Bún Thang
HongYen 05.02.2008 12:39:07 (permalink)
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=329379&mpage=1&key=&#329379
 
 
Kính Chúc Quý Bạn Vui Xuân Mậu Tý
 
 
Nhân tiện giúp HY câu hỏi:
 
* Tại sao lại gọi bún thang?
 
* Ngày Mùng Ba Tết phải cúng Tổ tiên bún thang.
 
* Tại sao Miền Nam kiêng cữ cúng bún ba ngày Tết?
 
Đa tạ
#1
    Ngọc Lý 12.02.2008 08:03:47 (permalink)

    http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=329379&mpage=1&key=񐚣


    Kính Chúc Quý Bạn Vui Xuân Mậu Tý


    Nhân tiện giúp HY câu hỏi:

    * Tại sao lại gọi bún thang?

    * Ngày Mùng Ba Tết phải cúng Tổ tiên bún thang.

    * Tại sao Miền Nam kiêng cữ cúng bún ba ngày Tết?

    Đa tạ



    Em nghe chị Hồng Yến xin "đa tạ" thì chạy vào thử vận may xin tiền lì xì đầu năm nè. Chị Hồng Yến nhớ "đa tạ " nhen...

    1/ Tại sao gọi là bún thang?

    "Thang" , theo tự điển chữ Nôm, là nước lèo thật ngon.

    thang

    U+6c64
    0085 thuỷ
    hot water; soup, gravy, broth
    nước dùng nóng và thật ngon

    Do đó, trong món bún thang, điều chú trọng không phải ở các món linh tinh hay tới 20 gia vị phụ thuộc gì gì đó theo các bài viết về bún thang sau này, mà là ở Nước Dùng, (hay nước lèo).

    Một nồi thang ngon, nước lèo phải có đủ vị ngọt của Heo (động vật có vú), Gà (động vật có cánh), Tôm / Mực (hải sản), Cà cuống (lớp giáp xác), và vị thơm của rau răm, hành ngò.

    Trong các cách nấu thang do chị Hồng Yến tìm thấy, em không thấy người dạy chú trọng đến cách nấu nước lèo, mà chỉ bị chi phối bởi cách linh tinh phụ thuộc, tức là chúng ta đã mất đi cái tinh túy của món thang rồi.

    Khi nấu thang, phải hầm sườn heo, luộc nguyên con gà, và phải cho vào nồi nước một vài con mực khô, cũng như khi ngâm tôm khô làm ruốc bông, thì dùng nước ngâm tôm ấy thêm vào nước lèo đun chung, cho đủ vị ngọt. Những nhà giàu có điều kiện, thì còn ngâm nấm đông cô, lấy nước và cho vào nồi thang.

    Khi nấu nước dùng, nên nướng củ hành tây, và cho vào cho nước thơm và ngọt.

    Vị thang ngon, là trong nước dùng có đủ các vị hòa hợp với nhau, giúp người ăn chỉ húp một thìa nước thì thấy thấm thía bổ dưỡng đến tất cả lục phủ ngũ tạng

    Trong sách sử ngày xưa, một người Tể Tướng phải là người có tài "điều thang", tức là có khả năng điều hợp cho mọi yếu tố trong xã hội hòa hợp nhau, để người dân cùng khổ được hưởng cái ngon ngọt, bố lành của đời sống thiết thực.

    2/* Ngày Mùng Ba Tết phải cúng Tổ tiên bún thang.

    Mùng Ba hay Mùng Bốn Tết, là ngày "tiễn ông bà" về trời, sau khi đã đón ông bà về chơi với con cháu từ ngày 30 tháng chạp. Do đó, theo tục lệ, ngày này con cháu trong họ quây quần đông đủ, và nấu một nồi thang cho ngon, đủ mọi vị của trần gian, để tiễn ông bà, cũng như chia sự đầm ấm cho họ hàng, gia đình.

    3/ * Tại sao Miền Nam kiêng cữ cúng bún ba ngày Tết?

    Người Nam mình tin rằng những gì chúng ta ăn ngày đầu năm, sẽ có ảnh hưởng suốt cả năm. Bún bị xem là một món "rối rắm", vì sợi này dính chằng sợi kia, khi gắp bún nhiều khi không tìm ra đầu mối . Có lọai bún vụn bị gọi là "bún rối" càng dính vào nhau không rời. Do đó, theo lối "có kiêng có lành", người ta sợ "ăn bún rối ruột " , đầu năm ăn tô bún thang, cả năm gặp nhiều điều rối rắm. 

    Trên thực tế, bún tại Việt Nam nếu để qua ngày hôm sau thì chua, ăn dễ đau bụng. Ngày Tết tại miền Nam khí hậu có khi rất nóng. Mà các hàng bún thì đóng cửa, không làm bún tươi. Nên mua bún từ ngày 29, 30, khi còn chợ, mà để đến ngày mùng ba mới nấu món bún thang thì... than... ôi... coi chừng đau bụng...  

    Miền Bắc trời lạnh, có lẽ ít bị vấn đề này.

    Tại các xứ như Seattle, lạnh quanh năm mà còn luộc bún khô, thì không sợ bún bị chua, nên có thể ăn bún quanh năm và... rối ruột quanh năm ...

    Trả bài rồi đó,

    Chúc chị Hồng Yến năm 2008 điều thang ngọt ngào,
    không bao giờ bị rối ... bất cứ trong chuyện gì ...

    (chị lì xì đi nè... )


    <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.02.2008 08:07:12 bởi Ngọc Lý >
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9