(URL) KỊCH và các TIỂU PHẨM VĂN XUÔI của PNT
P.12
MAI LÂM - (với bác Khoát) Chào ông! (nhìn thấy Trâm) À, cô Trâm vẫn còn đây! May quá, tôi cứ sợ là không kịp gặp cô? (tiến vào phòng khách) TRÂM - Như có chuyện gì đang làm ông lo lắng? MAI LÂM - Có quan hệ cả tới cô! TRÂM - Cũng có quan hệ với tôi? Chuyện gì vậy ông Mai Lâm? MAI LÂM - Vì đó là chuyện liên quan tới anh Tuấn, người yêu của cô trước đây. TRÂM - Không chỉ trước đây... MAI LÂM - Thế thì lại càng tốt! Chuyện rất phức tạp, cô hãy lại gần đây. ( Mai Lâm nhìn quanh, rồi thì thầm kể cho Trâm nghe. Trâm từ ngạc nhiên đến lo lắng...) TRÂM - Nếu như thế thì anh ấy rất có thể bị?... MAI LÂM - Tôi đã lường trước tất cả. TRÂM - Ông làm cho tôi lo quá ! Nhưng liệu tôi có thể làm được gì để ngăn ngừa chuyện ấy? MAI LÂM - Tôi có một người bạn cũ ở Hà Nội, ông ta là một võ sư và có rất nhiều học trò. TRÂM - Những người học trò của ông ấy, họ cũng đều là những võ sỹ cả chứ ạ? MAI LÂM - Đúng vậy. Bản thân ông ta cũng đã là một võ sỹ nổi tiếng, tuy giờ thì đã già. Cô hãy chuyển ngay lá thư này cho ông ấy, trong thư tôi đã nói rõ. (Mai Lâm đưa cho Trâm một phong thư ) Cám ơn cô đã giúp đỡ! TRÂM - Làm được những gì để cứu giúp anh ấy, tôi sẽ không từ chối. MAI LÂM - May quá, một mình tôi e khi có sự cố không kịp? TRÂM - Khi cần thiết tôi sẽ gặp ông ở đâu? MAI LÂM - Ở nhà một người bạn của tôi cũng ngay tại Hà Nội này. ( nói rồi đưa cho Trâm một tấm các ) Đây là "tấm các" của ông ấy, cô cứ theo địa chỉ này mà tới! TRÂM - Được, tôi sẽ tới đó để gặp ông! MAI LÂM - Nếu tới đó mà cô không gặp tôi, thì cô hãy nói với người bạn của tôi rằng: Mọi chi phí tốn kém bao nhiêu, tôi sẽ lo chu tất! TRÂM - Tôi cũng có thể đóng góp mà. MAI LÂM - Giờ thì tôi phải xin phép cô ! TRÂM - Vâng, chào ông! ( Nói rồi Mai Lâm đi vội ra phía cổng. Trâm nhìn theo...) Thật không ngờ, sự thể lại có thể đến nông nỗi ấy!... HẾT MÀN BA
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.10.2008 11:29:44 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
P.13
MÀN BỐN Buổi chiều, tại phòng ngoài nhà ông Bản: Một căn hộ rộng trong khu tập thể. Có đầy đủ gia đình nhà ông Bản, gồm: Ông Bản, bà Nga,Tuấn và Tài. Không khí gia đình nặng nề. TUẤN - Sao mọi người yên lặng thế này? Tất cả đều muốn trốn tránh, đã không ai còn dám nhìn thẳng vào cái sự thật ấy nữa. Đã đến lúc tất cả phải tự dằn vặt lấy lương tâm của mình, cả tội của mình ! TÀI - Ông anh đã nói quá đáng lắm rồi đấy ! TUẤN - Có quá đáng bằng những hành động mê muội của chú không? TÀI - Nếu có đủ bằng chứng thì anh cứ việc khởi tố, cứ việc đưa chúng tôi ra toà! Còn như, nếu anh không đủ bằng chứng... TUẤN - Thì sao? TÀI - Thì anh sẽ phải đền lại danh dự cho tôi ! ( Tài định nhảy vào đánh Tuấn, bà Nga hoảng hốt chạy lại ôm lấy Tài ) BÀ NGA - (với Tài) Anh không được như thế! Anh cứ giết tôi đi đã. (với ông Bản) Sao ông lại cứ đứng đực ra như thế? Ô.BẢN - Thì tôi... tôi biết làm như thế nào bây giờ? (với Tuấn) Bố xin anh, anh hãy thương bố! Những việc ở Công ty không việc gì đến anh, thì anh cũng đừng bới ra như thế, chỉ gây thêm phiền toái. (với Tài) Anh!... Anh làm khổ tôi? TÀI - Nhưng không thể thể để anh ta cứ làm như bố người ta ! Chẳng có được cái bằng chứng nào mà cứ nói bố bậy. TUẤN - Các người còn man rợ hơn cả ý nghĩ của tôi! Vậy thì , hãy xem đây? ( Tuấn ra cửa vẫy ai đó. Ít phút sau, một người đàn ông ngót năm mươi tuổi yếu ớt bước vào - đó là anh Trương! Nhìn thấy Tài, Trương hơi hoảng hốt nhưng rồi trấn tĩnh lại ) TUẤN - Con người này thì bố và cả chú Tài đều rất quên biết! Đây là anh trợ lý ngày trước của ông giám đốc Công ty, đã phải về mất sức mà? TÀI - Anh ta yếu thì anh ta phải về, có gì là lạ! TUẤN - Đó là hậu quả của những sự thô bạo! Chú và cả bà Minh Phương đã biến anh ta từ một người khoẻ mạnh trở thành một người suy nhược về tinh thần, từ một con người đang sống lành mạnh hoá thành một thằng câm ! BÀ NGA - (với Tuấn) Kìa con! Con nói những điều gì thật khủng khiếp? ( Bà nhìn ông Bản vẻ trách móc về sự im lặng của ông ) Ô.BẢN - (lúng túng) Tôi... tôi cũng chẳng hiểu gì về những chuyện này cả? TÀI - (với Tuấn) Tôi buộc phải cảnh cáo để anh biết: Nếu anh cứ tiếp tục ăn nói kiểu này... BÀ NGA - Trời! Mẹ xin, mẹ xin tất cả hai anh!...(với Tuấn) Mẹ xin con đừng nói nữa? TUẤN - (với Trương) Anh hãy cởi áo cho mọi người cùng xem! ( Trương cởi áo, những thương tích vì bị đánh hằn đầy trên thân thể anh) BÀ NGA - (lại gần Trương) Trời, làm sao anh lại có thể bị đến thế này? Khủng khiếp quá! TUẤN - Những thương tích trên thân thể con người này, có đủ là bằng chứng để lý giải cho việc anh ta phải về mất sức không? TÀI - Tôi không biết! Tôi không biết gì hết! Thương tích của anh ta thì có liên quan quái gì đến tôi? TUẤN - ( cầm lại tập hồ sơ trong tay Trương ) Còn đây, đây là một trong những bản sao hồ sơ về lô hàng Rô-ten-bớc mà anh Trương đã dấu được? TÀI - (với Trương) Anh sẽ phải chịu trách nhiệm về tội ăn cắp hồ sơ của cơ quan? TUẤN - Khi vụ Rô-ten-bớc xẩy ra, khi biết rằng người trợ lý này đã nắm vững tất cả sự gian lận của các vị!... Không thể lôi kéo và thuyết phục được anh ta, lo nguy cơ bị tố giác thì cả chú và bà Minh Phương đã... TÀI - (sừng sộ) Đừng có mà giở mãi cái giọng ?... ( nhảy vào đánh Tuấn, song bị Tuấn vặn chéo tay lăng mạnh vào tường ) TUẤN - Chú quên là... nếu muốn đọ sức thì tôi còn hơn chú! TÀI - Anh, anh sẽ phải trả giá! TUẤN - Chính chú và cả bà Minh Phương đã thuê một bọn côn đồ để đánh anh Trương! TÀI - (tiến về phía Trương) Anh có nhìn thấy tôi đánh anh không đã? TRƯƠNG - Vâng, đúng là cậu không có mặt trong bọn chúng nó, cậu không trực tiếp đánh tôi. TÀI - Thế mà chưa chi đã? Không có bằng chứng thì đừng có mà... TUẤN - Vì sợ hãi anh ta phải sống như một thằng câm! Còn bịp bợm hơn, khi tiễn anh ta về mất sức... các vị đã tổ chức một cuộc tiệc tùng chia tay thật linh đình, tung hô công trạng và trao phần thưởng !? (với anh Trương) Anh Trương có thể về!... Anh đừng sợ, sẽ không ai còn dám đụng đến anh đâu? TRƯƠNG - Giờ cũng không việc gì mà tôi phải lo mãi. Tôi cũng đã chuẩn bị, nếu chúng còn muốn hại tôi thì sẽ có người tố giác thay tôi! ( Trương ra khuất ) TÀI - Tôi không biết! Tôi không biết gì hết !... ( Tài bỏ ra nốt ) TUẤN - (với ông Bản) Giờ thì bố thấy thế nào? Ô.BẢN - Nhưng bố không biết những chuyện đó! Bố không biết anh Trương đã bị đánh. Bố không ngờ thằng Tài lại... TUẤN - (giơ tập hồ sơ) Thế còn cái vụ Rô-ten-bớc này? Là một chuyên viên cố vấn cho ông giám đốc công ty - Bố có biết không? Ô.BẢN - Khi đó, bố chỉ nghĩ là: do thằng Tài lơ đãng, thiếu trách nhiệm để xẩy ra. TUẤN - Còn ông giám đốc chỉ vì quá tin, phải không ạ? Ô.BẢN - Anh Lãm là một bạn cũ của