tu hành.
       
         -Cháu mắc bệnh gì thế anh? Chó dại cắn à?
       
         Tôi hỏi mà trong thâm tâm mong mỏi điều đó không bao giờ xảy ra. Anh không trả lời ngay, lặng lẽ kéo tôi ra ngoài cửa rồi nói thầm:
       
         -Cháu chẳng may bị một thằng cha đang chửi nhau nhổ nhầm vào mặt…một bãi nước bọt. -Chả lẽ chỉ một bãi…mà cháu mang bệnh sao?
       
         Tôi ngạc nhiên đến không thể tin vào tai mình nữa.
       
         -Thế mới oái oăm chứ, ai có thể ngờ! Thà rằng bị chó dại cắn còn biết đường mà chạy chữa, đằng này thì…
       
         -Anh đừng lo, nước bọt của con người cũng không lấy gì làm độc hại lắm đâu!
       
         Tôi làm bộ an ủi anh mà trong lòng vẫn thấy lo ngay ngáy, bởi tôi đã từng được nghe ông nội tôi nói về sự độc hại của “dung dịch” này. Với một âm điệu thống khổ, anh thủ thỉ:
       
         -Cậu làm sao thấu hiểu được những gì mà mình đã gánh chịu trong mấy ngày vừa qua. Cậu biết không, chỉ sau một ngày dính phải cái dung dịch quái ác ấy thì mặt cháu bỗng sưng vù lên, rồi sốt cao đến nổi cơn co giật, mình vội vàng đưa cháu đến bệnh viện. Chết nỗi, suốt hai ngày hai đêm, các bác sĩ phải khốn khổ túc trực và đã dùng mọi phương tiện, máy móc tinh vi để tìm nguyên nhân mà cũng chịu.
       
         -Rồi sao nữa?
       
         Tôi hỏi anh với nỗi ngạc nhiên cùng cực. Những sự việc anh vừa kể quả là có sức lôi cuốn.
       
         -Không hiểu sao, bước sang ngày thứ ba. Khuôn mặt cháu trở lại bình thường, không còn sốt cao nữa. Nhưng đâu đã xong, bởi vì liền sau đó, cháu bỗng như người bị bệnh tâm thần.
       
         -Thế bác sĩ bảo cháu mắc bệnh gì?
       
         -Bị ám ảnh nên thành bệnh!
       
         -Chả lẽ vì…
       
         -Một thứ “dung dịch chết!” –Anh nói như trong cơn mê sảng.
       
         -Nhưng ai cũng có “của ấy” ở trong mồm cơ mà?
       
         Tôi hỏi anh mà trong thâm tâm như có một cái gì đang đổ vỡ.
       
         -Mình cho rằng, cái này chỉ có trong mồm kẻ xấu, những kẻ suy thoái nhân phẩm.
       
         Anh trả lời tôi tự tin như đọc một ý định toán học.
       
         Tự nhiên, không hiểu vì lý do gì, mồm tôi cứ ứa ra cái thứ dung dịch mà giờ phút này tôi mới cảm thấy nó đang tồn tại. Thế mới biết, thật khó mà phát ngôn để há mồm ra không túa theo cái dung dịch hại người. Trời ơi! Chả lẽ trên đời này lại có một bệnh kinh khủng đến thế ư? Mà nó lại nẩy sinh ra từ mồm của kẻ cùng loại…rồi không hiểu sao, nỗi lo âu của anh bỗng lây sang tôi. Tôi ghê tởm đến lộn mửa cái “dung dịch chết” bệnh hoạn của người đời. Tôi thầm nghĩ, có thể nó chứa đựng ở trong đôi môi mọng đỏ, những vóc dáng ngọc ngà. Hoặc được ẩn náu trong những hình thù bảnh bao lịch lãm, sang hèn…càng suy tư, tôi lại càng bùi ngùi thương cảm cho số phận những tâm hồn đang ngấm bệnh. Tôi càng căm ghét những kẻ ti tiện, những kẻ suy thoái nhân phẩm. Tôi tin rằng, đến một lúc nào đó, họ sẽ phun vào đời cái thứ dung dịch của họ mà không biết rằng đã làm không gian ô nhiễm. Rồi sau đứa con của bạn tôi sẽ là ai phải đón nhận cái hậu quả đáng buồn ấy? Có thể là chính tôi chăng? Hay con cháu chúng ta, những tâm hồn trong trắng? Tôi rùng minh khi nghĩ đến điều đó.
       
         Cố nén những cảm xúc bi đát, tôi hỏi anh:
       
         -Bây giờ bệnh tình cháu ra sao?
       
         Tiếng của anh vẫn cứ run lên:
       
         -Tội lắm cậu ơi! Cháu như người mất hồn. Sợ nước đến hoảng loạn. Cháu sợ tất cả những cái mồm! Sợ đến nỗi không dám bước chân ra ngoài đường. Cháu đòi mua một chiếc mặt nạ của thợ lặn.
         -Để làm gì?
       
         -Để ra ngoài phố!
       
         Tôi giật mình khi nghe yêu cầu đòi mua mặt nạ của một đứa trẻ trong thời của chúng ta. Tôi cho rằng, cái yêu cầu quái dị ấy không phải được ý thức bằng tư duy của một cái đầu điên dại.
       
         Biết làm thế nào để ngăn được “Dung dịch chết!” bây giờ.
       
         Tôi hỏi anh mà trong long rối bời.
       
         -Khó lắm cậu ơi!
       
         -Chả lẽ không còn cách nào?
       
         -Có lẽ, phải bắt đầu từ lũ trẻ, phải cần cho tiêm cho chúng đủ liều vắc xin bắt buộc về “nhân phẩm”, cái mầm của sự sống lương thiện!
       
         -Thì chúng ta “tiêm” theo sách đấy thôi!
       
         -Cao siêu quá, lũ trẻ không hiểu nổi. Phải đơn giản và đều đặn.
       
         -Vậy thế nào cho đơn giản bây giờ?
       
         -Trước hết, phải dạy lũ trẻ biết “nhổ” cho đúng chỗ!
       
         -Còn những người đã ngấm bệnh?
       
         -Tập “há mồm” cho đúng lúc!
       
         Bạn tôi đã nói ra điều này những điều mà tôi chưa bao giờ cảm nhận được. Bây giờ thì tôi hiểu rằng, cái dung dịch vô tội ấy mà phun ra bất cứ lúc nào, thời đại nào từ mồm những kẻ ngu dốt, bất tài, vụ lợi, hợm hĩnh, đê tiện…đều có thể trở thành “Dung dịch chết!”.
       
         Tôi lặng lẽ ra về không một lời tạm biệt. Cả hai chúng tôi cùng im lặng nhìn nhau bằng ánh mắt lo âu. Thật lạ lùng, chưa bao giờ chúng tôi chia tay nhau trong cảnh tượng như vậy.
         
                                                                   Hàng Giầy Hà Nội.
         
       
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.02.2008 23:28:13 bởi hnvatoi >
      #3
        hnvatoi 15.02.2008 00:08:40 (permalink)
          
                                               VẾT NHỌ
                                   Truyện ngắn : Phạm văn Khôi
                                  (Trong :  Vùng xoáy Luân hồi)

              Tuy phòng làm việc của tôi thì tuyệt vời, với những phương tiện và thiết bị tân kỳ gần
        như chỉ việc ngồi bấm nút, ký và ra lệnh. Nhưng cô thư ký xuất hiện là tôi cảm thấy khó
        chịu. Cô tên Lã Thị Mơ, ba mươi tuổi chưa  chồng, chiều cao 1m70, nặng bốn mươi tám
        cân, đang là tuyển thủ trong đội bóng chuyền nữ ngành. Theo tôi, làm thư ký cho một tổng giám
        đốc ở một công ty tiếp khách nước ngoài nhiều hơn khách trong nước thì phải là một cô gái
        xinh đẹp. Tuổi mười chín đôi mươi, óng ả như một bông hoa rực rỡ sắc màu và ngất ngây hương thơm
        quyến rũ. Nó làm dịu đi chất hành chính công sở. Làm công bằng cái tổng thể gồ ghề của
        thời gian…làm giảm đi nỗi lo âu tuổi tác. Làm tăng trưởng độ hớn hở của những mái đầu
        hoa râm thừa dinh dưỡng. Tôi còn có một đồng nghiệp coi các cô thư ký trẻ như một thứ
        cây cảnh, một máy điều hoà nhiệt độ không cần điện áp.

