(URL) KỊCH và các TIỂU PHẨM VĂN XUÔI của PNT
Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 18 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 270 bài trong đề mục
Nhatho_PhamNgocThai 30.04.2008 11:38:10 (permalink)
      PHẠM NGỌC THÁI VỚI CÁC 
       TÁC PHẨM VĂN XUÔI VÀ TIỂU LUẬN 
 
 

      Trong cuộc đời văn học của tôi - Quá trình tham gia các Hội diễn Và những trại sáng tác kịch bản của Hôi nghệ sỹ sân khấu: Tôi có viết một số vở kịch nói ( cả ngắn, vừa và kịch dài ) , hầu hết là chính kịch. Có ít vở kịch ngắn và vừa đã được dàn dựng và diễn: hoặc trong Hội diễn thành phố,diễn trên truyền hình và ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Có vở đã được trại sáng tác Thủ đô xuất bản thành sách. Hiện - Vở kịch dài " Người nhạc trưởng và dàn hợp xướng ", tôi đang xúc tiến giao lưu với các nhà hát kịch... để có dịp được công diễn, ra mắt công chúng.
      Đồng thời trong nhiều năm tham gia hoạt động trên lĩnh vực văn chương, báo chí: Ngoài thơ phú, tôi cũng thường viết những tiểu luận  hoặc bàn về văn học, nhưng chủ yếu là mảng bình thơ.
      Trong mục những tác phẩm văn xuôi này - Phạm Ngọc Thái sẽ đăng xen kẽ giữa kịch bản và những bài viết bình hoặc tiểu luận ấy,  có ý muốn thay đổi khẩu vị để mọi người cùng đọc. Với kịch bản - Nếu những cơ sở nào hoặc các nhà hát ở mọi nơi thấy có thể dàn dựng để công diễn, khi đó xin liên hệ trao đổi trực tiếp với tác giả về việc sử dụng kịch bản... Tôi xin chân thành cảm ơn!
      Chắc rằng phải thời gian khá dài tôi mới đăng hết được các tác phẩm và các bài viết khác của mình: Trong quá trình đăng kịch bản cũng như các tiểu luận bình  - Tôi sẽ mở  phần "mục lục" ở ngay trang đầu của mạng Website này. Đăng đến đâu sẽ ghi rõ vào mục lục đến đấy, để những ai muốn đọc hoặc tham khảo phần nào chỉ cần mở theo số trang... như chỉ dẫn trong mục lục là thấy ngay, cho bạn đọc đỡ mất thì giờ.
      Dù là sáng tác thơ hay kịch cũng như các tiểu phẩm văn xuôi khác, tôi chỉ lấy duy nhất một bí danh - Đó cũng chính là tên thật của mình !... Trừ các bài viết báo kinh tế trong thời gian trước đây ( thì tôi đã sử dụng rất nhiều tên ). Mảng kinh tế này tôi cũng viết khá nhiều, có đến hàng trăm bài và đăng trên các báo trong cả nước. Tuy nhiên, các bài viết kinh tế đó... chỉ có tính chất đề cập nhất thời, nên tôi không cho đăng ở đây.
      Trên mạng website này - Tôi chỉ đăng các tác phẩm hoặc tiểu luận mang tính chất văn học mà thôi.
      Vài lời nói đầu để bạn đọc bốn phương được biết !...
                                        ***************************
Mời đọc bài viết:
Phạm Ngọc Thái có chân dung một nhà thơ tình lớn của dân tộc
                                Được đăng
nhiều website trên thế giới.
     * Trong nước mời đọc qua link sau:                           
                     http://datvietjsc.net.vn/index.php?act=newsdetail&pid=8&cid=52&id=2242
      Hoặc:      http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=19619  
    * Ở Mỹ:           http://www.saimonthidan.com/?c=article&p=7971
    *  Tòa báo Úc Châu:      http://www.namuctuanbao.net/870/truyenNgan/truyenngan_14.php

                                           MỜI ĐỌC THÊM BÀI VIẾT VỀ CHÂN DUNG THI NHÂN
                                                 qua link:
                      http://4phuong.net/ebook/76310147/pham-ngoc-thai-chinh-la-chan-dung-cua-mot-thi-hao.html
                      http://nghiathuc.wordpress.com/2013/10/06/pham-ngoc-thai-chinh-la-chan-dung-cua-mot-thi-hao/ 
 
*  Đăng kịch ngắn "Chuyện ở quán gốc đa" - tr.14 bài thứ tư 
 
* Đăng tiểu thuyết "CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU" Phạm Ngọc Thái
   + Chương II trang 14
            (chương I đã đăng bên HUYỀN THOẠI THI CA - trang 16)  
    + Chương V trang 14 
     + Chương VIII - Tây nguyên đẫm máu (A) - tr.14
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.05.2018 12:38:47 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
#1
    Nhatho_PhamNgocThai 01.05.2008 01:02:54 (permalink)
     



      MỤC LỤC


    1/   Bình luận thi ca:

        THI PHÁP THƠ HÀN MẶC TỬ QUA " Mùa xuân chín "

                                       
                                     ( ngay sau đây, trang đầu của mạng website này ) 

    2/   Bình thơ :
            " Hoa huệ " - Một bài thơ tượng trưng
                                                  của Bế Kiến Quốc
                      ( Cũng ngay ở trang đầu này của mạng )
     
    3/   Một bài thơ bình tán:
           "   Xuân đa tình "
                                 của Nguyễn Anh Biên
                      ( Cũng ở ngay trên trang đầu internet này )

    4/   KỊCH NGẮN một màn - Của Phạm Ngọc Thái
     "   Mối tình hoa hồng bạch  "
                                               
                      ( Mở đầu vở kịch được in ở ngay giữa trang đầu tiên này  )

    5/   Bình luận tác phẩm thi ca - của thi nhân Hàn Mặc Tử và Nữ sỹ Mai Đình:
     
              *   Tập thơ " Đôi hồn " 
                                        &  
                                 Một thiên diễm tình
                                       ( Sang trang 2  - cũng ở trong danh mục này )
                                                   
    6/.       a-   Bình một bài thơ sâu sắc:

     
            
    *   Trước hốc đạn thành Cửa Bắc

                                                                  -  thơ của Chử Văn Long.
                                          ( Trên trang 2 - Cũng ở trong danh mục này )

       b-   Tản văn:



    *  Hà Nội qua thơ của các thi nhân
               ( Bài đăng ở giữa trang 2...  )


    7/   Kịch dài XI cảnh - của Phạm Ngọc Thái:

     
             *  Người nhạc trưởng
            và dàn hợp xướng
                              -   Bắt đầu kịch - Cảnh I và II ở giữa và cuối trang 2...
                                                        sang hết trang 3 ở trong danh mục này.

     

    8/   Bình một bài thơ hay:


    *  " Thành phố của mẹ "  - 
                                    Thơ của Nguyễn Hà

                     (  Đầu trang 4 mạng internet )                   


    9/    Một bài thơ tình nhưng  rất đời:


       *    "  MỘT THẾ CỜ "
    - Thơ NHƯ MẠO


      ( Trang 4 mạng internet )

    10/   Bình một tuyệt tác thi ca:


    *   HÀN MẶC TỬ  Với bài
    " ĐÂY THÔN VỸ DẠ "


                     ( Trang 4 mạng internet - Sửa & đăng lại tr.10)
     

     11/  KỊCH DÀI (6 màn và một cảnh chót)Của Phạm Ngọc Thái:


    *   BẢN ÁN DƯỚI MỒ

    ( Mở đầu kịch từ trang 4 internet đến - cuối trang 5 )


    12/ Bình một bài thơ hay:


    *     BỜ SÔNG VẪN GIÓ - Thơ của Trúc Thông

                   ( cuối trang 5 internet )


    13/   Bình một bài thơ sâu sắc:


    * TRĂNG NỞ NỤ CƯỜI - Thơ của Lê Đình Cánh

                               ( cuối trang 5 internet )


    14/  Bình một bài thơ tri âm và xúc tích:


    * KHÔNG ĐỀ -       Thơ của nhạc sỹ Trần Đức

                      ( cuối trang 5 internet )


    15/   KỊCH VUI NGẮN một màn - Của Phạm Ngọc Thái


    *  BÚN QUẤY TRONG THƠ

    ( Bắt đầu kịch từ cuối tr.5  -  sang tr.6 internet )


    16/    Bình một bài thơ sâu sắc:


    *     VÔ ĐỀ   -    Thơ của Phạm Thái Phương

                 ( Bài đăng trên trang 6 internet )


    17/   Bình bài thơ giàu ý nghĩa hiện thực:


    *  TÂM SỰ MỘT LOÀI CHIM -  Thơ của Như Mạo

                ( Đăng trên trang 6 internet )


    18/     Bình một bài thơ hay:


    *
      NGHĨ LẠI VỀ PAUXTỐPKY   - Thơ  Bằng Việt

              ( Đăng trên trang 6 internet )


    19/   KỊCH NGẮN MỘT MÀN   -  Của Phạm Ngọc Thái


    *     NHỮNG VỊ KHÁCH QUỐC TẾ

             ( Bắt đầu kịch từ tr.6 internet đến......)
     

    20/    BÌNH LUẬN VỀ MỘT CHÂN DUNG THƠ:


    *    MỘT DÁNG THƠ QUÊ  - (về nhà thơ Vũ Xuân Hoát)

       (Đăng cuối trang 6 đầu trang 7 internet )


    21/    BÌNH MỘT BÀI THƠ TỰ THÁN:


    *      KIẾP XƯA       - Thơ Chử Văn Long

                    ( trang 7 internet )


    22/   BÌNH LUẬN TÁC PHẨM THI CA:


       * Đọc "Nheo mắt nhìn thế giới" - của Bằng Việt

                 (trang 7 internet)


    23/    BÌNH LUẬN VỀ THI PHÁP THƠ:


    *   BÀN VỀ THI PHÁP THƠ HÀN MẶC TỬ
            QUA "MÙA XUÂN CHÍN"


      ( Bài này tác giả sửa lại từ bài đã in trên trang đầu danh mục này
       để đăng trong Tuần báo Văn nghệ của HNVVN vào những số tới )
                     - Ở cuối trang 7 internet


    24/    BÌNH BÀI THƠ HAY:


    *   NGHE TIẾNG CUỐC KÊU   -
      Thơ Hữu Thỉnh

                        
    (cuối trang 7 internet)


    25/    bình một bài thơ tình da diết máu tim:


    *   CẢ MỘT TRỜI MƯA
        NGHIÊNG XUỐNG EM  - 
    Thơ Phạm Đức

                  (cuối trang 7 internet)

    26/    Truyện ngắn:

    *   NGƯỜI THIẾU PHỤ SÔNG HƯƠNG

                 (trang 7 & 8 internet)

    27/    Bình luận:


    *    ĐỌC THƠ BÙI VIỆT MỸ

                (trang 8 internet)


    29/    Tản văn:


    *  HUYỀN THOẠI DU LỊCH HỒ NÚI CỐC


                         (trang 8 internet)

    30/     Nhâm nhi một bài thơ trữ tình:

    *   DẠO XUÂN BÊN HỒ GƯƠM 
      Thơ Như Mạo

                             (trang 8)


    31/   Bình thơ:
     
    *    TẢN MẠN                       - Thơ Lê Bá Duy

                         (cuối tr.9)





    ***************************************************************************




                                         DƯỚI ĐÂY LÀ HAI "ĐƠN PHẢN BÁC"
                                 CỦA PNT LÊN BAN CHẤP HÀNH HNVVN
     





                                                      

                                               Nhà thơ PHẠM NGỌC THÁI                                                        
                                                                Lên án những gian tà



      Sau khi tôi cho xuất bản tập thơ RUNG ĐỘNG TRÁI TIM & biếu tặng –  Tôi  hỏi về sự nhận xét tác phẩm?
      - Trong  một sáng mùa xuân, dưới mái hiên của HNV ( tại 9 Nguyễn Đình Chiểu HN), chính ông Hữu Thỉnh - Chủ tịch HNVVN đã phát biểu:
          -    Anh vĩ đại rồi! 
     
           Nhà văn Cao Tiến Lê khen hết lời.   
        Còn nhà thơ Lê Đình Cánh thì đánh giá: Phạm Ngọc Thái đã đi trước các nhà thơ đương đại của HNVVN 4-50 năm!


          Người bạn thơ Nguyễn Quang Thiều của tôi cũng ca ngợi: Tập thơ rất tuyệt!
        Nhà thơ đồng thời là nhà bình luận "Chân dung & đối thoại" Trần Đăng Khoa từng phát biểu:

              "Phạm Ngọc Thái - Một thiên tài cô độc!".

       Vào một buổi cùng ngồi uống bia, nhà thơ Bằng Việt (Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thủ đô) đã nói với tôi: "Đúng là anh có cả một thế giới thơ riêng! Nhưng... số anh không may!". 

           Không may có nghĩa là sao? Là sẽ có nhiều kẻ ghen ghét,đố kỵ... tìm cách dìm lấp chăng? - Thế thì phải mượn cụ Nguyễn Du một câu thơ mà chiêm nghiệm rằng:
                         Chữ tài đi với chữ tai một vần
     
          Hay là, phải ngửa mặt lên trời mà than như Tố Như:
     
                         Bất tri tam bách dư niên hậu
                         Thiên hạ hà nhân…”có khóc ta”?...
          Nhưng anh Bằng Việt là ai nhỉ? Cũng một tầm bậc có tên tuổi đương thời. Trong lĩnh vực báo chí, văn chương... quyền hạn có kém gì Hữu Thỉnh? Thế đấy!...

          Chẳng thế mà nhà thơ Chử Văn Long - Khi tôi chuẩn bị cho xuất bản tập thơ “Rung động trái tim” ấy, anh nói: “Ông cẩn thận, kẻo chúng hơi hóng biết được... chúng sẽ đâm chọc với NXB, sẽ phá - Ông khó mà xuất bản”!
         Tôi đã phải lẳng lặng mà làm... cho đến khi tập thơ xuất bản trót lọt xong rồi! Cầm tập thơ rất đẹp trên tay tôi biếu, anh phải thốt lên : Đúng là... thượng đế đã không cắt hết đường ai!

         Tôi bảo: Đúng thế - Trời hại thì mới sợ, chứ... người hại thì không sợ!
      Để rồi xem mây mù có thể che lấp được bầu trời mãi hay không?
                      

          Sau đây là nguyên văn hai bản thông cáo - Có tính chất phê phán đối với những người thừa hành nhiệm vụ:


    ___________________________________________________________________________________________



                                                                                                                                                                                     
     

                                                   
              
                                         Gửi ông:         Hữu Thỉnh
                                                               Chủ tịch  HNVVN
                                         
     Cùng Ban chấp hành HNVVN




     
                                                                               
                                           Hữu Thỉnh - Chủ tịch HNVVN     



        ĐƠN PHẢN BÁC LÊN BAN CHẤP HÀNH HNVVN  (II)



       Sau đơn phản bác (ĐPB) đầu tiên tôi đã gửi tới các ông, các Viện và trong Hội Văn học  từ ngày 15/1/2010 – Trong ĐPB.II này, tôi không nói lại cái việc mà các ông cùng ban bệ đã có dã tâm, cố tình dìm lấp tôi!...mà chỉ muốn nhắc với các ông một số điểm như sau:

    1/-    Nếu các ông gạt bỏ được sự vị kỷ, nhỏ mọn của con người:

         Có tổ chức đánh giá tập thơ Rung động trái tim (RĐTT),  tôi đã cho xuất bản tại NXB Thanh niên 2009 vừa qua -  Tôi tin:  sự vô giá của tập thơ sẽ không còn chỉ của riêng tôi, mà nó sẽ là tài sản của cả nền văn học quốc gia.


    Tôi xin khẳng định lại: Tập thơ RĐTT không chỉ là một tập thơ sâu sắc và tầm vóc nhất so với hàng nghìn các tập thơ đã xuất bản từ 1975 đến nay, mà nó còn là một tập thơ hay, độc đáo của cả nghìn năm văn hiến Thăng Long.


    Thì trong Lễ kỷ niệm nghìn năm Thăng Long, đó chẳng phải là thành quả quí báu của nền thi ca đối với nước non hay sao? Trong đó các ông là những người lãnh đạo, cầm cân nẩy mực… vừa tỏ ra cao thượng và có trách nhiệm, chí ít cũng của một giai đoạn thơ ca trong đương đại nước nhà. Đằng này các ông chỉ giỏi kiếm bổng lộc quốc gia - Chỉ sợ PNT này vượt lên trên mặt, tức là vượt lên trên chân dung các ông!


    2/-  Các ông định cứ lơ đi ư? Các ông định tâm “để lâu cứt trâu sẽ hoá bùn” ư?

            Nếu các ông tìm mọi cách để phủ nhận, bới móc hay thoá mạ lên các tình thơ trong tập RĐTT – Thì đồng thời cũng chính là dịp cho mọi người sẽ xô vào để  đọc, nghiền ngẫm và thưởng thức… lập tức thế giới bên trong các tình thơ của tôi sẽ trở nên bất hủ, kỳ diệu ngay!.... Đó là nguyên lý của loại thơ tồn tại, thơ hay và sâu sắc điển hình của tập thơ RĐTT. Trong Tuyển thơ đại bàng (TTĐB) của tôi có đến cả trăm bài tôi đã đạt được sự viên mãn như thế!

    Như tôi đã nói trong ĐPB.I ( xin xem lại - có lưu kèm theo với văn bản này), rằng: Tập thơ RĐTT dám nói là có thể đem so sánh với tầm vóc thơ bà Hồ Xuân Hương, một trong ba thi hào dân tộc của nước nhà.  Đấy, tập thơ tôi đang cho công bố: ai cũng có thể đọc và phán xét nó, ai cũng có thể cào xé hoặc bôi xấu nó - xem có thể dập vùi nổi nó không?    

           Tập thơ “Rung động trái tim” chính gốc đẹp và dầy 200 trang đã được xuất bản ấy (chứ không phải là tập thơ mỏng nhỏ tôi trích ra, photo ít bài quảng bá) - Riêng các nhà lý luận phê bình hay các nhà thơ sáng tác và nghiên cứu văn học  thì PNT xin biếu tặng, còn với quảng đại văn nghệ sỹ và công chúng… tác giả có thể bán rộng rãi cho mọi người để còn có khả năng mà tái bản tiếp – Ai muốn mua liên hệ với nhà thơ qua ĐT  01683024194,  Email phamngocthai48@yahoo.com.vn, gửi thư  hoặc đáo qua thăm nhà.


    3/-     Vào mùa thu năm Giáp Thân (2004) tôi đã gửi tới ông Hữu Thỉnh cùng ba Viện một bức thông điệp dưới dạng viết ngỏ -  

          Hồi đó còn gọi ông là Tổng thư ký Ban chấp hành HNVVN.  Trong bức thông điệp đó có đoạn tôi đã viết:

    “  … Nhìn chung TTĐB của tôi là loại thơ muôn tuổi, thứ thơ thuộc ngôn ngữ thi ca triết học. Rất nhiều các bài thơ hay hoặc khá hay vào hàng đẳng cấp, thơ của mọi thời đại. Từ thơ tình tới thơ đời tuy chắt ra từ trong đời riêng tác giả, nhưng đều mang nỗi nhân quần thế thái, tính xã hội sâu xa…”.

    Và tôi còn nhấn mạnh:

    “ Tôi xin sẵn sàng diễn trình: đọc thơ, bình luận và phân tích - về TTĐB nói chung (cụ thể là với tập thơ RĐTT này mà tôi tin là  đã đạt đến đỉnh thi sơn), trên cơ sở những bài thơ hay và kiệt tác - Trước tất cả các nhà văn, nhà thơ, các nhà lý luận phê bình, các tiến sỹ, giáo sư, thạc sỹ hay các viện sỹ văn học trong toàn quốc, trên đại sảnh của HNVVN… bằng phong cách tuỳ hứng của một thi nhân!”.

    Hôm nay tôi vẫn xin nhắc lại với các ông điều đó.


    4/-     Cũng trong bức Thông điệp năm Giáp thân ấy có đoạn tôi đã viết:  

       “ Khi xưa Hàn Mặc Tử vì lâm bệnh hiểm nghèo đã mất sớm ở Gành Ráng, lúc đó thi nhân cũng chỉ mới xuất bản được một tập Gái quê – Ông Trần Thanh Mại là một nhà nghiên cứu lý luận văn học ở Huế, đã lên tận nơi mà thi nhân tạ thế, thu lượm từng trang bản thảo viết tay, lúc sống thi nhân đã sáng tác bị vương vãi trong dân. Để sau này (vào năm 1988) – Nhà thơ Chế Lan Viên (CLV) đã biên tập trọn vẹn “Tuyển thơ Hàn Mặc Tử” và xuất bản cho Người, cũng lưu giữ lại cho nền văn học của nước non.

    Trong lời đề tựa cho tuyển thơ, chính CLV đã từng đánh giá: Hàn Mặc Tử (HMT), anh là ai? – Ông đã khẳng định: Mai sau, những cái tầm thường mực thước biến tan đi không còn nữa, và còn lại của cái thời kỳ này, một chút gì đáng kể đó là HMT!... Và lời tiên tri của ông đã đúng, HMT chính là một thi nhân lớn nhất thời tiền chiến”!

    Còn các ông diễn văn và miệng nói thì có vẻ nhân văn đấy, mặc dù làm việc quốc gia… nhưng tấm lòng và trái tim nhân đạo thì chưa bằng một nhà văn như Trần Thanh Mại của thời kỳ thực dân, phong kiến cũ.


    5/-  Tôi đã định tìm cách gửi tập thơ Rung động trái tim đi thế giới để tham dự giải Nobel!

         Nhưng khó khăn lớn nhất chính là công việc dịch thuật ra tiếng nước ngoài. Hơn nữa, vấn đề dịch thơ nó đòi hỏi không chỉ ngoại ngữ giỏi mà trình độ chuyên nghiệp dịch tác phẩm văn học phải cao nữa.

        Nếu được HNV với tư cách quốc gia đứng ra đảm nhận việc đó, thì chắc không phải là việc quá khó. Nhất là vừa qua (vào ngày 5/1/2010) ông Hữu Thỉnh có tham gia một Hội nghị mang tính Quốc tế để mở rộng việc giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài - gồm các nhà văn, nhà thơ và các dịch giả từ 32 nước trên thế giới đến nước ta – Tôi thiết nghĩ: Một tập thơ với giá trị như tập RĐTT, có lẽ cũng xứng đáng để được HNV quan tâm làm điều đó.

    Ở Ấn Độ - Đại thi hào Tagore,  chẳng phải Người đã được giải Nobel cũng chỉ bằng tập thơ Lời dâng đó thôi!


    6/-  Tôi viết tiếp ĐPB (II) này còn mang theo mục đích:

      Mai sau khi lịch sử nghiên cứu về tôi sẽ hiểu sâu sắc hơn – Nhà thơ đã phải sống trong một đương đại mà những chân dung thi ca của ta hạn chế thế nào? Nhất là thực chất khuôn mặt thật của những người cầm cân nẩy mực trong HNV đối với  nền thi ca đó như các ông… thì lòng dạ, tâm địa đã cư xử với Người ra sao?

    Nói đi rồi nói lại: Đại thi hào Uýt-Man nước Mỹ trong buổi đương thời, Người chẳng cũng đã từng phải chịu cảnh dập vùi, thoá mạ của bao phường văn sỹ nhỏ nhen đó hay sao?... Những tầm bậc siêu nhân thường phải gánh chịu “nợ đời”, chẳng phải chỉ riêng tôi!


         Hoài Thanh đã từng viết trong Thi nhân Việt Nam, khi Người bình bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên rằng: Một thiên kiệt tác, một bài thơ hay cũng đủ để lưu danh!... Huống chi cả tập thơ RĐTT dám nói là trang trọng và bất hủ, có cả chục bài thơ hay và kiệt tác – Tôi tin rằng: Rồi đây, cùng với bao nhiêu thiên tuyệt tác nữa trong Tuyển thơ đại bàng của tôi lần lượt được xuất bản, nó có khả năng để tạo nên cả một “vạn lý trường thành” của thi ca mà sừng sững đến muôn năm.


                                                                          Viết tại đất Thăng Long
                                                                          Mùa xuân năm Canh Dần
                                                                                NGƯỜI PHẢN BÁC

     
                                                                        (Đã ký)
     
     
                                                                                       

                                                          PHẠM NGỌC THÁI

     

    *     Sao gửi đến ba Viện và lưu vào lịch sử

      


    _______________________________________________________________________________                                                                    


                                                           

                                        Gửi:   Ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn
                                               Cùng Ban chấp hành HNVVN

                     Đồng gửi:    Vũ Quần Phương
                                          Chủ tịch Hội đồng thơ HNVVN (K.VII)



                                        
                                                      
                                      Chủ tịch Hội đồng thơ HNVVN (K.VII)   
                                                 Vũ Quần Phương



      ĐƠN PHẢN BÁC LÊN BAN CHẤP HÀNH HNVVN  (I)

        Tôi - Nhà thơ Phạm Ngọc Thái, hiện trú ngụ tại ngõ 194 (số 34), phố Quán Thánh, Hà Nội.

    A- PHẢN BÁC I
    /.

      Việc làm thiếu trong sáng, thuộc vào nhân cách, đạo đức (của ban bệ nào, hay do các ông chỉ đạo thì tôi không biết?) - Theo như cách xử sự mà tôi nhìn nhận trong những năm tháng qua, tôi cho rằng rất thiếu trách nhiệm và cả nhân tâm đối với một nhà thơ như tôi. Như đã cố tình dìm lấp trong đợt xét duyệt vừa qua, nhằm gạt bỏ người xin vào Hội. Tôi chỉ biết rằng trong hàng trăm nhà thơ xin vào HNVVN năm 2009 này đều có danh sách (xem công bố của HNV trên mạng internet), riêng tôi bị ỉm đi. Cá nhân tôi nhận định: Đó là một sự hèn kém, thậm chí là thiếu liêm sỉ của những người có cương vị  trong công tác văn học (riêng về thơ ca). Sự chưa được nhân đức đó không thể chấp nhận được.

    B-  PHẢN BÁC II/.  


          Thực tình, do tâm dạ luôn muốn hướng tới lòng nhân hòa của con người, dẫu có tồi tệ hơn thế  tôi cũng sẽ chỉ chép miệng bỏ qua - Nhưng với tôi, các ông tư cách là những người có trách nhiệm quốc gia,  tâm linh, tình cảm cùng khát vọng là nhà thơ với nhau. Tất nhiên là số vận của các ông thì đã được hưởng bổng lộc quá nhiều, chứ không "chó ăn đá , gà ăn sỏi" như tôi - làm như thế... thì có lẽ là nhỏ mọn. Để tự cứu mình tôi buộc lòng phải lên án! Như nhạc sĩ Phạm Tuyên đã có lần nói với tôi: "Phải tự cứu mình thôi, Thái ạ!".

    Đi vào ngay việc cụ thể, tôi xin nói về chân dung thơ tôi! Như trong lá đơn gửi Hội nhà văn (do nhà thơ Bằng việt và anh Phạm Đức giới thiệu), tôi đã viết - Đến nay tôi đã cho xuất bản 3 tập

    -    Có một khoảng trời, NXB Hà Nội 1990.
    -   Người đàn bà trắng, NXB Thanh niên 1994.
    Rung động trái tim, NXB Thanh niên 2009.

    Tôi xin tập trung nói về "Rung động trái tim", là tập thơ tôi mới cho xuất bản trong năm 2009 vừa rồi. Vì trên giấy tờ, tôi nói thẳng ngay vào những ý chủ chốt - Còn tất cả những gì cần hỏi... khi các ông hay là Ban chấp hành HNV tổ chức: cần gì tôi sẽ giải thích, thích gì tôi sẽ chiều.


                 1/- "Rung động trái tim" (RĐTT) là một tập thơ hay hiếm có:

      Độc đáo và thi phẩm có giá trị tầm vóc cao đối với thi ca hiện đại nói riêng, cũng như của nền thi ca trong nghìn năm văn hiến Thăng Long nói chung.


    -  Về độ dày của tập thơ là 200 trang, số lượng bài thơ thì ngót 50 bài. Nghĩa là,  số lượng bài thơ đã xuất bản trong tập ấy cũng tương đương với số bài thơ (cũng gần 50 bài) của bà Hồ Xuân Hương (HXH) để lại cho đời. Sở dĩ tôi dẫn chứng cụ thể với HXH là để nói rằng: Về độ hay và tầm vóc trong chân dung tập thơ RĐTT của Phạm Ngọc Thái (PNT) - chưa dám nói là vượt lên trên chân dung thơ HXH, nhưng HXH cũng chưa dễ gì đã vượt qua nổi chân dung tập thơ của tôi! Mà HXH là ai,  thì các ông đã biết: Bà là một trong ba thi hào dân tộc! ( xem trong tuyển văn luận "Ba thi hào dân tộc" của Xuân Diệu - NXB Văn học) - Tại sao tôi dám nói như thế?

    a/-   Tập thơ RĐTT của tôi cơ bản là thuộc loại thơ trường cửu

    Thơ tồn tại qua mọi thời đại. Số bài thơ đạt khá hay trở lên cũng nhiều.


    Nhưng thế nào mới được gọi là thơ hay? Tôi đưa ra đây vài ví dụ cụ thể:  Trước hết đó phải là loại thơ của mọi thời đại như:  Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Điếu thu của Nguyễn Khuyến, Hai sắc hoa ti-gôn của TTKH , Mùa xuân chín - Đây thôn Vĩ Dạ - Bẽn lẽ của Hàn Mặc Tử v.v... và như thế mới được gọi là thơ hay! Những từ "thơ hay" tôi dùng trong văn bản này đều phải có ý nghĩa và tầm vóc tương đương nhất định với những bài thơ danh giá, trường cửu đó. Theo con mắt thơ của tôi: trong những nhà thơ lớn thời tiền chiến, Hàn Mặc Tử là nhà thơ lớn nhất - Ông có 3 bài thực sự được gọi là thơ hay như tôi đã điểm trên. Huy Cận được một bài Tràng Giang (chưa thật hay bằng 3 bài thơ của HMT), mới vào loại khá hay và cũng chỉ một bài đó mà thôi...

    Thế mà chỉ riêng trong tập thơ RĐTT : Số lượng bài thơ hay đã khoảng chục bài, nếu kể từ khá hay trở lên thì phải trên đôi chục bài - Nghĩa là, chỉ tính riêng những bài thơ hay trong tập  tôi đã vượt gấp 3 lần thơ hay của thi nhân HMT, là nhà thơ lớn nhất thời tiền chiến. Trong đó ít bài còn có giá trị của những kiệt tác, tôi đã đạt đỉnh thi sơn cao hơn ông!

    Tập thơ RĐTT tôi đã cho xuất bản rồi, còn đó ! Những bài thơ đó sẽ còn tồn tại mãi với đời. Không thể phủ lấp, dập vùi được! Cứ càng đọc, càng đào xới lên... càng sâu sắc, càng hay. Cho nên có thể nói rằng: Tập thơ RĐTT là một thi phẩm có chân dung loại cao, chí ít cũng sánh với tầm vóc của chân dung thơ HXH.

    b/ Tôi xin đặt giải và thách đố:

    Nếu có ai đưa ra được một dẫn chứng cụ thể trong hàng nghìn, hàng vạn các tập thơ của các nhà thơ đương đại đã được xuất bản từ năm 1975 đến nay, kể cả các tập thơ đã từng được giải nhất của HNV, hoặc do có điều kiện tốt đẹp nào đó mà đã được nhận giải quốc tế (nhưng không được lấy đó làm căn cứ xác định) - Nếu có một tập thơ nào đạt giá trị hay và tầm vóc cao hơn tập thơ RĐTT  của tôi - Thì PNT xin biếu người đó 5 triệu! Tuy nhiên người ấy  phải có bình luận, phân tích trên báo chí rằng: Tập thơ đó cụ thể bao nhiêu bài thơ hay - là những bài nào? Về độ viên mãn và hoàn bích cụ thể của từng bài thơ như thế nào? Đó có phải là những bài thơ có khả năng đạt giá trị bất hủ, thơ của mọi thời đại không?

    Dám nói là sẽ không thể có một tập thơ nào XB từ năm 1975 đến nay tầm vóc cao được như thế đâu!

    Bởi lẽ, nếu có một nhà thơ nào đó sáng tác được một tập thơ hay và cao hơn tập RĐTT, tôi cam đoan chắc chắn người đó sẽ trở thành đại thi hào!... Và dám nói, kể cả kẻ có con mắt nhìn ra giá trị của tập thơ đó  phải là một thiên tài... có khả năng thẩm định thi ca ít nhất cũng cỡ Hoài Thanh - Người đã từng làm nên một Tuyển "Thi nhân Việt Nam" bất hủ, truyền đời.

     
      2/-   Tại sao lại nói: Phạm Ngọc Thái sẽ là nhà thơ vĩ đại nhất VN !?

        Nói "sẽ là" có nghĩa: rồi trước sau thời đại, cũng như lịch sử sẽ xác nhận như thế!

    Với Tuyển Thơ Đại Bàng 500 bài mà tôi đã cho công bố toàn bộ (kể cả lời bình) trên mạng internet, qua Web. của Việt Nam Thư quán (vnthuquan.net - Trang Diễn đàn - Danh mục Tác giả người Việt).

    Tôi cũng đã rút ra một số lớn gần 400 bài, đóng tuyển cẩn thận, gọi là: Quyển I - Tuyển thơ đại bàng! Để gửi biếu một số nhà thơ như: Ông Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương, Bằng Việt, Trần Đăng Khoa... GS. Mã Giáng Lân, đồng thời gửi biếu lưu ở Viện Văn học VN, Hội nhà văn VN, Khoa văn trường Đại học Nhân văn Quốc gia v.v...

    Tôi từng nói với Trần Đăng Khoa rằng, tôi thường lấy Nguyễn Du để so sánh với chân dung thơ của mình - Thực ra tôi tin, là tôi đã vượt qua Nguyễn Du rồi!...

    Nguyễn Du vĩ đại thật, Người là thánh thơ thật ( với Kiều, thể thơ lục bát... còn tôi cũng như Chế Lan Viên, thuộc loại thơ tự do hiện đại) - Nhưng lịch sử thi ca không phải cứ đến Nguyễn Du là dừng lại? Nếu cứ cho rằng: Tôi đã vượt qua Nguyễn Du đi, thì "Hậu sinh khả úy"... điều đó cũng có gì là trái với tự nhiên đâu! Sở dĩ tôi dám nhận định như vậy,,, cứ biết thế đã, để rồi lịch sử sẽ phán xét. Nhưng có thể đưa ra vài nhận định được tóm tắt cơ bản như sau:


    a/.  Ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở Kiều của Nguyễn Du

    Chính nằm trong nỗi kiếp đoạn trường, theo thuyết bản mệnh của Kinh Phật - Đời sống, Thế giới có thiên mệnh! Con người có bản mệnh!

     
    Song, Vũ trụ và Cuộc sống có cả duy tâm lẫn duy vật. Nghĩa là, tuy duy vật chưa thắng và cũng không thắng được duy tâm!... Nhưng vẫn có  "nhân thắng thiên", như thế giới có cả vô thần cùng hữu thần. Tình yêu và cuộc sống, xã hội... luôn chứa chất tính triết học đa dạng và rất sinh động! Chính trong Tuyển thơ của tôi, nhất là trong các bài thơ hay đã chứa bọc được cả thế giới trong nó mà tạo thành vũ trụ thơ ca - Chứ nó không hạn hẹp ở một chủ thuyết cố định. Nghĩa là thi phẩm phản ảnh tất cả những gì của thế giới đã có với tình yêu và cuộc sống con người!

      b/.   Trong Tuyển thơ Đại Bàng 500 bài đó -

    Số lượng các bài thơ hay và kiệt tác hàng chục, nhất là nếu tính từ các bài thơ sâu sắc, khá hay trở lên - Tôi đã đạt được đến mức độ khổng lồ hàng trăm. Cũng như tôi đã nói: Nó đã tạo nên tầm vóc của một vũ trụ thi ca! Lịch sử của nghìn năm văn hiến Thăng Long, chưa từng có một thi nhân nào đạt được nhiều thơ hay và kiệt tác như thế! Còn nghìn năm sau có hay không, thì tôi không biết?

    "Kiều" của Nguyễn Du bất hủ thật, hay thật, vĩ đại lắm!...nhưng tác phẩm của Người chưa mang tính của một vũ trụ thi ca.


    c/.   Về nghệ thuật :

    Kiều của Nguyễn Du viết theo thể lục bát - Thơ Đường, dĩ nhiên đạt độ mẫu mực, hay tuyệt vời! Ông là một Đại thi hào.

    Còn thơ tôi, thuộc loại thơ tự do hiện đại:  Một số lượng thơ không nhỏ, tôi đã  hòa quyện giữa sự  sâu sắc của dòng thơ cổ phương Đông - Với các trường phái thơ lãng mạn, tượng trưng và cả siêu thực... của thơ hiện đại thế giới - Làm nên rất nhiều các bài thơ hay và kiệt tác!

    Hiện nay tập thơ Rung động trái tim do NXB Thanh niên 2009 ấn hành, tôi vẫn dành một số tập. Các nhà thơ sáng tác và nghiên cứu văn học, các nhà lý luận, phê bình, cũng như các Hội văn học tỉnh, thành trong nước - Nếu muốn tham khảo có thể liên hệ, gặp gỡ -  tác giả xin biếu tặng.


                                                                          Viết tại đất Thăng Long
                                                                                Ngày 15/1/2010
                                                                                  NGƯỜI PHẢN BÁC
                                                             (Đã ký)





                                                        PHẠM NGỌC THÁI



    *   Sao gửi đến ba Viện: Viện Văn học VN, Viện Ngôn ngữ học
       Quốc gia, và Viện Văn hóa dân gian- để biết.

    *  Văn bản này sẽ được công bố rộng rãi trong Hội văn học
      và lưu lại cho lịch sử mai sau xem xét.


    < Sửa đổi bởi: Nhatho_PhamNgocThai -- 24.9.2010 0:09:15 >

    ***********************************************************************************
      ********************************************************************

                        Ai muốn đọc tập thơ RUNG ĐỘNG TRÁI TIM
                                     rất hay của PNT

                                  Nhấp chuột vào Link dưới đây:
                              http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=625782


                          

    <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.03.2012 11:16:22 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
    #2
      Nhatho_PhamNgocThai 01.05.2008 12:57:54 (permalink)
       








                                   THI PHÁP THƠ HÀN MẶC TỬ
                                       QUA "MÙA XUÂN CHÍN"



                                                                                            PHẠM NGỌC THÁI


      Trong làn nắng ửng khói mơ tan
      Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
      Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
      Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang.

      Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
      Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
      - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
      Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...

      Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
      Hổn hển như lời của nước mây...
      Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
      Nghe ra ý vị và thơ ngây...

      Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
      Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.
      - Chị ấy năm nay còn gánh thóc
      Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?

       
                                   Hàn Mặc Tử
       

            " Mùa xuân chín " được rút ra từ trong thơ điên của Hàn Mặc Tử ( đề mục Hương Thơm ). Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh có nhận xét bao quát về mảng Hương Thơm này như sau: " Ta bắt đầu bước vào một nơi ánh trăng, ánh nắng, tình yêu và cả người yêu đều như muốn biến ra hương khói... ". Nhưng đã xem Mùa Xuân Chín ta thấy chẳng những thơ không điên, lòng thi nhân thanh tao, cõi hồn lại siêu thoát. Tựa thể ông đang ngồi thụ cảnh thiên thai của bậc khách tiên sa. Mạch thơ cũng tách bạch ra khỏi hẳn cõi sao trăng, ảo tình sương khói ấy.

                     Trong làn nắng ửng khói mơ tan
                      Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.

          
      Đây hẳn là những mái nhà đã được lợp bằng rạ vẫn còn mới ở thôn quê. Bởi những sắc màu của rơm rạ còn ánh lên lấm tấm vàng, dưới làn nắng sớm ban mai. Cảnh thơ như bức gấm thêu, đây đó vấn vương vài làn sương mỏng. Toát lên tấm tình của thi nhân với nơi thôn dã rất thân thiết. Đến hai câu sau đó:


                     Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
                      Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang.
       
          "... tà áo biếc "
      ở đây để chỉ cái dáng xanh mềm mại của giàn thiên lý, khi gió thổi qua giàn mới phát ra tiếng kêu " sột soạt ". Nếu gió thổi ngoài trời: gió nhẹ thì hiu hiu, vi vút... Gió to sẽ rít lên... ào... ào...


           Lại phân tích thêm về hai tiếng kêu " sột soạt " - Cũng chưa hẳn là tiếng gió khi thổi qua giàn thiên lý đã phát ra? Vì giống lý lá nhỏ, âm điệu chỉ reo... reo... thôi. Hai tiếng " sột soạt " ấy cảm giác như tiếng của những tấm áo cảnh mỏng , mặc hơi căng... cọ mài lên da thịt của các nàng thôn nữ xa xa đang đi tới, mà phát ra vậy. Gió lùa hất tà áo của các nàng lên, để hở những làn da trắng mịn màng, thơm tho... Cảm giác ấy đã dấy lên trong cảm súc của thi nhân, để vận vào tả cảnh giàn cây. Chất thơ " hơi da thịt " này cũng thường có trong thi nhân Hàn Mặc Tử (HMT)! Bởi vậy, ngay chỉ ở trong câu thứ ba: các hình tượng thơ miêu tả, nhưng lại đầy cảm giác tình ái đã được bật ra - Nào thì " gió trêu "; âm thanh lại kêu " sột soạt "; còn giàn thiên lý thì được ví như tà áo biếc... Thành thử, thơ tả cảnh mà sống động lạ kỳ.


           Tất cả những hình ảnh: nắng ửng, khói mơ, mái nhà tranh lấm tấm vàng, thiên lý và gió... Những cảnh ấy hòa hợp, được khoác lên chiếc áo tân thanh của mùa xuân - mà tạo thành " bóng xuân sang ". Sang đoạn thơ thứ hai:

       
                     Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.


          
      "cỏ" gặp gió lượn thành sóng... nghĩa là cỏ mọc đã hơi cao. Ở đây ta liên tưởng tới một câu thơ của cụ Nguyễn Du:


                      Cỏ non xanh rợn chân trời


           "xanh rợn"
      là cỏ mới chỉ mọc nhú, lún phún... Nhưng cả một miền cỏ dầy, phẳng xa hút non mướt ấy đã tạo nên một độ sắc gai người, tựa thể sờ vào có thể đứt tay. Còn " Sóng cỏ xanh tươi..." trong câu thơ HMT : Tuy cỏ vẫn còn non, nhưng màu xanh đã có phần mướt mát, lả lướt chỉ để "... gợn tới trời " chứ không " rợn" như trong thơ của cụ Nguyễn Du. Vậy là, tuy cũng tả về miền cỏ hút đến chân trời... nhưng miền cỏ trong thơ HMT vẫn mang sắc thái riêng, nếu không câu thơ của ông đã chết dưới câu thơ của cụ Nguyễn Du rồi.

       
                     Bao cô thôn nữ hát trên đồi;

                      - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy:
                      Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...


         
      Một mảng đời sống hiện thực dân gian đã tràn vào trong bức tranh tả cảnh mùa xuân của ông: rằng, ngày mai trong đám xuân xanh ấy... có kẻ lấy chồng, theo chồng - sẽ không còn có cảnh vô tư, nhàn nhã mà đi dạo mùa xuân như thế nữa!... Ý nói: "... bỏ cuộc chơi", nhưng câu thơ chưa hẳn đã phải là tiếc nuối cho cô thôn nữ đó, mà chính là lòng thi nhân đang nuối cảm? Bộc lộ một tâm trạng bâng khuâng, nỗi niềm hiu hắt, có phần hơi xa xót bản thân. Bệnh tật đã không cho phép ông được hưởng cái hạnh phúc đời thường rất dân gian ấy ! Chẳng những cảnh đám thôn nữ thanh thả đi dạo mùa xuân kia... với ông, đã cách xa hàng thế giới ? Mà ngay cả cái ước muốn nho nhỏ: có một tổ ấm gia đình, vợ chồng hạnh phúc... với ông, cũng không bao giờ có. Tâm khảm thi nhân dồn vào tình thơ đằm thắm, tha thiết và giàu nhân bản. Đến đoạn thơ thứ ba:


                      Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,


          
      Nghe thơ giống như lời đồng dao chốn dân gian:

       
                     Hổn hển như lời của nước mây...

                      Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
                      Nghe ra ý vị và thơ ngây...


          
      Trước cảnh xuân đẹp, chứa chan như thế: Không phải là nước mây "hổn hển" đâu? Mà chính là lòng thi nhân đang hổn hển đấy !... 


           Đến đây tôi xin dừng lại, để nói ít lời về thi pháp thơ tượng trưng trong thơ hiện đại Pháp, mà thi nhân HMT chịu ảnh hưởng khá sâu sắc. Thơ tượng trưng của nền thơ hiện đại Pháp nửa sau thế kỷ XIX  sang đầu thế kỷ XX, ( dựa theo tuyển dịch và giới thiệu của Đông Hoài - NXB Văn học 1992 ) là loại thơ diễn tả theo phép loại suy... Tức là quan hệ tương đồng giữa hai sự vật, nhìn nhận mọi sự vật bằng biểu tượng. Nhưng trường phái thơ tượng trưng Pháp, được hình thành và phát triển theo khuynh hướng của hai thuyết tương ứng:


      - Tương ứng cảm quan và tương ứng trí năng !


          Về thuyết "tương ứng cảm quan" do Charles Baudelaire ( 1821-1867) khởi xướng. Ông là tác giả của tập " Những bông hoa ác" nổi tiếng. Ông đã được các nhà thơ sừng sỏ nhất trong văn học hiện đại Pháp: coi là bậc thầy mở đường, nhà tiên khu của trường phái thơ tượng trưng ! Baudelaire đã từng định nghĩa trong bài " Tương ứng ", một trong sáu bài thơ nổi tiếng nhất của ông như sau:


                      Thiên nhiên là một ngôi đền mà trong đó

                                                           những cột sinh linh
                      Thỉnh thoảng phát ra những ngôn ngữ mơ hồ,
                      Con người đi trong thiên nhiên qua những     rừng biểu tượng
                     ... Hương thơm, màu sắc và thanh âm tương ứng.


          
      Nghĩa là: giữa vật này với vật khác, giữa con người - cuộc sống với thiên nhiên, đều có thể thay thế nhau bằng biểu tượng tượng trưng, để phản ảnh một cách tương ứng - nhưng dựa vào cảm thụ được phát ra từ các giác quan ( gọi là cảm quan ), hay từ trong tâm linh. Cho nên thỉnh thoảng ngôn ngữ mơ hồ... 

       
       
                                    
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.10.2010 01:53:23 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
      #3
        Nhatho_PhamNgocThai 02.05.2008 12:32:20 (permalink)
         


        Thuyết " Tương ứng trí năng " - Người tiêu biểu là Stéphane Mallarmé (1842-1898), cũng là một nhà thơ Pháp đứng đầu trường phái tượng trưng đã chủ xướng. Quan điểm cơ bản về thuyết " Tương ứng trí năng " của Mallarmé là: Biểu tượng được tượng trưng phải rành mạch, rõ ràng, bằng một sự áp đặt hợp lý của lý trí... Chứ không theo khuynh hướng cảm quan như Baudelaire.

             Nhớ tới lời của cố Chế Lan Viên đã viết tựa trong Tuyển thơ Hàn Mặc Tử xuất bản 1988 rằng: " Tử trong thời gian chúng tôi gần, chỉ thấy Anh nói về Baudelaire..." - Bởi vì những yếu tố thơ tượng trưng đã được HMT sử dụng rất nhiều, đã nhuần nhuyễn trong thi pháp thơ ông ! Nhưng hầu hết đều theo khuynh hướng " Tương ứng cảm quan " của Baudelaire.


             Trở lại với  Mùa Xuân Chín - Những câu thơ như:

        " Hổn hển như lời của nước mây "
        " Tiếng ca vắt vẻo..."
        " Sột soạt gió trêu tà áo biếc "

        cả đến hình ảnh câu thơ cuối cùng:

        ... sông trắng nắng chang chang

             Đều là những hình tượng của thơ tượng trưng: Để bộc lộ thay cho tâm trạng, tình cảm con người, hay một hiện thực đời sống. Ngay đến tên đề của bài thơ " Mùa xuân chín " cũng mang tính tượng trưng rồi. Trong nhiều bài thơ khác của Hàn Mặc Tử ta cũng hay gặp những yếu tố của loại thơ tượng trưng này. Thí dụ như:


                        Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu

                        Đợi gió đông về để lả lơi...


            
        Hay là:


                        Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm,

                        Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe.


            
        Đặc biệt với các giác quan cảm thụ rất nhậy bén của thi nhân: Ngôn ngữ chứa đầy hồn, cảnh trí thiên nhiên rất sống động. Ở trong câu ba của đoạn thơ thứ ba, ta còn thấy một cụm hình ảnh " Ngồi dưới trúc ":


                         Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc

            
        Tiếng "trúc" ở đây, với hình ảnh "lá trúc" trong bài - Đây Thôn Vĩ Dạ:


                       Lá trúc che ngang mặt chữ điền.


            
        Đều thuộc loại ngôn từ mỹ học, để làm biểu tượng cho hình ảnh của làng quê ! Tôi xin phân tích tiếp sang đoạn thơ cuối cùng:

         
                       Khách xa gặp lúc mùa xuân chín

                        Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
                        - Chị ấy năm nay còn gánh thóc,
                        Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?


            
        Sắc điệu "... trắng nắng chang chang? " vẽ ra cảnh trắng toát bên con sông mộng. Cảnh thực trong hồi ức mà như ảo ảnh... Thi nhân đã mô tả những hình ảnh đó bằng ngôn ngữ thông qua cảm súc nhớ làng da diết và xa xót. Đưa tình cảm của bài thơ lên tới tột cùng, không chỉ còn là bức tranh tả cảnh mùa xuân nữa.


              Cũng đã nhiều nhà bình luận viết bài, để bàn về hình ảnh " chị ấy " trong bài thơ Mùa Xuân Chín này là ai? Người thì nói: "chị ấy" là người yêu xưa mà thi nhân nhớ lại? Kẻ thì lại bảo: Đó là chị ruột của thi nhân?...Tôi nghĩ: Xét về đời sống riêng tư của HMT, trong những người thân thiết nhất của thi nhân, không thể không nhắc đến người mẹ, cùng người chị ruột hiền từ vẫn thường chăm bẵm ông trong cuộc sống. Như ở bài hồi ký " Nhớ Hàn Mặc Tử " - Của anh Nguyễn Văn Xê ( người đã chăm sóc thi nhân trong thời gian bị bệnh, đến khi tạ thế tại nhà thương Qui Hòa ), đã kể: 

         
            "  Sau khi Trí ( tên thường gọi của nhà thơ ) chết chôn được ba ngày, qua ngày hôm sau... mẹ và chị Lễ của Trí tức tốc vào Qui Hòa. Tôi hướng dẫn gia đình Trí đi thăm mộ. Nơi đây tôi không thể cầm được giọt lệ trước một người mẹ khóc đứa con yêu, một người chị khóc em trong buổi chiều mùa đông se se lạnh... Tôi đã chứng kiến có một mẹ tiên và một chị tiên đến khóc nức nở bên mộ Trí ".


             Phải chăng người "chị ấy" của bài thơ Mùa Xuân Chín này chính là chị Lễ ! Bài thơ Mùa Xuân Chín chẳng những chỉ là một bức tranh thiên nhiên đẹp, còn trắc ẩn cả tình làng quê của thi nhân và đây đó quấn quít đôi chút lòng nhi nữ. Một bài thơ chân quê tả thực. Từ biểu tượng của ngôn ngữ, nhạc thơ, đến cảnh tình trong cảm súc... tất cả dan díu quyện lấy nhau, mà tạo nên một bản xô-nát về Khối - Tình - Đời độc đáo và hoàn bích./
        .
         
                                                                                     PNT




                                                

                                         Đài tưởng niệm Hàn Mặc Tử, làng Qui Hoà (Qui Nhơn) - Bình Định
                                             

                                         
         
                                    
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.10.2010 02:11:05 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
        #4
          Nhatho_PhamNgocThai 05.05.2008 12:55:31 (permalink)
           

                              BÌNH THƠ:
           
           
                                  HOA HUỆ
           
           
          Hoa huệ trắng và bức tường cũng trắng
          Sao bóng hoa trên tường lại đen?

          Em đừng nhìn đi đâu thế em
          Anh không biết vì sao, ai có lỗi...
          Nhưng mãi mãi vẫn còn câu hỏi
          Sao bóng hoa trên tường lại đen?


                                    Bế Kiến Quốc
                                     1949 -2002
           

               Lời bình - PHẠM NGỌC THÁI


            Bài thơ đưa ta đến một cảm giác mang đầy kịch tính của tình yêu:

                       
              Hoa huệ trắng và bức tường cũng trắng
                         Sao bóng hoa trên tường lại đen?

                Màu hoa huệ trắng đặt trước một bức tường cũng trắng, như sự trắng trinh thơm ngát ở người con gái trên bức tường của tình yêu thật sáng trong , mơ mộng và nên thơ. Nhưng:
                         
          Sao bóng hoa trên tường lại đen?
                Đó là hai mặt mang đầy tính kịch trong tình yêu! Tôi nói tính kịch, bởi vì: Bông hoa nào dù trắng và hương ngát thơm bao nhiêu chăng nữa, nhưng khi bóng của nó hắt lên tường thì đều thành màu đen cả!... Nghĩa là, tình yêu đã mang đến cho ta niềm sung sướng, hạnh phúc vô biên - Ngược lại, tan vỡ thì gây không ít đớn đau và thất vọng! Cái mâu thuẫn kịch tính ấy có mấy đôi trai gái mà không thường vấp phải? Nhà thơ Bế Kiến Quốc  đã sử dụng hình tượng bóng đen đó (theo nghĩa bóng), để nói lên nỗi lòng mình đang tan nát.
                Henrich Haine, một nhà thơ lớn nước Đức (1797-1856) trong bài thơ "Những hoa hồng tím nhạt" đã viết những câu:
                        
             Em có hiểu vì đâu?
                          Những hoa tím im lặng,
                         Trên cánh đồng xanh mầu?...

                Tình cảm đồng điệu của những bông hoa tím ấy, nhà thơ chỉ cốt mượn... thông qua đó mà bộc lộ nỗi đau thầm nén trong lòng người con trai, trên cánh đồng tình yêu xanh mướt và tha thiết. Ông viết tiếp:
                         
             Vì sao trên không trung,
                          Chim sơn ca than khóc?
                         Vì sao đóa hoa thơm,
                         Tỏa một mùi chết chóc?

                Hình ảnh bông hoa được sử dụng thêm một lần nhưng ở mức độ cao hơn, khốc liệt hơn: Rằng, một đóa hoa thơm cũng mang nỗi đau khổ bởi tình yêu! Như Nguyễn Du từng viết:
                        
            Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
                 Trong bài thơ của Bế Kiến Quốc, hình ảnh bông hoa cũng đã được xây dựng thành biểu tượng của tình yêu!  Cho nên "Hoa huệ"  là một bài thơ mang màu sắc thơ tượng trưng.
                Anh viết bài thơ này từ năm 1969, khi còn là một sinh viên trường Đại học Tổng hợp. Nghe nói: Những năm tháng ấy, các sinh viên của trường anh thường lập ra những nhóm thơ, tìm tòi nhiều, cả thơ trong nước và thơ thế giới. Bài thơ đã ảnh hưởng trường phái thơ tượng trưng của văn học Châu Âu. Tuy nhiên, anh chỉ ảnh hưởng về phương pháp sử dụng hình tượng nghệ thuật để thể hiện. Tình cảm, tư duy thơ vẫn bắt nguồn từ đời sống bản thân, cảm nhận thực tiễn về tình yêu lứa đôi, xúc cảm dồn nén trong trái tim nhà thơ mà chảy ra dòng thi ca, tình cảm tha thiết nồng nàn, thơ sống động và đầy hồn:
                         
              Em đừng nhìn đi đâu thế em
                          Anh không biết vì sao, ai có lỗi...

                Sau hai câu đầu đưa ra sự đối ngược hình ảnh giữa bông hoa trắng và cái bóng trên tường lại đen, tác giả bắt ngay vào diễn tả trạng thái riêng tư. Đó là sự trách cứ người yêu hờ hững chăng? Anh tiếc nuối hay anh phân bua về sự tan vỡ ấy?
                         
          Anh không biết vì sao, ai có lỗi?
                Ta thấy lòng nhà thơ vẫn còn tha thiết với người con gái năm xưa lắm! Dẫu mối tình đã tan vỡ, có thể không bao giờ còn hàn gắn lại đượcnữa? Ngôn ngữ thơ nghe da diết nhẹ nhàng, tuy có đôi chút yếu lòng nhưng không bi lụy, có vẻ trách đấy mà đâu có trách. Đã cảm hóa ta về một mối tình đẹp và trong sáng.
                Bài thơ chỉ có sáu câu - Hai câu kết tác giả trở lại với hình ảnh của bông hoa và cái bóng đen trên nền tường:
                         
              Nhưng mãi mãi vẫn còn câu hỏi
                          Sao bóng hoa trên tường lại đen?
                Cái bóng đen của bông hoa in trên nền tường trắng, chính là một bóng hoa buồn! Anh hỏi lại:
                         
          Sao bóng hoa trên tường lại đen?
                Câu hỏi ấy mãi mãi còn day dứt, trăn trở trong trái tim anh? Cứ nhìn "bóng hoa đen" ấy lòng anh lại thêm đau... dẫu vậy tình thơ vẫn không ảm đạm. Chỉ có một nỗi xa xót tràn đến cùng với một tình cảm êm ái kỷ niệm của tình yêu.
                Hình ảnh bông hoa trắng và bóng đen - Ý nghĩa  đối ngược của nó đã mang theo một quan điểm triết học... về sự hợp tan, lành dữ của vũ trụ, trời đất và cuộc sống con người, thậm chí còn mang tính phổ biến ở xã hội nữa. Đó cũng là ý nghĩa  tự nhiên: Tình yêu vừa hạnh phúc nhưng cũng vừa đau khổ!
                Bế Kiến Quốc đã tạo lên một bức tranh "Hoa huệ" khá sắc sảo, sống động và xúc tích.
           

                                                                   PNT
                                                       (Đã đăng trên Tuần báo Văn nghệ của HNVVN)

           
                                          
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.02.2011 11:33:47 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
          #5
            Nhatho_PhamNgocThai 07.05.2008 12:59:17 (permalink)
             


                           Bình tán về một bài thơ:


                                           XUÂN ĐA TÌNH

                                                   ( Lời đôi trai gái người Êđê )


            YBNâu ( nàng ):
             
            -   Đêm nay vui bạn bè anh em
            Ta uống cho say trời đất
            Chóe rượu này vơi lại sẽ đầy
            Em cho anh uống cả hai bầu vú em
            Rượu tình không bao giờ cạn...

            KPaLUNG (chàng ):
             
            -   Chóe rượu của anh lúc nào cũng đầy
            Em như con nai tơ động đực
            Nhưng anh muốn uống hai chóe rượu
                                                  trên ngực em
            Bằng lòng không bằng lòng, ơi con nai non
            Anh chạy theo mặt trời chiều sẽ tóm được.

                                       Nguyễn Anh Biên
                            ( Bài thơ trích trong truyện ngắn cùng tên
                                                         của chính tác giả ) 
             
                  Nguyễn Anh Biên là một nhà viết kịch. Đồng thời trong nghiệp bá văn chương, ông còn viết rất nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết. Ông chưa bao giờ làm thơ. Ấy thế mà: khi viết thiên truyện ngắn " Xuân đa tình ", cao hứng ông đã tung bút để nẩy ra một bài thơ tình thật độc đáo và... cũng thật điên !... Bài thơ như trên thực ra không có tên đề, tôi tạm lấy tên truyện ngắn của ông mà đặt cho bài thơ vậy. Có thể nói: Bài thơ ấy đã chứa đọng trong nó những sắc tố rất nhân lõi cho truyện ngắn của ông.
                  Đó là những lời yêu đương nồng nàn của một đôi trai gái người Êđê, ngồi bên chóe rượu cần vào đúng cái đêm 30 Tết. Đêm ấy trong ngôi nhà bản, họ hân hoan tiếp đón một tổ trinh sát, bộ đội miền xuôi lên. Lui lại những tháng năm trước, thời kỳ của cuộc kháng chiến giải phóng đất nước - Ta từng chứng kiến những tình cảm quân dân cá nước, sâu đậm và gắn bó như thế nào, nhất là ở những vùng đồng bào thiểu số khi có bộ đội đến. Cho nên lúc say rượu, say tình bả lả... Không chỉ tình quân dân, mà cả tình gái trai cũng đã rạo rực trong trái tim người con gái dân tộc. Bởi vì: Trước mắt YBNâu những anh bộ đội đáng kính ấy là những chàng trai người Kinh tuyệt vời, đầy cám dỗ đối với nàng. Nàng đã hát:
                            Đêm nay vui bạn bè anh em
                            Ta uống cho say trời đất
                  " Ta uống cho say trời đất " - Nghĩa là, trái tim nàng đã say ! Trái tim người con gái, hay là trái tim đàn bà ấy đã rung lên xao xuyến... vì cả rượu lẫn tình yêu chan chứa. Men tình, men rượu ngấm vào tận da thịt cơ thể YBNâu, như tác giả đã tả trong truyện:
                  "... YBNâu với thân hình cao lớn cân đối, da nâu bóng, tóc rễ tre đen nhánh hơi quăn, buông xõa trên vai trần, đôi mắt nâu mí to xa vời vợi, mơ mộng như rừng buổi sớm khi bình minh chưa kịp tở. Trông nàng tựa như cô gái Bô-hê-miêng ".
                  Nàng đã mượn rượu, mượn đà để mà thổ lộ ra những lời lả lơi, tình tứ:
                            Chóe rượu này vơi lại sẽ đầy
                            Em cho anh uống cả hai bầu vú em.
                  Đọc câu thơ đến sửng sốt, gai góc giật mình. Ta phải vỗ đùi đánh "đét" một cái mà kêu lên:
            -  Nguyễn Anh Biên chơi thơ thật tuyệt !
                  Viết đến như thế mà tình người con gái vẫn trong sáng, không tục mới sướng chứ ! Tôi chợt nhớ tới đôi câu thơ của bà Hồ Xuân Hương trong bài " Thiếu nữ ngủ ngày ":
                            Đôi gò Bồng Đảo hương còn ngậm
                            Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông.
                  Bà cũng đã đi vào cỗi rễ, nhưng đấy là cỗi rễ của thơ bà Hồ Xuân Hương. Còn Nguyễn Anh Biên đã để cho người con gái bộc lộ hết mình và tình thơ đã tự kết lại ! Nó có vẻ tục mà vẫn thanh tao chăng? "thanh" vì nó chân chất, hồn nhiên không dụng ý. Cả cái suồng sã ấy cũng là thứ trong trẻo của đất trời, tạo hóa phú ban. Ta thấy sướng thơ, nó ngâm ngấm và muốn nhấm nháp hương vị hoa nhài, hoa lan của tình thơ ấy. Thật là ngôn ý phàm trần mà vẫn thơ. Viết được những câu như thế đâu phải dễ? Như người họa sỹ vẽ nuy đàn bà mà không giỏi thì người xem thấy sượng, không muốn coi. Rõ ràng ngôn ngữ ấy được tác giả nẩy ra từ sự rung cảm, thăng hoa của tâm hồn. Trong sáng tác không có khả năng cảm thụ ngôn ngữ cao viết sẽ hỏng ngay. Tình thơ lả lơi ấy còn có lý, bởi vì YBNâu là một cô gái dân tộc, lại rất đa tình, mà bản chất người dân tộc là chân chất, thật thà.
                  Quyến rũ sự đam mê giới tính cũng thuộc một tính cách rất phụ nữ ! Không kể đó là phụ nữ miền xuôi hay miền ngược, thiểu số hay người kinh, dù họ là các da màu khác nhau nhưng tính phụ nữ thường giống nhau. Nàng YBNâu đã buông ra những lời chan chứa yêu đương - Nàng muốn hiến dâng ! Cũng chính từ trái tim đang rực cháy của nàng đang đòi hỏi. Sau đó, chỉ thế thôi, tác giả hạ một câu chốt  ( cũng qua lời người con gái ) để khóa lại khổ thơ đầu:
                            Rượu tình không bao giờ cạn...

                                            
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.05.2008 00:35:01 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
            #6
              Nhatho_PhamNgocThai 08.05.2008 12:13:03 (permalink)
               


                     Ngắn gọn, xúc tích, tất cả đều có thể thay đổi hay mất đi, nhưng tình là vĩnh cửu. Thế giới không có sự đam mê gái trai, thế giới ấy không còn sự sống. Tôi gọi YBNâu là cô gái: vì trong tình thơ bộc lộ những tình cảm nồng nàn trai gái, mặc dù YBNâu đã là một người vợ, vợ của KPaLung - Một chàng trai Êđê.
                    Tội nghiệp cho cái anh chàng KPaLung thật thà quá, tôi bình sang khổ thơ thứ hai: Vợ mình đang lả lơi, ve vãn với mấy anh bộ đội kia, ấy thế mà chàng vẫn tưởng vợ mình tình tứ với mình ! Cho nên chàng mới họa tiếp:
                              Chóe rượu của anh lúc nào cũng đầy
                                 Em như con nai tơ động đực
                                 Nhưng anh muốn uống hai chóe rượu
                                                              trên ngực em.
                    Vậy là, trong tình ái say sưa: Tình cảm muốn hiến dâng của người phụ nữ... và mong muốn được hưởng thụ của người con trai rất giống nhau ! Làm cho thơ cấu kết lại. Sức truyền cảm, lay động của tình thơ thêm sâu, tụ đọng. Nguyễn Anh Biên đã mượn rượu, mượn cảnh, mượn tình, khai thác tính cách dân tộc - Để tung hồn, tung bút mà viết phóng khoáng: Thế mà thành thơ ! Thơ còn đậm đà và chan chứa tình. Ngôn ngữ mạnh bạo quyết liệt, tha thiết của trái tim, thấm được vào lòng người. Ông để cho KPaLung ví người con gái kia:
                              Em như con nai tơ động đực
                    Trong thi ca ví von đến thế thật đáng "sợ" ! Nhưng đọc lên hóa ra lại có ý khen và ca ngợi. Huống chi đó là lời của một chàng trai Êđê, ý nghĩ hết sức trong sáng và hồn nhiên. Tôi chắc là các cô gái khi đọc những vần thơ đó sẽ không cự lại nhà thơ đâu? Ông nói đúng tâm trạng đấy chứ ! ( Hơn nữa thời nay chị em chỉ thích làm Thị Mầu, có mấy ai lại muốn mình thành Thị Kính? ).
                    Bây giờ phong cách thơ ca thời đại đang được mở rộng ra phong phú rất nhiều, để đáp ứng những đòi hỏi cảm thụ mới. Bài thơ đã thành công và hàm súc tính nhân bản. Ta bàn đến hai câu thơ chót, kết thúc cả bài:
                              Bằng lòng không bằng lòng, ơi con nai non
                                 Anh chạy theo mặt trời chiều sẽ tóm được.
                    " Bằng lòng không bằng lòng..." - Không biết tác giả muốn đặt câu hỏi hay có ý khẳng định? Nhưng đọc cả hai câu ta thấy ngay tình tha thiết của người con trai. Lửng lơ như thế hóa ra làm ý thơ thêm tinh tế, mềm mại, không bị cứng nhắc. Lời như câu hát:
                              Anh chạy theo mặt trời chiều...
                    Cách nói thật rất Êđê, bản xứ.
              Toàn bài thơ chỉ có 10 câu, tách biệt làm hai khổ - Nguyễn Anh Biên đã hoàn thiện một tình thơ " Xuân đa tình "... Tình đời thật thanh thiên, say đắm và đáng yêu. Với cái hay độc đáo, đầy bản sắc... Bài thơ vẫn có khả năng tách biệt ra khỏi truyện ngắn của ông, để có mặt và góp tiếng nói của thơ trong các Bộ thi tuyển đương thời không sợ ngượng.
                    Mừng ông không làm thơ, nhưng đã có được một bài thơ thích thú.
               
                                                                                     Phạm Ngọc Thái
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.05.2008 16:27:30 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
              #7
                Nhatho_PhamNgocThai 12.05.2008 13:53:53 (permalink)
                 



                                                        KỊCH NGẮN

                                                  ( Một màn - của Phạm Ngọc Thái )



                                                             MỐI TÌNH
                                          HOA HỒNG BẠCH

                      NHÂN VẬT:

                1-   Ông Ngọc                        Đại tá về hưu, góa vợ.
                                                       Khoảng 66 tuổi.

                2-   Bà Hồng                          Mẹ của Đông, góa chồng.
                                                       64 tuổi

                3-   Ông Đức                         Em trai bà Hồng, nhà giáo.

                4-   Đông                              Con trai bà Hồng, chồng của Hạnh.
                                                       Là cán bộ công nhân viên chức nhà nước.

                5-   Hạnh                              Vợ Đông, buôn bán.
                                                      
                6-   Hoa                                Con dâu ông Ngọc.
                                                       Nhân viên nhà nước.




                                         Kịch xẩy ra tại thành phố Hà Nội - Thời hiện tại.


                           

                                                       MỞ MÀN

                                         THỜI GIAN:   ( Một buổi sáng mùa thu mát mẻ, tại nhà bà Hồng .
                                                           Gian nhà ngoài làm phòng khách của một gia  

                                                         đình thành phố tương đối khá giả, có kê một bộ bàn 
                                                         ghế salon tiếp khách. Bà Hồng từ ngoài cửa đi vào,
                                                         lau chùi dọn dẹp, sau đó lôi ra một lọ hoa bé xíu
                                                         bằng sứ... lau sạch sẽ, cho nước rồi đặt lên bàn.
                                                         Bà đi lại bồn chồn như đang chờ một ai đó? )
                BÀ HỒNG - ( khẽ thở dài )  Cũng chẳng biết rồi có thu xếp ổn thỏa không ? Thôi thì, mặc cho số phận.
                        HẠNH -   (ngoài cửa vào ) Mẹ ! Nhà con vẫn chưa về hả mẹ?
                        BÀ HỒNG - Chắc là chưa, mẹ cũng vừa đưa cháu Thắm đến trường mẫu giáo về. Cái con bé, bà đã dẫn vào lớp giao cho cô giáo, cứ nằng nặc đòi bà mua cho một phong kẹo mới chịu để cho bà về.
                        HẠNH -  Tại bà cứ chiều cháu quá, nó được thể càng nhõng nhẽo.
                        BÀ HỒNG -  Ồi, trẻ con ! Đứa nào mà chẳng hay vòi vĩnh... Nhưng có việc gì mà sáng ra vừa mới dọn hàng, con đã bỏ chợ về nhà vậy?
                        HẠNH -  Con về để gọi nhà con.
                        BÀ HỒNG -  Mấy ngày nay anh ấy được nghỉ phép năm, cứ để anh ấy ngủ cho đẫy mắt.
                        HẠNH -  7,8 giờ sáng rồi còn sớm sủa gì nữa đâu ạ !
                        BÀ HỒNG -  Thì nhà cũng đâu có công việc gì mà cần anh ấy phải dậy sớm.
                        HẠNH -  Con đang có món làm ăn. Nhân tiện anh ấy được nghỉ phép, phải tận dụng mà chạy thêm hàng. Buôn bán mà gặp món khách thế này, không nhanh chân, thì đứa khác nó nẫng tay trên ngay. Để con vào gọi nhà con dậy !
                        BÀ HỒNG - Ừ... Nhà cũng hết cả tăm. Mẹ chạy ù ra phố mua gói tăm, mẹ sẽ về ngay.
                      ( Nói rồi bà Hồng đi ra cửa, Hạnh vào nhà trong. Lát sau Đông và Hạnh đi ra. Đông đi sau, vừa đi vừa cài mấy cái cúc áo )
                        ĐÔNG -  ( càu nhàu ) Mang tiếng được nghỉ phép năm mà... muốn ngủ muộn một tý cũng không được thoải mái.
                        HẠNH -  Bây giờ vẫn chưa phải là muộn chắc? ( làm lành ) Có chuyện làm ăn, em mới phải chạy từ chợ về đây để gọi mình. Nếu không thì... có ngủ đến sáng mai, cũng chẳng ai thèm đụng đến.
                        ĐÔNG -  Chuyện gì?
                        HẠNH -  Có khách đặt mua một số vải. Mình lấy cái Dream chở em lên chợ Liên Hiệp, em vơ đủ số lượng để giao cho khách. Xong mình về lại tha hồ mà ngủ.
                        ĐÔNG -  Tưởng chuyện gì quan trọng.
                        HẠNH -  Không quan trọng à? Chỉ một chuyến hàng này cũng kiếm bằng cả tuần đi chợ đấy !
                        ĐÔNG -  Thế cái người áp tải hàng có được sơ múi gì không đấy? Hay chỉ là vừa phải nai lưng ra mà thồ, vừa tốn tiền xăng.
                        HẠNH -   Lần này em sẽ chi tiền ! Bồi dưỡng tử tế, thôi đi kẻo muộn.
                        ĐÔNG -  Muốn đi thì ngựa thồ cũng cần phải có cái gì ăn lót dạ buổi sáng, mới có sức mà kéo chứ?
                        HẠNH -  Ra quán em khao, mình muốn ăn bao nhiêu thỏa sức.
                        ĐÔNG -  Thì cũng để cho người ta uống chén nước, hút điếu thuốc cho tỉnh táo. Đâu sẽ có đó, việc gì phải vội !
                        HẠNH -  Ôi dời !... Làm ăn mà cứ dềnh dàng như cánh đàn ông các anh thì... chỉ có xơi tóp mỡ.
                                       ( nói vậy, nhưng vẫn lại phía bàn rót nước cho chồng )
                        HẠNH -  ( tiếp ) Đây, nước mẹ pha sẵn rồi đấy... mời chàng uống ! Còn thuốc thì vừa đi vừa hút cũng được.
                        ĐÔNG -  ( rút thuốc châm lửa hút ) Sáng nay mẹ pha trà sớm quá hay sao, mà nguội tanh hết cả?
                        HẠNH-  Có anh ngủ dậy muộn thì có. Sáng nào mẹ chẳng pha sẵn cho anh như thế !
                        ĐÔNG - Thì được nghỉ phép mà lị.
                        HẠNH -  Có cậu con trai, tóc đã chớm bạc rồi mà mẹ vẫn chăm như con nít ! ( giọng hơi chua ) Nếu nay mai mà để cho bà đi lấy chồng thì... không biết ai sẽ có thời gian mà chăm sóc cho phò mã?
                        ĐÔNG -  Chỉ nói xằng. Mẹ nói chơi thế đấy, không có chuyện đó đâu !
                        HẠNH -  Nói chơi à? Thế, anh có biết cái gì đây không?
                        ĐÔNG -  Cái lọ hoa chứ còn cái gì?
                        HẠNH -  Ai chẳng biết là cái lọ hoa, nhưng để làm gì anh có biết không?
                        ĐÔNG -  Cô buôn bán nhiều quá hóa mụ mẫm. Lọ hoa thì để cắm hoa chứ còn để làm gì? Cô toàn hỏi những chuyện lẩn thẩn.
                        HẠNH -  Này, đây còn lâu mới lẩn thẩn nhé ! Lọ hoa này chỉ để cắm hoa " hồng bạch ", mà chỉ cắm độc một bông thôi !
                        ĐÔNG-  Thì hồng bạch, hồng đen, hồng vàng... hoa gì mà chẳng được.
                        HẠNH -  Chứng tỏ anh chẳng biết những chuyện gì đang xẩy ra trong nhà này. Người đâu mà cứ như người ngoài chợ?
                        ĐÔNG -  Thì trong nhà có hàng trăm việc vụn vặt, ai hơi đâu mà để ý.
                        HẠNH - ( dài giọng ) vụn vặt... Đáng lý với một việc trọng đại như thế, bà già phải hỏi ý kiến của anh mới đúng chứ?
                        ĐÔNG -  ( ngớ ra ) Sao mẹ lại phải xin ý kiến của anh? Về việc gì?
                        HẠNH -  Lại còn việc gì? Anh đúng là người rừng !
                        ĐÔNG -  À... hiểu ! Hiểu ! Mẹ cũng có nói, nhưng chỉ sơ sơ thôi. Này, mẹ thử lòng mình đấy, làm gì có chuyện đó.
                        HẠNH -  Nghĩa là, nếu có chuyện đó thật thì mình nhất định không đồng ý chứ?
                        ĐÔNG -  Tất nhiên ! Tất nhiên là không ! Già hơn sáu mươi tuổi đầu rồi, ai lại tính cái chuyện đi lấy chồng. Có mà để cho thiên hạ họ cười vào mũi. Mà này, thế mẹ cũng nói với cô như thế à?
                        HẠNH -  Em thì là cái quái gì, chỉ là cô con dâu. Khi bà già đã muốn, em có ngăn chắc bà cũng chẳng chịu nghe. Bà chỉ sợ ông con trai thôi ! Nhất định là mình không được đồng ý cho mẹ rời khỏi cái nhà này, để theo cái ông đại tá về hưu ấy đấy !
                        ĐÔNG -  Tất nhiên không đời nào.
                        HẠNH -  Thế thì em hết lo rồi. Nếu như không có mẹ chăm nom công việc gia đình cho mình... Mới rảnh rang mà kiếm tiền. Một bà mẹ già bằng ba mẫu ruộng, anh hiểu không?
                        ĐÔNG -  Hiểu ! Nhưng... thế chẳng hóa ra mình giữ mẹ lại, chỉ vì mình tính toán ích kỷ à? Không được nói như thế, người ta sẽ chê bai mình lợi dụng mẹ.
                        HẠNH -  Thì vợ chồng, em nói cho mình biết thế ! Mới lại, cái thời buổi này mà không tính toán, thì có khối mà mở mày, mở mặt lên được.
                        ĐÔNG -  Biết thế. Biết thế. Nhưng vẫn phải nói cho có... nghĩa, có vẻ vẻ một tý, kẻo thiên hạ chê cười.
                        HẠNH -  Mặc xác thiên hạ, nhà nào thì biết nhà ấy, việc ai người ấy lo.
                        ĐÔNG -  Thôi, thôi. Có gì đâu mà cô cứ suy diễn làm cho chuyện thêm to tát. Thế có đi chợ nữa hay không, để anh còn vào nhà ngủ tiếp?
                        HẠNH -  Ấy chết, có chứ ! Mà này, mình xem đây này?
                    


                                                          
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.05.2008 13:10:36 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                #8
                  Nhatho_PhamNgocThai 15.05.2008 13:09:15 (permalink)
                   


                            ĐÔNG -  Lại còn chuyện gì nữa đấy?
                          HẠNH -  ( bước tới cầm bình hoa khẽ nghiêng, ít nước rớt xuống bàn ) Cứ nhìn đây thì biết ! Chắc hôm nay thế nào ông ấy cũng mò đến.
                          ĐÔNG -  Ông nào mò đến?
                          HẠNH -  Ông Ngọc ! Cái ông đại tá, người tình của bà già nhà này chứ còn ông nào. Cứ sáng nào bà già đem rửa cái lọ hoa này tử tế, là đến chiều về thế nào cũng đã được cắm một bông hoa hồng bạch. Hừ, hai ông bà già còn lãng mạn hơn cả bọn thanh niên.
                          ĐÔNG -  Có khi chỉ là chuyện tặng hoa bình thường, em cứ hay soi mói.
                          HẠNH -  Có anh ít để ý thì có. Mọi việc xẩy ra ở cái nhà này, chẳng cái gì lọt khỏi mắt của đứa này. Anh phải biết tình cảm của hai ông bà già đã sâu sắc, thắm thiết lắm rồi đấy !
                          ĐÔNG -  Thế !... Sâu sắc, thắm thiết đến độ nào?
                          HẠNH -  Có một buổi sáng, thấy mẹ cũng rửa lọ hoa như hôm nay. Nửa buổi chợ, em liền để cho chúng nó trông hộ hàng, chạy về nhà xem thử? Quả nhiên, em bắt gặp hai ông bà già đang tình cảm với nhau.
                          ĐÔNG -  Cô cứ kể như là chuyện tình kiếm hiệp.
                          HẠNH -  Thì còn tha thiết hơn cả kiếm hiệp ấy chứ. Hai ông bà già ngồi sát vào với nhau như thế này này... Tay cầm tay, chân khoèo chân. Mình chưa bắt được hai ông bà già ôm hôn nhau nữa thôi.
                          ĐÔNG -  Đến thế thì quá đáng lắm. Em phải tìm cách ngăn cản lại chứ ! Để người ngoài biết thì còn ra cái thể thống gì?
                          HẠNH -  Có anh đi mà ngăn. Mà nghe đâu, ông đại tá nhất quyết đón bằng được bà già nhà ta về bên ấy với ông ta.  Mà bà già nhà mình thì yêu quá mất rồi !...
                          ĐÔNG -  Dẫu thế, nhưng mẹ có đi đâu thì cũng phải được sự đồng ý của anh ! Không làm gì có chuyện đó. Nhất định anh không để chuyện đó xẩy ra. Mà mẹ nói với em như thế à?
                          HẠNH -  Mẹ không nói, nhưng cái Hoa con dâu ông đại tá, nó nói hết với em.
                          ĐÔNG -  Cô ta đến tận nhà này, gặp em để nói?
                          HẠNH -  Em vẫn đưa hàng đến cơ quan của nó luôn, nên mới quen biết nó. Hôm nọ, chính nó nói với em như thế ! Mà ý của vợ chồng chúng nó , cũng không muốn để cho bà mẹ mình về bên đó đâu.
                          ĐÔNG -  Về là về thế nào được !... Để anh hỏi bà già cho cụ thể.
                          HẠNH -  Anh phải ngăn cho bằng được đấy ! Nếu để bà già mà đi lấy chồng, là mình gay lắm.
                          ĐÔNG -  Căn bản là giữ lấy cái danh dự, cái tư cách.
                          HẠNH -  Căn bản là không có ai trông nom nhà cửa, quét dọn, rồi cả chuyện rửa ấm pha trà buổi sáng cho anh.
                          ĐÔNG -  Chuyện vặt, pha trà thì có thể mình pha lấy.
                          HẠNH -  Lấy ai giặt giũ quần áo chăn màn? Ai cơm nước? Lại còn ai sẽ đưa con Thắm đến trường mẫu giáo? Ai đón nó về? Cái việc nhà, việc cửa này... ai quán xuyến để mình rảnh rang buôn bán kiếm tiền?
                          ĐÔNG -  Nếu chỉ có việc ấy thì... cùng lắm là thuê một con ở?
                          HẠNH -  Nhưng có bà mẹ già lo vẫn hơn ! Anh mà để mẹ đi lấy chồng thì... có khối mà được ăn no, ngủ kỹ.
                          ĐÔNG - Nhưng đã bảo là đừng có hở cái giọng như thế ra ! Phải biết giữ ý tứ, có người ta lại tưởng...
                          HẠNH -  Chẳng có tưởng gì hết. Dứt khoát là anh không được đồng ý để bà già ra khỏi cái nhà này.
                          ĐÔNG -  Thì dứt khoát... Nhưng, có lẽ mình làm thế thì hơi phải tội?
                          HẠNH -  Tội là tội cái gì? Còn son trẻ gì đâu...
                          ĐÔNG -  Mình làm thế cũng hơi quá đáng ! Nếu ông đại tá thực tình thương mẹ... Mà xem ra ông đại tá ấy cũng có nhân cách đáo để đấy chứ? Hai bên cùng góa: Ông ta góa vợ, mẹ mình thì góa chồng, mình cố tình ngăn cách thì...
                          HẠNH -  Anh thay đổi ý kiến cứ như là thay áo. Tôi đã bảo không, là nhất định không.
                          ĐÔNG -  Ừ, thì nhất định không !
                          HẠNH -  Còn bây giờ, anh hãy lấy chiếc Dream để chở vợ anh lên chợ Liên Hiệp mua vải cho khách. Ra phố , đến ngay nhà hàng bún ốc nổi tiếng của bà Lý Sự kém mắt, tôi sẽ khao anh một bữa ăn sáng cho thật nhòe.
                                   ( Họ ra khuất. Bà Hồng từ cửa bước vào )
                           BÀ HỒNG -  ( một mình ) Chúng nó đi cả rồi ! ( thở dài ) Chả biết nên nói với các con thế nào nữa. Nhưng sao lần này ông ấy đến muộn thế?
                      ( bà định vào nhà, ông Ngọc mặc bộ quân phục cũ, tay cầm ba bông hồng bạch từ cửa bước vào )
                          ÔNG NGỌC -  Kìa bà Hồng ! ( nhìn quanh ) Bọn chúng nó đi vắng cả rồi à?
                          BÀ HỒNG -  Phải ! Chả lẽ chúng nó phải ngồi ở nhà , chờ ông đến báo cáo rồi mới đi được đi chắc? Gớm, sao mà hôm nay ông đến sớm thế?
                          ÔNG NGỌC -  Mọi khi, cứ ra ngay đầu phố đã thấy hàng hoa, tha hồ mà chọn. Hôm nay...
                          BÀ HỒNG -  Chắc cái người bán hoa họ cũng nghỉ phép năm như thằng Đông nhà này?
                          ÔNG NGỌC -  Vẫn đầy người bán hoa. Nhưng chẳng có hàng nào bán hoa hồng bạch !
                          BÀ HỒNG -  Thế, tay ông cầm hoa gì vậy?
                          ÔNG NGỌC -  Cũng vẫn là hoa hồng bạch, nhưng phải đi mấy phố... mãi mới tìm mua được mấy bông này đấy ! Này, bà cắm vào lọ đi.
                          BÀ HỒNG - Mọi khi ông mua có một bông, lần này ông phá lệ à? Những ba bông?
                          ÔNG NGỌC -  Thế, bà không nhớ hôm nay là ngày gì hay sao?
                          BÀ HỒNG -  Ông bảo là ngày gì?
                          ÔNG NGỌC -  Nào bà đã già đến mức độ nào đâu mà lú lẫn vậy. Hôm nay là ngày sinh nhật của bà, bà cũng không còn nhớ?
                          BÀ HỒNG -  Thế ra ông còn nhớ cả đến ngày sinh nhật của tôi à?
                          ÔNG NGỌC -  Tôi làm sao mà quên được. Ấy mới thế mà đã 5-6 chục năm qua rồi nhỉ? Thoắt cái mình đã già, chẳng trách tụi trẻ nó mau khôn.
                          BÀ HỒNG -  Mấy năm trước không thấy lần nào ông mang hoa đến?
                          ÔNG NGỌC -  Khi ông nhà còn sống thì phải giữ gìn. Sau này thì lại không muốn cho con cháu nó hiểu sai về mình. Mấy năm trước không phải vì tôi không muốn mang hoa đến, mà vì tôi giữ ý, mới lại kỷ niệm cũ đã xa xôi quá... Trước đây tôi có biết cái tình của bà giành cho tôi ra sao đâu?
                          BÀ HỒNG -  Bây giờ thì ông nghĩ khác rồi phải không?
                          ÔNG NGỌC -  Nghĩ khác đã lâu rồi. Cứ ngồi mà nhớ lại cái thưở bà cắp sách tới trường, ngày nào tôi cũng qua nhà để gọi bà đi học. Nhất là năm cuối cấp, mình cứ bàng hoàng như đánh mất một cái gì lớn lắm !
                                    ( có thể có cảnh hồi tưởng lại - tùy đạo diễn )
                          BÀ HỒNG -  Thưở đó sao mà đẹp thế ông nhỉ?
                          ÔNG NGỌC -  Hồi trẻ bà đẹp lắm ! Tôi, tôi cũng phải mê mẩn nữa là...
                          BÀ HỒNG -  Còn bây giờ chắc là tôi xấu lắm?
                          ÔNG NGỌC -  Với tôi, bao giờ bà cũng là cô Hồng 16 tuổi trẻ đẹp ngày xưa. Bà vẫn đẹp tuyệt !
                          BÀ HỒNG -  Ông đừng có mà khéo nịnh.
                          ÔNG NGỌC -  thưở ấy đến ngày sinh nhật của bà, lần nào tôi chả đem tặng cho bà một bông hoa hồng bạch.
                          BÀ HỒNG -  Nhưng hôm nay ông lại đem đến những ba bông?
                   
                                                    
                   
                         
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.05.2008 12:41:22 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                  #9
                    Nhatho_PhamNgocThai 17.05.2008 12:40:01 (permalink)
                     


                            ÔNG NGỌC -  Nghĩa là ta phải sống gấp ba lần, bù lại những ngày ta xa nhau, ta mất mát... bà hiểu không?
                            BÀ HỒNG -  Ông chỉ nói gở. Đấy là cái duyên, cái số chưa được gần nhau. Nhưng rồi ông có vợ, tôi cũng có chồng, ai có phận người đó !
                            ÔNG NGỌC -  Thì hôm nay cái duyên, cái phận chả đến với tôi và bà rồi còn gì. Này, nhưng sao bà không bảo vợ chồng thằng Đông nó làm một chút gì đó, dù không to tát, nhưng cũng gọi là để kỷ niệm ngày sinh nhật của mẹ?
                            BÀ HỒNG -  Có ông nhớ chứ con cái chúng nó nhớ gì đến ngày sinh nhật của mẹ? Cũng chỉ âm thầm vậy thôi, ông ạ !
                            ÔNG NGỌC -  Ấy thế mà ngày sinh nhật của con cái chúng nó, thì chúng nó cứ tổ chức linh đình như là ngày cưới. ( thở dài ) Mình cũng chẳng tỵ nạnh với các cháu, nhưng con cái ngày nay đối với bố mẹ...
                            BÀ HỒNG -  Cũng chả trách chúng nó làm gì.
                            ÔNG NGỌC -  Bà nói đúng. Mình chăm sóc con cái, chứ mong chi chúng chăm sóc lại mình? ( ngập ngừng ) Ta thương nhau, chăm sóc lấy nhau vậy bà ạ !
                            BÀ HỒNG -  Nhưng ông ngồi ra xa một tý... xa thêm tý nữa, kẻo người ta cười chết !
                            ÔNG NGỌC -  Ai cười? Chỉ có tôi với bà, ai biết mà cười.
                            BÀ HỒNG - Nhưng ông cũng chưa được phép làm như thế ! Ông... ông là ông chỉ vội.
                            ÔNG NGỌC - Tôi đã chờ cái ngày này lâu quá rồi ! Bây giờ thì bà đã là của tôi.
                            BÀ HỒNG - Ai đã là của ông? Rõ dơ ! Ông thế này, nhỡ tụi trẻ nó về thì ngượng mặt.
                            ÔNG NGỌC -  Thế thì sang tháng, tới giờ lành tháng tốt, tôi sẽ đón bà về bên đó sống với tôi. Khi đó ta tha hồ thoải mái...
                            BÀ HỒNG -  Chết ! Tháng tới thì mau quá, chưa được. Còn chán thời gian, việc gì phải gấp.
                            ÔNG NGỌC -  Ta mà không gấp thì già quá mất, bà ạ !
                            BÀ HỒNG -  Già thì cũng già rồi. Tôi với ông về với nhau chẳng qua là thương nhau, để chăm sóc, đỡ đần nhau. Có... Có phải giống như tụi trẻ đâu nào?
                            ÔNG NGỌC -  Đành thế ! Nhưng tình cảm của tôi và bà có thua gì chúng nó đâu?
                            BÀ HỒNG -  Ông nhẹ nhẹ cái tay một tý... Tôi nói cho ông biết, còn là nhiều vướng mắc lắm đấy !
                            ÔNG NGỌC -  Vướng mắc cái gì? Vướng gì thì nhất định tôi cũng lấy bà ! Em nhất định sẽ là vợ anh !
                            BÀ HỒNG -  ( kêu ) Giời ơi ! Ông cứ thế này thì... Ông bỏ tay ra !
                            ÔNG NGỌC -  Sao bà... bà không anh em một tý cho nó tình cảm? Chả lẽ em không muốn...
                            BÀ HỒNG -  Không phải là không muốn, nhưng các con chúng nó chưa nghe !... Mới lại, tôi thấy nó ngượng ngượng thế nào ấy?
                            ÔNG NGỌC -  Việc gì mà phải ngượng. Tôi còn yêu em hơn cả ngày xưa ấy chứ !
                            BÀ HỒNG -  Hồi trẻ khác. Bây giờ chẳng hóa ra mình cưa sừng làm nghé à?
                            ÔNG NGỌC -  Mặc kệ đời, miễn là ta thương nhau.
                            BÀ HỒNG -  Ông cũng mãnh liệt vừa vừa chứ ! Già gần 70 mươi tuổi đầu rồi mà...
                            ÔNG NGỌC -  Còn kém 5 tháng nữa tôi mới đầy 66 tuổi !
                            BÀ HỒNG -  Thì 66 cũng là gần 70.
                            ÔNG NGỌC - Chưa đến 66.
                            BÀ HỒNG -  Thì chưa đến 66. Nhưng ông nhớ: lúc đông người giữ lấy cái mồm, cái miệng... đừng có quen cứ anh anh em em ngọt xớt như thế?
                            ÔNG NGỌC -  Bà không phải dậy. Nhưng nhất định là bà phải về sống với tôi đấy !
                            BÀ HỒNG -  Nhưng... nhỡ chúng nó không đồng ý thật?
                            ÔNG NGỌC - Đến bây giờ mà bà vẫn loanh quanh như thế, thì hỏng ! Hỏng rồi ! Không được. Chúng nó không đồng ý cũng không được. Có tôi bà lo gì? Tôi sẽ chăm sóc bà suốt đời.
                            BÀ HỒNG -  Thế cũng không được. Chúng là con trai, con dâu tôi, tôi làm sao có thể...
                            ÔNG NGỌC -  Nghĩa là bà không thương tôi?
                            BÀ HỒNG -  Không phải thế đâu ông ạ ! Ông nghĩ về tôi như thế phải tội, tôi khóc lên đây này...
                            ÔNG NGỌC -  Thôi em lau nước mắt đi ! Ta sẽ bàn nhau... mà tìm cách vậy.
                            BÀ HỒNG -  Còn anh chị bên nhà, đã chấp thuận để tôi về bên ấy với ông à?
                            ÔNG NGỌC -  Với tôi thì chúng nó không dám cãi. Tôi đã tuyên bố với chúng nó , là sẽ đón bà về ở với tôi. Nhà ở cũng là tiêu chuẩn của tôi ! Với cái lương đại tá của tôi thì, cả bà và tôi ăn tiêu cũng chưa hết ! Không phải nhờ vả đến chúng.
                            BÀ HỒNG -  Như thế cũng chưa được ông ạ ! Cuộc sống còn nhiều vấn đề lắm, mình làm sao bỏ qua được các con?
                                     ( lúc này, ông Đức - Em trai bà Hồng bước vào )
                            ÔNG ĐỨC -  Chào anh ! Chào chị ! Hôm nay bác Ngọc rảnh rang lại sang thăm chị Hồng em?
                            ÔNG NGỌC -  Tôi thì rảnh rang cho tới lúc vào sáu tấm ấy chứ? Hưu trí mà lỵ.
                            BÀ HỒNG -  Hôm nay cậu Đức không phải lên lớp dậy học à?
                            ÔNG ĐỨC -  Hôm nay em không có tiết dậy ở trường, tranh thủ sang thăm chị và các cháu. ( lại gần lọ hoa )Nhìn thấy mấy bông hoa hồng bạch này, em đoán ngay là bác Ngọc tặng chị.
                            ÔNG NGỌC -  Thấy tôi ở đây nên chú đoán mò chứ gì?
                            ÔNG ĐỨC -  Bác vẫn còn giữ thói quen của những kỷ niệm ngày xưa !
                            BÀ HỒNG -  Cả cậu cũng vẫn còn nhớ những kỷ niệm ấy đến thế cơ à?
                            ÔNG ĐỨC -  Chả có kỷ niệm nào là em quên. Hồi ấy anh chị vẫn còn đang đi học với nhau, cứ vào ngày này, là các bạn trai, bạn gái của chị lại kéo đến đầy nhà... để chúc mừng sinh nhật của chị, vui tới nửa đêm. Mà anh Ngọc là người em có nhiều thiện cảm nhất.
                            ÔNG NGỌC -  Vì thế nên hôm nay chú cũng đến để chúc mừng sinh nhật của chị Hồng chứ gì?
                            ÔNG ĐỨC -  Em mang cả quà sinh nhật cho chị Hồng đây này.
                                   ( Ông Đức lấy ra một tấm vải may áo quàng lên vai bà Hồng )
                            BÀ HỒNG -  Vải đẹp quá ! Nhưng với chị thì hơi trẻ, vải này chỉ để may áo cưới là hợp.
                            ÔNG ĐỨC -  Thì em cũng mục đích tặng chị để may đồ cưới mà lỵ.
                            BÀ HỒNG -  Cưới !... Cưới !... Cậu nói quàng, nói ghép, làm chị ngượng chín cả mặt.
                            ÔNG ĐỨC -  Cháu Hạnh sang nhà em, nó kể cho vợ chồng em nghe hết rồi. Chuyện của anh, của chị...
                            BÀ HỒNG -  Bằng này tuổi đầu lại còn tính chuyện cưới xin? Cậu nói thế mà thiên hạ nghe được, họ đồn đại thì chị chỉ còn nước chui xuống đất.
                            ÔNG NGỌC -  Dẫu không cưới xin, nhưng tôi cũng sẽ làm mâm cơm để đón bà ấy về bên nhà sống với tôi đấy chú ạ ! Ý chú Đức thấy thế nào?

                     
                     
                     
                                                               
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.05.2008 12:29:29 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                    #10
                      Nhatho_PhamNgocThai 19.05.2008 12:28:20 (permalink)
                       


                              BÀ HỒNG -  (gạt đi ) Đã có chuyện gì đâu nào.
                              ÔNG NGỌC -  Chú ấy đã biết rồi, bà còn dấu diếm làm gì? Cứ nói toạc ra để xem ý kiến chú Đức thế nào?
                              ÔNG ĐỨC -  Nếu anh chị có ý định như thế thì tốt quá đi ấy chứ ! Em là em tán thành cả hai tay.
                              ÔNG NGỌC -  Bà thấy chưa? Chú Đức đã nói như vậy, việc gì bà còn phải phân vân.
                              ÔNG ĐỨC -  Thời đại văn minh, tân tiến. Không cần phải thủ cựu, e dè như chị. Cốt yếu là lo cho cuộc sống của chính mình được yên ả, tốt đẹp chị ạ !
                              ÔNG NGỌC -  Chị của chú còn thiếu cứng rắn lắm !
                              ÔNG ĐỨC -  Tuy chị đã nghỉ hưu, nhưng cũng đã là một nhà giáo nhiều năm, tư tưởng của chị cần phải cách mạng, cần phải tư duy mới.
                              ÔNG NGỌC -  Là nhà giáo có khác ! Chú nói chí lý, chí lý, sâu sắc lắm.
                              ÔNG ĐỨC -  (cười ) Thì em bắt đúng vào tim đen của anh rồi còn gì?
                              ÔNG NGỌC -  Nói thật với chú Đức: Mấy năm trước, tôi tuy vẫn đi lại bên này để trò chuyện, thăm hỏi bà ấy... Nhưng tôi chưa nghĩ đến việc này. Tất nhiên, về tình cảm tôi vẫn mến chị của chú từ hồi còn trẻ. Nhưng thời gian qua, tôi thấy mấy đứa bên này nó tận dụng bà mẹ già quá đáng quá !... Bà ấy cặm cụi làm suốt ngày chẳng khác gì con ở. Bà ấy cũng nên về ở với tôi, mà hưởng một chút sung sướng lúc tuổi già?
                              ÔNG ĐỨC -  Được bác mà nghĩ cho chị em như thế, em cũng thấy yên tâm.
                              BÀ HỒNG -  ( với ông Đức ) Thế ý của cháu Hạnh lúc nói chuyện với cậu mợ, nó cũng nhất trí như thế à?
                              ÔNG ĐỨC -  Em nói thật nhé ! Xem ý tình... thì cả hai vợ chồng nó không muốn để chị về sống với anh Ngọc đâu?
                              ÔNG NGỌC -  Chúng nó không muốn cũng không được.
                              BÀ HỒNG -  Thế thì... chưa thể quyết định như ông nghĩ được đâu? Với lại...
                              ÔNG NGỌC -  Bà còn với lại... với liếc gì nữa, bà nhiều lý do quá !
                              BÀ HỒNG -  Ơ hay, thì ông cũng phải để cho tôi nói chứ ! Chưa về với ông mà ông đã " cả vú lấp miệng em " như thế, giá chừng mai sau tôi về thật, có khi ông ăn thịt tôi chắc?
                              ÔNG NGỌC -  Phải chờ đến mai sau, thì có mà rụng hết răng... bà ạ !
                              BÀ HỒNG -  Rụng hết răng thì thôi.
                              ÔNG ĐỨC -  ( dàn hòa ) Thì anh Ngọc đã nói gì với chị quá đáng đâu nào ! Nào, bây giờ chị nói đi : Ý của chị thế nào?
                              BÀ HỒNG -  Lại còn cháu Thắm , con gái của vợ chồng thằng Đông nữa cậu ạ ! Cháu nó còn bé quá, mà nó quyến bà nó lắm ! Tôi mà sang ở với ông ấy bên đó, thì ai chăm sóc nó? Lòng chị không đành.
                              ÔNG NGỌC -  Thì có ai cấm bà đi lại bên này để thăm nom cháu đâu?
                              BÀ HỒNG -  Nhưng...
                              ÔNG ĐỨC -  Em nghĩ chị cần phải lo cho cái thân của chị. Cháu thắm còn có bố mẹ nó ... Chị già rồi, cuộc đời cũng không sung sướng gì, nên nghĩ một chút cho mình chị ạ ! 
                              ÔNG NGỌC -  Đấy, chị của chú suốt đời cứ nghĩ lẩn quẩn như thế đấy !
                              ÔNG ĐỨC -  Thực ra, thì tình ý của chị em... cũng không phải là không muốn về sống với anh, nhưng chị ấy còn e ngại đấy thôi !
                              ÔNG NGỌC -  Tôi là tôi... chỉ muốn chăm sóc cho bà ấy đỡ khổ.
                              BÀ HỒNG -  Có tôi chăm sóc, hầu hạ ông thì có ! Chưa chi đã ra vẻ?...
                              ÔNG ĐỨC -  Thì hai anh chị đều chăm sóc cho nhau. Em có đề nghị thế này !
                              ÔNG NGỌC -  Chú nói nghe xem nào?
                              BÀ HỒNG -  Nhưng nếu không hợp với tôi, thì dứt khoát tôi không chịu.
                              ÔNG NGỌC -  Thì bà cứ để yên nghe chú ấy nói, xem nào?
                              ÔNG ĐỨC -  ( với ông Ngọc ) Vấn đề này cũng hết sức tế nhị ! Bốp chát quá như anh, có khi hỏng việc.
                              ÔNG NGỌC -  Nhưng nếu con cái chúng nó cứ nhất quyết không đồng ý thì sao? Ta chịu à?...
                              ÔNG ĐỨC -  Anh cứ yên tâm. Nhưng bây giờ, theo em thì anh cứ tạm lui gót về nhà, em sẽ tìm cách khuyên nhủ các cháu.
                              ÔNG NGỌC -  Thôi được... tùy chú ! Nhưng dù sao thì mình quyết định, vẫn cứ phải là chính.
                              ÔNG ĐỨC -  Em biết rồi, anh cứ yên tâm như thế nhé !
                              BÀ HỒNG -  ( với ông Ngọc ) Ông làm cứ như ai cũng như ông ấy?
                              ÔNG NGỌC -  Cả như bà thì... chẳng bao giờ làm được việc gì.
                              BÀ HỒNG -  Chỉ có thế thôi ! Ông không cần thì thôi !
                              ÔNG ĐỨC -  Thôi !... Hai bác cứ để mọi việc em sẽ liệu liệu lo cho chuyện được êm. Em tin là  mọi việc rồi cũng sẽ xong thôi ! Kìa, hình như chúng nó về đấy. Bác Ngọc về bên nhà đi, có bác ở đây... thêm khó nói chuyện.
                              ÔNG NGỌC -  Chú nhớ qua nhà báo cho tôi biết tin !
                              ÔNG ĐỨC -  Xong việc, em sẽ chạy sang nhà bác ngay.
                                                           ( Ông Ngọc ra khuất )
                              ÔNG ĐỨC - ( với bà Hồng ) Hai chị em mình cũng vào nhà trong đi ! Em phải bàn bạc với chị trước, rồi sẽ tìm cách nói chuyện với chúng nó sau.
                                  ( Nói xong, ông Đức và bà Hồng bước vào nhà trong. Lúc này: Hạnh với Hoa - Cô con dâu ông Ngọc, từ ngoài phố đi vào )
                       
                       
                                                             
                                
                             
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.05.2008 13:13:59 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                      #11
                        Nhatho_PhamNgocThai 20.05.2008 13:12:08 (permalink)
                         


                                HOA -  Chị Hạnh này, em thoáng thấy có ông nào từ đây đi ra, trông cứ hao hao như bố chồng nhà em ấy?
                                HẠNH -  Chả ông bố chồng nhà cô thì nhà ai vào đây, ( lại gần lọ hoa ) Cứ nhìn mấy bông hồng bạch này là tôi biết ngay !
                                HOA -  Bố chồng nhà em thích hoa hồng bạch lắm hả chị? Thế mà chả bao giờ em thấy ông mua hoa hồng bạch mang về nhà.
                                HẠNH -  Không phải là ông thích hoa hồng bạch, mà là bà thích hoa hồng bạch. Ông mua để tặng bà ! Sáng nay tôi thấy bà già rửa lọ hoa sớm lắm, tôi đoán ra ngay ! Y như rằng...
                                HOA -  Tình cảm của ông bà già còn tươi trẻ thật đấy !
                                HẠNH -  Cái mốt bây giờ là ông bà già thì thích hoa hồng bạch, thích chuyện tình ái, gió trăng... Còn bọn trẻ thì, cơ bản là thích nhiều tiền.
                                HOA -  Nhưng tình cũng quan trọng lắm chứ chị !
                                HẠNH -  Quan trọng thì vẫn cứ phải là có nhiều tiền. Không có tiền thì tất cả đều hết quan trọng ! Thế, hôm nay cô Hoa cũng nghỉ phép à?
                                HOA - Em quyết định xin nghỉ hẳn một ngày làm việc, để ra chợ tìm gặp chị.
                                HẠNH -  May cô đấy, đến sớm một tý nữa thì không gặp. Tôi và anh ấy vừa xuuống chợ Liên Hiệp mua ít hàng, tôi về đến đây thì gặp cô.
                                HOA -  Anh ấy đi đâu rồi hả chị?
                                HẠNH -  Còn tạt vào quán bia, chắc cũng chỉ tý nữa là về. Cô Hoa tìm gặp tôi chắc có chuyện hệ trọng?
                                HOA -  Thì vẫn là chuyện : em và chị đã trao đổi mấy bữa trước đấy !
                                HẠNH -  Nhưng lần này thì cấp bách lắm rồi phải không?
                                HOA -  Hôm qua ông bố chồng em đã tuyên bố: sẽ đón bà già bên này về bên em ở hẳn. Nghĩa là ông bà già nhất quyết sẽ lấy nhau đấy chị ạ !
                                HẠNH -  Sao hai cô chú bên đó không tìm cách ngăn ông ấy lại?
                                HOA -  Ồi, ông bố chồng em mà đã nói... thì ai mà dám ngăn.
                                HẠNH -  Thì cứ không đồng ý cho ông già lấy vợ nữa là xong?
                                HOA - ( Lắc đầu ) Không đồng ý cũng không được đâu, nếu ông mà lại nổi cáu lên thì...
                                HẠNH -  Ông ấy ghê đến thế kia à?
                                HOA-  Đối xử không cẩn thận, ông già lại chẳng tống cả vợ chồng em ra khỏi nhà ấy chứ !
                                HẠNH -  Ông ấy cũng to đấy nhỉ?
                                HOA -  Cấp bậc đại tá cơ mà chị.
                                HẠNH -  Cấp bậc nào thì cũng mặc ông ấy, tôi quan tâm làm gì. Tôi nói to, là nói đến cái quyền hành của ông ấy trong gia đình?
                                HOA - Nhưng cấp chức quan trọng lắm, cấp càng cao thì lương bổng lại càng cao !...
                                HẠNH -  À, thì ra thế !... Với cái lương đại tá về hưu, hàng tháng thế nào mà ông bố chồng lại chả cho vợ chồng cô được ít nhiều?
                                HOA -  Ông chỉ giữ lại một ít để tiêu, còn thì đưa cho vợ chồng em tất.
                                HẠNH -  Và một khi bà già bên này đã về với ông già bên ấy, thì ắt vợ chồng cô cũng phải mất teo cái xuất trợ cấp hậu hĩnh ấy của ông già?
                                HOA -  Thì chị tính, nếu ông già đã có bà già thì... vợ chồng em còn sơ múi gì? Lương tháng của ông già, bà già lại không quản hết ấy chứ ! Mà vợ chồng em đều là cán bộ, nhân viên nhà nước... khoản tiền đỡ hàng tháng của bố chồng em quan trọng lắm !
                                HẠNH -  Cũng biết tính toán đáo để đấy chứ !
                                HOA -  Chị bảo, cuộc sống này mà không tính toán thì chết.
                                HẠNH -  Cái ăn đã đành lại còn chỗ ở? Nghe nói, hiện nay nhờ có tiêu chuẩn của ông già: Vợ chồng cô được một cơ ngơi ở rộng rãi lắm?
                                HOA -  Thêm một bà già coi như thêm một hộ khẩu: Thế nào ông già cũng cắt mất của bọn em một phòng ! Thật là...
                                HẠNH -  nghĩa là vợ chồng cô cũng nhất trí là kiên quyết không để cho hai ông bà già lấy nhau?
                                HOA -  Nhưng bọn em chả dám nói với bố chồng em như thế đâu ! Đang sống thoải mái, tự nhiên lại phải rước thêm một bà mẹ chồng...
                                HẠNH -  Thế tôi thì sao? Tôi chả đang sống trong cảnh con dâu mẹ chồng là gì ! Sao tôi vẫn thoải mái?
                                HOA -  Chị khác, ông cụ nhà ta không còn, thì có một bà mẹ già như nhà chị hóa ra lại càng có lợi, có người đỡ đần việc nhà, việc cửa... rảnh rang mà làm ăn. Thế chả tốt hơn à? Đằng này...
                                HẠNH -  Nghĩa là: ta tìm cách ngăn không cho hai ông bà già lấy nhau. Người nào cứ ở nguyên vị trí của người ấy, thì cả tôi và cô đều có lợi?
                                HOA -  Chị nói rất hợp ý em ! Thế em mới phải sang để bàn với chị.
                                HẠNH -  Nhưng vợ chồng cô là có lợi hơn vợ chồng tôi đấy nhé !
                                HOA -  Em biết tỏng đi rồi : Chị tính toán cũng vào loại siêu ! Thế nhá, chị em mình cứ thống nhất với nhau như thế nhá? Anh chị kiên quyết không cho bà già về bên em là xong.
                                     ( Đông đã về từ trước... nhưng cứ im lặng nghe chuyện của hai người phụ nữ, lúc này mới bước tới )
                                ĐÔNG -  ( với Hoa ) Vợ chồng tôi không đồng ý  để mẹ tôi sang nhà cô ở với ông bố chồng cô, nhưng không phải theo cái kiểu tính toán ích kỷ của cô !
                                HOA -  Dạ, anh về ! Anh về từ lúc nào mà chúng em không hay biết?
                                ĐÔNG -  Cô cần phải có những ý nghĩ cho đúng đắn với các bậc cha, mẹ mình?
                                HOA -  Ông anh ăn nói có vẻ đạo lý gớm nhỉ?
                                ĐÔNG - Cái thói con dâu mà chỉ tính toán có lợi cho mình thì vứt đi ! Này, tôi nói cho cô biết: Sở dĩ tôi không muốn để cho mẹ tôi đi lấy chồng thêm một lần nữa, là vì phải giữ lấy cái nề, cái nếp của một gia đình có gia giáo. Với lại : cũng không muốn mẹ tôi sang đó sẽ phải khổ hơn !...
                                HOA -  Em tưởng: Bà mẹ anh mà vớ được một người như ông bố chồng của em, thì lại không sướng quá đi ấy chứ? Bằng chuột sa chĩnh gạo !
                                ĐÔNG -  Nghĩa là, cô khinh vợ chồng tôi không nuôi nổi mẹ già, nên mới đẩy đi phải không? Cô, cô không được phép...
                         
                                                           
                               
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.05.2008 12:59:24 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                        #12
                          Nhatho_PhamNgocThai 27.05.2008 12:58:10 (permalink)
                           


                                  HOA -  Em chỉ nói sự thật.
                                  ĐÔNG -  Sự thật là vợ chồng cô tính toán, ích kỷ bản thân.
                                  HOA -  Thế dễ vợ chồng anh thì không tính toán với bà mẹ già của mình?
                                  HẠNH -  Ai cũng tính toán. Nhưng cách tính toán của vợ chồng tôi nó hợp lý , hợp tình. Còn cô, căn bản chỉ là cầu lợi cho bản thân.
                                  HOA - ( cười to ) Nghe cả hai anh chị nói sao mà tử tế tệ!
                                  ĐÔNG -  Cô cười cái gì? Mẹ tôi không thể sang đấy ở với thứ con dâu như cô. Tôi sẽ không để cho cô lợi dụng, hành hạ bà già!
                                  HOA -  Sao nghe nói ở nhà này bà già làm cũng tối mày, tối mặt?
                                  HẠNH -  Đấy không phải là phận sự của cô, cô đừng có chõ vào nhà người ta.
                                  HOA -  Bà già ở với chị cũng quá bằng con ở!
                                  HẠNH -  Có về bên cô mới là con ở thì có.
                                  HOA -  Ở với anh chị là con ở.
                                  HẠNH -  Ở với vợ chồng cô là con ở.
                                  HOA -  Ở với chị, với anh! Với chị, với anh!
                                  HẠNH -  Có với cô, với cô thì có!
                                  ĐÔNG -  Có im mồm tất cả đi không nào?
                                  HẠNH -  Đấy, anh xem: nó nói mới thật buồn cười?
                                  HOA -  Có chị buồn cười thì có. Anh cũng buồn cười thì có. Người ta đến nói chuyện hẳn hoi...
                                  HẠNH -  Cô dám nói vợ chồng tôi không phải là hạng người hẳn hoi hả? Này, đây nói cho mà biết...
                                  HOA -  Thì đây cũng bảo cho mà biết đấy! Này, hiền thì hiền đấy, nhưng nếu bắt nạt đây là không xong đâu. Ra cái vẻ...
                                  HẠNH -  Cô bảo ai ra vẻ?
                                  HOA -  Tôi bảo chị, tôi bảo anh!
                                  HẠNH -  Có cái nhà cô ra vẻ thì có.
                                  HOA -  Nhà chị!
                                  HẠNH -  Nhà cô!
                                  HOA -  Nhà chị, nhà anh, nhà chị, nhà anh...
                                  ĐÔNG -  Thôi! Thôi!...Tôi xin lép vế với cả hai bà rồi!
                                  HẠNH -  ( tức tối ) Nói cho mà biết: Nhà này có bớt đi một người, sẽ lại càng rộng lên. Bên đấy, mà thêm một người sẽ phải chật chội đi.
                                  HOA -  Đã thế thì tôi cũng nói cho chị biết: Có một bà mẹ chồng chịu thương, chịu khó như bà già nhà chị - nếu sang nhà tôi, vợ chồng tôi sẽ càng được nhờ, càng nhàn.
                                  HẠNH -  Này, đừng có mà cái thói định ăn dưng, ăn không như thế? Bà già nhà tôi có sang đó, là để ở với ông già bên đó, chứ không phải là để hầu hạ hai cô, cậu? Đừng có mà lợi dụng!
                                  HOA -  Chúng tôi không lợi dụng.
                                  HẠNH -  Như thế là lợi dụng !
                                  HOA -  Có chị lợi dụng thì có.
                                  HẠNH -  Vợ chồng cô lợi dụng.
                                  HOA -  Anh chị lợi dụng.
                                  ĐÔNG -  Thôi, thôi, thôi... Hai bà im đi! Im ngay đi! Trời ơi, thế này thì tôi phát điên lên mất! Nhà cô kia, đi đi! Về đi!...
                                  HOA -  Đây cũng không thèm ở với cái thá nhà anh, nhà chị nữa! ( định ra ).
                                  HẠNH -  ( nói theo ) Đã thế thì đây không để cho bà già sang bên ấy nữa, xem cô làm được cái gì?
                                 HOA -  Nhưng ông già nhà tôi cứ lấy bà già về bên tôi, thì chị ngăn được à?
                                  HẠNH -  Nhất định là tôi sẽ không cho bà già nhà tôi sang bên đó đấy!
                                  HOA - Tôi cam đoan là có!
                                  HẠNH -  Nhất định không!
                                  HOA -  Có. Nhất định có! Thế nào cũng có!...
                                                    ( Hoa vùng vằng rồi đi ra khỏi nhà )
                                  HẠNH -  Xéo đi cho rảnh mắt !
                                                    ( chỉ còn lại hai vợ chồng Đông )
                                  ĐÔNG -  ( thở dài ) Hôm nay là cái ngày gì mà xui xẻo thế không biết?
                                  HẠNH -  Thì cũng tại anh! Người ta với nó đã ăn dơ với nhau rồi... câu chuyện đã xong xuôi đâu đấy, êm ru... Ở đâu về, lý thuyết hão?
                                  ĐÔNG -  Tôi cũng xin cả cô! Vâng, tôi lý thuyết! Nhưng có bà nào tử tế hơn bà nào đâu cơ chứ?
                                                   ( Lúc này ông Đức từ trong nhà đi ra )
                                  ÔNG ĐỨC -  ( chỉ vào buồng ) Mẹ các cháu đang nằm khóc trong nhà ấy !
                                  ĐÔNG -  Cậu đến lúc nào mà chúng cháu không biết?
                                  ÔNG ĐỨC -  Các cháu không bắc ngay cái loa phóng thanh mà thông báo cho cả phố biết? Cậu và mẹ các cháu ở nhà trong, nghe tiếng các cháu cãi nhau mà thấy xót xa.
                                  ĐÔNG -  Cô đã thấy tai hại chưa?
                                  HẠNH -  Thôi đi ông ! Lại còn chì chiết người ta.
                                  ĐÔNG -  Nếu cậu đã biết, nhân tiện có cậu ở đây cháu cũng xin hỏi ý kiến cho nó quang minh, chính đại. Theo ý cậu: Nên giải quyết việc của mẹ cháu với ông đại tá về hưu ấy thế nào ạ?
                                  ÔNG ĐỨC -  ( thở dài ) Còn như thế nào nữa? Cứ cái cảnh vừa diễn ra trong cái nhà này, thì đến cậu cũng chẳng biết nên nói như thế nào?
                                  ĐÔNG -  Chúng cháu cũng biết chúng cháu có tội !
                                  HẠNH -  Nhưng cái con Hoa ấy nó tội nhiều hơn ! Tự nhiên nó...
                                  ĐÔNG -  Cô không bớt mồm, bớt miệng đi một tý, thì sợ bị thiệt à?
                                  HẠNH -  Nhưng không nói, ruột tôi nó tức anh ách.
                                  ÔNG ĐỨC -  Các cháu có biết hôm nay là ngày gì không?
                                  HẠNH -  ( nhanh nhảu ) Dạ, thưa cậu: Hôm nay là ngày thứ 5 ạ ! Thế nào, trên vô tuyến tối nay cũng có chương trình thể thao bóng đá quốc tế, trích đoạn. Cháu biết cậu mê xem bóng đá lắm !
                                  ĐÔNG -  Hay là, Tối nay cậu ở đây xem bóng đá với vợ chồng cháu?
                                  ÔNG ĐỨC -  Nhà cậu không có vô tuyến truyền hình chắc?
                                  ĐÔNG -  Cháu biết cậu vừa sắm cái JVC mới cứng!
                                  HẠNH -  Chiều nay cháu sẽ làm một bữa ra trò thết cậu?
                                  ÔNG ĐỨC -  Còn bụng dạ nào mà tiệc với tùng hả cháu? Hôm nay là ngày sinh nhật của mẹ cháu, mà không đứa nào quan tâm đến mẹ cả?
                                  ĐÔNG -  Thế mà mẹ cháu cấm nói cho chúng cháu biết ! Nếu biết, cháu đã làm một bữa thật thịnh soạn để mời cả họ hàng.
                                  ÔNG ĐỨC -  Thế đấy ! Các cháu đã chúc mừng ngày sinh nhật lần thứ 64 của mẹ , bằng một câu chuyện... không khác gì của bọn bán tôm tép ngoài chợ?
                                             ( bà Hồng từ nhà trong thất thểu đi ra )
                                  BÀ HỒNG -  Các con ơi ! Các con không cầm ngay con dao đâm cho mẹ một nhát vào cổ, có khi còn dễ chịu hơn?
                                    ( trong lúc tất cả đang sững sờ không biết nên sử trí thế nào? Thì ông Ngọc ôm một bó hoa hồng bạch to tướng, hớn hở từ ngoài phố đi vào )

                           
                                                             
                           
                                                                            
                           
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 30.05.2008 12:23:07 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                          #13
                            Nhatho_PhamNgocThai 30.05.2008 12:09:04 (permalink)
                             


                                     ÔNG NGỌC -  ( không để ý tới mọi người ) Bà Hồng ơi, hoa hồng bạch chính cống đây! May quá, vừa đi đến cuối phố tôi gặp ngay một chị bán hoa, mà toàn hoa hồng bạch Đà Lạt. Thế là tôi mua hết ráo để mang về cho bà. Loại này là quí lắm!
                                               ( lúc này ông mới để ý đến mọi người )
                                  Hình như vừa có chuyện gì xẩy ra ở đây ? Tại sao mọi người lại...
                                    BÀ HỒNG -  Còn hoa Đà Lạt với chả Đa Lát làm gì nữa hả ông ? Thôi thì... phận số của ông, của tôi nó như thế, thay đổi làm gì nữa cho đau lòng ?
                                    ÔNG NGỌC -  Nhưng xẩy ra chuyện gì mới được chứ ?
                                               ( quay về phía ông Đức )
                                  Sao lúc nẫy chú nói sẽ dàn xếp mọi việc êm xuôi ?
                                    ÔNG ĐỨC -  Nào, em đã nói được chuyện gì đâu !
                                    ÔNG NGỌC -  Thế thì tại sao mặt người nào cũng như đưa đám cả thế này ?
                                    ÔNG ĐỨC -  Cô Hoa: cô con dâu của anh vừa sang đây... vừa cãi lộn nhau với vợ chồng các cháu nhà này ? Làm cho....
                                    ĐÔNG -  Cậu cứ nói !... Cháu có tư cách hẳn hoi, chứ đâu có đi cãi nhau với con bé ấy ?
                                    HẠNH -  Có cô con dâu nhà ông sang đây quấy rối nhà tôi thì có ?
                                    ÔNG NGỌC -  ( quay về phía bà Hồng ) Nghĩa là chúng nó đã cãi nhau về việc của tôi và bà ?
                                    HẠNH -  Nhưng không phải do tôi !
                                    ĐÔNG -  ( can vợ ) Cô cũng đừng nên nói xen vào nữa thì hơn!
                                    ÔNG ĐỨC -  Dù sao thì các cháu cũng tính toán ích kỷ quá ! Chẳng đứa nào để ý quan tâm, chăm sóc đến mẹ già.
                                    ĐÔNG -  Cậu cứ nói...
                                    ÔNG NGỌC -  Tôi hiểu cả rồi! Bà cầm lấy bó hoa ( đưa  bó hoa cho bà Hồng ), để tôi về cho con Hoa một trận!
                                                   ( vừa lúc đó Hoa hớt hải từ ngoài phố bước vào )
                                    HOA -  Ba!... Con đi qua phố thoáng nhìn thấy ba mua hoa, con quay lại gọi, nhưng ba đi nhanh quá con không theo kịp. ( lưỡng lự giây lát ) Ta về nhà đi ba !
                                    ÔNG NGỌC -  ( quắc mắt ) Cô về nói với chồng cô: Thu dọn ngay đồ đạc, quần áo ở phòng trên... dọn hết xuống căn phòng cuối cùng. Tôi chỉ cho hai anh chị một căn phòng ấy thôi! Từ nay tôi sẽ ăn riêng, không liên luỵ gì đến anh chị nữa ?
                                    HOA -  ( sợ hãi ) Dạ, nhưng sao thế ạ ?
                                    ÔNG NGỌC -  Không sao với giăng gì cả. Về ngay! Cô đi về ngay nhà, đừng làm cho ba nóng mắt!
                                    HOA -  Dạ, con về. Con sẽ bảo nhà con như lời ba nói, nhưng...
                                    ÔNG NGỌC -  Có về ngay không nào?
                                    HOA -  Vâng, con về ngay đây ạ!
                                                   ( Hoa bước ra khỏi nhà... miệng lẩm bẩm nói lúng búng
                                                      gì đó, vẻ không vui )
                                    ÔNG NGỌC -  ( nói theo) Nhớ là phải dọn ngay hết ở phòng trên xuống phòng dưới, anh chị được hưởng như thế là đã quá tốt rồi!
                                                 (  Rồi ông quay lại nói với bà Hồng )
                                  Bà cũng ở đây chờ tôi! Tôi phải về nhà cho chúng nó một trận. Không được, ta không thể chịu thua chúng nó được!... ( ông định đi )
                                    BÀ HỒNG -  ( ngăn lại ) Ông đừng nóng tính mà xử sự với các con khắc nghiệt thế! Trẻ cậy cha, già cậy con. Mai đây ông ốm đau, chúng nó oán trách ông, nó bỏ mặc ông thì khổ thân, ông ạ!
                                    ÔNG NGỌC -  Thì tôi và bà chăm sóc cho nhau, không cần chúng nó.
                                    BÀ HỒNG -  ( lắc đầu )........
                                    ÔNG ĐỨC -  ( cũng ngăn ông Ngọc ) Anh đừng làm thế! Quyền lợi cả nhà cửa và tiền bạc của anh... trước sau cũng chỉ để cho con cái. Khi còn trẻ, còn sức thì chăm sóc các con, đến khi già... ( thở dài. Rồi ông Đức quay lại nói với vợ chồng Đông và Hạnh ): Còn đời các cháu nữa đấy! Đừng để con cái mai sau chúng coi thường bố mẹ?
                                    ĐÔNG -  Nhưng cháu, cháu có làm điều gì...
                                    HẠNH -  Chẳng qua là tại con Hoa tất!
                                    ÔNG NGỌC -  Chả lẽ tôi và bà kết cục... chà, cái màu hoa hồng bạch này, nó cũng trắng xoá như màu nước lã ấy hả bà?
                                    BÀ HỒNG -  Ông cứ nghĩ thế, sao lại là nước lã? Dù thế nào thì tôi vẫn nghĩ đến ông, ông vẫn nghĩ đến tôi!
                                    ÔNG NGỌC -  Nghĩ đến như thế thì cũng bằng không.
                                    ÔNG ĐỨC -  Em cũng chẳng biết phải nói với anh, chị như thế nào?
                                           ( rồi ông đi lại gần phía Đông và Hạnh ):
                                  Cậu vẫn hy vọng các cháu sẽ có ý nghĩ thật tốt, để giải quyết việc gia đình cho được thoả đáng và tốt đẹp nhất!  ( với bà Hồng ) Trời cũng sắp mưa, em xin phép em phải về.
                                                    ( ông Đức vội vã ra khỏi nhà )
                                    ĐÔNG -  Để cháu, cháu sẽ tiễn cậu.
                                    HẠNH -  Phải đấy, anh và em cùng đi tiễn cậu Đức về nhà.
                                          ( vợ chồng Đông cũng ra khuất. Sân khấu chi còn lại hai ông bà già )
                                    ÔNG NGỌC -  Không, không thể chịu như thế được! Tôi đã từng đánh Tây, đánh Tàu, dẹp Nam, dẹp Bắc... Chả lẽ bây giờ tôi chịu thua mấy đứa trẻ? Bà cũng phải cương quyết lên! Tôi sẽ về nhà cho chúng nó một trận , để chúng nó biết thân , biết phận. ( lại định đi )
                                    BÀ HỒNG - ( ngăn lại ) Đánh giặc thì ông giỏi, nhưng giải quyết việc nhà mà làm như kiểu ông thì sẽ tan nát hết!... Rồi đời ông sẽ ra sao?
                                    ÔNG NGỌC -  Vậy tôi phải làm như thế nào? Tôi thấy mình bơ vơ quá, bà ơi!...
                             
                             
                                                            
                                   
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.06.2008 00:43:05 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                            #14
                              Nhatho_PhamNgocThai 01.06.2008 00:41:46 (permalink)
                               


                              BÀ HỒNG -  Ông cứ nghĩ quá thành ra thế ! Tôi thấy anh chị bên nhà cũng tốt và có hiếu với ông đấy chứ ?
                                      ÔNG NGỌC -  Lúc nào tôi cũng thấy mình cô đơn.


                                      BÀ HỒNG -  Con cái tuy cũng có lúc chúng cạn nghĩ, nhưng chưa phải là tệ lắm đâu ông ạ! Mình cứ thương chúng, rồi chắc chúng cũng sẽ chẳng phụ mình ?


                                      ÔNG NGỌC -  Nhưng như thế thì tôi không bao giờ có thể có được bà ? Tôi mãi mãi không có bà.


                                      BÀ HỒNG -  Mình cũng phải tự an ủi lấy mình thôi! Cứ nghĩ là đã giành cho con, cho cháu... thì rồi lòng mình cũng sẽ nguôi ngoai đi.


                                      ÔNG NGỌC -  ( nóng nẩy ) Tôi... tôi chỉ muốn quên hết! Lại muốn như thưở nào, năm nào, lại xông pha ra trận...


                                         ( vừa lúc Đông và Hạnh bước vào nhà. Đông ôm một bó hoa hồng nhung rực rỡ. Hạnh tay xách một túi đồ nhỏ gói bằng giấy đẹp, như quà mừng cưới hoặc sinh nhật )


                                      ĐÔNG -  Mẹ!... Chúng con sơ ý quá, mải làm ăn nên quên khuấy đi mất : Hôm nay là ngày sinh nhật của mẹ! Đây là bó hoa hồng nhung chúng con mua mừng sinh nhật của mẹ. Mẹ có thấy hoa đẹp không mẹ ?


                                      BÀ HỒNG -  Đẹp!.... Hoa đẹp lắm con ạ, nhưng...


                                      ĐÔNG -  Mẹ không muốn nhận hoa hồng nhung của chúng con hay sao ? Hay với mẹ chỉ có hoa hồng bạch... ?


                                      BÀ HỒNG -  Không phải thế đâu con ạ ! Mẹ nhận, mẹ nhận hoa của các con.


                                      HẠNH -  Nhưng con thấy mẹ có vẻ miễn cưỡng ?


                                      BÀ HỒNG -  Mẹ vui, mẹ vui... Hoa hồng nhung của các con rực rỡ lắm! Nhưng hoa hồng bạch với mẹ...( bà vẻ hơi bối rối ) cũng là một kỉ niệm ấm áp trong cuộc đời.


                                            ( Bà gượng vui, quay lại nói với ông Ngọc )


                                      Hoa hồng nhung của các con cũng đẹp lắm phải không ông ?


                                      ÔNG NGỌC -  Vâng, đẹp!...


                                      HẠNH -  Nhân ngày sinh nhật của mẹ, con cũng xin tặng mẹ một món quà kỷ niệm.


                                      BÀ HỒNG -  Gớm, các con lại bầy vẽ quá... cho tốn kém!


                                      HẠNH -  Chắc mẹ sẽ không từ chối quà của con ?


                                      BÀ HỒNG -  Ồ không. Của các con cho mẹ một tý gì cũng đều quí giá! Nào, con dâu mở ra cho mẹ xem là quà gì nào ?


                                           ( Hạnh bóc phong giấy bọc ngoài, lấy ra một chiếc hộp nhỏ )


                                      BÀ HỒNG -  Ôi, chuỗi hạt đá xanh đẹp quá!


                                      HẠNH -  ( đeo chuỗi hạt vào cổ mẹ ) Con tặng mẹ chuỗi hạt đá xanh này, để mẹ đeo trong những ngày lễ tết hay hội hè. Con thấy những bà có tuổi rồi, họ cũng thường thích loại hạt đá này lắm!


                                      BÀ HỒNG -  Sao con tiêu tốn tiền thế ? Mẹ... thế nào cũng được mà. ( bà quay về phía ông Ngọc ) Ông nhìn tôi đeo chuỗi hạt này có đẹp không ?


                                      ÔNG NGỌC -  Bây giờ thì bà còn cần gì đến tôi nữa?


                                      BÀ HỒNG -  Ông đừng nói thế! Tình cảm của tôi đối với ông không gì thay đổi được, nhưng đối với các con...
                                      ÔNG NGỌC -  ( nóng nẩy ) Bà không cần phải nói nữa, tôi cũng hiểu.
                                      ĐÔNG -  Thưa bác, chúng cháu cũng có lỗi với bác! Thỉnh thoảng rỗi rãi mời bác cứ đến chơi với mẹ cháu ạ?
                                      HẠNH -  Đúng như thế đấy ạ! Sang năm vào ngày này: sinh nhật của mẹ cháu, chúng cháu lại mời bác đến nhà. Cháu sẽ làm cỗ thật to... và sẽ mua một cái lọ hoa to hơn, để cắm những bông hoa hồng bạch của bác tặng mẹ cháu.
                                      BÀ HỒNG -  Đấy, tôi đã nói với ông : các con chúng nó đối xử cũng có đến nỗi tệ lắm đâu?
                                      ÔNG NGỌC -  Có hoa " hồng bệch " bà ạ!
                                      ĐÔNG -  Mùa hè tới cháu sẽ tổ chức gia đình đi tắm biển, bác cùng đi với mẹ cháu cho vui?
                                      ÔNG NGỌC -  Không dám! Không dám!...
                                      BÀ HỒNG -  Các con nó chu đáo như thế, được ra biển nghỉ ngơi tĩnh dưỡng ít ngày cũng thích lắm, ông ạ!
                                      ÔNG NGỌC -  Tôi... Tôi hơi mệt. Tôi xin cáo lỗi về nhà?
                                      ĐÔNG & HẠNH -  ( đồng thanh ) Mời bác trở lại nhà ạ !
                                      BÀ HỒNG -  Để tôi đưa chân ông một đoạn.
                                      ÔNG NGỌC -  ( gạt đi ) Khỏi cần bà đưa tiễn, tôi về lấy một mình cũng được!
                                             ( ông Ngọc ra khuất, bà Hồng nhìn theo tần ngần )
                                      BÀ HỒNG -  ( với Đông ) Mẹ cảm thấy như chính mình có lỗi ! Như thế có hơi quá đáng quá với ông ấy không, hả các con?
                                      ĐÔNG -  Cuộc đời là thế mẹ ạ, đành phải chấp nhận thôi !...
                               
                               
                                                                    CẢNH KẾT KỊCH
                               
                                                            ( Vào một chiều hôm trên đường phố, dọc theo một
                                                              bờ hồ lớn. Có những dãy hoa bên hồ và những bóng
                                                              cây to, dưới bóng cây đặt một chiếc ghế đá. Bóng
                                                              hai ông bà già thong thả đi bên nhau. Họ dừng lại
                                                              nhìn ra phía hồ rồi ngồi xuống chiếc ghế đá, thủ thỉ
                                                              chuyện trò. Tiếng họ vọng lên trong chiều... )
                                      ÔNG NGỌC -  Bà có thấy con cái bây giờ chúng cũng ích kỷ quá không? Chúng chỉ tính toán được lợi cho cuộc sống của chúng, nào có tâm lý... nghĩ gì đến bố mẹ của chúng đâu?
                                      BÀ HỒNG -  Thôi ông ạ ! Ở phương Đông mình cũng chưa phải được thoải mái như bên Tây. Tôi tuy không thể sang để ở hẳn với ông, nhưng ngày ngày vẫn có thể gần gũi chuyện trò, thỉnh thoảng đến chiều lại ra hồ đi dạo với ông như thế này... Cũng đã là sự khuây khoả để vợi đi nỗi buồn đối với tôi rồi!
                                      ÔNG NGỌC -  Bà nghĩ thế thì tôi cũng phải chiều như thế, biết làm thế nào được? ( thở dài ) Đêm đến tôi vẫn thấy mình cô quạnh lắm !
                                      BÀ HỒNG -  Thì tôi có vui gì hơn ông đâu? Có điều, đã giành gần hết cuộc đời cho con cháu rồi, thì thôi, còn sống được năm tháng nào nữa... ta cũng giành nốt cả cho con cháu vậy, ông ạ!
                                           ( Bà Hồng ái ngại nhìn ông Ngọc, giọng bà thủ thỉ ):
                                    Sương đã xuống nhiều rồi, tôi cũng thấy hơi lạnh.
                                      ÔNG NGỌC -  Lạnh thì bà ấp hẳn vào người tôi đây này!
                                           ( dừng lại giây lát ) Bà đã thấy ấm hơn chưa?
                                      BÀ HỒNG -  Tôi cũng thấy dễ chịu hơn nhiều rồi. Những giây phút ở bên ông, là tôi thấy mình không còn cô đơn !...
                                             ( Rồi họ im lặng. Bóng hai ông bà già ấp bên nhau trong bóng
                                                hoàng hôn đang đổ dần xuống, rồi tối hẳn. Trên trời sao đang
                                                lên !... Tiếng nhạc có lời hát cất lên một khúc ca buồn, phảng
                                                phất nỗi hắt hiu )./.
                               
                                                                      MÀN TỪ TỪ HẠ
                               
                                                                                                          Phạm Ngọc Thái
                                                                                             email: nha_tho_phamngocthai@yahoo.com.vn
                                                                                                     NR: 194 Quán Thánh Hà Nội
                                                                                       ( vở kịch được giải nhì trong trại sáng tác ở Thủ Đô
                                                                                                         cuối Thế kỷ XX - Và giải nhất kịch bản trong
                                                                                                         Hội diễn Thành phố vào đầu thiên niên kỷ )




                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2010 00:53:21 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 18 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 270 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9