bố, lại có rất nhiều công lao. Đối với thằng Tài, bố biết làm như thế nào... khi kẻ gây ra có cả đứa con trai của mình?... Tuấn ạ, bố xin con! Nếu cần, bố sẽ xin nhận tất cả mọi tội lỗi. Con hãy bỏ qua, dù sao thì... sự cũng đã rồi, chẳng gỡ lại được. TUẤN - Thế còn bản án đối với người đang sống mà như đã chết kia? Những thương tích trên thân thể anh trợ lý... Những chà xéo, dẫm đạp lên tinh thần, cả linh hồn con người ấy... Bố định xử trí như thế nào? (im lặng ) Bố không thể trả lời được à?... Cũng đúng thôi, bởi vì giờ đây bố đang phải đứng trước lương tri của chính bản thân mình, để trả lời một lương tri khác !?Thưa bố, khi mà lương tri của bố cũng không thể câm lặng được, thì lương tri của con sẽ phải làm gì? BÀ NGA - Thế thì phải làm như thế nào mới được, con ơi? TUẤN - Xin phép mẹ con đi nghỉ một chút, con hơi mệt ! ( Tuấn bỏ vào phòng trong. Sân khấu chỉ còn lại hai vợ chồng ông Bản )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.10.2008 11:37:31 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
P.14
BÀ NGA - Trời ơi, Khủng khiếp quá! Khủng khiếp quá! Ông không thấy gì hết à? Có thể chúng nó còn đâm chém nhau đấy. Hay là, thằng Tuấn không phải là con ông?... Ô.BẢN - (sửng sốt) Cô không được nói như thế! Đối với tôi con nào chả là con? BÀ NGA - Thế thì ông cũng phải làm một cái gì đi chứ? Tôi chả còn hiểu ra làm sao cả. Gia đình đang yên lành, đùng một cái... Này ông, qua câu chuyện của bố con ông: Tôi thấy hình như thằng Tài nó đang mắc vào vụ gì khủng khiếp lắm, phải không? Ô.BẢN - (lúng túng) Ờ... ờ... BÀ NGA - Coi bộ ông như thế thì đúng rồi. Thôi chết rồi! Sao ông không ngăn nó? Ô.BẢN - Tôi có biết đâu mà ngăn. Mà... tôi cũng nói với nó nhiều, nó có chịu nghe đâu. BÀ NGA - Thế còn cái chuyện anh Trương bị đánh mình mẩy đầy thương tích ấy, liệu thằng Tài có dúng vào không? Ô.BẢN - Tôi, tôi làm sao mà biết được. Biết đâu, cũng có thể... BÀ NGA - Thế thì khổ tôi rồi! Khổ tôi rồi! Ông làm khổ tôi rồi?... Ô.BẢN - Ơ, cô này hay nhỉ? Tôi đã làm gì mà cô lại... BÀ NGA - Đúng! Chỉ bởi vì ông đã không làm gì. Ông đã không sớm biết đường để can ngăn thằng Tài, mới nên nông nỗi này. Mà ông còn lạ gì tính cách nó cơ chứ? Ô.BẢN - Cô thì còn chiều nó quá tôi? BÀ NGA - Thì tôi là mẹ nó! Tôi chỉ là một người đàn bà yếu đuối. Mới lại... Những việc xẩy ra ở cơ quan của bố con ông, tôi làm sao mà biết? Chỉ tại vì ông nhu nhược quá! Đúng, tại ông nhu nhược quá ! Ô.BẢN - Vâng, tại tôi nhu nhược. Tại tôi tất! ( Minh Phương và Tài xuất hiện ở cửa. Vừa lúc, Tuấn cũng từ nhà trong bước ra ) MINH PHƯƠNG - (với Tuấn) Ông giám đốc có nói với tôi: Yêu cầu anh trao lại hồ sơ mà thằng Trương đã dấu đi, rồi đưa cho anh? Việc thằng Trương dám lấy cắp hồ sơ của cơ quan, tổ chức họ sẽ có biện pháp! TUẤN - Nếu tôi không trao lại hồ sơ đó cho các vị? MINH PHƯƠNG - Thì bắt buộc phải coi anh như một kẻ đồng loã. TUẤN - Bà đừng đe doạ tôi? MINH PHƯƠNG - Anh không làm được gì đâu. Nên thông minh hơn một chút!... Tôi có thể hứa với anh... TUẤN - (ngắt lời) Thôi đủ rồi. Các người có thể đi được rồi! MINH PHƯƠNG - À,à... thế thì ta lật con bài ngửa. Dù anh có biết tất cả các chi tiết về Rô-ten-bớc, thì anh đã làm được gì? Anh kêu lên đâu? Với ai? Ai sẽ nhận lời kêu của anh? TUẤN - Tôi biết là bà đã ngăn chặn tất cả. MINH PHƯƠNG - Còn việc anh cho là chúng tôi đã thuê bọn côn đồ đánh thằng Trương? Ta cứ giả sử với nhau là chuyện như thế, tôi chỉ giả sử thôi... thì bằng chứng đâu? Đánh lúc nào? Bọn côn đồ ấy cụ thể là những đứa nào? TUẤN - Phải! Anh Trương có nói với tôi bọn chúng đều bịt mặt. MINH PHƯƠNG - Đấy là tôi chỉ giả dụ như thế, chứ hơi đâu tôi phải bận lòng với những thương tích vớ vẩn trên người thằng trợ lý ấy? TUẤN - Nghĩa là bà có thể lạnh lùng, thơ ơ với những số phận khốn khổ? MINH PHƯƠNG - Tôi đến đây không để cãi vã với anh! TUẤN - Bà cũng đừng hy vọng tôi sẽ trao lại cho bà những hồ sơ của vụ Rô-ten-bớc ấy! TÀI - Anh phải trả! TUẤN - Nếu các vị không có gì phải lo lắng, thì các vị cần lấy lại tập hồ sơ ấy để làm gì? MINH PHƯƠNG - (giận dữ) Anh còn đủ thời gian để suy nghĩ, tôi khuyên anh nên khôn ngoan hơn! ( Nói rồi mụ tức tối bỏ ra ) TÀI - Đúng thế, anh nên khôn ngoan hơn!... ( Tài theo sau, cũng ra nốt ) TUẤN - Ôi, bọn người đê tiện! Thật đê tiện! BÀ NGA - Con ơi, mẹ sợ quá! Con làm thế làm gì rồi lại mang vạ vào thân? Mình chỉ cốt sống cho yên. Ô.BẢN - (với Tuấn) Bố can anh. Một lần nữa bố can anh! TUẤN - Tất cả, tất cả hoảng hốt hết cả rồi hay sao? Tôi sẽ đưa chúng ra trước vành móng ngựa! ( Tuyết chạy bổ vào nhà ) BÀ NGA - (ôm lấy Tuyết) Chắc cháu cũng biết chuyện rồi. Cháu hãy khuyên can nó cháu nhé!... (với ông Bản) Ông cũng vào nhà trong mà nghỉ đi, để các con nó nói chuyện với nhau. Ông còn đứng ở đây làm gì? Ô.BẢN - Thì tôi vào. ( Hai vợ chồng ông Bản, bà Nga cùng vào nhà trong ) TUYẾT - (với Tuấn) Ở nhà em... khi đang ngồi trên gác, em nghe rõ tiếng anh Tài nói với mẹ em là: Anh muốn làm to chuyện? Anh đã hứa với em rồi cơ mà, là anh sẽ bỏ qua... TUẤN - Nhưng sự thật kinh khủng quá, đến mức không thể làm ngơ được. TUYẾT - Anh cứ nghĩ nó to thì nó to chứ!... TUẤN - Em chẳng biết gì cả? TUYẾT - Thì anh kể cho em nghe đi, xem nó kinh khủng đến mức độ nào? (im lặng) Đấy, anh lại không chịu nói! Em biết ngay mà, anh thì tốt... nhưng phải cái hay cố chấp? TUẤN - Em lại nghĩ về anh thế đấy? TUYẾT - Hãy nghe em mà thôi đi anh, anh làm thế thì quá! TUẤN - (ngẫm nghĩ) Ừ, mà em cũng không nên biết !? Tâm hồn em thanh khiết quá, tấn trò đời thì quá bẩn ! Quá tàn nhẫn !... (Tuấn vẩn vơ ra xa nghĩ, quên khuấy Tuyết ) TUYẾT - Kìa, anh Tuấn! Sao anh lại bỏ em ra đứng một mình như thế? TUẤN - (với Tuyết) Em hãy cứ hồn nhiên như vậy! Tâm hồn em hãy cứ trong sáng như thế! Và cứ mơ mộng như những trang tiểu thuyết mà em vẫn thường xem !... TUYẾT - Anh thích em cứ như thế mãi à? TUẤN - Ừ, nếu có thể thì em cứ như thế mãi ! TUYẾT - Sao lại không? Nếu anh đã thích thì em sẽ như thế mãi, như thế mãi suốt đời. TUẤN - Nhưng em sẽ không như thế mãi được đâu, Tuyết ạ! Thực tế phũ phàng lắm. TUYẾT - (hồn nhiên) Nhất định rồi anh xem, em sẽ như thế mãi. TUẤN - Tâm hồn em sẽ phải vật vã, em sẽ hiểu như thế nào là đau đớn? TUYẾT - Thì cũng có lúc em đã đau đớn rồi! Em đã phát hoảng lên, em nghĩ: nhỡ ra anh và em... TUẤN - Sự đời còn khủng khiếp hơn nhiều! Anh sợ lúc đó em sẽ không chịu đựng nổi?... TUYẾT - Không, nếu có anh thì em sẽ chịu được tất mà! Chẳng có cái gì khủng khiếp hơn nếu phải xa anh? TUẤN - Em chưa lường hết được đâu Tuyết ạ, cái ngày bất hạnh đó sắp đến rồi? TUYẾT - Anh nói gì mà bi quan thế? Em chỉ cần có anh thôi! Chỉ cần có anh thôi! Chỉ cần có anh thôi!... ( họ ôm lấy nhau ).
HẾT MÀN BỐN
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.10.2008 11:45:26 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
P.15
MÀN NĂM I- CẢNH NHỎ XEN KẼ Buổi tối, tại phòng khách nhà ông Lãm. Minh Phương đang ngồi trên một chiếc salon chờ đợi. Tài đi vào, ngó nghiêng khắp nhà. MINH PHƯƠNG - Cậu không phải lo, đi vắng hết rồi! TÀI - Những công việc đại loại như thế này cần phải cẩn thận. MINH PHƯƠNG - Chắc cậu vẫn tìm bọn cũ? TÀI - Hoàn toàn mới, mà thằng trùm lần này còn cứng tay hơn! Nó có biệt danh gọi là "Hốt" - Thằng Hốt! MINH PHƯƠNG - Giờ hắn ở đâu? TÀI - Đang chờ ngoài hàng nước. (chần chừ) Mợ Minh Phương này?... MINH PHƯƠNG - Cứ trông dáng bộ của cậu, tôi cũng biết cậu đang lo! Mọi khi sao cậu bạo dạn, táo tợn thế? TÀI - Tôi nghĩ, hay là mình cũng chưa nên vội? MINH PHƯƠNG - Hiện nay nó chưa làm bung ra ngoài, cần phải bịt miệng nó lại ngay! TÀI - Nhưng nếu anh ta cũng bị như thằng Trương, thì ông bà già nhà tôi sẽ không để yên đâu? MINH PHƯƠNG - Lần này thì phải phi tang nhân chứng. TÀI - Nghĩa là... MINH PHƯƠNG - Nghĩa là nó phải câm vĩnh viễn! TÀI - Không được, không thể làm như thế được. MINH PHƯƠNG - Hay là lương tâm cậu bị cắn rứt? TÀI - Thì cũng cố tìm ra một cách chỉ làm cho ông ta sợ là được. MINH PHƯƠNG - Tôi đã nghĩ hết cách! Với cái gan của thằng Tuấn, không thể biến nó một người sống mà như câm? Chắc cậu cũng không muốn phải vào nhà đá? TÀI - Tham nhũng một lô hàng, bất quá thì cũng chỉ tù ít năm? Mà ông Lãm sẽ là cái lá bùa hộ mệnh cho cả tôi và mợ cơ mà? MINH PHƯƠNG - Nếu chỉ mắc một tội tham ô, tham nhũng thì tôi cũng chưa sợ. TÀI - Thế, mợ còn sợ cái gì? MINH PHƯƠNG - Chính là chuyện thằng Trương ngày trước! Chúng nó mà kết cấu lại với nhau làm ầm ĩ lên, thì họ sẽ đem cả tôi và cậu ra mà tùng xẻo. TÀI - Nhưng ngay cả chuyện thằng Trương, giờ cũng không phải chỉ mình ông Tuấn biết? MINH PHƯƠNG - Tôi đã nghĩ ra được một cách có thể đánh lừa được tất cả mọi người. TÀI - Mợ nói tôi nghe thử? MINH PHƯƠNG - Hàng ngày, hàng ngày trên các đường phố Hà Nội... đã có biết bao nhiêu vụ tai nạn giao thông thường xẩy ra. Có người thì bị thương, nhưng cũng nhiều người chết? TÀI - Tôi hiểu rồi! Tôi hiểu rồi!... Có thế mà nghĩ nát cả óc. MINH PHƯƠNG - (thở dài) Cũng không còn cách lựa chọn nào khác. TÀI - Để tôi ra gọi thằng Hốt vào đây! (Tài định đi) MINH PHƯƠNG - Hãy khoan! Cậu có thể đưa nó đến một chỗ kín đáo rồi liệu mà làm việc với nó?... tốn phí bao nhiêu tôi sẽ cấp cho cậu đầy đủ. TÀI - (phá lên cười)... MINH PHƯƠNG - (bịt miệng Tài) Rừng có nách, vách có tai. Tại sao cậu lại cười váng lên như thế? TÀI - Tôi cười, vì tôi thấy mợ... hơi dại quá!...Mợ đẩy mình tôi vào cuộc, chỉ mình tôi nó biết mặt!...Để ngộ nhỡ... có xẩy ra chuyện gì, thì mợ rũ tuột! MINH PHƯƠNG - Tôi không ngờ cậu lại nghĩ về tôi tồi tàn như thế?...Thôi được, thì... cậu ra gọi nó vào đây! TÀI - Thế là tốt nhất! ( Tài ra ngoài ) MINH PHƯƠNG - (một mình) Cũng đành liều. ( ít phút, Tài cùng Hốt đi vào. Đó là một gã đàn ông to chắc, trạc tuổi trung niên, tướng mạo lầm lì ) TÀI - (với Minh Phương) Đây là anh Hốt, người mà tôi đã noí! HỐT - (với Minh Phương) Tôi cũng đã được Quí ông đây cho biết về Quí danh của Quí bà!... TÀI - Kế hoạch cũng như giá cả, tôi đã trao đổi đầy đủ với anh Hốt rồi. Bà xem có cần phải dặn dò gì thêm nữa không? HỐT - Các vị cứ yên tâm, Tôi cùng các đệ tử của tôi sẽ làm thoả đáng ý muốn của cả Quí Bà và Quí Ông ! TÀI - Các anh cứ giải quyết cho thật gọn nhẹ, cho thật êm thấm!... Về kinh phí chúng tôi sẽ thoả đáng, các anh không phải lo. MINH PHƯƠNG - Phần thủ tục coi như đã kết thúc?... HỐT - Thưa Quí Bà ! Đó mới chỉ là khúc dạo đầu. Khúc sau còn khó khăn, nguy hiểm hơn nhiều. MINH PHƯƠNG - Ý ông muốn?... HỐT - Phi vụ này cực kỳ nguy hiểm. Không chỉ đòi hỏi ở chúng tôi sự cảm tử, mà cả sự chi phí để thực hiện phi vụ cũng tốn kém lắm ạ !.... MINH PHƯƠNG - Anh lại muốn tăng giá à? HỐT - Được phục vụ một người đàn bà quí phái, sang trọng như Quí Bà... dĩ nhiên là chúng tôi phải hết sức cẩn thận, sự tăng giá cũng là rất nên ! Cũng chỉ thêm 30% nữa thôi ạ. MINH PHƯƠNG - Sao tăng thêm mà nhiều thế? HỐT - Quí bà đồng ý chứ ạ? MINH PHƯƠNG - Thôi được, tôi đồng ý. HỐT - Quí bà có cần hỏi điều gì nữa không ạ? MINH PHƯƠNG - Tôi cũng muốn biết thêm vài chi tiết. HỐT - Rất lấy làm vinh hạnh nếu được làm vui lòng Quí bà. MINH PHƯƠNG - Ông đến đây bằng phương tiện gì? HỐT - Một thứ xe gắn máy mà nhân loại quen gọi là hon-đa! Thưa Quí bà, một loại hon-đa chính hãng chứ không phải là đồ rởm. Quí bà cứ yên lòng! MINH PHƯƠNG - Nó còn tốt chứ? HỐT - Nó mới được đập hộp khoảng vài ba chục năm nay. Lúc nó được sản xuất, thì nó thuộc vào đời mới nhất trong thời điểm đó... Với cái nhãn hiệu Xíp-pót-te-đờ-me-măng-xi, xin Quí bà hoàn toàn yên tâm. Với cái giống Xíp-pót-te -đờ-me-măng-xi này, nó có thể đạt tới vận tốc tối đa của chính nó đấy ạ! Dùng vào phi vụ này đảm bảo chắc ăn. MINH PHƯƠNG - Ông sử dụng bao nhiêu người? HỐT - Để làm yên lòng một người đàn bà lộng lẫy như Qúi bà, tôi sẽ phải dùng tới hai trợ thủ cứng nhất của tôi! Xin Quí bà tăng thêm cho 20% nữa ạ? MINH PHƯƠNG - Đã tăng rồi, sao lại.... mà tăng thế hơi nhanh đấy? HỐT - Thưa Quí bà, tiền trượt giá còn tăng nhanh hơn đấy ạ! Quí bà chấp nhận chứ ạ? Đa tạ Quí bà! Quí bà còn muốn... MINH PHƯƠNG - Tôi muốn biết về các trợ thủ của ông? HỐT - Quí bà có thể hoàn toàn yên tâm, họ toàn là những thằng câm. MINH PHƯƠNG - Ông đã cắt lưỡi của họ? HỐT - Ồ không. Lưỡi, mồm, tai, mắt đến lục phủ ngũ tạng của chúng đều còn nguyên cả. Ý tôi muốn nói: Đó là những người hùng, rất hùng... thưa Quí Bà! Quí bà cho tăng thêm 10% nữa ạ? MINH PHƯƠNG - Sao ông đòi tăng nhiều thế? HỐT - Luật của chúng tôi: Mỗi một câu hỏi có quan hệ tới sự nguy hiểm của bản thân, đều phải được tăng giá ! TÀI - (đứng ở ngoài nói vào) Cái luật hơi quái đấy! HỐT - Quí bà chấp nhận chứ ạ? MINH PHƯƠNG - Nếu đã là luật thì tôi cũng đành. HỐT - Đa tạ Quí bà! Giờ xin Quí bà thực hiện cho một chút thủ tục nho nhỏ ban đầu? MINH PHƯƠNG - Ông cứ nói! HỐT - Để thực hiện phi vụ một cách mỹ mãn nhất, bao giờ chúng tôi cũng nhận trước 50% số tiền như đã qui ước với Quí ông đây! (chỉ Tài) cùng với số tiền mà Quí bà đã chấp nhận tăng thêm. MINH PHƯƠNG - Nhưng chưa làm mà các ông đã.... HỐT - Thưa Quí bà, đó cũng là luật ạ! TÀI - (đứng ngoài) Lại luật? Toàn luật để húp của người ta. HỐT - Quí bà chấp nhận chứ ạ? MINH PHƯƠNG - Thôi được. Ông Tài đây (chỉ vào Tài) sẽ thay tôi thoả đáng và giao tiền cho ông! Chỉ miễn là... HỐT - Xin Quí bà cứ yên tâm! Tôi xin thay mặt các chiến hữu của tôi, gửi tới Quí bà sự tràn trề cảm tạ... và chúc Quí bà an khang thịnh vượng!... ( Hốt định ra) MINH PHƯƠNG - (gọi giật) Còn một điều kiện nữa? HỐT - Tôi rất vui lòng! MINH PHƯƠNG - Mà thôi, kẻo ông lại... HỐT - Xin có điều gì thì Quí bà cứ nói! MINH PHƯƠNG - Những cuộc gặp gỡ sau, ông Tài đây sẽ thay tôi gặp ông ở một địa điểm khác kín đaó hơn! HỐT - Nghĩa là tôi phải quên ngôi nhà này đi? Thưa Quí bà, tôi hiểu! MINH PHƯƠNG - Điều kiện này không gây thêm sự nguy hiểm, chắc không cần phải tăng thêm giá phần trăm... nữa đâu, ông Hốt nhỉ? HỐT - Quí bà nói rất phải !.... ( chuyển cảnh )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.10.2008 11:54:35 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
P.16
CẢNH II. Vào một buổi tối cũng tại nhà ông Lãm. Tài và Minh Phương từ ngoài cửa đi vào. TÀI - Cái ổ khoá nhà mợ tốt thật, mở cứ nhẹ như không! MINH PHƯƠNG - Khoá từ thời Tây đấy! Nhà này tôi cứ làm cho mỗi người một chìa, có ra vào sớm tối thì người trong nhà không bị quấy quả. TÀI - Này mợ, thế có ai trong nhà không? MINH PHƯƠNG - Tối nay: ông ấy thì lên Bộ dự chiêu đãi, còn con Tuyết đi tham gia một diễn đàn tình yêu gì đó... ở ngoài thư viện Hà Nội. TÀI - Tình yêu với chả diễn đàn, cũng chẳng bằng tôi và mợ yêu thật. ( Tài lại ôm lấy Minh Phương ) MINH PHƯƠNG - Thì cũng từ từ một tý đã nào! Cậu cứ làm tôi như củ khoai không bằng. TÀI - Tối nay dứt khoát là mợ phải thưởng cho tôi rồi! MINH PHƯƠNG - Cậu không sợ à? TÀI - Mợ bảo tôi sợ gì? MINH PHƯƠNG - Sợ là sợ cái lương tâm nó cắn rứt chứ còn sợ gì?... Thằng Tuấn , anh cậu thì đang bị chúng nó săn đón để hành quyết ở ngoài kia, còn tôi với cậu ở trong này lại... TÀI - Tôi và mợ mà không tranh thủ vui sướng với nhau thì tiếc quá! MINH PHƯƠNG - Hay là thôi? TÀI - Thôi là thôi thế nào?... ( ôm lấy Minh Phương) Mợ cứ nần nẫn ra thế này, thôi thì phí của giời! MINH PHƯƠNG - Thì cũng gượm đã. Tôi vẫn chưa yên tâm, cậu đã trao đổi chặt chẽ về kế hoạch hành sự... với thằng Hốt chưa? Chẳng may có gì sơ ý xẩy ra thì chết? TÀI - Mọi việc tôi đã tính toán rất cẩn thận, mợ không phải lo. MINH PHƯƠNG - Dù sao thì... (thở dài) TÀI - Bây giờ thì mợ thưởng cho tôi nhé? Tôi sẽ lại bế mợ ra vườn... MINH PHƯƠNG - Làm gì có ai ở nhà mà phải ra vườn? TÀI - Nhưng nhỡ... MINH PHƯƠNG - Ừ, chỉ sợ ngộ nhỡ ông ấy hay con Tuyết đột xuất về?... TÀI - Nhưng lo thế có mà lo suốt đời! Một nhoắng là xong ngay mà... chả ai biết đâu mà sợ. ( Tài định sàm sỡ) MINH PHƯƠNG - Từ từ nghe tôi dặn đã, nếu có tình huống gì thì cậu cứ nhảy qua cái cửa sổ này mà ra vườn nhé, ở trong này tôi sẽ liệu cách nói... TÀI - (xun xoe) Chà , buổi ăn mừng chiến thắng của tôi và mợ tối nay thật tuyệt! MINH PHƯƠNG - Thì, tôi trở thành mâm cỗ để cậu xơi mừng chiến thắng thì có? TÀI - Thì còn gì bằng!... ( Tài lại tắt vợi đèn... cuộc tình xẩy ra trong bóng tối mờ, thấp thoáng chỉ còn nghe thấy tiếng nói phát ra ) TÀI - Từ từ thế này thôi nhé, mợ thấy sướng chưa? MINH PHƯƠNG - Ừ, ừ... sướng... sướng.... TÀI - Với ông ấy... mợ có sướng thế này không? MINH PHƯƠNG - Chuyện, ông ấy già rồi. Cậu còn trẻ mà... khoẻ phát khiếp!... TÀI - Thế, ông ấy kiểu cách có phong phú không? MINH PHƯƠNG - Ừ, ừ... Ông ấy đi tây nhiều nên cũng phong phú... ( Ông Lãm bỗng xuất hiện ở phía cầu thang trên gác. Ông giơ tay bật cung tắc điện ở cạnh cửa , đèn sáng lên. Nhìn cảnh tượng ông rú lên rồi trượt ngã từ bậc cầu thang xuống nhà nằm lịm đi. Bà Minh Phương vội kéo chiếc khăn lớn quấn che ngang người, một tay giữ khăn để khỏi tuột... vội chạy đến phía chồng ) MINH PHƯƠNG - Khổ, ai bảo ông không bước cho cẩn thận? TÀI - (đứng ngoài, nhìn ông Lãm tỉnh lại ) Mở mắt rồi! Ông ấy mở mắt ra được rồi!... ( ông Lãm lại nhắm nghiền mắt lại. Tài nhún vai, khinh khỉnh...
Lúc đó Tuyết cũng từ cửa vào, cô giật mình vội nép vào chỗ kín nghe!...) Ô.LÃM - (chỉ vợ) Bà... bà tưởng tôi đi vắng nên bà lợi dụng!... Cũng may mà tôi lại bị đau bụng, nên mới ở lại nhà. Bà, bà không mặc ngay quần áo vào đi à? (với Tài) Cả anh nữa, đừng có lồng ngồng ra như thế? ( hai người vội vơ quần áo chạy vào trong ít phút, rồi ra... Ông Lãm khó nhọc đứng dậy ) Ô.LÃM - Bà làm tôi xấu hổ! Trời, thế này còn ra cái thể thống gì cơ chứ? (với Tài) Tôi, tôi không ngờ anh? Đồ đổ đốn !... TÀI - Xin ông dùng từ cho lịch sự hơn một chút ! Ô.LÃM - Trời, nó lại bảo tôi phải dùng từ cho lịch sự nữa đấy? ( quát lên) Tao, tao sẽ cách chức mày! (với vợ ) Còn bà nữa, hãy đi đi! Đi đi!... MINH PHƯƠNG - Ông bảo tôi phải đi đâu?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.10.2008 12:31:30 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
P.17
Ô.LÃM - Bà đi đâu thì đi, tôi không thể nào còn chịu được nữa rồi.
( ông Lãm giơ tay lên trời tỏ sự bất lực )
Đổ đốn hết cả rồi! Loạn hết cả rồi!
TÀI - (tiến lại gần ) Báo cáo đồng chí giám đốc, tôi có thể về được chứ ạ?
Ô.LÃM - Cút! Cút ngay!
TÀI - (thản nhiên) Cút thì cút.
(Tài định ra thì ông Lãm gọi giật lại)
Ô.LÃM - Mà thôi, đứng lại! Anh phải ở lại đây!
TÀI - Ở lại thì ở! Nhưng để làm gì ạ?
Ô.LÃM - Bao nhiêu năm nay tôi đã cưu mang anh, tôi che đỡ cho anh, bây giờ anh đối xử với tôi như thế này đây? Ngay cái vụ Rô-ten-Bớc: Nếu không có tôi, thì anh đã phải ra toà rồi - Anh hiểu không?
TÀI - Ông nói không đúng. Người ra toà trước tiên phải là ông!
MINH PHƯƠNG - Vì người ký cuối cùng quyết định trên tất cả các văn bản, là ông Giám đốc... chứ đâu phải là trưởng phòng Tài?
Ô.LÃM - À, các người, ra các người về hùa với nhau định hại ta?
TÀI - Ngược lại, chúng tôi đã mang về cho ông những món lợi kếch sù.
Ô.LÃM - Các người đã lừa dối ta! (với Tài) Công ty Nhật không chịu nhận hàng, gây thiệt hại hơn triệu đô la vì anh?
MINH PHƯƠNG - Có cả tôi nữa chứ?
Ô.LÃM - Phải , cả bà. Vì các người đã bàn bạc với nhau cố tình giao hàng chậm... cốt để cho Nhật nó từ chối...
MINH PHƯƠNG - Vậy mà ông vẫn đặt bút để ký vào các văn bản : Hàng chất lượng không đảm bảo với bao nhiêu lý do - Nào là đổ tại máy móc tồi, tại điều kiện khách quan này, khách quan nọ?...
TÀI - Thế cho nên ông mới có cả một khối lượng hàng tơ lụa thực sự là đẹp, nhưng lại ghi là hàng bị phế... mà bán lại cho doanh nghiệp của cái lão Mai Lâm ấy với giá hoá đơn rẻ mọn, để hưởng khoản tiền chênh lệch "ma"... bên ngoài?
Ô.LÃM - Các người đẩy ta vào thế cùng, buộc ta phải chèo chống?
MINH PHƯƠNG - Ông nói dối! Chính ông biết rất rõ: Nếu có được lô hàng ấy... thì sẽ kiếm được món lợi lớn!
Ô.LÃM - Bà, bà quá lắm!
MINH PHƯƠNG - Khi tôi gợi ý cho ông: tìm cách để lấy lô hàng?...
TÀI - Ông tảng lờ như không biết!... Để cho bà nhà cùng với tôi lo liệu thay ông?
MINH PHƯƠNG - Ông là một ông giám đốc không tốt lành gì đâu? Một ông chồng tồi tệ!... Ông luôn tỏ ra cao đạo. Tất cả tiền của, tài sản có được ở ngôi nhà này là nhờ tay tôi, ông đã thông qua tôi. Tôi cũng chẳng khác nào một công cụ để ông sử dụng, một cái bia chắn đỡ cho ông!... (dằn giọng) Người bước ra khỏi ngôi nhà này là ông, chứ không phải là tôi?
( Im lặng giây lát. Minh Phương lại gần ông Lãm,thay giọng mơn trớn)
Ông Lãm ạ! Nói vậy thôi, dù sao tôi với ông cũng là vợ chồng mấy chục năm nay, tôi vẫn thương ông!
( Như một cái cây chết đứng, ông Lãm ngả vào tay mụ Minh Phương...
mặc cho mụ ve vuốt )
Ô.LÃM - Bà!... Bà nói bà thương tôi, bà có thương thật không?
MINH PHƯƠNG - Chả thương ông thì thương ai?
TÀI - (đứng ngoài) Như thế có phải là dễ chịu hơn không nào?
( Từ bên khe cửa, Tuyết từ nẫy đến giờ nghe rõ câu chuyện của bố mẹ...
cô bàng hoàng choáng váng, như một cái cây ngã dập xuống sàn nhà rồi ngất đi)
MINH PHƯƠNG - ( kêu lên) Con Tuyết!
( ông Lãm vội lại đỡ con. Tất cả xúm quanh đỡ Tuyết lên ghế. Tuyết tỉnh dần)
MINH PHƯƠNG - Kiểu này đi chơi tối về lại bị cảm sương đây?
( có tiếng gõ cửa)
MINH PHƯƠNG - Ai đấy? Ai mà đêm hôm khuya khoắt thế này vẫn còn gõ cửa?
TÀI - Để tôi ra mở.
( Tài mở cửa - Hốt , tay đã chói giật cánh khuỷu bị đẩy vào,
theo sau là hai anh công an )
HỐT - ( chỉ Minh Phương và Tài ) May quá họ ở cả đây! (với công an ) Vâng, thưa hai ông:
Cả hai người này đấy ạ!
TÀI - (xô lại) Này anh Hốt! Đừng có mà...
CÔNG AN - Nghĩa là các vị đã biết nhau từ trước?
TÀI - (biết lỡ lời) Cũng chỉ sơ sơ. Tôi chỉ gặp anh ta ngoài đường.
CÔNG AN - (với Minh Phương) Bà là Bùi thị Minh Phương! (với Tài) Còn anh?
TÀI - Tôi là Nguyễn Khắc Tài.
CÔNG AN - Theo lời khai của tên Hốt này, thì bà và anh đã thuê hắn để mưu sát hại...
HỐT - Vâng, thưa ông thiếu uý công an: Đúng là Quí bà và Quí ông đây đã thuê tôi...
TÀI - Anh nói láo.
MINH PHƯƠNG - (với công an) Các ông đừng có tin lời một thằng lưu manh.
HỐT - Thưa Quí Bà: Nhờ có những người như Quí bà, mà những thằng lưu manh như tôi có cái để mà sống!
TUYẾT - (đến gần Hốt) Anh nói, mẹ tôi đã thuê anh để sát hại ai?
HỐT - Thưa Quí cô! Đó là một thanh niên có tên gọi là Tuấn!
TUYẾT - Trời!...
( Tuyết ngất đi. Ông Lãm vội lại đỡ con )
Ô. LÃM - Con gái tôi! Khéo nó chết mất. (với Tài) Anh Tài, làm ơn gọi hộ tôi xe cấp cứu!
TÀI - (nhanh nhẩu) Tôi sẽ đi ngay.
( Tài định đi...)
THIẾU UÝ C.A - (ngăn lại) Anh ở lại! (nói với anh công an cùng đi) Đồng chí hạ sỹ, đồng chí hãy đi gọi xe cấp cứu giúp gia đình.
HẠ SỸ C.A - Rõ! (ra)
THIẾU UÝ C.A - (với Minh Phương và Tài ) Còn bây giờ thì mời bà, mời anh... đến trụ sở của cơ quan công an làm đối chứng?
MINH PHƯƠNG - Tôi....
THIẾU UÝ C.A - (ngắt lời) Dù sao thì các vị cũng không thể không đến!
( Tất cả Hốt- Tài- Minh Phương - và anh công an ra khỏi phòng )
MINH PHƯƠNG - (còn ngoái lại nói với ông Lãm) Bây giờ thì ông đã thoả mãn rồi chứ? (ra khuất)
(Tuyết tỉnh dần trên tay ông Lãm)
Ô.LÃM - Ôi, con gái của ba! Con gái của ba đã tỉnh rồi!
TUYẾT - Tôi ở đâu thế này? Tôi sẽ đi đâu? Tôi sẽ về đâu? Các người, các người thật là tệ! Ai đã giết anh ấy? chả lẽ mẹ tôi ư?
Ô.LÃM - Đúng là mẹ con đấy, con ạ! Chỉ vì sợ công việc bị bại lộ, mẹ con đã thuê người...
TUYẾT - Không, không, không phải thế! Chính ba, chính ba đã giết anh ấy!... Ba đã giết cả con!... Trời ơi...
( Ở ngoài đường xe cấp cứu rú còi )
HẾT MÀN NĂM
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.10.2008 12:37:57 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
P.18
MÀN SÁU ( Phòng ngoài nhà ông Bản, vào buổi sáng ngày hôm sau.
Ông Bản mặc bộ quần áo thụng thường mặc ở nhà, ông luýnh
quýnh với bộ quần áo sơ-mi đang treo trên mắc - Bà Nga từ
phòng trong bước ra ) BÀ NGA - Ông vẫn chưa thay xong quần áo à? Ông chả lo lắng gì cả. Sáng sớm hôm nay anh Lãm đã phải chạy vội đến đây, báo cho ông và tôi biết cái tin ghê rợn ấy!... Khổ thân tôi, ông phải nhanh nhanh mà lên đồn cảnh sát xem hư thực nó ra sao? Thằng Tuấn mà chết thật, thì ông sống một mình!
Ô.BẢN - Thì tôi... tôi thay quần áo xong ngay bây giờ.
( Ông Bản cầm bộ quần áo định đi vào nhà trong.
Nghĩ thế nào đến cửa... lại dừng lại )
Ô.BẢN - Thảm nào suốt đêm qua cả thằng Tài lẫn thằng Tuấn , không thấy đứa nào về nhà.
BÀ NGA - Thằng Tài thì đã bị công an giải đi cùng với chị Minh Phương... rồi còn gì? Nhưng thằng Tuấn thì có biết nó đi đâu? Sống chết ra sao?
Ô.BẢN - Thì tôi cũng đã hỏi kỹ, nhưng anh Lãm cũng chả biết gì hơn.
BÀ NGA - Thế cho nên tôi với ông mới phải khẩn trương lên đồn, mà hỏi tin tức về thằng Tuấn?... Khổ, có bộ quần áo mà ông thay mãi không xong.
Ô.BẢN - Được, bà chờ tôi! Tôi sẽ thay xong ngay bây giờ.
( Ông Bản định bước vào nhà trong, nhưng nghĩ thế nào lại dừng lại )
Ô.BẢN - Nhưng... nếu thằng Tuấn mà nó bị nạn thật, ấy là tôi cứ giả dụ như thế! Thì đêm qua người ta đã phải báo ngay cho mình biết chứ?
BÀ NGA - Nhưng nếu nó không xẩy ra chuyện gì, thì đêm qua nó đã phải về nhà chứ? Thằng Tuấn có mắc tội gì đâu mà người ta giữ nó ở lại đồn? (hoảng hốt) Nhỡ, nhỡ nó chết thật thì sao? Khổ tôi rồi! Ông ơi, khổ tôi rồi! Tuấn ơi, tội nghiệp con. Mẹ chết mất con ơi! Đừng, đừng bị làm sao con nhé? Mẹ cầu mong, mẹ cầu mong... trời đất hãy phù hộ con tôi!
( Tuyết hoảng hốt từ cửa chạy vào )
TUYẾT - (với mình) Thế là anh ấy không về thật rồi! Anh ấy bị thật rồi!...
( Tuyết khóc nấc lên )
BÀ NGA - (vội đỡ Tuyết) Cháu cũng không biết tin gì về anh Tuấn hả cháu?
( bà lại chạy đến phía ông Bản )
Làm sao bây giờ? Ông nói đi, phải làm gì bây giờ? Ông, chính ông đã giết con!
CẢNH MINH HOẠ
( Trong tâm trạng mê sảng, Tuyết chạy từ góc này qua góc khác:
Những tiếng nói trong màn kịch gia đình... cứ vang lên chói chang vào tai cô )
GÓC MỘT
- TIẾNG ÔNG LÃM: Vì các người đã đưa ta vào thế cùng... buộc ta phải chèo chống?
- TIẾNG MINH PHƯƠNG: Ông nói dối! Chính ông biết rất rõ có thể thu được một món lợi kếch sù, nếu lấy được lô hàng ấy để bán đi, cho nên ông...
- TIẾNG TÀI: Ông tảng lờ như không biết, để cho bà nhà cùng với tôi lo liệu thay ông!...
GÓC HAI
- TIẾNG HỐT: Thưa Quí bà! Nhờ những người như Quí bà, mà những thằng lưu manh như tôi có cái để mà sống!
GÓC BA
- TIẾNG MINH PHƯƠNG: Ông là một giám đốc không có tốt lành gì đâu. Một ông chồng tồi!... Ông luôn tỏ ra mình cao đạo. Tất cả tiền của, tài sản có được ở cái ngôi nhà này là nhờ tay tôi! Ông đã thông qua tôi... Người phải bước ra khỏi ngôi nhà này là ông, chứ không phải là tôi !?
GÓC BỐN
- TIẾNG HỐT: Thưa Quí cô! Người mà Quí bà đã thuê tôi sát hại... có tên gọi là "Tuấn"!
( Tuyết rú lên...)
HÌNH ẢNH TUẤN HIỆN LÊN
- CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA HAI NGƯỜI:
TUẤN - Em hãy cứ hồn nhiên như vậy! Tâm hồn em cứ trong sáng và mơ mộng như những trang tiểu thuyết mà em vẫn thường xem...
TUYẾT - Anh thích em cứ như thế mãi à?
TUẤN - Thích!... Nếu có thể em cứ như thế mãi.
TUYẾT - Nếu anh đã thích thì em sẽ như thế mãi, như thế mãi suốt đời.
TUẤN - Nhưng em sẽ không được như thế mãi đâu, Tuyết ạ! Thực tế phũ phàng lắm. Tâm hồn em sẽ phải vật vã, em sẽ đau đớn... Anh sợ lúc đó em sẽ không chịu đựng nổi?
TUYẾT - Em chịu đựng được mà.
TUẤN - Em không chịu đựng được đâu, Tuyết ạ! Ngày đó sắp đến rồi...
TRỞ LẠI THỰC TẠI
( Tuyết lảo đảo bước ra phía cửa...
vừa đi vừa lảm nhảm nói )
TUYẾT - (như kẻ mộng du) Ngày đó đã đến rồi!... Nhưng em chịu được mà, anh Tuấn! Em chỉ cần có anh thôi! Một mình anh!... Nhưng sao , sao anh lại phải chết? Sao anh lại bỏ lại một mình em?...
( Tuyết vẫn lảm nhảm và bước ra khỏi nhà )
BÀ NGA - (với ông Bản) Ông có thấy không, con bé mất trí rồi!
Ô.BẢN - Để tôi... bà chờ tôi vào thay quần áo, một tý tôi sẽ ra ngay!
( Ông Bản cầm bộ quần áo đi hẳn vào nhà trong. Sân khấu chỉ còn lại bà Nga )
BÀ NGA - (ngơ ngẩn) Ờ, ông đi thay quần áo nhanh lên, Thằng Tuấn có khi nó chết thật rồi đấy!...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.10.2008 12:42:52 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
P.19
( Ông Mai Lâm bỗng xuất hiện ở cửa ) MAI LÂM - (vào hẳn nhà) Không, thằng Tuấn không chết! Nó đã được cứu thoát!...
BÀ NGA - Ông nói: Thằng Tuấn, con tôi không chết à? Có thật như thế không? Nhưng ai đã cứu thoát nó? Có phải là ông đã cứu thoát cho con tôi không?
MAI LÂM - Phải, tôi đã cứu thoát cho con!
BÀ NGA - Ông nói cứ như nó là con ông ấy !?
MAI LÂM - Thì...
BÀ NGA - (bỗng nhiên giật mình ) Nhưng ông... Trông ông như là ông Mai Lâm phải không?
MAI LÂM - Phải! - Tay tư sản của thành phố Sàigòn trước kia... từ ngày chưa giải phóng, người chồng cũ của bà đây!
BÀ NGA - Tôi nhớ rồi, mặc dù trông ông đã khác xưa nhiều lắm.
MAI LÂM - Thì đã mấy chục năm nay còn gì? Hồi ấy tôi và bà còn trẻ, bây giờ đều đã già nua hết cả rồi !
BÀ NGA - Tôi đã quên đi cái ngày ấy! Tôi đã quên đi cái hình ảnh tàn nhẫn ấy của ông!...Ông còn trở lại đây làm gì, khi mà ông đã bỏ mặc mẹ con tôi ở lại... vội chạy di tản một mình sang Mỹ để thoát thân?
MAI LÂM - Nhưng cũng tại vì hồi đó bà và con lại đến tận thành phố Nha Trang thăm người nhà, mà quân cộng sản lại đánh vào Sàigòn nhanh quá tôi không kịp đón. Tôi sợ...
BÀ NGA - Ông sợ chết chứ gì? Nên bỏ mẹ con tôi muốn sống chết thế nào mặc xác, không cần biết?
MAI LÂM - Tôi không dám mong bà và con tha thứ. Tôi có lỗi với bà và lỗi với con!...
BÀ NGA - Chỉ là lỗi thôi hay sao? Còn hơn thế chứ!
MAI LÂM - Tôi biết có nói thế nào thì bà cũng không bỏ quá cho tôi đâu? Chuyện đã chót rồi, biết làm thế nào được. Thì... Tôi chỉ biết quì xuống đây để tạ lỗi với bà!...
( Nói xong Mai Lâm quì trước bà Nga sụp lậy. Trước đó ông Bản từ nhà trong đã ra
đứng ở cửa phòng. Lúc này bước tới...)
Ô.BẢN - (với Mai Lâm) Kìa, ông không phải quì như thế! Lúc đó ông là một tư sản Sàigòn, quân cách mạng ào tới... đã làm ông sợ hãi quá nên mới vội chạy trốn. (im lặng ít phút) Thế mà những ngày tiếp xúc với ông ở Công ty, tôi đã không biết ông là bố đẻ của thằng Tuấn đấy?
MAI LÂM - Bởi vì dạo đó tôi và ông đã gặp nhau lần nào đâu?
BÀ NGA - (với Mai Lâm) Tôi cũng đã kể về ông cho ông nhà tôi đây nghe (chỉ ông Bản) một đôi lần.
MAI LÂM - Vâng, tôi là quá khứ. (với ông Bản) Rất cám ơn ông hồi đó đã cứu mẹ con bà ấy ra khỏi sự hoạn nạn!
Ô.BẢN - Khi đó tôi cùng với quân giải phóng tràn vào để giải phóng thành phố Sàigòn. Thế rồi, tôi gặp mẹ con cô ấy đang hoang mang, bơ vơ...
MAI LÂM - (với bà Nga) Tôi biết lỗi của tôi không thể tha thứ! Nhưng... bao nhiêu năm qua, khi từ Mỹ trở về lại Việt Nam sinh sống... tôi vẫn mong tìm lại con, tìm gặp lại bà. Tôi đã cất công ra Hà Nội nhiều lần...
BÀ NGA - (với Mai Lâm) Chẳng lẽ gặp thằng Tuấn ông lại có thể nhận ngay ra nó? Khi ông bỏ chạy sang Mỹ, thằng Tuấn chỉ vừa mới biết đi.
MAI LÂM - Ngay lần gặp đầu tiên tôi đã cảm thấy có cái gì ngờ ngợ trên khuôn mặt nó.
Ô.BẢN - Giờ tôi mới nghĩ, khuôn mặt thằng Tuấn có nhiều nét giống ông!... mới lại, linh cảm của giác quan thứ sáu mà: Nó cùng dòng máu với ông!
MAI LÂM - (với bà Nga) Rồi cái tên của nó, dĩ nhiên là tôi phải nhớ chứ! Cả tuổi tác của nó cũng vậy. (sôi nổi) Và... cả cái sẹo dài ở đuôi mắt trái của nó nữa, bà còn nhớ chứ? Bà đã để cho con ngã từ trên phản xuống... vập mặt ngay vào đầu nhọn của chiếc tràng kỷ, làm thằng bé chảy bao nhiêu máu?
BÀ NGA - Ông còn nhớ kỹ đến thế cơ à?
MAI LÂM - Cứ thế tôi lần tìm. Tôi bỏ cả ăn uống theo từng bước đi của nó. Có lần tôi đã theo nó đến đây, nhưng chỉ dám đứng từ xa nhìn theo con... rồi tôi đã nhìn thấy bà ra mở cửa?
BÀ NGA - Và thế là... Ông biết chắc chắn thằng Tuấn chính là đứa con trai đẻ, mà ông đã bỏ để chạy trốn một mình sang Mỹ?
Ô.BẢN - (can) Thôi, cô trách cứ ông ấy mãi làm gì? Chuyện đã qua rồi!
BÀ NGA - (với Mai Lâm) Thế, sao lúc đó nhìn thấy tôi ra cửa... ông không vào nhà. Có ai ăn thịt ông đâu?
MAI LÂM - Tất nhiên, trông thấy bà là tôi đã muốn đến để gặp mặt ngay, nhưng rồi... tôi lại sợ không dám giáp mặt. Mới lại , khi ấy tôi cũng đang vội tìm cách để cứu con !... Bởi vì trước đó tôi phát hiện ra: thằng Tuấn đang bị người ta có âm mưu làm hại?
BÀ NGA - Thế, bây giờ thằng Tuấn ở đâu?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.10.2008 12:49:50 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
P.20
( Tuấn và Trâm từ cửa bước vào ) BÀ NGA - (ôm lấy con) Con tôi! Thế mà mẹ sợ quá. Kìa cháu Trâm! Có tới nửa năm nay cô mới lại gặp cháu?
TRÂM - Dạ, cháu cũng bận nhiều việc quá!
MAI LÂM - Cô Trâm cũng đã giúp tôi để cứu thoát cho thằng Tuấn đấy!
BÀ NGA - (với Trâm) Thằng Tuấn nhà cô đã gặp may.
TRÂM - (quay sang Tuấn) Chỉ có mình em là không may mắn, có phải thế không anh Tuấn?
TUẤN - Anh lại nghĩ cả hai chúng ta không ai may cả.
Ô.BẢN - (với Mai Lâm) Giờ ông hãy kể cho chúng tôi nghe về việc ông đã cứu thoát cháu Tuấn như thế nào?
MAI LÂM - Kể ra thì chuyện cũng đơn giản. Tôi có những mối quan hệ để theo dõi sát cậu Tài. Khi gặp cậu Tài đi lại với thằng Hốt, là tôi biết ngay! Tôi biết thằng Hốt này từ ở trong Sàigòn.
TRÂM - Nó chính là một thằng lưu manh đã bị nhiều tiền án , tiền sự.
MAI LÂM - Hiện nó cũng đang có án bị truy nã, thế là tôi liền báo công an.
BÀ NGA - (với ông Bản) Còn thằng Tài thì... ông cũng phải nghĩ cách gì chứ?
Ô.BẢN - (thở dài) Còn biết nghĩ cách gì? Thôi thì, việc đó đã có cơ quan tư pháp họ làm.
BÀ NGA - Đằng nào thì cũng tội! (với Mai Lâm) Thế còn ông, bây giờ ông định thế nào?
MAI LÂM - Nếu tôi có thể chuộc lại được những lỗi lầm xưa?
BÀ NGA - Nhưng thằng Tuấn thì dứt khoát tôi không cho nó đi đâu cả.
Ô.BẢN - Thì cô cứ để... xem ý kiến của con nó thế nào?
TUẤN - (với Mai Lâm) Tôi lại chỉ muốn nói về công việc?
MAI LÂM - Ta sẵn sàng làm tất cả vì anh!
TUẤN - Đã đành ông là một thương nhân thì có quyền mua đi bán lại, đó chưa phải là điều ác. Nhưng với lô hàng ông đã mua vừa rồi: Đó không phải là hàng riêng của bà Minh Phương hay ông giám đốc?... Thế mà, ông đã tạo cơ hội làm ăn phi pháp để cho họ gian lận, vơ vét tiền của... đục khoét của nhà nước?
MAI LÂM - Sẽ không bao giờ ta còn để cho bọn người vô nhân, vô đức ấy, qua ta làm giầu cho cái tính tham lam của họ nữa. Ông già này có thể hứa với anh...
TRÂM - (với Tuấn) Nghĩa là anh đã đồng ý vào trong đó? Ý em muốn nói là vào sống trong Sàigòn ấy?... Dù sao ông Mai Lâm đây...
TUẤN - Vào luôn ở trong đó với em chứ gì?
TRÂM - Thì tốt quá chứ sao? Được cả mọi bề. Thì ông Mai Lâm cũng vẫn là...
TUẤN - (cắt ngang) Thực tế còn quá nhiều mâu thuẫn, Trâm ạ! Mà cả hai chúng ta chưa ai có quyền lựa chọn?
TRÂM - Sao lại...
(lúc này ông giám đốc Lãm hớt hải từ ngoài chạy bổ vào)
Ô.LÃM - Anh Bản!... Cháu Tuyết nhà tôi, cháu đã bị....
TUẤN - (xô lại) Ông nói cô Tuyết bị làm sao?
Ô.LÃM - Khổ thân tôi, nó đã uống thuốc ngủ quá liều! Nó đã uống hết cả một lọ thuốc ngủ, nên đã...
Ô.BẢN - Chết! Anh phải cho cháu đi ngay bệnh viện.
Ô.LÃM - Tôi đã cho cháu lên bệnh viện rồi, nhưng không cứu được.
TUẤN - Nhưng tại sao? Tại sao tự nhiên cô Tuyết lại đi uống thuốc ngủ nhiều như thế?...
Ô.LÃM - Tại sao à? Tại vì anh đấy!... Nó tưởng rằng anh đã bị bọn thằng Hốt nó giết rồi, cho nên nó mới uống thuốc ngủ tự vẫn để theo anh. Khổ thân tôi!...Con tôi, tội tình gì mà con lại phải làm như thế con ơi!
BÀ NGA - Thật là tai bay vạ gió, sao cơ sự lại có thể xẩy ra khốn khổ, khốn nạn như thế chứ? Thôi, mọi người khẩn trương mà lên viện xem người ta có thể cứu nổi cháu không?
TUẤN - Cô Tuyết đang nằm ở viện nào?... Ông hãy dẫn chúng tôi đi ngay !
( Ông Lãm lập cập ra cửa. Tuấn và mọi người vội vàng ra theo ông)
HẾT MÀN SÁU
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.10.2008 12:53:13 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
P.21
CẢNH CHÓT ( Một ngôi mộ trên một quả đồi.
Vào một buổi sáng, bầu trời trong mát, những cánh bướm bay rập rờn quanh mộ. Có rất nhiều vòng hoa đặt quanh đó, đều là hoa trắng dành cho các cô gái.
Phía sau ngôi mộ ở một khoảng trời xa... hình tượng một dàn hoả thiêu, ngọn lửa đang bốc cao. Trên đó - Minh Phương và Tài, chúng đứng dang hai tay như thể bị đóng đinh.
MÉ NỬA TRONG SÂN KHẤU:
Từ một con đường phía trong đi ra - Hai người công an áp tải Hốt đi về phía mộ. Đến sát mộ, Hốt cúi gập người quì gục xuống. Hai anh công an ngả mũ chào.
MÉ NỬA NGOÀI SÂN KHẤU:
Đường bên này - Ông Lãm run rẩy tiến về phía mộ. Ông thắp hương rồi quì xuống trước mộ con.
Đường bên kia - Là một dòng người, họ cũng đang tiến về phía mộ.Đi đầu là Tuấn, sau đó tiếp đến Trâm, bà Nga, ông Bản, Mai Lâm, bác thường trực, anh Trương... cùng tất cả các diễn viên tham gia kịch.
Tuấn tránh ra, mọi người lặng lẽ đến trước mộ đặt hoa, thắp hương rồi đứng về bên.
Cuối cùng Tuấn đi về phía ông Lãm... )
TUẤN - (trao cho ông Lãm tập hồ sơ) Đây là toàn bộ hồ sơ về lô hàng Rô-ten-bớc, tôi xin trả lại ông!... Giờ nó không còn cần thiết nữa.
( anh đến bên mồ Tuyết thắp hương )
Em không còn nữa trong cuộc sống của chúng tôi.
Khi em còn sống, chúng tôi vẫn chưa thể mang lại cho em phần tốt đẹp nhất của con người. Thì giờ đây - Hỡi cả trời đất, hỡi cây cỏ, lá hoa... hãy đắp dầy lên mồ em, hãy tưới mát lên thi thể , tâm hồn em những vầng ánh sáng và hương thơm ngát nhất của thiên nhiên!...
( Trâm đến nhẹ nhàng kéo Tuấn Đứng dậy. Anh hướng về phía mọi người.
Họ lại lặng lẽ đi qua ngôi mộ chào vĩnh biệt cô gái )
TUẤN - (tiếp) Chúng tôi đã im lặng,im lặng đi như thế...để vĩnh biệt người con gái. Đã không có ai nói... và cũng không thể có lời nói nào nói được nhiều hơn sự im lặng này!...
( Mọi người lần lượt ra khuất. Hai người công an cũng đứng dậy đi trở lại phía trong.
Hình tượng dàn hoả thiêu cũng biến mất. Cuối cùng Tuấn và Trâm cũng ra khuất nốt.
Giờ đây chỉ còn lại nấm mồ: hương khói, không gian trong mát, những cánh bướm vẫn bay rập rờn và gió... )
TIẾNG TỪ TRONG HẬU TRƯỜNG:
Những năm tháng qua người đời vẫn tới đây để thắp hương lên mồ em... Có ai đó
đã đề lại mấy mấy câu thơ - Lời thơ đó như sau:
Người con gái đã không còn
Thời gian theo lớp thời gian đắp dầy
Chàng trai ấy vẫn qua đây
Cắm nhành hoa trắng, vờn bay bướm hồng,
Nắng hanh lại đến mưa giông
Cỏ xanh lút mảnh gương trong đáy trời
Cây lá rụng, gió tơi bời...
Tháng năm qua tháng năm rồi cũng phai.
( âm nhạc... màn từ từ hạ )
HẾT KỊCH
Phạm Ngọc Thái
NR: Khu ngõ 194 (số nhà 34) phố Quán Thánh HàNội
Email: nha_tho_phamngocthai@yahoo.com.vn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.10.2008 12:07:17 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
.
LỜI BÌNH MỘT BÀI THƠ HAY
BỜ SÔNG VẪN GIÓ
Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió
người không thấy về
Xin người hãy trở về quê
Một lần cuối... một lần về cuối thôi
Về thương lại bến sông trôi
Về buồn lại đã một đời tóc xanh
Lệ xin giọt cuối để dành
Trên phần mộ mẹ nương hình bóng cha
Cây cau cũ giại hiên nhà
Còn nghe gió thổi sông xa một lần
Con xin ngắn lại đường gần
Một lần... rồi mẹ hãy dần dần đi...
Trúc Thông ( trích trong tập thơ
" chầm chậm tới mình " của tác giả )
Đây là bài thơ mà nhà thơ Trúc Thông khóc mẹ. Mới đọc ngỡ như anh đang đứng trước hương hồn người mẹ của mình đã khuất nơi chín suối, để trào ra những dòng thơ thương cảm. Nhưng không, bài thơ này Trúc Thông đã viết vào năm 1983 trong một lần trở về thăm quê, khi đó người mẹ của anh vẫn đang cùng anh sống ngoài Hà Nội - Một năm sau đó (1984) mẹ của nhà thơ mới qua đời. Nghĩa là, vì do linh cảm về cái mất của bà mẹ già yếu đang gấp gáp đến gần, nên lời thơ nghẹn ngào xúc động, thấm đầy lệ xót xa.
Đứng bên con sông Châu chảy qua tỉnh Hà Nam ( cũng chính là dòng sông chảy qua quê hương của cố nhà văn Nam Cao đồng tỉnh với quê hương của nhà thơ ), bên bờ sông ấy nhà thơ than thở:
Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió
người không thấy về
Hình ảnh bờ sông, bãi ngô rất thân thiết, gần gũi với một làng quê Việt Nam. Đọc câu thơ ta liên tưởng tới bài thơ nổi tiếng " Đây thôn Vỹ Dạ " của thi nhân Hàn Mặc Tử, có câu thơ Ông đã viết:
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thông qua hình ảnh "... hoa bắp lay" : âm hưởng lay lắt, chuyển động yếu ớt của những bông hoa bắp như thể hơi thở trút ra mỏng manh, cô quắt... đồng hoạ với cảnh "dòng nước buồn thiu" , để diễn tả tâm trạng cô đơn, buồn nản vì thương nhớ người yêu cách biệt... trong mối tình đơn phương của thi nhân.
Nhưng cái từ "lay" của những lá ngô trong bài thơ Bờ Sông Vẫn Gió của Trúc Thông thì lại diễn tả tâm trạng xao động, xót thương nghĩ về mẹ- nên chưa chất một cái gì đó đang bồi hồi lay động dâng lên ở trong lòng. Bởi thế, đồng vọng với cái tiếng "lay" kia thì tiếng gió thổi cũng dào dạt mạnh mẽ: " Bờ sông vẫn gió...", để rồi tác giả hạ nốt nửa vế của câu thơ: "...người không thấy về". Vậy là, dù cùng một từ "lay" với hình ảnh gió ven sông, nhưng ở hai bài thơ đã diễn tả hai trạng thái tình cảm khác nhau, đều xúc tích đạt đến hiệu quả của mỗi tình thơ riêng.
Đoạn giữa là khổ thơ chính của bài, nó liền mạch tám câu nhưng ý thơ được cấu tứ thành bốn cặp, cứ mỗi cặp hai câu... nối tiếp nhau đan kết một cách khái quát quanh tình cảm và cuộc đời người mẹ, cùng với quê hương:
Xin người hãy trở về quê
Một lần cuối... một lần về cuối thôi
Ta thấy sự gắn bó giữa quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn với tình thân mẫu của nhà thơ. Cái điệp khúc "một lần cuối": hơi thơ dồn dập bởi nỗi lòng mong mỏi, khắc khoải của người con. Với điệp ý về cụm từ "một lần" ở khổ thơ giữa:
Một lần cuối... một lần về cuối thôi
và:
Còn nghe gió thổi sông xa một lần
Đến câu kết (câu thơ thứ 12) được điệp lại một lần nữa, thả dần tình thơ như việc xây dựng cao trào xong rồi cởi nút kết thúc một vở kịch vậy:
Một lần... rồi mẹ hãy dần dần đi...
Nỗi thơ thêm quặn thắt, tạo thành tụ điểm của tình cảm, tư tưởng nhà thơ. Nhưng nhà thơ mong mỏi người mẹ của mình kịp về quê một lần nữa để làm gì?
Về thương lại bến sông trôi
Về buồn lại đã một đời tóc xanh
"Bến sông" nghĩa là quê hương! Còn "bến sông trôi..." - Chữ "trôi" ở đây vừa nói về năm tháng, lại vừa nói về quãng đời chìm nổi của mẹ đã trải cả " một đời tóc xanh... ". Hai câu thơ không chỉ nói về nghĩa gian truân, mà còn hàm ý sâu sắc sự gắn bó máu thịt giữa quê hương với cuộc đời của mẹ. Hai chữ "thương" và "buồn" ở hai câu dùng thật đắt! Nó không phải để gợi lại nỗi sầu khổ của cuộc đời, mà nếu có thì cũng quyện trong những tình cảm thân thương, trìu mến biết bao... làm cho tình thơ cảm kích một cách lạ thường.
Thực ra khi tác giả viết:
Lệ xin giọt cuối để dành
Chỉ là cách nói trào ra do cảm súc thơ, chứ còn cả bài thơ đã đầy lệ rồi! Cái giọt lệ cuối ấy để đến khi:
Trên phần mộ mẹ nương hình bóng cha
Câu thơ này Trúc Thông đã đề cập đến mối quan hệ tình cảm phu thê, gắn bó không thể tách rời trong cuộc đời của mẹ. Trong thời hiện đại chúng ta ngày nay, nền giáo lý bị xàm xỡ quá nhiều. Nghĩa phu thê... nhiều lúc, nhiều nơi bị pha vỡ từng mảng. Đạo vợ chồng cũng không còn giữ được một quan hệ đạo đức cần thiết. Chồng thì thiếu sự mực thước, vợ lại quá trớn không còn giữ được đức tính tốt đẹp của người phụ nữ. Có lẽ do tác động của cả hai mặt: Một là thực tế khách quan xã hội ít nhiều làm cho lòng tác giả nhức nhối - Nhưng có lẽ phần căn bản, do chính đạo nghĩa sâu sắc của cha mẹ đã in sâu trong ý thức , trái tim của nhà thơ để anh khắc hoạ lên.
Thành thử bài thơ tuy viết khái quát mà vẫn đa diện: Gia đình và xã hội, tình cảm và đạo đức gắn bó trong tình yêu quê hương tha thiết. Trong thơ , đó là những hình ảnh cụ thể nhưng lại có ý nghĩa tượng trưng như: "cây cau cũ", "cái giại" ở hiên nhà... ( đó là tấm bình phong đan bằng tre , thường thấy ở một số làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ ), được tác giả đưa vào trong thơ. Nó gắn bó cả cuộc đời của mẹ và gia đình anh.
" Bờ sông vẫn gió" của Trúc Thông là một bài thơ lục bát đạt đến độ chuẩn mực, kết hợp với lối gieo thơ theo cảm súc phóng khoáng của thơ hiện đại - Nghĩa là, tác giả chỉ mượn và sử dụng chuẩn mực theo niêm luật của thể loại thơ Đường, ngôn ngữ giầu chất dân gian và mang phong thái của lối hành thơ tự do. Phong vị thi ca thanh tao của chất thơ phương Đông. Nhịp điệu khi thì đều đều theo nhịp hai như ở câu đầu:
Lá ngô/... lay ở/... bờ sông...
Khi thì dồn nén , hối hấp theo thôi thúc của tình cảm, chuyển sang nhịp bốn ở câu hai:
Bờ sông vẫn gió
người không thấy về
Hoặc là chuyển thành nhịp ba ở câu bốn:
Một lần cuối...
một lần về
cuối thôi
Nửa phần cuối bài trở lại với nhịp thơ hai chữ... tạo thành mạch liên hoàn từ đầu đến cuối. Những câu chữ, hình ảnh được lựa chọn khá tinh tế, gần gũi và chân thực với cuộc sống mà ý tứ vẫn sâu sắc. Giọng thơ ca trong tiếng nhạc lòng buồn, trầm... nhưng thơ vẫn mới, vẫn tươi !...
Lời bình - Phạm Ngọc Thái
( đã đăng trên báo "phụ nữ Thủ đô " )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.10.2008 00:36:25 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
.
BÌNH MỘT BÀI THƠ SÂU SẮC: TRĂNG NỞ NỤ CƯỜI Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo,
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao ???
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền...
Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên.
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người!
Vườn xuông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.
Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi!
Lê Đình Cánh
Vào một đêm trăng gã Chí Phèo đi ăn vạ về, gã say khướt vì rượu, khật khưỡng qua vườn chuối. Ả Thị Nở dở người đang nằm ngủ say sưa ở đó. Gió đêm từ bờ sông thổi về mát rượi. Ánh trăng dọi xuống soi lên người ả, trật cả chiếc yếm cùng lớp da trắng hởn... Một gã điên khùng đã từ lâu tưởng không còn ý thức gì về sự vui thú, bỗng lúc này một lòng khát khao được sống đầy đủ lại bùng lên trong gã. Gã mê man nhìn và tiến đến, thế rồi cả người gã đã đè lên thân thể ả. Ả kêu - Nhưng đó lại là tiếng kêu của một mụ đàn bà đang thoả mãn vì được yêu!... Mà gã còn kêu to hơn. Thì trong làng, ngoài nước có còn ai lạ gì cái thằng Chí Phèo hay ăn vạ? Nên nghe tiếng kêu của hắn chẳng ai buồn đến. Để rồi sau đó, người ta lại nghe thấy cả hai giọng cười sung sướng vì thích thú đã phát ra cũng từ cái vườn chuối ấy...
Gặp lại vườn chuối xưa... trong một chuyến về thăm quê hương của cố nhà văn Nam Cao: Ở làng Đại Hoàng ( tức làng Vũ Đại trong chuyện ), thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam - Vẫn bên con sông Châu ngày đêm thao thiết chảy. Tâm hồn nhà thơ Lê Đình Cánh đã rung lên. Cứ như anh đang hồi tưởng lại một tình sử nào đó, chứ không phải là cuộc tình của " Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên. " kia!... Cảnh quê trong thơ anh trào ra bồi hồi, tha thiết:
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền...
Đó chính là cảm tác dẫn dắt nhà thơ Lê Đình Cánh viết lên "Trăng nở nụ cười " này. Anh không đi vào diễn tả tấn bi kịch xã hội như trong chuyện Chí Phèo, chỉ xoay quanh cuộc tình trăng gió ấy... mà đề cập về giá trị tình yêu đối với đời sống con người.
Nếu khổ thơ đầu mới chỉ là cảm súc khi nhà thơ gặp lại tình và cảnh cũ, thì sang khổ thứ hai cốt lõi, trung tâm của toàn bài - Tác giả đã khoáy sâu vào để khẳng định về chân giá trị của tình yêu ấy:
Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên.
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người!
Hai chữ "thành người" ở đây có thể hiểu: Tình yêu đã biến đổi kẻ xấu trở nên người tốt, ác hoá thiện, thằng điên loạn Chí Phèo hiền lành lại, đứa ngớ ngẩn dở hơi như Thị Nở cũng đổi thành phúc thảo, thiết tha. Đó chính là ý nghĩa hoàn lương sâu sắc của tình yêu trong quan hệ gái trai, cũng như mối quan hệ giữa con người và xã hội. Đọc đến câu thơ:
Vườn xuông trăng nở nụ cười...
Ta thấy rõ thái độ cảm đồng của nhà thơ về cuộc tình Thị Nở - Chí Phèo. Thời đó, tầng lớp thống trị đã đẩy chúng ra khỏi lề cuộc sống như một quái thai. Một cuộc tình không luật pháp công nhận - Ấy vậy mà, với tình chân thiện và lương tri... giờ đây nhà thơ đang ca ngợi chúng. Hai chữ " vườn xuông..." mà thật đầy hương vị, cả đến bóng trăng còn " nở nụ cười" ... trở nên huyền ảo, rung rinh.
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau...
Đây là một trong hai câu thơ hay nhất bài, ( cùng với câu thơ: Khi tình yêu đến bõng nhiên thành người! ) - "tan chảy vàng mười": Là một tình yêu không vụ lợi, không tính toán, thanh thoát tựa thiên thai. Chúng trao nhau hết thảy: cả trái tim cùng thể xác linh hồn. " Tan chảy vàng mười trong nhau..." là thứ vàng thực sự của lương tri, thảo thơm và thanh khiết. Tình yêu ấy tự nguyện, khát vọng ấy cồn cào, mục đích của tình yêu chỉ là được sống hết người mà thôi !