        Tôi bấm nút gọi cô thư ký. Tôi ngồi đong đưa trên chiếc ghế đệm mút đồ sộ, ngả người
        như phi công vũ trụ. Cô ta nói rất lễ phép với thanh âm rất lạ, tựa như phát thanh viên trong
        buổi đọc truyện đêm khuya:
        - Dạ thưa xếp! Em đã có mặt theo lệnh.
        Tôi chán ngấy cái thân hình cao ngổng, và không lạ gì bộ mặt đầy tàn nhang. Đôi tay to
        bè chắc đang ôm khư khư chiếc cặp đựng tài liệu bé xíu. Vừa rồi, tôi lệnh cho bên quản
        trị sắm một loạt quần trắng áo dài cho khối nữ. Nhưng cô thư ký này không chịu mặc. Tôi muốn
        nhân việc này mắng mỏ cô cho bõ tức. Tôi vẫn ngả người trên ghế, mặt hướng về bức thảm
        tranh choán gần hết mặt tường miêu tả cảnh “Nhị mã kiễng chân!” màu sắc loè loẹt đến
        phát hoảng. Tôi nói lạnh lùng:
        - Tại sao cô không vận đồng phục
        - Dạ thưa xếp, em mặc hổng có được!
        Lạy chúa! Cô ta chuyển sang giọng quân khu bảy, nó lơ lớ nửa khô nửa cạn. Nhưng,
        không hiểu sao cơn giận của tôi bỗng nguôi đi. Có lẽ tôi linh cảm thấy cô nàng đã bị nhiễm
        virut “lăn tăn”, thứ bệnh mà chỉ nhè vào các cô chậm chồng xông tới!
        - Tại sao cô mặc hổng có được?
        -Dạ thưa xếp, xiêm y ngắn quá…em mặc thử rồi, quấy lắm.
        Tôi chuyến sự bực bội sang thằng cha trưởng quản trị. Tôi an ủi cô như chính tôi là trưởng
        phòng quan liêu:
        - Ngày mai cô ra cửa hàng mua bộ khác, tôi sẽ ký phiếu xuất tiền mặt, cô đừng lo tốn kém
        - Cảm ơn xếp!
        Tôi ngồi lại ngay ngắn muốn để ngắm lại cô thư ký hơn là thay đổi tác phong. Cô ta có vẻ
        nhận ra điều đó nhanh hơn tôi tưởng. Cô e lệ, vẻ e lệ của một cô gái  “đã toan về già” trông
        thật cảm động. Tôi bỗng giật mình khi nhìn thấy một vết nhọ nằm chềnh ềnh giữa môi trên
        và chỏm mũi của cô thư ký. Tuy vậy, nó hợp lý như một bộ râu vốn đã từng có. Tôi thầm
        nhận định…nó gần giống như “râu,ria” của Stalin…và… nếu vết nhọ kia thu ngắn hai bên vào một chút thì y hệt “râu,ria” của Hítle? Tất nhiên,
        xưa có câu: “Ai nhọ xấu mặt người ấy!”. Nhưng đây thì khác, cô ta là thư ký của tôi, cô ta
        nhọ mặt, chắc hẳn mặt tôi trở thành mặt mẹt. Rõ ràng, cô ta không đủ tư cách làm thư ký
        cho tôi. Một ý nghĩ chợt thoáng len lỏi trong óc tôi. Cứ để cô ta mang “bộ râu” suốt ngày
        hôm nay, phải để cho mọi thấy được cái xấu xa này. Tôi thản nhiên bảo cô:
        - Hôm nay tôi mệt, không tiếp khách. Cô về phòng, thay tôi làm việc đó. Tôi cho phép cô được toàn quyền.
        - Dạ thưa… nhưng…
        - Không gì hết! Hãy chấp hành lệnh của tôi.
        Tôi đưa thẳng hai cánh tay về phía cô, bàn tay dựng lên như thể muốn chẹn vào họng cô.
        Còn mắt tôi nhắm lại, như thể Phật thiền. Tôi muốn để cô hiểu rằng, cái lệnh của tôi vừa
        ban xuống là không thể thay đổi.
        - Thưa xếp, em xin chấp hành!
        Cô xúc động nói, tôi nghe như tiếng của người nghiện thuốc lào.
        Tôi uống một hộp bia, rồi thiếp đi trong một tâm trạng hể hả như một kẻ vô học bần tiện
        vừa lấn được vài chục phân đất của hàng xóm.
        Hết giờ làm việc, cô thư ký đánh thức tôi dạy để báo cáo:
        -Thưa xếp, đây là toàn bộ các ghi chép trong buổi làm việc.
        Cô ta định đưa cho tôi một xếp giấy, tôi gạt đi và nói:
        - Thôi! Cô tóm tắt lại bằng mồm là nhanh gọn, khỏi giấy tờ
        Tôi ngắm nhìn cô, vẫn y ngyên bộ râu “lưỡng soái!” ngao ngán ngáp dài tiếc cho giấc ngủ
        Cô thư ký lẩm rẩm:
        -Thưa xếp,em tiếp sáu đoàn khách. Ba “Mếch” trong nước và ba đại diện, công ty, hãng,
        tập đoàn của Đài Loan, Nhật Bản, Đức…
        Một linh cảm chẳng lành chợt đến làm tôi lạnh xương sống khi hình dung ra cảnh: Một cô
        thư ký với bộ mặt nhọ tiếp sáu đoàn khách làm ăn. Tôi ngắt lời:
        - Có bán cháo, ký kết được gì không?
        - Dạ thưa!…hỏng hêt ạ. Họ chỉ vui vẻ cười và “hẹn gặp lại”.
        -Trời ơi! Cô giết tôi rồi! Tại cô tất cả, cô ngạc nhiên lắm phải không? Về mà soi gương
        đi! Thật là giết người không dao.
        Mải rên rỉ, cô thư ký biến đi lúc nào tôi không hề hay biết. Tôi ngồi vật xuống chiếc ghế
        tổng giám đốc như đồ tể ném một tảng thịt xuống dưới đất.
        Thời gian sau đó. Công ty của tôi gần như ngừng hoạt động, bởi dòng người du lịch háo
        sự nườm nượp kéo đến tìm người đàn bà có bộ râu “Lưỡng soái!” Thật là nẫu cảnh. Những
        lúc ấy tôi chỉ còn cách vào toa lét…ngồi cho thật bền.
        Tôi được cấp trên cho nghỉ “hưu non”. Vì những lý do tế nhị mà tôi không tiện nói ra đây.
        Một anh bạn rỉ tai tôi: “Tạp chí kinh tế châu Á có bài về công ty của ông đấy. Họ chê bai
        không tiếc lời và kết thúc với câu - Một công ty thiếu văn hoá!”. Tôi nắm chặt tay anh bạn,
        cố để anh hiểu nỗi khổ của tôi mà đừng bình luận thêm gì nữa. Thế là hết chỗ nhục rồi!

        Về nghỉ hưu, lẽ ra phải thanh thản. Nhưng riêng tôi thì không thể. Ngày đêm, tôi cứ bị vết
        nhọ trên mặt cô thư ký ám ảnh, dằn vặt. Gía như lúc ấy, tôi bảo cô ta lau đi thì đâu đến nỗi!
        Tôi chợt nhận ra rằng, cái câu: “Ai nhọ xấu mặt người ấy”! của các cụ ngày xưa để lại là quá ích kỉ !? ( ít ra là trường hợp của tôi). Và có lẽ,chúng ta phải kêu lại là:
          “Ai nhọ xấu mặt người thấy ” !?

               Từ đấy, mỗi khi ra khỏi cửa, tôi tự bôi lên bộ mặt già nua của mình một vết nhọ.
               Thang 7.1993
                      

        Đã đem vào thư viện

         
        Chúc Hnvatoi luôn vui nhé
         
        Thân ái
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.02.2008 05:27:31 bởi Ct.Ly >
        #4
          hnvatoi 21.02.2008 17:27:17 (permalink)
                                  ĐỒNG HỒ NÓI TIẾNG NGƯỜI
                                             Truyện ngắn  của : Phạm văn Khôi
                                     ( Trong Vùng xoáy luân hồi)                     
           
              Đã mười hai tuổi, nhưng thằng Đăng vẫn được bố mẹ trìu mến gọi là thằng                                                                                               cu Tý. Của đáng tội, nếu đem so nó với những đứa cùng trang cùng lứa quả nó có phần loắt choắt hơn. Nó hiếu động và ranh mãnh như một con rận. Có lẽ vì thế mà người nó sắt lại. Ở nó, từ vóc dáng đến khuôn mặt hình như cái gì cũng ngắn!? Chân tay cũng vậy. Bù lại, nó là một đứa trẻ thông minh và đã bộc lộ cá tính. Tổng kết học kì một, cu tý được một chiếc giấy khen cũng nhỏ xíu. Nhưng cu tý đã gây ra được một áp lực để vòi ông bố mua cho một chiếc đồng hồ báo thức điện tử nói được tiếng người. Cu tý đã mê loại đồng hồ này ngay từ cái buổi tối xem quảng cáo trên ti vi. Sự thèm thuồng gia tăng không ngừng khi thằng Trung bạn nó được một ông cậu tặng làm quà sinh nhật một chiếc đồng hồ đen trũi nói tiếng người sà sã không biết mệt.
           
             Lần này thì cu Tý được thoả mãn. Nó không ngờ một mảnh giấy khen nhỏ xíu đã đánh đổi được chiếc  đồng hồ báo thức bằng tiếng người mà nó hằng mơ ước. Cu Tý khoái trí nở từng khúc ruột. Cu Tý sung sướng và si mê. Chỉ sau vài giờ hí hoáy…ấn, vặn. Nó đã biết cách sử dụng. Cu Tý giải thích với bố mẹ rằng: Cái đồng hồ này chỉ cần hẹn báo thức một lần là mãi mãi “cô” ấy gọi dậy, không cần phải lên dây cót. Nói rồi nó ấn vào một cái phím nào đấy và giọng một cô gái ẽo ợt cất lên: “Bây giờ là mười ba giờ ba mươi mốt phút…”cứ như vậy, “cô” ta nói đi nói lại dai dẳng hàng phút. Tính cu Tý là vậy! Nó ưa số lẻ. Mười ba giờ ba giờ ba mươi phút cu cậu phải dậy để đi học, nhưng nó để đồng hồ báo thức thêm một phút nữa, không phải nó muốn ngủ thêm một phút nữa mà nó thích thế.
           
             Mẹ của cu Tý thích đọc sách tử vi tướng số. Nhiều lần mẹ nó nghiêm túc dặn nó rằng: “Con đã chớm bước vào tuổi gặp hạn, cái hạn năm tuổi rất nặng. Phải cẩn thận đề phòng!”.
           
             Bố của cu Tý nguyên trước đây là một công nhân xây dựng. Nhưng từ khi ông nội bán đất chia cho vài chục lạng vàng, bố cu Tý bèn xin nghỉ việc. Mẹ cu Tý cũng “một mũi”.Có tiền có khác. Hai người bỗng trở nên quan trọng trong những quan hệ mà trước kia họ thường tỏ vẻ kém vế. Họ nhanh chóng nhận ra điều đó. Có túi bạc kè kè, họ đang tìm cách “làm ăn lớn!”.
           
              Cu Tý nhận thấy dạo này nhà nó vui quá. Bạn bè của bố nó bỗng nhiều vô kể. Ngày bố nó làm thợ xây đâu có thế! Trong số vô kể ấy, có một người đáng kể. Đó là chú Đẹn. Hình như bố cu Tý sắp hùn vốn với chú Đẹn làm một cái gì độc đáo lắm, ngày kiểm tiền triệu như bỡn. Nghe nói chú Đẹn vốn là diễn viên sân khấu có khuôn mặt lý tưởng để sắm những vai đểu. Ngoài đời, trông chú hào hoa, ăn diện đúng mốt. Chú luôn sử dụng những loại xe máy đời mới nhất và đắt tiền nhất. Năm nay chú Đẹn ba mươi sáu tuổi, lấy vợ bảy năm vẫn chưa có con, hiện vợ chồng chú là chủ một tiệm vàng ở giữa trung tâm thành phố. Có điều, không hiểu sao…cứ mỗi lần chú Đẹn cười là cu Tý cảm thấy sợ? Nỗi sợ bằng chính sự nhậy cảm bẩm sinh của những đứa trẻ.
           
             Vào buổi trưa chủ nhật hai mươi ba tháng chạp thì lời phán của mẹ cu Tý đăng nghiệm! Cu Tý gặp “hạn”! Chiếc đồng hồ báo thức điện tử nói tiếng người đã không cánh mà bay! Nó khóc rống lên tưởng như cha mẹ nó “chán cơm chán gạo”. Chân nó dẫm bành bạch, tay nó đấm lên ngực thình thịch. Nước mắt nước mũi giàn giụa. Mồm méo xệch réo” “ới… cô ơi! Cô đi đâu mất rồi…đứa nào đã lấy cô…ô…ô…” Hàng xóm cứ tưởng cô nó bị bọn bất lương đem bán qua biên giới. Phải vài chục phút sau, bố mẹ nó mới ngăn được cơn lũ nuối tiếc kiểu ăn vạ của thằng cu Tý. Mẹ nó nhai đi nhai lại lời an ủi sặc mùi mê tín, lời nói này đã trở thành câu thần chú cửa miệng cho những đệ tử của ông quỉ cốc tiên sinh:
             
          - Của đi thay người! Của đi thay người…mà con!
             Bố nó bảo:
             - Trong cái rủi, có cái may! Bố mày may thì mày phải rủi. Chốc nữa, cả nhà mình sẽ đến nhà chú Đẹn ăn tiệc chúc mừng cho sự hợp tác sắp thành của một công ty mang tên con: Công ty TNHH Huy Đăng.
           
              Lời vỗ về thành thực này đã khiên cu Tý ngừng nức nở. Chứng tỏ nó là một đứa con có hiếu. Bố mẹ cu Tý to nhỏ với nhau:
              -Này, bố thằng Tý, phải cảnh giác đấy! Nhà mình từ trước có bao giờ mất trộm đâu.
              -Ừ mà kể ra cũng lạ? Nhà mình kín cổng cao tường. Trẻ con không dám bén mảng vì chó dữ. Còn người lớn thì toàn khách khá giả hoặc dầu “nứt đố đổ vách”…cái đồng hồ giá trị không bằng chục chai bia có đem biếu người ta cũng chẳng thèm. Thôi, chấm dứt cái chuyện vặt vãnh này. Ngày mai mua cái khác. Hai mẹ con thay đồ, còn tôi vào thu xếp cái khoản tiền hùn. Mau lên kẻo chú Đẹn đang chờ. Chuyện này mà trễ là “sái” chứ chả chơi đâu.
           
           
              Gia đình cu Tý vi vu trên chiếc xe Dream-đó là loại xe khi ngồi lên bắt người ta phải mơ ước.Bố cu Tý mơ thành tỉ phú.Mẹ cu Tý mơ thành một ngôi sao trong giới thượng lưu.Cu Tý mơ ngày mai có chiếc đồng hồ nói tiếng người để cứ đến mười ba giờ ba mươi mốt phút lại được “cô” ấy đánh thức.
           
              Cu Tý thấy mặt chú Đẹn sáng lên trước cái túi lặc là trên tay của mẹ nó. Trong thâm tâm nó bây giờ chỉ mong sao chú Đẹn đừng cười. Nó cẩn thận quay đi chỗ khác. Nó giật mình khi chú Đẹn mở Sâm Panh.
           
              Bàn ăn bày la liệt những món ăn đặc sản thơm phức nhưng cu Tý cũng chẳng thiết. Không hiểu sao nó cảm thấy lo sợ? Giống như tâm trạng của những đứa bé sợ ma. Một nỗi lo sợ vô hình!? Cu Tý chỉ biết nắm chặt lấy tay mẹ.
           
              Chú Đẹn nói sang sảng:
              -Chúng ta nâng cốc chúc sức khoẻ và tình nghĩa. Cạn chén trăm phần trăm để tự tin bước vào giai đoạn “chung lưng đấu cật”. Chúng ta nguyện có phúc cùng hưởng có nạn cùng chịu…
           
              Tất cả đều trang trọng đứng lên, trên tay lăm lăm ly rượu màu hổ phách…Bỗng nhiên, từ trong ngăn kéo của chiếc tủ tường tráng lệ nhà chú Đẹn dội ra tiếng nói ẽo ợt của một cô gái:
              “Bây giờ là mười ba giờ ba mươi mốt phút!”…
                                                               
                                                                     Hàng Giầy Hà Nội
                               
          #5
            hnvatoi 27.02.2008 20:40:02 (permalink)
                                    CHUYỆN CỦA ĐÀN ÔNG
                                       Truyện ngắn : Phạm văn Khôi
                                        (Trong  Vùng xoáy Luân hồi)
             
                Khi biết tôi là tác giả của một bài thơ tình vừa được đăng trên một tạp chí văn nghệ thì cô ta bỗng nhìn tôi với một ánh mắt thân thiện,tình cảm. Với tôi,điều này không còn là cảm giác nữa,mà là bản năng. Tôi hiểu rằng,ánh mắt cô ta đang lóe lên một thèm muốn phiêu diêu tràn ra từ một thân thể khỏe mạnh. hừng hực từ trường gợi cảm ma quái. May thay,ánh mắt ấy vẫn còn le lói một chút trí tuệ. Cô ta ngâm khe khẽ bài thơ của tôi. Nửa như muốn giỡn chơi,nửa như muốn chấp nhận . Dù muốn hay không thì sợi dây đàn tình trong tôi cũng bắt đầu rung động.
                                   “… anh ập đến bất ngờ như cơn gió
                                         em mỏng manh như cọng lá khô
                                         đuổi theo em không biết đến bao giờ
                                          Đừng trách giận em…khô…
                                          Đời lá rụng…”
                Tôi nhủ thầm,cô ta yêu thơ…yêu luôn cả tôi ?!  Tôi được biết,Cô ta là Diệu Li. Một ca sĩ sắp nổi danh. Cô đã ở tuổi ba mươi. Do vậy,gọi là “cô gái” thì có vẻ hơi muộn. Mà gọi là “Đàn bà” thì e hơi sớm. Dù sao…ở Diệu Li vẫn tiềm tàng những mầm mống nổi loạn tình dục. Một sự nổi loạn hết sức thân ái. Diệu Li có thân hình cân đối và chắc nịch,nhưng có vẻ đang mấp mé đến sự phì lộn. Bộ ngực căng tròn được tạo hóa khéo léo đặt trên nền da “bánh mật” thuần khiết. Đây là một biểu hiện cô rất bền bỉ tập luyện hình thể. Dũng cảm cản phá sự tàn phai tất yếu của sắc đẹp. Kẻ thù của họ là thời gian.
                   Diệu Li có đôi mắt lá răm buông thả ,được tiếp nối bằng đường cong mỹ miều của sống mũi. Nó tự nhiên,hài hòa như hoa với lá. Có lẽ,bởi điều này mà trong tôi dâng lên khoái cảm ? Bởi tính tôi vốn đam mê những vẻ đẹp hoang dã,kiểu như gái Digan hoặc những cô gái da đen da đỏ. Không lẽ Diệu Linh có sự pha trộn giữa đen và đỏ ? Thú thật,tôi đã có vợ. Nhưng lạy chúa ! Thử hỏi trên thế gian này…một “Đàn ông” nào nhìn thấy gái lạ,gái đẹp mà không có cảm giác như nhìn thấy “Cá tươi” đang dãy đành đạch trên chảo mỡ  không chứ ?
                Buổi hẹn đầu với Diệu Li đã gây cho tôi một ấn tượng khó quên. Chúng tôi tranh luận với nhau một đề tài tưởng chừng đơn giản nhưng thật ra đầy hiểm hóc. Quan hệ với nhau theo kiểu gì đây ?…Bạn ?…Anh em nuôi ? Tình nhân ?- (Kiểu ăn vụng nhưng chùi mũi cho sạch ). Và rồi sẽ đi tới đâu,về đâu ?
                 Diệu Li cũng đã từng yêu,từng có chồng,nhưng đã li hôn.
             Còn tôi cũng đang có một gia đình,cho dù không lấy làm khả dĩ cho lắm. Thường thì vẫn phải chép miệng làm vui. Nhiều khi tôi cứ tự hỏi : “ Tại sao mình lại dại dột lấy vợ nhỉ ?”
               Bây giờ,tôi đang tiếp nhận một mối tình mới mẻ. Tuy không còn cháy bỏng như tình đầu nhưng cũng có cái thú riêng của nó. Ví như ngày trước tôi ăn món gà mái tơ rán,còn bây giờ tôi đang tìm cách ăn vụng món gà mái hầm ! Tự tin vào những xét đoán của mình,tôi nói với món gà hầm của tôi :
            -         Chúng ta phải thề với nhau rằng…chỉ nói thật với nhau mà thôi.
                Diệu Li trả lời,giọng ngân nga luyến láy như ca trù :
            -         Ở tuổi bọn mình thì…chẳng còn gì để nói dối nữa.
            -         Nói dối là hèn nhát ! - Tôi nhấn mạnh.
            -         Chỉ có hèn nhát mới nói dối ! – Nàng phụ họa.
            …Im lặng một lát, Nàng bỗng nhìn tôi với ánh mắt đắm đuối say nồng…nàng vươn cổ lên…Tôi hiểu rằng nàng muốn chủ động cùng tôi trao đổi một cái gì đó ?…Ôi ! Đôi môi mọng ướt đỏ ựng đang run rẩy tỏa hương. Thằng “đực” trong tôi bắt đầu cựa quậy. Nó vụt bay ra khỏi cái hàng rào vô hình của mặc cảm và khuôn thước cổ lỗ để nổ bùng giữa thực tại. Chúng tôi hối hả hôn nhau. Hôn với đầy đủ ý thức và kinh nghiệm của một cặp tình nhân có số tuổi mà tổng của nó bằng “cổ lai hy”.
                Chính tôi là người ngắt nụ hôn trước bởi tôi chưa bao giờ trải qua một “nụ” nào dài hơi đến thế ! Phải thừa nhận rằng,đàn bà thời nay “hơi” khỏe thật ! Nàng luyến tiếc nhìn tôi với vẻ khát vọng vô bờ,khiến mắt nàng trông dại hẳn đi. Tôi hơi bị hoảng rồi cố trấn tĩnh,dịu dàng nói với nàng giống như một trí thức đức hạnh thổ lộ tâm trạng với một người đàn bà chính chuyên  :
            -         Chúng ta phải thỏa thuận với nhau xem…nên quan hệ với nhau theo kiểu gì cho tiện ?
            -         Yêu !
            Trời đất ơi ! Tại sao cứ phải yêu nhỉ ? Đi “ngầm” có tốt hơn không…Tôi thầm nghĩ như vậy rồi bình thản mồi một một điếu thuốc lá và nói :
            -         Yêu nhau ?
            -         Vâng ! Yêu nhau như thời mới lớn. Đó là thiên đường duy nhất của dục vọng !
            Tôi giật mình bởi câu trả lời của nàng và chợt nhận ra rằng mình đang đú đởn giữa thiên đường.
            -         Em nói chuyện như một nữ sĩ !
            -         Anh cũng nịnh “đầm” khéo lắm !
            -         Em đừng hiểu lầm…tội nghiệp anh !
            Nàng lại sà vào lòng tôi và thể hiện những cảm súc của mình một cách tự nhiên đến nỗi một thằng đàn ông có thâm niên yêu đương như tôi cũng phải e ấp. Thấy tôi chỉ ngồi im rít hết điếu thuốc này sang điếu khác,nàng bảo tôi :
            -         Anh nghiện thuốc lá phải không  ?
            -         Ừ !
            -         Bỏ đi,vừa hại sức khỏe vừa tốn kém !
            Và bắt đầu…nàng tuôn ra nhũng điệp khúc rên rỉ muôn thủa về chủ đề gia đình chẳng khác gì bà xã ở nhà. Tôi tự rút ra một kết luận : Họ giống nhau như đúc ! Tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu mặc cho nàng rên rỉ,tai tôi như chiếc ống bơ thủng cả hai đầu. Kinh nghiệm của những năm tháng “Đẹp duyên” đã dạy tôi cách tự vệ như vậy. Chả lẽ mới chỉ hôn nhau một cái mà đã có quyền “săn sóc” nhau đến nơi đến chốn đến như vậy sao ? Tôi đành phải ngắt lời nàng :
            -         Chiều nay anh mắc họp ban,chúng ta tạm biệt !
            -         Biết ngay mà,các ông là chỉ có hội với họp tối ngày không biết chán ! Mười ông như một !
            Tuy vậy,vừa dứt lời,nàng lại bềnh cặp môi lên…như thể nàng muốn mớm cho tôi quả chín…mắt nàng lim rim chờ đợi. Cảm giác trong tôi chợt thay đổi đột ngột. Tôi thấy đôi môi mọng ướt kia bỗng biến thành một vòng xích đen sì. Đôi mắt lá răm buông thả kia cứ chập chờn như hai viên đạn súng lục…và bộ ngực căng tròn gợi cảm kia bỗng nhú ra hai lưỡi dao nhọn hoắt.
            ..Tất cả ! Tất cả những khêu gợi giới tính ấy vụt hòa vào nhau và hiện diện như hình hài một đao phủ của mọi thời đại. Tôi vùng đứng dậy và lễ phép nói :
            -         Thôi,tạm biệt em !
            -         Ngày mai…giờ này nhé anh ?
            -         Ngày mai,cả ngày họp chuyên môn !
            -         Lại họp !…thứ hai vậy,em đợi anh tại đây…nhớ nhé…thiên đường của em !
             
            Tôi nhảy vội lên xe,gò cổ đạp thật nhanh. Bỏ lại sau lưng một “Thiên đường tình ái”. Bất giác,tôi chợt nhớ đến một câu nói cửa miệng của ông hàng xóm già có đến ba vợ và mười tám người con. Cứ mỗi khi có ai hỏi về gia cảnh,ông ta chỉ lắc đầu và nói :
            -         Ôi ! Thiên đường bãi rác…
             
                                                      Tháng 8/1991

            Đây là chuyện của đàn ông
            Ct.ly không nên đọc, nhưng vì phải đem vào thu viện
             
            Nên cảm phiền hnvatoi đừng phiền hén
             
            Chúc vui
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.02.2008 17:37:15 bởi Ct.Ly >
            #6
              hnvatoi 12.04.2008 17:23:15 (permalink)
                             ÔNG  HÀNG  XÓM  DẠY  CON
                               --------------------------------------
                              Truyện ngắn của : Phạm văn Khôi
                              ( Trong tập: Vùng xoáy Luân hồi)
               
                 Nếu cái mảng cót ép vênh váo kia mà biến thành một bức tường gạch vuông vắn phẳng lì thì tôi đâu còn có cái hạnh phúc được tận hưởng những âm thanh tuyệt diệu của ông hàng xóm tốt bụng !
                 Để vừa được nghe,vừa được nhìn trộm (mô phật !) ,tôi đã bí mật khoét một lỗ nhỏ trên vách ngăn nhà bằng cót ép. Tôi khéo chọn vị trí đến nỗi cả hai gia đình đều không nhận ra. Ở cạnh mới biết,ông hàng xóm của tôi có những kiểu dạy con vô cùng quyến rũ và kì quặc. Trong con người ông,như có một nguồn kiến thức sư phạm vô tận. Có lẽ, ông được Trời phú. Tuy ông bố thì như vậy. Nhưng thằng con trai bé bỏng của ông cũng chẳng phải vừa. Nó không hỗn láo, lêu lổng, nhưng lì lợm và “chịu chơi” hết mực. Tội của nó chỉ là quá say mê với trò chơi điện tử. Say mê đến mức bỏ cả ăn,cả học. Ông hàng xóm của tôi gọi cái máy chơi điịen tử là bộ óc thông minh chết tiệt ! Nó lừa đảo trẻ em khủng khiếp,mê hoặc trẻ em như mụ phù thủy xấu xí. Ông tiên đoán rằng : Đến thế kỉ hai mươi hai thì trẻ em trên toàn thế giới đều lười biếng và cận thị. Có lần ông mắng thằng con :
              -         Mày đừng tưởng tao không dạy được mày đâu nhé ! Khi tao mà kết hợp giữa cương và nhu thì…dẫu người mày có là thép,cũng phải chảy thành nước !
               …Có lần,ông để bát cơm dưới đất,rồi bắt thằng con chống hai tay,úp mặt xuống ăn. Ông bảo…Đấy là  cách “Giáo Nhục” theo kiểu “Lưỡng cẩu tranh phân”.
                   Một lần khác,ông dọa nó :
              -         Nếu mày mà vẫn cứ suốt ngày đi bấm điện tử thì tao sẽ…cưới cho mày một con vợ ! Dứt khoát mày sẽ có vợ !…Mặc dù mày còn lâu mới đủ tuổi kết hôn…nhưng tao cho mày cưới  “chui” !
                 Không hiểu sao,phương pháp này của ông lại có hiệu nghiệm ? ! Nhưng cũng chỉ “cải tà”  thằng bé được trong vòng hai mươi tư tiếng đồng hồ.
                Còn thằng con tôi cứ lấm lép suốt ngày quanh quẩn ở nhà. Có lẽ nó sợ tôi  “gần mực thì đen…” chăng ? Riêng tôi thì cho rằng  : Ông hàng xóm đã làm thay công việc dạy con của tôi.
                    Mấy ngày nay không được nghe thấy tiếng của ông hàng xóm dạy con làm cho tôi cứ thấy như thiêu thiếu một cái gì ? Tâm can cảm thấy nao nao,bứt rứt !…Chẳng lẽ,tôi đã chịu chung số phận với những kẻ xấu số được thiên hạ gọi là  Nghiện ?  Có lẽ vậy,bởi tôi thèm được nghe thấy tiếng rầy la dạy con của ông hàng xóm. Những lúc rảnh rỗi khác,tôi lang thang ngoài phố rình xem những vụ lộn xộn.
                 Có tiếng nói rất nhẹ nhàng  nhưng đầy vẻ thiểu não của ông hàng xóm :
              -         Con vào đây ! Vào…đâ…â…â…đây !
              Tôi lao vào cái lỗ nhòm bí mật lẹ như một con mèo đói vồ chuột.
              -         Bố đã từng khuyên bảo con,đã từng đánh đấm con hàng trăm lần rồi mà con không hề biết nghe lời ! Thôi thì…bố cũng đành để cho cái cục thịt biết đi mới mười ba tuổi trôi theo dòng đời vậy ! Con bằng lòng chứ ? Bố chắp tay chịu thua con…
              -         Con…
               Thằng bé nói lí nhí trong mồm ,tôi không làm sao nghe rõ…
              -         Bây giờ mày ra cửa sổ cầm cái roi mây vào đây !
               Ông hàng xóm của tôi bỗng đổi giọng,rít lên những âm thanh như xoáy vào da thịt.
                Thằng bé run rẩy cầm cái roi mây đã ngả màu vàng óng,đưa cho ông bằng hai tay.
              -         Mày cầm lấy cho thật chặt !
               Thằng bé lộ vẻ ngạc nhiên. Ông chậm rãi nói :
              -         Bây giờ mày bình tĩnh nghe tao nói…Nếu mày còn có chút tình thương nào đối với tao,thì mày nên nghe tao.Bằng không,tao sẽ bóp chết mày…như bóp chết một con muỗi ! ( Thằng bé run rẩy như chiếc roi trên tay của nó )…Mày có biết bây giờ mày phải làm gì không ?…- Mày phải dồn hết sức lực của mày…cái sức lực mà tao đã vun trồng cho  mày mười ba năm qua,để mà…quất vào mông tao…mông cái thằng bố khốn khổ của mày…đủ số roi mà tao đã từng cho mày…rõ chưa ?
                 Vừa nói rứt lời,ông  đã soài sấp ra giường và vạch ra đôi mông xám xịt. Trông nó không giống một thứ thịt nào cả. Tôi thấy trên khuôn mặt khắc khổ của ông giàn giụa nước mắt.
              -         Đánh ! Đánh đi mày ! Hãy vì thương tao mà đánh !
              -         Nhưng…bố có tội gì mà bắt con đánh…bố ơi ! Hừ…hừ…
               Thằng bé bỗng khóc nức nở. Chưa bao giơ tôi thấy nó khóc như vậy. Tôi chợt nhận ra rằng,thằng bé này thật công minh.
              -         Tội gì à ?…có đấy,tội tầy Trời là đằng khác…Đó là cái tội đã không dạy được mày !…Thôi,còn chờ gì nữa.đánh đi…đánh !...
               
