Quảng Trị
HongYen 13.04.2008 10:03:54 (permalink)
Quảng Trị

http://diendan.vnthuquan.net/edit.aspx?messageID=350161&toStyle=tm

http://www.suutap.com/bando/b6.jpg
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.04.2008 10:39:54 bởi HongYen >
#1
    HongYen 13.04.2008 10:31:25 (permalink)

    THÁNH ĐỊA LA VANG
    (Xã hải Phú, Huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị thuộc giáo phận Huế )
     
    ·         Đức Mẹ hiện ra tại La Vang năm 1798.
    ·         Năm 1901, Đại Hội Đức Mẹ La Vang lần thứ nhất.
    ·         Năm 1904, ĐH 2  ; năm 1907, ĐH 3 ; năm 1910, ĐH 4.
    ·         Năm 1914, ĐH 5  ; năm 1917, ĐH 6 ; năm 1920, ĐH 7.
    ·         Năm 1923, ĐH 8  ; năm 1928, ĐH 9 ; năm 1932, ĐH 10.
    ·         Năm 1935, ĐH 11 ; năm 1938, ĐH 12 ; năm 1955, ĐH 13 ; năm 1958, ĐH14.
    ·         Ngày 21-2-1959, Đức Hồng Y Agagianian, Đặc sứ toàn quyền của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, đến kính viếng Đức Mẹ La Vang.
    ·         Ngày 13-4-1961, hàng giáo phẩm Huế và Sài Gòn quyết định thành lập trung tâm Thánh Mẫu tại La Vang.
    ·         Ngày 22-8-1961, đền thờ Đức Mẹ La Vang được hiển thánh để trở nên Vương Cung Thánh Đường của Giáo Hội, do sắc chỉ ‘Để muôn đời ghi nhớ’ của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, trong dịp Đại Hội lần thứ 15 năm 1961.
    ·         Năm 1964, ĐH 16, năm 1970, ĐH 17.
    ·         Ngày 17-8-1975, hành hương theo thông lệ kính Đức Mẹ La Vang vẫn tiếp tục.
    ·         Năm 1978, ĐH 18.
    Ngày 01-5-1980, tại Hà Nội, lúc 9h30, các Giám Mục Giáo tỉnh Hà Nội và toàn thể các Giám Mục họp toàn quốc đã đồng thanh biểu quyết chấp nhận trung tâm
     
    ·         Thánh Mẫu La Vang là trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc. Sauk hi đồng thanh biểu quyết này, toàn thể Giám Mục đứng lên hát : “Saloe Rigina” rất cảm động.
    ·         Năm 1981, ĐH 19 ; năm 1984, ĐH 20 ; năm 1987, ĐH 21.
    ·         Ngày 19-6-1988 tại Rôma, sau lễ phong Hiển Thánh các vị Tử Đạo tại Việt Nam, trong buổi đọc kinh truyền tin, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã nói với Giáo Hội toàn cầu về việc Đức Mẹ đã hiện ra tại La Vang năm 1798, về trung tâm Thánh Mẫu La Vang và Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang năm 1961.
    ·         Năm 1990, ĐH 22.
    ·         Ngày 25-11-1992, tại Rôma, trong buổi triều yết chung cho các phái đoàn công giáo khắp nơi, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị thêm một lần nữa, đề cập đến Đền Thờ Đức Mẹ La Vang thuộc giáo phận Huế.
    ·         Năm 1993, Đại Hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 23, khai mạc 12 giờ trưa ngày thứ năm (12-8-1993) và bế mạc 10 giờ 20 ngày chúa nhật (15-8-1993).
     
     
     
     
         Gốc tích :
    TUẦN CỬU NHẬT
    Kính Đức Mẹ La Vang
     
    Tôi có người em tên Nguyễn Linh Thục, 46 tuổi, ngày 25-3-1946 bỗng nhiên ngã bệnh nặng, ngực tức rất khó chịu, từ ức trở xuống dưới đau đớn không chịu nổi, thân hình bốc nóng như lửa, hay nói quàng nói sảng. Người nhà tưởng ăn nhằm vật gì khó tiêu, cho uống thuốc tiêu không bớt, thông khoan cũng chẳng thấy lành, lại càng đau tức thêm.
     
              Hôm 26, ruớc thầy chẩn mạch, thầy nói bệnh rất nặng, bốc thou một than đã, uống vào nếu không bớt cũng không hề chi, ngày hôm sau chẩn mạch lại, thầy đành bó tay. Nài nỉ lắm, thầy mới gắng bốc cho một than nữa, uống vào bệnh lại nặng thêm, đến tối 29 uống thêm than thứ hai, uống vào mới được một phần, em tôi trở chứng. Thầy thăm mạch lại, nói : “Bệnh nguy rồi, nam phương”. Tôi rất đỗi buồn vì chờ chực đã 4 ngàyđêm cho em tôi có buổi tỉnh táo để xưng tội mà không được.
     
              Từ sáng ngày 27, cả nhà làm tuần cửu nhật kính Đức Mẹ La Vang, cố ý xin cho em tôi lành bệnh, ít nhất là tỉnh táo để xưng tội và chịu các phép sau hết. Đêm 29, em tôi trở chứng. Sáng 30, tôi làm lễ ở phòng trong (vì tôi cũng đau nên được phép làm lễ ở nhà). Khi dâng bánh rượu, tôi kêu van Đức Mẹ La Vang : “Lạy Mẹ, con xin Mẹ hai ơn trong tuần cửu nhật này, nếu Mẹ không ban ơn phần xác, em con có lẽ gần chết rồi, ít là xin Mẹ ban phần hồn, là cho em con tỉnh táo để dọn mình xưng tội và chịu được các phép sau hết. Con đương dọn tuần cửu nhật mới được bốn bài, nếu Mẹ không ban ơn con xin, ấy là Mẹ chẳng ưng thuận, con sẽ thôi, không dám đặt thêm nữa”.
     
           Lạ thay, sau đó chừng 15 phút, vừa rung chuông vào Canon, em tôi đang nằm mê , bỗng nhiên quay đầu lại về phía tôi làm lễ, ngồi dậy vòng tay, xem lễ tỉnh táo yên lặng đến hết lễ. Đoạn em tôi xin xưng tội, tỉnh táo rõ ràng. Tôi mừng quá, biểu người nhà xin cha Sở đem Mình Thánh Chúa đến Xức Dầu Thánh. Em tôi cứ tỉnh táo như người không đau vậy. Tôi rất cảm động, tin thật Đức Mẹ đã ban ơn phần hồn chẳng chút nghi nan. Còn bệnh phần xác, tuy Đức Mẹ không chữa lành, song tưởng cũng là ơn Người sai khiến, cả nhà trước kia không ai muốn đem đi nhà thương đang buổi giặc giã rộn ràng, thì lúc ấy ai cũng việc chở đi nhà thương. Đến nơi, cơn bệnh lại nổi lên lại, em tôi chỉ trối chết. Chích ba bốn thứ thuốc không thấy công hiệu. Đêm hôm 30, tính chết hai ba lần ... Chiều 31, bác sĩ  dạy đem xuống nhà Nazareth gần nhà xác, vì bệnh lây và rất nặng, khó trông sống.
     
    Ơùn Mẹ thương, tuy đã hai ba lần chực chết, song gặp thầy gặp thuốc cũng qua được, và bệnh giảm bớt, rồi qua khỏi hẳn, lành mạnh lại như thường.
     
                     Joseph KINH – Linh Mục Bổn Sở La Vang  (1946)
     
    LƯỢC TÓM
    TỰ TÍCH ĐỨC MẸ LA VANG
     
              Gốc tích kính Đức Mẹ La Vang dựa trên 2 lời cổ truyền.
     
    1.     Ngày xưa, Đức Mẹ đã hiện ra cùng những bổn đạo đang trốn ẩn tại La Vang trong cơn bắt đạo.
    2.     Năm 1901, kiệu đại hội lần đầu tiên tại La Vang, mấy ông già bà lão nói rằng : từ Đức Mẹ hiện ra đến nay, xê xích độ 100 năm.
     
    Vậy cứ theo 2 lời cổ truyền ấy, thì sự kính thờ Đức Mẹ La Vang phát hiện từ đời Cảnh Thạnh bắt đạo 1798, từ ấy đến 1901 là 103 năm đúng theo lời cổ truyền.
     
    Cơn bắt đạo ấy gớm ghê nhất là ở Thừa Thiên và Quảng Trị mà La Vang là miền núi, thuộc tỉnh Quảng Trị các thành phố 6 cây số.
     
    Vậy Giáo hữu ở miền Quảng Trị như Trí Bưu, Thạch Hãn, Hạnh Hoa đã chạy vào trốn ẩn tại La Vang dễ bề giữ đạo và có lẽ vì đó mà Đức Mẹ đã hiện ra an ủi giúp đỡ trong thời buổi cấm cách.
     
                                 (Trích ở sách Đức Mẹ La Vang tích vắn  của Cha J-Kinh )
     
    ĐỨC MẸ LA VANG
     
              Đức Mẹ La Vang là mẹ riêng của nước Việt Nam ta, vì Ngài đã khấn chọn một nơi trong nước ta làm chốn riêng của Ngài để ở giữa ta và ban phát mọi ơn lành cho ta, tỏ tình thương Dân Nước ta cách riêng.
     
              Chẳng phải là khắp các nước thế giới đều đặn Đức Mẹ hiện ra và ban nhiều ơn lạ cả đâu, song Ngài chỉ chọn ít nhiều nơi mà thôi, và dạy phải lập đền thờ phải thành kính, cậy trông, cầu khẩn cùng Ngài ở các nơi ấy cho đặng nhờ các ơn phước Ngài ban.
     
              Vậy nước Nam ta đã đặng phước Đức Mẹ chọn chốn La Vang mà thi ân giáng phước cho ta, là dấu Đức Mẹ thương Dân Nước ta cách riêng, nên Đức Mẹ La Vang là Đức Mẹ riêng của ta cũng như Đức Mẹ Lộ Đức là Đức Mẹ riêng của nước Pháp.
     
              Lẽ thì ta đua nhau sùng kính, mến yêu, trông cậy, cầu khẩn cùng Đức Mẹ La Vang càng ngày càng hưng thạnh sốt sắn hơn, cho rạng danh Mẹ của ta, song than ôi ! Xem ra lòng thành kính trông cậy Đức Mẹ La Vang phai lợt dần, tên rất yêu dấu Đức Mẹ La Vang ; chẳng còn mấy khi nghe nói đến.
     
              Đức Mẹ thương ta, chẳng có từ bỏ ta, trừ khi ta đành bỏ Đức Mẹ. Vậy nếu ta lơ lững, không còn kính mến, trông cậy, cầu khẩn cùng Đức Mẹ La Vang nữa, thì có lẽ sợ một mai Đức Mẹ bỏ chốn La Vang, không còn ở với ta, không còn ban các
     
     
    LỜI CẦU CÙNG ĐỨC MẸ LA VANG
     
              Lạy Đức Mẹ La Vang là Mẹ đầy lòng tự ái, thiết tha và đáng trông cậy vững vàng; Mẹ đã tỏ lòng yêu thương Nước Việt Nam này cách riêng, và như nhận lấy dân nước này làm con riêng Mẹ, nay con hết lòng nguyện xin Mẹ, ban cho khắp nước này được an hòa thới thạnh, cho giáo nhơn mọi đấng được hết lòng làm tôi Chúa theo đấng bậc mình, cho kẻ xiêu sa đàng tội lỗi, được cải tà quy chính, cho ức triệu người còn ngoại giáo được nhình biết Chúa và trở lại Đạo Thánh, hầu khắp nước đều nên con cái Mẹ, và ngày sau đuợc sum vầy cùng Mẹ trên nước Thiên Đàng.
             
              Xin mẹ soi sáng cho mọi người sống theo ánh sáng Phúc Aâm, xin Mẹ ngăn ngừa tuổi xuân non nớt kẻo nhiễm thói tục mất nết lăng loàn, xin Mẹ rộng tay ban cho mọi ơn phước cho những kẻ túng ngặt chạy đến cùng Mẹ.
     
              Sau hết, con xin dâng cho Mẹ cách riêng xác hồn con và mọi kẻ con yêu dấu, xin Mẹ hằng gìn giữ phù trì như của riêng mẹ vậy. Amen.
     
     
     
    TUẦN CỬU NHẬT
    CẦU CÙNG ĐỨC MẸ  LA VANG
    ( Đọc khoan thai theo cung giảng sách)
     
    NGÀY THỨ NHẤT
             
              Lạy Đức Mẹ La Vang, con hết lòng tin cậy vững vàng : Mẹ đầy lòng nhân từ, Mẹ thương hết mọi người như con cái Mẹ vậy.
              Muốn chứng tỏ lòng Mẹ nhân lành hay thương xót, Mẹ đã chọn thành nọ xứ kia trong các nứơc thiên hạ, làm nơi riêng của Mẹ, để ban bố mọi ơn cho những kẻ đến cầu khẩn cùng Mẹ.
              Tuy nước Việt Nam này nhỏ hẹp, số giáo dân còn thi thiểu, song Mẹ rất nhân từ khoan hậu, đã khấn chọn chốn La Vang làm chốn riêng Mẹ, để ban phát mọi ơn phước cho con cái Việt Nam đặng nhờ.
              Ôi ! Một sự đầy đủ làm cho con nức lòng trông cậy vững vàng, Mẹ sẽ thương con, sẽ nhậm lời con, và sẽ ban ơn lành theo ý con cầu khẩn cùng Mẹ.
    Xin Mẹ cho con đặng thấu hiểu lòng Mẹ thương con rất chí thiết  ngần nào. Con xưng thật : Trừ ra Đức Chúa Trời và mạch sự thương vô cùng, thì chẳng có ai thương con bằng Mẹ. Xin Mẹ ban ơn cho con đặng lòng triều mến Mẹ cho tận tình con thảo.
    Lạy Đức Mẹ La Vang, con hết lòng trông cậy chạy đến khẩn cầu cùng Mẹ một ơn riêng trong tuần cửu nhật này. Xin Mẹ giúp con đặng thêm lòng trông cậy vững vàng, đặng biết đàng cầu nguyện gắn bó, cho đáng Mẹ nhậm lời con kêu xin.
              Nhân danh Đức Chúa Giêsu là con yêu dấu Mẹ, xin Mẹ khấn nhậm lời con khẩn nguyện. Amen.
     
              (Đoạn đọc 1 kinh Lạy Cha, 1 kinh Kính Mừng, 1 kinh Lạy Thánh Nữ…. Xin hãy nhớ và 3 lần : Lạy Đức Mẹ La Vang, cầu cho chúng con. Sau có muốn thêm kinh cầu Đức Bà, hay lần hạt 7 sự thương khó Đức Bà càng tốt).
     
    NGÀY THỨ HAI
     
              Lạy Đức Mẹ La Vang, khắp nước này nhiều nơi phồn thạnh, nhiều chỗ thắng cảnh, song Mẹ chẳng chọn, một chọn chốn La Vang, là nơi rừng núi thanh u tịch mạc, chẳng khác nào Mẹ tỏ ý cho con đặng biết rằng : Muốn cho Mẹ nhậm lời con cầu nguyện, con phải lánh xa sự xôn xao trần tục, sự kiêu hãnh phô trương thói đời, và phải ở cùng Mẹ tận tình thiết ái, phải thở than nói khó cùng Mẹ cho thân mật thâm trầm, khác nào như tìm đến khẩn cầu cùng Mẹ nơi thanh vắng, bày tỏ riêng cùng Mẹ mọi nỗi lo âu, mọi cơn túng ngặt, xứng tình con thảo, tin cậy Mẹ lành.
    Ôi ! Muôn vàn thánh Nam Nữ xưa nay hằng ở tận tình chí thiết cùng Mẹ là ngần nào ! Và bởi đó đã đặng Mẹ thương yêu, cùng xuống muôn ơn lành là thế nào.
              Con xưng thật Mẹ cũng thương con vô ngần, bởi lòng thương ấy, Mẹ muốn cho con lấy hết tình con thảo mà tin cậy trìu mến Mẹ, và chạy đến cùng Mẹ mọi lúc gian nan. Song Mẹ biết rõ lòng con ơ hờ lãnh đạm với Mẹ là ngần nào ! Cúi xin Mẹ ban ơn cho con đặng lòng trìu mến cậy trông Mẹ luôn. Hễ con càng ở thật tình thiết yếu với Mẹ bao nhiêu, thì đặng nhờ các ơn Mẹ bấy nhiêu mà chờ.
              Lạy Đức Mẹ La Vang, là Mẹ rất nhân từ lân ái, con tin thật Mẹ sẵn lòng nghe lời con khẩn nguyện, và ban cho con đặng ơn con xin cùng Mẹ trong tuần này.
              Nhân danh Đức Chúa Giêsu là con yêu dấu Mẹ, xin Mẹ khấn nhậm lời con khẩn nguyện. Amen.
              (Lạy Cha – Kính Mừng – Lạy Thánh Nữ – Lạy Đức Mẹ La Vang ).
     
    NGÀY THỨ BA
     
              Lạy Đức Mẹ La Vang, xưa Giáo hữu Nước này phải cơn bắt bớ chém giết tàn hại, nhiều kẻ trốn đến ẩn náu nơi rừng núi La Vang, đêm ngày áy náy lo buồn sợ hãi, kêu đến cùng Mẹ. Mẹ đã động tình thương xót, hiện đến an ủi cứu giúp mọi ngừơi phần hồn phần xác, và chữa lành mọi cơn đau ốm bệnh hoạn.
              Sự ấy đã nên tang chứng rõ ràng : lòng Mẹ rất nhân từ lân ái hay thương là thế nào.  Ôi ! Chớ chi con đặng lòng sốt sắn cậy trông kêu đến cùng Mẹ như những người thuở ấy ! Chớ chi con đặng phước Mẹ đến viếng thăm con, an ủi con và ban cho con ơn xin cùng Mẹ bây giờ.
              Lạy Đức Mẹ La Vang là đấng hay an ủi kẻ âu lo, là Mẹ hằng phù hộ các Giáo hữu, kia ma quỉ, thế gian, xác thịt cùng muôn vàn sự khốn khó tai nạn phần xác phần hồn, đang vây phủ con tứ bề.  Ôi ! Con hết lòng cậy trông chạy đến cùng Mẹ.
              Con tin thật : Mẹ cũng thương con như đã thương những người thuở ấy. Mẹ sẵn lòng ban ơn cho con như đã rộng tay ban mọi ơn phứơc cho những kẻ ấy.
              Ôi ! Con hết lòng gắn bó nài xin ơn Mẹ. Xưa nay chưa từng nghe ai chạy đến kêu xin cùng Mẹ , mà Mẹ từ rày chẳng nhậm lời.
    Lạy Mẹ cực khoan cực nhân, lạy Nữ Vương rất vinh hiển, lạy mẹ Đức Chúa Trời, xin Mẹ chớ từ bỏ con, một xin dủ lòng thương mà nhậm lời con kêu xin.
              Nhân danh Đức Chúa Giêsu là con yêu dấu Mẹ, xin Mẹ khấn nhậm lời con khẩn nguyện. Amen.
              (Lạy Cha – Kính Mừng – Lạy Thánh Nữ – Lạy Đức Mẹ La Vang).
     
    NGÀY THỨ TƯ
     
              Lạy Đức Mẹ La Vang, từ ngày Mẹ hiện đến cùng chọn La Vang làm chốn riêng Mẹ cho đến rày, Mẹ đã ban phát vô số ơn lành cho mọi kẻ đến cầu xin với Mẹ , bất luận kẻ giáo người lương. Hễ ai thật lòng kêu xin thì Mẹ ssẵn lòng giúp đỡ, chẳng những là các kẻ đến cầu khẩn tại La Vang, mà lại những người vì xa xôi, vì ốm liệt, hoặc vì ngăn trở nào khác mà chẳng đến đặng, chỉ một lòng trông cậy kêu đến Mẹ La Vang , thảy đều đặng nhờ ơn Đức Mẹ cứu chữa.
    Ôi ! Có lẽ nào một mình con vô phước mà chẳng đặng nhờ ơn Mẹ sao ? Mẹ  thấy ai mắc vòng lao lý gian truân, Mẹ liền động tình thương xót, có lẽ nào Mẹ thấy con đang túng ngặt kêu van, mà Mẹ đành xua rảy sao ?
    Lạy Đức Mẹ La Vang, con xưng thật : Vốn con ơ hờ, nguội lạnh, tội tình khốn khổ, chẳng đáng cho Mẹ thương đến. Song, lạy Mẹ từ bi nhân hậu, con dám thưa cùng Mẹ rằng : Ai đáng cho Mẹ đem lòng thương xót hơn ? Chẳng phải là kẻ khốn nạn hơn sao ? Lại thương kẻ chẳng đáng thương, thì lòng thương ấy càng rạng vẻ.
              Ôi ! Sự con chẳng đáng thương đã không làm cho con rủn chí ngã lòng, lại càng cho con thêm lòng trông cậy sẽ đặng ơn Mẹ thương đoái mà chớ. Xin Mẹ hãy làm cho thế gian bỡ ngỡ, cho thần thánh hoan hô khen ngợi. Là hôm nay Mẹ Đức Chúa Trời cao sang vinh hiển, đã đoái thương nhậm lời kẻ mọn hèn này kêu xin.
              Nhân danh Đức Chúa Giêsu là con yêu dấu Mẹ, xin Mẹ khấn nhậm lời con khẩn nguyện. Amen.
              (Lạy Cha – Kính Mừng – Lạy Thánh Nữ – Lạy Đức Mẹ La Vang ).
     
     
    NGÀY THỨ NĂM
     
              Lạy Đức Mẹ La Vang, xưa nay từ Nam chí Bắc, nhờ ơn Mẹ, biết bao nhiêu người nguội lạnh đã nên sốt sắn, bao nhiêu người sa đàng tội lỗi đặng trở lại, bao nhiêu người bối rối lo âu phần hồn, buồn phiền việc gia đạo, hoặc lo sợ nỗi sinh nhai, đã đặng ơn Mẹ gỡ rối, ủi an, giúp đỡ, nhiều kẻ không còn cầu xin đến Mẹ thì đặng như ý sở cầu, nhiều kẻ đau ốm bệnh hoạn đã đặng lành, cùng muôn vàn ơn khác kể chẳng xiết.
              Ôi ! Con xưng thật : Mẹ rất có thần thế trước tòa Chúa. Vì dầu các thánh xưa nay về đàng nhân đức, về nẻo trọn lành, còn kém xa Mẹ muôn trùng mà cũng đặng thế lớn trứơc tòa Chúa, làm được nhiều phép lạ, chuyển cầu được nhiều ơn cho kẻ khác nhờ. Huống chi Mẹ rất trọn lành, chí thánh, đẹp lòng Chúa mọi đàng, ắt quyền thế Mẹ lớn lao dường nào ! Con tin thật Chúa đã phú giao mọi ơn Chúa trong tay Mẹ, Mẹ muốn phân phát cho ai, khi nào, những ơn nào, thì mặc theo ý Mẹ. Muôn ơn lành Mẹ ban xuống xưa nay tại chốn La Vang, đủ làm chứng sự ấy, lại tỏ bày cho con được biết, Mẹ có lòng thương xót con cái Việt Nam là ngần nào !
              Lạy Đức Mẹ La Vang, là đấng cầm quyền phân phát mọi ơn Chúa, nay con hết lòng trông cậy chạy đến cầu khẩn cùng Mẹ : Con ngửa mặt giơ tay lên cầu cứu cùng Mẹ. Lạy Mẹ rất nhân từ lân ái, dứơi Đức Chúa Trởi, con chỉ trông cậy một mình Mẹ, nếu Mẹ từ bỏ con, thì con biết chạy đến cùng ai ?
    Nhân danh Đức Chúa Giêsu là con yêu dấu Mẹ, xin Mẹ khấn nhậm lời con khẩn nguyện. Amen.
     
              (Lạy Cha – Kính Mừng – Lạy Thánh Nữ – Lạy Đức Mẹ La Vang ).
     
     
    NGÀY THỨ SÁU
     
              Lạy Đức Mẹ La Vang, tên La Vang đã lẫy lừng khắp cả nước này, cùng vang dội nhiều nơi xa lạ.
              Đức Mẹ La Vang! Aáy thật là tên rất êm ái dịu ngọt, có sức an ủi kẻ lo âu, khiêu gợi lòng trông cậy, và nhen ngọn lửa yêu mến nồng nàn. Vừa nghe đến Đức Mẹ La Vang thì trí lòng ai nấy sởn sơ khoan khoái, như nhìn thấy trứơc mặt một Mẹ rất nhân lành, khoan hậu, nhân thế khôn dang, một Mẹ hay làm phép lạ cứu giúp mọi người.
              Con tin thật Chúa đã nắn đúc lòng Mẹ đầy sự cảm tình thương xót, khi thấy ai mắc vòng khốn khó gian truân. Xưa khi Mẹ còn sống ở đời, Mẹ đã từng thấy mọi nỗi gian nan khốn khó, Mẹ đã động tình thương xót, đã thi ân giúp đỡ cứu vớt mọi người.
    Nay Mẹ ở trên trời, hưởng muôn phần vinh thanh nhàn, xin Mẹ đoái đến con đang lâm lụy giữa chốn trần ai khổ hạnh.
    Lạy Mẹ rất đáng mến thương, nếu con chẳng trông cậy Mẹ, thì biết trông cậy vào ai?  Như con nít kia đòi mẹ nó, nó càng thấy mẹ nó xua nó ra, nó càng khóc la trằn vào lòng mẹ nó, và sau hết, Mẹ sẽ ẵm con vào lòng, tỏ tình thương yêu chí thiết. Lạy Đức Mẹ, con cũng một lòng trông cậy như vậy. Càng thấy Mẹ như từ rảy lời con kêu van, thì con càng gắn bó xin nài và tin chắc : cuối cùng Mẹ sẽ thương xót nhận lời con.
              Lạy Đức Mẹ La Vang xin chớ để cho con trông cậy Mẹ ra luống công vô ích. Maria ! Mẹ nhân lành ! Thảm lắm Mẹ ơi ! Xin Mẹ thương con cùng.
    Nhân danh Đức Chúa Giêsu là con yêu dấu Mẹ, xin Mẹ khấn nhậm lời con khẩn nguyện. Amen.
              (Lạy Cha – Kính Mừng – Lạy Thánh Nữ – Lạy Đức Mẹ La Vang ).
     
    NGÀY THỨ BẢY
     
              Lạy Đức Mẹ La Vang, Mẹ đã tỏ lòng thương yêu chí thiết mà chọn chốn La Vang, để ban bố mọi ơn lành cho con nhà Việt Nam, chẳng từ bỏ ai.
              Những cỏ cây, đá gạch, nước suối ở quanh đền thành La Vang là những vật hèn, song bởi lòng Mẹ thương yêu con cái, nhiều phen Mẹ đã thông cho các vật ấy một sức thần diệu, chữa lành các tật nguyền bệnh hoạn. Aáy là Mẹ có ý cho con  hiểu biết rằng : các vật hèn dưới chân Mẹ, có chút hơi hưởng thuộc về Mẹ, mà còn được sức nhiệm la đổi ấy, thì chính Mẹ là Mẹ Đức Chúa Trời, là Nữ Vương trên trời dưới đất, Mẹ có quyền phép lạ lùng biết là ngần nào !
    Ôi ! Mẹ cao sang khôn ví, Mẹ quyền thế khôn dang ! Dưới Đức Chúa Trời chẳng  có ai oai  quyền phép tắc cho bằng Mẹ, Mẹ muốn thế nào thì nên thế ấy. Sự ấy càng thối thúc con trông cậy Mẹ. Con xin hiệp cùng thần thánh trên trời và mọi người lành dưới thế, mà chúc tụng ngợi khen, hát mừng quyền phép Mẹ.
              Lạy Đức Mẹ La Vang, con hết lòng trông cậy chạy đến xin nhờ quyền thế phép tắc Mẹ.
              Người mẹ kia thấy đứacon nào ốm yếu đau thương, hoặc lâm phải rủi ro tai nạn, thì động lòng thương xót, an ủi, săn sóc nó hơn các con khác. Huống thay Đức Mẹ là Mẹ rất nhân từ khoan hậu, có lòng thương con hơn mẹ thế gian thương con mình bội phần, nay Mẹ thấy con ưu sầu cất tiếng kêu van đến Mẹ, lẽ nào Mẹ chẳng chạnh lòng thương đoái con sao ? Con tin thật ! Mẹ đã nghe tiếng con kêu xin, Mẹ đã ngó nhìn con cách thống thiết, Mẹ đang sẵn sàng ban ơn xuống cho con.
              Ớ Maria ! Ớ Mẹ nhân lành ! Con trông cậy một mình Mẹ.
              Nhân danh Đức Chúa Giêsu là con yêu dấu Mẹ, xin Mẹ khấn nhậm lời con khẩn nguyện. Amen.
              (Lạy Cha – Kính Mừng – Lạy Thánh Nữ – Lạy Đức Mẹ La Vang ).
     
     
    NGÀY THỨ TÁM
     
              Lạy Đức Mẹ La Vang, xin Mẹ hãy chứng tỏ : Mẹ đã chọn La Vang làm chốn riêng Mẹ để ban bố mọi ơn phứơc, Mẹ có lòng thương yêu con cái Nứơc này cách riêng, và Mẹ chẳng hề từ bỏ những ai trông cậy khẩn cầu Mẹ bao giờ.
              Lạy Mẹ, nếu Mẹ chẳng ban ơn cho con, ắt con có lẽ nghi ngờ rằng : Mẹ đã bỏ chốn La Vang, Mẹ chẳng còn nhậm lời kẻ chạy đến kêu xin cùng Mẹ.
              Ôi ! Có lẽ nào Mẹ để cho con và ai nấy nghi ngờ thế ấy sao ? Có lẽ nào Mẹ để cho danh tiếng Đức Mẹ La Vang đã từng lẫy lừng xưa nay, rày ra như chẳng còn linh ứng nữa sao ? Có lẽ nào Mẹ đành để cho con phải thẹn thùng xấu hổ, vì đã trông cậy Mẹ uổng công vô ích sao ?
              Xưa bà ngoại giáo Cananêa chạy theo Đức Chúa Giẹsu, đã mấy lần kêu van nài xin Đức Chúa Giêsu thương, chữa con mình cho lành, song Đức Chúa Giêsu dường như chẳng thèm ngó lại, và sau hết đã chối hẳn không làm phép lạ cho kẻ ngoại giáo. Bấy giờ bà ấy thưa rằng : Đã hay Chúa dành để các ơn lạ cho con cái Chúa là dân Do Thái, phần con là kẻ ngoại giáo, chẳng đáng nhờ ơn Chúa, song lạy Chúa, loài hèn súc vật cũng nhờ đặng hột cơm rơi dưới bàn chủ nó. Đức Giêsu liền dừng chân đứng lại, khen đức tin bà ấy và phán rằng : Bởi bà có lòng tin làm vậy, thì Ta ban cho con bà được lành đã.
    Ôi ! Lạy Đức Mẹ La Vang, dầu cho con là kẻ phàm hèn tội lỗi, chẳng đáng cho Mẹ thương đến như các con trung hiếu MẸ, song lạy Mẹ rất nhân từ, con dám xin cùng Mẹ cho con đặng nhờ hột cơm rơi, nhờ chút phước dư Mẹ. Ôi ! Chớ chi con đặng nghe lời Mẹ phán cùng con như Chúa đã phán xưa cùng bà Cananêa rằng : Bởi con có lòng tin cậy Mẹ, thì Mẹ ban cho con như ý con xin. Ôi ! Lạy Mẹ dấu yêu, con tin lòng Mẹ, con trông cậy Mẹ, xin Mẹ phán một lời, thì con sẽ được vui mừng phỉ chí.
              Nhân danh Đức Chúa Giêsu là con yêu dấu Mẹ, xin Mẹ khấn nhậm lời con khẩn nguyện. Amen.
     
              (Lạy Cha – Kính Mừng – Lạy Thánh Nữ – Lạy Đức Mẹ La Vang).
     
    NGÀY THỨ CHÍN
     
              Lạy Đức Mẹ La Vang, hôm nay là ngày cuối tuần cửu nhật, con hết lòng gắn bó nài xin Mẹ và kêu đến lòng nhân từ Mẹ, xin Mẹ ban cho con ơn con xin cùng Mẹ.
              Ôi ! Mẹ thấy rõ lòng con trông cậy Mẹ là ngần nào ! Mẹ muốn giúp con thì chẳng có khó gì. Xin Mẹ hãy phán một lời thì con sẽ đặng phỉ nguyền ao ứơc. Con trông cậy một mình Mẹ, nếu Mẹ làm lơ nghểnh mặt thì con chỉ phải ngã lòng trông cậy mà thôi, chẳng biết chạy đến cùng ai , nhờ ai chuyển cầu cho con được nữa.
    Maria, Mẹ ơi ! Con trằn vào lòng Mẹ. Lạy Đức Mẹ La Vang và chính sự trông cậy lòng con.
              Mấy ngày này, mỗi lần con chạy đến cùng Mẹ thì lòng con đầy sự trông cậy vững vàng, sẽ được ơn Mẹ ủi an nhậm lời. Có lẽ nào hôm nay cuối tuần cửu nhật, Mẹ đành để con (ra về) buồn phiền hổ thẹn vì chẳng được Mẹ thương đoái nhậm lời sao ? Mẹ ơi! Nỡ nào Mẹ từ rảy lời con cho đành sao ?
              Lạy Đức Mẹ La Vang, con tin thật Mẹ đang ngó nhìn con cách dấu yêu chí thiết , tỏ vẻ vui lòng phỉ dạ vì thấy con có lòng tin cậy Mẹ như con trung hiếu vậy.
    Con chắc Mẹ đã nhậm lời con khẩn nguyện, Mẹ sẽ ban cho con ơn con kêu xin cùng Mẹ, hay là ơn nào khác Mẹ biết cần kíp cho con hơn, hữu ích hơn, và qúy trọng hơn.
              Lạy Mẹ, lòng con khấp khởi, nửa mừng nửa sợ, mừng vì biết  Mẹ đầy lòng thương xót, biết Mẹ quờn thế không đang, biết lời con cầu nguyện đã thấu đến toà Mẹ, song con lại sợ lòng con yếu đuối, chưa tin cậy lòng nhân từ Mẹ, phép tắc Mẹ cho đủ , chưa cầu nguyện cho tận tình gắn bó.
              Lạy Mẹ, xin Mẹ chớ chấp sự con yếu đuối lỗi lầm, và xin Mẹ ban ơn cho con được thêm lòng trìu mến, cậy trông Mẹ , sốt sắn khẩn cầu cùng Mẹ cho đến mãn đời.
              Lạy Mẹ dấu yêu, lạy Mẹ nhân lành, lạy Mẹ La Vang, con gắn bó nài xin cùng Mẹ một lần nữa : Xin Mẹ ban cho con ơn con xin cùng Mẹ bây giờ. Ôi ! Con níu lấy Mẹ, chẳng muốn buông ra, cho đến khi Mẹ chúc lành xuống phứơc cho con.
              Nhân danh Đức Chúa Giêsu là Con yêu dấu Mẹ, cậy vì lòng Mẹ kính mến Đức Chúa Giêsu, cậy vì các sự thương khó Mẹ đã chịu, cậy vì lòng Mẹ hay thương xót vô ngần, nhân danh Mẹ là Mẹ La Vang hay làm phép lạ, xin Mẹ khấn nhậm lời con khẩn nguyện. Amen.
     
              (Lạy Cha – Kính Mừng – Lạy Thánh Nữ – Lạy Đức Mẹ La Vang).
     
     
    KINH THÁNH MẪU LA VANG
     
    Lạy Mẹ Maria /  Thánh Mẫu La Vang / đầy muôn ơn phứơc/ ngời chói vạn hào quang / muôn vàn Thần Thánh không ai sánh bằng.
     
              Đức Chúa Trời đã đoái thương chọn Mẹ / tinh tuyền thánh thiện / sinh Đấng Cứu Độ muôn loài.
     
              Mẹ đã chọn La Vang mà hiện đến / cứu giúp hộ phù tổ tiên chúng con lương giáo / giữa thời ly loạn cấm cách / khốn khổ trăm bề.
     
              Từ ấy gót chân Mẹ bứơc đến / vẫn mãi đầy ơn thiêng / Ơn phần hồn, ơn phần xác / người bệnh tật, kẻ ưu phiền / nào ai cầu khẩn mà Mẹ không nhậm lời.
     
              Lạy Mẹ Maria / Thánh Mẫu La Vang / Mẹ là Thánh Mẫu Chúa Trời / cũng là Thánh Mẫu loài người chúng con / Cúi xin xuống phứơc hải hà / Đoái thương con cái thiết tha van nài.
     
              Xin cho chúng con tấm lòng từ bi nhân hậu / đại lượng bao dung / cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống.
     
              Xin Mẹ phù hộ chúng con / luôn sống đức hạnh / đầy lòng cậy trông / Và sau cuộc đời này / xin cho chúng con được về sống bên Mẹ / hưởng vinh phúc trong Chúa Ba Ngôi muôn đời. Amen.
     
    LẠY ĐỨC MẸ LA VANG
    (Bốn câu hát chung tại La Vang)
     
    1.     Cầu chung với Đức Mẹ La Vang :
    Lạy Đức Mẹ La Vang / Xin cứu con nguy nan
    Phần linh hồn phần xác / Xuống ơn thiêng muôn vàn.
     
    2.     Tung hô Đức Mẹ đã hiện ra tại La Vang :
    Lạy Đức Mẹ La Vang / Ôi Nữ Vương thiên đàng
    Vì tấm lòng từ ái / Đến viếng thăm nhân hoàn.
     
    3.     Cầu với Đức Mẹ La Vang cho tổ quốc Việt Nam :
    Lạy Đức Mẹ La Vang / Xin đoái dân cơ hàn
    Nguyện giữ gìn Non Nước / Đất Việt thay yêu hàn.
     
    4.     Cầu với Đức Mẹ La Vang cho Giáo Hội toàn cầu nói chung và cho Giáo Hội Việt Nam nói riêng :
    Lạy Đức Mẹ La Vang / Xin đoái thương Giáo Hội
     
    Nguyện giữ gìn che chở / Đưa về tới Thiên Đàng.
     
    -----------
    In lại theo cuốn  Tuần Lễ Cửu Nhật Đức Mẹ Lavang.
    Imprimatur của D. Trần Văn Phát, Lm Tổng Đại Diện Huế, 6-4-64
     
    Tài liệu được dùng vào dịp Cộng Đoàn Công Giáo UK & Eire đón rước Tượng Đức Mẹ Lavang Thánh Du tháng 11-2002
     
    TRUNG TÂM MỤC VỤ LONDON - UK
    Tel: 020 7537 3071 or 020 7987 3477 Fax: 020 7537 3834
    Email: chanh@lineone.net 
     
    http://www.lavang.co.uk/SuKienLavang/TuanCuuNhatDMLavang.htm
    #2
      HongYen 13.04.2008 10:37:36 (permalink)
      Thứ Bảy 12 Tháng 04, 2008

      Ngày 07 Tháng 03 Mậu Tý VL 4887


       
      Địa Lý

      Diện tích: 4.592 km2.
      Dân số (2004): 588.681 người.
      Tỉnh lỵ: Thị xã Đông Hà.
      Các huyện: Thị xã Quảng Trị; Huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hương Hóa, Đa Krong.
      Dân tộc: Việt (Kinh), Bru - Vân Kiều, Paco, Tà Ôi, Nùng, Xtiêng, Xu Đăng.






      Tỉnh Quảng Trị phía Bắc giáp Quảng Bình, phía Đông giáp Đông Hải, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây là dãy Trường Sơn và nước Lào. Diện tích 4700 km2. Tỉnh lỵ Quảng Trị cách thành phố Hà Nội 598 km (374 miles) về hướng Nam, cách thành phố Huế 55 km (34 miles) và cách Sài Gòn 1227 km (767 miles) về hướng bắc.


