VĂN HOÁ TRUNG QUỐC_KHÁT QUÁT VỀ ĐỊA LÍ (KÌ 3)
Thanh Tinh 01.05.2008 11:09:15 (permalink)
                                    NÚI SÔNG TRÁNG LỆ
    Trung quốc là 1 quốc gia nhiều núi, trên đại địa sừng sửng mấy ngàn mạch núi lớn nhỏ, diện tích núi chiếm hơn 2/3 diện tích tòan quốc.Hy-mã-la-nhã sơn, Côn luân sơn, Tần lĩnh, Đại Hưng An lĩnh, Thái hành sơn, Kỳ liên sơn, Hòanh Đọan sơn, là những dãy núi lớn nổi tiếng của Trung Quốc.
    Trung quốc có rất nhiều sông lớn, nguồn thủy lợi đứng đầu thế giới. Phần lớn sông ngòi Trung quốc chảy từ Tây sang Đông vào biển. Trường giang là con sông lớn nhất Trung quốc, dài 6300km, dài thứ 3 thế giới. Lượng nước Trường giang rất lớn, mùa đông cũng không kết băng nổi, bốn mùa thuyền bè đều có thể vận hành, người ta gọi nó là "Hoàng kim thủy đạo" (dòng nước vàng). Tam Hiệp (ba khúc eo) của Trường giang, núi cao eo hẹp, nước chảy rất xiết, là hiệp cốc nổi tiếng thế giới. Nơi này đang xây dựng công trình thủy lợi Tam Hiệp.
    Con sông lớn thứ hai là Hoàng Hà, dài 5400km, nước sông sắc vàng, cuồn cuồn chảy về hướng đông nhập vào đại hải. Trường giang và Hoàng hà là hai cái nôi của dân tộc Trung Hoa.
    Nói đến sông lớn nổi tiếng của Trung Quốc còn phải kể đến Hắc long giang, sông Nhã-lỗ-tạng-bố, sông Hoài. Sông Tháp-lí-mộc ở Tân Cương là con sông nội địa (không chảy ra biển) lớn nhất Trung quốc, nó chảy trong sa mạc khô hạn, nên được gọi là "dòng sông sinh mạng".
    Hồ là ngọc trên đất Trung quốc. Trung quốc có rất nhiều hồ. Hồ lớn có diện tích hơn 100km2 có hơn 130 cái. Hồ lớn tập trung chủ yếu ở vùng trung du, hạ du trường giang và vùng cao nguyên Thanh Tạng. Hồ Phàn Dương nằm ở phía Nam Trường giang là hồ nước ngọt lớn nhất, hồ Thanh Hải ở cao nguyên Thanh Tạng là hồ nước mặn lớn nhất.
                                  PHONG CẢNH TÚ LỆ
    Núi sông Trung quốc xinh đẹp nhiều vẻ. Phong cảnh phương Bắc hoành tráng, cảnh sắc Giang Nam tú lệ, vùng Thanh Tạng hùng vĩ, sa mạc Tây Bắc mênh mông, đều đem lại cho con người sự cảm thọ mảnh liệt về cái đẹp.
    Trung quốc có 5 ngọn núi lớn gọi là Ngũ Nhạc. Đó là Đông Nhạc Thái Sơn, Tây Nhạc Hoa Sơn, Bắc Nhạc Hằng Sơn, Nam Nhạc Hành Sơn, Trung Nhạc Tung Sơn. Thời Cổ đại, Hoàng đế thường đến Ngũ Nhạc tế Thiên, tế Địa, tế Tổ, cho nên Ngũ Nhạc hiện nay còn lưu lại nhiều di tích văn hóa cổ đại. Cảnh sắc Ngũ Nhạc tuyệt đẹp, hơn nữa mỗi nhạc mỗi vẻ, như Thái Sơn hùng vĩ nhất (Thái sơn thiên hạ hùng), Hoa Sơn hiểm trở nhất (Hoa Sơn thiên hạ hiểm), Hành Sơn tú lệ nhất (Hành sơn thiên hạ tú)...
    Hoàng Sơn được gọi là "Thiên hạ đệ nhất kì sơn" (núi lạ nhất thiên hạ). Những tảng đá kiểu dáng lạ lùng, mây mù nhiều như biển, tùng bách lâu năm nhiều dáng, suối nước nóng... đã tổ hợp thành cảnh đẹp thiên nhiên thiên biến vạn hóa cho Hoàng Sơn. Từ Hạ Khách, người đời Minh, khi đi du lịch Hoàng Sơn về đã đưa ra lời đánh giá Hoàng Sơn như thế này: "Đi Ngũ Nhạc rồi không muốn đến núi khác nữa; Đi Hoàng Sơn rồi không muốn đến Ngũ Nhạc nữa" (Ngũ nhạc quy lai bất khán sơn, Hoàng sơn quy lai bất khán nhạc). Đây là lời bình giá rất cao.
     Có câu: "Núi sông Quế Lâm nhất thiên hạ" (Quế Lâm sơn thủy giáp thiên hạ). Quế Lâm núi xanh, nước trong, động lạ, đá đẹp. Nếu ngồi thuyền ngoạn cảnh trên sông Ly sẽ tưởng mình đang lạc bước vào cảnh tiên.
    Ngòai ra, một dãy phong cảnh miền nhiệt đới như Tây Hồ của Hàng Châu, đàm Nhật Nguyệt của Đài Loan, nguồn Vũ Lăng của Hồ Nam, Tây-song-bản-nạp của Vân Nam, đều là những khu cảnh quang du lịch nổi tiếng. Trung quốc với nhiều cảnh sắc mỹ lệ như thế, cộng thêm nhiều di tích lịch sử văn hóa cổ đại và thành quả của những kiến thiết hiện đại, lại càng tăng thêm vẻ tráng lệ. Cho nên Trung quốc rất hoan nghênh bạn bè khắp nơi trên thế giới có thể đến Trung quốc tham quan du lịch.
Tác giả: Hàn Kiểm Đường
(kỳ sau: Hoàng hà và danh thắng)
   
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9