(URL) KỊCH và các TIỂU PHẨM VĂN XUÔI của PNT
.
DƯỚI ĐÂY LÀ HAI "ĐƠN PHẢN BÁC"
CỦA PNT LÊN BAN CHẤP HÀNH HNVVN
Nhà thơ PHẠM NGỌC THÁI Lên án những gian tà
Sau khi tôi cho xuất bản tập thơ RUNG ĐỘNG TRÁI TIM & biếu tặng – Tôi hỏi về sự nhận xét tác phẩm?
- Trong một sáng mùa xuân, dưới mái hiên của HNV ( tại 9 Nguyễn Đình Chiểu HN), chính ông Hữu Thỉnh - Chủ tịch HNVVN đã phát biểu:
- Anh vĩ đại rồi!
Nhà văn Cao Tiến Lê khen hết lời.
Còn nhà thơ Lê Đình Cánh thì đánh giá: Phạm Ngọc Thái đã đi trước các nhà thơ đương đại của HNVVN 4-50 năm!
Người bạn thơ Nguyễn Quang Thiều của tôi cũng ca ngợi: Tập thơ rất tuyệt!
Nhà thơ đồng thời là nhà bình luận "Chân dung & đối thoại" Trần Đăng Khoa từng phát biểu:
"Phạm Ngọc Thái - Một thiên tài cô độc!".
Vào một buổi cùng ngồi uống bia, nhà thơ Bằng Việt (Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thủ đô) đã nói với tôi: "Đúng là anh có cả một thế giới thơ riêng! Nhưng... số anh không may!".
Không may có nghĩa là sao? Là sẽ có nhiều kẻ ghen ghét,đố kỵ... tìm cách dìm lấp chăng? - Thế thì phải mượn cụ Nguyễn Du một câu thơ mà chiêm nghiệm rằng:
Chữ tài đi với chữ tai một vần
Hay là, phải ngửa mặt lên trời mà than như Tố Như:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân…”có khóc ta”?...
Nhưng anh Bằng Việt là ai nhỉ? Cũng một tầm bậc có tên tuổi đương thời. Trong lĩnh vực báo chí, văn chương... quyền hạn có kém gì Hữu Thỉnh? Thế đấy!...
Chẳng thế mà nhà thơ Chử Văn Long - Khi tôi chuẩn bị cho xuất bản tập thơ “Rung động trái tim” ấy, anh nói: “Ông cẩn thận, kẻo chúng hơi hóng biết được... chúng sẽ đâm chọc với NXB, sẽ phá - Ông khó mà xuất bản”!
Tôi đã phải lẳng lặng mà làm... cho đến khi tập thơ xuất bản trót lọt xong rồi! Cầm tập thơ rất đẹp trên tay tôi biếu, anh phải thốt lên : Đúng là... thượng đế đã không cắt hết đường ai!
Tôi bảo: Đúng thế - Trời hại thì mới sợ, chứ... người hại thì không sợ!
Để rồi xem mây mù có thể che lấp được bầu trời mãi hay không?
Sau đây là nguyên văn hai bản thông cáo - Có tính chất phê phán đối với những người thừa hành nhiệm vụ:
___________________________________________________________________________________________
Gửi ông: Hữu Thỉnh
Chủ tịch HNVVN
Cùng Ban chấp hành HNVVN Hữu Thỉnh -
Chủ tịch HNVVN ĐƠN PHẢN BÁC LÊN BAN CHẤP HÀNH HNVVN (II)
Sau đơn phản bác (ĐPB) đầu tiên tôi đã gửi tới các ông, các Viện và trong Hội Văn học từ ngày 15/1/2010 – Trong ĐPB.II này, tôi không nói lại cái việc mà các ông cùng ban bệ đã có dã tâm, cố tình dìm lấp tôi!...mà chỉ muốn nhắc với các ông một số điểm như sau: 1/- Nếu các ông gạt bỏ được sự vị kỷ, nhỏ mọn của con người: Có tổ chức đánh giá tập thơ Rung động trái tim (RĐTT), tôi đã cho xuất bản tại NXB Thanh niên 2009 vừa qua - Tôi tin: sự vô giá của tập thơ sẽ không còn chỉ của riêng tôi, mà nó sẽ là tài sản của cả nền văn học quốc gia.
Tôi xin khẳng định lại: Tập thơ RĐTT không chỉ là một tập thơ sâu sắc và tầm vóc nhất so với hàng nghìn các tập thơ đã xuất bản từ 1975 đến nay, mà nó còn là một tập thơ hay, độc đáo của cả nghìn năm văn hiến Thăng Long.
Thì trong Lễ kỷ niệm nghìn năm Thăng Long, đó chẳng phải là thành quả quí báu của nền thi ca đối với nước non hay sao? Trong đó các ông là những người lãnh đạo, cầm cân nẩy mực… vừa tỏ ra cao thượng và có trách nhiệm, chí ít cũng của một giai đoạn thơ ca trong đương đại nước nhà. Đằng này các ông chỉ giỏi kiếm bổng lộc quốc gia - Chỉ sợ PNT này vượt lên trên mặt, tức là vượt lên trên chân dung các ông! 2/- Các ông định cứ lơ đi ư? Các ông định tâm “để lâu cứt trâu sẽ hoá bùn” ư? Nếu các ông tìm mọi cách để phủ nhận, bới móc hay thoá mạ lên các tình thơ trong tập RĐTT – Thì đồng thời cũng chính là dịp cho mọi người sẽ xô vào để đọc, nghiền ngẫm và thưởng thức… lập tức thế giới bên trong các tình thơ của tôi sẽ trở nên bất hủ, kỳ diệu ngay!.... Đó là nguyên lý của loại thơ tồn tại, thơ hay và sâu sắc điển hình của tập thơ RĐTT. Trong Tuyển thơ đại bàng (TTĐB) của tôi có đến cả trăm bài tôi đã đạt được sự viên mãn như thế!
Như tôi đã nói trong ĐPB.I ( xin xem lại - có lưu kèm theo với văn bản này), rằng: Tập thơ RĐTT dám nói là có thể đem so sánh với tầm vóc thơ bà Hồ Xuân Hương, một trong ba thi hào dân tộc của nước nhà. Đấy, tập thơ tôi đang cho công bố: ai cũng có thể đọc và phán xét nó, ai cũng có thể cào xé hoặc bôi xấu nó - xem có thể dập vùi nổi nó không?
Tập thơ “Rung động trái tim” chính gốc đẹp và dầy 200 trang đã được xuất bản ấy (chứ không phải là tập thơ mỏng nhỏ tôi trích ra, photo ít bài quảng bá) - Riêng các nhà lý luận phê bình hay các nhà thơ sáng tác và nghiên cứu văn học thì PNT xin biếu tặng, còn với quảng đại văn nghệ sỹ và công chúng… tác giả có thể bán rộng rãi cho mọi người để còn có khả năng mà tái bản tiếp – Ai muốn mua liên hệ với nhà thơ qua ĐT 01683024194, Email phamngocthai48@yahoo.com.vn, gửi thư hoặc đáo qua thăm nhà. 3/- Vào mùa thu năm Giáp Thân (2004) tôi đã gửi tới ông Hữu Thỉnh cùng ba Viện một bức thông điệp dưới dạng viết ngỏ - Hồi đó còn gọi ông là Tổng thư ký Ban chấp hành HNVVN. Trong bức thông điệp đó có đoạn tôi đã viết:
“ … Nhìn chung TTĐB của tôi là loại thơ muôn tuổi, thứ thơ thuộc ngôn ngữ thi ca triết học. Rất nhiều các bài thơ hay hoặc khá hay vào hàng đẳng cấp, thơ của mọi thời đại. Từ thơ tình tới thơ đời tuy chắt ra từ trong đời riêng tác giả, nhưng đều mang nỗi nhân quần thế thái, tính xã hội sâu xa…”.
Và tôi còn nhấn mạnh:
“ Tôi xin sẵn sàng diễn trình: đọc thơ, bình luận và phân tích - về TTĐB nói chung (cụ thể là với tập thơ RĐTT này mà tôi tin là đã đạt đến đỉnh thi sơn), trên cơ sở những bài thơ hay và kiệt tác - Trước tất cả các nhà văn, nhà thơ, các nhà lý luận phê bình, các tiến sỹ, giáo sư, thạc sỹ hay các viện sỹ văn học trong toàn quốc, trên đại sảnh của HNVVN… bằng phong cách tuỳ hứng của một thi nhân!”.
Hôm nay tôi vẫn xin nhắc lại với các ông điều đó. 4/- Cũng trong bức Thông điệp năm Giáp thân ấy có đoạn tôi đã viết: “ Khi xưa Hàn Mặc Tử vì lâm bệnh hiểm nghèo đã mất sớm ở Gành Ráng, lúc đó thi nhân cũng chỉ mới xuất bản được một tập Gái quê – Ông Trần Thanh Mại là một nhà nghiên cứu lý luận văn học ở Huế, đã lên tận nơi mà thi nhân tạ thế, thu lượm từng trang bản thảo viết tay, lúc sống thi nhân đã sáng tác bị vương vãi trong dân. Để sau này (vào năm 1988) – Nhà thơ Chế Lan Viên (CLV) đã biên tập trọn vẹn “Tuyển thơ Hàn Mặc Tử” và xuất bản cho Người, cũng lưu giữ lại cho nền văn học của nước non.
Trong lời đề tựa cho tuyển thơ, chính CLV đã từng đánh giá: Hàn Mặc Tử (HMT), anh là ai? – Ông đã khẳng định: Mai sau, những cái tầm thường mực thước biến tan đi không còn nữa, và còn lại của cái thời kỳ này, một chút gì đáng kể đó là HMT!... Và lời tiên tri của ông đã đúng, HMT chính là một thi nhân lớn nhất thời tiền chiến”!
Còn các ông diễn văn và miệng nói thì có vẻ nhân văn đấy, mặc dù làm việc quốc gia… nhưng tấm lòng và trái tim nhân đạo thì chưa bằng một nhà văn như Trần Thanh Mại của thời kỳ thực dân, phong kiến cũ. 5/- Tôi đã định tìm cách gửi tập thơ Rung động trái tim đi thế giới để tham dự giải Nobel! Nhưng khó khăn lớn nhất chính là công việc dịch thuật ra tiếng nước ngoài. Hơn nữa, vấn đề dịch thơ nó đòi hỏi không chỉ ngoại ngữ giỏi mà trình độ chuyên nghiệp dịch tác phẩm văn học phải cao nữa.
Nếu được HNV với tư cách quốc gia đứng ra đảm nhận việc đó, thì chắc không phải là việc quá khó. Nhất là vừa qua (vào ngày 5/1/2010) ông Hữu Thỉnh có tham gia một Hội nghị mang tính Quốc tế để mở rộng việc giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài - gồm các nhà văn, nhà thơ và các dịch giả từ 32 nước trên thế giới đến nước ta – Tôi thiết nghĩ: Một tập thơ với giá trị như tập RĐTT, có lẽ cũng xứng đáng để được HNV quan tâm làm điều đó.
Ở Ấn Độ - Đại thi hào Tagore, chẳng phải Người đã được giải Nobel cũng chỉ bằng tập thơ Lời dâng đó thôi!
6/- Tôi viết tiếp ĐPB (II) này còn mang theo mục đích: Mai sau khi lịch sử nghiên cứu về tôi sẽ hiểu sâu sắc hơn – Nhà thơ đã phải sống trong một đương đại mà những chân dung thi ca của ta hạn chế thế nào? Nhất là thực chất khuôn mặt thật của những người cầm cân nẩy mực trong HNV đối với nền thi ca đó như các ông… thì lòng dạ, tâm địa đã cư xử với Người ra sao?
Nói đi rồi nói lại: Đại thi hào Uýt-Man nước Mỹ trong buổi đương thời, Người chẳng cũng đã từng phải chịu cảnh dập vùi, thoá mạ của bao phường văn sỹ nhỏ nhen đó hay sao?... Những tầm bậc siêu nhân thường phải gánh chịu “nợ đời”, chẳng phải chỉ riêng tôi!
Hoài Thanh đã từng viết trong Thi nhân Việt Nam, khi Người bình bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên rằng: Một thiên kiệt tác, một bài thơ hay cũng đủ để lưu danh!... Huống chi cả tập thơ RĐTT dám nói là trang trọng và bất hủ, có cả chục bài thơ hay và kiệt tác – Tôi tin rằng: Rồi đây, cùng với bao nhiêu thiên tuyệt tác nữa trong Tuyển thơ đại bàng của tôi lần lượt được xuất bản, nó có khả năng để tạo nên cả một “vạn lý trường thành” của thi ca mà sừng sững đến muôn năm.
Viết tại đất Thăng Long
Mùa xuân năm Canh Dần
NGƯỜI PHẢN BÁC (Đã ký)
PHẠM NGỌC THÁI
* Sao gửi đến ba Viện và lưu vào lịch sử _______________________________________________________________________________
Gửi: Ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn
Cùng Ban chấp hành HNVVN
Đồng gửi: Vũ Quần Phương
Chủ tịch Hội đồng thơ HNVVN (K.VII)
Chủ tịch Hội đồng thơ HNVVN (K.VII) Vũ Quần Phương ĐƠN PHẢN BÁC LÊN BAN CHẤP HÀNH HNVVN (I) Tôi - Nhà thơ Phạm Ngọc Thái, hiện trú ngụ tại ngõ 194 (số 34), phố Quán Thánh, Hà Nội.
A- PHẢN BÁC I/.
Việc làm thiếu trong sáng, thuộc vào nhân cách, đạo đức (của ban bệ nào, hay do các ông chỉ đạo thì tôi không biết?) - Theo như cách xử sự mà tôi nhìn nhận trong những năm tháng qua, tôi cho rằng rất thiếu trách nhiệm và cả nhân tâm đối với một nhà thơ như tôi. Như đã cố tình dìm lấp trong đợt xét duyệt vừa qua, nhằm gạt bỏ người xin vào Hội. Tôi chỉ biết rằng trong hàng trăm nhà thơ xin vào HNVVN năm 2009 này đều có danh sách (xem công bố của HNV trên mạng internet), riêng tôi bị ỉm đi. Cá nhân tôi nhận định: Đó là một sự hèn kém, thậm chí là thiếu liêm sỉ của những người có cương vị trong công tác văn học (riêng về thơ ca). Sự chưa được nhân đức đó không thể chấp nhận được.
B- PHẢN BÁC II/.
Thực tình, do tâm dạ luôn muốn hướng tới lòng nhân hòa của con người, dẫu có tồi tệ hơn thế tôi cũng sẽ chỉ chép miệng bỏ qua - Nhưng với tôi, các ông tư cách là những người có trách nhiệm quốc gia, tâm linh, tình cảm cùng khát vọng là nhà thơ với nhau. Tất nhiên là số vận của các ông thì đã được hưởng bổng lộc quá nhiều, chứ không "chó ăn đá , gà ăn sỏi" như tôi - làm như thế... thì có lẽ là nhỏ mọn. Để tự cứu mình tôi buộc lòng phải lên án! Như nhạc sĩ Phạm Tuyên đã có lần nói với tôi: "Phải tự cứu mình thôi, Thái ạ!".
Đi vào ngay việc cụ thể, tôi xin nói về chân dung thơ tôi! Như trong lá đơn gửi Hội nhà văn (do nhà thơ Bằng việt và anh Phạm Đức giới thiệu), tôi đã viết - Đến nay tôi đã cho xuất bản 3 tập
- Có một khoảng trời, NXB Hà Nội 1990.
- Người đàn bà trắng, NXB Thanh niên 1994.
- Rung động trái tim, NXB Thanh niên 2009.
Tôi xin tập trung nói về "Rung động trái tim", là tập thơ tôi mới cho xuất bản trong năm 2009 vừa rồi. Vì trên giấy tờ, tôi nói thẳng ngay vào những ý chủ chốt - Còn tất cả những gì cần hỏi... khi các ông hay là Ban chấp hành HNV tổ chức: cần gì tôi sẽ giải thích, thích gì tôi sẽ chiều. 1/- "Rung động trái tim" (RĐTT) là một tập thơ hay hiếm có:
Độc đáo và thi phẩm có giá trị tầm vóc cao đối với thi ca hiện đại nói riêng, cũng như của nền thi ca trong nghìn năm văn hiến Thăng Long nói chung.
- Về độ dày của tập thơ là 200 trang, số lượng bài thơ thì ngót 50 bài. Nghĩa là, số lượng bài thơ đã xuất bản trong tập ấy cũng tương đương với số bài thơ (cũng gần 50 bài) của bà Hồ Xuân Hương (HXH) để lại cho đời. Sở dĩ tôi dẫn chứng cụ thể với HXH là để nói rằng: Về độ hay và tầm vóc trong chân dung tập thơ RĐTT của Phạm Ngọc Thái (PNT) - chưa dám nói là vượt lên trên chân dung thơ HXH, nhưng HXH cũng chưa dễ gì đã vượt qua nổi chân dung tập thơ của tôi! Mà HXH là ai, thì các ông đã biết: Bà là một trong ba thi hào dân tộc! ( xem trong tuyển văn luận "Ba thi hào dân tộc" của Xuân Diệu - NXB Văn học) - Tại sao tôi dám nói như thế?
a/- Tập thơ RĐTT của tôi cơ bản là thuộc loại thơ trường cửu
Thơ tồn tại qua mọi thời đại. Số bài thơ đạt khá hay trở lên cũng nhiều.
Nhưng thế nào mới được gọi là thơ hay? Tôi đưa ra đây vài ví dụ cụ thể: Trước hết đó phải là loại thơ của mọi thời đại như: Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Điếu thu của Nguyễn Khuyến, Hai sắc hoa ti-gôn của TTKH , Mùa xuân chín - Đây thôn Vĩ Dạ - Bẽn lẽ của Hàn Mặc Tử v.v... và như thế mới được gọi là thơ hay! Những từ "thơ hay" tôi dùng trong văn bản này đều phải có ý nghĩa và tầm vóc tương đương nhất định với những bài thơ danh giá, trường cửu đó. Theo con mắt thơ của tôi: trong những nhà thơ lớn thời tiền chiến, Hàn Mặc Tử là nhà thơ lớn nhất - Ông có 3 bài thực sự được gọi là thơ hay như tôi đã điểm trên. Huy Cận được một bài Tràng Giang (chưa thật hay bằng 3 bài thơ của HMT), mới vào loại khá hay và cũng chỉ một bài đó mà thôi...
Thế mà chỉ riêng trong tập thơ RĐTT : Số lượng bài thơ hay đã khoảng chục bài, nếu kể từ khá hay trở lên thì phải trên đôi chục bài - Nghĩa là, chỉ tính riêng những bài thơ hay trong tập tôi đã vượt gấp 3 lần thơ hay của thi nhân HMT, là nhà thơ lớn nhất thời tiền chiến. Trong đó ít bài còn có giá trị của những kiệt tác, tôi đã đạt đỉnh thi sơn cao hơn ông!
Tập thơ RĐTT tôi đã cho xuất bản rồi, còn đó ! Những bài thơ đó sẽ còn tồn tại mãi với đời. Không thể phủ lấp, dập vùi được! Cứ càng đọc, càng đào xới lên... càng sâu sắc, càng hay. Cho nên có thể nói rằng: Tập thơ RĐTT là một thi phẩm có chân dung loại cao, chí ít cũng sánh với tầm vóc của chân dung thơ HXH.
b/ Tôi xin đặt giải và thách đố:
Nếu có ai đưa ra được một dẫn chứng cụ thể trong hàng nghìn, hàng vạn các tập thơ của các nhà thơ đương đại đã được xuất bản từ năm 1975 đến nay, kể cả các tập thơ đã từng được giải nhất của HNV, hoặc do có điều kiện tốt đẹp nào đó mà đã được nhận giải quốc tế (nhưng không được lấy đó làm căn cứ xác định) - Nếu có một tập thơ nào đạt giá trị hay và tầm vóc cao hơn tập thơ RĐTT của tôi - Thì PNT xin biếu người đó 5 triệu! Tuy nhiên người ấy phải có bình luận, phân tích trên báo chí rằng: Tập thơ đó cụ thể bao nhiêu bài thơ hay - là những bài nào? Về độ viên mãn và hoàn bích cụ thể của từng bài thơ như thế nào? Đó có phải là những bài thơ có khả năng đạt giá trị bất hủ, thơ của mọi thời đại không?
Dám nói là sẽ không thể có một tập thơ nào XB từ năm 1975 đến nay tầm vóc cao được như thế đâu!
Bởi lẽ, nếu có một nhà thơ nào đó sáng tác được một tập thơ hay và cao hơn tập RĐTT, tôi cam đoan chắc chắn người đó sẽ trở thành đại thi hào!... Và dám nói, kể cả kẻ có con mắt nhìn ra giá trị của tập thơ đó phải là một thiên tài... có khả năng thẩm định thi ca ít nhất cũng cỡ Hoài Thanh - Người đã từng làm nên một Tuyển "Thi nhân Việt Nam" bất hủ, truyền đời. 2/- Tại sao lại nói: Phạm Ngọc Thái sẽ là nhà thơ vĩ đại nhất VN !? Nói "sẽ là" có nghĩa: rồi trước sau thời đại, cũng như lịch sử sẽ xác nhận như thế!
Với Tuyển Thơ Đại Bàng 500 bài mà tôi đã cho công bố toàn bộ (kể cả lời bình) trên mạng internet, qua Web. của Việt Nam Thư quán (vnthuquan.net - Trang Diễn đàn - Danh mục Tác giả người Việt).
Tôi cũng đã rút ra một số lớn gần 400 bài, đóng tuyển cẩn thận, gọi là: Quyển I - Tuyển thơ đại bàng! Để gửi biếu một số nhà thơ như: Ông Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương, Bằng Việt, Trần Đăng Khoa... GS. Mã Giáng Lân, đồng thời gửi biếu lưu ở Viện Văn học VN, Hội nhà văn VN, Khoa văn trường Đại học Nhân văn Quốc gia v.v...
Tôi từng nói với Trần Đăng Khoa rằng, tôi thường lấy Nguyễn Du để so sánh với chân dung thơ của mình - Thực ra tôi tin, là tôi đã vượt qua Nguyễn Du rồi!...
Nguyễn Du vĩ đại thật, Người là thánh thơ thật ( với Kiều, thể thơ lục bát... còn tôi cũng như Chế Lan Viên, thuộc loại thơ tự do hiện đại) - Nhưng lịch sử thi ca không phải cứ đến Nguyễn Du là dừng lại? Nếu cứ cho rằng: Tôi đã vượt qua Nguyễn Du đi, thì "Hậu sinh khả úy"... điều đó cũng có gì là trái với tự nhiên đâu! Sở dĩ tôi dám nhận định như vậy,,, cứ biết thế đã, để rồi lịch sử sẽ phán xét. Nhưng có thể đưa ra vài nhận định được tóm tắt cơ bản như sau:
a/. Ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở Kiều của Nguyễn Du
Chính nằm trong nỗi kiếp đoạn trường, theo thuyết bản mệnh của Kinh Phật - Đời sống, Thế giới có thiên mệnh! Con người có bản mệnh!
Song, Vũ trụ và Cuộc sống có cả duy tâm lẫn duy vật. Nghĩa là, tuy duy vật chưa thắng và cũng không thắng được duy tâm!... Nhưng vẫn có "nhân thắng thiên", như thế giới có cả vô thần cùng hữu thần. Tình yêu và cuộc sống, xã hội... luôn chứa chất tính triết học đa dạng và rất sinh động! Chính trong Tuyển thơ của tôi, nhất là trong các bài thơ hay đã chứa bọc được cả thế giới trong nó mà tạo thành vũ trụ thơ ca - Chứ nó không hạn hẹp ở một chủ thuyết cố định. Nghĩa là thi phẩm phản ảnh tất cả những gì của thế giới đã có với tình yêu và cuộc sống con người!
b/. Trong Tuyển thơ Đại Bàng 500 bài đó -
Số lượng các bài thơ hay và kiệt tác hàng chục, nhất là nếu tính từ các bài thơ sâu sắc, khá hay trở lên - Tôi đã đạt được đến mức độ khổng lồ hàng trăm. Cũng như tôi đã nói: Nó đã tạo nên tầm vóc của một vũ trụ thi ca! Lịch sử của nghìn năm văn hiến Thăng Long, chưa từng có một thi nhân nào đạt được nhiều thơ hay và kiệt tác như thế! Còn nghìn năm sau có hay không, thì tôi không biết?
"Kiều" của Nguyễn Du bất hủ thật, hay thật, vĩ đại lắm!...nhưng tác phẩm của Người chưa mang tính của một vũ trụ thi ca.
c/. Về nghệ thuật :
Kiều của Nguyễn Du viết theo thể lục bát - Thơ Đường, dĩ nhiên đạt độ mẫu mực, hay tuyệt vời! Ông là một Đại thi hào.
Còn thơ tôi, thuộc loại thơ tự do hiện đại: Một số lượng thơ không nhỏ, tôi đã hòa quyện giữa sự sâu sắc của dòng thơ cổ phương Đông - Với các trường phái thơ lãng mạn, tượng trưng và cả siêu thực... của thơ hiện đại thế giới - Làm nên rất nhiều các bài thơ hay và kiệt tác!
Hiện nay tập thơ Rung động trái tim do NXB Thanh niên 2009 ấn hành, tôi vẫn dành một số tập. Các nhà thơ sáng tác và nghiên cứu văn học, các nhà lý luận, phê bình, cũng như các Hội văn học tỉnh, thành trong nước - Nếu muốn tham khảo có thể liên hệ, gặp gỡ - tác giả xin biếu tặng.
Viết tại đất Thăng Long
Ngày 15/1/2010
NGƯỜI PHẢN BÁC
(Đã ký)
PHẠM NGỌC THÁI
* Sao gửi đến ba Viện: Viện Văn học VN, Viện Ngôn ngữ học
Quốc gia, và Viện Văn hóa dân gian- để biết.
* Văn bản này sẽ được công bố rộng rãi trong Hội văn học
và lưu lại cho lịch sử mai sau xem xét.
< Sửa đổi bởi: Nhatho_PhamNgocThai -- 24.9.2010 0:09:15 > *********************************************************************************** ******************************************************************** Ai muốn đọc tập thơ RUNG ĐỘNG TRÁI TIM
rất hay của PNT
Nhấp chuột vào Link dưới đây:
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=625782
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.11.2011 10:56:21 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
.
BẢN ÁN DƯỚI MỒ
KỊCH DÀI
Phạm Ngọc Thái
Kỳ II
MÀN HAI
Phòng làm việc của giám đốc Công ty.
Ông Lãm đang sốt ruột, đi đi lại lại... Minh Phương vào.
Ô.LÃM - (hỏi ngay) Bà đã cho chúng nó thu gọn hết cái mớ hồ sơ ấy
vào chưa?
MINH PHƯƠNG - Gớm, ông làm cứ như là chớp ấy !
Ô.LÃM - Bà cũng phải đôn đốc chúng nó thu vào cho nhanh. Cái
thằng Tuấn ấy, nó mà bới ra thì lại lắm chuyện?
MINH PHƯƠNG - Cũng chỉ trong vòng sáng nay tất cả sẽ được niêm
phong cẩn thận, ông cứ yên tâm.
Ô.LÃM - Yên tâm cái khỉ gì? Tôi đã bao nhiêu lần nói với bà: Nếu có
làm ăn thì cũng chỉ nên một vừa hai phải, bà có chịu nghe
tôi đâu.
MINH PHƯƠNG - Thì ai bảo tự nhiên ông lại đưa cái thằng Tuấn về
làm trợ lý?
Ô.LÃM - Thì ai biết đâu nó lại...
MINH PHƯƠNG - Đã kinh nghiệm với thằng trợ lý lần trước, đáng
lý ông phải...
Ô.LÃM - (ngắt lời) Tôi sẽ không để cho nó làm trợ lý nữa !
MINH PHƯƠNG - Thôi ! Tôi khuyên ông cũng đừng vội lại làm ầm ĩ
lên, chẳng khác nào mình tự đổ thêm dầu vào lửa.
Ô.LÃM - Thế bà bảo tôi phải chịu nó à?
MINH PHƯƠNG - Trước mắt ta cứ xoa cho cái vụ Rô-ten-bớc
này êm đi đã ! Rồi... sẽ đến lượt nó?...
Ô.LÃM - Tuỳ bà, liệu mà làm cho khéo. Tôi... tôi phải lên trên Bộ !
( nói rồi, ông xách chiếc cặp da đen ra khỏi phòng.
Ông Bản bước vào )
MINH PHƯƠNG - Ông ấy vừa lên trên Bộ rồi ! Nhưng cứ trông bộ
dạng của anh, cũng đoán biết lại đang có chuyện gì?
Ô.BẢN - Thằng Tuấn vẫn nhất quyết đòi mượn hồ sơ vụ Rô-ten- bớc !
MINH PHƯƠNG - Anh Lãm đã ra chỉ thị cho niêm phong lại !
Ô.BẢN - Không ổn ! Không ổn !...
MINH PHƯƠNG - Thế ra nó muốn làm gì thì làm à? Mà nó là con
trai của anh, anh phải ngăn nó lại chứ?
Ô.BẢN - Ngăn cũng không nổi, thật đến khổ !
( Ông Bản định ra, thì Minh Phương ngăn lại )
MINH PHƯƠNG - Thì anh cứ ở lại đã, đi đâu phải vội !
Ô.BẢN - Cô bảo ở lại làm gì? Còn làm được cái gì nữa?
MINH PHƯƠNG - Ở lại với tôi ! Tôi sẽ giúp anh dịu lại...
Ô.BẢN - Ồi !.... (định đi )
MINH PHƯƠNG - (ngăn lại) Thì anh khoan một tý không được à?
Anh cứ lại gần đây !... Đứng sát nữa vào, sát nữa vào... Tôi
cắn anh hay sao mà?...
Ô.BẢN - Nhưng cô muốn gì mới được cơ chứ?
MINH PHƯƠNG - Bây giờ thì tôi mệt rồi ! Tôi chán ngấy tất cả rồi,
tôi chán cả anh ! Thôi anh đi đi !
Ô.BẢN - Ơ, ơ... Tự nhiên cô... Cô toàn sinh sự?
MINH PHƯƠNG - Tôi sinh sự vì sao anh biết không?
Ô.BẢN - Tôi... tôi làm sao mà biết được?
MINH PHƯƠNG - Bởi vì tôi không còn cái gì để mà sống cả !... Tôi
không còn cái gì để mà vui sướng cả !... Tôi không còn cái
gì để mà yêu cả !...
Ô.BẢN - Thế là thế nào? Cô thì còn thiếu cái gì?...
MINH PHƯƠNG - Chính vì thừa thãi quá, nên mới muốn tìm một cái
gì đó để mà sống cũng khó? Mà cuộc sống đã không còn
cái gì để cho mình yêu thích, thì có khác nào như chết!
Ô.BẢN - Tôi chẳng hiểu ra làm sao cả? Cuộc sống của cô đầy đủ đến
thế, mà lại không còn cái gì để mà yêu thích? Tôi thấy lạ !...
MINH PHƯƠNG - (trở nên mơ mộng) Có ! Cũng có đấy !... Dù nó chỉ
là một chút mỏng manh, một chút trong hy vọng... Nhưng
nó chính là cái đốm sáng duy nhất sót lại, còn cháy leo lét
trong cuộc sống của tôi !
Ô.BẢN - Tôi vẫn không thể nào hiểu được, cái đốm sáng quái quỉ ở
trong cô là cái gì?
MINH PHƯƠNG - (mạnh mẽ) Là tình thương của tôi với anh?
Ô.BẢN - Cô, cô điên rồi !
MINH PHƯƠNG - Phải, tôi điên ! Tôi điên cũng vì anh !...
Ô.BẢN - Cô này hay nhỉ?
MINH PHƯƠNG - Chỉ có anh mới là niềm yêu thích của tôi ! Cái đốm
sáng leo lét của tôi ! Còn tất cả đối với tôi chán ngắt... (sôi
nổi) Anh Bản, anh hãy ôm lấy tôi đi ! Anh hãy vuốt ve tôi
! Anh hãy...
Ô.BẢN - Thôi, tôi xin cô ! Tôi xin cô !
MINH PHƯƠNG - Anh hãy tận hưởng đi, Đừng để lỡ ! Anh sẽ thấy
cái đời đàn ông của anh đáng sống hơn ! Như thế... như
thế...
Ô.BẢN - Ôi, không ! Cô Minh Phương, đừng nên làm như thế !...
MINH PHƯƠNG - À, ra thế ! Thế thì anh chưa khôn ngoan bằng
thằng con anh? Thằng thứ hai ấy !
Ô.BẢN - Tôi, tôi chịu không thể nào hiểu được cô? (ông định bỏ đi )
MINH PHƯƠNG - Thôi anh đi đi, rồi cố mà hiểu?
Ô.BẢN - Cô loạn thần kinh rồi !
(ông Bản bỏ ra )
MINH PHƯƠNG - Thế mà cũng gọi là đàn ông?
( Tài từ ngoài bước vào )
TÀI- Tất cả hồ sơ về vụ Rô-ten-bớc, tôi đã cho thu gọn, cất vào trong tủ
khoá lại cẩn thận rồi !
MINH PHƯƠNG - Thế là nó hết đường tìm tòi, bới móc ! Có phải thế
không anh Tài?
TÀI - Mợ nói đúng !
MINH PHƯƠNG - Ở đây tôi là trưởng phòng Kế toán Tài vụ , chứ
không phải là "mợ" !
TÀI - Còn tôi là trưởng phòng nghiệp vụ ! Mợ bỏ quá, tôi cứ hay quen
mồm.
MINH PHƯƠNG - Lại gọi là mợ rồi? Thôi, nói vào công việc đi. Này,
thế ngộ nhỡ thằng Tuấn nó không chịu dừng lại ! Nó cứ tìm
cách này, cách khác để bới ra... thì ta làm thế nào?
TÀI - Thì ông trợ lý buộc phải chấp nhận một bài học...
MINH PHƯƠNG - Như bài học với thằng trợ lý trước, hả? Ôi, chàng
trai tuyệt vời của tôi !
TÀI - Ý của mợ là ý trời !... Đấy , tôi lại quên.
MINH PHƯƠNG - Cậu vẫn để ý lão Mai Lâm đấy chứ ! Xem lão ta có
biểu hiện gì khác không? Hàng hoá lão đã chuyển hết rồi,
mà sao lão vẫn chưa chịu về Sàigòn?
TÀI - Thỉnh thoảng tôi vẫn thấy lão lởn vởn qua đây !... Mà hình như
lão Mai Lâm này với ông anh trai tôi, đang có một mối
quan hệ gì đó?...
MINH PHƯƠNG - Thế thì cậu lại càng phải cần luôn luôn theo sát !
TÀI - Nhất định tôi sẽ làm cho rõ.
MINH PHƯƠNG - Không cẩn thận lão lại trở thành chiếc đòn càn hai
đầu ?
TÀI - Nếu đúng như thế thì, cả với lão già này ta cũng không tha !
MINH PHƯƠNG - Mới chỉ là đoán già, đoán non. Chưa biết đích
thực thì đừng vội làm ầm ĩ.
(Tuấn bước vào phòng)
MINH PHƯƠNG - (với Tuấn ) Chắc là anh muốn gặp ông giám đốc ?
Nhưng ông giám đốc lại vừa đi lên Bộ.
TUẤN - (ngần ngừ) Thôi để lát nữa tôi lên cũng được. (định đi)
MINH PHƯƠNG - (dò hỏi) Thế, anh cần gặp ông giám đốc có việc gì ?
TUẤN - À... tôi chỉ muốn mượn lại tập hồ sơ về vụ Rô-ten-bớc ?
MINH PHƯƠNG - Để anh làm gì?
TÀI - (nói xen vào) Tất cả vụ việc đã được giải quyết trọn vẹn. Coi như
đã kết thúc !
TUẤN - Anh chỉ muốn xem lại?
TÀI - (lạnh lùng) Tốt nhất là anh không nên xọc vào những công việc
không phải là phận sự của anh ?
TUẤN - Là một trưởng phòng nghiệp vụ , chắc chú cũng biết...
TÀI - Anh không phải dậy khôn tôi ! Từ khi anh về công ty nhận cái
chức trợ lý giám đốc, anh cứ làm rối tung cả lên... không ra
làm sao cả.
TUẤN - Nhưng kết luận để rồi qui kết về một vụ tổn thất hàng hoá
như thế là chưa rõ ràng ?
TÀI - Anh căn cứ vào đâu ?
TUẤN - Tất nhiên là phải có ! Và cũng chính vì thế, tôi mới muốn xem
lại hồ sơ ?
TÀI - Nhưng những hồ sơ đó không phải thuộc phận sự của anh ?
TUẤN - Tôi là một trợ lý giám đốc, tôi cần biết, dù mọi việc có xẩy ra
trước khi tôi về ? Hơn nữa, nếu tất cả đã rõ ràng minh bạch
thì cần gì phải dấu ?
TÀI - Không phải là dấu ! Mà đó là nguyên tắc bảo quản hồ sơ.
MINH PHƯƠNG - (làm bộ dàn hoà) Thôi !... Anh em có gì thì bảo
nhau, việc gì mà to tiếng? Người ngoài người ta lại cười.
(với Tuấn) Anh cứ về phòng tiếp tục làm việc của anh đi, để
tôi báo cáo lại với giám đốc,xem ý kiến của ông ấy ra sao?
TUẤN - Thôi được. Đợi ông giám đốc về, tôi sẽ gặp.
( Tuấn bực bội bước ra khỏi phòng )
TÀI - Mợ định cho anh ta mượn hồ sơ xem à ?
MINH PHƯƠNG - Ta không tự tay mở cửa để cho kẻ cướp vào nhà !
Nhưng căng với nó lúc này chưa có lợi...
TÀI - Xem chừng, anh ta không chịu để yên đâu ?
MINH PHƯƠNG - Có lẽ cũng phải tìm cách ?
TÀI - Mợ định dùng cách gì ? (chợt hiểu) Hay là vẫn cái cách... như
với thằng trợ lý trước ?
MINH PHƯƠNG - Thì cũng là bất đắc dĩ.
TÀI - Phải, thì cũng là bất đắc dĩ !... (phá lên cười) Đúng là bất đắc dĩ,
là tại anh ta tự chuốc vạ vào thân thôi. Thưa đồng chí
trưởng phòng kế toán tài vụ, tôi hoàn toàn ăn ý với đồng
chí ! ( nói rồi Tài khoái chí bước ra khỏi phòng )
MINH PHƯƠNG - (còn lại một mình ) Trời đất, sao tôi lại cứ phải dấn
thân mãi vào cái trò này ? (bỗng trở nên đanh ác) Nhưng
cũng là vì tại nó, tại nó cả. Nó dại thì cho nó chết !...
MÀN BA
Sáng sớm. Nhà khách của Công ty, bên cạnh là phòng
thường trực nhỏ, gần cửa ra vào. Đi qua phòng thường trực
có lối vào các phòng ban. Bác Khoát thường trực đang ngồi
ở đó.
Tuấn, tay cầm chiếc túi da đựng tài liệu bước vào.
TUẤN - Chào bác Khoát !
BÁC KHOÁT - Chào anh Tuấn ! Hôm nay anh Tuấn đến làm
việc sớm thế ?
TUẤN - Có ít công việc cần phải giải quyết , bác ạ !
B.KHOÁT - Thời buổi này mà còn có những người vẫn tận
tâm, tận lực như anh Tuấn, cũng hiếm đấy
TUẤN - Cũng chỉ là do yêu cầu thôi, mà bác.
B.KHOÁT - (thở dài) Cứ nhìn anh tôi lại nhớ tới anh Trương. Anh ấy
cũng làm trợ lý cho ông giám đốc trước lúc anh Tuấn chưa
về đây. Tuy có nhiều tuổi hơn anh, nhưng anh Trương cũng
hoạt bát, năng nổ lắm.
TUẤN - Nghe nói, anh Trương phải về mất sức ?
B.KHOÁT - Tuổi thì cũng chưa đến năm mươi. Đang khoẻ như vâm bỗng
nhiên sút hẳn, thế là… anh ấy phải bỏ dở công tác mà về.
TUẤN - Tôi cũng có nghe lời ra tiếng vào về việc phải về mất sức của
anh trợ lý ? Bác có biết…
B.KHOÁT - (lắc đầu) Cũng nhiều người tò mò muốn hỏi, nhưng anh ấy
nhất định không nói. Kể cũng lạ, con người đang sôi nổi vui vẻ
như thế, bỗng nhiên…
TUẤN - Chắc phải có điều gì uẩn khúc ?
B.KHOÁT - Thỉnh thoảng tôi vẫn gặp anh ấy cứ lang thang, vơ vẩn như
người mất trí.
TUẤN - Lúc nào tôi cũng muốn gặp anh ấy chuyện trò, hỏi han xem sự
thể thế nào ? Thôi, tôi vào làm việc bác nhé !
( nói rồi, Tuấn chào bác thường trực đi vào phía trong.
Lát sau, Mai Lâm từ cổng đi tới )
MAI LÂM - (với bác Khoát ) Chào bác thường trực !
B.KHOÁT - Chào ông Mai Lâm ! Tôi lại cứ nghĩ ông đã chuyển hết hàng
rồi ?
MAI LÂM - Cám ơn bác, cũng xong rồi ạ.
BÁC KHOÁT - Chắc ông chuẩn bị ký tiếp một hợp đồng mua bán khác ?
MAI LÂM - Ồ không ! Tôi đến chỉ là muốn gặp anh trợ lý. Cũng có một
chút việc, không biết anh ấy...
B.KHOÁT - Anh ấy cũng vừa vào trong phòng làm việc. Ông cứ ra ngồi
chờ ở phòng khách, tôi sẽ gọi điện thoại.
MAI LÂM - (ngần ngừ) Nhưng thôi , thôi bác ạ ! Tôi đi đằng này một chút,
rồi tôi sẽ quay trở lại.
( Mai Lâm định đi… Có tiếng hon-đa dừng trước cổng, Tài
bước vào )
TÀI - Chào ông Mai Lâm !
MAI LÂM - Chào anh Tài !
TÀI - Tôi biết là thế nào cũng sẽ gặp ông ở đây !
MAI LÂM - Sao anh lại nghĩ như thế ?
TÀI - Chính tôi cần hỏi ông điều đó? Mời ông vào phòng khách !
( hai người tiến vào phòng khách )
TÀI - (tiếp) Trong thời gian gần đây, tôi để ý… không mấy ngày là ông
không có mặt ở cái công ty này ?
MAI LÂM - Những ngày trước như anh biết: Tôi đến để vận chuyển cho
hết số hàng.
TÀI - Thế còn những ngày vừa qua, khi ông đã thu dọn đến kiện hàng
cuối cùng ?
MAI LÂM - Tất nhiên là tôi cũng có lý do.
TÀI - Lý do của ông ?...
MAI LÂM - Một lý do hết sức tế nhị ! Mà cũng chỉ là câu chuyện riêng tư…
TÀI - Câu chuyện riêng tư của ông mà lại có quan hệ với ông anh của tôi
? Tức là anh trợ lý mà ông muốn gặp đấy !
MAI LÂM - Một mối quan hệ hoàn toàn đứng đắn.
TÀI - Nghĩa là… cuộc gặp gỡ giữa hai người, không có quan hệ gì với
lô hàng ông đã mua vừa rồi ?
MAI LÂM - Vâng, đúng như vậy !
TÀI - Chẳng lẽ anh tôi với ông lại có quen biết nhau từ trước ?
MAI LÂM - Ồ không, hoàn toàn không !
TÀI - Vậy, ông tìm gặp anh trai tôi…
MAI LÂM - Tôi đã nói rồi, đó là một lý do hết sức tế nhị.
TÀI - Hừ, câu chuyện của ông cứ vòng vèo, lẩn quẩn. Nhưng nhất định là
phải có một cớ chứ ? Ông hãy cho tôi biết: Anh trợ lý cần gặp
ông để làm gì ? Anh ấy yêu cầu ông cái gì ?
MAI LÂM - Anh Tuấn không có yêu cầu gì ở tôi cả ! Thậm chí, anh ta còn
không muốn gặp tôi.
TÀI - Ông đừng đùa rỡn tôi như cái trò ú tim của trẻ con ? Ông cần nhớ
rằng: trước khi giám đốc của công ty chúng tôi đặt bút ký hợp
đồng bán cho ông…
MAI LÂM - Thì tôi đã cùng với anh và bà Minh Phương cam kết…
TÀI - Những điều kiện không có trong hợp đồng !
MAI LÂM - Tôi vẫn nhớ !
TÀI - Thế mà ông…
MAI LÂM - Tôi đã từng tham gia nhiều hợp đồng mua bán, những lô hàng
còn lớn hơn, rich rắc hơn và chưa từng để cho ai chê trách ?
TÀI - Thôi được ! Tôi cũng chẳng muốn quan tâm tới cái mối quan hệ
tế nhị của ông với người anh trai tôi. Nhưng tôi vẫn muốn nhắc
nhở để ông biết: Một khi ông vi phạm những điều mà ông đã
cam kết, thì ông...
MAI LÂM - Tôi sẽ phải đón nhận những hậu quả không tốt chứ gì?
TÀI - Tuỳ ông hiểu, kể cả luật rừng. Chào ông !
( nói rồi Tài bỏ vào trong công ty )
MAI LÂM - (cười mỉa) Kể cả luật rừng? Thằng khốn, ba cái tuổi ranh.
Tao thách chúng mày có thể làm gì được với lão Mai Lâm này !
(bỗng lo lắng ) Nhưng còn thằng Tuấn ! Còn thằng Tuấn !...
Có thể chúng nó sẽ hại nó? ( kiên quyết ) Ta phải tìm cách mà
cứu nó.
( Ông Mai Lâm định đi. Một cô gái trông khá tài tử, từ ngoài cổng
bước vào phòng thường trực - Đó là Trâm )
TRÂM - (với bác thường trực tạt vào phía trong vừa ra) Cháu chào bác
thường trực !
B.KHOÁT - Chào cô !
TRÂM - Cháu xin được gặp anh trợ lý giám đốc ! Hôm nay anh ấy có
đến làm việc không ạ?
B.KHOÁT - Tất nhiên là có ! Anh ấy còn đến từ rất sớm.
TRÂM - Thế thì may quá !
B.KHOÁT - Cô là....
TRÂM - Dạ, cháu là bạn gái của anh ấy ạ !
B.KHOÁT - Tôi hiểu rồi. Anh trợ lý của chúng tôi thì có nhiều bạn
lắm !
TRÂM - (ý nhị) Mà... toàn là những bạn gái phải không bác?
B.KHOÁT - (vô tình ) Tất nhiên !... À không, bạn cánh nam giới thì
nhiều hơn. Bạn gái cũng có, vừa vừa thôi. Mà tên cô là gì nhỉ?
TRÂM - Cháu tên là "Trâm" ! Cháu có thể vào được chứ bác?
B.KHOÁT - Được chứ ! Nếu đã là bạn, nhất lại là bạn gái của đồng
chí trợ lý chúng tôi, thì không thể là người xấu. Cô cứ để lại
chứng minh thư.
TRÂM - Không sao ạ. ( Trâm đưa giấy )
B.KHOÁT - Thủ tục mà cô. (chỉ cho Trâm) Giờ thì cô đi thẳng lối này,
đến cái chỗ khu nhà hai tầng kia kìa... thì cô rẽ phải, qua 5
nhà nữa, đúng là phải 5 nhà nữa... tới ngôi nhà thứ 6, cô sẽ
nhìn thấy một tấm biển có đề: " Phòng trợ lý " ! Thì đấy,
anh trợ lý làm việc ở trong phòng trợ lý.
( Trâm cám ơn bác thường trực rồi định đi vào, Mai Lâm từ nhà
khách tiến lại )
MAI LÂM - Chào cô Trâm !
TRÂM - Chào ông Mai Lâm ! Không ngờ lại được gặp ông ở đây?
MAI LÂM - Với một nhà kinh doanh như tôi: Cứ chỗ nào có hàng là
tới !
B.KHOÁT - Thì ra Ông và cô đây đã có quen biết nhau?
MAI LÂM - Trong một cuộc kinh doanh, tôi cũng đã có hân hạnh
được gặp gỡ cô Trâm đây ! Ba của cô ấy là chủ của một siêu
thị lớn ở thành phố Sàigòn đấy, ông ạ !
B.KHOÁT - Ra thế ! Thảo nào, trông cô ấy cứ như là diễn viên.
TRÂM - (với Mai Lâm) Thế lần này ra đây, ông đã mua được hàng
chưa?
MAI LÂM - À về hàng hoá thì mọi việc tôi đã giải quyết xong xuôi cả
rồi... Tôi cứ nhớ mãi, lần ấy làm việc với cô và ba của cô, là kỉ
niệm đẹp trong đời một thương nhân như tôi. Nhưng không
phải chỉ vì cô đẹp !
TRÂM - Có lẽ tôi còn quá non nớt trong công việc kinh doanh?
MAI LÂM - Về kinh nghiệm thì cô còn phải học nhiều, nhưng học
thức và sự nhậy bén trong công việc của cô đã thu phục tôi.
TRÂM - Ông đã quá khen !
( lúc này bác thường trực đã đi ra chỗ khác )
MAI LÂM - Lúc nẫy cô Trâm có nói tới mối quan hệ của cô và anh
Tuấn?
TRÂM - Chẳng lẽ mối quan hệ đó cũng làm ông quan tâm?
MAI LÂM - Có một lần, vào một buổi chiều: Khi đó tâm trạng cô
không vui, đúng là lúc đó cô không vui... Cô mới thổ lộ một
chút tâm tình với tôi, như với một người già. Cô kể cho tôi
nghe về mối tình của cô từ thời còn sinh viên...
TRÂM - Vâng. Chính là anh ấy, ông ạ ! Nhưng đó chỉ là quá khứ.
MAI LÂM - Taị sao lại không phải là hiện tại... và cả tương lai? Cô
rất đẹp !...
TRÂM - Tôi không thể rời bỏ thành phố Hồ Chí Minh để ra đây !
Anh ấy cũng không chịu rời Hà Nội !
MAI LÂM - Nghĩa là, hai người vẫn yêu nhau ! Nhưng không ai chịu
rời bỏ nơi ở với thành phố của mình, để đến với người kia?
Nhưng gái theo chồng mà cô?...
TRÂM - Cả một cơ nghiệp lớn mà ba tôi dành lại cho tôi đều ở
trong đó, với bao nhiêu ước vọng về cuộc sống của đời tôi?...
Và đó cũng là cả của anh ấy nữa chứ?
MAI LÂM - (ngẫm nghĩ) Cũng có thể tôi sẽ giúp được cô.
TRÂM - (ngạc nhiên) Cũng có thể ông sẽ giúp được tôi? (cười) Ông
không giúp được tôi đâu, ông Mai Lâm ạ. Anh ấy kiên
quyết lắm !
MAI LÂM - Vâng. Tôi cũng chỉ mới nói là có thể? Giờ thì tôi phải xin
phép cô...
( Mai Lâm ra cổng, Trâm vào trong Công ty. Lát sau,
Tuyết từ cổng đi vào phòng thường trực )
TUYẾT - (vào) Chào bác !
B.KHOÁT - Chào cháu ! Hôm nay cháu Tuyết của bác rỗi nhỉ?
TUYẾT - Thì cháu vẫn nghỉ hè mà bác.
B.KHOÁT - Cả ba và mẹ cháu hôm nay chưa thấy đến cơ quan?
TUYẾT - Dạ, cháu... cháu chỉ muốn gặp anh Tuấn thôi ạ !
B.KHOÁT - (cười) Từ sáng đến giờ, ai đến cũng chỉ muốn gặp anh
Tuấn ! Với cháu Tuyết thì có thể vào không cần trình giấy.
TUYẾT - Nhưng cháu chờ ở nhà khách này này. Bác gọi điện thoại
cho anh ấy giúp cháu, cháu chỉ gặp anh ấy một tí thôi !
B.KHOÁT - Được, bác sẽ gọi. Nhưng chỉ gặp một tí thôi đấy nhé !
( Bác Khoát gọi điện thoại, nhưng không có tiếng trả lời )
B.KHOÁT - Không có trong phòng trợ lý. Có lẽ anh ấy đã xuống các
phòng ban rồi, cháu ạ !
TUYẾT - Để cháu vào tìm vậy.
( Tuyết định vào, thì Tài ở trong Công ty đi ra )
TÀI - Chào cô Tuyết. Bộ quần áo của cô hôm nay rất đẹp.
TUYẾT - Anh khen tôi thì khen suốt đời.
TÀI - Tôi khen, là tôi khen bộ quần áo của cô !
TUYẾT - Thế tôi không đẹp à?
TÀI - Tất nhiên. Bẩm sinh, bẩm sinh ra cô đã đẹp rồi ! (thay giọng) À,
mà tôi cũng đang muốn nói chuyện với cô.
TUYẾT - Chuyện của anh Tài buồn hay vui?
TÀI - Ta cứ vào phòng khách đã.
( họ vào phòng khách )
TÀI - (tiếp) Tôi nói thế này... chỉ vì tôi quí cô ! Tôi thương cô ! Tôi
trân trọng cô ! Tôi, tôi nghĩ tới hạnh phúc của cô ! Tôi... tôi
muốn quan hệ của cô với anh tôi hoàn toàn tốt đẹp !
TUYẾT - Anh Tài vào đề hay đấy, nhưng hơi dài dòng?
TÀI - Xin cô chớ hiểu lầm.
TUYẾT - Anh cứ nói.
TÀI - Tôi cảm thấy ba cô và cả mẹ cô, ông bà có ý không bằng lòng về
ông anh tôi !?
TUYẾT - Anh chỉ mới cảm thấy thôi à?
TÀI - Nếu như vậy thì tôi cũng lấy làm rất buồn.
TUYẾT - Có gì thì anh cứ nói ra đi, không cần phải vòng vo?
TÀI - Tôi sẽ vào ngay chuyện. Chỉ vì, ông anh tôi đã về hùa với một số
người, làm một số việc chưa hay... gây tổn hại tới ba cô?
TUYẾT - Không, tôi tin là anh Tuấn sẽ không làm những điều xấu !
TÀI - Nhưng những việc làm thiếu suy nghĩ chín chắn của anh tôi, để
cho những kẻ xấu lợi dụng... thì nó cũng đồng nghĩa !... Cô
có thương ba và mẹ của cô không?
TUYẾT - Anh Tài nói hay nhỉ, tôi không thương ba và mẹ tôi thì tôi
thương ai? Nếu anh cứ nói theo cái kiểu ấy, thì tôi không
thèm nói chuyện với anh nữa.
( Tuyết định đi...)
TÀI - (ngăn lại) Ấy, cô Tuyết đừng phật lòng ! Tôi chỉ muốn báo cho
cô biết một điều, mà đáng lý tôi không muốn nói... rằng, ba
cô đang gặp nạn?
TUYẾT - (giật mình) Ba tôi đang gặp nạn? Nhưng là nạn gì vậy, anh
đã làm cho tôi phát hoảng !
TÀI - Ba cô có mắc sai lầm.
TUYẾT - Nhưng đó là sai lầm gì mới được cơ chứ? Liệu có nặng lắm
không?
TÀI - Thuộc về trách nhiệm chỉ đạo của giám đốc, nhưng chỉ do ông
ấy sơ ý?
TUYẾT - Anh nói vậy nghĩa là sao?
TÀI - Ý đồ của ba cô cũng không phải là xấu.
TUYẾT - (cười) Thế thì có gì mà đáng sợ. Nếu ý đồ của ba tôi không
xấu, mà chỉ do sơ ý? Ai chả có lúc...
TÀI - Nhưng những kẻ xấu chúng chỉ chờ có dịp ấy. Ghen ăn tức ở mà
cô ! Chúng sẽ tìm cách moi móc đủ thứ chuyện... từ trước đến
nay để qui tội cho ông ! Mà làm lãnh đạo nếu bới ra thì lắm
chuyện lắm, cô không thể biết được đâu. Ông khó mà qua
khỏi, có khi bị truy tố pháp luật nữa là khác !
TUYẾT - Chết, có khi bị truy tố cả pháp luật cơ à? Nhưng đó là
những chuyện gì vậy?
TÀI - Nó thuộc về công việc, cô cũng chỉ nên biết đến thế !
TUYẾT - Liệu có nghiêm trọng đến thế không? Nhưng... anh nói với
tôi như vậy, là có ý...
TÀI - Bởi vì, ba cô gặp sự lành hay dữ tuỳ thuộc vào anh trợ lý
Tuấn?... Người mà cô đang yêu và cũng được yêu lại.
TUYẾT - Có nghĩa là tôi cần phải...
TÀI - Ngăn những hành động thái quá của ông người yêu của cô lại !
Điều cốt yếu là ông ấy đừng có tìm cách bới móc những
chuyện đã qua? Chỉ tổ để cho kẻ xấu lợi dụng.
TUYẾT - (hoang mang) Nhưng nếu anh ấy không nghe?
TÀI - (vẻ đe doạ) Thì buộc lòng: Tôi, mẹ cô và cả ba cô nữa, sẽ phải
tìm cách dìm ông trợ lý xuống... đất !
TUYẾT - Nhưng anh ấy là anh trai của anh cơ mà?
TÀI - Vì quyền lợi chung tôi cũng không thể làm khác !
TUYẾT - Anh nói thế là...
TÀI - Suốt đời anh ta sẽ không thể ngóc đầu lên được đâu !...
TUYẾT - Thật là khủng khiếp ! Sao chuyện lại có thể to tát đến thế?
TÀI - Cô giúp được ba cô, tức là cô cũng cứu được cả người yêu !
TUYẾT - Đựơc. Tôi sẽ nói để cho anh ấy hiểu !
TÀI - Cô chỉ nên lựa lời mà nói. Cô tha lỗi, nếu tôi đã làm cho cô phải
lo lắng?
TUYẾT - Cũng có thể tôi sẽ làm được điều gì đó cần thiết.
TÀI - Tất cả tuỳ thuộc vào sự khéo léo của cô. Chào cô !
( Nói xong Tài bỏ ra cổng, nổ máy hon đa phóng đi )
B.KHOÁT - (nhìn theo) Cái thằng, cấm bao giờ mở miệng chào hỏi ai.
( Tuyết ra chào bác Khoát rồi chạy nhanh vào trong công ty.
Lát sau, Tuấn và Tuyết cùng trở lại phòng khách )
TUYẾT - Anh hãy hứa với em là anh sẽ không tìm tòi xem xét gì hết !
Anh hứa như thế nhé?
TUẤN - Nhưng anh không hiểu vì sao, ai đã nói những gì mà làm cho
em hoảng lên như thế?
TUYẾT - Nhưng anh làm thế để làm gì? Để hại ba em ư?
TUẤN - Ai đã nói với em như vậy?
TUYẾT - Em chỉ nghe người ta nói như vậy ! Em sợ...
TUẤN - Chắc phải có kẻ nào xiên xỏ? (im lặng) Em cũng hiểu là, anh
chỉ muốn...
TUYẾT - Những kẻ xấu có thể lợi dụng việc anh làm ! Ai mà chả
có đôi lúc sai lầm.
TUẤN - Bỗng dưng em lại bổ nháo, bổ nhào vào những việc...
mà đáng lý em không cần biết?
TUYẾT - Em lo cho ba ! Em lo cho cả anh !
TUẤN - Người ta có đôi mắt, không phải để rồi cứ phải sống như một
thằng đui.
TUYẾT - Anh làm gì thì cứ làm, nếu anh cho là đúng ! Nhưng đừng
làm tổn hại cho ba.
TUẤN - Cuộc sống thật là lắm mâu thuẫn?
TUYẾT - Em chỉ biết: Là anh hứa sẽ không làm gì tổn hại cho ba
em đấy?
TUẤN - Anh không có ác ý gì với ba em ! Nhưng em cũng cần hiểu...
TUYẾT - Em hiểu: nghĩa là anh đã đồng ý như thế với em rồi đấy
nhé? Em về đây.
( Tuyết ra đến cửa còn quay lại nói ) Anh nhớ là anh đã hứa !
( Tuyết ra hẳn. Tuấn đi về phía bác thường trực )
B.KHOÁT - Những người muốn biết nhiều, thường khó có thể mà
sống được yên !
TUẤN - Sáng nay bác có kể cho tôi nghe đôi nét về chuyện của anh
Trương !... Bác có biết nhà anh ấy ở đâu không bác?
B.KHOÁT - Biết chứ ! Cũng đôi lần tôi đã tới nhà anh ấy.
TUẤN - ( đưa cuốn sổ nhỏ) Bác ghi dùm địa chỉ.
B.KHOÁT - ( viết) Có khi anh hỏi, may ra anh ấy nói đấy.
TUẤN - Cũng nên đến thăm người ta một chút , bác ạ !
B.KHOÁT - Nên quá ấy chứ, anh ấy là một con người tử tế !
( Lúc này Trâm từ trong đi ra )
TRÂM - (với Tuấn) Em đã phải đi khắp các phòng ban của Công ty để
tìm anh?
TUẤN - Ồ, Trâm ! Em cứ như là tiên ở trên trời rơi xuống. Em ra Hà
Nội đột ngột như thế này, chắc lại có chuyện gì?
TRÂM - Thế, anh cho là anh và em không còn liên quan gì hết?
Không quan hệ gì hết à?
TUẤN - (lúng túng) Anh... anh không có ý như thế ! Ta sang phòng
khách nói chuyện cho tiện.
( họ sang phòng khách )
TRÂM - Sáng nay khi đi tìm anh, em có gặp một cô gái ! Có người đã
chỉ cho em...
TUẤN - À... Chắc là cô Tuyết !
TRÂM - Em không quan tâm tới cái tên, mà chỉ muốn biết...
TUẤN - Những điều em muốn biết thì em đã biết rồi !...
TRÂM - À ra thế? Cô ta trông cũng sạch sẽ, dĩ nhiên là rất trẻ ! Lép-
tôn-xtôi có nói một câu, ý là: Đàn bà không có chân lý !... Em
lại muốn hỏi anh về chân lý của đàn ông?
TUẤN - Điều đơn giản là: Tình yêu rất dễ mắc lỗi lầm... và trái tim
luôn luôn bị trừng phạt !
TRÂM - Anh trả lời đến tức ! Em chỉ muốn biết là: anh có yêu cô
ta không?...
TUẤN - Có ai đó đã viết hai câu thơ:
Tình yêu thì quá mênh mông
Nên tôi chẳng biết mình dừng ở đâu?
TRÂM - ( cáu. Túm ngực Tuấn lay ) Thế này thì em hết chịu nổi với
anh rồi ! Ôi, những kỷ niệm. Những kỷ niệm thật xót xa?
( Trâm xúc động mạnh. Tuấn đỡ Trâm )
TUẤN - Trâm ! Em bình tĩnh lại nào?
TRÂM - Bao năm tháng đời sinh viên gặp anh ở nước
ngoài. Ôi, những kỷ niệm tình yêu của chúng ta đã thơ mộng
và đẹp biết bao ! Thế mà bây giờ anh quên hết cả rồi ! Anh
quên hết cả rồi !...
TUẤN - Thực tế là thực tế. Chúng ta không phải là Chức Nữ với
Ngưu Lang: Hai đứa sống ở hai phương trời, hàng năm đến
thăm nhau một lần.
TRÂM - Nhưng chưa đầy hai năm, em đã ra Hà Nội tới ba lần để tìm
anh?
TUẤN - Cả lần này anh cũng không vào đó được !
TRÂM - Anh thật là ác !
TUẤN - Không. Không phải thế ! Hoàn toàn...
TRÂM - Thế thì hãy vào đó với em ! Anh sẽ có tất cả: Cả tình yêu và
cơ đồ !... Cả cái siêu thị lớn ấy, ba em cũng giành cho em !
Anh vào đó mà làm giám đốc. Em sẽ mãi mãi là người vợ
chung thuỷ, là người bạn gái tốt của anh.
TUẤN - (hơi hoảng hốt ) Không ! Không được nữa rồi ! Trâm, em hãy
tha lỗi cho anh. Anh không thể !
( Tuấn bỏ nhanh vào trong Công ty )
TRÂM - (gọi theo) Anh Tuấn !...
B.KHOÁT - (ngó theo) Cuộc sống đến là phức tạp.
( Mai Lâm từ cổng vào, dáng vội vã )
MAI LÂM - (với bác Khoát) Chào ông! (nhìn thấy Trâm) À, cô Trâm
vẫn còn đây! May quá, tôi cứ sợ là không kịp gặp cô?
(tiến vào phòng khách)
TRÂM - Như có chuyện gì đang làm ông lo lắng?
MAI LÂM - Có quan hệ cả tới cô!
TRÂM - Cũng có quan hệ với tôi? Chuyện gì vậy ông Mai Lâm?
MAI LÂM - Vì đó là chuyện liên quan tới anh Tuấn, người yêu của cô
trước đây.
TRÂM - Không chỉ trước đây...
MAI LÂM - Thế thì lại càng tốt! Chuyện rất phức tạp, cô hãy lại
gần đây.
( Mai Lâm nhìn quanh, rồi thì thầm kể cho Trâm nghe.
Trâm từ ngạc nhiên đến lo lắng...)
TRÂM - Nếu như thế thì anh ấy rất có thể bị?...
MAI LÂM - Tôi đã lường trước tất cả.
TRÂM - Ông làm cho tôi lo quá ! Nhưng liệu tôi có thể làm được
gì để ngăn ngừa chuyện ấy?
MAI LÂM - Tôi có một người bạn cũ ở Hà Nội, ông ta là một võ sư và
có rất nhiều học trò.
TRÂM - Những người học trò của ông ấy, họ cũng đều là những võ sỹ
cả chứ ạ?
MAI LÂM - Đúng vậy. Bản thân ông ta cũng đã là một võ sỹ nổi tiếng,
tuy giờ thì đã già. Cô hãy chuyển ngay lá thư này
cho ông ấy, trong thư tôi đã nói rõ.
(Mai Lâm đưa cho Trâm một phong thư )
Cám ơn cô đã giúp đỡ!
TRÂM - Làm được những gì để cứu giúp anh ấy, tôi sẽ không từ chối.
MAI LÂM - May quá, một mình tôi e khi có sự cố không kịp?
TRÂM - Khi cần thiết tôi sẽ gặp ông ở đâu?
MAI LÂM - Ở nhà một người bạn của tôi cũng ngay tại Hà Nội này.
( nói rồi đưa cho Trâm một tấm các )
Đây là "tấm các" của ông ấy, cô cứ theo địa chỉ này mà tới!
TRÂM - Được, tôi sẽ tới đó để gặp ông!
MAI LÂM - Nếu tới đó mà cô không gặp tôi, thì cô hãy nói với người
bạn của tôi rằng: Mọi chi phí tốn kém bao nhiêu, tôi sẽ lo
chu tất!
TRÂM - Tôi cũng có thể đóng góp mà.
MAI LÂM - Giờ thì tôi phải xin phép cô !
TRÂM - Vâng, chào ông!
( Nói rồi Mai Lâm đi vội ra phía cổng. Trâm nhìn theo...)
Thật không ngờ, sự thể lại có thể đến nông nỗi ấy!...
MÀN BỐN
Buổi chiều, tại phòng ngoài nhà ông Bản: Một căn hộ
rộng trong khu tập thể.
Có đầy đủ gia đình nhà ông Bản, gồm: Ông Bản,
bà Nga,Tuấn và Tài. Không khí gia đình nặng nề.
TUẤN - Sao mọi người yên lặng thế này? Tất cả đều muốn trốn
tránh, đã không ai còn dám nhìn thẳng vào cái sự thật ấy
nữa. Đã đến lúc tất cả phải tự dằn vặt lấy lương tâm của
mình, cả tội của mình !
TÀI - Ông anh đã nói quá đáng lắm rồi đấy !
TUẤN - Có quá đáng bằng những hành động mê muội của chú
không?
TÀI - Nếu có đủ bằng chứng thì anh cứ việc khởi tố, cứ việc đưa
chúng tôi ra toà! Còn như, nếu anh không đủ bằng chứng...
TUẤN - Thì sao?
TÀI - Thì anh sẽ phải đền lại danh dự cho tôi !
( Tài định nhảy vào đánh Tuấn, bà Nga hoảng hốt chạy lại ôm
lấy Tài )
BÀ NGA - (với Tài) Anh không được như thế! Anh cứ giết tôi đi đã.
(với ông Bản) Sao ông lại cứ đứng đực ra như thế?
Ô.BẢN - Thì tôi... tôi biết làm như thế nào bây giờ? (với Tuấn) Bố xin
anh, anh hãy thương bố! Những việc ở Công ty không việc
gì đến anh, thì anh cũng đừng bới ra như thế, chỉ gây them
phiền toái. (với Tài) Anh!... Anh làm khổ tôi?
TÀI - Nhưng không thể thể để anh ta cứ làm như bố người ta ! Chẳng
có được cái bằng chứng nào mà cứ nói bố bậy.
TUẤN - Các người còn man rợ hơn cả ý nghĩ của tôi! Vậy thì , hãy
xem đây?
( Tuấn ra cửa vẫy ai đó. Ít phút sau, một người đàn ông ngót năm
mươi tuổi yếu ớt bước vào - đó là anh Trương! Nhìn thấy
Tài, Trương hơi hoảng hốt nhưng rồi trấn tĩnh lại )
TUẤN - Con người này thì bố và cả chú Tài đều rất quên biết! Đây là
anh trợ lý ngày trước của ông giám đốc Công ty, đã phải về
mất sức mà?
TÀI - Anh ta yếu thì anh ta phải về, có gì là lạ!
TUẤN - Đó là hậu quả của những sự thô bạo! Chú và cả bà Minh
Phương đã biến anh ta từ một người khoẻ mạnh trở thành
một người suy nhược về tinh thần, từ một con người đang
sống lành mạnh hoá thành một thằng câm !
BÀ NGA - (với Tuấn) Kìa con! Con nói những điều gì thật khủng
khiếp?
( Bà nhìn ông Bản vẻ trách móc về sự im lặng của ông )
Ô.BẢN - (lúng túng) Tôi... tôi cũng chẳng hiểu gì về những chuyện này
cả?
TÀI - (với Tuấn) Tôi buộc phải cảnh cáo để anh biết: Nếu anh cứ tiếp
tục ăn nói kiểu này...
BÀ NGA - Trời! Mẹ xin, mẹ xin tất cả hai anh!...(với Tuấn) Mẹ xin
con đừng nói nữa?
TUẤN - (với Trương) Anh hãy cởi áo cho mọi người cùng xem!
( Trương cởi áo, những thương tích vì bị đánh hằn đầy trên than
thể anh)
BÀ NGA - (lại gần Trương) Trời, làm sao anh lại có thể bị đến thế này?
Khủng khiếp quá!
TUẤN - Những thương tích trên thân thể con người này, có đủ là bằng
chứng để lý giải cho việc anh ta phải về mất sức không?
TÀI - Tôi không biết! Tôi không biết gì hết! Thương tích của anh ta
thì có liên quan quái gì đến tôi?
TUẤN - ( cầm lại tập hồ sơ trong tay Trương ) Còn đây, đây là một
trong những bản sao hồ sơ về lô hàng Rô-ten-bớc mà anh
Trương đã dấu được?
TÀI - (với Trương) Anh sẽ phải chịu trách nhiệm về tội ăn cắp hồ sơ
của cơ quan?
TUẤN - Khi vụ Rô-ten-bớc xẩy ra, khi biết rằng người trợ lý này đã
nắm vững tất cả sự gian lận của các vị!... Không thể lôi kéo
và thuyết phục được anh ta, lo nguy cơ bị tố giác thì cả chú và
bà Minh Phương đã...
TÀI - (sừng sộ) Đừng có mà giở mãi cái giọng ?...
( nhảy vào đánh Tuấn, song bị Tuấn vặn chéo tay lăng
mạnh vào tường )
TUẤN - Chú quên là... nếu muốn đọ sức thì tôi còn hơn chú!
TÀI - Anh, anh sẽ phải trả giá!
TUẤN - Chính chú và cả bà Minh Phương đã thuê một bọn
côn đồ để đánh anh Trương!
TÀI - (tiến về phía Trương) Anh có nhìn thấy tôi đánh anh không đã?
TRƯƠNG - Vâng, đúng là cậu không có mặt trong bọn chúng nó, cậu
không trực tiếp đánh tôi.
TÀI - Thế mà chưa chi đã? Không có bằng chứng thì đừng có mà...
TUẤN - Vì sợ hãi anh ta phải sống như một thằng câm! Còn bịp bợm
hơn, khi tiễn anh ta về mất sức... các vị đã tổ chức một cuộc
tiệc tùng chia tay thật linh đình, tung hô công trạng và trao
phần thưởng !? (với anh Trương) Anh Trương có thể về!...
Anh đừng sợ, sẽ không ai còn dám đụng đến anh đâu?
TRƯƠNG - Giờ cũng không việc gì mà tôi phải lo mãi. Tôi cũng đã
chuẩn bị, nếu chúng còn muốn hại tôi thì sẽ có người tố giác
thay tôi!
( Trương ra khuất )
TÀI - Tôi không biết! Tôi không biết gì hết !...
( Tài bỏ ra nốt )
TUẤN - (với ông Bản) Giờ thì bố thấy thế nào?
Ô.BẢN - Nhưng bố không biết những chuyện đó! Bố không biết anh
Trương đã bị đánh. Bố không ngờ thằng Tài lại...
TUẤN - (giơ tập hồ sơ) Thế còn cái vụ Rô-ten-bớc này? Là một chuyên
viên cố vấn cho ông giám đốc công ty - Bố có biết không?
Ô.BẢN - Khi đó, bố chỉ nghĩ là: do thằng Tài lơ đãng, thiếu trách
nhiệm để xẩy ra.
TUẤN - Còn ông giám đốc chỉ vì quá tin, phải không ạ?
Ô.BẢN - Anh Lãm là một bạn cũ của bố, lại có rất nhiều công
lao. Đối với thằng Tài, bố biết làm như thế nào... khi kẻ gây
ra có cả đứa con trai của mình?... Tuấn ạ, bố xin con! Nếu
cần, bố sẽ xin nhận tất cả mọi tội lỗi. Con hãy bỏ qua, dù sao
thì... sự cũng đã rồi, chẳng gỡ lại được.
TUẤN - Thế còn bản án đối với người đang sống mà như đã chết kia?
Những thương tích trên thân thể anh trợ lý... Những chà
xéo, dẫm đạp lên tinh thần, cả linh hồn con người ấy...
Bố định xử trí như thế nào? (im lặng ) Bố không thể trả
lời được à?... Cũng đúng thôi, bởi vì giờ đây bố đang
phải đứng trước lương tri của chính bản thân mình, để trả
lời một lương tri khác !?Thưa bố, khi mà lương tri của bố
cũng không thể câm lặng được, thì lương tri của con sẽ phải
làm gì?
BÀ NGA - Thế thì phải làm như thế nào mới được, con ơi?
TUẤN - Xin phép mẹ con đi nghỉ một chút, con hơi mệt !
( Tuấn bỏ vào phòng trong. Sân khấu chỉ còn lại hai vợ chồng ông
Bản )
BÀ NGA - Trời ơi, Khủng khiếp quá! Khủng khiếp quá! Ông không
thấy gì hết à? Có thể chúng nó còn đâm chém nhau đấy.
Hay là, thằng Tuấn không phải là con ông?...
Ô.BẢN - (sửng sốt) Cô không được nói như thế! Đối với tôi con nào chả
là con?
BÀ NGA - Thế thì ông cũng phải làm một cái gì đi chứ? Tôi chả còn
hiểu ra làm sao cả. Gia đình đang yên lành, đùng một cái...
Này ông, qua câu chuyện của bố con ông: Tôi thấy hình như
thằng Tài nó đang mắc vào vụ gì khủng khiếp lắm, phải
không?
Ô.BẢN - (lúng túng) Ờ... ờ...
BÀ NGA - Coi bộ ông như thế thì đúng rồi. Thôi chết rồi! Sao ông
không ngăn nó?
Ô.BẢN - Tôi có biết đâu mà ngăn. Mà... tôi cũng nói với nó nhiều, nó
có chịu nghe đâu.
BÀ NGA - Thế còn cái chuyện anh Trương bị đánh mình mẩy đầy
thương tích ấy, liệu thằng Tài có dúng vào không?
Ô.BẢN - Tôi, tôi làm sao mà biết được. Biết đâu, cũng có thể...
BÀ NGA - Thế thì khổ tôi rồi! Khổ tôi rồi! Ông làm khổ tôi rồi?...
Ô.BẢN - Ơ, cô này hay nhỉ? Tôi đã làm gì mà cô lại...
BÀ NGA - Đúng! Chỉ bởi vì ông đã không làm gì. Ông đã không sớm
biết đường để can ngăn thằng Tài, mới nên nông nỗi này. Mà
ông còn lạ gì tính cách nó cơ chứ?
Ô.BẢN - Cô thì còn chiều nó quá tôi?
BÀ NGA - Thì tôi là mẹ nó! Tôi chỉ là một người đàn bà yếu đuối. Mới
lại... Những việc xẩy ra ở cơ quan của bố con ông, tôi làm
sao mà biết? Chỉ tại vì ông nhu nhược quá! Đúng, tại ông
nhu nhược quá !
Ô.BẢN - Vâng, tại tôi nhu nhược. Tại tôi tất!
( Minh Phương và Tài xuất hiện ở cửa. Vừa lúc,
Tuấn cũng từ nhà trong bước ra )
MINH PHƯƠNG - (với Tuấn) Ông giám đốc có nói với tôi: Yêu cầu
anh trao lại hồ sơ mà thằng Trương đã dấu đi, rồi đưa cho
anh? Việc thằng Trương dám lấy cắp hồ sơ của cơ quan, tổ
chức họ sẽ có biện pháp!
TUẤN - Nếu tôi không trao lại hồ sơ đó cho các vị?
MINH PHƯƠNG - Thì bắt buộc phải coi anh như một kẻ đồng loã.
TUẤN - Bà đừng đe doạ tôi?
MINH PHƯƠNG - Anh không làm được gì đâu. Nên thông minh hơn
một chút!... Tôi có thể hứa với anh...
TUẤN - (ngắt lời) Thôi đủ rồi. Các người có thể đi được rồi!
MINH PHƯƠNG - À,à... thế thì ta lật con bài ngửa. Dù anh có biết tất
cả các chi tiết về Rô-ten-bớc, thì anh đã làm được gì? Anh
kêu lên đâu? Với ai? Ai sẽ nhận lời kêu của anh?
TUẤN - Tôi biết là bà đã ngăn chặn tất cả.
MINH PHƯƠNG - Còn việc anh cho là chúng tôi đã thuê bọn côn đồ
đánh thằng Trương? Ta cứ giả sử với nhau là chuyện như thế,
tôi chỉ giả sử thôi... thì bằng chứng đâu? Đánh lúc nào? Bọn
côn đồ ấy cụ thể là những đứa nào?
TUẤN - Phải! Anh Trương có nói với tôi bọn chúng đều bịt mặt.
MINH PHƯƠNG - Đấy là tôi chỉ giả dụ như thế, chứ hơi đâu tôi phải
bận lòng với những thương tích vớ vẩn trên người thằng trợ
lý ấy?
TUẤN - Nghĩa là bà có thể lạnh lùng, thơ ơ với những số phận khốn
khổ?
MINH PHƯƠNG - Tôi đến đây không để cãi vã với anh!
TUẤN - Bà cũng đừng hy vọng tôi sẽ trao lại cho bà những hồ sơ của
vụ Rô-ten-bớc ấy!
TÀI - Anh phải trả!
TUẤN - Nếu các vị không có gì phải lo lắng, thì các vị cần lấy lại tập
hồ sơ ấy để làm gì?
MINH PHƯƠNG - (giận dữ) Anh còn đủ thời gian để suy nghĩ, tôi
khuyên anh nên khôn ngoan hơn!
( Nói rồi mụ tức tối bỏ ra )
TÀI - Đúng thế, anh nên khôn ngoan hơn!...
( Tài theo sau, cũng ra nốt )
TUẤN - Ôi, bọn người đê tiện! Thật đê tiện!
BÀ NGA - Con ơi, mẹ sợ quá! Con làm thế làm gì rồi lại mang vạ vào
thân? Mình chỉ cốt sống cho yên.
Ô.BẢN - (với Tuấn) Bố can anh. Một lần nữa bố can anh!
TUẤN - Tất cả, tất cả hoảng hốt hết cả rồi hay sao? Tôi sẽ đưa chúng
ra trước vành móng ngựa!
( Tuyết chạy bổ vào nhà )
BÀ NGA - (ôm lấy Tuyết) Chắc cháu cũng biết chuyện rồi. Cháu hãy
khuyên can nó cháu nhé!... (với ông Bản) Ông cũng vào nhà
trong mà nghỉ đi, để các con nó nói chuyện với nhau. Ông
còn đứng ở đây làm gì?
Ô.BẢN - Thì tôi vào.
( Hai vợ chồng ông Bản, bà Nga cùng vào nhà trong )
TUYẾT - (với Tuấn) Ở nhà em... khi đang ngồi trên gác, em nghe rõ
tiếng anh Tài nói với mẹ em là: Anh muốn làm to chuyện?
Anh đã hứa với em rồi cơ mà, là anh sẽ bỏ qua...
TUẤN - Nhưng sự thật kinh khủng quá, đến mức không thể làm
ngơ được.
TUYẾT - Anh cứ nghĩ nó to thì nó to chứ!...
TUẤN - Em chẳng biết gì cả?
TUYẾT - Thì anh kể cho em nghe đi, xem nó kinh khủng đến mức độ
nào? (im lặng) Đấy, anh lại không chịu nói! Em biết ngay mà,
anh thì tốt... nhưng phải cái hay cố chấp?
TUẤN - Em lại nghĩ về anh thế đấy?
TUYẾT - Hãy nghe em mà thôi đi anh, anh làm thế thì quá!
TUẤN - (ngẫm nghĩ) Ừ, mà em cũng không nên biết !? Tâm hồn em
thanh khiết quá, tấn trò đời thì quá bẩn ! Quá tàn nhẫn !...
(Tuấn vẩn vơ ra xa nghĩ, quên khuấy Tuyết )
TUYẾT - Kìa, anh Tuấn! Sao anh lại bỏ em ra đứng một mình như
thế?
TUẤN - (với Tuyết) Em hãy cứ hồn nhiên như vậy! Tâm hồn em hãy
cứ trong sáng như thế! Và cứ mơ mộng như những trang
tiểu thuyết mà em vẫn thường xem !...
TUYẾT - Anh thích em cứ như thế mãi à?
TUẤN - Ừ, nếu có thể thì em cứ như thế mãi !
TUYẾT - Sao lại không? Nếu anh đã thích thì em sẽ như thế mãi, như
thế mãi suốt đời.
TUẤN - Nhưng em sẽ không như thế mãi được đâu, Tuyết ạ! Thực tế
phũ phàng lắm.
TUYẾT - (hồn nhiên) Nhất định rồi anh xem, em sẽ như thế mãi.
TUẤN - Tâm hồn em sẽ phải vật vã, em sẽ hiểu như thế nào
là đau đớn?
TUYẾT - Thì cũng có lúc em đã đau đớn rồi! Em đã phát hoảng lên,
em nghĩ: nhỡ ra anh và em...
TUẤN - Sự đời còn khủng khiếp hơn nhiều! Anh sợ lúc đó em sẽ
không chịu đựng nổi?...
TUYẾT - Không, nếu có anh thì em sẽ chịu được tất mà! Chẳng có cái
gì khủng khiếp hơn nếu phải xa anh?
TUẤN - Em chưa lường hết được đâu Tuyết ạ, cái ngày bất hạnh đó
sắp đến rồi?
TUYẾT - Anh nói gì mà bi quan thế? Em chỉ cần có anh thôi! Chỉ cần
có anh thôi! Chỉ cần có anh thôi!... ( họ ôm lấy nhau ).
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.03.2011 10:22:38 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
.
MÀN NĂM
I- CẢNH NHỎ XEN KẼ
Buổi tối, tại phòng khách nhà ông Lãm.
Minh Phương đang ngồi trên một chiếc salon chờ đợi.
Tài đi vào, ngó nghiêng khắp nhà.
MINH PHƯƠNG - Cậu không phải lo, đi vắng hết rồi!
TÀI - Những công việc đại loại như thế này cần phải cẩn thận.
MINH PHƯƠNG - Chắc cậu vẫn tìm bọn cũ?
TÀI - Hoàn toàn mới, mà thằng trùm lần này còn cứng tay hơn! Nó có biệt danh gọi là "Hốt" - Thằng Hốt!
MINH PHƯƠNG - Giờ hắn ở đâu?
TÀI - Đang chờ ngoài hàng nước. (chần chừ) Mợ Minh Phương này?...
MINH PHƯƠNG - Cứ trông dáng bộ của cậu, tôi cũng biết cậu đang lo! Mọi khi sao cậu bạo dạn, táo tợn thế?
TÀI - Tôi nghĩ, hay là mình cũng chưa nên vội?
MINH PHƯƠNG - Hiện nay nó chưa làm bung ra ngoài, cần phải bịt miệng nó lại ngay!
TÀI - Nhưng nếu anh ta cũng bị như thằng Trương, thì ông bà già nhà tôi sẽ không để yên đâu?
MINH PHƯƠNG - Lần này thì phải phi tang nhân chứng.
TÀI - Nghĩa là...
MINH PHƯƠNG - Nghĩa là nó phải câm vĩnh viễn!
TÀI - Không được, không thể làm như thế được.
MINH PHƯƠNG - Hay là lương tâm cậu bị cắn rứt?
TÀI - Thì cũng cố tìm ra một cách chỉ làm cho ông ta sợ là được.
MINH PHƯƠNG - Tôi đã nghĩ hết cách! Với cái gan của thằng Tuấn, không thể biến nó một người sống mà như câm? Chắc cậu cũng không muốn phải vào nhà đá?
TÀI - Tham nhũng một lô hàng, bất quá thì cũng chỉ tù ít năm? Mà ông Lãm sẽ là cái lá bùa hộ mệnh cho cả tôi và mợ cơ mà?
MINH PHƯƠNG - Nếu chỉ mắc một tội tham ô, tham nhũng thì tôi cũng chưa sợ.
TÀI - Thế, mợ còn sợ cái gì?
MINH PHƯƠNG - Chính là chuyện thằng Trương ngày trước! Chúng nó mà kết cấu lại với nhau làm ầm ĩ lên, thì họ sẽ đem cả tôi và cậu ra mà tùng xẻo.
TÀI - Nhưng ngay cả chuyện thằng Trương, giờ cũng không phải chỉ mình ông Tuấn biết?
MINH PHƯƠNG - Tôi đã nghĩ ra được một cách có thể đánh lừa được tất cả mọi người.
TÀI - Mợ nói tôi nghe thử?
MINH PHƯƠNG - Hàng ngày, hàng ngày trên các đường phố Hà Nội... đã có biết bao nhiêu vụ tai nạn giao thông thường xẩy ra. Có người thì bị thương, nhưng cũng nhiều người chết?
TÀI - Tôi hiểu rồi! Tôi hiểu rồi!... Có thế mà nghĩ nát cả óc.
MINH PHƯƠNG - (thở dài) Cũng không còn cách lựa chọn nào khác.
TÀI - Để tôi ra gọi thằng Hốt vào đây! (Tài định đi)
MINH PHƯƠNG - Hãy khoan! Cậu có thể đưa nó đến một chỗ kín đáo rồi liệu mà làm việc với nó?... tốn phí bao nhiêu tôi sẽ cấp cho cậu đầy đủ.
TÀI - (phá lên cười)...
MINH PHƯƠNG - (bịt miệng Tài) Rừng có nách, vách có tai. Tại sao cậu lại cười váng lên như thế?
TÀI - Tôi cười, vì tôi thấy mợ... hơi dại quá!...Mợ đẩy mình tôi vào cuộc, chỉ mình tôi nó biết mặt!...Để ngộ nhỡ... có xẩy ra chuyện gì, thì mợ rũ tuột!
MINH PHƯƠNG - Tôi không ngờ cậu lại nghĩ về tôi tồi tàn như thế?...Thôi được, thì... cậu ra gọi nó vào đây!
TÀI - Thế là tốt nhất!
( Tài ra ngoài )
MINH PHƯƠNG - (một mình) Cũng đành liều.
( ít phút, Tài cùng Hốt đi vào. Đó là một gã đàn ông to chắc,
trạc tuổi trung niên, tướng mạo lầm lì ) TÀI - (với Minh Phương) Đây là anh Hốt, người mà tôi đã nói!
HỐT - (với Minh Phương) Tôi cũng đã được Quí ông đây cho biết về Quí danh của Quí bà!...
TÀI - Kế hoạch cũng như giá cả, tôi đã trao đổi đầy đủ với anh Hốt rồi. Bà xem có cần phải dặn dò gì thêm nữa không?
HỐT - Các vị cứ yên tâm, Tôi cùng các đệ tử của tôi sẽ làm thoả đáng ý muốn của cả Quí Bà và Quí Ông !
TÀI - Các anh cứ giải quyết cho thật gọn nhẹ, cho thật êm thấm!... Về kinh phí chúng tôi sẽ thoả đáng, các anh không phải lo.
MINH PHƯƠNG - Phần thủ tục coi như đã kết thúc?...
HỐT - Thưa Quí Bà ! Đó mới chỉ là khúc dạo đầu. Khúc sau còn khó khăn, nguy hiểm hơn nhiều.
MINH PHƯƠNG - Ý ông muốn?...
HỐT - Phi vụ này cực kỳ nguy hiểm. Không chỉ đòi hỏi ở chúng tôi sự cảm tử, mà cả sự chi phí để thực hiện phi vụ cũng tốn kém lắm ạ !....
MINH PHƯƠNG - Anh lại muốn tăng giá à?
HỐT - Được phục vụ một người đàn bà quí phái, sang trọng như Quí Bà... dĩ nhiên là chúng tôi phải hết sức cẩn thận, sự tăng giá cũng là rất nên ! Cũng chỉ thêm 30% nữa thôi ạ.
MINH PHƯƠNG - Sao tăng thêm mà nhiều thế?
HỐT - Quí bà đồng ý chứ ạ?
MINH PHƯƠNG - Thôi được, tôi đồng ý.
HỐT - Quí bà có cần hỏi điều gì nữa không ạ?
MINH PHƯƠNG - Tôi cũng muốn biết thêm vài chi tiết.
HỐT - Rất lấy làm vinh hạnh nếu được làm vui lòng Quí bà.
MINH PHƯƠNG - Ông đến đây bằng phương tiện gì?
HỐT - Một thứ xe gắn máy mà nhân loại quen gọi là hon-đa! Thưa Quí bà, một loại hon-đa chính hãng chứ không phải là đồ rởm. Quí bà cứ yên lòng!
MINH PHƯƠNG - Nó còn tốt chứ?
HỐT - Nó mới được đập hộp khoảng vài ba chục năm nay. Lúc nó được sản xuất, thì nó thuộc vào đời mới nhất trong thời điểm đó... Với cái nhãn hiệu Xíp-pót-te-đờ-me-măng-xi, xin Quí bà hoàn toàn yên tâm. Với cái giống Xíp-pót-te -đờ- me-măng-xi này, nó có thể đạt tới vận tốc tối đa của chính nó đấy ạ! Dùng vào phi vụ này đảm bảo chắc ăn.
MINH PHƯƠNG - Ông sử dụng bao nhiêu người?
HỐT - Để làm yên lòng một người đàn bà lộng lẫy như Qúi bà, tôi sẽ phải dùng tới hai trợ thủ cứng nhất của tôi! Xin Quí bà tăng thêm cho 20% nữa ạ?
MINH PHƯƠNG - Đã tăng rồi, sao lại.... mà tăng thế hơi nhanh đấy?
HỐT - Thưa Quí bà, tiền trượt giá còn tăng nhanh hơn đấy ạ! Quí bà chấp nhận chứ ạ? Đa tạ Quí bà! Quí bà còn muốn...
MINH PHƯƠNG - Tôi muốn biết về các trợ thủ của ông?
HỐT - Quí bà có thể hoàn toàn yên tâm, họ toàn là những thằng câm.
MINH PHƯƠNG - Ông đã cắt lưỡi của họ?
HỐT - Ồ không. Lưỡi, mồm, tai, mắt đến lục phủ ngũ tạng của chúng đều còn nguyên cả. Ý tôi muốn nói: Đó là những người hùng, rất hùng... thưa Quí Bà! Quí bà cho tăng thêm 10% nữa ạ?
MINH PHƯƠNG - Sao ông đòi tăng nhiều thế?
HỐT - Luật của chúng tôi: Mỗi một câu hỏi có quan hệ tới sự nguy hiểm của bản thân, đều phải được tăng giá !
TÀI - (đứng ở ngoài nói vào) Cái luật hơi quái đấy!
HỐT - Quí bà chấp nhận chứ ạ?
MINH PHƯƠNG - Nếu đã là luật thì tôi cũng đành.
HỐT - Đa tạ Quí bà! Giờ xin Quí bà thực hiện cho một chút thủ tục nho nhỏ ban đầu?
MINH PHƯƠNG - Ông cứ nói!
HỐT - Để thực hiện phi vụ một cách mỹ mãn nhất, bao giờ chúng tôi cũng nhận trước 50% số tiền như đã qui ước với Quí ông đây! (chỉ Tài) cùng với số tiền mà Quí bà đã chấp nhận tăng thêm.
MINH PHƯƠNG - Nhưng chưa làm mà các ông đã....
HỐT - Thưa Quí bà, đó cũng là luật ạ!
TÀI - (đứng ngoài) Lại luật? Toàn luật để húp của người ta.
HỐT - Quí bà chấp nhận chứ ạ?
MINH PHƯƠNG - Thôi được. Ông Tài đây (chỉ vào Tài) sẽ thay tôi thoả đáng và giao tiền cho ông! Chỉ miễn là...
HỐT - Xin Quí bà cứ yên tâm! Tôi xin thay mặt các chiến hữu của tôi, gửi tới Quí bà sự tràn trề cảm tạ... và chúc Quí bà an khang thịnh vượng!...
( Hốt định ra)
MINH PHƯƠNG - (gọi giật) Còn một điều kiện nữa?
HỐT - Tôi rất vui lòng!
MINH PHƯƠNG - Mà thôi, kẻo ông lại...
HỐT - Xin có điều gì thì Quí bà cứ nói!
MINH PHƯƠNG - Những cuộc gặp gỡ sau, ông Tài đây sẽ thay tôi gặp ông ở một địa điểm khác kín đaó hơn!
HỐT - Nghĩa là tôi phải quên ngôi nhà này đi? Thưa Quí bà, tôi hiểu!
MINH PHƯƠNG - Điều kiện này không gây thêm sự nguy hiểm, chắc không cần phải tăng thêm giá phần trăm... nữa đâu, ông Hốt nhỉ?
HỐT - Quí bà nói rất phải !....
CẢNH II.
Vào một buổi tối cũng tại nhà ông Lãm.
Tài và Minh Phương từ ngoài cửa đi vào.
TÀI - Cái ổ khoá nhà mợ tốt thật, mở cứ nhẹ như không!
MINH PHƯƠNG - Khoá từ thời Tây đấy! Nhà này tôi cứ làm cho mỗi người một chìa, có ra vào sớm tối thì người trong nhà không bị quấy quả.
TÀI - Này mợ, thế có ai trong nhà không?
MINH PHƯƠNG - Tối nay: ông ấy thì lên Bộ dự chiêu đãi, còn con Tuyết đi tham gia một diễn đàn tình yêu gì đó... ở ngoài thư viện Hà Nội.
TÀI - Tình yêu với chả diễn đàn, cũng chẳng bằng tôi và mợ yêu thật.
( Tài lại ôm lấy Minh Phương )
MINH PHƯƠNG - Thì cũng từ từ một tý đã nào! Cậu cứ làm tôi như củ khoai không bằng.
TÀI - Tối nay dứt khoát là mợ phải thưởng cho tôi rồi!
MINH PHƯƠNG - Cậu không sợ à?
TÀI - Mợ bảo tôi sợ gì?
MINH PHƯƠNG - Sợ là sợ cái lương tâm nó cắn rứt chứ còn sợ gì?... Thằng Tuấn , anh cậu thì đang bị chúng nó săn đón để hành quyết ở ngoài kia, còn tôi với cậu ở trong này lại...
TÀI - Tôi và mợ mà không tranh thủ vui sướng với nhau thì tiếc quá!
MINH PHƯƠNG - Hay là thôi?
TÀI - Thôi là thôi thế nào?...
( ôm lấy Minh Phương)
Mợ cứ nần nẫn ra thế này, thôi thì phí của giời!
MINH PHƯƠNG - Thì cũng gượm đã. Tôi vẫn chưa yên tâm, cậu đã trao đổi chặt chẽ về kế hoạch hành sự... với thằng Hốt chưa? Chẳng may có gì sơ ý xẩy ra thì chết?
TÀI - Mọi việc tôi đã tính toán rất cẩn thận, mợ không phải lo.
MINH PHƯƠNG - Dù sao thì... (thở dài)
TÀI - Bây giờ thì mợ thưởng cho tôi nhé? Tôi sẽ lại bế mợ ra vườn...
MINH PHƯƠNG - Làm gì có ai ở nhà mà phải ra vườn?
TÀI - Nhưng nhỡ...
MINH PHƯƠNG - Ừ, chỉ sợ ngộ nhỡ ông ấy hay con Tuyết đột xuất về?...
TÀI - Nhưng lo thế có mà lo suốt đời! Một nhoắng là xong ngay mà... chả ai biết đâu mà sợ.
( Tài định sàm sỡ)
MINH PHƯƠNG - Từ từ nghe tôi dặn đã, nếu có tình huống gì thì cậu cứ nhảy qua cái cửa sổ này mà ra vườn nhé, ở trong này tôi sẽ liệu cách nói...
TÀI - (xun xoe) Chà , buổi ăn mừng chiến thắng của tôi và mợ tối nay thật tuyệt!
MINH PHƯƠNG - Thì, tôi trở thành mâm cỗ để cậu xơi mừng chiến thắng thì có?
TÀI - Thì còn gì bằng!...
( Tài lại tắt vợi đèn... cuộc tình xẩy ra trong bóng tối mờ,
thấp thoáng chỉ còn nghe thấy tiếng nói phát ra ) TÀI - Từ từ thế này thôi nhé, mợ thấy sướng chưa?
MINH PHƯƠNG - Ừ, ừ... sướng... sướng....
TÀI - Với ông ấy... mợ có sướng thế này không?
MINH PHƯƠNG - Chuyện, ông ấy già rồi. Cậu còn trẻ mà... khoẻ phát khiếp!...
TÀI - Thế, ông ấy kiểu cách có phong phú không?
MINH PHƯƠNG - Ừ, ừ... Ông ấy đi tây nhiều nên cũng phong phú...
( Ông Lãm bỗng xuất hiện ở phía cầu thang trên gác. Ông giơ tay
bật cung tắc điện ở cạnh cửa , đèn sáng lên. Nhìn cảnh tượng
ông rú lên rồi trượt ngã từ bậc cầu thang xuống nhà nằm lịm đi.
Bà Minh Phương vội kéo chiếc khăn lớn quấn che ngang người,
một tay giữ khăn để khỏi tuột... vội chạy đến phía chồng ) MINH PHƯƠNG - Khổ, ai bảo ông không bước cho cẩn thận?
TÀI - (đứng ngoài, nhìn ông Lãm tỉnh lại ) Mở mắt rồi! Ông ấy mở mắt ra được rồi!...
( ông Lãm lại nhắm nghiền mắt lại. Tài nhún vai, khinh khỉnh... Lúc đó Tuyết cũng từ cửa vào, cô giật mình vội nép vào chỗ kín nghe!...)
Ô.LÃM - (chỉ vợ) Bà... bà tưởng tôi đi vắng nên bà lợi dụng!... Cũng may mà tôi lại bị đau bụng, nên mới ở lại nhà. Bà, bà không mặc ngay quần áo vào đi à? (với Tài) Cả anh nữa, đừng có lồng ngồng ra như thế?
( hai người vội vơ quần áo chạy vào trong ít phút, rồi ra...
Ông Lãm khó nhọc đứng dậy )
Ô.LÃM - Bà làm tôi xấu hổ! Trời, thế này còn ra cái thể thống gì cơ chứ? (với Tài) Tôi, tôi không ngờ anh? Đồ đổ đốn !...
TÀI - Xin ông dùng từ cho lịch sự hơn một chút !
Ô.LÃM - Trời, nó lại bảo tôi phải dùng từ cho lịch sự nữa đấy? ( quát lên) Tao, tao sẽ cách chức mày! (với vợ ) Còn bà nữa, hãy đi đi! Đi đi!...
MINH PHƯƠNG - Ông bảo tôi phải đi đâu? Ô.LÃM - Bà đi đâu thì đi, tôi không thể nào còn chịu được nữa rồi.
( ông Lãm giơ tay lên trời tỏ sự bất lực )
Đổ đốn hết cả rồi! Loạn hết cả rồi!
TÀI - (tiến lại gần ) Báo cáo đồng chí giám đốc, tôi có thể về được chứ
ạ? Ô.LÃM - Cút! Cút ngay! TÀI - (thản nhiên) Cút thì cút.
(Tài định ra thì ông Lãm gọi giật lại)
Ô.LÃM - Mà thôi, đứng lại! Anh phải ở lại đây!
TÀI - Ở lại thì ở! Nhưng để làm gì ạ?
Ô.LÃM - Bao nhiêu năm nay tôi đã cưu mang anh, tôi che đỡ cho anh, bây giờ anh đối xử với tôi như thế này đây?
Ngay cái vụ Rô-ten-Bớc: Nếu không có tôi, thì anh đã phải ra toà rồi
- Anh hiểu không?
TÀI - Ông nói không đúng. Người ra toà trước tiên phải là ông!
MINH PHƯƠNG - Vì người ký cuối cùng quyết định trên tất cả các văn bản,
là ông Giám đốc... chứ đâu phải là trưởng phòng Tài?
Ô.LÃM - À, các người, ra các người về hùa với nhau định hại ta?
TÀI - Ngược lại, chúng tôi đã mang về cho ông những món lợi kếch sù.
Ô.LÃM - Các người đã lừa dối ta! (với Tài) Công ty Nhật không chịu nhận hàng,
gây thiệt hại hơn triệu đô la vì anh?
MINH PHƯƠNG - Có cả tôi nữa chứ?
Ô.LÃM - Phải , cả bà. Vì các người đã bàn bạc với nhau cố tình giao hàng chậm...
cốt để cho Nhật nó từ chối...
MINH PHƯƠNG - Vậy mà ông vẫn đặt bút để ký vào các văn bản : Hàng chất
lượng không đảm bảo với bao nhiêu lý do - Nào là đổ tại máy móc tồi,
tại điều kiện khách quan này, khách quan nọ?...
TÀI - Thế cho nên ông mới có cả một khối lượng hàng tơ lụa thực sự là đẹp,
nhưng lại ghi là hàng bị phế... mà bán lại cho doanh nghiệp của cái lão
Mai Lâm ấy với giá hoá đơn rẻ mọn, để hưởng khoản tiền chênh lệch
"ma"... bên ngoài?
Ô.LÃM - Các người đẩy ta vào thế cùng, buộc ta phải chèo chống?
MINH PHƯƠNG - Ông nói dối! Chính ông biết rất rõ: Nếu có được lô hàng ấy...
thì sẽ kiếm được món lợi lớn!
Ô.LÃM - Bà, bà quá lắm!
MINH PHƯƠNG - Khi tôi gợi ý cho ông: tìm cách để lấy lô hàng?...
TÀI - Ông tảng lờ như không biết!... Để cho bà nhà cùng với tôi lo liệu thay ông?
MINH PHƯƠNG - Ông là một ông giám đốc không tốt lành gì đâu? Một ông chồng
tồi tệ!... Ông luôn tỏ ra cao đạo. Tất cả tiền của, tài sản có được ở ngôi nhà
này là nhờ tay tôi, ông đã thông qua tôi. Tôi cũng chẳng khác nào một công
cụ để ông sử dụng, một cái bia chắn đỡ cho ông!... (dằn giọng) Người bước
ra khỏi ngôi nhà này là ông, chứ không phải là tôi?
( Im lặng giây lát. Minh Phương lại gần ông Lãm,thay giọng mơn trớn)
Ông Lãm ạ! Nói vậy thôi, dù sao tôi với ông cũng là vợ chồng mấy chục năm nay, tôi vẫn thương ông!
( Như một cái cây chết đứng, ông Lãm ngả vào tay mụ Minh Phương...
mặc cho mụ ve vuốt ) Ô.LÃM - Bà!... Bà nói bà thương tôi, bà có thương thật không?
MINH PHƯƠNG - Chả thương ông thì thương ai?
TÀI - (đứng ngoài) Như thế có phải là dễ chịu hơn không nào?
( Từ bên khe cửa, Tuyết từ nẫy đến giờ nghe rõ câu chuyện của bố mẹ...
cô bàng hoàng choáng váng, như một cái cây ngã dập xuống sàn nhà rồi ngất đi)
MINH PHƯƠNG - ( kêu lên) Con Tuyết!
( ông Lãm vội lại đỡ con. Tất cả xúm quanh đỡ Tuyết lên ghế. Tuyết tỉnh dần)
MINH PHƯƠNG - Kiểu này đi chơi tối về lại bị cảm sương đây?
( có tiếng gõ cửa)
MINH PHƯƠNG - Ai đấy? Ai mà đêm hôm khuya khoắt thế này vẫn còn gõ cửa?
TÀI - Để tôi ra mở.
( Tài mở cửa - Hốt , tay đã chói giật cánh khuỷu bị đẩy vào,
theo sau là hai viên cảnh sát )
HỐT - ( chỉ Minh Phương và Tài ) May quá họ ở cả đây! (với cảnh sát ) Vâng, thưa hai ông: Cả hai người này đấy ạ!
TÀI - (xô lại) Này anh Hốt! Đừng có mà...
CẢNH SÁT - Nghĩa là các vị đã biết nhau từ trước?
TÀI - (biết lỡ lời) Cũng chỉ sơ sơ. Tôi chỉ gặp anh ta ngoài đường.
CẢNH SÁT - (với Minh Phương) Bà là Bùi thị Minh Phương! (với Tài) Còn anh?
TÀI - Tôi là Nguyễn Khắc Tài.
CẢNH SÁT - Theo lời khai của tên Hốt này, thì bà và anh đã thuê hắn để mưu sát hại...
HỐT - Vâng, thưa ông thiếu uý cảnh sát: Đúng là Quí bà và Quí ông đây đã thuê tôi...
TÀI - Anh nói láo.
MINH PHƯƠNG - Các ông đừng có tin lời một thằng lưu manh.
HỐT - Thưa Quí Bà: Nhờ có những người như Quí bà, mà những thằng lưu manh
như tôi có cái để mà sống!
TUYẾT - (đến gần Hốt) Anh nói, mẹ tôi đã thuê anh để sát hại ai?
HỐT - Thưa Quí cô! Đó là một thanh niên có tên gọi là Tuấn!
TUYẾT - Trời!...
( Tuyết ngất đi. Ông Lãm vội lại đỡ con )
Ô. LÃM - Con gái tôi! Khéo nó chết mất. (với Tài) Anh Tài, làm ơn gọi hộ tôi xe cấp cứu!
TÀI - (nhanh nhẩu) Tôi sẽ đi ngay.
( Tài định đi...)
VIÊN THIẾU UÝ - (ngăn lại) Anh ở lại! (nói với người cảnh sát cùng đi) Này hạ sỹ,
anh hãy đi gọi xe cấp cứu giúp gia đình.
HẠ SỸ - Rõ! (ra)
VIÊN THIẾU UÝ - (với Minh Phương và Tài ) Còn bây giờ thì mời bà, mời anh...
đến trụ sở của cơ quan cảnh sát làm đối chứng?
MINH PHƯƠNG - Tôi....
VIÊN THIẾU UÝ - (ngắt lời) Dù sao thì các vị cũng không thể không đến!
( Tất cả Hốt- Tài- Minh Phương - và người cảnh sát ra khỏi phòng )
MINH PHƯƠNG - (còn ngoái lại nói với ông Lãm) Bây giờ thì ông đã thoả mãn rồi chứ?
(ra khuất)
(Tuyết tỉnh dần trên tay ông Lãm)
Ô.LÃM - Ôi, con gái của ba! Con gái của ba đã tỉnh rồi!
TUYẾT - Tôi ở đâu thế này? Tôi sẽ đi đâu? Tôi sẽ về đâu? Các người, các người
thật là tệ! Ai đã giết anh ấy? chả lẽ mẹ tôi ư?
Ô.LÃM - Đúng là mẹ con đấy, con ạ! Chỉ vì sợ công việc bị bại lộ, mẹ con đã thuê người...
TUYẾT - Không, không, không phải thế! Chính ba, chính ba đã giết anh ấy!...
Ba đã giết cả con!... Trời ơi...
( Ở ngoài đường xe cấp cứu rú còi ) MÀN SÁU
( Phòng ngoài nhà ông Bản, vào buổi sáng ngày hôm sau.
Ông Bản mặc bộ quần áo thụng thường mặc ở nhà, ông luýnh
quýnh với bộ quần áo sơ-mi đang treo trên mắc - Bà Nga từ
phòng trong bước ra ) BÀ NGA - Ông vẫn chưa thay xong quần áo à? Ông chả lo lắng gì cả. Sáng sớm hôm nay anh Lãm đã phải chạy vội đến đây, báo cho ông và tôi biết cái tin ghê rợn ấy!... Khổ thân tôi, ông phải nhanh nhanh mà lên đồn cảnh sát xem hư thực nó ra sao? Thằng Tuấn mà chết thật, thì ông sống một mình!
Ô.BẢN - Thì tôi... tôi thay quần áo xong ngay bây giờ.
( Ông Bản cầm bộ quần áo định đi vào nhà trong.
Nghĩ thế nào đến cửa... lại dừng lại ) Ô.BẢN - Thảm nào suốt đêm qua cả thằng Tài lẫn thằng Tuấn , không thấy đứa nào về nhà. BÀ NGA - Thằng Tài thì đã bị cảnh sát giải đi cùng với chị Minh Phương... rồi còn gì? Nhưng thằng Tuấn thì có biết nó đi đâu? Sống chết ra sao? Ô.BẢN - Thì tôi cũng đã hỏi kỹ, nhưng anh Lãm cũng chả biết gì hơn.
BÀ NGA - Thế cho nên tôi với ông mới phải khẩn trương lên đồn, mà hỏi tin tức về thằng Tuấn?... Khổ, có bộ quần áo mà ông thay mãi không xong. Ô.BẢN - Được, bà chờ tôi! Tôi sẽ thay xong ngay bây giờ.
( Ông Bản định bước vào nhà trong, nhưng nghĩ thế nào lại dừng lại ) Ô.BẢN - Nhưng... nếu thằng Tuấn mà nó bị nạn thật, ấy là tôi cứ giả dụ như thế! Thì đêm qua người ta đã phải báo ngay cho mình biết chứ? BÀ NGA - Nhưng nếu nó không xẩy ra chuyện gì, thì đêm qua nó đã phải về nhà chứ? Thằng Tuấn có mắc tội gì đâu mà người ta giữ nó ở lại đồn? (hoảng hốt) Nhỡ, nhỡ nó chết thật thì sao? Khổ tôi rồi! Ông ơi, khổ tôi rồi! Tuấn ơi, tội nghiệp con. Mẹ chết mất con ơi! Đừng, đừng bị làm sao con nhé? Mẹ cầu mong, mẹ cầu mong... trời đất hãy phù hộ con tôi!
( Tuyết hoảng hốt từ cửa chạy vào ) TUYẾT - (với mình) Thế là anh ấy không về thật rồi! Anh ấy bị thật rồi!...
( Tuyết khóc nấc lên )
BÀ NGA - (vội đỡ Tuyết) Cháu cũng không biết tin gì về anh Tuấn hả cháu?
( bà lại chạy đến phía ông Bản )
Làm sao bây giờ? Ông nói đi, phải làm gì bây giờ? Ông, chính ông đã giết con!
CẢNH MINH HOẠ
( Trong tâm trạng mê sảng, Tuyết chạy từ góc này qua góc khác: Những tiếng nói trong màn kịch gia đình cứ vang lên chói vào tai cô )
GÓC MỘT
- TIẾNG ÔNG LÃM: Vì các người đã đưa ta vào thế cùng... buộc ta phải chèo chống?
- TIẾNG MINH PHƯƠNG: Ông nói dối! Chính ông biết rất rõ có thể thu được một món lợi kếch sù, nếu lấy được lô hàng ấy để bán đi, cho nên ông...
- TIẾNG TÀI: Ông tảng lờ như không biết, để cho bà nhà cùng với tôi lo liệu thay ông!...
GÓC HAI
- TIẾNG HỐT: Thưa Quí bà! Nhờ những người như Quí bà, mà những thằng lưu manh như tôi có cái để mà sống!
GÓC BA
- TIẾNG MINH PHƯƠNG: Ông là một giám đốc không có tốt lành gì đâu. Một ông chồng tồi!... Ông luôn tỏ ra mình cao đạo. Tất cả tiền của, tài sản có được ở cái ngôi nhà này là nhờ tay tôi! Ông đã thông qua tôi... Người phải bước ra khỏi ngôi nhà này là ông, chứ không phải là tôi !?
GÓC BỐN
- TIẾNG HỐT: Thưa Quí cô! Người mà Quí bà đã thuê tôi sát hại... có tên gọi là "Tuấn"!
( Tuyết rú lên...)
HÌNH ẢNH TUẤN HIỆN LÊN
- CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA HAI NGƯỜI:
TUẤN - Em hãy cứ hồn nhiên như vậy! Tâm hồn em cứ trong sáng và mơ mộng như những trang tiểu thuyết mà em vẫn thường xem... TUYẾT - Anh thích em cứ như thế mãi à?
TUẤN - Thích!... Nếu có thể em cứ như thế mãi.
TUYẾT - Nếu anh đã thích thì em sẽ như thế mãi, như thế mãi suốt đời.
TUẤN - Nhưng em sẽ không được như thế mãi đâu, Tuyết ạ! Thực tế phũ phàng lắm. Tâm hồn em sẽ phải vật vã, em sẽ đau đớn... Anh sợ lúc đó em sẽ không chịu đựng nổi?
TUYẾT - Em chịu đựng được mà.
TUẤN - Em không chịu đựng được đâu, Tuyết ạ! Ngày đó sắp đến rồi...
TRỞ LẠI THỰC TẠI
( Tuyết lảo đảo bước ra phía cửa...
vừa đi vừa lảm nhảm nói )
TUYẾT - (như kẻ mộng du) Ngày đó đã đến rồi!... Nhưng em chịu được mà, anh Tuấn! Em chỉ cần có anh thôi! Một mình anh!... Nhưng sao , sao anh lại phải chết? Sao anh lại bỏ lại một mình em?...
( Tuyết vẫn lảm nhảm và bước ra khỏi nhà )
BÀ NGA - (với ông Bản) Ông có thấy không, con bé mất trí rồi!
Ô.BẢN - Để tôi... bà chờ tôi vào thay quần áo, một tý tôi sẽ ra ngay!
( Ông Bản cầm bộ quần áo đi hẳn vào nhà trong. Sân khấu chỉ còn lại bà Nga )
BÀ NGA - (ngơ ngẩn) Ờ, ông đi thay quần áo nhanh lên, Thằng Tuấn có khi nó chết thật rồi đấy!... ( Ông Mai Lâm bỗng xuất hiện ở cửa ) MAI LÂM - (vào hẳn nhà) Không, thằng Tuấn không chết! Nó đã được cứu thoát!...
BÀ NGA - Ông nói: Thằng Tuấn, con tôi không chết à? Có thật như thế không? Nhưng ai đã cứu thoát nó? Có phải là ông đã cứu thoát cho con tôi không?
MAI LÂM - Phải, tôi đã cứu thoát cho con!
BÀ NGA - Ông nói cứ như nó là con ông ấy !?
MAI LÂM - Thì...
BÀ NGA - (bỗng nhiên giật mình ) Nhưng ông... Trông ông như là ông Mai Lâm phải không?
MAI LÂM - Phải! - Tay tư sản của thành phố Sàigòn trước kia... từ ngày chưa giải phóng, người chồng cũ của bà đây!
BÀ NGA - Tôi nhớ rồi, mặc dù trông ông đã khác xưa nhiều lắm.
MAI LÂM - Thì đã mấy chục năm nay còn gì? Hồi ấy tôi và bà còn trẻ, bây giờ đều đã già nua hết cả rồi ! BÀ NGA - Tôi đã quên đi cái ngày ấy! Tôi đã quên đi cái hình ảnh tàn nhẫn ấy của ông!...Ông còn trở lại đây làm gì, khi mà ông đã bỏ mặc mẹ con tôi ở lại... vội chạy di tản một mình sang Mỹ để thoát thân? MAI LÂM - Nhưng cũng tại vì hồi đó bà và con lại đến tận thành phố Nha Trang thăm người nhà, mà quân cộng sản lại đánh vào Sàigòn nhanh quá tôi không kịp đón. Tôi sợ...
BÀ NGA - Ông sợ chết chứ gì? Nên bỏ mẹ con tôi muốn sống chết thế nào mặc xác, không cần biết?
MAI LÂM - Tôi không dám mong bà và con tha thứ. Tôi có lỗi với bà và lỗi với con!...
BÀ NGA - Chỉ là lỗi thôi hay sao? Còn hơn thế chứ!
MAI LÂM - Tôi biết có nói thế nào thì bà cũng không bỏ quá cho tôi đâu? Chuyện đã chót rồi, biết làm thế nào được. Thì... Tôi chỉ biết quì xuống đây để tạ lỗi với bà!...
( Nói xong Mai Lâm quì trước bà Nga sụp lậy. Trước đó ông Bản từ nhà trong đã ra đứng ở cửa phòng. Lúc này bước tới...)
Ô.BẢN - (với Mai Lâm) Kìa, ông không phải quì như thế! Lúc đó ông là một tư sản Sàigòn, quân cách mạng ào tới... đã làm ông sợ hãi quá nên mới vội chạy trốn. (im lặng ít phút) Thế mà những ngày tiếp xúc với ông ở Công ty, tôi đã không biết ông là bố đẻ của thằng Tuấn đấy? MAI LÂM - Bởi vì dạo đó tôi và ông đã gặp nhau lần nào đâu?
BÀ NGA - (với Mai Lâm) Tôi cũng đã kể về ông cho ông nhà tôi đây nghe (chỉ ông Bản) một đôi lần.
MAI LÂM - Vâng, tôi là quá khứ. (với ông Bản) Rất cám ơn ông hồi đó đã cứu mẹ con bà ấy ra khỏi sự hoạn nạn! Ô.BẢN - Khi đó tôi cùng với quân giải phóng tràn vào để giải phóng thành phố Sàigòn. Thế rồi, tôi gặp mẹ con cô ấy đang hoang mang, bơ vơ... MAI LÂM - (với bà Nga) Tôi biết lỗi của tôi không thể tha thứ! Nhưng... bao nhiêu năm qua, khi từ Mỹ trở về lại Việt Nam sinh sống... tôi vẫn mong tìm lại con, tìm gặp lại bà. Tôi đã cất công ra Hà Nội nhiều lần...
BÀ NGA - (với Mai Lâm) Chẳng lẽ gặp thằng Tuấn ông lại có thể nhận ngay ra nó? Khi ông bỏ chạy sang Mỹ, thằng Tuấn chỉ vừa mới biết đi.
MAI LÂM - Ngay lần gặp đầu tiên tôi đã cảm thấy có cái gì ngờ ngợ trên khuôn mặt nó.
Ô.BẢN - Giờ tôi mới nghĩ, khuôn mặt thằng Tuấn có nhiều nét giống ông!... mới lại, linh cảm của giác quan thứ sáu mà: Nó cùng dòng máu với ông! MAI LÂM - (với bà Nga) Rồi cái tên của nó, dĩ nhiên là tôi phải nhớ chứ! Cả tuổi tác của nó cũng vậy. (sôi nổi) Và... cả cái sẹo dài ở đuôi mắt trái của nó nữa, bà còn nhớ chứ? Bà đã để cho con ngã từ trên phản xuống... vập mặt ngay vào đầu nhọn của chiếc tràng kỷ, làm thằng bé chảy bao nhiêu máu? BÀ NGA - Ông còn nhớ kỹ đến thế cơ à?
MAI LÂM - Cứ thế tôi lần tìm. Tôi bỏ cả ăn uống theo từng bước đi của nó. Có lần tôi đã theo nó đến đây, nhưng chỉ dám đứng từ xa nhìn theo con... rồi tôi đã nhìn thấy bà ra mở cửa?
BÀ NGA - Và thế là... Ông biết chắc chắn thằng Tuấn chính là đứa con trai đẻ, mà ông đã bỏ để chạy trốn một mình sang Mỹ?
Ô.BẢN - (can) Thôi, cô trách cứ ông ấy mãi làm gì? Chuyện đã qua rồi!
BÀ NGA - (với Mai Lâm) Thế, sao lúc đó nhìn thấy tôi ra cửa... ông không vào nhà. Có ai ăn thịt ông đâu?
MAI LÂM - Tất nhiên, trông thấy bà là tôi đã muốn đến để gặp mặt ngay, nhưng rồi... tôi lại sợ không dám giáp mặt. Mới lại , khi ấy tôi cũng đang vội tìm cách để cứu con !... Bởi vì trước đó tôi phát hiện ra: thằng Tuấn đang bị người ta có âm mưu làm hại?
BÀ NGA - Thế, bây giờ thằng Tuấn ở đâu? ( Tuấn và Trâm từ cửa bước vào )
BÀ NGA - (ôm lấy con) Con tôi! Thế mà mẹ sợ quá. Kìa cháu Trâm! Có tới nửa năm nay cô mới lại gặp cháu?
TRÂM - Dạ, cháu cũng bận nhiều việc quá!
MAI LÂM - Cô Trâm cũng đã giúp tôi để cứu thoát cho thằng Tuấn đấy!
BÀ NGA - (với Trâm) Thằng Tuấn nhà cô đã gặp may.
TRÂM - (quay sang Tuấn) Chỉ có mình em là không may mắn, có phải thế không anh Tuấn?
TUẤN - Anh lại nghĩ cả hai chúng ta không ai may cả.
Ô.BẢN - (với Mai Lâm) Giờ ông hãy kể cho chúng tôi nghe về việc ông đã cứu thoát cháu Tuấn như thế nào?
MAI LÂM - Kể ra thì chuyện cũng đơn giản. Tôi có những mối quan hệ để theo dõi sát cậu Tài. Khi gặp cậu Tài đi lại với thằng Hốt, là tôi biết ngay! Tôi biết thằng Hốt này từ ở trong Sàigòn.
TRÂM - Nó chính là một thằng lưu manh đã bị nhiều tiền án , tiền sự.
MAI LÂM - Hiện nó cũng đang có án bị truy nã, thế là tôi liền báo Cảnh sát.
BÀ NGA - (với ông Bản) Còn thằng Tài thì... ông cũng phải nghĩ cách gì chứ?
Ô.BẢN - (thở dài) Còn biết nghĩ cách gì? Thôi thì, việc đó đã có cơ quan tư pháp họ làm. BÀ NGA - Đằng nào thì cũng tội! (với Mai Lâm) Thế còn ông, bây giờ ông định thế nào?
MAI LÂM - Nếu tôi có thể chuộc lại được những lỗi lầm xưa?
BÀ NGA - Nhưng thằng Tuấn thì dứt khoát tôi không cho nó đi đâu cả.
Ô.BẢN - Thì cô cứ để... xem ý kiến của con nó thế nào?
TUẤN - (với Mai Lâm) Tôi lại chỉ muốn nói về công việc?
MAI LÂM - Ta sẵn sàng làm tất cả vì anh!
TUẤN - Đã đành ông là một thương nhân thì có quyền mua đi bán lại, đó chưa phải là điều ác. Nhưng với lô hàng ông đã mua vừa rồi: Đó không phải là hàng riêng của bà Minh Phương hay ông giám đốc?... Thế mà, ông đã tạo cơ hội làm ăn phi pháp để cho họ gian lận, vơ vét tiền của... đục khoét của nhà nước? MAI LÂM - Sẽ không bao giờ ta còn để cho bọn người vô nhân, vô đức ấy, qua ta làm giầu cho cái tính tham lam của họ nữa. Ông già này có thể hứa với anh...
TRÂM - (với Tuấn) Nghĩa là anh đã đồng ý vào trong đó? Ý em muốn nói là vào sống trong Sàigòn ấy?... Dù sao ông Mai Lâm đây...
TUẤN - Vào luôn ở trong đó với em chứ gì?
TRÂM - Thì tốt quá chứ sao? Được cả mọi bề. Thì ông Mai Lâm cũng vẫn là...
TUẤN - (cắt ngang) Thực tế còn quá nhiều mâu thuẫn, Trâm ạ! Mà cả hai chúng ta chưa ai có quyền lựa chọn?
TRÂM - Sao lại...
(lúc này ông giám đốc Lãm hớt hải từ ngoài chạy bổ vào)
Ô.LÃM - Anh Bản!... Cháu Tuyết nhà tôi, cháu đã bị....
TUẤN - (xô lại) Ông nói cô Tuyết bị làm sao?
Ô.LÃM - Khổ thân tôi, nó đã uống thuốc ngủ quá liều! Nó đã uống hết cả một lọ thuốc ngủ, nên đã...
Ô.BẢN - Chết! Anh phải cho cháu đi ngay bệnh viện.
Ô.LÃM - Tôi đã cho cháu lên bệnh viện rồi, nhưng không cứu được.
TUẤN - Nhưng tại sao? Tại sao tự nhiên cô Tuyết lại đi uống thuốc ngủ nhiều như thế?...
Ô.LÃM - Tại sao à? Tại vì anh đấy!... Nó tưởng rằng anh đã bị bọn thằng Hốt nó giết rồi, cho nên nó mới uống thuốc ngủ tự vẫn để theo anh. Khổ thân tôi!...Con tôi, tội tình gì mà con lại phải làm như thế con ơi!
BÀ NGA - Thật là tai bay vạ gió, sao cơ sự lại có thể xẩy ra khốn khổ, khốn nạn như thế chứ? Thôi, mọi người khẩn trương mà lên viện xem người ta có thể cứu nổi cháu không? TUẤN - Cô Tuyết đang nằm ở viện nào?... Ông hãy dẫn chúng tôi đi ngay !
( Ông Lãm lập cập ra cửa. Tuấn và mọi người vội vàng ra theo ông)
MÀN CẢNH CHÓT
( Một ngôi mộ trên một quả đồi.
Vào một buổi sáng, bầu trời trong mát, những cánh bướm
bay rập rờn quanh mộ. Có rất nhiều vòng hoa đặt quanh đó,
đều là hoa trắng dành cho các cô gái.
Phía sau ngôi mộ ở một khoảng trời xa... hình tượng một
dàn hoả thiêu, ngọn lửa đang bốc cao. Trên đó -
Minh Phương và Tài, chúng đứng dang hai tay như thể bị
đóng đinh.
MÉ NỬA TRONG SÂN KHẤU:
Từ một con đường phía trong đi ra - Hai viên cảnh sát
áp tải Hốt đi về phía mộ. Đến sát mộ, Hốt cúi gập người quì
gục xuống. Hai cảnh sát cũng ngả mũ chào.
MÉ NỬA NGOÀI SÂN KHẤU:
Đường bên này - Ông Lãm run rẩy tiến về phía mộ. Ông
thắp hương rồi quì xuống trước mộ con.
Đường bên kia - Là một dòng người, họ cũng đang tiến về
phía mộ.Đi đầu là Tuấn, sau đó tiếp đến Trâm, bà Nga, ông Bản,
Mai Lâm, bác thường trực, anh Trương... cùng tất cả các diễn
viên tham gia kịch.
Tuấn tránh ra, mọi người lặng lẽ đến trước mộ đặt hoa,
thắp hương rồi đứng về bên.
Cuối cùng Tuấn đi về phía ông Lãm... ) TUẤN - (trao cho ông Lãm tập hồ sơ) Đây là toàn bộ hồ sơ về lô hàng Rô-ten-bớc, tôi xin trả lại ông!... Giờ nó không còn cần thiết nữa.
( anh đến bên mồ Tuyết thắp hương )
Em không còn nữa trong cuộc sống của chúng tôi.
Khi em còn sống, chúng tôi vẫn chưa thể mang lại cho em phần tốt đẹp nhất của con người. Thì giờ đây - Hỡi cả trời đất, hỡi cây cỏ, lá hoa... hãy đắp dầy lên mồ em, hãy tưới mát lên thi thể , tâm hồn em những vầng ánh sáng và hương thơm ngát nhất của thiên nhiên!...
(Trâm đến nhẹ nhàng kéo Tuấn Đứng dậy. Anh hướng về phía mọi người. Họ lại lặng lẽ đi qua ngôi mộ chào vĩnh biệt cô gái) TUẤN - (tiếp) Chúng tôi đã im lặng,im lặng đi như thế...để vĩnh biệt người con gái. Đã không có ai nói... và cũng không thể có lời nói nào nói được nhiều hơn sự im lặng này!...
( Mọi người lần lượt ra khuất. Hai người công an cũng đứng
dậy đi trở lại phía trong.
Hình tượng dàn hoả thiêu cũng biến mất. Cuối cùng Tuấn và
Trâm cũng ra khuất nốt.
Giờ đây chỉ còn lại nấm mồ: hương khói, không gian trong
mát, những cánh bướm vẫn bay rập rờn và gió... )
TIẾNG TỪ TRONG HẬU TRƯỜNG:
Những năm tháng qua người đời vẫn tới đây để thắp hương lên mồ em... Có ai đó đã đề lại mấy mấy câu thơ - Lời thơ đó như sau:
Người con gái đã không còn
Thời gian theo lớp thời gian đắp dầy
Chàng trai ấy vẫn qua đây
Cắm nhành hoa trắng, vờn bay bướm hồng,
Nắng hanh lại đến mưa giông
Cỏ xanh lút mảnh gương trong đáy trời
Cây lá rụng, gió tơi bời...
Tháng năm qua tháng năm rồi cũng phai.
( âm nhạc... màn từ từ hạ )
HẾT KỊCH
PHẠM NGỌC THÁI
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.03.2011 00:23:36 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
.
Thời gian qua nhà thơ Trúc Thông có chọn bài "Chiều hoàng hôn" trong Tuyển thơ tôi để bình & đăng báo, sau đó anh đã cho in vào tập sách "Bình thơ hay" của đương đại - Tuy bài bình của anh cũng chưa thật sự được thoả đáng, song vẫn xin lưu lại vào đây làm kỷ niệm & cũng để cho các bạn đọc gần xa tham khảo!!! CHIỀU HOÀNG HÔN
Hồn mây gió lang thang
Mà đầm đìa mưa bão
Đời - tư lợi không tham
Chán trò danh bốc hão.
Chưa đi đến tuổi già
Mà yêu hoàng hôn đỏ
Chợt nhìn, chợt nhận, chợt xôn xao...
Soi mặt nước xanh veo
Trầm tư và lặng lẽ
Đàn muỗi phố đã kêu
Quanh bàn nơi quán nhỏ
Chiều đang buông dần chiều.
Sợi tóc mình ngơ ngác
Có nên bạc hay không?
Tuổi trẻ sợ già nhanh
Giờ điềm nhiên đến lạ
Cái mầu hoàng hôn đỏ
Cháy như là khai sinh!
Ôi, hoàng hôn hoàng hôn
Trái tim là bất diệt!
Ngày mai anh có chết
Cũng nhẹ như lá vàng.
Mang suối tóc của em
Đi rồi yêu vĩnh viễn
Anh sẽ hoá rừng thông
Ngàn năm reo cát, sóng...
Phạm Ngọc Thái Lời BÌNH TRÚC THÔNG
Bài thơ được viết một mạch vì đã đi vào trúng mạch, thơ dần dần hiện ra ở khổ thơ thứ ba:
... Tuổi trẻ sợ già nhanh
Giờ điềm nhiên đến lạ
Chính mạch đây rồi! Thơ lập tức vọt ra:
Cái màu hoàng hôn đỏ
Cháy như là khai sinh!
Khai sinh cái gì? Khai sinh một thức ngộ:
Ngày mai anh có chết
Cũng nhẹ như lá vàng
Thật sung sướng, thật hạnh phúc khi tự mình thức ngộ, sở hữu một triết lý sống an nhiên, tự chủ, tự tin đến vậy. Coi chết không là gì, để sống đắm đuối hơn, mở rộng tình yêu, tình người đến vô biên:
Mang suối tóc của em
Đi rồi yêu vĩnh viễn
Chỉ là biểu hiện vừa cụ thể, vừa tượng trưng cho nhân tính phát triển cao chứ không phải chỉ khoanh vào một em nào. Người biết thức ngộ: Trái tim là bất diệt! / - Như trong bài thơ này không thể chỉ cuồng say đàn bà một cánh ích kỷ theo lối sở hữu và bạo hành!
Sau khi mạch thơ đã vọt trào tác giả viết tiếp thoải mái và vững vàng hai đoạn nữa. Ý, tình, hình ảnh, âm điệu đều hay. Không quá bốc, vừa sung mãn đúng độ - Để tác giả kết thúc:
Anh sẽ hoá rừng thông
Ngàn năm reo cát, sóng...
Hai đoạn vào đầu, ngẫm đi ngẫm lại cũng vẫn được. Để gây không khí tịnh tiến như ông thày bắt mạch. Vả, lối thơ cảm khoái theo thể năm chữ cũng phải bắt đầu vào dần dần như thế:
Soi mặt nước xanh veo
Trầm tư và lặng lẽ
Đàn muỗi phố đã kêu
Quanh bàn nơi quán nhỏ
Chiều đang buông dần chiều.
Dĩ nhiên cổ thể nhưng ý tình hiện đại. Cảm xúc hiện đại đã làm Phạm Ngọc Thái quên phắt mình đang tuân theo lối thơ năm chữ, buột phá:
Chợt nhìn, chợt nhận, chợt xôn xao...
Sự "nổi dậy" của cảm xúc thơ thời đại mới nhắc nhở rằng: Trong khi tận dụng hết cái cổ điển của thể loại truyền thống, chúng ta có quyền cơi nới, biến động. Nhưng phải tự do trong qui luật của nghệ thuật, nghĩa là mức độ, tiết chế, hài hoà.
Tr.Th
(Bài viết đã đăng trên báo "Đài Tiếng nói Việt Nam" & cũng đã được in vào tập
"100 bài thơ hay - Có lời bình" - NXB Thanh niên, của nhiều tác giả bình như:
Vũ Quần Phương, Vân Long, Trúc Thông, Phạm Khải, Tô Hà, Mã Giáng Lân...
do nhà thơ Vân Long tuyển chọn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.04.2011 11:58:57 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
.
CỨU LẤY CON TÔI
Kịch một màn
PHẠM NGỌC THÁI
NHÂN VẬT:
1. ÔNG BỐ
2. BÀ MẸ
3. THẮNG Con trai
4. HẰNG Chị gái của Thắng
5. PHÚ Bạn học trước đây của Thắng
Kịch xẩy ra trong một gia đình ở thành phố
MỞ MÀN (Buổi sáng, phòng ngoài gia đình một cán bộ viên chức. Có một lối lên cầu thang gác trên, phía dưới là lối vào nhà trong & bếp, bên kia là cửa ra vào. Sân khấu không có ai. Bóng hai thanh niên thập thò ngoài cửa: Đó là Thắng & Phú! Trong lớp kịch đầu tác giả có ý không nhắc đến tên của 2 thanh niên) THẮNG- Xuỵt. Tôi đã bảo ông đứng ở ngoài chờ, ông cứ xồng xộc đi vào? Nhà có người đấy! (Thắng chỉ tay lên cái túi da nữ sinh của Hằng, đang treo ở trên tường) Kia kìa! Cái túi xách của chị gái tao còn treo ở kia, nghĩa là chị ấy vẫn ở nhà. (ngó vào trong) Hình như trong bếp có cả tiếng của mẹ tao đang nói? PHÚ - Sợ cái cóc khô gì? THẮNG - Nhưng gia đình nhà tôi không ai muốn nhìn thấy cái mặt ông... bám theo tôi! PHÚ - Để tiền ở đâu đi lấy nhanh lên, rồi chuồn! Đừng có đứng đấy mà cứ lải nhải mãi thế?
THẮNG - Ông đứng ở đây chờ, Đừng có mà theo tôi lên gác đấy! (Thắng vứt cái mũ vải đang đội xuống bàn rồi lên gác trên. Phú gian giảo nhìn khắp phòng. Hắn đến lục lọi chiếc túi xách của Hằng, vô tình đánh rơi thỏi son ra sàn nhà... lôi ra một chiếc ví nhỏ) PHÚ - (một mình) Tưởng có vòng xuyến hay là cái dây chuyền vàng? Toàn gương lược, son phấn của đàn bà!...(khẽ reo) À, tiền đây rồi! Chậc, mấy cái đồng bọ... cũng tốt chán, còn hơn không. (Hắn đút tiền vào túi quần sau. Trông thấy chiếc đồng hồ báo thức đặt trên một chiếc giá nhỏ, Phú ngó quanh rồi cầm lấy giấu tay ra sau lưng. Thắng từ trên gác xuống) PHÚ - (hất hàm hỏi) Tất cả được bao nhiêu? THẮNG - Chỉ có một ít mẹ tao cho để mua sách ôn thi đại học, sáng nay vội đi nên tao quên. Bây giờ lấy mang đi như thế này là tao không có sách học nữa? PHÚ - Mày có thể quên cái việc học hành của mày đi được rồi đấy! Nào, đưa đây tao xem? Ồi, thế này ít quá, bõ bèm gì? Thế, cái nhà này không còn gì để cho mày xoáy nữa à? THẮNG - Thôi đi ông ạ! Mà mày đang dấu cái gì ở sau lưng đấy? Không được. Đây là chiếc đồng hồ báo thức người ta đã tặng bố tao! Đồng hồ Thuy Sĩ, loại xịn đấy! PHÚ - Vì nó là loại xịn nên tao mới lấy! Chứ loại đồng hồ báo thức thường, lấy làm gì cho bẩn tay. Thôi, chuồn đi nhanh lên! Tao nghe như có tiếng bước chân người đang ra đấy? Mà... tao cầm cái đồng hồ này đi là để cho mày bán thêm lấy tiền mà chơi, chứ tao không thèm lấy! THẮNG - Mày đúng là một thằng lưu manh, toàn gây hoạ cho tao! Ông bố tao về mà biết mất cái đồng hồ này, gia đình nhà tao lại ầm ĩ lên cho mà xem. (Chúng đi khuất, bà mẹ và Hằng từ nhà trong bước ra)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.05.2011 13:00:44 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
.
BÀ MẸ - Không biết bố con có tìm thấy em Thắng không, giờ vẫn không thấy về? Mẹ sốt ruột quá! (Hằng nhìn thấy chiếc mũ Thắng để quên trên bàn) HẰNG - Mẹ ơi, Thắng nó vừa về đây mẹ ạ! Chiếc mũ nó vứt lại ở trên bàn kia kìa B.MẸ - Thảm nào, lúc ở nhà trong mẹ thoáng nghe có tiếng nói ở ngoài này. (Hằng lại nhìn thấy thỏi son rơi trên sàn nhà) HẰNG - (Nhặt thỏi son) Sao thỏi son của con lại rơi ra đây thế này? (Hằng vội đi đến mở cái túi xách của mình để kiểm tra. Thấy mất tiền trong ví mặt cô thần ra) B.MẸ - Bị mất cái gì thế con? HẰNG - Chỉ có ít tiền mẹ cho con để đi học, em nó cũng móc ví lấy mất mẹ ạ! B.MẸ - Chết, thằng Thắng mà lại sinh ra đổ đốn đến thế à? HẰNG - Tiền thì chả đáng gì nhưng con cũng thấy xót xa: Vì sao em trai của con nó lại đối xử với chị gái của nó tồi tệ đến như thế được? B.MẸ - Em nó hư hỏng đến như mức này thì mẹ sợ quá con ạ? HẰNG - Con cũng chả còn hiểu ra sao nữa? Học xong lớp 12 đã phải thi lại rồi mà nó vẫn thi trượt đại học! Bây giờ nó cũng chẳng chịu học hành ôn luyện bài vở... thì kỳ thi tới này lại trượt nốt mất thôi? B.MẸ - Biết tìm em nó ở đâu bây giờ hở con? (Hằng lại chợt nhìn lên thấy mất chiếc đồng hồ báo thức) HẰNG - (kêu lên) Cả chiếc đồng hồ báo thức? B.MẸ - Hả, con nói... HẰNG - (giọng thiểu não) Nó mang cả cái đồng hồ báo thức đi rồi! (Bà mẹ lặng đi ngã thỉu xuống sàn, Hằng vội đỡ mẹ) HẰNG - (tiếp) Mẹ đừng làm con sợ? Mẹ cứ bình tĩnh, rồi con sẽ đi tìm em nó! B.MẸ - Con ơi! Cái đồng hồ ấy là người ta tặng để làm kỷ niệm cho bố con. Bố con quí bạn nên cũng qúi nó lắm! Nếu bố con mà biết thằng Thắng nó lấy mang đi bán mất rồi, thì ông ấy giết nó mất! (Ông bố xuất hiện ngoài cửa) B.MẸ - (vồn vã) Ôi kìa, vừa nhắc đến là ông đã về. (ra hiệu cho Hằng là đừng cho ông biết) Ô.BỐ - Có chuyện gì thế? B.MẸ - Làm gì có chuyện gì. Thế nào, ông có tìm thấy con không? Ô.BỐ - Chả thấy nó đâu! Tôi đã đến cả nhà thằng Phú, mặc dù gia đình nó nói là: không biết! Nhưng tôi đoán chắc thằng Thắng đã đi theo thằng Phú? B.MẸ - Ông cứ đoán già đoán non chứ...có lẽ con nó quá đà lêu lổng đâu đấy. Nó đã chả hứa: sẽ không bao giờ con quan hệ, chơi bời với cái thằng Phú lưu manh, bụi đời ấy nữa. Ô.BỐ - Bà đi mà tin lời hứa của nó. Còn tôi, chẳng thà tôi tin hà bá hơn. HẰNG - Nhưng từ khi bố đã đuổi thằng Phú ra khỏi nhà, con thấy nó có còn dám bén mảng đến đây để lôi kéo em Thắng nữa đâu? Ô.BỐ - Đuổi được nó ra khỏi nhà, chứ ai ngăn cấm được nó lôi kéo thằng Thắng ở ngoài đường?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.06.2011 11:38:44 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
.
B.MẸ - (với Hằng) Hay... con có biết em nó chơi bời ở những chỗ nào, đi tìm em nó về? HẰNG - Con làm sao mà biết được, bố con còn thạo hơn con! Ô.BỐ - Mà cái thằng Phú bây giờ thì... cờ bạc, trộm cắp, đĩ điếm, có khi lại còn cả xì ke ma tuý không biết chừng? Cái gì nó cũng đủ ngón. B.MẸ - Ông nói làm cho tôi lo quá! Cũng phải tìm cách để ngăn chặn con nó. Tôi sợ con mình không khéo cũng bị hư hỏng vì cái thẳng Phú ấy mất? Ô.BỐ - Thằng Thắng nó hỏng rồi, bà còn nói không khéo cái nỗi gì? Nó hỏng thật rồi, bà hiêủ chưa? B.MẸ - Thì ông làm cái gì mà cứ quát lên như thế? Ô.BỐ - Nó làm cho cái gia đình này không còn ra thể thống, danh giá gì nữa. B.MẸ - Có cái tính khí nóng nẩy của ông làm cho nhà này rối thêm lên thì có! HẰNG - Bố mẹ cứ cãi vã nhau như thế cũng không giải quyết được chuyện gì? (với ông bố) Bố thì quá khe khắt, lại còn nóng tính nữa. Có lúc bố cũng phải dùng tình cảm thuyết phục em nó mới được. Nếu lúc nào bố cũng chỉ mắng mỏ, có khi nó lại sinh ra phẫn chí! B.MẸ - Đấy, con nó nói ông như thế là rất đúng! HẰNG - (với mẹ) Con biết mẹ rất thương chúng con. Nhưng mẹ cũng không nên nuông chiều em quá! Ô.BỐ - Con nói rất phải. (với vợ) Bà là bà chúa nuông chiều, nên nó mới ngày càng sinh hư như thế? B.MẸ - Ông giỏi sao không làm cho nó ngoan đi? Đối với con thì cũng phải có tình cảm một tý! Đằng này, lúc nào cũng chỉ biết nghiêm khắc. Ô.BỐ - Lần này thì tôi để cho mẹ con bà tha hồ tình cảm với nhau, xem nó có tốt hơn không? B.MẸ - Không cần ông phải dậy... Ô.BỐ - Nhục nhã vì con. Một thằng con như thế thì chẳng thà không có còn hơn? HẰNG - Ồi, bố mẹ thật là?... B.MẸ - Tôi nói cho ông biết: Khối người thèm rỏ rãi một thằng con trai mà không được đấy! Ngay như nhà ông vụ trưởng mới dọn đến ở giữa phố kia kìa: Sẵn của, mới lấy một cô vợ bé trẻ măng. Mua cho cả một căn nhà gác riêng để ở. Vợ trẻ thì có trẻ, đẹp cũng hơi đẹp! Nhưng rồi rặn mãi có đẻ được đâu? Cả hai anh chị... hết viện này đến viện khác để chữa chạy. Ông ta tuyên bố: Nếu cô vợ bé của ông ta mà đẻ được một cậu con trai, thì sẽ bỏ cả trăm triệu để đãi khắp phố. Nhưng rồi ngỗng vẫn hoàn ngỗng? Ô.BỐ - Có cái ông vụ trưởng ấy mới háo như thế, chứ tôi thì... B.MẸ - Chỉ bởi vì ông không biết quí người, quí của. Có một đứa con trai khoẻ mạnh, to lớn như thế mà còn rẻ rúm? Nó vẫn còn ngoan hơn khối thằng thanh niên khác! Ô.BỐ - Nói như bà... nó đổ đốn, hư thêm là phải? Thôi, tôi lên gác đây! B.MẸ - Phải, ông lên gác đi! (Ông bố xầm xầm bỏ lên gác) HẰNG - (lại phía mẹ) Mẹ khổ nhiều, nhưng bố con cũng chả sung sướng gì hơn! B.MẸ - (thở dài) Con cũng cố lựa lời mà khuyên em. Nhà này, nó quí chị và nghe lời chị nhất đấy! HẰNG - Thì con khuyên bảo nó vẫn vâng, dạ... Nhưng chỉ được hôm trước, hôm sau bị lũ xấu lôi kéo nó lại quên hết! B.MẸ - (nói nhỏ) Những thứ em nó lấy vừa rồi con chớ cho bố con biết vội nhé? HẰNG - Con biết rồi! Ô. BỐ - (quát từ trên gác) Dứt khoát là nó lại sa vào hội cờ bạc nào rồi? B.MẸ - Cờ bạc gì. Nó đi chơi đâu đấy! (bỗng bà nhìn thấy gói xôi để trên bàn) Giời ơi, khổ tôi chưa? Thế là nó vẫn chưa kịp ăn sáng đây! (cầm gói xôi nói với Hằng) Gói xôi này sáng ngày mẹ mua để cho em nó, lại tưởng nó ăn rồi... thì ra vẫn còn nguyên. Sao lúc em nó ngủ dậy, con không bảo em nó ăn ngay. Chưa kịp ăn sáng thế này, không khéo lại đói lả ra mất? Ô.BỐ - (vừa bước xuống cầu thang vừa tức tối) Giời ạ! Đến nước này mà bà vẫn còn quan tâm đến cả xôi với chả chè? B.MẸ - Tôi không qua tâm tới xôi chè, mà tôi quan tâm tới con! Ô.BỐ - Phải, chỉ mình bà quan tâm tới con!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.07.2011 14:16:58 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
.
B.MẸ - Động một tý là ông quát mắng. Thằng bé cứ trông thấy ông là mặt mày tái xanh
tái ngắt. Ông chỉ cái giỏi đe nẹt, cậy ta đây là bố!
Ô. BỐ - Với bà thì... nhà này chỉ mình nó...
B. MẸ - (với Hằng) Sáng ngày tôi đã phải rang một nồi cơm rang cho bố con chị. Mẹ đã để
ở trên bếp cho nóng - Tại sao chị không giục bố chị ăn lấy một bát rồi hãy đi tìm
thằng Thắng?
HẰNG - Con giục rồi! Bố chỉ "hừ" một tiếng, chả thèm ăn, xăm xăm bỏ đi tìm.
(bà mẹ cầm gói xôi đến chỗ chồng)
B. MẸ - Không phải là tôi không quan tâm tới ông. Nhưng dù sao thì ông cũng đã từng
đi tham gia kháng chiến, đã từng chịu đựng hy sinh ác liệt, chịu đói, chịu khổ,
quen rồi. Đằng này, con nó còn trẻ...
(ông bố bực tức cầm gói xôi ném tung toé ra sàn)
Ô. BỐ - Này, xôi này!
B. MẸ - Ông định ăn thịt tôi chắc?
HẰNG - Con xin bố mẹ? Bố mẹ phải bình tĩnh ôn hoà bàn bạc với nhau, mới tìm ra cách
để uốn nắn em nó chứ ạ?
Ô. BỐ - Nếu thằng Thắng lần này tôi nói không nghe, tự tay tôi sẽ lôi nó lên công an,
cho nó đi cải tạo!
B. MẸ - Ông nói cái gì tôi nghe không hiểu? Bố như ông có mà bố dở hơi! Con cái bị đi
tù người ta còn lo lót, chạy cho con ra khỏi tù. Đây bố lại tự tay tống con đi cải
tạo?
HẰNG - Bố con bực thì bố con nói thế, chứ bố con đã làm đâu mà...
Ô. BỐ - Với tôi: Sống phải cho ra sống! Con cái lớn lên là phải học hành cho ra đến nơi
đến chốn.
B. MẸ - Thì ai không muốn thế? Nhưng ông chỉ cứng nhắc, quát mắng nó có được đâu?
Ô.BỐ - Phải trở thành người hẳn hoi tử tế, có ích lợi cho xã hội.
B. MẸ - Nói thì dễ, nhưng dậy được con như thế đâu có đơn giản?
Ô. BỐ - Nếu không, chẳng thà...
B.MẸ - Chỉ được cái mạnh mồm. Nó mới hơi ốm một tý đã cuống cuồng: nào thuốc
thang, nào nước nóng, nào chăn đắp...Tôi nói cho ông biết: Chỉ vì cái tính quá
cứng nhắc dậy con của ông - Nó bảo rằng bố không thương nó? Những lúc nó
phẫn chí, chính ông làm cho nó bất cần, lại càng lao thêm vào con đường hư
đốn.
Ô.BỐ - (dằn giọng) Bây giờ bà lại đổ tất cả cho tôi!
HẰNG - (rên rỉ) Cứ sống mãi cái nhà này, con cũng đến loạn thần kinh mà tâm thần mất.
(với bố) Bố cũng điên rồi!
Ô. BỐ - (sốt ruột) Đến giờ này mà nó vẫn chưa về? (với Hằng) Con xem mấy giờ rồi?
(nhìn lên tường) Ơ kìa! Cái đồng hồ báo thức đâu rồi?
(Hằng lúng túng, bà mẹ cũng chưa biết nên xử trí thế nào?)
Ô. BỐ - (tiếp) Thôi chết rồi! Đúng thằng Thắng nó đem đi , lại lao vào đám cờ bạc rồi?
(với bà mẹ) Bà còn bảo: Con nó đã hứa là không chơi cờ bạc nữa đi? Đúng là con
hư tại mẹ!
HẰNG - Bố cũng nên bình tĩnh, rồi con sẽ đi tìm em nó!
Ô. BỐ - Nó đã đến thế này thì không thể tha cho nó được! (với bà mẹ) Tôi sẽ đi tìm
bằng được, rồi lôi cổ nó về đây!
B. MẸ - (hốt hoảng ngăn chồng) Con nó cũng đã chót dại rồi! Nếu ông nóng nẩy quá thì..
..(với Hằng) Hãy giữ bố con lại?
HẰNG - Con xin bố! Dù sao em nó cũng đã chót rồi, Cứ từ từ để con hỏi han xem cụ thể
nó ra sao, rồi liệu cách giải quyết?
Ô. BỐ - Lại là cái đồng hồ người ta tặng tôi làm kỷ niệm nữa, bà hiểu không? Thế mà nó
dám lấy đi!
B. MẸ - Thì cũng đã biết sự thể ra sao đâu? Biết đâu con nó chỉ mượn tạm, mang đến
nhà bạn bè học hành hay dùng vào việc gì đó!
Ô. BỐ - Có mà nó mang bán, mang đặt vào đánh bạc thì có!
B. MẸ - Nếu nó có chót bán hay đặt ở chỗ gửi đồ... tôi sẽ tìm cách chuộc lại về trả cho
ông.
Ô.BỐ - Không được. Thằng này mất dậy thế này, không thẳng tay trị nó , là không được.
(Bà mẹ quay phắt lại thay đổi thái độ với chồng)
B. MẸ - Ông ở nhà không được đi đâu cả!
Ô. BỐ - Bà này bây giờ to gớm nhỉ? Bà lại ra lệnh cả cho tôi cơ đấy!
B. MẸ - Tính ông nóng nẩy thế, nếu tôi để ông gặp nó thì ông sẽ giết nó à?
HẰNG - Mẹ con nói đúng đấy! Bố nóng tính, ở nhà. Để con đi. Con lựa lời hỏi han em nó
xem cụ thể ra sao? Em nó đỡ sợ.
Ô. BỐ - Nhưng cô mà tìm nổi nó?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.10.2011 11:55:10 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
HẰNG - Thì con nhờ thêm đám chúng bạn, hay một số người quen chỉ giúp. (Ông bố vẫn nóng nẩy đi lại khắp phòng) Ô.BỐ - (với bà mẹ) Như người trị bện hủi phải trị tận gốc! Nếu bà chỉ biết lấy mỗi tình cảm xuê xoa, ngon ngọt với nó thì... nó chỉ tổ bị hủi thêm. B.MẸ - Cái ông này, càng ngày ăn nói càng chẳng ra sao? Giáo dục con cái lại đi ví với người mắc bện hủi. Nghe ông nói đã phát nôn...