Hương vị Nam Định
sunflower 07.12.2004 05:16:38 (permalink)
0

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/2997/DF552F4F8946421EADD0228E219EDE68.jpg[/image]

Đồng đất quê mình kể cũng lạ. Trời không nóng lắm mà nhiều khi cứ như chảy mỡ ra, trời không rét lắm mà cứ buốt tận xương tuỷ. Nhiều khi giữa mùa đông mà phải bật quạt, đã sang hè mà vẫn có thể mặc áo rét. Cây cối quanh năm xanh tốt nhưng hình như thứ gì cũng bé, từ quả ớt, quả chanh, củ hành, củ tỏi, quả na, quả ổi đến con gà, con vịt… Thì ra những thứ cây, thứ con ở ta lớn lên cũng nhọc nhằn như cuộc sống của những người nông dân quê mình vậy. Cho nên hương vị của chúng càng nặng đầy và không đơn chiều.


Yêu những sản vật của quê hương cũng chính là yêu đất trời của quê hương ta!!!

Đối với dân ta, cơm - rau - mắm là ba yếu tố sơ khởi để hình thành một bữa ăn. Ba thứ đó đủ để hình thành một bữa ăn thanh đạm. Thịt cá nhiều, sự chế biến cầu kỳ đều quay quanh ba cái trục ấy. Cái bánh chưng ngon bắt đầu từ hạt gạo; giò lụa ngon phải có nước mắm ngon quyện vào với thịt khi giã; làm chả bánh đa dẫu ngn đến mấy mà khi ăn không có rau sống, rau thơm, không pha được bát nước chấm ngon thì ăn chảng khác nào ăn rơm. Đôi khi một nồi cơm gạo tám xoan và một bát nước mắm ngon còn hơn cả những cỗ bàn sang trọng.

Ngày trước, nói đến gạo tám là quý lắm. Chỉ đến ngày giỗ, ngày Tết mới được ăn cơm gạo tám. Bây giờ lúa năng suất cao, người ta ăn cơm gạo tám suốt quanh năm cũng được. Nhưng cái gạo tám bây giờ đã nhạt, đã mất hương, thành ra cũng gần giống như bao thứ gạo khác lúc nào cũng ăm ắp các cửa hàng.

Giống lúa tám có nhiều thứ: tám dâu, tám xoan, tám nghển, tám dựa bờ… nhưng nói chung cứ gạo tám là người ta gọi là tám xoan. Hình như chữ xoan và chữ xuân có nghĩa gần nhau thì phải vì mùa Xuân cũng là mùa của hoa xoan. Chợt nhớ đến mấy câu thơ của Nguyễn Bính:

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy…


Đã lâu lắm rồi, tôi không còn được bước trên những ngõ nhỏ ngập cánh hoa xoan, được bước trong không khí đặc mùi hoa xoan. Có lẽ chữ xoan luôn gợi lên cảm giác tươi trẻ và hấp dẫn, nó cụ thể và hữu hình hơn là chữ xuân thiên về khái niệm thời tiết. Khuôn mặt trái xoan là khuôn mặt đẹp, tuổi xoan là tuổi đầy sức sống… Vì thế đã gạo tám phải là tám xoan.

Trồng lúa tám người ta phải trồng vào ruộng như thế nào đó, có độ nước thế nào đó… nghĩa là mỗi vùng chỉ có một số mảnh cấy được lúa tám thôi. Lúa tám chỉ trồng được vào vụ mùa, ở vụ này nắng ít, cây lớn từ từ, trổ hạt đâm bông cũng từ từ, hạt không nhiều, không to nhưng mà thơm, mà dẻo. Lúa nếp cũng phải trồng vào vụ mùa mới ngon. Người ngoài Bắc cứ chê hạt gạo ở trong Nam không quý, không thơm vì không có cái rét, cái ẩm của thời tiết ngoài Bắc mình.

Nói đến gao tám là phải kể đến gao tám Xuân Đài (Xuân Trường), không biết đất đai ở đây như thế nào mà chỉ có xã ấy là trồng được lúa tám. Cũng hạt lúa ấy đem đi nơi khác cấy thì độ ngon kém hẳn đi. Ai đã từng được ăn gạo tám Xuân Đài một lần thì thật khó quên. Nấu một nồi cơm gạo tám mà hương thơm bay ra cả xóm Hạt cơm, hạt nào hạt ấy tròn mọng, dậy lên mùi cốm mới. Cơm gạo ngon như thế thì chẳng cần thức ăn cũng chén được vài ba bát, đến cơm nguội ăn vẫn thích. Đúng là mỗi hạt mỗi quý!!!


Sao gọi là chợ Viềng? Người bảo Viềng là Vàng. Người bảo phải gọi là chợ Riềng. Người lại bảo Viềng là Chiềng, chiềng làng chiềng chạ; lại có người bảo Viềng là về, nó liên quan đến tục cưới vợ ngày xuân… Chả còn hiểu ra làm sao nữa cả. Ở Nam Định ít ra có bốn chợ Viềng. Thứ nhất là chợ ở xã Mĩ Trung, từ thành phố Nam Định lên chỉ vài cây số. Bình thường nói “lên Viềng” hay “đến chợ Viềng” người ta hiểu là đến nơi ấy. Còn khi nói “đi chợ Viềng” hoặc “đi chơi chợ Viềng” là người ta nghĩ đến một trong ba cái chợ kia, tên Viềng chỉ có nghĩa một ngày trong năm. Thật ra người ta chỉ nghĩ đến chợ Viềng ở chợ Chùa (Nam Trực) với chợ Viềng Phủ Dày (Vụ Bản) thôi chứ chợ Viềng Hải Lạng (Nghĩa Hưng) thì ít người biết tới.

Chợ Viềng là chợ bán chữ và câu đối. Chợ Viềng phủ Dày là chợ bán trâu bò. Có một cái chợ bán trâu bò ngay ở chân núi Gôi. Trâu bò đưa từ Thanh Hoá ra, Hoà Bình xuống, dân Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên tới mua. Chợ Viềng Nam Giang ở ngay làng rèn Vân Chàng là nơi mua bán nông cụ. Cứ đến mồng tám tháng giêng là dân khắp nơi nườm nượp đổ về hay cái chợ Viềng ở chợ Chùa và phủ Dày. Người đến chợ Chùa để mua đồ cổ và đồ tầm lầm, cây thế và cây chẳng có thế gì cả… Người đến chợ Phủ Dày cũng tương tự như thế nhưng có thể đi lễ bà chúa Liễu, nghe hát chầu văn… Hầu hết là đi mà chẳng để mua cái gì cả. Chưa vào đến chợ đã phải chen vai thích cánh, chốc chốc lại gặp ùn tắc… Thành phố Nam Định hôm ấy vắng hẳn đi, các phòng ban công sở đóng nhiều hơn mở, dân bán hàng ở chợ ngồi vêu mặt với nhau…

Hội chợ Viềng thành ra ngày hội toàn dân ăn thịt bò. Ai đi chợ về cũng tòn teng một xâu thịt bò cầm trên tay. Nếu có lỡ quên hoặc ngại chen chúc thì đã có những cái đùi bê, những tảng thịt bò nằm đợi sẵn ở các ngã tư, cổng chợ gần nhà.
Người ta vẫn gắn hội chợ Viềng với thịt bê thui. Con bê được thui bằng rơm. Người bán hàng lựa cắt sao cho mỗi phần thịt đều có một miếng thịt bò đượm màu khói rơm. Khi về đên nhà rồi cũng phải thái cho đều miếng bì. Thịt bò vào ngày ấy chẳng nên làm món gì phức tạp cả. Đơn giản nhất là xào với rau cần, làm một nồi lẩu có một rổ rau tươi ngồn ngộn để bên cạnh đĩa thịt bò non thái mỏng hoặc làm món bò nhúng dấm… chỉ như thế thôi cũng đã hấp dẫn lắm rồi!!!


Mời các bác nếm thử với em món gỏi cá. Món này lần đầu tiên em được thử là hồi học năm thứ 2. Hồi đó, vào dịp hè, về nhà người bạn ở Hải Hậu chơi, được bố của cậu ta thiết đãi một bữa gỏi cá nhớ đời.

Ao nhà thằng bạn rất lắm cá mè, chỉ vài lượt cất lên hạ xuống, ba bốn con cá mè bằng bàn tay đã giãy đành đạch trong rổ. Trong khi chúng tôi chạy đi kiếm lá sung, lá mơ, vọng cách, đài bi... thì ở nhà bố nó đã đánh vảy, mổ bụng và lau chùi tinh tươm mấy con cá. Ông giảng giải: thịt cá mè rất tanh khi gặp nước, cho nên chỉ được rửa lúc chưa đánh vảy, tốt nhất là rửa bằng nước gạo, đánh vảy xong chỉ việc lau khô bằng giấy báo rồi thái. Nhìn ông thái cá, cả bọn phục lăn. Lưỡi dao sắc lẹm, cắt soàn soạt ngang những xương cá, miếng cá thái ra mỏng bay như tờ giấy, trong suốt và có màu hồng hồng trông thật sướng mắt. Thái hết, ông trộn riềng giã nhỏ như bông vào cá, để một hồi nữa thì bóp thính.

Đến phần pha nước chấm thì quả là cầu kì. Mắm tôm loại ngon, mẻ trắng và mật mía. Ba thứ đó đun lên thành một thứ dung dịch khá sánh và thơm phức, thêm một ít vừng rang nữa là xong. Nhưng ông còn làm một loại nước chấm nữa cho “bọn thành phố không quen cay đắng” tức là không cho thêm một thứ gì nữa. Phần còn lại ông bỏ thêm vào một ít ớt thái chỉ mà một cái mật cá.

Vào bữa, ông cuốn cuốn, gói gói ăn uống ngon lành lắm. Bọn tôi, đứa bạo dạn thì ăn vài miếng, đứa thì không ăn. Tôi thì tôi nhớ mãi cái hương vị đặc biệt của bát nước chấm, chẳng biết nói như thế nào nữa, chỉ biết là nó thơm ngon đến mức chỉ ngửi thấy mùi đó là đã muốn chén rồi.

Bác nào muốn chén món này thì hôm nào về Hải Hậu cùng em. Ta làm một bữa chơi!!!

( Sưu tầm )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.12.2004 05:20:11 bởi sunflower0124 >
Attached Image(s)
#1
    FAMDINTHANH 07.12.2004 11:10:41 (permalink)
    0
    Chết không chứ...! thấy bạn tả khêu gợi quá,cứ chảy hết cả...nước...miếng ra.Nàng Đê Cang Chưng gì đấy nếu biết tiếng việt chắc phải lậy bạn làm chồng luôn.
    Thư quán ơi,chịu khó tìm đăng nhiều bài viết như thế này nhé.Mình rất sợ béo mà sao lại khoái trò ẩm thực mói hay chứ.đây không nhất thiết là cứ phải ăn,mình khoái là khoái cái hồn của nó,cái nguồn gốc,cái xuất xứ và phong cách thể hiện.
    Mình nhớ có thòi ông Nguyễn viết về Phở hay lắm,mà thành Nam lại là xứ sở của phở.
    Ở VN có nhiều món ăn ngon,lại cả ba miền Bắc, Trung, Nam mỗi miền có những món ăn riêng biệt khác nhau nên kho tàng văn hóa ẩm thực nứơc ta càng phong phú,thậm chí có thể tự hào rằng,văn hóa ẩm thực VN đặc sắc có bản sắc riêng.
    Tuy nhiều món ăn,nhưng rất đáng tiếc là các nhà chuyên môn mới chỉ chú trọng tới số lượng mà chưa phát huy được cái hồn của nó.Việc tìm hiểu xuất xứ từng món ăn ở từng đia phương nếu được tìm hiẻu,đánh giá đúng mức sẽ nâng cao giá trị nền vă hóa ẩm thục VN lên rất nhiều.
    Nếu bạn nào có dịp đi ra nước ngoài sẽ rõ,ở đâu có người việt mình thì xuất hiện quán việt
    ngay.Khẩu vi của người việt mình rất hợp với gu dân tộc khác.đồ ăn của ta tiếp thu được
    cái hay của Trung Quốc nhưng không bị đồng hóa,món ăn Trung Quốc thường là nhiều mở,người khác khó tiêu.Hơn nũa chúng ta lại học hỏi được phong cách ẩm thục pháp nên
    món ăn ta tinh tế lắm.
    Thấy mạnh thường quân viết bài này nên cũng mạnh dạn nêu ra suy nghĩ của mình,biết đâu một ngày giần đây truyện và phim về đặc sản VN lại ra tíu tít. Mấy ông đầu bếp lại phát tài to.

    #2
      sunflower 15.01.2005 07:02:56 (permalink)
      0
      FAMDINTHANH đến với vnthuquan , Weo căm to Thanh và trả lời hơi trễ , mong Thanh thông cảm ha


      Chết không chứ...! thấy bạn tả khêu gợi quá,cứ chảy hết cả...nước...miếng ra..


      Hi Thanh ! bài này SF sưu tầm từ một website khác và đem về post ở đây đó , chứ SF hong có biết viết hay như thế này đâu , nếu mà SF ráng ngồi viết thì có lẽ được chừng máy hàng là cũng đành ngậm bút cắn răng thui


      Nàng Đê Cang Chưng gì đấy nếu biết tiếng việt chắc phải lậy bạn làm chồng luôn


      Có lẽ Thanh rất thích coi bộ phim này , phải hông ? SF sũng thế đó Nếu SF biết tiếng Hàn có lẽ SF sẽ nhờ cô nàng dạy cho SF nấu ăn và y thuật ( hic nhưng đó chỉ là mơ thôi )

      Đọc bài của Thanh viết SF thấy Thanh đã viết ra được những suy nghĩ của bạn bằng một tình cảm chân thành , sự quan tâm , lòng yêu mến ẩm thực Việt Nam ... SF mong là sẽ được đọc những bài cảm nhận Thanh viết về ẩm thực Việt nhiều nhiều Và cảm ơn Thanh đã ghé qua nhà của Chị Ly và SF
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.01.2005 07:06:45 bởi sunflower >
      #3
        Chuyển nhanh đến:

        Thống kê hiện tại

        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
        Kiểu:
        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9