Xin đừng "quay lưng" lại “Hai không”!
Ngày Xưa Tím 14.03.2008 18:12:57 (permalink)
Xin đừng "quay lưng" lại “Hai không”!


Vì “Hai không”, số học sinh yếu kém tăng. Nhờ “Hai không”, số học sinh bỏ học giảm. Đâu là ý nghĩa thực sự của sự tồn tại cuộc vận động "Hai không"?








Dạy và học thực chất luôn là một trong những mục tiêu cao đẹp nhất của ngành giáo dục (ảnh MM)
 
 
Không thể không mất mát!

Khi cuộc vận động "Hai không" với sức nóng chưa từng có lan tỏa trong ngành giáo dục bắt đầu vào tháng 7 năm 2006, không khí dạy và học trong toàn ngành đã sôi sục, rộn rã và đầy hứng khởi bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ của học và dạy thực chất.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên thực hiện "Hai không" có thể được xem là một chiến công vang dội đầu tiên của cuộc vận động này. Bộ trưởng Bộ GD- ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã thể hiện một niềm tự hào không giấu giếm. Trong lá thư gửi các thầy cô giáo nhân ngày 20/11/2007, ông đã viết: "Ngành giáo dục thật vui, khi đã bắt đầu làm được lời hứa với Đảng, Chính phủ và nhân dân: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".
Nhưng đến hết học kỳ I năm học 2007-2008, con số học sinh (HS) yếu kém, bỏ học đã dồn dập báo về từ nhiều địa phương. Nguyên Vụ trưởng Vụ Tiểu học Nguyễn Kế Hào đã phải lên tiếng rất mạnh mẽ về tình trạng này và ông gọi đó là sự tiềm ẩn nạn trẻ em thất học.
Ông Hào phân tích: Những "Lệnh" thiếu chuẩn phát đi từ Bộ, được truyền từ cấp trên xuống cấp dưới, rồi đến từng giáo viên. Năm học 2002-2003, đó là lệnh phải cho HS lớp 1, lớp 2, lớp 3 lên lớp 100%". Từ đó đã dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em học hết năm học lớp 1 chưa đọc được, chưa viết được mà vẫn phải lên lớp, các bậc cha mẹ thương con đã xin cho con học lưu ban cũng không được...
Nhưng đến năm 2006 lại có lệnh mới - lệnh "Chống ngồi nhầm lớp". Thế là ngay năm học đó, số HS lưu ban bỏ học gia tăng, HS khá giỏi giảm rõ rệt. Trong tình thế này các trường đạt thành tích về sự dũng cảm dám nhìn thẳng vào sự thật, còn trẻ em đã thành những nạn nhân...".
Tuy nhiên, đó chỉ là nhận định riêng của ông Nguyễn Kế Hào. Nếu nhìn thẳng thắn vào thực tế thì "cuộc chiến" giành lại kỷ cương dạy và học theo tinh thần của cuộc vận động "Hai không" là điều vô cùng đáng quý và cần thiết cho ngành giáo dục. Và như mọi cuộc chiến, cuộc chiến "Hai không" cũng có những mất mát riêng của nó, quan trọng là sự dũng cảm của những người đã khởi xướng "cuộc chiến."
Cần lắm sự dũng cảm!
Nếu như trong những ngày đầu còn hân hoan với không khí "chiến thắng" bởi chất lượng dạy và học đã dần đi đến thực chất biểu hiện qua số HS yếu kém tăng, người đứng đầu ngành giáo dục đã rất thẳng thắn nhìn nhận: "Suy cho cùng thì trách nhiệm lớn nhất của thực tế chất lượng yếu kém này thuộc về ngành giáo dục trong nhiều năm qua và hôm nay.





Tổng số HS bỏ học trong các năm (nguồn: Bộ GD- ĐT)




Năm học                   Số hs bỏ học.


2003 – 2004               580511
2004 – 2005                679.485
2005 - 2006                625.157
2006 – 2007                 186.600
Học kỳ I năm học
 2007 - 2008                  106.288



Không chỉ ở lớp 12, mà ở tất cả các lớp dưới, nguy cơ chất lượng thật thấp hơn điểm số cũng rất lớn. Nếu các em sắp vào lớp 6, lớp 10 mà không đủ năng lực thật của lớp 5 và lớp 9, rất có thể các em sẽ không học được lớp 6, lớp 10 và cả các năm sau của mỗi cấp."
Thì đến nay, khi trong dư luận "bỏng rát" vì tình trạng HS yếu kém, bỏ học hàng loạt, ngành giáo dục dường như đã không còn dũng khí để nhìn thẳng vào sự thật khi đưa ra những nhận định kém mạnh mẽ hơn nhiều. Cùng đó, cũng là "Hai không" mà những ảnh hưởng của nó đến đời sống dạy và học lại trái ngược nhau đến không ngờ.
Trong cuộc họp báo ngày hôm qua 12/3, khi nhận định về tình trạng HS bỏ học hiện nay, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định không có gì là đột biến so với những năm học trước.
Ông Nhân cũng cho rằng các yếu tố góp phần giảm số lượng HS bỏ học là: Kết quả của công cuộc xóa đói giảm nghèo làm cho các gia đình có đời sống khá hơn nên áp lực phải nghỉ học do nghèo quá giảm đi. Ngày càng có nhiều trường lớp mới được thành lập, rút ngắn khoảng cách từ nhà đến trường của trẻ, nhất là vùng miền núi, khó khăn. Đồng thời, nhu cầu lao động có văn hóa cao hơn trong xã hội tăng lên, các khu công nghiệp cũng tuyển dụng ưu tiên người tốt nghiệp THPT. Toàn ngành chỉ đạo các thầy cô rà soát, phân loại để có kế họach hỗ trợ thêm cho HS diện yếu kém...
Lần này, khi nhắc đến cuộc vận động "Hai không", ông nhậnđịnh cuộc vận động này đã thúc đẩy hơn truyền thống hiếu học của dân tộc, lôi kéo sự tham gia nhiều hơn của chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội đối với việc học tập của trẻ em..... Nhưng, trong một chừng mực nào đó, cuộc vận động "Hai không`` đi vào thực tế đã khiến cho việc thi cử không dễ dàng như trước, một số HS không vượt qua được.
Bộ GD- ĐT cũng bố một loạt các con số của những năm trước, từ năm 2002 đến năm 2006, năm nào con số bỏ học cũng trên dưới nửa triệu HS. Một điều dễ nhận thấy là đương nhiên trong những năm đó, HS bỏ học không phải vì lý do siết chặt chất lượng....
Rõ ràng, nếu ngành giáo dục không thừa nhận nguyên nhân HS bỏ học vì "Hai không", điều đó cũng gần như là đồng nghĩa với việc phủ nhận những tác động của cuộc vận động này trong sự nghiệp giáo dục trong suốt hai năm qua.

 
Báo Dân Trí ngày 14/03/2008
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.03.2008 18:19:22 bởi Ngày Xưa Tím >
#1
    Ngọc Lý 15.03.2008 00:06:20 (permalink)

    Bộ trưởng Bộ GD- ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã thể hiện một niềm tự hào không giấu giếm. Trong lá thư gửi các thầy cô giáo nhân ngày 20/11/2007, ông đã viết: "Ngành giáo dục thật vui, khi đã bắt đầu làm được lời hứa với Đảng, Chính phủ và nhân dân: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".


    Copy sách được phong giáo sư
     

    Ông Nguyễn Trọng Điều - Giám đốc Học Viện Hành Chính Quốc Gia tự ý biến 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của tập thể các nhà khoa học thành 2 cuốn sách riêng của mình để hợp thức cho hồ sơ xin phong giáo sư (tin từ Báo Đại Đoàn Kết)





    Trong đợt xét phong GS tháng 12/2007, GĐ Học viện Hành chính Nguyễn Trọng Điều đã không được HĐ chức danh giáo sư Nhà nước chấp nhận vì “nộp sách lưu chiểu muộn”. Sau đó 2 cuốn sách chuyên khảo mà ông Điều nộp để được xét phong GS bị phát hiện là “cóp” từ công trình tập thể.

    Cấp dưới của ông Điều, Phó GS TS Đinh Văn Tiến, Phó GĐ HVHC thì được phong GS. Tuy nhiên, chúng tôi đã phát hiện ra sai phạm của ông này tương tự như ông Điều…

    Biến của chung thành của riêng

    Hồ sơ của ông Tiến nộp lên các Hội đồng xét phong GS cấp cơ sở, liên ngành và Nhà nước có cuốn sách chuyên khảo mang tựa đề “Cẩm nang phương pháp giảng dạy hiệu quả cho người lớn (chuyên ngành Hành chính - kinh tế- Xã hội)” đứng tên PGS-TS Đinh Văn Tiến do Nhà xuất bản Lao Động xuất bản năm 2006.

    Đây chính là cuốn sách “copy” từ đề tài cấp bộ “Hoàn thiện phương pháp sư phạm hiện đại trong đào tạo, bồi dưỡng công chức” là công trình tập thể của 8 GS, Phó GS và Thạc sĩ của HVHC do ông Tiến làm chủ nhiệm đề tài làm vào năm 1999-2000!

    Cuốn chuyên khảo của ông Tiến gần như “copy” nguyên xi những phần liên quan trong đề tài cấp bộ trên.
    Ngoài ra cẩm nang của ông Tiến còn “chép” nhiều nội dụng từ cuốn “Sổ tay phương pháp sư phạm” và “Phương pháp giảng dạy hiện đại cho người lớn”. Ông Tiến có “sửa chữa” vài câu từ không đáng kể, đảo trật tự các đề mục…

    So sách cẩm nang và đề tài trên, chúng tôi thấy ngay cả phần mục lục cũng khá giống nhau. Ví dụ như trong cẩm nang ở chương 1 phần 1.1 có phần “Khái niệm ý nghĩa của phương pháp sư phạm hiện đại” thì  đề tài của ông Tiến cũng có phần  này với nội dung của các mục nhỏ không khác một chữ.


    Cẩm nang của ông Tiến ( bên phải) “copy” từ đề tài cấp bộ ( bên trái)

    Ngay cả một số bảng dữ liệu trong cẩm nang của mình ông Tiến cũng bê nguyên từ đề tài như: bảng Tốc độ dân số và nguồn nhân lực qua các thời kỳ hay sơ đồ trong phần “phân tích tính huống” ở chương “các phưong pháp giảng dạy tích cực”.

    Nhiều ví dụ trong đề tài thậm chí có nguyên văn trong cẩm nang như các ví dụ về “nội dung tình huống”.

    Trao đổi với chúng tôi, có vị trong nhóm tác giả chung của đề tài bức xúc: “Anh Tiến không hề trao đổi với chúng tôi về vấn đề này. Không thể có chuyện lấy một đề tài của tập thể làm sách chuyên khảo của mình rồi đem nộp để được xét phong GS và trót lọt”.

    Sử dụng lại phải trích dẫn nguồn


    Ông Tô Văn Long, Trưởng phòng quyền tác giả, quyền liên quan thuộc Cục Bản quyền (Bộ Văn hóa - Thể thao- Du lịch) khẳng định, đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ là của cả một tập thể tác giả chứ không chỉ riêng ai.

    Còn sách chuyên khảo là sáng tạo của mỗi người, hoàn toàn độc lập. Người chủ nhiệm đề tài chỉ là nắm vai trò tập hợp, điều phối, điều hành ban soạn thảo để biên soạn và thay mặt tập thể để bảo vệ đề tài.

    Do vậy, đó là công trình khoa học tập thể nên nếu sử dụng lại thì phải trích dẫn để trong ngoặc kép và dẫn chiếu nguồn gốc xuất xứ.

    Tuy nhiên, ông Tiến đã không tuân thủ những điều trên, không hề dẫn chiếu nguồn gốc xuất xứ và “khẳng định” đây là cuốn sách của cá nhân mình biên soạn khi đứng tên là tác giả.

    Hơn nữa ông Tiến còn cho bán rộng rãi nhưng không cần hỏi ý kiến hay trả nhuận bút cho các đồng tác giả khác.
    Theo ý kiến của những chuyên gia chuyên ngành, cẩm nang của ông Tiến viết về phương pháp sư phạm nhưng ông lại đề “chuyên ngành hành chính-kinh tế- xã hội”?

    Phải chăng đây là một trong những cơ sở để ông được phong GS chuyên ngành kinh tế? Khi được hỏi vì sao Hội đồng chức danh GS cấp cơ sở không phát hiện việc “copy” trên của ông Tiến thì một thành viên thừa nhận không ai phát hiện ra “gian lận” này và đã bỏ phiếu đề nghị phong GS cho ông Tiến.

    Cũng cần nhắc lại là trong vụ “copy” của ông Điều, Hội đồng chức danh GS cấp cơ sở (toàn bộ là cấp dưới của ông Điều - chức vụ cao nhất chỉ ngang ông Tiến) cũng đã bị “qua mặt” khá dễ.

    Chỉ đến gần đây, khi ông Tiến ngày càng bộc lộ nhiều sai phạm (chúng tôi xin đề cập trong các bài khác) thì dư luận trong HVHC ngày càng bức xúc và vụ “copy” trên mới bị vỡ lở.

    Hà Phan/Tiền Phong

    http://thehe8x.net/news/Thoi-Cuoc/2008/03/10/39383.php
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.03.2008 01:52:04 bởi Ngọc Lý >
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9