HÃY TRAO ĐỔI VỚI MÌNH VỀ LỊCH SỬ DÂN TỘC ĐI CÁC BẠN!
Thay đổi trang: << < 456 > | Trang 4 của 6 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 76 bài trong đề mục
Thần Báo 06.08.2008 03:18:28 (permalink)
Ngọc Diệp và các bạn thân mến.
Tôi xin phép được nói rõ thêm một số ý tưởng của mình, sao cho mạch lạc hơn, nhằm mở rộng đường dư luận, và giúp cho cuộc tranh luận của chúng ta rõ ràng và kết quả hơn. Xin cám ơn Ngọc Diệp và các bạn trước.
Tôi thực sự bàng hoàng nhớ lại Ðạo Sống Việt với những con người và xã hội đồng bào, một xã hội bảo bọc tình nghĩa anh em, thân thương bình đẳng, và được đặt căn cứ theo truyền thuyết của dân tộc qua biểu tượng Một Mẹ Trăm Con. Nếp sống đó đang hàm chứa với bao nét tinh hoa Văn Hóa Việt, được huấn linh với những bài học ngàn đời của Tổ Tiên, và hình thành một nền triết thuyết dân tộc vững chắc và minh chính, gọi là Hệ Tiên Rồng.
Hệ thống tư tưởng chỉ đạo sống động và hiện thực này, được đặt nền tảng căn bản trên biểu tượng Bộ Kinh Việt và Lịch Sử Văn Hóa của dân tộc ta. Hệ thống này không do một người hay một nhóm người sáng tác, mà là cả một nền văn hóa sống trong lòng dân tộc dầu cho ý thức đó có ít nhiều, tùy người... nhưng Hệ Tiên Rồng không còn là học thuyết hay lý thuyết, mà trở thành một sinh thức hệ.
Tôi cũng cảm nhận rằng mỗi câu, mỗi mệnh đề trong phần bài đang chờ cả một thiên khảo cứu về lịch sử và văn hóa của cả một dân tộc. Cho nên cũng là phần mà mọi người chúng ta suy tư, tìm hiểu, thảo luận để đóng góp thêm vào việc khám phá gia tài siêu việt của Tổ Tiên.
 
Những tìm hiểu, khảo cứu, áp dụng, sống và nhìn người khác đang sống… giúp chúng ta thích nghi với hiện cảnh, trọn tâm trọn ý góp phần vào đại cuộc giúp dân cứu nước. Ðó là tiến trình dài, như lịch sử của một dân tộc đã đang trải qua bao ngàn năm tiếp diễn, cao siêu, và hiện thực... là một đặc điểm của chúng ta, hôm nay. Có đúng không?
 
Giả sử, truyền thuyết này là không đúng, không thích hợp... tôi thiết nghĩ chỉ cần một vài đời không nhắc nhở, không truyền khầu... thì nó đã mất từ lâu?
 
Bộ Kinh Việt
 
Những tinh hoa đúc kết những lời khuyên nhủ của Tổ Tiên, được soạn thành một bộ sách ngàn trang, gọi là Bộ Kinh Việt... Mỗi chi tiết, mỗi câu nói đã trở thành bài học thâm thúy mà Tổ Tiên nâng niu trang trọng trao lại cho con cháu, và làm thành một hệ thống biểu tượng chỉ đạo sống động hiện thực.
 
Ðiểm đặc biệt Tổ Tiên ta truyền lại một hệ thống biểu tượng, chớ không phải hệ thống ngôn từ, hay tư tưởng. Bởi ngôn từ hay tư tưởng có thể theo thời gian hoặc chế độ mà bị bóp méo, hiểu lệch lạc ý nghĩa. Ví dụ chữ “tự do” đang được hiểu theo cách khác biệt của các thể chế chính trị hiện tại. Nhưng biểu tượng thì trước sau vẫn thế, cứ tùy thời mà chúng ta dùng ngôn từ hiện đại diễn tả.
 
Riêng Kinh Tiên Rồng vì là một trong ba kinh nền tảng: Kinh Tiên Rồng, Kinh Trầu Cau và Kinh Chữ Ðồng. Ðược gọi là nền tảng vì trong đó chúng ta có nhận diện, có định nghĩa đúng thực về con người và xã hội con người một cách hoàn chỉnh, toàn diện, cũng như đã đúc kết toàn bộ văn hóa Việt. Khai thác những nét đặc thù đó, chúng ta có được một hệ thống tư tưởng chỉ đạo sống động và hiện thực, theo nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp Hoàn Chỉnh, để áp dụng vào cơ cấu tổ chức xã hội Bọc Mẹ Trăm Con.
 
1. Kinh Tiên Rồng
 
Từ kinh nền tảng Tiên Rồng, chúng ta có được nguyên lý sinh hóa của vạn vật, đặc biệt căn cứ trên con người, tức Tiên Rồng Song Hiệp Hoàn Chỉnh. Với Kinh Tiên Rồng, ta có được định nghĩa về con người hoàn chỉnh, toàn diện và đúng thực. Và từ con người Tiên Rồng, chúng ta mới nhận diện ra xã hội Tiên Rồng với hai nguyên lý siêu việt của con người: Thân Thương Tột Cùng và Bình Ðằng Tột Cùng.
 
2. Kinh Trầu Cau
 
Kinh nền tảng này chia sẻ với Kinh Tiên Rồng, rút từ Bọc Mẹ Trăm Con – hai anh em sinh đôi, giống nhau như đúc, thương nhau rất mực, và chưa hề lìa nhau – để áp dụng vào đời sống con người, gọi là Ðạo Sống Tiên: Thân Thương Tột Cùng của con người. Với Kinh Trầu Cau, ông bà ta đặt nền tảng tương quan giữa người với người. Nghĩa là thương nhau trọn tình, sẵn sàng chết vì thương và có chết cũng vẫn còn thương.
 
Vì là nền tảng tương quan giữa con người, nên cũng là nền tảng cho xã hội, tổ chức nền tảng như gia đình, gia tộc cho chí dân tộc, nhân loại. Lời linh huấn tổ tiên quá thâm thúy và diệu vời! Từ đó chung ta thấy xã hội Việt với bao tấm gương sống sáng ngời: lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, thiếu phụ Nam Xương, Anh phải sống, nuôi chồng tù cải tạo, rồi lo cho chồng vượt biên, thành tín với vợ, chung thủy đợi chờ với ngày đoàn tụ… tình nhà, tình nước chết chưa hết tình.
 
3. Kinh Chữ Ðồng
 
Cũng như Kinh Trầu Cau rút ra từ tổ chức Bọc Mẹ Trăm Con hình ảnh hai con người để áp dụng Thân Thương Tột Cùng của xã hội, thì để dạy bài học Bình Ðẳng Tột Cùng, Ðạo Sống Rồng thì ông bà ta lấy lại biểu tượng nàng công chúa Tiên Dung. Tuổi trăng tròn và nàng đẹp, giầu sang, được yêu thương kính trọng, quyền thế cao cả, tột cùng trong xã hội. Sướng như tiên! Theo chữ nho, chữ nhân ghép với chữ sơn thành chữ tiên, tức người ở núi: núi của, là phần vật chất của con người.
 
Nàng qủa là tiên giáng trần! Ðang khi chàng rồng Chữ Ðồng đói khổ, lang thang kiếm sống bên bờ sông bãi sú. Có cái khố (quần đùi) vì hiếu mà chàng phải liệm cho cha lúc người từ trần. Ông bà ta muốn diễn tả… sống với nhau thì phải thấy nhau bằng con người thật! Con người tinh tuyền và không bị vật chất che phủ, hay làm ngăn cách. Chàng là rồng ẩn mình trong lòng đất (thủy phủ) đang khi nàng công chúa Tiên Dung khuôn màn tắm gội. Nàng từ trời xuống, chàng từ đáy huyệt lên. Nàng giầu sang tuyệt thế, chàng tệ hơn khố rách áo ôm! Xin hỏi ở đời ai hơn công chúa, ai thua anh chàng nghèo khổ thế mà nên duyên, song hiệp … thì xin hỏi xã hội còn kẽ hở nào để phân cách, phân chia giai cấp?

Và nhờ Song Hiệp Tiên Rồng mà con người được hạnh phúc. Tiên Dung Chữ Ðồng đã giúp dân. Họ có cả một chương trình phát triển xã hội: giáo hóa dân chúng (dạy dân phép tiên), phát triển kinh tế (lập phố xá), ngoại thương (ra biển đi buôn), phát triển giao dịch lưu thông (gậy thần rút đất)… rồi khi họ Về Trời dân chúng cũng được về theo, nghĩa là chúng ta cũng được thành tiên, hạnh phúc, cực lạc.

 
Ðọc tới đây qúy độc gỉa cũng đã hiểu nhiều hơn cả người viết, đã rõ ràng sự tích các kinh … cũng như người viết, còn bao điều muốn nói về văn hóa Việt nhưng làm sao nói hết được. Vậy mỗi con cháu Việt, tâm hồn, máu huyết là cả một kho tàng đang tiềm ẩn, xin tự khai thác gia tài tổ tiên trong ta.
 