      Về hình thể, đất tỉnh chia làm hai, phía Đông là đồng bằng hẹp, phía Tây là rừng núi thuộc Trường Sơn, chiếm gần hai phần ba diện tích tỉnh. Từ bắc xuống nam có các núi; Đông Châu 1254 m (3,762 ft) (ranh giới với tỉnh Quảng Bình ở phía Bắc). Đồng Sa Mùi 1200 m (3,600 ft), Đồng Voi Mệp 1701 m (5,103 ft), Động Tou Troen 928 m (2,784 ft), Động Ca Lư 710 m (2,130 ft), Phou Nhoi 690 m (2,070 ft), Giang Gro 771 m (2,313 ft), Ta Laou 821 m (2,463 ft), Động Bà Lệ 1102 m (3,306 ft) (ranh giới với tỉnh Thừa Thiên ở phía Nam), Cây Tre 485 m (1,455 ft),... các núi phía Đông chỉ cao độ 300 đến 600 m (1,800 ft).


       
      Ba sông chính của tỉnh là Bến Hải, Cam Lộ và Sông Hàn. Sông Bến Hải phát nguồn từ dãy Trường Sơn ra đến biển ở cửa Tùng, dài 75 km (47 miles). Sông Hàn (còn gọi là sông Thạch Hàn và sông Quảng Trị) chảy từ phía Nam quận Triệu Phong ngược lên phía Bắc ở quận Hương Hóa và quận Cam Lộ, rồi đổ ra cửa Việt. Phía tả ngọn có các sông Hiếu Giang, Vĩnh Phước, Ái Tử chảy vào, phía hữu ngạn có sông đào Vĩnh Định, sông Cam Lộ (gọi là con sông Bồ Điền) là con sông đào nối sông Bến Hải với sông Thạch Hãn, chảy qua hai quận Hương Hóa và Cam Lộ. Ngoài ra tỉnh còn có một số dòng sông nhỏ như Rao Quan, Da Krong, Mỹ Chánh, Nhung Giang, Trịnh Hin, Rào Vĩnh... Bờ biển Quảng Trị dài 66 km (41 miles), ngoại trừ vùng cửa Tùng lởm chởm đá, suốt bờ biển đều bằng phẳng và có nhiều cát, các bờ biển không kín đáo nên không thành lập được các hải cảng.

      Khí hậu Quảng Trị đỡ khắc nghiệt hơn một số tỉnh lân cận, cũng với hai mùa mưa nắng. Mùa nắng từ tháng ba đến tháng bảy, thời tiết oi bức, mùa hè có gió Lào thổi về càng làm không khí thêm ngột ngạt và nặng nề. Mùa mưa từ tháng tám đến tháng hai. Tháng chuyển tiếp thường có mưa lớn nên thường có lụt lội. Mưa ở đây có ảnh hưởng của gió bấc, tháng tám đến tháng mười hai có mưa rào, mưa rào liên tục đổ xuống ào ạt, làm nước sông dâng lên gây lụt lội thường xuyên. Từ tháng giêng đến tháng hai có mưa phùn và gió bấc.

      http://www.vietshare.com/quehuong/quangtri.asp
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.04.2008 10:42:14 bởi HongYen >
      #3
        HongYen 13.04.2008 10:47:59 (permalink)
        12 Tháng 4 2008 - Cập nhật 10h21 GMT
         
        Sẽ trả lại đất Thánh địa La Vang
         








        Thánh địa La Vang là địa chỉ quan trọng của Công giáo Việt Nam
         
         
         

         
        Trong một quyết định gây bất ngờ cho nhiều người, chính quyền tỉnh Quảng Trị đã đồng ý trao gần như toàn bộ đất đai Thánh địa La Vang cho Giáo hội Công giáo Việt Nam.
        Một phái đoàn của Vatican cũng chuẩn bị tới Hà Nội vào tháng Sáu tới. Trong các chủ đề thảo luận với chính phủ Việt Nam có các khu đất đai bên Công giáo muốn lấy lại, như tòa Khâm sứ Hà Nội và Giáo hoàng Chủng viện Đà Lạt.
        Tại cuộc họp hôm thứ Năm 10/4/2008 giữa UBND tỉnh Quảng Trị và Tòa Tổng giám mục Huế, chính quyền đã loan báo sẽ trao trên 21 hectare đất Thánh địa La Vang lại cho Giáo hội Công giáo sử dụng, cộng thêm hơn hai hectare giữ làm khu sinh thái.
        Trả lời phỏng vấn của đài BBC, cha Nguyễn Vinh Gioang, Linh mục quản nhiệm Trung tâm Thánh mẫu Toàn quốc La Vang nói đây là kết quả của một quá trình đề đạt nguyện vọng bấy lâu nay.

        Nghe phỏng vấn Linh mục Nguyễn Vinh Gioang

        Cha Gioang cho biết, trước khi có quyết định này và sau 1975, Trung tâm Thánh mẫu La Vang chỉ được sử dụng sáu, bảy hectare. Phần đất còn lại đã giao cho người canh tác, nay các hộ này sẽ phải dời đi dành đất cho sinh hoạt tôn giáo.
        Được biết quá trình trao trả đất đai sẽ được tiến hành sau khi hai bên chính quyền và Giáo hội bàn chi tiết.
        Di chỉ quan trọng
        Thánh địa La Vang nằm cách thành phố Huế khoảng 60 cây số về phía Bắc và là một trong các địa chỉ quan trọng nhất của cộng đồng Thiên chúa giáo Việt Nam.
        Người Công giáo lưu truyền câu chuyện Đức Mẹ Maria hiện ra năm 1798 tại đây để cứu giúp các tín đồ đang phải trốn vào rừng để tránh triều đình Tây Sơn tàn sát.
        Năm 1820, giáo đường đầu tiên đã được xây lên tại địa điểm Ðức Mẹ hiện ra.







         Một phái đoàn của Vatican cũng chuẩn bị tới Hà Nội vào tháng Sáu tới.
         

        Một thánh đường khác được xây để vinh danh Ðức Mẹ La Vang được xây giữa khoảng 1886 đến 1901.
        Tuy nhiên các công trình qua thời gian chiến tranh, bom đạn đều bị tàn phá.
        Thánh đường xây lên sau cuộc chiến Việt Nam quá nhỏ, không phù hợp với các đợt đại hội La Vang mà tín đồ tới dự lễ lên đến hàng trăm ngàn người.
        Nay dường như đã có hướng giải quyết thuận lợi cho Thánh địa La Vang.
        Tuy nhiên Giáo hội Công giáo Việt Nam vẫn tiếp tục đặt câu hỏi về hai địa chỉ quan trọng khác là tòa Khâm sứ tại Hà Nội và Chủng viện mang tên Giáo hoàng Pius X tại Đà Lạt, hiện vẫn đang do chính quyền quản lý.
        Trong vụ tòa Khâm sứ, hàng ngàn giáo dân đã tụ tập cầu nguyện ngoài trời nhiều ngày liền hồi đầu năm nay để đòi lại đất mà họ cho là thuộc về Giáo hội công giáo.





        Ngọc Minh, VN
        Đất đai không thuộc về 1 tổ chức nào cả, nó thuộc về nhà nước XHCN. Cả những con người đang đòi đất ngoài kia nữa, ai đã hi sinh để giành lại mảnh đất này từ tay bọn thực dân đế quốc?
        Jumpoo, NY
        Thưa quí vị, đất đai là của cả dân tộc chứ chẳng phải của tổ chức hay tôn giáo nào cả. Vì vậy việc trao trả hay không phụ thuộc vào người sử dụng đất có làm thoả mãn nhu cầu và lợi ích cuả dân tộc không. Nó hoàn toàn là quyết định của người VN, Vatican chẳng có ý nghĩa gì ở đây cả!
        Chi Tôn, VN
        Việc trao trả lại đất Thánh Lavang là một việc làm công bằng, cái gì không phải của mình thì đừng lấy. Rồi đây Nhà nước VN cũng phải tiếp tục trả nốt những phần đất, cơ sở lại cho các tôn giáo để phục vụ thờ tự, sinh hoạt tôn giáo. Khu đất Hòn Chồng Nha Trang là khu Thần học Viện của Tin Lành diện tích không phải nhỏ cũng phải sớm trả cho người ta chớ, rồi số 7 Trần Cao Vân Quận 1,TP.HCM là nhà thờ của Tin Lành, rồi của Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo...Hội nhập rồi VN phải thực hiện tự do dân chủ,tự do tôn giáo mà mình đã cam kết.
         
        http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/04/080412_lavang_return.shtml
        #4
          HongYen 13.04.2008 11:02:47 (permalink)







          Thứ Ba, 01/05/2007 - 8:50 AM



          Thành cổ Quảng Trị và khúc ca bi tráng








          Hàng vạn chiếc hoa đăng được thả xuống dòng sông Thạch Hãn để tưởng nhớ những người đã hi sinh. (Ảnh: một nữ sinh Thành cổ tham gia lễ thả hoa đăng)
          Bài ca không quên của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn mở đầu chương trình “Khúc tráng ca về một dòng sông” diễn ra đêm 30-4, tại Thành cổ Quảng Trị và bờ sông Thạch Hãn là một gửi gắm đầy ý nghĩa...

          Hình như những bộn bề cuộc sống, dòng đời bon chen đã khiến con người đôi khi sao nhãng những điều rất thiêng liêng. Và bài hát ấy vang lên trong đêm Thành cổ, mảnh đất khốc liệt ngày xưa, có giá trị như một nhắc nhở, một thức tỉnh với những người đang sống: “Tôi không thể nào quên!”.
           
          Địa danh Thành cổ Quảng Trị từng vang lên thường trực trong các bản tin chiến sự của tất cả hãng thông tấn trên thế giới tròn 35 năm trước - mùa hè đỏ lửa 1972. Và bây giờ, 35 năm sau, kể từ ngày Quảng Trị giải phóng, đêm nay hàng vạn người đã về lại đây, về cùng những ký ức bi tráng.
           
          Dưới những hàng ghế khán giả, chúng tôi bắt gặp hình ảnh những người lính già cúi xuống lau vội những giọt nước mắt, có người úp mặt khóc rưng rức. Hàng ngàn bài báo, hàng vạn trang sách, hàng ngàn thước phim đã làm về Thành cổ, nhưng chắc chắn không thể diễn đạt hết sự khốc liệt và bi tráng của 81 ngày đêm lịch sử ấy.
           
          Nhà báo Lại Văn Sâm dẫn chương trình nghẹn ngào khi nói rằng Quảng Trị có hàng chục nghĩa trang, trong đó có hai nghĩa trang quốc gia là nghĩa trang Trường Sơn và Đường 9; và có hai nghĩa trang không bia mộ là Thành cổ Quảng Trị và dòng sông Thạch Hãn.
           
          Ngày đó, hàng vạn người lính bơi qua sông Thạch Hãn vào Thành cổ và nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại với dòng sông, để rồi cựu chiến binh Lê Bá Dương ngày hòa bình trở về chất đầy một thuyền hoa huệ trắng thả xuống sông viếng bạn bè, và từ tim anh, những câu thơ yêu thương ứa máu dành cho đồng đội: “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ, Đáy sông còn đó bạn tôi nằm, Có tuổi hai mươi thành sóng nước, Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm...”.
           
          Và Thành cổ Quảng Trị, 35 năm sau ngày im tiếng súng bom, chưa ai biết đích xác có bao nhiêu người lính đã nằm lại đây, có số liệu bảo hơn một vạn, có tài liệu bảo hơn một vạn rưỡi, nhưng tại nghĩa trang Thành cổ chỉ chưa đến một ngàn nấm mộ, hầu hết là vô danh, bao nhiêu nữa những chiến sĩ trẻ vừa rời giảng đường vào Thành cổ ngày ấy đã vĩnh viễn không thể tìm thấy thân xác. Chỉ vừa mấy tuần trước đây thôi, những người thợ đào móng xây tháp chuông Thành cổ đã tìm thấy sáu hài cốt, chỉ một hài cốt chắc chắn là liệt sĩ nhờ những di vật kèm theo, còn năm hài cốt khác không ai dám chắc, nhưng chắc chắn họ đã nằm lại đất này vào mùa hè khốc liệt ấy.
           
          Họ, những cựu chiến binh Thành cổ, về lại đêm nay có người đang giữ những trọng trách như ông Nguyễn Quốc Triệu - chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Đinh Thế Huynh - tổng biên tập báo Nhân Dân... nhưng bao nhiêu người lính cùng thế hệ ấy nếu không có chiến tranh hẳn đã là những hiền tài của đất nước.
           
          Ông Nguyễn Trọng Bường, một cựu chiến binh Thành cổ, bằng chất giọng Quảng Trị mộc mạc kể về những người lính sinh viên ấy: “Hồi đó, thấy mấy anh từ Bắc vào anh nào cũng trắng trẻo, thư sinh đẹp trai, nhìn mấy anh ấy tụi tui thấy tiếc, cứ nghĩ những người như mấy anh phải đi học, phải làm bác sĩ, kỹ sư để xây dựng đất nước chứ răng lại vào đây cầm súng chiến đấu?”. Và chính lớp chiến sĩ - sinh viên Thành cổ ấy đã tạo thêm một nét hào hoa trong trang sử bi tráng của mảnh đất này.
           
          Buổi chiều trước khi diễn ra đêm truyền hình trực tiếp, chúng tôi đến trước tượng đài Chiến sĩ - sinh viên Thành cổ, bài hát Nga Khi đàn sếu bay qua của Ian Frenkel vang lên, bài hát của một thế hệ lính trẻ ra trận nhưng trong balô luôn có những tập thơ, giữa những phút lặng im của bom đạn họ đã viết những dòng nhật ký chiến trường để bây giờ còn lay động trái tim bao người như Nguyễn Văn Thạc, Nguyễn Kỳ Sơn… Các anh cũng đã nằm lại trên chiến trường Thành cổ này.
           
          Hàng vạn hoa đăng đèn nến đã thắp sáng dòng sông, ánh sáng những hoa đăng ấy mang linh hồn những người lính nhắc nhở rằng ngày hôm qua bi tráng không chỉ ở Thành cổ, ở sông Thạch Hãn mà cả bao miền đất nước thắm máu đào người lính, luôn là sự thức tỉnh cho những người đang sống.
           
          Máu xương của hơn một vạn người lính nằm xuống Thành cổ ngày ấy đã góp phần vào thắng lợi của Hiệp định Paris 1973, góp cho mùa xuân đại thắng 1975. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường khi nhắc đến những người lính Thành cổ đã viết: “Những người chết không phải vì để trở thành anh hùng mà chính là để đằng sau họ những người khác được tiếp tục sống trong tự do và hòa bình, chết cho nhân loại sống còn và thức tỉnh”.
           
          Theo Lê Đức Dục
          Tuổi Trẻ
           
           
          http://dantri.com.vn/giaitri/2007/4/177081.vip
          #5
            HongYen 13.04.2008 17:59:08 (permalink)
            Quảng Trị
            Quảng Trị bao gồm 2 thị xã và 8 huyện:


            Tỉnh lỵ: Thị xã Đông Hà
            Miền: Bắc Trung Bộ
            Diện tích: 4.745,7 km²

            Các thị xã / huyện: 2 thị xã và và 8 huyện

            Số dân
            • Mật độ: 616.600 người; 130 người/km²

            Dân tộcViệt, Bru - Vân Kiều, Hoa, Tà-ôi

            điện thoại: 53

            Mã bưu chính: 46

            ISO 3166-2: VN-25

            Website [1]

            Bảng số xe: 74

            Điều kiện tự nhiên
            Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Quảng Trị có nhiều sông ngòi, sông ở các huyện miền núi có khả năng xây dựng thủy điện vừa và nhỏ. Khí hậu khắc nghiệt, có gió Tây Nam (còn gọi là gió phơn hay gió Lào) rất khô nóng.
             
