HÃY CÙNG MÌNH TÌM VỀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC VIỆT NAM
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 18 bài trong đề mục
venus4t.vns_hnu 18.03.2008 22:38:27 (permalink)
Mình rất vui khi trở thành thành viên của vnthuquan và cung rất hạnh phúc khi mọi người rất quan tâm đến chủ đề mà mình post lên ở đây. Tuy nhiên, mình rất mong muốn các bạn hãy trao đổi (chí ít hãy đặt cho mình những câu hỏi, hoặc những yêu cầu mà các bạn đang quan tâm) về lịch sử và văn hoá dân tộc Việt Nam chúng ta. Mình là Sinh viên năm 02 và đang nghiên cứu về lịch sử và văn hoá Việt Nam tại một trường đại học tại Việt Nam - đương nhiên mình là người Việt Nam rùi - đó là chuyên ngành mà mình nghiên cứu. Mong các bạn hãy trao đổi với mình. Chúng ta hãy cùng học hỏi lẫn nhau nhé! Mình nghĩ rằng mình sẽ học được rất nhiều điều bổ ích từ các bạn. (hihi!!! P/S: Bạn nào có tài liệu về những vấn đề mình đang học thì hãy cho mình xin nhé! Mình cảm ơn mọi người trước nhé!!!)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.03.2008 22:40:59 bởi ngocdiep87 >
#1
    venus4t.vns_hnu 28.04.2008 00:50:27 (permalink)
     VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ HMÔNG
    Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, người Hmông ở nước ta là 787.604 người với địa bàn cư trú chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An. Với tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, người Hmông đã biến những vùng núi cao thành nơi sinh sống, quê hương xứ sở của mình. Họ thường nói:
    Cá dưới nước/ Chim bay ở trên trời/ Chúng ta sống ở vùng núi cao.
    hoặc:
    Chim có tổ, người có tông/ Người Hmông ta cũng có quê/ Quên ta ở Mèo Vạc.
    Do điều kiện sinh sống chủ yếu trên các dãy núi cao, lại ít có điều kiện giao lưu trao đổi thường xuyên với các cộng đồng tộc người khác, người Hmông vẫn còn giữ được nếp sống truyền thống khá phong phú và độc đáo. Thức ăn chính của đồng bào là món  mán của hay còn gọi là món mèn mén từ ngô xay đồ lên. Theo lịch Hmông, mỗi tháng có 30 ngày, hết 12 tháng là hết tết.  Trong một năm, họ ăn 2 tết lớn: Tết năm mới và Tết Mồng 5 tháng 5. Ngoài ra, đồng bào còn có những ngày hội là Gầu Tào, Nào Xồng, Nu Xao…Trang phục truyền thống của phụ nữ Hmông rất độc đáo với nhiều hình hoạ được thêu hoặc vẽ bằng sáp ong bao gồm: váy, áo cánh, áo xẻ ngực, thắt lưng và khăn cuốn đầu. Váy hình nón cụp được xếp nếp xoè rộng, khi đi váy đung đưa như lượn sóng.
    Nền văn hoá dân gian của dân tộc này có rất nhiều tục lệ phong phú và độc đáo như tục kéo vợ, tục em chồng lấy chị dâu, tục thờ Xử Ca - vị nhân thần bảo vệ của cải trong gia đình ….trong đó đáng lưu ý nhất là văn nghệ dân gian với nhiều loại hình. Trong đó, dân ca có vị trí đáng kể. Những bài dân ca không chỉ được thể hiện bằng lời mà còn được giãi bày với nhau bằng khèn, đàn môi, khèn lá như bài Tiếng hát nàng dâu. Khèn được coi là nhạc cụ điển hình nhất của đồng bào. Bên cạnh đó, còn có các loại sáo 8 lỗ và sáo 6 lỗ.
    Những người đồng tộc với Vợ chồng A Phủ với vốn văn hoá dân gian phong phú và nền âm nhạc độc đáo, bằng tâm hồn nghệ sĩ đã cất cao tiếng khèn lời ca của mình từ những đỉnh núi cao để hoà cùng niềm vui đổi mới của đất nước chúng ta ngày nay.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.04.2008 00:51:35 bởi ngocdiep87 >
    #2
      venus4t.vns_hnu 30.04.2008 21:41:17 (permalink)
              Văn hoá là nền tảng làm nên những nét khu biệt của một dân tộc (peoples), một cộng đồng tộc người (ethnic groups) này với những dân tộc - cộng đồng tộc người khác. Như vậy rõ ràng, văn hoá Việt có những điểm độc đáo riêng tạo nên tính cách, lối sống, tâm lý ... của người Việt Nam.
            
              Người ta thường nói "Văn hoá là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đạt được tiến trình phát triển của lịch sử", tức là: tất cả những gì con người tạo ra và đạt được trong quá trình tương tác với tự nhiên và xã hội là văn hoá. Và theo đó, các nhà nghiên cứu đã chia văn hoá thành 2 lĩnh vực là: văn hoá vật chấtvăn hoá tinh thần. Và khi đã chia ra như vậy thì không thể bao hàm hết những giá trị văn hoá mà con người đạt được trong quá trình phát triển của lịch sử.
             
              Ví dụ ngôi nhà chẳng hạn! Bản thân ngôi nhà thuộc về văn hoá vật chất  nhưng khi sử dụng ngôi nhà đó như thế nào, bài trí ra sao, vào mục đích gì (làm nhà thờ, làm bếp, làm nơi ở, làm lớp học, hội trường...) thì nó đòi hỏi con người chúng ta phải có những hành vi đối xử phủ hợp với chức năng của nó. Vậy ngôi nhà không còn thuộc về văn hoá vật chất một cách đơn thuần mà nó đã bao gồm những giá trị văn hoá tinh thần rồi.
            
              Cũng trong ngôi nhà đó, con người chúng ta thực hiện những hành vi ứng xử hàng ngày giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể... vậy thì những giá trị đó thuộc về văn hoá vật chất hay văn hoá tinh thần???

             Như vậy rõ ràng việc chia văn hoá ra thành hai hệ thống giá trị trên chưa bao quát được hết những gì có ở văn hoá. Những mối quan hệ của cá nhân với cá nhân, cá nhân với gia đình - dòng tộc, cá nhân với cộng đồng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng để hình thành những giá trị văn hoá. Như thế có nghĩa là, văn hoá còn bao gồm hệ thống những giá trị quy định trong giao tiếp, đó là văn hoá xã hội  hay gọi là văn hoá tổ chức quan hệ xã hội.

             Vấn đề đặt ra ở đây là, dân tộc Việt Nam chúng ta có lịch sử 4000 năm văn hiến theo cách nói dân gian nhưng cái gì làm nên bề dày văn hoá Việt chúng ta? Những giá trị văn hoá Việt Nam là gì?

            

      #3
        [TNT]x_x_x 01.05.2008 15:47:29 (permalink)
        Khi nói đến châu Á thì đa số mọi người trên thế giới đều nghĩ ngay đến Trung Quốc với lịch sử vĩ đại hàng nghìn năm, một trong những nền văn hoá lớn của thế giới đã đem ảnh hưởng của mình đến với các nước lân cận cũng như trên toàn thế giới. Vì vậy có khá nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng Việt Nam, một nước nhỏ bé ngay sát Trung Quốc và từng bị Trung Quốc đô hộ trong 1000 năm lại có một hệ thống ngôn ngữ, chữ viết cũng như những phong tục tập quán… khác với Trung Quốc. Vậy đâu là cơ sở để tạo nên một nền văn hoá Việt Nam với những bản sắc riêng của nó?

        Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá nhưng một cách đơn giản ta có thể hiểu: văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất cho mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một sự lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay tộc người khác.

        Nói đến bản sắc văn hoá tức là ta nói đến cái mặt bất biến của văn hoá trong suốt quá trình phát triển của lịch sử. Đối với văn hoá Việt Nam thì chúng ta có thể nhận thấy một số đặc điểm riêng biệt chính như về Tổ quốc, gia đình - làng xã, thân phận, diện mạo.

        * Đối với con người Việt Nam thì Tổ quốc là lớn hơn tất cả. Chính vì vậy mà sự tiếp thu các nền văn hoá khác, đặc biệt là văn hoá Trung Quốc, đều bị điều chỉnh qua cái lăng kính Tổ quốc đó. Người Việt Nam chỉ tiếp thu những cái cần thiết của văn hoá Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền dân tộc chứ không bắt chiếc một cách máy móc.

        Đạo Lão với những quan điểm chống lại chính trị không tìm được cho mình chỗ đứng ở Việt Nam. Đạo Nho được truyền vào Việt Nam và được lấy làm cơ sở cho thi cử, nhưng văn học chữ Hán của Việt Nam từ đầu đến cuối đều là văn học yêu nước, của người dân đất Việt tự hào về truyền thống giữ gìn độc lập dân tộc.

        Ngay cả tôn giáo luôn có xu hướng phủ định chính trị, phủ định đất nước để mở rộng tầm ảnh hưởng và độc chiếm tư tưởng của tín đồ, thì khi du nhập vào Việt Nam như đạo Phật, đạo Thiên chúa, hay được sinh ra như đạo Cao Đài đều phải có thay đổi phù hợp để có thể tồn tại được ở Việt Nam.

        * Vì đất nước Việt Nam được hình thành dựa trên một biển các công xã tự quản, nên con người Việt Nam trước hết là con người của gia đình, của làng xã. Chế độ quân chủ của Việt Nam ngày xưa vì thế mà mang tính nước đôi. Làng xã giúp chính quyền trung ương trong việc quản lí, thu thuế, tuyển quân… nhưng nó cũng lại bảo vệ những con người sống trong đó. Nói như thế tưởng chừng lại có sự mâu thuẫn giữa lợi ích của gia đình, làng xã với lợi ích của đất nước. Nhưng không phải như vậy, truyền thống văn hoá Việt Nam không bao giờ xem quyền lợi gia đình đối lập lại với quyền lợi Tổ quốc. Cũng chính vì thế mà các ông vua Việt Nam không thể làm cỏ cả một khu vực hay tập trung sức dân để xây đắp những công trình quy mô như vua chúa Trung Quốc và các nước ĐNA khác.

        Ông vua Việt Nam chỉ có thể huy động sức dân mà dân vẫn theo vào hai việc vì nó liên quan trực tiếp đến đời sống người dân, đó là: chống giặc ngoại xâm và đắp đê điều. Do đó hai kiến trúc vĩ đại nhất của nền văn hoá Việt Nam chính là hệ thống đê điều và hệ thống kênh mương.

        * Trước khi bị Pháp xâm lược thì con người Việt Nam có một thân phận riêng, không phải ai muốn làm gì anh ta cũng được. Người dân hoàn toàn không bị lệ thuộc vào kinh tế hay chính trị của kẻ mạnh.

        Người dân được che chở đặc biệt và đảm bảo sống yên ổn nếu như người đó sống lương thiện và đạo đức. Nhìn sang châu Âu trước phong trào dân tộc thì người nông nô, người nô lệ không có thân phận, người dân trong một công quốc cũng không có thân phận vì họ thuộc vào một công quốc nào đó là tuỳ vào ý thích của ông chủ. Khi các nước bị chia cắt với nhau như thế thì người dân chỉ biết đến lãnh chúa của họ chứ họ không quan tâm tới thân phận riêng của họ như là một người dân.

        Trung Quốc dưới thời kì quân chủ, người dân cũng không có thân phận khi vua chúa với sức mạnh của bạo lực quân sự có thể giết sạch dân một vùng hay tru di tam tộc, cửu tộc một dòng họ nào đó.

        Do bắt chiếc Trung Quốc, thỉnh thoảng ở Việt Nam cũng có chuyện tru di tam tộc hay giết người hàng loạt như nghi án vườn Lệ Chi hay nghi án Hoa Lâm. Những nghi án này đều được viết lại, truyền lại với thái độ chê trách của những nhà viết sử và của nhân dân.

        * Nếu như con người sinh ra đã có Tổ quốc và gia đình thì thân phận và diện mạo là thuộc tính xã hội cấp cho anh ta. Trong xã hội cổ xưa thì con người có thân phận nhưng hầu hết không có ý thức về diện mạo của mình. Ví dụ như người là chủ nô, người là nô lệ được xếp vào theo đẳng cấp của họ nhưng họ không có ý thức về diện mạo.

        Trong xã hội còn mang tính chất cổ xưa như người Êđê, Giarai ở Tây Nguyên, hình phạt nặng nhất đối với con người để trừng trị không phải là cái chết. Vì họ quan niệm khi người đó chết đi thì sẽ đầu thai trở lại bộ tộc của chính mình. Hình phạt nặng nhất đó là bị đuổi ra khỏi cộng đồng, vì như vậy người đó mất đi thân phận của mình.

        Xã hội Trung Quốc cũng phân ra quân tử với tiểu nhân nhưng cũng là theo thân phận chứ không phải là theo diện mạo. Con người có ý thức về diện mạo mình nhất đó là các ẩn sĩ, các hoà thượng. Họ tìm thấy giá trị cá nhân của họ trong một sự đối lập với tập tục, và chấp nhận những thiệt thòi về mình để có được một niềm sung sướng mới: ý thức về diện mạo.

        Xã hội Việt Nam được xây dựng trên cơ sở là những làng xã, ý thức về diện mạo xuất hiện khi người dân cố gắng tách ra khỏi cộng đồng ở một mặt nào đó. Khi ở nông thôn có nhiều tổ chức khác nhau cùng tồn tại thì diện mạo được hình thành trong cương vị đảm nhiệm ở từng tổ chức một.

        Một quy chế phổ biến ở các làng Việt Nam là phải góp một số tiền lớn để cử vào hội đồng hào mục của làng. Vì thế trong làng có các chức sắc, các chức sắc này chỉ có giá trị trong nội bộ làng nhưng rất hấp dẫn đối với dân làng. Các làng còn có tục khao vọng cho các chức sắc mới. Khao vọng chỉ có mục đích khẳng định diện mạo mới của con người ăn khao và từ nay mọi người phải đối xử với anh ta theo diện mạo mới.

        Ta có thể nhận thấy qua các bộ sách từ xưa để lại, trong tâm thức các nhà Nho trước đây các thành tố “Tổ quốc, gia đình – làng xã, thân phận và diện mạo” đều hiện diện rất rõ ràng. Nó thiếu các yếu tố cơ bản của văn hoá thế giới hiện đại như: tính toàn nhân loại, tính duy lí, tự do cá nhân và sự quan tâm tới lợi ích vật chất.

        <dựa theo Bản sắc Văn hoá Việt Nam – Phan Ngọc>
        #4
          venus4t.vns_hnu 08.05.2008 22:36:37 (permalink)
          GIA TỘC

                  Gia tộc Việt Nam xưa nay chia làm hai bậc: nhà (tiểu gia đình), gồm cha mẹ, vợ chồng, con cái và họ (đại gia đình), gồm tất cả mọi người cùng chung một ông tổ sinh ra, tức là gia tộc gồm có một chi trưởng và nhiều chi thứ. Theo luân thường, trong gia tộc Việt Nam người cùng một họ nếu lấy nhau sẽ phạm vào tội loạn luân.
                  Họ nào cũng có một nhà thờ chung cho cả họ (nhà thờ họ hay nhà thờ Đại tôn) và nhiều nhà thờ riêng của các chi nhỏ (nhà thờ Tiểu tôn).
                  Hàng năm, trong gia tộc và gia đình có các ngày giỗ và ngày Tết. Ngoài ngày giỗ tổ, là ngày kỵ huý riêng của các vị tiền nhân và các ngày thanh minh, tuẫn tiết, hoặc mỗi khi trong nhà trong họ có việc hiếu hỷ vui mừng cũng có làm lễ cáo gia tiên. Vì việc thờ phụng tổ tiên quan trọng như vậy, nên các nhà khá giả thường để ruộng giỗ giao cho trưởng tộc hoặc trưởng chi để lo việc tế tự tổ tiên, và người chủ trì việc cúng giỗ là gia trưởng ở các chi nhỏ (phân chia) và trưởng tộc ở trong gia tộc (đại tôn).

                        
           GIA PHẢ

                 Ở Việt Nam, gia phả giữ một vai trò quan trọng trong gia đình, gia tộc và ngoài xã hội. Việc làm gia phả của người người xưa nhằm hai mục đích: trước hết, giúp người ta nhớ ngày giỗ của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Sau đó, là cho con cháu biết nguồn gốc gia tộc từ đâu đến đâu, họ hàng trên dưới xa gần ra sao. Nhờ có gia phả mà con cháu các đời sau mới hiểu ngọn ngành, tông chỉ nhà mình.
                  Người xưa quan niệm: trong một nhà một họ mà gốc rễ không tường tận, thì trong con cháu thường xảy ra những chuyện có hại cho gia đạo.
                  Gia phả không chỉ quan tâm đến nguồn gốc, giỗ Tết, mà nó còn chứa đựng nhiều nghĩa lý sâu xa, khuyên răn việc thiện, việc nghĩa ở đời, nhờ vậy mà trong họ giữ được tình hoà hiếu lâu dài. Gia đình là nơi thường ngày những người cùng chung máu mủ quây quần sum họp. Nhưng trong phạm vi gia đình, sợi dây thân ái đó chỉ có thể duy trì trong một giới hạn nhất định rồi tự nó sẽ phai nhạt dần khi những người trong gia đình ấy bắt đầu phân tán ra nhiều ngành. Số người trong gia đình càng đông thì con cháu không thể nào biết hết được dòng họ xa gần từ các đời trước. Do đó, chỉ có cách chép gia phả mới giúp con cháu nhớ hết tất cả mọi người đã sinh ra trước họ và đã chết trước họ bao nhiêu đời. Bởi vậy, gia phả là sợi dây liên lạc vô hình nhưng hữu hiệu nhất để cố kết hết thảy con cháu của một dòng họ lại với nhau. Mối tương quan này không những chỉ quan hệ đến con cháu ở hiện tại, mà còn quan hệ cả đến tương lai nữa.
                  Đi xa hơn, việc chép gia phả còn ảnh hưởng tới cả quốc gia, góp phần làm phong phú lịch sử nước nhà, bởi lịch sử quốc gia chính là lịch sử của nhiều gia đình, dòng họ đúc kết lại. Chính những nhân vật có tên tuổi lưu danh trong sử sách là nhờ vào gia phả của gia đình, họ được lưu truyền tới các thế hệ mai sau.
           
                 
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.05.2008 22:37:44 bởi ngocdiep87 >
          #5
            venus4t.vns_hnu 07.06.2008 15:53:51 (permalink)
            TRÀ VIỆT





            Nghệ thuật ẩm thực của người Á Đông thắm đượm quan điểm chỉnh thể, lấy sự quân bình âm dương và hoà hợp thiên nhiên làm nền móng, trong đó nghệ thuật thưởng trà là một trong những nghệ thuật ẩm thủy hàng đầu



            Ở Việt Nam, tục uống trà có từ rất lâu đời. Người Việt Nam biết đến trà sớm hơn nhiều so với các nước. Theo một tài liệu khảo cứu của Ủy ban khoa học xã hội thì người ta đã tìm thấy những dấu tích của lá và cây chè hóa thạch ở vùng đất tổ Hùng Vương (Phú Thọ). Xa hơn nữa, họ còn nghi ngờ cây chè đã có từ thời kỳ đồ đá sơn vi (văn hóa Hòa Bình). Cho đến nay, ở vùng Suối Giàng (Văn Chấn - Nghĩa Lộ - Yên Bái), trên độ cao 1.000 m so với mặt biển, có một rừng chè hoang khoảng 40.000 cây chè dại, trong đó có một cây chè cổ thụ lớn nhất, ba người ôm không xuể. Ðã có những kết luận khoa học trong và ngoài nước khẳng định rằng: Việt Nam là một trong những "chiếc nôi" cổ nhất của cây chè thế giới.

            Tục uống trà ở Việt Nam rất phong phú. Từ cách uống cầu kỳ cổ xưa đến cách uống bình dân, hiện đại. Thường một bộ đồ trà có bốn chén quân, một chén tống để chuyên trà. Nước pha trà phải là thứ nước mưa trong hoặc thứ sương đọng trên lá sen mà người đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sớm. Phương ngôn còn lưu truyền những lời dạy về cách uống trà như "trà dư, tửu hậu", "rượu ngâm nga, trà liền tay", "Bán dạ tam bôi tửu. Bình minh nhất trản trà"...

            Nói đến nghệ thuật thưởng trà Việt Nam là người ta lại nhắc đến thú uống trà của người Hà Nội. Vẻ thanh lịch, trang nhã, sự cầu kỳ trong ẩm thực của người Hà Nội đã nâng tính thẩm mỹ của chén trà lên một trình độ rất cao. Nếu người dân vùng khác thích uống trà "mộc" (trà không ướp hương) thì nhiều gia đình Hà Nội xưa lại thích uống trà ướp sen, trà nhài, trà ngâu, trà cúc, trà sói... Ðặc biệt trà sen là một thứ trà quý chỉ dùng để tiếp khách tri âm hoặc làm quà biếu. Trà sen tựa thứ trà mạn Hà Giang, mỗi cân ướp từ 1000 - 1200 bông sen Tây Hồ và phải là thứ sen chưa bóc cánh với "độ" hương cao nhất. Trà sen loại đặc biệt giá lúc nào cũng ở mức 2 - 3 chỉ vàng một cân. Ở Hà Nội hiện còn khoảng 30 gia đình làm loại trà này.


            Ở nông thôn, người bình dân hay uống trà xanh. Đó là những lá chè tươi, rửa sạch, hãm trong nước sôi sủi tăm cá, nước trà thơm dịu, xanh ngắt. Uống trà bằng bát sành, hút thuốc lào và nếu sang hơn, có thêm phong chè lam hoặc kẹo"cu đơ" xứ Nghệ. Ở Nghệ an còn có tục uống "chè gay", hái cả cành lẫn lá hãm trong nước sôi. Trà được ủ nóng trên bếp than, lúc khát, chắt nước trong nồi ra uống.

            Người Việt Nam hiện nay uống chủ yếu là trà xanh sơ chế bằng phương pháp thủ công mà người đời thường gọi là "trà mộc","trà sao suốt" hay "trà móc câu". Gọi là "trà móc câu" vì cánh trà sao quăn giống hình chiếc móc câu. Song người sành trà lại bảo phải gọi là "trà mốc cau" mới đúng vì chè tròn cánh, trôi tay, có mốc trắng như mốc cây cau. Còn "trà sao suốt" là phương pháp sao trà bằng nhiệt, tách nước (giảm bớt thủy phần) bằng tay với ngọn lửa liên tục, đều đặn, không to quá, không nhỏ quá. Người ta sao trà bằng chảo gang. Những thứ trà ngon thường được gọi chung là "chè Thái". Nhưng thực ra, trà bán ở thị trường hiện nay có rất nhiều nguồn gốc: trà Tân Cương, trà Mạn Hà Giang, trà Vị Xuyên, trà Lục Yên Bái, trà Suối Giàng.... Song trà dù được chế biến, được uống bằng cách nào (độc ẩm, đối ẩm, quần ẩm) vẫn biểu thị một thứ "đạo". " Ðạo trà" Việt Nam thật trân trọng ở cách dâng mời đầy ngụ ý. Dù lòng vui hay buồn, dù trời mưa hay nắng, khách cũng không thể từ chối một ly trà nóng khi chủ nhà trân trọng dâng mời bằng hai tay. Dâng trà đã là một ứng xử văn hóa phổ quát biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Uống trà cũng là một ứng xử văn hóa. Uống từng ngụm nhỏ để thưởng thức hết cái thơm ngọt của trà và cảm nhận hơi ấm của chén trà đủ nóng bàn tay ta khi mùa đông lạnh giá. Uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu một tâm sự, một nỗi niềm, để bàn chuyện gia đình, xã hội, nhân tình thế thái, để cảm thấy trong trà có cả hương vị của trời đất, cỏ cây. Dâng trà và dùng trà cũng là một biểu hiện phong độ văn hóa, sự thanh cao, tình tri âm, tri kỷ, lòng mong muốn hoà hợp và xóa đi những đố kỵ, hận thù. Uống trà là một cách biểu thị mức độ tình cảm và học vấn người đối thoại.

            Những khía cạnh của văn hóa ứng xử Việt Nam rất phong phú và biểu hiện tập trung nhất ở tục uống trà. Người ta có thể uống trà một cách im lặng và nhiều khi sự im lặng đã ẩn chứa nhiều điều. Người ta có thể xét đoán tâm lý người đối thoại khi dùng trà. Khi đã trở thành một cái thú thì người ta không thể quên nó, vì trà đồng nghĩa với sự sảng khoái, tỉnh táo, tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác. Tuy nhiên, trà cũng rất cần sự tiết độ. Người Việt Nam không uống nhiều, uống đặc và cũng không thể uống liên tục suốt ngày. Vì trà là một triết học về sự tế nhị, nhạy cảm, thanh tao, sự suy ngẫm và óc tỉnh táo. Trà là một sự giao hòa với thiên nhiên, sự ứng xử hợp lý với thời gian, sự tiếp cận đầy nhân tính với không gian, với môi trường và con người. Ở Việt Nam luôn tồn tại một nền văn hóa trà thanh lịch và tỏa hương.


            Sưu tầm từ:
            http://vitinfo.com.vn/Muctin/Honviet/DuviVietNam/44081/default.aspx
            #6
              venus4t.vns_hnu 16.06.2008 01:05:21 (permalink)
                      Dân tộc Việt chúng ta vốn là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước nên việc coi trọng nghề nông đã nảy sinh ra cơ tầng văn hoá độc đáo riêng với những quan niệm sống đậm chất nông nghiệp. Tư duy "trọng nông ức thương" vì đó cũng hình thành và ảnh hưởng đậm đặc trong giai cấp phong kiến cầm quyền và một bộ phận lớn nhân dân. Trong lịch sử Việt Nam cổ - trung đại vì vậy mà thủ công nghiệp luôn được coi là nghề phụ, phục vụ cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, gắn chặt với kinh tế nông nghiệp mà khó có thể vươn lên phát triển thành một ngành kinh tế độc lập.

                      Mặc dù bị những trở ngại nhất định ngăn cản sự phát triển song Thủ công nghiệp vẫn tự thân phát triển đến một mức độ nhất định và hình thành nên những làng nghề truyền thống với những con người tài hoa tạo ra những giá trị văn hoá - văn minh giá trị.

                      Để hiểu thêm về văn hoá - con người đất nước Việt, chúng ta không thể không chỉ nhìn qua những trang lịch sử chống giặc ngoại xâm - vốn đã được các sử gia giành ưu ái đặc biệt - mà còn nhìn nó thông qua những thành tự kinh tế, văn hoá mà cha ông chúng ta tạo ra.
                     
                      Dưới đây là những tư liệu mà ND sưu tầm được, xin hầu bạn đọc thêm!

              #7
                venus4t.vns_hnu 16.06.2008 01:08:44 (permalink)
                CHẠM BẠC - NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỒNG SÂM






                (Ảnh: Báo Lao động)
                VIT-Xuất xứ từ nghề hàn vá nồi đồng, gò thùng chậu… nghề chạm bạc ở Đồng Xâm đã gần 400 năm tuổi. Là làng nghề ở Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình, nơi đây nổi tiếng với những sản phẩm chạm bạc tinh xảo, mang tính nghệ thuật cao.



                Tổ nghề của làng chạm bạc Đồng Xâm là Nguyễn Kim Lâu, vốn xuất thân từ nghề hàn vá nồi đồng. Từng đi tứ phương hành nghề, đến với Đồng Xâm, Nguyễn Kim Lâu cảm kích trước tấm lòng hiếu khách, hiếu học của người dân nơi đây nên đã lưu lai truyền nghề cho người dân địa phương.
                Đất nước phồn thịnh, người làm nghề chạm bạc Đồng Xâm được hưởng những đặc ân của triều đình và quan lại, người làm nghề kim hoàn bắt đầu được trọng dụng. Song song với nó là nguồn thu nhập cao và nhiều kỹ thuật phức tạp, vì vậy, trong thời gian dài, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm là một nghề bí truyền.
                Như hầu hết các làng nghề truyền thống, Đồng Xâm dạy nghề theo phường pháp truyền tay. Trải mấy trăm năm, việc truyền nghề ở đây có những quy định rất nghiêm ngặt. Bí mật nghề được lưu truyền từ đời này sang đời khác chỉ trông vào những người thợ cùng phường hội, cùng dòng họ. Những câu sấm, lời nguyền luôn luôn là cánh cửa bưng bít đối với những kẻ ngoài nghề. Những quy ước đó là: người Đồng Xâm không được phép truyền nghề cho con gái, chỉ được truyền nghề cho con dâu và con cháu trong dòng họ, trong phường nghề (tất nhiên là chỉ con trai và cháu trai). Trường hợp ngoại lệ, khi người trùm phường đồng ý tiếp nhận người ngoài đến học, người học phải làm lễ nhập môn. Muốn trở thành thợ kim hoàn thì trò phải học việc từ 3 đến 4 năm, sau khi thành nghề phải làm việc từ 1 đên 3 năm để trả ơn thầy.
                Ngay trong một phường nghề, bí mật chuyên môn cũng trở thành quy ước. Người thợ cả không bao giờ chỉ bảo cặn kẽ những bí mật nghề cho các thợ bậc dưới. Thợ phó cũng không thành thạo hết các kỹ thuật nghề.
                Qua một kỳ dài gìn giữ, bảo trọng bí mật nghề, cho tới những năm sau ngày hoà bình, khoảng 1960 – 1961 ở Đồng Xâm bắt đầu xuất hiện những lớp học nghề tập trung theo mô hình của chế độ mới. Việc truyền nghề trở nên rộng rãi, cộng thêm với việc mở rộng địa bàn hành nghề (tại các đô thị lớn, đáp ứng yêu cầu của những người có thu nhập cao) là những nguyên nhân để nghề chạm bạc nơi đây mất dần tính bí truyền.
                Ngôi nhà thờ tổ ở Đồng Xâm, tuy nhỏ nhưng quanh năm được quét dọn, gìn giữ sương khói. Để tôn vinh tổ nghề, làng thợ lấy ngày mồng năm tháng giêng hàng năm làm ngày giỗ tổ. Vào những ngày này, những người thợ Đồng Xâm đang lưu tán hành nghề nơi xa, từ Nam Định, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Ninh… tới các tỉnh miền Trung, Nam Bộ đều tề tựu về đây dâng cúng những sản phẩm bằng bạc do chính tay họ làm để bày tỏ lòng biết ơn đối với công đức của tổ phụ. Sau lễ tế tổ, họ tổng kết một năm làm ăn và giải quyết những công việc trong phạm vi quy tắc, luật lệ của phường, hội nghề. Đây là một nét đẹp truyền thống lưu truyền qua bao thế hệ thợ và được bảo tồn đến ngày nay.
                Những mặt hàng chính của  Đồng Xâm chủ yếu được chế tác từ bạc các loại (từ loại bạc thấp 4,5 tuổi đến bạc mười). Và cũng tuỳ theo các hợp đồng gia công, có những loại hàng hoá chỉ mạ bạc còn bên trong sản phẩm là cốt đồng (chủ yếu là đồng thau).
                Các sản phẩm của làng nghề Đồng Xâm chia làm ba loại:
                Hàng thờ cúng: Bao gồm các loại đỉnh, vạc, lư hương, đĩa quả, ngai, mũ thờ, các con vật thiêng trong tứ linh (long, ly, quy, phượng)…
                Hàng trang sức: Bao gồm rất nhiều loại dây chuyền, hoa tai, nhẫn, châm, vòng,thánhgiá, lắc… Đây là mặt hàng mang tính trang trí thuần tuý với nhiều chi tiết nhỏ, đòi hỏi tính kiên nhẫn, cẩn trọng, tỉ mỉ của người thợ.
                Hàng mỹ nghệ: Đây là loại hàng “chiến lược” là nguồn thu nhập chính của những người thợ Đồng Xâm và đươc sản xuất với số lượng cao nhất so với các tất cả các loại mặt hàng khác, lọ hoa, bình trà, ly rượu, nậm rượu, bộ ấm, chén, khay, tráp… rồi những con giống và tượng nhỏ… Đủ các kiểu loại, dáng vẻ, kính cỡ. Đây cũng là mặt hàng mang nhiều đặc trưng của bạc Đồng Xâm. Ở loại này, kĩ thuật chế tác của người Đồng Xâm được phát huy đến mức cao nhất. Khi cầm những sản phẩm thuộc chủng loại này, các khách hàng nước ngoài, đặc biệt những nước có công nghệ bạc phát triển, đều hết sức kinh ngạc bởi lúc đầu họ cho rằng chúng được chế tác theo phương pháp đúc khuôn, nhưng trên thực tế, người thợ qua từng bước gò, chạm, đấu…gia công sản phẩm hoàn toàn theo kỹ thuật thủ công cổ truyền.
                Mỗi mặt hàng mỹ nghệ ở Đồng Xâm đều có những nét đặc sắc riêng. Người ta phân biệt hàng bạc Đồng Xâm với các nơi khác không chỉ ở những kiểu sức lạ của hình khối, dáng vẻ sản phẩm, mà ở từng đường vẽ, nét chạm tinh vi, điêu luyện; ở sự hoàn hảo tới mức tối đa của mỗi sản phẩm mà khách hàng mong muốn.
                Trải qua một quá trình tồn tại phát triển, hàng chạm bạc Đồng Xâm luôn được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, tin dùng. Mặc dù có những quy lệ rất khắt khe trong nghiệp nghề, từ thuở sơs khai của nghề, thợ Đồng Xâm đã toả đi khắp các đô thị vừa hành nghề vừa dạy nghề. Điều đặc biệt là sự toả nghề không làm cho đất thợ bị mai một mà ngược lại, người thợ Đồng Xâm và nghề chạm bạc của họ cứ theo đó mà nhân lên mãi, từ các tỉnh biên giới phía Bắc, xuống tận miền Nam Nam bộ.
                Dù ở môi trường nào, người thợ bạc Đồng Xâm cũng luôn bảo trọng, giữ gìn phẩm chất, lương tâm người thợ và tinh hoa truyền thống đất nghề. Điều đó thật đáng để chúng ta trân trọng.


                Sưu tầm từ:
                http://vitinfo.com.vn/muctin/Honviet/Langnghe/41166/default.aspx




                #8
                  venus4t.vns_hnu 17.06.2008 15:55:14 (permalink)
                  Mời các bạn thưởng thức những tấm tranh dân gian Việt "..Tranh Đông Hồ, gà lợn nét tươi trong/... Màu dân tộc trắng bừng trên giấy điệp.."







                   

                  #9
                    venus4t.vns_hnu 17.06.2008 15:58:02 (permalink)
                    #10
                      venus4t.vns_hnu 17.06.2008 16:01:09 (permalink)
                       
                      #11
                        venus4t.vns_hnu 17.06.2008 16:03:09 (permalink)



                        #12
                          venus4t.vns_hnu 19.06.2008 00:43:36 (permalink)
                          BÁNH DÀY QUÁN GÁNH









                            Bánh dày Quán Gánh là đặc sản truyền thống của mảnh đất trăm nghề Hà Tây. Nổi tiếng từ rất lâu đời, trong làng Quán Gánh từ tờ mờ sáng nhà nào cũng vang lên tiếng chày giã bánh làm sôi động cả một vùng quê.



                          Làng Quán Gánh thuộc địa phận thị trấn Thường Tín tỉnh Hà Tây.  Từ hàng trăm năm nay bánh dày của làng luôn được xem là một món ăn dân dã mà thanh tao của ẩm thực Việt.

                          Ven Quốc lộ 1 qua địa phận làng Quán Gánh, từng dãy bán bánh dày xếp thành hai hàng dài, hàng nào cũng bày đều tăm tắp những gói bánh dày được gói bằng lá chuối xanh rờn, như chào mời, níu chân khách qua đường.

                          Khách qua đường lỡ bữa thường dừng chân ăn chiếc bánh, uống chén trà hoặc mua vài gói bánh về làm quà cho người thân. Ăn bánh một lần rồi nhớ mãi hương vị để lần sau có dịp đi qua nhất định lại ghé vào làng.

                          Chiếc bánh dày làng Quán Gánh có vị dẻo thơm của xôi nếp, màu xanh non của lá chuối, độ thơm ngậy của đậu, thịt được pha trộn cùng với những hương liệu khác mà chỉ có người Quán Gánh mới làm nên được hương vị đặc trưng đó. Chiếc bánh dày ngon hay không, phần quyết định đầu tiên chính là ở khâu chọn gạo, đồ xôi. Gạo làm bánh phải là loại nếp trắng, dẻo thơm lấy từ vùng Hải Hậu (Nam Định), đem ngâm, đồ thành xôi. Xôi đồ vừa khéo, đủ độ để giã thành vỏ bánh dẻo thơm mà chỉ cần riêng vỏ bánh đều làm thành chiếc bánh dày chay, kẹp thêm miếng giò, người ăn đã cảm nhận được hương nếp trong từng miếng bánh quyện với vị giò thơm hương lá chuối.

                          Người giã gạo phải là người có sức khỏe dẻo dai, tay chày, tay cối, giã gạo ngay từ lúc xôi còn nóng, đến khi gạo thật nhuyễn, thật dẻo. Tiếng chày giã gạo mỗi sớm tinh sương từ bao đời nay đã trở nên thân thuộc với người dân làng Quán Gánh. Bánh dày có nhiều loại. Cùng với bánh dày chay còn có loại bánh dày nhân ngọt và nhân mặn. Bánh dày nhân ngọt là nhân từ đậu xanh xào đường. Nhiều người lại thích ăn bánh nhân mặn với đậu xanh, thêm ít thịt ba rọi, dừa và thơm mùi hạt tiêu. Mỗi loại bánh có một hương vị riêng.



                          Dừng chân thưởng thức chiếc bánh dày thơm ngon, khách qua đường còn bị hấp dẫn bởi câu chuyện kể lưu truyền về nguồn gốc nghề làm bánh dày ở làng Quán Gánh.

                           Chuyện xưa kể rằng, có người hành khất đi ngang qua làng Quán Gánh xin nghỉ trọ. Mặc dù ăn mặc rách rưới, bẩn thỉu nhưng người hành khất vẫn được những người dân làng Quán Gánh đối đãi tử tế. Cảm động trước tấm lòng đôn hậu ấy, người hành khất đã truyền dạy cho dân làng cách làm một thứ bánh bằng gạo nếp, món bánh dày.
                          Câu chuyện xưa như phảng phất đâu đây trong hương nếp thơm dẻo. Khiến cho thực khách còn lưu luyến mãi. Nếu không có dịp đi qua làng Quán Gánh bạn có thể tìm những gánh hàng dày của các bà, các chị làng Quán Gánh đi bán dạo trên phố ăn cũng thấy… đỡ thèm.


                          Sưu tầm từ:
                          http://vitinfo.com.vn/muctin/Honviet/DuviVietNam/42698/default.aspx
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.06.2008 00:47:15 bởi ngocdiep87 >
                          #13
                            venus4t.vns_hnu 19.06.2008 00:50:34 (permalink)
                            GIA VỊ TRONG ẨM THỰC VIỆT NAM

                            i









                            Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. nên thiên nhiên đã ưu đãi cung cấp nhiều thực phẩm quý giá và cần thiết cho cuộc sống hàng ngày như thịt, cá, tôm, cua, lươn, ốc, ếch... và thóc gạo, khoai tây, su hào, cà rốt, bắp cải, bầu bí cùng hàng trǎm thứ rau quả khác. Chính các đặc điểm khí hậu kết hợp với các đặc điểm về văn hóa, dân tộc đã tạo nên nét riêng của ẩm thực Việt Nam. Đó là một loại hình ẩm thực sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn.
                            Trong 9 đặc trưng của ẩm thực Việt Nam mà tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, đã liệt kê ( Tính hoà đồng hay đa dạng. Tính ít mỡ. Tính đậm đà hương vị. Tính tổng hoà nhiều chất, nhiều vị. Tính ngon và lành. Tính dùng đũa. Tính cộng đồng hay tính tập thể. Tính hiếu khách. Tính dọn thành mâm), tuy gia vị không phải là yếu tố riêng biệt nhưng quan trọng để tạo nên những đặc trưng của ẩm thực Việt Nam.
                            Gia vị là những thứ bỏ thêm vào để tạo vị cho món ăn. Trong chế biến món ăn, người Việt rất cẩn trọng trong sử dụng gia vị, nếu không gia vị cũng có thể làm giảm chất lượng món ăn.
                            Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thìa là, mùi tàu v.v.; gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả hoặc lá non; các gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, thính, bỗng rượu, dấm thanh hoặc kẹo đắng, nước cốt dừa v.v… Giống với các dân tộc Đông Nam Á, gia vị mà người Việt Nam sử dụng trong chế biến món ăn phải tương sinh hài hòa và thuận theo nguyên lý "âm dương phối triển". Món ăn dễ gây lạnh bụng buộc phải có gia vị cay nóng đi kèm. Các món ăn kỵ nhau không được ăn cùng lúc vì không ngon, hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe. Khi thưởng thức các món ăn, tính chất phối trộn nguyên liệu một cách tổng hợp nói trên càng trở nên rõ nét hơn: người Việt ít khi ăn món nào riêng biệt, thưởng thức từng món, mà một bữa ăn thường là sự tổng hòa các món ăn từ đầu đến cuối bữa.

                            Gia vị nhất thiết cần phải thích hợp với tập quán, sở thích, khí hậu, sản phẩm của từng địa phương. Nó phải chịu được thử thách và được sự công nhận rộng rãi với một thời gian lâu dài qua nhiều thế hệ. Bởi trải qua quá trình, những loại gia vị không hợp ắt đều bị đào thải hay cho thay thế ngay. Lấy ví dụ: Món thịt bò xào, hoặc thịt bò dùng trong món phở tái không thể thiếu được củ gừng và củ hành ta, nước dùng phở bò không thể thiếu được những củ gừng và củ hành được nướng cháy bên ngoài và sau đó mang đập dập ra. Gừng và củ hành nướng sẽ làm át đi vị gây hôi của thịt bò hay mỡ bò. Nhưng tất nhiên chúng chỉ bị làm át đi chứ không hề tiêu diệt được hết và điều rất tế nhị của gia vị là ở chỗ này. Nói cách khác, trong thùng nước dùng phở bao gồm xương bò, thịt bò, tôm khô, chất ngọt thực vật... là những chất định lượng. Gừng và củ hành nướng cho thêm vào là những chất tán hương.
                            Trong cách chế biến món ăn của người Việt Nam, món cà tím xào với thịt ba chỉ phải có thêm ít tía tô thái mỏng. Món bánh đúc cua cần phải có ngay bên cạnh đĩa gia vị gồm rau ngổ, bắp chuối cây thái mỏng và một chút lá kinh giới.Món rau muống luộc chấm với nước mắm chanh tỏi ớt. Nước rau muống luộc thêm ít lá me hoặc sấu hay vài lát cà chua thái múi hoặc ít nước quả chanh cũng trở thành món canh khá thơm ngon. Món thịt chó luộc cần thiết phải ăn với rau húng chó (húng giổi), vài lát riềng vì ai cũng biết rằng thịt chó vốn nóng, có thêm rau húng làm cho chúng dịu lại. Cũng có thể dùng thêm củ sả, mơ tam thể. Ăn các loại trai, sò, hến cần phải có rau răm, lá xương sông hay lá lốt. Món ba ba, ốc nấu với chuối xanh, dọc mùng và đậu rán cần phải có chút mỡ và nước nghệ làm cho những miếng đậu và những miếng dọc mùng trở màu hổ phách thật đẹp. Món thịt lợn luộc phải có cả bì lẫn mỡ, ăn kèm với giá sống, ngổ, chấm nước mắm chanh ớt hay món gà mái luộc cần có thêm ít lá chanh xắt nhỏ, chấm với muối tiêu chanh. Món bánh cuốn Thanh Trì ăn với ruốc bông, chả quế cùng mấy nhánh mùi, chấm cùng nước mắm cà cuống. Món bún thang nên ăn với chút cà cuống hay mắm tôm nhẹ. Bày biện trên mặt đĩa tiết canh phải có chút đậu phộng rang giã nhỏ, vài miếng gan luộc thái mỏng, rắc hồ tiêu, chanh ớt cùng với mấy cánh húng quế. Ăn món cá luộc cần phải có vài củ hành để cả đuôi lẫn lá. Món cháo gà (hay cháo vịt) nên rắc ít hồ tiêu, hành hoa, ngò rí và rau răm thái nhỏ. Món thịt chim bồ câu thường hầm chung với hạt sen, nấm hương, thịt lợn băm, cho có đủ mùi vị của trời, nước, rừng, đồng. Món cá trê nướng phải chấm với nước mắm tỏi ớt gừng. Món dấm cá, dấm ốc phải có ít rau thì là. Chả cá ăn với mắm tôm vắt chanh mới dậy mùi. Ngay cả món ngọt như bánh dẻo và bánh nướng Trung Thu, trong nhân bánh đều được trộn với gia vị. Đó là những sợi lá chanh non thái rất nhỏ nhưng chính những sợi lá chanh nhỏ này sẽ làm cho nhân bánh trở nên đặc sắc hơn...

