Thạch tín * Asen, Nước ngầm
HongYen 07.03.2008 08:10:25 (permalink)
Tác hại của thạch tín đối với sức khỏe
Viện Hàn lâm khoa học Mỹ vừa lên tiếng cảnh báo, chất thạch tín trong nước uống, dù rất ít, cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Lượng thạch tín 50 ppb (phần tỷ) trong nước uống đang được Mỹ và châu Âu cho phép cũng gây nguy cơ ung thư là 15/1.000.
Ngay cả khi sử dụng nước uống có hàm lượng thạch tín chỉ 1ppb thì nguy cơ ung thư cũng là 1/1.000.
 
Thạch tín có tên hóa học là asen, thuộc nhóm kim loại nặng và là một khoáng vật màu xám thép. Trong công nghiệp, nó được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu, thủy tinh, thuốc rụng lá, thuốc pháo... Ở dạng hợp chất vô cơ, thạch tín rất độc nếu sử dụng với liều lượng cao. Chỉ 0,06 g thạch tín vào cơ thể cũng đủ gây ngộ độc. Với liều lượng gấp đôi, nó sẽ gây tử vong.
 
Ngộ độc thạch tín có hai dạng: cấp tính và mạn tính.
 
- Ngộ độc cấp tính: Có triệu chứng giống như bệnh tả, xuất hiện rất nhanh, có thể là ngay sau khi ăn phải thạch tín. Bệnh nhân nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy liên tục, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và chết sau 24 giờ.
 
- Ngộ độc mạn tính: Dạng này xảy ra do tích lũy liều lượng nhỏ thạch tín trong thời gian dài. Triệu chứng bao gồm: mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày, viêm ruột, đau mắt, đau tai, đi đứng loạng choạng, xét nghiệm có thạch tín trong nước tiểu, người gầy còm, kiệt sức rồi tử vong trong vài tháng hoặc vài năm.
 
Khi gặp những trường hợp ngộ độc như trên, phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
 
Theo Thạc sĩ Hoàng Thị Ngọc Ngân, Phó Khoa Vệ sinh thuộc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM , khảo sát các loại nước đóng chai và nguồn nước ngầm mà người dân thành phố đang sử dụng chưa phát hiện được dư lượng thạch tín.
Thanh Niên
 
http://www.ykhoanet.com/ungbuou/11_040.htm 
 
#1
    HongYen 07.03.2008 08:20:40 (permalink)



    An Giang: Nhiều giếng khoan nhiễm thạch tín

    15:53' 12/11/2006 (GMT+7)


    Theo bản tin TTXVN phát đi ngày 12/11, ở 4 huyện cù lao An Phú, Phú Tân, Tân Châu và Chợ Mới (An Giang), đã phát hiện 544 trong số gần 2.700 giếng khoan có nguồn nước bị nhiễm asen, còn gọi là thạch tín.
     







    Người dân An Giang không biết nước bị nhiễm asen nên vẫn sử dụng nước... (Ảnh: NLĐ)
    Số liệu trên theo khảo sát ban đầu của UNICEF và Viện vệ sinh Y tế cộng đồng.
     
    Đây là những giếng khoan có độ sâu 130 m, do UNICEF trợ giúp cùng nguồn kinh phí của tỉnh và nhân dân tự khoan lắp từ nhiều năm nay.
    Trong số giếng bị nhiễm thạch tín có 100 giếng bị nhiễm với hàm lượng vượt mức tiêu chuẩn nước sạch về ăn uống, 445 giếng bị nhiễm với hàm lượng vượt mức tiêu chuẩn về nước sạch sinh hoạt.
     
    Ngoài việc tổ chức tuyên truyền về tác hại của thạch tín đối với sức khỏe để nâng cao ý thức phòng tránh cho nhân dân, Phòng Tài nguyên và Môi trường 4 huyện trực tiếp hướng dẫn các gia đình áp dụng phương pháp thoáng khí phơi nắng nước trước 24h. Sau đó, mới đưa vào sử dụng hoặc lọc nước bằng bể cát, hay dùng nước máy, bơm nước sông lên lắng lọc bằng phèn thay thế nguồn nước giếng khoan bị nhiễm thạch tín.
     
    Tỉnh An Giang đã khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không khoan lắp giếng mới, tiến hành lấp 112 giếng khoan bị nhiễm nặng thạch tín; đồng thời khẩn trương triển khai kế hoạch xây dựng các trạm cấp nước sạch mini.
     






    Một nghiên cứu của Viện Vệ sinh – Y tế công cộng (Bộ Y tế) cho biết, có rất nhiều giếng nước ngầm tại 4 tỉnh ĐBSCL nhiễm asen ở nồng độ rất cao. Tại An Giang, sau khi lấy 2.966 mẫu nghiên cứu từ các giếng khoan, 40% số giếng bị nhiễm asen dưới 50ppb, 16% nhiễm trên 50ppb.
     
    Hầu hết các mẫu xét nghiệm phát hiện nhiễm asen đều tập trung tại 4 huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới.
     
    Tại Long An, trong tổng số 4.876 mẫu nước ngầm được khảo sát có 56% số mẫu nhiễm asen.
     
    Tại Đồng Tháp, tình hình cũng đáng báo động, khi có trên 67% số mẫu trong tổng số 2.960 mẫu nước ngầm được khảo sát đã phát hiện nhiễm asen. Trong đó, huyện Thanh Bình có tỷ lệ nhiễm asen cao với 85% số mẫu thử có hàm lượng trên 50ppb. Trên 51% số mẫu thử trong tổng số hơn 3.000 mẫu được khảo sát phát hiện đã nhiễm asen tại Kiên Giang.
     
    Asen trong nước không có mùi, vị nên người dùng nước có thể không biết nước bị nhiễm asen. Độc chất này có thể gây nên nhiều bệnh tật cho người dùng nước, kể cả bệnh ung thư. Theo Tổ chức Y tế thế giới, lượng asen (thạch tín) trong nước dưới 10 ppb được coi là an toàn cho người sử dụng.
    (Theo website Bộ Tài ngyên và Môi trường và các báo)
     


    • (Theo TTXVN)

    http://vietnamnet.vn/khoahoc/suckhoe/2006/11/632743/
     
    #2
      HongYen 07.03.2008 08:23:50 (permalink)
      Nguồn nước bị nhiễm thạch tín ảnh hưởng đến sức khỏe hàng triệu người VN
      2006.06.22
      10 triệu dân Việt Nam có nguy cơ mắc bệnh vì nguồn nước nhiễm thạch tín, theo ước tính ban đầu của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF vừa công bố.
       
      Khảo sát cho thấy mức độ bị ô nhiễm thạch tín, tức asen, ở miền Bắc cao hơn khu vực phía Nam. Đáng quan ngại là toàn bộ vùng đồng bằng sông Hồng đều đang trong tình trạng báo động về mức ô nhiễm này.
       
      Hàm lượng asen đo đựơc trong nguồn nước ở khu vực Hà Nội đang có xu hướng tăng cao so với những năm trước.
       
      Chất asen trong nguồn nước là một trong những nguyên nhân gây nên các căn bệnh về da, ung thư, tiểu đường, thận, phổi và gan.
       
      http://www.rfa.org/vietnamese/tintuc/2006/06/22/Vietnamese_Water_Asen/
      #3
        HongYen 07.03.2008 08:34:18 (permalink)








        Thứ ba, 17/7/2007, 09:21 GMT+7




        Ấm đun nước của Trung Quốc có thạch tín
         
         
        http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/07/3B9F8351/

         
         
        http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=272949&mpage=2&key=&#338122
         
         
         
        #4
          HongYen 07.03.2008 08:45:45 (permalink)
          21% dân số Việt Nam dùng nguồn nước nhiễm thạch tín
          Hà Nội nằm trong danh sách 10 tỉnh, thành có nguồn nước ngầm nhiễm asen (thạch tín) vượt mức cho phép và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.



          Nước từ giếng khoan ở xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hoà, Hà Tây lên một lúc sau nước đã đục rồi màu vàng. Ảnh: Khánh C
           
          Hai huyện Thanh Trì và Từ Liêm của Hà Nội là những vùng bị nhiễm nặng nhất. Các điều tra ban đầu cho thấy, tại Hà Nội 69% mẫu nước tầng trên và 48% mẫu nước tầng dưới được kiểm nghiệm có nồng độ asen cao hơn tiêu chuẩn. Tỷ lệ thạch tín trong nước sông Hồng và các hồ khu vực ngoại thành cũng không đủ tiêu chuẩn để làm nước ăn uống và sinh hoạt.
           
          Ngoài ra, các tỉnh thành khác cũng có nguồn nước ngầm nhiễm thạch tín cao là Hà Nam, Hà Tây , An Giang, Đồng Tháp, Hưng Yên...
           
          Hàm lượng asen ở một số điểm cao gấp nhiều lần mức cho phép như Quỳnh Lôi (Hà Nội) gấp 30 lần, Lâm Thao (Phú Thọ) gấp 50-60 lần, Lý Nhân (Bình Lục, Hà Nam) gấp 50 lần.
           
          Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo hướng dẫn chẩn đoán, giám sát và dự phòng nhiễm độc asen do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm asen (do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế và Unicef tổ chức).
           
          Cũng tại Hội thảo, các chuyên gia cho hay, nơi nhiễm nặng nhất là vùng ven sông Nhuệ, vùng làng nghề, vùng trũng. Vùng đồng bằng sông Hồng đang sử dụng bình lọc nước bằng cát có giàn phun mưa vừa giảm lượng sắt trong nước vừa giảm lượng asen tới 90%. Tuy nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long, lượng sắt trong nước ít, nên cách lọc này hoàn toàn chưa hiệu quả.
           
          Theo bà Nguyễn Thanh Hiền, Quyền Trưởng chương trình nước sạch và Vệ sinh môi trường của Unicef, cách duy nhất hiện nay vẫn phải là ngưng sử dụng nguồn nước bị nhiễm asen.

          PGS.TS Nguyễn Khắc Hải, Viện trưởng Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường cho biết thạch tín rất độc và là nguyên tố tự nhiên có mặt ở khắp nơi trên trái đất. Khi ngấm vào cơ thể, chất độc này có thể gây ung thư da, cao huyết áp, một số bệnh về tim…

          Để cải thiện tình trạng nhiễm độc thạch tínn trong nước, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam lắp đặt hơn 150.000 giếng ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình trạng nhiều hộ dân tự lắp đặt giếng khoan vẫn rất phổ biến. Theo các chuyên gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, nhìn mạch nước giếng khoan rất trong không có nghĩa là nước đó sạch và không bị nhiễm asen.
           
          Theo thống kê, hiện có khoảng 21,5% dân số Việt Nam (tương đương với 17,2 triệu người) đang sử dụng nguồn nước ăn từ nước giếng khoan, đây là nguồn nước dễ bị nhiễm thạch tín.
           
          http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=36295
          #5
            HongYen 07.03.2008 08:54:54 (permalink)
            ASEN TRONG NƯỚC UỐNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
             
            Trần Hữu Hoan
             
            Summary
            The paper resumes a problem of alrsenic contamination of drinking water at some where in Viet nam. It has also introduced detection and removal methods with low cost by Institute of Industrial Chemistry.
             
            MỞ ĐẦU
            Nguy cơ nước uống bị nhiễm độc bởi asen (thạch tín) đã được phát hiện từ lâu trên Thế Giới và ở nước ta, nhưng từ giữa Tháng Năm đến nay vấn đề này mới được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước [20 -- 22, 23 -- 25].
             
            Không chỉ có Quỳnh Lôi mà cả Hà nội, cả đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long, không chỉ có miền xuôi mà cả miền núi, không chỉ có nước giếng khoan mà cả nước suối, nước mỏ, nước từ các khe đá cũng có thể gặp rủi ro.
             
            Cách phát hiện, phòng chống nhiễm độc asen như thế nào là vấn đề đang quan tâm không chỉ của người dân lao động mà của cả cấp lãnh đạo.
             
            Asen (Thạch tín ) là gì?
             
            Asen là tên Việt gọi nguyên tố số 33 lượng bảng tuần hoàn Men-đê-lê-ép, tên Anh là Arsenic. Nguyên tố Asen có kí hiệu là As. Asen tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau.
             
            Theo Từ điển Bách khoa dược học xuất bản năm 1 999 thì Thạch tín là tên gọi thông thường dùng chỉ nguyên tố Asen, nhưng cũng đồng thời dùng chỉ hợp chất oxit của Asen hoá trị III (As2O3). Oxit này màu trắng, dạng bột, tan được trong nước, rất độc. Khi uống phải một lượng thạch tín (As2O3) bằng nửa hạt ngô, người ta có thể chết ngay tức khắc.
             
            Asen thường có trong rau quả, thực phẩm, trong cơ thể động vật và người với nồng độ rất nhỏ, gọi là vi lượng. Ở mức độ bình thường, nước tiểu chứa 0,005-0,04 mg As/L, tóc chứa 0,08-0,25 mg As/kg, móng tay, móng chân chứa 0,43-1,08 mg As/kg [16] .
            Asen là một thành phần tự nhiên của vỏ Trái Đất, khoảng 1 -2mg As/kg. Một số quặng chứa nhiều asen như là pyrit, manhezit,... Trong các quặng này, asen tồn tại ở dạng hợp chất với lưu huỳnh rất khó tan trong nước [10, 11] . Đã thấy một số mẫu quặng chứa asen cao 10 - 1000 mg As/kg hoặc hơn.
            Asen là một chất rất độc, độc gấp 4 lần thuỷ ngân. Asen tác động xấu đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. Nếu bị nhiễm độc từ từ, mỗi ngày một ít, tuỳ theo mức độ bị nhiễm và thể tạng mỗi người, có thể xuất hiện nhiều bệnh như: rụng tóc, buồn nôn, sút cân, ung thư, giảm trí nhớ... Asen làm thay đổi cân bằng hệ thống enzim của cơ thể, nên tác hại của nó đối với phụ nữ và trẻ em là lớn nhất [1 , 1 3, 1 5, 1 6].
            Theo Gs. Ts. Đào Ngọc Phong, những người bị nhiễm độc Asen mãn tính ở thượng nguồn Sông Mã có 31 triệu chứng lâm sàng [11].
            Asen không gây mùi vị khó chịu khi có mặt trong nước ngay cả ở lượng đủ làm chết người, nên không thể phát hiện bằng cảm quan. Bởi vậy có nhà báo gọi nó là kẻ giết người vô hình (Invisible Killer) [22].
            Tiêu chuẩn Nhà nước về nước uống TCVN 5501 - 1991 và Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nước ăn uống và sinh hoạt của Bộ Y tế số 505 BYT/QĐ 13/4/1992 qui định thông số asen không được lớn hơn 0,05 mg As/L.
            Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm 1993 đến nay, có khuyến cáo, nồng độ Asen trong nước uống không được lớn hơn 0,01mg/l.
            Đầu tháng Hai năm 1999, WHO loan báo trên mạng Internet rằng nước uống ở nhiều Quốc gia bị nhiễm asen. Trong đó Băng-la-đét nghiêm trọng nhất [13]. Nhật, Mỹ cũng bị.
            Trước thảm hoạ thạch tín đang hiện hữu, ngày 24/5/2000 Cục Bảo vệ môi trường Hoa kì (EPA) quyết định giảm thông số asen trong Tiêu chuẩn nước uống của Hoa kì từ 0,05 mg As /L, ngang TCVN, xuống còn 0,005 mg As/L.
            Asen trong nước ngầm ở Hà nội
            Những phát hiện của Đỗ Trọng Sự từ giữa thập niên chín mươi
            Từ năm 1996, 1997 Đỗ Trọng Sự đã phát hiện sự nhiễm độc asen (thạch tín) trong nước dưới đất ở Hà nội, trong đó có phường Quỳnh Lôi. 27,9% số mẫu phân tích (12 mẫu) lấy trong tầng Holoxen, 6% số mẫu trong tầng Pleistoxen có nồng độ asen lớn hơn 0,05 mg As/L [8,9].
            Kết quả hoạt động dưới sự tài trợ của UNICEF
            Hội nghị Quốc tế về thạch tín (Asen) ở Hà nội ngày 30 tháng 9 năm 1999 do Bộ NN&PTNT tổ chức, UNICEF tài trợ, đã công bố về sự nhiễm thạch tín trong các giếng khoan ở Quỳnh Lôi [1 ,2] .
            Trước cảnh báo về thảm hoạ Asen trong nước uống ở các Quốc gia, đầu Tháng Sáu năm 1999, theo yêu cầu của UNICEF và TT. NS&VSMTNT, một chương trình điều tra Asen thuộc vùng Hà nội, Việt trì - Lâm thao đã được thực hiện với sự cộng tác của Phòng Địa chất Môi trường thuộc Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng. sản, Bộ Công nghiệp và Phòng Phân tích sắc kí quang phổ thuộc Viện Hoá học, TT KHTN&CN QG. Theo báo cáo của TS. Đỗ Trọng Sự, tại Hà nội phát hiện 3 giếng khoan kiểu UNICEF , 1 ở Quỳnh tôi, quận Hai Bà Trưng, 1 - khu vực Thanh trì và 1 - Thanh Nhàn có hàm lượng Asen cao hơn tiêu chuẩn cho phép của Việt nam. Ngày 28 cùng tháng, Đoàn công tác của UNICEF do ô. Pickardt dẫn đầu được sự hỗ trợ của TT Phân tích & Môi trường, Viện Hoá học Công nghiệp đã đến thăm phường Quỳnh Lôi. Kết quả xét nghiệm tại chỗ cho thấy ngoài giếng đã nêu trong báo cáo còn có 4 giếng lân cận đều bị nhiễm Asen ở mức cao từ 0,1 - 0,2 mg As/L. Đoàn công tác đã bàn với UBND phường về kế hoạch khảo sát toàn diện các giếng khoan hiện có ở Phường. Chương trình khảo sát tổng thể bắt đầu từ ngày 16/8 .
            Trong 517 mẫu đã xét nghiệm tại chỗ từ ngày 16/8 đến 23/8/1999, thấy có 25% số mẫu chứa asen cao hơn 0,05 mg As/L, 68% số mẫu cao hơn 0,01 mg As/L [2,3]. Trần Hữu Hoan lãnh trách nhiệm về kĩ thuật và tổ chức thực hiện xét nghiệm đồng thời hướng dẫn nhân dân biện pháp khắc phục. Những hộ nào có asen trong khoảng 0,05--0,07 mg As/L thì đề nghị tăng cường hệ thống lọc cát mà gia đình đã có. Những hộ bị nhiễm cao hơn thì khuyên sử dụng bộ lọc asen theo mẫu đã lắp tại Phường. UBND Phường chịu trách nhiệm quan hệ với nhân dân trong Phường và báo cáo cấp trên theo ngành dọc. Trong tuần lễ thạch tín đó, hệ thống loa phát thanh của Phường được sử dụng ưu tiên cho Asen. TT Nước sạch & VSMT NT, Bộ NN&PTNT phụ trách về công tác quản lí Nhà nước. Dân chi trả kinh phí hoá chất sử dụng. UNICEF tài trợ công tác phí cho đội xét nghiệm và kinh phí làm báo cáo, sau đó tổ chức kiểm tra lại kết quả tại các Phòng thí nghiệm khác ở Hà nội.
            Kết quả điều tra trong một chương trình hợp tác Việt nam - Thụy sĩ
            Năm 1998, trong khuôn khổ một chương trình hợp tác giữa Thụy Sĩ và Việt Nam, TT nghiên cứu công nghệ môi trường và phát triển bền vững, Trường ĐH KHTN, ĐH QG bắt đầu thực hiện đề tài "Kim loại nặng trong nước ngầm và nước mặt thuộc khu vực Hà nội". Từ đầu năm 1999, bắt đầu tiến hành lấy mẫu, phân tích 8 kim loại năng, trong đó có asen. Kết quả phân tích nước ngầm ở nội thành và 4 huyện ngoại thành tiếp giáp nội thành được dựng thành bản đồ. Có nhiều điểm asen cao hơn lmg As/L. Phía Nam Hà Nội bị nhiễm asen nặng hơn các vùng khác. Nước ngầm ở 8 bãi giếng chính của các nhà máy nước, khai thác nước trong tầng Pleistoxen, đều có asen với những nồng độ khác nhau. Ba bãi giếng có nồng độ Asen trung bình cao hơn 0,2 mg As/L. Có thời điểm, nồng độ asen lên trên 0,5 mg As/L [5]. Đã phát hiện thấy nồng độ asen trong nước thay đổi theo mùa [5,6,7]. Theo Phạm Hùng Việt, những kết quả nghiên cứu này mới được công bố lần đầu tiên tại Hội thảo về hiện trạng chất lượng nước ngần trên địa bàn Hà Nội do Bộ KH&ĐT tổ chức ngày 4/8/2000.
            Rủi ro có thể gặp ở Đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long
            Theo Ô. David G Kinniburgh, chuyên gia địa hoá người Anh, đang làm việc cho British Geological Survey, hôm 29/6/2000 cùng các thành viên khác của UNICEF có đến thăm Viện Hoá học CN, thì Asen có trong tất cả đá, đất, các trầm tích (sediment) được hình thành từ nhiều ngàn năm trước, với các nồng độ khác nhau; trong những điều kiện nhất định nó có thể tan vào trong nước, điều này xảy ra ở các vùng châu thổ rộng lớn, ở chỗ trũng trong nội địa, gần các mỏ, gần các nguồn địa nhiệt (geothermal sources); đồng bằng Bắc bộ có điểm tương đồng với Băng-la-đét ở đây có khoảng 1 50.000 giếng, phần lớn được lắp đặt từ năm 1992 đến nay. Nước ngầm chỉ mới được sử dụng gần đây; còn Asen sau nhiều ngàn năm nằm yên, có thể trào ra ngay lập tức. Cũng theo Ô. David thì cả châu thổ Sông Hồng và Sông Cửu Long đều có rủi ro.
            Sau Quỳnh Lôi, UNICEF còn tài trợ cho một chương trình xét nghiệm Asen ở nhiều tỉnh khác; số mẫu xét nghiệm là 2000. Số liệu chưa công bố.
            Asen trong nước suối ở thượng nguồn sông Mã
            Phát hiện của TS. Đặng Văn Can đầu thập niên chín mươi
            Tháng 11 năm 1990, Đặng Văn Can đã tiến hành khảo sát nước mặt và nước các nguồn lộ ở 11 khe suối đổ ra sông Mã thuộc Đông Nam bản Phóng (có tài liệu viết là bản Phúng, nhưng văn bản chính thức của UBND xã ghi là bản Phóng), thuộc xã Bó Sinh, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Kết quả khảo sát cho thấy, các khe suối ở tả ngạn sông Mã trong khu vực hầu hết là các khe nhỏ, mùa khô chỉ có nước ở gần cửa khe, ở hữu ngạn mật độ suối thưa thớt hơn; nước không mùi vị, tổng khoáng 0,15--0,32 g/l, ph : 6,8--7,5 là nước trung tính, thuộc loại bicacbônat, nhưng nồng độ asen đều cao (0,43 -- 1,13 mg/l), vượt qui định nhiều lần so với các tiêu chuẩn nước uống của VN [ 10,11] .
            Sở dĩ nước ở đấy có hàm lượng asen cao là do sự hoà tan của asen từ các khoáng vật sunfua khi nước chảy qua đới biến đổi nhiệt dịch giàu sunfua. Theo kết quả phân tích khoáng tướng, bên cạnh khoáng pyrite ( FeS2), chalcopyrite ( CuFeS2) với tần suất xuất hiện tương ứng là 31/34 và 24/34 , trong vùng khảo sát, đã tìm thấy nhiều khoáng vật chứa asen như arsenopyrite ( FeAsS), glaucodot ((Cu, Fe)AsS ), loellingite ( FeAs2), grexdofite ( NiAsS) với tần suất xuất hiện từ 5/34 -- 1/34 [10, 11].
            Kết quả xét nghiệm cho thấy, nồng độ asen trong nước tiểu của dân ờ đây lớn hơn bình thường của Thế Giới hàng vạn lần, trong tóc lớn hơn 5-10 lần. Từ những nghiên cứu tiếp theo về bệnh học và dịch tễ học, với hơn 31 triệu chứng lâm sàng liên quan đến nhiễm độc asen, Đào Ngọc Phong (1993) đã kết luận: dân trong khu vực bị nhiễm độc asen mãn tính [11] .
            Khảo sát gần đây của tác giả do UNICEF tài trợ
            Nước sạch cho vùng cao là một trong những mục tiêu tài trợ mà UNLCEF dành cho nhân dân ta. Vùng cao thường có các dòng suối nhỏ và các mạch nước từ khe đá với lưu lượng có thể dùng để cấp nước bằng phương pháp tự chảy cho cụm dân cư lân cận. Nước suối, nước khe thường rất trong. Tuy nhiên để tránh thảm họa Asen như đã được thông báo trên toàn cầu, trước khi khai thác UNICEF thấy cần khảo sát chất lượng nguồn nước, trước hết là Asen (thạch tín). Asen là một chất độc không gây mùi vị lạ khi tồn tại trong nước với lượng đủ làm chết người. Đợt khảo sát này tiến hành chủ yếu tại vùng mà trước đây Đ.V. Can đã phát hiện nhiều suối bị nhiễm độc.
            Đoàn công tác được sự hỗ trợ trực tiếp của TT Nước sạch & Vệ sinh Môi trường tỉnh Sơn La, UBND huyện Mộc Châu và UBND xã Bó Sinh, đặc biệt là của ông Lò Pin, Chủ tịch xã.
            Asen có thể tồn tại với lượng lớn trong tự nhiên ở dạng arsenopyrite hoặc các hợp chất khác với lưu huỳnh. Khi bị phong hóa, Asen chuyển sang dạng tan được trong nước. Bởi vậy ngoài việc xét nghiệm nước cũng xét nghiệm cả khoáng vật, đất đá gần các suối trong vùng khảo sát.
            Thời gian khảo sát được thực hiện từ ngày 8 tháng 5 đến 13 tháng 5 năm 2000, tức là vào đầu mùa mưa nhằm tránh sự rửa trôi các độc tố đã lưu trong khoáng vật. Tuy nhiên, trong tháng năm, Thái dương hệ có dị thường: 6 hành tinh xếp thẳng hàng với Mặt trời. Bởi vậy, mặc dù thời gian khảo sát là đầu mùa mưa, nhưng năm nay thời tiết thay đổi, mưa sớm và lớn hơn mọi năm. Ba ngày trước khi đội công tác đến địa bàn, mưa liên tục. Trong ngày đi thực địa lấy mẫu cũng có mưa to mưa gây lũ cuốn trôi mất một đoạn đường. Nước mưa có thể rửa trôi phần độc tố đã tích tụ trong đất ở dạng tan. Mặc dầu vậy, cũng đã phát hiện thấy vết asen trong 2 suối và 2 mẫu khoáng vật lộ thiên chứa hàm lượng asen cao hơn giá trị bình thường trong vỏ trái đất hàng trăm lần. Đấy là dấu hiệu xác nhận nguy cơ gây ô nhiễm nước của các suối tại đây [12] .
             
            Nguy cơ ô nhiễm asen của nước suối ở vùng cao
             
            Theo Đặng Văn Can, phần lớn diện tích vùng rừng núi Việt nam là lộ diện của các đá magma có tuổi từ arkeozoi tới Đệ Tứ. Nhiều khoáng sản nguồn gốc nhiệt dịch được hình thành, trong đó đã phát hiện được nhiều mỏ có hàm lượng asen cao. [10]. Ngoài khu vực Đông Nam bản Phóng, còn có nhiều mỏ khác như là Cao Răm, Cẩm Tâm, Suối Trát, Trà Năng, Pắc Lạng, Tuyên Hoá, Làng Vai, Tà Sỏi, Cắm Muộn, Mậu Đức,..., thuộc kiểu vàng - thạch anh - sunfua, và các mỏ Nà Pái, Pi Ho, Đà Lạt, Xã Khía, Vithulu, Mường Tè, Phong Thổ,..., thuộc kiểu mỏ vàng - sunfua - muối sunfua [6] .
             
            Asen có mặt khá phổ biến trong đá gốc cũng như trong đới phong hoá đỏ nâu với hàm lượng lớn hơn nhiều lần giá trị trung bình của nó trong đã quyển. Các điểm quặng đặc trưng cho kiểu khoáng này đã phát hiện ở Trà năng, Trại Hầu (Lâm Đồng), Kronpha (Ninh Thuận), Tân Đa Nghịch, Đa Mi (Bình Thuận), Đồn 106, Nam Đá Trắng (Đồng Nai), Núi Đất (An Giang).
            Người ta cũng đã phát hiện trong vùng Quế Lâm, Đội cấn, Tuyên Quang bốn thân quặng thiếc asen có chiều dài 300--450 m, dày 0,65 -- 3,55 m, có hàm lượng asen từ 0,52--9,97 % và hai thân quặng asen chứa thiếc dài 400 -- 900 m, dày 0,6 -- 3,5 m, hàm lượng asen trung bình là 1,07 -- 4,07 %. Tài nguyên dự báo của thiếc là 5000 tấn, của asen là 9900 tấn (Đỗ Đình Hiển và nnk).
            Bời vậy, cần nghiên cứu phát hiện, khoanh định các khu vực asen có thể gây ảnh hưởng xấu tới môi sinh [1, 11]. Từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu phòng, chống nhiễm độc asen cho cư dân và công nhân khai thác sống ở các khu vực đó.
             
            Tại sao nước uống bị nhiễm asen
            Những giả thiết đã được bàn đến
             
            Có nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân chủ yếu sau đây đã được bàn đến:
            1 - Nước chảy qua các vỉa quặng chứa Asen đã bị phong hoá. Ví dụ ở thượng nguồn Sông Mã, Việt nam [10, 11, 12] .
            2 - Sự suy thoái nguồn nước ngầm làm cho các tầng khoáng chứa Asen bị phong hoá, Asen từ dạng khó tan chuyển sang dạng có thể tan được trong nước - theo tài liệu của GS. TS. Phan Văn Duyệt [21] .
            3 - Sự khử các oxihidroxid của sắt và mangan bời vi khuẩn yếm khí. Arsenic đã hấp thụ trên các hạt mịn của oxihidroxit sắt hoặc mangan bị vi khuẩn yếm khí khử thành dạng tan được - Theo tài liệu của WHO [13].
            4 - Thuốc sâu chứa Asen sử dụng trong nông nghiệp, nước thải của các nhà máy hoá chất có Asen ngấm theo kẽ nứt xuống mạch nước ngầm - tài liệu trên mạng Intemet của WHO.
             
            Yểm Tĩnh Thần - Điều khoa học chưa biết
             
            Trước Tết Trung Thu mấy ngày, trong một chuyến thâm nhập một địa bàn cách Hồ Gươm khoảng một gang rưởi về phía Tây-Nam, trên bản đồ 1/18.000, chúng tôi được biết, nhiều người đã lén cho thạch tín xuống những giếng không dùng nữa để Yểm Tĩnh Thần, tức Thần Giếng. Việc này đã thành một tập tục không rõ từ đời nào truyền lại. Thế mới biết, thạch tín là chất cực độc, quỷ thần cũng phải sợ. Bao nhiêu làng xã còn duy trì tập tục này, chưa có tài liệu nào đề cập.
             
            Vài chục năm trước, Quỳnh Lôi là vùng trũng, ao chuôm nhiều. Trước khi đổ đất lấp trũng xây nhà, người ta đã đổ bao nhiêu thạch tín xuống đó để Yểm Thần Giếng, trấn Thuỷ Tề, Hà Bá... Ai thống kê được.
             
            Ngoài asen còn có mangan, nitrit và ...
             
            Phần lớn nước giếng khoan gia đình ở Đồng bằng Sông Hồng đều có mangan. Trong 30 mẫu đã xét nghiệm ngẫu nhiên ở huyện Đông Hưng, huyện Quỳnh Phụ, huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình thì đủ 30 mẫu có trên 0,1 mg Mn/L, 17 mẫu có trên 0,5 mg Mn/L. Tại Hà nội, Phòng Thí nghiệm của đơn vị đã phát hiện nhiều mẫu nước giếng khoan gia đình chứa 1--3 mg Mn/L và hơn. Trong 8 mẫu nước suối tại vùng thượng lưu Sông Mã đã xét nghiệm mangan, thấy 7 mẫu chứa trên 0,1 mg Mn/L, 3 mẫu trên 0,5 mg Mn/L.
             
            Mặc dầu WHO không xem mangan là một chất độc nhưng theo tài liệu của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, Bộ Y tế, thì nhiễm độc Mangan ở mức độ khởi phát có các biểu hiện: mệt mỏi, suy nhược, nhức đầu, chóng mặt, lãnh đạm, vô tình cảm, rối loạn cảm xúc và thái độ..., ở mức độ toàn phát thì co cứng cơ, run (kiểu Parkinson), trí nhớ giảm sút, tư duy chậm chạp... [17]. Chuyên gia độc chất học May Beth Si. Clair và những người khác [18] cũng có thông báo về độc tính của mangan tương tự như của Viện Y học lao động và VSMT.
             
            Nitrit phá hoại hồng cầu, gây ung thư. . . [14] . Chất này thường thấy xuất hiện ở các thiết bị lọc nước uống không cần đun, sau một thời gian dài sử dụng.
             
            TCVN qui định nước uống không được chứa hơn 0,1 mg/l mỗi loại. WHO- 1998 cho phép Mangan < 0,5 mg MN/L, Nitrit < 0,2 mg NO2-/L.
             
            Tháng Năm, 1999 nhân một chuyến công tác tại Lào Cai, chúng tôi có ghé thăm một mỏ nước nóng gần thị xã Cam Đường. Nước từ lòng đất trào lên, lưu lượng khoảng 4 m3/giờ, tạo thành dòng suối nhỏ. Nước trong suốt, nhìn thấy sỏi dưới đáy sâu hơn 1 m, nhiệt độ quanh năm khoảng 25 độ, các thông số hoá lí thông thường đều đạt tiêu chuẩn nước uống. Người dân thường dùng tắm, giặt, ăn uống. Kiểm tra kĩ, thấy nguồn nước này bị ô nhiễm bởi thuỷ ngân trầm trọng; tại thời điểm xét nghiệm nước chứa 0,2 mg Hg/L.
             
            Xét nghiệm độc tố trong nước ở đâu
            Nhiều Phòng thí nghiệm ở Hà nội, không phải là tất cả, có khả năng xét nghiệm thạch tín (asen), mangan và các độc tố khác trong nước.
             
            Trung tâm Phân tích & Môi trường của Viện Hoá học Công nghiệp, đóng tại 2 Phạm Ngũ Lão, Hà nội là một trong những đơn vị có phòng thí nghiệm như vậy. Đơn vị này có thể tiến hành xét nghiệm Asen, mangan ngay tại chỗ theo yêu cầu của địa phương bằng các phương pháp đã được UNICEF kiểm tra và sử dụng ở nước ta trong thời gian vừa qua. Năm 1999, được sự hỗ trợ của nhân dân và chính quyền địa phương, được sự tài trợ của UNICEF, đơn vị đã tổ chức tiến hành xét nghiệm 517 mẫu ngay tại Phường Quỳnh Lôi.
             

             
            Những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đã áp dụng ở các nước
             
            Nhiều nơi trên Thế giới có nguồn nước bị ô nhiễm bởi Asen nhưng bị các nhà chức trách che giấu trong một thời gian dài, chỉ sau khi có những vụ chết người hàng loạt ở vài vùng, thông tin này mới được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng. Tháng Hai năm 1999, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nêu 3 yêu cầu khẩn cấp trên Internet, một trong những yêu cầu đó là cần có các kĩ thuật loại trừ Asen đơn giản, chi phí thấp để có thể áp dụng cho nhiều nơi, nhiều vùng, cho các nước đang phát triển [13] .
             
            * Chi-lê nêu kinh nghiệm dùng sửa vôi để kết tủa Asen; đã áp dụng nhiều năm ở vùng rừng núi của họ. Mỗi hệ thống xử lí này cần 2 máy bơm: 1 bơm nước, 1 bơm sửa vôi. Kĩ thuật này cần mặt bằng đủ rộng.
            * Nhật nêu kinh nghiệm dùng tro núi lửa, không áp dụng được cho các nước không có núi lửa.
            * Băng-la-đét dùng phoi sắt. Hiệu quả của phương pháp này không cao. Ngày 29/6/2000 các chuyên gia UNICEF đến thăm Viện HHCN cũng còn nêu yêu cầu về xử lí Asen cho nước này và họ rất quan tâm đến kĩ thuật do Viện đề xuất. Đầu tháng 11 vừa rồi, trong một chuyến nghiên cứu khảo sát tại nước này, do UNICEF tài trợ, chúng tôi đã thấy các kỹ thuật loại trừ asen đơn giản bằng cát, gạch,... đang được phổ biến trong nhân dân. Một liên doanh giữa Băng-la-đét và Ca-na-đa sản xuất thiết bị lọc asen mới đưa vào hoạt động.
             
            * Những phương pháp hiện đại như trao đổi ion, thẩm thấu ngược,.. [19, không áp dụng được vì chi phí thiết bị cao và vận hành không thuận tiện.
             
            Những giải pháp khoa học của việt nam đã được thông báo
            Tại Hội thảo về hiện trạng chất lượng nước ngầm trên địa bàn Hà Nội do Bộ KH&ĐT tổ chức ngày 4 Tháng Tám 2000 vừa rồi, các nhà khoa học đã đề cập đến rủi ro bởi sự nhiễm độc Asen không chỉ có ở Hà nội mà còn ở nhiều địa phương khác trong đó có cả các tỉnh miền núi. Vấn đề còn lại là các giải pháp phòng, chống sao cho thích hợp với đặc điểm địa lí, trình độ, tập quán, và mức sống của người lao động mỗi vùng.
             
            Phạm Hùng Việt thông báo vật liệu lọc do đơn vị mình nghiên cứu chế tạo có khả năng loại asen trong nước sinh hoạt xuống dưới ngưỡng cho phép, có thể sử dụng cho những hệ thống lọc cỡ pilot lắp trước những trạm cấp nước hoặc những hệ thống lọc nhỏ cho mỗi gia đình [5].
             
            Ngô Ngọc Cát và Đàm Đức Quí giới thiệu thành công bước đầu trong việc sử dụng vật liệu hấp phụ, do đơn vị mình nghiên cứu sản xuất thử, dễ sử dụng ở mọi nơi. Sơ bộ giá thành 1m3 nước sạch là 1800 -- 2000 đ, tuỳ theo nồng độ các chất bẩn cần loại bỏ [4, 24].
             
            Trần Hữu Hoan giới thiệu công nghệ của Viện Hoá học công nghiệp về việc xử lí thạch tín và mangan tại trạm và ở hộ gia đình với việc sử dụng sắt có sẵn trong nước nguồn hoặc sử dụng khoáng vật thiên nhiên có sẵn ở nước ta. Mô hình mẫu đã lắp đặt tại phường Quỳnh Lôi [2, 3].
             
            Những giải pháp do Viện Hoá học Công nghiệp đề xuất.
            Một trong 3 yêu cầu khẩn cấp mà WHO nêu ra từ Tháng Hai năm 1999 là: Cần có kĩ thuật đơn giản loại trừ Asen ngay tại giếng và tại mỗi hộ gia đình [13]. Đây cũng là yêu cầu thực tế ở nước ta.
            Viện Hoá học Công nghiệp đã kịp thời tổ chức thực hiện yêu cầu này và đạt được một số kết quả bước đầu như các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu.
            Nguyên tắc chung
            Asen trong nước tồn tại ở 2 dạng hoá trị : As(III) và As(V); trong nước ngầm As(III) trội hơn. Các phương pháp đơn giản loại trừ asen dựa trên khả năng tạo thành hợp chất ít tan của As(V), ví dụ: FeAsO4, Mn3(AsO4)2, AlAsO4. Bởi vậy, muốn loại trừ asen phải chuyển nó tới dạng As(V).
             
            Cộng kết asen với sắt
            Nếu nguồn nước sử dụng cho ăn uống được khai thác từ nước ngầm thì dùng sắt có sẵn trong nước ngầm để tách asen. Sơ đồ phản ứng như sau:
            Fe(II) + oxi không khí ® Fe(III)
            Fe(III) + As(III) ® Fe(II) + As(V)
            Fe(II) + oxi không khí ® Fe(III)
            Fe(III) + As(V) ® FeAsO4 ¯
            FeAsO4 kết tủa cùng Fe(OH)3 và được lọc bỏ qua lớp cát.
             
            Vấn đề bão hoà không khí trong nước cực kì quan trọng.
             
            Theo số liệu thống kê, các giếng khoan gia đình ở Đồng bằng sông Hồng thường chứa nhiều sắt. Nồng độ sắt thông thường từ 10--20 mg/l, có nơi đến 40--50mg/l hoặc hơn. Nếu bể lọc có cấu trúc tách sắt tốt, có thể làm giảm nồng độ asen đến dưới ngưỡng cho phép.
             
            Trong quá trình tách sắt đã nêu, một phần hoặc toàn bộ mangan cũng được loại bỏ.
             
            Dùng khoáng vật kết tủa asen
            Những khoáng vật chứa sắt, mangan hoặc nhôm có khả năng làm kết tủa asen ở dạng FeAsO4, Mn3(AsO4)2, AlAsO4. Khoáng vật trước khi sử dụng phải được chế hoá sơ bộ để chuyển sang dạng hoạt hoá và phải trung tính.
             
            Những việc dân tự làm được
            Ở các giếng chứa nhiều sắt thì bố trí lại cơ cấu lọc hợp lí để kết hợp loại sắt đồng thời với loại Asen. Khi sắt kết tủa dạng Fe(OH)3 có khả năng hấp thụ kết tủa chứa Asen dưới dạng FeAsO4, cần có kết cấu loại sắt hợp lí để lợi dụng tối ưu khả năng này. Tức là tận dụng cái rủi ro nhìn thấy, là nhiều sắt, để hạn chế cái rủi ro không nhìn thấy, không lường trước mà nguy hiểm hơn, là thạch tín/asen.
             
            Ở hộ gia đình dùng bơm điện:
            - Giàn mưa làm bằng ống nhựa, đường kính 27 mm, khoan 150--200 lỗ, mỗi lỗ có đường kính 1,5--2mm tuỳ công suất máy bơm đang sử dụng.
            - Dưới cùng của bể lọc là lớp sỏi đỡ dày khoảng 1 gang, trên lớp sỏi đỡ là lớp cát dày khoảng 2,5--3 gang.
            - Không dùng đệm xốp, loại đệm lót giường, hoặc than củi. Các vật liệu này dễ sinh phản ứng phụ, sau một thời gian sử dụng, chúng có thể làm tăng nồng độ nitrit trong nước.
            Ở hộ gia đình dùng bơm tay:
            - Nước từ vòi bơm róc vào máng mưa. Máng mưa cần có nhiều lỗ nhỏ để không khí dễ tan vào nước, phát huy hiệu quả oxi hoá của oxi có sẵn trong không khí.
            Bể lọc nên có 3 ngăn. Ngăn đầu dùng lọc cặn, nước thô chảy từ dưới lên; có đường xả cặn ở đáy. Ngăn thứ hai dùng lọc tinh, nước chảy từ trên xuống. Ngăn thứ ba dùng chứa nước sạch. Kích thước tối ưu bể lọc phụ thuộc vào công suất, lưu lượng từng giếng. Trung tâm nước sạch và VSMT NT tỉnh Thái Bình đã sử dụng loại hình này từ lâu.
             
            Những việc Viện Hoá học Công nghiệp hỗ trợ được
             
            1/ Tư vấn về kĩ thuật xử lí nước có độc tố.
            2/ Xét nghiệm thạch tín, mangan và nhiều thông số khác tại các trạm cấp nước đã xây dựng hoặc tại hộ gia đình.
            3/ Cung cấp thiết bị lọc thạch tín, mangan cho gia đình.
            Các hộ đã có bể lọc sắt đã được cải tạo mà nước còn bị nhiễm độc, do nguồn ít sắt thì lắp thêm bộ lọc Asen. Viện Hoá học CN đang hoàn thiện bộ lọc này sao cho phù hợp túi tiền của người sử dụng.
            Việt nam có tiêu chuẩn nước sinh hoạt riêng (TCVN 5502- 1991), nước ăn uống riêng (TCVN 5501-1991). Thiết bị này bảo đảm cung cấp đủ nước ăn uống cho hộ gia đình. Thiết bị gồm 2 bộ phận chính. Bộ phận thứ nhất chứa các khoáng vật có sẵn trong thiên nhiên dùng để kết tủa sen, mangan. Bộ phận thứ hai chứa cát thạch anh, lọc sạch các kết tủa đã hình thành. Làm sạch các vật liệu lọc bằng cách định kì dùng nước sục, xả cặn.
             
            Hình 1--3 là thiết bị lọc được chế tạo theo mo dun, công suất xử lí là 20-- 100 lít/giờ, giá thành mỗi bộ từ 420.000 -- 500.000 đ. Sử dụng 10 năm mới phải bổ sung vật liệu. Loại như hình 1 có thể đặt nằm ngang, phục vụ cho các hộ không có bể chứa nước ở tầng hai.
            Hình 4 là thiết bị lọc toàn bộ, giá 350.000 đ. Cho 20 lít nước có độc tố (thạch tín, mangan) vào ngăn trên, sau 1 giờ được 20 lít nước sạch ở ngăn dưới, đạt tiêu chuẩn. Ưu tiên phục vụ bà con ở vùng sâu, vùng xa.
            Nhữllg hộ có yêu cầu lắp đặt cần có thông số nguồn nước trước để cán bộ kỹ thuật điều chỉnh thành phần vật liệu lọc và đặt chế độ hoạt động của thiết bị cho thích hợp. Kiểm tra chất lượng nước trước khi bàn giao.

            Lắp đặt trạm xử lí nước có độc tố qui mô cụm gia đình.
            BÀN LUẬN
            Nước là một nhu cầu thiết yếu của nhân dân ta. UNICEF và nhiều tổ chức Quốc tế đang hỗ trợ ta giải quyết vấn đề này. Sự ô nhiễm bời Asen là một rủi ro ngoài tưởng tượng. Asen không gây mùi vị khó chịu khi có mặt trong nước uống nên khó phát hiện. Hơn nữa việc xét nghiệm Asen thường bị bỏ qua vì chi phí khá cao khi thực hiện bằng các phương pháp hiện đại ở phòng thí nghiệm. Trước tháng Sáu năm 1999, ta chưa có bộ xét nghiệm Asen ngoài trời.
            Tại Quỳnh Lôi và thượng nguồn Sông Mã, đã thừa bằng chứng khẳng định có nguy cơ ô nhiễm Asen do sử dụng nước giếng khoan hoặc nước suối. Do cấu tạo địa chất thuỷ văn, nhiều vùng rộng lớn ờ nước ta cũng có thể gặp rủi ro.
            Để bảo đảm sức khoẻ lâu dài của nhân dân, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của giống nòi, tránh thảm hoạ thạch tín như ở các nước khác, chúng ta cần làm ngay mấy việc như sau:
            1 - Cần tiến hành nghiên cứu khả năng và qui luật ô nhiễm asen ở các tầng nước nông và sâu. Nhiều tác giả đã nhận thấy nồng độ asen trong nước thay đổi theo mùa. Việc xét nghiệm độc tố ở tất cả các nguồn nước đang hoặc định cấp cho dân làm nước sinh hoạt và ăn uống, trước tiên là thạch tín (Asen), sau nữa là mangan và nitrit là cần thiết và nên tiến hành ít nhất 2 lần trong năm ứng với hai mùa là mùa khô và mùa mưa. Nên sử dụng bộ xét nghiệm Việt Nam vì chi phí thấp và có độ chính xác đủ thoả mãn. Những mẫu có Asen cao sẽ kiểm tra lại bằng phương pháp chính xác hơn. Có thể xét nghiệm mangan và Nitrit bằng chính bộ xét nghiệm mà UNICEF đã tài trợ cho nước ta trong thời gian qua, hiện đang có ở hầu hết các tỉnh. Hoá chất bổ sung Viện Hoá học Công nghiệp cung cấp được .
            2- Các nhà khoa học cần phối hợp với nhau nghiên cứu đề xuất thật nhiều giải pháp kĩ thuật loại trừ các độc tố đã phát hiện một cách hữu hiệu, phù hợp với đặc điểm tập quán của mỗi vùng. Theo nguyên tắc Nhà nước và dân cùng làm.
            3- Tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng bảo vệ nguồn nước dưới đất, tự giác xoá bỏ các tập tục gây ô nhiễm môi trường nước.
            Thạch tín/asen nguy hiểm nhưng không đáng sợ bởi lẽ ta đã hiểu nó, biết phát hiện nó, biết khống chế nó bằng những cách đơn giản, ít tốn kém mà lại hiệu quả. Vậy là ta có thể yên tâm sống một cách an toàn cùng với thạch tín; không phải chuyển làng bản đi đâu cả, cũng chưa cần phải dùng biện pháp chuyển nước từ nơi khác đến.
             
             
            TÀI LIỆU THAM KHẢO
            1/ W. Pickardt. Báo cáo tại Hội nghị Quốc tế về thạch tín (Asen) ở Hà nội ngày 30/9/1999 do Bộ NN&PTNT tổ chức. UNICEF tài trợ.
            2/ Trần Hữu Hoan. Arsenic in drinking water from dlill-wells at Quỳnh Loi & treatmen solutions. Tài liệu lưu trữ của UNICEF, đã báo cáo tại Hội nghị Quốc tế về thạch tín (Asen) ở Hà nội ngày 30/9/1999 do Bộ NN&PTNT tổ chức. UNICEF tài trợ
            3/ Trần Hữu Hoan, Phạm Đức Nam. Asen (Thạch tíni) ở Quỳnh Lôi - Giải pháp khắc phục. Báo cáo tại Hội thảo về hiện trạng chất lượng nước ngầm trên địa bàn Hà nội do Bộ KH&ĐT tổ chức ngày 4/8/2000.
            4/ Ngô Ngọc Cát, Đàm Đức Quí. Đánh giá nước nhiễm độc arsen (As) ở phường Quỳnh Lôi quận Hai Bà Trưng, Hà nội và đề xuất các giải pháp làm sạch nước. Báo cáo tại Hội thảo về hiện trạng chất lượng nước ngầm trên địa bàn Hà nội do Bộ KH&ĐT tổ chức ngày 4/8/2000.
            5/ Phạm Hùng Việt, Trần Hồng Côn,... Chất lượng nước ngầrn và nước cấp Hà nội - Thực trạng và kiến nghị giải pháp). Báo cáo tại Hội thảo về hiện trạng chất lượng nước ngầm trên địa bàn Hà nội do Bộ KH&ĐT tổ chức ngày 4/8/2000.
            6/ Nguyễn Anh. Một số ý kiên về việc đánh giá chất lượng llước ngầm trên địa bàn Hà nội. Báo cáo tại Hội thảo về hiện trạng chất lượng nước ngầm trên địa bàn Hà nội do Bộ KH&ĐT tổ chức ngày 4/8/2000.
            7/ Nguyễn Thị Phương Thảo, Đỗ Trọng Sự. Bước đầu điều tra, nghiên cứu khả năng ô nhiễm Arsen trong nước ngầm khu vực Hà nội. Báo cáo tại Hội thảo về hiện trạng chất lượng nước ngầm trên địa bàn Hà nội do Bộ KH&ĐT tổ chức ngày 4/8/200.
            8/ Đỗ Trọng Sự. Nghiên cứu nhiễm bẩn nước dưóí đất vùng Hà nội. Luận án PTS địa lí-địa chất. 1996
            9/ Đỗ Trọng Sự. Hiện trạng ô nhiễm nước dưới đất ở một số khu dân cư kinh tế quan trọng thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Tuyển tập báo cáo khoa học. Hội thảo quốc gia Tài nguyên nước dưới đất phục vụ chương trình cung cấp nước sạch và VSMT. Hà nội. 25 - 11 - 1997. Trag 99-112.
            10/ Đặng Văn Can. Arsenic in Geological Formalions in Ma River Upstream Region (Sonla Province) and its Effect to Enlvironment. Regional Seminar on Environmental Geology, 11- 13 November 1992, Hanoi.
            11/ Đặng Văn Can, Đào Ngọc Phong. Danh giá tác động của arsen tới môi sinh và sức khoẻ con người ở các vùng mỏ nhiệt dịch có hàm lượng asen cao. Tập san Địa chất và Khoáng sản. Tập 7, trang 199 (2000).
            12/ Trần Hữu Hoan. Survey of arsenic in Ma River Upstream Region. Hanoi - 6/2000. UNICEF tài trợ.
            13/ Arsenic in drinking water. Fact Sheet No 210 February 1999. Tài liệu của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) trên Intemet.
            14/ Arsenic in drinking water. Tài liệu của EPA (Hoa kì) trên Intemet.
            15/ Nobuyuki Hotta. Arsenic Affects the Whole Body. Tài liệu trên Internet
            16/ Mohammad Abul Kalam Azad. Arsenic Contaminatioll of Drinking Water in Bangladesh. Supercourse. Tài liệu của WHO trên Internet.
            17/ Thường quy kỹ thuật Y học lao động và Vệ sinh môi trường. Tài liệu của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, Bộ Y tế, do GS. TS. Lê Ngọc Trọng giới thiệu. Hà nội, 1993.
            18/ Mary Beth St. Clair,... Metals in Drinking Water. Health Effects. Treatment Options. Tài liệu trên Intemet.
            19/ Available technologies for arsenic treatment. Tài liệu của Cty Daimchi Consultant (Nhật), trên mạng lntemet
            20/ Đặng Quang Thương. Quỳnh Lôi với ám ảnh nhiễm độc asenic. Báo Hà nội mới. Số Chủ nhật, 14/5/2000.
            21/ Phan Văn Duyệt. Nguy cơ nhiễm độc asenic (thạch tín) của nước giếng khoan. Báo Khoa học đời sống . Từ 5-6 đến 11-6-2000.
            22/ Phuong Lan. Arsenic - Invisible Killer. Báo Vietnam Economic News; No 24 - 2000, page 24.
            23/ Bùi Lĩnh. Chất cực độc Asen, cách loại Asen ra khỏi nước. Báo Công nghiệp Việt nam. Số 25(209), ra ngày 15/6/2000, trg 9.
            24/ Đàm Đức Quý. Vấn đề làm sạch nước nhiễm độc Arsenicium ở phường Quỳnh Lôi - quận Hai Bà Trưng.  Báo Hà nội mới. Thứ Năm, 22/6/2000, trg 3
            25 / Tú Anh. Đã tìrn ra giải pháp loại trừ thạch tín trong nước. Báo Hà nội mới - Chủ nhật 10/9/2000, trg 3
             
            http://www.vinachem.com.vn/XBP/Vien_hoa/MT/bai1.htm
             
            #6
              HongYen 07.03.2008 09:00:52 (permalink)

              Asen là tên Việt gọi nguyên tố số 33 lượng bảng tuần hoàn Men-đê-lê-ép, tên Anh là Arsenic. Nguyên tố Asen có kí hiệu là As. Asen tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau.

               
              Dmitri Ivanovich Mendeleev
               
              Dmitri Ivanovich Mendeleev (27 tháng 1 năm 1834 - 2 tháng 2 năm 1907) là một nhà hóa học người Nga. Ông là người đã phát minh ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.






              Mục lục[giấu]


              //



               Tiểu sử
              Dmitri Ivanovich Mendeleev sinh ngày 27 tháng 1 năm 1834 ở thành phố Tobolsk (Serbia) trong một gia đình hiệu trưởng trung học phổ thông. Sau khi tốt nghiệp trường Tobolsk, ông vào học trường Đại học sư phạm Sankt-Peterburg và nhận huy chương vàng khi tốt nghiệp trường này năm 1855.
              Năm 1859, sau khi bảo vệ luận án phó tiến sĩ với đề tài "Về Thể tích riêng" Mendeleev đã công tác ở nước ngoài hai năm. Sau khi trở về Nga, ông được bầu làm giáo sư Đại học tổng hợp Sankt-Peterburg. Ở đây ông tiến hành công tác giảng dạy khoa học trong vòng 35 năm.
               
              Năm 1892, ông được bổ nhiệm làm phụ trách khoa học bảo toàn của trạm cân đo mẫu. Theo sáng kiến của ông, năm 1893 trạm này được cải tiến thành viện cân đo chính.
               
              Kết quả hoạt động sáng tạo nhất của Mendeleev là sự phát minh ra hệ thống tuần hoàn của các nguyên tố vào năm 1869, lúc ông mới 35 tuổi. Trong các công trình khác của Mendeleev quan trọng nhất là "Nghiên cứu trọng lượng riêng của dung dịch nước", luận án tiến sĩ "về hợp chất của rượu với nước" và "quan niệm dung dịch như sự liên hợp". Những khái niệm cơ bản về thuyết hóa học hay hydrat hóa của dung dịch do ông nghiên cứu là phần quan trọng của thuyết hiện nay về dung dịch.
               
              Công trình xuất sắc của Mendeleev là cuốn cơ sở hóa học, trong đó toàn bộ hóa học vô cơ được trình bày theo quan điểm định luật tuần hoàn. Ông mất ngày 2 tháng 2 năm 1907.

               Sự bảo thủ của Mendeleev
              Định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học của Mendeleev là phát hiện có tính cách mạng trong lĩnh vực hoá học. Sau đó, Mendeleev cũng từng dự định tiếp tục nghiên cứu làm rõ nguyên nhân sự biến hoá có tính tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố theo nguyên tử lượng. Nhưng ông không thoát khỏi ảnh hưởng của những quan niệm truyền thống - nguyên tố hóa học không thể chuyển hoá, không thể phân chia.
               
               Vì thế đến cuối thế kỷ 19, khi người ta tìm ra các nguyên tố phóng xạđiện tử, đưa ra những chứng cứ thực nghiệm mới, chỉ ra sự biến đổi từ lượng sang chất của nguyên tử thì Mendeleev không lợi dụng thành quả mới này tiếp tục phát triển định luật tuần hoàn của mình, ngược lại ra sức phủ định tính phức tạp của nguyên tử và sự tồn tại khách quan của điện tử. Việc phát hiện ra nguyên tố phóng xạ rõ ràng chứng tỏ nguyên tố có thể chuyển hoá, nhưng ông lại nói: "Chúng ta không nên tin tính chất phức tạp của đơn chất mà chúng ta đã biết".
               
              Ông còn tuyên bố: "Khái niệm nguyên tố không thể chuyển hoá là hết sức quan trọng, là cơ sở của cả thế giới quan".
               
              Tuy vậy, trên cơ sở những phát hiện vĩ đại về nguyên tố phóng xạ và điện tử, các nhà khoa học đã từng bước vạch ra bản chất của định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Họ dựa vào những nội dung hợp lý trong định luật tuần hoàn Mendeleev để đưa ra định luật tuần hoàn mới, khoa học hơn so với lý luận của ông. Định luật này chỉ ra các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo hoá trị của nguyên tử, nguyên tử số tăng thì hoá trị của nguyên tử cũng tăng, số lượng neutron cũng sẽ tăng. Số hoá trị và số neutron kết hợp lại thể hiện gia tăng của nguyên tử lượng. Nhưng thực tiễn chứng minh không phải có bao nhiêu nguyên tố là có bấy nhiêu loại nguyên tử. Trong một loại nguyên tố có đồng vị tố chứa nhiều neutron, cũng có đồng vị tố chứa ít neutron. Nguyên tử lượng của nguyên tố là số bình quân của đồng vị tố. Hoá trị đây chính là số lượng điện tử bên ngoài nhân nguyên tử, cũng chính là điện tích của nhân nguyên tử, tức nguyên tử số. Từ đó giải quyết được vấn đề mà Mendeleev còn bỏ ngỏ. Tính bảo thủ đã khiến một nhà khoa học lớn như Mendeleev thụt lùi trên con đường nghiên cứu bí ẩn của định luật tuần hoàn, mất đi cơ hội phát triển định luật này.

              Xem thêm


               Liên kết ngoài

              Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Dmitri_Ivanovich_Mendeleev


              Thể loại (3): Nhà hóa học Nga | Sinh 1834 | Mất 1907
               
               
              http://vi.wikipedia.org/wiki/Mendeleev
              #7
                HongYen 07.03.2008 09:09:50 (permalink)
                #8
                  HongYen 07.03.2008 09:36:48 (permalink)
                  Arsenic * Thạch tín



                     

                  Arsenic



                  Atomic Weight

                  74.9216

                  Density

                  5.727 g/cc

                  Melting Point

                  817.°C

                  Boiling Point

                  614.°C[note]

                  Full technical data
                  Arsenic was the poison of choice until its detection became easy. Combined with gallium it forms a semiconductor used in creating high-speed integrated circuits for supercomputers and cell phones.

                  Scroll down to see examples of Arsenic.






                    
                  Click here to buy a photographic periodic table poster based on the images you see here, including a new lenticular 3D version!






                  Larger | Spin | 3D
                  Small plate of arsenic.
                  Hm, now where did this little bit of arsenic come from? I really must keep better track of incoming samples.
                  Source: Unknown
                  Contributor: Unknown
                  Acquired: 9 May, 2007
                  Price: Unknown
                  Size: 1"
                  Purity: 99%






                  Larger
                  Small tin of arsenic.
                  I guess this tin is for when you want to carry around a bit of arsenic in your purse or whatever. Does this bother anyone? It looks pretty well-used to me, which is another thing to worry about. Oh well, at least it's empty now.
                  Source: eBay seller fogie1
                  Contributor: Theodore Gray
                  Acquired: 28 November, 2003
                  Price: $17.50
                  Size: 1.5"
                  Purity: 0%
                  Sample Group: Medical






                  Larger | Spin | 3D
                  Beautiful crunchies.
                  This is just about the most beautiful toxic and carcinogenic metal you're likely to see. My other arsenic samples are all fairly badly oxidized, but this one is bright and shiny, and should stay that way since it's ampouled under argon. This sample was donated by Dave Roberts of DePauw University, who I got to know while I was installing the beautiful periodic table display that now graces their Julian Science Center. Dave found a bunch of surplus elements in their chemical storeroom, and naturally Max Whitby and I graciously offered to take them off his hands.

                  I chose this sample to represent its element in my Photographic Periodic Table Poster. The sample photograph includes text exactly as it appears in the poster, which you are encouraged to buy a copy of.


                  Source: Dave Roberts
                  Contributor: daverobers
                  Acquired: 1 November, 2003
                  Price: Donated
                  Size: 0.4"
                  Purity: 99.9%



                  Larger
                  Granules.
                  This is one of quite a few samples that Greg sent because he didn't think my existing ones were quite good enough. Check out the purity on this baby! He sells lots of very nice and very unusual elements on eBay and elsewhere: Check the Source link for details.
                  Source: Greg P
                  Contributor: Greg P
                  Acquired: 2003-05-1
                  Price: Donated
                  Size: 0.4"
                  Purity: >99.9999%






                  Larger | 3D
                  Pure arsenic.
                  David Franco feels bad when I have impure samples, so he sent me this nice chunk of pure arsenic. I suppose normally if someone mails you arsenic it's considered a bad sign....
                  Source: David Franco
                  Contributor: David Franco
                  Acquired: 20 January, 2003
                  Price: Donated
                  Size: 0.5"
                  Purity: 99.8%






                  Larger
                  Sample from the Everest Set.
                  Up until the early 1990's a company in Russia sold a periodic table collection with element samples. At some point their American distributor sold off the remaining stock to a man who is now selling them on eBay. The samples (except gasses) weigh about 0.25 grams each, and the whole set comes in a very nice wooden box with a printed periodic table in the lid.

                  To learn more about the set you can visit my page about element collecting for a general description and information about how to buy one, or you can see photographs of all the samples from the set displayed on my website in a periodic table layout or with bigger pictures in numerical order.

                  Source: Rob Accurso
                  Contributor: Rob Accurso
                  Acquired: 7 February, 2003
                  Price: Donated
                  Size: 0.2"
                  Purity: >99%






                  Larger
                  Sample from the RGB Set.
                  The Red Green and Blue company in England sells a very nice element collection in several versions. Max Whitby, the director of the company, very kindly donated a complete set to the periodic table table.

                  To learn more about the set you can visit my page about element collecting for a general description or the company's website which includes many photographs and pricing details. I have two photographs of each sample from the set: One taken by me and one from the company. You can see photographs of all the samples displayed in a periodic table format: my pictures or their pictures. Or you can see both side-by-side with bigger pictures in numerical order.

                  The picture on the left was taken by me. Here is the company's version (there is some variation between sets, so the pictures sometimes show different variations of the samples):


                  Source: Max Whitby of RGB
                  Contributor: Max Whitby of RGB
                  Acquired: 25 January, 2003
                  Price: Donated
                  Size: 0.2"
                  Purity: 99.99999%






                  Larger | 3D
                  Native arsenic.
                  This sample of native (naturally occurring) arsenic is from the Burraton Coombe Quarry, St. Stephen-by-Saltash, Cornwall, in the UK.
                  It happened to arrive in my mailbox on the very day Oliver Sacks was visiting the Periodic Table Table, so we got to open it together.
                  Source: Andrew Goodall
                  Contributor: Andrew Goodall
                  Acquired: 12 November, 2002
                  Price: Donated
                  Size: 1"
                  Purity: >80%






                    
                  Click here to buy a photographic periodic table poster based on the images you see here, including a new lenticular 3D version!






                  Larger
                  CCA treated wood.
                  CCA (chromated copper arsenate) treated wood is nasty, nasty stuff.

                  Arsenic is very toxic. It is an acute poison, a contact poison, a chronic cumulative poison, and a carcinogen. There is no part of arsenic that is not poisonous. This sample of treated lumber would make you very sick if you ate it. A treated lumber deck has enough arsenic to kill at least a hundred people, including you. Do not use acidic deck washes. Never, never burn treated lumber.

                  And shop at Menards: They have eliminated arsenic from their treated lumber two years before it is due to be banned.

                  Source: Hardware Store
                  Contributor: Theodore Gray
                  Acquired: 15 April, 2002
                  Price: Donated
                  Size: 3"
                  Purity: <5%






                  Larger | Spin | 3D
                  Etched gallium arsenide wafer.
                  Unlike all my other integrated circuit wafers, this one is incredibly thin. Watch the rotation video to see how delicate it is (and in fact it's cracked in several places, though it's still hanging together, implying that the metallization layers are strong enough to keep it intact even though the substrate is broken).
                  Remarkably, you can actually see the etching of the circuits from both sides, meaning that the gallium arsenide crystal substrate must be incredibly thin. I don't know how this is done, or why.
                  Source: SoCal (Nevada), Inc
                  Contributor: Theodore Gray
                  Acquired: 24 February, 2007
                  Price: $19
                  Size: 4"
                  Composition: GaAs






                  Larger | Spin | 3D
                  Orpiment.
                  This is a beautiful, lovely crystal cluster of orpiment (arsenic sulfide) from Elbrusskiy Mine, Northern Caucusus, Russia.
                  Source: eBay seller delraygoddess
                  Contributor: Theodore Gray
                  Acquired: 15 October, 2005
                  Price: $10
                  Size: 0.7"
                  Composition: As2S3






                  Larger | Spin | 3D
                  Vicanite.
                  This small mineral is from the Vica Complex, Tre Croci, Italy, says the label. I bought it for its thorium content.
                  Source: eBay seller ley646
                  Contributor: Theodore Gray
                  Acquired: 20 September, 2005
                  Price: $15.50
                  Size: 0.5"
                  Composition: (Ca, Ce, La, Th)15As(AsNa)FeSi6B4O40F7






                  Larger | 3D
                  Native Arsenic with Loellingite.
                  This heavy (and toxic!) lump of naturally occurring arsenic contains a small, light colored inclusion of loellingite, which is FeAs2.
                  Source: Frank Liebscher
                  Contributor: Frank Liebscher
                  Acquired: 28 January, 2004
                  Price: Donated
                  Size: 1.25"
                  Composition: As+FeAs2






                  Larger | 3D
                  Erythrite from Jensan Set.
                  This sample represents cobalt in the "The Grand Tour of the Periodic Table" mineral collection from Jensan Scientifics. Visit my page about element collecting for a general description, or see photographs of all the samples from the set in a periodic table layout or with bigger pictures in numerical order.
                  Source: Jensan Scientifics
                  Contributor: Jensan Scientifics
                  Acquired: 17 March, 2003
                  Price: Donated
                  Size: 1"
                  Composition: Co3(AsO4)2.8H2O






                  Larger
                  Native arsenic. (External Sample)
                  Naturally occurring elemental arsenic.
                  Location: The Harvard Museum of Natural History
                  Photographed: 2 October, 2002
                  Size: 3
                  Purity: >90%






                  Larger
                  Native arsenic. (External Sample)
                  Naturally occurring elemental arsenic.
                  Location: The Harvard Museum of Natural History
                  Photographed: 2 October, 2002
                  Size: 2
                  Purity: >90%













                  http://www.periodictable.com/Elements/033/index.html
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.03.2008 09:48:56 bởi HongYen >
                  #9
                    HongYen 07.03.2008 09:37:28 (permalink)
                    #10
                      HongYen 07.03.2008 10:11:34 (permalink)
                      Nước nhiễm Arsen (thạch tín) sau khi đun sôi 


                      Không chỉ với ấm điện hàng chất lượng cao của Trung Quốc, ngay cả nước đun sôi trong một số nồi nhôm, nồi inox... được sản xuất trong nước cũng có chứa hàm lượng chất arsen (thạch tín) cao gấp 3 lần mức độ cho phép.

                      Đó là kết quả kiểm tra mà các nhà khoa học Phòng Phân tích hoá quang phổ, Viện Địa chất, thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam vừa công bố.

                      Thạch tín trong đồ gia dụng

                      Có không ít những mặt hàng hiện đang trôi nổi trên thị trường còn thiếu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, cả về nguồn gốc xuất xứ lẫn chất lượng.

                      Gần đây, kết quả kiểm tra mẫu nước đun sôi trong một số đồ gia dụng của Phòng Phân tích hoá quang phổ thuộc Viện Địa chất cho thấy sự kém chất lượng của các sản phẩm có nguy cơ đe doạ sức khoẻ người tiêu dùng.

                      Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhung, Trưởng Phòng Phân tích hoá quang phổ, cho biết: “Cũng chỉ là tình cờ khi kiểm tra mẫu nước được đun sôi từ ấm điện hàng Trung Quốc chất lượng cao mà phòng mua về, cho thấy có hàm lượng arsenic cao gấp 3 lần mức độ cho phép, mặc dù trước đó, mẫu nước dùng tại cơ quan được thử nghiệm đảm bảo độ an toàn, đáp ứng đầy đủ các thành phần khoáng chất...”.

                      Sau khi được cảnh báo, hầu hết các phòng, ban trong Viện Địa chất cùng khá nhiều bạn bè đều mang mẫu nước được đun sôi trong các đồ gia dụng như: nồi, ấm nhôm, bình inox... đến để kiểm tra. Thật bất ngờ khi hơn 70% mẫu nước cho kết quả có hàm lượng chất arsenic cao gấp 3 lần mức độ cho phép.

                      Bà Nhung cho biết thêm: “Nguồn nước đầu vào không bị ô nhiễm, nhưng sau một thời gian lưu trữ hoặc đun sôi thì bị ô nhiễm. Nguyên nhân chính là do các thành phần hoá học có trong kim loại, nguyên liệu chế xuất các sản phẩm như: bồn chứa, ấm nước điện, nồi xoong đun nấu... dưới sự tác động của nhiệt, hay môi trường kiềm bị hoà tan... Nếu kéo dài thời gian sử dụng từ 5-10 năm, vấn đề ung thư da hay nội tạng cơ thể bị huỷ hoại... là điều khó tránh khỏi”.

                      Tiến sĩ Võ Công Nghiệp, Hội Địa chất Việt Nam, chỉ rõ: “Nếu quan sát kỹ sẽ thấy, hàm lượng kim loại (trong vật chứa hoặc đun nấu) khi không hoà tan hết sẽ bị lắng đọng...”.


                      Trích từ VnMedia

                      http://www.thietbiloc.com/en/tin-nuoc/nuoc-nhiem-thach-tin.html
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.03.2008 10:13:03 bởi HongYen >
                      #11
                        HongYen 07.03.2008 10:17:52 (permalink)



                        Dò nước ô nhiễm thạch tín bằng vi khuẩn phát sáng


                        13:42' 02/10/2003 (GMT+7)
                         








                        Khuẩn E.coli phát sáng giống đom đóm.
                        Các chuyên gia thuộc Viện Khoa học và Công nghệ môi trường Liên bang Thuỵ Sĩ đã biến đổi gene một loại vi khuẩn sao cho chúng phát sáng khi dò thấy thạch tín (arsenic) trong nước. Thành công trên có thể cứu sống nhiều người đang sử dụng nước ngầm bị ô nhiễm loại chất độc tự nhiên này. 
                         
                        Tại Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam và Chile, thạch tín (arsenic) là mối đe doạ lớn đối với sức khoẻ của người dân. Nhiễm độc lâu dài có thể gây bệnh liên quan tới da và ung thư. Các phương pháp xét nghiệm bằng hoá chất hiện nay không đáng tin cậy, đặc biệt là khi thạch tín tồn tại ở mức thấp song vẫn gây nguy hiểm cho con người. Chẳng hạn như qua xét nghiệm tại thực địa, 44% giếng bị ô nhiễm thạch tín được coi là an toàn.
                         
                        Nhóm nghiên cứu của Jan Roelof van der Meer đã lợi dụng khả năng nhạy cảm với thạch tín của vi khuẩn Escherichia coli. Họ lồng các gene mã hoá protein tạo màu vào những vùng ADN kiểm soát khả năng đề kháng thạch tín ở vi khuẩn này. Một nhóm vi khuẩn được bổ sung gene tạo protein phát sáng của đom đóm, nhóm thứ hai tạo protein phát sáng của sứa và nhóm thứ ba tạo ra enzyme chuyển màu từ trắng sang xanh.
                         
                        Các máy cảm biến vi khuẩn trước kia chỉ dò được một dạng thạch tính, đó là arsenite. Do các gene phát sáng nằm ở nơi khác trong bộ gene nên khuẩn E.coli của van der Meer còn nhạy cảm với arsenate - một dạng thạch tín phổ biến nữa. Được làm khô trên các dải giấy, E.coli biến đổi gene trở thành que dò thạch tín. Nhóm nghiên cứu tin rằng E.coli được bổ sung gene phát sáng của đom đóm sẽ là phương pháp xét nghiệm nhạy cảm và rẻ tiền.
                         
                        E.coli hiện đang được thử nghiệm tại Việt Nam và tốn rất ít chi phí. Chúng cũng không giải phóng các hoá chất độc hại vào môi trường.
                         
                         Tuy nhiên, một trở ngại là khuẩn E.coli cũng nhạy cảm với nhiều hoá chất khác trong nước, chẳng hạn như mức đồng cao, độc hại. Nếu những nguyên tố đó tiêu diệt vi khuẩn và làm cho chúng không có khả năng phát sáng, mọi người sẽ nghĩ rằng nước giếng là an toàn.
                         
                        (Minh Sơn - Theo Nature)

                         
                        http://www.vnn.vn/khoahoc/2003/10/31011/
                        #12
                          Như Ý P 20.06.2008 11:31:29 (permalink)
                          Phar Lap chết vì thạch tín
                          Jun 19, 12:20 am EDT
                           
                          MELBOURNE, Australia (AP)—Ngựa chiến cuả Úc Phar Lap, chết taị Menlo Park in California in April 1932.
                           
                          .......
                           
                          Theo nghiên cứu cuả các nhà khoa học ngựa chiến Phar Lap cuả Úc chết vì arsenic và strychnine
                           
                           
                          http://sports.yahoo.com/rah/news?slug=ap-australia-pharlap&prov=ap&type=lgns
                           
                          >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
                           

                           
                          Cuộc đua và lễ hội diễn ra thế nào?

                          Có 24 ngựa chiến đua, một số ngựa đến từ các quốc gia khác như Tân Tây Lan, Hongkong, Anh quốc, Ireland.v.v. Đường đua dài 3,200 mét (2 miles) được tổ chức liên tục dù có sảy ra 2 cuộc Thế chiến I, II và khủng hoảng Kinh tế vào 2 năm 1890 và 1930 vẫn đua như thường!

                          Cỏ trồng của vòng đua trên sân Flemington, phía Tây Melbourne được chăm sóc và cắt tỉa kỹ lưỡõng, độ cứng của đất và độ dài của cỏ phải đúng tiêu chuẩn quốc tế. Có những chú ngựa đua xuất sắc đến độ được mệnh danh là “truyền thuyết” như ngựa Phar Lap, Media Puzzle... Đặc biệt là cô ngựa có tên là Makybe Diva, ngựa cái này thắng liên tiếp 3 năm: 2003, 2004 và 2005 và cũng do 1 anh nài Glen Boss cầm cương Diva 3 năm, làm giới cá cược thua xiểng niểng vì xưa nay toàn là ngựa đực thắng giải. Năm 2006, ngựa Delta Blues là chú ngựa đầu tiên của một nước châu Á đoạt giải, đây là lần thứ 3 các chiến mã của Úc phải nhường giải: ngựa Vintage Crop vào năm 1993 và Media Puzzle vào năm 2002!


                          .....
                           
                          http://calitoday.com/news/view_article.html?article_id=f6937ef754c197d8879340c844839091
                          #13
                            HongYen 05.07.2008 01:29:47 (permalink)




                            Nước giếng ở Lâm Đồng bị nhiễm thạch tín!
                            01:21:41, 01/07/2008
                            Gia Bình









                            Nước giếng bị nhiễm As vượt mức cho phép - Ảnh: G.Bình
                            Nước giếng ở nhiều huyện trong tỉnh có hàm lượng thạch tín (arsenic) vượt tiêu chuẩn cho phép, nên UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu phổ biến cho nhân dân được biết.
                             


                            Lượng thạch tín vượt mức cho phép
                            Trạm quan trắc và giám sát môi trường, thuộc Sở TN-MT Lâm Đồng vừa có 2 đợt điều tra, khảo sát, lấy mẫu phân tích đánh giá hiện trạng nhiễm arsenic (As) trong nguồn nước tại các huyện trong tỉnh. Kết quả cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước ngầm với hàm lượng As cao hơn mức cho phép. Đợt 1 được thực hiện nhằm đánh giá sơ bộ hiện trạng ô nhiễm As trên địa bàn tỉnh và đã điều tra, khảo sát lấy mẫu phân tích ở 70 xã của cả 12 huyện, thị xã, thành phố (10 mẫu/xã). Trong 700 mẫu nước thô tương ứng với 700 vị trí giếng và mạch lộ (152 giếng khoan, 542 giếng đào và 6 mạch lộ) thì có đến 31 giếng có hàm lượng As e" 0,05 mg/l (20 giếng khoan, 11 giếng đào).
                             
                            Đợt 2, những địa phương có từ 1 mẫu nước có hàm lượng As e" 0,05 mg/l trở lên sẽ được điều tra chi tiết (lấy mẫu phân tích 50 mẫu/xã). Theo đó, trong 70 xã đã điều tra ở đợt 1 thì có 19 xã phải tiến hành điều tra ở đợt 2.
                             
                            Kết quả phân tích cho thấy có đến 58 mẫu có hàm lượng As e" 0,05mg/l (44 giếng khoan và 14 giếng đào). Dẫn đầu là huyện Đạ Tẻh với 3 xã Triệu Hải (7 mẫu), An Nhơn (21 mẫu), Hương Lâm (9 mẫu); kế đến là huyện Đơn Dương có 3 địa phương là Đ'Ran (4 mẫu), Quảng Lập (4 mẫu), Thạnh Mỹ (2 mẫu), Lạc Xuân (1 mẫu); lần lượt đến Đạ Huoai thì có Mađaguôi (3 mẫu); Đức Trọng có Ninh Gia (4 mẫu) và Đam Rông có ĐạRsal (3 mẫu). Theo tiêu chuẩn vệ sinh nước sử dụng cho ăn uống trực tiếp ban hành tại Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18.4.2002 hàm lượng As d" 0,01 mg/l và tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm TCVN 5944 - 1995 hàm lượng As d" 0,05 mg/l thì có nhiều giếng được khảo sát, phân tích vượt tiêu chuẩn cho phép.
                             





                            As được xếp vào nhóm kim loại nặng cực độc. Đối với người và động vật sau khi ăn, uống phải lượng As vô cơ từ 0,3 đến 30 mg sẽ xảy ra nhiễm độc cấp trong vòng 30 đến 60 phút, thường dẫn đến tử vong sau vài giờ hoặc vài ngày. Khi sử dụng lâu dài nguồn nước bị nhiễm As để ăn, uống sẽ có khả năng bị nhiễm độc As mãn tính, gây tác hại đến chức năng của nhiều cơ quan: thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, sinh sản; nghiêm trọng hơn là ung thư bàng quang, gan, thận, ruột và làm rối loạn gen.
                            Xử lý nước sinh hoạt như thế nào?

                            Qua kết quả khảo sát nêu trên cho thấy, hàm lượng As trong nguồn nước ngầm tầng sâu (giếng khoan) cao hơn so với nước ngầm tầng nông (giếng đào). UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản giao Sở TN-MT công bố cho chính quyền và nhân dân ở các vùng bị nhiễm As vượt mức cho phép được biết.
                             
                            Theo Sở TN-MT Lâm Đồng thì tại các nơi được khảo sát, hầu hết người dân đều sử dụng trực tiếp nguồn nước ngầm phục vụ cho mục đích ăn uống, sinh hoạt. Đơn lẻ có vài hộ dân xử lý đơn giản bằng cách lắng, lọc nhưng việc xử lý đối với As hầu như không hiệu quả, bởi thông qua các mẫu khảo sát sau lọc và trước lọc thì hàm lượng As gần như tương đương nhau. Sở TN-MT đề xuất và khuyến cáo người dân hạn chế không sử dụng trực tiếp nguồn nước giếng khoan để ăn uống; thực hiện xử lý As đơn giản theo mô hình: Xây dựng bể lọc có thể tích 80 x 80 x 100 cm; trong đó có 1 lớp cát vàng hạt thô dày 50 cm, phía dưới là lớp cuội dày 10 cm để lọc, đồng thời phía trên có giàn phun mưa đơn giản bằng ống nhựa PVC. Bể lọc này có khả năng loại trừ được 90% As trong nước.
                             
                            UBND tỉnh Lâm Đồng cũng giao cho các huyện lập kế hoạch xây dựng, mở rộng hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt đến các vùng có nguy cơ ô nhiễm As vượt mức quy định, tăng cường xã hội hóa đầu tư cấp nước sạch sinh hoạt nhằm thay thế việc sử dụng nước từ giếng khoan trong nhân dân hiện nay.
                            Gia Bình

                            http://www6.thanhnien.com.vn/Doisong/2008/7/1/248012.tno
                            #14
                              Như Ý P 05.12.2008 07:04:20 (permalink)




                              HỘI THẢO QUỐC TẾ KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN NGHIÊN CỨU XỬ LÝ ASEN TRONG NƯỚC


                              Trong 2 ngày 6/11/2008 tại trường ĐHKHTN đã diễn ra Hội thảo quốc tế về khởi động dự án Nghị định thư hợp tác về nghiên cứu xử lý ASEN trong nước do Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển bền vững là đơn vị chủ trì.

                              Tham dự Hội thảo có 13 báo cáo đến từ nhiều cơ quan đơn vị của Việt Nam và Đức.
                              GS.TS. Nguyễn Hữu Dư - Phó Hiệu trưởng Nhà trường đã tới dự và phát biểu chào mừng. Buổi sáng, Hội thảo nghe trình bày các báo cáo. Buổi chiều, các thành viên của dự án đã thảo luận về các nội dung liên quan đến nội dung hợp tác của dự án. Cũng trong khuôn khổ của Hội thảo, các đại biểu cũng đã có chuyến thăm quan thực tế tại tỉnh Hà Nam.

                              Dưới đây là các báo cáo đã được trình bày tại Hội thảo:

                              Arsenic contamination of groundwater of the Red River delta, Vietnam: Situation, human exposure, and mitigation approach
                              Pham Hung Viet, CETASD, Hanoi University of Science, Vietnam National University, Hanoi
                              Fate of Arsenic from Arsenic contaminated groundwater used in rural areas
                              Stefan Norra, Institute of Mineralogy and Geochemistry, University of Karlsruhe
                              Arsenic Contamination of Groundwater in Southeast Asia. Overview of findings of the collaboration between Eawag and CETASD (1998-2007)
                              Michael Berg, Swiss Federal Institute of Aquatic Science and Technology
                              The arsenic contamination in groundwater in Vietnam and it’s advised affects to public health
                              Dang Minh Ngoc, National Institute of Occupational and Environmental Health, MOH
                              Neuropsychological aspects of arsenic exposure. Development of culture and language related screening intruments for field research and medical examinations
                              Hanns J. Kunert, Allgemeine Hospitalgesellschaft, Düsseldorf, Germany
                              Central nervous effects of arsenic exposure on neurobehavioural and mental health status
                              Christine Norra, Ruhr University Bochum, Germany
                              Analysis of the mode of action of environmental agents – Perspectives for understanding disease susceptibility
                              Brunhilde Blömeke, Department of Environmental Toxicology, University Trier, 54296 Trier, Germany
                              Arsenic Removal by Adsorption onto Iron (Hydr)oxide Surfaces: Model Development for Prediction of Treatment Efficiency
                              Alexander Sperlich, Technical University of Berlin
                              Arsenic removal from ground water: Researches and practical implementation conducted at Institute of Chemistry, Vietnamese Academy of Science and Technology
                              Le Van Cat, Institute of Chemistry, VAST
                              Arsenic Adsorption Technology for arsenic treatment in the Red River Delta of Vietnam
                              Wolfgang Driehaus, GEH Wasserchemie GmbH & Co. KG, Heinrich Hasemeier Str. 33, D-49076 Osnabrueck
                              The consideration of basic social parameters in the realisation of a programme on arsenic contamination in the delta of the Red River, Vietnam
                              Joachim Vogt, Institute for Regional Science, University of Karlsruhe
                              Addendum to the role of Fe-bearing mineral phases in the occurrence of arsenic rich groundwaters
                              Zsolt Berner, Insitut für Mineralogie und Geochemie, Universität Karlsruhe, Kaiserstr.12, 76131 Karlsruhe, Germany
                              Closing remarks and the objectives of the cooperation project
                              Stefan Norra, Institute of Mineralogy and Geochemistry, University of Karlsruhe

                              Mai Lan, Hướng Dương
                               
                               
                              #15
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9