TỤC NGỮ VÀ CA DAO VIỆT NAM
CA DAO 1. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn (1) 2. Đài Nghiên, tháp bút chưa mòn Hỏi ai xây dựng nên non nước này. (2) 1. Hỡi cô đội nón ba tầm Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang 2. Phiên rằm chợ chính Yên Quang (3) Yên Hoa anh đợi hoa nàng mới mua (4) (1). Thê Húc: có nghĩa là ánh mặt trời ban mai đậu lại. (2). Đài Nghiên, tháp Bút: do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào giữa thế kỷ 19. (3). Yên Quang: tên một làng cũ ở phía nam hồ Trúc Bạch thuộc tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận cũ (nay thuộc Hà Nội) (4). Yên Hoa: là tên cũ làng Yên Phụ
CA DAO 1. Ớt cay là ớt Định Công Nhãn ngon là loại nhãn lồng làng Quang. (1) 1. Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây. (2) 1. Thanh trì buôn bán mọi nơi Đồng Nhân, Thúy Ái là nơi chăn tằm. 2. Làng Mơ thì bán rượu tăm Sở lờ cua ốc, quanh năm đủ đời (3) (1). Làng Quang: tức làng Thanh Liệt, Hà Nội. (2). Đầm Sét: là một đoạn của sông Kim Ngưu cũ, trước kia nối liền với Hồ Tây. (3). Thanh Trì: làng ở ven sông Hồng, nhân dân thường làm nghề buôn bán. Làng này còn nổi tiếng về làm bánh cuốn. - Đồng Nhân, Thúy Ái: hai làng này cũng ở ven sông Hồng. - Làng Mơ: tức là làng Hoàng Mai, Bạch Mai, Hà Nội. - Sở lờ: tức làng Sở Thượng. Thời xưa đa số nhân dân đi mò cua, bắt ốc và làm nghề đan lờ.
CA DAO 1. Ai lên Đồng Tỉnh, Huê Cầu. Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm 2. Nào ai đi chợ Thanh Lâm Mua anh một áo vải thâm hạt dền. (1) 1. Cô kia thắt dải lưng xanh Có về làng Vĩnh với anh thì về 2. Làng Vĩnh có cây bồ đề Có sông tắm mát có nghề làm gai. (2) (1). Đồng Tỉnh: là nơi chuyên bán thuốc lào, Huê Cầu: tức Xuân Cầu, trước thuộc tỉnh Bắc Ninh, sau thuộc Hưng Yên, Thanh Lâm: thuộc Hải Dương. (2). Làng Vĩnh: nay thuộc thôn Cát Tường, xã An Hòa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
CA DAO 1. Dịu dàng nết đất An Dương Xưa nay là chốn văn chương nổi tài (1) 2. Nhất đẹp là gái làng Cầu (2) Khéo ăn, khéo mặc, khéo hầu mẹ cha. 1. Lênh đênh qua cửa Thần Phù (3) Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm. (1). An Dương: thuộc xã Tân Tiến, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Xưa kia có nhiều người học giỏi, lắm thầy đồ. (2). Làng Cầu: tức làng Lam Cầu, huyện Duy Tiên, Hà Nam. (3). Thần Phù: thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Xưa kia Thần Phù là một cửa bể hay có sóng dữ.
CA DAO 1. Mình về đường ấy thì xa Để anh bắc cầu sông cái về qua Ninh Bình 2. Đất Ninh Bình có chùa Non Nước Núi Phi Diên, Hồi Hạc xung quanh. Em về em nhớ quê anh. (1) (1). Núi Non Nước (núi Dục Thúy): trên đó có chùa Non Nước. - Núi Phi Diên (núi Cánh Diều), núi Hồi Hạc (núi Gối Hạc): là những thắng cảnh của Ninh Bình
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.05.2008 21:03:56 bởi bietaiaibiet >
CA DAO 1. Ai lên nhắn chị hàng bông Có muốn lấy chồng thì xuống Nguyệt Viên 2. Nguyệt Viên lắm thóc, nhiều tiền Lại có sông liền tắm mát, nghỉ ngơi. 3. Chiều chiều ba dãy cá tươi Chẳng ăn cũng thiệt, chẳng chơi cũng hoài. (1) 1. Muốn ăn cá bống kho gừng Thì về Kẻ Mỹ đánh thừng với anh (2) (1). Nguyệt Viên: nay thuộc xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. (2). Kẻ Mỹ: Làng Mỹ Đà, xã Hoằng Anh, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
CA DAO 1. Ai về nhớ vải Định Hòa Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê 2. Nhớ dừa Quảng Hán, Lưu Khê Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào. (1) 1. Đông Thành là mẹ là cha Đói cơm, rách áo thì ra Đông Thành. (2) 1. Phủ Quỳ đi có về không Mồ xanh vợ để tang chồng là đây. (3) (1). Các địa phương trên đều thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. (2). Đông Thành: tức huyện Yên Thành, Nghệ An là huyện nhiều lúa nhất tỉnh, tục ngữ có câu: "Ngệ: Yên Thành, Thanh: Nông Cống" (3). Phủ Quỳ: tức huyện Quỳ Châu, Nghệ An, trước kia là nơi nước độc.
CA DAO 1. Ai về khe Mọ cùng đi (1) Đồng bằng thì ít, rú ri thì nhiều. 1. Sa Nam trên chợ dưới đò (2) Bánh đúc hai dãy, thịt bò mê thiên Muốn ăn mà nỏ (chẳng) có tiền. 1. Ai về Hà Tĩnh thì về Mặc lụa chợ Hạ, uống nước chè Hương Sơn. (3) 1. Đức Thọ gạo trắng nước trong (4) Ai về Đức Thọ thong dong con người. (1). Khe Mọ: thuộc xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương, Nghệ An. (2). Sa Nam: thị trấn Nam Đàn hiện nay thuộc tỉnh Nghệ An. (3). Chợ Hạ: tức vùng Châu Phong, huyện Đức Thọ, Hương Sơn: một huyện của Hà Tĩnh. (4). Đức Thọ: huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.
CA DAO 1. Ai về Nhượng Bạn thì về (1) Gạo nhiều, cá lắm dễ bề làm ăn. 1. Khôn ngoan qua cửa sông La Dễ ai có cánh bay qua Lũy Thầy. (2) (1). Nhượng Bạn: tức cửa Nhượng thuộc tỉnh Hà Tĩnh. (2). Sông La: ở Hà Tĩnh, Lũy Thầy ở Quảng Bình và là một hệ thống đồn lũy kiên cố gồm có: lũy Sa Phu, lũy Trần Ninh, lũy Đồng Hới, lũy Dâu Mậu và quá về phía nam có lũy Trương Du.
CA DAO 1. Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ (1) 2. Thương em anh cũng muốn vô Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang 3. Phá Tam Giang ngày rày đã cạn Truông nhà Hồ, nội tán cấm nghiêm. (2) 1. Núi Truồi ai đắp mà cao Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu. (3) 2. Nong tằm, ao cá, nương dâu Đò xưa, bến cũ nhớ câu hẹn hò. (1). Còn có câu: Đường về xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ Ai vô xứ Nghệ thì vô. (2). Truông: vùng đất hoang, rộng, cây cỏ mọc nhiều.Truông nhà Hồ tức là Hồ Xá Lâm, thuộc Vĩnh Linh, Quảng Trị. - Phá Tam Giang: là lạch biển chảy qua 5 huyện thuộc Thừa Thiên. - Nội Tán: một chức quan đời Lê Mạt, ở đây chỉ Nguyễn Khoa Đăng. - Núi Truồi: một hòn núi cao ở Thừa Thiên. - Sông Gianh: con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Bình.
CA DAO 1. Đông Ba, Gia Hội hai cầu Ngó lên Diệu Đế bốn lầu hai chuông. (1) 1. Đi bộ thì khiếp Hải Vân Đi thuyền thì sợ sóng thần hang Giơi. (2) (1). Đông Ba, Gia Hội: hai chiếc cầu ở thành phố Huế. (2). Hang Giơi: là quãng đường biển ở chân sườn núi Hải Vân
CA DAO 1. Bình Định có núi Vọng Phu Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh 2. Em về Bình Định cùng anh Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa. (1) 1. Thuốc An Lương hương thơm, khói nhẹ Chè Hòa Hội nước đậm mùi thơm 2. Em về mua vải chợ Gồm, Gò Găng mua nón, phiên Chàm anh vô. (2) (1). Núi Vọng Phu ở trên núi Mò ô gần bãi Khách Thử, thuộc huyện Phú Cát. Đầm Thị Nại: thuộc huyện Tuy Phước. Cù lao Xanh: một hòn đảo thuộc Bình Định gần cửa biển Quy Nhơn. (2). An Lương, Hòa Hội, chợ Gồm: đều thuộc huyện Phú Cát, Bình Định. Thị trấn gò Găng cách thành Bình Định 6 km về phía bắc. Nón Gò Găng đẹp có tiếng trong cả nước. - Chợ Chàm: tức chợ Gò Chàm (trước kia cách thành Bình Định 2km về phía bắc) nay ở thành Bình Định.
CA DAO 1. Muốn ăn bánh ít lá gai Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi. (1) 1. Muốn về Hòa Đại, Hiệp Luông Sợ khe nước nóng, sợ chuông Ba Gò. (2) 1. Ai về Tuy Phước ăn nem Ghé thăm Hưng Thạnh mà xem tháp Chàm. (3) (1). Bánh ít lá gai: thứ bánh ngọt làm bằng bột nếp và lá cây gai, có nhân gói bằng lá chuối như hình củ ấu. (2). Hòa Đại, Hiệp Luông: thuộc huyện Phù Cát, Bình Định có khe nước nóng tự nhiên, có truông Ba Gò rộng khoảng 500 mẫu trung bộ, hoang vu, rậm rạp. (3). Huyện Tuy Phước: thuộc Bình Định. Hưng Thạnh: ở đầu ô thành Phố Quy Nhơn, gần huyện lỵ Tuy Phước. - Tháp Chàm: tháp của người Chàm ở ngay thôn Hưng Thạnh.
CA DAO 1. Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về. (1) 1. Hết gạo thì có Đồng Nai (2) Hết củi thì có Tần Sài chở vô. 1. Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng. (3) (1). Nhà Bè: sông Nhà Bè thuộc Gia Định nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh. (2). Đồng Nai: tên một con sông ở Nam Bộ - cũng chỉ chung Nam Bộ. (3). Phú Xuân: tức Huế.
CA DAO 1. Nồi đồng lại úp vung đồng Con gái xứ bắc lấy chồng Đồng Nai. 1. Muốn ăn bông súng mắm kho Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm. 1. Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm.
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu: