NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH CAO HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO NIÊN
Trần Mạnh Hùng 09.02.2008 11:41:21 (permalink)
                             Những Điều Bạn Cần Biết Về
                 BỆNH CAO HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO NIÊN
                       (Tài liệu bởi: Harris County Hospital District - Community       
Outreach Servicer-Asian Outreach District Division (713-566-6395-LT/HTN in Older.doc)
 
* Nếu bạn là một người Mỹ cao niên và bạn bị cao huyết áp, bạn không phải là một người duy nhất. Ở tại xứ này, trên phân nửa người già trên 65 tuổiđều bị bịnh cao áp huyết.
 
NHỮNG CON SỐ CÓ Ý NGHIÃ GÌ?
 
Trung bình một người trưởng thành khoẻ mạnh thường có huyết áp khoảng 120/80, thường được gọi là 120 trên 80. Áp huyết  lúc tim bóp120 ; con số này tương đương cho áp xuất trong động mạch khi máu được bơm vào động mạch mỗi lần tim đập, còn con số 80 gọi là áp huyết lúc tim dãn ra. Nó tượng trưng cho áp xuất động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần đập.
Khi nói đến cao huyết áp , đa số mọi người đều nghĩcả hai con số đều cao. Nhưng có một loại cao huyết áp khác gọi là ISOLATED SYSTOLIC HYPERTENSION (ISH) - cao áp huyết lúc tim bóp, trong trường hợp này chỉ có con số ở trên (120/80 số 120 là số trên, số 80 giọi là số dưới) là cao hơn mức bình thường.
 
CỠ NÀO LÀ QUÁ CAO?
 
Nếu bạn bị cao huyết áp , áp huyết của bạn có thể là 140/90 hoặc cao hơn. Huyết áp không được kiềm chế có thể đưa đến bịnh tim, và hậu quả có thể đứng tim ( Heart attack). Nó cũng có thể đưa đến tai biến mạch máu não ( stroke) hoặc suy thận.
Nếu "áp huyết lúc tim bóp" của bạn là 160 hoặc cao hơn mà "áp huyết lúc tim dãn" dưới 90, bạn được coi như là bị IUH. Loại cao huyết áp này hiếm thấy hơn loại có cả hai trị số đều cao - và trước đây nó được coi như là loại ít nguy hiểm hơn. Nhưng bây giờ người ta nhận thấy ISH là nguy cơ đáng kể gây nên tai biến mạch máu não. Tuy nhiên bạn chớ lo: Thường nó có thể được kiềm chế.
Các phương pháp à bạn áp dụng để làm giảm huyết áp đều guống nhau dù bạn bị loại cao huyết áp với cả hai trị số đều cao hoặc chỉ đơn thuần lúc tim bóp. Điều quang trọng là bạn phải làm một số việc để kiềm chế huyết áp. Bạn sẽ thấy một số đề nghịrất bổ ích cho trái tim của bạn.
 
BẠN CÓ THỂ GIÚP TRÁI TIM CỦA BẠN
 
Dưới đây là một số phương pháp rất đơn giản mà bạn có thể áp dụng để làm giảm nguy cơ bị bệnh tim và tai biến mạch máu não.
 
TẬP THỂ THAO THƯỜNG XUYÊN:
 
Đi bộ, bơi lội, đi xe đạp và chạy bộ  đều rất tốt cho sức jhoẻ và giảm áp huyết. Nhưng bạn phải hỏi bác sỹ trước khi bắt đầu một chương trình thể thao nào.
Đối với người cao niên , đi bộ là phương pháp dễ nhất, rẻ nhất, an toàn nhất, và là bộ môn thể thao được khuyên nên dùng nhiều nhất. Nêu rủ bạn bè tham gia với bạn để việc đi bộ trở thành thói quen - cho  dù chỉ đi 20 phút , 3 hoặc 4 lần mỗi tuần.
 
NẾU BẠN HÚT THUỐC LÁ HÃY CỐ GẮNG BỎ THUỐC LÁ:
 
Cộng thêm vào việc làm giảm thiểu các nguy ncơ có hại cho sức khoẻ, bỏ thuốc lá còn làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, dù bạn bị cao huyết áp.
 
NẾU BẠN  UỐNG RƯỢU,HÃY CỐ GẮNG GIỚI HẠI RƯỢU LẠI:
 
Có lẽ tốt hơn hết đừng uống rượu. Nhưng nếu bạn có uống , nên giới hạn không uống quá một hoặc hai ly mỗi ngày.
 
HÃY ĂN THEO MỘT KẾ HOẶCH ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, ÍT MUỐI :
 
Người ta nhận thấy có một sự liên quan rõ ràng giữa muối và cao huyết áp. Vì vậy, nên ăn nhiều trái cây và rau, tránh ăn các thực phẩm mặn và có nhiều chất béo, và trong bữa ăn không nên để chai nước mắm và muối trong bàn ăn.
 
NÉU BẠN BÉO MẬP, HÃY CỐ GẮNG GIẢM KÝ
 
Cân nặng làm tim phải làm việc nhiều hơn. Cách làm giảm sút ký tốt nhất là phối hợp thẻo thao đều đặn với một kế hoạch ăn kiêng cữ cân bằng và ít mỡ.
 
UỐNG THUỐC :
 
Càn thận uống thuốc theo lời chỉ dẫn của bac sỹ, không nên bỏ cách quảng lúc uống lúc không- cho dù bạn cảm thấy khoẻ. Nếu bạn cảm thấy cần thay đổi liều lượng thuốc , nên tham khảo ý kiến với bác sỹ.
 
Lưu ý :
 
Mỗi người có những đặc biệt khác nhau. Phải luôn luôn hỏi bác sỹ khi muốn trị bệnh cao huyết áp. Tài liệu này không phải dùng để thay thế điều trị của bác sỹ
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.02.2008 12:34:04 bởi Trần Mạnh Hùng >
#1
    Trần Mạnh Hùng 23.01.2010 06:14:20 (permalink)
    9 điều người cao tuổi nên tránh
    Mon, 02 Feb 2009 11:35:00


    Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.


    Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm

    Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.

    Đang ngủ không nên trở dậy vội vàng

    Thần kinh người già thường chậm chạp. Lúc ngủ muốn dậy đi tiểu hoặc có ai gọi đang ở tư thế nằm mà trở dậy ngay, đi lại luôn dễ làm huyết áp tăng đột ngột, dễ dẫn đến đứt mạch máu não. Vì vậy, đang ngủ khi có việc cần dậy phải từ từ theo 3 bước, mỗi bước khoảng nửa phút. Bước 1 khi tỉnh giấc hãy nhắm mắt lại nằm thêm nửa phút. Bước 2, ngồi dậy tại giường nửa phút xoa tay, xoa chân. Bước 3, cho hai chân chạm đất hoặc chạm nền nhà nửa phút rồi mới đứng dậy đi.

    Không nên ngoái đầu một cách đột ngột

    Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đã bị ngã. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.

    Không nên đứng co một chân để mặc quần

    Xương của người già thường bị xốp do thiếu canxi. Nếu không bị xốp thì xương cũng giòn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần.

    Không nên quá ngửa cổ về phía sau

    Có lần một ông già đã về hưu cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào viện. Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau.

    Không nên thắt dây lưng quá chặt

    Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom. Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel (bờ rơ ten). Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun không nên mặc quần âu cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó.

    Khi đi đại tiện không nên rặn quá mức

    Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặng mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.

    Không nên nói nhanh, nói nhiều

    Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.

    Không nên xúc động

    Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người già không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.

    Có một câu nói rất hay: "Đừng để chết vì thiếu hiểu biết". Vì thật ra đã có rất nhiều người chết vì thiếu hiểu biết kể cả những người còn trẻ. Qua sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất của nước ngoài mong rằng với bài viết ngắn này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm nhiều tuổi thọ.

    YBACSI.com (Theo SK&ĐS)

    #2
      Trần Mạnh Hùng 12.05.2010 04:12:45 (permalink)




       
      Thuốc tây, thuốc Bắc, thuốc Nam dưới mắt một bác sĩ tây y



       
      Kính thưa quý vị, một hôm, có một bệnh nhân đến phòng mạch, yêu cầu chúng tôi thử máu tổng quát. Là bác sĩ, trước khi thử máu thì cần phải biết tại sao bệnh nhân có yêu cầu này, vì nhiều khi bệnh nhân có những căn bệnh mà cuộc thử nghiệm tổng quát không phải là thử nghiệm thích hợp nhất. Sau khi được hỏi bệnh cẩn thận, bệnh nhân dứt khoát là không bị bệnh gì cả, chỉ muốn khám nghiệm tổng quát. Thấy bệnh nhân trong độ tuổi giữa 45 và 49, cũng là tuổi mà bộ y tế muốn các BS làm một cuộc khám nghiệm tổng quát, chúng tôi đồng ý cho bệnh nhân thử máu.

      Thật tình cờ, khi kết quả trở về thì cho thấy bệnh nhân bị suy gan khá trầm trọng. Tất nhiên tiếp theo đó những thử nghiệm khác được tiến hành, để tìm hiểu thêm nguyên nhân của sự suy gan, mà người Việt mình thường gọi là nóng gan, như thử các bệnh viêm gan do siêu vi khuẩn gây ra, siêu âm gan, và hỏi lại thật cặn kẻ việc ăn uống cùng thuốc men của bệnh nhân. Nên biết, rượu hay thuốc làm giảm mỡ (cholesterol) cũng thường là nguyên nhân làm cho "nóng gan".

      Kết quả là không một nguyên nhân nào được tìm thấy, nhưng chính trong lần khám nghiệm thứ ba này, bệnh nhân tiết lộ đang dùng thuốc Bắc, mặc dù trong những lần khám nghiệm trước, đã được hỏi về những thuốc men mà bệnh nhân sử dụng. Sau một thời gian ngưng uống liều thuốc Bắc này, gan bệnh nhân trở lại bình thường.



      Kính thưa quý vị, chúng tôi lớn lên ở VN, tuy không học qua Ðông y, nhưng cũng nghe lõm bõm về khái niệm âm dương ngũ hành, thổ sinh kim, thủy khắc hỏa vân vân. Khi ở VN thì chúng tôi học 4 năm đại học ngành hóa học, thấy người Tây phương chia vạn vật ra làm hàng tỉ tỉ hợp chất khác nhau, mà thành phần đơn chất căn bản để cấu tạo nên những hợp chất này là nguyên tố, như oxygen, carbon, sắt, đồng, nitrogen vân vân. Té ra đời không thể nhìn đơn giản với kim mộc thủy hỏa thổ mà đủ (quan niệm của Hy Lạp cách đây mấy ngàn năm cũng tương tự như vậy, nhưng nay người ta đã tiến rất xa rồi). Khi sang Úc, học ngành y, thì chúng tôi được biết thêm cách thức Tây phương nghiên cứu thuốc men.

      Xin được vắn tắt về cách Tây y nghiên cứu một môn thuốc trước khi thuốc này được đưa ra thị trường cho người bệnh dùng.

      Một liều thuốc Tây căn bản, thường chỉ bao gồm một hợp chất (hoặc cao lắm là vài hợp chất) trộn với chất bột không có tính thuốc. Sau khi thử trên loài vật có hệ thống sinh lý tương đối giống con người và đã xác định được hiệu quả của thuốc, người ta mới bắt đầu thử trên con người.

      Ở giai đoạn thử trên con người này, hầu như luôn luôn người ta sử dụng phương pháp gọi là "double blinded study". Xin đưa một thí dụ. Các bệnh nhân có cùng một căn bệnh, sẽ được chia làm 2 nhóm. Một nhóm sẽ được cho uống thuốc thật và một nhóm được cho uống thuốc giả (placebo), tức là viên thuốc chỉ có chất bột mà không có hợp chất thuốc.
      Bác sĩ cho thuốc cũng không hề biết viên thuốc mình cho bệnh nhân uống là thực hay giả, và tất nhiên bệnh nhân cũng không biết luôn. Do đó, người ta gọi là "double blinded", cả hai, thầy lang và con bệnh, đều bị "bịt mắt". Người biết ai uống thuốc thật, ai uống thuốc giả là những nhân viên hành chánh, chưa hề gặp mặt các bệnh nhân.
      Sau một thời gian dùng thuốc, bệnh nhân được kiểm tra lại. Thí dụ như trong trường hợp thử nghiệm loại thuốc giảm áp huyết, người ta sẽ đo lại áp huyết của bệnh nhân, và so sánh với áp huyết trước khi dùng thuốc.
      Cùng lúc, người ta hỏi bệnh nhân về các phản ứng phụ, như buồn nôn, chóng mặt vân vân, và đo đạc những thay đổi khách quan khác như thử máu xem gan có bị "nóng" (bệnh) hay không, công năng thận ra sao vân vân. Sau đó người ta đưa sang thống kê để phân tích.
      Nếu trường hợp 99% người uống thuốc thật khỏi bệnh, còn chỉ có 1% người uống thuốc giả khỏi bệnh, thì ta có thể kết luận là thuốc này công hiệu. Ngược lại, nếu chỉ có 5% người uống thuốc thật hết bệnh và có 4% người uống thuốc giả cũng khỏi bệnh, thì có thể ta cũng thấy được uống thuốc hay không cũng không khác gì nhau, tức là thuốc không nhiệu nghiệm.
      Nhưng thông thường, kết quả không rõ rệt như vậy, mà có thể là 563/1000 người dùng thuốc thật sẽ khỏi bệnh, 230/1000 người dùng thuốc giả hết bệnh. Như vậy thì thuốc thật có công hiệu không? Và thuốc giả thì sao, vì cũng có người hết bệnh đó mà
      Ðến đây, vai trò của toán thống kê vô cùng quan trọng. Toán thống kê cuối cùng sẽ cho ta một kết luận, kết luận rằng có thể nào vì "rùa" (tình cờ) mà có nhiều người uống thuốc thật khỏi bệnh hơn người uống thuốc giả không. (chỉ số dùng để kết luận này được gọi là "p value", và nếu nó nhỏ hơn 0.05 thì kể như không thể nào thuốc thật "chó ngáp phải ruồi" được). Song song đó, người ta cũng phải bảo đảm những bệnh nhân tham gia cuộc thử thuốc không có những bệnh khác, hoặc không có uống những thuốc khác.

      Sở dĩ người ta phải so sánh người uống thuốc thật và thuốc giả là để loại đi vai trò của tâm lý ảnh hưởng lên người bệnh (hiệu ứng tâm lý này rất quan trọng, gọi là placebo effect), vì nhiều người chỉ nhờ tin tưởng mà hết bệnh, nhất là đối với những chứng bệnh mà ta không thể đo lường một cách khách quan được, thí dụ như bệnh nhức đầu. (Nhức, đau, ngứa là những triệu chứng vô cùng chủ quan, chỉ có bản thân bệnh nhân mới định lượng được thôi).

      Và, sở dĩ người ta chú ý đến những yếu tố khác của bệnh nhân là vì những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến căn bệnh. Thí dụ như một người nghĩ rằng vì nhờ uống hà thủ ô mà tóc trở nên đen, nhưng không chừng trong thời gian đó, người này ăn nhiều rau giấp cá, mà chính rau giấp cá mới có tác dụng làm đen tóc thì sao (chỉ thí dụ như vậy mà thôi). Chắc chúng ta không biết được trong 1000 người uống hà thủ ô thì có bao nhiêu người tóc bạc trở thành đen (e rằng không có đến 1 người, nhờ vậy mà thuốc nhuộm tóc vẫn bán chay re re).

      Kính thưa quý vị, đó là quá trình thử nghiệm và thực nghiệm của Tây y, mà theo chúng tôi, y học cổ truyền của chúng ta không có. Y học cổ truyền dựa trên kinh nghiệm tích lũy, nhưng không có thống kê rõ ràng.

      Chúng tôi được biết có rất nhiều bệnh nhân tin rằng uống thuốc Bắc sẽ khỏi một số bệnh nan y, tốn tiền rất nhiều, nhưng cuối cùng trong một ngàn người dùng thuốc này có bao nhiêu người khỏi bệnh và bao nhều người... quy tiên, ta cũng không biết. Một số người do nhìn thấy một vài trường hợp cá biệt rồi khái quát hóa, cho rằng liều thuốc đông y ấy có hiệu nghiệm trên mọi người. Có lẽ là vì Ðông y thiếu thực nghiệm và thống kê.

      Thứ đến, rất nhiều bệnh nhân than phiền về phản ứng phụ của Tây y.

      Kính thưa quý vị, trong khi một viên thuốc Tây chỉ có một hay hai hợp chất, thì một khúc rễ cây, một túi mật, có hàng chục đến hàng trăm hợp chất trong đó. Như vậy thì "phản ứng không mong muốn" (unwanted effects) ắt phải nhiều hơn rất nhiều. Một viên Morphine chỉ chứa có chất Morphine mà thôi, trong khi đó nếu ăn một cây á phiện thì ta cho vào cơ thể biết bao nhiêu tạp chất khác. Vấn đề nằm ở hai chữ: LIỀU LƯỢNG.

      Kính thưa quý vị, chắc chắn một số thuốc Ta, thuốc Bắc, thuốc Nam cũng có hiệu lực, nên mới lưu truyền cả ngàn năm, nhưng sự nghiên cứu của những loại thuốc này thực thua kém thuốc Tây rất xa. Nói đến thuốc Bắc thuốc Nam thì chắc có lẽ vua Càn Long, Tần Thủy Hoàng, các đại quan, phú hộ của Tàu là người uống nhiều nhất, cũng được toàn các danh y, Hoa Ðà, Biển Thước chẩn trị. Nhưng kết quả các vị ây ra sao, chết lúc bao nhiêu tuổi, có mạnh khỏe hơn tổng thống Bush hay không, ta cũng thấy rồi.

      Các vị ngày xưa thường nói, nhân sinh thất thập cổ lai hy, bây giờ với Tây y thì nhân sinh thất thập mà "die", thì là... hơi yểu mệnh đó. Ngày nay, có rất nhiều cô chú bác đã xấp xỉ thất thập, nhưng vẫn còn mạnh cuồi cuội, đi shop, đi du lịch, đi biểu tình rần rần, so với các vị quan lớn, vua chúa ngày xưa thì khỏe và thọ hơn nhiều, dù không uống sâm nhung, dù không dùng cao hổ cốt, lộc nai, sừng tê giác.

      Bài tâm tình về thuốc này không nhằm việc bài bác Ðông y, mà chỉ để chúng ta thấy được sự khác biệt trong nghiên cứu giữa Ðông và Tây y. Là một người theo ngành khoa học, nhìn đời qua cặp mắt thống kê, cá nhân của chúng tôi chỉ được thuyết phục khi nào thuốc Bắc, thuốc Nam, Ðông y, Trung Y, có những nghiên cứu tinh tế, chi tiết, với sự chứng minh của thống kê mà thôi.

      Nhiều bệnh nhân khi gặp bác sĩ Tây y, thường hỏi thuốc này có những phản ứng phụ gì. Hầu như lúc nào BS cũng biết, nếu không biết thì mảnh giấy hướng dẫn trong hộp thuốc cũng có ghi. Quý vị vẫn có thể dùng thuốc Bắc, thuốc Nam, nhưng khi gặp các Ðông y sĩ, hay Trung y sĩ, nên hỏi xem thuốc ấy có tạo phản ứng phụ gì không. Ðiều này sẽ hữu ích cho hiểu biết và sức khỏe của chúng ta.

                  Bài của Bác sĩ Nguyễn văn Hoàng (Hoàng Nguyên) trích từ Việt Vùng Vịnh
       
      #3
        Trần Mạnh Hùng 28.05.2010 23:17:35 (permalink)
        .
        #4
          Trần Mạnh Hùng 28.05.2010 23:19:40 (permalink)
          ĐỪNG BAO GIỜ NGHĨ TỚI DÙNG MẬT GẤU :

          Để trị bệnh , để bồi bổ cơ thể....vì đó là thuốc độc.Uống mật gấu, người bỗng đen như... Bao Công


          Con nuôi gấu, tặng bố 1 cc mật gấu uống tẩm bổ. Ông bố pha mật gấu với rượu, uống xong người bỗng trở nên đen thui như Bao Công, đen đến tận móng tay, móng chân...

          Muôn nẻo nạn nhân của mật gấu

          Trong quãng đời làm bác sĩ của mình, BS Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch hội Đông y vẫn không thể nào quên một bệnh nhân, vốn là đồng nghiệp ở Bệnh viện Y học cổ truyền (Phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội). Con của bác sĩ này nuôi gấu và tặng cho bố 1 cc mật gấu để uống. Nhưng sau khi uống xong rượu pha với mật gấu, ông bác sĩ bỗng nhiên đen thui như Bao Công, đen đến tận móng tay, móng chân.

          Cả nhà rồng rắn đi khắp nơi chữa bệnh nhưng đều không khỏi. Sau khi được BS Nguyễn Xuân Hướng chữa bệnh, mặc dù da dẻ hồng hào trở lại nhưng bệnh nhân đặc biệt này đã phải "từ biệt" cả bộ móng tay móng chân


          Theo các chuyên gia, mật gấu chó hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh nếu uống vào. Thậm chí đó là thuốc độc khiến bạn bị suy gan, suy thận.


          Bệnh nhân thứ hai, phải bỏ mạng vì uống mật gấu với hi vọng tăng cường năng lực đàn ông, chính là một giám đốc sở ở Quảng Ninh. Mặc dù đã được các bác sĩ cấp cứu nhưng bệnh nhân này đã tử vong vì bị suy gan, suy thận do uống quá nhiều rượu pha mật gấu.

          Thêm một nạn nhân tử vong vì việc tin mật gấu giúp khoẻ mạnh hơn, đó là một phụ nữ vốn là cán bộ trong một cơ quan nhà nước.

          BS Hướng cho biết: "Tôi được cử đến khám cho chị thì thấy chị còn khoẻ mạnh và bảo chúng tôi cho mấy thang thuốc uống cho khoẻ. Nhưng tuần sau chúng tôi đến thấy chị bị phù, da trắng bệch, nằm mệt mỏi trên võng. Tôi bắt mạch xong và hỏi: Tại sao tuần trước vẫn khoẻ mạnh mà bây giờ chị lại ra nông nỗi này. Chị trả lời là không biết. Tôi bảo với y tá chăm sóc là khi nào thấy chị vô niệu thì hãy báo chúng tôi để đi cấp cứu ngay, nhưng lúc đó chị y tá bảo từ sáng tới giờ chị đã không thấy chị ấy đi tiểu được nữa. Ngay lập tức chúng tôi đưa chị đi cấp cứu tại viện 108. Bác sĩ hỏi mãi thì chị mới nói là chị uống một tí mật gấu bằng hạt gạo, nhưng mật gấu của chị là loại rất tốt. Thế là chúng tôi hiểu chị đã bị suy thận, suy gan vì mật gấu. Ngày hôm sau thì chị mất".

          Ngoài ra, cũng có những người bị ảnh hưởng chức năng sinh lý, đứng trước nguy cơ vô sinh vì suy giảm chất lượng tinh trùng sau khi dùng hàng loạt các bài thuốc bổ dương, trong đó có mật gấu. Các bác sĩ Đông y cho rằng, đó là hiện tượng "cực dương sinh ra cực âm", dùng quá nhiều kiểu bài thuốc bổ dương gây ra liệt dương.

          Mật gấu nóng và cực độc

          Hầu hết các bác sĩ đều tỏ ra bức xúc khi thấy nhiều đàn ông vẫn thản nhiên uống những bài thuốc truyền miệng giúp khoẻ "chuyện ấy" từ mật gấu. Vì đây là một quan niệm hết sức sai lầm.

          BS Hướng khẳng định: "Mật gấu rất nóng và độc. Gấu ăn hàng yến thịt sống mà vẫn tiêu hoá được trong khi con người không ăn được thịt sống, dù chỉ là một miếng cỏn con. Hay gấu uống được hàng lít mật ong, trong khi con người không thể làm được điều đó. Đó là nhờ mật con gấu tiêu hoá tốt. Còn con người, nếu uống mật gấu vào, sẽ bị phá tế bào gan và thận, gây suy gan suy thận dẫn tới tử vong".

          BS đông y Vũ Quốc Trung lý giải thêm: "Mật gấu làm tan huyết, làm cho các mạch máu lưu thông mạnh. Người ta thường dùng mật gấu để xoa bóp những vết thương sau khi ngã xe, tụ máu... Còn nếu uống vào, mật gấu sẽ làm cho máu lưu thông nhanh, khiến vỡ các mạch máu, gây ra chảy máu dạ dày, bục dạ dày và tử vong. Có người còn bị sung huyết khắp nơi vì vỡ các mạch máu, phù nề toàn thân. Và chắc chắn là đông y không hề có tài liệu nói mật gấu tốt cho "chuyện ấy".

          Là người được cấp bằng sáng chế độc quyền về phương pháp lấy mật không cần giết gấu, PGS Đỗ Khắc Hiếu, nguyên Trưởng bộ môn Công nghệ tế bào động vật, Viện Công nghệ sinh học đã từng khẳng định, chỉ có mật gấu ngựa chữa được xơ gan vì có chứa axit ursodeoxycholic (UDC). Nhưng trong thị trường hiện nay, chủ yếu là mật gấu chó, thứ mà gần như không có UDC mà chỉ có axit chenodeoxycholic (CDC).

          Ngược lại với UDC, CDC không có tác dụng chữa xơ gan mà lại gây viêm gan vì vi khuẩn trong đường ruột sẽ ăn CDC và sản sinh ra axit lithocholic - tác nhân gây viêm gan. Điều này dẫn tới phần lớn người bệnh sẽ bị xơ gan nếu uống nhiều mật gấu chó.

          Bất cứ mật của động vật nào cũng nguy hiểm

          Rất nhiều người còn uống mật vịt để chữa sỏi thận, sỏi gan, uống mật cá trắm để giúp khoẻ "chuyện ấy" mà không biết rằng nguy hiểm đang rình rập mình. Ông Hiếu từng cho biết, mật vịt có thể giúp khỏi sỏi gan nhưng sau đó có người đã phải chết vì bị viêm gan có nguyên nhân từ mật vịt.

          Riêng quan điểm nuốt mật cá trắm để khoẻ "chuyện ấy" đã cướp đi sinh mạng của không ít đàn ông. BS Hướng cho biết, ông từng biết một đại uý hăm hở về thăm vợ. Vợ nấu canh chua cá trắm cho chồng ăn, thấy chồng về liền đưa mật cá trắm cho chồng nuốt. Trưa nuốt mật, chiều anh này bí đái, vào viện các bác sĩ đã phải chạy thận nhân tạo nhưng đã không qua khỏi vì suy gan, suy thận.

          Mới đây, khoa chống độc Bệnh viện Bạch Mai cũng phải vất vả cấp cứu cho bệnh nhân Thành (29 tuổi, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội) vì đã nuốt sống bộ mật của con cá trắm nặng hơn 3 kg.

          Sau 1 giờ nuốt mật cá trắm, anh Thành đã bị nôn, đau bụng, đi tiểu ít. Khi vào viện, anh đã bị tổn thương gan nặng, suy thận, đau dạ dày. Sau hơn một tuần điều trị, các chức năng thận đang được phục hồi, chỉ số thận đang tốt lên nhưng anh vẫn phải nằm viện để theo dõi tình trạng suy gan, suy thận.

          Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, thuộc Trung tâm Chống độc khuyến cáo, người dân không nên nghe theo các bài thuốc truyền miệng rằng uống mật cá có lợi cho sức khỏe vì chưa có bất cứ tài liệu nào chứng minh mật cá là tốt, trong khi nhiều người đã bị ngộ độc nặng do nuốt mật cá trắm.

          BS Hướng khẳng định: "Tất cả các con vật, mật đều độc và không hợp với con người. Con người nấu chín thức ăn mới ăn được, nên mật của con người khác. Mật của con vịt cũng độc với người, vì vịt ăn cua sống, ăn sỏi vào vẫn tiêu hoá được. Nhưng người thì làm sao ăn được những thứ đó? Do vậy, việc ăn mật các loại khác đều rất nguy hiểm cho con người".
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.05.2010 23:26:48 bởi Trần Mạnh Hùng >
          #5
            Trần Mạnh Hùng 21.06.2010 10:21:29 (permalink)

            Bí quyết sống lâu, sống khỏe, sống vui
            Tue, 20 Jan 2009 06:31:00



            Nói chung tuổi thọ và sức khỏe con người trên thế giới ngày càng tăng lên. Tất nhiên tuổi già kéo theo mắt mờ, chân chậm, bệnh tật, nhưng tình hình đã được cải thiện rất nhiều. Thanh niên bây giờ khỏe mạnh hơn, ít bệnh tật hơn vì được chăm sóc tốt hơn về dinh dưỡng, y tế.


            Trước hết phải thấy rằng nữ giới có tuổi thọ cao hơn. Ở Pháp số nữ đạt 100 tuổi trở lên nhiều gấp 4 lần số nam. Tuổi thọ của nữ so với nam là 83,8/76,8 (năm 2005). Vì sao? Phải chăng hoocmon của nữ được bảo vệ tốt hơn? Nữ sản sinh nhiều chất chống oxy hóa hơn?


            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/8382/B32D728CD7BC4250810C8A4F02F71896.jpg[/image]


            Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nguyện vọng từ ngàn xưa của con người là "sống lâu, sống khỏe, sống vui"

            Jean Marie Robine, chuyên gia về tuổi thọ thì "thời tiền sử, đàn ông đi săn, đàn bà ở nhà trông nom và bảo vệ con cái, lại còn phải mang bầu chửa đẻ, nên họ phải khỏe mạnh mới mong chống lại kẻ tấn công. Sự chọn lọc tự nhiên đã ban cho nữ sức khỏe và trí thông minh dồi dào hơn nam. Về sau, với sự làm chủ môi trường và sinh suất, lợi thế đó chuyển sang sự kéo dài tuổi thọ".

            Hình như người ở vùng Bắc Cực lục địa thọ hơn vùng khác. Nhưng tình hình đã có nhiều thay đổi, nhiều vùng trên thế giới, sự cải thiện điều kiện sống, dinh dưỡng, y tế, giáo dục... đã nâng cao rõ rệt tuổi thọ con người. Thậm chí có nước đang lo về sự kiện "có quá nhiều người già so với trẻ sơ sinh"!

            Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nguyện vọng từ ngàn xưa của con người là "sống lâu, sống khỏe, sống vui".

            Không có thuốc tiên trường sinh nào giúp con người đạt được nguyện vọng đó.

            Sáu bí quyết sống lâu, sống khỏe, sống vui:

            1. Sống có bạn đời

            Thống kê đã chứng tỏ điều đó. Sống có đôi cho phép sắp xếp lối sống chung có quy củ hơn, tránh được những điều rủi ro do thói quen không đúng, hoặc do sự vô ý của tuổi già (chăm sóc ăn uống, thuốc men; cấp cứu khi cần: Tai nạn trong nhà như nước sôi, bếp ga, điện hỏng, v.v...); giúp nhau giải tỏa nỗi buồn, stress. Đối với đàn ông càng bức xúc. Sống đơn độc không có bạn đời bên cạnh dễ dẫn đến suy sụp về sức khỏe.

            2. Sống lạc quan

            Sống vui vẻ, lạc quan làm tăng số lượng và tác dụng của tế bào miễn nhiễm. Người lo âu sầu não, bi quan, chán nản rất dễ bị suy sụp sức khỏe toàn diện, dễ mắc nguy cơ các bệnh về tim mạch. Thống kê cho biết người sống lạc quan, vui vẻ có kỳ vọng tuổi thọ cao hơn 19% so với người sống bi quan, sầu não.

            Muốn sống vui phải có lòng vị tha, tính bao dung, không chấp nhặt, kèn cựa; tránh cáu giận, xúc động mạnh; trọng sức mình, nên làm việc có ích cho xã hội (từ thiện, văn hóa...); tăng cường giao lưu với xung quanh, láng giềng, bạn bè, đồng môn, đồng hương. Nếu sức khỏe cho phép có thể đi thăm quan, du lịch, tham gia tổ thơ, nhạc, tham gia công tác địa phương (Các hội, sở...) để sự giao lưu thêm phong phú, vui vẻ.



            Sống vui vẻ, lạc quan làm tăng số lượng và tác dụng của tế bào miễn nhiễm

            3. Hoạt động cơ thể đúng mức

            Ngồi lỳ xem ti vi, nằm dài suốt ngày rất có hại. Phải cho cơ thể hoạt động đều, đúng mức: Đi bộ, làm việc nhẹ nhàng như quét dọn, đi chợ, nấu ăn, đi xe đạp. Nói chung phải cho các cơ bắp, khớp xương hoạt động liên tục, đều đặn, đúng mức; không được ráng sức làm việc chân tay, trí não như khiêng vác, thức khuya xem phim, đá bóng, say mê đánh cờ.

            Tốt nhất là thể dục đều, đi bộ thường xuyên nhẹ nhàng nơi thoáng đãng (mỗi ngày ít nhất 30 phút).

            4. Ăn uống điều độ

            Ăn uống là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính, nhưng nếu không khoa học, cũng là tác nhân gây bệnh tật. Nguyên tắc là nên ăn những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Người ta thấy rằng người dân ở đảo Okinawa (Nhật) có tuổi thọ cao nhất thế giới. Họ ăn rất ít chất giàu calori, chủ yếu ăn rau, rong biển, cá, các loại củ, đậu... Kinh nghiệm cho biết những người ăn theo chế độ tiết chế năng lượng (bớt chất béo, đạm động vật, mỡ, đường, bơ, sữa...) sẽ tiết ra ít insulin hơn, và giảm bớt tiêu hao năng lượng nói chung. Sự oxy hóa chậm các tế bào sẽ hạn chế việc xuống cấp của ADN, là nguyên nhân của lão hóa. Ăn tốt và ăn ít cũng hạn chế bệnh Alzheimer.

            5. Có lối sống khoa học

            Thống kê cho biết lối sống khoa học kéo dài tuổi thọ được 15 năm. Bỏ hẳn thuốc lá, uống rượu ít thôi, ăn uống cân bằng dinh dưỡng, hoạt động thể dục và chơi thể thao nhẹ (bóng bàn, cầu lông, đi bộ...) để tránh các bệnh về tim mạch, ung thư... giờ giấc sinh hoạt (ăn, ngủ, tập thể dục...) không nên bị xáo trộn; có kiến thức cơ bản về y học (triệu chứng tim mạch, tai biến mạch máu...) để kịp thời điều trị đúng lúc, biết làm gì, đi đâu, gọi ai khi cần thiết.

            6. Hoạt động trí tuệ

            Phải cố gắng cho nơron thần kinh hoạt động thường xuyên. Kinh nghiệm cho thấy các nhà bác học thường sống lâu và rất minh mẫn, sáng suốt. Những người có văn hóa quá thấp, sống thụ động, về già thường hay bị lẫn, bị bệnh mất trí nhớ.



            Lý do: Hoạt động trí tuệ tạo ra những liên hệ mới giữa các nơron và do đó, giúp não bộ ở dạng luôn bị đánh thức, không ngủ quên rồi ngủ luôn. Đọc sách báo, chơi cờ, truy cập internet, làm thơ, nghe nhạc, viết hồi ký, vẽ tranh, v.v... giữ cho não bộ duy trì khả năng hoạt động là yếu tố rất cần cho việc kéo dài tuổi thọ.

            Tự mỗi người hãy biết phải làm gì, làm như thế nào, để sống lâu, sống vui, sống khỏe.

            YBACSI (Theo Phunu)
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.06.2010 10:27:14 bởi Trần Mạnh Hùng >
            Attached Image(s)
            #6
              Trần Mạnh Hùng 22.06.2010 07:43:48 (permalink)
              Người cao tuổi thường mắc những bệnh gì?

              Tue,06 Jan 2009 15:01:00
              Luyện tập thể thao giúp người cao tuổi thêm vui khỏe.

              Khi bước sang tuổi ngoài 50, nhiều chức năng của cơ thể bị suy giảm. Sự suy giảm chức năng ở mỗi người không giống nhau. Nhưng có một điều giống nhau ở người cao tuổi là tuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh tật. Bởi vì trong vô số các chức năng sinh lý của người cao tuổi bị suy giảm thì chức năng đề kháng của cơ thể cũng bị suy giảm, các loại bệnh tật cũng theo đó mà phát sinh, lúc đầu bệnh còn nhẹ, thoáng qua, dần dần bệnh trở thành mạn tính, kéo dài, khó chữa.

              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/8382/B35D7B6441F34961884E2B4D031F8E9F.jpg[/image]

              Người cao tuổi (NCT) dễ mắc bệnh gì?

              Bệnh về tim mạch: trong số các bệnh về tim mạch ở NCT thì bệnh xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành, tăng huyết áp chiếm một vị trí đáng kể. Trong một số trường hợp, các loại bệnh này thường thấy ở những người nghiện bia, rượu chiếm tỷ lệ cao hơn những người không nghiện bia, rượu.

              Bệnh về hệ hô hấp: Bệnh viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, âm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là những bệnh gặp khá nhiều ở NCT, nhất là ở những người có tiền sử hoặc đang hút thuốc lá, thuốc lào. Đặc điểm bệnh về đường hô hấp lại thường hay xảy ra vào mùa lạnh, thay đổi thời tiết, lúc giữa đêm gần sáng do đó rất dễ làm cho NCT mất ngủ kéo dài.

              Bệnh về đường tiêu hóa: người cao tuổi rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa như viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, trướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng. NCT cũng có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược thực quản hoặc viêm đại tràng mạn tính. Các loại bệnh dạng này thường làm cho người cao tuổi rất khó chịu, gây lo lắng, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc hoặc kém ngủ, mất ngủ kéo dài. Mất ngủ lại làm cho nhiều bệnh tật phát sinh.

              Bệnh về hệ tiết niệu - sinh dục: NCT cũng rất dễ mắc các bệnh về hệ tiết niệu - sinh dục, đặc biệt là u xơ tiền liệt tuyến hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Những bệnh về sinh dục - tiết niệu thường có hiện tượng đi tiểu nhiều lần, đái dắt, đái són nhất là vào ban đêm, gây nhiều phiền toái cho NCT.

              Bệnh về hệ xương khớp: Đau xương, khớp, thoái hóa khớp nhất là đốt sống thắt lưng, khớp gối làm cho người bệnh lo lắng, buồn chán nhất là khi thay đổi thời tiết. Thoái hóa khớp gối gây biến chứng cứng khớp, gây đau khớp gối và vận động khó khăn mỗi buổi sáng lúc bắt đầu ngủ dậy. Triệu chứng đau nhức các khớp xương là loại tương đối phổ biến ở NCT đặc biệt là về đêm gây khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và gây mất ngủ hoặc ngủ không sâu, không ngon giấc.

              Về hệ thần kinh trung ương: Hầu hết NCT do hệ thần kinh trung ương bị lão hóa dần dần nên làm cho trí nhớ kém, hay quên, cá biệt mắc một số bệnh như Parkinson hoặc bệnh Alzheimer.

              - Rối loạn các chỉ số về mỡ máu (cholesterol, triglycerid), rối loạn về chức năng gan (SGOT, SGPT), đái tháo đường cũng là một số biểu hiện dễ bắt gặp ở người cao tuổi. Đi kèm các rối loạn một số chỉ số này thường gặp ở người có tăng huyết áp, viêm gan, nghiện rượu... Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường không chỉ gặp ở NCT mà còn gặp ở tuổi trẻ nhưng với NCT thường ít được phát hiện, khi phát hiện thì đã muộn, đôi khi đã có biến chứng.

              - Ngoài ra, người ta còn thấy NCT thường thiếu một lượng nước cần thiết do thói quen ăn, uống ít nước hoặc ăn nhiều chất đạm như cá, trứng, thịt gà, thịt lợn, thịt bò, thịt chó... làm xuất hiện một số bệnh về đường tiêu hóa hoặc làm da khô, nứt nẻ khó chịu...

              Phòng bệnh cho NCT bằng cách nào?

              Nên đi khám bệnh định kỳ, nhất là mỗi khi nghi bản thân mình có bệnh. Khám bệnh, thầy thuốc sẽ phát hiện ra bệnh và sẽ có những lời khuyên, tư vấn hữu ích và có biện pháp điều trị thích hợp. Nên tập thể dục đều đặn như tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy, tập vận động tay chân, xoa, bóp các cơ bắp. Có thể tập nhẹ nhàng trong nhà hoặc có điều kiện thuận lợi như gần công viên, câu lạc bộ nên đến những nơi này để vừa tập vừa có cơ hội gặp gỡ bạn bè trao đổi, tâm sự phần để giải tỏa một số bức xúc và có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong việc gìn giữ, bảo vệ sức khỏe. Đối với NCT, uống đủ lượng nước cần thiết rất quan trọng vì vậy nên uống nước đều đặn đầy đủ vào buổi sáng và chiều. Buổi tối trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước để không phải đái đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài bệnh tật, niềm vui tuổi già với NCT là liều thuốc tinh thần, do vậy (con, cháu) nên gần gũi, động viên, chăm sóc ông bà, bố mẹ những lúc ốm đau cũng góp phần đáng kể làm cho NCT ít bệnh tật và cảm thấy sống vẫn còn có ích.

              YBACSI (Theo SK&ĐS)
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.06.2010 07:47:53 bởi Trần Mạnh Hùng >
              Attached Image(s)
              #7
                Trần Mạnh Hùng 26.06.2010 06:11:11 (permalink)

                Người Việt đang già hoá

                Tue, 30 Dec 2008 08:58:00


                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/8382/75FF90B91C3B4221BEABA3E5EF7773B2.jpg[/image]

                Ảnh minh họa

                Dân số nước ta đã trải qua thời kỳ cơ cấu trẻ và đang bước vào ngưỡng của cơ cấu già. Trong khi đó, chính sách dành cho người già vẫn đang ở mức rất thấp.


                Tại Diễn đàn Đông Nam Á “Chiến lược quốc gia về già hoá dân số và thiết lập dịch vụ đối với người cao tuổi”, tổ chức từ 29/12 tại Hà Nội, TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Trung tâm thông tin và dữ liệu dân số - Tổng cục Dân số Kế hoạch hoá Gia đình cho biết: Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nhân khẩu học mạnh mẽ và chưa từng có trong lịch sử.

                Đến năm 2005, dân số Việt Nam kết thúc giai đoạn cơ cấu dân số trẻ với tuổi trung vị của dân số là 25,5 và đang bước vào ngưỡng của cơ cấu dân số già. Tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh, từ 8,2% (tổng điểu tra dân số năm 1999) lên 9,45% (tổng điều tra biến động DS-KHHGĐ năm 2007) và dự báo sẽ là 26% vào năm 2050.

                TS. Nguyễn Thị Lan - Phó Cục trưởng, Cục Bảo trợ xã hội - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết cụ thể: Hiện có khoảng 72,9% người cao tuổi sống ở nông thôn và 27,1% sống ở thành thị. Đa số (79%) người cao tuổi vẫn đang sống với con cháu.

                Cũng theo bà Lan, số lượng người cao tuổi đông là vậy, nhưng hiện do nguồn ngân sách của Chính phủ dành để hỗ trợ cho người già còn nhỏ nên tỷ lệ người được hưởng sự trợ giúp là rất ít và thấp (khoảng 8 USD/tháng). Tại khu vực nông thôn và những vùng miền núi, vùng khó khăn thì chính sách thì người già hầu như không nhận được khoản hỗ trợ gì.


                YBACSI (Theo Dantri

                <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.06.2010 06:12:17 bởi Trần Mạnh Hùng >
                Attached Image(s)
                #8
                  Trần Mạnh Hùng 28.06.2010 19:09:33 (permalink)

                  Vệ sinh miệng làm giảm nguy cơ viêm phổi ở người cao tuổi


                  Tue, 28 Oct
                  2008 11:20:00


                  Đối với người cao tuổi sống tại viện dưỡng lão, việc săn sóc giúp họ duy trì vệ sinh miệng tốt làm giảm khả năng tử vong vì bệnh viêm phổi, nghiên cứu mới cho hay.
                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/8382/5F90CB32C2FD481C8FE6DA2F545A9B25.jpg[/image]


                  Bệnh viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của người già sống tại các viện dưỡng lão. "Nhiều nghiên cứu đã cho thấy vệ sinh miệng kém hoặc chăm sóc miệng không đúng cách có liên quan đến bệnh viêm phổi ở người cao tuổi," tuyên bố của tiến sĩ Carol W. Bassim và cộng sự trên tạp chí Hội Lão Khoa Hoa Kỳ. Bassim hiện đang làm việc tại viện Quốc Gia về nghiên cứu Răng Hàm Mặt, Maryland. Bà và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc vệ sinh miệng giữa 2 khu có tăng cường chăm sóc miệng và 2 khu khác tại một viện dưỡng lão thuộc Florida.

                  Ban đầu, không có sự khác biệt về tỉ lệ tử vong vì viêm phổi giữa 2 nhóm. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm có chăm sóc miệng có tuổi cao hơn và khó vận động hơn những người thuộc nhóm không nhận được chăm sóc. Sau khi tính toán, tỉ lệ chết vì viêm phổi ở những người không chăm sóc miệng cao cấp 3 lần những người được chăm sóc.

                  "Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi thường bắt đầu từ việc nuốt thức ăn hoặc nước bọt. Rất có khả năng nguy cơ viêm phổi phụ thuộc vào chất lượng và số lượng của các chất bên trong vòm họng của bệnh nhân," Bassim và cộng sự giải thích. Số lượng nước bọt nuốt vào và các yếu tố gây bệnh hít phải là những yếu tố không thay đổi được bằng việc chăm sóc miệng. Nhưng nghiên cứu này cho thấy chăm sóc miệng có thể làm giảm rõ rệt các yếu tố gây hại bên trong môi trường miệng nhờ đó làm giảm nguy cơ tử vong vì viêm phổi ở bệnh nhân, Bassim kết luận.

                  YBACSI


                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.06.2010 19:11:20 bởi Trần Mạnh Hùng >
                  Attached Image(s)
                  #9
                    Chuyển nhanh đến:

                    Thống kê hiện tại

                    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                    Kiểu:
                    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9