HÃY TRAO ĐỔI VỚI MÌNH VỀ LỊCH SỬ DÂN TỘC ĐI CÁC BẠN!
Về các nhạc cụ trong lịch sử Việt Nam xin bàn thêm.
Theo Kinh thư thời nhà Hạ trong cống phẩm của 9 châu có loại đá dùng làm khánh, là một loại nhạc cụ. Kinh thư cũng viết ... ông Quỳ tâu với vua Thuấn ... “tôi gõ vào đá , vỗ vào đá ....muôn loài đến nhảy hót ...”. Như vậy Kinh thư cho ta thấy nền âm nhạc nhà Hạ dùng bộ gõ và nhạc cụ bằng đá... Phải chăng.ngày nay gọi là đàn đá ?Loại nhạc cụ độc đáo này chưa phát hiện được ở Trung Quốc nhưng ở Việt Nam có những dân tộc thiểu số hiện vẫn còn đang sử dụng và các nhà khảo cổ cũng đã tìm được những bộ đàn đá hoàn hảo xưa đến mấy ngàn năm tuổi. Điển hình là bộ đàn đá ở Khánh Hòa.
Vậy chẳng nhẽ đời Hạ Việt Nam đã là một châu của Tàu? Rồi Giao Chỉ cũng là một địa danh có từ thời Thái Cổ trong sử Tàu. Giống như bài trên, nước Trung Quốc vừa mới lập quốc đã có lãnh thổ to còn hơn hiện tại (!), từ Hoàng Hà đến Việt Nam. Chắc lúc đó đã phải có ô tô và máy bay thì vua mới quản được một quốc gia rộng như vậy (!)
Hợp lý hơn nếu chính những gì ghi về nhà Hạ và của Kinh thư là lịch sử Việt Nam (của dân Bách Việt - Nam Dương Tử). Sử Tàu đã đoạt tổ tiên và sử của Bách Việt thành sử của mình.
Những hình ảnh của văn hóa Chăm trong chùa Phật tích đời Lý và đình Thái Lạc trên cho thấy văn hóa Chăm và Việt có ảnh hưởng qua lại sâu sắc từ lâu. Điều này càng khẳng định giả thuyết người Chăm và Kinh là "hai anh em". Tức là người Nam Á và Nam Đảo là 2 dòng của cùng một nguồn gốc trên đất Việt.
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu: