Mậu Tý * Chuột
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 26 trên tổng số 26 bài trong đề mục
Quang Khôi 09.02.2008 12:44:21 (permalink)
Ngày Xuân Năm Chuột Nói Chuyện Chuột Mèo của Tuổi Thơ Khắp Thế Giới
(Jan 31, 2008) -

- Thương tặng các Cháu: Ben, Gia Hân, James Tú, Emily Tuyền và Thành Đạt -
 Với những Mùa Xuân đầu đời của tuổi thơ trên đất Mỹ.
* Nguyễn Tấn Lai
 

Mèo với Chuột là hai con vật mà ai ai cũng biết. Ở miền nông thôn, người Việt chúng ta có nhiều lúa, gạo, đậu, bắp, khoai, chất chứa tứ tung, ngoài sân, ngoài đồng, trong vựa, trong kho, trong bếp, đó là những chỗ mà Chuột rất thường lui tới kiếm ăn. Còn Mèo là con vật mà nơi nào có Chuột là có Mèo. Mèo là một trong bảy con vật mà người Việt vùng nông thôn thường nuôi ở trong nhà và được coi như gần gũi với người như: Trâu, Ngựa, Dê, Gà, Chó, Heo, Mèo. Bảy con vật nầy cũng là biểu tượng trong bộ giáp 12 con, nhưng "Bộ Giáp Thập Nhị Can Chi" lại bắt đầu bằng con Chuột. Đó là Tí, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Nhưng tại sao trong 12 con giáp lại bắt đầu bằng Tí (Chuột), mà không phải Mẹo (Mèo) hay con gì khác? Như vậy chắc là ẩn chứa một ý nghĩ gì đây? Tí là nhỏ (tí xíu, tí tị, tí ti), có nghĩa là còn trong trứng nước, ý nghĩa khởi đầu của vạn vật mà trong đó có con người. Cho nên Chuột tức Tí là ý nghĩa con người ở giai đoạn "Có" với ý nghĩa hiện hữu trong hình thể "Bào Thai" nhưng cũng là ý nghĩa "Tiên Khởi", ưu tiên, dẫn đầu với thiên chức để con người làm chủ.



Mèo với Chuột khác nhau và đối nghịch nhau từ hình hài đến bản chất, lẫn bản tính như Trời với Đất, như Âm với Dương . Nhưng lại giống nhau vì Mèo và Chuột cùng sống với nhau trong một lãnh thổ và đôi khi lại sống chung cùng một nhà.
Chuyện kể rằng ngày xưa Chuột được Ngọc Hoàng cho giữ chức quản lý giữ kho lúa trên trời. Thãnh thơi lại có quyền vào ra kho lúa của Trời nên chuột cứ thong dong dẫn cả ba họ vào kho ung dung ăn lúa no nê mà không phải vất vã lùng sục kiếm ăn. Tức giận, trời bèn đày chuột xuống Hạ Giới và sai giữ lẫm thóc của nhân gian. Nhưng chuột là loài không đáng tin cậy, có được chìa khóa lẫm thóc của nhân gian, một lần nữa chuột lại đưa cả nhà vào lẫm thóc của người và rã rích ăn no nê nên người đời đã có câu than rằng

Chuột kia xưa ở nơi nào
Bây giờ ăn lúa nhà tao thế nầy?

Người chua xót đem sự việc than với Vua Bếp. Vua Bếp bèn bắt chuột đem lên Trời và tâu với Trời rằng:
- Chuột nầy vốn của Thiên Đình, sao Thiên Đình lại thả nó xuống Hạ Giới?
Trời nói:
- Ừ, trước nó ở trên nầy giữ kho thóc cho ta. Nhưng bởi nó đã ăn vụng lúa của ta nhiều lắm nên ta không cho nó ở trên nầy, ta đuổi nó xuống hạ giới để cho nó giữ lúa dưới ấy.
Vua Bếp bèn tâu:
- Nó xuống dưới đó lại ăn vụng hại lắm. Lúa của Trời thì nhiều còn lúa của Người thì ít. Của Trời nó ăn không hết chớ còn của Người nó cứ ăn mãi, thì có ngày hết cả. Người đến chết đói mất. Vậy xin bây giờ cho nó về lại Trời là phải.
Trời nghe tâu phán rằng:

- Không được, Ta phải đuổi nó đi cho xa, Ta không thể cho nó ở lại trên nầy nữa. Thôi vậy thì bây giờ có một cách: Ta có một con mèo, Ta cho chú đem xuống Hạ Giới để khi nào nó ăn lúa của nhân gian thì thả mèo ra cho nó bắt chuột, rồi gầm gừ ăn chuột đi, còn khi nào nó không muốn bắt chuột thì bảo chú mèo cứ gầm gừ kêu "Nghèo, Nghèo, Nghèo...", thì chuột sẽ sợ mà bỏ đi. Vua Bếp lạy tạ, rồi đem Mèo và chuột xuống hạ giới.

Thành thử bây giờ khi nào mèo rình bắt được Chuột thì Mèo cứ "Gầm gừ, gầm gừ" và khi nào không bắt được chuột thì Mèo kêu "nghèo, nghèo, ngèo...". Nhưng mèo nghĩ lại thì giận vì bởi Vua Bếp mà Mèo phải xuống Trần Gian. Nhưng Mèo chẳng làm gì nỗi Vua Bếp nên chỉ có cách là thỉnh thoảng mèo vào giữa đống tro bếp để phóng uế và lại bị bà Chủ Bếp xách chổi chà rượt đánh tơi bời.

Ở Mỹ không có tro bếp nhưng mèo lại chạy nhảy làm bể đồ đạt trong nhà và cũng bị bà chủ nhà vát chổi rượt đánh thê thảm như những chuyện kể trong Tom and Jerry! Có lẽ hai nhà hoạt họa William Hana và Joseph Barbera hiểu rõ được rằng Mèo và Chuột là một cặp oan gia nhưng lại ở chung cùng một nhà nên mới nẩy sinh ra cơ hội muốn làm giàu bằng cách vẻ chú Mèo Tom và chú Chuột Jerry trong một loạt phim hoạt họa Mèo và Chuột để cho trẻ em ở chốn nhân gian xem, cười vui, chóng lớn, ăn no ngủ ngon. Cha mẹ hài lòng tiếp tục sinh thêm các con khác và thêm nhiều tiền vào túi của Joseph và William.

Tom và Jerry là bộ phim hoạt hình nhiều tập của điện ảnh Mỹ, được sáng tạo, viết kịch bản và đạo diễn bởi hai nhà làm phim Hoạt Họa là William Hana và Joseph Barbera. William Hana (1910-2001), quê thị trấn Melrose, Bang New Mexico. Ông nguyên là một kỷ sư kiến trúc. Nhờ vào khiếu bẩm sinh và yêu thích Hoạt Họa nên bỏ nghề kiến trúc đến làm Giám Đốc phòng Hoạt Họa cho hãng phim MGM kể từ năm 1937. Joseph Barbera (1911-2006) là người gốc New York City. Joseph và William đều vào làm cho hãng MGM cùng một thời và cả hai đều có thiên tài về hoạt họa. Họ thực hiện phim hoạt họa "Mèo Chuột" lần đầu tiên mang tên Tom and Jerry vào năm 1939 và tiếp theo hai người nầy đã thực hiện được một loạt 167 phim thuộc loại nầy trong thời gian từ 1940 đến 1957. Ngoài ra hai người nầy cũng rất nổi tiếng với những loạt phim hoạt họa khác như The Flinstones, Yogi Bear và Huckleberry Hound. Phim Hoạt Họa Tom and Jerry đã đoạt dược 7 giải Oscar về điện ảnh trong thời gian từ năm 1943 đến năm 1952. Đến năm 1967 thì loạt phim "Thần Tượng Của Trẻ Em" nầy chấm dứt. William Hana qua đời vào năm 2001 và một "nửa còn lại" của Tom and Jerry là Joseph Barbera thì mới qua đời ngày 18 tháng 12 năm 2006 với tuổi đời 96.

Tom and Jerry là loạt phim hoạt hình nổi tiếng về những cuộc đuổi bắt hấp dẫn của Mèo và Chuột được cả trẻ em và người lớn trên toàn cầu ưa thích nhất. Tom and Jerry là một sự kết hợp tuyệt vời nhất giữa hai con vật có truyền thống chống đối nhau. Bằng cách thể hiện rất dí dõm, rất sáng tạo và những phương thức giải quyết được mọi tình huống khó khăn rất thông minh. Sự thể đã thuyết phục được khán giả của mọi lứa tuổi.

Có lẽ cái tên Mèo Tom và Chuột Jerry đã quá quen thuộc với các bạn nhỏ. Đôi oan gia nầy, cả ngày không biết làm gì chỉ suy tính kế sách "chơi" đối phương. Bề ngoài có vẻ như là một trò chơi của kẻ mạnh và kẻ yếu, vì khi cả hai đứng kế cận nhau thì ngoại hình có một sự khác biệt khá lớn. Khiến người xem phát hiện được rằng thế giới nầy thật không công bằng biết bao. Nhưng sự thật thì hoàn toàn trái ngược vì kẻ chiến thắng bao giờ cũng là chú chuột nhắc Jerry nhỏ bé nhưng đầy thông minh, xảo quyệt và mưu chước hơn chú mèo Tom to lớn nhưng rất ích kỷ và ngu ngốc. Tuy họ là một cặp oan gia không đội trời chung nhưng có đôi lúc họ cũng trở thành bạn bè, điều nầy mang đến cho người xem một hương vị mới mẻ! Chuỗi phim Tom and Jerry rất dài với nhiều tập không thể kể xiết nhưng tập nào cũng đều được khán giả ưa thích.

Mỗi tập phim của Tom and Jerry hầu hết đều tập trung xung quanh việc một chú Mèo tên là Tom đuổi bắt chú Chuột tên Jerry để rồi kết qủa là sự đổ vỡ, ngổn ngang, trong nhà. Một số lý do để Mèo rượt bắt Chuột trong chuỗi phim Tom and Jerry là:
- Đói bụng.
- Thù hằn giữa Mèo và Chuột.
- Mèo được bà chủ giao cho nhiệm vụ bắt Chuột.
- Khoái trá được dày vò Chuột (Jerry).
- Trả thù vì những lần bị Chuột nhắc (Jerry) làm cho thân tàn ma daiĩ.
- Tức tối vì bị Chuột làm hỏng những kế hoạch đen tối như khi Mèo Tom tìm cách bắt nấu Cá Vàng hay Vịt con.
- Hiểu lầm. (Trong các phim bắt đầu bằng cảnh Tom và Jerry đang thân thiện nhau)
- Tống khứ Jerry đi nơi khác để tiện việc tán tỉnh các cô Mèo dễ thương khác.
- "Cần" Jerry, như việc dùng Jerry làm mồi câu cá. Làm qủa banh đánh Golf.
- Dùng Jerry làm quà tặng cho cô Mèo hoặc làm vật thí nghiệm để dạy cháu cách bắt chuột.
- Tranh dành ảnh hưởng với các Mèo khác để bắt Jerry.

Mèo Tom ít khi nào bắt được Chuột Jerry. Bởi vì Chuột Jerry có cái đầu láu cá, khôn ngoan và thỉnh thoảng là bởi sự ngốc nghếch của Mèo. Chuỗi phim cuốn hút người xem nhờ những tình huống khôi hài: Mèo Tom dùng đủ mọi thứ như rìu, súng, chất độc, bẫy chuột, phó mát... để bắt Chuột Jerry trong khi đó Chuột Jerry tuy rằng vắt chân lên cổ chạy trốn nhưng cũng không vừa. Chuột Jerry vẫn gài bẫy lại Mèo Tom như dập bàn là, dập tảng thép làm Tom dẹp như con tép, nhét đuôi Tom vào ổ điện hoặc bày mưu để cho bà chủ và con chó Ngao khổng lồ đánh cho Mèo Tom những trận tơi bời.

Trong Tom and Jerry định luật về vật lý của Newton được áp dụng triệt để bằng hình ảnh làm cho các trẻ em cười vỡ bụng. Mọi vật ném ra không trung thì giữ nguyên vị trí của nó cho tới khi vật đó nhận ra được tình thế của mình và sau đó mới rơi vút xuống. Ví dụ như:

- Trong loạt phim Tom and Jerry với rất nhiều cảnh không kể xiết. Mèo Tom hay Chuột Jerry lỡ trớn nhảy khỏi một tầng lầu thật cao của tòa nhà thì phải ngồi ngơ ngác một lúc với nhiều dấu hỏi, chấm than xuất hiện đầy trong đầu rồi sau đó mới "bụp" rơi xuống với vận tốc thật nhanh chừng 1000 mét trong 1 giây đồng hồ.

- Tất cả mọi chuyển động tiếp tục chuyển động cho tới khi bị chắn bởi một vật rắn nào đó. Điều nầy thì rất thường xuyên.

- Mọi vật chạy qua vật rắn đều để lại một lỗ giống hệt hình dáng của vật đó trên vật rắn. Như việc Chuột Jerry chạy lại gần cánh cửa thì đột ngột đổi hướng. Trong khi đó Mèo Tom vẫn ráng sức đuổi theo thì "Rầm" một cái hình Mèo Tom được in trên cánh cửa như là người ta dùng cưa khoét hình mèo.

- Thời gian chuyển động của một vật sắp rơi lớn gấp 20 lần thời gian mà vật đó phải rơi từ trên xuống dưới. Ví dụ: Jerry ném một cái bình thủy tinh từ trên bàn xuống để dọa Mèo Tom - Vỡ là toi mạng với bà chủ nhà - Sau đó Jerry chạy ra gõ gõ vào Tom rồi chỉ vào cái bình thủy sắp rơi xuống. Lúc nầy Mèo Tom mới lao vút với vận tốc rất nhanh để đở lấy chiếc bình.

- Mọi định luật đều thay đổi thông qua sự sợ hãi hoặc đau đớn. Mổi khi Tom đóng búa nhầm vào tay, hay bị Jerry đốt đuôi thì ngay lập tức chú Mèo Tom bị bay thẳng lên trên với tốc độ thật nhanh rồi mới rơi xuống trở lại vân...vân...
Ít ai đồng ý là Chuột và Mèo có thể sống chung hoà bình với nhau nhưng mối thù truyền kiếp giữa Mèo và Chuột "có thể" trong một tương lai rất dài sẽ không còn nữa bởi mới đây các nhà khoa học thuộc Đại Học Tokyo (Nhật) cho biết là họ đã thành công trong việc làm mất bản năng sợ sệt của loài Chuột khi ngửi thấy mùi hoặc có sự hiện diện của Mèo. Giáo sư Ko-Kokobayakowa cho biết rằng những chú Chuột bị cắt bỏ một số tế bào khứu giác nhờ kỷ thuật biến đổi các "Gene" thì không biểu hiện bất cứ sự sợ hải nào trước Mèo. Chuột trở nên bạo dạn và tiếp cận với Mèo nhiều hơn thậm chí còn nô đùa với Mèo. Bằng chứng là viện khoa học của Đại Học Tokyo đã trình làng nhiều bức hình trong đó các chú Chuột đang nô đùa với Mèo rất thoải mái. Nhưng các nhà khoa học Nhật không nói gì về chú Mèo trong hình. Có thể là như là con Mèo đó đang lúc no nê không thích ăn chuột hoặc là con Mèo đó được sống với Chuột từ lúc sơ sinh nên chú Mèo đó quên mất "mối thù" với Chuột. Chứ còn nói rằng Mèo và Chuột sống chung hòa bình thì e rằng khó mà thực hiện được!

Thượng Đế từ thời tạo Thiên lập Địa đã sinh ra loài Mèo với trách nhiệm là bắt Chuột để ăn vì Chuột là sinh vật sinh đẻ nhanh nhất và phá hại tài sản của loài người nhiều nhất. Vì trách nhiệm quá nặng nề và với bản tính cố hữu là lười biếng nên Mèo sợ rằng sẽ không làm hết được nhiệm vụ nên xưa có câu chuyện rằng. Một ngưòi làm việc ác đức và khi chết bị đầy xuống địa ngục và sau khi bị mọi cực hình dưới âm ti. Diêm Vương cho anh nầy đầu thai trở lại trên dương thế qua kiếp con Mèo để suốt ngày phải đi bắt Chuột giúp đở loài người không bị thiệt hại mùa màng, ngũ cốc để đoái công chuộc tội. Nhưng Mèo vì có bản tính lười biếng nên người nầy thưa với Diêm Vương xin được làm còn Mèo Đen (Mèo Mun) và ở mũi có một chấm trắng. Diêm Vương ngạc nhiên hỏiủ rằng tại sao lại muốn làm con mèo như vật? Người sắp được đầu thai làm kiếp Mèo bèn tâu với Diêm Vương rằng: Làm Mèo Mun để Chuột không thấy được và chấm trắng thì Chuột tưởng đó là hạt cơm nên bò tới sát để ăn và nhân thể Mèo cứ "ngoạm" luôn chú chuột mà không phải đi lùng sục và rình mò gì hết cho mất công!

Sự thật về Mèo và Chuột là hai sinh vật chẳng bao giờ sống chung cùng với nhau trong bất cứ trạng huống nào nhưng trong lối suy nghĩ của hai nhà hoạt họa Joseph Barbera và William Hana trong chuỗi phim Tom and Jerry đã làm được một việc là cho người xem, quan sát được trên nhiều khía cạnh rằng Mèo và Chuột là một tình bạn tuyệt vời, một món quà đầy ý nghĩa cho giới tuổi thơ và đôi khi cho cả người lớn. Trong Tom and Jerry người xem thấy rằng lúc nào Mèo và Chuột cũng bất đồng, cũng đánh lộn với nhau rất hóm hỉnh chứ không phải là máu chảy đầu rơi và điều đó làm giới trẻ và cả người lớn khi xem đều cười rất nhiều. Lại có lúc Tom and Jerry liên kết lại với nhau để cùng hợp tác làm một công việc gì đó chẳng hạn như để chống lại bà chủ nhà thì lúc đó người xem thấy được rằng gặp lúc khó khăn chúng phải dựa vào nhau như hai người bạn thân thiết. Đó là điều rất ý nghĩa.

Bởi thế cho nên nếu sự việc xảy rằng một ngày nào đó Mèo Tom phải rời xa Chuột Jerry thì Tom sẽ nghĩ gì? Chắc chắn rằng Tom sẽ thấy rất hụt hẫng! Một mất mát rất lớn trong đời sống hằng ngày của Tom không thể thiếu được. Đâu rồi con Chuột mà suốt ngày "Chơi" mình, suốt ngày Tom phải rượt đuổi đến rã rời. Tom sẽ thấy đôi chân của mình lúc nào cũng như muốn chạy, muốn rượt đuổi một cái gì đó. Nhưng không còn ai cả. Còn lại trong Tom chỉ là một sự trống vắng lặng, trống trải, trong cô đơn. Tom ở đó, không ăn, không uống và chỉ nằm chờ với hy vọng là một ngày nào đó Jerry sẽ trở về! Sự thể cũng na ná như thể một đôi vợ chồng sống chung trong bất hòa hằng ngày, rồi người nầy phải bỏ người kia ra đi nhưng khi xa cách thì lại nhớ nhung nhau và quay trở về để rồi những bất đồng lại tiếp tục và người đời gọi đó là "oan gia"!

* Nguyễn Tấn Lai
Xuân Mậu Tý (2008)

http://www.phuongdongnews.com/cgi-bin/news/readmaika.pl?mytemplate=tp3&method=perfect&ID=349
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.02.2008 23:29:36 bởi Quang Khôi >
#16
    Quang Khôi 10.02.2008 07:24:19 (permalink)
    Thứ nhất đom đóm vào nhà
    Thứ hai chuột rúc, thứ ba hoa đèn.

    Nghe chuột rúc, theo người xưa là điềm báo sự may mắn sẽ đến. Con chuột, một con vật đã đem đến cho loài người biết bao dịch họa, như dịch hạch, phá hoại mùa màng, là mối hiểm họa ở các kho hàng, trên tàu biển, trong nhà. Chúng đụng đâu là cạp, gặm, khoét, xé, xoi … tới đó. Chúng làm hang, làm ổ đẻ tứ tung. Con vật như thế, khi rúc lên, lại đem đến điều may mắn cho con người sao ? Lại nữa, một con vật mà trong câu đố dân gian đã nói lên tính cách không gì tốt đẹp cả: "Vừa bằng quả mướp, ăn cướp cả làng". Thế mà, lạ thật, trong 12 con giáp, chuột lại đứng đầu.

    12 con vật trong 12 con giáp, các con vật thuộc loài có 4 chân thì chuột là loài nhỏ con nhất và cũng không hung dữ, mạnh mẽ như cọp, không linh thiêng như rồng, không chạy nhanh như ngựa, không nhanh nhẹn như khỉ, không to tiếng như gà, đó chưa kể thịt chuột ít ai ưa thích như thịt heo, thịt gà, thịt dê, thịt chó … nhưng lại đứng đầu 12 con giáp. Có vài truyền thuyết lý giải điều đó, mới thấy sự gian giảo, tinh ma của giống vật nhỏ con này. Khi Thượng đế tổ chức chạy thi để phân ngôi thứ trong 12 tháng, chuột thấy con trâu chạy đầu bèn nhảy lên lưng trâu, và khi đến đích, chuột vội phóng lên phía trước. Thế là con trâu phải đứng thứ nhì. Có truyện cho rằng khi trâu chạy gần đến đích, chuột bò xuống đuôi trâu, cắn mạnh vào đuôi. Trâu đau quá, quất đuôi ra trước. Thế là chuột được trâu quăng tới đích.
    Theo các nhà nghiên cứu, sách Nhĩ nhã, thiên Thích thiên cho rằng người xưa chọn con chuột, sống trong hang hốc, giữa tranh tối tranh sáng, biểu tượng cho thời kỳ đất trời hỗn mang, khi âm dương chưa định, tối sáng chưa phân, nên cho chuột đứng đầu 12 con giáp. Còn tại sao tháng giêng không phải là tháng Tý mà là tháng Dần, cũng theo truyền thuyết, cho rằng Thượng Đế chọn 12 con vật để phong cho chúng là Nguyệt Thần, có nhiệm vụ cai quản công việc hàng tháng, thì Cọp và Mèo đến trước, Cọp hù dọa Chuột và Trâu để tranh ngôi hàng đầu cùng với Mèo. Còn Chuột và Trâu sợ quá, chạy tán loạn, đến Thiên đình trễ nên bị xếp vào việc cai quản các tháng cuối năm.
    Chuột sống ở khắp nơi, trên rừng, đồng bằng, trong nhà, ngoài đồng, trong hang, trên cây …. Chỉ bằng một câu đố dân gian thôi cũng gom được bốn con thuộc loại gậm nhấm này được chỉ mặt đặt tên:
    Bốn anh cùng ở một nhà
    Cùng sinh một giống, cùng ra một mình
    Một anh thì đỗ Cống sinh
    Một anh quỷ quái như tinh trong nhà
    Một anh thói xấu thối tha
    Một anh ăn vụng cả nhà đều ghen.

    Đó là bốn “anh chuột” có tên : Cống, Lắc, Chù và Đồng. Ngoài ra, ta cũng có thể biết được nhiều “anh chuột” khác đang sống quanh ta : Bạch, Chũi, Đất lớn, Đất nhỏ, Đồng lớn, Đồng nhỏ, Khuy, Lắt (nhắt) núi, Lắt nương, Lắt tre, Lắt rừng, Lắt cây đuôi dài, Lắt trắng, Lắt lang, Cà xốc, Choắt, Bóng, Bụng kem, Bụng trắng, Nhà, Hang, Dừa …. Cụ Đồ Chiểu, trong bài Thảo Thử Hịch (Hịch bắt chuột) đã miêu tả loài chuột, không những chỉ danh, nơi ăn chốn ở mà còn nêu bật lên tính cách của chúng nữa (tính cách sao giống một số người thế !) : “Lông mọc xồm xàm; Tục kêu xù lắt. Tánh hay ăn vặt; Lòng chẳng kiêng dè. Chỗ ở ăn hang lỗ nhiều bề; Đường qua lại đào ra hai ngách. Nghe hơi động vội vàng chạy mất, nhát quá mẹ cheo; Chờ đêm khuya sẽ lén lút nhau, liến hơn cha khỉ. Gọi danh hiệu : chuột xạ, chuột lắt, chuột xù, chuột cống, anh em dòng họ nhiều tên; Tra quán chỉ : ở nhà, ở ruộng, ở rạch, ở ngòi, bầu bạn non sông lắm lối. Lớn nhỏ răng đều bốn cái, ăn của người thầm tối biết bao nhiêu; Vắn dài râu mọc hai chia, vắng mặt chủ lung lăng đà lắm lúc …”. Tác giả còn kể tội, lên án loài chuột: “Túi Đông Pha từng bữa tha gừng; Ruộng Đông Quách ghe phen cắn lúa. Nếp gạo của trời nuôi mạng, ăn phá rồi còn kéo xuống hang; Nệm mền của chúng che thân, cắn nát hết lại tha vào lỗ. Hoặc nằm ngữa cắn đuôi tha trứng vịt, gây nên thằng tớ chịu đòn oan; Hoặc leo dây ngóng cổ gặm giò heo, để án con đòi mang tiếng khổ. (…). Ghe phen trách quần hư áo lủng, vì miệng ai cho nên chồng vợ giận nhau; Nhiều chỗ than vách ngã thềm xiêu, vì miệng ai cho nên cha con dức bẩn. Nền xã tắc là nơi báo bổ, can chi mi đào lỗ đào hang; Chốn miếu đường là chỗ thanh tân, cớ chi mi cắn màn cắn sáo …”

    Cũng như các loài vật khác, chuột cũng có kẻ thù. Kẻ thù của chuột ngoài con người còn có mèo, chó, ác điểu và các tật bệnh. Con người nuôi mèo chủ yếu là để trừ chuột, súc miêu phòng thử, chó giữ nhà, mèo bắt chuột là thế. Giữa chuột và mèo có một mối thù truyền kiếp. Chuyện dân gian cho rằng khi Thượng đế tuyển chọn 12 con vật, mèo nhờ chuột ghi danh hộ, nhưng chuột lại quên (hay cố tình quên). Từ đó, mèo chuột kết thành thù hận và thấy chuột đâu là mèo không tha, phải rình, vồ cho được. Nhìn mèo rình chuột, ta thấy được sự kiên nhẫn, tận tâm của nó. Từ đó, con người thường ví von rình như mèo rình chuột. Họ nhà mèo cũng đã phân công: Mèo nhỏ bắt chuột con, mèo lớn bắt chuột lớn. Nhưng mèo muốn bắt chuột không phải dễ:
    Con mèo, con mẽo, con meo
    Muốn ăn thịt chuột phải leo xà nhà.

    mèo khen mèo dài đuôi thì chuột (cũng) khen chuột nhỏ dễ chui, dễ trèo. Ngay như
    Chuột sa chỉnh gạo
    Chẳng biết đường ra
    Chuột khóc chuột la
    Chuột kêu chí chóe
    Mèo nghe thấy thế
    Vội đến nấp rình
    Nhưng mắt chuột tinh
    Chuột bò lẩn mất.
    Nhưng không phải mèo nào cũng siêng năng bắt chuột, hay trổ nghề bắt chuột giỏi, mà có mèo bắt chuột không hay lại hay ỉa bếp, hay “quan liêu” theo kiểu:
    Mèo rình bồ lúa vênh râu
    Thấy con chuột chạy, ngóc đầu … kêu ngao!




     
    Tuy thế, không phải chuột nào cũng giỡn mặt được với mèo, vì sắc nanh chuột cũng không dễ cắn được cổ mèo, và cũng thật liều lĩnh, nguy hiểm khi chuột gặm chân mèo, hay chuyện khó xảy ra: chuột cắn dây buộc mèo, nếu không có ý định giúp cho kẻ thù có điều kiện sát hại mình và đồng loại. Muốn được an thân, chuột phải ra sức phục vụ mèo:
    Con mèo trèo lên cây cau
    Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
    Chú chuột đi chợ đàng xa
    Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo.




     


    Tranh dân gian Đông Hồ mang tên “Trạng Chuột vinh quy” và có một dị bản mang tên “Đám cưới chuột“. Cả hai bức tranh diễn tả đàn chuột muốn yên thân đi lại dễ dàng trong việc rước tiến sĩ về làng hay rước dâu về nhà chồng, nên phải trống kèn, lễ vật đến hối lộ cho chú mèo đang vễnh râu, trưng mắt ngồi chở của hối lộ dâng lên. Đó là tệ nạn hối lộ, tham nhũng mà thời nào, xứ nào cũng có:
    Kìa xem con chuột có răng
    Người mà ngoa ngoắt thà rằng chết hơn.

    Hay
    Kìa xem con chuột thối thây
    Người mà vô lễ chết ngay cho rồi.

    Con người, tuy ghét chuột, thù chuột, nhưng cũng … sợ chuột, nhất là người nông dân. Chuột phá hoại mùa màng, con người cố sức diệt cũng không hết. Do đó, ngày xưa, người nông dân với sự tin tưởng thần linh cố hữu trong đầu óc họ, họ nghĩ rằng nên thờ cúng chuột, may ra chuột sẽ không phá hoại công sức, tài sản của họ tạo ra. Vì thế, bên cạnh miếu thờ Thần Nông, họ lập ra miếu thờ chuột, gọi là Miếu Chuột và luôn gọi chuột bằng Ông, Ông Tý, Ông Thiêng cũng như gọi cọp bằng Ông Hùm, Ông Dài, Ông Ba Mươi … Đến ngày lễ Thượng điền, vào tháng 11 âm lịch, thời gian lúa đang trổ, dân làng tổ chức tế lễ, cầu xin Thần Nông, Ông Tý ban cho vụ mùa bội thu và xin đừng phá hoại lúa. Khi tế lễ xong, một phần lễ vật đổ xuống nền và xung quanh Miếu Chuột hiến cho các Ông Tý. Vì
    Ngày mai có lúa lăn tăn
    Con chuột nó rúc thì ăn bằng gì ?

    Mèo là kẻ thù của chuột, nên loài chuột luôn mơ ước: Giết một con mèo cứu vạn con chuột. Tuy thế, loài chuột vẫn coi con người là kẻ thù chính, kẻ thù ghê gớm nhất. Vì con người không những dùng đủ mọi cách để diệt chuột mà còn “độc ác” hơn, đem tên, đem tính cách, hình dáng của chuột ra để ví von, ám chỉ, so sánh nhằm phê phán, chỉ trích một bộ phận con người không tốt đẹp trong cộng đồng xã hội loài người. Những kẻ tham ô, đục khoét của công là thuộc loài gậm nhấm như chuột. Những kẻ lí lắc không nên nết được cho là những kẻ làm bộ chuột, làm mặt chuột. Những người hay sinh sự, chỉ chọc thì bị mắng là quân thọc chuột. Còn chuột sa chỉnh gạo, chuột sa hủ nếp, chuột sa lọ mỡ thì được gán cho những kẻ không tài cán gì, chỉ gặp may, đào được mỏ, nhưng sa vào có ra được hay không là cả một vấn đề. Những người giả nhân giả nghĩa chẳng khác gì chuột đội vỏ trứng để làm điều bậy bạ, cho đến khi cháy nhà ra mặt chuột thì bỏ chạy như chuột, bỏ trốn như chuột. Như Cụ Phan Châu Trinh đã cho rằng
    Nước lửa khỏa trời khôn núp bóng
    Ngách hang túng đất phải trồi thây
    Ống tre nổ toác trông đâu nữa
    Bồ nếp tan hoang đến nỗi này.
    Lại có kẻ không giả nhân giả nghĩa, nhưng làm bộ kiểu cách để rồi không được gì, chỉ tổ làm cho kẻ xấu thêm hưởng lợi, làm cách sạch ruột, làm chuột no bụng.

    Trong các loài chuột, chuột chù hay chuột xạ là loài chuột tiết ra mùi hôi thối đến dộ mèo cũng chê, không ăn thịt. Vì có đặc điểm như thế, nên con người thương đưa hình ảnh con chuột chù ra để ví von, so sánh, ám chỉ những hạng người, những sự kiện, những hành động mang tính cách xấu xa, hèn kém, đến nỗi người khác không chịu được.
    Nghe anh chàng ví von hai nách cô thơm như … ổ chuột chù thì thật là … quá lắm. Tuy có kẻ hôi như chuột chù nhưng có biết mình như thế đâu mà đi chê bai kẻ khác:
    Chuột chù chê khỉ rằng hôi
    Khỉ lại trả lời : Cả họ mày thơm?

    Nhưng đừng tưởng chuột chù sống … cô đơn:
    Con gì rọt rẹt sau hè
    Hay là con rắn mối tới ve chuột chù?

    Trong quan hệ tình cảm giữa đôi trai gái, hình ảnh con chuột cũng có mặt. Con chuột như là một cái cớ để đôi trai gái phê phán, chê bai nhau:
    Mẹ em để em trong bồ
    Anh nghĩ chuột lắt, anh vồ đứt đuôi.

    Hay
    Trên thì gián nhấm vứt đi
    Dưới thì chuột gậm, giữa … gì …gì xuân.
    Trong hôn nhân xưa, việc thách cưới của nhà quá lớn làm chàng trai không đáp ứng được, đành mỉa mai một … bài, rồi chia tay và cũng thật bất ngờ lại có mặt con chuột:
    Cưới nàng anh toan dẫn voi
    Anh sợ “quốc cấm“ nên anh không bàn
    Dẫn trâu, sợ họ máu hàn
    Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân
    Miễn là có thú bốn chân
    Dẫn con chuột béo mời dân, mời làng.

    Trong việc giao duyên, tán tỉnh của các chàng trai cô gái, hình ảnh con chuột cũng được nhắc tới để … hạ các chàng:
    Chúng chị là con gái trung vàng
    Đứng trên đỉnh núi thì ngang với trời
    Chúng chị là hòn đá tảng trên trời
    Chúng … em chuột lắt cứ đòi lung lay
    Cha đời chuột lắt chúng bay!
    Hòn đá tảng rơi xuống thì mày gãy xương.

    Hay
    Giàu chi anh, gạo đỗ vô ve
    Chuột không ăn được mà khoe rằng giàu.
    Và cũng có khi như một lời mời mọc:
    Chuột kêu chút chít trong vò
    Lòng anh có muốn thì … mò lại đây.
    Trong đời sống vợ chồng,
    Chồng giận chồng đánh ba dùi
    Chạy ra ngoài ngõ để nồi chuột tha
    Chuột tha lên núi lên non
    Chuột tha làm tổ cho con nó nằm
    Chuột tha đem bán chợ Đầm
    Bán đắt bán rẽ, quan năm chuột về.

    Trong xã hội còn có những kẻ bầy đường cho chuột chạy. Ví những kẻ thất thế, cùng đường như chuột chạy cùng sào. Con chuột cũng được đem ví với những người làm những việc không thuận:
    Vịt chê lúa lép không ăn
    Chuột chê nhà trống ra nằm bụi tre,
    ví với những người làm những việc quá sức mình: sào sậy chống bè lim, mèo con bắt chuột cống và ví với những kẻ ăn không ngồi rồi, vô tích sự:
    Đi khắp bốn bể chín chu (châu)
    Trở về xó bếp chuột chù gặm chân.

    Hay theo kiểu mèo già thua gan chuột lắt. Đối với những người chậm chạp, thì "Lờ đờ như chuột phải khói, lù đù như chuột chù gặm" quanh.

    Nói đến chuột phải nói đến dơi. Con dơi hình dáng giống con chuột, chỉ khác dơi có cánh để bay. Tuy nhiên có lúc, ai đó chẳng phân biệt được dơi không ra dơi, chuột không ra chuột, dở dơi dở chuột, có sự nhập nhằng, lẫn lộn, không chính xác. Từ đó, trong xã hội xuất hiện những kẻ mắt dơi mày chuột, mắt dơi tai chuột, nói dơi nói chuột, làm dơi làm chuột … Ngoài ra, con chuột còn có mối liên hệ đến con chim. Người đời thường nói chim chuột. Theo Đại Nam Quấc âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của thì từ chim chuột đã được giải thích : “Tiếng nói cho đứa hay láo xược hay kiếm chuyện làm cho sinh sự bất hòa”. Cách giải thích này dựa theo bài ca trong Kinh Thi Trung Quốc với tựa đề Thử nha tước giác (mỏ chim nanh chuột) có câu:
    Thùy vị tước vô giác
    Hà dĩ xuyên ngã ốc.

    Ai bảo chim sẻ không sừng, làm sao xoi nhà ta được. Chim sẻ làm sao có sừng, chắc là do nanh chuột thôi ! Đó là việc tranh tụng, kiện cáo nhau, kiếm chuyện làm cho sinh sự bất hòa. Còn trong Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, từ chim chuột được giải thích như sau: “Chim và chuột. Nghĩa bóng: ve vãn, tán tĩnh, trai gái với nhau“. Cách giải thích này chắc do câu Điểu thư cộng vi thư hùng, chim thú đồng làm việc … trống mái với nhau. Loài điểu (chim), loài thú (chuột) thông dâm với nhau, nên từ chim chuột chỉ sự tán tỉnh, ve vãn giữa đội trai gái là thế.

    Năm Tý, năm cầm tinh con chuột. Người sinh năm Tý được các thầy tướng số cho rằng:
    Đàn ông tuổi Tý thì tài
    Đàn bà tuổi Tý thì hai đời chồng.

    Chẳng biết dựa vào đâu mà họ nói thế, chắc chắn những người tuổi Tý chẳng thích thú gì qua hình ảnh con chuột trong bài Vè 12 con giáp:
    Tuổi Tý là con chuột nhà
    Bắt vịt, bắt gà, xoi ngách đào hang.

    Hay
    Tuổi Tý con chuột khó dò
    Tha gạo, tha nếp nó bò xuống hang
    .

    Dù gì, con chuột cũng là kẻ thù của loài người, tuy nó cũng giúp ích cho nền y học nhiều và thịt chuột đồng rất khoái khẩu cho những người thích ăn nhậu:
    Cần chi cá lóc cá trê
    Thịt chuột thịt rắn nhậu mê hơn nhiều.

    Con người khó bắt, khó diệt hết chuột, Nếu ném chuột sợ bể đồ thì nên … lấy mắt mà nhìn. Do đó, con chuột vẫn còn “hiện hữu” trong cuộc sống con người, và con người cứ tha hồ mà dùng hình ảnh con chuột để ví von, so sánh, ám chỉ …




     
    Nói về chuột, viết về chuột thì thế nào cũng không tránh khỏi đầu voi đuôi chuột, trái núi đẻ ra con chuột. Thôi thì dừng ở đây vậy!
    Nhà nghiên cứu Ngô Văn Ban

    http://frozen.vodoi.net/
    Thursday February 7, 2008 - 02:10pm
    #17
      Quang Khôi 10.02.2008 07:49:37 (permalink)
      Xuân Mậu Tý (2008)
       
      ĐẦU CHUỘT ĐUÔI RỒNG
      Sơn Điền NGUYỄN VIẾT KHÁNH



      Năm Mậu Tý là năm Con Chuột. Tôi không hiểu tại sao thời xưa khi tạo ra Âm lịch, người ta lại dùng hình ảnh con chuột làm biểu tượng cho một năm và còn đặt nó đứng đầu trong 12 giống vật tượng trưng cho chu kỳ một giáp 12 năm. Chuột là loài nhỏ nhất trong các con giáp đó. Chuột cũng là loài bị coi là đáng khinh bỉ vì nó có tiếng là hôi thối, xấu xí. Tục ngữ Việt Nam có câu “hồng ngâm chuột vọc” để chỉ các bậc nữ lưu giai nhân tài sắc gặp số phận hẩm hiu, bị đem gả bán cho một kẻ phàm phu tục tử không xứng đáng chút nào. Tệ hại hơn nữa, chuột còn tiêu biểu cho một sự hèn nhát đáng khinh, vì khi gặp người hay bất cứ kẻ địch nào khác, chuột chạy nhanh như gió, chui rúc vào hang ổ nhỏ xíu để trốn lánh.

      Bởi vậy có câu chế diễu “trốn chui trốn lủi như đồ chuột nhắt”. Chúng ta còn có câu nhát như thỏ đế”. Nên nhớ thỏ cũng là loài gậm nhấm, đồng tông với chú chuột. Tôi không bênh chuột, nhưng thông cảm vì theo luật thiên nhiên của nhà bác học Darwin “sống còn cho kẻ thích ứng nhất”.  Chuột vốn dĩ yếu lại nhỏ, thiên nhiên không ban cho nó một thứ vũ khí nào để kháng địch, nên nó chỉ còn cách “tẩu vi thượng sách”, theo câu mỉa mai của sách thánh hiền thời xưa. 
       
      Thời nay chúng ta còn có câu miệt thị những kẻ bề ngoài huênh hoang hống hách, nhưng khi gặp kẻ thù là bỏ chạy, kẻ đó bị “lòi đuôi chuột” nghĩa là bị lộ chân tướng hèn nhát. Và để nhạo báng những kẻ bẻm mép, ăn to nói lớn, hứa hẹn đủ điều vĩ đại nhưng rút cuộc chẳng có gì, đó là “đầu voi đuôi chuột”. Đáng tiếc trong 12 con giáp không có voi, chỉ có rồng (tuổi Thìn) là lớn nhất.  Nhưng rồng là linh vật, người ta chỉ có thể vẽ ra theo trí tưởng tượng trông thật đáng sợ. Vậy mà ngày nay chúng ta đã có “long” trên thực tế. Báo chí đã dùng chữ “khủng long” để dịch từ dinosaurs”, những loài vật khổng lồ như quái vật khủng khiếp từ thời tiền sử nay đã tuyệt tích giang hồ. Vì thế tựa đề bài báo Xuân năm nay đáng lẽ phải là “Từ Chuột đến Khủng long” mới đúng. Nhưng tại sao không phải “Đầu Rồng Đuôi  Chuột” mà là “Đầu Chuột Đuôi Rồng”?  Đây chính là nét then chốt của bài Xuân năm 2008.

      Bởi vì chuột nay đã trở thành một loài vĩ đại, đang làm ơn cho loài người

      CHUỘT, NGƯỜI VÀ RỒNG
      Vào dịp đầu Xuân, người ta thường nhắc lại
       
      http://www.vietbao.com/Images/upload/xuan2008/first_section/7-10-web.pdf

      <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.02.2008 23:15:01 bởi Quang Khôi >
      #18
        Quang Khôi 10.02.2008 07:56:02 (permalink)
        ĐẦU CHUỘT ĐUÔI RỒNG
        CHUỘT, NGƯỜI VÀ RỒNG

        Vào dịp đầu Xuân, người ta thường nhắc lại chuyện xưa tích cũ, kể cả những phong tục tập quán truyền thống lâu đời để mua vui. Những chuyện đó đáng quý, nhưng cũng chỉ là những vật cổ để ở viện bảo tàng. Mậu Tý đã đến, đó là năm mới chúng tôi nghĩ cũng nên ôn cố tri tân để biết thêm những gì mới đã và đang xẩy ra giữa thời đại bùng nổ kiến thức hiện nay. Ở đời khen chê là dễ, tùy thời tuy cảnh cũng như tùy theo tâm tư của mỗi người.
        Nhưng quan trọng nhất vẫn là biết nhìn vào những gì có thật với những bằng chứng không thể chối cãi. Vậy con chuột có ích cho loài người như thế nào? Nó đang mở đường giúp cho loài người chữa được những bệnh nan y như ung thư, bệnh tim, bệnh mất trí nhớ, kể cả những căn bệnh của thời đại như phì nộn hay AID, và đặc biệt tuổi thọ của con người có thể gia tăng thêm nữa vào những năm tới.

        Trước hết hãy nhìn xem mối liên hệ giữa con chuột, con người và khủng long như thế nào. Các sinh vật sống trên Trái Đất này, kể cả loài người, đều có một loại tế bào di truyền căn bản gọi là gien (genes). Những người sống ở
        ngoài giới khoa học không thể nào ngờ được ằng giữa người và chuột có đến 99% gien giống nhau. Có chứng cớ nào không? Cố nhiên có, nhưng hãy nhìn xa vào lịch sử khi loài người chưa xuất hiện vào khoảng 300 triệu năm trước đây, thời đại các loài khủng long còn đang vần vũ trên khắp thế giới. Khoảng 65 triệu năm trước các loại
        khủng long lớn đã bị tiêu diệt đột ngột trong thời gian ngắn, có thể nói như một sớm một chiều nếu xét lịch sử dài hơn 4 ngàn triệu năm của Địa Cầu.  Một tảng đá trời khổng lồ đã đánh trúng Trái Đất.  Những loại khủng long nhỏ hơn đã tồn tại được một thời gian để rồi dần dần cũng chết hết vì môi trường sống đã thay đổi. Nhưng trước khi bị tiêu diệt, khoảng 85 triệu năm trước đây, loài khủng long đã để lại những gien di truyền tạo ra những dòng giống sinh vật khác, trong đó có tổ tiên của loài người và loài chuột. 
         
        Các gien của sinh vật đều có một cái nhân trong đó có những phân tử gọi là DNA. Trong cơ thể con người có hàng tỷ DNA, nhưng chỉ có 20% là gien di truyền. DNA có hình một chiếc thang cuốn xoắn, lớn bằng một vài micron (1 phần 1,000 của ly mét) chứa các loại nhiễm sắc thể.  Khoa học về gien đã khởi sự từ 55 năm trước, đến nay đã trở thành một ngành khảo cứu rất quan trọng. Các Đại học Mỹ đã có ngành học về vi sinh học (micro-biology), tìm hiểu các loại sinh vật siêu-vi, nhỏ hơn hạt nhân nguyên tử.
         
        Bởi vậy DNA là khoa học thật sự chớ không phải khoa học giả tưởng. Các bộ sổ “di truyền-nhiễm sắc thể” gọi là “genome” của người và chuột đã có nét đặc trưng giống hệt nhau. Bởi vậy người ta dùng chuột làm vật thí nghiệm để mở rộng thêm môn nghiên cứu về sức khỏe của con người.
         
        ......

        http://www.vietbao.com/Images/upload/xuan2008/first_section/7-10-web.pdf
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.02.2008 23:25:01 bởi Quang Khôi >
        #19
          Quang Khôi 10.02.2008 12:04:29 (permalink)
          CHUỘT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC
          NGUYỄN ĐÌNH NGUYÊN

          Chuột là một loại động vật gắn liền với sinh hoạt văn hoá của con người khá lâu đời, đặc biệt với nền văn hoá lúa nước như Việt Nam. Sự hoà nhập giữa loài chuột với con người trong một quần thể định cư có lẽ được xác định từ thời kỳ đồ đá mới (neolithic) ở Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 6500-5650 trước Công Nguyên;[1] và chuột nhà đã chứng tỏ là loại động vật có vú có khả năng thích nghi cao nhất với các quần thể định cư đa dạng của con người.
           
          Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chuột và người lại là cảnh “đồng sàng dị mộng”, chuột luôn là đối tượng để con người “tìm và diệt” vì đặc tính sinh thái và tác hại của loài chuột đối với con người. Trong dân gian Việt Nam con chuột được nhắc đến như là một biểu tượng của những điềm gở, những tính xấu hơn là sự gắn bó thân thiện và hữu ích. Ngay cả đối với Tây phương, đến tên gọi tiếng Anh “mouse” cũng mang một nghĩa xấu. Mouse, bắt nguồn từ gốc Latin là “mus”, rồi tiếng Hy Lạp là “mys” và cuối cùng là du nhập vào tiếng Phạn cổ là “mush”,[2] đều có nghĩa là “ăn cắp”. Vâng, chúng ta đã đặt cho loài chuột một cái tên định danh, là kẻ cắp, kẻ ăn cắp thực phẩm của con người từ khi nông nghiệp ra đời.

          Cho dù cho đến nay, chuột trong mắt con người vẫn là một loại sinh vật gây hại đáng ghét, một “kẻ cắp chuyên nghiệp”. Thế nhưng qua hàng thế kỷ nay, con người đang trở thành “kẻ cắp” trở lại đối với loài chuột; thậm chí, chuột đã trở thành “ân nhân” bất đắc dĩ của con người. Con người đã ăn cắp những gì, và ăn cắp như thế nào từ loại sinh vật thấp kém này, nhân năm Chuột (Mậu Tý 2008), bài viết này đề cập đến vai trò của chuột trong nghiên cứu y sinh học, như một sự minh oan cho loài chuột.

          Sơ lược về việc sử dụng động vật trong nghiên cứu y sinh thực nghiệm


          Việc sử dụng động vật để áp dụng trong nghiên cứu khoa học sinh lý học có từ rất lâu đời; tuy nhiên theo tài liệu còn lưu trữ được cho đến nay thì Galen ở Pergamum (130-200 sau Công Nguyên), được coi là ông tổ của ngành phẫu thuật của y khoa từ thời Hippocrates, là người đầu tiên thực hiện phẫu tích và nghiên cứu trên mô hình động vật là lợn (heo), khỉ không đuôi (barbary ape), và chó để nghiên cứu sinh lý học áp dụng cho con người sau khi bộ luật La Mã nghiêm cấm mổ tử thi.[3] Và cũng từ đó mà việc sử dụng động vật trong nghiên cứu y học đã đóng góp cho nhân loại một kho tàng tri thức vô giá về các mặt cơ thể giải phẫu, sinh lý học, bệnh lý học và sau này là mô hình thử nghiệm và di truyền học.

          Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, có nhiều mô hình nghiên cứu phi động vật (quan sát và giải phẫu tử thi và sử dụng dòng tế bào người) để thay thế mô hình động vật, nhưng cũng chỉ đem lại giá trị khoa học nhất định; và động vật vẫn là một trong những mô hình được sử dụng ưu thế nhất trong nghiên cứu y sinh học. Mỗi năm có khoảng 17 đến 23 triệu con vật được sử dụng để nghiên cứu.[4] Trong số đó, chuột (cả chuột hoang dại [rat] và chuột nhà [mouse]) chiếm đến 95% các nghiên cứu trên mô hình động vật.[4,5] Sở dĩ chuột được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu y khoa là do kích thước nhỏ, giá thành tương đối không đắt đỏ, dễ nuôi, sinh sản nhanh, đặc biệt đời sống ngắn (2-3 năm) nên có thể theo dõi được hết đời sống và có thể theo dõi được cả vài thế hệ. Nhưng điểm quan trọng và quý giá nhất nhất là đặc điểm sinh lý và di truyền học của chuột rất gần với con người. Thực tế, mặc dù tinh tinh (chimpanzee) có cấu trúc di truyền DNA 99% giống với con người, và chuột chia sẻ có 98% bộ gen với con người, nhưng chuột vẫn luôn luôn là mẫu hình nghiên cứu được ưu tiên hàng đầu trong nghiên cứu y học. Trong một thập niên gần đây, các nhà khoa học còn nâng cấp mô hình nghiên cứu chuột lên một tầm cao mới là có thể làm thay đổi cấu trúc gen trong chuột để gây ra các bệnh lý giống như bệnh lý ở người.

          Tại sao không thể dùng các mô hình thay thế động vật trong nghiên cứu y sinh?


          Trên nguyên tắc, một khi có thể sử dụng được mô hình thay thế động vật là các nhà nghiên cứu lập tức áp dụng ngay. Nhiều mô hình thay thế động vật được áp dụng rộng rãi hiện nay bao gồm mô hình điện toán hóa, mô hình trên các dòng tế bào phân lập, nuôi cấy và một số các mô hình phi động vật khác. Thí dụ như mô hình điện toán hóa thường được sử dụng trong việc sàng lọc và xác định mức độ gây độc của các chất trong giai đoạn khởi đầu của nghiên cứu thực nghiệm trên các mô và tế bào nuôi cấy. Tuy nhiên, các mô hình trên động vẫn vẫn còn giá trị, ví dụ như bệnh mù, chúng ta không thể nghiên cứu trên mô hình phi động vật hay bệnh cao huyết áp không thể nghiên cứu được trên các tế bào nuôi cấy.

          Các bộ phận sống cực kỳ phức tạp bởi vì nó hoạt động theo cơ chế chỉ huy đa tầng và đa liên kết. Thí dụ, hệ






          Quy trình tạo chuột chuyển gen (transgenic mice). Chiết tách các gen cần cấy vào cơ thể chuột, sau đó cấy gen này vào trứng chuột. Đưa trứng đã cấy gen này vào trong tử cung chuột mẹ trung gian để tạo ra thế hệ con cái có mang gen cần cấy.

          thống thần kinh trung ương, tuần hoàn, hóa chất trong não, nội tiết tố cũng như đáp ứng miễn dịch là một mối quan hệ chằng chịt; và chúng ta không thể nào nghiên cứu các tiến trình bệnh lý ở các cơ phận này nếu không quan sát và thử nghiệm trên một cơ thể sống hoàn chỉnh.

          Chuột và nghiên cứu y sinh học
          Chuột đến với phòng thí nghiệm được biết sớm nhất có lẽ là từ những người thích chơi chuột cảnh; họ nuôi và lai giống để có được những con chuột có màu lông lạ đời. Khởi thủy là từ những người chơi chuột Tàu (Chinese mouse) rồi lan sang Anh và Mỹ, thế nhưng chuột Tàu lại không phải là loại có bộ gen để sử dụng trong phòng thí nghiệm hiện đại.[6] Ở châu Âu, Robert Hook được coi là người đầu tiên sử dụng chuột để nghiên cứu thực nghiệm về oxy trong cơ thể sống vào năm 1614 (Masson JH 1940, trích dẫn lại[6]). Từ đó, việc sử dụng chuột với các chủng đặc biệt trở nên ngày càng phổ biến. Đáng ghi nhận nhất ở Mỹ là bà Abbie Lathrop, một giáo viên nghỉ hưu, thích chuột và nuôi chúng trong một trang trại của mình ở Massachusetts vào đầu thế kỷ XX.[7] Năm 1902, các dòng chuột nuôi của bà trở thành những con vật đầu tiên được Giáo sư Ernest Castle đưa vào phòng thí nghiệm của Đại học Harvard và sau đó là Đại học Pennsylvania, khi chúng được phát hiện thấy có mọc các khối u.
          Chẳng bao lâu sau đó, học trò của Ernest là Clarence Cook Little (1888-1971) là người có công đầu trong việc tạo các giống chuột lai thuần chủng, lần đầu tiên được dùng trong nghiên cứu các bệnh ung thư có tính di truyền. Ông đã tạo ra giống chuột DBA (Dilute, Brown, Agouti),[8] tạm gọi là chuột thí nghiệm; các chủng chuột đầu tiên do Little lai tạo và vẫn thông dụng cho đến hiện nay là CBA, C3H, C57BL/6 và BALB/c. Little cũng chính là người đã thành lập Phòng thí nghiệm Jackson năm 1929,[9] cho đến nay vẫn là một trong những xưởng cung cấp các giống chuột thí nghiệm lai thuần chủng lớn nhất thế giới.

          Những tiến bộ trong việc tạo giống chuột trong phòng thí nghiệm

          Mặc dù chuột được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu y sinh học, nhưng không phải tất cả các loại chuột đều dùng được. Các chủng chuột dùng trong nghiên cứu y sinh hiện đại đều phải có cấu trúc di truyền được xác định rõ. Và các chủng chuột đã xác định về mặt di truyền đều phải có cấu trúc giống hệt hoặc chí ít cũng rất sát nhau để có thể tái sinh sản theo cách cho lai thuần chủng các thế hệ trong thực nghiệm và để cho có thể tiên đoán được các kiểu hình (phenotype) cũng như các thành phần của allen.[10]

          Những thập niên gần đây, các nhà khoa học đã có thể tạo ra những con chuột thí nghiệm có cấu trúc di truyền hoặc có kiểu hình bệnh lý theo ý muốn qua các phương thức chuyển hoặc tách gen. Chuyển và tách bỏ gen trong chuột để phục vụ cho mục đích nghiên cứu là một cuộc cách mạng trong công nghệ sinh học. Chuột chuyển gen là chuột được cấy vào cơ thể một gen ngoại lai và chuột tách gen là tách bỏ hoặc bất hoạt một hay một đoạn gen đặc hiệu nào đó.

          Chuột nhà, tên khoa học là Mus musculus domesticus, được lựa chọn là mô hình nghiên cứu chuẩn trong phòng thí nghiệm y sinh do khả năng thích nghi cao và khả năng có thể lai tạo các dòng gen thuần chủng tiện lợi cho nghiên cứu các bệnh có liên quan mật thiết với bệnh lý ở người. Đặc biệt từ khi công nghệ chuyển và tách gen kỹ thuật cao ra đời, chuột càng chứng tỏ mình là một sự lựa chọn đúng đắn của con người trong nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn một chủng chuột đặc hiệu, chủng 129, và các chủng phụ của nó được coi là đặc biệt giá trị do chúng có thể tạo các bào gốc phôi có khả năng thay đổi được cấu trúc di truyền trong quá trình nuôi cấy và



          Hình ảnh của chuột tách gen (knockout mouse): Vai trò của gen Nh1h2 trong việc hình thành mỡ bụng và gây béo phì. Tại thời điểm 8 tuần tuổi cả hai chuột bình thường (WT) và chuột tách gen (KO) đều giống nhau về cấu trúc và trọng lượng cơ thể. Béo phì xuất hiện rõ rệt ở tuần thứ 12 và lớn hơn ở chuột đã được tách gen Nhlh2 do tăng nhanh lượng mỡ bụng và trọng lượng.

          Nguồn:www.hnfe.vt.edu/People/faculty/good.html

          rồi được đưa trở lại vào trong tử cung của chuột vật chủ.[11] Các nghiên cứu sử dụng biện pháp biến đổi gen trực tiếp của các chủng phụ nhóm 129 đã cho phép công nghệ tạo đột biến gen theo ý muốn (target mutation) để tạo ra các giống chuột có các đặc tính bệnh lý đặc hiệu, hay còn gọi là chuột chuyển gen (transgenic mouse) hoặc chuột tách bỏ gen (knockout mouse) cũng như các giống chuột có mang gen bệnh lý của người (chuột chuyển gen người, humanized mouse). Ngày nay việc sử dụng chuột chuyển gen trong phòng thí nghiệm y sinh đã trở nên phổ biến.

          Đối với chuột hoang dại (rat), có lẽ chuột hoang dại ở Na Uy là được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm phổ biến nhất, đặc biệt là trong giảng dạy. Giống như chuột nhà, chuột hoang dại được ưa chuộng là do khả năng sinh sản nhanh, đời sống ngắn, dễ kiếm và quan trọng hơn, chuột hoang dại có giá trị trong nghiên cứu đặc tính hành vi. Ngày nay, với những khám phá mới về khoa học thần kinh, khoa học thần kinh hành vi tạo cơ may để chuột hoang dại tiếp tục phát huy thế mạnh của mình trong nghiên cứu về các hành vi vận động, tấn công và sinh sản. So với chuột nhà, chuột hoang dại ít được sử dụng hơn trong phòng nghiên cứu y sinh hiện đại do hạn chế về khả năng tạo dòng lai thuần chủng. Từ khi công nghệ chuyển gen và tách gen ra đời, chuột hoang dại đang dần chiếm lại vị thế của nó trong phòng thí nghiệm do chuột hoang dại lại có hiệu quả hơn chuột nhà trong  nghiên cứu các bệnh lý trên người như bệnh Parkinson, ung thư, xơ nang (cystic fibrosis), bệnh tim, bệnh Alzheimer, teo cơ giả phì đại và bệnh lý cột sống, vân..vân.[12]

          Một số bệnh lý tái lập trên chuột chuyển gen hoặc chuột tách gen

          Dựa trên các giả thuyết về bệnh lý gen, các nhà khoa học có thể tiến hành cấy các gen bệnh hoặc ghép các gen bệnh của người hoặc thậm chí loại bỏ một gen chức năng nào đó trong chuột để cho con chuột đó biểu hiện một bệnh lý nào đó giống hệt như bệnh lý ở người. Từ đó các nhà nghiên cứu có thể khảo sát tiến trình bệnh lý và mục đích cuối cùng là tìm ra một phương thức điều trị đặc hiệu khả dĩ có thể áp dụng điều trị cho người bệnh. Chỉ trong vòng hơn một thập niên gần đây, nghiên cứu chuyển, ghép và tách gen trên chuột đã đem lại nhiều kết quả khá thú vị và ngoạn mục. Dưới đây là ví dụ về một số bệnh lý điển hình tái lập được trên các mô hình chuột chuyển hoặc tách bỏ gen.

          Bệnh Alzheimer (AD). Về cơ chế bệnh sinh, cho đến nay, các khoa học gia cho rằng do sự lắng đọng của các mảng protein có amyloid trên bề mặt não làm cho bệnh nhân mất trí nhớ, và tổn thương nhân cách là các đặc điểm của bệnh Alzheimer. Sử dụng chuột hoang dại chuyển gen đã có thể tái hiện lại mô hình bệnh lý này và các nhà nghiên cứu đang tiến hành khảo sát tác dụng của thuốc điều trị AD. Vừa mới đây, một nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng một loại vắc-xin có chứa các protein amyloid biến thể cho chuột bị bệnh có khả năng làm chậm tiến trình bệnh lý AD. Hiện nay, vắc-xin này đang được thử nghiệm trên người.[13,14]

          Bệnh lão suy (Aging). Nếu tiến hành theo dõi quá trình lão suy trên người, cần phải mất rất nhiều thời
          gian, gần như suốt cả mấy thập niên đời người mà nhiều khi lại không thể theo dõi hết được. Trên mô hình nghiên cứu chuột hoang dại và chuột nhà cho thấy nếu giảm chế độ năng lượng thu nạp mỗi ngày, tuổi thọ của chuột hoang dại tăng lên, các quá trình thoái hoá sinh lý chậm lại và cho thấy có mối tương quan với khả năng ngăn ngừa một số bệnh lý liên quan đến tuổi tác.[15]
          Ung thư. Trong suốt thập niên qua, những hiểu biết của chúng ta về vai trò các yếu tố môi trường có tác động như thế nào đến yếu tố di truyền và gây đột biến gen gia tăng nguy cơ ung thư là đều thông qua mô hình nghiên cứu trên chuột hoang dại và chuột nhà. Gần đây, các nhà khoa học đã tạo ra được giống chuột có khả năng kháng ung thư do thiếu khả năng sản xuất một protein vòng D1, một hợp chất tăng cao trong số các bệnh nhân ung thư vú. Do đó với kỳ vọng sử dụng liệu pháp trị liệu tác động vào chất này có khả năng làm kìm hãm sự phát triển ung thư vú ở người.[16]

          Nhồi máu cơ tim (Heart attack). Nghiên cứu mới cho thấy rằng sau một đợt nhồi máu cơ tim, cơ tim tái sinh dài ra hơn một chút, là nguy cơ của suy tim và tái nhồi máu. Các nhà khoa học đang sử dụng mô hình chuột chuyển gen để nghiên cứu điều trị tình trạng này. Các nghiên cứu đang nhắm vào việc sử dụng các tế bào gốc tủy xương nguyên thuỷ tiêm vào vùng ngoại vi của khu vực bị tổn thương để kích thích việc tự sửa chữa, và kết quả đang theo chiều hướng hứa hẹn.[17]

          Vài nhận xét và kết luận
          Khoảng hơn một thế kỷ trước, mặc dù nhận thấy tầm quan trọng của chuột trong các nghiên cứu thực nghiệm y sinh học, các nhà khoa học vẫn chưa biết gì về DNA và yếu tố di truyền. Nhưng một sự ngẫu nhiên gần như có bàn tay sắp đặt, chuột càng ngày càng trở thành một đối tượng đóng một vai trò then chốt và không thể thay thế được trong nghiên cứu y sinh học hiện đại từ khi có công nghệ chuyển gen, tách gen ở chuột thí nghiệm, bởi vì nhờ công nghệ này mà chúng ta có thể tái hiện được khá nhiều bệnh lý ở người trên chuột thực nghiệm. Để sở hữu được một con chuột chuyển hay tách gen, cái giá phải chi trả không phải nhỏ. Một con chuột được tạo ra với bệnh viêm khớp giá xấp xỉ 200 USD/con; một con chuột mù bẩm sinh, 250 USD. Và nếu muốn có một con chuột được chuyển hay tạo đột biến hay tách gen theo ý muốn, bạn có thể phải chi trả đến giá 100 nghìn USD/con.[18] Và cũng không lạ gì là tại sao trong năm 2006, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đã phải chi trả đến 10 triệu đô la để mua 250 chủng chuột đã được tách gen, cùng với các dữ liệu chi tiết về sinh lý học.

          Một điều thú vị hơn, sau các dự án giải mã bộ gen chuột và bộ gen người, các khoa học gia đặt sóng đôi để so sánh [19] thì thấy 90% bộ gen của chuột (hoang dại và nhà) giống với bộ gen người; ba loài này có chung với nhau trên 280 vùng rộng (large region) của các đoạn gen; và thậm chí có thể tái hiện các bệnh lý ở người trên chuột, thì chuột vẫn là chuột chứ không bao giờ chuột là người cả. Cấu trúc bộ gen không quan trọng mà hoạt tính, tương tác, điều khiển của các gen đó trong cơ thể mỗi loài mới quan trọng.

          Sử dụng mô hình thực nghiệm trên động vật sống để nghiên cứu các bệnh lý ở người là điều gần như không thể thay thế được và nếu không nói là phương pháp tốt nhất và hiệu quả nhất hiện nay để tiếp cận cơ chế bệnh nguyên và bệnh sinh các bệnh lý ở người, đặc biệt là bệnh lý liên quan đến yếu tố di truyền. Nhưng điều đó không có nghĩa là một khi đã “giải mã” được bệnh lý và tìm được phương pháp chữa trị mới thành công trên mô hình động vật thực nghiệm là có được chìa khóa thành công trên con người, nếu không nói là đường đi đến đích vẫn còn xa dịu vợi. Cho nên, cho đến nay dưới ánh sáng của y học thực chứng, thì các bằng chứng nghiên cứu thu được từ mô hình thực nghiệm động vật vẫn là những bằng chứng có giá trị khoa học ở bậc rất thấp của thang điểm.
           
          Nhưng dẫu sao, cũng cần phải có một cơ hội nào đó để tôn vinh loài chuột mà con người đã lỡ gán danh là “kẻ cắp”; vì bây giờ, con người đang đóng vai đó, đang ăn cắp những sở hữu quý giá của loài chuột để nghiên cứu phục vụ cho lợi ích của con người; và để có được những kết quả nghiên cứu mang tính đột phá trong y sinh học như hiện nay, không biết bao nhiêu con chuột đã phải làm vật thế thân mà tiếng xấu vẫn còn mang. Không biết có ngẫu nhiên hay không mà trong năm vừa qua, Walt Disney mới cho ra đời bộ phim hoạt hình Ratatouille, nâng cấp loài chuột lên ngang hàng với chúng ta, cũng xứng lắm thay!