            Nhìn đại thể, địa hình núi, đồi và đồng bằng Quảng Trị chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam và trùng với phương của đường bờ biển. Sự trùng hợp này được thấy rõ trên dường phân thủy giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây. Ở Quảng Bình, các đỉnh cao nhất đều nằm ở giữa đường biên giới Việt Lào nhưng ở Quảng Trị, các đỉnh cao lại nằm sâu trong lãnh thổ nớc ta. Các sông lớn như Sêbănghiên, Sêpôn... đều bắt nguồn từ Việt Nam chảy qua Lào. Tuy nhiên nếu xem xét địa hình ở quy mô nhỏ hơn, từng dãy núi, từng dải đồi thì địa hình lại có hướng song song với các thung lùng sông lớn như Cam Lộ, Thạch hãn, Bến Hải...

            Tính phân bậc của địa hình từ tây sang đông thể hiện khá rõ ràng. mếu ở phía tây của đường phân thủy địa hình nghiêng khá thoải, bị phân cắt yếu thì ở phía đông đường phân thủy chuyển nhanh từ núi trung bình xuống đồng bằng. Các bạc địa hình bị phân cắt khá mạnh bởi mạng lưới sông suối dỳ đặc với trắc diện dọc và ngang đều dốc. Đồng bằng hẹp, phía tây thì lộ đá gốc, phía đông thì địa hình cát. Dải địa hình đồng bằng cấu tạo bới phù sa ở giữa lại thấp và dễ dàng bị Quảng Trị là một tỉnh nằm ở dải đất miền Trung Việt Nam, nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý Bắc - Nam. Tọa độ địa lý trên đất liền Quảng Trị ở vào vị trí: Cực bắc là 17010' vĩ độ bắc, thuộc địa phận thôn Mạch Nước, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh. Cực nam là 16018' vĩ độ bắc thuộc bản A Ngo, xã A Ngo, huyện Đakrông.ngập úng vào mùa mưa lũ. Cực đông là 1070 23'58 kinh độ đông thuộc thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, Hải Lăng. Cực tây là 106028'55 kinh độ đông, thuộc địa phận đồn biên phòng Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa.

            Với tọa độ địa lý này, Quảng Trị được tạo nên bởi một không gian lãnh thổ mang sắc thái khí hậu nhiệt đới ẩm, điển hình của vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu và chịu ảnh hưởng rất lớn của biển đông. Cách thủ đô Hà Nội 582 km về phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh 1.121 km về phía Nam.. Phía bắc Quảng Trị giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), phía nam giáp hai huyện A Lươí, Phong điền (Thừa Thiên - Huế), phía tây giáp tỉnh Savanakhet (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), với chiều dài biên giới chung với Lào là 206 km, được phân chia bởi dãy Trường Sơn hùng vĩ. Phía đông giáp biển đông với chiều dài bờ biển 75 km và được án ngữ bởi đảo Cồn Cỏ, có tọa độ địa lý 1709'36 vĩ bắc và 107020' kinh đông, đảo Cồn Cỏ cách bờ biển (Mũi Lay) 25 km, diện tích khoảng 4 km2. Chiều ngang trung bình của tỉnh 63,9 km, (chiều ngang rộng nhất 75,4 km, chiều ngang hẹp nhất 52,5 km)..

            Tuy với một diện tích không rộng, người không đông nhưng do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, giao lưu giữa hai miền Bắc - Nam của đất nước cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía tây bán đảo Đông dương, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thế giớii qua Lao Bảo - hành lang quốc lộ số 9 ra cảng Cửa Việt.


            http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_Tr%E1%BB%8B#.C4.90i.E1.BB.81u_ki.E1.BB.87n_t.E1.BB.B1_nhi.C3.AAn
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.04.2008 18:11:41 bởi HongYen >
            #6
              HongYen 13.04.2008 18:13:59 (permalink)

              hành lang quốc lộ số 9 ra cảng Cửa Việt

               
              Khởi công hạ tầng khu du lịch Cửa Việt
              Thứ tư, 28 Tháng chín 2005, 17:15 GMT+7
               






              Sáng 27/9, tại xã Gio Hải (Gio Linh) đã khởi công xây dựng công trình hạ tầng cơ sở thuộc Khu du lịch Cửa Việt. Theo quy hoạch, toàn bộ khu du lịch - dịch vụ Cửa Việt có diện tích 141 ha với tổng mức đầu tư 153 tỷ đồng.
               
              Trước mắt công trình hạ tầng cơ sở được đầu tư gần 43 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật tiểu khu nhà ở với quy mô 10 ha, tiếp tục hoàn thiện các tuyến giao thông chính của bãi tắm 1 và 2.
               
              Hiện nay tại khu du lịch - dịch vụ Cửa Việt đã có 12 dự án đăng ký triển khai, 5 công trình đang được đầu tư xây dựng và 7 dự án đang tiến hành các thủ tục thuê đất, trong đó có một số dự án xây dựng du lịch sinh thái biển với tổng mức đầu tư lên tới 100 tỷ đồng. 
              Phan Thiên Sơn



              Việt Báo

              //

              (Theo_Tien_Phong)

               
              http://vietbao.vn/Xa-hoi/Quang-Tri-Khoi-cong-ha-tang-khu-du-lich-Cua-Viet/70025267/157/
              #7
                HongYen 16.04.2008 22:40:23 (permalink)



                Việt Nam trả lại miếng đất quanh Thánh Địa La Vang cho Giáo Hội


                16/04/2008


                Chính quyền địa phương tỉnh Quảng Trị ở Việt Nam thỏa thuận trao trả miếng đất quanh Thánh Địa La Vang. Thông Tấn Xã Thiên Chúa Giáo hôm thứ Tư cho hay miếng đất được trao trả lại này đã bị tịch thâu từ năm 1975 khi người cộng sản chiếm quyền kiểm soát Việt Nam.
                 
                La Vang là một trong những địa điểm quan trọng của Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam. Thánh địa này được xây cất để tưởng nhớ tới sự kiện Đức Mẹ Ðồng Trinh hiện ra năm 1798. Thánh địa này đã được tái thiết vài lần và là một địa điểm hành hương quan trọng của người Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam.
                 
                Theo tin vừa kể, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế - Đức Cha Nguyễn Như Thể - và Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế - Đức Cha Lê Văn Hồng - đã gặp gỡ chính quyền tỉnh Quảng Trị hôm thứ Năm tuần trước.
                Ông Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Trị, nói rằng chính quyền đã quyết định trả lại 52 mẫu đất cho Giáo Hội.
                 
                Trong 58 mẫu đất bị tịch thâu, 6 mẫu vẫn còn thuộc quyền sở hữu của chính quyền. Tuy nhiên, theo ông Chính, giáo hội có thể sử dụng miếng đất này cho các sinh hoạt của mình. Đức cha Lê Văn Hồng đã xác định tin vừa nói trong một văn thư gửi lên Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
                 
                Theo Thông Tấn Xã Thiên Chúa Giáo, phản ứng đối với lời loan báo vừa kể đã không thuần nhất. Một số người tin rằng chính quyền muốn tỏ một thái độ thiện chí trong cuộc đối thoại với Giáo Hội Thiên Chúa Giáo về vấn đề đất đai, trong khi những người khác lại cho rằng hành động này chứng tỏ sự kiện chính quyền quan tâm tới những lợi nhuận mà du khách và khách hành hương có thể mang tới cho vùng này.
                 
                Một số người lại có thái độ nghi ngờ, và họ nhấn mạnh tới sự kiện nhiều hứa hẹn của chính quyền trong quá khứ đã không được thi hành trọn vẹn. Hôm 1 tháng Hai vừa qua, người Thiên Chúa Giáo tại Hà Nội thỏa thuận ngưng các vụ phản kháng trên vùng đất trước kia thuộc Tòa Khâm Sứ khi chính phủ Việt Nam hứa hẹn trả lại tài sản này.
                 
                Tuy nhiên, cho tới nay chưa có một tiến bộ nào trong việc thực thi lời hứa này, và một vài nhân vật tích cực đấu tranh của Thiên Chúa Giáo tại Hà Nội đã lên tiếng kêu gọi mở lại các vụ phản kháng.
                 
                http://www.voanews.com/vietnamese/2008-04-16-voa12.cfm
                #8
                  Chuyển nhanh đến:

                  Thống kê hiện tại

                  Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                  Kiểu:
                  2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9