Địa chỉ những mạnh đời bất hạnh.
Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 5 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 73 bài trong đề mục
Ngày Xưa Tím 14.03.2008 19:37:05 (permalink)
Cháu Mai Quốc Tuấn (12 tuổi) con trai chị Lê Thị Dung, hiện trú tại thôn Hà Lộc (thị trấn Cửa Việt, Gio Linh, Quảng Trị) thuộc diện hộ nghèo, mắc bệnh to gan.







Cháu Mai Quốc Tuấn
 

Trước đsó, chị Dung có một người con khác cũng mắc bệnh xơ gan cổ trướng và đã mất cách đây vài năm.
Chị Dung đã đưa Tuấn đi chữa trị và bệnh của cháu đã thuyên giảm đôi chút. Nhưng sau đó chị Dung không thể chữa bệnh cho con nữa vì không còn tiền.
Mong những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ gia đình chị Dung để chữa bệnh cho cháu Tuấn. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên của chị Dung; hoặc TP, 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội.
 
Báo Hội chữ thập đỏ.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.10.2008 18:22:07 bởi BĂNG NGUYỆT >
#1
    Ngày Xưa Tím 14.03.2008 19:48:29 (permalink)
    Một thân phận đớn đau cần giúp đỡ
     
     

     



    Lúc sinh ra (tháng 3/2005), bé trai Hoàng Ngọc Trung ở Nam Đàn, Nghệ An, nặng tới 6kg. Đau đớn thay, cân nặng của bé lại tập trung chủ yếu ở phần đầu. Bác sĩ kết luận, cháu bị hai não, đó là hậu quả của thứ chất độc da cam trong cơ thể bố cháu.
    Anh Hoàng Ngọc Đàn, bố bé Trung, sinh năm 1973. Năm 1995, anh đi bộ đội ở Quảng Trị, sau đó về quê lấy vợ và mãi đến năm 2005 mới sinh được đứa con trai đầu lòng là Trung.

     

    Lúc mang thai, vợ chồng anh vui khôn xiết. Đến khi bác sĩ chẩn đoán thai to, phải sinh mổ, anh chị vẫn không thể ngờ rằng đứa con đầu lòng của mình lại có số phận đớn đau đến thế. Trớ trêu hơn, gia đình anh đã vướng phải nỗi đau da cam ngay trong thời bình.

     

    “Cháu không nghe, không thấy gì cả. Chỉ uống sữa và nằm bất động một chỗ. Đưa đi bệnh viện khám họ bảo cháu bị hai não do hậu quả của chất độc da cam”, anh Đàn bùi ngùi kể.

     

    Phần đau đớn vì thương con, phần suy giảm sức khoẻ sau ca mổ sinh, vợ anh Đàn ốm đau liên miên, không còn khả năng làm kinh tế. Gia đình anh vô cùng khó khăn. Giờ đây, hàng ngày, để có sữa nuôi con, anh phải để cháu trên chiếc xe đẩy, đi tha phương, cầu xin lòng hảo tâm của người đời.

     

    Anh Đàn cho biết, đã hơn một năm nay, anh lên xã Nam Lộc xin xác nhận chế độ trợ cấp chất độc da cam cho con nhưng vẫn chưa được.

     

    Mọi tấm lòng hảo tâm muốn giúp đỡ bé Hoàng Ngọc Trung xin gửi tới địa chỉ: Anh Hoàng Ngọc Đàn, xóm 3, xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

     

    Tin của VÌ NGƯỜI NGHÈO.

    <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.03.2008 04:05:48 bởi Ct.Ly >
    #2
      Ngày Xưa Tím 14.03.2008 19:52:38 (permalink)
      Những số phận cần bàn tay thiện nguyện
       
       

       


       - Nhìn những đứa trẻ chân tay co quắp, thân hình teo tóp nằm bất động trên manh chiếu cói nhiều người cảm thấy sờ sợ. Thế nhưng đã 3 năm qua, 8 cô gái trong độ tuổi đôi mươi tình nguyện vào nhà dòng (đi tu) để nuôi dạy, chăm sóc chúng như những người mẹ thực thụ.
      Chuyện cảm động trên ghi được ở Trung tâm nuôi trẻ khuyết tật bất hạnh 19/3 (xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An).

       

      Muôn nẻo bất hạnh

       

      Cách TP Vinh chừng hơn 20 cây số, Trung tâm 19/3 (lấy tên từ ngày ra đời của Trung tâm - 19/3/2003) của linh mục Nguyễn Đăng Điền nhỏ nhắn, binh dị nhưng luôn ấm cúng bởi tình người. Trong cái se se lạnh của mưa phùn, linh mục Điền tâm sự: “Dù không giúp được gì nhiều nhưng Trung tâm xin nguyện là mái nhà chung cho trẻ khuyết tật, với mong muốn chia sẻ bớt nỗi thiệt thòi, bất hạnh cho các em và gia đình....”

       

      Các em đến đây với đủ thứ bệnh tật khác nhau. Nạn nhân nhiễm chất độc da cam có, viêm não Nhật Bản B, rồi khuyết tật bẩm sinh đều có cả. Phần lớn các em đều không thể tự lo những sinh hoạt bình thường nên cán bộ Trung tâm phải như một người mẹ làm hết mọi việc.

       

      Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1982 (Nghi Lộc - Nghệ An) là người đầu tiên được đưa về Trung tâm. Dũng sinh ra trong một gia đình đông anh em, cha lại mắc bệnh tâm thần. Bản thân Dũng lại bị dị tật bẩm sinh, thân hình co quắp... nên mọi gánh nặng gia đình đều dồn hết lên đôi vai của người mẹ. Thương con nhưng bất đắc dĩ mẹ đã gửi Dũng vào Trung tâm nhờ chăm sóc.

       

      Nhắc đến chuyện của Lê Ngọc Huỳnh, sinh năm 1996 (Đức Thọ - Hà Tĩnh) các mẹ trong Trung tâm không cầm được nước mắt. Huỳnh bị bỏ rơi ngay khi vừa lọt lòng mẹ. Dì ruột đã đưa em về nuôi nhưng khi phát hiện em bị dị tật rất nặng: Chân tay co quắp, thân hình lở loét, chỉ nằm được một chỗ nên cũng đành gửi Trung tâm chăm sóc, cưu mang...

       

      Trần Thị Vinh, sinh năm sinh 1978 (Quỳnh Lưu - Nghệ An) là người nhiều tuổi nhất trong số hơn 20 em bất hạnh ở Trung tâm nhưng thân hình nhỏ thó như đứa trẻ lên 10. Vinh bị bệnh viêm não từ nhỏ nên chân tay co quắp, miệng méo xệch....

       

      Còn nhiều, nhiều nữa những hoàn cảnh thương tâm mà không kêt hết nỗi. Nỗi đau của các em đã được san sẻ khi có gần chục cô gái tuổi đời còn rất trẻ đã chấp nhận “làm mẹ” để vào đây chăm sóc các em.

       

      Mẹ hiền của trẻ em khuyết tật

       

      Hà Thị Hồng Châu năm nay 27 tuổi nhưng trông già dặn hơn cái tuổi của mình. Châu là chị cả trong số những chị em tình nguyện ở Trung tâm. Người nhỏ nhắn, duyên nhưng rất tiết kiệm lời, Châu tâm sự: “Có gì mà nói đâu. Chúng em chỉ nghĩ làm thế nào cho các em có hoàn cảnh bất hạnh được ăn no mặc ấm, vơi đi phần nào thiệt thòi đối với trẻ em cùng trang lứa là vui rồi...”

       

      Lên 12 tuổi đã đi nhà dòng, Châu tâm niệm: Quên mình phục vụ, tận hiến, vui vẻ, hòa nhã, chu đáo đối với những số phận bất hạnh nhất trong xã hội.

       

      Để có thêm kiến thức về nuôi dạy trẻ đặc biệt, năm 2000 Châu đã đi học lớp đào tạo nuôi dạy trẻ em tật nguyền bất hạnh ở Sài Gòn, rồi học lớp massage ở Nha Trang (Khánh Hòa). Năm 2001 Châu tốt nghiệp trở về sở dòng. Và năm 2003, Trung tâm 19/3 thành lập, chị đã cùng 7 chị em khác “đầu quân” vào đây làm việc. “Ban đầu nhìn thấy các em đứa thì mất tay, em thiếu mắt và đứa khác thì nằm chỏng queo bất động mà sợ. Nhưng ngay lập tức nỗi sợ biến mất và nước mắt cứ trào ra....”, Châu tâm sự.

       

      Hơn 3 năm ở Trung tâm, Châu và một số chị em đã thực sự để lại những ấn tượng đẹp. Các em ở Trung tâm thường gọi “mẹ Châu” mỗi khi muốn làm việc gì đó, người thân của các em an tâm khi có những người như Châu. Mẹ của Dũng nói trong nước mắt: Cũng đã đưa cháu đi khắp các bệnh viện rồi, nhưng ở đâu cũng bó tay. Cho con vào Trung tâm nhớ và đau lắm chứ nhưng trước sự ân cần chăm sóc của cán bộ Trung tâm, tôi cũng thấy vơi đi phần nào gánh nặng...

       

      Ít hơn Châu một tuổi nhưng Nguyễn Thị Hồng cũng mạnh mẽ, cứng rắn không kém. Vừa cho các em ăn, Hồng nói thật: “Nhiều lúc nghĩ đến tương lai mình cũng thấy chạnh lòng. Nhưng thấy các em cười chúng tôi lại thấy mình sống thật có ý nghĩa. Ngoài kia còn biết bao nhiêu số phận khác đang cần cưu mang...” Dừng lại giây lát rồi Hồng bảo: “Hạnh phúc nhất là khi cho các em ăn và các em ngủ. Bởi lúc đó nhìn chúng thật thánh thiện và vô tư”.

       

      Nói về những “bà mẹ trẻ” của Trung tâm, linh mục Điền tự hào: “Còn rất trẻ nhưng Châu, Hồng, Tuyết... thực sự đã lấy được lòng tin của xã hội. Sắp tới Trung tâm sẽ tiếp nhận, nuôi dưỡng và chăm sóc từ 50 đến 100 em nữa. Khó khăn sẽ tiếp tục chồng chất lên vai những cô gái trẻ ở đây nhưng chúng tôi không nề hà. Riêng tiền thuốc thang, chi phí ăn tiêu hàng ngày cho các em mới thực sự là gánh nặng bởi Trung tâm không có nguồn thu đáng kể nào, trong khi nhu cầu được nâng đỡ những trẻ em bất hạnh lại ngày càng nhiều...”

       

      Tin VÌ NGƯỜI BỆNH

      <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.03.2008 04:06:12 bởi Ct.Ly >
      #3
        Ngày Xưa Tím 16.03.2008 17:55:02 (permalink)
        'Bữa cơm nhân ái' cho người già neo đơn





        Trên đường đi giao cơm. Ảnh: Người Lao Động.

        Hoạt động của những tình nguyện viên không chỉ dừng lại ở thời gian ba tháng hè, mà xuyên suốt một năm. Bất kể mưa nắng, bão bùng, hằng ngày họ đưa cơm đến cho các cụ già neo đơn, không nơi nương tựa.
        Đó chính là hoạt động mang tên “Bữa cơm nhân ái”, được 50 đoàn viên phường 11, quận 8, TP HCM thực hiện bằng nỗ lực và tấm lòng chia sẻ.
         
        “Lúc đầu chúng tôi nghĩ chỉ tổ chức được vài bữa thôi, thế mà hoạt động kéo dài được 4 năm. Nếu không có tấm lòng tình nguyện của các bạn đoàn viên chắc hoạt động này khó duy trì”, chị Phan Kiều Thanh Hương, Bí thư Đoàn phường 11, tâm sự.


        Chị Thanh Hương cho biết, “Bữa cơm nhân ái” được phát động vào năm 2003. Hồi đó, Đoàn phường và Hội Chữ thập đỏ phường 11 tổ chức đợt phát thuốc và nấu một bữa cơm cho những cụ già neo đơn của phường. Thấy các cụ già yếu, không người chăm sóc, lại phải lặn lội đến tận phường để nhận phần, các bạn đoàn viên ai cũng thương. Cô bí thư Đoàn phường đem ý tưởng của mình nói lại với các bạn đoàn viên: "Từ nay, phải đến tận nhà hỏi thăm và chăm sóc cho các cụ già neo đơn". Không ngờ, tất cả đoàn viên ủng hộ và sẵn sàng vào cuộc. Sau đó, Thanh Hương cùng các bạn đoàn viên đến tận nơi các cụ sinh sống, để hiểu hoàn cảnh của mỗi người.


        Mỗi người một số phận nhưng họ đều có điểm chung là nghèo và không có người chăm sóc.
        Đó là ông Hồng ở trong một căn nhà lụp xụp, từ khi mẹ mất, đành thui thủi một mình.
        Là ông Tuấn bị cụt cả hai chân, muốn di chuyển phải nhờ vào hai chiếc ghế nhựa.
        Hay ông Anh bị gù, sống trong những miếng gỗ ghép tạm đặt trong một con hẻm.
        Là bà Lan, hơn 60 tuổi, đi bán vé số kiếm tiền nuôi người em bị bại liệt.
        Là bà Bi, 82 tuổi, bị bệnh nặng mà không người chăm sóc.


        Hằng ngày, hơn 50 bạn đoàn viên thay phiên nhau đến nhà các cụ dọn dẹp, thăm hỏi... Một thời gian, thấy việc làm của mình mang đến niềm vui cho người neo đơn, những đoàn viên tình nguyện này đã đề xuất mở rộng hoạt động: tổ chức nấu bữa cơm nhân ái cho các cụ. Đoàn phường bắt đầu đi liên hệ các tổ chức từ thiện và vận động mạnh thường quân ủng hộ.


        Một hội viên của Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo thành phố biết chuyện, giới thiệu cho Đoàn phường đến chùa Lâm Quang (phường 14, quận 8) kêu gọi chùa ủng hộ cơm chay. Cứ 10h30, đoàn viên phường 11 lại mang hai chiếc giỏ to, trong đó xếp sẵn 12 chiếc cặp lồng đến chùa nhận cơm và mang đến cho các cụ. Mỗi ngày, các bạn dành một giờ để làm công việc này...


        Đưa cơm mệt, nhưng vui
        Chị Thanh Hương vừa xếp những chiếc cặp lồng vào giỏ, vừa kể:
        - “Không có phụ cấp xăng xe, không tiền lương... nhưng ai cũng nhiệt tình tham gia. Nắng mưa cũng đi, không thể để cho các cụ phải nhịn đói”.
         Bạn Như Nguyện, một đoàn viên tình nguyện của “Bữa cơm nhân ái”, tâm sự:
        - “Nhiều bữa, vì đi xe đạp để đưa cơm, đến trễ, thấy các cụ vẫn ngồi chờ, tụi mình áy náy lắm. Từ đó, tụi mình phải canh giờ thật chính xác, nhận cơm sớm hơn để kịp giờ ăn cho các cụ, không để các cụ ăn cơm trễ”.


        Nhiều bạn đoàn viên, ngoài đi học còn phải đi làm như Huy Hào, Như Nguyện... Thậm chí, có bạn hoàn cảnh gia đình rất khó khăn như Châu Vy, bạn phải tạm nghỉ học để đi làm ở khu chế xuất, kiếm tiền phụ gia đình... Bận rộn, nhưng các bạn vẫn sắp xếp thời gian để làm tình nguyện viên. Vì tất cả đều rất nhiệt tình nên chị Thanh Hương phải “thiết kế” lịch đưa cơm thật chính xác để 50 bạn, ai cũng được tham gia.


        Huy Hào tâm sự: “Đi đưa cơm cho các cụ mệt nhưng vui vì công việc mình làm có ý nghĩa thiết thực”.
         Một thành viên khác của đội tình nguyện, bạn Lê Công Luận, cũng cho biết:
        - “Lúc đầu chị Hương vận động tham gia, em hơi ngại. Phần vì bận học, phần vì ngại giao tiếp. Nhưng tham gia mấy lần, em lại thấy rất vui. Có cụ đã khóc cám ơn, em rất cảm động”...


        Đi giao cơm vào những ngày nắng gắt còn đỡ, chứ vào những ngày mưa thì khá vất vả. Gặp cơn mưa bất chợt, chỉ có một chiếc áo mưa, các bạn đều sẵn sàng chịu ướt, dành áo mưa để... che cơm.
         Xuân Cảnh nói:
        - “Chịu ướt một chút, chỉ cần các cụ ăn ngon là tụi mình thấy hạnh phúc lắm rồi”.


        Những cái tên như Châu Vy, Thu Hà, Tuyết Hồng, Ngọc Hà, Quốc Việt, Thùy Trinh, Lữ Thứ.........đã trở nên quen thuộc đối với những cụ già neo đơn ở đây.
         
        Bằng tấm lòng của mình, họ đã mang đến niềm vui cho những người già nghèo khổ trong suốt 365 ngày...
         
        Báo Người Lao động.
         
        Địa chỉ đóng góp của lòng hảo tâm :
        Chùa LÂM QUANG ( Phường 14- Q8 )

        Địa chỉ tình nguyện viên đưa cơm :
         Đoàn phường 11 - Q8 HCM

        <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.03.2008 04:11:55 bởi Ct.Ly >
        #4
          Ngày Xưa Tím 16.03.2008 17:58:00 (permalink)
          quote:

          Trích đoạn: ammayngu

          cảm ơn bạn đã đăng ! nếu muốn đóng góp thì phải tới chùa đó đóng hả?


          Hì ammayngu!
          Xin lỗi bạn ,vì mình phải dời chung vào 01 topic để tiện bạn nhé.
          Rất vui vì được sự đồng cảm từ bạn,đúng rồi đó bạn ,muốn đóng góp hay giúp sức bạn hãy đến thẳng đia chỉ trên.
          Còn nêu bạn ở xa thì gởi bưu điện về địa chỉ trên cũng được.dd vntq mình sẽ không dính gzì vào...tài chính đóng góp...cả...
          Bạn thường xuyên lưu tâm ở mục này sẽ có nhiều mảnh đời bất hạnh cần sự quan tâm....
          Thành thật cám ơn bạn rất nhiều...


          <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.03.2008 18:01:52 bởi Ngày Xưa Tím >
          #5
            Ngày Xưa Tím 16.03.2008 22:41:36 (permalink)
            .Bé Tâm mắc hai căn bệnh quái ác.



            (Thứ năm ,  13/03/2008, 14:50)








            Bé Bùi Trần Phương Tâm.


            (CATP) Thượng úy quân đội Bùi Phương Bình, quê ở ấp Tân Thuận, xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, hiện đang đóng quân tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, đến tòa soạn Báo CATP với một tâm trạng rất buồn. Anh kể:
            - Vào năm 2006, vợ chồng anh sinh con trai đầu lòng tên Bùi Trần Phương Tâm. Cứ ngỡ niềm hạnh phúc sẽ tràn đầy trong căn nhà nhỏ ở miền quê, nào ngờ ngay khi chào đời bé đã mắc phải chứng bệnh tim bẩm sinh.
             
             Vài tuần sau, vợ chồng anh Bình còn phát hiện thêm mắt con trai không có phản xạ với ánh sáng. Đưa con đi khám bệnh, các bác sĩ cho biết bé bị đục thủy tinh thể. Trong nỗi đau tột cùng, anh Bình lại đưa con đi chữa trị tại Viện Tim và Viện Mắt thành phố. Hiện nay, bé Phương Tâm được chỉ định mổ tim với chi phí 2.500USD. Sau khi mổ tim ổn định, các bác sĩ Viện Mắt sẽ chữa trị cho bé vì chữa càng sớm khả năng đem lại ánh sáng cho bé càng cao. Gia đình anh Bình đang rất khó khăn. Với khoản lương bộ đội trên 1 triệu đồng, vợ không có việc làm thì việc chữa hai bệnh nan y cho con là vượt quá khả năng. Mong rằng những tấm lòng hảo tâm của bạn đọc sẽ giúp con anh vượt qua cơn bạo bệnh.



            Tin Báo Công An Nhân Dân.
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.03.2008 04:13:15 bởi Ct.Ly >
            #6
              Ngày Xưa Tím 16.03.2008 23:10:29 (permalink)
              Khoảng trưa 11giờ ngày 6/03/2008 .Tôi cùng một người bạn vào thăm chị TÔ THỊ LỆ ở Bệnh viện Ung bướu (phòng 102, khu C) vừa lúc có hai em học sinh đến trao cho chị 1 triệu đồng, đó là tiền do các em học sinh lớp 12 Trường THPT Thanh Tuyền, bạn chung lớp với con gái chị Tô Thị Lệ quyên góp được. Và cũng vừa lúc gặp các anh chị bên báo CAND đến lấy tin ra về.


              Chị gói cẩn thận số tiền trong mấy lớp giấy, bảo để dành cho cuộc phẫu thuật sắp tới. Cơ cực và bệnh tật làm chị già đi rất nhiều so với tuổi 40 của mình.


               



              Chị Lệ (ảnh) quê ở xã Thanh Tuyền, Dầu Tiếng, Bình Dương. Cha mất khi chị vừa lên ba. Khi sinh ra, chị bị dị tật ở chân do nhiễm chất độc da cam. Thời thiếu nữ chị cũng có một tấm chồng và sinh được hai đứa con. Cuộc sống gia đình nghèo khó, nay vợ ốm, mai con đau, vợ chồng nảy sinh bất hòa khiến người chồng chán nản, bỏ vợ con để về quê.
               
              Một mình chị nuôi con và người mẹ già đau yếu nhờ vào gánh trái cây nơi đầu sông cuối chợ. Cho đến một ngày, khi sức khỏe suy kiệt chị cũng đồng thời phát hiện trong người có một khối u lớn, phải phẫu thuật rất tốn kém. Người mẹ già biết tin con bệnh nặng hóa quẫn trí gặp ai cũng van xin cứu giúp. Đau khổ vì thương con, bà đã lìa trần.

              Từ ngày nhập viện, chị Lệ sống nhờ vào suất cơm từ thiện của bệnh viện. Nhưng chi phí thuốc thang cho ca phẫu thuật và hóa trị sắp tới thì không biết nhờ đâu. Rất mong những tấm lòng  giúp cho chị Lệ vượt qua căn bệnh hiểm nghèo.

               
              Địa chỉ : Phòng 102,khu C.Bệnh Viện Ưng Bứơu

              <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.03.2008 04:15:14 bởi Ct.Ly >
              #7
                Ngày Xưa Tím 16.03.2008 23:21:56 (permalink)
                Một mảnh đời cần được giúp đỡ.
                 
                Cháu Phan Chí Đạo (13 tuổi) ngụ thôn Trung Đông, xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh có hoàn cảnh rất đáng thương. Mẹ cháu là một người bệnh tâm thần đi lang thang rồi sinh ra cháu bên một lùm cây ven đường. 
                 
                Đạo lớn lên chịu nhiều thiệt thòi, em vừa đi học vừa đi xin ăn để nuôi mẹ. Tuy đã lên lớp 7 nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt đã làm em tuột xa so với bạn bè. Nhà cửa không có, sống nhờ vào túp lều xiêu vẹo của một người hàng xóm tốt bụng. Cơn bão số 5 vừa qua đã làm sập một góc nhưng chưa có điều kiện để sửa lại. Ngày 10-1-2008, mẹ con Đạo được Báo CATP trao quà tết. Khi cán bộ xã đến thông báo thì em đã chạy quanh xóm mượn bộ quần áo để lên thị trấn nhận quà nhưng không được. Thấy hoàn cảnh đáng thương, một đồng chí cán bộ dân số trẻ em huyện đã góp được 150.000 đồng mua cho cháu một bộ quần áo và một đôi dép để lên thị trấn.
                 
                Hàng ngày, buổi đi học buổi không vì còn phải đi xin ăn, thầy cô bạn bè ai cũng thương cảm nhưng ở một vùng quê nghèo, vật chất hạn hẹp nên cũng không giúp đỡ được nhiều. Mẹ của Đạo bị bệnh tâm thần đi lang thang nên cuối mỗi buổi chiều xin ăn về, cháu phải đi tìm mẹ. Hoàn cảnh một đứa trẻ như vậy ai cũng thương, năm tới có thể Đạo sẽ bỏ học vì điều kiện không cho phép. Ước nguyện của cháu Đạo là có tiền để chữa bệnh cho mẹ và tiếp tục đến trường như bao bạn bè khác. Căn chòi xiêu vẹo của người hàng xóm tốt bụng cũng chỉ là chỗ tạm bợ, nếu người ta lấy lại thì hai mẹ con sẽ không biết sống ở đâu? Hoàn cảnh đáng thương trên đang rất cần sự tương thân tương ái của bạn đọc gần xa.
                 
                Tin Báo Công An TP.
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.03.2008 23:41:27 bởi Ngày Xưa Tím >
                #8
                  Ngày Xưa Tím 16.03.2008 23:39:05 (permalink)





                  Gia cảnh ngặt nghèo.
                   
                  Cũng ngày 06/03/2008.







                    Một,Ông cụ ngồi co ro trước cổng Bệnh viện Ung Bướu. Bên cạnh ông là túi xách đã bạc màu, hư khóa kéo lộ ra vài bộ đồ cũ mèm. Vẻ nghèo khổ của một lão nông hằn trên đôi má hóp rọp nhiều nếp nhăn, mắt ông vàng khè mệt mỏi.
                   






                  Hỏi thăm mới biết ông là Phạm Văn Năm (ảnh), 68 tuổi, ngụ tổ 4, thôn 2, thị trấn Võ Su, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, bị viêm tuyến mang tai, má trong mưng mủ, phồng lên xẹp xuống đã ba năm. Ông Năm rầu rầu kể: “Chỉ dám đi quẩn quanh trong huyện, hút mủ bốn tháng rồi nhưng không khỏi, ở nhà không chữa thì căng nhức... Cũng ráng “chạy” được 1,2 triệu đồng đóng hết 500 ngàn tiền xét nghiệm, ngồi ở đây mà lo không biết tiền đâu phẫu thuật”. Mọi khi còn khỏe mạnh, ông chăm bón vườn tiêu kiếm đồng ra đồng vô. Dạo này sức ông kiệt quệ, tiêu lại rớt giá nên nợ nần ngập đầu. Người con trai duy nhất bị xơ gan mới mất cách đây ba tháng, bỏ lại hai vợ chồng già phải nuôi người con dâu bị bệnh thoái hóa cột sống và hai đứa cháu nội 7 - 8 tuổi. Vợ ông, bà Nguyễn Thị Bốn (63 tuổi) mắc chứng tai biến khiến tay phải, chân phải xụi đơ chỉ quanh quẩn trong nhà. Hai cụ già tội nghiệp đang trông đợi vòng tay nhân ái của mọi người.
                   
                   
                  Địa chỉ cần giúp đỡ : Ông Phạm Văn Năm.Ngụ tổ 4 ,thôn 2,trị trấn Võ Xu ,huyện Đức Linh ,Tỉnh Bình Thuận.
                  #9
                    Ngày Xưa Tím 16.03.2008 23:44:01 (permalink)




                    Chưa tròn 5 tuổi đã bị ung thư máu












                    Cháu Vinh cùng ông nội (CATP) Cháu Lê Quang Vinh (SN 2003) sống cùng gia đình tại ấp Hòa Phú, xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Anh Lê Kim Quang là cha của Vinh cho biết: gần tết 2006 thì Vinh phát bệnh, gia đình tất bật đưa đến Bệnh viện đa khoa Tiền Giang để chữa trị, sau đó Vinh được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng tại TP. Hồ Chí Minh. Tại đây, kết quả xét nghiệm Vinh bị ung thư máu, cầm kết quả xét nghiệm trên tay mà lòng anh Quang rối bời, nước mắt thì cứ tuôn trào ra, sau đó Vinh được chuyển đến Bệnh viện Ung bướu để điều trị. Từ khi có kết quả xét nghiệm đến nay, gia đình đã chi trên 50 triệu đồng để điều trị cho cháu. Không còn tiền anh Quang đành cầm cố đất đai, vay ngân hàng, mỗi tháng đến bệnh viện để điều trị không dưới 3 triệu đồng/tháng. Số tiền vay thì có hạn, sức người cạn kiệt theo năm tháng, với tinh thần “lá lành đùm lá rách” rất mong các Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm cùng bạn đọc gần xa giúp đỡ cháu Vinh thoát khỏi căn bệnh hết sức hiểm nghèo này.


                    Tin Báo Công An Thành Phố.
                    #10
                      Ngày Xưa Tím 17.03.2008 22:34:57 (permalink)
                      Một cháu bé bại não cần giúp đỡ






                      Cháu Tiến thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau như thế này. (Ảnh: Thái Bình).
                      Dù đã 5 tuổi, cháu Đào Đình Tiến (con anh Đào Đình Kiều) vẫn không thể nói được, bé chỉ nặng 10 kg, toàn thân cứng đơ như khúc gỗ. Nhiều người khuyên anh Kiều đưa con đi phục hồi chức năng nhưng vì nhà quá nghèo nên anh đành bất lực.

                      Lúc mới sinh ra, cháu Tiến khoẻ mạnh bình thường, nhưng đến khi được mấy tháng, cháu bị sốt cao, lên cơn co giật. Gia đình đã đưa lên Hà Nội cấp cứu nhưng chỉ cứu được mạng sống còn cơ thể cháu thì mang dị tật. Đã 5 tuổi nhưng cuộc sống của bé Tiến chỉ xoay quanh chiếc giường. Người cháu lúc nào cũng cứng đờ, co quắp. Đến chiếc xe lăn được Hội chữ thập đỏ của tỉnh cho cũng phải nhường cho người khác vi cháu không thể ngồi được. Mọi hoạt động của cháu bé đều phải nhờ vào người thân. Mới đây, chị Hợi - mẹ cháu Tiến sinh con, nên việc chăm sóc Tiến chỉ trông vào bà nội.
                      “Khổ nhất là những ngày thời tiết thay đôi, cháu liên tục bị co dật, những lúc như vậy tôi chỉ còn biết ôm con vào lòng rồi khóc chứ chẳng thể làm được gì”, chị Hợi giãi bày.
                      Lần theo địa chỉ lá thư kêu cứu, chúng tôi tìm về xã Hoàng Hoa Thám, Ân Thi, Hưng Yên. Ngôi nhà cấp 4 thấp lụp sụp nhưng khi ngẩng mặt lên, nhiều chỗ còn trông rõ trời. Tường nhà lâu ngày đã bong tróc loang lổ, rụng xuống từng mảng. Trên chiếc giường cũ kĩ, một cụ già ngồi bó gối bất lực nhìn đứa cháu nội đang oằn mình vì đau đớn. Khuôn mặt non nớt của cháu bé chốc chốc lại nhăn dúm lại, miệng ú ớ nhưng không thành lời, chỉ thấy nước bọt ứa ra hai bên mép. Chân tay cứng đơ, co quắp khiến ai nhìn thấy cũng đều ứa nước mắt.
                      Cháu Tiến đang lên cơn co gật trước sự bất lực của bà nội. (Ảnh: Thái Bình).
                      Phải mất ba lần nhắc lại câu hỏi như hét vào tai cụ, tôi mới nhận được câu trả lời buồn bã: “tiền ăn còn chẳng có, lấy đâu ra tiền mà chữa bệnh hả chú”. Cụ cho biết anh Đào Đình Kiều, bố cháu Tiến là con trai lớn trong số 2 người con của cụ. Do nhà nghèo, cụ ông lại đau ốm liên miên, hai anh em anh Kiều đều không được học hành. Chưa đầy 20 tuổi, anh Kiều phải đi làm cửu vạn ở Quảng Ninh để có tiền nuôi cả gia đình. Cô em gái đã 18 tuổi nhưng vì thất học nên cũng không xin được việc làm. Cụ ông thì vừa mất chưa được 100 ngày. Hiện nay, mọi chi tiêu trong gia đình đều nhờ vào vợ chồng anh Kiều.
                      Hết làm lụng nuôi người cha đau yếu, nay lại thêm đứa con bại não, gánh nặng gia đình dồn lên đôi vai anh Kiều càng nặng hơn. Quần quật quanh năm suốt tháng với nghề xe ôm, anh cũng chỉ đủ lo cho 4-5 miệng ăn ở nhà. Còn việc chữa trị cho bé Tiến thì vợ chồng anh có muốn cũng chẳng biết xoay xở thế nào.

                       
                      Tin báo DÂN TRÍ.
                       

                      Mọi sự giúp đỡ, chia sẻ xin gửi về:
                       
                      1. Quỹ Nhân ái - Báo điện tử Dân trí, Số 2/48 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, điện thoại: 04. 7366491 (máy lẻ 101)
                       
                      2. Anh Đào Đình Kiều, thôn Đỗ Xuyên, xã Hoàng Hoa Thám, huyện Ân Thi, Hưng Yên.
                      #11
                        Ngày Xưa Tím 17.03.2008 22:39:42 (permalink)
                        Nỗi bất hạnh của một gia đình






                        "Hành lang tre" mẹ làm để My tập đi. (Ảnh: Hoàng Lan)
                         Người cha nằm viện chạy thận nhân tạo, con gái bị viêm não nặng phải chờ người đút từng miếng cơm. Căn nhà nhỏ 3 gian giờ nguội lạnh như nhà hoang, thấp thoáng bóng dáng khuôn mặt đầy nếp nhăn, nặng trĩu lo toan của người mẹ.

                        Đó là hoàn cảnh gia đình chị Lê Thị Nhàn và bé Lê Thị Hoàng My, tổ 15, thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam.
                         
                        Con đường gập ghềnh cách trung tâm thị trấn Hà Lam gần 3 cây số đưa chúng tôi đến ngôi nhà vắng lặng của bé Hoàng My. Cách đây 2 năm, khi Hoàng My học lớp 8/3 trường THCS Lê Quý Đôn, thị trấn Hà Lam, em bị những cơn đau đầu hành hạ phải nghỉ học. My được gia đình đưa vào bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, các bác sĩ chẩn đoán em bị viêm não nặng.
                         
                        Chữa mãi không khỏi, gia đình đành đưa em về. Thời gian đầu em không đi lại được, sức khỏe giảm sút nhanh chóng, mọi sinh hoạt đều phải dựa vào đôi tay tần tảo của mẹ.
                         
                        Gần 2 năm sau, sức khỏe dần hồi phục, nhưng My chỉ đi lại được khi có người để vịn. Mẹ đành tạo hành lang bằng 2 cây tre cho em tập đi. Đứa trẻ 14 tuổi giờ tập đi như bé lên ba. Bố mẹ, thầy cô, bạn bè đều buồn cho My bởi em vốn là một học sinh chăm ngoan, học giỏi. Giấy khen, học bạ và sách vở của em được cha mẹ cất giữ như báu vật.
                         
                        Đúng thời gian ấy, bố em là Lê Văn Hà, năm nay 47 tuổi, là thương binh hạng 2/4, bước vào giai đoạn suy thận nặng. Cứ 3 lần một tuần, anh phải chạy thận nhân tạo, mỗi lần như vậy lại tốn hết 300.000đ. Mỗi tuần anh cũng phải thay máu 1 lần, mất 260.000đ.
                         
                        Một tay người vợ, người mẹ phải chăm sóc 2 người bệnh nặng từ Quảng Nam ra Đà Nẵng; không thể cùng lúc chăm sóc cả hai người, ở bên người này, chị lại buốt ruột thương người kia. Không những thế, chị còn lãnh một nhiệm vụ rất lớn lao: kiếm tiền nuôi ăn cả nhà và trang trải tiền thuốc thang, viện phí.
                         
                        Vừa vuốt ve bé My, vừa nhìn vào khoảng không vô định, chị Nhàn buồn bã: “Thu nhập chính của gia đình tôi chỉ dựa vào 3 sào ruộng với 600.000đ tiền trợ cấp của anh ấy. Giờ đây cơm không đủ ăn, bố cháu lại nằm viện, tôi không đủ điều kiện đưa cháu vào Sài Gòn phẫu thuật”.
                         
                        Trước khi hai bố con phát bệnh, anh chị vay mượn 25 triệu đồng dự định xây căn nhà nhỏ. Nhà chưa hoàn tất thì tai họa ập đến. Nợ cũ chưa trả xong, chị Nhàn lại phải vay thêm 15 triệu đồng để chạy chữa cho chồng con. Căn nhà nhỏ xây vội vắng tanh.
                         
                        Thấy hoàn cảnh chị éo le, bà con chòm xóm cũng muốn giúp đỡ. Nhưng bà con cũng nghèo, chỉ có cái tình, cái tâm…
                         
                        Tạm biệt chúng tôi, bé My vẫn hồn nhiên nói câu tiếng Anh: “Good bye, see you again”. Hiểu rằng khát vọng khỏi bệnh, được đến trường, được học cái chữ của em vẫn còn cháy bỏng. Nhưng với gia cảnh thế này, ước mơ ấy bao giờ mới thành hiện thực!?
                         
                        Tin Báo DÂN TRÍ.


                        #12
                          Ngày Xưa Tím 20.03.2008 23:24:59 (permalink)
                          15 tuổi với 12 năm “ngậm” khối u




                          Khối u ngày càng lớn choán hết cả khuôn mặt cô bé Đào Thị Lài. (Ảnh: Ngọc Lành).


                          Suốt 12 năm nay, em Đào Thị Lài (ở đội 5, An Lưu, Phú Mỹ, Phú Vang, Huế) phải mang trong miệng khối u. Đến nay, khối u ngày càng lớn choán hết cả khuôn mặt cô bé 15 tuổi mà hình dáng chỉ như đứa trẻ lên 5-6.

                          Sau khi bé Lài chào đời, bệnh viện phát hiện em có một khối u trong miệng. Ba năm sau, khối u ngày càng lớn, bố mẹ Lài đưa con đi bệnh viện khám và cắt khối u. Nhưng sau đó u lại phát triển mạnh hơn. Khối u lớn chiếm gần hết cả miệng và sau đó là cả khuôn mặt của Lài. Của cải trong gia đình lần lượt đội nón ra đi nhưng cũng không làm cho những cơn đau của bé Lài thuyên giảm.


                          Không còn tiền để chữa bệnh cho con, bố mẹ Lài đành cho bé xuất viện. Mỗi ngày, Lài đều phải uống thuốc giảm đau và các loại thuốc khác. Cơ thể nhỏ bé của em không chịu nổi với thuốc và bệnh tật nên ngày càng ốm yếu. Năm nay bé Lài 15 tuổi, nhưng nhìn em chỉ như đứa trẻ 5-6 tuổi.


                          Mỗi lần trở trời, máu từ khối u của em cứ chảy mà không có cách nào ngăn lại được. Sau nhiều lần tìm mọi cách cầm máu nhưng không thành, bố mẹ Lài được bác sĩ khuyên cứ để máu chảy rồi nó sẽ tự cầm lại. Nhìn con đau đớn với căn bệnh, bố mẹ Lài xót xa đứt lòng. Mỗi đêm trời lạnh, họ lại thay phiên nhau chăm sóc và canh giấc ngủ cho con.


                          Nỗi đau của người cha, người mẹ lại càng tăng thêm khi nhìn con khóc vì đói nhưng không ăn được. Miệng bé Lài bị khối u che lấp nên mỗi lần con đói, mẹ bé Lài phải dùng muỗng nhỏ để nhét cơm vô miệng con. Chị Tuyết, mẹ bé Lài tâm sự trong nước mắt: “Mấy anh chị của bé Lài ai cũng khoẻ mạnh mà không biết tại sao bé lại vậy. Đồ đạc trong nhà cũng không còn để bán. Thấy con như vậy mà không làm được gì cho con, tui đau khổ lắm”.


                          Mỗi lần các anh chị đi học, bé Lài hay ra cửa đứng nhìn. Đôi mắt của em ánh lên ước mơ được đến trường. Những cơn đau đến thường xuyên và dai dẳng khiến em như càng lúc càng nhỏ lại. Mỗi ngày, bé Lài phải uống hơn 10.000 thuốc giảm đau và các loại khác. Đấy là chưa kể mỗi khi trở trời, số lượng thuốc mà em uống tăng lên rất nhiều. Như thấu hiểu được nỗi buồn của cha mẹ, mỗi lần đau Lài hay giả vờ như không đau để cha mẹ yên lòng.


                          “Có lần bé bị mưng mủ trên cái u và lở ra, biết là cháu đau lắm nhưng cháu không rên đau nên đến khi mủ bung ra vợ chồng tôi mới biết. Mấy cô y tá ở trạm xá thương quá mà cho thuốc để vết lở lành lại” - anh Thương, bố bé Lài kể lại.
                          Gần 8 năm qua, vì không đủ tiền, bố mẹ Lài đành để em ở nhà và mời bác sĩ, y tá ở xã giúp đỡ chứ không có tiền đi khám chữa ở bệnh viện.


                          Mặc dù có bệnh nhưng bé Lài rất khéo tay, em xin anh chị mua giấy để về gấp chim và ngôi sao làm thành bức mành treo giữa nhà. Bé Lài vẽ đẹp hơn cả anh, mỗi lần anh trai có bài tập vẽ lại nhờ em gái vẽ giúp. Lài còn viết được chữ, viết được tên mình dù không được đến lớp ngày nào.


                          May cho bé Lài là khối u của em là khối u lành tính. Biết thế, bố mẹ Lài lại không khỏi ước ao con mình sẽ có ngày được lành lặn bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng số tiền chi trả cho ca mổ quá lớn khiến gia đình bé chỉ biết mong ước vậy thôi.

                          Bạn đọc gần xa muốn chia sẻ nỗi đau với em Đào Thị Lài, xin liên hệ:
                          Quỹ Nhân Ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Số 2/48 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội; Điện thoại: 04. 7366491 (máy lẻ 403)
                          hoặc: Anh Đào Thương, dội 5, thôn An Lưu, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, Huế.


                          Tin Việt Báo.
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.03.2008 15:26:19 bởi Ct.Ly >
                          #13
                            Ngày Xưa Tím 25.03.2008 23:06:49 (permalink)
                            Nỗi đau của một người cha...!
                             






                            Trần Thị Thanh Thùy
                            Rời chiến trường với tỷ lệ thương tật 61%, anh Trần Xuân Hạ trở về quê hương sinh sống và xây dựng gia đình. Hạnh phúc ngập tràn khi vợ anh mang bầu, anh thấp thỏm mong từng giây phút đón đứa con lọt lòng. Bất hạnh thay, bé gái chào đời bị dị tật bẩm sinh đã không sống được. Rồi đứa con thứ hai, thứ ba, anh chưa kịp hưởng niềm vui trọn vẹn của người cha thì chúng lại bỏ anh ra đi. Cả đến người vợ trẻ cũng không chịu nổi những cú sốc chia lìa, sinh đau bệnh rồi qua đời. Anh Hạ bơ vơ, lạc lõng ôm những nỗi đau thầm lặng giữa đời.
                            Mấy năm sau, một người phụ nữ (là vợ anh bây giờ) đã cảm thông, chia sẻ nỗi đau mất mát cùng anh suốt đời. Hạnh phúc đã đến với anh khi bé trai ra đời khỏe mạnh. Lương người bệnh binh cộng với sự cần cù chịu khó của hai vợ chồng, cuộc sống cũng dần đi vào ổn định. Tưởng rằng những ngày đen tối đã qua, nhưng khi cô con gái thứ hai là Trần Thị Thanh Thùy chào đời năm 1993 lại mang chứng bệnh tim bẩm sinh, cha con anh phải khăn gói lê la khắp các bệnh viện. Tài sản dành dụm bấy lâu cứ đội nón ra đi, đến cả ruộng vườn là miếng cơm, manh áo hàng ngày anh cũng mang bán để lấy tiền chạy chữa cho con. Hết tiền anh phải vay nợ, đến nay anh đã nợ ngân hàng và bà con lối xóm hơn 70 triệu đồng, vậy mà vẫn chưa có tiền để mổ tim cho bé Thùy. Gặp chúng tôi, anh Hạ bật khóc: “Tôi không muốn chứng kiến thêm bất kỳ sự chia lìa nào nữa. Nhưng đến bây giờ tôi đã hoàn toàn bất lực!”.

                                Hiện bé Thùy đang điều trị tại Viện Tim TPHCM, rất mong nhận được sự giúp đỡ.
                             
                            Tin Báo CATP.
                            #14
                              Apha 28.03.2008 11:36:17 (permalink)

                              Trích đoạn: Ngày Xưa Tím

                              15 tuổi với 12 năm “ngậm” khối u




                              Khối u ngày càng lớn choán hết cả khuôn mặt cô bé Đào Thị Lài. (Ảnh: Ngọc Lành).


                              Suốt 12 năm nay, em Đào Thị Lài (ở đội 5, An Lưu, Phú Mỹ, Phú Vang, Huế) phải mang trong miệng khối u. Đến nay, khối u ngày càng lớn choán hết cả khuôn mặt cô bé 15 tuổi mà hình dáng chỉ như đứa trẻ lên 5-6.

                              Sau khi bé Lài chào đời, bệnh viện phát hiện em có một khối u trong miệng. Ba năm sau, khối u ngày càng lớn, bố mẹ Lài đưa con đi bệnh viện khám và cắt khối u. Nhưng sau đó u lại phát triển mạnh hơn. Khối u lớn chiếm gần hết cả miệng và sau đó là cả khuôn mặt của Lài. Của cải trong gia đình lần lượt đội nón ra đi nhưng cũng không làm cho những cơn đau của bé Lài thuyên giảm.


                              Không còn tiền để chữa bệnh cho con, bố mẹ Lài đành cho bé xuất viện. Mỗi ngày, Lài đều phải uống thuốc giảm đau và các loại thuốc khác. Cơ thể nhỏ bé của em không chịu nổi với thuốc và bệnh tật nên ngày càng ốm yếu. Năm nay bé Lài 15 tuổi, nhưng nhìn em chỉ như đứa trẻ 5-6 tuổi.


                              Mỗi lần trở trời, máu từ khối u của em cứ chảy mà không có cách nào ngăn lại được. Sau nhiều lần tìm mọi cách cầm máu nhưng không thành, bố mẹ Lài được bác sĩ khuyên cứ để máu chảy rồi nó sẽ tự cầm lại. Nhìn con đau đớn với căn bệnh, bố mẹ Lài xót xa đứt lòng. Mỗi đêm trời lạnh, họ lại thay phiên nhau chăm sóc và canh giấc ngủ cho con.


                              Nỗi đau của người cha, người mẹ lại càng tăng thêm khi nhìn con khóc vì đói nhưng không ăn được. Miệng bé Lài bị khối u che lấp nên mỗi lần con đói, mẹ bé Lài phải dùng muỗng nhỏ để nhét cơm vô miệng con. Chị Tuyết, mẹ bé Lài tâm sự trong nước mắt: “Mấy anh chị của bé Lài ai cũng khoẻ mạnh mà không biết tại sao bé lại vậy. Đồ đạc trong nhà cũng không còn để bán. Thấy con như vậy mà không làm được gì cho con, tui đau khổ lắm”.


                              Mỗi lần các anh chị đi học, bé Lài hay ra cửa đứng nhìn. Đôi mắt của em ánh lên ước mơ được đến trường. Những cơn đau đến thường xuyên và dai dẳng khiến em như càng lúc càng nhỏ lại. Mỗi ngày, bé Lài phải uống hơn 10.000 thuốc giảm đau và các loại khác. Đấy là chưa kể mỗi khi trở trời, số lượng thuốc mà em uống tăng lên rất nhiều. Như thấu hiểu được nỗi buồn của cha mẹ, mỗi lần đau Lài hay giả vờ như không đau để cha mẹ yên lòng.


                              “Có lần bé bị mưng mủ trên cái u và lở ra, biết là cháu đau lắm nhưng cháu không rên đau nên đến khi mủ bung ra vợ chồng tôi mới biết. Mấy cô y tá ở trạm xá thương quá mà cho thuốc để vết lở lành lại” - anh Thương, bố bé Lài kể lại.
                              Gần 8 năm qua, vì không đủ tiền, bố mẹ Lài đành để em ở nhà và mời bác sĩ, y tá ở xã giúp đỡ chứ không có tiền đi khám chữa ở bệnh viện.


                              Mặc dù có bệnh nhưng bé Lài rất khéo tay, em xin anh chị mua giấy để về gấp chim và ngôi sao làm thành bức mành treo giữa nhà. Bé Lài vẽ đẹp hơn cả anh, mỗi lần anh trai có bài tập vẽ lại nhờ em gái vẽ giúp. Lài còn viết được chữ, viết được tên mình dù không được đến lớp ngày nào.


                              May cho bé Lài là khối u của em là khối u lành tính. Biết thế, bố mẹ Lài lại không khỏi ước ao con mình sẽ có ngày được lành lặn bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng số tiền chi trả cho ca mổ quá lớn khiến gia đình bé chỉ biết mong ước vậy thôi.

                              Bạn đọc gần xa muốn chia sẻ nỗi đau với em Đào Thị Lài, xin liên hệ:
                              Quỹ Nhân Ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Số 2/48 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội; Điện thoại: 04. 7366491 (máy lẻ 403)
                              hoặc: Anh Đào Thương, dội 5, thôn An Lưu, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, Huế.


                              Tin Việt Báo.

                               
                              Mình vừa dịch xong bản tin trên sang tiếng Anh định sẽ đưa lên hội từ thiện ROMAC (Rotery Oversea Medial Aides for Children) chuyên giúp trẻ em khuyết tật về mặt y tế. Chỉ mới đây thôi, mình nhận được tin Viện Răng-Hàm-Mặt tại Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ em Lài chữa bệnh. Mình rất mong với tấm lòng bác ái của các bác sĩ giải phẫu sẽ biến giấc mơ của Lài thành sự thật: giấc mơ được đến trường như những cô gái bình thường.
                               

                              Em Lài sẽ được khám, điều trị miễn phí
                               

                              Hoàn cảnh gia đình em Lài rất khó khăn, không có điều kiện đưa em đi phẫu thuật. Ngay sau khi báo phát hành, Quỹ TLV đã nhận được tin Viện Răng - Hàm - Mặt sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ em Lài chữa bệnh. Ban lãnh đạo Viện Răng - Hàm - Mặt quốc gia (40 Tràng Thi, Hà Nội) đã quyết định hỗ trợ toàn bộ kinh phí khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị cho em, viện tài trợ cả chi phí đi lại (tàu hoặc ôtô) cho Lài và một người thân đưa em ra Hà Nội để điều trị.

                              Tuy nhiên, gia đình ông Đào Thương đã tốn rất nhiều tiền để mua thuốc kháng sinh điều trị cầm cự hàng ngày cho Lài và cuộc sống của cả gia đình chỉ trông chờ vào nguồn thu duy nhất từ mấy sào ruộng khoán, rất mong bạn đọc gần xa, hãy chia sẻ, giúp đỡ để gia đình có tiền chăm sóc cho em Lài trong những ngày ra Hà Nội khám, điều trị bệnh.

                              Báo Lao Động, Quỹ TLV Lao Động chân thành cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ kịp thời của lãnh đạo và tập thể các thầy thuốc, CNVC - LĐ Viện Răng - Hàm - Mặt quốc gia đối với gia đình em Lài.

                              Mọi sự ủng hộ xin gửi về: Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động - 51 Hàng Bồ, Hà Nội; điện thoại: 04.9232756, ĐTDĐ: 0946361838; hoặc chuyển khoản về Quỹ xã hội từ thiện Tầm lòng vàng; số tài khoản: 10201.00000.13374, chi nhánh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, Hà Nội.

                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 5 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 73 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9