                            Một số loại gia vị
                            Như vậy, để chế biến món ăn mang đặc trưng của dân tộc Việt Nam, gia vị là một yếu tố không thể thiếu, đặc biệt là rau gia vị. Bởi lẽ, rau gia vị làm cho món ăn thêm mầu sắc, hấp dẫn, lôi cuốn bởi những hương vị đặc trưng chứa trong tinh dầu thơm của nó. Rau gia vị phần lớn có chất kháng sinh thực vật có tác dụng kìm hãm vi khuẩn phát triển. Món lòng lợn dễ nhiễm trùng gây rối loạn tiêu hóa thì đã có rau thơm rau húng. Canh trai, canh hến sợ khó tiêu đã có rau răm. Cứ thế mỗi món ăn lại kèm theo một "liều thuốc" kích thích tiêu hóa. Rau gia vị ở Việt Nam có tới vài chục loại khác nhau. 
                            Rau mùi trồng phổ biến khắp nước để ăn kèm với các món xào còn nóng như bò xào, mực tươi xào. Trộn lẫn với rau sa lát, bạc hà, húng quế, mùi tàu, ngổ để ăn bún chả, bún nem. 
                            Húng láng là thứ rau gia vị đặc sản của vùng đất Láng, Hà Nội nơi có những nguyên tố vi lượng mà các vùng đất khác không có cho nên húng Láng đánh trồng nơi khác sẽ biến dị, hết hương vị nguyên chất. Húng Láng dùng ăn với tái dê, lòng lợn tiết canh, phở chín, tạo nên vị thơm riêng biệt, hấp dẫn.
                            Xương sông có mùi thơm hắc. Lá xương sông gói thịt băm nướng than hồng hoặc rán chả hoặc nấu canh thịt, cá. 
                            Rau răm ngoài mùi thơm còn có vị chát, se cay dễ chịu. Rau răm thái nhỏ nấu canh thuôn thịt bò, thịt lợn đều dễ ăn vì lượng tinh dầu chứa nhiều trong cuộng. 
                            Húng quế mùi thơm hắc thường cũng để ăn với lòng lợn tiết canh ngon như húng Láng. Đặc biệt thịt cầy húng quế thường phải đi đôi với nhau mới ngon, bùi. 
                            Thìa là có mùi thơm át mùi tanh nên thường dùng nấu món cá dấm, cá om cải, cá quả luộc, mộc ếch hay trứng đúc thịt. Thìa là làm tăng gia vị cho các món sa lát, súp cũng như phó mát trắng trong món Âu. Thìa là băm nhỏ trộn với bơ sẽ được món "patê xanh" thơm ngon mà người phương Tây ưa thích. 
                            Tía tô có mùi thơm đặc biệt. Lá tía tô có loại mầu tím sẫm, có loại mầu xanh non nhưng đều công dụng như nhau. Tía tô trộn lẫn với rau sống khi ăn bún chả, nem rán nhưng ngon hơn cả là thái nhỏ nấu với ốc nhồi giả ba ba hoặc cháo cá. Khi bị cảm ăn bát cháo hành củ thật nóng rắc tía tô tím thái nhỏ trộn đều sẽ thấy nhẹ hẳn người, khỏi bệnh. 
                             
                            Một số loại rau gia vị
                            Kinh giới cũng ăn kèm với rau sống để ăn những món chả, món rán. Món sứa đậu phụ nướng không có kinh giới, dù có chấm với chanh ớt cũng mất ngon và lợm giọng vì tanh. 
                            Cây sả lấy rễ, củ, làm gia vị, lá làm nước gội đầu. 
                            Lá mùi tàu ăn với các món tôm, cua, cá biển để tăng hương vị. Ăn sống hoặc ăn chín đều được và vẫn giữ nguyên mùi thơm hăng hắc. 
                            Lá lốt mọc trong vườn nhà có nhiều bóng cây. Lá lốt thái nhỏ nấu ốc, gói chả nướng gọi là chả lá lốt cũng thơm như xương sông nhưng hương vị hơi khác nhau. 
                            Diếp cá là loại rau mọc hoang ở những vùng đất ẩm. Khi cần ăn sống với món cá người ta tìm hái ở ngoài bãi ruộng ít khi phải mua. Diếp cá có mùi tanh hơn cả cá. Dân Nam Bộ rất thích loại rau này nhưng người ngoài bắc thì lại không hợp khẩu vị bởi chỉ quen rau thơm. 
                            Cải cúc sống dùng để ăn với cá, chủ yếu là cháo cá sẽ thấy bốc lên mùi thơm ngon hấp dẫn, dễ chịu. 
                            Củ riềng cũng là giống cây hoang dại, rừng nhiệt đới nào cũng có. Cá kho tộ, thịt chó bảy món thiếu riềng là không ngon, nhất là món nhựa mận. Nồi cá kho lót giềng dưới đáy cùng với lá chè tươi kho khô, ăn hết cá lại ăn cả riềng lẫn mùi cá ngấm sâu trong ruột, ăn bùi bùi béo béo cứ tưởng như vẫn đang ăn cá. 
                            Củ gừng cay thơm tẩy mùi tanh của bóng bì, mực, cá, thịt gà, thịt bò. Gừng đập dập nấu canh cải cá quả, ốc hấp lá gừng. Thịt gà, thịt vịt luộc trong nước gừng dậy mùi béo mỡ. Gừng đi đôi với muối trong bát nước dùng ngon ngọt nên có câu "Gừng cay muối mặn xin dùng ngon ngọt nên có câu "Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau".
                            Hành hoa không có củ, ống lá nhỏ, mùi thơm dịu. Người phương Tây gọi hành hoa là "cỏ quý". Bát phở tái, phở chín không có hành hoa thì không thể thơm. Nếu lại rắc một nắm lá hành củ cọng to xanh thẫm thái nhỏ vào bát phở thì lập tức bát phở sẽ chẳng ra gì bởi có mùi hôi nên hành củ chỉ ăn củ, thái mỏng ngâm dấm hoặc xào nấu, còn cọng bỏ đi. 
                            Ớt tươi ở ta có nhiều loại: ớt chỉ thiên, ớt hạt tiêu, ớt Bình Trị Thiên, ớt cà chua, ớt móng gà, ớt rau Đà Lạt... ớt là gia vị độc đáo trong các món chấm với bất kỳ món đặc sản nào. ớt ngâm dấm cay dịu, ớt tươi thái khoanh bỏ vào nước chấm có thể ăn với tôm, cua, thịt, phở, mỳ... với bất cứ món nào. 
                            Tỏi khô vừa là gia vị vừa là dược liệu nhưng không hợp với người loét dạ dày, suy gan và đau thận. Tỏi ngâm dấm ớt hòa với nước mắm ngon chấm rau muống luộc mùa hè, chấm măng xào, nem rán, bún chả. Thiếu tỏi như cảm thấy thiếu vắng một cảm khoái khi ăn. Thịt bò xào tỏi dậy mùi thơm phức. 
                            Một thứ gia vị không thể thiếu được khi ăn món thịt gà luộc là lá chanh non. Màu xanh của lá chanh, màu vàng của da gà béo trở thành một bản "hòa tấu" trong ngày vui, ngày giỗ, ngày Tết chẳng cần thứ "âm hưởng" nào khác
                            Nói chung, gia vị trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam rất quan trọng. Dân gian ta có câu: “Thực nhi tri kỳ vị” là một điều hạnh phúc. Nguyên do vì để có thể chế biến ra được nhiều món ăn ngon cần phải có đầu óc nhạy bén, giàu óc tưởng tượng, lãng mạn và thực sự có tâm hồn nghệ sĩ./.
                            Sưu tầm từ:
                            http://vitinfo.com.vn/muctin/Honviet/DuviVietNam/41915/default.aspx









                            #14
                              venus4t.vns_hnu 04.07.2008 00:33:03 (permalink)
                                      Chào các bạn!

                                     ND sưu tầm được một tư liệu mà ND cho là rất đáng quý và đáng trân trọng về một làn điệu - hơi thở của dân tộc Việt chúng ta - độc đáo, đặc sắc mà chúng ta đã biết, đó là hát Xẩm. Sau đây, mời các bạn cùng đọc với ND nghen!
                              *****************

                              XẨM VIỆT - NHẬN DIỆN MỘT CHÂN DUNG VĂN HOÁ CỘI NGUỒN

                              Hát Xẩm là một trong những thể loại hát rong của người Việt thủa xưa và là thể loại đặc trưng của những người hỏng mắt, phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Nằm trong loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo, ra đời đã hơn 700 năm, ngoài giá trị nghệ thuật, hát Xẩm còn mang tính nhân văn, thẩm mỹ và giáo dục về đạo đức, lối sống của mọi tầng lớp trong xã hội. Hát Xẩm không chỉ là món ăn tinh thần của những người lao động chốn thôn quê, mà cả những bậc vương tôn công tử nơi hoàng cung và các tầng lớp quan lại giàu có chốn đô thành yêu thích và ngưỡng mộ. Trong nghệ thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam, có lẽ chỉ duy nhất hát Xẩm được gọi với tư cách là một nghề.

                              Cảnh hát Xẩm do tại một chợ quê vùng nông thôn Bắc Bộ.
                              Truyền thuyết về nguồn gốc
                              Theo truyền thuyết, đời nhà Trần, vua cha có hai hoàng tử là Trần Quốc Toán và Trần Quốc Đĩnh. Do tranh giành quyền lực nên Trần Quốc Đĩnh bị Trần Quốc Toán hãm hại, chọc mù mắt rồi đem bỏ giữa rừng sâu. Tỉnh dậy, hai mắt mù loà nên Trần Quốc Đĩnh chỉ biết than khóc rồi thiếp đi. Trong mơ bụt hiện ra dạy cho ông cách làm một cây đàn với dây đàn làm bằng dây rừng và gẩy bằng que nứa. Tỉnh dậy, ông mò mẫm làm cây đàn và thật lạ kỳ, cây đàn vang lên những âm thanh rất hay khiến chim muông sà xuống nghe và mang hoa quả đến cho ông ăn. Sau đó, những người đi rừng nghe tiếng đàn đã tìm thấy và đưa ông về. Trần Quốc Đĩnh dạy đàn cho những người nghèo, người khiếm thị. Tiếng đồn về những khúc nhạc của ông lan đến tận hoàng cung, vua vời ông vào hát và nhận ra con mình. Trở lại đời sống cung đình nhưng Trần Quốc Đĩnh vẫn tiếp tục mang tiếng đàn, lời ca dạy cho người dân để họ có nghề kiếm sống. Hát xẩm đã ra đời từ đó và Trần Quốc Đĩnh được suy tôn là ông tổ nghề hát xẩm nói riêng cũng như hát xướng dân gian Việt Nam nói chung. Người dân lấy ngày 22 tháng 2 và 22 tháng 8 âm lịch làm ngày giỗ của ông.
                              Nhạc cụ
                              Bộ nhạc cụ đơn giản nhất để hát xẩm chỉ gồm đàn nhị và sênh. Nhóm hát Xẩm đông người có thể dùng thêm đàn bầu, trống mảnh và phách bàn. Để thay cho đàn nhị truyền thống, có thể dùng đàn gáo. Đây là loại đàn được phát triển từ đàn nhị nhưng to và dài hơn, thích hợp khi đệm cho giọng trầm. Sênh dùng đệm nhịp cho hát Xẩm có thể là sênh sứa (gồm hai thanh tre hoặc gỗ) hoặc sênh tiền (có gắn thêm những đồng tiền kim loại để tạo âm thanh xúc xắc). Ngoài ra, đàn đáy, trống cơm, sáo và thanh la cũng có thể hiện diện trong hát Xẩm.
                              Phân loại
                              Xẩm có hai làn điệu chính là Xẩm Chợ và Xẩm Cô đào. "Hát Xẩm Chợ, điệu hát mạnh, những tiếng đệm, tiếng đưa hơi đều hát nổi tiếng bằng lời hát chính và đệm đàn bầu hay nhị với sênh phách; còn hát Xẩm Cô đào thì điệu hát dịu dàng hơn, những tiếng đệm và tiếng đưa hơi lẫn vào lời chính, cốt giúp cho có nhiều dư âm và bắt khúc được dễ dàng. Hát Xẩm Cô đào đệm đàn đáy và sênh phách, không dùng đàn bầu và nhị."
                              Về làn điệu, xẩm có trên 400 bài, hầu hết là truyền miệng (không rõ tên tác giả), nhưng có 7 bài đặc trưng của xẩm đó là Xẩm chợ, giản dị, ngắn gọn, Chênh bong vui vẻ, phấn chấn, Riềm huê, thường lồng vào hát những nội dung trao tình, hẹn hò, nhớ thương da diết, Ba bực nhịp bằng thì duyên dáng, tha thiết, Phồn huê là điệu hát kể ràu nghe thương cảm về những nỗi cực nhục khổ đau của người phụ nữ trong xã hội, Hát ai với tính chất than thở, oán trách pha chút hài hước, Xẩm thập ân nói lên những nỗi khổ cực của cha mẹ nuôi dạy con cái từ lúc sinh thành và nhắc nhở con cháu về đạo hiếu. Bên cạnh đó, các nghệ nhân hát xẩm còn vận dụng những điệu hát Ví, Trống quân Sa mạc, Bồng mạc, hành vân, lưu thủy, phú lục .v.v.
                              Văng vẳng trên cánh đồng bao la với trà lúa thời con gái xanh tươi màu  cốm điệu hát ví:
                              Hỡi anh đi đường cái quan
                              Dừng chân đứng lại em than đôi lời
                              Đó là giọng kim của cô Mơ cô Mận, cô Đào nào đó. Hoặc giọng cò lả, ru em trong quê trưa đêm vắng, tiếng dây đàn "thùng thì thùng" một điệu hát trống quân với câu hát thậm vô lý nhưng mọi người vẫn hào hứng chấp nhận:
                              Trèo lên cây bưởi hái hoa
                              Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân...
                              để rồi:
                              Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
                              Em đi lấy chồng anh tiếc lắm thay...
                              Theo tài liệu của ông Trần Việt Ngữ - nhà nghiên cứu dân gian lão thành công bố năm 1964 thì hát xẩm có 8 làn điệu chính: Xẩm chợ; Xẩm xoan (Chênh bong); Huê tình (riềm huê); Xẩm nhà trò (ba bậc); Nữ oán (Phồn huê); Hò bốn mùa; Hát ai; Thập ân.
                              Trên thực tế, cách gọi tên các loại xẩm không phải theo làn điệu mà theo một số tiêu thức khác:
                              ü       Tên bài Xẩm nổi tiếng: Xẩm thập ân (theo tên bài xẩm ca ngợi công đức của cha mẹ), xẩm anh Khoá (theo tên bài thơ được hát theo điệu xẩm Tiễn chân anh Khoá xuống tàu của Á Nam Trần Tuấn Khải)...
                              ü       Theo mục đích, nội dung bài Xẩm: Xẩm dân vận (được chính quyền khuyến khích sáng tác để tuyên truyền, vận động quần chúng)...
                              ü       Theo môi trường biểu diễn: ngoài Xẩm chợ và Xẩm cô đầu (hay còn gọi là Xẩm nhả tơ, Xẩm ba bậc, Xẩm nhà trò, Xẩm huê tình) sau này còn có một dòng Xẩm của Hà Nội gọi là Xẩm tàu điện thường được hát trên tàu điện.
                              Ca từ
                              Nghệ nhân cuối cùng của thế kỷ XX, bà Hà Thị Cầu, 90 tuổi, quê ở Ninh Bình,
                              đang say sưa với khúc hát “Theo Đảng trọn đời”
                              Ca từ của Xẩm là thơ lục bát, lục bát biến thể có thêm các tiếng láy, tiếng đệm cho phù hợp với làn điệu. Nội dung của các bài Xẩm có thể mang tính tự sự như than thân trách phận; nêu gương các anh hùng, liệt sỹ hay châm biếm những thói hư, tật xấu... hoặc trữ tình. Những bài thơ thường được diễn ca trong hát Xẩm: thơ Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Nguyễn Bính... Ngoài ra, Xẩm còn sử dụng nhiều làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ khác như trống quân, cò lả, hát ví, ru em, quan họ, chèo,...hoặc ngâm thơ. Các làn điệu dân ca khác khi được dùng trong hát Xẩm đã được "xẩm hoá" theo phong cách đặc trưng của Xẩm.
                              Những bài hát Xẩm được coi là "kinh điển" của nghệ thuật hát Xẩm như: Anh Khoá, Cho thiếp theo cùng, Lơ lửng con cá vàng, Mục hạ vô nhân, Lỡ bước sang ngang..., hoặc Theo Đảng trọn đời do "thần xẩm" Hà Thị Cầu đặt lời,…
                              Sức hấp dẫn của hát Xẩm là ở những làn điệu hát với nhịp trống phách tươi vui cuốn hút khéo hoà cùng tiếng bầu, tiếng nhị nỉ non réo rắt và ở cả nội dung hết sức phong phú của lời ca. Người hát Xẩm tự sự về thân phận của mình, họ kể về nỗi khổ của những người nghèo khó, những cảnh đời ngang trái. Hát xẩm còn bộc lộ tinh thần lạc quan yêu đời của lớp người bình dân mù lòa, vượt qua cảnh ngộ khó khăn và vươn lên kiếm sống bằng lao động nghệ thuật của chính mình
                              Tiến trình lịch sử
                              Thế kỉ XIII được đánh dấu cho sự ra đời của nghề hát Xẩm. Từ khi ra đời cho đến giữa thế kỷ XX, hát Xẩm được nhiều người khiếm thị sử dụng làm nghề kiếm sống nơi bến đò, chợ búa hay lang thang trên những nẻo đường... Thời chiến tranh loạn lạc, mùa màng thất bát, những người hát Xẩm không đủ sống họ buộc phải đi các nơi để hát mưu sinh. Một bộ phận trong số đó đã lên chốn thị thành như Hà Nội để hành nghề kiếm sống. Do vậy, một lối hát mới được hình thành dựa trên lối hát ở chốn thôn quê nhưng nhanh hơn, bóng bẩy hơn để phù hợp với không gian vốn sôi động và phục vụ một lớp người có trình độ học vấn khác. Xẩm Hà Nội ra đời từ đó.
                              Ngược xuôi 36 phố phường, bên cạnh tiếng reng reng quen thuộc của những chuyến tàu điện, những người hát Xẩm đã khéo léo lồng ghép những lời thơ được phổ biến thời bấy giờ để làm phong phú thêm những câu hát của mình. Đặc biệt là những bài thơ đậm chất dân gian của thi sĩ Nguyễn Bình như “Lỡ bước sang ngang”, “Giăng sáng vườn chè”, “Em đi tỉnh về”... được các nghệ nhân hát Xẩm xoan, nên các bài thơ này càng có sức lan tỏa mạnh mẽ. Xẩm không những chỉ đứng ở nơi bến tàu, bãi chợ... mà còn đi vào nhiều loại hình diễn xướng dân gian khác như hát ru, dàn nhạc hiếu hoặc xuất hiện cả trong loại hình hát ca trù (xẩm Nhà Tơ). Cùng với tiếng chuông tàu điện leng keng chốn Hà thành, những câu hát xẩm trở nên gắn bó thân thiết.
                              Trong quá trình phổ biến lối hát Xẩm, có những người mù hoặc nghèo khổ nhưng rất có năng khiếu về âm nhạc đã vận dụng hát Xẩm làm phương tiện kiếm sống: cây đàn nhị, bộ gõ phách và tiếng hát chất chứa những nỗi niềm tâm sự đủ để lay động sự trắc ẩn của người đời... Và như thế, vô hình trung hát Xẩm trở thành "đặc sản" của những người ăn xin. Lượng người hát Xẩm đông nhất là thời kỳ Pháp thuộc và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
                              Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hát Xẩm đã vượt ra khỏi lũy tre làng theo bước các nghệ nhân dân gian đi kháng chiến, cổ động tuyên truyền các phong trào tiễu trừ giặc đói, giặc dốt, động viên các tầng lớp nhân dân lên đường tòng quân. Vào cuối năm 1954 đầu 1955, để chống lại việc người dân miền Bắc di cư vào miền Nam sau Hiệp định Genève, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tập trung nhiều nhóm hát Xẩm (gồm nhiều nghệ nhân Xẩm của các vùng Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương, Bắc Giang, Hà Nội...), cử người viết bài và đến các vùng duyên hải phía Bắc biểu diễn nhằm vận động nhân dân không di cư. Sau đó, khi Hội Người mù được thành lập, những người hát Xẩm được dạy nghề về thủ công và chuyển sang sống bằng nghề mới này nên Xẩm dần vắng bóng.
                              Những nghệ sĩ tài ba như cụ Trùm Nguyên (Nguyễn Văn Nguyên ở phố Khâm Thiên), cụ Nguyễn Văn Tuất nhà ở Hàng Bột; hay người dân trên Bắc Giang bị mê hoặc bởi tài nghệ của cụ Thân Đức Chinh miệng hát tay gảy đàn bầu, chân dậm phách; còn dân Ninh Bình - Nam Định thì mê mẩn cụ Hà Thị Cầu da diết tiếng đàn nhị, nỉ non điệu thập ân...
                              Mặc dù khi ấy, Xẩm vẫn chưa được nhìn nhận như một loại hình nghệ thuật, nhưng đây là thời điểm được coi là thời kỳ “hoàng kim” nhất của nghề hát Xẩm. Từ những làn điệu huê tình, ba bậc, hồn huê... của xẩm Hà Nội đã "loang" ra để có những điệu Xẩm Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên...  
                              Từ những năm nửa sau thế kỷ XX, do hoàn cảnh chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, loại hình nghệ thuật này đi dần vào quên lãng, mai một. Nghệ nhân hát Xẩm sau Cách mạng Tháng Tám tham gia các đoàn nghệ thuật chèo nên nghề hát Xẩm mai một rồi chìm vào quên lãng.
                              Nỗ lực gìn giữ “Nghệ thuật của cội nguồn dân gian”

                              NSƯT Văn Ty
                              Những năm 80 của thế kỷ trước, nhiều nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ tâm huyết đã khôi phục lại nghề hát Xẩm, nhưng không thành công. Đến năm 2005, Trung tâm Phát triển nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của nghề hát Xẩm đối với đời sống văn hoá của người dân Việt và ý thức gìn giữ nền văn hoá dân gian, đã tập trung nghiên cứu, khôi phục và đưa được loại hình nghệ thuật này trở lại với công chúng. Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Tây, Bắc Giang, Hưng Yên... đều có chiếu Xẩm. Mỗi thể loại địa phương nào cũng có, làn điệu như nhau nhưng phong cách thể hiện khác, môi trường diễn xướng khác. Hiện Trung tâm đã sưu tầm được 150 bài cổ, thu băng đĩa được 30-40 bài.
                              Lấy Xẩm là mũi nhọn trong hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phát huy, sau đó, hướng đến các loại hình âm nhạc dân tộc khác, trong những năm qua, Trung tâm Phát triển nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực để đưa âm nhạc truyền thống trở lại đời sống hiện đại. Trong đó đáng ghi nhận nhất là việc Trung tâm đã sưu tầm, nghiên cứu và dựng lại thành công những điệu Xẩm đặc trưng phổ biến tại Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX, đưa nghề hát Xẩm trở thành âm nhạc đường phố Hà Nội vào năm 2005.
                              Nhạc sĩ Thao Giang – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam cho biết: "Dòng Xẩm Hà Nội được chúng tôi khai thác triệt để. Hát Xẩm hiện trở thành loại hình âm nhạc đường phố Hà Nội. Trung tâm đã mở Sân khấu âm nhạc dân gian Hà thành 36 phố phường ở đầu phố Hàng Đào và trước cửa chợ Đồng Xuân, chợ Đêm.”
                              Sau nhiều thập niên giọng xẩm rất đặc trưng của người Hà Nội bị quên lãng, giờ đây, bắt đầu từ hai đêm thứ bảy, chủ nhật của đầu tháng 4-2006, người dân Hà Nội và du khách trong, ngoài nước đến thủ đô khi dạo chơi tuyến phố đi bộ, chợ đêm Đồng Xuân - Hàng Đào đã lại được thưởng thức những làn điệu Xẩm vốn chỉ còn tồn tại trong ký ức của các bậc cao niên ở Hà thành, và trong vốn liếng âm nhạc dân gian của lão nghệ nhân “hát xẩm bẩm sinh” Hà Thị Cầu ở Ninh Bình.
                              Sau hơn một năm hoạt động, sân khấu Xẩm đã thực sự làm sống lại một nét văn hoá riêng của Hà Nội, bạn bè đến từ muôn phương nghe hát Xẩm như được đằm mình trong không gian Hà Nội xưa.  Giữa chốn Hà thành hoa lệ, nhóm nghệ sĩ trai quần áo nâu, gái áo nâu yếm thắm, váy “bu gà” chân đất đã có sức hấp dẫn kì diệu. Sân khấu trải thảm đỏ, cao chừng nửa mét đã đáp ứng được yêu cầu vừa đủ tạo sự ngăn cách cần thiết trong hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp vừa không quá tách rời người nghe như sự phóng khoáng dân dã của loại hình âm nhạc dân gian này.
                              Hoạt động của phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân đi vào nề nếp đã là một thành công đáng kể nhằm làm sống lại một không gian phố cổ và nay với hoạt động thường kì, hấp dẫn của nhóm hát xẩm đã củng cố niềm tin của người làm nghề cũng như các cấp lãnh đạo trong cố gắng phục hồi lại sinh hoạt văn hóa phi vật thể, phần hồn không thể thiếu của bất kì di chỉ cổ nào.
                              Ngoài ra, trong những nỗ lực đưa nghề hát Xẩm đến được với cộng đồng, ngày 29/3 (tức 22/2 âm lịch) Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam, phối hợp cùng BQL Văn Miếu Quốc tử giám và BQL Đình Hào Nam đã tổ chức phục dựng thành công lễ giỗ tổ nghề hát xẩm truyền thống... Đây là lần Giỗ Tổ nghề đầu tiên sau 50 năm gián đoạn do điều kiện chiến tranh.
                              Cũng trong khuôn khổ của buổi lễ này, TTPTNTÂN khai sinh giải thưởng âm nhạc Trần Quốc Đĩnh, giải thưởng mang tên ông tổ nghề xẩm. Dự kiến giải thưởng này sẽ được trao lần đầu tiên vào tháng 8 năm nay. Nhạc sỹ Thao Giang (Phó Giám đốc Trung tâm cho biết): “Hiện tại, công tác sưu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản âm nhạc dân tộc gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, kết quả của những người làm công tác này rất ít được người dân biết đến. Cho ra mắt giải thưởng, chúng tôi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc khích lệ những người hết mình vì âm nhạc truyền thống và công chúng biết đến những đóng góp của họ”.
                              Trong ngày Giỗ Tổ nghề này, Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam trao bằng khen ghi nhận những đóng góp tích cực trong việc sưu tầm, phục hồi và phát huy nghệ thuật hát xẩm cho nhiều nhà nghiên cứu, nhạc sỹ và nghệ nhân. Với những đóng góp tích cực trong việc sưu tầm, phục hồi và phát huy nghệ thuật âm nhạc dân gian truyền thống Việt Nam, 14 nghệ nhân, nghệ sĩ, nhạc sĩ và nhà nghiên cứu đã được nhận bằng khen.
                              Phục dựng thành công ngày giỗ tổ nghề hát Xẩm và tổ chức định kỳ những buổi hát Xẩm ngoài trời, nhằm tưởng nhớ đến công ơn của ông tổ nghề Trần Quốc Đĩnh và lưu giữ giá trị văn hoá dân gian của dân tộc, không chỉ là ước vọng của các thế hệ nghệ nhân mà còn là mong muốn của những người yêu thích Xẩm Việt.

                              Sưu tầm từ:
                              http://www.cinet.vn/upLoadFile/HTML/11_38_59_3052008/xamviet.html

                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.07.2008 00:35:50 bởi ngocdiep87 >
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 18 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9