ĐẠI THIỀN SƯ VẠN HẠNH
(? – 1018)
01. KÝ ĐỖ NGÂN.
Thổ mộc tương sinh cấn bạn câm (kim),
Vi hà mưu ngã uẩn linh khâm?
Đương thì ngũ uẩn thu tâm tuyệt,
trực chí vị lai bất hận tâm.
Dịch nghĩa:
“Thổ” và “mộc” sinh ra nhau, “cấn” đứng liền với “kim”,
Cớ sao lại chất chứa trong lòng mưu mô hại ta?
Lúc bấy giờ lòng ta buồn bã vô cùng,
Nhưng về sau thì chẳng còn để bụng oán giận.
Dịch thơ: “Kim - cấn” liền đôi như “thổ - mộc”,
Cớ sao toan chước hại nhau ngầm?
Thoạt nghe, bụng tớ “rầu” khôn xiết,
Nhưng thực về sau chẳng bận tâm.
02. KHUYẾN LÝ CÔNG UẨN.
Cận giả phù kiếm thần sấm chi dị, tri Lý thị tráng thinh nhi hưng nghiệp tất hỹ. Kim quan thiên hạ chi tính, Lý tối đa, vô như Thân vệ khoan từ nhân thứ, phả đắc chúng tâm, nhi chưởng ác binh bính giả. Tông chủ vạn dân, xả Thân vệ, kỳ thuỳ đương chi?
Thần niên thất thập hữu dư, nguyện tư tu vật tử dĩ quan đức hoá như hà. Thành thiên tải nhất ngộ chi hạnh dã.
Dịch nghĩa:
Gần đây, tôi thấy lời sấm lạ, biết rằng họ Lý cường thịnh tất đấy nên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ, người họ Lý rất nhiều nhưng không ai bằng Thân vệ, là người khoan từ, nhân thứ, lại được lòng dân chúng, mà binh quyền nắm trong tay. Người đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nổi nữa!
Tôi đã hơn bảy mươi tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết để xem đức hoá của ông thế nào, thực là sự may muôn năm mới gặp một lần.
03. QUỐC TỰ.
Cái tam nguyệt chi nội,
Thân vệ đăng trụ xã tắc,
Lạc trà ấn quốc tự:
Thập khẩu thuỷ thổ khứ,
Ngộ thánh hiệu Thiên Đức.
Dịch nghĩa:
Trong vòng ba tháng nữa,
Thân vệ sẽ lên làm chủ xã tắc,
Lạc trà in chữ “Quốc”,
Đất nước mười người ra đi,
Gặp thánh chúa hiệu là Thiên Đức.
Dịch thơ:
Trong vòng ba tháng nữa,
Thân vệ lên nối ngôi,
Cây đa in chữ “quốc”,
Đất Cổ Pháp này thôi,
Gặp thánh hiệu Thiên Đức.
04. THỊ ĐỆ TỬ.
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô,
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Dịch nghĩa:
Người đời như bóng chớp, có rồi lại không,
Như cây cối, mùa xuân tốt tươi, mùa thhu khô héo,
Mạc cho vận đời dù thịnh hay suy, đừng sợ hãi,
Ví sự thịnh suy [cũng mong manh] như giọt sương dầu ngọn cỏ.
Dịch thơ:
BẢO CÁC ĐỒ ĐỆ.
Thân như bóng chớp, có rồi không
Cây cối xuân tươi, thu não nùng
Mặc cuộc tịnh suy đừng sợ hãi
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông.
TỪ ĐẠO HẠNH (? – 1117)
????
DƯƠNG KHÔNG LỘ (? – 1119)
01. NGÔN HOÀI.
Trạch đăc long xà địa khả cư
Dã tình chung nhật lạc vô dư
Hữu thới trực thượng cô phong đính
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.
Dịch nghĩa:
Chọn được kiểu đất long xà rất hợp, có thể ở được
Tình quê suốt ngày vui không chán
Có lúc lên thẳng đỉnh nói trơ vơ
Kêu dài một tiếng. lạnh cả bầu trời.
Dịch thơ:
TỎ NỖI CÀM HOÀI.
Kiểu đất long xà chọn được nơi
Tình quê lai láng chẳng hề vơi
Có khi xông thẳng lên đầu núi
Một tiếng kêu vang, lạnh cả trời.
02. NGƯ NHÀN.
Vạn lý thanh giang vạn lý thiên
Nhất thôn tang giá nhất thôn yên
Ngư ông thuỵ trước vô nhân hoán
Quá ngọ tinh lai tuyết mãn thuyền
Dịch nghĩa:
Sông xanh muôn dặm, trời muôn dặm
Một xóm dâu gai, một xóm khói mây
Ông chài ngủ say tít không ai gọi
Quá trưa tỉnh dậy, tuyết xuống đầy thuyền
Dịch thơ:
Trời xanh nước biếc muôn trùng
Một thôn sương khói, một vùng dâu đay
Ông chài ngủ tít ai lay
Qua trưa tỉnh dậy, tuyết bay đầy thuyền!
NGUYỄN GIÁC HẢI.
(? - ?)
01. BẤT GIÁC NỮ ĐẦU THẠCH.
Bất giác nữ đầu thạch,
Báo nhĩ tác giả thức,
Nhược vấn Phật cảnh giới,
Long môn tao điểm ngạch.
Dịch nghĩa:
Nào ai biết rằng trong cô gái trẻ trung đã thấy mái đầu bạc;
Nói cho người học đạo hiểu,
Nếu cứ lo tìm hỏi đâu là cõi Phật,
[Thì cũng như cá chép nhàu thì ở] Long môn bị chấm trán mà thôi.
Dịch thơ:
AI BIẾT MÁ ĐÀO BẠC TÓC.
Ai biết má đào mà bạc tóc!
Khuyên người cầu học hiểu cho sâu,
Ví như cõi Phật hoài công hỏi,
Cá vượt Long môn bị điểm đầu.
02. HOA ĐIỆP.
Xuân lai hoa điệp thiện tri thì
Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ
Hoa điệp bản lai giai thị huyễn
Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì
Dịch nghĩa:
Xuân sang hoa và bướm khéo quen với thời tiết
Hoa bướm đều cần phải thích ứng với kỳ hạn của chúng
Nhưng hoa với bướm vốn dĩ đều là hư ảo
Chớ nên bận tâm về hoa với bướm.
Dịch thơ:
Xuân sang hoa bướm khéo quen thì
Bướm liệng hoa cười vẫn đúng kỳ
Nên biết bướm hoa đều huyền ảo
Thấy hoa, mặc bướm, để lòng chi!
(
Trích theo "Thơ văn Lý - Trần. Nxb. KHXH.Hn,1977)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.04.2008 00:46:06 bởi ngocdiep87 >