Vấn đề tìm ra nguyên nhân của thảm họa nhân loại hôm nay, vì chủ nghĩa chủ thuyết đã nhận định sai lạc về Con Người, và đặt nền tảng gỉa tạo cho Xã Hội loài người. Khi quan niệm con người chỉ là con thú tiến bộ, hay sinh vật tiêu thụ, khi nhìn nhận con người với một số đặc tính mà chối bỏ những đặc tính khác, khi chủ trương con người đối xử bằng hận thù, bằng đấu tranh, bằng mánh khóe thì làm sao con người có được hạnh phúc an vui?

Và những sai lầm về nền tảng con người cùng xã hội loài người, được Tổ Tiên Việt giải quyết thỏa đáng với tinh túy của câu chuyện “Con Rồng Cháu Tiên.” Qua ý nghĩa chuyện kết hiệp giữa hai biểu tượng Tiên Rồng, tương đồng tuyệt đối, 50 theo mẹ 50 theo cha, và cũng qua biểu tượng, mọi người đều từ Một Bọc chứa đựng một trăm anh em ruột thịt. Kinh Tiên Rồng qủa là bản văn nhận diện chính xác và trọn vẹn về con người và về xã hội loài người.

 
Qua đó, chúng ta có thể nhận ra con người gồm cả thân xác, trí khôn, lẫn tâm tình và thông hiệp với thế giới bên kia (siêu linh). Con người là một hiệp thể toàn nhất, tự tại, bất khả phân, nhưng đồng thời Con Người cũng bẩm sinh là thành phần của xã hội. Trong cùng một lúc, khởi sự có Con Người là có luôn 100 người!
 
Với Kinh Tiên Rồng, chẳng những chúng ta giải quyết những xung đột giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể, mà còn xác quyết rằng thế giới vận hành không phải do mâu thuẫn nội tại, mà nhờ Song Hiệp Hoàn Chỉnh. Ở cấu thành cũng như ở mọi sinh hoạt của con người, luôn luôn phải có sự hòa hiệp đúng đắn và đầy đủ giữa hai cấu tố tương đồng, được biểu trưng qua Tiên và Rồng, như giữa cá nhân và cộng đồng, giữa gia đình và làng nước, giữa vật chất và tinh thần, giữa tình và lý, giữa kinh tế và đời sống.
 
Các chủ thuyết hôm nay thất bại trong cố gắng tiêu diệt bất công vì tạo ra những giai cấp mới. Nhưng Kinh Chữ Ðồng của văn hóa Việt, với chàng Chữ Ðồng không khố và nàng công chúa Tiên Dung, đã đưa ra, chẳng những quan niệm mà còn nguyên tắc và phương thức hành động, để xã hội được thực sự bình đẳng, loại trừ giai cấp, đặc quyền, lạm dụng, ỷ lại quyền thế, kỳ thị chủng tộc, v.v…
 
Ðứng trước cái thế giới băng hoại đầy hận thù, lường gạt, mạnh được yếu thua,… và gia đình suy thoái, tan rã, … Con người càng thêm cô độc đơn côi, bơ vơ vất vưởng… thì Kinh Trầu Cau lại đặt nền tảng cho sự liên hệ đích thực giữa Người và Người, cũng như cho cách sống thực những mối ràng buộc thiết yếu, thực tại và cao qúy của con Người. Không phải chỉ lý thuyết suông, mà còn là những phương thức thực tế, áp dụng từ trong cội nguồn tâm tư đến việc thể hiện nơi cuộc sống hằng ngày và thành quả sinh động trước mắt.

Sau các kinh nền tảng cho con người và cuộc sống con người trong xã hội, Tổ Tiên Việt dạy về một cơ cấu quan trọng nhất, đã chi phối mạnh mẽ đời sống con người, đó là nước, quốc gia.

 
4. Kinh Tiết Liêu
 
Nếu như Kinh Chữ Ðồng đề ra nguyên tắc phát triển xã hội, thì Kinh Tiết Liêu dạy việc Trị Nước An Dân. Vua Cha muốn truyền ngôi dạy chúng ta dâng lễ vật thờ cúng tổ tiên, trong khi nhiều nền văn hóa khác lại dạy phải kiếm nhiều thủ cấp của dân láng giềng,… Và Tiết Liêu vì hiếu thà lo cho mẹ hơn làm vua… nên làm bánh dày bánh chưng… và rồi làm vua! Ðó không phải là nền tảng An Dân Trị Nước đó sao?
 
Tiết Liêu có tinh thần dân tộc (thờ cúng Tổ Tiên), hiếu thảo (gia đình là gốc của nước, như trong Kinh Trầu Cau), không màng giầu sang nhưng biết lo cho dân (lấy gạo làm căn bản sống của dân), có sáng kiến, phát triển kinh tế (gạo nấu cơm để lâu dễ bị thiu, nhưng làm thành bánh dày bánh chưng thì để được cả tháng)… lại đủ đạo Trời đạo Ðất (tròn, vuông),… Con người như thế không đáng trị nước an dân sao?
 
Nhìn vào đời sống con người trước mặt, chúng ta có kinh nghiệm đắng cay với những thể chế độc tài, đảng trị! Mặt khác, lại cũng thấy nhan nhản những tệ đoan trong xã hội dân chủ “đấu thầu,” dựa trên quảng cáo mỵ dân… thì với hai kinh: Kinh Tiết Liêu và Kinh An Tiêm đã phân định rõ ràng hai hệ thống tổ chức nước làng để định đặt một nếp sống dân chủ đúng nghĩa, trung thực, thực tiễn, bảo đảm hữu hiệu và vững chắc cho cuộc sống tự do hạnh phúc của mọi người.
 
5. Kinh An Tiêm
 
Chuyện qủa dưa đỏ cũng hình thành bài học tương tự! Thà bị Vua Cha đày oan còn hơn phải trốn theo tầu buôn mà về đất liền làm giặc,… Nhưng khi có qủa dưa đỏ, dưa hấu, một loại của ngon vật lạ nơi hải đảo đã gởi về dâng vua, biếu nước! Và từ đó dân ta, đặc biệt nơi miền khô cháy nóng bỏng, được thêm món ăn tươi mát thơm ngon… Chàng chẳng đáng mặt trị nước an dân đó sao?
 
Dưới khía cạnh kinh tế, chúng ta có thể nói, Kinh Tiết Liêu phát triển trên đất, nội địa … Kinh An Tiêm phát triển vùng biển … và cũng đừng quên Kinh Chữ Ðồng.
 
6. Kinh Mỵ Châu
 
Ðúng là Kinh Giữ Nước! Xây thành làm gì (Cổ Loa), cậy vào khí giới có ích chi (cái nỏ thần), chờ đợi chi người xa lạ (thần Kim Quy),… Khi xây thành cho dân khổ! Phung phí làm dân cùng cực! Ỷ vào nỏ thần mà quên dân!… Và thành cao, khí giới tốt có ích chi khi chính người con gái yêu, con dân cuối cùng của mình (Mỵ Châu) cũng còn đối nghịch!

Lấy câu chuyện thương tâm An Dương Vương, và Mỵ Châu Trọng Thủy là câu chuyện làm mất nước để mô tả bài học Giữ Nước, tức là phải giữ hồn nước, giữ dân nước, giữ sức nước, và giữ đất nước!… Ngược lại thì chỉ là “ảo tưởng giữ nước” như vua An Dương Vương bị bại trận bởi Triệu Ðà.

 
7. Kinh Phù Ðổng
 
Là Kinh Cứu Nước. Giặc chiếm đã (ba) năm, và trong ba năm đó, dân chúng đã nằm chỉ như đứa bé: không thể đi, không thể đứng, không thể nói, không thể cười! … Nhưng rồi Tộc Tổ hiện về (Cụ Gìa áo đỏ, múa nhảy với bọn trẻ ngoài đầu xóm!) như trong Kinh Tiên Rồng, khi Cha Rồng xác tín: “Khi nào cần thì gọi, ta về ngay!”
 
Vâng lời Tổ, Vua Hùng sai sứ đi tìm người cứu nước… và Cậu Bé Phù Ðổng lắng nghe sứ vua… vươn vai thành người cao lớn, … nhảy lên ngựa sắt, cầm roi sắt để đánh giặc Ân, … Khi giặc thua thì cậu dùng tre làm roi mà đánh: Ôi! Bài học nhân thứ (từ roi sắt cậu chuyển sang roi tre để giặc bớt đau khi đã thua chạy)… Ôi! Toàn dân toàn diện (dân làng mang gạo, áo … giúp cậu ăn mặc … rồi to lớn đến nỗi phải dùng hoa mà kết phủ!)… Ngựa sắt cũng hét ra lửa! Gốc tre cũng hữu hiệu hơn gươm giáo!… Và rồi lũy tre xanh, hệ thống làng mạc, chẳng những giúp ta thắng giặc cứu nước, mà còn giúp toàn dân Phù Ðổng làm lại cuộc đời! Hạnh phúc như tiên… bay Về Trời!
 
Kinh Phù Ðổng chẳng những chỉ phương cách cứu nước cho mỗi người, cho tổ chức, và cho cả một dân tộc, mà đồng thời, lồng trong đó còn có cả một kế hoạch vĩ đại cho việc Cải Hóa Con Người và Cải Hóa Xã Hội!
 
Cũng như Vua Hùng, kinh xác định những đức tính thiết yếu của chúng ta là dám nhận thực hiện trạng phũ phàng, dám tin tưởng tuyệt đối vào sức sống, sức mạnh của dân tộc, dám “lột xác” để thích ứng với tình thế mới, dám quyết tâm dấn thân để làm đến thành công.

Kinh khởi sự với việc nêu rõ những điều kiện, những đức tính cần thiết để cải hóa từng người, rồi từ một người tới một tổ chức, từ một tổ chức đến mọi người khác… Kinh duyệt qua từng giai đoạn, từng công tác, từng hành động… từ việc vận động tinh thần, tới các điều kiện đoàn kết, qua phương thức phát hiện tiềm năng, tới cách thể hiện điều hợp, ứng biến và tập trung sức mạnh.

 
Kinh còn nêu rõ vấn đề vai trò của các chủ lực, cả những thái độ và những phương thức để khỏi rơi vào tròng độc tài, áp bức… Tất cả được Tổ Tiên chỉ dẫn từng bước cụ thể, từng giai đoạn thực tế, để từng người, từng nhóm người và toàn thể nhân loại trở về với Con Người đích thực và để Xã Hội cũng trở thành đích thực, trọn vẹn là xã hội của loài người.

Vạn vật, con người, xã hội, đất nước… đều có, nhưng Tổ Tiên vẫn không quên cá nhân từng người.

 
8. Kinh Trương Chi: Với Kinh Trương Chi, ông bà ta đã tả thẳng vào nỗi niềm thâm sâu nhất, nơi trái tim con người, căn cội của hạnh phúc cá nhân. Chuyện kể chàng lái đò xấu trai Trương Chi với mối tình của người đẹp nhà giầu Mỵ Nương. Nàng tương tư qua tiếng sáo của chàng, để khi gặp nhau nàng bỗng dửng dưng.
 
Nhưng tiếng sét ái tình đã làm chàng chết trong tẻ lạnh. Mối tình lãng mạn, đẹp và buồn làm sao! Và mối tình tuyệt vời và tuyệt vọng đó đã biến tim chàng thành chén ngọc… và chàng vẫn mãi chèo đò trong chén ngọc, chờ cho được giọt nước mắt người yêu! Chén mới tan, tình mới trọn!


Ai dám bảo Tổ Tiên ta khô cằn, lìa xa tâm hồn con người?
 
9. Kinh Vọng Phu: Chồng ra đi giúp nước, nàng ôm con chờ chồng hóa đá, nghe sao thật đơn sơ!
 
Nhưng biết đến bao giờ ta mới sống trọn vẹn bài học “bổn phận làm dân,” và bài học “người nào việc nấy” của kinh này! Vẫn biết, mọi người bình đẳng, nhưng hễ sinh ra thì mỗi người mỗi khác, và mọi người cũng phải tùy vào tài sức mình mà đóng góp!
 
Chàng là rồng thì chàng phải “làm mây làm mưa” với đời. Còn phận thiếp là tiên lý đâu mà đòi làm sấm làm sét?… Bởi biết thế nên ôm con “lo gánh vác giang sơn … nhà chồng!” để giúp chàng an tâm đem tài năng giúp dân cứu nước!… Và rồi biết bao hình ảnh như “Mẹ gìa cuốc đất trồng khoai, nuôi con đánh giặc,”… và Tổ Tiên ta thưởng công nàng cho nàng hóa đá!
 
Nhìn lại, trong Kinh Mỵ Châu, Tổ Tiên ta xử tử nàng công chúa làm mất nước. Nàng có tội với nước thì bị xử thích đáng để răn dạy những người khác tránh phạm tội. Làm mất nước là tội không thể tha thứ!
 
Nhưng tình nhà thì nàng đã chung thủy với chồng, và nghe chồng mà để làm mất nước! Nhưng Tổ Tiên đã xét xử phân minh: Làm mất nước là tội chết chém! Và trọn tình nhà thì cho nàng thăng hoa “thành ngọc” (Máu Mỵ Châu chảy xuống biển, trai ăn thành ngọc). Và ngọc đó chỉ được rửa bóng khi lấy nước trong giếng sâu nơi chồng nàng, Trọng Thủy chết đền tội với vợ! Ðừng quên Kinh Tiên Rồng: Nước và Nhà! Và cũng dừng quên Kinh Trầu Cau: Thương nhau trọn tình, chết vì người mình thương, và dẫu có chết cũng vẫn còn thương!
 
Ở cấp Tình Nước, những người An Dân Trị Nước như Tiên Dung Chữ Ðồng thành Tiên, Phù Ðổng thành Thần,… Tiên, Thần là phần thưởng công, phần thăng hoa hay tinh túy của “linh thiêng.”
 
Nhưng ở cấp Tình Nhà, Kinh Trầu Cau qua chuyện người em “hóa đá,” máu Mỵ Châu trọn tín thác chồng thì “hóa ngọc,” trái tim Trương Chi ôm mối tình câm, chỉ vì con người phân chia đẹp xấu, giầu nghèo … thì cũng “hóa ngọc.” Ðá, ngọc là kết tinh, tinh túy của “vật chất!”


Và nói đến cả hai phần vật chất và tinh thần (siêu linh) trong mỗi Con Người của chúng ta đều được thăng hoa thành đá, thành ngọc, thành Tiên, thành Thần… chúng ta đã trở về với Kinh Tiên Rồng gồm linh thiêng và vật chất của con người.
 
Vậy có sự an ủi và niềm hãnh diện nào hơn được làm Con Cháu Tiên Rồng!
#46
    venus4t.vns_hnu 06.08.2008 03:52:53 (permalink)
                  Về nguồn cội dân tộc chúng ta, không cần biết là hào hùng hay không hào hùng, vẻ vang hay không vẻ vang, nhưng chúng ta có quyền tự hào về dân tộc Việt Nam chúng ta! Chúng ta tự hào và biết ơn lớp lớp cha ông chúng ta đã hy sinh để cho chúng ta được nói tiếng Việt và sống trong nền văn hoá mà cha ông chúng ta tạo dựng lên! Lịch sử dân tộc chúng ta đâu chỉ là những cuộc chiến tranh vệ quốc mà còn là lịch sử lao động... Vì vậy, cha ông chúng ta mới xây dựng được một bề dày văn hoá (dù theo một số người, nền văn hoá của chúng ta không thể so sánh với nền văn hoá của một số nước nào đó!). Nhưng, chúng ta có quyền tự hào vì những điều mà ND đã nói ở trên!

        
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2008 04:36:36 bởi ngocdiep87 >
    #47
      Thần Báo 06.08.2008 07:02:56 (permalink)
      Cám ơn Ngọc Diệp đã cho biết ý kiến và Thần Báo hứa, ngưng viết... chờ cho tới khi được đọc và nhận xét kỹ càng các ý tưởng của Ngọc Diệp, rồi Thần Báo sẽ viết...
       
      Bởi vì, trong mỗi người chúng ta hôm nay, đang ẩn chứa cả một kho tàng văn hóa nhân bản của Tổ Tiên... và bởi thế chúng ta, xin cứ tự mình, khai thác tư tưởng Việt trong gia tài quý báu mà Tổ Tiên đã truyền lại trong mỗi người Việt Nam chúng ta. Mong thay!
       
      - Phần tài liệu tham khảo, thì Thần Báo có đặt trong website của mình, xin mời Ngọc Diệp cùng các bạn ghé thăm và cho xin ý kiến:
      http://www.phamvanban.com

      <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2008 07:44:09 bởi Thần Báo >
      #48
        venus4t.vns_hnu 06.08.2008 15:26:43 (permalink)
        (tiếp)
                Chính vì xuất phát từ mưu đồ thôn tính đất nước chúng ta – cũng như người Hán đã từng thành công trong việc đồng hoá các dân tộc Việt trong vùng Bách Việt phía nam sông Dương Tử - các thế lực phong kiến Trung Hoa đã thực hiện các chính sách đồng hoá thâm độc, như: bắt dân ta thay đổi phong tục tập quán theo người Hán; truyền bá đạo Nho (nhằm cho dân ta thần phục chế độ Hán); truyền bá Đạo giáo (hay còn đạo tu tiên); liên tục thay đổi địa giới lãnh thổ chúng ta bằng việc chia tách, sáp nhập (nhằm thông qua đó dần xoá nhoà ý thức dân tộc về địa bàn lãnh thổ); huỷ hoại hoặc tịch thu các thành tựu mà cha ông chúng ta đạt được (ví dụ như đồ đồng, đặc biệt là trống đồng)…. Ngay ở thế kỷ XV, sau khi nhàm Minh xâm lược chúng ta, hoàng đế triều Minh đã ra chiếu cho giặc Minh tịch thu hết các giá trị văn vật mang về Trung Hoa, nếu không mang đi được thì phá huỷ. Vì lẽ đó, bao sách vở của cha ông chúng ta đã bị đốt phá, trong đó có cả các công trình sử học “Đại Việt sử ký” của nhà sử học Lê Văn Hưu. Các chữ viết trên bia đá và chuông chùa cũng bị giặc Minh đục đi hoặc đập phá. Mục đích của chúng là xoá hết dấu vết văn hoá văn vật mà nhân dân ta đã tạo dựng được để dễ bề đồng hoá.

                Các công trình sử học của Trung Quốc thời phong kiến vì lẽ đó cũng ra sức xuyên tạc khi viết về dân tộc chúng ta cũng như các dân tộc khác. Âm mưu thâm độc nhất là, các sử gia phong kiến Trung Hoa đã chép cái thực lẫn cái ảo, cho thực thành ảo và ảo thành thực nhằm xuyên tạc hoá sự thực về nguồn gốc dân tộc, về một “nhà nước”: nhà nước Văn Lang của các vua Hùng.
               
                Như vậy, sau khi đất nước chúng ta giành được độc lập từ tay thế lực phong kiến Trung Hoa, các nhà sử học Đại Việt (Việt Nam) đã nỗ lực bắt tay vào biên soạn lịch sử dân tộc với những khó khăn chồng chất. Vấn đề mà các nhà sử học chúng ta gặp phải là nguồn tư liệu của cha ông để lại không còn nhiều. Vì thế, các nhà sử học đã nhìn vào dân gian, sưu tầm các truyền thuyết và lục tìm sự thật lịch sử dân tộc trong các trang sách sử Trung Hoa. Điều này được các sử gia Việt Nam nói rất rõ trong phần mở đầu đề tựa của các công trình sử học như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục….
               
                Chính vì lẽ đó, khi đề cập về một thời kỳ dài lịch sử dựng và giữ nước của cha ông thời đại Hùng Vương, các sử gia phong kiến Việt Nam đều gặp nhiều khó khăn. Các sử gia đã tỏ rõ ý nghi ngờ về “truyện Hồng Bàng”. Nhưng để dòng sử dân tộc liền mạch từ cổ đến kim, họ đã chép lại những truyền thuyết đó (đã bị hư cấu bởi các sử gia trước và từ chính sử gia phong kiến Trung Hoa, dân gian) và…đặt thành một phần riêng trong công trình sử học của chúng ta, gọi là “Ngoại kỷ: kỷ Hồng Bàng thị” trong Đại Việt sử ký toàn thư hay “Tiền Biên” trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
               
               Tóm lại, truyền thuyết Lạc Long và Âu Cơ hay còn gọi là “Bọc trăm trứng”, “Hồng Bàng” mà chúng ta biết đến hiện nay trong các công trình sử học là những truyền thuyết đã được nhìn nhận bởi quan điểm tư tưởng của nhiều thế hệ các sử gia phong kiến. Tuy nhiên, điều này không phải là xuyên tạc truyền thuyết (vốn truyền thuyết đã được hư cấu thêm thắt truyền từ đời này qua đời khác rồi!) mà do lệ thuộc vào nguồn sử liệu hạn chế, vào sự phát triển của khoa học lịch sử lúc bấy giờ! Dù gì, chúng ta cũng đánh giá cao công lao của các sử gia phong kiến vì những cống hiến đặc biệt của họ đã nối liền lịch sử với truyền thuyết về thời xa xưa, nối liền hiện tại với quá khứ để dân tộc chúng ta tự hào về lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của mình. Vấn đề đặt ra là, chúng ta nhìn nhận sự thực lịch sử ẩn dấu đằng sau truyền thuyết “Lạc Long và Âu Cơ” (còn được gọi bởi những cái tên như đã đề cập ở trên) là gì? Nó nói lên điều gì?


              Về vấn đề này, ND xin được trình bày ở phần tiếp theo! Mong các bạn tiếp tục đón đọc!
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2008 04:39:34 bởi ngocdiep87 >
        #49
          venus4t.vns_hnu 06.08.2008 23:51:26 (permalink)
          (tiếp)

          2. Nguồn gốc dân tộc, lãnh thổ đất nước dưới thời đại Hùng Vương.

                  Nếu như thời trung đại, các sử gia phong kiến Việt Nam do hạn chế về nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu nên việc nghiên cứu và trình bày về nguồn gốc dân tộc, thời đại Hùng Vương còn những hạn chế nhất định. Chính vì những hạn chế đó, các sử gia phong kiến đều nghi ngờ giai đoạn lịch sử này.

                  Theo đó, các sử gia Việt Nam thời cận đại, đặc biệt là từ trước năm 1954, cũng vẫn tỏ ý nghi ngờ về giai đoạn lịch sử này, mặc dù, khoa học khảo cổ và dân tộc học Việt Nam cũng đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi Pháp xâm lược nước ta, năm 1898, Pháp đã cho lập Uỷ ban Khảo cổ học. Đến năm 1900, Pháp đổi tên Uỷ ban này thành Viện Viễn đông bác cổ. Viện Viễn đông bác cổ Pháp đã xúc tiến và khai quật được một số nền văn hoá khảo cổ như: nền văn hoá Đông Sơn (1924 – 1928); nền văn hoá Hoà Bình (1926 – 1932)… Mặc dù vậy, những thành tựu khảo cổ - dân tộc học của các nhà khoa học Pháp và Việt Nam ở giai đoạn này vẫn chưa đủ cơ sở bằng chứng để làm rõ về nguồn gốc dân tộc cũng như sự tồn tại nhà nước Văn Lang của các vua Hùng trong lịch sử Việt Nam.

                  Tác phẩm sử học “Việt Nam sử lược” của học giả Trần Trọng Kim được in trước năm 1945 và được coi là “sách giáo khoa” dùng để giảng dạy trong các trường học ở Việt Nam dưới thời Pháp và Mỹ cai trị cũng không tránh khỏi vấn đề này. Khi đề cập về nguồn sử liệu để hoàn thành công trình sử học của mình, ông viết ở tựa sách như sau: “…Thời đại thứ nhất là Thượng cổ thời đại, kể từ họ Hồng Bàng cho đến hết đời nhà Triệu. Trong thời đại ấy, từ chương III, bàn về xã hội nước Tàu trước đời Tần, phần nhiều là những chuyện hoang đường huyền hoặc cả. Những nhà chép sử đời trước cũng theo tục truyền mà chép lại, chứ không có di tích gì mà khảo cứu cho đích xác. Tuy vậy, soạn giả cũng cứ theo sử cũ mà chép lại, rồi cũng phê bình một đôi câu để tỏ cho độc giả biết rằng những chuyện ấy không nên cho là đích xác.” (Trần Trọng Kim: Việt Nam sử lược, Nxb Đà Nẵng, năm 2003, tr7). Xuất phát từ lẽ đó, khi đề cập đến nguồn gốc dân tộc, Ông nói rằng: “Dẫu người mình thuộc về chủng loại nào mặc lòng, về sau người Tàu sang cai trị hàng hơn một ngàn năm, lại có khi đem sang nước ta hơn bốn mươi vạn binh, chắc là giống nòi cũ của mình cũng đã lai đi nhiều rồi mới thành ra người Việt Nam ngày nay” (Trần Trọng Kim: Việt Nam sử lược, Nxb Đà Nẵng, năm 2003,tr14). Riêng về thời đại các vua Hùng, Trần Trọng Kim sau khi trình bày lại truyền thuyết trong Đại Việt sử ký toàn thư, ông nhận xét: “Gốc tích truyện này có lẽ là từ Lạc Long Quân về sau, nước Xích Quỷ chi ra những nước gọi là Bách Việt. Bởi vậy ngày nay đất Hồ Quảng (tỉnh Hồ Nam,  tỉnh Quảng Đông và tỉnh Quảng Tây) còn xưng là đất Bách Việt. Đây cũng là điều phỏng đoán chứ không có lấy gì làm đích xác” (Trần Trọng Kim: Việt Nam sử lược, Nxb Đà Nẵng, năm 2003, tr18).

                  Về sự tồn tại của 18 vua Hùng truyền nhau nối ngôi từ năm Nhâm Tuất (2879. Tr.cn) đến năm Quý Mão (258. Tr.cn), Trần Trọng Kim cũng thể hiện sự nghi ngờ của mình “Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị vù được non 150 năm! Dẫu là người đời thượng cổ nữa, thì cũng khó lòng mà có nhiều người sống lâu được như vậy. Xem thế thì đủ biết truyện đời Hồng Bàng không chắc là truyện xác thực.” (Trần Trọng Kim: Việt Nam sử lược, Nxb Đà Nẵng, năm 2003, tr19).

                  Mặc dù những vấn đề trọng yếu mà ND đề cập đến để trao đổi thì công trình sử học này không hề giải quyết mà chỉ dừng ở việc chép lại những gì mà các công trình sử học phong kiến trước đã trình bày. Ông có đóng góp chính là bày tỏ sự nghi ngờ của mình cũng như bao nhà sử học Việt Nam trước đó.

                  Tuy nhiên, ở thời đương đại, khoa học Lịch sử Việt Nam và thế giới có những bước phát triển và đã đạt được những thành tựu to lớn! Vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt Nam cũng như lịch sử dân tộc Việt Nam chúng ta dần được làm sáng tỏ.

               
          Để đạt được điều này, khoa học Lịch sử không chỉ sử dụng những thành tựu của mình mà còn tiếp thu thành tựu của nhiều khoa học liên ngành khác như: Khảo cổ học, Dân tộc học, văn hoá học, Ngôn ngữ học… Các nhà sử học Việt Nam đã tiếp thu những thành tựu đạt được của sử học và đẩy mạnh công tác nghiên cứu tìm về nguồn cội dân tộc mình. Dựa vào những dấu vết lịch sử ẩn chứa trong các truyền thuyết dân gian, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những kho báu của cha ông chúng ta ẩn dấu hàng vạn, hàng ngàn năm trong lòng đất. Những kho báu đó đã khẳng định một phần sự thật của truyền thuyết, đặc biệt là những truyền thuyết về Lạc Long và Âu Cơ, về sự tồn tại nhà nước Văn Lang của các vua Hùng.

                  Từ đó, các nhà lịch sử Việt Nam chúng ta đã có những thành tựu bước đầu để dựng lại toàn cảnh một chặng đường dài lịch sử dân tộc chúng ta từ thủa hồng hoang cho đến thời lịch sử (như nhà Dân tộc học nổi tiếng Mỹ Moocgan gọi là “thời đại mông muội”). Theo đó, các nhà sử học học của chúng ta đã tìm hiểu và khẳng định: Dân tộc Việt Nam chúng ta sản sinh ra chính trên mảnh đất Việt và nhà nước Văn Lang của các vua Hùng là có thật trong lịch sử. Những bằng chứng này đầy sức thuyết phục và không thể xuyên tạc, chối cãi được.
          *************
          Trong phần sau, ND xin trình bày với các bạn những vấn đề lớn sau:

          2.1. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam (nhìn từ góc độ hệ thống các truyền thuyết và thành tựu khoa học).

          2.2. Một vài vấn đề về nhà nước Văn Lang của các vua Hùng.
          Kính mời  các bạn cùng theo dõi!
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2008 04:41:17 bởi ngocdiep87 >
          #50
            venus4t.vns_hnu 07.08.2008 00:04:00 (permalink)
                    Các bạn thông cảm cho ND đừng trách ND sao không post bài ngay và nhanh! Hic! Chẳng hiểu sao, dạo này đau đầu quá! STTC của ND cũng chẳng chăm sóc được nữa! Hic!

                   Mà kể cũng lạ! Càng đọc càng thấy hay! Càng nghĩ càng thấy thú vị! Hoá ra những gì mình tiếp thu được, cảm nhận được chỉ là hạt cát mà thôi!
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2008 04:42:45 bởi ngocdiep87 >
            #51
              Thần Báo 07.08.2008 04:50:06 (permalink)
              Rất cám ơn sự hăng hái và nhiệt tình của Ngọc Diệp, như trong bài đầu bạn nói đã xách xe tới thư viện tìm mướn sách mà đọc... thì Thần Báo cũng phải bắt đầu nhẩm tính từ $ xăng nhớt + $ đậu xe + $ mượn sách, v.v... đã tốn mất bữa ăn!... xin chân thành cám ơn Ngọc Diệp.
               
              Thứ đến, Thần Báo dùng chữ KINH là để tôn vinh Tổ Tiên của Dân Tộc Việt Nam chúng ta. Theo văn học thì có 4 cấp: (1) KINH, (2) TRIẾT, (3) SỬ, (4) VĂN. Đang khi diễn đạt tư tưởng, thì TRIẾT (triết lý, triết thuyết, triết học...) là VĨ (ngang), và KINH là dọc, vì kinh đã ứng dụng những triết lý của đời sống (từ lý thuyết, học thuyết tới chủ thuyết) thành những nguyên lý và nguyên tắc cho xã hội CON NGƯỜI (thường gọi là đạo làm người, đạo ông bà...).
               
              Có lẽ cũng không ngại vì khi nói Kinh Việt là một loại kinh điển như Kinh Thi, Kinh Dịch, Tứ Thư Ngũ Kinh... Bộ Kinh Việt gồm có 3 Kinh Nền Tảng, 4 Kinh Sống Thực, và 2 Kinh Phục Hưng:
               

               
              Là người dòng giống Lạc Long
              Ðồng Bào ta nhớ thuộc lòng chin kinh
              Tiên Rồng thứ nhất xác minh
              Hiệp Song Hoàn Chỉnh trọn tình ai ơi
              Thứ hai Trầu Cau diễn lời
              Thân Thương nguyên lý làm đời sống chung
              Thứ ba hướng tới trùng phùng
              Chữ Ðồng: Bình Ðẳng Tột Cùng là đây
              Tiết Liêu thứ bốn dựng xây
              An Dân Thịnh Nước xum vầy ấm no
              An Tiêm kinh tiếp chăm lo
              Việc Làng Dân Chủ - đạo phò con dân
              Vọng Phu thứ sáu góp phần
              Chồng nào Vợ nấy chuyên cần tăng gia
              Trương Chi thứ bảy ấy là
              Căn nguyên hạnh phúc – tình ta sáng ngời
              Mỵ Châu thứ tám truyền lời
              Kinh Giữ Nước góp đời sĩ phu
              Kết Kinh Phù Ðổng diệt thù
              Dấn thân Cứu Nước cho dù gian nan
              Chín kinh tóm tắt chứa chan
              Tiên Rồng văn hóa bao ngàn năm qua.
               
              * * *
               
              Xin Ngọc Diệp và các bạn cho Thần Báo thêm ý kiến. Đa tạ!
              #52
                Thần Báo 07.08.2008 07:01:58 (permalink)
                Tặng Ngọc Diệp bài ca này:
                 
                 
                 
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.08.2008 12:47:09 bởi Thần Báo >
                #53
                  venus4t.vns_hnu 08.08.2008 04:29:16 (permalink)
                    NGocdiep xin lỗi các bạn vì sự chậm trễ để bài viết không được liền mạch! Mong các bạn thông cảm! Ngocdiep sẽ nhanh chóng post thêm nay mai!
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2008 08:19:36 bởi Huyền Băng >
                  #54
                    venus4t.vns_hnu 09.08.2008 22:47:04 (permalink)
                    NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM
                    NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRUYỀN THUYẾT VÀ THÀNH TỰU KHOA HỌC

                    *******************


                    1. Vài nét về quá trình nghiên cứu về nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

                            Từ rất sớm, sớm hơn tất cả những gì con người biết đến một khoa học nào, con người ngay khi nhận biết được mình khác với những giống loài khác trong hệ động vật, họ đã đặt ra câu hỏi: chúng ta sinh ra từ đâu? Chúng ta có mặt trên trái đất này từ bao giờ? Những câu hỏi này không có bất kỳ một ai có thể giải đáp cho đến tận khi các ngành khoa học ra đời, đặc biệt là khoa học Lịch sử, Khảo cổ học, Dân tộc học…

                            Chính vì lẽ đó, với những nhận thức ban đầu còn hạn chế, họ cho rằng các thế lực siêu nhiên tạo ra con người hoặc con người sinh ra từ những linh vật nào đó như cá, hổ, khỉ, chim, hươu, nai … thậm chí là từ một con sâu hay đất sét... Đó chính là những nguyên nhân căn bản cho truyền thuyết, huyền thoại về nguồn gốc các dân tộc ra đời và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

                            Ở Việt Nam cũng vậy, không chỉ cư dân Việt - Mường mới có các truyền thuyết lý giải về nguồn gốc dân tộc mình mà các dân tộc thiểu số khác như Tày, Thái, Nùng, Dao, Bana, Gialai, Ê Đê… đều có những truyền thuyết đó.
                         
                            Như đã nói ở các phần trên, truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ” “Bọc trăm trứng” hay còn gọi không đủ sức thuyết phục cùng những hạn chế nhất định về nguồn sử liệu mà các sử gia Việt Nam thời trung đại dù có chép lại những truyền thuyết đó vào các sách sử song đều tỏ ý nghi ngờ về tính xác thực của những truyền thuyết đó, mặc dù đã chỉnh sửa đi chăng nữa như cung cấp thêm cho truyền thuyết về lãnh thổ về mốc thời gian..v..v..

                           Cũng tương tự như vậy, đến thời cận đại, mặc dù ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, khoa học Khảo cổ đã có những bước tiến quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã chú ý nghiên cứu về nguồn gốc dân tộc Việt Nam chúng ta. Trên cơ sở đó,  các công trình sử học có giá trị được xuất bản, các quan điểm sử học, dân tộc học, văn hoá học của các nhà nghiên cứu cũng được trình bày thảo luận hoặc tranh cãi.


                           Nhìn một cách tổng thể những quan điểm khoa học về nguồn gốc dân tộc Việt Nam chúng ta của các nhà khoa học, chúng ta thấy nổi lên những chùm quan điểm sau:


                           Loại quan điểm thứ nhất, cho rằng: tổ tiên chúng ta có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đại diện cho hệ quan điểm này là học giả người Pháp L. Arousseau và học giả nổi tiếng Đào Duy Anh (Việt Nam)…Đào Duy Anh khẳng định: “Người Lạc Việt (Việt cổ) từ đường biển và người Thái từ Quảng Tây và Vân Nam di cư đến Bắc Việt và vì có văn hoá cao hơn nên đồng hoá dần thổ dân Anhđônêdiêng”.


                           Loại quan điểm thứ 2: khẳng định người Việt Nam có nguồn gốc từ Tây Tạng (TQ) di cư xuống. Đại diện cho quan điểm trên là các học giả: G. Cocdès, H. Kahlke và Bình Nguyên Lộc…


                           Loại quan điểm thứ 3, cho rằng người Việt Nam chúng ta vốn có nguồn gốc từ cư dân trên các quần đảo Thái Bình Dương di cư vào. Đại diện cho quan điểm trên là L. Finot…


                           Loại quan điểm thứ 4, cho rằng dân tộc Việt Nam vốn có nguồn gốc bản địa, hình thành và phát triển trên mảnh đất này. Đại diện cho hệ quan điểm này là các học giả người Pháp H. Maspero, O. Jansé, A. Leroi – Gourhan, R. Poirier và Lê Văn Sáu… Trong tác phẩm “Khảo cổ học và Dân tộc học về các dân tộc á - Phi” Gourhan đã khẳng định: “vùng Đông Dương nằm trong khu vực xuất hiện con người từ rất sớm”. Poirier thì nhấn mạnh: “Đông nam á đã là 1 trong những cái nôi hình thành loài người. Đây chính là địa bàn hình thành đầu tiên của đại chủng phương Nam”.


