HÃY TRAO ĐỔI VỚI MÌNH VỀ LỊCH SỬ DÂN TỘC ĐI CÁC BẠN!
Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 6 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 76 bài trong đề mục
venus4t.vns_hnu 17.02.2008 22:21:53 (permalink)
Mình rất thích lịch sử và mình rất muốn trao đổi về lịch sử dân tộc Việt Nam. Bạn nào yêu thích lịch sử giống mình thì hãy trao đổi với mình. Sau đây là vấn đề mình đang thắc mắc mong các bạn chỉ giáo!
 
01. Bạn nào cho mình biết, cơ tầng văn hóa Việt Nam hiện đại được hình thành từ những yếu tố (thành tố) nào?
 
02. Bạn nghĩ gì về vai trò của Hoàng Đế Lý Công Uẩn - người sáng lập vương triều Lý - trong lịch sử Việt Nam (chúng ta đang hướng tới dịp kỷ niệm NGÀN NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI.
#1
    SĨ ĐOAN 06.03.2008 19:25:50 (permalink)
    LÝ CÔNG UẨN LÊN NGÔI HOÀNG ĐẾ
     
    Năm ất tị vô cùng thương tiếc (1)
    Vua Đại Hành về cõi Niết bàn
    Truyền ngôi báu cho chàng Long Việt.
    Các hoàng tử muốn triệt giành ngôi
    Bảy tháng trời, ôi thôi đẫm máu!
    Ngồi ngai vàng chưa ráo mồ hôi
    Bị Long Đỉnh tranh ngôi giết chết(2)
    Một con người mất hết tính người
    So tích xưa ngang đời Trụ Kiệt(3)
    Anh chung dòng dám diệt chi ai!
    Bọn tù phạm- chặc tay, đốt sống
    Kẻ nào chống- bỏ sọt nhấn sông
    Hoặc leo cây- đốn hông gãy ngã
    Mượn đầu Sư- sóc mía- hả buồn!
    Tìm vui thích trước luồng huyết đỏ
    Chơi sa đọa, ngự triều nằm đó
    Ai muốn tâu cần có thằng hề
    Bẫm khôi hài vua mê tít mắt(!)
    Một ông vua quá quắc nước nhà
    Nên thành tục gọi ra Ngọa Triều(!)
     
    Năm kỉ dậu, bao điều sẽ đến?(4)
    Lonh Đỉnh mất ai mến, ai thương?
    Con còn bé- ai vương triều đại?
    Tôn Công Uẩn- sáng khai sơn hà!(5)
    Lên ngôi đế hiệu là Thế Tổ
    Dời Kinh đô ra chỗ La Thành(6)
    Lấy cớ thấy Rồng đổi Thăng Long
    Cải Hoa Lư làm Trường An Phủ
    Và Cổ Pháp làm Thiên Đức Phủ
    Xuất tiền kho xây đủ chùa chiền...
    Năm mậu ngọ sai liền bá quan (8)
    Nguyễn Đạo Thành, Phạm Hạc... sang Tàu
    Thỉnh Kinh Tam Tạng đưa vào Đại Hưng (9)
    Nhận cầu phong- Giao Chỉ Quận Vương.
    Thời gian sau phong Nam Bình Vương.
    Nước láng giềng Chiêm Thành, Chân Lạp
    Giữ phận mình cống nạp luân phiên.
    Việc giao bang bình yên suông sẻ
    Tuy trong nước lẻ tẻ nổi lên
    Nhưng dập tắt bởi lệnh oai hùng!!!
    ...
                                     SĨ ĐOAN
    -----------------------------------------------------------------------
    1- Năm 1005.
    2- Con thứ.
    3-Độc ác ví như vua Trụ Kiệt bên Tàu.
    4- Năm 1009.
    5- Lý Công Uẩn giữ chứ Điện Tiền chỉ huy sứ.
    6- Đất Hoa Lư chật hẹp không thể mở mang ra chỗ đô hội.Tháng bảy năm Thuận Thiên (1010) khởi sự dời dô , lấy cớ thấy Rồng đổi thành Thăng Long tức là Hà Nội bây giờ.
    7- Năm 1018
    8- Kho chứa tàng thư.
    9- Ở Diễn Châu thuộcNghệ an và mạn Thượng du.
    #2
      venus4t.vns_hnu 10.03.2008 01:19:40 (permalink)
      Bạn Sĩ Đoan thân mên!
      Dạo này mình không online nên bây giờ mới vào và biết bạn cũng quan tâm đến vấn đề của mình! Cám ơn bạn nhé!
      Mấy hôm nữa mình sẽ cung cấp cho bạn và các bạn yêu sử về nguồn gốc của Lý Công Uẩn. Nếu bạn có tài liệu gì thì có thể cho mình xin theo địa chỉ thuongtranthu@yahoo.com được không vì mình đang học về lịch sử và văn hoá Việt Nam mà!
      #3
        Ngọc Lý 14.03.2008 05:29:50 (permalink)
        Nhân ngày 6 tháng 2 âm lịch là ngày giỗ Hai Bà Trưng,
        xin góp với các bạn bài về Trưng Nữ Vương do Vương Trùng Dương biên soạn,
        trích đăng từ diễn đàn Xứ Quảng:

        TRƯNG NỮ VƯƠNG (40-43)
        Anh Thư Khởi Nghĩa Mở Đường...

        Vương Trùng Dương biên soạn

        tranh  của họa sĩ Vi Vi
        Vào đầu thế kỷ thứ I, nước ta còn bị lệ thuộc nhà Đông Hán (25-220) bên Trung Hoa, Thái thú Giao Chỉ là Tô Định vô cùng bạo ngược, làm lắm điều tàn ác, người người oán hận. Chính sách ngoại biên của nhà Hán với nhiều luật lệ ngặt nghèo, khắt khe đã khơi dậy ngọn lửa oán hờn trong lòng dân nước Việt.

        Trưng Trắc sinh năm Giáp Tuất (năm 14 sau Tây Lịch), quê ở Mê Linh (Yên Lãng, Phúc Yên nay thuộc vùng Hạ Lôi, Yên Lãng, Vĩnh Phú). Cha là Trưng Định, làm quan Lạc Tướng ở huyện Mê Linh. Mẹ là bà Man Thiên, tức Trần Thị Đoan, dòng dõi Hùng Vương.

        Gia đình ông Đặng Tập ở Chu Diên thuộc dòng dõi Lạc Tướng, con trai ông là Đặng Thi Sách, khôi ngô, giỏi võ nghệ, có tinh thần yêu nước. Được tin ở Mê Linh có hai nữ lưu có ý chí kiên cường, dám chém đầu Tích Lâm khi buông lời khả ố, chọc ghẹo nên tìm đến kết thân.

        Thi Sách và Trưng Trắc cùng chung chí hướng, tài giỏi võ nghệ, tâm đầu ý hợp nên kết nghĩa phu thê.

        Năm 39, Tô Định giết Thi Sách. Vừa giận thù nhà, vừa hận nợ nước, nên Trưng Trắc cùng với em là Trưng Nhị chiêu binh mãi mã phất cờ khởi nghĩa đánh quân nhà Hán. Sau khi làm lễ để tang chồng, Trưng Trắc thảo tờ hịch kể tội ác của quân nhà Hán và kêu gọi dân chúng đứng dậy chống giặc thù để phổ biến khắp nơi.

        Dưới bóng cờ nương tử, nghĩa binh Mê Linh phá quận trị Giao Chỉ của nhà Hán, ngày càng có thêm nhiều đoàn quân từ các nơi đổ về dưới bóng cờ khởi nghĩa nhằm tiêu diệt quân xâm lăng. Chẳng bao lâu, quân của Hai Bà Trưng đã đánh hạ được tất cả 65 thành, Tô Định khiếp sợ, chạy về Nam Hải chịu tội với vua Hán.

        Tin thắng trận bay đi, nhân dân các quận Hợp Phố (Quảng Đông ngày nay), Cửu Chân và Nhật Nam (Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay) hưởng ứng rất đông theo tiếng gọi của hai vị nữ anh thư. Thanh thế của lực lượng khởi nghĩa thật lừng lẫy.

        Trưng Trắc lên ngôi vua, tự xưng là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh chấm dứt 150 năm Bắc thuộc lần thứ nhất (111 trước Tây Lịch đến 39 sau Tây Lịch). Trưng Trắc lên ngôi vua, phong cho Trưng Nhị làm Bình Khôi Tướng Quân, nắm giữ toàn thể quân lực.

        Tháng Chạp, năm 41, vua Hán Quang Võ phong Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, mang 20 vạn quân sang đánh. Trận kịch chiến dữ dội giữa đại quân của Mã Viện với dân binh do Trưng Nữ Vương thống lĩnh đã diễn ra ở Lăng Bạc (Đông Triều - Yên Phong, Hà Bắc). Quân Mã Viện mai phục trên các triền đất cao giữa vùng Lăng Bạc bị Trưng Nữ Vương đem quân tới chận đánh. Trận chiến đầu tiên với đạo quân của Mã Viện đã mang lại thắng lợi nhưng quân sĩ đã hy sinh quá nhiều; trước tình thế đó, Trưng Nữ Vương thu quân về giữ Cấm Khê (Hà Nội - Quốc Oai - Hà Tây).

        Mã Viện xin tăng cường thêm quân rồi tiếp tục kéo binh xâm lược, trận huyết chiến lại xảy ra, máu chảy đỏ sông Hồng, sông Đáy. Qua bốn trận thư hùng với quân địch, hàng vạn quân dân Việt đã bị giết và bị bắt. Quyết chống trả với quân giặc đến cùng, Trưng Nữ Vương phải bỏ Cấm Khê lui quân về đến Hát Giang, nơi đây vì quân ít, thế cô và cùng đường, hai vị anh thư không muốn rơi vào tay quân địch bèn gieo mình xuống sông tự vận để bảo toàn danh tiết. Đó là ngày 6 tháng 2 năm Quý Mão (năm 43). Theo Nam Sử, Trưng Trắc hưởng dương 29 tuổi.
        Mã Viện đem phủ trị về đóng ở Mê Linh, dựng trụ đồng nơi phân chia địa giới, khắc sáu chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” nhằm đe dọa, người dân cam phận sống trong cảnh lầm than!

        Ngày nay, ngoài quê hương Mê Linh, tại bãi Đồng Nhân ở vùng ngoại ô thành phố Hà Nội có ngôi đền cất từ năm Nhâm Tuất (1142) thờ Hai Bà Trưng rất lớn. Tại Hát Môn, Sơn Tây có Miếu Hát thờ Hai Bà Trưng, theo dân gian, nơi nầy rất linh thiêng...
        Để tỏ lòng tôn kính, hàng năm vẫn tổ chức lễ kỷ niệm hai vị anh thư Trưng Trắc và Trưng Nhị vào ngày mùng 6 tháng 2 Âm lịch.

        Trong “Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca” có bốn câu:
        “Bà Trưng quê ở Châu Phong
        Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên
        Chị em nặng một lời nguyền
        phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân...”
        Sách “Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập” có những vần thơ vịnh Hai Bà Trưng:
        “Giúp dân dẹp loạn trả thù mình
        Chị rủ cùng em kết nghĩa binh
        Tô Định bay hồn vang một trận
        Lĩnh Nam mở cõi vững trăm thành.
        Mới dày bảo vị gia ơn trọng
        Đã đội hoa quan xuống phúc lành
        Còn nước, còn non, còn miếu mạo
        Nữ trung đệ nhất đấng tài danh”.

        Vua Tự Đức đã đề cập về hai vị nữ anh thư: “Hai Bà Trưng là khách quần thoa, thế mà lóng hăng việc nghĩa, còn làm rung động được triều đình nhà Hán! Dẫu thế lực yếu, thời vận ngửa nghiêng, cũng đủ dấy dức lòng người, rỡ ràng sử sách...”

        Đây là hai vị nữ lưu đầu tiên trong lịch sử nước nhà đã dấy lên ngọn cờ khởi nghĩa, chống trả ách xâm lược của Bắc Phương.

        Sau ngọn cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, đất nước lại rơi vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai kéo dài đến 5 thế kỷ (43-544).


        Vương Trùng Dương

         
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.03.2008 05:44:42 bởi Ngọc Lý >
        #4
          venus4t.vns_hnu 17.03.2008 23:23:28 (permalink)



          - Lý Công Uẩn là người châu Cổ Pháp.
          Cổ Pháp vốn là tên hương ở thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ X  thì được  đổi thành châu và sang  thế kỷ XI được nhà Lý  đổi thành phủ Thiên Đức. Ngày nay, vùng đất này thuộc huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh.
          - Mẹ của Lý Công Uẩn là người họ Phạm (có truyền thuyết chỉ rõ bà tên là Phạm Thị Ngà).
          Sự ra đời của Lý Công Uẩn gắn liền với câu chuyện huyền thoại rằng: bà mẹ họ Phạm “đi chơi chùa Tiên Sơn” rồi được giao hợp với người thần à sinh ra Lý Công Uẩn vào ngày 12.2 năm Giáp Tuất (tức 8.3.974).
          Vấn đề đặt ra là cha của Lý Công Uẩn là ai?
          Thông qua một số truyền thuyết dân gian hiện vẫn còn lưu truyền  ở vùng Bắc Ninh đã cung cấp cho chúng ta những thông tin hé lộ phần nào đó về vấn đề này:
          Vào thế kỷ X, ở làng Cổ Pháp, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh bây giờ có 1 người đàn bà goá chồng họ Phạm, do nhà nghèo nên phải đến làm thuê ở chùa Cổ Pháp. Nhà sư trụ trì chùa này là Lý Khánh Văn đã đi lại với bà. Đến khi bà thụ thai, Thiền sư Lý Khánh Văn sợ mang tiếng thiên hạ chê cười  nên đã tìm mọi cách kiếm cớ đuổi bà đi. Sau ngày sinh nở, bà bọc đứa con vào một tấm áo và đem đến gửi trước cửa chùa Cổ Pháp. Nhà sư họ Lý thấy đứa trẻ cốt cách khác người nên đã đem về nhận làm con nuôi và đặt tên cho đứa trẻ theo họ mình là Lý Công Uẩn. Vì lẽ đó mà đương thời, dân gian  có câu ca chế giễu nhà sư này rằng:
          “Con ai đem đến chùa này
          Nam mô di phật, con thầy thầy nuôi”.
          Còn về chùa Cổ Pháp: nay thuộc xã Đại Đình, nằm ngay cạnh làng Đình Bảng. Vì vậy làng Đình Bảng thuộc châu Cổ Pháp xưa được coi là quê hương của Lý Công Uẩn. Ngày nay tại đây còn nhiều di tích, lễ hội và truyền thuyết về Lý Công Uẩn cũng như khu rừng cấm, lăng mộ các vị vua Lý, đền Đô (đền Bát Đế – nơi thờ phụng hương khói tám vị hoàng đế triều Lý).
          - Lý Công Uẩn mặt mũi khôi ngô, thông minh, hiểu biết trước tuổi, lại lộ một tính cách khác người.
          Tương truyền rằng: có lần, nhà sư họ Lý sai Lý Công Uẩn đem đặt oản lên bàn thờ cúng phật, cậu bé đã khoét oản ăn trước nhưng không hiểu sao Lý Khánh Văn biết nên đã phạt nặng Lý Công Uẩn. Cậu bé cho rằng việc mình khoét oản ăn thì chỉ có tượng Hộ pháp biết nên nhân lúc nhà sư họ Lý đi vắng đã tát tượng 3 cái rồi lấy son viết lên lưng tượng “đồ tam thiên lý” (đày đi ba ngàn dặm). Đêm hôm đó Lý Khánh Văn nằm mơ Hộ pháp buồn rầu đến từ biệt: “Hoàng Đế đã phạt đày tôi đi xã, xin chào ông ở lại”.
          Sư Lý Khánh Văn sợ hãi sáng ra lên chùa thì thấy chữ như lời Họ pháp nhắc đến trong mộng nên sai người rửa mãi không được đến khi Lý Công Uẩn lấy tay xoa đi dòng chữ đã mất.
          Lý Công Uẩn càng lớn càng thông minh. Thiền sư Lý Khánh Văn phải nhờ người em ruột dạy bảo giúp là Thiền sư Vạn Hạnh vì ông là người nổi tiếng đương thời.
          Tương truyền rằng: sang ở với Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn vẫn không thay đổi tính cách nên có lần bị phạt trói suốt đêm vào một cái cột. Bị muỗi đốt không ngủ đượcm, Lý Công Uẩn làm thơ:
          “Màn có trời cao, chiếu đất liền
          Cùng trăng thanh thả giấc thần tiên
          Đêm ngày nào dám vung chân duỗi
          Chỉ sợ thiên hà xã tắc nghiêng”.
          Sư Vạn Hạnh tình cờ nghe được tự nhủ thầm “Đứa trẻ này không phải người thường, sau này lớn lên ắt hẳn có thể giải nguy, gỡ rối, làm bậc minh chúa trong thiên hạ”. Và từ đó, ông thay đổi cách dạy bảo.
          - Do sự nuôi dưỡng của hai vị Thiền sư nổi tiếng thế kỷ X là Lý Khánh Văn và Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn đã trở thành người có học vấn trong giới Phật giáo lúc bấy giờ.
          Khi Lý Công Uẩn đến tuổi trưởng thành, được Vạn Hạnh tiến cử vào làm quan nhà Lê đời vua Lê Đại Hành (941 – 1005). Đến đời vua Lê Long Đĩnh (tức Lê Ngoạ Triều 986 – 1009), ông thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, là một chức võ quan cao cấp chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô.
          - Tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009), Lê Long Đĩnh chết, Thiền sư Vạn Hạnh cùng các trọng thần như Đào Cam Mộc trong triều suy tôn Lý Công Uẩn lên làm vua sáng lập ra vương triều Lý.
          Xung quan việc lên ngôi của Lý Công Uẩn cũng được dân gian phủ đầy những huyền thoại.  phản ánh cuộc vận động chính trị mạnh mẽ của giới Phật giáo Việt Nam cùng quần thần ủng hộ đối với Lý Công Uẩn.Tương truyền rằng lúc Ngoạ Triều còn sống đã xảy ra 1 hiện tượng ở châu Cổ Pháp có cây gạo bị sét đánh hiện ra những dòng chữ:
          “Thụ căn diểu diểu
          Mộc biểu thanh thanh
          Hoà đao mộc lạc
          Thập bát tử thành
          Đông A nhập địa
          Mộc di tái sinh
          Chấn cung kiến nhật
          Đoài cung ẩn linh
          Lục thất niên gian
          Thiên hạ thái bình”
          Mấy câu này ý nói là vua thì chết yểu, bề tôi cường thịnh, họ Lê mất và họ Lý lên. Vạn Hạnh thấy vậy khuyên Lý Công Uẩn nên chớp thời cơ nhưng ông sợ việc bại lộ nên đã đem Vạn Hạnh đi giấu ở chùa Tiên Sơn.
          Về phía nhà Lê, Lê Ngoạ Triều ăn khế thì thấy có hột mận (chữ lý = cây mận) nên đã tin sấm ngữ và tìm giết hết những người họ Lý riêng Lý Công Uẩn ở bên lại không hay biết.
          - Lý Công Uẩn lên ngôi tại Hoa Lư vào ngày 2.11 năm Kỷ Dậu (21.11.1009) và ban đại xá cho thiên hạ, lấy năm 1010 là năm Thuận Thiên thứ nhất mở ra vương triều Lý – một vương triều oanh liệt có nhiều cống hiến đặc biệt cho dân tộc Việt Nam.
           

          #5
            venus4t.vns_hnu 17.03.2008 23:32:16 (permalink)
            Chào bạn Ngoc Lý.
            Mình rất cám ơn bạn đã post bài về "cuộc khởi nghĩa củaTrưng nữ vương". Mình sẽ sớm post bài về những vấn đề liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà, kể cả các nữ tướng dưới trướng của Hai Bà nữa. Hy vọng rằng với những gì mình có và với những hiểu biết của mình sẽ góp phần nào đó giúp mọi người có thêm tư liệu về lịch sử dân tộc của chúng ta - Dân tộc Việt Nam anh hùng!
            #6
              venus4t.vns_hnu 18.03.2008 22:26:03 (permalink)
              CUỘC KHỞI GNHĨA CỦA HAI BÀ TRƯNG (40 - 43 AD)
               
              Ngọc Lý và các bạn yêu lịch sử dân tộc thân mến!
              Mình rất vui khi bạn và các bạn khác cùng quan tâm đến Lịch sử dân tộc chúng ta. Có thể nói dân tộc Việt Nam chúng ta lạ vô cùng, văn hoá Việt Nam còn lạ hơn nữa!!! Đúng không!? Này nhé, một dân tộc nhỏ bé như dân tộc Việt Nam ta mà thoát khỏi ách ngót ngàn năm Bắc thuộc của các đế chế phong kiến phương Bắc. Không những thế, dân tộc ta lại còn kháng chiến giành thắng lợi trước những thế lực hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại:
               
              + Thời trung đại, kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thắng lợi hoàn toàn - một lực lượng bất khả chiến bại đối với mọi quốc gia thời Trung đại từ châu Á đến châu Âu.
              + Thời cận và hiện đại: đấu tranh giải phóng dân tộc trước hai địch thủ  - hai đế quốc đặc biệt hùng mạnh: Thực dân Pháp - thực dân đầu sỏ hùng mạnh nhất thời cận đại; đế quốc Mỹ - đế quốc đầu sỏ hùng mạnh nhất thời hiện đại.
               
              Vấn đề đặt ra là: điều gì làm nên những kỳ tích đó? Cơ sở nền tảng nào đảm bảo cho dân tộc ta bách chiến bách thắng tất cả các thế lực xâm lược trong lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước, bảo toàn nền độc lập và lãnh thổ dân tộc?
               
              Hôm nay, để giải đáp phần nào cho những thắc mắc trên, tôi xin cung cấp cho các bạn thêm tài liệu tham khảo về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Nhưng, nếu ai đọc và ham thích lịch sử dân tộc xin cho mình hỏi:
               
              01. Tại sao trang mở đầu lịch sử, khai sinh ra dân tộc Việt Nam lại là phụ nữ và mở đầu trang lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc chúng ta cũng là người phụ nữ?
               
              02. Bạn nghĩ gì về vai trò người phụ nữ trong văn hoá Việt Nam?
              Sau đây xin mời các bạn cùng tìm hiểu về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng.


              Dưới ách đô hộ của nhà Đông Hán, nhân dân Âu Lạc càng bị áp bức bóc lột nặng nề hơn thời Triệu và Tây Hán. Năm 34, Tô Định thay Tích Quang làm thái thú Giao Chỉ càng tàn bạo, tham lam hơn. Y cùng bọn tay chân ra sức đốc thúc nhân dân nộp cống, thuế, thẳng tay trừng trị những người có tư tưởng và hành vi chống lại chính quyền đô hộ, chèn ép và ràng buộc các quan lại bản địa. Do đó, mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Giao Chỉ với Tô Định và chính quyền đô hộ càng ngày thêm sâu sắc. Không những ở Giao Chỉ mà các quận Cửu Chân và Nhật Nam đều có mâu thuẫn sâu sắc với chính quyền đô hộ của nhà Đông Hán. Nhiều cuộc đấu tranh lẻ tẻ đã diễn ra ở Kinh Môn (Hải Dương), Đông Triều (Quảng Ninh), Duyên Hà (Thái Bình), Bắc Giang v.v... do các quý tộc bản địa lãnh đạo. Tất cả những cuộc nổi dậy đó đều bị Tô Định và chính quyền đô hộ đàn áp tàn bạo. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ đã lên tới cực điểm. Đó là thời cơ để Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) hô hào nhân dân vùng lên khởi nghĩa vũ trang.

              Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em, con lạc tướng huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), thuộc dòng dõi “họ Hùng”. Mẹ hai bà là bà Man Thiện (tức Trần Thị Đoan) thuộc dòng dõi quý tộc bản địa có ý thức bất khuất và tự chủ. Theo sự ghi chép của sử sách nhà Hán thì Trưng Trắc là người “rất hùng dũng” “có can đảm, dũng lược”. Bà vừa có sức khoẻ vừa có chí lớn. Chồng bà là Thi Sách, con trai của lạc tướng Chu Diên (Hà Tây). Mối quan hệ thông gia gắn bó giữa hai gia đình quý tộc càng làm tăng thêm uy thế của Hai Bà Trưng và càng khiến Tô Định theo dõi, chú ý hơn. Mặc dù vậy, với sự giúp đỡ và cổ vũ của bà Man Thiện, lại được sự ủng hộ của nhiều quan lang, phụ đạo và nhân dân quanh vùng, Trưng Trắc cùng em gái đã hô hào nhân dân vùng lên khởi nghĩa.

              Đầu năm 40, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hát Môn (cửa sông Hát, huyện Phúc Thọ, Hà Tây). Khi cờ nghĩa phất lên, liền được đông đảo nhân dân khắp nơi nhiệt liệt hưởng ứng. “Trưng Trắc, Trưng Nhị hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành trì ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng”.

              Ngàn Tây nổi áng phong trần
              Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.
              (Đại Nam quốc sử diễn ca)

              Rất nhiều phụ nữ đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa và trở thành những tướng soái của Hai Bà như nữ tướng Lê Chân, Vũ Thục Nương, Thiều Hoa, Diệu Tiên, Man Thiện, Đào Kỳ v.v... Hai Bà còn liên lạc và phối hợp với các cuộc đấu tranh vũ trang ở các địa phương khác đang hoạt động độc lập. Nhờ vậy, lực lượng nghĩa quân lớn mạnh nhanh chóng. Cả nước đã đứng lên theo Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Hai Bà chỉ huy nghĩa quân ồ ạt tiến về vây hãm quận lỵ Giao Chỉ. Tô Định hoảng hốt bỏ thành trì tháo chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa toàn thắng. Cả bốn quận được giải phóng. Chính quyền đô hộ bị lật đổ. Nền độc lập, tự chủ của đất nước, dân tộc được khôi phục sau hơn 150 năm bị nô lệ.

              Được các lạc tướng, tầng lớp quý tộc và nhân dâncả nước ủng hộ và suy tôn, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đã xưng Vương (Trưng nữ Vương) bắt tay ngay vào việc xây dựng chính quyền tự chủ, lấy Mê Linh làm Kinh đô của cả nước, phong chức tước cho những người có công lao lớn trong sự nghiệp giành lại độc lập. Bà Trần Thị Đoan được phong làm Man Hoàng hậu, nữ tướng Lê Chân được phong làm Thánh thiên Công chúa, nữ tướng Thiều Hoa làm Phụ Vương Công chúa Đông quân tướng quân, nữ tướng Ngọc Lâm làm Thánh Chân Công chúa, nữ tướng Vũ Thục Nương làm Bát nàn Công chúa v.v...

              Tổ chức chính quyền tự chủ của Hai Bà Trưng còn rất sơ sài. Chúng ta chưa tìm thấy tài liệu mô tả về tổ chức và hoạt động của nhà nước tự chủ thời Hai Bà Trưng. Nhưng điều có thể khẳng định đó là một nhà nước độc lập, tự chủ của nhân dân ta.
               
              Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
              Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.
              (Đại Nam quốc sử diễn ca)

              Chính quyền mới do Trưng Vương đứng đầu đã xá thuế 2 năm liền cho nhân dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân. Nhân dân Âu Lạc được sống trong một đất nước độc lập, tự chủ trong gần 2 năm.

              Mùa hè năm 42, Vua nhà Hán phong Mã Viện làm Phúc Ba tướng quân chỉ huy đạo quân kéo sang xâm lược nước ta. Bấy giờ Mã Viện đã 58 tuổi, là một lão tướng có nhiều chiến công và kinh nghiệm đàn áp phong trào đấu tranh vũ trang của các dân tộc Tạng- Miến và nông dân ở An Huy (Trung Quốc). Cùng với Mã Viện còn có Phiêu kị tướng quân Đoàn Chí được phong làm Lâu thuyền tướng quân chỉ huy đạo binh thuyền sang Giao Chỉ. Lưu Long vốn làm thái thú Nam quận (Hồ Bắc) được phong làm Trung lang tướng quân tước hầu làm phó tướng cho Mã Viện, Binh lạc hầu Hàn Vũ. Quân xâm lược nhà Hán kéo vào xâm lược nước ta lần này vào khoảng hai vạn bao gồm 8000 lính tuyển từ các quận Trường Sa, Quế Dương, Linh Lang, 12.000 lính lấy ở các quận thuộc bộ Giao Chỉ, 2000 thuyền bè với một đạo thuỷ quân. Đạo quân xâm lược này toàn người Hoa Nam (Trung Quốc) nên rất dễ thích nghi với thuỷ thổ nước ta với những viên tướng tàn ác, giàu kinh nghiệm chiến đấu.

              Quân Mã Viện chia thành hai đạo: một đạo quân bộ do Mã Viện trực tiếp chỉ huy vượt qua Quảng Tây, Quảng Đông đến Hợp Phố tiến vào Âu Lạc. Đạo thuỷ quân do Đoàn Chí chỉ huy theo đường biển đến Hợp Phố để hội quân với đạo quân bộ của Mã Viện để cùng tiến vào Âu Lạc. Đến Hợp Phố, Đoàn Chí chết. Viện thống suấtcả 2 đạo thuỷ, bộ. Quân Mã Viện theo hai đường thuỷ, bộ kéo vào Âu Lạc. Từ vùng ven biển nước ta, hai đạo quân thuỷ bộ ngược sông Bạch Đằng tới Lục Đầu Giang tiến sâu vào Giao Chỉ, đến thẳng Lãng Bạc (Tiên Du, Bắc Ninh). Mùa hạ năm 43, quân giặc ráo riết chuẩn bị tấn công vào quân đội của Hai Bà Trưng.
              Sau một thời gian chờ đợi, chưa thấy Mã Viện tiến quân, Hai Bà Trưng chủ động kéo quân tấn công giặc. Cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra ở vùng Lãng Bạc. Quân của Hai Bà Trưng chiến đấu kiên cường nhưng do quân giặc mạnh và đông, có lực lượng thuỷ bộ phối hợp với nhau, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, quân Hai Bà Trưng thiếu trang bị và thiếu kinh nghiệm chiến đấu nên bị thất bại nặng nề, nhiều người bị hy sinh hoặc bị bắt. Hai Bà phải lui quân về Mê Linh rồi về Cấm Khê (vùng chân núi Ba Vì). Mã Viện tấn công vào Cấm Khê; quân của Hai Bà Trưng bị đánh bại, Hai Bà chạy đến sông Hát (sông Đáy) thì nhảy xuống sông tự tử, một số tướng lĩnh noi theo gương Hai Bà Trưng cũng tự tử.

              Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo
              Chị em thất thế cũng liều với sông
              .

              Sau khi đánh bại được quân chủ lực của Hai Bà Trưng, Mã Viện còn phải vất vả và khó khăn trong việc tiêu diệt nhiều đội quân kháng chiến ở rải rác các quận, huyện, mãi tới cuối năm 43 mới cơ bản hoàn thành sau khi tiêu diệt được một bộ phận nghĩa quân Trưng Vương do lão tướng Đô Dương chỉ huy hoạt động ở quận Cửu Chân. Cuộc xâm lược của Mã Viện đã tàn sát hàng vạn nhân dân Lạc Việt. Nhiều quý tộc bản địa bị giết, bị bắt đày sang Trung Quốc (Linh Lăng- Hồ Nam). Chế độ Lạc tướng bị bãi bỏ, nhà Hán thực hiện chế độ trực trị tới cấp huyện.

              Cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng bị thất bại, đất nước ta lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến Hán tộc, nhưng nó đã có một ý nghĩa thời đại to lớn, định hướng, mở đường cho công cuộc giành lại độc lập của nhân dân ta sau đó, trong suốt hơn một nghìn năm bị đô hộ. Đó là ý chí kiên quyết đấu tranh bằng mọi giá để giành lại nền độc lập, tự do cho đất nước và dân tộc.
              Chính vì lẽ đó, sau thất bại của Trưng nữ Vương, đã có nhiều cuộc nổi dậy chống lại nền đô hộ của phong kiến phương Bắc tiếp theo nổ ra khắp nơi.
              #7
                SĨ ĐOAN 22.03.2008 13:19:52 (permalink)
                 LIỆT NỮ NHỊ TRƯNG
                          (40-43)
                Nhà Đông Hán chẳng tu nhân lễ
                Đáy lòng tham chẳng thể đong đầy
                Vét tất cả sức người sức của
                Bủa lên rừng xuống tận bể sâu
                Đi đến đâu gieo sầu gieo khổ
                Nhổ không chừa nếu khó thuận ưng.
                 
                Năm giáp ngọ- Tô Định- Thái Thú (1)
                Bộ Giao Chỉ gầm rú thở than(2)
                Năm canh tý giết chàng Thi Sách
                Mối căm thù anh ách muôn dân
                Dồn sức mạnh người thân Thi Sách-
                Vợ Trưng Trắc cùng em Trưng Nhị
                Đôi gái tài ở huyện Mê Linh
                Con Lạc tướng ngụ làng Hạ Lôi
                Cùng nhân dân sục sôi đánh giặc
                Đuổi quân thù trốn bặt Nam Hải
                Quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố
                Cố đồng tâm tận lực Nhị Trưng
                Như thác đổ dời non lấp bể
                Sang thành trì dễ trở bàn tay
                Sáu mươi lăm thành chớ một, hai
                Rồi xưng vua ngự ngay Mê Linh.(3)
                 
                Năm tân sửu Mã Viện đánh tràn (4)
                Men bờ biển phá rừng đào núi
                Giáp binh Trưng mất trận kinh hoàng.
                Quân ô hợp rã tan nhanh chóng
                Bà rút về trú đóng Cẩm Khê(5)
                Vừa xây dựng vừa lo bá tánh
                Nhưng quân thù quyết đánh sạch sanh.
                Sông Hát Giang lưu danh muôn thuở 
                Khí tiết Bà rộ nở non sông!
                Nhân dân ta tỏ lòng kính mến
                Đấng anh hùng phận nữ trung cang
                Lập đền thờ khắp chốn dương gian
                Mùng sáu tháng hai- vang lễ hội
                Tưởng nhớ Bà - sống dậy non sông!!!.
                 
                BẮC THUỘC LẦN 2 (43-544)
                ĐÔNG HÁN ( 25-220)
                 
                Đất nước ta rơi vào Đông Hán
                Dựng trụ đồng phân dáng phân khu (6)
                Khắc " Đồng trụ chiết- Giao Chỉ diệt" (7)
                Dọa dân lành chớ thiệt gì đâu!
                Thời gian lâu dần trôi nên núi (8)
                Tận bây giờ biết bới đâu ra.
                Từ ngày ấy Hán ta sa súc
                Bọn quan tham ra sức hòanh hành
                Bắt dân lành xuống bể mò trai...
                Lên rừng rậm săn nai, tê giác...
                ...
                                                 SĨ ĐOAN
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.03.2008 22:13:16 bởi SĨ ĐOAN >
                #8
                  venus4t.vns_hnu 02.04.2008 23:55:00 (permalink)
                  CHIẾU DỜI ĐÔ (THIÊN ĐÔ CHIẾU)
                  Tác giả: Lý Công Uẩn (974 - 1028)

                  PHIÊN ÂM:

                  Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hối thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản khúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.

                  Huống Cao vương cố đô Đại – la thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc, Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bội chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.

                  Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?

                  DỊCH NGHĨA:

                  Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ nhà Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

                  Huống chi thành Đại La – đô cũ của Cao vương – ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nan Bắc, Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng phẳng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tươi tốt. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

                  Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?

                  (Trích theo Uỷ Ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện Văn học (1977): Thơ văn Lý - Trần, tập 1. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội)
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.04.2008 00:01:03 bởi ngocdiep87 >
                  #9
                    venus4t.vns_hnu 19.04.2008 01:58:39 (permalink)
                    huhuhu! Cai topic nay cua minh chac som chet yeu qua!
                    Co ai ghe tham hay xin post them bai cho minh di! May hom nay minh ban chua danh may dc nen chua the bo sung them tu lieu.
                    #10
                      ĐạoCấy 19.04.2008 17:36:06 (permalink)
                      Đừng khóc chớ. Cái Pic này hay lắm, cám ơn Ngocdiep.
                      Mỗi lần đăng nhập là vào xem có bài viết mới không. Chờ bài viết tiếp của bạn, đừng khóc chớ, xấu lắm
                      #11
                        venus4t.vns_hnu 20.04.2008 15:56:31 (permalink)
                        TỨ ĐẠI THIỀN SƯ NỔI TIẾNG DƯỚI TRIỀU LÝ (1009 - 1225)
                        Để khỏi sự mong mỏi của Đạo Cấy, minh lại tiếp tục post bài vậy. Dưới đây là hành trạng của 04 Đại Thiền sư nổi tiếng của nước ta dưới triều Lý. Mời Đạo Cấy và các bạn cùng tìm hiểu, và nếu có thể, hãy post cho mình những tư liệu mà các bạn biết về các vị Thiền sư này vào đây cho mình nhé! Mình xin cảm ơn các bạn trước!
                         

                        ĐẠI THIỀN SƯ VẠN HẠNH
                        (? – 1018)
                        Nguyễn Vạn Hạnh tên thực và năm sinh đều chưa rõ, chỉ biết ông là người châu Cổ Pháp (cùng quê với Lý Công Uẩn - Ngọcdiệp87 chú thích thêm), lộ Bắc Giang. Từ nhỏ, ông đã học thông tam giáo (Phật giáo – Nho giáo và Đạo giáo - Ngọcdiệp87 chú thích thêm), đặc biệt rất say mê đạo Phật.
                        Năm 21 tuổi, ông đi tu ở chùa Lục Tổ, hương Dịch Bảng (nay là Đình Bảng - Ngọcdiệp87 chú thích thêm) và lập thành thế hệ thứ 12 dòng thiền Nam phương. Tuy theo đạo Phật nhưng ông vẫn quan tâm đến những biến cố chính trị, xã hội trong giai đoạn đó. Ông đã góp nhiều ý kiến giúp Lê Đại Hành (980 – 1005) chống giặc ngoại xâm và dựng nước, sau đó lại góp phần giúp Lý Công Uẩn lên ngôi năm 1009 (chính xác là ngày 02 tháng 11 năm Kỷ Dậu, tức là ngày 21 tháng 11 năm 1009 tại kinh đô Hoa Lư – Ninh Bình - Ngọcdiệp87 chú thích thêm). Là một gnười có cái nhìn nhạy bén về thời cuộc như vậy nên trong thời Lê thế kỷ X, ông đã được vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn  - Ngọcdiệp87 chú thích thêm) tôn kính; sang thời nhà Lý, càng được triều đình trọng đại. Lý Thái Tổ (1009 – 1028) đã phong cho ông làm quốc sư (ông được đứng đầu hàng ngũ Tăng quan tham dự triều chính và bàn những vấn đề trọng yếu của đất nước - Ngọcdiệp87 chú thích thêm).
                        Ông mất ngày 15 tháng 05 năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thuận Thiên thứ IX (tức là ngày 30 tháng 06 năm 1018).
                        Trong cuộc đời, ông đã để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị nhưng hầu hết trong số đó đã thất truyền (đặc biệt trong thời nước ta bị nhà Minh (Trung Quốc) xâm lược và cai trị). Thông qua khảo cứu của các nhà nghiên cứu Hán Nôm thì những tác phẩm Thiền sư Vạn Hạnh để lại cho chúng ta ngày nay chỉ còn 05 bài thơ, có tính chất những lời sấm ký và lời kệ. Ngoài ra còn có một ít lời phát biểu về thời cuộc.

                        TỪ ĐẠO HẠNH 
                        (? – 1117)
                        Từ Lộ là con của ông Từ Vinh. Ông đã giữ chức Tăng quan đồ án dưới triều Lý, sinh năm nào và quê quán ở đâu đến nay chúng ta chưa rõ, chỉ biết ông trú quan ở hương Yên Lãng (tục gọi là làng Láng)
                        Theo TULA, ông là nhà sư thuộc thế hệ thứ 12 dòng thiền Nam phương, nhưng qua sử sách, phương pháp tu hành của ông lại gần với phái Mật tông. Ông đi tu ở chàu Thiên Phúc trên núi Phật Tích, châu Quốc Oai. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa biết được hành trạng đích thực của Thiền sư Từ Đạo Hạnh như thế nào. Nhưng theo TULA thì ông từng kết bạn với hai nhà sư là Minh Không và Giác Hải và cả ba người đã tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu về đạo Phật. Có thể nói đây là một trong những nhân vật và giữa truyền thuyết và sự thực khó phân định ranh giới cho minh bạch. Ông mất vào năm Đinh Dậu, niên hiệu Hội Trường Đại Khánh năm thứ tám (tức năm 1117). Hiện những tác phẩm ông để lại cho chúng ta chỉ còn 04 bài thơ.
                         
                        DƯƠNG KHÔNG LỘ
                        (? – 1119)
                        Dương Không Lộ, tên thực và năm sinh đều chưa rõ. Người hương Hải Thanh. Tổ tiên vốn làm nghề chài lưới. Đến đời ông mới bỏ nghề ấy đi tu và trở thành thế hệ thư 09 dòng thiền Quang Bích. Từng tu ở các chùa Nghiêm Quang, Chúc Thánh và Hà Trạch.
                        Ông chuyên tâm nghiên cứu về Thiền tông và Mật tông. Thường ngày cùng Thiền sư Giác Hẩi du ngoạn những nơi danh lam thắng cảnh. Sống giản dị điềm đạm, không màng danh lợi.
                        Ông đã viên tịch vào ngày 03 tháng 06 năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ 10 đời vua Lý  Nhân Tông (tức ngày 12 tháng 07 năm 1119). Cũng như nhiều nhà sư nổi tiếng khác, ông từng viết nhiều tác phẩm nhưng qua chiến tranh loạn lạc nên tuyệt đại bộ phận những tác phẩm ấy đều đã thất truyền. Ngày nay, các nhà nghiên cứu mới chỉ phát hiện ra 02 bài thơ còn lại của ông mà thôi.
                         
                        NGUYỄN GIÁC HẢI.
                        (? - ?)
                        Nguyễn Giác Hải là người hương Hành Thanh, cùng quê với Thiền sư Không Lộ. Năm sinh, năm mất và tên thật của ông đều chưa được biết rõ (chỉ biết pháp danh Giác hải thiền sư!!!). Lúc trẻ, ông làm nghề đánh bắt cá, thường coi thuyền làm nhà, lênh đênh trên sóng nước, ngao du khắp đó đây. Năm 25 tuổi, ông bỏ nghề đánh cá đền ở chùa Hà Trạch, rồi kế thừa thiền sư Không Lộ, trở thành một nhà sư trong thế hệ thứ 10 dòng thiền Quang Bích.
                        Cũng như Từ Đạo Hạnh và Không lộ, Giác Hải thiền sư là một nhà sư để lại nhiều truyền thuyết lỳ lạ. Nhưng điều có thể biết chắc là các vua nhà Lý đều tỏ lòng kính trọng ông. Vua Lý Nhân Tông (1072 – 1128) rất tin phục xem như bậc thầy. Vua từng làm thơ ca ngợi ông (đó là các bài Tán Giác Hải Thiền sư và bài Thông Huyền đạo nhân) và mỗi khi ra chơi Hải Thanh, bao giờ vua cũng vào chùa thăm ông trước.
                        Đến đời Lý Thần Tông (1128 – 1137), nhiều lần vua triệu ông vào cung song ông đều lấy cớ già yếu để từ chối. Tác phẩm ông để lại chỉ còn 02 bài thơ.
                        #12
                          [TNT]x_x_x 01.05.2008 15:52:45 (permalink)
                          Thêm một vài nét về Lý Công Uẩn:

                          LÝ CÔNG UẨN - ĐỊNH MỆNH MỘT LỜI TIÊN TRI


                          Chúng ta đều biết Lý Công Uẩn là vi vua khai sáng cơ nghiệp đế vương 8 đời của dòng họ Lý. Nhưng ít người biết được sự nghiệp đế vương của Người gần như đã đựoc tiên đoán trước khi mà người thầy của Ngài - thiền sư Vạn Hạnh đã từng khen Lý Công Uẩn rằng: "Đứa bé này không phải người thường sau này lớn lên ắt có thể giải nguy, gỡ rối làm bậc minh chủ trong thiên hạ" (ĐVSKTT bản kỷ, quyễn II, trang 1b) đó là một lời tiên tri có tính cách định mệnh cho lịch sử Đại Cồ Việt, cho những ai đang làm vua hay sẽ làm vua sẽ phải chết, phải nhường ngôi hay phải bị phế lập và là một bản án tử hình cho Lý Công Uẩn nếu như lời tiên tri này lọt vào tai Đại Hành Hoàng Đế hay các con cái của ông là những người sẽ nối ngôi.
                          Lời khen, lời dự đoán hay sấm ký này nếu được phát ngôn từ một người có ảnh hưởng lớn lao trong quần chúng hay trong giới quan lại thì đó là một lời tuyên chiến mà Lý Công Uẩn phải mang suốt cả cuộc sống của ông ta chỉ trừ khi ông ta làm vua, hoặc trốn là nước ngoài hay ở ẩn trong núi rừng hang ốc. Nếu những người đang cầm quyền mê tín dị đoan và tin rằng ông trở thành thiên tử thì chắc chắn ông sẽ trở thành kẻ bị săn đuổi.
                          Lời tuyên bố này là một quả bom trong bối cảnh chính trị lúc bấy giờ, nó là một trong những nguy cơ làm xáo trộn trật tự xã hội, tạo ra một sự chia rẻ nghi kỵ lẫn nhau, sẽ tạo ra một câu hỏi "Ai là đứa bé sẽ làm vua đây?" Thiền sư Vạn Hạnh đã chỉ đích danh đó là Lý Công Uẩn con nuôi của Lý Khánh Văn và là học trò của ông.
                          Ngọa Triều Hoàng Đế là Lê Long Đĩnh, con trai thứ 5 trong 10 hoàng tử của Hoàng Đế Lê Đại Hành, mẹ của ông có thể là một phụ nữ người Chiêm Thành hay con gái của một quan chỉ hậu (lời chú thích ĐVSKTT trang 232 )
                          LÝ LỊCH CỦA LÝ CÔNG UẨN:
                          Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản ký, quyễn II, trang 240 chép: "Thái tổ hoàng đế, họ Lý, tên húy là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp Bắc Giang, mẹ họ PHạm, đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần giao hợp rồi có chửa, sinh vua ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974), niên hiệu Thái Bình năm thứ 5 thời Đinh. Lớn lên làm quan nhà Lê, thăng đến chức điện tiền chỉ huy sứ. Khi Ngọa Triều băng, tự lập làm vua... là người khoan thứ nhân từ, tinh tế hòa nhã có lượng đế vương. Song chưa làm sáng chính học, lại ưa thsich dị đoan, bị lụy vì chuyện đó."
                          Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, chính biên, quyễn II, trang 283 chép: "...Khi ngài lên ba, sư chùa Cổ Pháp là Lý Khánh Văn nuôi làm con, nhân đấy lấy theo họ Lý."
                          Đại Việt Sử Ký Tiền Biên của Ngô Thì Sĩ, bản ký, quyễn II, trang 192 chép: "...Vua lúc bé thông minh, vẽ người tuấn tú khác thường, khi 7 tuổi Khánh Văn gởi nhờ sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ dạy cho học."
                          Đại Việt Sử Lược trang 110 chép: "Vua theo giúp vua Lê Trung Tông, lúc Trung Tông bị bọn Ngọa Triều giết, quần thần đều chạy trốn hết mất cả, chỉ còn một mình vua ôm thây Trung Tông mà khóc. Ngọa Triều khen là người trung, phong làm Tả Thân Vệ Điện Tiền Đô Chỉ Huy Sứ."
                          THIỀN SƯ VẠN HẠNH:
                          Được mô tả như sau: ÔNg người làng Cổ Pháp (ĐÌnh Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) cùng làng với Lý Công Uẩn, ông sinh vào khoảng từ năm 940 đến 950, tức là trong thời kỳ Ngô Quyền làm vua, ông họ Nguyễn, chưa rõ tên tục là gì. Nhà ông đời đời thờ Phật, từ thuở nhỏ ông đã tỏ ra thông minh khác thường, học khắp Tam giáo, khảo cứu nhiều luận của nhà Phật và rất nhạt nhẽo với chuyện áo xiêm. Năm hai mươi tuổi thì ông xuất gia, cúng với Định Huệ thiền sư theo học Lục tổ ở chùa Đình Bảng phủ Thiên Đức (Từ Sơn). Trong khi công việc nhà chùa hơi rỗi, ông lại cặm cụi học tập quên cả mõi mệt.
                          Sau khi Lục Tổ chết rồi, học lực của ông rất tiến. Những câu ông nói, đều thành ra lời phù sấm. Vua Lê Đại Hành rất là tôn kính.
                          Đầu hiệu Thiên PHúc (năm 980), nước ta bị tướng nhà Tống là Hầu Nhân Bảo đem quân sang đánh, vua mời ông vào triều để hỏi chuyện được thua, ông đoán trong 21 ngày quân giặc tất nhiên phải lui. Rồi sau quả đúng như lời ông nói, ông đã từng tiên tri rằng Lý Công Uẩn sẽ làm vua từ khi Thái Hậu Dương Văn Nga vợ của vua Đinh Tiên Hoàng khóac áo bào lên vai Lê Hoàn, lúc đó Lý Công uẩn chỉ mới sáu bảy tuổi.
                          Vạn Hạnh là thày dạy học Lý Công Uẩn, vừa là quân sư cho họ Lý ông nói: "Người này không phải tầm thường, mai sau tất làm chúa cả nước." Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, chính biên, quyễn II, trang 280).
                          Vạn Hạnh đã từng khuyên người học trò của mình hãy đoạt lấy ngôi báu trong tay Lê Long Đĩnh trong Đại Việt Sử Lược trang 113 chép: "Gần đây tôi thấy bài sấm văn lạ, biết nhà Lê đương mất, mà nhà Lý đương lên. Họ Lý lại không có ai khoan hòa, nhân hậu và trung thứ như ông, nên rất đuợc lòng dân, nay tuổi tôi đã hơn 70 rồi, chỉ sợ không kịp thấy sự thịnh trị mà lấy làm giận."
                          Còn trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư lại chép rõ ràng hơn lời Vạn Hạnh nói với Lý Công Uẩn: "...không ai bằng Thân Vệ (Lý Công Uẩn) là người khoan thứ nhân từ, được lòng dân, lại đang nắm binh, giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải là Thân vệ còn ai được nỗi nữa."
                          Sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, ông phong ngay cho Vạn Hạnh làm quốc sư, Vạn Hạnh sống trên dưới 90 tuổi mới chết (1025)
                          Ngô Sĩ Liên cho rằng: "Sư Vạn Hạnh mới trông thấy Lý Thái Tổ đã biết là người khác thường, đến khi thấy sét đánh thành vết chữ thì đoán biết thời thế thay đổi, như thế là có tri thức vượt hơn bọn thường vậy..."
                          Còn Ngô Thì Sĩ thì cho rằng: "Sư Vạn Hạnh có chí khí hơn đời, ôm tài lược phò tá nghiệp vương, kiến thức hơn hẳn mọi người, tính toán, biết trước sự việc, cũng là tay lỗi lạc trong giới thiền, nhưng hay tìm điều bí ẩn để làm việc quái đản, chỉ tu về pháp thuật mà không tu về đạo đức. Khi thờ vua Lê Đại hành thường dùng phép bói để đoán việc hành quân, thắng hay bại, nói nhiều điều rất đúng, đến khi biết nhà Lý sắp dấy lên, đặt ra câu sấm, giả làm chữ sét đánh để làm thần kỳ hóa cái thuật của mình... Xướng lên những thuyết mê tín, hoặc để gieo tai họa cho thiên hạ và đời sau là cái đầu mối của ác nghiệp. Nhà PHật nói là: "Hết thảy đều do tâm người mà tạo nên". Vạn Hạnh phạm vào điều ấy đầu tiên đấy". (ĐẠi Việt Sử Ký Tiền Biên, trang 205).
                          CUỘC CHÍNH BIẾN
                          Đại Việt Sử Ký Toàn Thư trang 237 mô tả diễn biến từng giờ của cuộc "đảo chính" thầm lặng không đổ máu chỉ xảy ra trong hai ngày như sau:
                          "Ngày Tân Hợi tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009) Ngọa Triều chết, ngày Quý Sửu (tức là 2 ngày sau) Lý Công Uẩn, tự lập làm vua.
                          Trước đấy ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp có cây gạo bị sét đánh, người hương ấy xem kỷ dấu sét đánh thấy có chữ "thụ căn diểu diểu, mộc biểu thanh thanh, hòa đao mộc lạp, thập bác tử thành, đông a nhập địa, mộc dị tái sinh, chấn cung kiến nâật, đoài cung ẩn tinh, lục thất niên gian, thiên hạ thái bình...".
                          Vạn Hạnh tự đoán riêng đại ý mấy câu nói rằng vua thì còn non yểu, bề tôi thì cường thịnh, họ Lê mất, họ Lý nổi lên, thiên tử ở phương đông mọc ra thì thứ nhân ở phương tây lặn mất, trải sáu bảy năm thì thiên hạ thái bình.
                          Vạn Hạnh mới bảo Lý Công Uẩn rằng: Mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ, người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ là người khoan thứ nhân từ, được lòng dân, lại đang nắm binh, giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải là thân vệ còn ai đương nỗi nữa, tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết, để xem đức hóa của ông như thế nào, thực là cái may ngàn năm có một."
                          Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh mang Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn. Song cũng từ đấy lấy làm tự phụ, mới nảy ra lòng dòm ngó ngôi vua, mà người ta cũng quy phụ.
                          Có lần Ngọa Triều ăn quả khế lại thấy hột mận, mới tin lời sấm ngữ, ngầm tìm người họ Lý giết đi, thế mà Công Uẩn ở ngay bên cạnh, rốt cuộc vẫn không biếtĐến khi Ngọa Triều băng, vua nối còn bé, Công Uẩn cùng với Hữu Điện Tiền Chỉ Huy Sứ Nguyễn Đê mỗi người "được" đem 500 quân tùy long vào làm túc vệ.
                          Khi ấy Chi Hậu Đào Cam Mộc dò biết Công uẩn có ý muốn nhận việc bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, trời chán ghét nên không cho hết thọ, con nối thơ ấu nên không kham nổi khó khăn. Mọi việc phiền nhiễu thần linh không ưa, dân chúng nháo nhác, mong tìm chân chúa. Sao Thân vệ lúc này không nghĩ ra mưu cao, quyết đoán sáng suốt, xa xem dấu cũ của Thang Vũ, gần xem việc làm Đinh Lễ, trên thuận lòng trời, dưới theo ý dân mà cứ muốn khư khư giữ tiểu tiết làm gì?".
                          Công Uẩn trong lòng thích lời nói đó, nhưng còn ngờ Cam Mộc có mưu khác, mới giả thong thả bảo: "Sao ông lại nói thế, tôi bắt ông nộp quan."
                          Cam Mộc thong thả bảo Uẩn rằng: "Tôi thấy thiên thời nhân sự thế, cho nên mới dám phát ngôn, Nay ông lại muốn cáo giác tôi thì tôi không phải là người sợ chết."
                          Công Uẩn nói: "Tôi đâu nỡ cáo giác ông, chỉ sợ lời nói tiết lộ thì chết ráo, nên răn ông đó thôi."
                          Hôm sau Cam Mộc lại bảo Công Uẩn: "Người trong nước ai cũng nói họ Lý khởi nghiệp lớn, lời sấm đã hiện ra rồi, đó là cái họa không thể che dấu được nửa. Chuyển họa làm phúc, chỉ trong sớm chiều. Đây là lúc trời trao người theo, thân vệ còn nghi ngại gì nữa?".
                          Công Uẩn nói: "Tôi đã hiểu rõ ý ông không khác gì với ý của Vạn Hạnh, nếu thực như lời ấy thì tính kế thế nào?".
                          Cam Mộc nói: "Thân vệ là người khoan thứ nhân từ, lòng người chịu theo, hiện nay trăm họ mỏi mệt kiệt quệ, dân không chịu nổi, thân vệ nên nhân đó lấy ân đức mà vỗ về, thì người ta tất xô nhau mà kéo về như nước chảy chỗ thấp, có ai ngăn được."
                          Đào Cam Mộc biết việc cần kíp, sợ sinh biến, mới nói chuyện với các khanh sĩ và các quan ai cũng vui theo và ngay ngày hôm ấy tất cả đều họp trong triều, bàn rằng: "Hiện nay dân chúng ức triệu khác lòng, trên dưới lìa bỏ, mọi người chán ghét tiên đế hà khắc bạo ngược, không muốn theo về vua nối mà đều có lòng suy tôn quan thân vệ, bọn ta không nhân lúc này cùng nhau sách lập thân vệ làm thiên tử, lở bối rối có xảy ra tai biến gì, liệu chúng ta có còn giữ được cái đầu hay không?".
                          Thế rồi cùng nhau dìu Công Uẩn lên chính điện, lập làm thiên tử lên ngôi hoàng đế. Trăm quan đều lạy rạp dưới sân, trong ngoài đều hô "vạn tuế", vang dậy cả triều. Đại xá cho thiên hạ, lấy năm sau làm niên hiệu Thuận thiên năm đầu. Đốt giềng lưới, bỏ ngục tụng, xuống chiếu từ nay ai có việc tranh kiện cho đến triều tâu bày, vua thân xét quyết.
                          Đọc qua đoạn mô tả trên ta có thể tóm tắt cuộc đối thoại giữa Lý Công Uẩn, Đào Cam Mộc và Vạn Hạnh như sau:
                          Đào Cam Mộc nhân lúc vắng nói kích với Lý Công Uẩn rằng: "Gần đây chúa - thượng ngu tối bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa...".
                          "Sao ông lại nói thế, tôi bắt ông nộp quan."
                          "Ông lại muốn cáo giác ông, chỉ sợ lời nói tiết lộ thì chết ráo."
                          Hôm sau (ngày Quý sửu) Cam Mộc nói với Công Uẩn:
                          "Người trong nước ai cũng nói họ Lý khởi nghiệp lớn... đây là lúc trời trao, người theo."
                          "Tôi đã hiểu rõ ý ông không khác gì với ý của Vạn Hạnh, nếu thực như lời ấy thì tính kế thế nào?".
                          Đào Cam Mộc đã răn đe quần thần: "...Bọn ta không nhân lúc này cùng nhau sách lập thân vệ (Lý Công Uẩn) làm thiên tử, lở bối rối có xảy ra tai biến gì, liệu chúng ta có còn giữ được cái đầu hay không?".
                          Còn sư Vạn Hạnh thì nói: "Không ai bằng thân vệ là người khoan thứ nhân từ, được lòng dân, lại đang nắm binh, giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải là thân vệ còn ai đương nỗi nữa."
                          Ở đây ta không bàn đến, không đặt câu hỏi về nguyên nhân sâu xa của biến cố này, không nhận định về Vạn Hạnh trong vai trò Đạo và Đời của ngài, chưa đặt ra những nghi vấn về cái chết của hai anh em Long Đĩnh, chưa phân tích Long Đĩnh với danh hiệu Ngọa Triều là của ông đặt ra, do Lý Công Uẩn hay là do các quân thần, các sử gia gán cho ông?
                          Với sự kiện trích dẫn trên đây bây giờ thì ta có thể hình dung rằng biến cố là một cuộc đảo chánh có kế hoạch được chuẩn bị từ nhiều năm trước và quyết liệt hơn là khi vua Lê Đại Hành tấn phong Long Việt là anh cùng mẹ với Long Đĩnh làm thái tử vào tháng giêng năm 1004.
                          Cái chết của Long Việt và Long Đĩnh có phải nằm trong một kế hoạch để đưa Lý Công Uẩn lên làm thiên tử... để cho phù hợp một câu chuyện hoang đường mà Đại Việt Sử Ký Toàn Thư trang 240 đã chép: "Trước ở viện Cẩm Tuyền chùa Ứng Thiên Tâm, châu Cổ Pháp có con chó đẻ con sắc trắng có đốm lông đen thành hình hai chữ "Thiên Tử". Kẻ thức giả nói đó là điềm năm Tuất sinh người làm Thiên Tử. Đến nay, vua (Lý Công Uẩn) sinh năm Giáp Tuất lên làm thiên tử, quả là ứng nghiệm."
                          Cái chết của hai người con trai của Đại Hành hoàng đế và việc Lý Công Uẩn lên ngôi vua phải chăng là Định Mệnh Của Một Lời Tiên Tri?
                          #13
                            venus4t.vns_hnu 03.05.2008 22:40:21 (permalink)
                            CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG LẦN 2 (1075 - 1077) CỦA QUÂN DÂN ĐẠI VIỆT DƯỚI TRIỀU LÝ.

                            l. Triều Tống tiếp tục mưu đồ bành trướng .

                            Cuối thế kỉ X, năm 981, Lê Hoàn đã đánh tan hai đạo quân xâm lược Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Đại Cồ Việt và buộc nhà Tống phải giữ ''hòa hiếu" trong một thời gian dài, nhưng trong thâm tâm các vua Tống vẫn chưa từ bỏ ý đồ đánh chiếm nước ta. Khi mới thiết lập vương triều, năm 960, nhà Tống chưa thống nhất được hoàn toàn đất nước. Phía bắc và phía tây bắc hai tộc Khiết Đan và Đảng Hạng vẫn kiểm soát một phần đất đai Trung Quốc. Khiết Đan lập ra nước Đại Liêu (vùng Nhiệt Hà), Đảng Hạng lập ra nước Hạ (vùng Cam Túc). Nhà Tống rất vất vả vì hai nước này. Từ cuối thế kỉ X và nửa đầu thế kỉ XI, luôn luôn có chiến tranh Tống - Liêu, Tống - Hạ.

                            Trong hoàn cảnh đó, Tống Thần Tông và tể tướng Vương An Thạch chủ trương gây chiến với Đại Việt. Họ còn hi vọng dùng chiến công ngoài biên thùy để trấn áp phe đối lập trong triều. Hơn nữa họ lại còn mong dọa nạt Liêu Hạ. Họ bàn rằng: ''Nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu Hạ sẽ phải kiêng nể".

                            Nhà Tống tổ chức ở khu vực biên giới Việt - Trung thành một hệ thống căn cứ xâm lược lợi hại, tức vùng Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay. Như vậy con đường hành quân từ nước Tống vào Đại Việt chỉ có một hướng quá vùng này mà thôi. Vùng này có thành Ung Châu (Nam Ninh, Quảng Tây) và cửa biển Khâm Châu, Liêm Châu (Quảng Đông) rất thuận lợi cho xuất quân từ Tống vào Đại Việt. Ung Châu nằm trên điểm hợp lưu của sông Tả Giang và Hữu Giang, là một vị trí quan trọng của Quảng Tây: Bao quanh phía Nam Ung Châu sẵn có nam trại Hoành Sơn, Thái Bình, vĩnh Bình, Cổ Vạn, Thiên Long. Từ Ung Châu đến cửa biển Khâm Châu, Liêm Châu khoảng trên 100km, từ Khâm Châu chỉ một ngày thuyền là đến châu Vĩnh An (Móng Cái) của Đại Việt.

                            Ở Ung Châu, căn cứ hậu cần lớn nhất chuẩn bị cho cuộc xâm lược Đại Việt năm 1071, triều Tống đã cử Tô Giám, một lão tướng có nhiều kinh nghiệm, đã từng đánh thắng Nùng Trí Cao và rất am hiểu tình hình Đại Việt đến phụ trách. Tô Giám cho xây thành Ung Châu rất kiên cố. Thành có riêng 5000 quân (3.000 đóng ở 5 trại xung quanh) chuyên lo việc biên thùy.

                            Tất cả những điều trên đây đã bộc lộ rõ mưu toan bành trướng của triều Tống đối với Đại Việt. Vương triều Lý đã nhận thức được sâu sắc ý đồ đó. Các vua đầu tiên của nhà Lý đã có kế hoạch bảo vệ Tổ quốc rất chủ động. Bên ngoài, các vua Lý một mặt hết sức mềm dẻo để có quan hệ ngoại giao bình thường, nhưng mặt khác, nối tiếp chính sách của các vua thời Tiền Lê, các vua Lý tăng cường phòng thủ biên giới phía bắc, kiên quyết chống trả những cuộc xâm lấn của nhà Tống.

                            2. Phá tan cứ điểm xâm lược Ung Châu bẻ gãy từ đầu thế chủ động của Tống.


                            Năm 1072, vua Lý Thánh Tông chết: Vua Nhân Tông mới 6 tuổi lên nối ngôi. Nhà Tống cho rằng đó là một cơ hội tốt nên càng đẩy mạnh việc chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Ở vùng Ung Châu, Lưu Di hoạt động quá lộ liễu đến nỗi Tô Giám phải khuyên can: Giám lại đưa thư cho Di, bảo đừng làm những sự khiêu khích giặc''. Trước tình hình đó, triều đình nhà Lý đã đối phó rất khẩn trương. Vua Nhân Tông lúc này còn nhỏ tuổi nên tất cả quyền binh đều nằm trong tay quan phụ quốc thái úy Lý Thường Kiệt. Chính Lý Thường Kiệt đã đảm đương công việc tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược ở thế kỉ XI.

                            Năm 1074, Lý Thường Kiệt đã mời Lý Đạo Thành vốn là quan thái sư đời Thánh Tông, từ Nghệ An trở lại triều đình. giữ chức Thái phó bình chương quân quốc trọng sự. Hai ông đã hợp lực cùng lo toan việc nước trong lúc nguy nan.
                            Sau khi củng cố lại lực lượng, ngăn ngừa bất trắc phía nam, Lý Thường Kiệt không bị động chờ đợi giặc mà đã quyết định tiến công địch trước để đẩy giặc vào thế bị động, giành giấy thế chủ động cho cuộc kháng chiến. Ông nói: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc''.
                            Triều đình tán thành chủ trương đó. Lý Thường Kiệt liền tổ chức một cuộc tập kích vào đất Tống nhằm phá tan các cứ điểm xâm lược Ung, Khâm, Liêm mà chủ yếu là thành Ung Châu rồi quay về phòng thủ đất nước, chủ động đến đánh địch.

                            Trong cuộc tập kích này, Lý Thường Kiệt đã huy động hơn 10 vạn quân thủy bộ. Về mặt bộ, lực lượng chủ yếu là quân lính các tộc thiểu số do các tù trưởng của họ là Tông Đản, Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc, Vi Thủ An chỉ huy. Phụ trách chung là Tông Đản. Bộ binh tập trung ngay ở các châu Quảng Nguyên, Môn (Đông Khê), Quang Lang, Tô Mậu. Chủ lực của đợt tập kích đã theo đường thủy, do đích thân Lý Thường Kiệt chỉ huy, đóng ở châu Vành An (Móng Cái, Quảng Ninh).

                            Ngày 27- 10- 1075 chiến dịch tập kích quân địch của Lý Thường Kiệt bắt đầu. Ngày 30- 12- 1075 quân ta tiến đánh Khâm Châu. Ngày 2- 1- 1076, quân ta đánh chiến Liêm Châu dễ dàng. Quân Tống không cản nổi đường tiến của quân ta. Nhưng để làm sáng tỏ mục đích của cuộc tập kích vào đất Tống, để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa, Lý Thường Kiệt đã cho niêm yết khắp nơi tờ ''Phạt Tống lộ bố văn". Ngày 18- 1- 1076, Tông Đản kéo quân đến ngoại thành Ung Châu. Ngay sau đó, đại quân Lý Thường Kiệt cũng đến nơi.

                            Cuộc vây thành Ung Châu kéo dài hơn một tháng. Quân địch khốn quẫn vì cạn lương, thiếu nước... Viện binh lại bị tiêu diệt không đến được. Đến ngày 1- 3- l076, quân ta mới hạ được Ung Châu. Cuộc chiến đấu quyết liệt đã kết thúc sau 42 ngày. Mục đích của cuộc tiến công Ung Châu là để tự vệ một cách tích cực. Đó là một bộ phận khăng khít, là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. Bằng cuộc tiến công táo bạo đó, Lý Thường Kiệt đã đẩy kẻ thù vào thế bị động và tạo ra nhiều điều kiện có lợi để đánh bại âm mưu của kẻ thù. Những căn cứ quân sự và hậu cần mà nhà Tống dốc bao công phu, thời gian xây dựng, phút chốc bị phá hủy tan tành. Cuộc hành binh xâm lược của chúng phải chậm trễ vì gặp nhiều khó khăn.

                            3. Dự phòng tuyến phá giặc.


                            Biết chắc quân Tống thế nào cũng sang xâm lược để thực hiện mục đích đã theo đuổi từ lâu và để phục thù, nên Lý Thường Kiệt đã chủ động rút về rất sớm để xúc tiến việc chuẩn bị kháng chiến. Nhà Tống không nghĩ đến việc quân ta tiến sang đánh phá các căn cứ xâm lược Ung, Khám, Liêm. Và một tháng sau khi mất châu Khâm, châu Liêm, triều đình Tống mới biết tin. Bị bất ngờ, vua tôi Tống rất hoảng sợ. Ti binh lược Quảng Tây xin thêm viện binh, lương thực, khí giới. Vua Tống ra lệnh phải cố thủ Quảng Tây. Triều đình cách chức Tri Quế Châu của Lưu Di, cho Quảng Tây 50.000 quan tiền để mộ thêm quân, mua thêm thóc. Đồng thời triều đình Tống quyết định đem ngay đại binh đánh thắng vào nước ta vừa thực hiện ý đồ xâm lược, vừa giải vây cho Ung Châu.

                            Ngày 2-2- l076 Triệu Tiết, người đã có nhiều chiến công đánh nước Hạ, được cử làm An Nam đạo hành doanh mã bộ đô tổng quản. Nhiều tướng giỏi khác ở biên thùy phía bắc như Lý Hiến, Yên Đạt, Ôn Cảo v.v... làm tùy tùng cho Triệu Tiết. Vua Tống lại viết "Thảo Giao Chỉ chiếu'' dụ dỗ ta: "Chiếu cho quân Giao Chỉ hay: khi thấy quan quân đến thì đừng chạy. Dân chúng đã chịu khổ sở lâu ngày, nếu dỗ được chúa các ngươi vào nội phủ, trẫm sẽ thưởng tước lộc cho. Càn Đức (vua Lý Nhân Tông - TG) còn trẻ, việc làm loạn không phải tự ngươi gây ra. Ngày nào ngươi tới chầu, trẫm sẽ tha thứ cho.

                            Đạo quân của Triệu Tiết chưa lên đường thì quân ta đã hạ được thành Ung Châu và rút về nước. Một lần nữa nhà Tống lại phải bị động thay đổi kế hoạch, dừng cuộc tiến quân, chuẩn bị kĩ càng hơn. Trước hết là sắp xếp lại tướng tá. Triệu Tiết và Lý Hiến mâu thuẫn với nhau, nên vua Tống phải cử thêm tướng Quách Quỳ.

                            Bấy giờ Quách Quỳ nhận chức chánh tướng, Triệu Tiết làm phó lo việc binh lương. Quách Quỳ cũng là tướng miền Bắc, đã từng giúp Phạm Trọng Yêm chống Hạ. Các tùy tướng cũng đều lấy từ các doanh trại Tây Bắc. Binh sĩ được huy động là l0 vạn quân kị bộ, 1 vạn ngựa. Trong số này 4,5 vạn là quân rút từ miền biên giới Liêu Hạ, do 9 tướng chỉ huy. Số còn lại là trưng tập ở các lộ, đặc biệt là các lộ dọc đường từ kinh đô đến Ung Châu.

                            Ngoài l0 vạn quân chiến đấu còn có 20 vạn phu đi phục vụ. Như vậy là bộ phận chủ yếu của đạo quân xâm lược này là những võ quan và binh sĩ thiện chiến. Trang bị của bố binh Tống ngoài vũ khí thông thường còn có máy bắn đá và hỏa tiễn (pháo thăng thiên). Vua Tống còn sai hàn lâm y quân viện chọn 57 bài thuốc trị lam chướng làm thành thuốc hoàn cho mang theo để chữa bệnh cho binh sĩ.

                            Lý Thường Kiệt thấy rằng Tống là một vương quốc lớn và đã điều động một đạo quân xâm lược khổng lồ ( binh phu hơn 30 vạn);vì thế nếu ta đem toàn bộ lực lượng ra quyết chiến với chủ lực địch ngay khi chúng mới vào biên giới thì rất bất lợi. Nhưng mặt khác ông lại thấy nhà Tống tiến hành cuộc chiến tranh này trong thế bị động, trong lúc gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sự uy hiếp của Liêu, Hạ. Nhà Tống không thể kéo dài chiến tranh, không thể dốc nhiều lực lượng cho chiến tranh. Vua Tống dặn Quách Quỳ ''phải lo việc An Nam cho chóng xong". Còn về phía ta thì tiềm lực vật chất tuy là hơn địch, nhưng vua tôi, quân dân đều đồng lòng quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc với tư thế chủ động của người vừa giành thắng lợi trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến và ta lại được chiến đấu trên đất nước mình, quê hương mình.

                            Lý Thường Kiệt quyết định sẽ chặn đứng bước tiến của quân xâm lược trước miền đất chủ yếu của Tổ quốc. Đó là kinh đô Thăng Long, đầu não của lực lượng kháng chiến, là phủ Thiên Đức (Từ Sơn, Bắc Ninh) quê hương của nhà Lý, là vùng đồng bằng phì nhiêu giàu có, đông dân. Đó cũng chính là mục tiêu chủ yếu mà quân địch cần đánh chiếm.

                            Thủy binh địch tập trung ở Khâm Châu. Từ Khâm Châu, theo Chu Khứ Phi, tác giả sách Lĩnh ngoại đại đáp (đời Tống) thuyền đi một ngày đến châu Vành An. ở Vành An thuyền theo sông Đông Kênh vào cửa Bạch Đằng, lên Vạn Xuân (Phả Lại trên sông Lục Đầu) để vào Thăng Long hoặc tiếp ứng các ngả cho các cánh quân bộ. Thủy binh địch không phải là lực lượng lớn, lại không tinh nhuệ nhưng có nhiệm vụ phối hợp với bộ binh "ghé và bờ Bắc sông để chở đại quân qua sông"'.

                            Về mặt biển, phía ta tướng Lý Kế Nguyên phụ trách một đội thủy binh đóng dọc sông Đông Kênh. Sông Đông Kênh là đoạn nối ven biển giữa đất liền và các hải cảng từ Móng Cái vào đến cửa Bạch Đằng. Lý Kế Nguyên phải chặn bằng được thủy binh địch, làm thất bại kế hoạch - hợp quân thuỷ bộ của Tống.

                            Lực lượng chủ yếu của địch trong cuộc xâm lược này là bộ binh và kị binh. Quân kị, quân bộ tập kết ở Ung Châu và các trại xung quanh. Từ đó quân địch sẽ theo nhiều đường qua vùng Đông Bắc nước ta để tiến vào Thăng Long.
                            Các mũi tiến công của bộ binh địch đều phải đi qua vùng núi rừng Đông Bắc hiểm trở. Đó là nơi cư trú của các dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Tày. Lý Thường Kiệt giao cho các tù trưởng chỉ huy các đội quân thiểu số, lúc đó gọi là quân thượng du - lợi dụng địa hình, đón đánh địch.

                            Phò mã Thân Cảnh Phúc, thủ lĩnh châu Quang Lang đóng quân ở động Giáp (vùng Kép, Bắc Giang), khống chế con đường chính Lạng Sơn – Thăng Long. Lợi hại nhất là những đội phục binh của ông đặt ở đèo Quyết Lí và ải Giáp Khẩu.

                            Yểm trợ cho Thân Cảnh Phúc về phía tây là quân của Sầm Khánh Tân, Nùng Thuận Linh, Hoàng Kim Mãn ở vùng Châu Môn, ngăn chặn đường từ Bình Gia (Lạng Sơn) đến Thái Nguyên. Phía đông Thân Cảnh Phúc là quân của Vi Thủ An đóng ở châu Tô Mậu ngăn chặn đường từ Tư Lăng (thuộc Ung Châu) đến Lạng Châu. Những đạo quân thiểu số trên đây rất thông thạo địa hình, là nỗi e ngại lớn cho kẻ địch. Triệu Tiết nói rằng: ''Lưu Kỷ ở Quảng Nguyên, Thân Cảnh Phúc ở động Giáp đều cầm cường binh''.

                            Nhưng lực lượng vũ trang của các dân tộc miền núi này rõ ràng là không thể chặn đứng được giặc. Với sức mạnh to lớn ban đầu, các mũi tiến công của bộ binh Tống có thể vượt qua những chiến tuyến phụ của quân ta. Tuy nhiên muốn đến được Thăng Long, dù đi đường nào, cũng phải qua sông Cầu. Dòng sông chặn ngang tất cả các con đường bộ từ Quảng Tây vào Thiên Đức (Thăng Long). Đường thủy từ Bạch Đằng muốn vào Thiên Đức – Thăng Long cũng phải qua sông Cầu ở khu vực Vạn Xuân. Thượng lưu sông Cầu rất hiểm trở, khúc sông từ Thái Nguyên đến Đa Phúc có thể qua lại được nhưng sang sông rồi lại gặp phải dãy núi Tam Đảo khó vượt qua.

                            Tại bờ nam sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt cho đắp đất làm chiến lũy dọc sông. Phía ngoài lũy, mặt giáp sông, ông sai đắp cọc tre làm nhiều lớp giậu. Dưới bãi sông còn có những hố chông ngầm. Sông rộng, chông ngầm, giậu dày, luỹ cao kết hợp với nhau chặt chẽ tạo thành một chiến tuyến lợi hại.
                            Nói chung chiến tuyến Như Nguyệt chạy dài từ Ngã Ba Xà đến Vạn Xuân (Phả Lại). Nhưng trên đoạn sông này, hai bên bờ có nhiều chỗ núi ăn sát bờ sông (núi Nham Biền ở huyện Việt Yên, Bắc Giang), hoặc rừng cây um tùm. Ở những chỗ đó không cần thiết phải đắp chiến luỹ. Lý Thường Kiệt chỉ cho tập trung đắp luỹ làm rào ở những nơi địch có khả năng vượt sông và quan trọng nhất là khu vực bến Như Nguyệt, Thị Cầu, Vạn Xuân.

                            Quân chủ lực được điều đến để chiến đấu bên chiến lũy. Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy ở đây. Một bộ phận quân đóng ngay bên phòng tuyến ở những vị trí xung yếu, những nơi địch có thể vượt qua. Theo sách Việt điện u linh, Lý Thường Kiệt cho đóng thành những trại quân: Như Nguyệt, Thị cầu Phấn Đồng (xã Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh) và Vạn Xuân. Đây là những cứ điểm quan trọng có thể liên hoàn thủy bộ, ứng cứu cho nhau nhanh chóng kịp thời. Theo truyền thuyết dân gian của một số làng thì đại bản doanh Lý Thường Kiệt ở xã Yên Phụ (Yên Phong, Bắc Ninh). Xã này nằm trên con đường cổ từ bến Như Nguyệt về Thăng Long, cách Như Nguyệt khoảng 6 km, không xa các đường khác về Thăng Long. Nơi đây lại có núi Thất Diệu gồm bảy ngọn núi thấp nổi lên giữa cánh đồng. Vị trí và địa hình này có thể phù hợp với yêu cầu chỉ huy sở của đại quân đã nêu ở trên.

                            Toàn bộ chủ lực quân, thủy bộ của ta trên chiến tuyến Như Nguyệt có thể và trên 6 vạn. Lý Thường Kiệt đã kết hợp địa hình tự nhiên, bãi chướng ngại vật với quân đội mà bố trí lực lượng có trọng điểm để vừa có thể kiểm soát, bảo vệ được toàn chiến tuyến vừa có thể nhanh chóng tập trung đánh lại có hiệu quả những mũi đột phá của địch và tổ chức phản công khi có thời cơ.

                            4. Đập tan 30 vạn quân xâm lược Tống.


                            Quân Tống bắt đầu cuộc xâm lược nước ta vào mùa thu năm 1076. Tháng 7 âm lịch (năm Bính Thìn) toàn bộ quân đội của Quách Quỳ đã có mặt ở Đàm Châu (Hồ Nam) chuẩn bị xuống Ung Châu. Quách Quỳ cho những đội quân tiên phong đánh chiếm một vài nơi ở địa đầu nước ta để thăm dò tình hình. Giữa tháng 8 năm 1076, tướng địch Nhâm Khởi đánh chiếm được trại Ngọc Sơn ở biên giới châu Vĩnh An (Móng Cái). Quách Quỳ liền ra lệnh cho Hòa Mâu và Dương Tùng Tiên đem thủy quân lên đường. Từ Khâm Châu, thủy quân địch sang hải phận châu Vĩnh An để định theo sông Đông Kênh vào Bạch Đằng.
                            Lý Kế Nguyên lập tức cho quân ra chặn đứng thủy quân Tống. Lý Kế Nguyên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đó là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong bộ kế hoạch kháng chiến của Lý Thường Kiệt, chặn đứng thủy quân do Hòa Mâu và Dương Tùng Tiên chi huy.

                            Trên đường bộ, Quách Quỳ cho một số tướng giỏi như Yên Đạt, Tu Kỷ tiến đánh Quảng Nguyên vào tháng 12- 1076. Lưu Kỉ và quân sĩ chiến đấu rất hăng hái, giết và bắt được khá nhiều giặc. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, nhân dân ở phía bắc châu Quảng Nguyên cũng tham gia đánh giặc chống cướp phá. Cho đến đầu năm l077, khi kiểm soát được Quảng Nguyên thì địch đã bị thiệt hại khá nhiều. Đại quân Quách Quỳ từ châu Tư Minh (Bằng Tường, Quảng Tây) theo nhiều ngả tiến vào nước ta. Ngày 8- 1- 1077 Quách Quỳ chỉ huy bộ phận chủ yếu, vượt ải Nam Quan vào Lạng Sơn. Địch theo đường thiên lí xuống Thăng Long. Quân ta rút khỏi Quyết Lí. Theo lệnh trên, Thân Cảnh Phúc cho quân trong rừng núi ven đường thiên lí, tiếp tục chiến đấu đánh tiêu hao địch. Thân Cảnh Phúc vẫn ở vùng động Giáp ráo riết đôn đốc quân chuẩn bị đánh giặc ở, ải Giáp Khẩu (Chi Lăng).

                            Quách Quỳ bỏ ý định tiến thẳng qua ải Giáp Khẩu theo đường thiên lí mà đem quân sang phía tây. Quân Tống vượt dãy núi Bắc Sơn đến Yên Thế rồi tới ven sông Cầu vùng Thái Nguyên. Sách Tục tư trị thông giám trường biên viết: ''Giặc đặt phục binh ở cửa ải Giáp Khẩu để đón quân ta. Quỳ biết nên đi đường tắt qua dãy núi Đâu Đỉnh mà tiến rồi tới sông Phú Lương''.

                            Ngày 18- l- 1077, đại quân Quách Quỳ đến bờ Bắc của đoạn đầu sông Như Nguyệt đối diện với bến đò Như Nguyệt, với đường cái lớn về Thăng Long. Định muốn hành quân tiếp, nhưng trước mặt là dòng Như Nguyệt và chiến tuyến của quân ở bờ Nam. Quách Quỳ định tổ chức vượt sông, tấn công quân ta, tiến thẳng về Thăng Long như kế hoạch dự định. Nhưng thủy binh địch bặt hẳn tăm tích. Quách Quỳ phải quyết định tạm đóng quân lại ở bờ Bắc sông Như Nguyệt. Với ý đồ chuẩn bị vượt sông, tiếp tục cuộc tiến công đánh chiếm kinh thành Thăng Long, nên địch không dàn đều lực lượng trên trận tuyến dài mà chúng đóng thành từng khối ở những vị trí xung yếu nhất là những bến đò, những con đường thuận lợi tiến về Thăng Long. Một bộ phận quan trọng quân Tống do phó tướng Triệu Tiết chỉ huy đóng ở bờ Bắc bến đò Như Nguyệt vùng thôn Mai Thượng, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, Hà Bắc Phía địch, đại bản doanh của Quách Quỳ đóng ở phía đông, cách khu đóng quân của Triệu Tiết, Miêu Lí ở vùng xã Mai Đình 60 dặm khoảng hơn 30 kilômét. Đó có thể là địa điểm đối diện với Thị Cầu khu vực thị xã Bắc Ninh) thuộc huyện Việt Yên ngày nay. Đây là vị trí trọng yếu nằm trên đường thiên lí. Đạo quân do Quách Quỳ trực tiếp chỉ huy này là một trong những đạo quân chính.

                            Như vậy là địch chia quân làm hai khối lớn do chánh tướng và phó tướng trực tiếp chỉ huy, đóng cách nhau hơn 30 kilômét ở Bắc sông Như Nguyệt trước mặt hai bên đò lớn nằm trên hai trục đường quan trọng tiến về Thăng Long.
                            Khoảng giữa hai khối quân lớn, địch còn đóng giữ một số vị trí cần thiết để có thể liên hệ, tiếp ứng cho nhau khi tổ chức vượt sông hoặc khi bị tiến công. Trong số các vị trí đó có địa điểm núi Tiên Lát ở thôn Hạ Lát xã Tiên Sơn (huyện Việt Yên). Khu núi Tiên Lát gồm có Núi Voi, núi Chúc, núi Lều, núi Phượng Hoàng... cao dưới 80 mét. Đứng trên núi Phượng Hoàng có thể nhìn rõ một vệt dài ở bờ Nam sông Như Nguyệt từ xã Dũng Liệt đến xã Hòa Long (đều thuộc huyện Yên Phong) và đến cả vùng Thị Cầu.

                            Tiến xuống bờ Bắc sông Như Nguyệt, quân Tống chỉ còn cách Thăng Long khoảng 20 kilômét (tính theo đoạn Như Nguyệt - Thăng Long). Quách Quỳ nóng lòng muốn chiếm Thăng Long để thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh như vua Tống đã căn dặn. Việc Quách Quỳ phải tạm dừng lại đợi thủy quân vào hợp đồng tác chiến là rất bất đắc dĩ.

                            Tướng giặc Vương Tiến được lệnh bắc cầu phao qua bến Như Nguyệt để cho đội quân xung kích của Miêu Lý sang sông. Đội quân này khoảng hai nghìn tên nhờ cầu phao qua sông dễ dàng và sau đấy chọc thủng được một chiến tuyến của quân ta.

                            Lợi dụng địa hình vùng Yên Phụ (Yên Phong, Bắc Ninh), Lý Thường Kiệt đánh giặc rất dữ dội. Giặc thua tan tác, số sống sót cùng Miêu Lý hoảng hốt chạy về bến Như Nguyệt, nhưng đến, nơi thì cầu phao đã bị cắt và quân ta lại tiến quân mạnh mẽ. Bên kia sông, Triệu Tiết cho bè sang cứu không được. Sách Tục tư trị thông giám trường biên chép: "Binh thế đứt đoạn, quân ít không địch nổi nhiều, bị giặc (chỉ quân ta - TG) ngăn chặn rơi ngã xuống bờ sông”. Phần lớn đội quân xung kích của địch bị tiêu diệt. Miêu Lý và một số ít tàn binh chạy về bờ Bắc. Cuộc tiến công mở màn của địch bên bờ Như nguyệt đã bị quân dân ta đập tan nhanh chóng.

                            Sau đó Quách Quỳ lại huy động một lực lượng mạnh hơn và đóng bè lớn qua sông lần hai. Mỗi lần bè đưa được 500 tên. Bè không có nhiều, lại phải quay về đón số mới. Hết lớp này đến lớp khác, quân Tống đỗ sang bờ Nam Như Nguyệt rồi xông lên phá bãi chướng ngại ven sông. Chúng chặt đốt những hàng rào bằng tre. Nhưng rào dày mấy tầng quân ta trặn chiến lũy lại đánh xuống dữ dội. Lớp trước bị tiêu diệt, lớp sang cứu viện cũng bị đánh tan. Học giả họ Trình nhà Tống đã mô tả như sau: ''Dùng bè chở 500 quân vượt sông vừa chặt vừa đốt mấy lần trại rào bằng tre không được. Đem bè không về chở cứu binh bị giặc (chỉ quân Lý Thường Kiệt - TG) bắt giết. Thế là quân ta không được cứu, kẻ trốn, kẻ chết, không thành công được''.

                            Hai lần vượt sông hai lần thất bại thảm hại, vì thế nên tuy còn trong tay gần nguyên vẹn số quân 10 vạn, số phu 20 vạn mà Quách Quỳ không dám nghĩ đến tiến công nữa. Quách Quỳ quyết định, dứt khoát phải chờ thủy binh và buồn rầu ra lệnh "Ai bàn đánh sẽ chém".

                            Chủ lực của địch là bộ binh và kị binh đã không thể liên hệ được với thủy binh và bị chặn đứng lại trước chiến tuyến sông Như Nguyệt. Quân địch tuy chiếm được khu Đông Bắc và bắc ngạn sông Cầu nhưng đã mất thế chủ động tiến công và bị hãm trong một địa bàn rất bất lợi. Đó là vùng thượng du và trung du, dân cư thưa thớt, quân Tống không thể vơ vét cướp bóc được. Lương ăn của đạo quân xâm lược hoàn toàn trông chờ vào việc vận chuyển tiếp tế bằng đường bộ của dân phu.

                            Quân dân ta vòng sau lưng địch lại phát triển các hoạt động du kích quấy rối liên tục. Những đoàn phu vận chuyển lương thực luôn bị chặn đánh. Những đội quân thượng du của ta cùng với dân chúng các tộc người thiểu số len lỏi trong rừng sâu, núi cao thường bất ngờ tiến ra đánh tỉa. Hoạt động mạnh nhất là đạo quân của phò mã Thân Cảnh Phúc ở vùng động Giáp. Sách Đại việt sử kí dẫn một đoạn trong sách Quế Hải chí như sau: ''Viên tri châu quan lang là phò mã bị thua, bèn trốn vào trong bụi cỏ, thấy quân Tống đi lẻ loi thì giết chết hoặc bắt về... Người ta cho là một vị thiên thần''. Quân Tống rất hoang mang lo sợ.

                            Hai tháng đã trôi qua quân Tống ngày càng bị tiêu hao về số lượng và đặc biệt nghiêm trọng, là quân Tống không thể vơ vét cướp bóc của cải được. Lương ăn của đạo quân xâm lược hoàn toàn trông chờ vào việc vận chuyển tiếp tế bằng đường bộ của dân phu. Viên quan chuyển vận sứ Lý Bình Nhất đã tính phải có 40 vạn phu, nhưng nhà Tống chỉ điều được 20 vạn. Do đó một số vũ khí và tên sắt của quân lính đã phải bỏ lại, lương thực không mang được nhiều.

                            Quân Tống tuy thế suy lực giảm nhưng vẫn còn một số lượng khá đông. Chúng vẫn đóng trên một trận tuyến dài khoảng 30 kilômét ở bờ Bắc sông Như Nguyệt. Từ lúc chuyển sang thế tạm thời cố thủ, chúng không dám tiến công ta dù bị khiêu khích, nhưng lại có âm mưu nhử quân ta sang bờ Bắc để tiêu diệt. Chúng đã bàn tính: "Nhử người tới đất mình lợi hơn mình tới đất người. Vậy nên ''giả cách không phòng bị, chúng nó (chỉ quân ta -TG) ắt tới đánh.

                            Trong điều kiện quân địch còn đông và lo phòng thủ như vậy nên ta không thể mở một cuộc tổng tiến công bao vây tiêu diệt toàn bộ quân địch. Lý Thường Kiệt chủ trương mở nhiều cuộc công kích để vừa có thể chia sẻ lực lượng vừa tiêu diệt được nhiều địch. Hai đối tượng chính mà Lý Thường Kiệt tập trung lực lượng đánh vào là khối quân của Quách Quỳ và Triệu Tiết.

                            Lý Thường Kiệt cử hai hoàng tử Hoẵng Chân và Chiêu Văn đem 400 chiến thuyền chở hai vạn quân từ Vạn Xuân ngược sông Như Nguyệt mở một cuộc tiến công vào doanh trại Quách Quỳ. Sử nhà Tống đã mô tả: "Vài vạn quân quát tháo, chửi mắng đến đánh”.

                            Cuộc tiến công của thủy quân ta đã gây cho địch nhiều thiệt hại. Nhưng quân ta cũng bị tổn thất, Hai hoàng tử Hương Chân, Chiêu Văn và mấy nghìn quân đã hi sinh. Cuộc tiến công chính diện này không chỉ nhằm tiêu diệt sinh lực địch mà còn nhằm thu hút lực lượng và tập trung sự chú ý của các khối quân địch vào đây. Việc đó tạo nên thời cơ cho mũi tiến công khác, mũi tiến công chủ yếu của Lý Thường Kiệt, bất ngờ tập kích vào chỗ sơ hở của địch để giành thắng lợi quyết định.

                            Trong lúc chính tướng Quách Quỳ mải lo đối phó với sự tiến công mạnh của thủy binh ta, Triệu Tiết và các tướng phụ trách các doanh trại khác cũng chăm chú theo dõi diễn biến chiến sự ở đó, thì gần như đồng thời, Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy đại quân ban đêm vượt bến đò Như Nguyệt, đánh úp doanh trại phó tướng Triệu Tiết ở xã Mai Đình đối diện với bến đò Như Nguyệt.
                            Khi đại bản doanh của Quách Quỳ bị tiến công ồ ạt, toàn bộ quân Tống ở các nơi và bản thân Triệu Tiết đang dồn sự chú ý vào mặt trận phía Quách Quỳ. Quân trở tay không kịp, bị đại bại, quân số bị tiêu diệt đến năm sáu phần mười. Sách Đại Việt sử lược đời Trần chép: ''Lý Thường Kiệt biết quân Tống sức lực đã khốn, đang đêm vượt sông tập kích, đại phá được quân Tống, mười phần chết đến năm, sáu".

                            Sử sách ghi chép quá sơ sài về diễn biến của trận tập kích này. Đại Việt sử kí toàn thư ghi "Một đêm quân sĩ (của ta), chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng:

                            Nam
                            quốc sơn hà Nam đế cư
                            Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
                            Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
                            Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

                            Đây chính là bài thơ thần kích động tinh thần yêu nước thành sức mạnh chiến đấu trực tiếp diệt thù. Nhân dân địa phương vẫn truyền tụng nhiều chi tiết và chỉ rõ những di tích ghi lại chiến công oanh liệt này, khu vực doanh trại địch biến thành bãi chiến trường. Hàng vạn xác giặc nằm ngổn ngang khắp cánh đồng, gò đất. Nhân dân địa phương gọi là cánh đồng xác, gò xác.

                            Thất bại này của quân Tống thật quá nặng nề. Chỉ một đêm, toàn bộ doanh trại gồm 3,4 vạn quân bị đánh tan tành, binh sĩ thương vong gần hết. Thắng lợi của trận tập kích xuất phát từ bến Như Nguyệt này cộng với những thiệt hại mà ta gây cho địch ở khối quân Quách Qùy làm cho thế phòng ngự của quân Tống ở bờ Bắc bị rung chuyển hoàn toàn. Chiến thắng Như Nguyệt lần thứ hai này vào cuối mùa xuân năm 1077. Đó là chiến thắng của trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa kết thúc chiến tranh. Qua lời than vãn của tướng địch ở trên cho thấy quân Tống đã ở vào cảnh thế cùng lực kiệt. Nếu còn đóng quân thì rõ ràng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, Nhưng rút lui thì mất thể diện của thiên triều''. Biết rõ ý chí xâm lược của giặc đã bị đè bẹp, Lý Thường Kiệt liền chủ động đưa đề nghị ''giảng hòa'', thực chất là mở một lối thoát cho quân Tống. Đó là chủ trương kết thúc chiến tranh mềm dẻo của Lý Thường Kiệt: ''dùng biện sĩ bàn hòa, không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu.

                            Ngay lập tức, vào tháng 3 năm 1077, quân Tống rút lui trong cảnh hỗn loạn. Quách Qùy sợ quân ta tập kích nên bí mật cho binh sĩ rút lui vào ban đêm. Tống sử đã ghi lại cảnh tượng đó như sau: ''Qùy muốn rút quân về, sợ giặc tập kích, bèn bắt quân lính khởi hành ban đêm, hàng ngũ không được chỉnh tề, tình hình hỗn loạn giẫm xéo lên nhau. Quân Tống rút đến đâu, Lý Thường Kiệt cho quân theo sát lấy lại đất đai đến đấy. Quân ta nhanh chóng thu hồi các Châu Môn, Quang Lang, Tô Mậu, Tư Lang. Riêng châu Quảng Nguyên (Cao Bằng) là miền đất có nhiều tài nguyên, nhất là mỏ vàng, nên nhà Tống có âm mưu chiếm đóng lâu dài. Nhưng rồi bằng những biện pháp đấu tranh kiên quyết, nhà Lý cũng lấy lại được vào năm 1079. Từ trận đột kích Ung Châu đến trận tập kích Như Nguyệt (Mai Thượng) 30 vạn lính và phu của nhà Tống bị tiêu diệt. Trong lần xuất chinh 1076 - 1077 thì mười vạn quân ra đi, khi về còn lại hơn hai vạn (23.400). Tám vạn trong số hai mươi vạn phu đã bỏ mạng.
                            Toàn bộ chi phí chiến tranh được người nhà Tống tính ra là 5.100.000 lạng vàng.

                            (Nguồn: Trương Hữu Quýnh (cb - 1998) - Đại cương lịch sử Việt Nam, t1. Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr 150 - 164)
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.05.2008 22:50:19 bởi ngocdiep87 >
                            #14
                              venus4t.vns_hnu 09.05.2008 15:27:06 (permalink)
                              Uhm! Chắc giờ mọi người chẳng ai thích tìm hiểu về lịch sử nữa rồi! Mọi người mải mê gì vậy??? Ai vô thì bổ sung cho mình vài bài xem nào!
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 6 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 76 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9