Bài thơ viết theo thể lục bát được chia ngắt làm ba đoạn, mỗi đoạn bốn câu, chuyển đoạn là chuyển tứ. Các tứ tuy vẫn nhất quán trong chủ đề tư tưởng: tình yêu! Nhưng được phát triển một cách khái quát, hàm xúc từ chuyện đến đời.
Đoạn thơ cuối - Được tác giả đúc rút ra qua thực tiễn những ý nghĩa về tình yêu cuộc sống:
Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi!
Ngẫm ra: Thì đời nào, thời buổi nào... "vàng lẫn với thau " cũng có. Nhưng anh vẫn tin: Lòng tin ấy không đặt vào bất cứ một giá trị vật nào của xã hội, mà anh đặt vào tình yêu của trái tim! Chỉ có "tình yêu trái tim" mới có đầy đủ khả năng hoàn thiện, dẫn dắt nhân bản con người cùng xã hội tốt đẹp hơn!... Đó chính là nhân sinh quan và khát vọng của nhà thơ! Khi ta đã có một tình yêu thực sự trong nhau, thì:
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi!
Bài thơ "Trăng nở nụ cười" đã được kết thúc ở đó - Một cách rất... "hương vị cháo hành", mà tạo nên sự thấm đầm nghĩa nỗi nhân gian./.
Bình thơ - Phạm Ngọc Thái
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.10.2008 00:03:17 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
.
BÌNH MỘT BÀI THƠ TRI ÂM - XÚC TÍCH: KHÔNG ĐỀ Cây gạo đầu chợ Thứa
Đã nở hoa đầy trời
Gió cũng vừa chia phôi
Chiều rơi vài chiếc lá.
Ồ! Sao mình kỳ lạ
Nhìn người ta hôn nhau?...
Chuyện ấy có gì đâu
Tình yêu là như vậy.
Chợt nhớ thời thơ dại
Bỗng thấy lòng ngẩn ngơ...
Đời người, cơn gió thoảng
Tóc bạc tự bao giờ.
Trần Đức
Chợ Thứa là một chợ quê nằm ven quốc lộ "số 5", từ Hải Dương đi về phố Nối. Bài thơ đã được nhạc sỹ Trần Đức... ( khi đó anh còn là giám đốc các chương trình truyền hình " những bông hoa nhỏ " của Đài Truyền hình VN ), sáng tác sau một chuyến công tác trên đường trở lại Thủ đô.
Cây gạo đầu chợ Thứa
Đã nở hoa đầy trời
Cảm giác như ta đang đi lạc vào một chợ quê của nữ thi sỹ Anh Thơ:
Tre rũ rượi ven bờ chen ướt át,
Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa
( Bức tranh quê )
Nhưng cảnh ở đây là vào mùa xuân hoa gạo đang nở rộ... cũng như cảnh thơ của thi nhân Nguyễn Bính đã tả:
Trên đường cát mịn một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm trẩy hội chùa
( xuân về )
Chợ Thứa - Là một chợ có thực: thực từ cái tên của chợ đến cảnh, ấy vậy mà đọc thơ lên... nó cứ như "hư"! Hư - Bởi cảnh đã qua cảm súc của nhà thơ để tạo thành một biểu tượng rồi! Không chỉ chợ Thứa, mà đến cả hình bóng cây gạo cũng quen như khi ta nói tới cây đa, bến nước đầu làng.
Giống hoa gạo vốn bông to, mầu lại đỏ, khi:
Đã nở hoa đầy trời
Thì rất rực rỡ - Như thể trái tim tình yêu đôi trai gái đang rực cháy ! Cảnh vậy và người cũng vậy... Phải chăng Trần Đức khi đã ở vào cái tuổi hoa niên, thêm một lần nữa trái tim đã rung lên? Anh bồi hồi, xốn xang mà tiếc nuối cái thời thanh xuân của mình đã qua đi. Giờ đây gặp cảnh, gặp tình nó lại bùng cháy lên như cái sắc đỏ của những bông hoa gạo đầu chợ quê kia !? Và rồi tác giả lại tự chất vấn mình như kẻ đang có lỗi:
Ồ ! Sao mình kỳ lạ
Nhìn người ta hôn nhau?...
Chuyện ấy có gì đâu
Tình yêu là như vậy.
Xuất xứ của bài thơ - Là vào cuối mùa xuân năm đó, chiếc xe ca chở anh chị em văn nghệ sỹ của Đài Truyền hình Việt Nam... đi từ thành phố Hải Phòng về, đến gần chợ Thứa thì dừng lại nghỉ dọc đường. Nhạc sỹ Trần Đức ra ngoài tha thẩn ít phút, vãn cảnh trời đất. Bỗng anh bắt gặp cái đôi trai gái đứng bên cây gạo đang âu yếm... hôn nhau ! ( Thực ra là họ đang hôn trộm... với những người qua lại, nhưng bị Trần Đức phát hiện ). Cảnh đã xuân, tình lại động... làm cho tâm trạng người nghệ sỹ đã có tuổi ấy phải xao xuyến, trái tim anh cũng bổi hổi chẳng kém gì đôi trai gái quê kia?... Nhớ lại một thuở mình cũng đã từng hôn... con gái. Cái thời ấy với anh đã xa xưa lắm rồi ! Đã trôi vào dĩ vãng. Tâm hồn anh chỉ còn biết rung lên, để trào ra ngòi bút... thành thơ! Và anh đã viết bài thơ ấy... ngay trên một miếng giấy bạc bóc vội ra của vỏ bao thuốc lá.
Mượn cảnh tình đời để thể hiện, nói hộ tâm trạng, nỗi lòng mình. Hai câu thơ 3 và 4 thật hay mà diệu huyền:
Gió cũng vừa chia phôi
Chiều rơi vài chiếc lá.
Như thể cái tình yêu gái trai trẻ trung mãnh liệt ấy mới vừa chia phôi với cuộc đời , và mấy chiếc lá vàng se sắt kia cũng đang lác đác rơi xuống đầu anh... Làn điệu thơ mềm mại, mang phong cách của thơ tình phương Đông. Nghĩa là: khi gió vừa lìa khỏi cây, thì nó đã làm một cuộc... chia ly! Nhìn đôi trai gái tự tình - Một nghịch lý xẩy ra: tác giả cảm thấy lòng mình thêm một lần nữa lại... chia ly! Chia ly vì tuổi tác, chia ly với quãng đời trai trẻ vẫn say đắm yêu đương. Con sồng thơ mộng ấy đã quá xa vời. Lòng anh không tránh khỏi sự hụt hẫng, như những chiếc lá úa đang rơi vào buổi chiều tà. Mà trong thực tế là khi đó đang vào mùa xuân, là mùa của lá non và trăm hoa đua nở... Vậy phải chăng hình ảnh những chiếc lá đang rơi kia chỉ là do tác giả tưởng tượng ra? Nó từ lòng tác giả mà rơi ra, đâu phải là những chiếc lá của cái cây hoa gạo đầu chợ Thứa ấy !...Ta thấy, tuy tình thơ êm ái nhưng nỗi thơ thì thật là xót xa. Cho nên:
Chợt nhớ thời thơ dại
Bỗng thấy lòng ngẩn ngơ...
Ai cưỡng được tạo hoá? Đời người - Tuổi trẻ vèo trôi đi như một cơn gió vậy:
Đời người, cơn gió thoảng
Tóc bạc tự bao giờ.
Hai câu kết thật súc tích. Lời thơ bộc bạch và tiếc nuối, được viết ra tự nhiên sâu tận đáy tâm hồn anh. Bài thơ tuy nhẹ nhàng, nhưng ý đọng tình sâu dễ cảm hoá trái tim người !...
Bình thơ - Phạm Ngọc Thái ( Đã đăng trên báo Pháp Luật & Đời sống )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.10.2008 13:34:23 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
P.1
KỊCH NGẮN VUI MỘT MÀN
PHẠM NGỌC THÁI
* BÚN QUẤY TRONG THƠ NHÂN VẬT : 1. Anh Phạm - Nhà thơ ( chồng chị Phạm ) 2. Chị Phạm - Bán bún ( vợ anh Phạm ) 3. Vũ - Tổng biên tập báo " Ngày mai " ( nhà thơ ) 4. Đăng - Nhà phê bình lý luận văn học 5. Cô bán báo KỊCH XẨY RA TẠI HÀ NỘI VÀO THỜI HIỆN TẠI
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.10.2008 12:03:42 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
P.2
MỞ MÀN ( Vào một buổi sáng tại một cái quán bán bún của chị Phạm:
dưới một gốc cây lớn, gần hồ... thụt vào trong phố một chút.
Quán ở cạnh một ngôi nhà hàng phố, trông thấy cửa sổ. Bên
trong cửa sổ - Đặt một chiếc bàn điện thoại, anh chị Phạm hay
gọi điện thoại nhờ mỗi khi có việc.
Lúc này cũng đã muộn... chị Phạm thôi không bán hàng nữa,
đang thu dọn đồ cho vào một chiếc xe đẩy ). CHỊ PHẠM - ( vẻ sốt ruột, dừng tay trông về cuối phố lẩm bẩm ) Không biết chạy chọt có được không?..Đi từ tờ mờ sáng đến giờ. Người ta bán hết cả buổi hàng, vẫn chưa thấy về ! ( chị quay lại dọn tiếp, thì anh Phạm vào ) CHỊ PHẠM - (vội đến hỏi chồng ) Thế nào, con và xe máy đâu? Trông điệu bộ của bố nó thế này, thì chắc là lại không giải quyết xong việc với công an rồi. ANH PHẠM - Cứ có ba triệu nộp cho họ thì xong tất.
CHỊ PHẠM - Nó chỉ mắc mỗi cái tội phóng xe máy nhanh, làm cái gì mà phải nộp phạt những ba triệu?
ANH PHẠM - Không phải mỗi tội phóng xe máy nhanh, mà là phóng xe tốc độ cao ! Theo luật mới, người ta còn xử bắt tù giam ấy chứ?
CHỊ PHẠM - Ừ thì phóng xe tốc độ cao ! Nhưng nó chỉ đi có một mình, lại vào ban đêm... thanh tịnh, vắng người. Đúng là cái thời buổi... vớ được là các ông ấy chém !
ANH PHẠM - Con mình mắc tội thì mình phải chịu.
CHỊ PHẠM - Để cho anh mở mắt ra mà nhìn vào thực tế, trăm bề lũng loạn. Còn anh thì...
ANH PHẠM - Mẹ nó lại sắp...
CHỊ PHẠM - Chứ lại không à? Sống phải có thực tế một tý, để vợ con nó nhờ. Lúc nào cũng mơ mộng: Ta sẽ là nhà thơ vĩ đại ! Như người ở trên mây..Vĩ đại đâu chẳng thấy,vợ con anh đang chịu sống khốn khổ, khốn nạn đây này?
ANH PHẠM - Ơ... mẹ nó hay nhỉ ! Con mình mắc tội công an họ bắt nộp phạt, chứ liên quan gì đến chuyện thơ phú của tôi?
CHỊ PHẠM - Tôi hỏi bố nó: Nếu bố nó không giàu nhưng cũng dư dật một chút tiền bạc chẳng hạn, hoặc có tý địa vị vai vế xã hội -Thì chuyện đơn giản như thế này,một câu nói với công an...họ sẽ vị nể là xong . Con cũng được họ thả về,xe lại được trả lại.Việc gì đến mức bắt phải nộp phạt?
ANH PHẠM - Nói thế thì vô cùng...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.11.2008 11:23:28 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu: