HÃY TRAO ĐỔI VỚI MÌNH VỀ LỊCH SỬ DÂN TỘC ĐI CÁC BẠN!
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 6 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 76 bài trong đề mục
venus4t.vns_hnu 26.06.2008 00:08:30 (permalink)
THỜ CÚNG TỔ TIÊN TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH VIỆT
Nguyễn Kiến Giang.

Thờ cúng tổ tiên đối với người Việt là đạo lý (morale) hay tín ngưỡng (croyance)? Câu hỏi ấy thật không dễ để trả lời. Có lẽ đối với người Việt cổ, đó vừa là cái này vừa là cái kia. Nhưng đối với đại đa số cư dân người Việt hiện nay, có lẽ đạo lý là yếu tố hàng đầu, nhưng trong nhiều trường hợp, tín ngưỡng cũng là một yếu tố không thể coi nhẹ.



1. Người Việt chưa bao giờ từ bỏ thờ cúng tổ tiên.
        Vì những lý do nào đó, trong một số thời điểm, việc thờ cúng này có lúc bị sao lãng đi, nhưng mỗi khi người ta “chợt tỉnh” ra thì nó lại sống dậy với  một sức mạnh khó kìm chế được.
        Khi tìm hiểu vấn đề thờ cúng tổ tiên ở các vùng xung quanh Việt Nam, chúng tôi nhận thấy sự thờ cúng này chỉ có ở một số nơi: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản … nhưng với những “nguyên lý” khác nhau, những cách kết hợp khác nhau. Đáng chú ý là đạo Bà la môn (Brahmanisme) và Ấn Độ giáo dân gian (Hindouisme Populaire) có những tục thờ cúng tổ tiên có thể coi phần nào giống với sự thờ cúng tổ tiên của người Việt, tuy không giống hẳn. Ở đại Bà la môn, người ta thờ cúng tổ tiên cốt để người chết lên trời, trở thành bất tử. Người chết đứng trước hai khả năng: hoặc là lên trời với mặt trời để sống trên đó, hoặc là lên mặt trăng để rồi trở về trái đất.
        Ở Ấn Độ giáo dân gian, tục thờ cúng tổ tiên được đẩy xa hơn. Một tín đồ Ấn Độ giáo bao giờ cũng nghĩ rằng mình sẽ lên trời chứ không phải xuống địa ngục. Khi chết đi, sẽ có một sự phán xét của Yama, người chết phải được con cháu nuôi dưỡng và thờ cúng thì mới qua khỏi sự phán xét này. Những nghi lễ có liên quan với người chết, đó là những nghi lễ quan trọng của tôn giáo nông dân. Thờ cúng để người chết được lên sống trên trời – đó là nguyên lý thờ cúng tổ tiên ở các tôn giáo Ấn Độ này.
        Ở Nhật Bản, cũng có tục thờ cúng tổ tiên, được gọi là Senzo, mà theo nhận xét của nhà tộc người Jacques Lemoine, đó là “sợi dây bền vững nối liền một xã hội bị giằng xé giữa sự tôn trọng quá khứ với xu hướng hiện đại chủ nghĩa” (Ethnologie régionale, t II, 978). Nhưng, theo nhà nghiên cứu uy tín về lịch sử văn hoá Nhật Bản G.B. Samson, thì sự thờ cúng tổ tiên ở đây có “động lực là sự tán thưởng chứ không phải sự sợ sệt, không thể coi là một thứ vật linh luận …”.
        Sự thờ cúng tổ tiên ở Nhật Bản không bắt nguồn từ Thần đạo, một tín ngưỡng bản địa cổ xưa, mà là du nhập từ Trung Quốc. Bàn thờ tổ tiên của người Nhật không đặt ở gian phòng chính trong nhà, mà thường đặt ở một góc phòng ngủ. Nghĩa là, ở Nhật, nếu thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng nào đó, thì nó cũng không đóng vai trò nổi bật lắm, bên cạnh Thần đạo và Phật giáo.
Như vậy, có lẽ chỉ có ở Trung Quốc và Việt Nam, thờ cúng tổ tiên mơớ được đặt vào vị trí quan trọng nhất, vai trò trung tâm của đời sống tinh thần của đại đa số dân cư. Vậy thì, có lẽ nên đi tìm nguồn gốc thờ cúng tổ tiên của ta ở Trung Quốc chăng?
        Đem đối chiếu những tài liệu mô tả tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam với những tài liệu mô tả tục thờ cúng này ở Trung Quốc, ta không khỏi kinh ngạc thấy rằng gần như tất cả các nghi thức thờ cúng ở hai nước giống nhau đến nhiều chi tiết. Bằng những tài liệu khảo sát về tộc người học và phong tục học, có thể kết luận khá chắc chắn rằng: sự thờ cúng tổ tiên ở người Việt về cơ bản là bắt nguồn từ sự thờ cúng tổ tiên ở người Hán. Kết luận như vậy, không có gì là tự ti dân tộc. Ở bên cạnh một tộc người lớn mang một nền văn minh rất sớm – và cũng thuộc loại cao nhất hồi đó - lại chịu sự thống trị của các triều đại phương Bắc trong khoảng một ngàn năm, người Việt chịu ảnh hưởng của các học thuyết, các tín ngưỡng của người Hán, có gì là lạ? Vấn để chỉ là ở chỗ: người Việt đã “bản địa hoá” được những thứ du nhập ấy thành của mình, theo những nhu cầu và trình độ của mình, “biến của người thành của mình”, có lợi cho sự tồn tại và phát triển của mình. Mà chính sự dung nạp, tiếp nhận một cách uyển chuyển và không đánh mất bản sắc riêng của mình ấy là một trong những đặc trưng, một thế mạnh, một ưu điểm của văn hoá Việt Nam nói chung, ngày xưa đã là thế và ngày nay cũng là thế.
        Sự thờ cúng tổ tiên lúc đầu phải chăng được cử hành trong người Hán, rồi lan dần ra người Việt và đến một thời điểm nào đó, trở thành một phong tục phổ biến trong người Việt? Đó cũng là một giả thuyết để tiếp tục nghiên cứu. Nhưng chắc chắn là nó dần dần được “thể chế hoá” để đến vài thế kỷ sau đó được qui định cả về mặt luật pháp. Trong Quốc triều hình luật được soạn thảo và ban hành thời Lê Thánh Tông (nửa đầu thế kỷ XV), có những qui định rất chặt chẽ về luật hương hoả (phần ruộng đất truyền từ đời này sang đời khác, dành để thờ cúng tổ tiên). Chẳng hạn, điều 399 nói tới việc con cháu phải thờ cúng năm đời, và quá năm đời ấy thì con cháu không thờ cúng. Ruộng hương hoả rất được coi trọng, và cấm đem ra phân chia trái phép. Những qui định này có tính chất bắt buộc đối với “các quan đại thần cùng các quan viên cho đến thường dân” (1).
        Không nghi ngờ gì nữa, sự thờ cúng tổ tiên từ chỗ được du nhập từ bên ngoài đã dần dần thành một tập tục lớn, không thể  thiếu, trong đời sống tinh thần và văn hoá của người Việt. Nó đã trở thành một thứ “vô thức tập thể” nói theo thuật ngữ của K.G.Jung, ở người Việt.


2. Tổ tiên gia đình và tổ tiên cả nước.
        Ở người Việt, có một nét đặc thù về sự thờ cúng tổ tiên: tổ tiên gia đình và tổ tiên cả nước gắn chặt với nhau trong tưởng niệm và thờ cúng. Nói chung, các tộc người trên thế giới đều có ý thức về nguồn gốc của mình và dđ tìm những biểu tượng của nguồn gốc đó: từ những bộ lạc xa xưa tin rằng mình là con cháu một tôtem nào đó, đến những đân tộc coi mình có nguồn gốc từ những vị thần (như Nữ thần Mặt trời ở Nhật, chẳng hạn). Nhưng có lẽ ít có những người tưởng niệm và thờ cúng những tổ tiên đầu tiên của mình như tục thờ các vua Hùng ở người Việt. Các cuộc xâm lược của nước ngoài, nhất là một nghìn năm Bắc thuộc, luôn luôn đe doạ sự sống còn của tộc người Việt, khiến cho người Việt phải luôn khẳng định tính độc lập của mình, kể cả về nguồn gốc của mình. Ý thức về nguồn gốc riêng thể hiện bằng ý thức về những tổ tiên, dù cho những tổ tiên của mình có quan hệ với những tổ tiên của người khác đi nữa. Lĩnh Nam chích quái, một trong những sách đầu tiên ghi lại các chuyện dã sử dân gian, do những “bậc tài cao học rộng”  thời Trần soạn thảo (thế kỷ XIV) về đến đời nàh Lê thì được nhuận sắc (thế kỷ XV), có nói tới nguồn gốc người Việt trong Truyện họ Hồng Bàng. Về sau, các vua Hùng được coi là tổ tien của người Việt. Đền thờ vua Hùng ở Lâm Thao, trên núi Hy Cương, là đền thờ tổ của người Việt. Nhiều thế kỷ liền, hết thế hệ này đến thế hệ khác, năm nào người Việt cũng về đây dự lễ hội đền Hùng để tưởng nhớ và thờ cúng tổ tiên mình.
        Nhiều người hiện nay cứ tưởng rằng việc thờ cúng các vua Hùng là từ ngàn xưa để lại. Sự thật không hoàn toàn thế. Ý thức về tổ tiên của người Việt thật ra phải trải qua một thời gian rất dài mới được “cố định” chính thức bằng việc thờ cúng các vua Hùng từ cuối thế kỷ XV, dưới triều Lê Thánh Tông.
        Cho đến năm 1286, khi vua Trần phong sắc các vị thần trân lãnh thổ Đại Việt, không thấy nói đến vua Hùng Vương. Nói cách khác, cho tới gần cuối thế kỷ XII, truyện tích Hùng Vương chưa nảy nở, hay ít ra chưa phát triển trên đất Việt. Những truyện tích về Hùng Vương nếu có, vẫn còn nằm trong dân gian mà chưa được “chính thống hoá”. Phải đến nửa sau thế kỷ XIV, các truyện tích Hùng Vương mới hội tụ trong sách vở như một hệ thống hoàn chỉnh, đủ cơ sở để đưa vào sử sách.
        Như vậy, một mặt, có thể khẳng dịnh rằng ký ức về tổ tiên của tộc người Việt đã tồn tại như “một ký ức tập thể cảu đan chúng đã lưu giữ hình ảnh về người cầm đầu một vùng đất nước trước thời ngoại thuộc” (2). Mặt khác, ký ức đó chỉ được “chính thống hoá” mãi về sau này, khi có nhu cầu tự khẳng định mạnh mẽ của một số quốc gia vững chắc. Trước đó, nhiều người còn nghĩ rằng Đại Việt chỉ là hạng “phiên thần” (Ngô Sỹ Liên) và, do đó không thể tế Giao. Nhưng Lê Thánh Tông từ lúc lên ngôi đã xác nhận quyền lực cảu mình bằng cách sử dụng quyền tế Giao như các vua Trung Quốc. Trong lễ tế Giao, việc thờ cúng những ông vua mở nước được đặt thành điều hệ trọng nhất. Thế là đến naă 1470, Lê Thánh Tông cho lập ngọc phả Hùng Vương, vị “thánh ngàn đời” của nước Việt. Hùng Vương từ ngôi vị “thần địa phương” trong ký ức dân gian được “nâng lên” thành tổ tiên chính thống của nước Việt.
        Trong ý thức của người Việt, thờ cúng tổ tiên cả nước – các vua Hùng – đã khắc sâu hàng trăm năm, nếu không nói là hàng nghìn năm, tạo thành một thế song hành với thờ cúng tổ tiên của từng gia tộc, từng gia đình, cái này nương tựa vào cái kia, gần như không tách rời nhau.
        Để cho đầy đủ hơn, xin nói thêm một điểm. Sự thờ cúng tổ tiên ở người Việt không chỉ biểu hiện ở hai cấp: nước và Nhà như vừa nói. Sự gắn bó cá nhân – gia đình – dòng họ - làng xã - đất nước là một nét cố hữu của đời sống tinh thần người Việt, và điều đó được thể hiện trước hết ở sự thờ cúng tổ tiên như một hệ thống nhiều cấp, nhiều khâu.


3. Thờ cúng tổ tiên - một đạo lý sống.
        Thờ cúng tổ tiên đối với người Việt là đạo lý (morale) hay tín ngưỡng (croyance)? Câu hỏi ấy thật không dễ trả lời! Có lẽ đối với người Việt cổ, đó  vừa là cái này vừa là cái kia. Nhưng đối với đại đa số cư dân người Việt hiện nay, có lẽ đạo lý là yếu tố hàng đầu, nhưng trong nhiều trường hợp, tín ngưỡng cũng có một số yếu tố không thể coi nhẹ.
        Tưởng nhớ tổ tiên, nhất là những người thân thích ruột thịt mới qua đời, chắc chắn không phải là đặc quyền của người Việt. Ở những tộc người khác, thuộc những nền văn minh khác nhau, tưởng nhớ tổ tiên là một nét văn hoá tâm lonh cố hữu sâu xa.
        Nhưng như đã nói ở trên, tưởng nhớ tổ tiên là tiền đề của thờ cúng tổ tiên, ý thức về sự truyền nối của dòng họ, gia tộc và gia đình thành đạt tới một trình độ đạo lý rất cao, thậm chí trở thành một đạo lý gốc của đời sống con người. Phan Kế Bính diễn đạt đạo lý ấy của người Việt rất ngắn gọn, nhưng cũng thật thấu triệt “Xét các tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản, cũng là một việc nghĩa vụ của con người” (Việt Nam phong tục).
        Đó là thứ đoạ lý được đặt lên rất rõ ràng “Hiếu giả sở dĩ quân dã” (Lòng hiếu đem về thờ vua”, như một bài mẫu chế nghĩa dùng đề bài dưới triều Nguyễn (thế kỷ XIX). Với đạo lý này, trung hiếu hợp lại làm một, con thờ cha cũng như tôi thờ vua, “yêu thương cha mẹ cũng tức là để yêu vua”, “kính cha mẹ cũng tức là kính vua”, “cho nên đạo hiếu của quân tử dạy được người nhà, cũng có thể dạy được cả nước”.
        “Uống nước nhớ nguồn”¸”Chim có tổ, người có tông” … những tục ngữ ấy nói lên ý thức – và tiềm thức – dân gian hết sức bền vững, để rồi cơ sở đó, đạo hiếu được nâng lên thành “lý thuyết” như đã nói. Với sự thờ cúng tổ tiên, đạo hiếu không chỉ dừng lại ở “lý thuyết” mà còn trở thành những nghi thức, những tập tục, những khuân mẫu truyền từ đời này sang đời khác thành một thứ gien văn hoá tinh thần.
        Điều chúng tôi đặc biệt chú trọng là: với thờ cúng tổ tiên, đạo hiếu ở người Việt được “cố định” ở một chiều sâu tiềm thức không phai nhạt. Ở người Việt, sự khẳng định con người cá nhân không hề đoạn tuyệt với “dòng giống”, dù là trên phạm vi cả dân tộc hay ở phạm vi từng gia đình. Trong khi hướng tới tương lai, người Việt không hề cắt đứt với quá khứ. Ký ức lịch sử, ký ức gia đình càng sâu, thì sự khẳng định con người cá nhân càng sâu.  Chỉ xét riêng về mặt đạo lý thôi, cũng có thể thấy được sự thờ cúng tổ tiên của người Việt là một cái gì máu thịt, cho dù những môi trường xã hội có thay đổi thế nào đi chăng nữa.
        Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, rủi ro, vui mừng khi con cháu gặp may, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách (mà không trừng phạt) con cháu khi làm điều ác… Nhà sử học Pháp Edouard Chavannes nói tới “những liên hệ huyền bí và mạnh mẽ” gắn người sống với người chết trong sự thờ cúng của tổ tiên (ở Trung Quốc, và cũng áp dụng cho cả Việt Nam) rằng: “…người chết chỉ có thể yên ổn trong phần mộ của mình hay trên bàn thờ nếu con cháu dâng cúng lễ vật theo nghi thức; ngược lại, người sống chỉ vui sướng khi được bao bọc bởi những ảnh hưởng tốt lành cảu người chết đang che chở họ một cách bí ẩn” (3).
        Thờ cúng tổ tiên, vì thế, là một tín ngưỡng vừa tầm đối với tất cả mọi hạng người. Nói không đi tới cực đoan, cuồng tín. Ở đó, không có thiên đường và địa ngục, không có những âm thưởng siêu việt, cũng không có những trừng phạt ghê gớm. Thứ tín ngưỡng này bàng bạc trong tâm hồn con người, nhưng không phải vì thế mà không đủ độ sâu lắng. Người Việt dù đi đâu, ở đâu, vẫn hướng về nơi quê cha đất tổ, nơi có bàn thờ tổ tiên, nơi có mồ mả cha ông mình…


4. Tương lai của thờ cúng tổ tiên.
        Không phải vô cớ khi thờ cúng tổ tiên phục hồi và phát triển trong những năm gần đây. Có thể nhận định rằng sự quay về với thờ cúng tổ tiên chắc chắn không phải là một hiện tượng nhất thời. Người Việt hôm nay – ít ra là đại đa số - tìm thấy ở thờ cúng tổ tiên một điểm tựa tinh thần bền vững, “bất biến” trong những thay đổi, những biến động dữ dội xung quanh mình. Ở sự thờ cúng tổ tiên, con người đang tự khẳng định mình về mặt cá nhân, đang tìm kiếm lại “căn cước” của mình, hay nói theo cách nói quen thuộc, tìm kiếm lại “lý lịch” đích thực của riêng mình, một thứ ‘lý lịch” không dựa trên những tiêu chuẩn xã hội và giai cấp nào đó, mà là dựa vào “huyết thống”, vào “di truyền sinh học”  đồng thời cũng là “di truyền văn hoá” của mình. Đó là một thứ “lý lịch” làm người ta phong phú lên, đưa cuộc sống của người ta vào những chiều sâu có khi chưa biết. Chỉ đứng về mặt tâm lý để nhận xét, thờ cúng tổ tiên có cơ sở để tồn tại lâu dài, rất lâi dài trong tương lai.
        Hai yếu tố đạo lý và tín ngưỡng làm nền tảng cho sự thờ cúng tổ tiên đã và đang làm cho nó trở thành một nét sâu đậm nhất – trong đời sống tâm linh người Việt.
        Trên một bình diện khác, bình diện những xung đột văn hoá, hay những “đụng độ lớn về văn hoá” như tờ Christian Science Monitor mới nêu bật lên gần đây, sự thờ cúng tổ tiên ở nước Việt Nam rất có thể là một chỗ dựa để chống lại những làn sóng xâm nhập văn hoá ồ ạt từ bên ngoài đe doạ làm mấy bản sắc văn hoá dân tộc. Tất nhiên, chúng ta không nói tời những ảnh hưởng văn hoá lành mạnh, có lợi cho sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam như một trường hợp đáng chú ý nhất. Tác giả bài báo nhắc đến sự chống trả kịch liệt và có hiệu quả của các tay súng phòng không chống lại máy bay B52 năm xưa và lấy làm lo ngại khi thấy ngày nay những bộ phim được các vệ tinh phóng xuống được đem chiếu mà người Việt Nam không thể phản công được. Một cuộc cạnh tranh, đọ sức về văn hoá và về các giá trị đã mở ra như vậy đó.
        Ở trong nước, nhiều người cũng rất lo lắng về sự xói mòn bản sắc văn hoá dân tộc, khiến cho những giá trị lành mạnh triuền thống bị bạt đi trước những cơn lốc “thế giới hoá” ngày càng mãnh liệt.
        Lo lắng là đúng và cần thiết. Nhưng có thể tin rằng, bằng sự tồn tại của nền văn hoá dân tộc qua hàng nghìn năm, chúng ta có đủ sức chống đỡ những cơn lốc ấy… Thờ cúng tổ tiên đang phục hồi phải chăng là một phản ứng của văn hoá dân tộc đối với sự xâm nhập của văn hoá lai căng? Hồn thiêng tổ tiên mách bảo cho chúng ta như vậy chăng?



****************************************

(1) Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Viện sử học Việt Nam, Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, trang 146 – 148.
(2) Tạ Chí Đại Trường - Thần, Người và Đất Việt, Nxb Văn Nghệ, California, 1989.
(3) De L`expression des voeux dans l` art populairie chinois, trong Ethnologue régionale, t.II, Paris, 1978, trang 632.
Trích từ: Hội KHLSVN: Lịch sử, sự thật và sử học. Tạp chí Xưa và Nay và NXB Trẻ xuất bản, 1999, trang 253 – 260.

 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.06.2008 00:13:21 bởi ngocdiep87 >
#31
    venus4t.vns_hnu 29.06.2008 23:13:37 (permalink)
    HUỲNH THÚC KHÁNG VÀ NHỮNG "BƯỚC ĐI GẬP GHỀNH" VỚI SỬ HỌC



    “Nếu không có quyền nói tất cả những điều mình muốn nói, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói”. Đây là lời nhà báo Huỳnh Thúc Kháng đã nói trong hoàn cảnh đất nước bị mất vào tay thực dân Pháp.

    Từ những lời mộc mạc ấy, chí sĩ họ Huỳnh, người khai sinh ra tờ Tiếng Dân (1927-1943) đã xác tín lại những gì ông đã nói trong 16 năm làm báo bằng thái độ và hành động khi đối diện với bao nghịch cảnh và nhiễu nhương của đất nước. Vượt xa hơn những xác tín ấy, cụ Huỳnh còn thể hiện một con người rất Việt gồm đủ đức tính: nhân bản, dũng cảm và lòng hy sinh vô bờ bến đối với tha nhân. Từ đây hình ảnh của Huỳnh tiên sinh đã in đậm nét đến với mọi người, từ những bài viết xoáy sâu, chọc thủng tư duy kẻ thù. Dưới góc cạnh khác, những bài viết ấy còn kẻ rõ lối đi cho dân tộc, cầm tay nhau giơ cao ngọn cờ chính nghĩa.

    Quả thật 16 năm làm báo, 13 năm bị tù thực dân, cộng với suốt đời cụ Huỳnh đã có những bước đi gập ghềnh cùng lịch sử. Là một trí thức đất Quảng Nam, được liệt kê vào hàng “tứ hổ” của phần đất địa linh nhân kiệt. Hai lần đậu thủ khoa trong các kỳ thi hương và thi hội, nhưng không chịu làm quan chạy theo danh lợi. Cụ Huỳnh đã khẳng khái nói rằng: ”Cái sở học của ta để hiểu biết và phục vụ dân tộc, chứ không phải phục vụ quan trường. Vì chốn quan trường ngày nay chỉ là phường bát nháo, làm tay sai cho giặc”. Từ đó, cụ Huỳnh từ Trung vô Nam, rồi từ Nam ra Bắc, lặn lội gió sương để gặp gỡ các sĩ phu miền Nam và các nhân sĩ Bắc Hà tìm đường cứu nước.

    Trong tiến trình cách mạng của cụ Huỳnh, cụ đã khẳng khái tuyên chiến với thực dân Pháp rằng: “Tôi là nhà cách mạng công khai, tôi đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam một cách công khai. Vì đất nước Việt Nam có biên cương và lãnh thổ công khai trên bản đồ thế giới. Cho nên, tôi cũng công khai nói lên tiếng nói của người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do và tự chủ. Do đó, tôi thách đố mọi trừng phạt và hiểm nguy đến với cá nhân tôi”. Lời nói nghĩa khí và đanh thép trên diễn đàn Tiếng Dân như một thách thức đúng nghĩa với tên của nó. Chính vì thế cụ Huỳnh chẳng những chỉ hành xử cây bút để nói lên khát vọng, mà ngược lại cũng chính cây bút ấy đã lên án thực dân, đòi hỏi thực dân phải tôn trọng dân quyền. Mặt khác, ngòi bút Huỳnh Thúc Kháng được lớn lên từ áp bức của sự nghèo khó và sự bất công của xã hội. Cho nên, ông đã không ngần ngại lớn tiếng bênh vực những kẻ nghèo bị áp bức, và diễn đàn Tiếng Dân cũng đã không chùn bước trước sức mạnh Thực dân, sẵn sàng đứng trên lập trường dân tộc. Chính vì thế, cỗ xe Tiếng Dân đã chuyên chở hành trang dân tộc, tạo nên diễn đàn cưu mang những tấm lòng của những người con Việt nặng lòng với núi sông…

    Từ đây, trên chuyến xe Tiếng Dân, cụ Huỳnh đã bắt gặp những kẻ đồng hành mang nặng hành trang như cụ Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Phan Thành Tài, Phan Thanh, Trần Cao Vân và sau cùng nhưng không chấm hết đó là nhà báo Ngô Tất Tố, người bước theo dấu chân của cụ Huỳnh đã có những bài viết nói lên lập trường dân tộc cùng chính nghĩa của đấu tranh. Cũng trên tinh thần ấy, là người viết báo hay làm báo hậu sinh, chúng ta noi gương cụ Huỳnh, cùng bước theo những tư duy, lập luận ấy để thể hiện chức năng của người cầm bút trên tinh thần độc lập, không bị chi phối hay ảnh hưởng bởi thế lực nào.

    Năm nay, kỷ niệm 60 năm nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng đã đi về miền miên viễn, chúng ta ôn lại quãng đời khi còn sống, cụ đã sống đúng nghĩa của một con người biết định vị chính xác giữa tri thức và hành thức, con người Việt Nam yêu nước nồng nàn bằng cả trái tim lẫn lí trí. Giờ đây trên núi đồi Thiên Ấn, nhìn xuống dòng sông Trà Khúc, nơi cụ đã yên nghỉ, chúng ta tin rằng linh hồn ấy vô cùng thanh thản vì mộng ước đã thành, đất nước giờ đây đã quy về một cõi, không có lằn ranh vĩ tuyến, thực dân Pháp và các thế lực ngoại bang không còn nữa, giá trị dân tộc đã được phục hồi và nhân phẩm con người đã được tôn vinh.

    Như thường lệ hàng năm, những người làm báo hậu sinh thế hệ tôi, lại viết những dòng chữ này như những nén hương đốt lên, gửi về núi đồi Thiên Ấn trên quê hương xứ Quảng, tưởng nhớ đến công đức của cụ Huỳnh Thúc Kháng, một nhà yêu nước vĩ đại, một chí sĩ luôn luôn quên mình vì người khác. Cụ chính là con đường, lẽ sống và ánh sáng để hậu sinh noi theo. Vâng! Huỳnh Thúc Kháng chính là tài sản của người Việt Nam chúng ta vậy. Hãnh diện thay!

    BTK-Theo Quê Hương
    Sưu  tầm từ:
    http://www.dangcongsan.vn/tiengviet/vndncn/details.asp?topic=32&subtopic=227&leader_topic=527&id=BT2760757682
     
    #32
      venus4t.vns_hnu 20.07.2008 21:59:47 (permalink)
      NGUYỄN ĐỨC CẢNH - CON NGƯỜI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM


      Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2-2-1908, tại một miền quê vùng biển Thái Bình, trong một gia đình nhà nho nghèo. Thân phụ là Nguyễn Đức Tiết, đỗ cử nhân năm 1888 (Khoa Mậu Tý). Tuy đỗ đạt cao thời bấy giờ, nhưng ông Nguyễn Đức Tiết từ chối nơi quan trường, làm nghề dạy học tại quê nhà, làng Diêm Điền, tổng Hộ Đội, huyện Thuỵ Anh (nay là làng Diêm Điền, xã Thuỵ Hà, huyện Thái Thuỵ), tỉnh Thái Bình. Nhân dân trong vùng cảm phục tài, đức của Ông, đã tin tưởng gửi con em mình đến nhờ Ông dạy bảo. Ông đã có công nuôi dạy Nguyễn Đức Cảnh học hành.
      Năm 1923, Nguyễn Đức Cảnh xin vào Trường Thành chung Nam Định. Cùng học một khoá ở Trường Thành chung Nam Định có Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) và nhiều người khác, mà sau đó, họ đã trở thành những nhà yêu nước và cách mạng.
      Hồi bấy giờ, ai được vào học trường thành chung là vinh dự lắm, phải là con những nhà trí thức hoặc quan lại. Bởi vì, cả xứ Bắc Kỳ lúc ấy chỉ có 4 trường thành chung. Mỗi trường thành chung chỉ có một số ít học sinh được tuyển lựa chặt chẽ. Học Trường Thành chung Nam Định, trình độ văn hoá của Nguyễn Đức Cảnh rõ ràng được nâng lên rất nhiều so với khi còn học tại trường làng. Môn tiếng Pháp được xếp vào môn học chính, cho nên Nguyễn Đức Cảnh càng có cơ hội đọc những sách, báo tiến bộ viết bằng tiếng Pháp, trong đó có các tác phẩm của Môngtexkiơ và J.J. Rútxô. Lúc này, Nguyễn Đức Cảnh cũng đã biết tới cuộc Cách mạng tư sản Pháp hồi cuối thế kỷ XVIII (1789-1794). Học sinh Trường Thành chung Nam Định lúc ấy còn được bí mật đọc báo "Người cùng khổ" (Le Paria) từ Pháp chuyển qua Việt Nam, với những bài viết nổi tiếng của Nguyễn ái Quốc. Ngoài ra, Nguyễn Đức Cảnh còn được đọc một số bài viết của các nhà yêu nước có tên tuổi như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, trong đó có bức thư của cụ Phan Chu Trinh viết năm 1906, gửi Chính phủ Đông Pháp1. Trình độ văn hoá được nâng cao đã làm cho Nguyễn Đức Cảnh hiểu biết ngày càng sâu rộng về thời cuộc.
      Nguyễn Đức Cảnh ra đời trong lúc phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân ta đã diễn ra sôi nổi ở nhiều nơi, như cuộc đấu tranh của công nhân cảng Hải Phòng diễn ra năm 1902, cuộc đấu tranh của công nhân Hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương và châu Phi (L'U.C.I) nhất loạt bãi công đấu tranh chống việc khám xét thô bỉ của Hãng, bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi của người lao động,… Tất cả những cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX là những dấu hiệu đầu tiên để nói rằng khả năng vươn tới tương lai của một giai cấp tiên tiến trong xã hội Việt Nam là điều bắt đầu trở thành hiện thực.
      Vào những năm 1923, 1924, vấn đề "hồn nước" đã được học sinh Trường Thành chung Nam Định đặt ra và bàn luận sôi nổi. Nhiều bài văn, bài thơ của học sinh Trường Thành chung Nam Định sáng tác nói về hồn non nước và đức hy sinh của nam nhi để cứu nước non nhà.
      Nguyễn Đức Cảnh và những bạn bè của Anh rất thông cảm với những đau khổ của nhân dân mình trước cảnh nước mất, nhà tan. Nhưng làm gì để cứu nhân dân mình ra khỏi cảnh "nước mất, nhà tan", thì Nguyễn Đức Cảnh chưa nhận thức được trong những ngày học tại Trường Thành chung Nam Định.
      Trong những ngày sống và học tập tại Thành phố Nam Định, Nguyễn Đức Cảnh có dịp tìm hiểu về công nhân thành phố dệt nổi tiếng khắp Đông Dương. Nhờ đi sâu tìm hiểu công nhân và phong trào công nhân, Nguyễn Đức Cảnh có dịp cọ sát với thực tế đời sống thợ thuyền. Đây chính là cơ sở quan trọng để sau đó Nguyễn Đức Cảnh nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn.
      Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Nam Định nổi lên là một thành phố công nghiệp với Nhà máy Sợi, Nhà máy Tơ, Nhà máy Điện, Nhà máy Rượu, Nhà máy Chai,... Trong một bản báo cáo gửi về Pháp, nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương lý giải rằng, sở dĩ họ ưu tiên phát triển công nghiệp tại Nam Định, vì Nam Định sẵn có nguồn nhân công đang chờ việc làm. "Họ có thể sẵn sàng làm với đồng lương rẻ mạt". Điều kiện đó thúc đẩy các nhà tư bản Pháp đổ xô vào đất Thành Nam" để xây dựng các nhà máy. Tại Nhà máy Sợi Nam Định, với gần 15 nghìn công nhân làm việc suốt 3 ca liên tục trong 24 giờ, hằng năm, nhà tư bản đã rút của công nhân biết bao mồ hôi, nước mắt và cả máu. Chính bởi bị bóc lột tàn nhẫn mà đội ngũ công nhân Nam Định sớm vùng lên tranh đấu. Mục tiêu đấu tranh của họ là đòi tăng lương, giảm giờ làm. Từ năm 1924 đến năm 1926 (thời gian Nguyễn Đức Cảnh học Trường Thành chung), tại Nam Định đã nổ ra 6 cuộc bãi công của công nhân Nhà máy Sợi, Nhà máy Tơ, Nhà máy Điện, Nhà máy Rượu.
      Nguyễn Đức Cảnh đã sống trong không khí sôi nổi của những cuộc đấu tranh đó. Những sự kiện này thực sự tác động đến tư tưởng, tình cảm của Anh. Bước đầu Anh đã nhận ra nỗi khổ sở của người lao động làm thuê, nhận ra cái chế độ bất công, thối nát của xã hội đương thời và bắt đầu mong muốn có mối quan hệ với công nhân. Anh đã tìm đến các xóm thợ ở các khu Mỹ Trọng, Năng Tĩnh để tìm hiểu tình cảnh của công nhân. Anh sẵn sàng giúp đỡ công nhân khi họ có yêu cầu, như dạy con cái họ học tập, viết giúp cái đơn kiện kẻ ức hiếp,… Trước cảnh đói nghèo, gieo neo của họ, Anh thấy lòng mình tái tê. Nếu như trước đó, Anh tìm thấy cái nghèo, cái đói của người nông dân một sương hai nắng ở nơi quê nhà, thì nay, Anh lại tìm thấy cái nghèo đói cơ cực của những người thợ khố rách, áo ôm. Cái nghèo khổ ấy hiện ra trước mắt Anh tới mức khủng khiếp. Còn đối với người thợ, sự xuất hiện của Anh ở nơi họ sống, làm họ bàn tán xôn xao và vô cùng cảm phục. Bởi vì, hồi ấy, những "cậu ấm", "cậu tú" thường đi trên đường cái quan, chứ bao giờ lại chịu chui vào những "căn nhà ổ chuột". Nguyễn Đức Cảnh tuy không phải là những "cậu ấm", "cậu tú", nhưng là người có học thức, thư sinh, mà lại tìm đến xóm thợ là một biểu hiện của lòng dũng cảm và sự thông cảm sâu sắc của Anh với những người mà Anh suốt đời gắn bó. Điều lớn nhất đối với Anh là trong những ngày thâm nhập xóm thợ, Anh đã nhận thấy sức mạnh của thợ thuyền qua những lần họ dám đứng lên đấu tranh với bọn chủ nhà máy, mặc dù nhận thức này của Anh lúc đó vẫn còn là cảm tính.
      Qua những tài liệu mà chúng ta sưu tầm được đã chứng minh Nguyễn Đức Cảnh suy nghĩ, trăn trở rất nhiều về những người thợ mà Anh được tiếp xúc. Hằng ngày, mỗi lần đứng nhìn những người thợ lam lũ ra về sau một ngày làm việc căng thẳng, Anh càng thấy thương yêu họ. Tình yêu giai cấp nồng nàn ấy nảy sinh ý nghĩ táo bạo là Anh đã đề xuất lập hội tương trợ thợ thuyền nhằm giúp nhau trong cơn hoạn nạn và cùng nhau tranh đấu. Chính Anh đã bí mật đứng ra tổ chức thành công một số cuộc đấu tranh của công nhân Nam Định.
      Nguyễn Đức Cảnh rời khỏi Trường Thành chung Nam Định vào năm 1926. Chấm dứt cuộc đời học sinh, Anh bắt đầu đi vào con đường người thợ, con đường đấu tranh cách mạng.
      Cuối năm 1926, Nguyễn Đức Cảnh rời Thái Bình, Nam Định để lên Hà Nội. Từ đây, Anh chính thức bắt đầu sống cuộc đời công nhân. Tại Hà Nội, Anh được một người quen biết giới thiệu, đến làm việc tại hiệu ảnh Hưng Ký ở phố Hàng Trống. Sau một thời gian ngắn làm thợ ảnh, Anh xìn đi dạy học tại Trường Công ích ở phố Bạch Mai.
      Thời gian ở Hà Nội, Nguyễn Đức Cảnh tìm đến Nam đồng Thư xã và xin gia nhập tổ chức này. Nam đồng Thư xã thành lập năm 1926. Thực chất đây là một quán sách nhỏ do một nhóm thanh niên yêu nước như Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu,… đứng ra tổ chức. Trụ sở đặt tại phố Ngũ Xã. Nam đồng Thư xã là một trong mấy thư xã tiến bộ, yêu nước Việt Nam hồi ấy. Nam đồng Thư xã đã tổ chức viết, dịch và phát hành các sách tuyên truyền cho chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên và chủ nghĩa dân tộc cách mạng.
      Nhờ hoạt động của Nam đồng Thư xã, Nguyễn Đức Cảnh hiểu được thêm những tư tưởng của Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn), Găngđi, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh (Phan Chu Trinh) và chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân.
      Vì có quan hệ in ấn sách báo cho nhóm Nam đồng Thư xã , Nguyễn Đức Cảnh bắt đầu làm quen với một số xưởng in của Hà Nội, trong đó có Xưởng in Lê Văn Tân.
      Muốn trở thành người công nhân. Đó là ước mơ của Nguyễn Đức Cảnh ngay từ hồi Anh còn học ở Trường Thành chung Nam Định. Ra Hà Nội, được tiếp xúc với công nhân ngành in, Anh càng thấy giai cấp này rõ ràng đang có sức sống. Anh đề nghị với nhóm Nam đồng Thư xã giới thiệu Anh vào làm việc tại một xưởng in. Nhóm này đồng ý và giới thiệu Anh đến làm việc tại Xưởng in Lê Văn Tân.
      Xưởng in Lê Văn Tân hồi ấy ở phố Hàng Bông. Đây là một trong những xưởng in "có vai vế" ở Hà Nội. Thiết bị tuy chưa bằng Nhà in Viễn Đông, Nhà in Tôpanh cùng một số nhà in khác ra đời sau đó, nhưng uy quyền của nó lại không kém bất kỳ một xưởng in nào có vai vế ở Việt Nam hồi đó. Bởi vì, đây vốn là một xưởng in của một nhà tư sản Pháp, được chuyển nhượng, sang tên cho Mạc Đình Tứ, rồi Mạc Đình Tứ lại chuyển nhượng sang tên cho Lê Văn Tân. Từ đấy, Xưởng in được mở mang dần. Số lượng công nhân có lúc lên tới khoảng gần 300 người.
      Khi Nguyễn Đức Cảnh vào làm việc tại Xưởng in Lê Văn Tân, tại Việt Nam chưa có luật lệ quy định cho công nhân mỗi ngày phải làm việc mấy giờ. Mãi tới ngày 25-10-1927, nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương mới ra quy định về giờ làm việc của công nhân. Tuy nhiên, quy định ấy cũng chỉ có tính chất hình thức. Trong thực tế, các chủ xưởng cứ tuỳ tiện mà thi hành. Có chủ xưởng bắt công nhân làm việc tới 12, 13 giờ mỗi ngày và bắt công nhân làm việc cả ngày chủ nhật.
      Nguyễn Đức Cảnh vào làm việc tại Xưởng in Lê Văn Tân đã chứng kiến ngay cảnh bất công ấy.
      Công việc của Nguyễn Đức Cảnh trong Xưởng in thường là đẩy xe chở giấy, sách, rồi làm thợ phụ đứng máy in. Có lúc, Anh làm cả công việc của người ghi chép sổ sách thống kê. Mặc dù công việc có phần vất vả, nhưng Anh vẫn thấy say mê với nghề nghiệp, vì bên cạnh cái vất vả, thậm chí khổ nhục bởi những ngọn roi của bọn cai, xếp, thấy rõ tình cảnh giai cấp công nhân Việt Nam, sinh hoạt, đời sống của họ. Cũng qua tiếp xúc và sinh hoạt với công nhân, Anh thấy tình thương ấm áp của những người cùng hội, cùng thuyền. Một điều say mê nữa là Anh đã đọc được nhiều bản thảo còn nguyên mùi mực, nói về xã hội, cuộc sống, con người. Có lần Anh tâm sự với anh, chị em công nhân xưởng in rằng, chúng ta bán sức lao động cho chủ, chủ chỉ trả lại cho chúng ta khoảng 20% (quy ra tiền lương) giá trị sức lao động của chính chúng ta, còn lại, chủ hưởng 80% sức lao động của chúng ta bỏ vào sản xuất.
      Như vậy, kiến thức văn hoá; phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX; hoạt động thực tiễn trong phong trào công nhân là ba cơ sở quan trọng để Nguyễn Đức Cảnh trở thành nhà lý luận của Đảng và giai cấp công nhân Việt Nam.
      Nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp Nguyễn Đức Cảnh bị nhà cầm quyền Đông Pháp bắt tại làng Yên Dũng Hạ, nay là xã Hưng Thuỷ, sát thành phố Vinh, Nghệ An vào một đêm cuối tháng 4-1931, trong lúc Anh đang hoạt động tại Trung Kỳ. Khi bắt được Nguyễn Đức Cảnh, nhà cầm quyền Đông Pháp chưa biết cụ thể lai lịch của Anh, nhưng người mà họ bắt được trong "khu vực cộng sản" chắc hẳn "phải có vấn đề". Hơn thế nữa, trước đó, Sở Mật thám Bắc Kỳ đã thông báo cho Chánh mật thám Vinh biết, có một người cộng sản "rất nguy hiểm" mang bí danh Bé Con từ Bắc Kỳ vào hoạt động tại Trung Kỳ. Vì vậy, khi bắt được Nguyễn Đức Cảnh, chúng dự đoán đây chính là Bé Con. Những "cơn mưa" đòn tra tấn giáng xuống đầu Nguyễn Đức Cảnh, một người nặng 51 cân, càng đánh, Anh càng gan dạ, không hề hé răng khai báo một lời. Anh khinh bỉ những tên mật thám tây, ta đã đánh Anh những trận sống chết. Anh nhìn chúng bằng đôi mắt rực lửa căm thù. Chúng bất lực trước tinh thần bất khuất của Nguyễn Đức Cảnh. Tháng 5-1931, chúng đưa Anh về Hà Nội, giam tại Hoả Lò. Những đòn tra tấn Anh lại tiếp tục diễn ra, làm Anh bị gãy một ống xương chân, tay trái bị teo lại, gan phổi bị trọng thương. Ngày 16-11-1931, chúng đưa Nguyễn Đức Cảnh, Hồ Ngọc Lân1 và 99 người tù khác, trong đó có 86 người là đảng viên cộng sản, ra xử tại Hội đồng Đề hình. Nguyễn Đức Cảnh bị ghép vào "vụ Đông Dương Cộng sản Đảng", luận "tội" về Anh như sau: "Nguyễn Đức Cảnh tức Trọng Con can tội trong năm 1931 vào Đông Dương Cộng sản Đảng là một hội kín, mục đích cốt đánh đổ hoặc thay đổi Chính phủ Đông Dương hiện thời và xui dân dùng khí giới chống cự với các bậc cầm quyền"2. Nhưng nếu "chỉ ngần ấy tội" không đủ để khoác cho Anh cái án tử hình. Vì vậy, chúng gán cho Anh cái "trọng tội" thứ hai là có "dính líu đến một vụ án mạng". Trước toà án thực dân, Nguyễn Đức Cảnh bác bỏ tất cả những lời vu cáo trắng trợn của nhà cầm quyền Pháp. Khi chúng buộc tội cho Hồ Ngọc Lân gây ra vụ án mạng. Hồ Ngọc Lân không nhận. Chúng liền gọi Nguyễn Đức Cảnh lên đối chất. Nguyễn Đức Cảnh nhìn thẳng vào mặt quan toà, nói: "Ông Lân không phải là người gây ra vụ án mạng", rằng, "vụ ám sát ấy không phải do Đảng Cộng sản gây ra, còn thủ phạm trong vụ ám sát ấy không phải là Lân". Bất chấp những lời bào chữa của Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân, tối 18-11-1931, Hội đồng Đề hình tuyên bố xử Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân tử hình.
      Trong những ngày sống trong xà lim án chém, Nguyễn Đức Cảnh viết đơn chống án lên Tổng thống Cộng hoà Pháp (Đông Dương lúc này thuộc Pháp) nhằm kéo dài thời gian sống để tranh thủ viết tác phẩm nổi tiếng: "Công nhân vận động" ngay trong xà lim án chém. Trong bức điện số 1475-C, ngày 26-7-1932, do Nicôlai (Nicolais), phụ trách Văn phòng Toàn quyền Đông Dương, gửi Thống sứ Bắc Kỳ, viết: "Tôi xin báo để Ông biết, trong bức điện số 168, ngày 14-7-1932 của Tổng trưởng thuộc địa gửi Toàn quyền Đông Dương, báo rằng, Tổng thống Cộng hoà Pháp không chấp nhận đơn chống án tử hình của các ông Hồ Ngọc Lân và Nguyễn Đức Cảnh mà Hội đồng Đề hình đã xử ngày 17-11-1931. Vậy đề nghị Ông cứ theo đúng án của Hội đồng Đề hình xử ngày 17-11-1931 mà thi hành ngay. Bản án đã được thi hành vào lúc 5 giờ sáng chủ nhật, 31-7-1932, tại Nhà lao Hải Phòng, bằng hình thức chém đầu. Trước khi lên máy chém, cai ngục hỏi Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân có yêu cầu gì không? "Hồ Ngọc Lân đề nghị đưa ra máy chém thì đừng trói, còn Nguyễn Đức Cảnh, tức Trọng, không yêu cầu gì, chỉ ngồi hát". Đến 4 giờ sáng 31-7-1932, bọn thi hành án lúc nhúc kéo vào để lôi Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân đi chém. Báo Đông Pháp số ra chiều 31-7-1932 tường thuật: "Bấy giờ hai người đang ngồi hút thuốc lá". Trên đường đi đến nơi đặt máy chém, chúng để anh Cảnh đi trước, anh Lân đi sau, mỗi anh cách nhau một mét. Các anh đều bị trói. Bọn quan quân tây, ta đi kèm chung quanh. Lúc này, anh Lân lại hát liên tục. Còn anh Cảnh lặng im, chỉ mỉm cười, nét mặt hoàn toàn không có gì thay đổi.
      Hai chiến sĩ cộng sản hoạt động trong phong trào công nhân là Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân ngã xuống trong lúc phong trào cách mạng Việt Nam lúc này đang gặp gian nguy, các chiến sĩ cộng sản bị nhà cầm quyền thực dân khủng bố đẫm máu.
      Trước cái chết anh dũng phi thường của Nguyễn Đức Cảnh, người hoạt động không biết mệt mỏi trong phong trào công nhân và công hội đỏ, đã để lại sự kính phục sâu sắc trong lòng giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Tấm gương ấy muôn đời sáng mãi!
      Giác ngộ về sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân: bước chuyển biến có tính chất quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Đức Cảnh. Anh hoạt động sôi nổi trong phong trào công nhân, phấn đấu không mệt mỏi cho sự ra đời của Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ.
      Vào tháng 9-1927, Nguyễn Đức Cảnh cùng một số chiến hữu lên đường đi Quảng Châu để liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội), cũng là để được gặp Nguyễn ái Quốc, một người mà Nguyễn Đức Cảnh rất ngưỡng mộ, vì Anh đã đọc những bài viết của Người đăng báo "Người cùng khổ". Nhưng rất tiếc cho Nguyễn Đức Cảnh là khi đến Quảng Châu, Nguyễn ái Quốc đã rời Quảng Châu đi Liên Xô. Mọi công việc còn lại, Nguyễn ái Quốc giao cho Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên giải quyết. Nguyễn Đức Cảnh đã làm việc với Ban lãnh đạo Tổng bộ bàn việc hợp tác chống Pháp xâm lược Việt Nam. Sau đó, Anh được Tổng bộ huấn luyện chính trị. Tuy không được trực tiếp nghe thầy Nguyễn ái Quốc giảng, nhưng cuốn sách "Đường cách mệnh" mà Người để lại làm tài liệu học tập đã giúp cho Anh nhận thức được nhiều vấn đề mới. Trong quá trình học tập, Anh tiếp thu được lý luận Mác - Lênin, thấy được sứ mạng lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân. Bài học thấm thía đối với Anh là muốn đưa cuộc cách mạng tới thành công phải lấy lực lượng công nhân, nông dân làm nòng cốt, do giai cấp công nhân mà đội tiền phong của nó là đảng cộng sản lãnh đạo. Trong quá trình học tập, Nguyễn Đức Cảnh rất chú ý nghiên cứu về tổ chức Công hội. Đây là vấn đề hết sức mới đối với Anh. Anh nghiên cứu tỉ mỉ về phương pháp tổ chức công hội do thầy Nguyễn ái Quốc vạch ra trong tác phẩm "Đường cách mệnh". Đây là một tổ chức của giai cấp công nhân, nên yêu cầu trước hết là nó phải tổ chức đội ngũ thợ thuyền lại. Chỉ có thống nhất lại mới tạo nên sức mạnh trong lòng giai cấp. Vấn đề mà Nguyễn ái Quốc đã rút ra và được Nguyễn Đức Cảnh tiếp thu là sự đoàn kết thống nhất, cùng nhau đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bất công. Để bảo đảm thắng lợi trong quá trình đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, Công hội phải được tổ chức chặt chẽ , phải theo nguyên tắc "dân chủ tập trung". Trong hoàn cảnh bất hợp pháp, hoạt động của Công hội phải tuyệt đối giữ bí mật, phải cảnh giác, không thể để cho kẻ địch chui vào phá hoại.
      Nguyễn Đức Cảnh bước đầu nhận thức được mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và Công hội. Đảng lãnh đạo Công hội. Công hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Những công nhân giác ngộ cách mạng đều có thể tham gia Cộng hội.
      Khi nghiên cứu về cách mạng thế giới, Nguyễn Đức Cảnh cũng nhận ra mối quan hệ giữa phong trào công nhân Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế.
      Được những tư tưởng lý luận soi sáng, Nguyễn Đức Cảnh tình nguyện gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một tổ chức cách mạng đầu tiên ở Việt Nam có xu hướng xã hội chủ nghĩa, vận động công nhân và nông dân đi theo con đường chủ nghĩa xã hội khoa học, chuản bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của một chính đảng ở Việt Nam.
      Cuối năm 1927, Nguyễn Đức Cảnh rời Trung Quốc về nước. Khi ra đi, Anh chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân. Khi trở về, Anh giác ngộ, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
      Trở về Hà Nội, Nguyễn Đức Cảnh được tin Nam đồng Thư xã , một tổ chức mà Anh có thời kỳ gắn bó, vừa chuyển thành Việt Nam Quốc dân Đảng. Những người lãnh đạo trong tổ chức này đều là những bạn cũ của Anh như Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Đoàn Trần Nghiệp (Ký Con),… Qua sự kiện này, Anh nhận ra sự hạn chế của Việt Nam Quốc dân Đảng, nên đã tuyên bố không gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng, không theo chủ nghĩa Tam dân, mà gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (gọi tắt là Thanh niên), theo chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết cách mạng và khoa học và Anh lao vào cuộc đấu tranh mới đầy hào hứng. Anh về Hải Phòng, tiếp tục thâm nhập phong trào công nhân, làm việc tại Nhà máy cơ khí Carông và hoạt động trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Hải Phòng, được bổ sung vào Tỉnh bộ Thanh niên Hải Phòng. Năm 1928, Anh được cử vào Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ, trực tiếp phụ trách Tỉnh bộ Thanh niên Hải Phòng, thay Nguyễn Tường Loan bị bệnh nặng.
      Tại Hải Phòng lúc này, Nguyễn Đức Cảnh đã bắt mối liên lạc với Nguyễn Lương Bằng, Lương Khánh Thiện, những công nhân hoạt động cách mạng chuyên nghiệp. Họ rất gắn bó với nhau trong công tác và hoạt động rất ăn ý.
      Những ngày hoạt động tại Hải Phòng, Nguyễn Đức Cảnh nhận ra một điều là công nhân miền duyên hải đấu tranh kiên cường và hoạt động hăng hái. Có điều là trình độ lý luận của họ hầu như chưa có gì. Về văn hoá, nhìn chung, cũng rất thấp, nhiều người lại chưa biết chữ. Trước tình hình đó, Nguyễn Đức Cảnh đã bàn với Tỉnh bộ Thanh niên Hải Phòng mở những lớp huấn luyện chính trị và những lớp văn hoá để nâng cao trình độ cho công nhân thành phố Cảng. Nguyễn Đức Cảnh trực tiếp giảng bài. Những bài giảng của Anh thật sự để lại ấn tượng sâu sắc trong anh chị em công nhân. Muốn nâng cao trình độ cho công nhân, phải có nhiều tài liệu cho công nhân đọc. Nguyễn Đức Cảnh giải quyết bằng cách viết soạn thảo tài liệu học tập và viết bài cho các báo "Đồng lòng tranh đấu", "Tin tức", "Cờ đỏ" xuất bản ở Hải Phòng hồi ấy để tuyên truyền trong công nhân và nhân dân lao động Hải Phòng. Những bài viết của Anh thật sự có sức thuyết phục đối với công nhân.
      Năm 1928, Hải Phòng rộ lên đợt tuyên truyền sách, báo cách mạng trong công nhân và nhân dân. Qua đợt tuyên truyền này, nhiều cơ sở cách mạng phát triển trong nhà máy, trường học, đường phố. Cơ sở cách mạng phát triển thúc đẩy phong trào công nhân lên cao. Công nhân nhiều nhà máy ở Hải Phòng liên tiếp đấu tranh đòi tăng lương, chống đánh đập, cúp phạt. Đáng chú ý là cuộc bãi công của 2 nghìn công nhân Nhà máy Xi măng, đòi chủ nhà máy phải tăng 2 xu một ngày cho mỗi người. Làn sóng bãi công của công nhân các mỏ than Hòn Gai, Cẩm Phả, Mạo Khê diễn ra với nhiều hình thức phong phú.
      Sự lớn mạnh của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam khi chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào, đã làm cho Nguyễn Đức Cảnh và các đồng chí của Anh thấy rõ sự hạn chế trong hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, không đủ sức lãnh đạo phong trào. Những người tích cực trong tổ chức Thanh niên nảy ra ý định thành lập một chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Vì vậy, tháng 3-1929, Nguyễn Đức Cảnh bí mật rời Hải Phòng về Hà Nội để cùng với đồng chí của Anh bàn việc lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở trong nước. Về vấn đề này, được Trần Văn Cung kể lại: "Tư tưởng muốn có Đảng Cộng sản thúc giục chúng tôi rất mạnh. Chúng tôi đem vấn đề thành lập Đảng ra trao đổi với một số anh em hằng ngày vẫn gặp gỡ nhau. Vấn đề thành lập Đảng đã được nung nấu trong lòng anh em chúng tôi lâu rồi, đã được thảo luận nhiều lần rồi"1. Để chuẩn bị thành lập Đảng, trước hết, cần tổ chức chi bộ cộng sản. Đó là lý do ra đời của chi bộ cộng sản đầu tiên ở trong nước.
      Vào một ngày của tháng 3-1929, 8 người trong tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên hẹn nhau bí mật đến số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội, họp tuyên bố thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở trong nước. Trong số những người này có Trần Văn Cung, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Phong Sắc, Đỗ Ngọc Du (Phiếm Chu),… Những người dự cuộc họp đều thống nhất với nhau những vấn đề về vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam, công nông liên hiệp và Đảng Cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân.
      Phong trào công nhân và phong trào yêu nước dâng cao ở Việt Nam hồi cuối năm 1929, đầu năm 1930. Sau khi Chi bộ cộng sản đầu tiên ở trong nước ra đời, các tổ chức cộng sản cũng lần lượt được thành lập ở Việt Nam: Đông Dương Cộng sản Đảng (Đảng Cộng sản Đông Dương)2 thành lập vào tháng 6-1929, An Nam Cộng sản Đảng (Đảng Cộng sản An Nam) thành lập vào tháng 11-1929, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành lập vào tháng 1-1930.
      Nguyễn Đức Cảnh là một trong những người sáng lập Đông Dương Cộng sản Đảng, là Uỷ viên lâm thời Ban Chấp hành Trung ương Đông Dương Cộng sản Đảng, trực tiếp làm Bí thư Thành uỷ Hải Phòng của Đông Dương Cộng sản Đảng và được Đông Dương Cộng sản Đảng phân công phụ trách công tác công vận. Được Đảng giao trọng trách nặng nề này, Nguyễn Đức Cảnh lo việc phát triển các tổ chức công hội trong công nhân. Một trong những công việc đầu tiên mà Anh phải làm là tổ chức Đại hội Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ. Muốn tổ chức Đại hội Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, Nguyễn Đức Cảnh đã ra sức tiếp tục vận động công nhân và tổ chức các công hội.
      Ngày 28-7-1929, tại số nhà 15, phố Hàng Nón, Hà Nội, Đại hội đại biểu Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất khai mạc. Đại hội họp từ ngày 28-7-1929 đến đêm 29-7-1929. Thực chất đây là Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ. Nguyễn Đức Cảnh là người chủ trì Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ. Anh đọc Báo cáo tổng kết1 một giai đoạn hoạt động của phong trào công nhân và công hội đỏ Việt Nam. Trong Báo cáo tổng kết, Anh nhấn mạnh đến chính sách của Đông Dương Cộng sản Đảng, Đảng lãnh đạo công nhân đấu tranh đòi giải quyết những yêu sách như tăng lương, trả tiền công cho nữ công nhân bằng tiền công trả cho nam công nhân cùng bậc, ốm đau phải được chạy chữa, khi công nhân già, yếu không làm được việc, chủ phải trả tiền hưu dưỡng và điều quan trọng là bắt chủ xưởng máy phải thừa nhận tổ chức công hội. Đại hội nhất với nhận định của Nguyễn Đức Cảnh về tình hình đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam và khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, từ vị trí người làm thuê tiến lên vị trí người làm chủ xưởng máy, làm chủ đất nước.
      Đại hội quyết định thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, thông qua Điều lệ Tổng Công hội đỏ, ra báo "Lao động" và tạp chí "Công hội đỏ". Nguyễn Đức Cảnh được Đại hội nhất trí đề cử làm người đứng đầu Tổng Công hội đỏ, trở thành người sáng lập và người lãnh đạo đầu tiên của Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, tiền thân của Tổng Công đoàn  (Tổng Liên đoàn) lao động Việt Nam.
      Sau khi Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ được thành lập, Nguyễn Đức Cảnh và Ban Chấp hành Tổng Công hội đỏ đã tổ chức được nhiều cơ sở công hội đỏ tại các nhà máy, hầm mỏ, bến cảng, đồn điền.
      Tháng 9-1929, Nguyễn Đức Cảnh và Nguyễn Văn Cừ ra Đặc khu Cẩm Phả - Cửa Ông để kiểm tra tình hình phong trào công nhân, đồng thời tổ chức được một số tổ chức công hội đỏ tại vùng này. Phong trào công nhân và các tổ chức công hội đỏ Việt Nam phát triển mạnh vào những tháng cuối năm 1929 và đầu năm 1930.
      Để thống nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước lại, vào đầu năm 1930, tại Cửu Long, Hồng Công, Nguyễn ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản, chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Đức Cảnh và Trịnh Đình Cửu thay mặt Đông Dương Cộng sản Đảng, dự Hội nghị này. Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước, ba yếu tố đó đã dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
      Sau khi Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, Nguyễn Đức Cảnh được cử làm Bí thư Xứ uỷ lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam tại Bắc Kỳ.
      Nguyễn Đức Cảnh nghiên cứu về phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam khá sâu sắc. Điều này được thể hiện trong các báo cáo tổng kết, bài viết, đặc biệt là tác phẩm "Công nhân vận động". Những công trình nghiên cứu đó, đã đưa Anh trở thành một nhà lý luận xuất sắc của Đảng và giai cấp công nhân Việt Nam. Nội dung lý luận về giai cấp công nhân Việt Nam mà Nguyễn Đức Cảnh đã tổng kết được thể hiện trong cuốn sách của Anh: "Công nhân vận động" và những bài viết khác:
      Một là: Nguyễn Đức Cảnh đã thấy rất sớm tầm quan trọng của công tác vận động công nhân. Anh nêu rõ mục đích của Đảng Cộng sản là làm cách mạng dân tộc và dân chủ, phá bỏ mọi chế độ áp bức bất công, xây dựng một chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Muốn làm được điều đó, phải có sự cộng lực của các giai cấp trong xã hội, trong đó, giai cấp công nhân đóng vai trò đội tiên phong. Sự nghiệp vĩ đại của dân tộc chỉ có nhân dân và giai cấp công nhân mới làm được, vì nhân dân và giai cấp công nhân mới có đủ khả năng phá bỏ xã hội cũ, kiến thiết xã hội mới. Vì vậy, công cuộc vận động công nhân là nhiệm vụ của Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản là đảng của giai cấp công nhân. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi, trước hết, Đảng phải làm cho tuyệt đại đa số công nhân theo mình. Vì vậy, Đảng phải ra sức vận động công nhân.
      Hai là: Nguyễn Đức Cảnh nhận thức cách mạng Đông Dương bây giờ thực chất là cuộc "tư sản dân quyền cách mạng". Vì sao phải tiến hành cách mạng tư sản dân quyền? Vì giai cấp tư sản bản xứ bắt đầu phát triển ở Đông Dương, quyền lợi của họ gắn với quyền lợi của chủ nghĩa đế quốc và bản chất của họ là bóc lột. Về phía giai cấp công nhân Đông Dương cũng bắt đầu phát triển. Khi chưa giải phóng được mình, họ phải chịu hai tầng bóc lột: đế quốc tư bản Pháp và tư sản bản xứ. Sự áp bức, bóc lột ấy đặt ra cho Đảng Cộng sản Đông Dương và giai cấp công nhân Đông Dương cần tiến hành ngay cách mạng tư sản dân quyền. Quyền lãnh đạo cách mạng ấy phải thuộc về giai cấp công nhân Đông Dương. Muốn đưa giai cấp công nhân lên vị trí giai cấp lãnh đạo cách mạng, Đảng phải vận động công nhân. Đây là cuộc vận động rất quan trọng cho cuộc cách mạng Đông Dương.
      Ba là: Nguyễn Đức Cảnh thấy rằng, trong các thành phố lớn ở Đông Dương là trung tâm đàn áp về chính trị và kinh tế của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Muốn phá vỡ trung tâm đàn áp đó, Đảng phải dựa hẳn vào giai cấp công nhân, phải xây dựng lực lượng cách mạng ở thành phố. Muốn vậy, Đảng phải vận động công nhân.
      Bốn là: Nguyễn Đức Cảnh khẳng định rằng, qua đấu tranh cách mạng, giai cấp công nhân Đông Dương đã giữ được quyền lãnh đạo cho cách mạng Đông Dương. Tại Việt Nam, từ năm 1925 đến năm 1929, giai cấp công nhân có dấu hiệu đoàn kết đấu tranh không chỉ đòi quyền lợi về mặt kinh tế, mà còn đòi quyền lợi về mặt chính trị. Sự vươn tới của giai cấp công nhân Đông Dương là một bằng chứng nói lên nó có đầy đủ khả năng lãnh đạo cách mạng Đông Dương. Song, muốn hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình, giai cấp công nhân nhất thiết phải có Đảng Cộng sản làm bộ tham mưu trong mọi cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc. Nhưng vì là giai cấp mới trưởng thành, dù sao vẫn còn non nớt. Vấn đề đặt ra là muốn cho quyền lãnh đạo ấy ngày một vững vàng, thì Đảng phải vận động công nhân.
      Năm là: Nguyễn Đức Cảnh lý giải khá sâu sắc vấn đề tính chất giai cấp công nhân trong Đảng. Đảng không coi thành phần xã hội xuất thân của đảng viên là yếu tố duy nhất hoặc yếu tố chủ yếu quyết định tính chất giai cấp công nhân của Đảng, có ảnh hưởng lớn đến sức chiến đấu, đến sự trong sạch về tư tưởng và vững mạnh về tổ chức của Đảng. Yếu tố quyết định tính chất giai cấp công nhân của Đảng chính là cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tuyên truyền chính trị cách mạng trong Đảng và trong giai cấp công nhân.
      Sáu là: Nguyễn Đức Cảnh dự báo mối nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sắp nổ ra do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế trong các nước tư bản chủ nghĩa, ảnh hưởng đến tình hình cách mạng thế giới, đến mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Vì vậy, vấn đề đặt ra là giai cấp công nhân Đông Dương phải có mối liên kết với giai cấp công nhân thế giới để cùng nhau chống kẻ thù chung của giai cấp công nhân là chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản.
      Tại Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, Nguyễn Đức Cảnh nói: "Chúng ta đoàn kết với nhau và tranh đấu kịch liệt vì chúng ta khổ lắm rồi, không chịu nổi nữa. Công việc của chúng ta tuy vậy còn là lúc phôi thai. Đường đi của chúng ta còn dài, cho nên trách nhiệm của Đại hội này là rất to tát, mong rằng các anh em hết sức bàn bạc để công việc chóng tiến nhanh"1.
      Có một số cơ sở lý luận về giai cấp công nhân, Nguyễn Đức Cảnh chưa đề cập tới, trong đó có vấn đề liên minh công nông, những đặc điểm của giai cấp công nhân, phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân. Dù sao, điều đáng ghi nhớ là trong hoàn cảnh hoạt động bí mật, bị mật thám Pháp truy lùng gắt gao, lại thiếu thông tin, tài liệu, nhưng Nguyễn Đức Cảnh vẫn vượt lên khó khăn, viết được nhiều bài có giá trị về giai cấp công nhân, đặc biệt là tác phẩm "Công nhân vận động", qua đó, Anh đã trở thành một nhà lý luận xuất sắc của Đảng, người con của giai cấp công nhân Việt Nam, một nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp.
      PGS. TS. Đức Vượng

      1 Nội dung bức thư tố cáo quan lại phong kiến và Chính phủ bảo hộ dung túng cho quan lại phong kiến ức hiếp dân lành. Bức thư có đoạn: "Nước Nam đã lâu nay học thuyết sai lầm, phong tục hư hỏng, không có liêm sỉ, không có kiến thức,…".
      1 Hồ Ngọc Lân, tức Thăng, người quê thị xã Bắc Ninh, ra Hà Nội, làm thợ giày cho hiệu Bảo Long ở phố Hàng Đào. Năm 1928, Anh gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1929, vào Đông Dương Cộng sản Đảng. Anh là một người cộng sản trung thành, hăng hái, nhưng mạo hiểm. Địa bàn hoạt động của Anh chủ yếu ở Bắc Ninh và Hải Phòng. Anh bị bắt đêm 7-11-1929, trong lúc đang rải truyền đơn ở Hải Phòng, kêu gọi dân chúng kỷ niệm lần thứ 12 Cách mạng Tháng Mười Nga.
      2 Tài liệu của mật thám Pháp, còn lưu trữ lại.
      1 Xem bài của Trần Văn Cung: "Vài mẩu chuyện về Chi bộ cộng sản đầu tiên và Đông Dương Cộng sản Đảng", in trong cuốn "Bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam", Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, 1960.
      2  Trong các văn kiện của Đông Dương Cộng sản Đảng, có văn kiện ghi là "Đảng Cộng sản Đông Dương". Để phân biệt với Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập hồi tháng 10-1930, tại Hồng Công,  người ta thường nói là Đảng Cộng sản Đông Dương ở Bắc Kỳ.
      1  Xem báo "Lao động", Cơ quan của Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ", số 1, ngày 14-8-1929. Số báo này đăng tin về Đại hội đại biểu Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ. Trong một bài tường thuật đăng trên Báo, có  ghi là "Đồng chí B đọc Báo cáo. Đồng chí B tức là đồng chí Bếp, một trong những bí danh của Nguyễn Đức Cảnh. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Nguyễn Đức Cảnh mang nhiều bí danh, bút danh khác nhau: Năm, Bé, Trọng, Bếp,…
      1 Xem báo "Lao động", Cơ quan của Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, số 1, ngày 14-8-1929.
      Bài này được ND sưu tầm từ nguồn:
      http://www.dangcongsan.vn/tiengviet/vndncn/details.asp?topic=32&subtopic=227&leader_topic=527&id=BT120855059


      #33
        cumgar 23.07.2008 07:09:11 (permalink)
        Chào NgocDiep87 !!
         Mình cũng chưa đọc hết những bài bạn post lên nhưng mình tin chắc bạn là một người rất mê lich sữ rùi , điểm này giống mình đó , mình hiện tại chưa có thời gian post cho bạn những gì liên quan đến lich sữ nhưng bạn có thể vào trang web cua mình ma đọc tham khảo nha , trang nay mình làm lau lắm rồi mà cũng chưa chuyễn nó sang một trang khác , bạn có thể vào đây xem trong phần Dân Tộc Viêt sẽ có nhiều phần lich sữ có thể bạn ưng ý đó  www.easyvn.com/truongtoi
        #34
          venus4t.vns_hnu 23.07.2008 13:52:42 (permalink)

          Trích đoạn: cumgar

          Chào NgocDiep87 !!
          Mình cũng chưa đọc hết những bài bạn post lên nhưng mình tin chắc bạn là một người rất mê lich sữ rùi , điểm này giống mình đó , mình hiện tại chưa có thời gian post cho bạn những gì liên quan đến lich sữ nhưng bạn có thể vào trang web cua mình ma đọc tham khảo nha , trang nay mình làm lau lắm rồi mà cũng chưa chuyễn nó sang một trang khác , bạn có thể vào đây xem trong phần Dân Tộc Viêt sẽ có nhiều phần lich sữ có thể bạn ưng ý đó  www.easyvn.com/truongtoi


          CG@: ND cám ơn bạn nhiều lém nghen! ND hổng kiến thức về món này quá nên đành phải lấp chỗ trống đó bạn! Những khi có freetime là ND lên mạng tìm các bài hay rùi đem cất giấu vô đây để khi có freetime tiếp đọc lại bạn à! ND cũng rất muốn biết về một diễn đàn trao đổi những quan điểm nhận thức về văn hoá lịch sử dân tộc để ngó học tập thêm! Dù gì ta là người Việt Nam mà hok có hiểu biết chút ít gì đó về đất nước - con người - văn hoá - lịch sử Vietnam thì cũng sầu nghen!
          #35
            cumgar 23.07.2008 22:10:38 (permalink)
            Hihi , mình cũng rất thích lịc sữ , và cũng có một số giãi an ủi về lich sữ ,
            mình đã đọc nhiều  forum trên các web , mình thấy ở có rất nhiều điểm đẻ đọc , nhưng mà đọc vậy sẽ rất khó khăn , vì vậy ta nên tấp trung lại một nơi nào đó thì đễ tìm và đọc hơn nhiều , và đỡi tốn thời gian của mình ,
             
            VN ta thì Lịch sữ 4000 năm văn hiên mà nên có rất nhiều nhiều điều để đọc và học tập , mình ũng họ bạn trên con đường bạn học tập này
            #36
              venus4t.vns_hnu 26.07.2008 01:37:51 (permalink)
              Các bạn thân mến! ND sưu tầm được bài viết này và thấy nó rất hữu ích để hiểu về lịch sử hiện đại Việt Nam thông qua một kênh khác: Từ sự cảm nhận về cuộc chiến tranh Việt Nam - Mỹ. Đôi dòng đề tựa chưa đủ nói lên điều gì. ND mời các bạn cùng đọc và suy ngẫm!

              *************

              VIỆT CỘNG LÀ NHỮNG HUYỀN THOẠI...



              Bài viết được ghi lại sau những cuộc gặp với Tim Page, phóng viên chiến trường kỳ cựu, người đã từng có nhiều gắn bó với VN, tham gia vào phong trào phản chiến của các cựu binh, phế binh Mỹ trở về từ chiến trường Đông Dương.
              Tim Page sinh tại Kent, Anh, năm 1944. Ông bắt đầu sự nghiệp năm 18 tuổi tại Lào. Năm 1965 làm phóng viên ảnh chiến trường ở Việt Nam cho UPI, AP, và tờ Paris Match. Ông cùng với một số đồng nghiệp sáng lập và là thành viên của Quỹ tưởng niệm các nhà báo Đông Dương (IMMF).


              Time Page - nhà báo đã kinh qua nhiều cuộc chiến

              Ông có nhiều họat động đóng góp cho sự nghiệp nhiếp ảnh Việt Nam, được Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN trao tặng Huy chương “Vì sự nghiệp nhiếp ảnh Việt Nam” tháng 1/2002. Sau chiến tranh ông đã nhiều lần sang VN làm phim, mở workshop ảnh báo chí, làm sách…  
              Từ "Việt Cộng" mà Time Page dùng, đối với nhiều người nước ngoài như ông, là chỉ một biểu tượng của sự chiến thắng, với những ý nghĩa tốt đẹp...
              Tôi quen với Tim Page từ tháng 1/2002, khi ông cùng một đoàn các phóng viên ảnh báo chí lừng danh thế giới, thành viên của IMMF sang VN mở worlshop ảnh báo chí bồi dưỡng nghiệp vụ cho phóng viên ảnh VN trong 8 ngày và cuộc triển lãm bộ ảnh Requiem- Hồi niệm.

              Với mái tóc xám bạc, giọng nói trầm ấm, đôi mắt xanh tinh anh, chiếc máy ảnh Leica và khăn rằn quàng cổ; Tim là một con người cởi mở, chân tình và thân thiện, rất hào phóng nụ cười và sẵn sàng trả lời tất cả những câu hỏi của mọi người, không sợ mất thời gian nhiều khi chỉ để nhận xét và góp ý cho 1 tấm ảnh…
              Có thể tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của ông vài dòng ngắn nhưng rất nhiều tình tiết khá thú vị.
              1962, 18 tuổi , Tim Page một mình lái xe cuộc phiêu lưu kỳ thú ở Pakistan, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan và Lào. Đến Lào, để kiếm tiền, ông xin làm cố vấn nông nghiệp cho cơ quan USAID-Mỹ. Sau đó trở thành cộng tác viên ảnh thời sự cho các hãng thông tấn UPI và AFP.
              Loạt hình âm mưu đảo chính ở Lào năm 1965 đã giúp Tim Page được tuyển làm nhân viên của văn phòng UPI tại Sài Gòn.

              Trong thời gian làm phóng viên ảnh chiến trường tại VN và Campuchia, Tim Page 3 lần bị thương. Vậy mà cuộc chiến 6 ngày ở Trung Đông năm 1967, ông đã có nhiều ảnh nóng nơi chiến trận.
              Tháng 4/1969, lúc nhảy ra khỏi trực thăng để phụ khiêng các binh sĩ bị thương lên máy bay, một mảnh pháo lớn đã cắm phập vào đầu của Tim, thoát chết, với hơn nửa bộ não còn lại.
              Chính trong thời gian dưỡng bệnh, Tim Page bắt đầu tham gia vào phong trào phản chiến của các cựu binh, phế binh Mỹ trở về từ chiến trường VN.
              Sau đợt đó, thêm 2 lần nữa mở worldshop do IMMF tài trợ năm 2005, 2007, lần nào sang VN ông cũng cho tôi biết, để có thể gặp lại nhau như người bạn cũ.
              Trong câu chuyện cứ được một lúc là ông lại chuyển về đề tài VN, và không lần nào không thốt lời thán phục: "Việt Cộng" là những huyền thoại”. Đặc biệt ông rất khâm phục những phóng viên ảnh chiến trường của VN thời chống Mỹ.

              - Hiện thời ông đang làm gì?
              - Tim Page: Tôi từ giã nghề phóng viên chiến trường, vì sức khỏe, tuổi tác và nhiều thứ khác nữa không thể “theo” được, như độ nhanh nhạy và phản xạ khi tác nghiệp, không thể như thời cách đây 30- 40 năm.
              Nhưng tôi vẫn “tâm” hướng ra chiến trường, bằng cách tích cực họat động tưởng nhớ tới các đồng nghiệp đã hy sinh, không phân biệt quốc gia nào, phe phái nào ở cuộc chiến tranh tại Đông Dương, trong đó có VN. Hiện thời tôi cũng có một nghề nghiệp ổn định, giáo sư ảnh báo chí ở ĐH. Griffith, Australia.

              - Xuất phát từ đâu mà ông cùng đồng nghiệp sáng lập IMMF?

              - Đầu năm 1970, tôi nhận tin người bạn thân nhất của mình, Sean Flynn, cũng là phóng viên ảnh, bị bắt và mất tích ở chiến trường Campuchia. Rất buồn. Sau chiến tranh, tôi đã nhiều lần tìm kiếm, nhưng tới cuối năm 1990, qua các chương trình POW/MIA, tôi mới biết được nơi chôn cất người bạn thân ấy.
              Sau sự kiện này, tôi có làm phim tài liệu khai thác số phận của 2 phóng viên ảnh chiến trường là Sean Flynn và Dana Stone.

              Tiếp đó tôi cùng vài đồng nghiệp khác như Horst Fass (từng 12 năm phụ tránh văn phòng AP ở Sài Gòn 1962-1973) và một số phóng viên ảnh chiến trường kỳ cựu của AP, UPI… thành lập Indochina Media Memorial Foundation (IMMF), một tổ chức phi lợi nhuận tưởng nhớ tất cả các nhà báo đã tử thương hoặc mất tích ở chiến trường Đông Dương trong thời gian từ 1945- 1975, thông qua các dự án đóng góp cụ thể cho các địa phương.

              - Điều gì ám ảnh ông và đồng nghiệp làm cuốn sách ảnh Requiem - Hồi niệm, đã được đưa qua nhiều nước triển lãm và được giữ lại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh VN tại TP.HCM vĩnh viễn?

              - Đúng là bắt đầu từ những người bạn của tôi Sean Flynn,Dana Stone, Ken Potter, Sawada Kiochi…đều tử nạn ở chiến trường VN. Nhưng sau đó, khi tập hợp các tấm ảnh, tôi đã cảm nhận một điều gì đó những đồng nghiệp đã hy sinh của tôi muốn nói, những bức ảnh ngọ nguậy, sống động…
              Vâng! Hôm nay, thế giới vẫn còn chiến tranh. Phải để cho nhân lọai thấy chiến tranh là sự hủy diệt, là sự vô nghĩa. Là như các thông điệp của các bạn tôi đã để lại từ những tấm ảnh chiến trường đẫm máu, đầy chết chóc.

              Những đồng nghiệp VN- Quân Giải phóng, không chỉ họ là phóng viên chiến trường thuần túy như chúng tôi, họ còn là những anh hùng, là chiến sĩ vì Tổ quốc mà hy sinh. Ảnh của họ tóat ra những thông điệp chiến thắng của một dân tộc bất khuất.
              Họ cũng đã hy sinh để những khoảnh khắc không thể nào quên của cuộc chiến tranh chính nghĩa cho tất cả hôm nay. Tôi muốn điều đó có trong “Hồi niệm”, cũng là lời cảnh báo cho các cuộc chiến tranh hủy diệt hôm nay, không có thế lực nào bẻ gẫy ý chí của một đất nước, một dân tộc, dù phải hy sinh mất mát.
              "Tôi tò mò, VN sau chiến thắng, đi qua cuộc chiến tranh với nhiều mất mát hy sinh thương vong, đổ nát… sẽ làm như thế nào để tiếp nối những huyền thọai về lòng quả cảm, kiên cường, chịu thương chịu khó, vượt qua khó khăn, vươn lên mạnh mẽ, tạo dựng một cuộc sống hạnh phúc cho người dân".
              Tim Page 
              - Thời gian làm phóng viên chiến trường ở miền Nam VN, kỷ niệm nào ông nhớ nhất?

              - Ba lần bị thương, tưởng vĩnh viễn không còn nhìn thấy thế giới hòa bình. Nhưng nhớ thì tôi lại bị chính mấy tấm ảnh của các ông “Việt Cộng”, được các báo phương Tây lấy từ nguồn của TTXVN, báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân.
              Tôi còn nhớ khi thấy tấm ảnh “Chiếm căn cứ Đầu Mầu” của ông Đòan Công Tính, tôi đã rất khâm phục, sau đó là lọat ảnh chiến sự về Thành cổ Quảng Trị của ông ta, mà khi đó chúng tôi không thể lọt vào được.

              Rồi sau này được nghe kể, để có được những tấm ảnh đó, ngòai lòng dũng cảm, ngòai cái máy ảnh, ngòai nhạy cảm sắc bén của người phóng viên chiến trường, ông ta (ĐCT) chỉ có bát sắt và ống giầy làm phương tiện tráng rửa ảnh.
              Đối với tôi, VN và các chiến công của họ đã là huyền thọai, phóng viên Việt Cộng còn huyền thọai hơn. Tôi cũng biết họ đã phải đổ nhiều máu cho những tấm ảnh chiến sự, để kịp thời khích lệ tinh thần của quân và dân VN trong một cuộc kháng chiến toàn dân bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc.

              Tim Page cùng những người bạn, đồng nghiệp VN

              - Sau Requiem- Hồi niệm, ông còn có những gì liên quan đến các đồng nghiệp “Việt Cộng”?

              - Năm 1997, Requiem- Hồi niệm tập hợp ảnh của 135 phóng viên ảnh chiến trường hy sinh ở Đông Dương,trong đó có 72 phóng viên- liệt sĩ Việt Cộng như Hồ Ca, Bùi Đình Túy, Lương Nghĩa Dũng, Trần Bỉnh Khuôi…, duy nhất có một ảnh của một phóng viên “Việt Cộng”, còn sống đến hôm nay, ông Thế Đính, đang sinh sống tại Hải Phòng.
              Đó cũng là kỷ niệm hy hữu của cuốn sách này (để kể lại thì là một câu chuyện dài).1999 sách hòan thành và đã đi nhiều nước trên thế giới. Tháng 4.2000, sách đã được giới thiệu ở VN, và tháng 1.2001 nó được ở lại VN vĩnh viễn trong Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP.HCM.

              Tháng 4/2002, tại Mỹ, tôi cho ra mắt cuốn “Another Vietnam”- Ảnh chiến tranh từ phía bên kia (VN), tập hợp hàng trăm tấm ảnh của các phóng viên chiến trường VN như Minh Trường, Đoàn Công Tính, Lâm Tấn Tài, Dương Thanh Phong, Đinh Quang Thành, Văn Bảo, Trọng Thanh… trong đó có cả ảnh chưa công bố ở VN.
              "Tôi là phóng viên chiến trường, đã chứng kiến quá nhiều chết chóc, tàn phá, hủy diệt, bản thân tôi cũng tưởng rằng nằm lại trên chiến trường, nên hòa bình là ước mơ không chỉ riêng tôi.
              Để có được hòa bình, đất nước các bạn đã phải trả bằng bao nhiêu sự hy sinh của bao nhiêu thế hệ..."
              Tim Page
              Tôi vẫn say mê với kho tàng quý giá ảnh chiến tranh của các bạn. Sau “Another Vietnam”, tôi đã phác họa cuốn sách thứ 3 về chiến tranh VN: "Out of the shadows: Thirty years of war through Vietnam Eyes”- 30 năm chiến tranh qua cái nhìn của người VN.
              Tôi đã qua lại VN nhiều lần, sưu tầm, lùng tìm và lựa chọn. Các bạn đang giữ một kho báu vô giá, không chỉ tôi mà nhiều người khác cũng đang muốn sang VN để làm sách ảnh về chiến tranh VN. Tôi cũng còn có thêm 1 cuốn sách về VN: "Mindful Moment”, sẽ giới thiệu sau với các bạn VN.

              - Vì sao VN lại có thể làm cho ông bỏ nhiều thời gian, không chỉ làm phim, làm sách ảnh, còn trực tiếp tổ chức giảng dạy những khóa bồi dưỡng nghiệp vụ ảnh báo chí cho phóng viên VN… mà tất cả là “phi lợi nhuận”?

              - 1965 tôi là một chàng trai trẻ, lần đầu tới VN và bị “vứt” vào một cuộc chiến tranh mà càng chứng kiến càng thấy sự phi lý và tàn bạo không thể chấp nhận được. Nhiều người bạn của tôi đã nằm xuống, trong đó có những người cho đến hôm nay vẫn là ẩn số. Quá nhiều máu của người vô tội VN không liên quan gì đến nước Mỹ xa xôi đổ xuống.

              Nhưng cũng chính được tận mắt chứng kiến mà tôi khâm phục “Việt Cộng”, những người dân VN, là huyền thọai sống, đã kiên cường và quyết liệt để chiến đấu,một cuộc chiến không cân sức, nhưng đã giành được chiến thắng một cách thần kỳ.
               
              Time Page trong lớp giảng dạy về ảnh báo chí
              Tôi có nhớ câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một cuốn sách: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Một đất nước có ý chí như thế thì không sức mạnh nào đè bẹp được.

              Tôi cảm phục. Và tôi yêu đất nước VN. Rồi tôi muốn khám phá VN khi chiến tranh đã là “hồi niệm” của các bạn. Tôi tò mò, VN sau chiến thắng, đi qua cuộc chiến tranh với nhiều mất mát hy sinh thương vong, đổ nát… sẽ làm như thế nào để tiếp nối những huyền thọai về lòng quả cảm, kiên cường, chịu thương chịu khó, vượt qua khó khăn, vươn lên mạnh mẽ, tạo dựng một cuộc sống hạnh phúc cho người dân.

              Vâng! Lại là những gì tôi chứng kiến. Năm 1985, 10 năm sau chiến tranh, tôi đi theo đòan làm phim của Anh sang VN, những gì tôi thấy đã để lại trong trái tim tôi nhiều cảm xúc. Lúc đó VN còn khó khăn lắm, còn bị Mỹ cấm vận, chưa được phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hôm nay.
              Tôi đã nghĩ sẽ làm một điều gì đó giúp VN trong khả năng của tôi, cũng như một sự chuộc lỗi vì sự có mặt của tôi trong chiến tranh. Và sau đó tôi đã nhiều lần sang VN với những mục đích rất thân thiện , như bạn đã biết.

              Còn một riêng tư nữa, tôi sang VN, trước hết là muốn hưởng không khí thanh bình đến ngọt ngào của đất nước bạn. Thế giới vẫn bất ổn ở nhiều nơi, bom đạn vẫn còn gieo chết chóc khổ đau cho nhiều người, chỉ có VN, cảm giác đúng là bình an.

              Và một chút tham vọng, tôi vẫn muốn tìm hiểu những bí ẩn gần như là huyền thọai của các đồng nghiệp Việt Cộng năm xưa trên chiến trường, vì sao mà họ có những tấm ảnh tuyệt vời đến thế, nó “sống” như một nhân chứng lịch sử vô giá.

              - Ước mơ lớn nhất trong cuộc đời của ông?

              - Hòa bình. Chắc bạn cũng biết là khi tôi ký tặng ai chữ ký của mình, tôi thường viết câu: "Reality check with Peace”- Thực tế phải kiểm chứng bằng hòa bình.
              Tôi là phóng viên chiến trường, đã chứng kiến quá nhiều chết chóc, tàn phá, hủy diệt, bản thân tôi cũng tưởng rằng nằm lại trên chiến trường, nên hòa bình là ước mơ không chỉ riêng tôi.
              Để có được hòa bình, đất nước các bạn đã phải trả bằng bao nhiêu sự hy sinh của bao nhiêu thế hệ, lịch sử của đất nước bạn đã chứng minh. Hòa bình và Hòa bình.

              Và cho tôi qua bạn gửi lời chúc phúc đến VN. Chúc đất nước VN mãi sống trong hòa bình, an vui , hạnh phúc, giàu có, vững mạnh.
              - Cảm ơn nhiếp ảnh gia Tim Page!
              ND87 sưu tầm từ nguồn:
              http://www.tuanvietnam.net//vn/nhanvattrongngay/4332/index.aspx
              #37
                venus4t.vns_hnu 26.07.2008 23:47:44 (permalink)
                CẦN "TIÊU CHUẨN ISO" CHO KHOA HỌC VIỆT NAM.


                        Một giáo sư Pháp sang giúp Việt Nam đã gây lúng túng cho một nhà khoa học của ta khi hỏi về một nhà khoa học khác: “Ông ấy nói nhiều nhưng thực sự mạnh nhất về cái gì? Tôi không thấy tên ông ấy trên các website khoa học!”
                        Từ năm 2001 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư cho 17 phòng thí nghiệm trọng điểm là 1.126 tỷ đồng, thế nhưng các đề tài, dự án có sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm chỉ có 3 công trình đăng trên các tạp chí quốc tế... Tiền chưa chắc đã thiếu, chỉ ngại quản lý chưa hiệu quả! Có nhà khoa học nổi tiếng chưa được phong Giáo sư vì chưa đủ "tiêu chuẩn", nhưng cũng có những nhà khoa học đầy đủ chức danh nhưng giới khoa học quốc tế... không biết là ai (?!) TS Phạm Đức Chính, Viện Cơ học bày tỏ một số bức xúc về việc đầu tư kinh phí nghiên cứu khoa học hiện nay.
                Số lượng nhiều, chất lượng thấp
                Nghiệm thu một đề tài khoa học. Ảnh chụp tại buổi báo cáo giám định đề tài thiết lập trạm quan trắc động đất tại TP.HCM vào ngày 16/4. (Ảnh mang tính minh hoạ). Ảnh: M. Linh
                        Theo Bộ KH&CN, tổng đầu tư cho 17 phòng thí nghiệm trọng điểm là 1.126 tỷ đồng (bắt đầu từ năm 2001 cho đến nay), trung bình 1 phòng thí nghiệm trọng điểm đầu tư hơn 66 tỷ đồng (tương đương 4,4 triệu USD).

                Các đề tài, dự án có sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm đã công bố được 640 bài báo, có 22 bằng sáng chế & giải pháp hữu ích, hơn 300 bằng khen, nhưng điều đáng chú ý  là chỉ có 3 công trình đăng trên các tạp chí quốc tế, trong khi lại đào tạo được tới 56 tiến sĩ, 58 thạc sĩ và nâng cao nghiệp vụ cho hàng trăm cán bộ khoa học thuộc các lĩnh vực có liên quan – số lượng nhiều nhưng chất lượng quá thấp theo chuẩn mực quốc tế!
                        Trong khi đó, một giáo sư ngành cơ học chủ trì nhiều đề tài kinh phí lớn tính toán lũ lụt, nhưng không cho ra được một kết quả chuẩn mực là bài báo công bố quốc tế. Còn một tiến sĩ cùng chuyên môn, với số kinh phí ít ỏi hơn nhiều, đưa ra các tính toán của mình về bồi lắng bùn cát trên sông Hồng ở cửa Ba Lạt được công bố trên tạp chí quốc tế. Tiếc rằng những nỗ lực công bố quốc tế ở ta, nhất là công bố nội lực, còn quá ít và thường không nhận được sự ủng hộ cần có.
                        Chỉ 10% số đề tài nghiên cứu cơ bản của ngành cơ học những năm gần đây là có công bố quốc tế (một đồng nghiệp cho biết lĩnh vực khoa học sự sống có khá hơn: 50% số đề tài có công bố quốc tế, nhưng phần nhiều do cộng tác với nước ngoài mang lại); còn phần lớn các đề tài kinh phí lớn cấp bộ, ngành và cấp Nhà nước đều không có công bố quốc tế.
                        Điều đáng ngạc nhiên là ở các mức cần phải có đòi hỏi cao hơn, cũng chỉ 10% số thành viên ban biên tập tạp chí chủ chốt của ngành “cơ học” là có công bố quốc tế, và không thành viên nào của Hội đồng chức danh Giáo sư ngành cơ học (đồng thời cũng là Hội đồng ngành nghiên cứu cơ bản) có được công bố quốc tế 5-10 năm gần đây nhất. Trong khi đó Bộ GD&ĐT đang yêu cầu từ luận án tiến sĩ phải có bài báo quốc tế để hướng tới hội nhập!
                Bằng cấp không phản ảnh đúng thực lực chuyên môn!   
                Nghiên cứu lắp ráp robot ở ĐH Bách khoa TP.HCM (Ảnh minh hoạ). Ảnh: H. Cát
                        Các đồng nghiệp Viện Vật lý nói nhiều tới trường hợp của ông Nguyễn Bá Ân, một trong số ít chuyên gia có số công bố quốc tế nhiều nhất ở VN - vượt xa số điểm công trình quy định, nhưng vẫn không được phong GS, do “chưa đủ điểm viết sách”. Sách “xào xáo” ở VN có đầy, nhưng những nhà khoa học giỏi biết tự trọng sẽ không cố viết sách nếu họ không đủ hứng và tâm huyết để viết được quyển sách xứng tầm với các kết quả nghiên cứu của họ.

                        Nhiều GS quốc tế rất giỏi qua các công bố bài báo quốc tế cũng không viết sách giáo khoa hay chuyên khảo. Các đồng nghiệp quốc tế đã rất ngạc nhiên khi biết một nhà khoa học có uy tín quốc tế như ông Ân lại không đạt tiêu chuẩn GS ở VN.
                        Ngươc lại, cũng có trường hợp như sau... Một đồng nghiệp của tôi đã lúng túng khi một giáo sư Pháp sang giúp VN đã nhằm thẳng vào một nhà khoa học đối tác của chúng ta và hỏi cậu ấy về một nhà khoa học khác: “Ông ấy nói nhiều nhưng thực sự mạnh nhất về cái gì? Tôi đã cố tìm tên ông ấy trên các website khoa học nhưng... không thấy!”
                GS. Hoàng Tụy có cho một ví dụ về “chuẩn mực chức danh” của chúng ta: Một giảng viên đại học ở Nha Trang có được hàng chục bài báo quốc tế (đồng tác giả với các nhà khoa học quốc tế), nhưng vẫn không đủ điểm công trình để đạt chức danh PGS, vì ở ta bài báo quốc tế vẫn bị tính ngang với bài báo trong nước và báo cáo hội nghị, bất chấp thực tế là nhiều PGS và thậm chí cả GS của chúng ta cũng không có nổi một bài báo quốc tế!
                        GS Nguyễn Văn Tuấn cho biết, không chỉ ở các nền khoa học tiên tiến, mà ngay ở các hàng xóm của chúng ta như Thái Lan, người ta cũng khuyến khích, thậm chí yêu cầu mỗi GS, từ một tới hai năm phải công bố tối thiểu 1 bài báo trên tạp chí quốc tế; Đại học Mahidon ở Thái Lan thậm chí đã đòi hỏi luận văn ThS cũng phải có bài báo đăng tạp chí chuẩn mực có phản biện kín.
                TIN LIÊN QUAN         Trong nhiều trường hợp, các bằng cấp, chức danh hình thức của chúng ta không phản ánh đúng thực lực chuyên môn. Theo gương và tư vấn quốc tế, Bộ KH&CN đã thành lập Trung tâm hỗ trợ đánh giá KH&CN để có được danh mục công trình cụ thể của từng nhà khoa học. Tuy nhiên, như Trung tâm cho biết, sau cả năm gửi thư mời thì cho đến nay mới chỉ thu được hơn 2000 phiếu đăng ký chuyên gia (bằng 1/10 lực lượng nghiên cứu). Phần lớn mẫu này là của thạc sĩ, tiến sĩ mới bảo vệ… Cần có chế tài yêu cầu mọi cán bộ nghiên cứu khoa học đều phải đăng ký, nếu không sẽ không được phép nhận các đề tài nghiên cứu và tham gia các Hội đồng khoa học.
                        Chương trình đào tạo bằng ngân sách nhà nước (gọi tắt là Chương trình 322) sau một số năm thực hiện đã đào tạo được 1.740 cán bộ từ đại học trở lên ở nhiều nước có nền KH&CN tiên tiến (41,6% tiến sĩ, 34,25% thạc sĩ, 13,16% thực tập sinh và 10,97% đại học).
                        Thông qua hoạt động của Quỹ Giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ (VEF), chúng ta cũng đã gửi đi đào tạo được hơn 100 tiến sĩ và thạc sĩ ở Hoa Kỳ. Nhưng điều quan trọng không kém là trong số cán bộ đó có bao nhiêu đã trở về nước làm việc? Những người trở về đã được sử dụng và phát huy năng lực nghiên cứu như thế nào? Họ đã công bố được bao nhiêu bài báo quốc tế khi học ở nước ngoài, và công bố bao nhiêu bài mới khi làm việc ở VN?
                        Một khi các “đầu tàu khoa học” không xứng đáng là các đầu tàu thực thụ, các “bằng cấp và chức danh khoa học” không tương xứng với thực lực, việc xét và đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học bất tuân chuẩn mực quốc tế, thì dễ hiểu con tàu kéo theo là cả một nền khoa học và giáo dục méo mó và yếu kém không giống ai!
                Phạm Đức Chính (Viện Cơ học) - Vietnamnet

                ND sưu tầm từ:
                http://www.hnue.edu.vn/portal/page/portal/dhsphn/tintuc_sukien/118042?pers_id=428602&item_id=439167&p_details=1


                <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.07.2008 23:51:33 bởi ngocdiep87 >
                #38
                  venus4t.vns_hnu 29.07.2008 00:49:44 (permalink)
                          Ngocdiep87 đề dẫn: Có thể nói, quan hệ Việt Nam - Mỹ luôn được các nhà quan sát thế giới hiện nay nhìn nhận như là một trong những vấn đề trọng yếu vì xuất phát điểm của mối quan hệ đó có những biến cố lịch sử tưởng chừng không thể hàn gắn nổi. Cuộc chiến tranh Việt Nam mà đế quốc Mỹ can dự đã để lại nhiều hệ quả, mà đến nay, hai nước còn nhiều bất đồng trong việc giải quyết chúng. Tuy nhiên, xét về những quyền lợi của mình mà hai nước Việt - Mỹ đã có những thay đổi - dù còn chậm chạp - trong chính sách để đi đến hợp tác. Dưới đây là một tư liệu mà ND sưu tầm được, mời các bạn cùng tham khảo.
                  *****************

                  QUAN HỆ VIỆT - MỸ TRONG ẤM NGOÀI LẠNH.


                  Frederick Brown
                  Gửi cho BBC từ Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ 
                   
                  30 năm trước, ít ai nghĩ một thủ tướng Cộng sản Việt Nam sẽ thăm Mỹ trong sự thân thiện Chuyến viếng thăm Washington của Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, từ ngày 23-25 tháng Sáu vừa qua, đã đánh dấu thêm một mốc chính trị trong việc hàn gắn mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ đang diễn ra.
                  Thử hồi tưởng lại cuộc chiến nhiều đau khổ, và kết cục cay đắng của Đông Dương năm 1975 đối với Chính quyền Sài Gòn và những người miền Nam Việt Nam từng được Hoa Kỳ hậu thuẫn.
                  Là một người Mỹ từng phục vụ một số năm tại Việt Nam, thật khó cho tôi hình dung khoảnh khắc sau này khi một tổng thống Hoa Kỳ nói với lãnh đạo quốc gia cộng sản Việt Nam thống nhất rằng Hoa Kỳ sẽ ủng hộ "chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam."
                  Đây không phải là một sự lỡ mồm của Tổng thống George W. Bush, mà là một lời khẳng định có chủ ý đã được tính toán cho những bước đi kế tiếp trong chính sách của Hoa Kỳ.
                  Đối với ông Nguyễn Tấn Dũng, đây là một sự thừa nhận của Mỹ đầy tính hoan nghênh - thực tế là cấp thiết - trước sự mở cửa chiến lược được tính toán cẩn thận của Việt Nam với Hoa Kỳ.
                  Chuyến thăm trở nên khẩn thiết vì sự sa sút kinh tế trầm trọng của Việt Nam.
                  Hòa giải
                  Sự hàn gắn, hay bình thường hoá, quan hệ Việt - Mỹ đã chưa bao giờ có một đích đến nghiễm nhiên.
                  Nhiều năm sau năm 1975, đã từng xuất hiện và duy trì một sự đối nghịch rộng lớn giữa hai bên đi kèm với một lòng thù hận sâu sắc về mặt ý thức hệ.
                  Đối với những viên chức Hoa Kỳ như bản thân tôi, cuộc chiến Việt Nam là một phần của một cuộc tranh đấu chống chủ nghĩa cộng sản trong thời kỳ chiến tranh lạnh với sự phân biệt rõ ràng "địch - ta".
                  Vào năm 1978, đã có một nỗ lực trong thời gian ngắn nhằm bình thường hoá quan hệ song phương trong nhiệm kỳ của Chính phủ Carter.
                  Biến cố 30-4 đánh dấu đỉnh điểm cay đắng cho sự can dự của Mỹ ở Việt Nam
                  Đây là giai đoạn Việt Nam xâm lấn Campuchia, còn Hoa Kỳ đã bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc.
                  Sau năm 1991, các quan hệ song phương đã được cải thiện với việc Việt Nam tham gia vào việc tái thiết lập nền chính trị ở Cam-pu-chia và sự hợp tác của Hà Nội với Washington trong việc tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong cuộc chiến.
                  Cùng với việc thể chế Liên Xô tan vỡ và rơi vào "sọt rác" của lịch sử, Việt Nam đã có rất ít sự lựa chọn và phải thừa nhận vào thời điểm đó rằng Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất của thế giới.
                  Việt Nam đồng thời tiến tới việc xem xét các lợi ích quốc gia sẽ được hưởng lợi ra sao từ việc cải thiện tốt hơn các mối quan hệ kinh tế và chiến lược với Trung Quốc.
                  Trong những năm gần đây, chủ đề trung tâm trong chính sách đối ngoại "đa phương" của Việt Nam là việc cân nhắc cẩn trọng việc mở rộng và cải thiện các mối quan hệ với Hoa Kỳ.
                  Còn ở trong khu vực, thể chế cộng sản Việt Nam không còn được coi là một lực lượng xung kích tiến tới mục tiêu gây ra sự "chuyển đổi xã hội chủ nghĩa" ở khu vực Đông Nam Á, như một số quốc gia từng quan ngại vào năm 1975.
                  Vì sao Mỹ quan tâm Việt Nam?
                  Vậy thì vì sao vào năm 2008, chúng ta, Hoa Kỳ lại quan tâm tới những gì đang xảy ra ở Việt Nam?
                  Với tôi, có một lý giải thuyết phục ủng hộ cho quan hệ song phương tiếp tục hướng về trước.
                  Nhưng đồng thời, chúng tôi - Hoa Kỳ, cần phải đối diện một cách khách quan và bình thản trước một số câu hỏi khó được đặt ra.
                  Trước hết, đó là chúng ta có thể chờ đợi gì một cách thực tiễn từ mối quan hệ hữu hảo giữa Việt Nam và Hoa Kỳ? Điểm mạnh và điểm yếu ở đây là gì?
                  Đâu là biến số có thể có và đâu là ảo tưởng từ quan hệ này? Ngoài ra, Trung Quốc, luôn luôn là Trung Quốc, liệu cuối cùng Vương quốc này có thể có vai trò thống trị gì không?

                  Tiểu sử ông Frederick Z. Brown Viện Chính sách Ngoại giao, trường SAIS thuộc Đại học Johns Hopkins Chuyên nghiên cứu Việt Nam, Thái Lan, Campuchia 26 năm làm ở Bộ Ngoại giao Mỹ Sách: Second Chance: The United States and Indochina in the 1990s (1989) Các lợi ích kinh tế, thương mại đã và luôn là các chất xúc tác thúc đẩy các quan hệ song phương.
                  Các hãng Boeing, Caterpillar, Microsoft, Citibank và các ngân hàng quốc tế cùng các nhà đầu tư quốc tế khác đã gây sức ép đối với quốc hội và nhiều chính phủ kế tiếp nhau từ những năm thuộc thập niên 1980 và 1990.
                  Những áp lực này nhằm vào việc Chính phủ khai mở một thị trường mới ở khiêm tốn song có tiềm năng sinh lợi ở Á Châu.
                  Và một diễn biến chủ chốt là quyết định của Việt Nam vào năm 1986 nhằm vứt bỏ chủ nghĩa Mác theo hướng có lợi cho một nền kinh tế thị trường tự do.
                  Sự kiện này được biết tới với tên gọi chính sách 'Đổi mới' nổi tiếng.
                  Vào năm 2001, Hiệp định Thương mại song phương Mỹ -Việt mở đường cho một sự gia tăng nhanh chóng mậu dịch hai chiều.
                  Hoa Kỳ đã rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách "các quốc gia cần quan tâm đặc biệt - CPC" và chấp thuận trao cho Việt Nam quy chế quan hệ mậu dịch bình thường vĩnh viễn (PNTR) vào năm 2006.
                  Năm 2007, Việt Nam đã gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với sự đồng ý của Hoa Kỳ.
                  Vào cuối năm 2007, mậu dịch hai chiều đã đạt con số 12 tỉ USD (so với mức 222 triệu USD năm 1994.)
                  Cán cân thanh toán mậu dịch đã được duy trì thiên về hướng có lợi cho Việt Nam (với khoảng 8 tỉ USD giá trị xuất khẩu vào Hoa Kỳ.)
                  Về mặt đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Hoa Kỳ đứng trong nhóm 10 nước đầu tư hàng đầu ở Việt Nam.
                  Hoa Kỳ cũng là một trong ba quốc gia đầu tư lớn nhất nếu tính toán tới nguồn đầu tư của Mỹ thông qua các công ty Hoa Kỳ ở quốc gia thứ ba tại Singapore hay Thái Lan.
                  Việt Nam, từng được ví như "con hổ tiếp theo của Châu Á" đang gặp phải các vấn đề nhức nhối.
                  Thách thức
                  Trong khi một số thành tích về kinh tế từng tỏ ra ấn tượng, thì nhiều biến đổi tích cực khác đã không được thực hiện.
                  Nạn tham nhũng đã ăn sâu trong hệ thống và đảng cộng sản tự thân chính là thủ phạm nằm ở trung tâm của vấn đề.
                  Nếu Việt Nam tiếp tục mô hình tăng trưởng hiện nay, cũng mất ít nhất 20 năm nữa mới đạt được mực độ như mặt bằng kinh tế hiện tại của Thái Lan.
                  Lạm phát của Việt Nam tăng rất cao và đang diễn biến ở mức trên 20%. Chỉ số giá tiêu thụ cũng tăng vọt trong khi thị trường chứng khoán thì đang rớt điểm trầm trọng.
                  Chỉ số chứng khoán ở thị trường sơ khai này hiện có giá trị chỉ bằng phân nửa giá trị của nó vào tháng 12/2007.
                  Các công ty Mỹ để ý thị trường Việt Nam
                  Vì Việt Nam dựa vào thị trường xuất khẩu sang Hoa Kỳ, chẳng hạn với các mặt hàng may mặc và giày dép, khi thị trường này cùng các thị trường toàn cầu ở nơi khác có biến động, khả năng nền kinh tế Việt Nam duy trì mức độ tăng trưởng của nó đã bị phá huỷ.
                  Tất cả những vấn đề này đã đặt ra những thách thức to lớn đối với Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
                  Tiếp tục hỗ trợ kinh tế của Mỹ dành cho Việt Nam là thành tố thiết yếu trong mối quan hệ song phương. Chương trình USAID là một trong những hoạt động lớn nhất ở châu Á.
                  Tổ chức này cung cấp 90 triệu đôla năm 2007. Gần 100 triệu nữa đã được yêu cầu cho năm 2009.
                  Trợ giúp sức khỏe cho HIV/AIDS và các chương trình nhân đạo chiếm hơn ba phần tư của số tiền.
                  Một nỗ lực rất quan trọng (và tương đối ít được để ý) từ năm 2001 là "hỗ trợ thúc đẩy thương mại và cải tổ" (STAR) của USAID.
                  Chương trình giúp chính phủ Việt Nam thiết lập khung quản lý vững chắc cho nền kinh tế thị trường.
                  Sau yêu cầu từ chính Văn phòng Thủ tướng, STAR làm việc với chừng 50 bộ, cơ quan, ủy ban Quốc hội để tiến hành cải cách luật pháp và chính sách lien quan thương mại, đầu tư, Hiệp định BTA 2001, và việc Việt Nam gia nhập WTO.
                  Tác động cụ thể đến mức trung và thấp hơn trong cơ cấu hành chính Việt Nam tỏ ra rõ rệt và quan trọng.
                  Không phải dễ để có sự chấp nhận vai trò chủ động của Mỹ theo cách gần gũi như thế.
                  STAR là ví dụ tốt nhất chứng tỏ khi giải quyết những vấn đề cả hai phía cùng quan tâm, theo hình thức chuyên nghiệp, không phô trương, sẽ tạo ra được sự tin tưởng thực sự giữa chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ.
                  Dĩ nhiên một số người trong Đảng Cộng sản vẫn cảm thấy bị "diễn biến hòa bình" đe dọa, mặc dù nó đang diễn ra xung quanh họ qua hàng loạt giao tiếp thường ngày với thế giới phương Tây, qua những đổi thay trong hệ thống giáo dục khiếm khuyết của Việt Nam.
                  Hai nước chúng ta có hệ thống chính trị khác biệt căn bản và có vị trí khác nhau trên vũ đài quốc tế.
                  Đồng ý có khác biệt
                  Chúng ta đồng ý có khác biệt về nhiều vấn đề quốc tế - Iraq, Iran, và Miến Điện.
                  Việt Nam giao thiệp với những chính thể ghét Mỹ (Cuba, Iran, Venezuela, Bắc Hàn) và chào đón những chuyến thăm nhà nước của lãnh đạo các nước này.
                  Sự quan tâm nhân quyền và tự do tôn giáo của Mỹ là nguồn cơn mâu thuẫn chủ yếu, đặc biệt trong các dân biểu Mỹ có cộng đồng lớn người Mỹ gốc Việt.
                  Những người bất đồng chính kiến được chính giới Mỹ quan tâm
                  Họ cố gắng – đến nay chưa thành – giữ quan hệ song phương trở thành con tin của cái mà cho rằng hồ sơ tồi tệ của Việt Nam.
                  Trong mấy năm gần đây, ở mỗi phiên họp của Quốc hội Mỹ đều đưa ra dự luật trừng phạt Việt Nam vì cáo giác vi phạm nhân quyền.
                  Đến nay những luật như thế thất bại, trước hết, vì chính phủ Bush xem Việt Nam có cải thiện dần dần (ít nhất là so với các nước trong danh sách CPC như Ai Cập, Pakistan, Saudi Arabia, và Iraq).
                  Và thứ hai, vì cộng đồng doanh nghiệp Mỹ vẫn xem kinh tế đang phát triển của Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho buôn bán, đầu tư bất chấp những khó khăn gần đây.
                  Việt Nam đã nêu vấn đề bồi thường cho các nạn nhân Chất Da cam, chất diệt cỏ Mỹ sử dụng trong cuộc chiến mà Việt Nam nói là đã và vẫn đang làm hại hàng triệu người Việt.
                  Đây là một trong những "vấn đề di sản" nghiêm trọng và khó giải nhất trong quan hệ song phương.
                  Một ủy ban song phương, tư nhân, với hỗ trợ của Quỹ Ford và sự hợp tác của quốc hội và chính phủ Mỹ, đã được thành lập cho vấn đề này. Việt Nam cũng phê phán Mỹ là không đủ nỗ lực ngăn chặn những người Mỹ mà theo Việt Nam là đang kích động bất ổn ở Cao nguyên Trung phần.
                  Quan hệ chiến lược tay ba
                  Vậy, cần phải làm những gì? Không khó khăn nào được nhắc ở trên ngăn cản bước tiến vững chắc trong quan hệ song phương.
                  Hành động tích cực của Mỹ và những phản ứng quanh Chất Da cam và STAR, cùng sự tiếp tục hợp tác tốt của Việt Nam về vấn đề MIA, tỏ ra hiệu quả.
                  Mặc dù thương mại và "quyền lợi chiến lược" là lực đẩy, quan hệ song phương đã lấn sang nhiều khía cạnh và hoạt động khác. Chính thức mà nói, tiền gửi về của người Mỹ gốc Việt mỗi năm đã là hơn hai tỉ đôla.
                  Mỗi năm, Quỹ Giáo dục Việt Nam đưa nhiều sinh viên sang đại học Mỹ để học cao học và tiến sĩ trong các ngành cứng: kỹ sư, công nghệ thông tin và y khoa.
                  Tuyên bố chung của ông Bush – Dũng cho hay sẽ thành lập "nhóm Đặc trách Giáo dục cấp cao song phương để thảo lộ trình và nhận diện các thể thức hiệu quả cho việc nâng cao vấn đề hợp tác giáo dục".
                  Điều này có thể đem lại thực chất và chiều sâu cho mối quan hệ về lâu dài.
                  Có những bất đồng nhà nước không giảm giữa Việt Nam và Trung Quốc về Biển Nam Trung Hoa (hay Biển Đông) cũng như trong quan hệ thương mại và các vấn đề thực tiễn.

                   Trung Quốc, Việt Nam và Hoa Kỳ có vẻ đã bước vào mối quan hệ chiến lược tay ba   Nhưng quan hệ giữa hai đảng cộng sản thì thân mật. Hai chính phủ mạnh mẽ phản đối "đa đảng" và bất kỳ điều chỉnh nào đối với sự độc quyền chính trị của đảng.
                  Quanh các vấn đề xa xôi ấy mà chúng tôi gọi là "chiến lược", Trung Quốc, Việt Nam và Hoa Kỳ có vẻ đã bước vào mối quan hệ chiến lược tay ba.
                  Người Việt có câu "Nước xa không cứu được lửa gần". Hoa Kỳ cách nửa vòng trái đất – Trung Quốc thì ngay nơi biên giới phía bắc.
                  Đồng thời, không phía nào muốn có xung đột hủy diệt vì tranh chấp chủ quyền ở Biển Nam Trung Hoa (đường đi của đa số nguồn cung cấp dầu của Trung Quốc).
                  Đây là vấn đề làm Việt Nam mất lòng nhất, và là lĩnh vực cả Hà Nội cùng Washington phải rất tinh tế.
                  Thông cáo chung sau chuyến thăm của ông Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận nhu cầu "củng cố đối thoại cấp cao" và ủng hộ "thành lập các cuộc họp hoạnh định chính sách và chính trị quốc phòng để có các trao đổi thường xuyên và sâu hơn về các vấn đề chiến lược và an ninh".
                  Các đối thoại được đề xuất có thể thúc đẩy mối quan hệ an ninh.
                  Cả hai nước nhận thức rõ đòi hỏi tiến hành thế nào mà không làm Trung Quốc tin rằng Việt Nam là một phần trong "âm mưu" Mỹ - Việt đe dọa an ninh quốc gia của Trung Quốc.
                  Như lời của một nhà ngoại giao cao cấp Việt Nam, "Đây là quyền lợi tối quan trọng của việt Nam: một môi trường hòa bình để phát triển kinh tế. Nếu sự sắp xếp nằm trong quan hệ chiến lược của cả Việt Nam và Mỹ, chúng tôi sẽ đi theo. Nếu Mỹ nói, 'các anh hoặc theo hoặc chống chúng tôi', thì chúng tôi sẽ không đi đâu."
                  Cần nhớ rằng Việt Nam có hai ngàn năm đối phó với Trung Quốc – nước này là bậc thầy của “chính trị bất cân xứng” (mượn tựa đề cuốn sách gần đây của sử gia Brantly Womack).
                  Theo ông Womack, mặc dù Trung Quốc rõ ràng mạnh hơn Việt Nam nhiều, nhưng họ không thể dễ dàng ép Việt Nam làm điều họ muốn đơn giản bởi vì động cơ sống còn của Việt Nam chắc chắn mạnh hơn động cơ thống trị của Trung Quốc.
                  Quan hệ ngày càng phức tạp và lan rộng sang nhiều lĩnh vực trong quan hệ song phương Mỹ-Việt hiện đang tạo vị thế mạnh hơn cho Hà Nội chừng nào không bên nào cứ kỳ vọng quá mức vào khả năng thực tế bên kia đáp ứng được.
                  Chính vì lợi ích của mình mà Hoa Kỳ tiếp tục bồi đắp một cách từ tốn và thận trọng mối giao hữu 'trong ấm ngoài lạnh' và tỏ ra tự hào với cách chơi đó.

                  Ngocdiep87 sưu tầm từ:
                  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/07/080721_us_vietnam_relations.shtml

                  #39
                    Ct.Ly 29.07.2008 02:38:18 (permalink)
                    #40
                      venus4t.vns_hnu 29.07.2008 03:28:02 (permalink)
                              Dạ cám ơn sis đã chỉ bảo cho ND87 biết ạ! ND87 tưởng là học đường thì có Library nên... híc thấy mấy bài này hay quá nên ND cho vô đây cất làm của chung.... hic hic!
                              Sorry sis nghen! À mà nếu thấy có gì không ổn thì sis cứ cho vô chỗ khác cho ND cũng được ạ! Để khi nào thuận lợi, ND sẽ post lên cho cả nhà mấy bài ND được đăng báo... cho cả nhà góp ý nghen!

                      #41
                        Thần Báo 03.08.2008 05:30:52 (permalink)
                        Tìm hiểu Kinh Việt:
                        Nguồn gốc của Sử Việt
                         
                         

                         
                        Thần Báo Phạm Văn Bản
                        phản biện Truyện Hồng Bàng của Trần Thế Pháp và các nhà văn học xưa nay, nếu ai không thừa nhận thì xin tiếp tục tranh luận. Mong nhận và đa tạ!    


                        Đọc bài viết “Trong nỗi bất an hãy tìm về nguồn sử Việt” của tác giả Nguyễn Khoa Thái Anh, bàn về Truyện Hồng Bàng trong Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp, với nhiều dịch thuật hay biên soạn công phu của nhiều sử gia, văn nhân trong thời gian qua. Thực ra, Truyện Hồng Bàng mới chỉ xuất phát từ thế kỷ 14, và gán ghép giữa truyền thuyết Con Cháu Tiên Rồng với hai biểu tượng linh thiêng cao quý của Tộc Việt, tượng trưng cho Hai Ông Bà Khởi Tổ. Không những cốt truyện để lộ âm mưu xuyên tạc về truyền thuyết, nhằm mục đích đồng hóa nguồn gốc dân Việt vào dòng giống Hoa mà còn để lộ những dữ kiện, như sau:
                         
                        -  Truyện Hồng Bàng đề cao người đẹp họ Âu – Âu Cơ – thành tên bà tổ của Tộc Việt. Theo cổ học, vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, cách nay 2300 năm, các sắc dân Âu Việt tràn vào vùng đất của Lạc Việt, rồi từ đó nước Âu Lạc được thành lập. Bởi thế, câu truyện này chơi chữ bằng cách gán ghép hai họ của hai sắc dân Lạc Việt, và Âu Việt thành ra tên của hai vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ.
                         
                        - Câu truyện cũng ghi lại địa giới rộng lớn của Tộc Việt, nhưng lại cho đó là thuộc quyền cai trị của vua người Hoa mấy ngàn năm trước. Đã gán ghép nguồn gốc người Hoa cho thành tổ của Tộc Việt, của sắc dân Bách Việt… rồi lại còn đánh lận vùng đất ngàn năm của Tộc Việt đương thời thành ra đất của người Hoa.
                        -  Theo nội dung, tuy Sùng Lãm gốc người Hoa nhưng lại là người gian manh háo sắc và vô tâm. Sùng Lãm đã dùng thủ đoạn để chiếm đoạt vợ của người anh chú bác ruột, rồi khi có gia đình với vợ với con, thì lại bỏ bê mọi trách nhiệm. Mặt khác cũng thế, Âu Cơ tuy là dân Hoa nhưng cô lăng loàn mất nết, trốn chồng theo trai tơ!
                         
                        - Và rồi toàn thể trăm đứa con đều nhận biết mình là dòng giõi người Hoa, đều theo mẹ Âu Cơ đi về Bắc quốc. Nhưng về không được, nên mới đành ở lại Nước Nam. Vua nước Nam lại cũng nhẫm tâm bỏ về thủy phủ, phó mặc cho mẹ con chia nhau mà cai trị dân Nam.
                        Chẳng những Truyện Hồng Bàng đã có mưu đồ đồng hóa nguồn gốc Việt, nhằm thực hiện câu Giao Chỉ Diệt của Mã Viện, bằng cách xuyên tạc truyền thuyết cao siêu Tộc Việt, cướp đất Dân Việt, mà còn nặng lời nhục mạ dòng Giống Việt. Đây chính là nhát búa bổ vào đầu chúng ta mỗi khi đọc truyện tích này.
                         
                        Trước khi đi vào phân tích toàn bộ của vấn nạn tài liệu sách vở này, Thần Báo cũng xin thành thật cám ơn tác giả Nguyễn Khoa Thái Anh với câu nhận định của ông: “… tôi xin kêu gọi các bậc tiền bối, học giả khắp nơi giúp chúng ta tìm hiểu những ngụ ý ẩn dụ trong nghĩa trong chuyện xưa tích cũ của đân tộc, ít ra đó cũng là một truyền thống chung của dân tộc mà mọi người có thể chia sẻ. Là một kẻ theo tây (Mỹ) học, nên xin quý vị lượng thứ cho nếu tôi viết lại có gì sai sót.” Bởi thế mà Thần Báo xin phép bạn đọc, để ‘gõ trống trước cửa nhà banh’ của cái học Việt.
                        1. Cái đáng học
                         
                        Dân tộc Việt Nam tự nhận mình là Con Cháu Tiên Rồng, và tự tin tự hào về nền tảng của nòi giống, để từ đó, có thể căn cứ vào nguồn gốc mà thấy mình khác biệt, hoặc trổi vượt hơn sắc dân xung quanh. Trong suốt dòng lịch sử, Con Cháu Tiên Rồng đã trở thành nền tảng tâm linh sâu vững nhất trong tư tưởng, trong huyết quản, trong đời sống của mỗi người dân Việt chúng ta.
                        Tuy nhiên, đang khi đại chúng Việt hãnh diện và phát huy các biểu tượng Tiên Rồng cao quý nhất của Tổ Tiên, thì lớp người trí thức lại tỏ ra lúng túng trong việc giải thích về nguồn gốc, và truyền thuyết dân tộc. Do đó hôm nay, chúng ta cần dứt khoát đi tìm hiểu tường tận, đích xác, đúng thực về nguồn gốc của mình, và những sự kiện liên quan giữa dân Việt với sắc dân khác, đặc biệt với người Tộc Hoa, nhằm loại bỏ âm mưu Giao Chỉ Diệt của họ.
                         
                        Ngoài ra, lại có người dựa vào các tài liệu khảo cổ để quan niệm rằng dân tộc Việt Nam có nguồn gốc do dân từ Nam Dương. Quả thật, một số cổ vật có thể chỉ dấu rằng thời xa xưa đã có một số người cư ngụ trên vùng đất Việt Nam.
                        Tuy nhiên, vấn đề cốt yếu lại là tỷ lệ ảnh hưởng huyết thống và văn hóa của họ đối với dân tộc Việt Nam hiện nay. Trong thực tế, tỷ lệ đó quá thấp cho nên không đáng quan tâm, không đáng học. 
                         
                        2. Cái không đáng học
                        Truyện Hồng Bàng trong sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp viết khoảng những năm 1370 – 1400: Vua Đế Minh, cháu ba đời của Viêm Đế, đi thăm dân vùng Ngũ Lĩnh, lấy Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục được Đế Minh cho làm vua vùng đất đông giáp Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến Hồ Động Đình, nam đến nước Hồ Tôn Tinh.
                         
                        Lộc Tục lấy con vua Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm thay cha làm vua, lấy hiệu là Lạc Long Quân. Sùng Lãm cướp vợ yêu của Đế Lai tên là Âu Cơ, nhưng nhiều tác gỉa thời sau lại sửa đổi là Âu Cơ, con của Đế Lai, thay vì là vợ.
                        Âu Cơ sinh cái bọc chứa 100 trứng, nở ra trăm con trai. Sùng Lãm đi vắng, Âu Cơ dẫn bầy con về Bắc quốc, nhưng về không được, đành trở lại. Sùng Lãm liền chia con làm hai, 50 đứa theo Sùng Lãm xuống thủy phủ, 50 đứa theo Âu Cơ ở lại trên đất để cai trị dân… Một trăm đứa con trai đó là những vị tổ đầu tiên của Bách Việt.
                         
                        a. Những điểm chính
                        - Sùng Lãm và Âu Cơ sinh 100 con trai, và họ là thủy tổ của Bách Việt, tức của toàn thể Tộc Việt.
                         
                        - Bà nội của Sùng Lãm tên là Vụ Tiên, ở vùng núi Ngũ Lĩnh.
                         
                        - Mẹ của Sùng Lãm tên là Long Nữ (Long Nữ có nghĩa là nàng họ Long), và là con của vua Động Đình, ở thủy phủ.
                         
                        - Ông nội, ông cố, ông tổ của Sùng Lãm đều là người phàm, dòng vua, và đều là người Hoa.
                         
                        - Sùng Lãm nối ngôi cha, lấy hiệu là Lạc Long Quân.
                         
                        - Âu Cơ là người Hoa, vợ của Đế Lai. Nhưng nhiều tác giả thời sau ghi lại Âu Cơ là con của Đế Lai thay vì là vợ – Âu Cơ có nghĩa là người đẹp họ Âu. Bà dẫn con về Bắc quốc, mà không được.
                        - Trong 100 con trai, 50 đứa theo Sùng Lãm về ở thủy phủ, 50 đứa kia theo Âu Cơ ở lại nước Nam và chia nước mà cai trị.
                         
                        - Dưới sự cai trị của dòng họ đó là đám dân đen nghèo đói đang phục vụ họ, và đang bị họ phiền nhiễu.
                        - Địa phận vùng đất của Tộc Việt là vùng phía nam sông Dương Tử và nam Ngũ Lĩnh.
                         
                        - Vùng đất này đã thuộc quyền vua người Hoa, nhưng sau chia lại cho Lộc Tục, nên mới thành đất của Tộc Việt.
                        b. Mấy điểm xác định
                         
                        Truyện Hồng Bàng ghi lại nhiều chi tiết của truyền thuyết Con Cháu Tiên Rồng đang lưu truyền phổ quát trong toàn thể dân Việt từ nhiều ngàn năm trước.
                        - Từ ngàn xưa, dân ta xưng mình là Con Cháu Tiên Rồng. Truyện Hồng Bàng xác nhận điểm này, nhưng lại do bà nội và mẹ của Sùng Lãm. Bà nội của Sùng Lãm cũng có tên với chữ tiên, là Vụ Tiên, và mẹ của Sùng Lãm có họ là Long – Long Nữ. Chữ long là do chữ rồng đọc theo giọng người Hoa mà phát âm ra.
                         
                        - Từ ngàn xưa, dân ta biết chắc chắn là mình phát xuất ở vùng Ngũ Lĩnh, Hồ Động Đình. Truyện Hồng Bàng cũng xác nhận bằng cách cho đó là quê hương của Vụ Tiên và Long Nữ.
                        - Từ ngàn xưa, dân ta tự xưng là họ Lạc, Lạc Việt. Truyện Hồng Bàng giải thích là phát xuất do tên hiệu của Lạc Long Quân.
                         
                        - Câu Cha Rồng nói với Mẹ Tiên: “Ta là giống Rồng, nàng thuộc dòng Tiên” đích thực là của truyền thuyết Lạc Việt từ ngàn xưa. Dầu ra ngoài văn mạch, Truyện Hồng Bàng cũng phải lập lại nguyên văn. Nếu theo đúng văn mạch của Truyện Hồng Bàng, thì Sùng Lãm phải nói với Âu Cơ rằng “Ta hiệu là Lạc Long Quân, có bà nội tên tục là Tiên, có bà mẹ họ là Long, còn nàng là người phàm…” thì mới là đúng. Cũng theo Truyện Hồng Bàng, chồng của Âu Cơ là Đế Lai, “Nhớ đến chuyện ông nội là Đế Minh nam tuần gặp tiên nữ…” nên Đế Lai cũng đi, và như vậy Âu Cơ đã không thể là tiên.
                        - Từ ngàn xưa, dân ta quan niệm biểu tượng Rồng là Cha, ở dưới nước, thiên biến vạn hóa, và Tiên là Mẹ, ở trên đất dưỡng nuôi bảo bọc. Truyện Hồng Bàng làm nổi bật những đặc tính này nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ.
                         
                        - Biểu tượng 50 con theo Mẹ, 50 con theo Cha là truyền thuyết Việt. Tuy nhiên, Truyện Hồng Bàng lại cho rằng 50 đứa theo cha về luôn thủy phủ, giao quyền cai trị dân Việt trong tay 50 đứa theo bà mẹ người Hoa. Như vậy thì làm sao vẫn còn đủ 100 để làm tổ cho Bách Việt.
                        - Câu Cha Rồng dặn: “Khi cần thì gọi, ta về ngay” cũng là xác định nền tảng của truyền thuyết Việt. Truyện Hồng Bàng lặp lại ba lần trong ba trường hợp khác nhau.
                         
                        - Truyện Hồng Bàng xác định địa vực của Bách Việt là toàn thể vùng Nam Dương Tử và Nam Ngũ Lĩnh. Dầu trái với tham vọng quyền lực của người Hoa, Truyện Hồng Bàng cũng phải ghi lại tỉ mỉ biên cương của Tộc Việt, và như thế, chắc chắn, đây là sự kiện hiển nhiên đương thời.
                        - Truyền thuyết mọi người dân đều có cùng nguồn gốc Tiên Rồng, đều từ Một Bọc Trăm Con, là của dân ta. Dầu trong suốt bài, Truyện Hồng Bàng chỉ quanh quẩn với dòng họ một triều vua, thì câu cuối lại phải liên kết Bọc Mẹ Trăm Con với Bách Việt: “Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt vậy.”
                         
                        - Và như thế Truyện Hồng Bàng mặc nhiên xác nhận là đã có hai tộc dân Việt và Hoa khác nhau, với hai nền văn hóa khác nhau, và đã sinh sống trên hai vùng đất khác nhau.
                        - Đặc biệt về phương diện lãnh thổ, Truyện Hồng Bàng xác nhận truyền thuyết Tộc Việt phát xuất từ vùng Hồ Động Đình, sau đó phát triển trên một vùng rộng lớn, bao gồm từ Nam Dương Tử xuống tới Bắc Trung Phần Việt Nam ngày nay.
                         
                        - Với việc đồng hóa nguồn gốc Bách Việt thành con cháu của Lạc Long Quân, Truyện Hồng Bàng đã phải xác nhận ảnh hưởng lớn mạnh của Lạc Việt thời ấy.
                         
                        * * * *

                        Điểm qua một số sách trong thư viện, Thần Báo thấy như sau:
                         
                        Trong cuốn Portraits of China của tác giả Lunda H. Gill, nhà xuất bản University of Hawaii Press, Honolulu 1960, trang 2 ghi rằng, “Trong việc thành hình nền văn hóa Trung Hoa, thiết tưởng ảnh hưởng của những sắc dân thiểu số đã to lớn hơn là nhờ sử gia truyền thống người Hoa công nhận. Sử gia Trung Hoa đã có khuynh hướng lạm nhận rằng dân Hoa đã khởi nguồn từ thung lũng Hoàng Hà, vùng Trung Nguyên, rồi tỏa lan và hấp thụ các dân ‘mọi rợ’ bằng việc ban phát cho họ những hồng ân của nền văn minh Hoa.”
                        Tuy nhiên, “thay vì ước định có một sắc dân chủ yếu tỏa lan và hấp thụ các sắc dân khác, có lẽ ta nên nhìn thấy những ảnh hưởng văn hóa hỗ tương đưa đến dị biệt trong nền văn minh Trung Hoa. Tại một số nơi, nền văn minh này mang dấu vết địa phương và của những sắc dân đã bị đồng hóa vào dân Trung Hoa.”
                        Tiếp đến, cuốn The Chinese Mosaic của tác giả Leo J. Moser, nhà xuất bản Westview Press, London 1985, trang 10: “Sắc dân, mà ngày nay tự nhận là dân Hoa, đã có nguồn gốc từ thượng lưu Hoàng Hà trong khoảng từ 3000 tới 4000 năm trước,” đang khi, tác giả khác cho rằng đã có từ 7000 đến 8000 năm trước đây.
                         
                        Theo tác giả Bodo Weithoff, trong cuốn Introduction to Chinese History của nhà xuất bản Thames and Hudson, London 1975, trang 38 ông viết, “Vùng lịch sử xưa nhất của Trung Hoa là Trung Nguyên, ở khoản giữa lưu vực Hoàng Hà, gồm một phần của các tỉnh Hà Nam, Hà Bắc, và Sơn Tây hiện nay. Đó là lãnh vực của các nhà vua Thương, mà sau này, thời Châu xưng là Trung Quốc."
                        Và hai tác giả Arthur Cotterell và David Morgan viết trong cuốn China, an Intergrated Study của nhà xuất bản Harrap, London 1975, trang 62 và trang bản đố: “Đang khi người Hoa phát triển ở vùng Trung Nguyên, thì ở vùng Hồ Nam đã có Tộc Việt. Tộc Việt phát khởi từ vùng Hồ Động Đình, ở phía nam trung lưu Sông Dương Tử, rồi phát triển và tạo thành ba nhánh chính, là Thái, Dao, và Việt.
                        Nhánh Thái và Dao của Tộc Việt di chuyển dọc theo các thung lũng, xuống miền nam, đến các vùng Quý Châu, Quảng Tây, Vân Nam, Ai Lao, Miến Điện, và Thái Lan ngày nay.
                        Nhánh Việt thì xuôi theo Sông Dương Tử tiến ra biển, rồi dọc theo bờ biển tiến về phương nam. Cách đây năm sáu ngàn năm, người nhánh Việt đã có mặt khắp vùng này là Hồ Nam, Giang Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, Bắc Việt, và Bắc Trung Việt.
                        Theo thời gian và điều kiện sinh sống địa phương, Tộc Việt lại chia thành nhiều nhánh nhỏ. Mỗi nhánh mang một tên riêng, nhưng đã gọi chung là Bách Việt.”
                         
                        Tham khảo những sách sử trên đây sẵn có trong thư viện Hoa Kỳ, Thần Báo cảm nhận rằng, ngay cả mấy ngàn năm trước khi tiếp xúc với Tộc Hoa, chẳng những dân Việt đã phát triển mạnh về nhân số, mở rộng địa bàn sinh sống, mà còn đặc biệt tiến triển về nếp sống xã hội nông nghiệp và ngư nghiệp.
                         
                        Sự trổi vượt về nếp sống này còn được ghi nhận và lưu truyền đặc biệt qua kỹ thuật tinh xảo về đồ đồng. Cả đến thời nay, đỉnh đồng và trống đồng của dân Việt từ những thời xa xưa đó vẫn còn là những tuyệt tác vô song. 
                        3. Xuyên tạc Truyền Thuyết
                         
                        Truyện Hồng Bàng đã có nhiều điểm khác biệt nhằm xuyên tạc truyền thuyết và lịch sử của dân tộc Việt Nam:
                        - Theo truyền khẩu phổ quát trong toàn dân Việt, thì Tộc Việt do Bọc Mẹ Trăm Con, có Mẹ là Tiên và có Cha là Rồng.
                         
                        Thì trong Truyện Hồng Bàng, cha lại là nhân vật Sùng Lãm, mẹ là Âu Cơ. Bên dòng họ nội của cha Sùng Lãm chỉ là phàm tục, và mẹ Âu Cơ cũng hoàn toàn là người phàm.
                        Và 100 đứa con trai, chỉ có bà nội mang họ Long – Long Nữ – đang khi bà bà cố nội có tên là Tiên – Vụ Tiên. Không đúng với truyền thuyết Mẹ Tiên Cha Rồng.
                         
                        Bởi vì biết dân Việt đương thời chú trọng bên phía mẹ, gọi là mẫu hệ, thì Truyện Hồng Bàng thêu dệt rằng, bà nội và bà cố nội có tên Tiên họ Rồng, rồi để tạo ra điều trớ trêu, chính mẹ Âu Cơ lại là người Hoa, là hoàn toàn phàm tục!
                        Truyện Hồng Bàng lại chú trọng bên phía cha, gọi là phụ hệ, gom cả Tiên lẫn Rồng vào một dòng máu, vào một biệt hiệu là Lạc Long Quân của một mình người cha; đang khi, mẹ Âu Cơ lại không dính dáng gì với Tiên Rồng.
                         
                        - Theo truyền thuyết của dân Việt, thì toàn thể người Tộc Việt là đồng bào, là anh em ruột thịt với nhau – đồng là cùng, bào là bọc – là cùng do Bọc Trăm Con.
                        Thì Truyện Hồng Bàng, một trăm đứa con của Sùng Lãm lại thuộc về dòng dõi mấy đời cha ông nối nhau mà làm vua, và chính họ cũng “chia nước mà cai trị.” Đây chính là nhóm đặc quyền trong đảng phái chính trị, chớ đâu phải “tinh thần đồng bào” như trong truyền thuyết Việt?
                         
                        Hơn nữa, Truyện Hồng Bàng dầu có kết thúc bằng câu “Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt,” thì cũng chính là câu truyện này ghi rằng, quanh Sùng Lãm đã có dân chúng Tộc Việt đông đúc và đã sống thành một nước rộng lớn.
                         
                        Như thế thì làm sao 100 đứa con của Sùng Lãm lại có thể là thủy tổ của những người đang sống trước họ, hoặc đang sống dưới quyền cai trị của họ. Cũng theo chính Truyện Hồng Bàng, thì đã có 50 con theo Sùng Lãm về ở dưới thủy phủ, và chỉ còn 50 đứa ở lại trên mặt đất, và như thế, thì làm sao mà còn đủ 100 con để gọi làm tổ cho Bách Việt, Trăm Việt?
                         
                        - Từ khởi thủy cho đến thời điểm cách nay chưa đầy hai ngàn năm, xã hội Tộc Việt thiên về mẫu hệ, con cháu dòng họ đều lấy bên mẹ làm chính, và theo tên họ của mẹ. Và không ai có thể chối cãi sự kiện dân Việt Thời Hùng sống trong chế độ mẫu hệ, cũng như cuộc sống xã hội nằm trong ảnh hưởng mẫu quyền.
                         
                        Trong sách Hậu Hán Thư cũng ghi lại nhiều đặc điểm mẫu hệ sâu đậm trong xã hội Việt ở thời đầu dương lịch. Gần 250 năm sau Thời Hùng, năm 39 sau Công Nguyên, trong số các vị anh hùng lật đổ ách đô hộ phương Bắc, đã có rất nhiều vị Nữ Tướng với nhiều đội nữ binh; điển hình là những Đức Trưng, Đức Triệu. Rồi mãi tới năm 544, sau gần 300 năm của thời Đức Triệu Nữ Vương, cuốn sử của Trung Hoa này mới ghi nhận dân Việt có một Nam Nhân làm thủ lãnh, Đức Lý Nam Đế.
                         
                        Đang khi Truyện Hồng Bàng kể lại dòng cha là chính. Tất cả dòng bên nội đã được ghi chép tỉ mỉ, với cả tên riêng và tên hiệu của từng người. Trong khi đó, Truyện Hồng Bàng không hề đề cập đến ông bà ngoại, hay dòng bên ngoại, và cũng không có cả tên riêng của mẹ.
                         
                        Theo mẫu hệ thì con gái là chính, nhưng Truyện Hồng Bàng lại chú trọng phía con trai, từ Đế Minh tới Lộc Tục, rồi Sùng Lãm, và 100 con trai. Vậy thì Truyện Hồng Bàng thuộc ảnh hưởng của văn hóa Phụ Hệ của người Hoa, và đi ngược với truyền thống Mẫu Hệ đương thời của dân Lạc Việt.
                         
                        - Về phần tên của tộc dân, dân ta tự xưng là Lạc Việt. Vua, quan, dân, ruộng… cũng đều ghi là Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân, Lạc điền… Như vậy, theo quan niệm mẫu hệ, tên Lạc phải là biểu hiệu của Bà Tổ. Họ Lạc nhắc nhớ hình ảnh của Tiên. Do đó, đúng đắn nhất, chúng ta có thể gọi Hai Vị Khởi Tổ với danh xưng là Lạc Cơ và Long Quân, cơ là văn và quân là võ, Mẹ Tiên Cha Rồng.
                         
                        Nhưng trong Truyện Hồng Bàng lại ghi họ Lạc thành một phần trong biệt hiệu của người cha Sùng Lãm là Lạc Long Quân.
                         
                        Sau khi đã lấy chữ Lạc gắn thành hiệu của cha, Truyện Hồng Bàng lại cho dân Lạc Việt một họ mẹ mới, là họ Âu, nhằm thuộc về họ người Hoa thuần chủng, tức là Âu Cơ!
                         
                        4. Xuyên tạc Đất Tổ
                         
                        Về vùng Đất Tổ, dân Lạc Việt xác quyết mình là tộc dân của miền Hồ Động Đình và Ngũ Lĩnh, thì Truyện Hồng Bàng cũng cho đó là quê hương của Vụ Tiên và Long Nữ.
                         
                        Nhưng trong Truyện Hồng Bàng, ngoài bà cố nội Vụ Tiên, và bà nội Long Nữ có tên và quê hương liên hệ tới truyền thuyết Việt, thì tất cả dòng họ nội và ngoại của 100 đứa con trai đều là người Hoa.
                         
                        Vậy mà theo chủ trương phụ hệ của người Hoa, thì thân thế và xuất xứ của người nữ đã chẳng những không còn quan trọng, mà cũng chẳng còn có giá trị xác định nào. Bởi vì, Truyện Hồng Bàng đã chỉ chú trọng tới nguồn gốc Hoa, và chủ trương phụ hệ của người Hoa.
                         
                        Sự hoán chuyển này thì thật là thâm độc. Vì không chấp nhận Mẹ mang họ Âu, dân Lạc Việt cũng sẽ lần lượt bớt chú tâm tới yếu tố Mẹ.
                         
                        Thứ đến, vì chữ Lạc đã mang âm hưởng thiêng liêng ngàn năm, cho nên, dầu nay thành hiệu của cha, thì dân Việt cũng thấy còn quen thuộc, và từ đó, dần dà là chấp nhận phụ hệ. Đúng là một phương pháp thực hành lời thề “Giao Chỉ Diệt” của Đại Lão Tướng Phục Ba Mã Viện!
                         
                        a. Vùng Đất Tộc Việt
                         
                        Đất Tổ Tộc Việt là vùng phát xuất ra dân Việt, và cũng là vùng dân Việt sinh sống trong suốt mấy ngàn năm. Do đó, chính Vùng Đất Tổ là một cái nôi đã góp phần quan trọng và chính yếu cho việc xuất hiện và phát triển nền văn hóa Việt.
                         
                        Theo khoa cổ học hiện đại xác nhận, thì Tộc Việt phát khởi từ vùng Hồ Động Đình ở trung lưu Sông Dương Tử. Ngày nay vùng đất này thuộc tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc.
                         
                        Đang khi đó, địa bàn khởi thủy của Tộc Hoa là vùng Hoàng Hà. Khi người Tộc Hoa lan dần xuống miền Nam, gặp Tộc Việt, thì Tộc Việt đã phát triển mạnh và đã có một nền văn hóa cao.
                         
                        Sở dĩ ngày nay có nhiều lầm lẫn về liên hệ giữa Việt và Hoa, vì chẳng những có sự pha trộn giữa hai tộc dân, mà còn vì phần lớn vùng đất trước kia thuộc Tộc Việt, nay là lãnh thổ của quốc gia Trung Hoa.
                         
                        Tóm lại, lưu vực Sông Dương Tử là đất khai nguyên của Tộc Việt, và sau đó dân Lạc Việt phát triển tại Lĩnh Nam. Dân Việt đã sinh sống tại đây mấy ngàn năm trước khi người Hoa biết tới.
                         
                        Vậy mà Truyện Hồng Bàng lại cho rằng, đó là lãnh thổ của Tộc Hoa; rồi vì Đế Minh trao tặng nên mới trở thành nơi cư ngụ của Bách Việt.
                         
                        b. Quan niệm Người Hoa
                         
                        Từ ngàn xưa, đối với người Hoa, dân Việt đã là một tộc dân hoàn toàn khác biệt, và hai nền văn hóa cũng hoàn toàn khác biệt nhau. Và phản kháng sự xâm lấn của người Hoa, thì dân Việt đã phải biết cách tổ chức vững vàng về mọi mặt. Vì ở dọc bờ biển đông nam, nên dân Việt chủ tể về ngành hàng hải và ngư nghiệp. Sự trổi vượt của dân Việt trên vùng nước ven biển, kết hợp với núi non hiểm trở bao quanh, đã tăng phần bảo vệ cho các tiểu quốc Việt thoát khỏi sự thống trị của người Hoa.
                         
                        Từ ngàn xưa, đối với người Hoa, họ luôn gọi dân Việt là Nam Man. Tiếng Nam Man chỉ các sắc dân không thuộc Tộc Hoa ở phía nam, đặc biệt từ nam Sông Dương Tử, vùng được gọi là Giang Nam và Lĩnh Nam.
                         
                        Sử Trung Hoa cũng luôn luôn coi đây là sự kiện hiển nhiên. Thời Bắc thuộc, khi các thái thú và thứ sử của Trung Hoa thống trị, bao giờ họ cũng coi dân Nam Man là ngoại tộc, không phải người Hoa.
                         
                        Trong mấy ngàn năm qua, đối với người Hoa, đất Giang Nam và Lĩnh Nam đều là đất của Việt.
                         
                        Và ngay cả thời nay, vùng Nam Trung Quốc vẫn còn được gọi là vùng Bách Việt. Hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây cũng vẫn còn được gọi là Việt Đông và Việt Tây, gọi chung là Lưỡng Việt.
                         
                        Các sắc dân ở vùng phía nam Sông Dương Tử, vẫn còn các tên chỉ nguồn gốc là một nhánh của Tộc Việt. Người dân tỉnh Giang Tây hiện nay là dân Đông Việt. Người tỉnh Chiết Giang là dân U Việt. Người tỉnh Phúc Kiến là dân Mân Việt. Người vùng Lưỡng Việt được gọi là dân Nam Việt… Ngay cả thời nay, dân vùng Bách Việt vẫn tự xưng là Việt Nhân.
                         
                        c. Nguồn Gốc Bách Việt
                         
                        Bách Việt là tiếng của người Hoa dùng chỉ tập hợp các sắc dân Việt, Trăm Việt, phần lớn cư ngụ tại miền nam sông Dương Tử, mà người Hoa gặp gỡ trên đường bành trướng từ Hoa Bắc xuống Hoa Nam. Lãnh thổ của Bách Việt, bắc giáp Hồ Nam, nam giáp Chiêm Thành, tây giáp Tứ Xuyên, đông giáp biển Đông. Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc khoảng thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, sử sách ghi nhận các nước Hồ Việt ở Hồ Nam, U Việt ở Chiết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt ở Quý Châu và Quảng Tây, Điền Việt ở Vân Nam, Chiêm Việt ở đảo Hải Nam, và Lạc Việt ở bắc Việt Nam… Các nước này nằm kế tiếp nhau từ miền nam Sông Dương Tử, qua lưu vực Sông Hồng rồi xuống tận bình nguyên Sông Mã. Đó là chưa kể những nhóm người Việt sống rải rác miền tây nam Trung Hoa, và chưa tổ chức thành quốc gia, và người Hoa gọi họ là dân Bách Bộc.
                         
                        Sau khi nhà Tần thống nhất miền bắc Trung Hoa và những lãnh thổ của miền nam Sông Dương Tử, các tiểu quốc Việt lần lần bị xâm chiếm, chỉ có Mân Việt, Đông Việt và Nam Việt bao gồm Nam Việt, Âu Việt, và Lạc Việt là còn là những quốc gia tự trị.
                         
                        Cho tới thế kỷ thứ nhất Công Nguyên, các nước Việt này cũng bị nhà Hán thôn tính, mặc dầu các nhóm Bách Việt vẫn còn sống rải rác ở khắp miền nam Trung Hoa. Và trải qua hai ngàn năm lịch sử, phần lớn vùng Đất Tổ của Bách Việt đã bị sát nhập vào bản đồ Trung Quốc, và văn hóa văn minh Bách Việt cũng bị đồng hóa thành ra văn hóa văn minh của người Hoa.

                        Theo công trình nghiên cứu khảo cổ và nhân chủng học gần đây cho thấy người Bách Việt đã vượt Sông Dương Tử rất lâu, trước khi có nền văn minh Trung Hoa khởi sự và thành hình. Cận kề hơn nữa là thời Xuân Thu Chiến Quốc, người Bách Việt đã sống rải rác trong các vùng Hoa Bắc là nước Sở tức Hồ Bắc ngày nay, nước Tề ở Sơn Đông, nước Tấn ở Sơn Tây, Hà Bắc…
                         
                        Theo sử sách Trung Hoa, vào thế kỷ thứ năm trước Công Nguyên, vùng Chiết Giang là Giang Tô có nước Việt, có Việt Vương Câu Tiễn, và có người đẹp Tây Thi cười khuynh nước nghiêng thành. Rồi tới năm 917 sau Công Nguyên, quốc gia ở vùng Phúc Kiến hiện nay, tự xưng là Đại Việt sau mới đổi tên thành Nam Hán.
                          
                        d. Nguồn Gốc Tộc Việt
                         
                        Hai Vị Khởi Tổ của Tộc Việt, chính là hai người mà con cháu của các Ngài, theo thời gian và phát triển thành giống dân Việt ngày nay. Các Ngài vốn đã sống vào thời khuyết sử, nên không ai có thể xác định Hai Ngài mang tên họ là gì, hoặc sinh hoạt đời sống ra sao.
                         
                        Tuy nhiên với thời gian theo dòng đời, Văn Hóa Việt được thành hình, rồi với sự trổi vượt các nền văn hóa khác qua những nhận định xác đáng, đúng thực về Con Người và diễn đạt qua biểu tượng Tiên Rồng song hiệp.
                         
                        Với đà phát triển, với tình kính quý, với lòng biết ơn sâu xa về Hai Vị Khởi Tổ, từ mấy ngàn năm trước, Tổ Tiên chúng ta đã tôn Hai Ngài thành biểu tượng linh thiêng, Tiên và Rồng. Dân Việt từ đó âu yếm gọi Hai Ngài là Mẹ Tiên Cha Rồng, và hãnh diện tự xưng là Con Cháu Tiên Rồng.
                         
                        Giờ đây Hồn Thiêng của Hai Ngài vẫn linh hiển, và với sứ mạng Trời cho, đã sinh ra cả một giống dân đông đúc siêu việt, là Tổ trên hết các Tổ của Tộc Việt, là Nguồn sinh mọi Thần Thánh Anh Linh Việt… địa vị Hai Ngài thật là cao trọng và uy thế khôn tả, đáng để mọi người chúng ta tôn vinh và khẩn cầu.
                         
                        Cùng với Hai Vị Khởi Tổ, nguồn gốc Tộc Việt, cũng được truyền thống Văn Hóa Việt thăng hoa, kết tinh thành truyền thuyết Con Cháu Tiên Rồng, được truyền miệng phổ quát trong toàn thể dân chúng Việt:
                         
                        “Giống dân Việt, khởi đầu từ khi một bà Tiên và một ông Rồng phối hiệp nhau, và bà Tiên sinh ra cái bọc, chứa một trăm người con. Sau đó, ông Rồng nói với bà Tiên rằng: Ta là giống Rồng, nàng thuộc dòng Tiên. Nên, nàng đem năm mươi con lên núi, ta đem năm mươi con xuống biển. Khi cần thì gọi, ta về ngay. Từ đó dòng giống Việt ngày một phát triển.”

                        * * * *

                        5. Giải Nghĩa Truyền Thuyết Tiên Rồng
                         
                        Thần báo thiết tưởng, chưa ai gặp bà tiên bao giờ. Theo chữ nho, tiên là người ở núi, vì ghép bởi chữ nhân với chữ sơn thành chữ tiên. Nghe nói tới tiên thì nhiều, nhưng chưa gặp mặt, không biết có thật hay không?
                         
                        Giống rồng cũng vậy, nghe nói và thấy hình vẽ thì nhiều, nhưng có ai gặp rồng? Có chăng là người ta thấy những cuồng phong mà tưởng tượng ra, cũng chưa ai quả quyết là có giống rồng.
                         
                        Và rồi nguồn gốc một giống người – người Việt – lại được cho là do sự phối hiệp của một bà Tiên và một ông Rồng.
                         
                        Không biết hai ông bà ăn ở với nhau ra sao, mà bà Tiên lại sinh ra một cái bọc. Cái bọc đó lại nở ra trăm đứa con. Không biết sao lại phải chẵn một trăm. Cũng không biết là toàn trai hoặc toàn gái, hay nửa này nửa kia. Không có gì làm chắc!
                         
                        Lại nữa, cũng không biết có phải vì cơm không lành canh không ngọt ra sao, mà một hôm chàng Rồng bỗng đòi chia tay và chia con. Năm chục con theo mẹ Tiên về quê ngoại trên núi. Số còn lại là năm mươi con theo cha về biển, là nơi vùng vẫy của loài Rồng.
                         
                        Đã đòi chia tay và chia con, vậy mà cha Rồng lại còn nói: “Khi cần thì gọi, ta về ngay!” Người lên núi, kẻ xuống biển mà sao hễ gọi, là về ngay? Không lý thời đó đã có điện thoại vi tính?
                         
                        Xét theo bình thường thì Thần Báo thấy rằng nguồn gốc dòng giống Việt chỉ gồm toàn những chi tiết kỳ quặc, hay lạ lùng khó tin. Tin làm sao được chuyện có bà tiên, có ông rồng, hai giống hoàn toàn khác biệt, lại lấy nhau và sinh được con cái. Tin làm sao được chuyện bà tiên sinh ra một cái bọc với cả một trăm đứa con, rồi làm sao chăm lo bú mớm?
                         
                        Thần Báo nhất định không tin!
                         
                        Nguồn gốc đã khó tin, ngọn ngành lại càng kỳ quái. Tại sao lại phải chia tay, chia con? Không lý ông bà nêu gương dạy con cháu đừng ăn đời ở kiếp với nhau? Mà đã chia tay chia con, thì sao chàng rồng còn dặn: hễ gọi, ta về ngay! Vậy thì chia làm gì?
                         
                        Phi lý hơn nữa, câu chuyện Con Cháu Tiên Rồng lại còn được Tổ Tiên Ông Bà trang trọng chuyền miệng, hết đời này qua đời khác, trải qua bao ngàn năm lịch sử?
                         
                        Nhưng một hôm Thần Báo cảm nhận rằng: nếu chỉ để dạy những chuyện khó tin, như tiên, như rồng, sinh bọc trăm con; nếu chỉ để nêu những gương không đẹp, như ly dị, như chia con… thì không lý Ông Bà ta lại phải khổ công, truyền nhau ghi nhớ ròng rã cả ngàn đời con cháu!
                         
                        Do đó, chúng ta không thể nghe và hiểu truyện tích này theo cách bình thường; chắc chắn là phải có lý do gì quan trọng đặc biệt lắm, thì Ông Bà ta mới truyền lại những chuyện kỳ quặc đó. Vậy, vấn đề của chúng ta hôm nay, là tìm hiểu để gặp lại những bài học quý báu mà Ông Bà mình muốn nhắn gởi.

                        * * * *
                        Có lẽ ta quá thiển cận khi một hai đòi tiên và rồng phải là hai loài sinh vật hay động vật có thật để kết nghĩa vợ chồng.
                         
                        Trong cuộc sống thường ngày, dầu luôn miệng nhắc tới tiên, nhưng có bao giờ ta thấy cần tìm hiểu, cần gặp mặt để biết chắc thế nào là tiên. Ta cũng thường diễn tả rồng, nhưng có lẽ chẳng ai màng tới việc nhìn thấy một con rồng thật.
                         
                        Vậy thì khi kể chuyện Tiên Rồng, Ông Bà ta không buộc phải tin như đó là hai sinh vật, hai động vật… mà chỉ là hai biểu tượng: Biểu Tượng Tiên, và Biểu Tượng Rồng.
                         
                        a. Biểu Tượng Tiên Rồng
                         
                        Là biểu tượng, vì khi nói tới Tiên, chúng ta nghĩ tới ngay một hình ảnh xinh đẹp, dịu hiền, từ tâm, khoan dung, nhân ái... mà còn thoát tục, siêu phàm, như tiên giáng trần, trường sinh bất tử, sống động nhưng vượt thời gian, lẫn không gian.
                         
                        Cũng vậy, Rồng biểu trưng cho oai dũng trổi vượt, sức mạnh vô song, sức sống vô tận, thiên biến vạn hóa, như linh như hiển, như thánh như thần... khi ẩn mình dưới đáy nước, lúc bay vút lên trời cao, làm mây làm mưa, giáng ơn giáng phúc.
                         
                        Và khi nói chúng ta là kết tinh của việc Tiên Rồng phối hiệp, thì Tổ Tiên ta cũng đã diễn đạt nhận thức của các Ngài về Con Người. Bởi khi nói, chúng ta là dòng giống Tiên Rồng, thì Tổ Tiên ta muốn diễn tả: Con Người là một hiệp thể sinh động, là một kết tinh toàn hảo của mọi đặc tính bộc lộ qua hai biểu tượng Tiên và Rồng.
                         
                        Là hiệp thể do Tiên Rồng phối hiệp, có nghĩa Con Người vừa biến hóa như Rồng lại vừa trường cửu như Tiên: vừa là hiệp thể siêu phàm, vừa trong thời không lại vừa vượt thời không, vừa linh động lại vừa thường hằng, vừa xinh đẹp dịu hiền lại vừa hùng dũng cương quyết, vừa tình vừa lý, vừa chan chứa yêu thương vừa uy lực vô song... 50 thuộc Tiên 50 thuộc Rồng, song hiệp hoàn chỉnh, hai bên quân bình.
                         
                        Vì là truyền thuyết của dân Việt, nên khi Tổ Tiên ta nhấn mạnh đây là nguồn gốc của tất cả mọi người, thì cũng không loại trừ ai.
                         
                        b. Tiên Rồng Song Hiệp
                         
                        Tổ Tiên không chỉ diễn đạt những đặc tính nhận diện nơi Con Người mà còn đặc biệt nhấn mạnh tới các tỷ lệ giữa các đặc tính đó. Khi cha Rồng nói: Năm mươi con theo mẹ, năm mươi con theo cha, chính là xác quyết sự tương đồng tuyệt đối giữa hai nhóm đặc tính trong Con Người, một nửa do Mẹ một nửa do Cha, năm mươi phần trăm là Tiên, năm mươi phần trăm là Rồng.
                         
                        Như vậy Con Người là một hiệp thể toàn hảo của hai nhóm đặc tính Tiên và Rồng tương đồng tuyệt đối. Con Người là kết tinh của Tiên Rồng song hiệp.
                         
                        Trong toàn bộ nhận diện Con Người qua cuộc sống, văn hóa Việt khám phá ra rằng mọi đặc tính của Con Người đều có thể đúc kết trong biểu tượng Tiên Rồng Song Hiệp. Và Tiên Rồng Song Hiệp đã thấy bàng bạc khắp nơi trong mọi tương quan và sinh hoạt của Con Người.
                         
                        Vì vậy, theo văn hóa Việt, Tiên Rồng Song Hiệp là nhận thức nền tảng thâm sâu nhất, vững chắc nhất trong việc nhận diện toàn thể Con Người.
                         
                        Chúng ta có thể gọi dó là nguyên lý, Nguyên Lý Tiên Rồng Song Hiệp. Chữ song, chẳng những có nghĩa là hai, như lưỡng, nhị.. mà lại thêm ý niệm bằng nhau, như song toàn, vô song... để diễn tả 50 - 50. Chữ hiệp, thì chẳng những có nghĩa đồng ý với nhau, do chữ hợp thêm bộ thủy, mang ý hòa lẫn vào nhau… thành một hiệp thể tự tại toàn nhất.
                         
                        Khi cha Rồng nêu rõ: Tiên lên núi, Rồng xuống biển, chính là muốn chú trọng tới sự vẹn toàn của mỗi nhóm đặc tính Tiên và Rồng được nhận diện trong Con Người.
                         
                        Do Tiên Rồng phối hiệp, Con Người là một hiệp thể tự tại, toàn nhất và bất khả phân. Tuy nhiên không phải vì vậy mà những đặc tính của hai nhóm Tiên và Rồng bị pha chế hay biến đổi.
                         
                        Mỗi nhóm vẫn nguyên vẹn và thể hiện đầy đủ mọi điểm đặc thù của mình, như đang sinh động nơi mỗi trường hợp thích hợp nhất, như Tiên đang ở núi cao, như Rồng đang vẫy vùng giữa biển khơi. 
                         
                        Việc Cha Rồng nhắc nhở Mẹ Tiên: “Khi cần thì gọi, ta về ngay,” cũng là một nhận định đích xác về cuộc sống con người.
                         
                        Tuy Con Người là hiệp thể toàn nhất Tiên Rồng Song Hiệp, nhưng trong thực tại cuộc sống, nhiều khi một số đặc tính lại tỏ lộ rõ rệt, trong khi một số đặc tính lại có thể như thiếu vắng.
                         
                        Dầu vậy lúc cần thì phần thiếu vắng lại có mặt ngay. Nhóm đặc tính đó chỉ ẩn diện và luôn luôn hiện hữu trong Con Người. Ta không thể vì sự thiếu vắng bên ngoài mà chối bỏ sự hiện hữu của nó. Ví dụ: Sự ẩn diện hay bộc lộ còn có thể tùy thuộc vào một số điều kiện. Em bé mới sinh chưa đủ điều kiện thể xác để bộc lộ một số khả năng. Hoặc giả như người hư bộ óc thì không thể bộc lộ khả năng suy tư...
                         
                        Và như thế, nhận thức về Con Người cần phải đầy đủ, trọn vẹn.
                         
                        c. Nền Tảng Xã Hội Loài Người
                         
                        c1. Đặc Tính Xã Hội Bẩm Sinh
                         
                        Cũng với việc đặt nền tảng cho nhận thức về Con Người, truyền thuyết Tiên Rồng đặt nền tảng cho Xã Hội Loài Người.
                         
                        Khi Tiên Rồng là biểu tượng cho hai nhóm đặc tính được nhận diện nơi Con Người, thì Một Bọc Trăm Con không còn là cái bao lúc nhúc một trăm đứa bé nữa.
                         
                        Một Bọc Trăm Con chính là hình ảnh biểu trưng một nhóm người sống quây quần và liên hưởng với nhau mà ta gọi là cộng đoàn, hay xã hội.
                         
                        Biểu tượng Tiên Rồng sinh Một Bọc Trăm Con nêu lên hình ảnh: ngay từ khởi thủy, khi khởi sinh loài người là đồng thời có cả Một Trăm Con Người cùng một lúc. Đã không chỉ một Con Người đơn độc. Hễ Con Người là có cộng đoàn, xã hội.
                         
                        Đây là điểm tuyệt diệu đầu tiên của biểu tượng Một Bọc Trăm Con, văn hóa Việt xác quyết Đặc Tính Xã Hội Bẩm Sinh của Con Người.
                         
                        Với biểu tượng Tiên Rồng Phối Hiệp, truyền thuyết Tiên Rồng xác quyết đặc tính hiệp thể tự tại của từng Con Người, và với Một Bọc Trăm Con, xác nhận đặc tính xã hội của mọi Con Người.
                         
                        Hai đặc tính cá thể và xã hội được xác định đồng thời bởi biểu tượng Tiên Rồng, đã biểu lộ tính chất đặc biệt của văn hóa Việt.
                         
                        Đây chính là nền tảng chỉ đạo trọn nếp sống dân Việt suốt mấy ngàn năm, và đã tạo một nền văn hóa đặc thù.
                         
                        c2. Hai Nguyên Lý Xã Hội
                         
                        Với biểu tượng Tiên Rồng phối hiệp và sinh ra Một Bọc Trăm Con, văn hóa Việt xác quyết rằng mọi Con Người trong xã hội đều cùng một mẹ một cha và được sinh ra cùng một lần.
                         
                        Xác quyết này khác biệt với nhiều nền tảng của văn hóa khác. Nhiều văn hóa đã phân chia xã hội loài người thành nhiều giai cấp, và chủ trương quyền thống trị là đặc ân thiên phú của một dòng họ, hoặc một giống dân. Ví dụ: Như văn hóa Hy Lạp dành quyền ăn trên ngồi trốc cho một nhóm tự cho mình là con rơi của các vị thần. Văn hóa Ấn Độ lại chủ trương con người sinh ra trong những giai cấp di truyền: ai sinh ở đầu Bruma là tăng lữ, sinh ở bụng là thương gia, sinh ở tay chân thì làm lính, làm nô lệ... Dân Do Thái thì cho rằng dòng giống của riêng họ được Tạo Hóa đặc tuyển và phải tuyệt diệt mọi giống dân cản trở họ... Chù thuyết Quốc Xã Đức lại cho rằng dân Arya da trắng thuần chủng được đặc quyền thống trị loài người.
                         
                        Đang khi văn hóa Việt dùng biểu tượng Một Bọc Trăm Con để lưu truyền nền tảng của một Xã Hội Loài Người bình đẳng tột cùng và thân thương tột cùng.
                         
                        Không có gì diễn tả đầy đủ sự bình đẳng giữa con người với con người bằng hình ảnh ngay ở cấu thành, ngay tự khởi nguyên, con người nào cũng được hưởng nhận cùng một sức sống từ mẹ từ cha, trong cùng một lúc. Mọi người đều ra đời cùng một lần trong một cái bọc.
                         
                        Tự nguồn gốc, giữa con người không thể có bất cứ một dị biệt nào, chẳng những không dị biệt về sức sống, về di truyền, mà cũng không dị biệt về tuổi tác, hoặc về ngôi thứ giữa anh em. Mọi người hoàn toàn như nhau, hoàn toàn bằng nhau.
                         
                        Qua biểu tượng Một Bọc Trăm Con, văn hóa Việt đã nêu lên nguyên lý sâu vững nhất cho Xã Hội Loài Người về bình đẳng, con người bình đẳng tự căn nguyên, Bình Đẳng Tột Cùng.
                         
                        Ngoài ra, có xã hội nào thân thương bằng những anh em ruột thịt, cùng do một mẹ một cha. Tuy là anh chị em ruột nhưng cũng ít khi thương nhau đồng đều. Anh chị thường thương yêu chăm sóc cho em nhiều hơn là đứa em lo lắng cho anh chị. Do đó khi nhấn mạnh rằng mọi người cùng được sinh ra một lượt với nhau, Tổ Tiên muốn nhấn mạnh tới sự đồng nhất ngay cả trong tình yêu thương nhau.
                         
                        Biểu tượng Một Bọc Trăm Con, trăm anh em giống nhau như đúc, giống nhau hoàn toàn về mọi phương diện. Giữa họ, không có gì dị biệt, nên không có gì xung khắc, cũng không có gì hạn chế hay cản trở họ thương nhau. Sự khắn khít giữa họ thực chan chứa, trọn vẹn, và đồng đều. Họ thương nhau tận tình.
                         
                        Trong đời sống thực tế, không hề có những người được cha mẹ sinh ra cùng một lúc và hoàn toàn giống nhau. Vì vậy tình thân thương của Trăm Anh Em cùng Một Bọc, đã vượt quá mọi kinh nghiệm yêu thương thường tình của chúng ta. Đây là tình Thân Thương Tột Cùng.
                         
                        Sự diễn đạt của Tổ Tiên thật là tuyệt vời!
                         
                        Một Bọc Trăm Con, mọi người là Anh Em Cùng Một Bọc, là biểu tượng của Xã Hội Loài Người, mà cũng là diễn đạt hai nguyên lý nền tảng hoàn hảo thâm sâu nhất của Xã Hội loài người, là Bình Đẳng Tột Cùng và Thân Thương Tột Cùng.
                         
                        Mọi người đều là Anh Em cùng Một Bọc Tiên Rồng, đều là Đồng Bào. Khi dùng chung cho mọi người trong nước, chữ đồng bào đã luôn nói lên truyền thống cao quý của văn hóa Tiên Rồng. Chúng ta cũng có thể dùng chữ đồng bào để chỉ tập thể, hay từng cá nhân. Ta gọi nhau là đồng bào để nhắc nhở rằng mình thì thực sự là anh em, do cùng một bọc Tiên Rồng. Mà là Con Người thì bất cứ ai cũng là đồng bào, Bình Đẳng và Thân Thương tột cùng.
                         
                        d. Tiên Rồng Song Hiệp Trong Văn Hóa Việt
                         
                        Thần Báo cảm nhận rằng, việc tìm hiểu cuộc sống, phong tục, tâm tư của đại chúng Việt, lại rất cần phải thực sự am tường, nhận thực, và thông suốt… chớ không chỉ lập lại những sáo ngữ, những luận điệu sẵn có trong sách vở, được uốn nắn theo thành kiến giáo điều… như trong Truyện Hồng Bàng, hay trong Thục An Dương Vương Tiên Đế Ngọc Phả Cổ Lục của nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1976.
                         
                        Ở mọi thời và mọi nơi, người ta đều mang mặc cảm học thức, coi trọng sách vở, coi trọng giới quyền chức, mà khinh thường giới bình dân. Và chỉ một câu trong cuốn sách nào đó, hay một điều luật của giới cai trị,... thường được lặp đi lặp lại như những bằng chứng, để đặt ra nền tảng uy thế suy luận của mình với nhóm đặc quyền, với giai cấp thống trị.... hơn là với nếp sống thực tại của giai cấp bị trị, với bao chục triệu người dân thọ thuế trước mắt.
                         
                        Trong suốt mấy ngàn năm dòng giống Việt, đặc biệt dân tộc Việt Nam, đã sống với một nếp sống thực và thể hiện toàn diện trên nền tảng Tiên Rồng song hiệp.
                         
                        Tuy rằng có những thời suy thoái, nhưng cũng có nhiều giai đoạn mà dân tộc Việt Nam biết sống đúng với di huấn của Tổ Tiên: đặt nền tảng con người và xã hội loài người trên triết thuyết Tiên Rồng. Nhờ đó dân Việt phát huy được một nền văn hóa đặc thù, với nhiều nét đặc trưng.
                         
                        Lịch sử Việt chứng minh rằng: thời kỳ nào dân nước biết sống đúng văn hóa Tiên Rồng, thì thời kỳ đó, giai đoạn đó dân Việt được sống trọn vẹn Con Người nhất, hạnh phúc nhất, và quê hương đất nước được hùng cường thịnh vượng nhất. Trong giai đoạn đó, mọi khía cạnh cuộc sống con người, từ cá nhân đến gia đình, làng xóm, dân nước, qua chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo, quân sự... thì nguyên lý Tiên Rồng song hiệp đã được ứng dụng triệt để. Nhờ đó, văn hóa Việt luôn luôn kết hợp thành công những yếu tố nhiều khi như đối nghịch.
                         
                        - Mỗi Người luôn luôn cố gắng sống thực trọn vẹn Con Người Tiên Rồng. Mọi người thể hiện cuộc sống vừa thể chất vừa tinh thần, vừa tình vừa lý, vừa trí vừa nhân, vừa dũng cảm vừa hiền hòa, vừa lo ăn mặc vừa để thảnh thơi, vừa cho hiện tại vừa cho tương lai, vừa cho cá nhân vừa cho tập thể... năm mươi theo mẹ năm mươi theo cha, song hiệp hoàn chỉnh, hai bên cân bằng 50 và 50.
                         
                        - Gia Đình là nền tảng sống thực và phát triển toàn diện Cuộc Sống Con Người, mà cũng vừa là đơn vị cấu thành Dân Nước.
                         
                        Trong gia đình vợ chồng sống vừa tình vừa nghĩa, vừa yêu thương vừa kính trọng, vừa thể xác vừa tinh thần, năm mươi Tiên năm mươi Rồng. Vợ chồng luôn luôn bình đẳng, cả những khi cúng tế...  Không có cảnh chồng chúa vợ tôi như văn hóa Hán.
                         
                        Người Việt chúng ta, luôn luôn theo tiêu chuẩn thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn. Thích con trai mà thương con gái. Vô nam dụng nữ như trong ca dao: "Trai mà chi gái mà chi, Con nào có nghĩa có nghì thì hơn." Có vợ chồng mà cũng có thân tộc. Có gia đình mà cũng có làng nước.
                         
                        - Xã Hội có trên có dưới mà không có thống trị. Nay là dân mai là quan và mốt lại là dân. Có khác biệt mà không có ngăn cách. Có nhân tước mà cũng có thiên tước. Có giàu nghèo mà không có chế độ nô lệ.
                         
                        Có pháp lý mà cũng có tình nghĩa... Bảo bọc che chở, đầy tình đủ lý... Có tập thể mà cũng có cá nhân. Có ta mà cũng có người. Có gần mà cũng có xa. Có nước mà cũng có nhà.
                         
                        - Chính Trị có thể chế đặc thù gồm cả làng và nước, nên vừa có vua quan mà cũng vừa có nếp sống dân chủ. Chăn dắt dân mà cũng tùy thuộc dân. Có lãnh đạo mà không có thống trị. Có triều đại mà không có giai cấp đặc quyền.
                         
                        Có mưu lược mà cũng có đạo lý. Có uy nước mà cũng có tình dân. Có tài mà cũng có đức... Với người tại thế mà cũng với người khuất mặt.
                         
                        - Kinh Tế. Mục tiêu chính của phát triển kinh tế là để tất cả mọi người sống trong xã hội Đồng Bào, cùng được hưởng cơm no áo ấm và tăng trưởng trọn vẹn.
                         
                        Có gạo trắng mà cũng phải có trăng thanh. Có cần kiệm mà cũng có thảnh thơi. Muốn tiền của mà cũng chẳng sợ nghèo. Không chịu thiếu mà cũng chẳng chịu thừa.
                         
                        Sự bình sản dựa trên cộng tác tương thân và cơ chế thích đáng, chớ không dựa trên đấu tranh hay bức chế. Theo chế độ rút thăm chia đất định kỳ, để vừa hữu sản mà cũng vừa vô sản. Không để kinh tế làm lũng đoạn Cuộc Sống Con Người, và gây nguy hại cho Xã Hội Loài Người.
                         
                        - Quốc Phòng, Quân Sự. Giữ nước là việc của toàn dân. Làng xã vừa là đơn vị xã hội, vừa là đơn vị chiến đấu. Vừa là lũy tre làng vừa là thành trì chống giặc. Để giữ nước mà cũng để giữ nhà.
                         
                        Có quân sĩ mà cũng có toàn dân. Đang là dân mà cũng đang là quân... Có võ mà cũng có văn. Có tài mà cũng có đức.
                         
                        Vừa du kích mà cũng vừa diện địa. Vừa uy lực mà cũng vừa mưu lược. Vừa đánh giặc mà cũng lo cứu người.
                         
                        - Niềm Tin. Sống đạo Người mà cũng sống đạo Trời. Vừa thờ Trời mà cũng vừa thờ Người. Đạo tại tâm nhưng trọng nghi lễ. Cho tập thể mà cũng cho cá nhân. Cho hiện tại mà cũng cho quá khứ vị lai... Cõi dương sao cõi âm vậy.
                         
                        Lấy nếp sống truyền thống làm tiêu chuẩn hòa hợp tinh hoa các tôn giáo. Sẵn sàng đón nhận chân lý của tôn giáo, mà cũng quyết liệt gạt bỏ những phần thực hành không thích hợp.
                         
                        Tóm lại, Văn Hóa Việt đã đặt nền tảng trên chuyện Tiên Rồng, trên nguyên lý Tiên Rồng song hiệp.
                         
                        Ở những nơi, những thời xảy ra sự phối hiệp không hoàn chỉnh, hoặc thiên về bên này hay nghiêng về bên kia: duy vật, duy lợi, duy tâm, duy linh, duy lý… đều là những giai đoạn hạnh phúc Con Người bị khiếm khuyết.
                         
                        e. Giải Quyết Cá Nhân và Xã Hội
                         
                        Thần Báo tin chắc rằng, nguyên nhân chính của thảm họa nhân loại hôm nay là vì các chủ thuyết hiện thời đã nhận định sai lạc về Con Người, và do đó đã đặt nền tảng giả tạo cho Xã Hội loài người.
                         
                        Khi quan niệm con người chỉ là một con thú tiến bộ, hay chỉ được đối xử như một sinh vật tiêu thụ và sản xuất của nền kinh tế thị trường, khi chỉ nhìn nhận con người với một số đặc tính và chối bỏ các đặc tính khác, khi chủ trương con người phải đối xử với nhau bằng hận thù, bằng đấu tranh, bằng mánh khóe đạp lên xác nhau mà tiến… thì làm sao con người có thể an vui hạnh phúc?
                         
                        Các chủ thuyết hôm nay: duy vật, duy lợi, duy tâm, duy linh, duy nghiệm, duy lý… và các chủ nghĩa: chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản… đã thất bại trong cố gắng tiêu diệt bất công, vì chúng đã tạo ra những giai cấp mới! Chúng lầm tưởng chúng đã giải phóng Con Người, thì thực tế là chúng lại nô lệ hóa Con Người khủng khiếp hơn, ngày một khốn khổ hơn, lụn bại hơn, tha hóa hơn, tụt hậu hơn không đúng sao?
                         
                        Nhưng văn hóa Việt, điểm quan trọng đầu tiên là phải giải quyết những sai lầm nền tảng về Con Người và Xã Hội Loài Người.
                         
                        Và vấn đề này đã được giải quyết thỏa đáng trong tinh túy của câu chuyện Con Cháu Tiên Rồng, qua ý nghĩa phối hiệp của hai biểu tượng Tiên và Rồng, tương đồng tuyệt đối, 50 theo mẹ 50 theo cha, và qua biểu tượng mọi người đều ở trong Một Bọc chứa một trăm anh em ruột thịt.
                         
                        Truyền thuyết Tiên Rồng là bản văn nhận diện chính xác và trọn vẹn về con người và về xã hội loài người.
                         
                        Qua câu chuyện Con Cháu Tiên Rồng, chúng ta nhận ra Con Người là một hiệp thể gồm cả bốn sức sống thân lực, trí năng, lẫn tâm tình và tuệ linh.
                         
                        - Thân lực thực tại
                        - Trí năng tinh biến
                        - Tâm tình thông hiến
                        - Tuệ linh vĩnh hiệp
                         
                        Để diễn tả Con Người đích thực, Tổ Tiên dùng hình ảnh Mẹ Tiên Cha Rồng song hiệp.
                         
                        Tuy là biểu tượng nhưng lại rất thực tế và chính xác, được minh chứng bằng chính cuộc sống của mỗi người và của khoa học ngày nay.
                         
                        Ngay từ đầu, con người nhận ra mình là một hiệp thể. Ai trong chúng ta cũng biết mình do mẹ và cha kết hiệp mà thành, và ai cũng nhận thấy mẹ và cha có những đặc điểm khác nhau.
                         
                        - Hình ảnh Người Cha hùng dũng và quyền biến đã giúp cấu tạo biểu tượng Rồng, và diễn tả con người dưới khía cạnh sức sống vô tận, thiên biến vạn hóa.
                         
                        Sức sống hùng mạnh của Cha Rồng chính là phần con người bộc lộ sức sống của mình qua thể chất, với các bản năng sống còn và truyền sinh. Đây chính là sức sống Thân Lực Thực Tại của con người.
                         
                        Tài thiên biến vạn hóa của Rồng lại là hình ảnh của trí khôn con người với khả năng vượt qua thể chất và các đặc tính cụ thể, bỏ qua không gian và thời gian… để trừu tượng, để suy tư, để phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, để ứng dụng, để thích nghi, để tưởng tượng, để sáng tạo… tức là sức sống Trí Năng Tinh Biến của con người.
                         
                        - Phần Người Mẹ, kinh nghiệm về tâm tình và cuộc sống của người Mẹ đối với con, chính là nguồn gốc của biểu tượng Tiên.
                         
                        Mẹ cảm thông, âu yếm, và thương con ngay từ giây phút con bắt đầu sống. Mẹ nuôi dưỡng bảo bọc con thơ chín tháng mười ngày trong chính bản thân mẹ, và trong cuộc đời… Sự bảo bọc yêu thương đến quên cả bản thân của tình mẹ, đã giúp con người nhận biết sức sống Tâm Tình Thông Hiến của mình.
                         
                        Chính tâm tình bao la của mẹ, của Tiên, tỏa rộng và kéo dài, đã giúp con người nhận ra chiều kích linh thông, tức nhận biết mình cũng có phần thông hiệp với nhau và với thế giới ngoài thời không, siêu linh, vĩnh cửu… được diễn tả qua đặc tính thoát tục, siêu phàm và trường sinh bất tử của Tiên. Đó chính là hình ảnh để ghi nhận sức sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp của con người.
                         
                        - Đặc tính Song Hiệp của Mẹ Tiên Cha Rồng cũng do kinh nghiệm của con người về chính cá thể mình. Tuy do mẹ do cha, nhưng con người nhận ra mình là một hiệp thể toàn vẹn, bất khả phân, và trong mình cũng có các sức sống 50 theo Mẹ 50 theo Cha.
                         
                        Từ tất cả những kinh nghiệm đó, Tiên Rồng Song Hiệp được nhận ra là nguyên lý nền tảng để nhận diện chính bản thân con người, chính các sức sống, và tất cả những tương quan, những sinh hoạt, hay bất cứ những gì mang đặc tính Người.
                         
                        - Theo truyền thuyết Tiên Rồng, biểu tượng Một Bọc Trăm Con, khẳng định Đặc Tính Xã Hội Bẩm Sinh của con người, cũng do kinh nghiệm của cuộc sống gia đình, với mẹ với cha, với anh chị em.
                         
                        Trong cuộc sống, con người nhận ra mình không thể sống đơn độc. Ngay từ lúc bắt đầu sống, con người cần có mẹ có cha, có sự chăm sóc bảo bọc của tình thân ruột thịt. Khi sống đơn độc, con người không thể phát triển toàn vẹn một cuộc sống xứng đáng Làm Người.
                         
                        Do kinh nghiệm đó, con người nhận ra mình vừa là một hiệp thể cá biệt toàn vẹn, mà cũng vừa là một thành phần của cộng đồng anh em.
                         
                        Cũng do kinh nghiệm của cuộc sống trong tình thân với cha mẹ anh chị em, con người nhận ra mình cũng có cùng một nguồn gốc, cùng một sức sống, và cùng chia sẻ cuộc sống với nhau.
                        - Con người rút tỉa kinh nghiệm do cuộc sống bản thân quây quần trong gia đình. Tuy nhiên, cuộc sống không đóng khung trong tập thể hạn hẹp, mà mở rộng tới nhiều con người khác.
                         
                        Cuộc sống càng kéo dài và càng có đông người, thì con người càng thêm kinh nghiệm về những khác biệt trong tài năng, trong sức lực, cũng như trong những may rủi của cuộc đời. Do đó, kinh nghiệm đối xử với nhau, và do tâm tình muốn bảo đảm cuộc sống tốt đẹp cho hết mọi người, con người nhận ra rằng mỗi người phải “Nhận thực chính mình.”
                         
                        Khi đã biết rõ thân phận Con Người của mình, mỗi người lại phải nhìn nhận và sống với những con người khác như những con người tinh vẹn, không để bất cứ ngoại vật nào làm sai lạc hình ảnh đích thực của con người, “Chỉ thấy con người.”
                         
                        Cũng do kinh nghiệm san sẻ trong tình thân, con người nhận ra cách xử dụng thích đáng tài năng và của cải. Tài và của chỉ là những phương tiện để giúp nhau cùng phát triển, “Tài của giúp người,” để tất cả “Mọi người cùng hưởng” hạnh phúc và thăng tiến, không trừ ai.
                         
                        - Do kinh nghiệm sống thân thương của gia đình, con người nhận ra tình cảm giữa con người với con người đã phát xuất từ việc nhận nhau la “Anh Em,” “Giống nhau như đúc,” và từ thực tâm “Quyết chẳng lìa nhau.”
                         
                        Tình yêu thương ruột thịt đó lại nhận thêm nhiều kinh nghiệm khi gia đình có thêm những người xa lạ, như khi anh chị em trong gia đình cưới vợ gả chồng.
                         
                        Với cuộc sống đầy biến chuyển va trắc trở, con người lại nhận ra rằng tình thân thương chỉ tồn tại khi con người sẵn sàng đánh đổi cả cuộc sống mình cho những người mình mến thương, “Sẵn sàng chết cho nhau.”
                         
                        Và rồi, dầu yêu thương nhau khắng khít, dầu có thắng vượt mọi trở ngại để bảo vệ tình thân, con người cũng trải qua kinh nghiệm của sự chết, của việc người thân vĩnh viễn chia lìa.
                         
                        Nhưng cũng do kinh nghiệm đó, do lòng thương nhớ không nguôi, con người lại cảm nhận là sự chết chẳng những không chấm dứt hoặc ngăn cản, mà trái lại, còn giúp nhau thể hiện trọn vẹn tình Thân Thương Tột Cùng, “Mãi mãi có nhau,” vì khi đó không còn bất cứ gì có thể ngăn cản con người kết hiệp với nhau trong yêu thương, trong tình đồng bào.
                         
                        - Tất cả đều là kinh nghiệm sống, và tất cả đều phát xuất từ tình thân ruột thịt gia đình, từ mẹ, từ cha, từ anh chị em, đối với nhau.
                         
                        Và cũng vì vậy, mọi cuộc sống mang vết tích con người, mọi cuộc sống xứng đáng con người, mọi cuộc sống tràn đầy ý nghĩa, mọi cuộc sống toàn vẹn, đều là những cuộc sống bộc lộ và thể hiện tình thân giữa Người và Người.
                         
                        Cũng vì vậy, văn hóa Việt bao gồm mọi con người trong tình thân của Gia Đình. Đối với nếp sống Việt, làng, nước, và cả nhân loại, cũng chỉ là một gia đình. Con người toàn nhất, tự tại, bất khả phân, nhưng đồng thời Con Người cũng bẩm sinh là thành phần của xã hội. Trong cùng một lúc, khởi sự có Con Người là có 100 người. Không hề có Con Người đơn độc như các nền văn hóa khác.
                         
                        Với triết thuyết Tiên Rồng của Việt học, chẳng những chúng ta giải quyết được những xung đột và sai lầm của chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể, mà còn giúp chúng ta thay đổi vận hành thế giới thoát cơn tao loạn của chủ trương đấu tranh sinh tồn hay mâu thuẫn nội tại.
                         
                        Ở cấu thành cũng như ở mọi sinh hoạt của con người, luôn luôn phải có sự hòa hiệp đứng đắn và đầy đủ, song hiệp, giữa hai cấu tố tương đồng, được biểu trưng qua Tiên và Rồng, như giữa cá nhân và cộng đồng, giữa gia đình và làng nước, giữa vật chất và tinh thần, giữa tình và lý, giữa vợ và chồng, giữa chù và thợ, giữa kinh tế và đời sống…
                         
                        Tổng Kết
                         
                        Truyện Hồng Bàng, với Lạc Long Quân và Âu Cơ, với nhiều dấu vết của thời An Dương Vương, với tên nước ta gọi là Xích Quỷ. Thời xưa, mặt đất được kha thiên văn Đông Á chia vùng theo tên của 28 ngôi sao trên trời; và vùng ngôi sao tên Quỷ là vùng Hồ Động Đình.
                         
                        Với tham vọng thống trị và đồng hóa của người Hoa, đặc biệt ở giới học thức và Truyện Hồng Bàng, đã đưa đến việc lạm nhận là mọi giống dân quanh vùng đều được khai hóa bởi nền văn minh Hoa, và mang ảnh hưởng Hoa trong mọi phương diện. Sai lầm này rất phổ biến trong quá khứ, và cho tới hiện tại vẫn còn được nhiều người trong giới học thức nhắm mắt hỗ trợ, dầu là có trái ngược với chứng cớ lịch sự và Việt học. Trách gì trong thời gian qua, với sự lạm nhận và xuyên tạc trùm khắp mọi lãnh vực, nhiều nhân vật Tộc Việt cũng đã bị ảnh hưởng lây!
                         
                        Bởi thế, việc tìm hiểu, khảo cứu, áp dụng, sống và nhìn người khác sống chung quanh để thích nghi với hiện cảnh, mà ta trọn tâm trọn ý… là cả một tiến trình dài, như lịch sử một dân tộc đã trải qua bao ngàn năm tiếp diễn, cao siêu, và hiện thực… đang là một đặc điểm của dân tộc Việt chúng ta.
                         
                        Tóm lại, chúng ta cũng còn nhiều truyền thuyết cần tìm hiểu trong tinh thần hiếu thảo, biết ơn, và khâm phục Tổ Tiên, mà cũng là xây đắp niềm tự tin tự hào chính đáng vào quá khứ, để hăng say xây dựng hiện tại, va hiên ngang bước vào tương lai Nước Dân Việt.
                         
                         
                        Phạm Văn Bản
                        Lynnwood, ngày 9 tháng 6 năm 2007
                        http://www.phamvanban.com
                         
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2008 07:30:52 bởi Thần Báo >
                        #42
                          venus4t.vns_hnu 04.08.2008 18:10:45 (permalink)
                             Ngocdiep chào các bạn! ND xin được tìm hiểu về lịch sử Việt Nam chúng ta về vấn đề nguồn gốc dân tộc và thời đại Hùng Vương. Đây là một trong những vấn đề khá quan trọng của lịch sử dân tộc. Mong các bạn cùng đọc nghen!
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2008 04:30:14 bởi ngocdiep87 >
                          #43
                            Thần Báo 06.08.2008 00:03:30 (permalink)
                            Thưa bạn Ngọc Diệp và các bạn.
                             
                            Qua phần bài "phản biện" của Thần Báo về Truyện Hồng Bàng của "nhà văn" Trần Thế Pháp ở thế kỷ 14, đã mang tham vọng thống trị và đồng hóa của người Hoa, đặc biệt lại đã có vấn nạn ở giới học thức xưa nay, đưa đến việc "nối giáo cho giặc" và lạm nhận là mọi giống dân quanh vùng đều được khai hóa bởi nền văn minh Hoa, và mang ảnh hưởng Hoa trong mọi phương diện.
                             
                            Sai lầm này đã phổ biến trong quá khứ từ thế kỷ 14, và cho tới ngày nay, hiện tại vẫn còn được nhiều người trong giới học thức nhắm mắt hỗ trợ..., dầu là có trái ngược với chứng cớ lịch sự và Việt học, mà chưa thấy ai "dám" nói đúng... Không biết mình là ai, thì còn làm được cái gì?
                             
                            Trách gì trong thời gian qua, với sự lạm nhận và xuyên tạc Nguồn Gốc Sử Việt đã trùm khắp trên mọi lãnh vực, và nhiều nhân vật Tộc Việt cũng đã bị ảnh hưởng lây... Bởi thế, Thần Báo thiết tha đề nghị rằng chúng ta cần tìm hiểu... trong tinh thần hiếu thảo, biết ơn, và khâm phục Tổ Tiên, để mong xây đắp niềm tự tin tự hào chính đáng vào quá khứ, để hăng say xây dựng hiện tại, va hiên ngang bước vào tương lai Nước Dân Việt trong thời đại mới, thời đại tín liệu.
                             
                            Nhìn lại qúa trình, lịch sử minh xác rằng đại đa số dân Việt có một nếp sống riêng, khác biệt với những điều đang thấy trong tài liệu sách vở... vì sao?
                             
                            Sở dĩ có tình trạng này, vì xã hội Việt thời trước có hai hạng người: hạng biết chữ và hạng không biết chữ.
                             
                            Hạng biết chữ là những người đã học chữ nho, đọc được nhiều sách vở Trung Hoa, và theo Khổng học. Hạng không biết chữ, là người không biết đọc biết viết nhưng đã sống theo truyền thuyết, truyền thống của Tổ Tiên, của dân tộc giống dòng.
                             
                            Với sự phức tạp như Thần Báo vừa nêu, hạng người không biết chữ nho, chiếm đa số (có thể ước đoán có vào khoảng 95% dân số Việt).
                             
                            Dầu hơn 95% dân chúng sống với tinh hoa văn hóa Việt, sống theo phong tục và niềm tin của đạo sống Việt... nhưng lại không được biết đến bằng hạng người 5% biết đọc biết viết, biết ghi lại thành sách vở.
                             
                            Do đó, ngày nay, nếu chúng ta chỉ căn cứ vào sách vở để tìm hiểu, thì chỉ biết được nếp sống dân Việt của 5%, và từ đây mà có nhiều nhận định sai lầm về dân tộc ta... có đúng không?
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2008 00:06:48 bởi Thần Báo >
                            #44
                              venus4t.vns_hnu 06.08.2008 00:09:24 (permalink)
                                  Dưới đây là hai chủ đề mà ND sẽ trình bày:


                                      1. Dân tộc Việt Nam nhìn từ truyền thuyết “Lạc Long và Âu Cơ” hay còn gọi là “truyện Hồng Bàng”

                                      2. Nguồn gốc dân tộc, lãnh thổ đất nước dưới thời đại Hùng Vương.

                              *******************


                                     Việc nghiên cứu nguồn gốc dân tộc chúng ta cần phải dựa trên thành tựu của nhiều ngành khoa học liên ngành như: khoa học lịch sử, khảo cổ học, văn hoá học, dân tộc – nhân chủng học… Với những gì đã được học, đọc và …. tìm hiểu, ND mong làm sáng tỏ phần nào vấn đề này! Sau đây là những nhìn nhận bước đầu của ND về vấn đề trên:


                              1. Về truyền thuyết “Lạc Long và Âu Cơ” hay “Hồng Bàng”.

                                    Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian được hư cấu và truyền miệng từ đời này qua đời khác, được thêu dệt qua từng lớp người ở từng thời đại. Do đó, truyền thuyết có nhiều dị bản (phiên bản) khác nhau với những tiểu tiết đôi khi khác xa nhau. Vấn đề này cũng bắt gặp ngay ở nhiều tư liệu chữ viết. Ví như tác phẩm
                              “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng vậy. Biết bao dị bản của Kiều: dị bản do dân gian ghi nhớ, dị bản cho dịch thuật của các tác giả… Vấn đề mấu chốt ở đây là, tất cả các dị bản (kể cả văn học viết) đề cập tập trung đến vấn đề gì? Nó phản ánh nội dung gì?

                                    Về truyền thuyết “Lạc Long và Âu Cơ” còn được dân gian gọi nôm na là “Bọc trăm trứng”, các học giả gọi là “Truyện Hồng Bàng” … Và tương tự như vậy, mỗi dị bản đều thêm bớt với những chi tiết khác nhau.


                                    Trong các tác phẩm sử học Việt Nam, cuốn sử đầu tiên đề cập đến “Bọc trăm trứng” và được đặt tên là “truyện Hồng Bàng” hay “Kỷ Hồng Bàng thị” là bộ tập đại thành Đại Việt Sử Ký toàn thư. Bộ sử dân tộc đồ sộ này là công sức của tập thể tác giả sử học Việt Nam chúng ta từ cuối triều Trần và triều Lê. Nó được coi là công trình sử học mẹ vì nó là tập hợp thành tựu của các công trình sử học Việt Nam lúc bấy giờ.


                                    Tuy vậy, trước khi “Bọc trăm trứng” được các nhà sử học đưa vào công trình sử học chính thống quốc gia thì nó cũng đã được đề cập đến trong các tác phẩm “Việt Nam thế ch픓Việt sử lược”“Lĩnh Nam trích quái” cuối đời Trần. Vấn đề là ở chỗ, những dị bản này đều tiếp thu truyền thuyết dân gian để viết lại với quan điểm và tư tưởng của từng người. Vì lẽ đó, truyện Hồng Bàng có những khác biệt.


                                    Trong dân gian, truyền thuyết dân gian về “Lạc Long và Âu Cơ” phổ biến đều không đề cập đến mốc thời gian và các chi tiết mang tính chất phả hệ như các công trình sử học phong kiến đã trình bày. Chúng ta hãy xem một dị bản truyền thuyết dân gian về “Lạc Long và Âu Cơ”:


                              “Lạc Long Quân vốn là dòng giống rồng con vua Thuỷ tề. Một lần đi chơi, Lạc Long Quân gặp nàng Âu Cơ, hai người ăn ở với nhau sinh ra một bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm con. Năm ấy trời hạn hán, Lạc Long Quân đành trở về  với vua Thuỷ tề. Nàng Âu Cơ ở lại nuôi con. Trăm người con không có gì ăn, thương con nàng Âu Cơ gọi Lạc Long Quân về. Lạc Long Quân nói rằng: “ Ta là giống rồng, nàng là giống tiên không ở được cùng nhau. Nay, ta đưa năm mươi người con xuống biển. Nàng đưa năm mươi người con lên rừng. Khi hoạn nạn giúp đỡ nhau”. Nàng Âu Cơ ở lại cùng các con tôn người con cả lên làm vua, đó là vua Hùng thứ nhất. Vua Hùng chia nước ra thành mười lăm bộ…”.


                                    Truyền thuyết này rất phổ biến, đã là người Việt Nam chúng ta thì không ai không biết. Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được ông bà cha mẹ kể cho nghe hàng đêm. Tư duy dân gian vốn mộc mạc và đơn giản những nếu nghĩ thì rất sâu sa, ẩn chưa nhiều vấn đề phải nghĩ.


                                    Vậy vấn đề ở đây là: tại sao hầu hết các sách sử cổ của chúng ta lại đề cập đến mốc thời gian rất cụ thể (năm Nhâm Tuất, tức năm 2.879. Tr.cn) và cương giới lãnh thổ cụ thể (đông giáp Nam Hải, tây giáp Ba Thuc, bắc giáp Động Đình hồ, nam giáp nước Hồ Tôn)?
                              ND nghĩ vấn đề này như sau:

                                    Thứ nhất
                              , truyền thuyết là sự hư cấu mang tính huyền thoại xuất phát từ sự kiện hiện tượng lịch sử. Tức là, hạt nhân căn bản của truyền thuyết xuất phát từ hiện thực lịch sử có thật nhưng được tô vẽ mang yếu tố siêu nhiên. Truyền thuyết Lạc Long và Âu Cơ cũng vậy. Ai tin hoàn toàn vào truyền thuyết này là sự thật không? Không ai tin cả. Nhưng chúng ta lại tin rằng chúng ta đều chung nguồn gốc tổ tiên do một cha: cha Rồng và một mẹ: mẹ Tiên sinh ra. Dù là ai đi chăng nữa, dù sóng gió gì đi chăng nữa đã là người Việt Nam, chúng ta đều là anh em một nhà. Ngụ ý người xưa thông qua truyền thuyết này là ở đó, là ở hai từ thiêng liêng: Đồng Bào!


                                    Thứ hai, vấn đề truyền thuyết “Lạc Long và Âu Cơ” hay “Hồng Bàng thị” trong các sách cổ sử Việt Nam.


                                    Chúng ta đều biết, các nhà sử học phong kiến Việt Nam đều dựa vào truyền thuyết “Bọc trăm trứng” và biên soạn vào trong các công trình sử học. Vấn đề là, các nhà sử học đứng trên quan điểm nho giáo, chịu ảnh hưởng lớn từ hệ tư tưởng nho giáo. Một trong những hạt nhân quan trọng của nho giáo là đề cao nam giới: người đàn ông trong gia đình, người quân tử và cao hơn hết là Hoàng Đế (bậc Đế vương). Triết lý đó của nho giáo ảnh hưởng đặc biệt đến các nhà sử học Việt Nam thời trung đại. Chính vì xuất phát đó, truyền thuyết dân gian về “Bọc trăm trứng” được các nhà sử học thêm thắt để tạo ra một truyền thuyết “hoàn chỉnh” như chúng ta đã thấy trong các công trình sử học mà ND đã đề cập từ đầu.


                                    Tại sao lại có sự khác biệt này? Theo ND, những sự hư cấu thêm về truyền thuyết này xuất phát sâu sa nhất chính là từ tinh thần yêu nước, tự cường và tự hào về truyền thống văn hoá - lịch sử dân tộc. Các nhà sử học đã mang những tinh thần đó vào các công trình sử học của mình để chuyển truyền thuyết dân gian thành văn bản “giấy trắng mực đen” và thêm mốc thời gian, địa giới cho sánh nganh đế chế phong kiến Trung Hoa đương thời. Vì, các sử gia Trung Quốc phong kiến cũng như vua quan phong kiến Trung Hoa luôn coi nước Việt ta là “nhược tiểu”, “man di”… và họ có quyền thống trị “khai hoá”. Điều này thấy rõ nhất trong sự thống trị dân tộc ta ngót ngàn năm của các thế lực phong kiến Trung Hoa (tính từ năm Triệu Đà xâm lược và cai trị (179. Tr.cn) đến khi dân tộc chúng ta giành được độc lập bằng khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (905) và chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938)).


                                    (còn tiếp, xin mời các bạn đọc sau vì...ND còn phải đánh máy. Hic!)

                               
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2008 04:34:21 bởi ngocdiep87 >
                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 6 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 76 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9