          Tài liệu tham khảo
          1. Brothwell D (1981) The Pleistocene and Holocene archeology of the house mouse and related species. In Berry RJ (ed) Symposium of the Zoological Society of London Vol 47: The Biology of the House Mouse. Academic Press, London, pp 1-13.
          2. Silver LM (1995) Mouse Genetics. Oxford University Press, New York.
          3. Nutton V (1973) The Chronology of Galen's Early Career. Classical Quarterly 23:158-171.
          4. California Biomedical Research Association (2007) CRBA Fact sheet: Why are Animals Necessary in Biomedical Research? www.ca-biomed.org. Accessed Dec 12, 2007.
          5. Foundation for Biomedical Research (2007) Rats and Mice, the Essential Need for Animals in Medical Research. www.fbresearch.org. Accessed Dec 12, 2007.
          6. Festing MFW, Lovell, DP (1981) Domestication and development of the mouse as a laboratory animal. In Berry RJ (ed) Symposium of the Zoological Society of London Vol 47: The Biology of the House Mouse. Academic Press, London, pp 43-62.
          7. Morse III HC (1978) Origins of Inbred Mice. Academic Press, New York
          8. Little CC (1913) "Yellow" and "Agouti" Factors in Mice. Science 38:205.
          9. Russell ES (1978) Origins and history of mouse inbred strains: Contributions of Clarence Cook Little. In Morce HC (ed) Origins of Inbred Mice. Academic Press, New York, pp 33-43.
          10.Davisson MT (1999) Genetic and Phenotypic Definition of Laboratory Mice and Rats/What Constitutes an Acceptable Genetic-Phenotypic Definition: Proceeding of the 1998 US/Japan Conference. In National Research Council (ed) The 1998 US/Japan Conference by International Committee of the Institute for Laboratory Animal Research. National Academy Press, Washington, D.C.
          11. Simpson EM, Linder, CC, Sargent, EE, Davisson, MT, Mobraaten, LE, Sharp, JJ (1997) Genetic variation among 129 substrains and its importance for targeted mutagenesis in mice. Nat Genet 16:19-27.
          12. Schulhof J (1996) Editorial: Putting your money where your mouse is. Lab Animal 25:9.
          13. Schenk D, Barbour, R, Dunn, W, Gordon, G, Grajeda, H, Guido, T, Hu, K, Huang, J, Johnson-Wood, K, Khan, K, Kholodenko, D, Lee, M, Liao, Z, Lieberburg, I, Motter, R, Mutter, L, Soriano, F, Shopp, G, Vasquez, N, Vandevert, C, Walker, S, Wogulis, M, Yednock, T, Games, D, Seubert, P (1999) Immunization with amyloid-beta attenuates Alzheimer-disease-like pathology in the PDAPP mouse. Nature 400:173-177.
          14. Schenk DB, Seubert, P, Lieberburg, I, Wallace, J (2000) beta-peptide immunization: a possible new treatment for Alzheimer disease. Arch Neurol 57:934-936.
          15. Masoro EJ (2000) Caloric restriction and aging: an update. Exp Gerontol 35:299-305.
          16. Yu Q, Geng, Y, Sicinski, P (2001) Specific protection against breast cancers by cyclin D1 ablation. Nature 411:1017-1021.
          17. Orlic D, Kajstura, J, Chimenti, S, Jakoniuk, I, Anderson, SM, Li, B, Pickel, J, McKay, R, Nadal-Ginard, B, Bodine, DM, Leri, A, Anversa, P (2001) Bone marrow cells regenerate infarcted myocardium. Nature 410:701-705.
          18. Associated Press (2006) Mice play a critical role in medical research. Researchers can pay as much as $100,000 for a customized animal. In The Associated Press.
          19.National Human Genome Research Institute (2004) Scientists Compare Rat Genome With Human, Mouse http://wwwgenomegov/11511308 Accessed Feb 2, 2008.

          http://www.ykhoanet.com/binhluan/nguyendinhnguyen/080206_nguyendinhnguyen_chuotysinh.htm
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.02.2008 12:09:35 bởi Quang Khôi >
          #20
            Quang Khôi 11.02.2008 00:00:05 (permalink)




            Năm Tý nói chuyện Chuột

            Tuesday, January 15, 2008
             
            Bùi Xuân Đáng


             
            http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/72368-big_Nam%20Ty%20noi%20chuyen%20chuot%201.jpg
             
             
            Trong 12 con giáp, người Trung Hoa xếp con Chuột vào hàng đầu, chắc phải có lý do chính đáng hay có lẽ vì nó nhỏ bé nhất cho nó lên đầu để khỏi bị mấy con kia dẫm nát chăng?
             
            Vậy chúng ta hãy thử tìm hiểu xem người Trung hoa nghĩ sao về con chuột. Thứ nhất họ cho là những người sinh vào năm Tý có sự khôn ngoan và duyên dáng cho nên dễ dàng lôi cuốn mọi người, nhất là người khác phái. Thứ hai họ cho rằng những người tuổi Tý có nhiều tham vọng, thường thường dễ thành công hơn hơn các tuổi khác. Bởi vì con chuột siêng năng kiếm ăn, cho nên người mang tuổi này luôn luôn chăm chỉ làm việc để đạt được mục đích mong muốn, do đó họ là những người khuôn mẫu toàn hảo. Nhưng cũng vì vậy, họ là những người cần kiệm và có phần lý tài cho nên khi vay mượn tiền của họ đừng ngạc nhiên nếu phải có những điều kiện đặc biệt kèm theo. Nên nhớ rằng những người cầm tinh con chuột rất khôn khéo, cho nên họ thường không đụng chạm tới ý kiến riêng biệt của người khác và cũng không muốn ai soi mói đến đời tư của họ.
             
            Về phương diện tình ái, người tuổi Tý là những người tình chung thủy, họ không ngần ngại bầy tỏ ý nghĩ hay tình cảm của họ. Khi đã yêu, họ yêu hết mình, không nề hà, tính toán, không dấu diếm tình yêu trung thực và ít khi thay lòng đổi dạ, nhưng hãy coi chừng khi họ bị phản bội.
             
            Về nghề nghiệp, họ là những người rất có tài xếp đặt, tính toán cho nên rất dễ dàng thành công trên thương trường cũng như trên chính trường.
            Tuổi Tý rất hợp với tuồi Dần, Thân và Sửu nhưng lại kỵ với các tuổi Tỵ, Tuất, Hợi, Dậu, Mùi và Dần.
             
            Đó là theo người Trung Hoa, còn chúng ta, con chuột đối với mỗi người một cách nhìn khác biệt.
             
            Theo các nhà khoa học, chuột thuộc về loài gậm nhấm (rodent) nhưng là một động vật có nhiều yếu tố thích hợp cho nên thường được xử dụng trong các phòng thì nghiệm để thử các thứ thuốc ngừa, thuốc chủng mới tìm ra, trước khi dùng cho loài người.
             
            Đối với các nhà trình diễn, chuột là giống vật tinh khôn có thể huấn luyện làm được những việc khác thường như trong chương trình Incredible hay là Believe or not gì đó người ta đã huấn luyện đươc một đàn chuột đấu bóng rổ rất ngoạn mục mà không biết mệt.
             
            Còn với các nhà thiết kế y phục, bộ lông con chuột Muskrat mầu nâu sậm rất đáng giá. Có người đã trả tới 30$ một bộ lông cho những người chuyên môn đánh bẫy chuột và dù rằng các bà các cô đã sợ hãi phát thét lên khi thấy con chuột, lại hãnh diện khi có bô lông con chuột này làm thành mũ hoặc đính trên bộ áo ngự hàn.
             
            Với trẻ con thì những con chuột bạch, chuột đánh vòng, chuột không đuôi hamster hay guinea pig là những động vật đáng yêu.
             
            Sống trên đất Mỹ, chúng ta cũng nên tìm hiểu người Mỹ đối với con chuột ra sao. Chữ Mouse thường ám chỉ phái nữ và người nhút nhát hay xấu hổ. Còn chữ Rat ám chỉ những người thấp kém, không trung thực. Các bà các cô thời trước khi chải tóc lại quấn quéo như tổ chuột ở trên đầu nên có chữ Mouse like hay Rat like.

             
            http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/72368-big_Nam%20Ty%20noi%20chuyen%20chuot%205.jpg
             
            Nhưng dù dân chúng Mỹ có chê con chuột là nhút nhát là đàn bà, là hèn kém là phản bội đi chăng nữa, con chuột Mickey mouse lại được toàn thể thế giới yêu chuộng nhất là giới nhi đồng. Đây là một sản phẩm tưởng tượng của Walt Disney đã được giải thưởng về tranh hoạt họa (Academy Award-winning comic animal cartoon) Chú chuột này do Walt Disney và Ub Iwerks vẽ ra và chính Walt Disney lồng tiếng. Ngày 18 tháng 11 năm 1928 công ty Walt Disney đã trình chiếu cuốn phim này để kỷ niệm ngày sinh nhật của ông tại Colony theatre, Nữu Ước và từ đó con chuột Mickey đã trở thành nhân vật hữu danh trên thế giới. Nhiều gia đình Mỹ hồi đó đã bỏ ăn bỏ ngủ để xem chú chuột Mickey với đầy đủ đức tính: khôn ngoan, lanh lẹ, cần cù, nhẫn nại khác hẳn với tiếng xấu mà họ đã gán cho con chuột.
             
            Đối với dân chúng Âu Châu, chuột là một động vật đáng sợ vì nó mang theo những con bọ chuột (Xenopsylla cheo) hung thần gieo rắc bệnh dịch hạch. Theo kinh Cựu Ước (Old testament), bệnh này đầu tiên phát hiện tại Trung Hoa vào năm 1330 sau đó theo các thương thuyền lây lan bệnh dịch đến Âu châu. Vào tháng 10 năm 1347 một số thủy thủ người Ý từ Trung Hoa trở về đảo Sicily đã mắc phải bệnh này và chết ở trên tầu. Sau đó bệnh dịch nhanh chóng lan tràn khắp Âu Châu.Trong vòng 5 năm đã giết chết 1/3 dân chúng tức 25 triệu người và liên tiếp trong 60 năm đã sát hại khoảng 100 triệu người ở Phi Châu. Từ đó bệnh dịch hoành hành khắp nơi, mãi cho đến năm 1894 nhà bác học Alexander Yersin tìm ra vi trùng Yersinia pestis mới ngăn chặn được căn bệnh này. Tại Hoa kỳ bệnh dịch cuối cùng đã xẩy ra tại Los Angeles vào năm 1924- 1925, sau đó chỉ còn những trường hợp lẻ tẻ xẩy ra tại các miền quê với con số 10-15 người mỗi năm.
             
            Chuyện thần thoại kể rằng: Có một thành phố tại Âu Châu, chuột sinh sản quá nhiều và quá mau lẹ, các giống mèo chó bị chuột ăn thịt hết sạch. Người ta không còn có cách gì để diệt trừ chuột cả. Thuốc giết chuột, bẫy chuột cũng không sao ngăn chặn được làn sóng chuột. Chuột ăn hết cả thực phẩm rồi lại tấn công con người cho nên họ đã phải cầu khẩn Thượng Đế diệt trừ giống chuột. Một hôm, có một thanh niên trẻ tuổi, khôi ngô đẹp đẽ với ống sáo trên tay. Anh ta bắt đầu thổi một khúc nhạc mê hồn, huyền ảo thế rồi chuột lớn, chuột bé, chuột mẹ, chuột con từ trong nhà, dưới cống, ngoài vườn đổ ra theo chân anh ta. Người thanh niên này đi từ đường lớn cho đến hang cùng, ngõ hẻm với hàng triêu, triệu con chuột nối đuôi lúc nhúc. Anh ta từ từ đi ra biển và lội xuống nước, đàn chuột theo sau và chết chìm hết và thành phố này thoát khỏi hiểm họa Chuột.
             
            Đối với người Việt chúng ta, chuột rất gần gũi trong đời sống. Chuột được khen thì ít mà chê thì nhiều. Khen thì “nhanh như chuột chạy” may mắn thì khen “thứ nhất đom đóm vào nhà, thứ nhì chuột rúc, thứ ba hoa đèn”. Còn chê thì nhiếu lắm, nào là “Mặt dơi, tai chuột”, “Hôi như chuột”, “cái mặt chuột kẹp”, “Cháy nhà ra mặt chuột”, “Cái miệng như mõm chuột chù” v.v...


             
            http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/72368-big_Nam%20Ty%20noi%20chuyen%20chuot%202.jpg
             
            (hiểu rằng hối lộ hay tham nhũng)
             

            Từ lúc còn thơ ấu, theo mẹ đi chợ Tết, tay nắm áo tay chỉ bức tranh Đám cưới chuột đòi mua cho kỳ được. Lớn lên một chút theo đám gia nhân ra đồng hun khói vào hang bắt chuột mang về đun nước sôi cạo lông và luộc chín với lá chanh. Lớn lên chút nữa, theo các đàn anh học đòi chim chuột lăng nhăng, rồi sau đó lại cùng bạn bè bầy trò mèo chuột.
             
            Thực ra, không hiểu tại sao vấn đề tình ái giữa nam và nữ lại dính líu đến con chuột. Nếu là con gà hay con chó, có lẽ còn có thể dễ hiểu đôi chút, bởi vì hai giống này ngang nhiên làm cái chuyện công súc tu sĩ ngay trước mặt bàn dân thiên hạ, còn giống chuột mấy ai đã được diễm phúc mắt thấy, tai nghe.
             
            Phải chăng là vì câu ca dao:
             

            Con gái mười bẩy mười ba,
            Đêm năm với mẹ chuột tha mất l…
            Chuột tha lên núi lên non,
            Chuột tha làm tổ, cho con chuột nằm.
             

            hay tại bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương vịnh ông quan hoạn này chăng?
             

            Mười hai bà mụ ghét chi nhau?
            Đem cái xuân tình vứt bỏ đâu?
            Rúc rích thây cha con chuột nhắt,
            Vo ve mặc kệ cái ong bầu.
            Đố ai biết được vông hay chóc,
            Còn kẻ nào hay cuống với đầu.
            Thôi thế thì thôi, thôi cũng được,
            Nghìn năm khỏi bị tiếng nương dâu.

             

            Nghĩ đến nát óc cũng không tìm ra một chút liên hệ, kính mong quý vị cao minh vui lòng chỉ giáo.
            Nói chuyện về năm Tý hay năm con chuột mà không nhắc đến chuyện sau đây thực là thiếu sót:
             
            Có người hỏi quan tuổi gì (có thể đây là quan huyện hay quan chức nhà nước) sau đó mang biếu quan một con chuột bằng vàng y. Bà vợ nghe câu chuyện liền nổi cơn tam bành và mắng rằng:
             
            Sao mà ông ngu thế! Tại sao không nói tuổi Sửu mà lại nói tuổi Tý!
            Từ đó về sau, các quan phần lớn đều kỵ tuổi Tý và thường nhận là tuổi Sửu, tuổi Ngọ hay cùng lắm cũng là tuổi Dần.
             
            Trở về với văn hóa ẩm thực Việt, khi còn nhỏ ở miền Bắc, ăn miếng thịt chuột luộc ướp lá chanh, trên đè cái thớt làm cho thân con chuột bị đè bẹp ra như con vit lạp của tiệm vịt quay, hương vị nhạt nhẽo chẳng có gì hấp dẫn.
             
            Đầu năm 1947, trong nhà giam bí mật tại chùa làng Ngọc Tranh, Huyện Phù cừ, tỉnh Hưng yên, anh công an thương tình bọn tù chúng tôi suốt tháng chỉ có nắm cơm gạo hẩm chấm với muối trộn mỡ. Đánh được con chuột to bằng cổ tay, anh lột da chặt đầu rồi kho với muối, mỗi người chỉ được một miếng vừa bằng đầu ngón tay cái cho nên vừa bỏ vào miệng đã tuột xuống cổ, nên không còn biết rõ mùi vị ra sao.
             

             
            http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/72368-big_Nam%20Ty%20noi%20chuyen%20chuot%203.jpg
             
            Khi vào Nam, trên đường xuống Long Xuyên trình diện đơn vị tân nhậm, những mẹt thịt chuột trắng phau và những xâu thịt chuột rô ti bầy bán trên bắc Vàm Cống cũng không có sức quyến rũ như xâu chim ở bến phà Cần Thơ. Mãi cho đến khi dùng cơm tại câu lạc bộ sĩ quan của Tiểu đoàn 3ème BVN sau này trở thành tiểu đoàn 3 của Sư đoàn 21, tôi mới biết mùi vị thịt chuột rô ti và chuột xúc bánh tráng. Sau đó những trận hành quân vào vùng Cờ Đỏ, Ô Môn, Thác Lác, Gò Quao và Cái Sắn, thịt chuột gần như thay thế cho thịt gà ở cái vùng đầy rẫy tôm cá này.
             
             
             
             
            Chuột ở đây quá nhiều, ăn sạch lúa giống cho nên vào mùa xạ lúa, nông dân nặn đất thành những miếng vuông vức mỗi chiều 40 phân. Miếng đất nặng đó khoảng 10 ký, dùng chiếc que chống ở gần giữa với góc độ 30-45 là đã có chiếc bẫy chuột hữu hiệu mà chẳng tốn kém. Rắc vài hột thóc ở chân que, chuột kéo tới tranh nhau ăn, que đổ nghiêng và bẫy sập đè chết lũ chuột. Nếu siêng năng, nửa đêm đi thăm bẫy một lần, còn nếu không hãy chờ đến sáng. Mỗi đêm, trung bình một chiếc bẫy đè chết 3-4 con chuột và nếu có 100 chiếc bẫy có thể thu hoạch 300-400 con là chuyện thường. Sau khi nhúng qua nước sôi, mấy bà nội trợ chẳng thèm dùng dao kéo làm chi cho mệt, chỉ dùng móng tay bấu đầu đuôi, chân cẳng rồi lột da, bóc bộ đồ lòng ném xuống chiếc ao cá tra bên nhà. Sau đó mang những mẹt thịt chuột ra chợ bán lấy tiền mua gạo và mua rượu tẩm bổ cho ông chồng đã quá mệt mỏi vì chuyện chuột ở ngoài đồng và chuyện mèo chuột ở trong nhà.
             
            Đừng tưởng rằng chỉ có chúng ta mới ăn thit chuột, xin vào trang www. my.net-link.net/~vaneselk/muskrat/recipes ta thấy cơ man nào những món thịt chuột và lại còn có cả chục cuốn sách dạy nấu ăn như: Chuột hầm (Braised Muskrat by Louis Campbell) Canh chuột (Muskrat Soup from Low Carb Cookbook), Chuột với củ hành (Smothered Muskrat and onion) Chuột rô ti (Fried Muskrat Fried Muskrat and Gravy is on Buckskinner Cookbook) v.v... Smothered Muskrat and Onions from Bert Christensen's Cyberspace Home, Wild Game Recipes presents Smothered Muskrat and Onions, Chuột quay (Fried Muskrat), Chuột bầm (Muskrat Meatloaf), Chuột nướng với cà rốt (Baked Stuffed Muskrat with Carrots.) v.v...
             
            Những món thịt chuột ở Hoa kỳ tôi chưa có dịp thưởng thức, nhưng chắc chắn không thể nào ngon bằng món chuột xào lăn với củ hành ở vàm Lình Quỳnh được. Ngày đó chúng tôi trú quân ở một vùng rừng tràm bạt ngàn san dã giữa Rạch Giá, Hà Tiên và Nam Thái Sơn. Dân chúng vùng này đã bị cưỡng bách thực hiện khẩu hiệu vườn không nhà trống. Đường xá bị đào đứt quãng, xe đi không được. Phương tiện tiếp tế đường thủy lại nghèo nàn, mỗi tháng 2 -3 kỳ gần như chỉ có gạo, muối và thuốc lá. Chúng tôi phải tự lực cánh sinh: giăng câu, tát đìa và dậm cù hay dậm chuột. Vì quanh năm nước ngập cho nên đám chuột nước phải làm tổ trên cây hay trong những khóm cỏ rậm rạp. Đứng thành một vòng tròn chung quanh, tay cầm que khua động tiến dần vào tâm điểm và đàn chuột bị thanh toán dễ dàng.
             
            Hơn nửa thế kỷ đã qua, những bữa thịt chuột xào với củ hành hay với sả ớt và vài xị rượu đế đã làm cho những người lính bộ binh chúng tôi gần gũi, thương yêu gắn bó lấy nhau. Ngày nay dù rằng: Thạch Rô, Danh Tài, Sơn Kron, Phương, Huy và những đồng đội trong đơn vị đầu tiên chỉ còn là những hình ảnh nhạt nhòa trong tâm khảm, nhưng dư vị của món chuột đồng vẫn còn phảng phất đâu đây.
             
            Placentia 12/07
             
            http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=72368&z=57
            #21
              Quang Khôi 11.02.2008 08:28:45 (permalink)



               
               


              Đón năm chuột kiểu Malaysia
              21:23:00, 09/02/2008
               








              Người Malaysia gốc Hoa đi lễ chùa trong ngày mồng một Tết. Ảnh: Reuters
              Chính quyền Kuala Lumpur (Malaysia) đã khởi đầu năm mới Mậu Tý bằng việc treo thưởng cho những người bắt chuột trong một nỗ lực nhằm giải quyết vấn nạn lâu năm ở thành phố này.
               

              “Không có sự khích lệ nào hiệu quả như tiền cả”, Báo New Straits Times ngày 9.2 dẫn lời ông Yew Teong Look, một dân biểu ở khu vực Kuala Lumpur. Chuột bắt được, bất kể sống hay chết, được “treo giá” 2 ringgit (hơn 0,6 USD)/con. “Tất cả những việc cư dân phải làm là bỏ con vật gây hại tại các điểm tập kết, nơi các viên chức Hội đồng thành phố sẽ thu gom chúng đem đi tiêu hủy”, ông Yew nói.
               
              Chuột hiện được tìm thấy ở khắp các gia đình, cửa hàng và chợ ở Kuala Lumpur dù chính quyền thành phố đã nỗ lực giải quyết vấn nạn này và làm sạch thành phố. Malaysia, với đa số dân gốc Hoa, đang cùng với nhiều nước châu Á khác đón Tết Mậu Tý.

              T.Q
              http://www1.thanhnien.com.vn/Thegioi/2008/2/10/225567.tno
              #22
                Quang Khôi 11.02.2008 08:43:19 (permalink)








                Thứ hai, 11/2/2008, 07:00 GMT+7




                Chuyện thú vị về họ nhà Tý
                 





                Ảnh: carleton.edu.
                Một số sinh vật bạn gặp trong rừng có thể trông giống chuột, nhưng lại không phải là chuột. Mọi người thường cho rằng chúng là một, nhưng thực ra chúng khác hẳn nhau.
                Những nhân vật giống chuột bao gồm chuột thường, chuột đồng và chuột chù.
                 
                Chuột thực thụ là những con vật ăn tạp. Tức là cũng như người, chúng ăn cả thịt và thực vật. Thực đơn của chúng là hỗn hợp của hạt cây, trái cây, rau củ, nấm và côn trùng. Thực tế, chuột thường được dùng làm vật thí nghiệm bởi chúng có rất nhiều điểm giống người. Chẳng hạn, chúng cũng là động vật có vú (máu nóng, có lông và tiết sữa), và chúng cũng ăn những thứ mà chúng ta ăn. Nhưng ý kiến cho rằng chuột thích pho mát thì vẫn còn là điều gây tranh cãi. Chúng thực ra vẫn thích bơ lạc hơn.
                 
                Chuột đồng là kẻ ăn cỏ. Cũng giống như hươu và bò, chúng chỉ ăn thực vật, bao gồm cỏ, hạt cây, nấm, quả dâu và rau xanh.
                 
                Chuột chù thì là loài ăn thịt. Thực đơn của chúng gồm chủ yếu là côn trùng và cả sâu, tôm đồng, chim non, ếch và chuột nhắt.
                 
                Chuột thường, chuột đồng và chuột chù đều khác nhau, và có những sự thích ứng khác nhau với môi trường.
                 
                Chuột thường





                Ảnh: petwebsite.
                Loài chuột nhà thông thường, giống như những con chúng ta tìm thấy ở các cửa hàng vật nuôi, xuất hiện đầu tiên từ Trung Quốc. Chúng có thể đã quá giang trên những tấm lụa chở trên các con tàu và tới được châu Âu. Người châu Âu lại tiếp tục mang chúng đến châu Mỹ qua những tàu biển.
                Chuột nhà có hàm răng rất sắc có thể gặm xuyên qua các tấm gỗ và bức tường. Đó là một trong những cách chúng đột nhập vào nhà dân. Trong khi có hàng trăm giống chuột hoang, thì không có loài nào có răng đủ khỏe để có thể xuyên thủng ngôi nhà. Chuột nhà cũng là những kẻ leo trèo rất giỏi. Hầu hết các loài chuột khác và chuột đồng đều không biết leo.
                 
                Chuột nai (deer mouse) là một dạng chuột khác thường có ở châu Mỹ. Vào mùa thu, chuột nai thường trốn trong các ngôi nhà để tránh rét. Chuột nai có thể mang theo virus hanta gây các triệu chứng cúm và có thể dẫn tới tử vong. Nếu bạn nhìn thấy một con chuột ướt sũng và run rẩy, đừng có chạm vào. Có thể nó đang ốm vì virus hanta.
                Một loài chuột phổ biến ở nước Mỹ, đặc biệt ở các vùng khô, là chuột bao (pocket mouse). Chúng rất xinh xắn với đôi mắt to và bộ lông bóng bảy, nhưng đừng để bộ dạng đó lừa phỉnh bạn. Chúng rất bẩn thỉu. Không giống như các loài chuột khác, chúng ăn chủ yếu là thịt. Khi chuột bao nhìn thấy một con bọ cạp, nó sẽ lao tới và tấn công, dùng chân dìm đầu xuống trong khi mồm ngoạm lấy đuôi và cắt đứt ngòi. Sau đó chúng sẽ ăn thịt con mồi. Nó còn ăn cả loài bọ cánh cứng tiết ra nọc độc từ bụng. Chúng sẽ vồ lấy con mồi, ấn chiếc đuôi xuống đất để nó không thể bôi chất độc lên mình con chuột. Sau đó nó sẽ ăn chiếc đầu trước. Chuột bao còn thích lẻn vào các hang chuột và ăn con non.
                 
                Một loài chuột khác có thể nhảy giống như kangaroo. Nó nhẩy mỗi bước dài 1,5 m và cao tới 45 cm trong không trung. Nếu bạn cao 1,5 m, điều đó sẽ giống như bạn nhảy qua các ngôi nhà và băng qua các sân vận động.
                 
                Trong khi chuột nhà trèo thoăn thoắt và chuột nhảy phóng như điên, thì các loài chuột khác lại có cách di chuyển riêng. Chẳng hạn, chuột vàng, một loài chuột lông vàng rất đẹp sống ở các khu đầm lầy ở miền nam nước Mỹ, thích trèo cây và nhảy từ cành này sang cành khác. Nếu nó có bị rơi xuống nước thì cũng không sao, bởi nó còn là một tay bơi cừ khôi.
                 
                Chuột đồng
                 





                Ảnh: BBC.
                Chuột đồng trông rất giống chuột thường. Nó có lông dài hơn, xám hơn và xơ xác hơn. Nó cũng có chiếc đuôi ngắn hơn.
                 
                Trong khi chuột nhà là những kẻ cô độc, sống một mình, thì chuột đồng thường sống trong các cộng đồng lớn lên tới hàng trăm hoặc hàng nghìn con.
                 
                Loài chuột đồng biết hát ở Bắc cực là một thể loại rất thú vị. Những sinh vật nhỏ bé này sống theo đàn gồm hàng trăm con. Nếu phát hiện thấy kẻ săn mồi, như cáo hoặc cú, chúng sẽ đứng ở miệng hang và bắt đầu hát, giọng the thé của chúng sẽ ngân lên hoặc hạ xuống. Bằng cách đó, chúng sẽ thu hút kẻ săn mồi. Một khi kẻ thù tiến đến, chúng liền lao tọt vào hang. Nếu tên địch tìm cách đào bới, những con chuột ở hang khác sẽ chui ra và lại hát, kéo kẻ thù đến chỗ đó. Cuối cùng, kẻ săn mồi sẽ mệt mỏi quá mà bỏ đi.
                 
                Một loài chuột đồng khác ở Oregon, Mỹ, là loài thuộc diện nguy cấp. Những con chuột đồng màu đỏ sống trên các cây linh sam to khổng lồ. Chúng là những kẻ leo trèo tuyệt đỉnh và xây những chiếc tổ rất lớn, giống như tổ chim, trên các cành cây và sống trong đó. Chúng ăn hạt trong các quả linh sam. Một con chuột đồng đỏ có thể sống cả đời trên một cây và không bao giờ xuống đất.
                 
                Chuột chù





                Ảnh: andrew.loewer.name.
                Chuột chù có kích cỡ tương đương chuột thường và chuột đồng, nhưng lại rất khác. Bạn có thể nhận ra bởi cái mõm rất dài và hàm răng cực sắc. Chúng thường có màu xám hoặc đen ở lưng (đôi khi lại trắng ở bụng). Nó dành hầu hết thời gian dưới đất, đào bới sâu bọ.
                 
                Chuột chù đi săn bằng cách đào những đường hầm dài. Chúng tràn đầy sinh lực và hiếm khi dừng lại một khi đã thức giấc. Khi tỉnh dậy, chúng thường chạy xuyên qua các đường hầm cho đến khi đâm phải một con sâu hoặc một con bọ. Mỗi ngày chúng phải tiêu thụ lượng thức ăn gấp đôi cân nặng của chúng.
                 
                Chuột chù có thể là loài phàm ăn nhất trên hành tinh. Nó săn liên tục. Thực tế, nó chỉ ngủ trong một thời gian rất ngắn, bởi vì nó thường xuyên đói.
                 
                Bạn sẽ hiếm khi bắt gặp chuột chù trong tự nhiên. Thỉnh thoảng vào mùa hè, khi mặt đất khô và cứng trở nên khó đào, chúng sẽ ngoi lên mặt đất để kiếm ăn. Nhưng nếu bạn bắt gặp một con chuột chù, đừng tìm cách bắt nó. Chuột chù nổi tiếng là rất bẳn tính, nó có thể cắn bạn rất đau. Có những loài còn có nọc độc khiến bạn phải vào viện.
                Chuột chù thường sống cô độc. Chúng tỏa ra một thứ mùi để xua đuổi kẻ khác đi. Một số loài chuột chù dành nhiều thời gian trên mặt đất hơn các loài khác. Đặc biệt, chuột chù nước thích sống gần các suối nhỏ để có thể bắt tôm đồng và ốc sên để ăn.
                 
                Tất nhiên còn nhiều sinh vật nhỏ khác giống chuột như chuột chũi, chuột lemmut, chuột nhảy jerboa và hamster. Ở Australia còn có những con thú có túi nhỏ xíu chỉ bằng 1/4 con chuột thường.
                M.T. (theo benravenspell)





                ShowArticleLogoDate();ShowArticleLogoQuantity();




                Các tin khác:
                [Trở về]


                http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2008/02/3B9FEBF9/
                #23
                  Quang Khôi 12.02.2008 13:22:48 (permalink)
                  Chim chuột
                   
                  Tết nhất không bàn chuyện mèo chuột; xin mời Quý Bạn xem qua tình bạn chim chuột.
                   
                   
                  >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
                   
                   
                  Thứ Sáu, 07/07/2006, 09:27 (GMT+7)

                  Tại sao lại có chim và chuột ở chung một hang?
                   
                  Có thể thấy hiện tượng cộng sinh này trên thảo nguyên hoang mạc Tân Cương, Thanh Hải (Trung Quốc). Ví dụ chuột hoang ở cùng tuyết cước hay bách linh.
                   
                  Có người từng trông thấy con chim đứng trên lưng chú chuột, cùng đi lại với nhau, xoè đôi cánh, miệng phát ra những tiếng kêu phức tạp, không chịu nhảy xuống.
                   
                  Nguyên do của tình trạng này là cái nóng lạnh trên thảo nguyên hoang mạc thay đổi rất lớn, nhiệt độ giữa ngày và đêm rất cao, rừng rậm ít, mất đi địa điểm để chim làm tổ và tránh kẻ thù. Ở vùng này chuột hoang rất phổ biến, hang chuột khắp nơi. Nhiệt độ trong hang ổn định, tránh được cái nóng hoặc rét, do vậy hang trở thành môi trường tốt cho các loài chim làm tổ và sinh sản.
                   
                  Chim và chuột đồng cư, đôi bên đều có lợi. Chim rất cảnh giác, có thể thay chuột cảnh giới, nếu gặp nguy hiểm, nó sẽ lập tức bay lên và kêu to, báo cho chuột ẩn nấp vào hang.
                   
                  Theo sách 10 vạn câu hỏi vì sao
                   
                  http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=148997&ChannelID=17
                  #24
                    Quang Khôi 12.02.2008 13:47:24 (permalink)
                    Năm chuột nói chuyện chống tham nhũng của người xưa
                     
                     
                    "Đám cưới chuột"
                     
                    Post #: 2
                     
                    http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=330492
                     
                     
                    >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
                     
                    Thứ Bảy, 09/02/2008, 11:58 (GMT+7)
                    Đám cưới chuột
                     
                    Bức tranh chỉ nói chuyện ngày xưa và chỉ nói chuyện mèo chuột nhì nhằng, nhưng có biết bao nhiêu vui buồn trong đó! Mà vui buồn thì lẫn lộn vào nhau, tan biến trong nhau - vui cũng có thể chính là buồn.





                     

                     
                     
                    "Trạng chuột ơn vua cưới vợ làng,
                    Kiệu son lộng lẫy lọng hoa vàng!
                    Nàng dâu xứ chuột chân đi đất,
                    Ngón nhỏ bùn non vẫn dính chân!”

                                                                                                                         (Ngô Văn Phú)
                     
                    Trên đây là một phần của sự diễn giải bằng thơ bức tranh Đông Hồ “Đám cưới chuột”. Đây là bức tranh mô tả một đám rước dâu chuột hết sức long trọng. Trạng chuột cưỡi ngựa đi trước. Cô dâu chuột ngồi kiệu theo sau với một đoàn tùy tùng dài không ngớt. Chỉ có điều, để cho tiệc cưới được diễn ra suôn sẻ, họ hàng nhà chuột đã phải hối lộ quan mèo rất nhiều của ngon, vật lạ.
                     
                    Bức tranh chỉ nói chuyện ngày xưa và chỉ nói chuyện mèo chuột nhì nhằng, nhưng có biết bao nhiêu vui buồn trong đó! Mà vui buồn thì lẫn lộn vào nhau, tan biến trong nhau - vui cũng có thể chính là buồn.
                     
                    Trước hết, bức tranh là niềm an ủi lớn cho những người đương thời chúng ta. Thì ra, chuyện tham nhũng, hối lộ có từ ngày xửa, ngày xưa, chứ tuyệt nhiên không phải là sản phẩm độc quyền của đời sống hiện đại. Và nếu “lệ làng” có tự ngày xửa ngày xưa, thì  chúng ta chỉ có lỗi một phần  trong đó - ở cái phần tiếp tục duy trì và mở rộng cái “lệ làng” đó ra.
                     
                    Thực ra, nếu quyền lực có tự ngày xửa ngày xưa, và sự lạm dụng quyền lực cũng có tự ngày xửa ngày xưa, thì tham nhũng có tự ngày xửa ngày xưa cũng là điều dễ hiểu. Tham nhũng chỉ là một căn bệnh của quyền lực. Kê toa trên giấy cho căn bệnh này thì dễ, nhưng chữa trị nó trong cuộc sống thì khó vô cùng. Thực tế cho thấy, phần lớn các sáng kiến chống tham nhũng đều rất giống với sáng kiến treo chuông vào cổ mèo. Treo chuông vào cổ mèo, thì mèo đi đến đâu chuông kêu đến đó. Họ hàng nhà chuột nhờ đó có thể chạy thoát dễ dàng. Vấn đề chỉ là trong họ hàng nhà chuột ai đủ to gan, và ai có khả năng treo được chuông vào cổ mèo?
                     
                    Hai là, bức tranh cho thấy đã là mèo thì bao giờ cũng có thể gây khó cho chuột. Chuyện cưới xin là chuyện riêng tư trong đời sống dân sự. Chuột tổ chức cưới mấy mâm, chuột rước dâu như thế nào là chuyện của chuột. Quí hồ chuyện cưới xin này không gây thiệt hại cho người ngoài, thì quan mèo không thể có thẩm quyền can thiệp. Thế nhưng, bức tranh dân gian khuyên chúng ta là chớ có nên tin vào những nguyên tắc của luật dân sự. Quan mèo có thể phá nát đám cưới, nếu như trạng chuột chỉ biết luật trên giấy, mà không biết luật ở đời. Quan mèo là cái bóng quá lớn của công quyền đè nặng lên không gian tồn tại của họ hàng nhà chuột. Mà như vậy thì các quyền sẽ bị hạn chế, các chi phí sẽ phát sinh.
                     
                    Ba là, bức tranh còn nói lên sự bi hài của địa vị và chức quyền trong cuộc sống. Trạng chuột phi ngựa đưa dâu trông uy phong biết bao nhiêu! Cô dâu chuột ngồi kiệu trông quyền quý biết bao nhiêu! So với họ hàng nhà chuột, thì cô dâu chú rể quả là những đấng cao sang. Tuy nhiên, so với mèo thì cô dâu, chú rể vẫn chỉ là chuột. Sự khúm núm, sự lo lắng vẫn thấp thoáng đâu đó đằng sau sự cao sang. Phải chăng đó cũng là lý do tại sao châm ngôn “Trông lên thì chẳng bằng ai, nhưng trông xuống cũng chẳng có ai bằng mình” lại có sức an ủi to lớn như vậy? 
                     
                    Bức tranh “Đám cưới chuột” còn được ban nhạc “Gạt tàn đầy” chuyển thành bài hát. Được lặp đi, lặp lại liên tục là những lời hát sau đây:
                    “Ai mang cá đến cho con mèo hoang tàn ác?
                    Ai mang cá đến cho con mèo hoang say mềm?”

                     
                    Ai mang nếu không phải là những chú chuột ở quanh ta và ở trong ta?!  
                      
                    TS. Nguyễn Sĩ Dũng
                    Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Xuân
                     
                    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=242460&ChannelID=330
                    #25
                      Quang Khôi 14.02.2008 10:51:23 (permalink)
                      13 Tháng 2 2008 - Cập nhật 16h35 GMT
                      Giá chuột lang tăng vọt tại Trung Quốc
                       
                       
                      Chuột lang tăng gấp ba lần giá thường ngày khi Tết Mậu Tý đến
                       
                      http://www.bbc.co.uk/worldservice/images/2008/02/20080213141955_44420743_hamster203.jpg
                       
                       

                      Chuột lang bỗng trở nên mặt hàng rất 'hút' tại Trung Quốc vào những ngày giáp Tết Mậu Tý, vì trẻ em đòi cha mẹ phải mua về nuôi, các chủ cửa hàng thú vật cho biết.
                       
                      Theo họ, giá chuột lang đã tăng gấp ba lần đều khắp nước để lên đến 30 nhân dân tệ, mặc dù trong năm, chúng không phải là thú được ưa chuộng.
                      Tân Hoa Xã loan tin "Hình ảnh một con chuột đồng hay chuột cống rất xấu xí, trái lại chuột lang rất dễ thương vì các bạn có thể cầm trên tay và mang chúng đi khắp nơi".
                       







                       Khi nuôi một con thú, thì con tôi sẽ học được thế nào là lòng từ bi đối với loài vật
                       Một người cha tại Trung quốc
                      Các tiệm bán thú loan báo rằng các thú khác như là sóc cũng rất được dân chúng tìm mua, nhưng phải nói rằng chuột lang được ưa chuộng nhất từ những ngày giáp Tết.
                       
                      Một người cha nói: "tôi có ý tìm cho con tôi một con thú nho nhỏ và chuột lang là thú lý tưởng".
                       
                      "Khi nuôi một con thú, thì con tôi sẽ học được thế nào là lòng từ bi đối với loài vật."
                       
                      Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã cảnh báo rằng răng của chuột lang rất sắc bén, cắn phá lung tung và thậm chí có khả năng truyền bệnh dịch nữa.
                       
                      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/02/080213_humble_hamster.shtml

                       
                       
                      #26
                        Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 26 trên tổng số 26 bài trong đề mục
                        Chuyển nhanh đến:

                        Thống kê hiện tại

                        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                        Kiểu:
                        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9