              Tôi không còn đủ can đảm để chịu đựng được nữa. Tôi nhoài xuống,lấy tay bịt tai lại. Thằng con tôi đang ngồi im lặng bên bàn học. Nó giương cặp mắt sắc lạnh và đầy vẻ bí hiểm lên nhìn tôi. Tôi cảm thấy ớn lạnh…đột nhiên,tôi lo sợ sờ vào đôi mông của mình…
                  
                      Hôm sau,tôi dậy thật sớm đi mua gạch.
                   
                          Hà Nội 1991
              #7
                Ct.Ly 22.12.2008 05:38:43 (permalink)
                #8
                  hnvatoi 26.02.2009 01:44:06 (permalink)
                   
                                                     Một giấc mơ  
                                             Truyện ngắn của : Phạm văn Khôi
                                                (Trong  Vùng  xoáy  Luân hồi)
                                                       -----------------------------
                   
                      …Một bóng đen xuất hiện giữa nhà làm tim tôi thắt lại. Tôi định vùng dậy để tìm cách chống cự, kêu cứu, nhưng chân tay như bị một sợi dây vô hình trói chặt, ngực tôi như bị một áp lực ma quái đè nén, tôi vẫn cố gào thét nhưng tuyệt vọng. Tưởng như chính cái bóng đen kì quái kia đã làm thân xác tôi bị tê liệt.
                      
                    - Đừng sợ! Ta đến gặp ngươi với thiện ý. Ta cho phép ngươi được nói với ta – Giọng ông ta ầm ầm như tiếng vang của vách núi. Tôi cảm thấy mồm , lưỡi mềm trở lại và, tôi cất lên được tiếng:
                   
                    - Ông là ai mà giữa đêm khuya lại lẻn vào nhà tôi?
                   
                   
                     Người đàn ông kì quái bỗng cất lên giọng cười sảng khoái đến mê hoặc rồi êm như ru tiến về phía tôi.
                   
                  - Ta là Diêm Vương! Thống soái âm phủ!
                   
                  - Diêm Vương gì mà ăn mặc trông như một chú rể vậy?
                  - Ngươi quên rằng ngươi đang sống ở thế kỷ XX  à ? Trần sao âm vậy mà!
                  - Nếu quả thật ông là Diêm Vương, ông hãy cho tôi cử động!
                  - Ta cho phép!
                  Tôi đã làm được theo ý muốn.

                    - Ông cần gì ở tôi, hay tôi đã đến ngày tận số ?
                    - Không! Số ngươi chưa hết. Ta gặp ngươi, chỉ để cảnh cáo ngươi một điều!
                    - Tôi có trêu chọc gì ông mà ông cảnh cáo?
                    - Ngươi là thợ mổ tử thi?
                    - Bác sĩ mổ tử thi!
                    - Tại sao thời gần đây, trần thế các ngươi lại trả về âm phủ có xác chết không còn một tí óc nào cả?
                    - Tôi chưa hề làm điều đó, vả lại công việc này không phải chỉ có riêng tôi.
                    - Nếu vậy, ngươi phải thông báo cho tất cả đồng nghiệp!
                    - Tại sao ông cần óc tử thi đến thế nhỉ?
                    - Bởi vì không có nó, ta không thể xử phạt công minh được. Người đời các người quên rằng: âm phủ đâu phải cõi vĩnh hằng.
                    -Chết xuống âm phủ, theo ông chưa phải là hết?
                    - Đúng! âm phủ, không và chưa bao giờ  là dấu chấm hết: mà chỉ là nơi phân loại để: trừng phạt, cho đi đầu thai thành muôn kiếp và đưa những vong hồn nào thật trong sạch, thật đẹp đến cõi thoát tục.
                    - Như vậy thì cuộc sống thực tại của chúng tôi chỉ là để thử thách sao?
                    - Đúng! Chỉ là một sự thử thách không hơn không kém!
                         Tôi bỗng cảm thấy rùng mình vì cách sống buông thả của mình.
                    - Bây giờ, hình phạt của âm phủ chắc phải rùng rợn lắm nhỉ?
                    - Không rùng rợn lắm đâu. Nó được tính âm ỉ  bằng thời gian múc nước giếng này, đổ sang giếng khác.
                    - Bao nhiêu lâu với một tôi nhẹ, như tham nhũng chẳng hạn?
                    - Chu cha!... Tham nhũng mà bảo là nhẹ à? Riêng cái tội tham nhũng thì hình phạt ở “ dưới này ” tối thiểu cũng là 200 năm gánh nước giếng này đổ sang giếng kia!
                    Tôi lại thấy ngươi mình nổi da gà, thầm nghĩ “dưới ấy chắc phải có nhiều giếng lắm”. Và thương cho cô, dì, chú bác nội ngoại nhà tôi…
                    - Hình phạt tối thiểu là 200 năm…ai mà sống lại được qua cái kì hạn dai dẳng ấy ! ?
                    - Ta nhắc lại với nhà ngươi là : Ở dưới âm phủ,không ai được chết ! Không có sự chết chóc nào cả,không được chết !
                         Nếu những lời ông Diêm Vương “đời mới” này vừa nói là sự thật thì…hỡi ôi ! Bi kịch cho đời rồi ! Để lấy lại chút tình cảm với Diêm Vương,tôi dịu dàng hỏi :
                    - Ông cần óc tử thi làm gì ?
                    - Để phân tích trong một cỗ máy hiện đại mà cả loài người phàm tục các ngươi chưa hề có. Chỉ cần bỏ một gam óc vào máy,sau một phút,ta đã có một bản tuờng trình về người có bộ óc đó.
                    - Tôi tưởng ông có phép thuật thì cần gì đến máy móc ?
                    - Ta không hể có phép thuật mà chỉ có lòng nhân đạo và sự công bằng ! Cái đó ở dưới “Âm quốc” còn quí hơn cả phép thuật.
                    - Như vậy,nếu không có óc tử thi,dù chỉ một gam, ông không thể hiểu nổi những người trên dương thế tốt xấu  ra sao ?
                    - Đúng như vậy ! Ta đành chịu bó tay không phân xử được. Những loại người “xuống đây” không còn óc đó ta phải để riêng ra “khu chờ” cùng với những người tuy còn óc,nhưng với loại óc ấy thì máy móc của ta dù có hiện đại cũng không thể phân tích nổi. Trần thế các ngươi gọi là “óc bã đậu”. Ta gặp ngươi đêm nay cũng vì điều đó.
                        …Vô tình,tôi đã khám phá ra một điềi bí mật vô cùng quan trọng của “Âm Phủ”. Tôi cảm thấy sung sướng và hả dạ,vì cả nhân loại thực tại này chỉ mình tôi biết. Cái điều đơn giản đến ngớ ngẩn mà hàng tỉ người không biết ! Tôi phải tìm cách mà tận dụng nó…Bỗng như có tiếng đập cửa uỳnh uỵch…rồi nhận ra tiếng cô em gái. Tôi vội mở cửa. Vẻ mặt tái dại,hơi thở hổn hển và đôi mắt đỏ ngầu của nó làm tôi giật mình khi nghĩ đến bố tôi ốm nặng đang nằm trong bệnh viện.
                    - Bố vừa đột ngột chết rồi anh ơi !...
                          Vừa nói hết câu,nó đã thảm thiết gào lên những âm thanh hoang dại…rồi nó biến đi như chưa bao giờ xuất hiện.
                    - Trời !...
                          Tôi đau đớn thốt lên,cổ nghẹn lại. Tôi thương bố vô cùng. Mới ở cái tuổi ấy mà ông đã vội vã ra đi. Tôi nghĩ đến bố tôi…Và Chợt nhớ đến những giây phút gặp Diêm Vương vừa qua…Tôi bỗng cảm thấy đã xảy ra một sự ngẫu nhiên đến khó tin ập đến với tôi. Phải chăng,số mệnh đã có nhã ý dành cho tôi lần báo hiếu cuối cùng !?
                           Một ý nghĩ lóe lên trong óc tôi nhanh như tia chớp : “ Phải thay óc cho bố !”  Ở cương vị cúa tôi,công việc này hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng bởi vì tử thi lúc nào cũng sẵn trong nhà xác. Nhưng…thay bằng óc của ai ?..biết người đó lúc sống có trong sạch và đẹp đẽ hay không ? Trời ơi ! Thời buổi này biết tìm đâu ra một tử thi có bộ óc trong sạch bây giờ ?...Hay là tìm hiểu qua bệnh án và lí lịch ? Không được rồi…ai dại gì “thổ lộ” những điều ám muội ra chứ !...Tôi như mê đi trong đau xót,quằn quoại bởi suy tư. Nhưng bằng giá nào cũng phải thay được óc cho bố…nhưng, óc của ai bây giờ ? Óc của tử thi nào mà dĩ vãng phải sống trong sạch,liêm khiết,thanh tao ?...Tôi chợt nhìn lên tường : Một bức tranh “Hài Đồng” …tim tôi như ngừng đập bởi phát hiện tuyệt vời này. Chỉ cần nhìn vào ánh mắt và nụ cười của đứa trẻ thôi,thì những người dù khó tính nhất cũng phải bị khuất phục bởi tính cách hoàn hảo của nó. Quanh đầu đứa trẻ như đang phát ra những ánh hào quang rực rỡ nhất của loài người.
                   
                                                              *
                                                           *      *
                   
                        …Tôi run rẩy tháo đôi găng tay cao su quen thuộc, nhớp nhúa những tinh thể màu trắng của óc trẻ thơ Và những lổn nhổn,lầy nhầy màu xám nhạt óc người già. Công việc trao đổi óc tử thi đã hoàn tất. Tôi lẩm nhẩm khấn vong hồn đứa trẻ xa lạ : “ Thôi,em sống khôn chết thiêng hãy tha thứ cho anh. Đây là công việc bất đắc dĩ anh phải làm…Nếu em rơi vào hoàn cảnh này,chắc em cũng phải làm như vậy !”.
                             Nhìn bộ mặt vàng như sáp,với vóc dáng gầy guộc của bố tôi đang thanh thản nằm. Tôi lại hình dung ra cảnh (nếu tôi chưa kịp thay óc) Bố phải quằn vai gánh nước giếng này đổ sang giếng khác…hàng ngàn năm dưới âm phủ chắc sẽ là hình phạt khủng khiếp nhất mà bố tôi phải chịu. Bố ơi !...yên tâm rồi bố nhé…dù bố có khôn khéo đến mấy,có nhiều “tầng” che chở đến mấy,có bào chữa uyên bác đến thế nào đi chăng nữa thì bố cũng chỉ che đậy nổi trên dương thế phàm tục này thôi. Chứ xuống dưới âm Phủ,bố làm sao giấu được cái cỗ máy tinh vi đến rợn người của Diêm Vương ! Bây giờ,bố đã có bộ óc của trẻ thơ này,bố sẽ nhanh chóng được đầu thai kiếp khác.
                   
                        …Rồi cảnh vắng lặng của nhà xác…bỗng biến thành ảo ảnh của nghĩa trang một buổi chiều ảm đạm…một mình tôi quì trước nấm mồ mới đắp…khói hương bốc lên nghi ngút…mặt trời đã lặn,chỉ còn để lại cho bầu trời một quầng mây bầm máu ngầu bọt…Từng cơn gió lạnh như những mũi kim vô hình xăm vào da thịt buốt nhói…Gió lay động những hàng cây đã trút hết những lá vàng trông thảm hại như những bộ xương người… Tôi bỗng giật mình cảm thấy cô đơn trên cõi sống này,và tuyệt vọng thét lên : “ Khi ta chết…ai là người thay óc cho ta !”
                                                
                   
                           …Tôi choàng tỉnh vì tiếng chuông đồng hồ hối thúc.
                  Ồ !...Hóa ra tôi nằm mơ. Chỉ là mơ sao ? Trong tôi bỗng bừng lên một khát vọng :
                    “ước gì mọi người trên thế gian này…chỉ một lần trong đời được mơ như tôi !”
                   
                                         Hàng Giầy tháng 12…

                  *****

                  http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnvn1nnn2n31n343tq83a3q3m3237nvn

                  Đã mang vào thư viện

                  Chúc hnvatoi luôn vui

                   
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.02.2009 07:37:01 bởi Ct.Ly >
                  #9
                    hnvatoi 21.06.2010 10:24:43 (permalink)
                    Cám ơn đài truyền hình !
                    PVK

                    Tôi không khỏi bất ngờ khi thấy vợ tôi thời gian gần đây chợt thay đổi tính nết đột ngột. Chưa bao giờ tôi được nàng săn sóc và âu yếm như bây giờ. Gần hai mươi nam nay mới xảy ra cơ sự này. Tâm trạng tôi cũng trở nên thích thú, nhưng đôi lúc vẫn cảm thấy nghi hoặc? Bởi vợ tôi vốn có tính hiếu thắng và thưc dụng. Theo tôi, hai đức tính này đều có cái hay, cái dở của nó. Nó hay với những ai có vốn kiến thức rộng và lòng vị tha. Dở với những người đầu óc nông cạn lại muốn hưởng thụ. Vợ tôi rơi vào nhóm người thứ hai. Tôi có tính cẩn thận và chịu nhịn cho nên sự thay đổi của nàng (phải nói là nếu tôi được một điều ước thần diệu thì cũng chỉ cần ước như vậy!) đã làm cho tôi choáng váng mất mấy ngày. Nói thật, đã sống với nhau trong “ tổ ấm ” mười bảy năm ròng và có với nhau bốn mặt con nên tôi có chủ trương: sống trong hòa bình. Không nói xấu nhau. Chúng tôi có bốn mặt con, chắc mọi người nghĩ rằng vợ chồng tôi luôn “ vỡ kế hoạch ”? Xin thưa rằng : Không ! Vợ tôi sinh hạ đúng hai lần. Lần đầu thì đã “ ruộng sâu trâu nái… ” nhất! Một đại Kiều. Lần thứ hai cũng sau năm năm, nhưng thật là có lộc. Vợ tôi đẻ ríu ba! Thượng Kiều, Trung Kiều, Tiểu Kiều. Hàng xóm, họ hàng thán phục bọn tôi sanh đúng sách Tàu: “Tứ nữ bất bần!” Vì sự giàu có mai sau cho nên chúng tôi quên cả nỗi buồn con gái.
                    Nhiều đêm, tôi thao thức vì sự biến đổi hoàn hảo của vợ tôi. Tôi điểm lạ những sự kiện điển hình để khẳng định xem do đâu mà có.
                    Lần đầu, nàng có bàn bạc với tôi xin phép tôi cho nàng đi học và mở cấp tốc tiệm uốn tóc ngay tại nhà. Mười bảy năm có lẻ sống chung, bây giờ mới thấy nàng “ xin phép ”. Tôi bảo:
                    - Nhà mình ở lầu ba khu tập thể. Khách nào có đủ bản lĩnh để trèo lên mà uốn tóc, sửa móng tay?
                    Bàn tay nàng dịu dàng vuốt lên mái tóc rễ tre của tôi, nàng nói:
                    - Miễn là anh dồng ý! Em có đủ trí thông minh và lòng kiên nhẫn để làm việc này. Em muốn góp thêm sức lực của mình để cho anh đỡ vất vả.
                    Tôi có cảm giác mình là một nam min tinh màn bạc đang vào vai nữ minh tinh. Làm sao mà tôi dám dùng chữ: Không!
                    Chẳng biết nàng học được nghề ở đâu mà nhanh thế? Chưa đầy một tháng, nàng đã lôi về vô số đồ nghề để thực tập. Nang đốt cháy giai đoạn hết sức ngoạn mục. Nàng đè cổ bốn cô Kiều của chúng tôi ra để thực hành. Vài hôm sau, tôi như sống trong một tổ hợp hóa chất. Mùi thuốc uốn tóc, mùi sơn móng tay, mùi keo xịt, mùi gôm, mùi tóc cháy… chúng tổng hợp với nhau tạo thành một thứ cực hình cho đường hô hấp. Tôi nửa sống nửa chết, nhưng vẫn thản nhiên im lặng. Kiên nhẫn “ ngậm bồ hòn làm ngọt ”. Nàng có vẻ biết điều đó, cho nên nàng càng gia tăng “ cơi nới ” tình cảm! Đi làm về, thay vì trăm công ngàn việc như ngày trước… bây giờ tôi chỉ còn một việc là ngồi nghỉ để hưởng thụ một chế độ săn sóc tuyệt đối. Ngay cả việc cởi giày, tôi cũng không được phép! Tôi cảm tưởng mình như một ông vua tám tuổi. Đàn con gái của tôi bỗng biến thành một lũ nô lệ. Bởi mẹ của chúng đã xiềng xích tư tưởng của các con bằng chính cái xích vô hình mà nàng tự cột vào cổ mình. Tôi thấy thương các con quá, nhiều lúc lén rơi rớt nước mắt, nhưng vẫn phải im lặng vì tôi không thích sóng gió. Tôi yêu hòa bình, quyêt không xích mích với vợ, không nói xấu nhau.

                    Tôi trở về nhà sau một tuần lễ đi kiểm tra một số thiết bị điện tử ở một công ty ngoại tỉnh ( tôi là một kĩ sư điện tử ). Vợ và con đón tôi ở chiếu nghỉ tầng hai. Cả một bầy ong cái quây lấy tôi. Vo ve, nhốn nháo. Bọn trẻ giằng nhau xách túi đồ. Còn vợ tôi, nàng dìu tôi lên như dìu một bệnh nhân mới mổ bao tử. Dòng xoáy của sự săn sóc cẩn thận khiến tôi chóng mặt. Có lẽ, sau một tuần không được săn sóc ai, cho nên tần số tình cảm dao động lên hết cỡ? Khi tôi được rửa mặt xong mới nhận ra trang trí nội thất phòng khách đã thay đổi hoàn toàn. Tất cả các cửa có bản lề giờ đã thay bằng cửa đẩy. Bộ bàn ghế quá khổ mà tôi mua thanh lý dược ở một nhà hàng vỡ nợ cũng biến như một phép lạ. Có sáu miếng thảm được trải quanh một chiếc bàn thấp lè tè trông rất lạ. Khung cảnh này, tôi ngợ là đã gặp ở đâu thì phải? Không để tôi kịp hoàn hồn vợ tôi đã lễ phép nói:
                    - Anh ngạc nhiên lắm phải không? Vấn đề là gọn, đơn giản và tiện trong sinh hoạt.
                    - Không sao, không sao! Thoáng mát lắm. – Tôi lắp bắp.
                    Tôi đang định hỏi thăm nàng về công việc làm đầu, vì tôi nhìn mãi không thấy bóng dáng của những đồ nghề. Ngửi mãi mà vẫn chưa phát hiện ra cái mùi ngai ngái khai khai của “ nước quỉ ” thì nàng đã nói, như đoán ra ý tôi:
                    - Em đã quyết định thôi cái nghề làm đầu rồi! Vì khi làm em mới phát hiện ra tay em bị “ hỏng ”. Bà ngoại bảo hồi nhỏ em đã có tật ở khuỷu tay, anh nhìn xem này…
                    Nàng nắm tay phải lại. Tôi nhìn thấy cánh tay hơi cong và các ngón tay run lẩy bẩy. Tôi mừng quá! Thế là nàng đã bỏ nghề uốn tóc. Tôi thầm cảm ơn trời Phật đã phù hộ độ trì cho tôi, đã sai khiến nàng bỏ nghề uốn tóc! Trời ơi… mừng quá! Trong lòng tôi tưng bừng rộn rã cứ như tâm trạng của một người trúng xổ số. Chỉ thiếu chút nữa tôi đã quỳ dưới chân nàng để tạ ơn.
                    Bốn đứa trẻ đã vào buồng trong. Chỉ còn tôi và nàng. Nàng ấn tôi xuống thảm rồi lả lướt trong bộ đồ Kimônô sang phía bên bàn đối diện với tôi. Nàng không ngồi xếp chân chữ ngũ như tôi. Nàng quỳ xuống thảm. Tôi cảm thấy ngờ ngợ răng mình đang ở một khung cảnh nào đấy mà đã thấy ở đâu? Tôi chưa kịp cảm nhận điều gì, nàng đã bảo:
                    - Em xin phép anh ngày mai cho em đi buôn cá!
                    Tôi ngạc nhiên đến sững cả người.
                    - Em định đi buôn cá ?
                    Tuy tôi hỏi nàng, nhưng trong thâm tâm tôi cứ nghĩ là nàng nói đùa.
                    - Giá ở biển thì tốt biết mấy. Nhưng mình ở trong đất liền thì buôn cá hồ vậy.
                    Giọng của nàng nghe chắc ăn lắm. Nàng không thể nói đùa.
                    - Em định bỏ nghề rệt thảm à?
                    - Có việc đâu anh, em tranh thủ buôn cá buổi sáng, chiều về đi làm.
                    - Cá ở các hồ trong thành phố đều do quốc doanh quản lí, em buôn sao được?
                    - Ừ nhỉ… vậy thì, em buôn cá cảnh vậy! Làng Yên Phụ đầy.
                    Tôi không ngờ nàng lại xoay trở nhanh như vậy. Nhưng đến đây thì không khỏi hồ nghi về cái đầu của nàng. Không hiểu vì động cơ gì mà nàng bỗng dưng làm trò làm ve dữ như vậy? Chả lẽ trong cái đầu kia có con IC nào bị chập? Hay điện áp nguồn cấp cho bộ não bị đoản mạch? Tôi trộm nhìn nàng và tự nhủ thầm: Không! Nàng vẫn tỉnh lắm. Vả lạ, mọi thay đổi và khát vọng của nàng đều hướng thiện, đậm đà nữ tính. Hơn nữa, những ngày vừa qua tôi sống như mơ. Nàng quyết định đi buôn cá cảnh! Tôi ủng hộ nàng.
                    - Buôn cá cảnh được đấy! Anh sẽ đi vớt giun và bọ gậy.
                    Nàng cảm động thổn thức:
                    - Ôi! Anh Văn Lâm… anh thật tốt quá, em cảm ơn anh vô cùng!
                    Không hiểu sao, tôi vẫn có cảm giác rằng những gì xảy ra chỉ la phù phiếm, rằng tôi đang bị rơi vào một vai diễn bất đắc dĩ, và cái cảm giác vẫn ngờ ngợ vẫn cứ luẩn quẩn trong đầu…
                    Bỗng gái lớn Đại Kiều của tôi xuất hiện. Nó cũng uốn éo trong bộ Kimônô màu hoàng yến trông hệt như cô gái Nhật, giữa một khung cảnh Nhật. Bộ nhớ của tôi bỗng gia tăng hoạt động. Tất cả những cái ngờ ngợ luẩn quẩn trong đầu bấy lâu nay như được giải mã?
                    Tuy nói nhỏ, nhưng tôi nghe rất rõ.
                    - Thưa mẹ! Đã đến giờ ti-vi chiếu phim O-Sin, mời mẹ vào xem.
                    Nàng vội vàng đứng dậy, đôi mắt rực lên những thèm muốn thực sự.
                    Nàng xúc động nói với tôi:
                    - Em xin phép anh… em vào xem phim
                    - Em cứ tự nhiên, vào xem đi!- Tôi lắp bắp.
                    Trong lòng tôi bỗng lâng lâng một niềm vui khó tả. Cái ngờ ngợ luẩn quẩn tôi bây giờ không còn gì nữa. Tất cả là sự thật. Vợ tôi đã “ đẹp ” lên nhờ vào tấm gương cô gái Nhật có tên là O-Sin trong bộ phim cùng tên đang rền rĩ chiếu trên ti-vi. Nàng đang học cách tự vươn lên của một cô gái thông minh và tự tin. Có thể, có những cái nàng “ rập khuôn ” thái quá. Nhưng nàng đã tỏ ra trí tuệ ở cái đoạn học O-Sin đi buôn cá cảnh. Rõ ràng, tôi đang sung sướng thật sự bởi một phần cuộc đời tôi (là nàng) đã bắt sáng.
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.06.2010 10:41:43 bởi hnvatoi >
                    #10
                      Ct.Ly 25.06.2010 21:47:25 (permalink)
                      #11
                        Chuyển nhanh đến:

                        Thống kê hiện tại

                        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                        Kiểu:
                        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9