TỨ ĐẠI THIỀN SƯ NỔI TIẾNG DƯỚI TRIỀU LÝ (1009 - 1225)
venus4t.vns_hnu 20.04.2008 15:40:40 (permalink)
Các bạn thân mến!
Lịch sử phát triển của Phật giáo Việt Nam luôn gắn chặt và song hành cùng những thăng trầm, biến cố của lịch sử dân tộc Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Đã bao nhà sư đức sáng được lịch sử vinh danh vì những cống hiến của họ đối với nhân dân, với dân tộc. trong lịch sử Việt Nam trung đại, dưới triều Lý (1009 - 1225), đã xuất hiện nhiều nhà sư như thế. Dưới đây, mình xin gửi đến các bạn lý lịch và những bài thơ của 04 nhà sư nổi tiếng của đất nước chúng ta (theo mình nghĩ) là: Thiền sư Vạn Hạnh - Không Lộ - Đạo Hạnh và Mãn Giác.
 
                                                 ĐẠI THIỀN SƯ VẠN HẠNH
                                                                   (? – 1018)

Nguyễn Vạn Hạnh tên thực và năm sinh đều chưa rõ, chỉ biết ông là người châu Cổ Pháp (cùng quê với Lý Công Uẩn - Ngọcdiệp87 chú thích thêm), lộ Bắc Giang. Từ nhỏ, ông đã học thông tam giáo (Phật giáo – Nho giáo và Đạo giáo - Ngọcdiệp87 chú thích thêm), đặc biệt rất say mê đạo Phật.
Năm 21 tuổi, ông đi tu ở chùa Lục Tổ, hương Dịch Bảng (nay là Đình Bảng - Ngọcdiệp87 chú thích thêm) và lập thành thế hệ thứ 12 dòng thiền Nam phương. Tuy theo đạo Phật nhưng ông vẫn quan tâm đến những biến cố chính trị, xã hội trong giai đoạn đó. Ông đã góp nhiều ý kiến giúp Lê Đại Hành (980 – 1005) chống giặc ngoại xâm và dựng nước, sau đó lại góp phần giúp Lý Công Uẩn lên ngôi năm 1009 (chính xác là ngày 02 tháng 11 năm Kỷ Dậu, tức là ngày 21 tháng 11 năm 1009 tại kinh đô Hoa Lư – Ninh Bình - Ngọcdiệp87 chú thích thêm). Là một gnười có cái nhìn nhạy bén về thời cuộc như vậy nên trong thời Lê thế kỷ X, ông đã được vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn  - Ngọcdiệp87 chú thích thêm) tôn kính; sang thời nhà Lý, càng được triều đình trọng đại. Lý Thái Tổ (1009 – 1028) đã phong cho ông làm quốc sư (ông được đứng đầu hàng ngũ Tăng quan tham dự triều chính và bàn những vấn đề trọng yếu của đất nước - Ngọcdiệp87 chú thích thêm).
Ông mất ngày 15 tháng 05 năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thuận Thiên thứ IX (tức là ngày 30 tháng 06 năm 1018).
Trong cuộc đời, ông đã để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị nhưng hầu hết trong số đó đã thất truyền (đặc biệt trong thời nước ta bị nhà Minh (Trung Quốc) xâm lược và cai trị). Thông qua khảo cứu của các nhà nghiên cứu Hán Nôm thì những tác phẩm Thiền sư Vạn Hạnh để lại cho chúng ta ngày nay chỉ còn 05 bài thơ, có tính chất những lời sấm ký và lời kệ. Ngoài ra còn có một ít lời phát biểu về thời cuộc.
  
                                                                  
                                                                  TỪ ĐẠO HẠNH 
                                                                         (? – 1117)

Từ Lộ là con của ông Từ Vinh. Ông đã giữ chức Tăng quan đồ án dưới triều Lý, sinh năm nào và quê quán ở đâu đến nay chúng ta chưa rõ, chỉ biết ông trú quan ở hương Yên Lãng (tục gọi là làng Láng)
Theo TULA, ông là nhà sư thuộc thế hệ thứ 12 dòng thiền Nam phương, nhưng qua sử sách, phương pháp tu hành của ông lại gần với phái Mật tông. Ông đi tu ở chàu Thiên Phúc trên núi Phật Tích, châu Quốc Oai. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa biết được hành trạng đích thực của Thiền sư Từ Đạo Hạnh như thế nào. Nhưng theo TULA thì ông từng kết bạn với hai nhà sư là Minh Không và Giác Hải và cả ba người đã tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu về đạo Phật. Có thể nói đây là một trong những nhân vật và giữa truyền thuyết và sự thực khó phân định ranh giới cho minh bạch. Ông mất vào năm Đinh Dậu, niên hiệu Hội Trường Đại Khánh năm thứ tám (tức năm 1117). Hiện những tác phẩm ông để lại cho chúng ta chỉ còn 04 bài thơ.

  

                                                            DƯƠNG KHÔNG LỘ
                                                                       (? – 1119)

Dương Không Lộ, tên thực và năm sinh đều chưa rõ. Người hương Hải Thanh. Tổ tiên vốn làm nghề chài lưới. Đến đời ông mới bỏ nghề ấy đi tu và trở thành thế hệ thư 09 dòng thiền Quang Bích. Từng tu ở các chùa Nghiêm Quang, Chúc Thánh và Hà Trạch.
Ông chuyên tâm nghiên cứu về Thiền tông và Mật tông. Thường ngày cùng Thiền sư Giác Hẩi du ngoạn những nơi danh lam thắng cảnh. Sống giản dị điềm đạm, không màng danh lợi.
Ông đã viên tịch vào ngày 03 tháng 06 năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ 10 đời vua Lý  Nhân Tông (tức ngày 12 tháng 07 năm 1119). Cũng như nhiều nhà sư nổi tiếng khác, ông từng viết nhiều tác phẩm nhưng qua chiến tranh loạn lạc nên tuyệt đại bộ phận những tác phẩm ấy đều đã thất truyền. Ngày nay, các nhà nghiên cứu mới chỉ phát hiện ra 02 bài thơ còn lại của ông mà thôi.

 
                                                             NGUYỄN GIÁC HẢI.
                                                                       (? - ?)
Nguyễn Giác Hải là người hương Hành Thanh, cùng quê với Thiền sư Không Lộ. Năm sinh, năm mất và tên thật của ông đều chưa được biết rõ (chỉ biết pháp danh Giác hải thiền sư!!!). Lúc trẻ, ông làm nghề đánh bắt cá, thường coi thuyền làm nhà, lênh đênh trên sóng nước, ngao du khắp đó đây. Năm 25 tuổi, ông bỏ nghề đánh cá đền ở chùa Hà Trạch, rồi kế thừa thiền sư Không Lộ, trở thành một nhà sư trong thế hệ thứ 10 dòng thiền Quang Bích.
Cũng như Từ Đạo Hạnh và Không lộ, Giác Hải thiền sư là một nhà sư để lại nhiều truyền thuyết lỳ lạ. Nhưng điều có thể biết chắc là các vua nhà Lý đều tỏ lòng kính trọng ông. Vua Lý Nhân Tông (1072 – 1128) rất tin phục xem như bậc thầy. Vua từng làm thơ ca ngợi ông (đó là các bài Tán Giác Hải Thiền sư và bài Thông Huyền đạo nhân) và mỗi khi ra chơi Hải Thanh, bao giờ vua cũng vào chùa thăm ông trước.
Đến đời Lý Thần Tông (1128 – 1137), nhiều lần vua triệu ông vào cung song ông đều lấy cớ già yếu để từ chối. Tác phẩm ông để lại chỉ còn 02 bài thơ.

 (Trích lục theo tác phẩm: Thơ văn Lý - Trần. UBKHXHVN, Viện Văn học. Nxb KHXH - HN, 1977)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.04.2008 15:46:12 bởi ngocdiep87 >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9