Từ Thứ - Vận Từ Thứ

Tác giả Bài
Thi Hữu Vô Danh
  • Số bài : 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2008
  • Nơi: Tây Ninh Việt Nam
Từ Thứ - Vận Từ Thứ - 29.03.2008 14:51:09
Từ Thứ là họ tên của một nhân vật đời Tam quốc bên Tàu, làm Quân sư cho Lưu Bị trước khi Lưu Bị gặp Khổng Minh. Từ Thứ bị mắc kế của Trình Dục, đành vì chữ hiếu trở về đầu Tào Tháo, rồi giới thiệu Khổng Minh với Lưu Bị.
Vận: vần thơ. - Vận Từ Thứ là 5 vần thơ: voi, mòi, còi, roi, thoi, của bài thơ đường luật nhan đề Từ Thứ qui Tào.
Bài thơ Từ Thứ qui Tào nầy do Tôn Thọ Tường đặt ra và được Phan Văn Trị họa lại
I. Tiểu sử của Từ Thứ:
Từ Thứ, tự là Nguyên Trực, quê ở Dĩnh Châu, thuở nhỏ thích nghề cung kiếm, lớn lên ẩn tích lo học hành và trở nên rất tài giỏi, lấy tên giả là Đan Phúc, ra làm Quân sư cho Lưu Bị, lúc Lưu Bị đóng quân ở Tân Dã. Đan Phúc bày kế cho Lưu Bị đánh tan đạo quân của Tào Nhơn ở Phàn Thành.
Tào Tháo lo sợ, cho điều tra lý lịch của Đan Phúc, Trình Dục liền thưa rằng:
- Đan Phúc, tên thật là Từ Thứ, tự Nguyên Trực, tài học rất giỏi, mồ côi cha từ nhỏ, thờ mẹ chí hiếu. Nay mẹ hắn đang ở đây, sống với em của Từ Thứ là Từ Khang, nhưng vừa rồi, Từ Khang chết, bỏ lại bà lão một mình, không ai nuôi dưỡng. Vậy Thừa Tướng nên mời bà lão ấy đến hiểu dụ, rồi bảo viết thư gọi Từ Thứ về Hứa Đô, thế nào Từ Thứ cũng phải nghe theo.
Tào Tháo mừng rỡ làm y theo kế của Trình Dục.
Tào Tháo nói với Từ mẫu, mẹ của Từ Thứ:
- Tôi nghe lệng lang Từ Nguyên Trực, một bậc kỳ tài trong thiên hạ, đang giúp cho tên nghịch thần Lưu Bị ở Tân Dã phản lại triều đình. Tôi muốn bà lão viết thơ gọi Nguyên Trực về đây để cùng nhau phò vua giúp nước. Tôi sẽ tâu với Thiên Tử phong chức cho Nguyên Trực.
Từ mẫu đáp:
- Từ lâu, ta đã nghe Lưu Bị là dòng dõi của Trung Sơn Tĩnh Vương, cháu của vua Hiến Cảnh Hoàng Đế, nhún mình trọng kẻ sĩ, cung kính đãi người hiền, nổi tiếng nhơn đức. Con ta theo giúp Lưu Bị là thờ đúng chúa rồi. Còn như ông, tuy là tôi nhà Hán chớ kỳ thật là thằng giặc của nhà Hán, nay ông muốn bắt con ta bỏ sáng tìm tối hay sao?
Nói rồi, Từ mẫu chụp bình mực liệng Tào Tháo.
Tào Tháo giận dữ, sai quân lôi bà lão đem chém. Trình Dục vội can rằng:
- Bà lão xúc phạm Thừa Tướng là bà lão có ý muốn chết đó. Nếu Thừa Tướng giết bà lão thì Thừa Tướng mang tiếng bất nghĩa, còn bà lão lại được tiếng tiết liệt. Bà lão bị giết rồi thì Từ Thứ càng thù hận Thừa Tướng, càng nổ lực giúp Lưu Bị. Chi bằng cứ để bà lão sống ở đây, Từ Thứ thân ở một nơi, bụng ở một nẻo, có giúp Lưu Bị cũng không dám hết lòng. Vả tôi có một kế đánh lừa để gạt Từ Thứ về đây.
Tào Tháo nghe có lý, bỏ ý giết Từ mẫu, sai dọn một ngôi nhà khang trang và cho người ở nuôi dưỡng săn sóc Từ mẫu. Trình Dục tới lui thăm viếng, thường đem quà tới biếu. Mỗi lần như vậy thì Từ mẫu viết thiệp cảm ơn. Nhờ vậy, Trình Dục học được nét chữ của Từ mẫu, rồi Trình Dục nháy theo nét bút của Từ mẫu, viết một bức thư giả là của Từ mẫu, gọi Từ Thứ trở về, sai người đem qua Tân Dã trao cho Từ Thứ.
Từ Thứ mở thư ra xem, thấy rõ là nét chữ của mẹ mình. Bức thơ đại khái như sau:
"Em con là Từ Khang đã mất. Mẹ nhìn trước trông sau, không còn ai thân thích, bơ vơ một mình một bóng. Đang khi sầu thảm, lại bị Tào Thừa Tướng lừa đến Hứa Xương, bắt tội con phản triều đình, đem mẹ giam vào ngục. May nhờ có Trình Dục sớm tối chăm sóc mới được an thân. Nay chỉ có cách là con về hàng thì mẹ mới khỏi chết. Con hãy nghĩ đến ơn dưỡng dục, bắt được thư nầy, phải về ngay để trọn niềm hiếu đạo, rồi mẹ con ta sẽ lui về thôn dã, sống với ruộng vườn cho yên thân. Hiện giờ, tánh mạng của mẹ như chỉ mành treo chuông, rất nóng lòng mong con về cứu mẹ."
Từ Thứ đọc xong thư, hai hàng nước mắt tuôn sa nhớ mẹ, quyết đi tìm Lưu Bị kể hết sự tình và xin Lưu Bị cho quay trở về Tào để lo cho mẹ già, và cam kết với Lưu Bị rằng:
- Tôi, tài hèn trí mọn, được Lưu Sứ Quân trọng dụng, không ngờ giữa đường chia cách vì nạn mẹ già. Nay tôi về Tào, dù Tào Tháo có bức bách đến đâu, tôi quyết trọn đời không giúp một kế. Nay tôi nhớ lại, tại vùng nầy, cách thành Tương Dương chừng 20 dặm, có một ẩn sĩ họ Gia Cát, tên Lượng, tự là Khổng Minh, người ấy tài giỏi hơn tôi gấp bội, Sứ Quân nên đến cầu người ấy thì lo gì việc lớn không thành.
Từ Thứ gạt nước mắt từ giã Lưu Bị, giục ngựa ra đi.
Từ Thứ trở về thăm mẹ, gặp mẹ thì sụp lạy dưới thềm.
Từ mẫu trông thấy mặt con thì giật mình kinh hãi nói:
- Sao con lại về đây?
Từ Thứ thưa rằng:
- Con đang ở Tân Dã giúp Lưu Huyền Đức, vì được thư mẹ gọi nên vội trở về đây.
Từ mẫu nổi giận mắng rằng:
- Mày đi phiêu lưu giang hồ từ nhỏ đến lớn, ta tưởng mày học hành khá để lập công nghiệp, ngờ đâu mày lại ngu dốt hơn trước, mày học sách phải biết trung hiếu không thể vẹn toàn cả hai bề. Mày không biết Tào Tháo là thằng giặc khi quân sao? Lưu Huyền Đức nổi tiếng nhân nghĩa, lại là dòng dõi nhà Hán, mày thờ Huyền Đức là gặp chơn chúa, cớ sao lại tin vào một tờ giấy giả mạo, không chịu suy xét kỹ càng, bỏ chỗ sáng về chỗ tối, làm điếm nhục tổ tông. Mày thật là một đứa ngu phu, ta không còn mặt mũi nào trông thấy mày nữa.
Từ Thứ cúi rạp đầu xuống đất, không dám ngẩng mặt nhìn mẹ. Bà lão đứng dậy đi vào trong. Qua một lúc lâu, Từ Thứ vẫn còn quì đó như pho tượng, bỗng phía sau có người la:
- Lão phu nhân đã treo cổ tự tử ở xà nhà.
- Từ Thứ thất kinh, hơ hãi chạy vào cứu mẹ, gỡ dây đem xuống nhưng Từ mẫu đã chết rồi.
Từ Thứ tưởng đâu bỏ nghĩa để đặng hiếu, nào ngờ hiếu cũng mất. Từ Thứ trở thành người thất chí, lỡ một kiếp sanh.
II. Tôn Thọ Tường với bài thi: TỪ THỨ QUI TÀO.
Tôn Thọ Tường (1825-1877), quê ở Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Ông bất mãn triều đình Huế không biết dùng tài của ông, nên sau đó ông theo Pháp, được chánh quyền Pháp bổ làm Tri Phủ Tân Bình.
Giới sĩ phu yêu nước thời ấy mà đứng đầu là ông Phan Văn Trị, lấy làm tức giận, mạt sát Tôn Thọ Tường.
Tôn Thọ Tường muốn dùng thơ văn để bày tỏ lập trường, đồng thời bào chữa hành động theo Pháp của mình nên viết ra nhiều bài thi, mà bài thi nổi tiếng hơn hết nhan đề: Từ Thứ qui Tào. Bài thi nầy có 5 vận đặc biệt: voi, mòi, còi, roi, thoi, tạo thành vận thơ đặc trưng trong thơ Đường luật, gọi là vận thơ Từ Thứ.
       TỪ THỨ QUI TÀO
Thảo đâu dám sánh kẻ cày voi,
Muối xát lòng ai nấy mặn mòi.
Ở Hán còn nhiều rường cột cả,
Về Tào chi sá một cây còi.
Mảng nghe tin mẹ không nâng chén,
Chạnh tưởng ơn vua biếng dở roi.
Chẳng đặng khôn Lưu đành dại Ngụy,
Thân nầy xin gác ngoại vòng thoi.
                       Tôn Thọ Tường

Giới sĩ phu yêu nước thời bấy giờ mà Phan Văn Trị được xem là đại diện, đâu chịu thua kém, họa vận lại các bài thi biện giải của Tôn Thọ Tường với giọng thi chua chát, khinh miệt Tôn Thọ Tường là kẻ phản bội giống nòi.
Sự xướng họa của đôi bên tạo thành một cuộc bút chiến rất lý thú, để lại nhiều bài thơ rất có giá trị văn chương.
Sau đây là bài thơ họa của Phan Văn Trị:
         VỊNH HÁT BỘI
Đứa mắc ghẻ ruồi, đứa lát voi,
Bao nhiêu xiêm áo cũng trơ mòi.
Người trung mặt đỏ đôi tròng bạc,
Đứa nịnh râu đen mấy sợi còi.
Trên trính có nhà còn lợp lọng,
Dưới chân không ngựa lại dơ roi.
Hèn chi chúng nói bội là bạc,
Bôi mặt đánh nhau, cú lại thoi.
                     Phan Văn Trị

Ở trong Đạo Cao Đài , có những áng văn chương tuyệt tác siêu phàm cũng là Vận Thơ Từ Thứ này được những bậc tu sĩ uyên bác xướng họa với nhau rất lý thú , ở đây tệ hữu xin mạn phép đăng để các bạn yêu thích thơ văn có điều kiện nghiên cứu thêm mà thôi , tuyệt nhiên không có ý chi khác hơn hết , mong BQT trang mạng vui lòng chấp thuận cho !
Trong quyển Đại Đạo Truy Nguyên của Huệ Chương, ông có thuật lại buổi còn xây bàn thỉnh Tiên, ông Cao Hoằng Ân là thân sinh của Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang, giáng bàn, Ngài Cao Quỳnh Diêu yêu cầu chơn linh Cao Hoằng Ân làm cho một bài thi theo vận Từ Thứ.
Chơn linh ông Cao Hoằng Ân liền gõ bàn cho bài thi:
Thuyền khơi gió ngược khá nương voi,
Vận thới hầu nên đã thấy mòi.
Vườn cúc hôm nay muôn cụm rỡ,
Rừng tòng buổi trước một cây còi.
Hồng nương dặm gió chi sờn cánh,
Ngựa ruổi đường hòe há nhọc roi.
Nín nẩm chờ qua cơn bĩ cực,
Thìn lòng chứng có lượng đôi thoi.
                            Cao Hoằng Ân

Sau đây xin chép lại 4 bài thi vận Từ Thứ của Đức Lý Giáo Tông họa vận 4 bài thi của ông Lê Cảnh Phước tại Minh Thiện Đàn Phú Mỹ (Mỹ Tho):
Trối thây những chuyện kẻ rờ voi,
Đạo mở kỳ ba rất phải mòi.
Tỉnh thế rền nghe chuông với trống,
Giác mê vội giục mõ cùng còi.
Thuyền hay độ chúng không cần lái,
Ngựa ký chở người chẳng động roi.
Khuyên hết người hiền cùng gió ngựa,
Chớ mê của tục tiếc vàng thoi.
                            (12-1-1931)

Ngàn vàng khó sánh với ngà voi,
Của báu chưng coi rất mặn mòi.
Đạo trọng dìu người qua quán tục,
Đức linh dắt kẻ khỏi rừng còi.
Nương cơ tạo thế coi tình thế,
Tiên Thánh truyền roi Hậu Thánh roi.
Đố thử trần ai, ai có biết?
Cũng như của báu quá vàng thoi.

              HỰU THI:
Vàng thoi khó kiếm kẻ cày voi,
Đặng đó cơ linh mới rõ mòi.
Đò đến bến trần ngừa đợi khách,
Độ qua biển khổ ráng nghe còi.
Ngọc Hư trống đánh nghe như sấm,
Bắc Khuyết chớp giăng thấy thể roi.
Tỉnh thế hỡi ai người tỉnh thế,
Đạo mầu đoạt đặng bỏ vàng thoi.
                            (16-1-1931)

Lăng xăng sĩ tượng phải nào voi,
Cờ tướng vui chơi phải nhắm mòi.
Hai mắt ngó chừng quân giặc trống,
Một tay quyền lịnh chẳng dùng còi.
Huyền cơ xây trở xe không bánh,
Diệu lý bóng người ngựa chẳng roi.
Thắng nước hai bên đều đối trí,
Không bằng nhàn lạc quí vàng thoi.
                            (4-2-1931)


( Trích Cao Đài Từ Điển )
TIỄN HÀNH KHÂM TRẤN ÐẠO BIÊN HÒA Giáo Sư Thượng Cảnh Thanh :
Rồi đây Khâm Trấn bước lên voi,
Ðáo nhậm Biên Hòa thấy có mòi.
Bổn Ðạo hoan nghinh vang tiếng trống,
Ðồng bào tiếp đón dội hõi còi.
Noi gýõng Thánh ðức tiền nhân nối,
Truyền giáo Cao Ðài hậu thế roi.
Bốn biển nhý nhà quân tử chí,
Công thành danh toại đáng vàng thoi.
 
                              HIẾN PHÁP TRƯƠNG HỮU ÐỨC

          
 HỌA VẬN
Hành Ðạo đâu cần dụng ngựa voi,
Miền Ðông Khâm Trấn đã nên mòi.
Kinh luân rộng mở vun nền Thánh,
Hòa ái bền giao nhặc tiếng còi.
Gắng chí đđời danh tạc để,
Tận tâm dìu chúng sử truyền roi.
Công thành Thiên vị thêm cao trọng,
Hơn được vàng cân nặng mấy thoi.
 
                                                   CAO THƯỢNG SANH
 
                                   (Trích Tiểu Sử Đức Thượng Sanh )
 
 
                 Trân Trọng Đáp Tạ
  Đáo  nhậm Biên Hòa lướt vịnh voi
 Quý Ngài hạ cố thấy nên mòi
 Thơ đề khuyến tặng dường hoa gấm
 Lời dạy khoan dung thế tiếng còi
 Thúc giục tâm thần thêm phấn khởi
 Ôn nhuần giáo lý đặng truyền roi
 Cho người thông cảm tu hành sớm
 Kẻo tuổi chất chồng nhẹ tựa thoi
                           Khâm Trấn Đạo Biên Hòa Giáo Sư Thượng Cảnh Thanh
 
          LÀM RẪY MÙA XUÂN
 
Một ký hàng bông bán sáu voi
 Xuân này làm rẫy thấy nên mòi
 Đầu trên được bảy công dưa tốt
 Phía dưới hơn ba vạt đậu còi
 Mẫu ruộng bị phèn bông nhỏ nhỏ
 Chòm mì đất hóc củ roi roi
 Tản cư tuy khổ còn phương sống
 Huê lợi mỗi ngày kiếm ít thôi
                                                               Huệ Khai PhanTấnSĩ
 
                             HAM CHƠI BỎ HỌC
 Ham chơi theo mãi lũ chăn voi
 Học cả mười năm chẳng thấy mòi
 Tốn của áo quần nhiều bộ rách
 Hao tiền mực viết mấy cây còi
 Hằng đêm khuyên dạy đôi ba lượt
 Mỗi bữa bị đòn sáu bảy roi
 Bỏ học luôn tuồn chơi mãi mãi
 Gặp dâu đánh đó đấm và thoi
                                                                      Thông Quang
 
Mong BQT và các bạn thích thơ văn thông cảm và vui lòng chấp nhận cho ý kiến đường đột của tệ hữu
Trân trong kính chào !

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
RE: Từ Thứ - Vận Từ Thứ - 31.03.2008 00:29:07
Góp với các bạn một bài thơ sưu tầm theo vận Từ Thứ:





Sáu chục năm ròng nấu xáo voi
Nhân dân thắt bụng đói có mòi
Sỏi đá thành cơm dâng sâu mọt
Hoa màu biến mất đất cọc còi
Sáng sáng công an đòi thẩm vấn
Chiều chiều bị đánh cả trăm roi
Nhà tù lớn nhỏ sao xây mãi

Nước “cộng sản” rồi, dân chết thôi!!!


<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.04.2008 04:28:53 bởi Ngọc Lý >

Thi Hữu Vô Danh
  • Số bài : 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2008
  • Nơi: Tây Ninh Việt Nam
RE: Từ Thứ - Vận Từ Thứ - 31.03.2008 15:42:44
Chào bạn Ngọc Lý
Dám viết những lời như vậy quả thật là có khí phách lắm đó
Tệ hữu xin được để lời chung vui với bạn , mong sẽ được bạn quan tâm chỉ giáo nhiều hơn cho tệ hữu !
Chúc bạn sẽ gặp nhiều điều an lành trong cuộc sống nhé
Kiếu !