                           Những quan điểm giả thuyết khoa học về nguồn gốc dân tộc Việt Nam của các học giả trên rất đáng trân trọng và là cơ sở nền tảng để cho các nhà khoa học Việt Nam cũng như thế giới sau này tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu về nguồn cội dân tộc Việt Nam.
                      
                            Đến nay, cùng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên, thực nghiệm và khoa học xã hội, các nhà sử học được trang bị các phương pháp nghiên cứu khoa học, các phương tiện nghiên cứu cũng như được kế thừa các thành tựu nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác đã đạt được những thành tựu đặc biệt trong việc nghiên cứu về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Theo đó, chúng ta thấy được quá trình hình thành và phát triển của dân tộc ta từ xa xưa cho đến nay, mặc dù còn có những vấn đề cần được khoa học bổ sung làm sáng tỏ thêm. Tức là, chúng ta có thể giải đáp một cách tự tin và tương đối chính xác cho câu hỏi mà tổ tiên chúng ta đau đáu đặt ra: Dân tộc Việt Nam hình thành từ bao giờ, ở đâu đến?

                    2. Những thành tựu khoa học nghiên cứu về nguồn gốc dân tộc Việt Nam.


                           Muốn biết dân tộc Việt Nam chúng ta từ đâu đến thì trước hết, chúng ta cần phải làm sáng tỏ xem, mảnh đất hình chữ “S” này mà chúng ta gọi là “ĐẤT NƯỚC” có thể có đủ điều kiện để con người xuất hiện và sinh sống hay không? Nếu mảnh đất này không có đủ điều kiện cho sự xuất hiện và sinh sống của con người, thì chúng ta đến từ đâu? Và tại sao chúng ta lại có mặt trên mảnh đất này?


                           Theo kết quả nghiên cứu của Địa chất học, Việt Nam là mảnh đất được hình thành từ rất sớm do quá trình nâng lên của vỏ trái đất cùng với những mảnh đất cổ sinh khác trên thế giới. - Từ thời cổ sinh của trái đất cách ngày nay từ 520 – 185 triệu năm, đây đã là mảnh đất cổ sớm đ­ược nâng lên khỏi mặt nước biển với cấu tạo địa chất nền đất hoa c­ương, phiếm ma vững chắc, ổn định.

                           Vào kỷ thứ III của thời Tân Sinh cách ngày nay trên dưới 60 triệu năm, mảnh đất này cũng như­ toàn lục địa châu Á đ­ược nâng lên cao thêm một lần nữa. Và như vậy, sau nhiều lần nâng lên, hạ xuống của vỏ trái đất đã dần hình thành hình dạng Việt Nam ngày nay. Cũng theo nhiều nhà Địa chất học khẳng định thì vào thời tân sinh, mảnh đất Đông nam á lục địa trong đó có Việt Nam chúng ta ngày nay còn nối liền với Đông nam á hải đảo. Việt Nam và Indonesia còn gắn liền với nhau. Sau nhiều lần nâng lên, hạ xuống của vỏ trái đất và quá trình biển tiến, vùng đất Đông nam á đã  tách ra như­ ngày nay.


                           Sự nâng lên của vỏ trái đất đã tạo cho phần đất nổi lên khỏi mặt biển sự vận động riêng vô cùng mạnh mẽ. Mảnh đất cổ Việt Nam bắt đầu xuất hiện các con sông đẩy n­ước từ nơi cao về nơi trũng tạo ra hồ, đầm và nước theo các con sông suối đổ ra biển, bồi đắp l­ượng phù sa màu mỡ cho vùng hạ lưu để dần hình thành các đồng bằng châu thổ phì nhiêu ven sông, ven biển. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và tụ cư của con ng­ười thủa ban đầu và phát triển kinh tế nông nghiệp sau này.


                           Địa hình miền Bắc Việt Nam t­ương đối phức tạp với rừng núi trải dài từ biên giới Việt – Trung cho đến miền tây Thanh Hoá với những dãy núi cao và hình thành nhiều khu rừng rậm nhiệt đới, những dãy núi đá vôi xen kẽ  trải dài từ Cao Bằng – Lạng Sơn – Hoà Bình – Sơn La cho đến Ninh Bình và phía tây Thanh Hoá– Nghệ An – Hà Tĩnh - Quảng Bình với hàng loạt những hang động, mái đá. Trong rừng, thảm thực vật và hệ động vật phong phú, nhiều chủng loại đã tạo điều kiện đặc biệt cho sự sinh sống của con ng­ười thủa hồng hoang.


                           Địa hình miền Trung
                    thì nhỏ hẹp với dải Trường Sơn trải dọc phía tây và thoải dần về phía đông  chia cắt miền duyên hải Việt Nam chúng ta thành nhiều mảnh. Vùng cao nguyên miền Trung là vùng đất đỏ bazan.


                           Còn miền Nam Việt Nam là đồng bằng rộng lớn màu mỡ thoải dần từ đông sang tây. Đây chính là vựa lúa lớn của cả dân tộc chúng ta sau này và cho đến nay, hàng năm tiếp tục lấn ra biển hàng trăm mét.


                           Biển Việt Nam chúng ta gọi là biển Đông. Đây là một ngư trường phong phú và là nơi án ngữ con đ­ường l­ưu thông hàng hải quốc tế quan trọng từ Ấn Độ D­ương sang Thái Bình Dương. Đ­ường bờ biển gấp khúc, cắt xén với nhiều vũng vịnh và bãi cát trắng mịn là điểm du lịch hấp dẫn. Dưới mặt n­ước biển là thềm lục địa với diện tích hơn 700.000 Km2. Đây là nơi cất giữ nhiều tài nguyên đa dạng quý giá, đặc biệt là dầu mỏ. Nổi lên trên thềm lục địa là hệ thống đảo, trong đó có hai quần đảo lớn của chúng ta là Tr­ường Sa và Hoàng Sa cùng nhiều đảo nhỏ khác.

                           Kinh tế biển là nguồn sống lâu đời của nhân dân ta, là thế mạnh của đất n­ước ta từ x­a cho đến nay, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá mà đất n­ước ta đang tiến hành. Việt Nam nằm trong khoảng 8030 phút và 23022 phút vĩ độ bắc với chiều dài đất n­ớc là 1.650 km thuộc khu vực nhiệt đới ẩm gần xích đạo, nắng lắm, m­ưa nhiều nên đã tạo ra điều kiện đặc biệt cho cây cối xanh t­ươi quanh năm…


                           Do cấu tạo địa chất và địa hình như vậy, Việt Nam chúng ta đ­ược tự nhiên ban tặng cho toàn phần phía đông và nam giáp biển với hàng ngàn đảo lớn nhỏ trải dài từ Bắc vào Nam. Và như vậy, mảnh đất này có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho con ng­ười sinh sống.


                           Về vị trí địa lý, Việt Nam chúng ta nằm ở phía đông nam lục địa châu Á. Phía bắc giáp Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; phía tây đất nước chúng ta giáp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và V­ương quốc Kampuchia; phía nam và đông nam Việt Nam giáp biển Thái Bình D­ương.


                           Về diện tích, đất nước Việt Nam chúng ta có diện tích là 331.991 Km2 đất liền và gần 700.000 Km2 thềm lục địa. Là quốc gia nằm bao bọc hoàn toàn phần phía đông của Đông nam á lục địa với 3.260 Km đ­ường bờ biển và hơn 3.000 đảo lớn nhỏ, đất nước chúng ta được các nhà kinh tế và quân sự thế giới coi là cửa ngõ đi vào Đông nam châu Á. Như vậy ở thời hiện tại, Việt Nam chúng ta có vị trí đặc biệt quan trọng về chiến lược an ninh, quốc phòng vì Việt Nam nằm giữa trung tâm giao lưu quốc tế Đông – Tây, là bàn đạp đi đến các nơi.


                            Do đó, mảnh đất của mà chúng ta gọi là “quê hương”, “Tổ quốc” này đã sớm và liên tục, th­ường xuyên trở thành đối tượng xâm l­ược của các thế lực bên ngoài.

                    (còn tiếp)
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.08.2008 22:58:17 bởi ngocdiep87 >
                    #55
                      venus4t.vns_hnu 10.08.2008 22:10:32 (permalink)
                      (tiếp)
                       
                              Vấn đề đặt ra cho chúng ta ở đây là, mặc dù mảnh đất Việt Nam thời cổ xưa có đầy đủ điều kiện cho con người sinh sống nhưng, liệu mảnh đất này có là nơi xuất hiện con người hay không?


                              Chúng ta đều biết, nền khảo cổ học thế giới đã minh chứng rằng, cách ngày nay khoảng 15 triệu năm đến 5 triệu năm, trên trái đất của chúng ta đã có một loài vượn cổ sinh sống. Các nhà khoa học đặt tên cho loài vượn cổ (hay còn gọi là vượn nhân hình) này là Hominid. Từ loài vượn cổ này, một nhánh phát triển thành các loại vượn hiện đại ngày nay và một nhánh đã tiếp tục trải qua quá trình tiến hoá trong sinh giới để thành người vượn với cái tên Homo habilis (hay còn gọi là người khéo léo). Quá trình tiến hoá từ vượn cổ Hominid thành Homo habilis diễn ra khoảng 4 triệu năm cách ngày nay. Từ người Homo habilis tiếp tục quá trình tiến hoá thành người đứng thẳng có tên khoa học là Homo erectus để từ đó phát triển thành người hiện đại Homo sapiens sapiens (còn gọi là người khôn ngoan) cách ngày nay khoảng 4 vạn năm. Các di vật khảo cổ đã chứng minh quá trình tiến hoá trong sinh giới của nhân loại với đầy đủ bằng chứng khoa học.


                              Vậy Việt Nam có phải là nơi diễn ra quá trình tiến hoá và phát triển của con người?


                              Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của người nguyên thuỷ, đó là những chiếc răng hoá thạch đầu tiên của người vượn ở các hang Thẩm Khuyên – Thẩm Hai (Bình Gia – Lạng Sơn). Những chiếc răng này giống răng của người vượn Bắc Kinh có niên đại cách ngày nay khoảng 50 vạn năm (kiểm tra bằng phương pháp ESR à niên đại 475.000 năm). Những chiếc răng cổ này vừa có đặc điểm giống răng vượn vừa giống người chứng tỏ người cổ đã xuất hiện và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.


                              Rải rác ở các địa phương khắp 3 miền Việt Nam, các nhà khoa học còn tìm thấy nhiều công cụ của người vượn, điểm hình là ở các di chỉ: núi Đọ (Thanh Hoá), Hàng Gòn (Xuân Lộc - Đồng Nai), An Lộc (Sông Bé)… Tóm lại, những bằng chứng trên đã bước đầu khẳng định được rằng, Việt Nam  cũng là nơi xảy ra quá trình hình thành, tiến hoá và phát triển của con người cách đây 50 vạn năm.


                              Người nguyên thuỷ Việt Nam còn được phát hiện ở di chỉ núi Đọ cách chúng ta ngày nay khoảng 30.000năm. Người núi Đọ sống thành từng bầy đàn khoảng 30 – 40 người với vài ba (3- 4) thế hệ. Họ chưa có thói quen sống định cư mà lang thang, nay đây mai đó. Đêm đến, người núi Đọ trú ngụ trong các hang động và mái đá của các dãy núi đá vôi từ từ miền Bắc đến miền Trung. Về cơ bản, người núi Đọ đã có dáng đi thẳng.


                              Bên cạnh người nguyên thuỷ núi Đọ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được thêm một di chỉ về người nguyên thuỷ ở mái đá Ngườm (thuộc huyện Võ Nhai, Bắc Cạn) với niên đại cách ngày nay là 23.000 năm. Các nhà khoa học phát hiện ra hàng loạt công cụ lao động của người Ngườm mà chủ yếu là mảnh tước nhỏ. Bên cạnh còn xuất hiện một số ít công cụ được chế tác từ những hòn cuội lớn có đặc điểm giống như công cụ của người Sơn Vi sau này. Người nguyên thuỷ Ngườm là chủ nhân của nền văn hoá hậu kỳ đá cũ Việt Nam. Người nguyên thuỷ Ngườm phát triển cao hơn người núi Đọ nhưng vẫn ở giai đoạn bầy người, song đang ở giai đoạn cuối chuyển sang chế độ công xã thị tộc.


                              Bước chuyển từ bầy người nguyên thuỷ sang công xã thị tộc, hay nói cách khác là từ người nguyên thuỷ chuyển sang người khôn ngoan được chứng minh bằng những chuyển biến quan trọng từ văn hoá Ngườm sang văn hoá Sơn Vi cách ngày nay vào khoảng thời gian từ 23.000 năm đến 12.000 năm T.cn.


                              Trải qua 1 thời gian dài sinh tồn và tiến hoá, vào cuối thời đại đá cũ, trên một địa bàn rộng lớn của nước ta từ Tây Bắc – Việt Bắc và Bắc Trung Bộ đã có nhiều bộ tộc sinh sống bằng hái lượm. Họ cư trú trong các hang động và mái đá và một bộ phận đã chuyển ra sinh sống ngoài trời lấn chiếm các đồi gò, đồng bằng thung lũng ven sông, suối… Những di chỉ dấu vết của họ được phát hiện ở nhiều địa phương của nước ta như: Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu (cũ), Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang… cho đến Quảng Trị và vùng đất Bazan Tây Nguyên gọi chung là văn hoá Sơn Vi.


                              Sơn Vi là tên xã của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Văn hoá Sơn Vi có niên đại mở đầu vào khoảng 23.000 năm – 20.000 năm và kết thúc vào khoảng 11.000 năm cách ngày nay. Cho đến nay chúng ta đã phát hiện được 230 điểm văn hoá Sơn Vi. Nơi tập trung nhiều nhất lại là đất tổ Hùng Vương: có đến 105 địa điểm văn hoá, chiếm 46% di chỉ toàn quốc.


                              Sự xuất hiện người hiện đại: cư dân văn hoá Sơn Vi đánh dấu sự kết thúc thời kỳ người vượn Việt Nam và mở ra một giai đoạn cao hơn đó là người Việt cổ – tổ tiên của chúng ta – bước vào thời kỳ phát triển cao hơn, văn minh hơn: thị tộc – bộ lạc.
                      (còn tiếp)
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.08.2008 22:12:15 bởi ngocdiep87 >
                      #56
                        venus4t.vns_hnu 15.08.2008 01:17:16 (permalink)
                        (tiếp)
                                Giai đoạn phát triển từ nền văn hoá Sơn Vi đến nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn của cư dân Việt cổ

                                Cùng với sự phát triển, cư dân văn hoá Sơn Vi ngày càng đạt được những thành tựu nhất định trong cuộc sống để rồi phát triển lên một trạng thái xã hội cao hơn đó là thị tộc - bộ lạc. Nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (có niên đại khoảng 12.000 năm đến 7.500 năm cách ngày nay) mà cư dân Việt cổ tạo ra đã chứng minh điều đó.

                                Chủ nhân của văn hoá Sơn Vi trong quá trình lao động sáng tạo đã dần cải tiến công cụ lao động đã bước sang giai đoạn phát triển cao hơn điền này thể hiện ở nền văn hoá Hoà Bình – Bắc Sơn mà họ tạo ra ngay sau đó, đánh dấu mốc chuyển từ trình độ lao động sản xuất thấp kém từ hậu kỳ đá cũ  sang thời sơ kỳ đá mới.

                                Nền văn hoá Hoà Bình có niên đại 10.875 +- 175 năm đến 7.580 +- 80 năm cách ngày nay. Về địa bàn cư trú, cư dân Việt cổ dần mở rộng địa bàn cư trú  từ vùng rừng núi cao Tây Bắc đến tận Quảng Trị ngày nay. Tuy nhiên cuộc sống, họ đã có sự đột phá đặc biệt trong nấc thang tiến hoá. Đó là từ chỗ dựa, lệ thuộc vào tự nhiên, sống chủ yếu trong các hang động, mái đá gần nguồn nước và thuận tiện cho cuộc sống mưu sinh, cư dân Việt cổ dần mạnh dạn chuyển ra sống ngoài trời với những túp lều tự sáng tạo ra  và ngày càng có xu hướng định cư lâu dài.

                                Về công cụ lao động, qua khai quật di chỉ khảo cổ học ở Làng Bon (Hoà Bình), chúng ta phát hiện ra tầng văn hoá dày gần bốn mét lưu giữ được  hàng trăm hiện vật lao động khác nhau. Những hiện vật này đã nằm đó hàng ngàn năm để rồi phát lộ cho con cháu biết về nguồn cội của mình.

                                Qua khai quật, các nhà khoa học khẳng định rằng: công cụ lao động của cư dân văn hoá Hoà Bình có nhiều tiến bộ lớn cả về kỹ thuật chế tác và loại hình công cụ so với cư dân văn hoá Sơn Vi. Điều này được thể hiện ở chỗ công cụ cư dân Việt cổ ở giai đoạn này đã được ghè đẽo cả hai mặt tạo thành những chiếc rìu ngẵn, nạo, rìu hạnh nhân, rìu bầu dục, bàn nghiền, chày đá… Đặc biệt trong các di chỉ khảo cổ thuộc về nền văn hoá Hoà Bình, các nhà khoa học còn thấy xuất hiện 1 số công cụ làm = xương thú, vở trai, tre, gỗ… Đây chính là những sự chuẩn bị đặc biệt để cư dân Việt cổ tiến dần đến kỹ thuật khoan – mài đá.

                                Về hoạt động kinh tế, mặc dù đã có những chuyển biến đặc biệt quan trọng nhưng hoạt động kinh tế của cư dân Việt cổ vẫn chủ yếu vẫn là săn bắt và hái lượm. Trong đó, hoạt động săn bắt rất phát triển. Ví dụ như tại di chỉ khảo cổ học Hang Chùa (Tân Kỳ – Nghệ An) qua khai quật và thống kê các hiện vật cho chúng ta thấy ở đây 46% xương hươu, nai; 24% xương trâu, bò; 9% xương lợn rừng; 5% xương khỉ; 2% xương tê giác. Bên cạnh đó là các công cụ lao động, vở vật nhuyễn thể (như trai, hến..).

                                Đặc biệt qua khai quật hàng loạt các di chỉ văn hoá Hoà Bình như ở Thẩm Khương (Lai Châu), Sũng Sàm (Hoà Bình), Xóm Trại (Hoà Bình), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những bằng chứng khoa học về sự xuất hiện nghề nông sơ khai Việt Nam thông qua phương pháp xác định bằng phương pháp phân tích bào tử phấn hoa. Ở xóm Trại (Hoà Bình), các nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết của vỏ trấu và hạt gạo cháy, hạt thóc. Điều này chứng tổ cư dân Hoà Bình đã tiến bộ rất lớn trong quá trình kiếm sống và đúc kết những kinh nghiệm. Tuy nhiên, nông nghiệp mà cư dân Việt cổ chúng ta biết đến mới dừng ở trình độ sơ khai, và vì vậy, đã không loại trừ được săn bắt và hái lượm vì sản phẩm thu được từ trồng trọt còn rất khiêm tốn.

                                Mặc dù vậy, chỉ với những phát hiện trên cho phép chúng ta khẳng định cư dân Việt cổ đã có bước đột phá đặc biệt. Cư dân văn hoá Hoà Bình trong quá trình kiếm sống chiếm đoạt tự nhiên đã phát minh ra nghề nông sơ khai (nguyên thuỷ). Các nhà khoa học Việt Nam và thế giới khẳng định Việt Nam là một trong những trung tâm xuất hiện nghề nông trồng lúa nước tương đối sớm trên thế giới.

                                Việc phát hiện ra cây lúa và phát minh ra nghề nông thực sự mở ra thời đại mới trong cuộc sống của cư dân Việt cổ: thời đại chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên bằng lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất của cư dân Việt cổ.

                                Trong đời sống tinh thần của cư dân Việt cổ cũng có bước chuyển biến rõ rệt. Cư dân văn hoá Hoà Bình đã thể hiện ý niệm về thế giới bên kia bằng tục chôn người chết với nhiều tư thế khác nhau: co, trói, nằm thẳng. Họ chôn người thân mất đi ở ngay nơi cư trú và dần hình thành các nghĩa địa riêng. Trong các mộ táng của cư dân văn hoá Hoà Bình đã xuất hiện những đồ tuỳ táng và những mộ táng hình thuyền, xung quanh kè đá cho thấy họ đã bước đầu hình thành những quan niệm về cõi sống và cõi chết.

                                Thông qua các hiện vật thu thập được từ các di chỉ khảo cổ văn hoá Hoà Bình cho chúng ta thấy đời sống tinh thần của cư dân Việt cổ khá phong phú. Họ còn biết dùng những vật liệu xung quanh để làm đẹp, đó là: những đồ trang sức = vở ốc mài lỗ xâu lại…và biết dùng hoàng thổ để hoá trang…

                                Xét cho vùng, với những gì đã đạt được của khoa học khảo cổ, chúng ta có thể bước đầu khẳng định rằng cư dân văn hoá Hoà Bình là cư dân cư trú lâu dài mang tính chất định cư, sống quần tụ gắn bó bên nhau dần hình thành những thị tộc - bộ lạc. Trong cuộc sống của họ, hái lượm và săn bắt vẫn chiếm ưu thế và có 1 vị trí đặc biệt quan trọng. Nhưng đến giai đoạn cuối của nền văn hoá Hoà Bình, cùng với hoạt động kiếm sống vốn có là hái lượm và săn bắt thì nghề nông trồng lúa nước đã bắt đầu hình thành trong cuộc sống của cư dân Việt cổ. Đây chính là bước đột phá đặc biệt thần kỳ của cha ông ta cách đây từ 12.000 – 10.000 năm. Và để rồi các nhà khảo cổ học thế giới đến nghiên cứu khảo sát và đi đến khẳng định: cư dân Việt cổ - tổ tiên của chúng ta – đã trở thành một trong những chủ nhân sáng tạo ra nghề nông tương đối sớm trên thế giới.
                         
                        (còn tiếp)
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.08.2008 01:21:40 bởi ngocdiep87 >
                        #57
                          venus4t.vns_hnu 17.08.2008 02:46:43 (permalink)
                          (Tiếp)

                          Từ văn hoá Hoà Bình, chủ nhân của nền văn hoá này với nghề nông sơ khai đã đẩy nhanh quá trình phát triển và tiến lên xây dựng nền văn hoá Bắc Sơn với niên đại từ 10.000 năm đến 7.000 năm cách ngày nay. Địa bàn cư trú của cư dân Việt cổ trải dài từ miền Bắc đến miền Trung. Họ ngày càng mạnh dạn chuyển cư từ  trong các hang, mái đá ra định cư ngoài trời lâu dài trong khuân khổ của công xã thị tộc – bộ lạc. Từ chỗ chiếm lĩnh những vùng rừng núi nhiệt đới, cư dân Việt cổ - tổ tiên của chúng ta - chuyển xuống vùng trung du và gần những đồng bằng châu thổ để sinh sống và cach tác, biến nó thành những làng mạc và cánh đồng rộng lớn.

                                  Ở giai đoạn này, tổ tiên chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể như là: công cụ lao động đồ đá mài; phát minh ra đồ gốm… Nghề nông manh nha hình thành từ giai đoạn văn hoá Hoà Bình cũng được chú ý quan tâm, tuy nhiên, cha ông của chúng ta vẫn gắn bó với những hoạt động kinh tế “truyền thống”. Đời sống vật chất và tinh thần đều có bước phát triển cao hơn so với giai đoạn văn hoá Hoà Bình. Qua các di chỉ khảo cổ học phát hiện được cho chúng ta thấy điều đó.

                                  Cư dân Việt cổ đã có những ý niệm tương đối rõ ràng về thế giới bên kia. Qua tục chôn người chết ở di chỉ Đa Bút (Thanh Hoá), Quỳnh Văn (Nghệ An) cho chúng ta thấy người chết được chôn theo tư thế ngồi xổm, trói gập, nằm thẳng… Điều này chứng tỏ quan niệm về cái chết và mối quan hệ giữa cõi sống – chết đã hình thành và phát triển đến mức độ cao.


                                  Như vậy, vào thời kỳ này, cách ngày nay từ khoảng 1 vạn năm đến 7.000 năm, ở Việt Nam, cư dân Việt cổ đã chuyển sang đồ đá mới và gốm sơ kỳ. Nông nghiệp hình thành nhưng chưa phát triển phổ biến để chiếm lĩnh trong hoạt động kiếm sống của con người..

                          Rìu mài và rìu lắp cán của cư dân Việt cổ thuộc nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (từ 10.000 năm đến 8000 năm cách ngày nay)
                          .
                          Mô hình nơi cư trú hang động của cư dân Việt cổ
                          ND87
                          (Còn tiếp)

                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.08.2008 02:53:08 bởi ngocdiep87 >
                          #58
                            venus4t.vns_hnu 02.09.2008 23:59:20 (permalink)
                            (tiếp)

                                    Quá trình hình thành nghề nông trồng lúa nước dựa trên sự sáng tạo và phát triển mạnh mữ của công cuộc chế tạo công cụ lao động và kỹ thuật chế tác đá là thành tựu mang tính cách mạng của cư dân Hoà Bình – Bắc Sơn.

                                    Cách ngày nay trên dưới 5.000 năm, cư dân Việt cổ sống rải rác trên các vùng đất Việt Nam đã có những bước phát triển cao trong việc chế tạo công cụ sản xuất đi đến một nền kỹ thuật đá mài, khoan, cưa đục. Điều này đã thúc đẩy cho sự phát trển nền kinh tế nông nghiệp vốn đã manh nha từ nền văn hoá Hoà Bình. Cư dân Việt cổ đã biết chế tạo ra những chiếc cuốc đá có lỗ tra cán làm cho hiệu quả lao động sản xuất tăng cao hơn trước.

                                    Do công cụ tiến bộ, hoạt động hái lượm và săn bắn vẫn tiếp tục tồn tại nhưng dần dần không còn đóng vai trò quan trọng như trước nữa trong đời sống của cư dân Việt cổ và lúa là lương thực chính. Đây là thành tựu đặc biệt của cư dân Việt cổ, là cuộc cách mạng của sự phát triển công cụ đồ đá mới.

                                    Nhờ sự phát triển công cụ lao động, nền nông nghiệp dùng cuốc đã phổ biến  và trở thành hoạt động kinh tế chính. Trong xã hội cư dân Việt cổ dần diễn ra quá trình chuyên môn hoá trong sự phân công lao động giữa nam và nữ. Công xã thị tộc mẫu hệ dần tan rã để hình thành một tổ chức xã hội mới, đó là: công xã thị tộc phụ hệ.
                            (còn tiếp)
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.09.2008 00:00:37 bởi venus4t.vns_hnu >
                            #59
                              ss1037ia 03.09.2008 08:54:52 (permalink)
                              Tôi có chút suy tư.
                              Rằng nói về nguồn gốc dâ Việt ta mà đề cập đến hai miền Trung và Nam thì hơi gượng gạo.  Lí do:
                              Miền Trung chỉ có trong bảng đồ nước Việt sau khi ta xóa số đất nước Chiêm Thành và miền Nam được sát nhập sau khi ta chiếm của người Miên.  Nếu tôi có lộng ngôn xin các bạn miển tội dùm.  Nhưng lịch sử là ván đề giáo dục hậu thế.  Chúng ta nên ngay thẵng.
                              Thành thật cám ơn.
                              #60
                                Thay đổi trang: << < 456 > | Trang 4 của 6 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 76 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 8 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9