(URL) KỊCH và các TIỂU PHẨM VĂN XUÔI của PNT
Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 6 của 18 trang, bài viết từ 76 đến 90 trên tổng số 270 bài trong đề mục
Nhatho_PhamNgocThai 01.11.2008 11:21:51 (permalink)
P.3


      CHỊ PHẠM -   Anh thì... sống hôm nay chẳng thèm nghĩ tới, phớt tất. Còn nghĩ đến việc lưu danh sử sách cơ? Thế nên vợ con mới khổ !
      ANH PHẠM -  
(lúng túng)  Thì tôi...
      CHỊ PHẠM -   Lấy đâu ra ba triệu để mang ra công an nộp phạt bây giờ?
                                                             
  ( Vũ vào )
      VŨ -   Nào, đến hàng chị Phạm để xin bát bún riêu buổi sáng đây?
      CHỊ PHẠM -   Kìa, anh Vũ ! Định ăn bún của nhà em mà sao anh đến muộn thế? Cũng còn vài bát nữa mới hết, nhưng vãn khách... em đang dọn hàng về.
      VŨ -   Quán của chị Phạm có vẻ bán đắt hàng nhỉ?
      CHỊ PHẠM -   Nếu không đắt hàng thế thì một cái quán tận trong hẻm, em nuôi nổi làm sao được cả ba bố con anh ấy !
(chỉ chồng). Gia đình bốn miệng ăn, trông tất cả vào cái quán bún riêu dưới gốc cây này đấy anh ạ !
       VŨ -    Chị Phạm giỏi lắm !
( với anh Phạm ) Dẫu mai sau ông có thành đại nghiệp, hoặc một thiên tài thi ca gì... gì đó, thì cũng phải nhờ vào sự vất vả làm ăn, với cái tài bán bún riêu của chị ấy đấy !
      ANH PHẠM -   Vẫn, vẫn... Tôi vẫn biết thế !
      CHỊ PHẠM -  
(với Vũ) Chán lắm anh ạ, người đâu như người cổ đại.
      ANH PHẠM -   Mẹ nó lại sắp sửa đấy...
      VŨ -  
(với anh Phạm) Thời buổi thị trường này, ông cũng nên sống thực tế một chút thì tốt hơn.
      CHỊ PHẠM -  May quá, nước dùng pha bún em vẫn chưa đổ đi, rau sống vẫn còn, để em làm cho anh Vũ một bát.
      VŨ -  
(ngăn lại) Thôi, chị cho phép để lúc khác. Sáng tôi cũng ăn qua miếng bánh, uống tách cà phê rồi ! (với anh Phạm ) Vừa đăng báo cho ông bài thơ ! Tôi từ toà soạn tạt về đây, đưa ông tờ báo để ông mừng.
      ANH PHẠM -   Thế à !... Đăng trên báo " Ngày mai " của ông ấy à? Mà, ông cho đăng bài thơ nào thế?
                     
( Vũ giở trang báo, rồi đưa báo cho anh Phạm )
      VŨ -   Thì bài thơ mấy hôm nọ ông đọc cho tôi nghe ấy ! Tôi thấy cũng hay hay... nên đã bảo ông chép ra mảnh giấy, sau đó cho đăng luôn.
      ANH PHẠM -   À... cái bài thơ " vợ bán ế bún " ấy à?
                
   ( chị Phạm đang dọn hàng, nghe vậy giật mình ngẩng lên )
      CHỊ PHẠM -   Tôi bán ế bún mà anh cũng đem làm thơ, rồi lại cho đăng cả báo à?
      ANH PHẠM -   Ông Vũ ông ấy đăng lên báo, chứ tôi đâu có bảo?
       VŨ -   Đây, đây !... Lại có cả tiền nhuận bút nữa đây ! Tiện thể tôi đem đến cho ông luôn. Lần này tôi đưa cho chị ấy nhé !?
                                 
( Vũ đưa phong bì tiền cho chị Phạm )
      CHỊ PHẠM -  
(vui vẻ) Lại có cả tiền nhuận bút cho em nữa cơ à? Cứ thế này thì... phấn khởi quá !
      ANH PHẠM -   Mẹ nó thì... cứ có tiền là vui.
      CHỊ PHẠM -   Không có tiền thì anh sống bằng cái gì để làm thơ?
      VŨ -   Bài thơ hay bởi vì nó rất đời, ông ạ ! Mới lại... chỗ thân quen, cảm thông với nỗi khó nhọc của chị Phạm... Đáng lý, một bài thơ ở báo "ngày mai" của tôi : tiền nhuận bút chỉ có 60.000 đồng. Nhưng đây là một bài thơ hết sức súc động, tôi đã duyệt tăng tiền nhuận bút lên cho ông thành 100.000 đồng đấy !
      CHỊ PHẠM -   Chỉ mỗi bài thơ mà được những 100.000 đồng, kể cũng đã anh nhỉ? Lãi hơn cả buổi bán hàng của em.
      VŨ -   Không thể so sánh thế được, tiền chất xám mà chị.
      CHỊ PHẠM -   (
hỏi chồng) Mà anh vừa nói: nhan đề của bài thơ là gì ấy nhỉ?
      VŨ -   " Vợ bán ế bún " !
      CHỊ PHẠM -   Phải! Phải !... " Vợ bán ế bún ".
( với chồng ) Thế thì , bố nó cứ ngày ngày lấy ngay cái hàng bún của tôi mà làm thơ, đăng báo mà lấy tiền nhuận bút. Này, có khi lãi hơn cả thơ tình đấy ! Chẳng hạn, mai bố nó viết bài " vợ bán đắt bún ", ngày kia bố nó lại viết " vợ bán không đắt cũng không ế " , ngày kìa bố nó lại...
      ANH PHẠM -   Thôi, thôi, thôi... mẹ nó định đem thơ của tôi ra làm trò đấy à?
      CHỊ PHẠM -   Trò là trò thế nào?
(với Vũ) Em nói thế cũng có lý chứ, anh Vũ nhỉ?
      VŨ -   Ờ ờ ờ....
      CHỊ PHẠM -   Anh Vũ đọc thử cho em nghe bài thơ " vợ bán ế bún ", em nghe xem thơ của chồng em viết về em như thế nào? 
(lẩm nhẩm đọc) " Vợ bán ế bún "- cái tên đề em nghe cũng thấy hay hay !
      VŨ -  
(định đọc) Được, để tôi đọc.
      ANH PHẠM -  
(ngăn lại) Thôi, ông đừng đọc bài thơ ấy ở đây. ( với chị Phạm) Thế , mẹ nó quên ngay cái sự cố xe máy và con đang bị giữ trên công an rồi à?
      CHỊ PHẠM -   Quên làm sao được. Lúc nẫy nhìn thấy bác Vũ đến là tôi nảy ngay ra ý nghĩ, nhưng chưa kịp nói. 
( nói riêng với chồng ) Bố nó... cứ đem ngay cái việc đó mà nhờ bác Vũ. Bác ấy lên đồn cảnh sát nói giúp một câu: có khi là xong đấy !
      ANH PHẠM -   Xong là xong thế nào? Anh Vũ thì cũng làm văn học như tôi. Đằng kia là chính quyền, làm sao anh ấy giải quyết được?
      CHỊ PHẠM -   Bác Vũ sao lại giống anh được? Bố nó chỉ là một anh nhà thơ, chân cò chân vạc...Đằng này, bác ấy vừa là tổng biên tập báo, nghe nói lại còn có chân trong Ban chấp hành của Hội nhà văn Việt Nam nữa. Có vai có vế, địa vị xã hôị hẳn hoi. Mà... công an họ nể các nhà báo lắm !
      ANH PHẠM -  
(lưỡng lự) Nhưng tôi vẫn thấy...
      VŨ -   Hình như anh chị đang gặp rắc rối chuyện gì? Liệu tôi có thể giúp đỡ được không nào?

                                      
  
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.11.2008 11:42:53 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
#76
    Nhatho_PhamNgocThai 05.11.2008 11:42:08 (permalink)
    P.4


          CHỊ PHẠM -  (với chồng) Bố nó cứ nói thẳng với bác ấy đi?
          ANH PHẠM -  Ừ thì nói !
    (với Vũ) Thằng con lớn của tôi đêm qua chẳng hiểu buồn chán cái gì, nửa đêm mà nó còn lôi xe máy ra ngoài phố phóng bạt tử, thế là bị công an bắt. Họ quy nó vào tội phóng xe tốc độ cao !
          CHỊ PHẠM -  Sáng sớm hôm nay công an họ gọi điện thoại đến nhà báo, gia đình em mới biết.
          ANH PHẠM -  Họ bắt quá đi chứ, hành động của nó có khác gì một thằng điên.
          VŨ -  À... Thanh niên bây giờ...
          CHỊ PHẠM -   Lúc nẫy nhà em cũng đã lên đồn để xin cho cháu và xin xe máy về. Nhưng công an họ bảo: Cứ mang ba triệu lên nộp phạt rồi lấy xe máy, đưa con về mà giáo dục.
          VŨ -  Thế thì phiền phức quá nhỉ?
          ANH PHẠM -  Ông bảo: Hoàn cảnh như gia đình nhà tôi, mẹ nó buôn bán vỉa hè may ra vặt mũi cũng chỉ vừa đủ đút miệng... thì lấy đâu ra ngay ba triệu? Con cái bây giờ toàn làm khổ bố mẹ.
          CHỊ PHẠM -  Anh thì chỉ biết đứng đấy mà kêu ! Sao không mang cái tiếng là ông nhà thơ của anh, lên đồn cảnh sát mà làm việc với họ? Toàn sống hão.
          ANH PHẠM - Thì, tại nó chứ tại tôi à !
          CHỊ PHẠM -  Nhưng anh là bố nó, anh phải có trách nhiệm giải quyết.
          VŨ -  Anh chị đừng cãi vã nhau nữa, ta tìm cách xoay xở vậy
          ANH PHẠM -   Hay là... Ông lên đồn nói giúp một câu?
          VŨ - 
    (xua đi) Không xong, không xong. Tôi va chạm thấy nhiều cái tình cảnh bây giờ, tôi biết: Chỉ có mang tiền đi mà nói ! Nước bọt không ăn thua.
          CHỊ PHẠM -  Dù sao bác cũng có vai vế, lại quan hệ nhiều với những người có quyền chức.
          VŨ -  Nén bạc mới có thể đâm toạc được tờ giấy mà chị.
          CHỊ PHẠM -  Anh đã mở mắt ra mà nhìn vào cái thực tế chưa?
          ANH PHẠM -  Mẹ nó lại sắp sửa...
          VŨ -  Cũng chỉ còn cách xoay lấy ba triệu mà nộp phạt cho xong đi !
    (giở ví) Ở đây tôi có vét hết cũng chưa đủ một triệu...
          CHỊ PHẠM -  Bác bảo em buôn bán cò con... ngay đến ba trăm còn khó, chạy đâu ra hơn hai triệu nữa?
          VŨ -  Tôi chưa nói hết !...
    (với anh Phạm) Hay là, tôi cùng anh đến mấy tay nhà thơ, nhà báo quen biết, vay mỗi người một ít để lo cho xong chuyện đi vậy.
          ANH PHẠM -   Tôi chả vay tiền ai bao giờ ! Chẳng hiểu có được không? Hay là lại...
          VŨ -  Mà cũng không được thật ! Vay cho ai còn dễ... chứ, vay cho Ông Phạm thì chắc chẳng nhà thơ, nhà báo nào... bỏ ra một xu cho ông đâu.
          ANH PHẠM -  Ông nói thế ! Ra tôi là loại người đểu cáng lắm hay sao? Đến nỗi họ lại khinh ghét tôi như vậy sao?
          VŨ -  Không phải ông đểu cáng. Ông còn là người tử tế, đứng đắn nữa là khác.
          ANH PHẠM -  Thế thì tại sao ra nông nỗi ấy?
          VŨ -  Chỗ anh em tôi cứ nói thật! Tại từ khi ông tung ra cái tập bình thơ rồi tuyên bố: " Ta là nhà thơ vĩ đại nhất Việt Nam " ! Bây giờ trong làng văn thơ báo chí, ngưởì ta ghét ông. Có vay cho ông một xu, chắc là họ cũng từ chối.
          ANH PHẠM -  Tôi tuy tuyên bố là nhà thơ vĩ đại nhất Việt Nam ! Nhưng đâu có... nói xấu bọn nhà thơ các ông. Cũng không tranh giành địa vị, danh lợi với ai? Cả ông nữa, ông cũng cứ tuyên bố đi , ai cấm !
          CHỊ PHẠM -  
    (với chồng) Ối giời ơi !... Anh là anh gàn dở. Kiếm miếng ăn nuôi con còn chẳng đủ, anh lại còn tuyên bố mình vĩ đại nhất, để cho họ thêm ghét ra. Có khốn khổ không?
          ANH PHẠM -  Việc thơ phú mặc tôi, không việc gì đến mẹ nó.
          CHỊ PHẠM -  Đấy ! Ông lấy thơ mà nuôi hai đứa con của ông, rồi chạy lấy mấy triệu... lên công an mà đón con về.
          ANH PHẠM -  Thế, nó là con tôi chứ không phải con bà?
          CHỊ PHẠM -  Thì mỗi người nuôi một đứa.
          ANH PHẠM -  Nhưng tôi quen làm thơ, chứ có biết đi buôn đâu nào?
          CHỊ PHẠM -  Nhưng cái việc mà ông tuyên bố " là nhà thơ vĩ đại nhất " ấy... là hâm tột độ, hâm củ tỷ nhà ông ra rồi, nên vợ con khốn khổ theo ông.
          ANH PHẠM -  Vâng, tôi hâm, tôi hâm củ tỷ lần...
    (nói lửng lơ) Ăn được cái hâm của tay này còn khó !
           CHỊ PHẠM -  Thì ông cứ mở mắt rành rành ra đấy ! Bây giờ có muốn vay mỗi người vài trăm, người nào họ cũng ghét... có chịu cho ông vay đâu?
          VŨ - 
      (chợt reo lên) Thôi, anh chị đừng cãi nhau nữa ! Tôi nghĩ ra cách rồi...
          CHỊ PHẠM - 
    (vội vã) Thì em cũng chỉ trông vào bác Vũ mà lỵ. Thế, bác nghĩ ra cách gì giúp vợ chồng em?
          VŨ - 
    (với anh Phạm) Ông đưa tờ báo cho tôi ! May quá, vừa đăng cho ông bài thơ đúng lúc cần có việc. Tôi sẽ đưa ông lên gặp ông quận phó ! (với chị Phạm) Ông quận phó công an này tôi quen biết. Nếu được ông ta giúp, chỉ cần ông ta nói một câu xuống đồn... thì vụ này giải quyết dễ như trở bàn tay.
          CHỊ PHẠM -  Đấy, em đã bảo mà: có quyền hạn như bác Vũ...
          ANH PHẠM -  Nghĩa là, ông lấy tờ báo này để... làm công tác ngoại giao à?
          VŨ -  Vì tờ báo này có đăng bài thơ của ông !
          ANH PHẠM -  Ông định nói về bài thơ " Vợ bán ế bún " của tôi?
          VŨ -  Bài thơ này ra đời thật là hợp thời, đúng cảnh ! Tôi quan hệ nhiều ngoài xã hội, tôi biết. Đọc bài thơ này của ông, tất người ta sẽ mủi lòng. Khi ấy chỉ cần kể lể thêm đôi điều, chắc là họ sẽ cảm thông ngay.
          ANH PHẠM -  Nghĩa là người ta sẽ rủ lòng thương hại... mà tha cho con và trả lại xe máy cho vợ chồng tôi?
          VŨ -  Cảnh mình khó khăn phải chịu nhẫn một tý ông ạ ! Đừng mặc cảm nhiều quá?
          CHỊ PHẠM -  Bài thơ nhà em viết về cái việc em bán ế bún, hoá ra lại được nhiều cái lợi... bác Vũ nhỉ? Nhưng liệu ông quận phó ấy có cảm động thật mà giúp...Em chỉ sợ?
          VŨ -  Chị Phạm chưa biết đấy ! Bài thơ này anh Phạm viết hay lắm, vừa thực tế lại rất xúc động. Tuy chưa được gọi là một kiệt tác thi ca, nhưng cũng không kém phần bất hủ.
          ANH PHẠM - 
    (với khán giả) Kiệt tác với chả bất hủ?
          CHỊ PHẠM -  Đấy, tôi đã bảo với bố nó rồi - Cứ viết ngay vào cái việc bán bún của tôi... có phải hơn không nào? Vừa có tiền, lại được mọi người quý. Lại chả nhanh nổi tiếng, vĩ đại hơn cả cái thứ thơ tình... mà bố nó hay viết ấy chứ !
          ANH PHẠM -   Vâng... Khi ấy thì thơ tôi làm, toàn mùi bún riêu và mắm tôm của bà mà thôi.

                                            
     


    <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.11.2008 11:03:31 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
    #77
      Nhatho_PhamNgocThai 17.11.2008 11:35:44 (permalink)
      P.5 


            VŨ  -    (Với anh Phạm)  Bây giờ tôi với ông đi ngay để gặp ngài quận phó ! Xe máy tôi gửi ngoài kia, tôi sẽ đèo ông đi.
            ANH PHẠM  -    Thì tôi cũng đành theo ông.
            VŨ -   Chị Phạm cứ yên tâm, anh em chúng tôi đi một loáng là về ngay.
                                                         
      ( Vũ và anh Phạm ra khuất )
            CHỊ PHẠM  -  
        (nói một mình)  Bố nó là chúa gàn! Viết thơ về vợ bán bún lại sợ thơ không bất hủ?
                              
        ( Chị Phạm vui vẻ dọn hàng tiếp, thì Đăng vào )
            ĐĂNG  -    Chào chị Phạm ! Tôi vừa gặp hai ông ở đầu phố. Các ông ấy đã kể cho tôi nghe mọi chuyện xẩy ra rồi !
            CHỊ PHẠM  -   Chào chú Đăng! Đấy - chú xem: Cuộc sống kiếm miếng cơm đã vất vả mà chả lúc nào hết chuyện? Mệt mỏi lắm chú ạ!
            ĐĂNG  -    Chị đúng là người vợ kiểu vợ ông Tú Xương, Nguyễn Khuyến.
                                       
      ( Đăng cảm hứng ngâm thơ):
                        Quanh năm buôn bán ở mom sông
                        Nuôi đủ năm con với một chồng
            CHỊ PHẠM  -    Đấy là ngày xưa dễ đẻ, dễ nuôi. Bây giờ đẻ thì vẫn dễ đẻ, nhưng lại cực kỳ khó nuôi. Bà Tú Xương thì nuôi cả 5 con với 1 đức ông chồng dễ như không... chứ tôi, chỉ nuôi có một ông chồng nhà thơ với hai đứa con là đã  toé phở ra rồi! Nếu 5 đứa... có mà đưa nhau xuống lỗ.
            ĐĂNG  -    Nhưng anh Phạm cũng là người tốt tính đấy chứ chị?  Tuy không kiếm ra tiền, nhưng anh ấy cũng không phải là người không quan tâm tới vợ con đâu.
             CHỊ PHẠM  -    Thì tôi có nói là anh ấy không tốt đâu! Mọi người vẫn bảo tôi: Thời buổi bây giờ lấy được ông chồng không cờ bạc, rượu chè, không trai gái, đĩ bợm, không đánh đập vợ con... cũng đã là tốt cái phúc rồi? Nghĩ thế cũng đỡ tủi thân chú ạ!
            ĐĂNG  -    Chị nói đúng! Bao nhiêu cảnh gia đình tan nát chỉ vì những ông chồng chẳng đoái hoài, không biết thương xót vợ con.
            CHỊ PHẠM  -   Trông lên thì chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống thì...
            ĐĂNG  -    Chị cứ nghĩ thế sẽ thấy lòng thanh thản hơn. Ô kìa ! Hai ông ấy đã về rồi.
                                       
        ( Anh Phạm và Vũ vào )
            CHỊ PHẠM  -   
      (hỏi dồn chồng) Thế nào, ông Quận phó có chịu giúp cho nhà ta không?
             ANH PHẠM  -    May ra thì...
             VŨ  -    Nếu trước đây mà ông cứ nghe lời tôi, có phải bây giờ mọi việc sẽ đỡ phiền toái hơn không?
             CHỊ PHẠM  -    Nghĩa là việc vẫn không xong?
             VŨ  -    (với Đăng)  Cũng chỉ tại cái tập thơ mà ông ấy tự phát hành, rồi tuyên bố mình là nhà thơ vĩ đại nhất ấy mà!... Đăng còn nhớ chứ?
             ĐĂNG  -    Tôi nhớ ! Nhưng mà làm sao?
             VŨ  -    Chỗ nào ông ấy cũng biếu tặng! Đến ông Quận phó biết người vi phạm luật lệ là con anh Phạm, thế là ông ấy cũng ghét! Tôi vừa trình bầy hoàn cảnh, ông Quận phó đã gạt phăng đi và chối đây đẩy. Ông ta nói đã là luật thì không thể giúp được.
            CHỊ PHẠM  -    Lại vì cái lời tuyên bố mình " vĩ đại " khỉ gió ấy của anh?  Bây giờ mình gặp cảnh... mang vạ vào thân, anh đã thấy thấm thía chưa?
            ANH PHẠM  -    Thì mẹ nó cứ nghe rõ đầu đuôi câu chuyện đã nào?
            CHỊ PHẠM  -    Còn nghe cái gì nữa? Lấy đâu ra ba triệu để nộp phạt hở ông Phạm ơi !
                            
      ( chị Phạm túm lấy chồng mà lay )
             ĐĂNG  -    Chị Phạm cứ bình tĩnh, có gì ta sẽ tìm cách gỡ.
             CHỊ PHẠM  -    Gỡ gì? Người đâu mà sống trong thời buổi bây giờ, thánh thần chẳng ra thánh thần, quỷ không là quỷ, cứ hâm hâm dở dở...
             ANH PHẠM  -    Có hâm thế mới đấu nổi cái đương đại tùm lum, ù xoẹ này đấy?
             CHỊ PHẠM  -    Đấy, lại còn nói như thế nữa chứ?
             VŨ  -    Chị Phạm cứ để tôi nói tiếp đã. Nhưng may quá... nhờ có bài thơ " vợ bán ế bún " mà lại gỡ được chuyện.
             CHỊ PHẠM  -    Bác Vũ nói thế nghĩa là...
             VŨ -   
      (với anh Phạm) Ông thấy tôi bầy cho ông một chưởng đã độc chưa? Những nước cờ đời này, là tôi đã đi sành điệu lắm !
             ANH PHẠM  -    Phải! Ông sành điệu, ông thạo đời.
             CHỊ PHẠM  -  
      (ngơ ngác)  Ơ...
             VŨ  -   
      (cười với chị Phạm)  Chả là thế này: Khi ông Quận phó kiên quyết từ chối không chịu giúp, thấy tình thế cam go... tôi liền tế nhị biếu ngay ông Quận phó tờ báo...
             CHỊ PHẠM  -    Tờ báo mà bác Vũ đã đăng bài thơ " vợ bán ế bún" của nhà em á?
             VŨ  -    Chính thế! Rồi lại khéo léo giở trang báo ra, lật đến chỗ có bài thơ... Tôi vừa chỉ cho ông Quận phó thấy, vừa thong thả đọc cho ông Quận phó nghe...
             ĐĂNG  -   
      (giọng hơi hài hước) Thế là ông Quận phó liền tâm phục, khẩu phục, tỏ thiện chí yêu mến nhà thơ Anh Phạm của chúng ta ngay?
             VŨ  -   Cậu Đăng nói rất đúng! Nghe xong bài thơ ông Quận phó vỗ đùi đánh đét một cái, gật đầu khen mãi bài thơ. Nào là... bài thơ viết mùi mẫm, đáng yêu, đáng trân trọng lắm!...
             CHỊ PHẠM  -    Thế rồi ông Quận phó đồng ý tha cho con của em... và cho xin lại cả chiếc xe máy về rồi chứ ạ?
             ANH PHẠM  -    Có, ông ta có hứa! Nhưng... ông ta nói cứ về nhà ngồi chờ điện thoại...Ông ta còn phải báo xuống đồn công an, rồi can thiệp mới được?
             VŨ  -   Tôi biết: Người ta là cấp trên... mà đã hứa thì chắc như cua đóng gạch.
             CHỊ PHẠM  -   
      (vui) Thế thì tốt quá rồi! Tốt rồi! Em đã bảo... có bác Vũ mà ra tay giúp thì...
      (với chồng)  Thế, bố nó đã cho ông ta số điện thoại của nhà ta chưa?... À quên, số điện thoại của nhà mà ta nhờ kia kìa!...
                       
        (chị Phạm vừa nói vừa chỉ tay vào chỗ cửa sổ của căn nhà cạnh đấy, có đặt
                        một chiếc điện thoại trên bàn )

             ANH PHẠM  -    Cho rồi. Tất nhiên là tôi phải cho số điện thoại nhà bác hàng phố mà mình vẫn nhờ đây này! Chứ... nhà mình đã có điện thoại riêng đâu nào?
             ĐĂNG  -   
      (nói thủng thẳng)  Bài thơ " vợ bán ế bún" vớ vẩn của Anh Phạm , không khéo lại trở thành nổi tiếng?
             CHỊ PHẠM  -   Sao chú đăng lại nói là vớ vẩn? Thơ anh ấy mà đã viết về "bún"... của tôi thì tất là phải hay rồi!
            ĐĂNG  -    Tôi đùa ông anh một tý ấy mà...
      (với anh Phạm) Lại có một tờ báo khác cũng đăng thơ của bác đấy!
                                
      ( Đăng rút lấy ra một tờ báo đưa cho anh Phạm )
                   Báo văn học của Hội nhà văn in đàng hoàng đấy!
            ANH PHẠM  -    Báo Hội nhà văn mà các ông ấy cũng chịu in thơ của tôi à? Bài thơ nào thế?
            ĐĂNG  -    Thì vẫn là bài thơ đó! Bài thơ " vợ bán ế bún" ấy.
            CHỊ PHẠM  -    Khi tôi bán bị ế bún, nhưng sang thơ của bố nó... đăng báo hoá ra lại đắt hàng! Hay thật đấy bác Vũ, chú đăng nhỉ?
             ANH PHẠM  -    Chỉ có mỗi bài thơ " vợ bán ế bún" tôi viết lăng quăng, đưa cho hai ông đọc cho vui...thế mà, liền một lúc lại in liền hai báo?
            CHỊ PHẠM  -    Các báo khác mà biết, có khi bẩy- tám-mười báo họ in liền một lúc ấy chứ!
            ĐĂNG  -    Thì, bác đưa cho xem bài thơ - Tôi đọc thấy cũng hay hay... Mới mang thử đến báo Văn học. Ai dè, các ông ấy liền chộp ngay lấy, khen lấy khen để: Thế này mới là thơ chứ!... Rồi cho đăng báo liền.
            VŨ  -    Bài thơ hay thì ai cũng thích. ( với Đăng ) Có phải thế không nhà bình luận văn học?
            ANH PHẠM  -    Không thể nào hiểu nổi! Không thể nào hiểu nổi !
            CHỊ PHẠM  -    Có gì mà không hiểu nổi! Bố nó cứ làm thơ, nhưng thơ cũng phải có thực tế một chút - đừng có thơ tình, thơ tọt... làm gì nữa, là sẽ vĩ đại ngay ấy mà !
                                                   
      ( chợt nhớ ra hỏi Đăng )
               Thế... cái báo văn học ấy họ có cho tiền nhuận bút không hả chú Đăng?
             ĐĂNG  -    Có chứ ! Báo nào mà chả có nhuận bút. Nhưng đây là báo tôi lấy trước !
                       
      ( với anh Phạm ) Còn nhuận bút, một tuần nữa bác đến toà soạn mà lấy tiền.
             CHỊ PHẠM  -    Tiền nhuận bút ở báo " ngày mai " của bác Vũ, bác ấy trả những 100.000 đồng cơ đấy!
             ĐĂNG  -    Báo văn thì không được cao như thế, mỗi bài thơ chỉ được 50.000 đồng thôi.
             CHỊ PHẠM  -   
      (chép miệng)  Kể ra trả thế có phần hơi rẻ mọn. Nhưng thôi, cũng tốt chán! Còn hơn là chẳng có đồng nào.


                                           

      <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.12.2008 10:20:59 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
      #78
        Nhatho_PhamNgocThai 02.12.2008 12:22:12 (permalink)
        P.6


            ANH PHẠM -    Mẹ mày chỉ được cái việc...
              CHỊ PHẠM -    Ông nhớ từ nay tiền nhuận bút in thơ phải liên tục mang về đưa tôi đấy! Không rồi lại ỉm đi, vợ con chẳng biết đấy là đâu?
              ANH PHẠM -  Có đăng được khối thơ đấy... mà đòi liên tục.
              CHỊ PHẠM -    Tôi vẫn chưa biết bài thơ bố nó đã viết về bún bánh của tôi nó hay thế nào, mà lại được nhiều báo đăng như thế? Bố nó đọc thử cho tôi nghe xem nào?
              ANH PHẠM -   
        (xua tay) Thôi!... Để lúc khác. Từ sáng đến giờ chưa có cái gì vào bụng, tôi đang đói cồn cào lên đây này. Mẹ nó xem còn bún không, làm cho anh em chúng tôi mỗi người một bát bún riêu nóng, ăn cho ấm cái bụng đã.
              CHỊ PHẠM -  Còn bún, vẫn còn bún. Để em hâm nóng nước dùng, làm cho mỗi anh một bát. Chả mấy khi các anh đến hàng em!
              VŨ -    Cũng nhân thể còn phải chờ ông Quận phó công an điện thoại xuống, chị Phạm có lòng thì chúng tôi xin thưởng thức! Nghe nói hàng của chị nổi tiếng lắm?
              CHỊ PHẠM -   Cũng nhất nhì mấy phố này đấy anh ạ! Em làm xong ngay rồi đây. Còn mấy chai bia Hà Nội, các anh uống một chút cho vui!
                        
        ( Chị Phạm dọn bún lên bàn, sau đó chị đi về chỗ xe đẩy, nói tiếp)
              Các anh cứ ngồi ăn uống, em tranh thủ đẩy cái xe đồ này vào nhà.
                         
        ( chị quay sang nói với chồng )
              Có điện thoại của ông Quận phó báo xuống, bố nó nhớ cho tôi biết!
              ANH PHẠM -    Mẹ nó cứ đẩy xe hàng về nhà đi, có điện thoại tôi sẽ báo.
                         
        ( chị Phạm đẩy xe vào lối trong. Ba người ngồi rót bia, ăn uống nói chuyện vui vẻ)
              ĐĂNG -    Uống đi hai bác! Ngồi ăn bún, uống bia... lại nhớ tới cái bài thơ " Uống rượu với Tản Đà" của Huyền Trân... 
        (ngâm)
                          Cụ hâm rượu nữa đi thôi
                         ... Rót đau lòng ấy vào đau lòng này,
                         ... Tôi say? Thưa cụ chưa say,
                        ... Cái say nhân thế thì say nỗi gì?
                        ... Rót đi, rót rót đi thôi
                        ... Lời say sưa mới là câu chân tình.
              VŨ -   Ông lại biến tấu cả thơ của thi sỹ Huyền Trân rồi? Cái câu thứ ba mà ông trích để ngâm ấy phải là:
                          Tôi say?
                                      thưa, trẻ chưa đầy...
                Chứ không phải là: Tôi say? thưa cụ chưa say...
              ĐĂNG -    Thì... tôi biến tấu đi một tý cho nó hợp cảnh với chúng ta mà lỵ.
              ANH PHẠM -    Nghe những lời tâm huyết, tri kỷ của các bậc xưa:  lại nghĩ đến cảnh thơ phú viết lung tung , bát nháo của những nhà thơ bây giờ... mà thấy buồn.
              VŨ -    Các ông... toàn là những gái goá đi lo chuyện triều đình. Thôi ăn bún đi kẻo nguội hết, mất cả ngon.
              ĐĂNG -    Không biết ăn bún riêu mắm tôm mà uống với bia Hà Nội thế này, có đúng vị không nhỉ?
              VŨ -    Bây giờ cái gì mà chả pha trộn lung tung tứ mẹt, ai mà biết được đúng vị hay là không đúng vị?
              ANH PHẠM -    Cái món rau sống này bà xã nhà tôi phải chọn người mua cẩn thận lắm, tránh cái nơi không đảm bảo vệ sinh. Các ông cứ yên tâm mà ăn!
              ĐĂNG -    Cụng cốc lần nữa đi các bác!  Cảm xúc thế này, bác Phạm ứng khẩu cho ra một bài thơ  thật mùi, để anh em chúng tôi thưởng thức?
              ANH PHẠM -    Phải ăn đã, mình đang đói.  Nào cụng!...
                     
        ( Họ cụng cốc, thì vừa lúc đó... có tiếng rao của một cô gái bán báo ngoài phố vọng đến )

                                   TIẾNG RAO:
               Báo ơ! Báo ơ!... Báo Văn số đúp. số báo đặc biệt tháng tư năm 2004 đây! Một vụ xì-căng-đan tai tiếng... đang xẩy ra trong Hội văn chương đây!
                                   
        ( cô gái bán báo tiến ra )
              CÔ GÁI BÁN BÁO -   
        (rao tiếp) Lời lên án của nhà phê bình văn học Trần Mạnh Hảo... xung quanh vụ chửi bới của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đối với các nhà văn, nhà thơ đây!
              VŨ -    Vụ này đang ầm ĩ, để tôi mua tờ báo.
              ĐĂNG -    Sáng nay tôi có tạt đến toà báo cũng đã được xem rồi.
              CÔ GÁI -    Chào mấy chú! Báo Văn số này hay lắm, các chú mua đi!
              VŨ -    Ờ, lấy cho một tờ.
                           
          ( cô gái vừa đưa báo vừa chăm chú nhìn Vũ)
               CÔ GÁI - 
        (với Vũ)   Em trông chú quen quá! Đúng rồi, em nhận ra rồi. Chú là nhà thơ Vũ em vẫn thường nhìn thấy trên ti vi.
               ĐĂNG -   
        (với khán giả) Cô ta gọi là chú nhưng lại xưng là em!
              CÔ GÁI -   Thì anh nhà thơ Phạm Tiến Duật vẫn bảo: các nhà thơ không có tuổi, nên dẫu có già...vẫn chỉ thích được con gái gọi là "anh" xưng "em" mà lị! 
        (với Đăng) Cả anh nữa, em thấy còn quen hơn! Phải rồi, anh là anh Đăng, anh cũng thường hay lên ti vi! Chỉ có anh này ( chỉ anh Phạm) em thấy hơi là lạ...
              ANH PHẠM -    Thì tôi có lên ti vi bao giờ đâu.
              ĐĂNG -    Anh ấy cũng là nhà thơ đấy!
              CÔ GÁI -    Ôi!... Hôm nay em được gặp toàn những nhà thơ, em thấy vinh dự quá! Báo hôm nay hay lắm, cứ mỗi khi nhà thơ, nhà văn các anh cãi nhau trên báo chí là báo bán chạy ầm ầm. Văn thơ các anh càng phê phán nhau nhiều, bọn bán báo chúng em càng kiếm. Hai anh có mua không ạ?
              ANH PHẠM -    À, chúng tôi có rồi.
              CÔ GÁI -    Thôi, em chào mấy anh, em đi bán báo đây!
                                                 
        (rao tiếp)
                Báo ơ! Báo ơ!... Báo văn số đặc biệt... một vụ xì-căng-đan tai tiếng đang xẩy ra trong Hội văn chương đây!
                                     
        (cô bán báo đi khuất)
              ĐĂNG -    Nào, xin các bác tiếp tục! Uống đã! Ăn đã!
                                 
        (họ lại tiếp tục cụng cốc vui vẻ )
              ANH PHẠM -    Kể ra cái ông Nguyễn Huy Thiệp dùng những từ: vô học, lưu manh... để phê phán các nhà văn, nhà thơ thì cũng có phần quá đáng.
              VŨ -    Để tôi đọc cho các ông nghe một đoạn báo  của ông Trần Mạnh Hảo đã viết: " Sở dĩ nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chửi bới như thế, đều có dụng tâm, xuất phát động cơ là chửi có thưởng..."
                                             
        ( đọc to)
                " Ít nhất trong vòng 15 năm qua, hội chứng chửi của anh - tức là nói về nhà văn Nguyễn Huy
        Thiệp đấy!  Là có hệ thống, có cân nhắc tính toán hẳn hoi... Cứ mỗi lần Nguyễn Huy Thiệp chửi xong, cũng nhận được vài ba  lời mời đi du lịch nước ngoài không phải mất tiền.  Chắc là lần này  anh lại hơi bị bận vì sắp phải sang Âu-Mỹ ".
              ĐĂNG -    Đó cũng chỉ là một trò trục lợi.
              ANH PHẠM -    Cả nhà lý luận phê bình Trần Mạnh Hảo  chắc gì đã không phải là không trục lợi? Nhà văn Hoàng Đức đã từng lên tiếng về cuộc đi Mỹ năm 2002 của Trần Mạnh Hảo đăng trên báo "ngày nay" - Cơ quan ngôn luận của UNESCO là gì?
               ĐĂNG -    Thì ai đời: Cái ông nhà văn Huy Thiệp, trong bài viết " trò chuyện với hoa thuỷ tiên  ở trên báo " Ngày nay" ấy... ông ấy lại bảo là bây giờ các nhà văn Việt Nam thì vô học, còn nhà thơ lại lưu manh... nên Trần Mạnh Hảo anh ta mới viết bài đả lại?
              ANH PHẠM -    Nhưng Nguyễn Huy Thiệp có nói thế... cũng không phải là không có cái lý đâu? Nhà văn , nhà thơ của chúng ta bây giờ cũng nhộm nhoạm, tạp-pí-lù thật!... Nhưng vơ đũa nói tất cả...đều chỉ là vớ vẩn hết thì cũng không nên!
              VŨ -   
        (cười) Bác Phạm nói như thế nghĩa là: Tuy không phải là tất cả, nhưng phần lớn các nhà thơ, nhà văn bây giờ  hầm bà làng... vớ vẩn phải không bác? Kể, cũng có thế thật.
              ĐĂNG -    Suy cho cùng: Nhiều đọc giả họ đã phê phán Hội văn chương của chúng ta cũng là đáng! Nhiều người cứ lấy cớ là nhà phê bình lý luận... song cãi vã nhau rặt những chuyện vô bổ. Thôi, tiếp tục uống bia đi hai bác!
               VŨ -   
        (giơ cái cốc không) Nhưng hết bia rồi còn đâu mà uống?
              ĐĂNG -    Tôi sẻ cho bác một nửa này!
        (san bia cho Vũ)
              ANH PHẠM -    Hai ông uống nốt cả chỗ bia của tôi đi, tôi đủ rồi.
                         
          ( Anh Phạm trút bia đều cho hai người, rồi đứng lên thẩn tha như người
                              lãng du, quên sự đời)

              VŨ -   
        (với Đăng) Nào, uống đi Đăng. Trăm phần trăm đấy nhớ!
              ĐĂNG -    Đây là loại rau sống tinh khiết nhất, bác Vũ đừng sợ, ăn nốt đi bác... kẻo phí.
              ANH PHẠM -   
        (ngâm thơ):
                                  Thiên hạ đảo điên chỉ chữ "tiền"...
                                  Anh đi làm thánh mãi cao thiên!
                                            
        ( chị Phạm từ trong lò dò đi ra)
              CHỊ PHẠM -  
          (bĩu môi)  Làm...thánh... mãi cao thiên?... Có mà đi Tây thiên thì có! Không có cái hàng bún của tôi, thì anh có muốn làm quỷ cũng khó... chứ đừng nói là thánh?
              ANH PHẠM -    Ăn uống no say, tôi mới ngâm nga thơ phú một tý, chưa chi mẹ nó đã...
              CHỊ PHẠM -    Thế, đã có điện thoại của ông Quận phó gọi xuống chưa? Anh phải quan tâm tới cái việc đang xẩy ra với con cái chứ?
              ANH PHẠM -    Thì, tôi với hai anh ở đây vẫn đang chờ!
               VŨ -    Cám ơn chị Phạm đã cho anh em chúng tôi một bữa bún riêu và bia uống thật là đã.
                             
        ( Đúng lúc có tiếng chuông điện thoại từ nhà bên, qua cửa sổ vọng ra )
              ANH PHẠM -    Có lẽ là điện thoại của mình đấy! Mẹ nó thiêng thật, vừa nhắc đến là có điện thoại liền.


                                    

             
                
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.12.2008 11:50:11 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
        #79
          Nhatho_PhamNgocThai 08.12.2008 11:49:31 (permalink)
          P.7


               TIẾNG NGƯỜI -    (gọi từ trong nhà vọng ra) Có điện thoại của anh Phạm này!
               ANH PHẠM -   
          (đi tới) Vâng, cảm ơn bác.
               TIẾNG NGƯỜI -    Khi nào anh chị ra về, nhớ khép hộ lại cái cánh cửa sổ nhé!
               ANH PHẠM -    Bác cứ yên tâm, chúng tôi sẽ đóng cửa sổ lại cẩn thận.
                                              
          ( nói chuyện qua điện thoại)
                      Vâng ạ, tôi là Anh Phạm đây ạ! Dạ, đồng chí Quận phó nói về bài thơ " vợ bán ế bún" của tôi ấy ạ?... Vâng, cảm ơn đồng chí đã quá khen, nhưng bài thơ chưa được hay đến thế đâu ạ.
               VŨ -    Tôi đã bảo ngay mà, bài thơ đã hay thì ai cũng phải khen! Ông Quận phó đã khen thế thì việc chạy chọt ăn thua rồi.
                                           
          ( với chị Phạm )
                      Chuyến này anh chị Phạm phải thưởng công cho tôi đấy!
               CHỊ PHẠM -    Chúng em sẽ không để cho bác Vũ thiệt.
               ANH PHẠM -  
          (tiếp tục nói chuyện qua điện thoại) Thế cơ ạ! Cả anh em công an ở trên đồn cũng hết lời ca ngợi bài thơ của tôi cơ à? Dạ, đồng chí làm tôi xúc động quá!
               VŨ -    Nếu tôi được thế thì tôi cũng phải xúc động, chết ngất đi ấy chứ!
               ĐĂNG -    Chuyện này phải viết vào biên niên sử mất thôi.
               ANH PHẠM -   
          (tiếp tục điện thoại) Thưa đồng chí quận phó: Thế còn việc... Đã xong rồi ạ! Thế thì cám ơn đồng chí cùng anh em công an trên đồn nhiều lắm. Vâng, gia đình sẽ lên ngay ạ. Chào đồng chí, chúc đồng chí ngày càng mạnh khoẻ và công tác tiến tới!
                                        
          ( anh Phạm bỏ máy điện thoại)
               CHỊ PHẠM -    Nghe bố nó nói chuyện trong điện thoại thì...
               ANH PHẠM -    Xong rồi! Xong rồi! Không phải mất tiền mà chỉ nhờ có mỗi bài thơ của tôi.
               CHỊ PHẠM -    Và công của bác Vũ đã đăng báo cho bố nó bài thơ đó nữa chứ!
               ANH PHẠM -    Ừ, đúng là nhờ công của anh Vũ. Thế bây giờ mẹ nó lên đồn đón con và mang xe máy về, hay là tôi đi nào?
                CHỊ PHẠM -    Tôi cũng dọn xong hàng rồi, để tôi đi. Bác Vũ và chú Đăng cứ ở lại chơi với nhà em nhé! Em đi một nhoắng là về ngay.
                          
          ( nói xong chị Phạm đi ra phía ngoài, còn ngoái cổ lại nói với chồng )
                     Tôi đã bảo rồi: bố nó cũng nên rút kinh nghiệm về cái việc làm thơ? Từ giờ trở đi, bố nó cứ bún bánh của tôi mà sáng tác.
                ĐĂNG -   
          (nói theo) Chúc cho chị Phạm đi giải quyết mọi việc được thuận lợi nhé!
                                                            
          ( chị Phạm ra khuất )
                ANH PHẠM -   
          (với Đăng) Nhà bình luận thơ ca này - Thế... liệu có đúng là cái bài thơ " vợ bán ế bún " của mình hay thật không?
                ĐĂNG -   
          (cười) Nhà thơ Anh Phạm đang bị cảnh tình làm cho mê man, sung sướng quá rồi hả?
                ANH PHẠM -    Thì các ông cũng thấy đấy, là tác giả của bài thơ được mọi người ca ngợi đến thế, ai mà chả xúc động?
                VŨ -    Nó hay bởi vì nó hoà hợp với cảnh đời, thấm vào lòng người... Ông nhà thơ Anh Phạm ạ, không phải phân vân gì hết.
                                     
          ( bỗng lại có tiếng rao của cô gái bán báo )
                CÔ GÁI -   
          (vừa đi tới vừa rao) Báo ơ! Báo ơ!... Báo Văn của Hội văn chương chính cống đây. Có đăng bài thơ nổi tiếng " Vợ bán ế bún" của nhà thơ Anh Phạm đây!...
                ĐĂNG -  
            (ôm chầm lấy Anh Phạm) Ôi, bác Phạm! Nhà thơ Phạm! Thế là bác trở thành nhà thơ vĩ đại rồi!
                VŨ -    Chúc mừng ông. Chúc mừng sự thành công rực rỡ trong đời thi ca của ông. Để hoà cảm với niềm sung sướng cùng thi hữu, tôi xin ôm hôn thắm thiết cả hai ông.
                                     
          ( họ ôm chầm lấy anh Phạm hôn lấy hôn để)
                ANH PHẠM -    Bỏ ra... Hai ông không bỏ tôi ra kẻo tôi ngạt thở mà chết bây giờ?
                CÔ GÁI -   
          (tiến lại phía họ) Em lại chào các anh! Mỗi anh mua cho em một tờ. Báo Văn của Hội văn chương số mới nhất đấy. Hay lắm! Có đăng bài thơ...
                VŨ -    Chúng tôi biết rồi, cô không cần phải quảng cáo nữa.
                CÔ GÁI -    À, vâng. Các anh là nhà thơ chắc cũng là bạn của nhà thơ Anh Phạm? Ôi, giá em được gặp nhà thơ Anh Phạm đang nổi tiếng ấy, dù chỉ một lần... thì dẫu chết em cũng không oán thán.
                ĐĂNG -   
          (chỉ Anh Phạm) Thế cô có biết ai đây không?
                CÔ GÁI -   
          (nhìn vào Anh Phạm) Anh này ấy à? Thì anh ấy cũng là một nhà thơ, nhưng...
                VŨ -    Chính là nhà thơ Anh Phạm mà cô đang ao ước được gặp đấy?
                CÔ GÁI -    Ôi... nhà thơ Anh Phạm Đây ạ?
                                   
          ( cô gái xúc động nói như hét)
                       Tôi đã được gặp nhà thở Anh Phạm rồi! Tất cả ơi... Thật là vinh dự cho em quá, em đã được gặp...
                ANH PHẠM -   
          (ngăn lại) Thôi, thôi đi cô! Có là gì mà cô cứ làm như là...
                CÔ GÁI -     Cả thành phố đang ca ngợi bài thơ của anh đấy! Vì nhờ có bài thơ " vợ bán ế bún" nổi tiếng của anh, mà em bán được bao nhiêu là báo.
                ĐĂNG -   
          (với cô gái) Thế, số báo Văn có đăng bài: nói về sự đả nhau... giữa nhà bình luận văn học Trần Mạnh Hảo với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, cô đã bán hết rồi à?
                CÔ GÁI -    Ở toà soạn báo còn thừa khối báo. Nhưng bán chững lại rồi, em chẳng muốn lấy thêm nữa. Không mấy người còn muốn mua...
                ĐĂNG -    Tại sap thế? Tưởng các nhà văn, nhà thơ càng cãi nhau nhiều trên báo chí, thì cô càng bán được nhiều báo?
                CÔ GÁI -    Nhưng rồi đọc giả thấy : các nhà văn, nhà thơ cứ cãi nhau mãi, chẳng ra đâu vào đâu... Công chúng họ chẳng thèm nghe, chẳng thèm mua báo nữa.
                ĐĂNG -    À, ra thế!...
                CÔ GÁI -   
          (với anh Phạm) Anh đã được đăng bài thơ hay như thế, anh mua cho em mấy tờ nhé, để tặng bạn bè?...
                ANH PHẠM -   
          (đếm tiền) Ừ, thì để tôi xem còn đủ tiền mua cả chục tờ...
                                                   
          ( cô gái xếp báo đưa cho anh Phạm)
                ĐĂNG -    Bác Phạm phải mua hết cả chồng báo này để tặng người thân, cũng bõ ấy chứ!
                ANH PHẠM -    Từ từ thôi, đừng quá xá.
                VŨ -   
          (với cô gái) Bây giờ cô lại bán được nhiều số báo Văn này, là nhờ có bài thơ " vợ bán ế bún " của nhà thơ Anh Phạm hả?
                CÔ GÁI -    Đúng như vậy đấy ạ! Tuy thời buổi thị trường, nhưng công chúng họ vẫn được thèm nghe một bài thơ hay. Lâu nay thơ ca vẫn in nhiều, nhưng thơ chán lắm! May mà...
                                   
          ( Bỗng nhiên Anh Phạm lảo đảo chực ngã )
                ĐĂNG -   
          (vội chạy lại đỡ) Kìa Bác Phạm! Nhà thơ làm sao thế?
                ANH PHẠM -   
          (lắp bắp) Tôi... tôi... đau... tim...
                VŨ -    Chết! Quen ông đã lâu mà không biết: thế, ông vẫn bị mắc chứng bệnh đau tim à?
                ANH PHẠM -    Không... không... Hôm... hôm nay tôi mới bị đau.
                CÔ GÁI -    Em biết rồi! Vì bài thơ hay quá, được nhiều người ngưỡng mộ nên anh ấy xúc động... nên tim của anh ấy mới bị đau.
                ĐĂNG -   
          (với Anh Phạm) Vấn đề bây giờ là... Bác phải thật bình tĩnh, đừng nên xúc động quá!
                ANH PHẠM -    Thế này thì tôi phải giảm tuổi thọ đến mười năm mất thôi!
                VŨ -    Đã viết được một bài thơ hay thì... có chết ngay cũng đáng. Chỉ giảm tuổi thọ có mười năm, bõ bèm gì?
                                     
          ( cô gái chạy lại săn sóc, vuốt ngực cho Anh Phạm)
                CÔ GÁI -    Hay là để em đọc bài thơ " vợ bán ế bún" cho anh nghe lại nhé! Có khi... nghe lại bài thơ hay của mình, bệnh tình của anh đỡ cũng nên?... Em chỉ rao bán báo, mà cũng đã thuộc cả bài thơ rồi đấy. Em biết khối người mua báo, họ đã học thuộc ngay.
                ANH PHẠM -   
          (xua đi) Thôi, không cần đọc. Tôi đỡ rồi, cảm ơn cô!
                                     
          (với Vũ và đăng)
                 Các ông ơi! Thật không ngờ bài thơ viết vớ vẩn mà lại có tiếng vang như thế. Có khi tôi sung sướng đến chết non mất?
                CÔ GÁI -   
          (vui vẻ reo lên) Gặp được nhà thơ Anh Phạm rồi! Thế là em đã mãn nguyện rồi. Khéo em cũng chết non như anh mất thôi!...Thôi, em chào các anh , em đi bán báo đây!
                                    
          ( cô vừa ra vừa rao tiếp )
                   Báo ơ! Báo ơ!... Báo Văn của Hội Văn chương quốc gia chính cống đây. Có đăng bài thơ nổi tiếng " vợ bán ế bún" của nhà thơ Anh Phạm - tên tuổi đang lẫy lừng đây. Mua mau kẻo hết!...
                                         
            ( cô gái bán báo ra khuất )


                                                            
              
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.12.2008 11:23:04 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
          #80
            Nhatho_PhamNgocThai 16.12.2008 12:13:32 (permalink)
            P.8


                   ĐĂNG -    (với anh Phạm) Cô gái trẻ trông xinh xinh dễ thương là... bác Phạm thật là người hạnh phúc
                                 (chị Phạm có vẻ hốt hoảng bước vào)
                   ANH PHẠM -   
            (vội tới) Kìa mẹ nó, sao lại hốt hoảng thế?
                   CHỊ PHẠM -    Tôi đã lên đến đồn công an, họ bảo tha cho con rồi và còn cho nó mang cả xe về.
                   ANH PHẠM -    Thế là tốt rồi, nhưng sao chưa thấy nó về?
                   CHỊ PHẠM -    Tôi đã gặp được nó đâu. Được thả, nó đã nhảy lên xe và phóng mất tiêu rồi!
                   ANH PHẠM -    Chắc nó đi đâu đấy, rồi nó về. Thấy mẹ nó hốt hoảng, tôi đã tưởng lại xẩy ra chuyện gì?
                   CHỊ PHẠM -    Nhưng tôi vẫn thấy lo, với cái tính khí của nó, rồi nó lại gây ra chuyện này, chuyện khác mất thôi!
                   VŨ -    Chị Phạm đừng lo xa quá. Chắc cu cậu được thả ra sướng quá, phóng vi vu một chút rồi về ngay thôi mà. Thế là ổn rồi, miễn là mình giải quyết xong việc với công an.
                   CHỊ PHẠM -   
            (thở dài) Con với chả cái...
                                           
            (bỗng có tiếng điện thoại)
                   ANH PHẠM -    Để tôi nghe!
            (lại cầm điện thoại) A lô!... À, con đấy hả?
                                       
              (quay lại nói với vợ)
                         Không phải là điện thoại của công an, mà là của con nó gọi về, mẹ nó ạ!
                   CHỊ PHẠM -    Thì bố nó cứ nói chuyện với con, xem có chuyện gì xẩy ra với nó không nào?
                   ANH PHẠM -   
            (nghe điện thoại) Sao? Con lại bị bắt à? Nhưng ở đồn công an nào mới được chứ? Bố nghe rõ rồi, đồn công an phố Huế! Nhưng tại sao con lại bị bắt? Vì tội vượt đèn đỏ! Thế có khổ không? Thì con lựa lời mà nói khó với các chú công an tha cho vậy. Nhất quyết không được à? Họ bắt nộp phạt những một triệu cơ à? Lấy đâu ra tiền để nộp phạt hả con? Thôi thôi, bố biết rồi, bố đang ốm đây, không cần nói nữa!
                            
            (anh Phạm bỏ máy điện thoại)
                   CHỊ PHẠM -    Bố nó không cần nói lại, tôi nghe rõ cả rồi! Chồng ơi  là chồng, con ơi là con! Thế này thì tôi đến chết quách đi cho xong.
                   ANH PHẠM -    Nhưng tại con nó, sao mẹ nó lại nói tôi?
                   CHỊ PHẠM -    Thì cũng bởi anh lúc nào cũng chỉ mải thơ phú, không chịu răn đe con cái mới nên nông nỗi này?
                   ANH PHẠM -    Mẹ nó hay nhỉ?
                  CHỊ PHẠM -    Tôi hay thế đấy, tôi... chỉ muốn chết quách đi cho đỡ khổ.
                   ĐĂNG -   
            (với chị Phạm) Thôi chị ạ, chị hãy cứ bình tĩnh. Cũng đành lại phải tìm cách để cứu cháu và chuộc lại xe máy về vậy.
                                             
            (thở dài)
                           Cổ nhân đã chẳng từng nói: Đời là cái nợ đồng nần mà...
                   CHỊ PHẠM -    Các anh xem, hết chuyện này đến chuyện khác. Lần trước nó vừa bị bắt vì tội phóng xe tốc độ cao, bây giờ nó lại mắc vào tội vượt đèn đỏ!
                                          
            (quay lại phía chồng)
                        Hay là... bố nó lại làm bài thơ nữa cũng về "bún" của tôi ... để lại phải nhờ bác Vũ đăng báo rồi đem thơ lên công an mà xin cho con nó về?
                    ANH PHẠM -    Ối, mẹ nó làm thơ của tôi cứ như trò hề ấy? Mới lại, văn chương không thể gượng ép và vụ lợi được. Mà thơ của tôi cũng chỉ rung cảm trước vẻ đẹp của người lao động, chứ đâu...
                   VŨ -    Đúng đấy chị Phạm ạ! Thơ ca không thể giả tạo được.
                                               
            (thở dài)
                             Suy rộng ra: Nếu cha, anh... mà không sống cho tử tế, cho cẩn thận - Thì mai đây con trẻ chúng nó sẽ đua nhau vượt đèn đỏ hết!...

                       
                                                                 HẾT KỊCH

                                                                                              PHẠM NGỌC THÁI
                                                                         
            (Vở kịch được giải A trong trại sáng tác kịch bản
                                                                của Hội sân khấu Thủ đô vào đầu thiên niên kỷ)

                                         
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.12.2008 12:16:32 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
            #81
              Nhatho_PhamNgocThai 26.12.2008 12:11:03 (permalink)
                           BÌNH MỘT BÀI THƠ SÂU SẮC:


                                        VÔ ĐỀ


              Em cứ chông chênh giữa ngã ba đường
              Mưa và rét chiều dần sầm sập tối
              Đường về nhà xa bước chân mệt mỏi
              Phập phồng nỗi niềm như nón lá không quai.


                                            Phạm Thái Phương


                   Không biết khi viết bài thơ này, nên gọi Phạm Thái Phương là thiếu phụ hay vẫn coi em như còn thời thiếu nữ?... Sở dĩ coi em là thiếu nữ, là vì: Lúc đó em vẫn chưa chồng! Còn gọi em là thiếu phụ: bởi dù sao thì em cũng đã lỡ làng một chuyến đò ngang - Do một hoàn cảnh éo le, người chồng mới cưới của em đã phải để lại người vợ còn rất trẻ, rất yêu chồng... mà về cõi vĩnh hằng trên đất khách quê người.
                   Sở dĩ tôi vào đề rườm rà như vậy là để thấy được hoàn cảnh của tác giả khi viết bài thơ. Xin tiết lộ một bí mật nho nhỏ: Tác giả của bài thơ nguyên là cô con dâu yêu quí của nhà văn Tô Hoài, đang công tác tại toà báo NgườiHàNội. Bài thơ của Phạm Thái Phương tuy chỉ ngắn có bốn câu, nhưng thấm đậm một nỗi buồn đời sâu sắc:
                                 Em cứ chông chênh giữa ngã ba đường
                                 Mưa và rét chiều dần sầm sập tối

                   Đây là cái ngã ba trên phố, nhưng cũng chính là cái ngã ba đường lỡ dở của đời em. Sau một ngày làm việc trở về nhà, lòng em không khỏi một nỗi buồn day dứt. Làm gì còn ai để cho em lại được vui mà nhóm ngọn lửa nấu bữa cơm chiều? Đành rằng vẫn có cha, có mẹ, có anh em... Nhưng ai có thể thay thế nổi người chồng! Bởi vậy lòng em mới "chông chênh":
                                Mưa và rét chiều dần sầm sập tối
                   Ta thông cảm với em về tâm trạng cô đơn, giá buốt này. Cái hay của câu thơ là tả cảnh mà nói lòng. Có lẽ trong lòng em còn "mưa và rét" nhiều hơn cả ngoài trời? Khi đọc đến câu:... chiều dần sầm sập tối/- Ta có cảm nhận theo khoảng thời gian khi bóng chiều đang xuống thấp bao nhiêu, thì nỗi buồn của em lại càng đầy cao mãi lên, một cái buồn u uẩn. Nhịp thơ dồn dập tựa một khúc quân hành bi tráng mà sâu lắng. Ta liên tưởng tới đôi câu thơ hay trong " Chinh phụ ngâm":
                                Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt
                                Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây

                  Mượn cảnh để nói tình, đó là cái tình của lòng người chinh phụ đối với người chinh phu nơi biên ải. Phạm Thái Phương còn đưa chúng ta đi theo em thêm một đoạn đường nữa:
                                Đường về nhà xa bước chân mệt mỏi
                  Bởi lẽ: con đường em đang bước ấy thấm đầy máu thịt chất chứa trong cuộc đời em. Ta lại nghĩ đến trong bài thơ " Mưa xuân" của Nguyễn Bính, khi Ông diễn tả tâm trạng người con gái sang làng bên để xem chèo... lòng đang háo hức được gặp người yêu, nên:
                                 Mưa bụi nên em không ướt áo
                                 Thôn Đoài cách có một thôi đê...

                   Nhưng cũng cái "thôi đê" ấy thôi mà khi cô ra về... lại xa vời vợi, đi mãi mà không hết:
                                 Có ngắn gì đâu một dải đê...
                   Chỉ bởi vì cô gái ấy đã không gặp được người yêu? Vui nay đã hoá buồn. Huống hồ Phạm Thái Phương còn buồn hơn thế nhiều lắm, em mệt mỏi và chán chường là phải. Cô gái kia không được gặp người yêu lần này thì vẫn còn hy vọng gặp ở lần sau, còn chồng của em thì vĩnh viễn xa mãi mãi... không bao giờ còn có thể trở về. Ý tình cô đọng, lời thơ hoà quyện nhau thật sâu sắc.
                   Để nói về câu thơ kết, tôi xin dẫn ra đây một câu châm ngôn cổ:
                                Gái không chồng như rồng không có vây
                  Còn ở đây Phạm Thái Phương đã kết bài thơ như thế nào:
                                Phập phồng nỗi niềm như nón lá không quai.
                  Tôi nghĩ: không cần thiết phải nói dài thêm nữa về câu thơ kết thật chí lý này! Chỉ vẻn vẹn có bốn câu thơ, tưởng như trong bốn câu ấy chất cả một núi tình đời ngổn ngang, thấm đẫm tự trái tim. Tình thơ của Phạm Thái Phương thực sự có sức rung động lòng người./.

                                                                                          Lời bình - Phạm Ngọc Thái
                                                                                  
              ( Đã đăng trên báo NgườiHàNội )
                                
                  
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.12.2008 10:47:50 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
              #82
                Nhatho_PhamNgocThai 10.01.2009 12:12:14 (permalink)
                .

                          BÌNH BÀI THƠ GIÀU Ý NGHĨA HIỆN THỰC


                                   TÂM SỰ MỘT LOÀI CHIM


                Tôi đứng đó
                Hót chào xuân mới
                Chiếc lồng con nho nhỏ.

                Tôi đứng đó
                Cứ tạm gọi là giang sơn thu hẹp
                Chẳng cần đầy đủ tiện nghi
                Chỉ vài chiếc cóng.

                Tôi không như những con chim hư hỏng
                Sống lén lút hang đá bìa rừng
                Tôi cũng không phải loài chim ưng
                Nguỵ trang cái tên bụng đầy dã thú
                Tôi không phải con tu hú
                Cướp không ổ trứng trái cây.
                Tôi sống ở đây - Chiếc lồng con nho nhỏ
                Có người bảo tôi "tốt số"!
                - Anh bảo có cần gì hơn ở cái đời này,
                                       hãy tìm ra chỗ đứng!

                Tôi đứng đó
                Ơi chiếc lồng nho nhỏ
                Chiếc lồng cỏn con
                Tay ai khéo vót chiếc nan.


                                    
                NHƯ MẠO
                        
                (Rút trong tập "Hồn tôi trong lá")


                    Nói tới Như Mạo: Con người có diện mạo tầm thước, phác thảo, mái tóc gần như bạc trắng nhưng lại rất tươi trẻ. Quan hệ với các thiếu nữ, tình cảm trong anh đôi khi vẫn hơi bồng bột. Ngoài đời anh vừa là một nhà báo, viết truyện, vừa là người chơi và kinh doanh cây cảnh, chim muông vào bậc có hạng thứ trong thành phố. Không chỉ thế, anh còn là tác giả của một số đầu sách viết về đề tài chim muông, cây cảnh ấy. Sách của anh được các nhà xuất bản hâm mộ in và phát hành, đề tài này anh cũng chiếm một mảng không kém quan trọng trong bộ sách bách khoa của quốc gia.
                    Nhưng ở đây - Ta lại đến với anh: Một nhà thơ! Khoan chưa bình cả thơ anh, tôi xin hẹn trong một bài viết khác với tập "Hồn tôi trong lá", mà chỉ xin nói về những thi vị, thắm sắc màu và cái hay của bài thơ "Tâm sự một loài chim":
                                  Tôi đứng đó
                                  Hót chào xuân mới
                                  Chiếc lồng con nho nhỏ.

                    Bài thơ nói về tiếng hót của một con chim trong lồng: đấy là ẩn dụ - Mà chính nó đã đề cập đến một phạm trù "gia đình" thông qua đời sống bản thân của nhà thơ và những quan hệ trong xã hội hôm nay, đó là ý nghĩa thuộc cộng đồng với sự tồn tại của cá nhân:
                                  Tôi đứng đó
                                  Cứ tạm gọi là giang sơn thu hẹp
                                  Chẳng cần đầy đủ tiện nghi
                                  Chỉ vài chiếc cóng.

                    Trong thực tiễn đời sống chắc đã mấy ai có đầy đủ điều kiện để được hưởng một cuộc sống giàu có, sung túc? Tác giả vui với mái nhà giản đơn nhưng êm ấm và hạnh phúc của mình. Quan niệm được như thế - anh sẽ thấy cuộc sống và tâm hồn mình luôn luôn thanh thản, tràn đầy niềm vui sướng. Nhưng đặc biệt ở trong tứ thơ này, tôi xin phân tích về hai chữ "giang sơn..." - Nói về một thời đã qua, trong một hoàn cảnh xã hội nhất định... Chế Lan Viên từng viết những câu thơ:
                                  Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
                                  Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
                                  Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
                                  Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.

                    Tôi không bàn về ý nghĩa chính trị của những câu thơ ấy, bởi bối cảnh quan niệm tinh thần của xã hội lúc ấy, thời ấy... nó trùm lên tư tưởng cá nhân mỗi nhà thơ không tránh khỏi sự áp đặt, bức chế với sự sống phóng khoáng của con người. Hôm nay trong cuộc sống dân gian thường tình, đối với lịch sử cũng như cả trong ý nghĩa tinh thần và vật chất xã hội - Như Mạo đã nói lên tình cảm và cả quan niệm về cuộc sống trong sự tồn tại của cuộc đời anh: gia đình là một "giang sơn thu hẹp" rằng - Anh vui với cảnh gia đình, nó gắn liền cùng đất nước và xã hội, đó cũng là khát vọng sống... trong mối quan hệ con người và vũ trụ. Quan niệm ấy đã gắn bó cá nhân anh với gia đình về mọi phương diện sâu sắc, nó tuy nhỏ bé thân thiết nhưng cũng thật là to lớn trong sự trường tồn mang cả ý nghĩa về thời đại này.
                    Nghệ thuật cấu tứ bài thơ - Tác giả chuyển từ những quan niệm có tính khái quát như hai đoạn thơ đã phân tích trên, để phát triển xuống khổ thơ dưới - Đó là khổ thơ dài nhất bài, một loạt chim được nêu ra... minh hoạ cho phẩm chất cũng như nhân cách của con người. Từ hình tượng những con chim hư hỏng sống lén lút trong hang đá bìa rừng, hay hình ảnh của giống tu hú chuyên đi ăn trộm trứng trong ổ những con chim khác. Đến giống chim ưng: tên thì đẹp nhưng lại chứa trong bụng đầy dã thú - Đó cũng giống như những hạng người, những kẻ tỏ ra đạo đức cao cả... nhưng bụng lại độc ác, v.v... Qua đó nó nghiêng về khuynh hướng ca ngợi sự lương thiện của con người trong ý thức về đời sống và tư tưởng của nhà thơ. Thơ sinh động, tự nhiên mà không tỏ ra cao ngạo. Qua giọng của một nhà chơi chim mà ví với người...Nó không chỉ bật lên được phẩm chất cá nhân của nhà thơ trong xã hội mà nó còn mang được ý nghĩa thuyết phục tâm linh và đạo lý sống của con người.
                    Cuối đoạn thơ - Tác giả chuyển từ việc miêu tả hình ảnh những con chim sang dạng thơ có tính triết lý và chiêm nghiệm về cuộc sống:
                                  Tôi sống ở đây - Chiếc lồng con nho nhỏ
                                  Có người bảo tôi "tốt số"!
                                  - Anh bảo có cần gì hơn ở đời này,
                                                          hãy tìm ra chỗ đứng!

                    Trở lại với hình ảnh "tổ ấm": Đó là chiếc lồng nho nhỏ thân yêu, một cảm khoái sung mãn và hạnh phúc! Một lần nữa anh đã khẳng định chân giá trị "gia đình" trong mối qua hệ xã hội và cuộc đời. Nhưng cùng với những câu thơ có tính biện chứng duy vật như đã nêu trên, đến đây ta lại thấy xen vào trong quan điểm của nhà thơ cả chủ nghĩa duy tâm:
                                  Có người bảo tôi "tốt số"!
                    Hai thứ quan điểm cùng tồn tại: Duy vật và duy tâm ấy... đã đưa tình thơ vào chỗ đứng trong vị trí nhân gian! Vẫn rất thực tế, rất đời. Cuối cùng là một câu thơ triết lý rất sâu xa ... từ gan ruột nhà thơ mà bắn ra: Anh bảo có cần gì hơn ở đời này, hãy tìm ra chỗ đứng!/ - Đó chính là ngọn nguồn mà cũng là gốc rễ, bộc lộ cả ý thức và tình cảm của tác giả . Ta hãy nghe tác giả kết bài thơ:
                                  Tôi đứng đó
                                  Ơi chiếc lồng nho nhỏ
                                  Chiếc lồng cỏn con
                                  Tay ai khéo vót chiếc nan.

                    "Khéo vót chiếc nan" - Ý của nó nói về tổ chức gia đình, tứ thơ xinh xắn mà vẫn giàu hàm súc... Nhưng đến đây Như Mạo đã quên rằng, ở trên đầu bài thơ anh tự ví mình là chim: Tôi đứng đó/ Cứ tạm gọi là giang sơn thu hẹp.../- giờ anh lại hoá thành "người coi chim"!... Hồn tác giả đã hoà lẫn vào trong tình thơ: chim là người và người là chim... Bốn câu thơ kết này bao quát căn bản chủ đề tư tưởng của bài.

                                               


                    
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.01.2009 11:32:12 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                #83
                  Nhatho_PhamNgocThai 17.01.2009 10:57:52 (permalink)
                  .


                       Nó nói về thế giới hiện đại: Khi cái ác chưa giảm đi mà có bề còn lấn át cái thiện - Như nhà văn Nga Ai-ma-tốp đã từng phát biểu trong tiểu thuyết "Đoạn đầu đài" nổi tiếng của Ông, rằng: Ông đã báo động về cái ác đang phát triển trong con người của thời hiện đại: " Con người có khi còn ác hơn con sói!...", thì sự phân hoá ý thức tư tưởng sống trong xã hội càng phức tạp. Tuy một số đông đảo vẫn hướng về tâm thiện... muốn chống lại cái ác, nhưng phần vì cảm thấy bất lực, phần nữa do mệt mỏi và chán nản thời thế - Họ đã tìm vào cõi thiền để trú ngụ tâm linh, mong được thanh tĩnh lương tâm, qui tụ với gia đình làm điểm tựa trong cuộc sống cùng nỗi vui buồn và hạnh phúc bản thân - Bài thơ "Tâm sự một loài chim" của Như Mạo đã được ra đời trong hoàn cảnh đó.

                      Bởi thế: Tuy là mượn lời chim để tự sự bản thân, bài thơ vẫn mang tính hiện thực xã hội phổ biến sâu sắc. Ý nghĩa nhân văn bao trùm khắp thi phẩm. Thơ thấm đẫm hồn đời mà vẫn hồn nhiên, giọng thơ trong trẻo, ngọt ngào như tiếng chim ca, trung thực và tâm khảm. Có thể nói đó là một bài thơ điển hình về cả thi pháp lẫn tình cảm, tư tưởng của tác giả "Hồn tôi trong lá". Với những khúc triết và thi vị ấy... bài thơ đã có khả năng truyền cảm được vào trong nhân gian.

                                                                                             Lời bình - PHẠM NGỌC THÁI
                                                                     
                    ( Đã đăng trên báo Người Hà Nội )
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.01.2009 11:34:07 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                  #84
                    Nhatho_PhamNgocThai 29.01.2009 11:38:36 (permalink)
                    .


                                BÌNH BÀI THƠ HAY:


                                                               NGHĨ LẠI VỀ PAUXTỐPKY
                     
                                                                          1.
                     
                                   Ðồi trung du phơ phất bóng thông già.
                                   Trường sơ tán. Hồn trong chiều lặng gió
                                   Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
                                   Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu...
                     
                                " Lẵng quả thông " trong suối nhạc nhiệm màu
                                   Hay " Chuyến xe đêm " thầm thì mê đắm
                                   Mùi cỏ dại trên cánh đồng xa thẳm
                                   Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa.
                     
                                    - " Có thể ngày mai ta cũng đi qua
                                   Một cánh cửa nao lòng trong truyện " Tuyết "?
                                   Có tiếng chuông rung và con mèo " Ackhip "
                                   Ánh nến mơ hồ như hạnh phúc từng mong..."
                                     Xa xôi sao... Thời thơ ấu sau lưng!
                     
                                                             2.
                     
                                   Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu,
                                                  cuộc đời không phải thế!
                                   Giọt nước soi trên tay không cùng màu sóng bể
                                   Bể mặn mòi , sôi sục biết bao nhiêu
                                   Khi em đến bên anh, trước biển cả dâng triều.
                     
                                   Ta thu hết xa khơi vào trong lồng ngực trẻ
                                   Dám thử mọi lo toan để vạch dấu chân trời.
                                   Dấu xanh thẳm khi bình minh vụt đến
                                   Dấu đen rầm khi đáy bóng đêm trôi...
                     
                                   Và hạnh phúc vỡ ra như một nốt đàn căng.
                                   Nốt cao quá trong đời xao động quá!
                                   Hạnh phúc cực hơn mọi điều đã tả
                                   Lại ngọt ngào, kỳ lạ, lớn lao hơn.
                     
                                   Anh đã đi qua bão lốc từng cơn
                                   Cây rung lá trong chiều thanh thản nhất
                                   Anh qua cả màu không gian ngây ngất
                                   Một tiếng thầm trong nắng mới lao xao...
                     
                                   Em đã đến rồi đi, như một giấc chiêm bao!
                     
                                                             3.
                     
                                   Bây giờ, anh biết nói gì hơn?
                                   Có thể, ngày mai thôi... Có thể...
                                   " Hoa tóc tiên ơi! Sớm mai và tuổi trẻ"
                                   Lật trang nhật ký nào cũng chỉ xát lòng thêm...
                     
                                   Pauxtôpxky là dĩ vãng trong em
                                   Thành dĩ vãng hai ta. Bây giờ anh ngoảnh lại:
                                   Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu,
                                                      anh hiểu rằng không phải...
                                   Như tuổi thơ, vừa đó đã xa vời!
                     
                                   Ðưa em đi... Tất cả thế xong rồi
                                   Ta đã lớn. Và Pauxtôpxky đã chết!
                                   ... Anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện " Tuyết "
                                   Dầu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em!
                     
                                                                      Bằng Việt
                     
                          
                            
                    " Nghĩ lại về Pauxtốpxky" thuộc trong những bài thơ tình hay nhất của đời thơ Bằng Việt (BV).  Anh đã làm bài thơ này vào thưở còn rất trẻ, có lẽ khi đó chỉ mới bước qua ngưỡng cửa đời sinh viên, ngoài tuổi đôi mươi. Mà cũng chỉ có tâm hồn một thanh niên trí thức đa cảm, lại sống vào giai đoạn xã hội - Ðất nước và con người của những năm trong thập kỉ sáu mươi - bảy mươi ấy, BV mới có thể viết được bài thơ: Hồn thơ say sưa, tình thơ trong trẻo và bay đến như thế! Mặc dù, hình như thơ anh viết về một mối tình thơ dại đã qua đi.
                        
                          Bài thơ được chia làm ba khúc. Tôi rất thích thú một câu thơ dài mà tác giả điệp lại đến hai lần:

                                              Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, cuộc đời không phải thế!

                           Nghĩa là cuộc đời đang còn ở trước mắt. Cuộc sống, những thử thách buồn vui, hạnh phúc và đau đớn... Tất cả vẫn đang ở phía trước, chứ không phải là cái ta được, mất... đã qua rồi. Bài thơ cứ luôn luôn mở ra như thế, tất cả vẫn đang đón đợi - Ðừng vì thế mà buồn. Pauxtôpxky với bao thần tượng về tình yêu lãng mạn, mộng mơ, ngọt ngào  trong những truyện " Lẵng quả thông ", hay là " Chuyến xe đêm ", truyện " Tuyết "! Những tình yêu như truyền thuyết ấy đã nhập vào trong tình cảm, cuộc sống của nhà thơ và cả của em. Nhưng đó đã là dĩ vãng, dù nó vẫn còn ngân nga, vang vọng mãi trong tâm hồn anh.
                        
                          Khúc (1) - Tác giả để hồn thơ bay dưới những bóng thông già mà nhớ về tuổi đã qua:

                                        Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
                                        ... Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa  

                                Tình yêu như những nốt nhạc rung đầu đời của nhà thơ với một thiếu nữ nào đó. Nó vừa thực lại vùa mơ hồ như ảo ảnh, khi qua đi để lại thoang thoảng của mùi cỏ dại trên cánh đồng xa thẳm. Nó lóng lánh như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu. Chập chờn như ánh nến hạnh phúc soi vào đôi lứa. Ðó chính là " suối nhạc nhiệm màu " cứ thầm thì, thầm thì mê đắm mãi.
                         
                          Nếu ta chưa đọc Pauxtôpxky -  Thì ta chưa hiểu về chuyện con mèo  "Ackhip", tiếng chuông rung và những sự thần kỳ trong truyện " Tuyết "! Nhưng đâu có cần cứ phải đọc Pauxtôpxky mới hiểu được thơ cơ chứ? Chỉ cần nghe lời thơ và những âm hưởng của tình thơ, ta cũng có thể mơ hồ hiểu... trong sâu thẳm, cái mối tình thưở ban đầu mà nhà thơ gợi ra ấy! Ðã đẹp, trong sáng, say mê, mơ mộng đến chừng nào. Thế cũng đủ cho ta phải yêu rồi:
                             
                                         Có thể ngày mai ta cũng đi qua 
                                         Một cánh cửa nao lòng trong truyện "Tuyết"?
                                         Có tiếng chuông rung và con mèo "Ackhip"
                                         ... Xa xôi sao... Thời thơ ấu sau lưng!

                          Sang khúc (2):

                                        Em đã đến rồi đi, như một giấc chiêm bao!

                          Câu thơ kết khúc ấy, phải chăng nó đã gói trọn bao niềm tâm tư, tình yêu và khát vọng, hạnh phúc cùng những đớn đau của nhà thơ? Nhưng cũng phải chăng như nhà thơ muốn nói: Tình yêu của anh và em đã không vượt được qua không gian, thời gian? Bởi vì:
                                  
                                      Giọt nước soi trên tay không cùng màu sóng bể
                         
                          Biển cả cuộc đời thì đầy bão tố phũ phàng, mà tình yêu ấy dẫu khát khao, trong suốt như giọt nước ban mai rơi xuống tuổi thanh xuân, lại còn quá yếu đuối, mỏng manh. Biển thì mặn mòi sôi sục bao nhiêu, mà khi em đến bên anh: Lúc ấy sóng không yên, gió không lặng, tựa như đang cả triều dâng. Nhưng chính tuổi trẻ - Phải, tuổi trẻ đã vượt lên trên cả sự tan vỡ và thử thách đó. Chỉ có tuổi trẻ mới:
                                   
                                        ... Thu hết xa khơi vào trong lồng ngực trẻ
                                        Dám thử mọi lo toan để vạch dấu chân trời.
                        
                         Nhưng tôi thích đôi câu thơ mà tác giả đã ví: 

                                        Dấu xanh thẳm khi bình minh vụt đến
                                        Dấu đen rầm khi đáy bóng đêm trôi... 

                                Cuộc sống là như thế! Khi khát vọng ước mơ đến trong ta, nó như cả một bàu trời cao xanh vời vợi và ánh hồng chan chứa nơi nơi. Lòng ta mở rộng đón chờ với bao niềm vui khó tả. Nhưng cái gì mà chẳng có mặt trái của nó: Ước vọng càng cao thì dữ dằn bão tố, bất hạnh cũng rình rập, muốn vùi dập ta vào trong bóng đêm trôi choán ngợp cả bàu trời. Hai câu thơ đã vạch lên trên đường chân trời của cuộc đời rằng, đấy là thử thách mà tuổi trẻ cần phải vượt qua! Không có con đường hạnh phúc nào đi đến toàn bằng phẳng, thênh thang. Trong cả tình yêu lứa đôi của anh và em... Hạnh phúc chúng ta phải trả giá! Và sự tan vỡ ban đầu ấy, phải chăng cũng là lẽ tất nhiên? Nếu không, thì đó cũng chính là cái nghiệm ban đầu, để rồi ta sẽ đi đến - Tình yêu và cuộc sống vẫn đang đón đợi ta ở phía xa kia!... Nhà thơ lại ru mình và ru em:
                          
                                        Anh đã đi qua bão lốc từng cơn
                                        Cây rung lá trong chiều thanh thản nhất
                                        Anh qua cả màu không gian ngây ngất
                                        Một tiếng thầm trong nắng mới lao xao... 

                           Ðúng như vậy: Tình yêu như một vùng nắng mới, với cả màu không gian ngây ngất, trong những chiều của ngàn lá cây rung... và những tiếng nói thầm của người yêu vẫn lao xao trong đó. Ðẹp - đẹp quá, nhà thơ ạ! Tôi đã nghe thấy tiếng nói thầm ấy, rung động và bay xa lắm. Nó vượt lên trên cả bão tố dữ dằn và sóng gió mịt mùng kia. Tiếng nói thầm đáng yêu, tưởng chừng có thể làm nứt vỡ trái tim ta!
                        
                          Ðây là khúc thơ chính của bài: Giọng thơ say sưa, lời thơ đằm thắm. Thơ được dùng nhiều ngôn ngữ hình tượng, màu sắc sinh động. Trong thơ có nhạc, lắng càng sâu càng thấy hay. Ðôi khi anh sử dụng một cách nói rất thông thường, bên cạnh những câu thơ có ngôn ngữ thanh cao, để thơ khỏi rơi vào sự mượt mà, bóng bẩy. Thí dụ như:
                                   
                                        Hạnh phúc cực hơn mọi điều đã tả
                                        Lại ngọt ngào, kỳ lạ, lớn lao hơn.
                         
                          Những câu thơ mộc mạc như thế, âu: cũng là những sự chấm phá cần thiết  tạo nên một sự gồ ghề, thô ráp nhất định - Như những nét trạm đơn giản, mà tôn tạo hình ảnh của các câu thơ khác cao lên.
                         
                          Khúc cuối:
                         
                                        Ðưa em đi... Tất cả thế xong rồi
                                        Ta đã lớn. Và Pauxtôpxky đã chết! 

                              Nhà thơ đã kết thúc bài thơ một cách dữ dằn như thế đấy! Nhưng câu thơ không phải để nói về Pauxtôpxky nhà văn Nga quá cố đâu, mà là tình yêu trong sáng, lãng mạn, mộng mơ thưở đầu đời của anh và em đã không còn. Như tác giả viết:

                                         Lật trang nhật ký nào cũng chỉ xát lòng thêm...

                         
                    Hay là: 

                                       Em đã đến rồi đi, như một giấc chiêm bao!

                            Nhưng đọc thơ anh sau ngót nửa thế kỷ đã trôi qua, tôi vẫn thấy như đang gặp một BV cứ nguyên như mơ mộng, nhẹ nhàng và bay bổng của thưở đã xa xưa ấy. Tôi không nói về BV của tuyên huấn, làm chính trị - Mà là một BV của nhà thơ, trong thơ, mới thật đáng yêu sao! Phải - Hồi đó, thưở ấy... anh đã khóc, khi tiễn mối tình thơ dại với người con gái ban đầu của cuộc đời anh:
                                   
                                        ... Anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện "Tuyết"
                                        Dẫu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em!
                         
                          Về thi pháp nghệ thuật - Có thể nói " Nghĩ lại về Pauxtôpxky " là một bài thơ đã viết trong mối giao cảm, được hoà nhập bởi hai dòng thơ: Một của dòng thơ lãng mạn thuần tuý viết tràn theo cảm xúc, như thời "Thơ mới" Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ... vào những năm bốn mươi - Một nữa của dòng thơ tượng trưng cấu trúc đã xúc tích hơn, với những hình ảnh giàu tính triết lý... Mà nhờ đó Hàn Mặc Tử đã viết nên "Ðây thôn Vĩ Dạ" và "Mùa xuân chín".
                         
                          Ta hãy nghe xem tác giả cứ để cảm xúc mình chảy tràn ra, rơi lệ xuống cả trang thơ:
                                   
                                    Pauxtôpxky là dĩ vãng trong em
                                    Thành dĩ vãng hai ta. Bây giờ anh ngoảnh lại:
                                    Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu,
                                                                         anh hiểu rằng không phải...
                                    Như tuổi thơ, vừa đó đã xa vời!
                         
                         Tôi nghĩ: Ðã đến lúc có thể gấp lại bài bình ở đây. Bởi - Thơ anh viết như thế cũng đã quá đủ rồi, còn cần gì nữa để tôi phải nói thêm.


                                                                   Lời bình - Phạm Ngọc Thái
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.01.2009 11:44:17 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                    #85
                      Nhatho_PhamNgocThai 11.02.2009 10:52:17 (permalink)


                      P.1


                                                KỊCH NGẮN MỘT MÀN
                                                     Phạm Ngọc Thái




                                                   NHỮNG VỊ KHÁCH
                                          QUỐC TẾ



                             NHÂN VẬT:


                      1-   Ông Hoàng:               Một thương gia Công ty ngoại thương Việt Nam

                      2-   Smit:                          Thương gia Công ty Nhật Bản

                      3-   Anđrây Côhen:         Thương gia Công ty Tư bản Pháp

                      4-   Gien Ny:                    Nữ phóng viên nhà báo phương Tây

                      5-   Hippy:                       Cô nhân viên bán hàng của khách sạn Hồng Kông

                      6-   Martin:                     Cô ca sỹ hát ở khách sạn

                                          Cùng một số quan khách Á, Âu... và mấy tay chơi ở Hồng Kông
                                                           cũng có mặt trong khách sạn.




                                        (Chuyện xẩy ra tại một Hotel Hồng Kông thời hiện đại)


                      #86
                        Nhatho_PhamNgocThai 22.02.2009 12:33:05 (permalink)
                        P.2


                                                           MỞ MÀN


                        (Tại một hotel Hồng Công: Có treo một tấm biển quảng cáo.
                        Phía xa - trên sân khấu các vũ nữ đang nhảy, phía dưới -
                        quan khách đủ loại là các thương gia Á, Âu... cùng các tay chơi.
                        Vắt vẻo ngồi ở quầy bên là cô bán hàng Hippy béo tốt, son phấn
                        và cám dỗ. Cô ca sỹ Martin uyển chuyển hát lượn qua các bàn.
                           Phía bàn góc ngoài: Smit - Ngài giám đốc Công ty tư bản Rốt-ten
                        của Nhật, ăn mặc sang trọng, da hơi mái, tóc vuốt ngược về phía
                        sau - Đối diện với Smit là một thương da người Việt, đó là chuyên
                        viên Hoàng. Ông Hoàng ngoài 50 tuổi, cao lớn lịch lãm).



                           SMIT-  May every thing be happy! (cầu chúc mọi sự tốt đẹp!). Nào, uống đi ông Hoàng! Một lần nữa chúng ta cạn cốc để chúc mừng cuộc gặp gỡ này.
                          Ô.HOÀNG-  Và để chúc cho sự hợp tác liên doanh Nhật-Việt sắp tới của chúng ta sẽ tốt đẹp!
                          SMIT-  Tất nhiên! Tất nhiên! Ông Hoàng nói đúng: Chắc chắn sự liên doanh hợp tác Nhật-Việt của chúng ta vẫn cứ  phải phát triển tốt đẹp!

                        (Họ chạm cốc. Smit quay về phía cô bán hàng gọi:)

                        Miss Hippy, two champagne please!
                        (cho hai sâm banh).
                           HIPPY- 
                        (quay gọi vào phía trong) Two champange please!

                        (Một người bồi bàn ra đặt lên bàn hai chai sâm banh)

                           SMIT-  Hôm nay chúng ta sẽ nói chuyện thật thoải mái bằng tiếng Việt Nam, tiếng mẹ đẻ của ngài. Tôi coi Việt Nam như tổ quốc thứ hai của tôi. Tôi đã từng được sống và làm việc nhiều năm trên đất nước của ngài. Nếu tôi không lầm đây là lần thứ hai thương gia Hoàng đã đến Hồng Công? Hồng Công cũng là nơi tôi thường gặp gỡ các thương gia trên khắp thế giới. Một chốc nữa thôi, ngài sẽ được gặp lại Anđrây Côhen - Một thương gia thuộc Công ty Tư bản Pháp, mà chính ngài đã từng làm việc với ông ta trong nhiều năm trước.
                          Ô.HOÀNG-  Ông Anđrây Côhen tôi không chỉ quen biết mà còn rất thân thiết.
                          SMIT-    Anđrây Côhen mới đáp máy bay đến Hồng Công hôm qua, ông ta rất nóng lòng muốn gặp lại thương gia Hoàng!
                          Ô.HOÀNG-    Ông ấy cũng đã có điện báo cho tôi!

                        (Họ tiếp tục uống. Cô ca sỹ hát lượn qua bàn của họ...)
                         
                           SMIT-   
                        (đột ngột hỏi) Ngài thương gia Việt Nam nghĩ thế nào?
                          Ô.HOÀNG-    Rất đẹp, giọng hát cũng thật tuyệt!
                          SMIT-   Đúng! Đúng! Rất đẹp và hát rất tuyệt! Nhưng tôi còn muốn hỏi ông Hoàng dự kiến tới về công việc của chúng ta kia?
                           Ô.HOÀNG-    Thế chả lẽ Công ty Rốt-ten của ngài nhất quyết không chịu chấp nhận lô hàng đã gia công của xí nghiệp Việt Nam chúng tôi?
                           SMIT-    Thì ra ông Hoàng vẫn nghĩ về chuyện đó.
                           Ô.HOÀNG-    Tôi đến Hồng Công lần này với hai nhiệm vụ: Một là, thương thuyết với ngài Smit - Đại diện cho Công ty Rốt-ten của Nhật, cố gắng nhận lại lô hàng gia công mà các ngài đã từ chối? Hai là...
                           SMIT-    Nhưng vấn đề này chúng ta đã tranh cãi với nhau nhiều rồi? Xin ngài nói lại với ban lãnh đạo xí nghiệp Cầu Rồng của Việt Nam là: Công ty Nhật chúng tôi vẫn rất có thiện chí được hợp tác lâu dài cùng với xí nghiệp các ngài. Nhưng rất tiếc là lô hàng mà các ngài đã gia công cho chúng tôi vừa rồi, chúng tôi vẫn bắt buộc phải từ chối không thể nhận hàng được. Mà đó là hoàn toàn do lỗi về phía xí nghiệp Việt Nam!
                           Ô.HOÀNG-    Chúng tôi biết! Nhưng... lô hàng gia công ấy về chất lượng hàng hoá, chúng tôi vẫn đảm bảo rất tốt đấy chứ?
                           SMIT-   
                        (đứng bật dậy) Nhưng thời gian giao hàng các ngài lại để quá chậm trễ so với hợp đồng?
                           Ô.HOÀNG-    Nhưng...
                           SMIT-    Mà vấn đề gia công hàng may mặc: Nếu giao hàng bị chậm, khi đã hết mốt... thì dẫu đẹp mấy ra thị trường Nhật cũng không thể tiêu thụ được.
                           Ô.HOÀNG-   
                        (thở dài) Thì xí nghiệp Việt Nam chúng tôi cũng sẵn sàng chấp nhận thanh toán một phần thua lỗ. Với một quan hệ hợp tác hữu nghị đã có giữa chúng ta từ bao năm nay, chả lẽ...
                           SMIT-    Tiền của của Việt Nam, dù xí nghiệp có bị thua lỗ một đôi triệu đô-la, thì cũng là tiền của nhà nước, của chung xã hội?... Ông giám đốc của ngài có khi chỉ cần rút kinh nghiệm, hoặc cùng lắm là nghỉ việc, chả ai bị sao!? Chứ... Với Công ty Rốt-ten Nhật, chấp nhận sự thua lỗ thế cũng đủ để phá sản, khi ấy chúng tôi chỉ còn cách bắn vào đầu mình mà tự sát!
                           Ô.HOÀNG-    Ngài Smit nói thế nghĩa là hết cách?
                           SMIT-    Nhưng ông giám đốc của xí nghiệp Việt Nam cũng có phải bỏ tiền túi ra mà đền đâu. các ngài có ai phải bán nhà bán cửa... để trả cho sự thua lỗ của lô hàng này đâu, mà ngài phải lo lắng thế?
                           Ô.HOÀNG-    Thì tiền của, tài sản của nhân chúng tôi bị mất lớn thế, cũng xót xa lắm chứ!
                           SMIT-    Thì cũng đành phải chấp nhận thôi!

                        (nhìn thấy một nữ phóng viên đang đi tới)

                               Cô nữ phóng viên nhà báo Gien Ny đang đi đến chỗ chúng ta kìa?
                        (gọi) Gien Ny!
                          GIEN NY-   
                        (tới) Oh, very happy to meet you again deasr sirs! (Rất hân hạnh được gặp lại các ngài!).
                          SMIT-    Good morning!
                        (với Ô.Hoàng) Đây là Gien Ny, nữ phóng viên của toà báo phương Tây.
                           
                          (Chỉ về phía ông Hoàng nói với Gien Ny) Còn đây là...
                          GIEN NY-    Ngài Smit không cần phải giới thiệu, tôi cũng đã có dịp được làm quen với ngài đây rồi!
                          SMIT-    Thì ra các vị cũng đã gặp nhau.
                          Ô.HOÀNG-    Tôi cũng rất vui được gặp lại cô Gien Ny!
                          GIEN NY-    Tôi cũng thế!
                        (với Smit) Xin lỗi, tôi đã làm gián đoạn câu chuyện của các ngài?
                          SMIT-    Không sao! Nào, xin nâng cốc chúc mừng sự vui vẻ!

                        (họ vui vẻ chạm cốc)

                          SMIT-   
                        (tiếp) Chắc là tôi sắp có vinh dự được cô phóng viên xinh đẹp hành hạ?
                          GIEN NY -    Đúng thế! Thưa ngài Smit, xin được phỏng vấn ngài?
                           SMIT-    Rất vui lòng được làm vừa lòng Gien Ny!

                                                        


                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.02.2009 18:37:03 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                        #87
                          Nhatho_PhamNgocThai 26.02.2009 18:36:24 (permalink)
                          P.3


                             GIEN NY-    Thưa ngài Chủ tịch của Công ty Rốt Ten! Bí quyết nào đã giúp cho công ty của Ngài trở thành một trong những công ty tư bản nổi tiếng nhất thế giới?
                             SMIT-    Ông tôi đã truyền lại cho cha tôi, và cha tôi cũng truyền lại cho tôi rằng: Muốn phát triển công ty của mình trở thành một công ty kinh doanh thương mại lớn trên thế giới, thì khôn ngoan nhất là hãy tìm một người lãnh đạo giỏi hơn mình để lãnh đạo công ty. Các vị cũng đã biết, tuy tôi là chủ công ty, nhưng mọi hoạt động sản xuất đến thương mại của công ty Rốt Ten này, tôi đều uỷ nhiệm cho một vị giám đốc tài ba thay tôi.  Rất tiếc hôm nay ông ta đang có cuộc đàm phán ở Âu Châu, nên không đến đây để tiếp các vị được!
                          (với Gien Ny)- Đấy là bí quyết thứ nhất, thưa cô nữ phóng viên xinh đẹp Gien Ny! (cười).
                            GIEN NY-    Thế còn bí quyết thứ hai, thưa ngài?
                            SMIT-    Không lôi kéo anh em họ hàng vào để lãnh đạo công ty! Nếu chúng túng thiếu, thì có thể giúp chúng ít nhiều tiền bạc. Phải, tuyệt nhiên không vì tình thân dòng họ kéo nhau vào - Nó chỉ làm hỗn loạn, phá hỏng công ty đi đến chỗ phá sản diệt vong thôi. Tưởng như rất thường tình nhưng lại là xương máu đấy!...
                          (quay lại phía ông Hoàng) Tôi được biết ở Việt Nam các ngài, hễ ông cha làm một chức quyền lớn, thì họ hàng con cháu được lôi kéo... bè đảng, chiếm hết quyền này, chức khác?
                            Ô.HOÀNG-   
                          (khẽ thở dài) Xã hội của chúng tôi cũng đang cố gắng để cải tiến tệ nạn đó!
                            SMIT-    Rất tệ hại, rất tệ hại! Đó là một sự phá hoại, chứ không phải xây dựng phát triển đâu? Nói nhỏ với ông Hoàng nhé, không phải chỉ đối với sự phát triển của các công ty ngoại thương chúng ta! Mà theo tôi thì, cả trong sự lãnh đạo quốc gia cũng thế! Lôi kéo, dắt díu họ hàng con cháu để chia nhau quyền tước, là phá hoại cả nhà nước đấy!
                            GIEN NY-    Thật là những bí quyết đáng được trân trọng, thưa ngài SMit!
                            SMIT-    Với tôi, cô Gien Ny có còn muốn hỏi gì thêm nữa không?
                            GIEN NY-    Dạ thôi, xin rất cám ơn ngài!
                                                     
                          (Gien Ny quay sang phía ông Hoàng)
                                      Xin được làm phiền ngài?
                            Ô.HOÀNG-    Rất hân hạnh, nếu tôi có thể làm vui lòng cô Gien Ny!
                            GIEN NY-    Tôi được biết, ngài là một nhà ngoại thương có kinh nghiệm và uy tín đối với các thương gia trên thế giới - Xin được hỏi chính kiến của ngài: Xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của nền sản xuất Việt Nam, trong xu thế phát triển kinh tế thương mại của thế giới hiện đại - Vậy quá trình tiến triển sắp tới đối với quan hệ hợp tác quốc tế của đất nước ngài, theo ngài phải như thế nào?
                            Ô.HOÀNG -    Một mặt chúng tôi vẫn mở rộng để sản xuất mặt hàng gia công cho các nước ngoài, đồng thời trong xu thế hiện nay - Chúng tôi sẽ đặt rất nhiều các cơ sở liên doanh, hợp tác quốc tế với các nước tiên tiến. Thí dụ như với công ty Rốt Ten của ngài SMit đây chẳng hạn... để sản xuất và xuất khẩu được nhiều hàng hoá có giá trị ra nhiều thị trường trên thế giới!
                             GIEN NY-    Có thể... coi đó là quy luật khách quan tất yếu để phát triển một nền sản xuất, như nền sản xuất ở Việt Nam được không ạ?
                            Ô.HOÀNG -    Có thể khẳng định ý nghĩa quan trọng của nó nhằm phát triển bất cứ một nền sản xuất nào, không riêng nền sản xuất của đất nước chúng tôi!
                            GIEN NY -    Thank you very much, good-bye!
                                   
                          (hôn gió với Smit) bye-bye!

                          ( Gien Ny đi ra chỗ khác. Trong quá trình đối thoại trên,
                          nhạc và cảnh quan được xen kẽ... lúc này nhạc rộ lên.
                          Có hai gã tay chơi tiến đến gần chỗ cô bán hàng Hippy
                          ý gọi rượu. Một gã đeo kính râm gọng to, đảo mắt khắp
                          phòng cứ như thám tử. Gã kia trông dáng công tử bột
                          đang cùng cô Hippy đùa rỡn lả lơi. Ở một nhóm ngồi ở
                          bàn khác , một gã say đứng dậy gọi cô ca sỹ):


                            GÃ SAY -    Martin! Martin come here!
                          (Martin lại đây!)

                          (Cô ca sỹ đi lại, hắn rút một đồng tiền đút vào khe áo
                          kẽ ngực của cô, cả bọn cười ồ)

                                                       ,
                             MỘT GÃ -    Lets sing! Sing as sweet as you are Martin!
                          (Hát đi! Hát cho thật hay vào Martin!)

                          (Martin hát... rồi tất cả lại lắng đi. Ánh sáng tập trung
                          về phía hai nhà thương gia)


                             SMIT -  
                          (với ông Hoàng) Tôi muốn biết hiện nay ngài đang nghĩ gì? Về đất nước! Về nhân dân của ngài! Hay là... về tiền đồ của chính ngài trong tương lai?
                            Ô.HOÀNG -    Đời người thì sẽ già và chết. Nhưng Tổ quốc và nhân dân sẽ phải tồn tại, tồn tại và phát triển!
                            SMIT -    Một triết lý nhân đạo! Thật nhân đạo và cao thượng!
                            Ô.HOÀNG -    Tôi nghĩ tới những công việc cần làm đối với sự phát triển kinh tế của đất nước chúng tôi, những mối quan hệ liên doanh hợp tác quốc tế, giữa nhà nước Việt Nam với các nước trong cộng đồng kinh tế, cùng các công ty tư bản trên thế giới. Nhất là với các công ty tư bản Nhật gần gũi như Công ty Rốt Ten của ngài Smit!
                            SMIT -    Rất cám ơn thiện chí của Việt Nam!
                            Ô.HOÀNG -    Và để mở rộng, phát triển mối quan hệ liên doanh hợp tác... giữa xí nghiệp Cầu Rồng của Việt Nam với công ty Rốt Ten Nhật Bản của ngài - Đấy cũng là nhiệm vụ thứ hai, như tôi đã nói ban đầu trong chuyến đến Hồng Công của tôi lần này.
                             SMIT -    Tôi tin: Với thiện chí của cả Công ty Nhật Bản và xí nghiệp Việt Nam, chắc rằng mọi việc sẽ tiến triển thuận lợi và tốt đẹp!

                          (Một người đàn ông ngoại quốc tiến vào, Smit reo lên)

                             Anđrây Côhen! Ngài thương gia công ty tư bản Pháp đã đến kìa!

                          (Anđrây Côhen tiến lại, cả ba chào hỏi nhau vui vẻ...)

                                                                   
                           


                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.03.2009 11:10:13 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                          #88
                            Nhatho_PhamNgocThai 14.03.2009 11:09:27 (permalink)


                            P.4


                              ANĐRÂY CÔHEN-    (với Ô.Hoàng) Đã năm năm nay chúng ta không gặp nhau, khi đó xí nghiệp Cầu Rồng vẫn chưa đủ khả năng kỹ thuật để đảm bảo yêu cầu làm mặt hàng gia công, Công ty Tư bản Pháp buộc phải rút về nước...

                                Ô.HOÀNG-    Còn hôm nay, thưa ngài Anđrây Côhen: Công ty Tư bản Pháp của ngài có muốn trở lại đặt quan hệ liên doanh hợp tác với xí nghiệp của chúng tôi  không?

                                ANĐRÂY CÔHEN-   
                            (hào hứng) Ồ, tất nhiên! Tất nhiên! Mặc dù tôi cũng biết rằng: Vừa qua xí nghiệp Cầu Rồng bị một lô hàng gia công chỉ vì giao hàng chậm mà Công ty Rốt Ten Nhật của ngài Smit đây đã từ chối không nhận hàng! Nhưng được biết quy mô phát triển của xí nghiệp Cầu Rồng hiện nay đã khá nhiều. Không phải chỉ riêng Công ty của chúng tôi, mà chắc cũng sẽ có nhiều Công ty Tư bản Pháp khác cũng rất sẵn sàng liên doanh hợp tác với Việt Nam.

                                Ô.HOÀNG-    Trục trặc cũng còn bởi tàu bè vận chuyển của chúng tôi nên lô hàng bị giao chậm, chúng tôi sẽ không để mắc lại sai lầm này.

                                SMIT-    Vậy thì, chúng ta hãy cùng nâng cốc để chúc mừng cho những liên doanh hợp tác quốc tế giữa Pháp - Nhật với Việt nam, ngày càng thêm triển vọng tốt đẹp!

                                     
                            (Tất cả chạm cốc vui vẻ)

                                Ô.HOÀNG-    Mà không chỉ liên doanh hợp tác về mặt hàng may mặc của xí nghiệp Cầu Rồng chúng tôi - Đất nước Việt Nam sẽ còn mở rộng nhiều các mối quan hệ quốc tế, trên các lĩnh vực như: Du lịch, hải sản và sản xuất nhiều các mặt hàng công nghiệp nhẹ khác.

                                ANĐRÂY CÔHEN-    Ô kê! Các Công ty Tư bản Pháp rất sẵn sàng.

                                SMIT-    Đó cũng chính là xu thế phát triển kinh tế thương maị toàn cầu của thế giới hiện nay.
                                                 
                            (quay về phía cô bán hàng, gọi: )
                                        Miss Hippy! Three whisky, please! 
                            (cho 3 cốc whisky!)

                                HIPPY-   
                            (gọi vào trong) Three whisky, please!

                                             
                              (người bồi bàn mang rượu ra đặt lên bàn)

                                SMIT-   
                            (với ông Hoàng) Và tôi tin rằng: Đó sẽ là những điều kiện tốt đối với sự phát triển nền sản xuất của đất nước Việt Nam, trong qui mô phát triển quốc tế!

                                ANĐRÂY CÔHEN-    Công ty tư bản Pháp sẽ trở lại với xí nghiệp Cầu Rồng. Chúc cho quan hệ hợp tác thế giới ngày càng phát triển tốt đẹp!

                                SMIT-   
                            (với ông Hoàng) Như thế là chúng ta đã mở đầu tốt đẹp cho nhiệm vụ thứ hai của ngài Hoàng trong đợt tới Hồng Công lần này. Xin chúc mừng ngài!

                                Ô.HOÀNG -    Vì sự phát triển trong hoà bình của nền kinh tế thế giới!

                                ANĐRÂY CÔHEN-    Và chúc cho cuộc cách mạng kinh tế của đất nước Việt Nam thắng lợi!

                                Ô.HOÀNG-    Cám ơn sự nhiệt tình ủng hộ đất nước chúng tôi của các ngài!

                                TẤT CẢ-    Xin mời!

                                 
                            (Họ chạm cốc. Ba chiếc cốc chạm vào nhau
                                 phát ra một âm thanh thật đanh. Nhạc rộ lên phụ hoạ vui vẻ... kéo màn).



                                                                        HẾT KỊCH

                                                                                       
                                                                                       PHẠM NGỌC THÁI
                                                                                
                            (Viết trong trại sáng tác của
                                                                      Hội nghệ sỹ sân khấu Thủ đô)

                                          

                                                            
                            #89
                              Nhatho_PhamNgocThai 02.04.2009 12:45:54 (permalink)
                              .


                                            BÌNH LUẬN VỀ MỘT CHÂN DUNG THƠ:



                                                          MỘT DÁNG THƠ QUÊ


                                  Vào những năm trong thập kỷ tám mươi của thế kỷ trước, khi bước chân anh thanh niên quê nghèo mới về nơi đô thị, những đêm đêm vẫn thường hay lãng phiêu trên các hè phố cổ Hà Nội, vui buồn lẫn lộn - Đó là nhà thơ Vũ Xuân Hoát! Có lẽ cũng từ bấy với cảnh đời sống còn nhiều khốn khó, những hình ảnh người thân gia đình như vợ con cùng làng xóm bao lam lũ cơ hàn chốn thôn quê đã ào vào thơ anh, như những chiếc lá bay toả tung trong các phố phường:

                              Đèn nhoè phố vắng
                              Bóng mình lang thang
                              ... Tôi đi Hà Nội
                              Đổ vàng phố khuya.

                                      
                              (Giờ lá rụng)
                                Hay là:
                              Biết nói sao mình thức qua đêm
                              Có chờ đâu chiếc lá đổi mùa rụng vàng bên cửa...
                              Muốn bay đi đôi cánh nát nhàu

                                     
                              (Chiếc lá đổi mùa)

                              Nói như thế không có nghĩa là Hà Nội không có những phút giây đã làm xao xuyến trái tim của chàng trai quê, dù còn đang trong cảnh sống hàn vi:

                              Bao nhiêu cây hoa sữa
                              Nở suốt đường Nguyễn Du
                              Ai mong hay ai nhớ
                              Đêm mùa thu mùa thu.
                              .....

                              Hoa như không thể nói
                              Hương rắc trên mái đầu
                              Cả thời gian ngây ngất
                              Trong tình yêu đắm say.

                                           
                                (Hoa sữa)

                              Cứ thế trong vòng mươi năm cuối thế kỷ, Vũ Xuân Hoát đã cho ra đời liền ba tập thơ với trên một trăm bài: "Cơn giông Hồ Gươm", "Chân trời mới thắp", "Thời tôi biết". Thơ anh đề cập đến nhiều mảng, nhiều đề tài khác nhau. Khi thì nhân tình thế thái, lúc cảnh ngộ riêng chung... Anh mang cái hơi thở ồn ã, bon chen nơi phố phường vào thơ, để mỗi lần nhớ về quê lòng Hoát thường lắng đi xa xót, thương người nhớ cảnh. Thơ rất xúc động và giàu hình ảnh đời sống gần gũi dễ thấm vào lòng người. Mảng thơ viết về thôn quê là mảng thơ sâu sắc, in đậm nhất và cũng hay nhất trong cuộc đời thơ anh. Vũ Xuân Hoát mãi mãi là một trong những nhà thơ của thôn quê, đã tạo riêng cho mình một dáng thơ quê! Cái dáng thơ ấy thăng trầm có biến đổi nhưng vẫn theo suốt cuộc đời thơ.

                              Nhất là ở trong tập thơ đầu tay: "Cơn giông Hồ Gươm" (Tập thơ đã được tặng giải thưởng văn học nghệ thuật 1986-1990) - Tình cảm nơi chốn quê đã được anh gửi gắm rất nhiều, để tạo nên một mảng thơ viết về quê đặc sắc.

                              Hồi ấy, bóng người thanh niên xưa vẫn còn sống một mình trong gian phòng nhỏ ở số 19 phố Hàng Buồm Hà Nội, nơi trụ sở của Hội Văn nghệ Thủ đô, cùng báo Người Hà Nội lúc đó đã giành cho anh. Ngoài những công việc ở toà soạn báo, anh thường phải tranh thủ mang hồng xiêm (vợ từ quê gửi lên) ra chợ bán lấy tiền cứu giúp gia đình:

                              Tôi ngồi hiên chợ Bắc Qua
                              Bán hồng xiêm của vườn nhà, chiều hôm
                              Ghé mua mấy chị vây tròn...
                              Và tôi nói thách cái lời đồng chiêm.

                                             
                              (Và tôi)

                              Cái nghèo nghe thương thương mà lại dáng quê! Ta cũng luôn luôn bắt gặp một hình ảnh nhà thơ Vũ Xuân Hoát hồi ức lại cảnh sống, sinh hoạt chốn thôn quê. Nói về những ngày đi đánh dậm bắt tôm, bắt tép anh viết:

                              Tiếng mõ đưa gầm chân lịch kịch
                              Nhấc mẻ này liệu được gì thêm?
                              Mặt mương rung lá trang ken biếc
                              Con tôm càng tạch góc dậm nằm yên.


                              Rồi nhà thơ tự lý giải về cuộc sống:

                              Có chuyện gì hơn ngoài tôm tép
                              Mang dậm nào...biết đâu cá to!


                              Cho đến lúc lòng anh đánh tôm cá đã thoả mãn, vì:

                              Tay bóng nắng, ngất nghểu chiều nặng gió,
                              (thấy cả) Trời bay trong lòng dậm xanh...

                                                
                              (Đánh dậm)

                              Khi thì bồi hồi nhớ đến người chị vẫn thường bên hè xay thóc:

                              Chị tôi xay thóc chiều nay
                              Lâu rồi nghe tiếng cối xay không rời
                              Gió bay tóc chị rối bời
                              Cái giàng xay cứ từng hồi xuống lên.


                              Và chính cái hạnh phúc của những con người đồng chiêm ruộng nước ấy:

                              Lắng trong bông thóc tình người đồng quê
                                                
                              (Xay thóc)

                              Những câu tả như thế thật quê, mà về phương diện ngôn ngữ nghệ thuật thi ca cũng không kém phần hay. Phải nói ở trong thơ Vũ Xuân Hoát: mỗi khi tác giả viết về đồng ruộng, bờ tre, gốc mít, mái rạ, mảnh vườn, cùng tình cảm với những người thân thương... thật đáng yêu và sâu sắc. Câu thơ bình dị, không cầu kỳ mà luôn luôn mới, giàu hình tượng vẫn chan chứa tình. Ta hãy nghe khi anh than cái thân phận bạc bẽo của nhà thơ trong cảnh sống nghèo nàn:

                              Bỏ ống những câu thơ tôi treo gác bếp
                              Cho bồ hóng bắt đen mùi rơm rạ nhà mình
                              Hai vụ trắng mùa em chạy ăn từng bữa
                              Còn mỗi vòng bạc kỷ niệm xưa cũng đem bán nốt.

                                        
                              (Những câu thơ treo ở gác bếp)


                                                  



                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.04.2009 11:31:59 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                              #90
                                Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 6 của 18 trang, bài viết từ 76 đến 90 trên tổng số 270 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9