VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 16 bài trong đề mục
venus4t.vns_hnu 04.05.2008 11:11:40 (permalink)
Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam: Người La Hủ




Người La Hủ cư trú phân tán thành nhiều xóm nhỏ với thành phần dân cư thay đổi thường xuyên do lối sống du canh...



Tên tự gọi: La Hủ.
Tên gọi khác: Xá lá vàng, Cò Xung, Khù Sung, Kha Quy, Cọ Sọ, Nê Thú.
Nhóm địa phương: La Hủ na (đen), La Hủ sư (vàng) và La Hủ phung (trắng).
Dân số: 5.319 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến (ngữ hệ Hán - Tạng), gần với Miến hơn.

Hoạt động sản xuất: Người La Hủ chủ yếu làm nương du canh với nhịp độ luân chuyển cao. Gần đây họ chuyển dần sang trồng lúa trên ruộng bậc thang. Người La Hủ nổi tiếng về nghề đan lát (mâm cơm, ghế mây), rèn.

Săn bắt, đánh cá, hái lượm có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế.

Trang phục nữ La hủ có nhiều tua chỉ màu trên khăn; nhiều đồng xu trên áo và can ghép tay áo bằng các loại vải nhiều màu. Chiếc mũ của trẻ em không phân biệt trai gái, đều được đính nhiều xu bạc và chỉ màu. Mũ của chúng có liên quan đến hồn vía. Vì vậy họ thường kiêng cho hoặc bán mũ con cái của mình.
Ăn: Người La Hủ đã chuyển từ ăn ngô, cơm nếp sang chủ yếu cơm tẻ, thích dùng các loại thịt chim, thú do săn bắn được, cá bắt ở khe suối, măng chua, canh đậu, bầu bí.

Mặc: Người La Hủ không có truyền thống trồng bông. Trước đây, phụ nữ thường đem thịt thú rừng, nấm hương, thuốc phiện và các lâm thổ sản quý đổi lấy vải của các dân tộc khác hoặc đổi lấy bông để tự dệt thành vải. Phụ nữ mặc quần áo dài. Mặc hai lớp áo, áo trong tay dài, cài khuy bên nách phải, áo ngoài tay ngắn, cài khuy giữa ngực. Ngày thường họ chỉ mặc áo dài, ngày lễ, tết mặc thêm áo ngắn ra ngoài.

Ở: Trước đây họ thường làm nhà, lều rải rác ở ngay trên nương, trên núi cao thuộc hai xã Pa Ủ VÀ PA VỆ SỦ HUYỆN Mường Tè (Lai Châu). Nhà lợp lá, lá vàng lại chuyển đi nơi khác nên người La Hủ mới có tên Xá lá vàng. Hiện nay, họ phổ biến ở nhà trệt hoặc trình tường bằng đất hoặc ván. Bếp, nhà thờ và giường ngủ của gia đình bao giờ cũng ở chung một gian.

Phương tiện vận chuyển: Người La Hủ quen dùng gùi đan bằng mây, giang, có hai quai đeo vai để chuyên chở trong điều kiện địa hình rất dốc. Hon thường địu trẻ khi đi ca hay lúc làm việc.

Quan hệ xã hội: Người La Hủ cư trú phân tán thành nhiều xóm nhỏ với thành phần dân cư thay đổi thường xuyên do lối sống du canh. Xã hội chưa có sự phân hoá giàu nghèo. Người phụ nữ được tôn trọng trong gia đình song có ít vai trò xã hội.

Trong các dịp lễ tết, người La Hủ thường dùng trống để giữ nhịp trong điệu xoè múa. Cũng giống trống Hà Nhì, trống La Hủ được khoét bằng đoạn thân cây gỗ và chỉ bịt bằng da thú rừng như: nai, hoẵng, bò tót...(Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)
Quan hệ dòng họ lỏng lẻo, không có người đứng đầu dòng họ và không có nghi lễ cúng bái cho cả họ. Một số mang tên chim, thú nhưng nhiều họ khác không còn ai nhớ ý nghĩa.

Cưới xin:
Trai gái La Hủ được phép tự do yêu đương khi đến tuổi lập gia đình. Việc cưới hỏi được tiến hành qua nhiều bước. Trong só lễ vật nhà trai đưa sang nhà gái bắt buộc phải có thịt sóc. Sau lễ cưới, cô dâu cư trú bên chồng. Tuy nhiên, tục ở rể vẫn tồn tại với những chàng trai không sắm đủ đồ dẫn cưới, nhất là bạc trắng.

Sinh đẻ: Phụ nữ La Hủ được phép đẻ trong gian buồng của mình với sự giúp đỡ của mẹ chồng hay chị em gái. Sau khi đẻ ba ngày thì lễ đặt tên cho đứa trẻ. Tên của trẻ sơ sinh thường được đặt theo ngày sinh, do vậy trong cộng đồng người La Hủ, việc trùng tên khá phổ biến. Nếu thấy trẻ lâu lớn hoặc hay đau ốm, có thể làm lễ đổi tên khác.

Ma chay:
Khi nhà có người chết, người ta bắn súng để đuổi ma và báo cho họ hàng, làng xóm biết. Quan tài thường là một khúc gỗ bổ đôi, khoét rỗng cả hai nửa. Ngày giờ đi chôn được lựa chọn cẩn thận.

Người La Hủ không có nghĩa địa cố định. Thời hạn để tang của con cái đối với cha mẹ là ba năm song không có các dấu hiệu đặc biệt trên trang phục hay đầu tóc.

Thờ cúng: Người ta cúng tổ tiên, bố mẹ và những người thân đã mất chỉ vào các dịp cơm mới, ngày tết tháng bảy hay gieo xong lúa nương, khi cưới xin, ma chay. Không có tục cúng vào ngày giỗ. Lễ vật duy nhất dâng cho tổ tiên là cơm gói trong lá rừng.

Là cư dân hái lượm nhưng vào dịp tết cơm mới, đầu tháng 10 hay tháng 11, họ kiêng 3 ngày không đi hái rau, lấy củi, chặt cây, phát cỏ trong rừng để cầu mong cây cỏ tốt quanh năm.

Ngày nay, người La Hủ đã ở trong các ngôi nhà đất dựng trên các triền núi cao. Nhiều bản đã định canh định cư.
Cảnh trong ảnh là một góc bản Nậm Xã, xã Bum Tổ, Mường Tè, Lai Châu.

Quan niệm về sự sống và chết là do trời định. Ở TRÊN TRỜI CÓ HAI CĂN nhà, một gọi là nà đề (nhà ốm), một gọi là xơ đề (nhà chết). Nếu hồn của người nào lên đến xơ đề thì nhất định xẽ chết. Còn nếu hồn lên tới nà đề thì phải làm lễ cúng xin hồn về để được sống lâu hơn. Người ta tin mỗi người chỉ sống trong một hạn tuổi đã định ngay từ khi mới đẻ ra. Nhưng cũng có thể sống vượt quá hạn đó nếu như tổ chức lễ cúng di chá. Phải bói để tìm nguyên nhân giải hạn này.

Học: Xưa kia, người La Hủ Không có chữ. Hiện nay, học sinh học chữ quốc ngữ. Người La Hủ sử dụng lịch truyền miệng chia năm thành 12 tháng, mỗi tháng tương ứng với một con vật. Họ biết nhiều cây thuốc trên rừng. Ðể giữ bí mật và mong sự linh nghiệm của những cây thuốc, người ta thường phủ lên trên những nghi lễ, tín ngưỡng. Mỗi lần định đi hái thuốc họ giữ kín cả buổi không nói chuyện với ai, bất chợt lẻn vào rừng không cho người khác biết.

Văn nghệ:
Người La Hủ thích nghe và sử dụng thành thạo khèn.

Chơi:
Chiều chiều, trẻ em thường quây quần bên đống lửa quanh nhà, bên bờ suối vừa chơi, vừa hát, gõ cây làm nhịp.
#1
    venus4t.vns_hnu 04.05.2008 11:29:21 (permalink)
            Hic hic! Xin lỗi mọi người nhé! Mình post đề tài lên mà quên mất vài lời dẫn, nay có vài lời với những ai "vô tình" hoặc "hữu ý" ghé thăm.
          
     Bạn thân mến! Đã là người Việt Nam thì dù ở đâu và đang làm gì thì trong nơi sâu thẳm và thầm kín nhất của tâm hồn đều hướng về nguồn cội, về quê hương và đất nước. Chúng ta không thể nhồi nhét những kiến thức về lịch sử hoặc văn hoá dân tộc vào trong mỗi cá nhân bằng những bài diễn thuyết, bằng những bài giảng đầy khô khan và yêu cầu chúng ta phải nhớ nó một cách máy móc và sơ cứng.
           
            Khi mỗi người Việt chúng ta được sinh ra trên cõi đời này thì lịch sử - văn hoá Việt Nam đã tự nhiên hiện hữu và thấm vào từng mạch máu, hơi thở của chúng ta rùi. Vì lẽ đó, chúng ta tiếp nhận lịch sử - văn hoá dân tộc một cách chủ động và sáng tạo để từ đó mà ngẫm nghĩ mà hoàn thiện con người Việt Nam thời đại mới.
          
           Vì lẽ đó, với forum này và những topic mà các bạn đang đọc mình hy vọng các bạn sẽ tò mò, thích thú khi biết về đất nước - con người Việt Nam - văn hoá Việt Nam thông qua văn hoá các dân tộc trên đất nước thân yêu của chúng ta. Văn hoá Việt Nam có độc đáo, phong phú hay không còn là do sự cộng hưởng của tất cả văn hoá các dân tộc anh em, không kể là thiểu số hay đa số.
             Vậy nếu bạn có những thông tin - tài liệu gì về văn hoá các dân tộc trên đất nước chúng ta thì hãy cùng post lên nhé!
    ***********************************
    Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam: Người Lô Lô




    Ðại bộ phận người Lô lô ở nhà nền đất, tường trình, cư trú theo khuôn viên từng gia đình. Mỗi khuôn viên có nhà bếp và chuồng gia súc riêng. Ngày nay, mỗi khuôn viên ấy có hàng rào xếp đá vây quanh trong đó có cổng ra vào.



    Tên tự gọi: Lô Lô.
    Tên gọi khác: Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn.
    Nhóm địa phương: Lô Lô hoa và Lô Lô đen.
    Dân số: 3.134 người.
    Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (ngữ hệ Hán-Tạng), gần với Miến hơn.

    Lịch sử:
    Họ là cư dân có mặt rất sớm ở vùng cực bắc của Hà Giang.
     

    Nữ phục Lô lô được trang trí bằng nhiều đồ án hoa văn khác nhau. Nét đặc trưng ở cả hai nhóm là họ dùng nhiều phương pháp đắp ghép vải và ưa dùng các gam màu sặc sỡ.
    Hoạt động sản xuất: Người Lô Lô chủ yếu làm ruộng nước và nương định canh với các cây trồng chính như lúa nếp, lúa tẻ và ngô. Chăn nuôi gia đình tương đối phát triển và là một nguồn lợi đáng kể.

    Ăn: Người Lô Lô chủ yếu ăn ngô bằng cách xay thành bột đồ chín. Bữa ăn phải có canh. Họ thường dùng bát và thìa bằng gỗ.

    Mặc: Phụ nữ có nhóm mặc áo cổ tròn, xẻ ngực, có nhóm mặc áo cổ vuông chui đầu, quần chân què, có nơi bên ngoài còn quấn xà cạp. Trang trí trên y phục bằng hoa văn chắp ghép những mảng vải màu to. Họ có sử dụng hoa văn in bằng sáp ong.

    Ở: Tuỳ từng nơi họ sống trong ba loại nhà: nhà trệt, nhà sàn hoặc nhà nửa sàn nửa đất ở các huyện Ðồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Bảo Lạc (Cao Bằng), Mường Khương (Lào Cai).

    Phương tiện vận chuyển:
    Người Lô Lô quen dùng gùi đan bằng mây, giang, có hai quai để chuyên chở; địu trẻ em trên lưng khi đi xa hoặc lúc làm việc.

    Nam giới Lô lô dùng một màu chàm trong trang phục. Ðầu đội khăn quấn nhiều vòng. Nhiều người có thói quen hút thuốc bằng tẩu.
    Quan hệ xã hội: Người Lô Lô sống tập trung trong các bản tương đối ổn định. Tính cộng đồng tộc người thể hiện rõ nét.
    Có hơn 30 dòng họ khác nhau. Mỗi dòng họ thường quần tụ trong phạm vi một làng bản, thờ cúng chung một ông tổ và có một khu nghĩa địa riêng nằm trong nghĩa địa chung của công xã. Người Lô Lô thích các quan hệ hôn nhân nội tộc người và thực hiện nguyên tắc ngoại hôn giữa các dòng họ.

    Cưới xin: Phong tục cưới xin của người Lô Lô mang nặng tính gả bán với việc thách cưới cao (bạc trắng, rượu, thịt...). Sau hôn nhân, cô dâu cư trú bên chồng. Con trai cô có thể lấy con gái cậu song không được ngược lại.

    Sinh đẻ: Phụ nữ khi mang thai phải kiêng kỵ nhiều trong chế độ ăn uống và sản xuất. Sản phụ đẻ ở nhà với sự giúp đỡ của bà mụ trong bản. Sau 12 ngày làm lễ đặt tên cho con và có thể đổi tên nếu đứa trẻ hay khóc hoặc chậm lớn.

    Ma chay: Tang ma có nhiều lễ thức độc đáo như hoá trang, nhảy múa, đánh lộn... Dấu vết của tục săn đầu còn thể hiện khá rõ ở hiện tượng một người luôn đeo chiếc túi vải có đựng khúc gỗ hay quả bầu có vẽ mặt người trong tang lễ.

    Thờ cúng:
    Người Lô Lô thờ cúng tổ tiên, bố mẹ và những người thân đã mất. Trên bàn thờ có những bài vị hình nhân bằng gỗ, vẽ mặt bằng than đen. Linh hồn giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh.

    Lễ tết: Tết Nguyên đán như người Hán và người Việt. Ngoài ra còn có tục ăn Cơm mới, tết Ðoan ngọ, Rằm tháng bảy...

    Lịch: Họ sử dụng lịch truyền miệng chia năm thành 11 tháng, mỗi tháng tương ứng với một con vật.

    Ðại bộ phận người Lô lô ở nhà nền đất, tường trình, cư trú theo khuôn viên từng gia đình. Mỗi khuôn viên có nhà bếp và chuồng gia súc riêng. Ngày nay, mỗi khuôn viên ấy có hàng rào xếp đá vây quanh trong đó có cổng ra vào.

    Học: Khoảng thế kỷ thứ 14 người Lô Lô đã có chữ tượng hình với 140 bộ thủ. Người ta dùng phương pháp ghép bộ thủ để diễn đạt nghĩa. Chữ được ghi trên các tấm gỗ mỏng, trên da thú hoặc loại giấy dày, thô. Tới nay chỉ có một số gia đình còn giữ lại được một vài mảnh có ghi lại loại chữ đó mà ít ai đọc được.

    Văn nghệ: Là một trong số ít các dân tộc ở nước ta hiện nay còn sử dụng trống đồng trong sinh hoạt. Trống đồng là một nhạc cụ truyền thống của người Lô Lô gắn liền với huyền thoại về nạn hồng thuỷ. Truyện kể rằng: xưa có nạn lụt lớn, nước dâng cao đến tận trời. Có hai chị em nhờ trời cứu để chị vào trống đồng to, em vào trống đồng nhỏ. Hai chị em thoát chết nhờ trống nổi lên mặt nước. Hết lụt họ ở trên núi, sống với nhau thành vợ, thành chồng. Họ là thuỷ tổ của loài người tái sinh.

    Trống đồng với tư cách là nhạc khí chỉ được dùng trong đám tang, giữ nhịp cho các điệu múa dân gian của cộng đồng. Quan niệm về âm dương, sự sinh sôi nảy nở có lẽ còn được bảo tồn rõ ràng với lối hoà tấu hai trống đực và cái cùng một lúc. Trống treo trên giá đặt ở phía chân người chết; mặt của hai trống quay lại với nhau. Người đánh trống đứng ở giữa, cầm dùi đánh bằng hai đầu, cứ một đầu dùi đánh một trống. Chỉ những người đàn ông chưa vợ hoặc có vợ không ở trong thời kỳ thai nghén mới được đánh trống.

    Trống đồng không những là một tài sản quý, một nhạc cụ độc đáo mà còn là một khí cụ mang tính chất tôn giáo. Có tiếng trống đồng thì hồn người chết mới tìm được đường về nơi sinh tụ đầu tiên của tổ tiên. Chỉ có trong đám ma mới đánh trống đồng. Ngày thường, người ra chôn trống dưới đất ở nơi sạch sẽ, kín đáo.
    Sưu tầm từ:
    http://vitinfo.com.vn/Muctin/Honviet/Datnuocconnguoi/39375/default.aspx



    #2
      venus4t.vns_hnu 07.05.2008 01:20:32 (permalink)
      Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam: Người Lự




      Người Lự đã có mặt ở khu vực Xam Mứn (Ðiện Biên) ít nhất cũng trước thế kỷ XI - XII. Tại đây họ đã xây thành Xam Mứn (Tam Vạn) và khai khẩn nhiều ruộng đồng.



      Tên tự gọi: Lừ, Thay hoặc Thay Lừ.
      Tên gọi khác: Phù Lừ, Nhuồn, Duồn.
      Nhóm địa phương: ở Việt Nam chỉ có nhóm Lự Ðen (Lừ Ðăm) ở xã Bản Hon, huyện Phong Thổ, Sìn Hồ (Lai Châu), phân biệt nhóm Lự Trắng (Lừ Khao) ở Síp Song Păn Na (Trung Quốc).
      Dân số: 3. 684 người.
      Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai).

      Lịch sử: Người Lự đã có mặt ở khu vực Xam Mứn (Ðiện Biên) ít nhất cũng trước thế kỷ XI - XII. Tại đây họ đã xây thành Xam Mứn (Tam Vạn) và khai khẩn nhiều ruộng đồng. Vào thế kỷ chiến tranh người Lự phải phân tán đi khắp nơi, một bộ phận nhỏ chạy lên sinh sống ở vùng núi Phong Thổ, Sìn Hồ.

      Cũng như các dân tộc nói ngôn ngữ Tày - Thái, người Lự chú trọng giải quyết các nhu cầu về vải. Công việc làm ra vải cho mặc, làm chăn đệm hoàn toàn do phụ nữ đảm nhiệm.

      Cũng như các dân tộc nói ngôn ngữ Tày - Thái, người Lự chú trọng giải quyết các nhu cầu về vải. Công việc làm ra vải cho mặc, làm chăn đệm hoàn toàn do phụ nữ đảm nhiệm.
      Hoạt động sản xuất: Người Lự sáng tạo ra hệ thống mương, phai truyền thống để dẫn thuỷ nhập điền. Ruộng trồng lúa nếp theo kỹ thuật cấy mạ hai lần. Có nơi đã biết dùng phân xanh, rác rưởi và phân chuồng để bón ruộng. Họ làm nương phát, đốt, chọc lỗ tra hạt hoặc cày do tiếp thu từ người Hmông. Nghề dệt phát triển. Dệt thổ cẩm với nhiều đường nét hoa văn đẹp. Người Lự có nghề rèn gươm nổi tiếng. Hái lượm, săn bắt, đặc biệt đánh cá ở suối là hoạt động thường xuyên.

      Ăn: Người Lự ăn xôi, ưa thích các món chế biến từ cá, trong đó có món nộm chua với thịt cá tươi. Lợn, trâu, bò chỉ mổ ăn khi có lễ tết, không mổ để bán.

      Mặc: Nữ mặc áo chàm, xẻ ngực. Váy nữ bằng vải chàm đen, có thêu dệt thành hai phần trang trí, dễ cảm giác như váy có hai tầng ghép lại. Cổ đeo vòng được nối hai đầu bằng chuỗi dây xà tích bằng bạc. Ðầu đội khăn cuốn nghiêng về phía trái, để lộ mặt trước với những đường gấp viền thêu hoa văn bổ dọc. Nhuộm răng đen. Ðeo vòng tay bằng bạc, bằng đồng.

      Nam mặc quần áo bằng vải chàm đen, áo cánh kiểu xẻ ngực, cài cúc tết dây vải, có hai túi ở hai vạt áo và một túi ở ngực trái. Quần từ đầu gối trở xuống có thêu hoa văn. Họ đội khăn đen, gấp nếp cuốn nhiều vòng, thích nhuộm răng đen. Ðàn ông thường đeo gươm, không những để tự vệ mà còn là tập quán trang trí.

      Ở: Người Lự cư trú ở các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Ðiện Biên (Lai Châu). Nhà sàn 4 mái, mái kéo dài che làm hiên sàn nơi đặt khung dệt và các dụng cụ làm ra vải. Trong nhà có chăn, đệm, màn, rèm; bếp ở giữa nhà.

      Phương tiện vận chuyển:
      Gùi, trâu kéo, ngựa thồ.

      Quan hệ xã hội:
      Quan hệ láng giềng là chủ đạo. Họ theo tập quán tương trợ giữa các gia đình trong lao động sản xuất, khi làm nhà mới, cưới xin ma chay.

      Hai họ - Pu Da (nội) và Ta Nai (ngoại) là quan trọng nhất.

      Cưới xin: Người Lự khuyến khích hôn nhân ngược chiều với câu tục ngữ "dao khâu đồng, hôn nhân trở về lối cũ". Em lấy vợ, anh em của vợ thuộc bàng hệ chéo hai, ba đời lại lấy chị em gái của chồng. Không có trường hợp ép duyên. Theo tục ở rể 3 năm sau đó về làm dâu 2 năm thì đôi vợ chồng được phép ra ở riêng để thành đơn vị gia đình hạt nhân sống trong nếp nhà sàn riêng của mình. Có ba bước cưới xin:

          + "Ăn giáp tối": lễ nhập phòng.
          + "Ăn mới": tổ chức ăn uống và nhà trai dâng lễ vật cho nhà gái trong đó phải có một thanh gươm.
          + "Ðón dâu".

      Sinh đẻ: Khi đầy tháng nhờ ông máy đem bút vót bằng cây guột và một mảnh vải trắng đĩa mực tàu đến bói và tìm tên cho trẻ nhỏ. Ðặt trứng gà lên bát gạo, ông máy gieo hạt gạo lên trông trứng xem chẵn, lẻ. Nếu ứng đúng như ông xướng thì lấy tên đó đặt cho trẻ và ghi tên vào mảnh vải rồi trao lại cho bố mẹ giữ lấy làm khai sinh. Nữ thường có tên là Kẻo (Ngọc) và nam là Khăm (Vàng)...

      Phụ nữ Lự dùng vải đen chàm để làm màu nền của váy, áo, khăn và kiêng màu trắng. Họ thêu các mảng viền hoa văn quả trám ngang, dọc tạo thành váy hai tầng. áo có đeo các vòng bạc ở ngực, mặc theo kiểu chéo vạt cài dải ở bên hông trái. 

      Phụ nữ Lự dùng vải đen chàm để làm màu nền của váy, áo, khăn và kiêng màu trắng. Họ thêu các mảng viền hoa văn quả trám ngang, dọc tạo thành váy hai tầng. áo có đeo các vòng bạc ở ngực, mặc theo kiểu chéo vạt cài dải ở bên hông trái.
      Ma chay: Khi có người chết, người trong họ nội đội khăn trắng để tang. Mổ một trâu đen (không trắng) để cúng tiễn hồn về cõi hư vô. Quàn thi thể ở nhà 3 ngày rồi thuê 8 người ngoài họ để khiêng ra rừng ma. Chôn không đắp thành mồ. Những người đi đưa đám trước khi lên nhà phải tắm rửa sạch sẽ. Bà con gần gũi thuộc họ nội của người chết phải kiêng 3 ngày không lao động sản xuất.

      Nhà mới:
      Kiêng không làm lễ lên nhà mới vào giữa trưa. Sau khi quét sạch nhà, mời 4 cụ già ngoài họ đến uống rượu quanh một cái chậu có 4 chén rượu đặt ở giữa nhà. Một chàng trai trẻ đến bên cửa ra vào, ngồi xổm và cất tiếng xin mua nhà, các cụ đang uống rượu đáp: "chủ nhà sắp đến nhận rồi". Vợ chồng chủ nhà đã đứng sẵn ở chân cầu thang. Chồng mang một cái chài trên vai, vợ gánh một bên là kiềng và một bên là chõ xôi; chồng trước, vợ theo sau leo lên cầu thang, đặt đồ vào nhà. Tiếp theo, hai thiếu nữ thắp hai bó đuốc bước lên nhà. Một cô khác ở đầu cầu thang cầm ống nước để dập tắt lửa cháy ở bó đuốc đi đầu. Người thứ hai, cầm bó đuốc vẫn cháy sáng, đưa đến nhóm lửa ở bếp. Ngọn lửa phải giữ cho cháy suốt 3 ngày 3 đêm. Chủ nhà làm lễ thờ tổ tiên bằng cỗ đầu lợn. Dân bản được mời ăn cỗ uống rượu, mọi người vui hát theo điệu sáo đôi.

      Thờ cúng: Người Lự thờ cúng tổ tiên ở gian "hóng" trong nhà, mỗi năm một lần vào tháng giêng theo lịch Lự, tương đương với tháng 10 âm lịch; thắp thêm 10 ngọn nến sáp ong ở quanh mâm cỗ. Ông "chủ đầu" (chảu hô) đọc bài cúng. Vào tháng giêng có lễ cúng bản gọi là "kiêng bản" (căm bản) với mâm cỗ 3 yến lợn đều cúng dựng ở đầu bản và cạnh sông, suối. Vào tháng 3 mồng 3 có lễ cúng ở khu "rừng thiêng" (đóng căm) với mâm cỗ 3 yến lợn và cũng như thế, tháng 6 mồng 6 với mâm cỗ 6 yến lợn. Sau khi "chủ đầu" làm lễ xong, cả bản ăn cỗ, uống rượu, chơi kéo co, ném én, hát sáo đôi và kiêng nội bất xuất, ngoại bất nhập từ 3 đến 9 ngày gọi chung là "kiêng bản kiêng mường".

      Lễ tết: Cách đương đại 3 thế hệ về trước, khoảng 60-70 năm, người Lự còn thực hiện những nghi lễ Phật giáo gọi là bun như: lễ mừng năm mới (bun pi mày) vào tháng giêng; lễ té nước (bun huất nặm) vào tháng11, tháng 12 và lễ thả ống pháo sáng (bun bẳng phay) vào tháng 2, 3 theo âm lịch Lự.

      Lịch: Có lịch riêng - tháng giêng là tháng10 âm lịch.

      Học: Người Lự có sử dụng chữ theo mẫu tự Pali. Người ta lấy gai hoặc que sắt nhọn làm bút viết trên lá cọ rừng ghi nhiều loại truyện thần thoại, cổ tích. Cũng có thể vỏ cây guột khô, vót nhọn, chấm mực tàu viết trên miếng vải trắng. Xưa kia, trẻ 7-8 tuổi có tập quán đến học chữ của ông "chẩu hua" (sư).

      Văn nghệ: Hát Lự (Khắp Lử) là cách con gái dùng một khăn vải màu đỏ che mặt hát theo tiếng sáo đôi do con trai thổi đệm. Theo lối hát này (ỉn khống). Xưa, vào lúc màn đêm buông xuống, các đôi nam nữ ngồi trên chiếu cói trải giữa sân say sưa hát, thổi sáo cùng nhau đến tận nửa đêm.

      Chơi: Người Lự có các trò chơi kéo co, ném én. Nam thanh niên thích múa gươm.
      Sưu tầm từ:
      http://vitinfo.com.vn/Muctin/Honviet/Datnuocconnguoi/38932/default.aspx

      #3
        venus4t.vns_hnu 07.05.2008 01:24:11 (permalink)
        #4
          venus4t.vns_hnu 07.05.2008 01:35:24 (permalink)
                  Các bạn thông cảm cho mình nhé! Đây là các nội dung mình lấy từ trang Web của Uỷ ban Dân tộc của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mình sẽ thu lượm tất cả những thông tin về các dân tộc (kể cả dân tộc đa số là người Việt (kinh) và thiểu số) trên các trang Web và chú thích nguồn rõ ràng.
                 
                  Tiếp sau đó, mình sẽ gửi các bài viết của mình tìm hiểu về văn hoá các dân tộc đó. Mình mong các bạn sau đó sẽ quay trở lại chủ đề "Bàn về văn hoá..." cùng mình để thảo luận và cùng đưa ra những kiến giải nhé. Rất buồn là ít bạn có cùng sở thích hoặc chuyên ngành mà mình đang học ở Vnthuquan.net quá.
                 
                  P/S. Nếu các anh chị trong Ban quản trị trang Web giúp được em thì em hạnh phúc lắm đó. >:D<>:D<>:D<

          #5
            Ct.Ly 07.05.2008 01:45:44 (permalink)
            #6
              venus4t.vns_hnu 07.05.2008 01:56:33 (permalink)
              Vâng ạ!
              Cám ơn CTy Ly a!
              Chẳng biết CTy Ly nghĩ thế nào! Nhưng theo em nghĩ thì vnthuquan.net là một trang web rất hay và đây là trang em hay vào nhất vì tất cả các forom ở đây đều rất hay, lành mạnh và.... Em đang là SV của VNU mà em lại rất thích tìm hiểu về văn hoá nên em đã coi dây là cái tủ sách của mình. Những gì thu lượm được em sẽ gửi vào đây. Mong các anh chị giữ hộ cho em để khi online là em vào đọc lại nhé. Hic hic đừng có di chuyển những topic của em đi đâu nhé!
              #7
                venus4t.vns_hnu 09.05.2008 23:07:25 (permalink)
                NGƯỜI TRIÊNG VỚI CÂY ĐINH TÚT


                Người Triêng với đinh tút mùa xuân.
                Qua bao đời nay, người Triêng vẫn lưu giữ nhiều vốn văn hóa quý, trong đó có âm nhạc truyền thống và đặc biệt giá trị của loại sáo đinh tút, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần.
                Người Triêng (một nhóm địa phương thuộc dân tộc Giẻ-Triêng), nơi có nền văn hóa cổ truyền từ ngàn đời, hội đủ những đặc trưng của cư dân miền núi. Người Triêng sinh sống chủ yếu ở ba xã La Dêê, Ðắc Pre và Ðăk Pring thuộc huyện miền núi cao Nam Giang, Quảng Nam.

                Mỗi khi tiếng sáo đinh tút thổi lên hòa cùng tiếng trống và cồng chiêng, âm thanh ấy lan tỏa, bay bổng vào ngõ ngách, trên các triền núi cao, nơi định cư của người Triêng, tạo nên một không gian văn hóa huyền ảo...

                Già làng Zơrâm Ớt 84 tuổi, dân tộc Triêng, hiện ở thôn Ðăk tà Vâng, xã La Dêê, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: Ðinh tút được làm từ cây trúc, loại này mọc rất nhiều ở vùng của người Triêng sinh sống, nhưng không phải cây nào cũng làm được đinh tút đúng kỹ thuật và cho âm hay. Ðinh tút của người Triêng gồm có sáu ống dài ngắn và lớn nhỏ khác nhau được làm từ thân cây trúc.

                Các ống đinh tút theo thứ tự từ lớn đến nhỏ và từ dài đến ngắn nhất: Piđu, piđy, chel, chắk, rơn 1, rơn 2. Mỗi cây đinh tút có một lóng và được giữ nguyên một mắt, đầu rỗng được vót hai bên tạo cho ống có dáng hình phễu để thổi. Muốn thổi được đinh tút, phải có sức khỏe và có kỹ thuật. Bộ đinh tút của họ hiện nay so với đinh tút truyền thống thì ống nhỏ và ngắn hơn, vì vậy có nhiều người biết thổi.

                Theo tìm hiểu của chúng tôi, muốn thổi đinh tút thì phải có từ tám người trở lên. Trong đó tám nghệ nhân thổi đinh tút tùy vào sở trường của từng người mà mỗi người phụ trách một ống, còn lại hai nghệ nhân hòa điệu cồng chiêng. Ðinh tút hay, hay dở là phụ thuộc vào người tạo ra nó, từ khâu chọn loại trúc đến việc thẩm âm là kinh nghiệm của nghệ nhân đó.

                Ðinh tút là loại nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, trong lao động sản xuất, nhất là vào dịp mùa xuân. Ngoài ra, trong các dịp lễ hội của cộng đồng như: lễ lập làng, lễ mừng nhà mới, mừng cưới hỏi... và đặc biệt nó luôn có mặt trong lễ hội Choóc đăil truyền thống thường gọi là ngày hội đinh tút của người Triêng.

                Người Triêng lớn lên trong tiếng đinh tút, tiếng sáo độc đáo này cũng góp phần làm nên những tình yêu đôi lứa.

                Già làng Zơrâm Ớt cho biết thêm: Tùy thuộc vào từng bài đinh tút mà người thổi hòa âm với nhau theo ba hoặc bốn cặp một. Trong quá trình thổi đinh tút thì cặp đinh tút ngắn và nhỏ nhất sẽ thổi trước, kế đến là cặp trung, rồi đến cặp dài nhất cùng hòa âm với nhau thành tám điệu, gọi là tám bài đinh tút tương ứng gồm: Za zá, pê lách, túk chiêng hoong, troong zục, trơn lăil, zức zăih... hòa cùng những điệu múa tạo nên một dòng chảy không dứt làm cho hội đinh tút luôn tiếp diễn.

                Sự chuyển hóa linh hoạt của những bài đinh tút và sự uyển chuyển của các cô gái Triêng trong bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, với các bài múa và những điệu sáo đinh tút vang lên bên những thung lũng hẹp, núi rừng vào hội tạo âm thanh giàu cảm xúc, phóng khoáng làm cho tâm hồn người Triêng luôn được thoải mái, nhẹ nhàng...

                Tiếng sáo đinh tút thổi lên, âm thanh của nó cứ bay bổng, lan tỏa trên các triền núi cao nơi định cư lâu đời của người Triêng hòa cùng trống, cồng chiêng vào núi rừng đại ngàn tạo nên một không gian văn hóa huyền ảo, thôi thúc mọi người tạm gác mọi lo toan của cuộc sống đời thường để cầu mong một năm an lành, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và no đủ, mọi người thương yêu và đùm bọc nhau.

                Ngoài công việc nương rẫy, những lúc rảnh rỗi, họ đều dành thời gian để truyền nghề cho lớp trẻ và mọi người đều thích thú học để thổi loại nhạc cụ độc đáo này. Ðến nay, các xã như: La Dêê, Ðăl Pre và Ðăk Pring đã hình thành nên nhiều đội đinh tút như: Ðội đinh tút làng Ðăktà Vâng, Ðăk Chờđây, Ðăk Lôi, Ðăk Hlôil, Ðăk Ôốc, Ðăk Rế...

                Nếu có dịp đến các vùng của đồng bào Triêng sinh sống vào mùa lễ hội, chúng ta vẫn còn nghe tiếng sáo đinh tút mọi lúc mọi nơi cứ bay bổng ngân nga ăn sâu vào tiềm thức và là thông điệp gửi gắm những điều tốt lành cho cộng đồng người Triêng. Ðây là dấu hiệu đáng mừng của cộng đồng này trong việc bảo tồn và phát triển vốn âm nhạc truyền thống.

                Nguồn sưu tầm từ:
                http://www.cema.gov.vn/modules.php?name=News&op=detailsnews&mid=1415
                #8
                  venus4t.vns_hnu 09.05.2008 23:09:40 (permalink)
                  LỄ HỘI HOA BAN MƯỜNG LÒ.

                  Ngọc Diệp dẫn thêm:
                          Người Thái Việt Nam có câu nói nổi tiếng về địa bàn cư trú của mình là "Nhất Thanh - nhì Lò - tam Than  - tứ Tấc). Mường Thanh chính là cánh đồng vùng lòng chảo Điện Biên; mường Lò tức là cánh đồng Văn Chấn - Nghĩa Lộ (Yên Bái); mường Than là cánh đồng bằng phẳng huyện Than Uyên (trước huyện này thuộc về tỉnh Lào Cai, nay thuộc về tỉnh Lai Châu); còn mường Tấc là cánh đồng Phù Yên (Sơn La) ngày nay.

                    
                  Múa quạt dân tộc Thái tại lễ hội hoa ban Mường Lò (Yên Bái).


                  Mường Lò (tỉnh Yên Bái) là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Thái sinh sống và có nhiều phong tục, lễ hội, các tục cúng giỗ đặc sắc. Bên cạnh những lễ hội như: Rằm tháng Giêng, Tết Xíp xí, Xên bản, Xên Mường... thì lễ hội Hoa ban là một hoạt động văn hóa khá tiêu biểu của vùng đất và cuộc sống tinh thần của người Thái Mường Lò.

                  Lễ hội Hoa ban hàm chứa ý nghĩa cầu phồn thực của cư dân nông nghiệp miền núi, với tâm nguyện thỉnh bái "Then" - vị thần tối cao trong hàng ngũ thánh thần theo quan niệm của người Thái; thỉnh bái "Nàng Ban" - một nữ nhân vật huyền thoại biểu thị cho sự trinh trắng của thiếu nữ Thái và tình yêu đôi lứa thủy chung; thỉnh bái ma trời, ma đường, ma núi, ma sông... phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật đơm hoa, kết trái, cho lứa đôi hạnh phúc và cuộc sống của dân bản yên vui.
                  Truyền thuyết của người Thái kể rằng: nàng Ban là một cô gái xinh đẹp nhưng bị bệnh đậu mùa, nàng không lấy chồng mà lên hang Thẳm Lé (nay thuộc xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn) sinh sống. Cuối cùng, nàng kiệt sức ở đó. Nơi nàng nằm xuống sau đó mọc lên một cây hoa mang búp trắng như búp tay người con gái và chẳng bao lâu, loài hoa ấy mọc lan ra khắp vùng Tây Bắc. Hằng năm mỗi độ xuân về, hoa nở trắng núi rừng và người ta đặt tên loài hoa đó là hoa ban.

                  Hội Hoa ban là ngày vui của họ hàng, của bản, mường và là dịp cho trai, gái gặp gỡ, hò hẹn. Vào ngày 5-2 (âm lịch) hằng năm, lễ hội Hoa ban được tổ  chức. Lễ vật trong nghi lễ là thịt lợn. Người Thái quan niệm lợn là con vật thông minh, có thể làm trung gian giao tiếp với các thần linh để thỉnh cầu những ước nguyện của dân bản. Ðồ lễ gồm có: đầu, đuôi, bốn chân, xương thịt, lục phủ, ngũ tạng, mỗi thứ một gói. Và trong lễ vật để dâng tế thì rượu là đồ lễ không thể thiếu.
                  Lễ hội thường được tổ chức ở hang Thẳm Lé, gồm hai phần: phần lễ để cúng thần linh, phần hội để tạo nên những tiếng cười sảng khoái nhằm giáo dục con người vươn tới cái đẹp. Toàn bộ phần nghi lễ được thực hiện ở ngoài cửa hang, sau đó thầy mo vái "Then" xin mở cửa hang thì phần hội lúc đó mới diễn ra cả bên trong và bên ngoài hang.

                  Sau lễ cúng, bà con dân bản được vào hang dự tiếp phần hội. Nội dung của phần hội chủ yếu là khắp giao duyên theo điệu han nê. Sau đó là các trò chơi hái hoa, múa xòe và ném còn. Các chàng trai giúp các cô gái hái những bông hoa trắng muốt đem về nhà. Hoa ban còn là món ăn độc đáo trong văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái. Món hoa ban nấu với gạo nếp thành xôi cho hương vị đậm đà, ngào ngạt hương thơm. Khi hoàng hôn buông cũng là lúc kết thúc các trò chơi trong lễ hội. Các chàng trai, cô gái vừa đi vừa khắp những lời chia tay nhau đầy lưu luyến, hẹn đến mùa xuân mới, khi ban nở trắng đồi sẽ lại gặp nhau...

                  Ai đã một lần được đến bản làng của người Thái (Văn Chấn, Nghĩa Lộ) trong ngày hội Hoa ban, được hòa mình trong không khí nhộn nhịp giữa tiết trời của mùa xuân vùng cao, sẽ giữ mãi những ấn tượng về vẻ đẹp của nơi này.

                  (Theo báo Yên Bái số ngày 31/3/2008)
                  Nguồn sưu tầm từ:
                  http://www.cema.gov.vn/modules.php?name=News&op=detailsnews&mid=1396

                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.05.2008 23:35:58 bởi ngocdiep87 >
                  #9
                    venus4t.vns_hnu 09.05.2008 23:44:27 (permalink)
                    TẾT CỦA DÂN TỘC NÙNG





                    Tết Nguyên đán cổ truyền của người Nùng kéo dài từ những ngày cuối năm cũ cho đến hết 30 tháng giêng năm sau. Trong những ngày tháng giêng, không khí Tết vẫn bao trùm khắp các bản làng. Trên các bàn thờ trong gia đình, lễ vật ngày Tết vẫn được bày đặt trịnh trọng. Còn cây nêu trước sân khi nào hạ xuống mới hết Tết...


                    Tết của người Nùng không cầu kì, tốn kém nhưng chu tất và trịnh trọng. Mọi người đã có ý thức chuẩn bị cho Tết từ những ngày trong năm. Gà trống thiến là thứ không thể thiếu được trong phong tục Tết của người Nùng. Nhà ít thì 1-2 con, nhà nhiều thì 5-6 con dùng để cúng lễ tổ tiên, đi lễ...

                    Từ đầu tháng chạp, đàn ông các nhà đã lo đan những chiếc lồng to để nuôi nhốt gà cho thật béo mới an tâm cho ngày Tết năm ấy. Cùng với gà trống thiến thì bánh khảo là đặc trưng cho hương vị ngày Tết của người Nùng. Các bà, các chị đã lo làm từ ngày 10 tháng chạp để cho kịp Tết. Vài thúng gạo nếp, gạo tẻ dự trù ăn cho hết tháng giêng (kiêng xay giã). Từ ngày 23, tiễn ông công, ông táo về trời thì trong làng lác đác đã có tiếng lợn kêu. Người ta mời nhau ăn từ nhà này đến nhà khác. Những ngày áp Tết, mọi công việc đồng áng tạm thời gác lại, nhà nhà náo nức chuẩn bị cho Tết.

                    Tết không chỉ đơn thuần là nghỉ ngơi, bày đặt những món ăn. Với người Nùng, những ngày Tết thật thiêng liêng không chỉ thể hiện tình cảm giữa con người mà còn mang tính giáo dục cao, đậm đà bản sắc dân tộc. Chẳng biết từ bao giờ, người ta đã truyền lại cho nhau không gói bánh chưng Tết vào ngày chẵn (để ruộng không bị vỡ lở, sâu hại phá lúa). Ngày mồng một nên làm những điều tốt lành. Bữa cơm chiều 30 Tết được coi là to nhất trong năm, mọi nhà lo thật chu tất những món ăn của ngày Tết. Con cháu về sum họp, thắp nén hương thơm tưởng nhớ những người đã khuất. Vật chất tuy còn thiếu thốn nhưng phong tục Tết vẫn diễn ra thật chu toàn và sinh động.

                    Người Nùng mong được sẻ chia niềm vui ngày Tết với tất cả mọi người và muôn vật. Sáng mồng một Tết-ngày thiêng liêng nhất trong năm, người ta cắt những băng giấy đỏ dán lên tất cả những công cụ lao động trong gia đình và mỗi gốc cây trong vườn nhà, chuồng trại... không những thế mà họ còn thắp hương cầu thần linh phù hộ cho mọi thứ xung quanh mình luôn được may mắn tốt đẹp.

                    Ngày mồng một Tết, người Nùng không đến nhà nhau. Ai nấy ở nhà nấu những món ăn của ngày Tết.

                    Ngày mồng 2 là ngày đi lễ Tết bên ngoại. Lễ vật là một con gà trống thiến, một cặp bánh chưng xanh, vài phong bánh khảo đặt lên bàn thờ bên ngoại. Từ ngày mồng 3 cho đến những ngày sau đó trong tháng giêng, anh em bạn bè xa gần mới đến thăm hỏi, chúc Tết nhau.

                    Tháng giêng còn có nhiều lễ hội diễn ra ở khắp các bản làng, trong đó có những câu Sli đằm thắm thiết tha vang vọng khắp núi rừng của trai gái Nùng trong niềm vui bất tận. Những ngày Tết qua đi còn để lại trong lòng mỗi người những tình cảm thiêng liêng và tiếc nhớ. Họ hẹn nhau chờ đợi đến Tết năm sau...

                    Theo Anh Tú
                    (Báo Dân tộc và Phát triển số 16 ngày 22/2/2008)
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.05.2008 23:45:34 bởi ngocdiep87 >
                    #10
                      venus4t.vns_hnu 07.06.2008 15:35:29 (permalink)
                      “Kho báu… ngủ quên” trên địa đầu tổ quốc


                      Một góc phố cổ Đồng Văn (ảnh: VIT)
                      VIT- Trong khi Sa Pa (Lào Cai) từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của bao du khách thì vùng cực Bắc của Tổ quốc - cao nguyên đá kỳ vĩ Đồng Văn (Hà Giang) vẫn còn là cái tên xa lạ với rất nhiều người…



                      Hầu hết những công trình dân sinh ở Đồng Văn đều mang những nét kiến trúc cổ. Đó là tài sản có ý nghĩa rất lớn trong việc phát huy bản sắc nghệ thuật kiến trúc.
                      Nhà của người Mông thường có một mái ba gian một cửa chính, một cửa ngách để khi có đám tang sẽ đưa quan tài ra theo hướng ấy.
                      Nhà ông Vương hay còn gọi là nhà Vua Mèo (Vương Chí Sình) ở thung lũng Sà Phìn trên quả đồi hình mai rùa được xây dựng bằng tài năng điêu luyện của thợ đá đến từ Trung Quốc và thợ giỏi nhất của người Mông. Họ kén chọn toàn đá xanh, gỗ pơ mu chạm trổ công phu, đẹp mắt với những hình rồng bay phượng múa…
                      Đây là công trình kiến trúc hiếm có thể hiện uy lực hưng thịnh và tài trí của người Mông.
                      Người dân nơi đây kể rằng: “Vua Mèo” đã chiêu mộ nhiều thợ đá giỏi ở Vân Nam (Trung Quốc) về xây nhà cho mình. Khi xây xong, “Vua Mèo” thanh toán thù lao đàng hoàng, nhưng trên đường về, “Vua Mèo” đã dùng mưu cho quân đón đường tiêu diệt đội quân xây nhà đó lấy lại toàn bộ số tiền công ông đã trả...
                      Ngoài ra, nơi có ba phần tư diện tích tự nhiên là đá (Đồng Văn) còn có những dãy núi đá tai mèo xám xịt hùng vĩ. Đá can dự vào mọi sinh hoạt của người Mông, đá ở trong nhà, đá ra ngoài vườn, đá bên giường nằm, bếp lò hun thịt thú rừng cũng dựng lên bằng đá…
                      Trong những bản làng thấp thoáng treo leo trên vách núi, có những dãy tường rào bao quanh những ngôi nhà trình tường của người Mông thật kỳ lạ. Những viên đá tai mèo lởm khởm được đồng bào xếp chồng lên nhau khéo léo, vững chắc.
                       
                      Đá theo người Mông vào nhà, ra ngõ (ảnh: VIT)
                      Đồng Văn thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Để có nước sử dụng, người dân lấy đá quây thành những giếng cạn hứng nước mưa. Tất cả những điều đó khiến cho Đồng Văn trở thành một thị trấn nhỏ dưới thung lũng đá, với một phong cách quyến rũ bước chân những ai đã từng đến.
                      Tôi chợt chạnh lòng vì chúng ta chưa có luật di sản thiên nhiên để bảo vệ những giá trị thiên nhiên ban tặng cho con người như tài sản… đá trên cao nguyên Đồng Văn.
                      Trở lại Đồng Văn những ngày đầu năm nay, tôi thật sự ngỡ ngàng trước những đổi thay mà mảnh đất, con người nơi đây đã làm được. Tháng 4/2006, huyện đã tổ chức thử nghiệm “Đêm Phố Cổ Đồng Văn” thu hút hơn 500 lượt người tham quan, và tiếp tục được tổ chức vào các đêm 13, 14, 15 âm lịch hàng tháng.
                      Hiện nay, “Chợ Đêm Phố Cổ” chưa có nhiều hoạt động, mới chỉ giới thiệu các món ăn tiêu biểu gắn với phong tục tập quán vùng cao như món mèn mén (bánh bột ngô), Thắng cố, kéo co, ném còn, chơi đèn lồng…

                      Bên trong một dãy phố cổ nay là chợ huyện Đồng Văn. Dưới mỗi cột trình tường là bếp nấu món Thắng cố của người Mông. Giữa dãy chợ là hàng đèn lồng được thắp sáng mỗi tối rằm hàng tháng (ảnh: VIT)
                      Hoạt động này đã thu hút được gần 500 khách nước ngoài và 10.000 du khách trong nước.
                      Chợ huyện Đồng Văn chỉ họp một lần vào chủ nhật hàng tuần quây quần lọt thỏm giữa thung lũng, cạnh dãy phố cổ tối sẫm được trang điểm bằng mái ngói âm dương, thấp thoáng trong sương mờ phố núi.

                      Thiếu nữ Mông trong phiên chợ huyện Đồng Văn (ảnh: VIT)
                      Khu phố cổ Đồng Văn nằm dưới một vách núi đá thẳng đứng nay còn khoảng 40 ngôi nhà cổ, trong đó cổ nhất là hai ngôi nhà của dòng họ Lương, có niên đại chừng 300 tuổi.
                      Căn nhà cổ nhất có tuổi đời 300 năm do ông Lương Trung Nhân, đứng đầu dòng họ Lương thời đó xây dựng. Theo ông Lương Huy Ngò, cháu ông Lương Trung Nhân, căn nhà có niên đại sớm hơn được xây dựng vào khoảng năm 1815. Nhưng căn nhà này bây giờ lại đang xuống cấp nghiêm trọng.
                      Những căn nhà trong khu phố cổ có dáng vẻ bên ngoài khá tương đồng, đều là nhà gỗ hoặc trình tường đất nhưng lại mang những nét kiến trúc độc đáo riêng của từng dân tộc.
                      Nhà của người Mông thường có một mái, tường trình đất dày tới nửa mét để thích nghi với thời tiết từng mùa. Hầu hết những căn nhà cổ của người Kinh đều được lợp bằng ngói máng (ngói cổ), làm từ đất sét nhuyễn đổ khuôn nung…
                      Mặc dù khu phố cổ được hình thành bởi nhiều dân tộc khác nhau, và tới nay đã có nhiều thay đổi, nhưng cái hồn của phố cổ thì dường như vẫn còn nguyên vẹn, bởi mỗi dân tộc đều giữ được những tập tục của mình.
                      Theo Chủ tịch huyện Đồng Văn Sùng Đại Hùng, Đồng Văn đang có dự định đưa thêm một số hoạt động mới vào phục vụ "Đêm phố cổ" như giới thiệu về những loại sản phẩm thủ công truyền thống của các dân tộc anh em tỉnh Hà Giang để tăng sức hấp dẫn hơn nữa đối với du khách thập phương.
                      Người dân Đồng Văn cũng đang nỗ lực để phố cổ Đồng Văn trở thành điểm thăm quan du lịch.
                      Thiết nghĩ, đấy cũng là biện pháp đưa đời sống nhân dân nơi đây ngày càng khấm khá và bảo tồn những giá trị vô giá mang bản sắc của vùng cao nguyên đá Đồng Văn.
                      Nhưng, đấy mới là lý thuyết, mọi ước mơ mãi chỉ là mơ ước nếu không có những điều kiện để thực hiện những phương án khả thi. Người dân trong khu phố cổ vẫn đang sống trong những ngôi nhà cũ và gặp nhiều trở ngại khi phải gìn giữ ngôi nhà của mình.
                      Để chỉnh trang ngôi nhà cũ theo đúng kiến trúc cổ cần nhiều kinh phí nên nhiều hộ không đủ khả năng sửa chữa. Nhiều nhà cổ có kiến trúc độc đáo đang xuống cấp có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của đồng bào nơi đây.



                      Trần Chung
                      Sưu tầm theo nguồn:
                      http://vitinfo.com.vn/Muctin/Honviet/Datnuocconnguoi/38151/default.aspx

                      #11
                        venus4t.vns_hnu 07.06.2008 15:42:42 (permalink)
                        Lào Cai: Nổi lửa nấu chảo thắng cố kỷ lục


                        Bên chảo thắng cố - Ảnh minh hoạ: báo Lào Cai
                        Sáng 30-5, tại trung tâm thị trấn huyện Bắc Hà, Lào Cai, đã diễn ra lễ khai lửa nấu chảo thắng cố khổng lồ, mở đầu cho Tuần lễ Văn hóa - du lịch Bắc Hà năm 2008 (bắt đầu từ ngày 30-5 đến 2-6).



                        Đây là chiếc chảo gang có đường kính 3m, lòng sâu 1m, được đúc từ 1,4 tấn gang do các nghệ nhân ở làng đúc Mỹ Đồng (Thủy Nguyên, Hải Phòng) thực hiện. Để tạo ra món thắng cố mang đậm bản sắc văn hóa ẩm thực của người Mông ở vùng cao nguyên Bắc Hà, Ban tổ chức đã dùng 3 con ngựa Bắc Hà do 10 nghệ nhân người Mông ở Bắc Hà đến nấu.

                        Khi bế mạc lễ hội, chiếc chảo sẽ được bàn giao cho UBND huyện Bắc Hà sở hữu. Đây là chiếc chảo thắng cố lớn nhất cho đến nay đã đăng ký xác lập kỷ lục Guinness Việt Nam.

                        Chiều 30/5, tại thị trấn Bắc Hà còn diễn ra hội đua ngựa truyền thống, lễ hội mận tam hoa và chợ phiên vùng cao Bắc Hà để phục vụ du khách tham quan, mua sắm…



                        (Theo SGGP/TT)
                        #12
                          venus4t.vns_hnu 26.06.2008 12:28:48 (permalink)
                          Bắc Ninh - vùng đất địa linh nhân kiệt, mảnh đất văn vật, quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế, nơi hội tụ của kho tàng văn hoá dân gian với nhiều công trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc và những làn điệu dân ca quan họ trữ tình đằm thắm, nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng với bạn bè trong và ngoài nước…
                          Rạng rỡ một Bắc Ninh
                          Bắc Ninh nằm ở khoảng nào trong đất nước? Câu hỏi có vẻ kỳ cục, buồn cười và hơi ngớ ngẩn. Xin thưa: Không đâu. Ai chẳng biết Bắc Ninh thuộc Kinh Bắc ngày xưa, một trong tứ trấn quanh kinh thành Thăng Long về bốn phía: Đông, Đoài, Nam, Bắc tức tỉnh Đông là Hồng Châu, Đoài là trấn Sơn Tây, Nam là Sơn Nam và Bắc là Kinh Bắc. Có thời Kinh Bắc còn lên tít Bắc Giang, Đồng Mỏ và ăn xuống Đông Ngàn, sát kinh thành. Cao Bá Quát sinh ra vùng Keo Sủi vẫn là Kinh Bắc. Nguyễn Công Hoan, Tô Hiệu sinh ra nơi Huê, nay thuộc Hưng Yên, nhưng ai chẳng biết câu ca:
                          Ai về Đồng Tỉnh Huê Cầu
                          Để thương để nhớ để sầu cho ai.
                          Huê Cầu chính là Xuân Cầu nằm ven đường quốc lộ số 5. Cụ Hạ Bá Cang tức nhà cách mạng Hoàng Quốc Việt chính là người quê Đáp Cầu (chứ không phải Xuân Cầu hay Huê Cầu), dòng họ Hạ Bá rải ra khắp nước và Đáp Cầu có nhà máy kính đang cung cấp kính cho trăm nơi, ai nhìn xuyên ánh sáng ra ngoài ngôi nhà, ngoài khu siêu thị, ngoài biệt thự lâu đài.... chắc là kính Đáp Cầu góp phần, có mặt....
                          Bánh Phu Thê ở Bắc Ninh
                          Hỏi Bắc Ninh nằm ở đâu chính là muốn trả lời rằng Bắc Ninh không chỉ là một vùng đất có sông Cầu, sông Đuống, có núi Phật Tích, Bách Môn, có chùa Dạm, Tiên Sơn, có bánh Phu Thê Đình Bảng, có núi Thiên Thai, có những con người nổi danh như Lê Quang Đạo của Đình Bảng, Hoàng Cầm của Thuận Thành, Ngô Gia Tự của Tam Sơn, Nguyễn Văn Cừ của Phù Khê v.v... mà Bắc Ninh là vùng nằm sâu thẳm trong lòng người cả nước.
                          Từ vùng châu thổ sông Hồng qua thủ đô Hà Nội, kinh đô Thăng Long, ai muốn lên biên cương phía Bắc, làm sao không qua Bắc Ninh mà được? Phi Khanh đi đầy có qua đây? Ngô Thì Nhậm đi sứ phương Bắc có qua đây? Ông thi sĩ tài hoa bất tử Nguyễn Du mang nàng Kiều về làm dâu đất Việt, Việt hoá cho cô, cho cô tên Việt, tính Việt, vóc dáng Việt để đi vào triệu hồn người Việt, có thể nào cáng võng, ngựa xe của ông lại không qua Bắc Ninh, khi chính người sinh ra ông, vợ thứ của quan Tể tướng, thân phụ ông là cô gái vùng Quan họ, cô gái Bắc Ninh trăm phần trăm, cô gái cho ông dòng máu trữ tình thi sĩ. Và biết đâu, ông chẳng dừng chân, nâng chiếc bầu rượ u nấu bằng nếp cái hoa vàng ủ bằng men la hừ ơi ơ cho tấm lưng dài nằm cáng cưỡi ngựa nhiều ngày đỡ mỏi.
                          Đã có bao nhiêu triệu người sống trong lòng một vùng Bắc Ninh mấy nghìn năm nay, từ khi đây là bộ Vũ Ninh, có chú bé lên ba, chợt lớn lên thành Thánh Gióng, đánh giặc, vung roi, tre gãy vụn ra khắp cánh đồng để đời sau, tre có nẩy mầm, còn rải rác bao nhiêu khóm tre khắp cánh đồng Lang Tài, Gia Bình, Thuận Thành, Tiên Sơn, núi Và, núi Bò.... cùng với vết chân ngựa thành hồ ao, có hình tròn như con mắt của đất đai, chơm chớp nhìn con cháu ngàn đời đang sống ra sao... đến nay ta vẫn bắt gặp nhiều chiều.
                          Và bao nhiêu triệu người qua đây từ bấy. Bao nhiêu sản vật núi rừng phải vượt Bắc Ninh về với đồng bằng? Bao nhiêu vật phẩm của đồng bằng vượt Bắc Ninh lên miền rừng núi? Bắc Ninh chứng kiến.
                          Chắc chắn hàng nghìn năm con đường số một không to rộng, bằng phẳng như ngày nay. Nó cong queo, uốn lượn, nó gập ghềnh khấp khểnh gồ ghề... nhưng Bắc Ninh thì lan toả, bất chấp thời gian, mưa nắng, bão bùng....

                          Tại sao cả nước chỉ có một vùng này là Quan họ? Tại sao có đến 49 mà không phải là một, hay hai hoặc con số tượng trưng băm sáu? Có ai người Việt lại không từng nghe một điệu la hừ, một làn Quan họ, cả người trong nước và người xa xứ tha phương lênh đênh chìm nổi? Gốc cây đa, con bướm lượn, cánh bèo dạt, đám mây trôi.... bình dị mà cao vời.... như khúc tre thành cây đàn bầu, gióng trúc thành cây sáo, đoạn lồ ô thành khúc đàn t'rưng, hòn đá thành cây đàn đá Khánh Sơn... người gái Quan họ, liền chị Quan họ đã không là một đêm hội rồi tan, một canh rồi lặn, mà nó đã đọng lại trong triệu hồn người, phải chăng nó đã là viên cát được cấy vào lòng con trai đáy biển để rồi nó trở thàn h viên ngọc trai lấp lánh bẩy sắc cầu vồng.
                          Những bãi dài ngô, mía ven con sông Đuống, sông Cầu, con sông đã có nhiều cầu nhưng ai qua Kinh Bắc hình như sóng vẫn vỗ ăm ắp lòng mình, con đò lãng đãng tròng trành, mà chàng ca sĩ Trương Chi không bao giờ nguôi ngoai trong tình sử, thuyền anh còn chìm trong khúc sông Tương nơi cuối làng Đình Bảng, cạnh ngôi đình nguy nga hiếm hoi trên đất Bắc, cạnh bà Lụa ghép cả tên con là Xuân thành bà Lụa Xuân, làm món bánh phu thê lừng danh không ai sánh kịp. Đình Bảng còn đó, tình yêu còn kia, lòng ta đây vẫn vang vọng câu:
                          Ngày xưa có anh Trương Chi
                          Người thì thậm xấu hát thì thậm hay
                          Cô Mỵ Nương vốn ở lầu Tây
                          Con quan Thừa Tướng ngày rày cấm cung....
                          Lời ca đúng là từ Việt cổ, cách nói hoàn toàn Việt, nên ai bảo rằng anh Trương Chi là người Tầu trong chuyện của Tầu thì mặc họ, ta bảo đó là chàng trai Kinh Bắc, Bắc Ninh, cùng với câu ca của thiên tài âm nhạc Văn Cao:
                          Ngồi đây ta gõ mạn thuyền ta ca
                          Trái đất còn riêng ta...
                          và:
                          Trách ai khinh nghèo quên nhau
                          Đôi lứa bên giang đầu....
                          Nhà thơ Vũ Hoàng Chương nổi tiếng một thời, lời lời châu ngọc, sống ở Hà Nội nhưng có cơ sở ở làng Diềm, cao hứng, ông lại đáp tầu lên Bắc Ninh, Phủ Lạng Thương, ghé xuống ga, vào đây để thâu đêm Quan họ, đứng tình cho thơ đẹp mộng đời....
                          Lò gốm Phù Lãng đang tắt. Nhưng bao đời, bao nhiêu triệu nấm mồ được cải táng, cát táng, thay áo mới, sang nhà mới.... vào dịp cuối năm, phải nhờ đến chiếc tiểu sành màu gan gà, rắn hơn đá, bền hơn thời gian để đặt vào bộ mới (có cả tiểu của Thổ Hà, tuy là Bắc Giang nhưng nằm kề ngay bên bờ sông Cầu, chỉ một lá đò ngang đã xoá nhoà biên giới hai vùng của một Kinh Bắc chung nhau...)
                          Ai làm tương, đặt chum tương nơi gốc cau, gốc mít, ai có chiếc hũ đựng vừng đựng lạc trong buồng, ai có chục bát sành loe miệng.... Phù Lãng là hồn nó đấy.

                          Đã bao nhiêu trăm phiên chợ tết làng quê phố huyện, cả chợ tết thị thành, những tờ tranh Đông Hồ được bày ngay trên nền đất chợ, lấy hòn gạch hòn đá đè lên cho gió khỏi bay: tranh Hứng dừa hớ hênh trắng nõn, tranh Đánh nghen nắc nẻ nhịp cười. Tranh đám cưới chuột mèo chuột biếu xén bịt mõm nhau, tranh Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, tranh Gà tranh Lợn, ngữ sắc hay, xoáy âm dương.... Tranh ấy đã đi về đâu? đã in vào tâm khảm hàng trăm thế hệ, cả ông nghè đến thi sĩ, cả cậu bé đẻ tóc trái đào đến cô gái nữ trinh xem mà rúc rích đỏ đôi má trẻ... Tiếc sao nay Đông Hồ hưu hắt thời gian, ván khắc nhện chăng, tro lá tre. vỏ con điệp, quả dành dành để mốc.... Một nỗi buồn như se se heo may làm tâm tư thổn thức như mất một tình yêu không bao giờ còn gặp lại.
                          Bắc Ninh ở đâu, về đâu?
                          Bắc Ninh đâu chỉ là quê hương đứa trẻ thiếu cha nhưng trở thành ông vua khai sáng một chiều đại huy hoàng. Lý Công Uẩn trở thành Thái Tổ nhà Lý? Công của Bắc Ninh phổ vào tâm hồn nhà sư Vạn Hạnh và Khánh Vân chăng? Cũng chính chàng trai này được vợ ông vua đời trước dâng áo hoàng bào. Mục đích là đánh giặc ngoại xâm đang ngấp nghé chốn biên thuỳ. Và ai khác đều không phải cũng chính ông mở con đường cho thành đại La trở lên Thăng Long sắp vào nghìn tuổi?
                          Gần nghìn năm sau, nơi thờ tám vị vua nếu không nói cả Vua Bà Lý Chiêu Hoàng là 9, có một nhà giáo nhân dân, lại cũng là người được phong anh hùng lao động, ông Nguyễn Đức Thìn, hàng ngày nhang khói cho cả nước cùng hướng về chiêm bái, khiến cả mây trên tròi cao cũng đi liền tám khối thành "Bát đế vân du" một điềm báo đẹp.
                          Bắc Ninh đồng bằng, nhưng đột khởi núi non. Ai đã qua Gia Bình, lên núi Thiên Thai, ngọn núi đã vào Quan Trèo lên đỉnh núi Thiên Thai.... mà nghe gió sông Đuống quạt lên, mà nghe mây trời đậu vào hàng thông vi vút.... mà nơi chân núi không cao không thấp ấy, còn có ngôi miếu nhỏ. Nhỏ lắm, nhưng vào hồn người thì lại rộng bao la. đó là nơi ông Trạng nguyên đầu tiên, Trạng nguyên khai khoa đời Lý, Lê Văn Thịnh, người trí thức mở đường khoa cử gần nghìn năm trước.... được phụng thờ, với hình tượng một con rồng bằng đá, không duỗi thẳng thân mình mà bay, mà trườn mà bò... ngược lại, tự oằn oại thân mình, quay lưng lại, tự cắn vào thân mình như muốn nói nỗi oan khiên này ai sáng tỏ?
                          Đây có phải là con rồng duy nhất  trên cả nước có hình thù đặc biệt như thế không, khi mọi văn miếu, mọi cổ thành, mọi cung điện, đền đài... các con rồng dù 4 hay 5 móng, đều uốn dài những khúc lưng mà không con nào co quắp?
                           Chùa Bút Tháp
                          Có ai không biết người con gái tựa vào gốc cây hoa lan mà trở thành nguyên phi, hoàng thái hậu? Có ai không biết ngôi chùa Bút Tháp, có tháp cao bằng đá, có hình tượng phồn thực Linga, có cầu quán, từng là nơi được dựng để ghi nhớ thời kỳ thịnh hành đạo Phật Việt Nam, cùng với chùa Dâu Thuận Thành, có tháp vuông rỗng ruột Hoà Phong, 7 tầng, nhưng bão tố làm hư hại chỉ còn ba, nhưng đồ sộ, hiên ngang, thách thức với thời gian, chẳng khác nào sân chùa còn khuôn giếng thơi, nước soi trời trong vắt, hẳn là chiếc gương để sửa tóc vấn khăn của nàng trinh nữ Ỷ Lan trở thành hoàng hậu và cũng là người xây dựng bao nhiêu chùa tháp Bắc Ninh, mà người đời phải công nhận rằng: Đình Đoài, chùa Bắc, nghĩa l à vùng trấn Sơn Tây phía đoài thì đình to đẹp nổi tiếng, nhưng nói đến chùa thì không nơi đâu bằng Bắc Ninh, Kinh Bắc, xem kia, chùa Tiêu, chùa Dạm, chùa Phật Tích, chùa Dâu, chùa Trăm Cửa, chùa Lim...
                          Làng Đại Bái là đâu, đó chính là làng mang tên nôm làng Bưởi, có nghề đúc nồi đồng điếu, gò nồi đồng thau mà có tên là làng Bưởi Nồi. Bao nhiêu nghệ nhân được phong bàn tay vàng hay không được phong vì thời xưa chưa có, ông Nguyễn Đức Chỉnh đang rời làng Bưởi Nồi về sống ở Hà Nội là một. Nghề đúc có từ bao giờ. Mấy làng của Bắc Ninh rời về Thăng Long lập ra làng Ngũ Xã? Pho tượng Trấn Vũ còn đây? Kinh thành Huế cũng có nghề đúc, có lần thấy những chiếc vạc đồng nằm nghiêng ngả giữa sân rêu, lòng vạc có lá vàng rụng với bèo tấm hoang vu.... mà chạnh lòng nhớ về phường thợ đúc đã tiêu tan, phường đúc Huế và phường đúc Đại Bái có đồng môn? Không biết, nhưng Bắc Ninh hiện hình qua bao nhiêu bát nhang bằng đồng, những chân nến, những đỉnh đồng, lư đầu, những âu trầu cho các bà các mẹ bao thời ăn trầu, những lồng ấp đựng than hồng sưởi chân mệnh phụ, tiểu thư.... Bắc Ninh tung đàn con của mình vào đất nước, hào phóng khác gì tình mẹ...
                          Hỏi Bắc Ninh ở đâu, không còn là buồn cười, ngớ ngẩn. Bắc Ninh nằm trong cả nước, Bắc Ninh đọng giữa muôn hồn. Bắc Ninh trở thành cái nôi Quan họ, thành niềm say đắm dân gian cho thơ cho nhạc cho hoạ cho tình cho nghĩa....
                          Vật đổi sao rời.... Văn Miếu Bắc Ninh đang được tu chỉnh. đã có nhiều khu ruộng bỏ lúa trồng hoa đào, Tết của cả nước, Bắc Ninh cũng đang góp thêm phần tươi thắm....
                          Có một Bắc Ninh rộng mênh mông là thế. Tự hào lắm chứ !.
                          Miền quê của những di sản lịch sử, văn hoá tiêu biểu
                          Đến bất cứ đâu trên mảnh đất Bắc Ninh - miền quê ''địa linh nhân kiệt", nơi từ nghìn xưa cho đến hôm nay luôn là phên dậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, cũng đầy ắp những kỉ niệm lịch sử được kết tinh trong những di sản văn hoá tiêu biểu ở khắp các làng quê của vùng đất này.
                          Bên kia sông Đuống, trên đất Thuận Thành uy nghiêm lăng mộ Kinh Dương Vương, đền thờ Lạc Long Quân -Âu Cơ tại làng Á Lữ - di tích thờ "Nam bang thuỷ tổ" (ông tổ nước Nam). Thành cổ Luy Lâu ở xã Thanh Khương (Dâu) với các di tích dinh thự, phố chợ, đền đài, chùa tháp nguy nga còn lại của trung tâm chính trị, kinh tế thương mại, trung tâm Phật giáo và Nho giáo của nước ta trong thiên niên kỷ đầu công nguyên.

                          Lăng mộ Kinh Dương Vương

                          Thuận Thành còn là miền quê của nghệ thuật dân gian với làng tranh Đông Hồ, làng ca trù Thanh Tương, múa rối nước Bùi Xá, kiến trúc Phật giáo nổi tiếng cổ kính và mỹ lệ như Chùa Dâu, chùa Bút Tháp. Đây còn là quê hương của nhiều thi nhân nổi tiếng như Nguyễn Gia Thiều, Sái Thuận.
                          Qua Thuận Thành, tới Gia Bình, nơi có ngọn Thiên Thai thơ mộng, quê hương của ông trạng khai khoa Lê Văn Thịnh là một địa thắng nổi tiếng nên các vua chúa đời trước đã dựng chùa Đông Lâm, chùa Tĩnh Lự trên đỉnh núi, cung Long Phúc ở sườn non để thường xuyên về đây du ngoạn. Qua Thiên Thai tới Lệ Chi Viên và dấu tích hành cung Đại Lai nơi xẩy ra vụ oan nghiệt với Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới.
                          Từ Đại Lai sang chùa Đại Bi, quê hương của nhà sư - thi sỹ nổi tiếng Huyền Quang, một trong ba vị tổ của thiền phái Trúc Lâm thời Trần. Xuống cửa Lục Đầu, Bình Than vũ công lẫy lừng, vào thăm đền thờ và lăng mộ Cao Lỗ Vương ở làng Đại Than và Tiểu Than quê hương của nhà quân sự tài ba đã sáng chế ra nẫ y nỏ và kiến trúc kinh thành Cổ Loa, giúp vua An Dương Vương bảo vệ nhà nước Âu Lạc.
                          Vượt cầu Hồ hay từ Hà Nội ngược quốc lộ 1A qua sông Hồng, sông Đuống tới đất Từ Sơn xưa, nay là các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, thị xã Bắc Ninh và huyện Quế Võ. Hơn bất cứ đâu nơi đây đậm đặc di tích lịch sử và sống động truyền thống văn hoá Việt Nam. Làng Đình Bảng, lăng Lý Bát Đế, đền Cổ Pháp-nơi yên nghỉ và tôn thờ các vua Lý những bậc minh quân đã khai mở một triều đại vàng son, xây dựng và phát triển nền văn minh Đại Việt. Vùng đất này là địa bàn chủ yếu để thi triển các chính sách bảo vệ và xây dựng đất nước, phát triển văn hoá Việt Nam của các triều đại với nhiều thành tựu rực rỡ.
                          Chiến tuyến Như Nguyệt, đền Xà, đền Yên Phụ (Yên Phong) còn âm vang lời tuyên ngôn trên dòng sông Cầu lịch sử "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" (sông núi nước Nam vua Nam ở). Các chùa: Phật Tích, Tiêu Sơn, Bách Môn, Cổ Pháp, Lãm Sơn (Dạm), Hàm Long, các đình: Đình Bảng, đình Diềm, đền Bà Chúa Kho, đình Hồi Quan, Cổ Mễ, thành cổ Bắc Ninh,...là những danh lam cổ tự và những công trình kiến trúc nghệ thuật vào bậc nhất của nước ta thời Lý-Trần-Lê. Tiêu biểu là Văn Miếu Bắc Ninh, nơi tôn thờ trên 600 tiến sỹ quê hương Kinh Bắc-Bắc Ninh, chiếm 1/3 các vị đại khoa Hán học cả nước, cho thấy Bắc Ninh là vùng đất tiêu biểu của nền văn hiến Việt Nam.
                          Nền văn hiến ấy nẩy nở, bảo tồn và phát triển trước hết ở các làng xã Bắc Ninh. Đa số làng quê ở đất này được tôn vinh là "Mỹ tục khả phong", "địa linh nhân kiệt" bởi có lịch sử lâu đời và trù phú với các hoạt độ ng kinh tế, văn hoá vừa đa dạng vừa sôi động. Nơi đây có các làng tiến sỹ như Kim Đôi, Tam Sơn, Vĩnh Kiều,...các làng buôn nổi tiếng như Phù Lưu, Mai Động, Đình Bảng, Lũng Giang,... và đông đảo các làng thợ; làm giấy gió Đống Cao, chạm khắc gỗ Phù Khê, Kim Thiều, Đồng Kỵ; rèn sắt Đa Hội, sơn mài Đình Bảng, đúc đồng Đại Bái, Quảng Bố, làm gốm Phù Lãng, dệt lụa Cẩm Giang, Tam Sơn, Nội Duệ,...

                          Lễ hội Bà Chúa Kho

                          Bắc Ninh là vương quốc của lễ hội, quê hương của sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc và phát triển tới đỉnh cao. Hầu như làng nào cũng có lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội tiêu biểu cả vùng, cả nước như hội xem hoa mẫu đơn chùa Phật Tích, hội rước pháo Đồng Kỵ, hội đền Lý Bát Đế, đền Bà Chúa Kho, hội chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Hàm Long, hội đền Phả Lại, hội giổ tổ Huyền Quang,...Nổi tiếng và thu hút là hội ca hát giao duyên của các làng Quan Họ.
                          Lễ hội và các hoạt động văn hoá của dân tộc Việt Nam trên vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc: thông minh, cần cù, tài khéo, năng động và tinh xảo trong hoạt động kinh tế, sáng tạo trong hoạt động văn hoá nghệ thuật và bao trùm là đạo lí sống "uống nước nhớ nguồ n" , quý trọng cái tình, cái nghĩa, sự chung thuỷ trong quan hệ ứng xử giữa người với người "bốn biển một nhà", "tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm", tôn vinh tình yêu thương con người và sự mê say các hoạt động văn hoá nghệ thuật. Vì vậy về với Bắc Ninh là về với quê hương của thi ca, nhạc hoạ, về với cội nguồn dân tộc và văn hoá Việt Nam.
                          Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, những di sản văn hoá quý giá của quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc đang được bảo tồn và phát huy, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hiến Kinh Bắc.

                          Nguồn: Tuỳ bút của N/V Băng Sơn, Bài viết của TS Trần Đình Luyện
                          Nguồn: http://www.cinet.gov.vn/html/QUAMIENVANHOA/bacninh/bacninh.htm

                          #13
                            venus4t.vns_hnu 21.07.2008 01:11:23 (permalink)
                            NGHỀ DỆT THỔ CẨM CỦA NGƯỜI THÁI








                            Cơm Lam, Rượu Cần, Múa Xoè… ấy là những đặc sản nổi tiếng mà bạn có dịp thưởng thức vào những dịp lên thăm Sơn La. Một thứ đặc sản khác của vùng đất này mà du khách không thể không nhắc tới là thổ cẩm. Đó là món quà kỷ niệm quý giá, mang đậm nét đẹp của vùng sơn cước.



                             Đến nơi nào của Sơn La bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy một chiếc khung cửi dệt vải thổ cẩm. Các cô gái Thái trước khi về nhà chồng phải biết dệt thổ cẩm và thêu thùa. Bằng chứng là trước khi về làm dâu họ phải tự tay làm tặng bố mẹ chồng một bộ chăn đệm, trong đó có một chiếc khăn Piêu tặng mẹ chồng. Điều này nói lên rằng, người Thái coi thổ cẩm là một phần trong đời sống vật chất và tinh thần của mình.

                            Đến bản Thèn Luông, Yên Châu, Sơn La, vào thăm một gia đình người Thái, bạn có dịp chiêm ngưỡng những chồng chăn đệm sặc sỡ, được trang trí bằng thổ cẩm. Đó là kết quả công sức bao tháng ngày của các bà, các chị người Thái bản Thèn Luông. Người Thái bản Thèn Luông tự hào vì sản phẩm vải thổ cẩm của mình. Cầm trên tay mảnh vải thổ cẩm bạn có thể cảm nhận được màu xanh của cây cối, màu vàng, trắng, hồng, đỏ của hoa rừng, màu vàng rực rỡ của ánh nắng mặt trời. Những đường nét hoa văn trên mảnh vải thổ cẩm thể hiện nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Thái.
                            Những người phụ nữ Thái, hàng ngày vất vả với việc làm nương rẫy, ruộng vườn, có thời gian rảnh rỗi là họ dành cho việc làm thổ cẩm. Vì thế mỗi đường nét thêu trên mảnh vải còn thấm đượm tình yêu lao động, yêu quê hương, đất nước của người phụ nữ Thái. Đó còn là đức tính cần cù, hay lam, hay làm và khéo léo của người Thái. Vì thổ cẩm được dệt hoàn toàn bằng tay nên độ chặt, lỏng, mềm cứng của sản phẩm đều có thể theo ý muốn của người làm ra nó. Họ có thể dệt nên những miếng thổ cẩm để trang trí cho từng loại sản phẩm mà họ cần.
                            Tính cách và tuổi tác được thể hiện rất rõ trên những sản phẩm thổ cẩm của người Thái. Với những cô gái Thái đang yêu thì không thể giấu nổi tình cảm của mình bằng những gam màu sáng chủ đạo. Còn những người phụ nữ lớn tuổi thì thiên về những gam màu trầm, về những đường nét rắn rỏi và đậm nét suy tư.
                            Nghề dệt thổ cẩm của người Thái Sơn La đã có từ rất lâu đời. Trước đây, khi kinh tế chưa phát triển, sản phẩm thổ cẩm được làm ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong gia đình, làm của hồi môn khi con gái về nhà chồng, và một phần để trao đổi theo phương thức vật đổi vật, phụ thêm cho kinh tế gia đình. Ngày nay, kinh tế thị trường đã phát triển, thổ cẩm đã có mặt trên thị trường, thậm chí nó còn được người tiêu dùng ở các thành phố lớn yêu thích.
                            Thổ cẩm của người Thái Sơn La với những hoạ tiết hoa văn phong phú, nhã nhặn đã chiếm được cảm tình của nhiều khách hàng trong nước và quốc tế. Giữ được nghề dệt thổ cẩm là giữ được những nét văn hoá cổ truyền của người Thái. Nếu biết kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại thì nghề dệt thổ cẩm ở Sơn La sẽ tạo được những mặt hàng kinh tế cao, có giá trị trên thị trường. Người Thái Sơn La tự hào vì có sản phẩm thổ cẩm. Qua bao đời nay đã chứng tỏ một điều thổ cẩm là thứ không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của người Thái. Nó là biểu tượng của văn hoá Thái.
                             



                            ( Nguồn tin: danangpt )

                            #14
                              venus4t.vns_hnu 06.11.2008 20:41:05 (permalink)
                              VỀ QUỲNH NHAI VUI XÍP XÍ


                              Tiết mục múa nón của dân tộc Thái

                                      Những ngày tháng 8 này, chúng tôi có mặt tại huyện Quỳnh Nhai, vùng trọng điểm di dân TÐC thủy điện Sơn La cùng ăn Tết Xíp Xí với đồng bào Thái. Ðây là một phong tục giống như lễ rằm tháng 7 âm lịch của người Kinh.

                                      Nói về phong tục này, có người bảo: "Mai về quê mới, phải mang Xíp Xí theo cùng...!". Ðó là nguyện vọng chính đáng, là cách bà con thể hiện tình yêu quê hương bản quán, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

                                      Xíp Xí năm nay, Ban Thường vụ Huyện ủy Quỳnh Nhai chủ trương tổ chức một cái Tết thật vui, nhằm động viên bà con chia tay quê cũ trước khi về quê mới. Ngoài việc ôn lại truyền thống văn hóa đặc sắc mang tính cộng đồng thì Xíp Xí còn là dịp tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước. Quyết định trên đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong huyện, nhất là những người cao tuổi.

                                      Bí thư Huyện ủy Lò Văn Mến,  kể cho chúng tôi nghe về nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Xíp Xí: Ở Sơn La chỉ ba vùng đồng bào ăn Tết Xíp Xí, đó là vùng đồng bào dân tộc Thái, Mường ở huyện Phù Yên, dân tộc Thái ở xã Ngọc Chiến của huyện Mường La và dân tộc Thái, Kháng cùng một số dân tộc anh em khác ở huyện Quỳnh Nhai. Ngoài ra, dân tộc Thái ở tỉnh Ðiện Biên và Lai Châu cũng ăn Tết Xíp Xí.
                               

                                      Tết Xíp Xí khởi nguồn bắt đầu từ dân tộc Thái Trắng. Quá trình di cư, giao thoa văn hóa đã làm cho Xíp Xí trở nên phổ biến. Ngày nay nhiều dân tộc, nhiều vùng ở tỉnh Sơn La cùng ăn Tết Xíp Xí. Tuy nhiên, giá trị lịch sử và văn hóa của loại hình sinh hoạt mang tính bản địa này không phải ai cũng biết. Vì thế, được tìm hiểu về nó và thưởng thức Tết Xíp Xí với đồng bào lần này đối với chúng tôi là một dịp may.
                              Tết Xíp Xí có hai phần, phần mo - thờ cúng tổ tiên, nhớ công ơn người khai phá tạo mường, lập bản và phần ăn uống, vui chơi văn hóa văn nghệ. Theo quan niệm của người Thái, người chết thì hồn bay về trời. Cuộc sống nơi trần gian của con người được tổ tiên, thần sông, thần núi che chở nên họ rất coi trọng thờ cúng. Tập tục sinh hoạt và yếu tố sản xuất là cơ sở hình thành nên quan niệm về Tết Xíp Xí ngày 14-7 âm lịch. Ðây là khoảng thời gian kết thúc vụ thu hoạch, công việc cấy cày cho vụ mùa mới vừa xong, người nông dân thực hiện "quai khẩu púng" (thả trâu vào rừng).

                                      Ðược mùa, ăn cơm mới, việc đầu tiên là nhớ đến đất trời cho mưa thuận gió hòa, nhớ đến ông bà tổ tiên phù hộ độ trì, lẽ tự nhiên ấy dân tộc nào cũng giống nhau. Vì vậy, Xíp Xí của đồng bào dân tộc Thái đồng nghĩa với việc cúng "Nà Hoóng" (cúng trong nhà) và "cúng tế ná" (cúng ruộng). Ðồ vật cúng gồm: thịt, rượu, "khẩu cắm" (cơm nếp nhuộm mầu), bánh chưng gù. Riêng Tết Xíp Xí, cúng gì thì cúng nhưng không thể thiếu  "nhớ tu pết" (thịt vịt). Người ta giải thích rằng, con vịt gắn bó với đồng ruộng, sông suối, đời sống sản xuất của con người. Xíp Xí cúng thịt vịt là muốn con vịt ăn hết sâu bọ hại lúa, con vịt mang điều không may mắn, điềm xấu trôi theo dòng nước.

                                      Xíp Xí không chỉ có ăn uống, vui chơi mà cùng gắn với hoạt động ấy là "khắp chúc muôn" (hát chúc mừng), "khắp khoắm son cún" (hát dạy làm người). Người ta "khắp long te" (hát bè trên sông), "khắp báo sao" (hát trao duyên), hát lúc ăn uống, lúc  thăm nhau.

                                      Trong bữa cơm gia đình, người ta trò chuyện vui vẻ, hỏi thăm ý nhị, chúc tụng cởi mở. Khi cao hứng, chủ nhà với cây đàn "tính tẩu" (đàn bầu người Thái) để ở đầu giường giãi bày tình cảm, ngôn từ mộc mạc, âm thanh réo rắt, làm cho bữa tiệc không còn là say rượu mà say tình, say nghĩa. Ðồng bào các dân tộc ở huyện Quỳnh Nhai tuy ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, nhưng đời sống văn hóa tinh thần lại rất phong phú, tấm lòng hiếu khách chân thành và luôn rộng mở. Làm cho ai đã từng đến đây, dù một lần phải nhớ mãi.

                                      Khi tiến hành triển khai dự án di dân TÐC thủy điện Sơn La, người ta đã có hẳn một dự án bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa vùng ngập. Nhưng trong lúc dự án còn nhiều vướng mắc, chậm thực thi thì bà con bản Nghe Toỏng, Chẩu Quân đã chủ động góp tiền "bảo tồn" văn hóa cho mình. Bản nọ đua bản kia, bản nào cũng làm cho bản mình đĩa VCD.

                                      Các điệu múa, lời hát, các phong tục tập quán sinh hoạt đều được dựng thành kịch bản, quay video khá chuyên nghiệp, vì văn hóa nơi đây tự nó đã mang giá trị bản sắc riêng. Ðĩa VCD được làm quà tặng người thân, gửi về các điểm TÐC, cứ thế giá trị văn hóa nơi đây được biết đến như cơm ăn, nước uống hằng ngày. Tôi xúc động được nghe một câu chuyện có thật. Ấy là chuyện chị Lò Thị Quý, 56 tuổi, khi xưa là con gái bản Nghe Toỏng đi lấy chồng xa tận bản Ðớ (thị xã Lai Châu). Khi xem đĩa VCD quay cảnh bản làng, cây đa bến nước Mường Chiên, kỷ niệm quê hương ùa về, làm chị đang ăn cơm nghẹn ngào, ôm mặt khóc hu hu. Lại chuyện bà con bản Mường Chiên bên kia sông Ðà phải di chuyển sớm về điểm TÐC Bình Thuận, Mô Cổng (xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu) do không kịp làm đĩa phải nhờ các anh ở Ðài Truyền thanh - Truyền hình huyện kịp sao in cho ít đĩa mang hình ảnh quê hương cũ về quê mới.

                                      Ông Lừ Chiến, 69 tuổi, người bản Nghe Toỏng, một trong số ít người còn lại ở Quỳnh Nhai biết chữ Thái cổ. Hiện nay ông đang dành thời gian dịch, sao chép văn tự của ông cha để lại, trong đó có nhiều phong tục về Xíp Xí. Trong lời phát biểu tại buổi lễ Tết Xíp Xí, ông Lò Văn Mến hứa sẽ giúp ông Chiến biên dịch, soạn một cuốn sách về truyền thống Xíp Xí Quỳnh Nhai. Ðồng thời, căn dặn bà con thực hiện di dân TÐC về quê mới phải phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho nó tỏa sáng.


                                      Sau Xíp Xí, mùa sản xuất mới lại đến. Vừa sản xuất, vừa chuẩn bị tốt công tác di dân mùa khô năm 2008. Những ngày tới đây, cả Quỳnh Nhai lại tập trung cao độ cho di chuyển dân TÐC thủy điện Sơn La. Lời hẹn nơi quê cũ, cùng với điệu múa, lời ca từ Xíp Xí này sẽ lại vang xa, hòa quyện vào đất trời nơi quê mới. Hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn sẽ đến với đồng bào các dân tộc Quỳnh Nhai.

                              Bài và ảnh: Ðức Tuấn
                              (Nhân Dân)

                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.11.2008 20:47:39 bởi venus4t.vns_hnu >
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 16 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9