RE: chuyện của Tôi
11.07.2009 01:08:00
(
permalink)
Xa dần những cái hoang tàn của cơn bảo để lại, Tịnh an vấp váp soải bước thật nhanh ghé nhà bác tư, chủ 1 quán nhỏ dưới xóm nhờ giúp đỡ. Bác tư là 1 người hiền hoà và rất tính ngưỡng. Cái quán nhỏ của bác luôn là nơi tụ tập của mọi người trong làng, nơi tin tức truyền đi và truyền đến của bao người dân quanh vùng. Độ hơn 1 giờ sau Khai đã nghe tiếng chân người đổ dồn và tiếng lao xao vang lên. Tiếp đó là tiếng Sư Trúc tịnh
- Ơn trời, cái tịnh am vẫn ko bị gì trước cơn bảo. Chỉ có vài mái lá bị gió cuốn đi...Giọng bác tư thở phào nhẹ nhõm nói.
Rồi dứt lời, bác cùng mọi người bắt tay vào việc dựng lại cái chái, làm lại hàng rào tre yếu ớt quanh con suối, lợp lại đôi mái nhà bị gió thốc đi. Khai khiễng tay nạng từng bước chầm chậm qua ngạch cửa, đứng nhìn dáng dấp mờ ảo của mọi người đang hăn say làm việc Khai thấy mình là người thừa thải. Chợt Khai trông thấy 1 dáng dấp đang nhìn Khai kèm 1 cử động vẫy vẫy tay.
- Chào cô, sau 1 đêm bão, cô đã khoẻ hơn chứ... Chấn Huy vừa nói vừa tiến về phía Khai.
1 thoáng ngập ngừng Khai vẫn chưa nhận ra Huy, bởi Khai chưa từng nhìn thấy Huy, chỉ mới cách đây 2 ngày những bóng mờ trước mắt Khai dần dần xuất hiện. Khai mừng rỡ siết bao, cứ như người ta được tái sinh. Khai muốn chạy ào về khoe mẹ... mẹ ơi, sâu gần 4 tháng, con lại được nhìn thấy mẹ rồi dẫu giờ chỉ là 1 dáng dấp mờ nhạt. Điều đó quá đủ, đủ để biết mẹ hiện diện bên con, mọi người đang hiện diện bên con, con ko còn cô độc, ko còn những chuỗi ngày quanh mình chỉ là bóng tối.
- Xin chào, cô khoẻ chứ?.. Chấn Huy lập lại lời chào, với ánh mắt dò hỏi.
- Là anh à..
- Cô tưởng là ai?
- Thế ngọn gió nào đã đưa anh đến đây?
- Gió bão... mà sau 1 đêm bão bùng như thế, tôi có cảm giác cô khoẻ hơn thì phải.
- Vâng, rất may là gió bão đã chê cái thân ốm của tôi, nó chẵng thèm nhìn tôi lấy 1 lần. Mặc dù tôi cố nài nó thắc tôi bay lên cùng những mái lá - đi kèm với lời nói Khai nở nụ cười.
Cũng những lời nói sẵng giọng ấy, như mọi lần Huy gặp Khai nhưng sao hôm nay Huy thấy có niềm vui gì đó lẻn vào hồn. Phải chăng do nụ cười đang nở trên khoé môi kia. Nụ cười đó Huy đã bắt gặp trong lần thấy Khai ngồi bên dòng suối. Nó làm rạng rỡ khuôn mặt hiền hoà không 1 chút phấn son. Cái thứ phấn son làm anh chán ngắt luôn nhang nhãn trên mặt những cô gái anh tiếp xúc. Những cô gái chưa bao giờ thiếu thốn điều chi và chưa từng rơi vào 1 hoàn cảnh bất hạnh nào, dù là 1 cú ngã sướt chân tay. à mà nếu có, họ sẽ la toáng lên, nước mắt đầm đìa buộc anh dỗ ngọt. Và họ, họ chỉ biết chạy theo cái hào nhoán bên ngoài song song với cái rỗng tuếch bên trong. Họ tạo cho mình 1 cái lối sống "tự do" và thấy rằng mình là "tân tiến". Biết tìm đâu 1 cô gái Việt như ngày xưa. 5 năm du học nơi xứ người, giờ quay lại quê hương, đất nước đã thay đổi quá nhiều và con người cũng vậy.nhất là mẹ anh, tại sao mẹ lại muốn trói buộc anh bằng 1 gia đình... lời mẹ thật dịu dàng triều mến, đây là Nhã Uyên, 1 cô gái tốt, trong 1 gia đình nề nếp "môn đăng hộ đối". Những tháng năm con xa nhà, cô ấy đã bên cạnh mẹ... đáp lại mẹ, anh đã đưa ra 1 lịch trình ngao du khắp miền đất nước dầy đặt. Không biết, mẹ anh có biết điều anh toang tính ko.
- Anh.... à... anh Huy bác Tư gọi anh kìa... tiếng Khai gọi cắt ngang dòng suy tưởng của Huy. Anh quay đi, ko nói 1 lời.
Nắng bắt đầu lên cao, mọi người ngưng tay nhâm nhi bánh và chè xanh Sư mang đến. Khai ngồi lặt rau bên hiên, lâu lâu ngẩn mặt lên trời, cố tình để những tia nắng soi vào mắt. Cô mỉm cười khi thấy mắt mình có đôi chút khó chịu. Công việc vo gạo, lặt rau giúp cô thấy mình góp chút ít việc khi mọi người đều bận rộn. Và Khai hát:
"ai bảo ăn chay là khổ, ăn chay vui lắm chứ. Vì từ bi, tấm lòng vị tha, vì thương xót chúng sinh. ko lấy sát sinh làm vui... mà dùng trai thanh khiết. Bác cơm rao, chấm tương chao, cơm trắng và thật mau.
Này cơm trắng ngần bay mùi thơm ngất ngay.Lòng mang ơn dầy bác nông phu cấy cày, này rau xanh màu, mưa nắng tháng ngày ra công. Muôn loài vui sống không lo hận thù.
ai muốn cho tâm thanh nhàng thì ăn chay đi sẽ biết. Lòng thảnh thơi mắt đời đổi thay... đường ta đi ta cứ đi. Đã quyết noi gương từ bi thì bận lòng chi ân oán, nếu gieo nhân bát ai vô lương sao trái lành oằn cây.
Đừng mong đến già khi tuổi xuân chóng qua, cùng gieo duyên lành nếu tâm quay về, về nương bóng Phật, nương pháp với về nương taăng, nương nhờ tam bảo hoa sen nở bừng..."
Giọng bác Tư vang lên nhịp hát cùng khai. Và kia, nghe như giọng anh Thức....
- Cô Khai ơi, cô làm tôi đói bụng rồi đó, mà bài đó là bài gì vậy Khai ... - Dạ, là bài "Ai bảo ăn chay là khổ", lời của Chí Tâm. Nhịp điệu nó y như bài " ai bảo chăn trâu là khổ" đó anh.
Trưa, 1 phần công việc gần như hoàn tất, mọi người lại quay quần bên mâm cơm rau cũ, nói cười vui vẻ. Khai thích không khí ấm cúng này quá, lâu rồi Khai mới nghe được nhiều tiếng nói cười như hôm nay. Và ánh mắt Huy, hôm nay cũng vậy, dõi theo Khai thường xuyên hơn, khi nghe Khai hát, khi nhìn Khai nhặt rau, hay Khai trò chuyện cùng mọi người, anh thấy lòng mình bình an lạ. Thêm 1 điều Huy ko hiểu rõ chính mình. Mà điều ko rõ nhất, là sao anh lại dừng chân nơi đây lâu đến thế, ngoài mức anh tưởng tượng, bức họa về con suối về những tản đá, cả người con gái bên suối ấy anh đã hoàn tất ngay, sau cái ngày gặp Khai. Vậy điều gì đã neo anh ở đây. 10 ngày trôi qua, anh tự cho rằng, anh thích nơi này vì khí trời, vì cái vui, cái tình người giúp đỡ nhau trong xóm nhỏ. Nhưng không, đó hoàn toàn ko phải, mà là cô gái này đây. Huy nhìn Khai, buông lời nói:
- Tôi nghe Tịnh an bảo, đêm qua cô tính lao ra để "bảo vệ" mấy mầm cải và đôi thỏ à?
- Còn cả những khóm cúc trắng của tôi nữa chứ. Khai nói
- oh, vậy sao... Cô bảo vệ cho những thứ ko đâu, mà ko biết lo cho chính bản thân mình ư. Nhỡ gió thốc cô ra suối, đổ ầm ầm xuống thác thì sao, cô có gnhĩ đến ko?
- Thì tôi đã nói rồi đó, gió chả thèm nhìn tôi lấy 1 cái đấy thôi. Nhưng việc đó có liên quan gì đến anh kia chứ
- Đúng, ko liên quan gì đến tôi. Nhưng tôi cho cô biết, những khóm cúc trắng bên bờ suối, nó đã ko còn nữa, nó đi theo những mảng đất sạt lỡ kia rồi... và cô, đừng khờ khệch mà ra đó. Nếu cô ko muốn gặp lại gia đình mình.
Khai mỉm cười và nói:
- Cám ơn, chắc anh đã nghe về chuyện con cá hồi rồi phải ko. Câu chuyện về cá hồi ấy! - Huy lặng thinh - Khai trầm ngâm nói tiếp. Tôi ko biết khi người mẹ mang thai đứa con trong mình, người mẹ đã chịu đựng bao đau đớn khó nhọc, nhưng chắc là đau lắm. Cũng như loài cá hồi, khi nó mang trong mình những quả trứng. Nó đã vượt đại dương trở để trở về sông. Cái đoạn đường vuợt đại dương trở về sông để hạ sinh con, thật lắm chông gai. Nó phải chiến đấu với những con cá ngang tầm nó, nó phải biết cách luồn lách tránh những con cá lớn hơn. Vì chỉ cần 1 cái táp là nó và con ko bảo toàn tính mạng. Nhưng như thế vẩn còn chưa đủ. đến khi nó cận kề với ngưỡng đổ về sông. Nó gặp kẻ thù nguy hiểm nhất là gấu. Ấy thế mà, bằng cái tình mẫu tử, bằng ý chí duy trì giống nòi, nó đã vượt qua để hạ sinh con mình. Và đặt dấu chấm hết bằng 1 cái chết. Loài cá hồi luôn chết sau khi sinh con. Rồi đứa con được sinh ra, lại đi lại chặng đường mà mẹ nó vừa vượt qua, cũng bằng cái ý chí sinh tồn ấy. 1 vòng tròng lẫn quẫn đầy khép kín phải ko anh?
- Tại sao cá hồi lại chết sau khi sinh?
- Vì cá hồi không ăn ở vùng nước ngọt.
- oh... vậy là, cô vẫn còn đủ trí để lo cho mình rồi. Nhưng cô đã gọi cho nhà chưa, ắc hẳn ở nhà cũng lo đấy.
- Chắc mai tôi mới xuốn xóm gọi được, chị Tịnh an nói đường còn trơn lắm, tôi đi ko được. Nhưng lúc sáng tôi có nhờ chị gọi về nhà giúp tôi rồi.
- Tôi có điện thoại đây, cô gọi đi. Vừa nói Chấn huy vừa chìa chiếc đt ra đưa Khai.
Khai cười vang: Rõ khờ chưa, anh định giễu tôi à, trên này làm gì có sóng mà gọi.
Chấn huy ngớ người ra, rồi cùng cười. Những tia nắng ngoài hiên nhảy múa. Sau 1 đêm mưa, sau những giọt mồ hôi lao động, tất cả đều được trả lại như cũ, nét bình yên, nét nguyên sơ lãng đãng mây trời trong xanh.