Amazon, Brazil
Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 32 bài trong đề mục
HongYen 12.05.2008 03:17:34 (permalink)
'Amazon mới là sông dài nhất thế giới'


Thượng nguồn sông Amazon. Ảnh: Brazil Magazine

Trước nay, chúng ta vẫn nghe nói sông Nile ở Ai Cập là con sông dài nhất thế giới. Nhưng các nhà khoa học Brazil và Peru khẳng định, sông Amazon ở Nam Mỹ mới là nhà vô địch, vì nó dài hơn 1 km so với sông Nile.

Trong một cuộc thám hiểm vất vả hồi tháng năm, nhằm xác định điểm khởi nguồn của sông Amazon, các nhà khoa học Brazil và Peru đã lên tận vùng núi tuyết Mismi, có độ cao 5.000 m so với mực nước biển. Ngày 2/6, họ công bố sông Amazon dài 6.672 km, và nếu cộng đồng khoa học thế giới công nhận kết quả này, Amazon sẽ trở thành con sông dài nhất thế giới.

Cho đến nay, các con sông dài nhất trên thế giới được xếp hạng là: sông Nile (dài 6.671 km), Amazon (6.580 km), Dương Tử (Trung Quốc, 6.380 km), Mississippi (Mỹ, 5.971 km) và Ob-Irtysh (Nga, 5.410 km).

(Theo Brazil Magazine, Tuổi Trẻ)
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2008 10:13:18 bởi HongYen >
#1
    HongYen 12.05.2008 03:21:27 (permalink)
    Sông Amazon đã từng chảy theo chiều ngược lại
     






    Sông Amazon, dòng sông lớn nhất thế giới, đã từng chảy từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, ngược chiều với dòng chảy hiện tại.
     







    Sông Amazon. Ảnh do Nasa chụp

    Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện trong những khối đá trầm tích ở vùng trung tâm của Nam Mỹ còn lưu giữ những cây dùng để đâm cá được làm bằng đá, cho thấy chúng có nguồn gốc từ rìa phía Đông của châu lục này.
     
    Nhà địa chất Russell Mapes nói điều này chứng tỏ rằng khoảng 65 đến 145 triệu năm trước, sông Amazon chảy từ Đông sang Tây.
     
    Tuổi của các khối đá ở Nam Mỹ khác nhau giữa Đông và Tây. Những mẩu đá có 2,5 tỉ năm tuổi được tìm thấy ở rìa phía Đông, còn ở rìa phía Tây đá trẻ hơn nhiều. Nếu sông Amazon tiếp tục chảy từ Tây sang Đông như hiện nay, nhiều cây xiên cá tìm được dưới lòng sông phải có tuổi trẻ hơn bởi vì chúng bị cuốn trôi từ dãy Andes ở bờ Tây. “Nhưng chúng tôi tìm được những cây xiên cá cho thấy chúng có nguồn gốc từ phía Đông”- ông Mapes khẳng định.
    Ông Mapes sẽ trình bày những phát hiện này tại hội nghị thường niên của Hội Địa chất Mỹ ở Philadelphia từ ngày 22 đến 25-10.
    Theo Người lao động/BBC



    Việt Báo

    //

    (Theo_Tien_Phong)

    Tìm hiểu: Sông Amazon, Thái Bình Dương,
     
    http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Song-Amazon-da-tung-chay-theo-chieu-nguoc-lai/70066329/188/
    #2
      HongYen 12.05.2008 03:31:32 (permalink)









      29 Tháng 4 2008 - Cập nhật 16h18 GMT




      Tại sao phải quan tâm tới Amazon?
       










      Phá rừng làm rẫy cũng là nguồn sống của người dân Amazon
      Nếu được hỏi, đa số người trên thế giới chắc sẽ trả lời rằng Amazon là vùng rừng rậm vĩ đại không có mấy người sinh sống.
      Trên thực tế có đến 30 triệu người sống, mà sống trong thành phố hẳn hoi, ở giữa rừng.
      Cho nên nhiều lúc Amazon còn được người ta gọi là khu rừng đã bị đô thị hóa.
      Phá rừng, trồng đậu, nuôi bò, bán sản phẩm nông nghiệp cho các nước chính là nguồn sống của người dân ở đây.
      "Giới nghiên cứu hiện đồng ý là tốc độ phá rừng ở Amazon có liên hệ với giá thịt bò và đậu nành". - GS Anthony Hall từ LSE từng giải thích trong một phỏng vấn với BBC.
      Trong lần khảo sát hồi năm 2001, người ta thấy rừng bị mất 13% diện tích, tức là bằng một nước Pháp và một nước Đức cộng lại.
      Hồi tháng Hai, nhóm nghiên cứu môi trường từ Đại học Oxford và Viện Potsdam xếp tầm quan trọng của rừng Amazon chỉ thua Bắc Cực khi xét nguy cơ gây ấm nóng toàn cầu.
      Nguy cơ
      Rừng rậm tiêu thụ bớt khí CO2, tác nhân của quá trình nguy hiểm đó, nay có nguy cơ giảm diện tích đi một nửa trong vòng 40 năm nữa.
      Trong cuộc họp của Liên hiệp quốc ở Bali hồi tháng 12 năm ngoái, chính phủ Brazil đã cam kết, đến năm 2015 sẽ dừng hoàn toàn nạn phá rừng.








      Quí vị có thể gửi câu hỏi và yêu cầu về cho Lê Hải trong suốt chuyến đi
      Tuyên bố này đi kèm với các số liệu cho thấy tỷ lệ phá rừng giảm 30% (giữa 2006 đến giữa 2007), nhưng số liệu từ Viện nghiên cứu đất đai Brazil ghi nhận tình trạng phá rừng lại tăng ở một số nơi khác.
      Với giới chuyên gia, giữ rừng Amazon là cứu trái đất khỏi thảm họa ấm nóng toàn cầu, cho nên khu vực này trở thành tâm điểm của mối quan tâm quốc tế.
      Nhưng với mỗi thường dân Brazil, nguy cơ đó thực giả có khác nhau, khi trực tiếp động chạm đến nguồn sống của họ.
      Và đó là lý do tại sao Lê Hải của Ban tiếng Việt đã tham gia đoàn phóng viên BBC sang Amazon, để nhìn câu chuyện từ hoàn cảnh của người nông dân Brazil và hiểu sự chọn lựa của họ.
      Còn quí vị cũng có thể tham gia bằng cách gửi ý kiến phản hồi để nhận xét, hướng dẫn, đặt câu hỏi, thắc mắc và yêu cầu phóng viên tìm hiểu những vấn đề mà quí vị cho là cần thiết trong câu chuyện này.
       
      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/04/080423_amazon.shtml

       
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.05.2008 09:49:38 bởi HongYen >
      #3
        HongYen 12.05.2008 03:42:51 (permalink)

        http://www.worldatlas.com/webimage/countrys/samerica/brnewzzl.gif
         


        http://www.worldatlas.com/webimage/countrys/samerica/brlarge.htm
         
         
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.05.2008 09:48:54 bởi HongYen >
        Attached Image(s)
        #4
          HongYen 13.05.2008 09:51:36 (permalink)





          Đường vào lá phổi của thế giới
           






          Lê Hải
          Hành trình Amazon 1.5.2008
           



           







          Amazon luôn là địa danh được quan tâm đặc biệt
          Đúng ngày 15 tháng Năm, BBC Thế Giới Vụ sẽ có buổi phát thanh đặc biệt, liên tục 24 giờ đồng hồ sẽ dành trọn các chủ đề chính cho câu chuyện Amazon.Cứ ba ban ngôn ngữ thì có một ban cử người đi làm chương trình, kế hoạch đã chuẩn bị trước từ cách đó một tháng và tôi thì bắt đầu khởi hành từ hôm nay, ngày 1 tháng Năm.
          Tất cả phóng viên cùng hẹn sẽ gặp nhau trên một con thuyền xuôi dòng Amazon, vào tuần sau, nhưng lịch trình của mỗi người có khác nhau, góc nhìn cũng khác nhau, để phù hợp với nhu cầu của thính giả từ nước mình.
          Và đó cũng là câu hỏi theo đuổi tôi cho đến tận ngày khởi hành, nên đi đâu, gặp ai, hỏi chuyện gì để trúng vào những thứ mà thính giả của ban tiếng Việt quan tâm.
          Sách du lịch
          Mỗi ngày tôi sẽ cố gắng tải về một ít ghi chép cùng hình ảnh từ chuyến đi, và cũng mong quí vị cũng sẽ gửi lên trang này những nhận xét và câu hỏi của mình, tôi sẽ tìm hiểu và tìm câu trả lời.
          Bản thân tôi thì nghĩ rằng cách phù hợp nhất cho bản thân là nhập vai một gã du lịch ba lô, mà việc đầu tiên là tìm sách du lịch để tham khảo và phác thảo tuyến đường tối ưu.
          Luân Đôn tràn ngập các kệ sách du lịch, mà gần văn phòng Ban Việt ngữ có Stanfords, cửa hàng tự quảng cáo là có nhiều sách du lịch và bản đồ nhất thế giới, bốn tầng lầu chỉ dành riêng cho những ai chuẩn bị đi xa.
          Vài chục đầu sách hướng dẫn cho người đi Brazil, vài chục quyển khác về Amazon, thêm hàng chục bộ ảnh và hồi ký, sách nghiên cứu chuyên về chủ đề này, khiến bạn chỉ muốn ngồi xuống ghế, gọi một tách cà phê rồi thong thả chọn lựa, cảnh thường gặp trong các hiệu sách ở Luân Đôn.








          Đầu tiên nên đọc sách hướng dẫn du lịch để có thêm thông tin
          Tôi nghĩ, câu trả lời cho thính giả của ban tiếng Việt đài BBC sẽ là những gì phóng viên tai nghe, mắt thấy tại chỗ, hơn là chép lại, dịch lại từ một quyển sách tiếng Anh nào đó, cho nên quyết định chỉ mua một quyển hướng dẫn du lịch.
          Nhưng ngay cả sách hướng dẫn (guide book) cũng có nhiều nhà xuất bản khác nhau, phù hợp với mỗi loại nhu cầu du lịch của người mua.
          Lịch trình
          Thời sinh viên tôi hay mua sách của Let's Go do hội sinh viên Harvard xuất bản, nay lại có vẻ hơi thiên về Lonely Planet, nhà xuất bản mới được BBC Worldwide thu mua hồi cuối năm ngoái, những cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới các nhà xuất bản khác nữa, như Frommers và Rough Guides.
          Một ít chuẩn bị gấp rút đã giúp tôi mau chóng lên lịch cho chuyến đi, cũng như hiểu hơn tại sao các phóng viên cần phải đi trên một con thuyền xuôi dòng Amazon, không bị làm chú ngốc trong cuộc họp trước chuyến đi.
          "Đến Manaus bạn sẽ chỉ cảm giác như trong các thành phố khác trên thế giới mà thôi, không hề biết mình đang sống giữa rừng rậm, chỉ có khi đáp máy bay thì nhìn thấy rừng hoặc đi thuyền là có được cảm nhận thực mà thôi". - Một phóng viên kỳ cựu nói.
          "Ở nơi ấy người ta không có đường, chỉ có sông. Con sông là sự sống của Amazon và chúng ta sẽ đi dọc sông". - Một phóng viên khác giải thích khi thấy có người định chỉ bay máy bay mà thôi.
          Quả thật Brazil là một đất nước rộng lớn, thời gian đi từ thành phố này đến thành phố kia phải tính bằng giờ bay; rừng rậm Amazon cũng là một diện tích khổng lồ, liên quan tới 9 quốc gia nằm xung quanh mà Brazil chỉ là một.








          Amazon có lẽ là nơi hoang dã lớn nhất thế giới
          Và tôi chỉ có 10 ngày để cảm nhận nó, tất nhiên là có thể tận dụng tài liệu của các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm hơn và các nhà báo đang sống ở Brazil, nhưng bản thân phải thực sự nắm bắt được một phần cuộc sống của xứ sở này thì mới tạm vượt qua những nhận xét phiến diện, vu vơ.
          Tôi định sẽ ghé Sao Paulo và Curitiba để nhìn thấy sự phồn vinh và phát triển của đất nước Brazil, rồi tìm tới Manaus nhập đoàn phóng viên đi trên con thuyền xuôi dòng Amazon về Santarem, sau đó bay về Luân Đôn để có mặt đúng ngày toàn Thế giới vụ đài BBC cùng bàn về những nan đề mà Amazon đang phải đối mặt.
          Quí vị thấy sao?
           
           
          http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/04/080420_amazon1.shtml
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.05.2008 09:51:31 bởi HongYen >
          #5
            HongYen 13.05.2008 10:08:27 (permalink)

            Mà đây chỉ là một trong số năm bang của Brazil nằm trong khu vực rừng Amazon, và phần của Brazil chỉ mới là 65% của tổng thể, bên cạnh tám quốc gia khác nữa trong vùng.

             
             
            http://eorr.home.netcom.com/EMO/images/map_brazil.gif
             
            http://eorr.home.netcom.com/EMO/vacation2005.html
            #6
              HongYen 13.05.2008 10:17:20 (permalink)
               lá phổi của thế giới
               
              http://www.tinvietonline.com/0/0/2008/4/250197/duo%CC%80ng-va%CC%80o-la%CC%81-pho%CC%89i-cu%CC%89a-the%CC%81-gio%CC%81i.html
               
              >>>>>>>>>>>>>>>>>>
               




              Rừng Amazôn bị tàn phá nặng nề
              [22/10/2005 - Sinh học Việt Nam]







              Ảnh rừng amazôn do vệ tinh chụp năm 1999. Những đốm màu hồng là khu vực rừng bị tàn phá. (Ảnh từ trang web nước ngò
              Báo cáo của Viện Canegiơ, Caliphonia, Mỹ công bố ngày 20/10 cho thấy một thực trạng tồi tệ hơn rất nhiều những gì chúng ta được biết về sự tàn phá đang diễn ra ở rừng Amazôn, Braxin, nơi được coi là "lá phổi" của toàn thế giới.




              Các nhà khoa học của Viện trên cho biết, rừng Amarôn bị tàn phá gấp hai lần so với ước tính. Những số liệu phân tích thu được từ vệ tinh, áp dụng công nghệ quang học mới cho phép khảo sát được dưới những tán cây rậm rạp, phơi bày tình trạng phá rừng một cách có chọn lọc đang phổ biến tại đây.

              Trung bình, mỗi năm có từ 12.000 đến 20.000 km2 rừng Amazôn bị chặt tỉa từng cây một, mà không phát quang hoàn toàn, rất nhiều cây gỗ quý đang mất đi.

              Những ảnh chụp từ vệ tinh trước đây rất khó phát hiện được điều này.

              Rừng Amazôn, được coi là "lá phổi" của thế giới vì có diện tích lớn nhất, có chức năng hấp thụ khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nếu chức năng này bị suy giảm khí thải không được hấp thụ sẽ thoát ra và bay lơ lửng trong tầng khí quyển, huỷ hoại môi trường sống của con người trên Trái Đất.

              Rừng Amazôn là nơi sinh sống của khoảng 1/3 các loài động vật trên Trái đất, từ côn trùng tới thú dữ, nhưng số lượng của chúng đã giảm đi rất nhanh kể từ những năm 70 của thế kỷ trước khi con người đốt, khai thác rừng lấy đất phục vụ cho các mục đích khác.

              Chỉ tính riêng trong 3 thập kỷ qua, đã có 17% rừng Amazôn bị chuyển mục đích sử dụng.
              TTXVN
               
              http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=747
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.05.2008 09:59:40 bởi HongYen >
              #7
                HongYen 13.05.2008 10:24:03 (permalink)
                'Nhà báo nhảy dù'






                Lê Hải
                Hành trình Amazon 2.5.2008
                 
                Khi quí vị đọc những dòng chữ này thì có lẽ tôi đang vi vu trên chín tầng mây hoặc chuẩn bị hạ cánh xuống Sao Paulo, điểm đến của hầu hết các chuyến bay tới Brazil.
                 








                Với bác sĩ rừng rậm là nơi đầy bệnh tật nguy hiểm
                Trước khi kịp ghi nhận bất cứ điều gì về Amazon, trong đầu tôi đã phải nhớ một loạt các lời dặn của bác sĩ, mỗi ngày uống một viên màu hồng, đều đặn từ trước ngày bay vào khu vực cho đến tận sau khi bay ra còn phải uống thêm bảy ngày nữa.
                Đó mới chỉ là thuốc phòng sốt rét - malarone, ngoài ra vẫn phải cảnh giác với viêm gan siêu vi A, B, leptospirosis, menigitis, sốt vàng da và cả bệnh lao nữa, dù đã bị chích ngừa cùng lúc 5 mũi đau điếng vào bả vai và cánh tay, uống một ly đầy thuốc phòng dịch tả.
                Chưa hết, cần phải cảnh giác với móc túi, trộm cắp, và cướp giật; cả sách hướng dẫn lẫn chuyên gia về an ninh cho đoàn cũng cùng nhắc nhở như vậy.
                "Nhà báo nhảy dù" - đó là cái tên mà một đồng nghiệp sử dụng khi phản đối những ý kiến lo xa quá mức, cho rằng mỗi phóng viên phải được trang bị tận răng, từ bộ đồ nghề y tế khử trùng sẵn cho đến thậm chí cả phao bơi.
                Tự nhiên tôi hình dung tới cảnh một người Pháp, người Mỹ, cách đây nửa thế kỷ, trước khi sang Việt Nam làm việc, có lẽ cũng được bao bọc trong một loạt "những điều cần chú ý" kiểu như vậy.
                Điều đó khiến tôi giật mình; chẳng lẽ tôi cũng đang chuẩn bị sang tìm hiểu đất nước, con người Brazil trong vai một "gã thực dân"?
                Rời nơi thành thị hào nhoáng, đủ tiện nghi, tới một miền rừng rậm nhiệt đới hoang sơ, đáp một chuyến tàu thủy dọc dòng sông, trong tay sẵn chiếc vé máy bay book trước ngày về.








                Với Bruce Parry, muốn hiểu cần phải sống và sinh hoạt chung với dân địa phương
                "Nhà báo thực dân"
                Mà ngay cả khi đã lên thuyền để hi vọng sẽ cảm nhận được nhịp đập và hơi thở của xứ Amazon, thì phái đoàn phóng viên vẫn phải liên lạc hàng ngày với Luân Đôn bằng điện thoại vệ tinh.
                Vậy thì một gã nhà báo thực dân như tôi, tạm gọi như vậy, có thể hiểu được những gì mà người dân Amazon đang suy tư, trăn trở hay không?
                Câu hỏi đó chắc chắn sẽ khiến tôi suy tư không ít trong chuyến đi này, và có thể là cả sau đó nữa.
                Hi vọng duy nhất là tấm lòng thành muốn tìm hiểu, và cái bản chất cũng xuất thân từ một xứ xở rừng nhiệt đới, từng phải sống trong cảnh nghèo khó của một đất nước đang phát triển, sẽ giúp tôi phần nào dẹp bớt rào cản.
                Và cách thể hiện tốt nhất có lẽ sẽ là chuyển tải trung thực và toàn diện nhất về những gì mình nhìn thấy, nghe được, kèm theo phản ứng riêng và cảm xúc khi chạm vào một nền văn minh xa lạ.
                Thực ra thì Brazil cũng có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, ví dụ như cũng cùng các giáo sĩ dòng Tên nói tiếng Bồ Đào Nha đã đến khai phá mảnh đất này.
                 
                Nhìn bức tượng chúa Jesu đứng trên đỉnh núi, dang tay nhìn ra biển, chắc chắn bạn sẽ liên tưởng ngay tới bức tượng tương tự ở Vũng Tàu.
                 
                Nhưng cũng có điểm trái ngược, ví dụ như do là ở nửa bán cầu nam, mà vòng xoáy mưa bão ở Brazil sẽ ngược với Việt Nam, bên lở bên bồi của các con sông cũng sẽ ngược lại, và nếu bạn đang chuẩn bị từ xuân sang hè thì ở Brazil người ta đang từ tiết thu chuyển vào mùa đông.
                 
                Có đúng không nhỉ? Tôi sẽ có cơ hội kiểm chứng ngay chút nữa đây, khi hạ cánh.
                 
                http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/05/080430_amazon2.shtml
                #8
                  HongYen 14.05.2008 10:21:36 (permalink)
                  05 Tháng 5 2008 - Cập nhật 20h56 GMT
                   





                  Bản sắc Brazil
                   












                  Lê Hải
                  Gửi từ Curitiba, Brazil
                   



                   






                  Curitiba là tấm gương về quản lý đô thị trên thế giới
                  Curitiba đón tôi với chú bé thả diều đang quay lưng nhìn xe cộ, tay cầm sợi cước giữ con diều trên cao, bằng giấy, hình vuông, đuôi dài y hệt như ở Việt Nam.Cây cối bên đường nhìn cũng không có gì lạ: chuối, đu đủ, lá môn, dây trầu bà trang trí tường rào, mấy bụi trúc góc sân, vài mảnh rừng thông trên đồi.
                   
                  Cách nay trên một thế kỷ, cả một vùng cao nguyên rộng lớn của bang Paraná là nơi nuôi bò và trồng trà, mà Curitiba là trung tâm mua bán trước khi chuyển xuống vịnh Serra.
                  Về kiến trúc thì nếu đến đây, chắc quí vị sẽ cảm giác giống hệt như đang sống trong một thành phố nào đó ở châu Âu.
                   
                  Thực vậy, hệ thống giao thông công cộng và kỹ năng quản lý đô thị tiên tiến, bảo vệ môi trường ở Curitiba được coi là mô hình để nhiều nước tiên tiến tìm đến học hỏi kinh nghiệm.
                   
                  Đa sắc tộc
                  Khi xưa, thực dân Bồ Đào Nha bỏ mặc nơi này cho di dân từ đủ mọi nước trên thế giới đổ về khai phá: người Ý, Đức, Ba Lan và Ukraina.
                  Ngay khu trung tâm cổ, trên đỉnh đồi là nhà hàng pizza Ý, gần đó là quán bia Đức Mein Schatte, cũng nổi tiếng như quán Ba Lan Durski.
                  Thực ra, các món ăn này không còn thuần gốc sau hơn 100 năm địa phương hóa.
                  Gọi món bò bít-tết trong quán bia The Farm, mà giới nghệ sĩ trong vùng hay ghé nghe nhạc sống hàng ̣đêm, bạn sẽ thấy rõ sự pha trộn đó.
                  Quanh miếng phi-lê còn bao mỡ là khoai tây chiên kiểu Pháp, khoai tây luộc cắt miếng trộn váng sữa kiểu đông Âu, dầu oliu và giấm nho Ý, và đặc biệt là một phần cơm và chai nước tương Nhật Bản nữa.
                   
                  Tờ tạp chí du lịch của thành phố Where Brazil – Curitiba quảng cáo tháng sau sẽ dành trọn kỳ để kỷ niệm 100 năm nhập cư của người Nhật.
                  Dưới phố, trong khu chợ có khá nhiều quán ăn nhanh mà chủ và người bán hàng ̣đều có khuôn mặt đông Á, thỉnh thoảng thấy có đôi chiếc đèn lồng đỏ, hay một vài chữ Hán treo đâu đó.
                  Nhưng họ không đáp trả mấy câu chào vào thăm hỏi cả bằng tiếng Nhật lẫn tiếng Trung Quốc của tôi, ngay cả nói chuyện với nhau cũng bằng tiếng Bồ Đào Nha.
                   








                  Hàng quán ở Curitiba, Brazil
                  Đồ ăn bày trong quầy cũng giống hệt các quán bình dân của người Brazil, trên bàn không thấy bày đũa, khiến tôi từ bỏ ý định dùng tay để hỏi xem ở đây có bán hoành thánh, mì, phở hay ramen gì đó không.
                   
                  Có vẻ các nhóm di dân khác cũng đồng hóa giống như vậy, trong số hơn một triệu di dân gốc Đông Âu cũng khó tìm được người nào còn nói được tiếng Ba Lan hay Ukraina.
                  Nếu đúng sự đồng hóa và bản địa hóa đã tạo ra một bản sắc riêng nào đó của người Brazil, thì có thể tự họ cũng sẽ tìm được tiếng nói chung trong vấn đề ngưng phá rừng Amazon.
                  Ít nhất đề tài đó được số ra tháng này của tờ tạp chí hàng không Brazil – TAM lấy làm chủ đề chính.
                   
                  Nhưng tôi sẽ kể tiếp câu chuyện đó với quí vị trong thư sau, bây giờ phải chạy vội ra ga cho kịp chuyến xe lửa Serra Verde Express, tuyến đường chỉ vài chục cây số nhưng với gần 100 cầu và hầm, được coi là kỳ tích của một thời khẩn hoang, khai thác rừng làm nông nghiệp, tích lũy tư bản.
                   
                  Sau một thế kỷ, tuyến đường này vẫn tiếp tục là huyết mạch cho hàng nông sản từ miền nam Brazil đổ ra cảng Paranagua.

                  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/05/080505_amazon5.shtml

                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.05.2008 10:07:27 bởi HongYen >
                  #9
                    HongYen 14.05.2008 10:27:43 (permalink)
                    03 Tháng 5 2008 - Cập nhật 12h21 GMT
                    Rừng cao ốc Sao Paulo
                     







                    Lê Hải
                    Gửi về từ Amazon, Brazil
                     

                     
                     
                    Rừng cây nay phải nhường chỗ cho rừng cao ốc -
                     cảnh nhìn từ ngọn đồi có bảo tàng MASP
                     
                    Sao Paulo đón tôi bằng một trận mưa tầm tã từ sáng sớm, cùng con đường cao tốc từ sân bay về trung tâm thành phố chật cứng xe cộ giờ đi làm.
                     
                    Hai mươi triệu người dân dùng xe hơi như người Việt Nam đi xe hai bánh, taxi giống xe ôm, còn một số ít người giàu thì đón limousine hay trực thăng tới chỗ làm.
                     
                    Ngày nay sức mạnh kinh tế của vùng ̣đất này chuyển sang nhà máy và hãng xưởng nối nhau bằng hệ thống đại lộ và đường cao tốc.
                    Nhưng có một thời, lý do để Sao Paulo tồn tại và phát triển chính là diện tích canh tác cà phê lớn hơn cả lãnh thổ một số nước châu Âu.
                     
                    Bằng chứng của thời đại huy hoàng nay còn nằm trong bảo tàng mỹ thuật MASP; các đại gia ngày xưa cũng có đủ tranh của những danh họa nổi tiếng thế giới, không chịu thua kém các bảo tàng ở London hay Paris.
                    Nhưng nay nền nông nghiệp, được đại diện bởi những người nghèo chở hàng trên xe tải, giành chỗ đậu ven lộ bán từng trái dứa, chùm nho.
                    John Malathronas, tác giả một cuốn sách khá nổi tiếng viết về Brazil, ghi nhận chênh lệch giàu nghèo ở Sao Paulo là 32 lần, nhiều hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới.
                     








                    Đại lộ Paulista - Sự thịnh vượng của Sao Paulo khởi nguồn nhờ cây cà phê.Các tòa cao ốc kiếm bộn tiền nhờ kinh doanh chỗ đậu trực thăng trên nóc nhà.
                    Sao Paulo là cơ hội để kiếm sống, nhưng mỗi ngày đều phải gắng hết sức lao động từ 5h sáng đến 8h tối - chủ sạp báo góc đường, Claudinei tâm sự.
                     
                    Đi dọc đại lộ de Julho, tôi thấy bên cạnh những tòa condo sang trọng là những cửa hàng nhỏ xíu cho dân lao động, là những anh thợ cắt tóc, ông già sửa giày, người bán rong trên hè phố, chị lao công giặt ủi dưới tầng hầm, và cả những gầm cầu cho người vô gia cư quấn kín chăn ngủ giữa ban ngày.
                     
                    Phá rừng làm đồn điền trồng cà phê hay trang trại nuôi bò sữa là lực đẩy kinh tế đem lại thịnh vượng cho những thành phố như Sao Paulo và Curitiba, nơi tôi sẽ đến vào ngày chủ nhật.
                     
                    Nhưng nơi đây không còn mảnh rừng nào để phá nữa, trừ một số công viên chính quyền cố tình rào lại, chắc để kỷ niệm một thời.
                     
                    Và những người nông dân muốn thoát cảnh đói nghèo có hai con đường để chọn lựa – vào thành phố để bắt đầu từ nấc thang nghèo nhất trong xã hội, hay đi sâu vào rừng rậm Amazon để trở thành điền chủ.

                    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/05/080503_amazon3_lehai.shtml
                     
                    #10
                      HongYen 14.05.2008 10:35:33 (permalink)
                      04 Tháng 5, 2008
                      Giàu và nghèo ở Sao Paulo







                      Lê Hải
                      Gửi từ Sao Paulo
                       


                       
                      Bãi đáp trực thăng trên một tòa nhà ở Sao Paulo
                       Cuộc sống ở châu Âu, nhất là London, khiến tôi quên mất cái khoảng cách giàu nghèo và sự phân biệt đẳng cấp. Bước ra khỏi cửa Bush House thì tôi, một nhân viên quèn, và ông giám đốc của BBC Thế giới vụ trông chả có gì khác nhau, cùng ̣đi bộ và dùng phương tiện công cộng như bao người khác.
                       
                      Nhưng ở Sao Paulo này, khoảng cách giữa các đẳng cấp trong xã hội là vô cùng lớn, mà tác giả John Malathrones từng nói "nghèo khổ bị người ta coi là tội lỗi".
                       
                      Chuyện anh ta – khách trong khách sạn – chào hỏi người dọn phòng là điều khiến người ta kinh ngạc và hoảng sợ.
                      Như vậy, để hiểu được suy nghĩ của người dân Brazil về chuyện phá rừng Amazon, trước hết phải nhớ rằng có sự khác biệt rất lớn về quan điểm giữa người giàu và người nghèo.
                       
                      Vì vậy, trước giờ ra sân bay đi Curitiba, tôi định ghé Daslu, trung tâm mua sắm và biểu tượng của người giàu, niềm mơ ước và mục tiêu phấn đấu của người nghèo.
                       








                      Cao ốc lấn dần rừng rậm
                      Taxi trực thăng
                      Thật thú vị, nếu Harrods ở London nằm ngay trên phố chính, cạnh ga metro, thì phương tiện thuận lợi nhất để ghé Daslu là máy bay trực thăng, theo mô tả của sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet.
                       
                      Người viết ước tính có chừng 300 chiếc trực thăng làm taxi ở Sao Paulo, nhiều gấp năm lần New York.
                       
                      Nhưng sách cũng nói nếu bạn có ý định mua trực thăng thì cũng có thể tạm đón taxi dưới mặt đất để tới Daslu, nhưng đi bộ là điều khó có thể chấp nhận.
                       
                      Điều này khiến tôi sực nhớ tới các khu cao ốc nằm dọc đại lộ 9 tháng Bảy (9 de Julho) mà tôi có dịp đi bộ dọc theo suốt nhiều giờ đồng hồ.
                      Khu cho người nghèo tận dụng từng mặt tiền nhỏ làm cửa hàng, dùng vỉa hè và phương tiện công cộng.
                       
                      Nhà cho người giàu chỉ thấy có lối vào cho xe hơi, và một số nhà kinh doanh tầng thượng, cho thuê làm bãi đáp cho trực thăng.
                      Đó là bức tranh của khu rừng rậm cao ốc ở Sao Paulo, mọc lên thay thế những rừng cây từng phát triển mạnh mẽ trên mảnh đất đỏ bazan màu mỡ, thiên nhiên ưu đãi mưa và nắng.
                       
                      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/05/080504_amazon4.shtml
                       
                      #11
                        HongYen 15.05.2008 09:09:23 (permalink)

                        14 Tháng 5 2008 - Cập nhật 19h23 GMT


                        Giới thiệu rừng nhiệt đới Amazon
                        Các thông tin về khu rừng nhiệt đới Amazon, 'lá phổi' của trái đất, nơi đang chứng kiến tình trạng chặt phá rừng nghiêm trọng

                        Đường vào lá phổi của thế giới

                        Rừng cao ốc Sao Paulo

                        'Nhà báo nhảy dù'

                        Brazil dùng nguyên liệu rừng nhiệt đới Amazon làm bao cao su



                        Tại sao quan tâm?
                        Vì với trái đất, Amazon là lá phổi không thể hư hại thêm nữa


                        Huyền thoại Amazon
                        Phải chăng bảo tồn rừng có khi cũng chỉ là thêm một chuyện thần thoại?


                        Đậu nành lấn rừng
                        Rừng Amazon bị phá để trồng đậu nành và khai thác gỗ


                        Amazon nhìn từ thủ đô
                        Thủ đô Brasília được thiết kế cho người đi xe hơi nhưng cũng dễ thuê máy bay để tà tà 'dạo phố' như chạy xe máy ở Sài Gòn
                        Lạc lối giữa rừng già



                        Đô thị tráng lệ giữa rừng già
                        Manaus, thủ phủ của bang Amazonas không hoang sơ tí nào, thậm chí có cả siêu thị và trung tâm mua sắm sang trọng
                        Con người gây thay đổi khí hậu


                        Bản sắc Brazil
                        Bản sắc Brazil thể hiện qua sinh hoạt ẩm thực của nhiều sắc dân gốc Bồ Đào Nha, Ý, Đức, Ba Lan và cả Nhật, Trung Quốc
                        'Có thể khắc phục' khí hậu thay đổi



                        Hai mặt của Brazil
                        Khoảng cách giàu nghèo và phân biệt đẳng cấp ở Brazil dễ gây choáng


                        Bản sắc Amazon
                        Người thổ dân ở đây đã thay đổi từ gần một thế kỷ nay rồi


                        Biến đổi Khí hậu
                        Tác động toàn cầu của Biến đổi Khí hậu và cách tìm giải pháp
                         

                        http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/cluster/2008/05/080430_amazon.shtml
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.05.2008 09:11:58 bởi HongYen >
                        #12
                          HongYen 15.05.2008 10:41:03 (permalink)
                          05 Tháng 5 2008 - Cập nhật 20h56 GMT
                          Bản sắc Brazil






                          Lê Hải
                          Gửi từ Curitiba, Brazil
                           







                          Curitiba là tấm gương về quản lý đô thị trên thế giới
                           
                          Curitiba đón tôi với chú bé thả diều đang quay lưng nhìn xe cộ, tay cầm sợi cước giữ con diều trên cao, bằng giấy, hình vuông, đuôi dài y hệt như ở Việt Nam.
                           
                          Cây cối bên đường nhìn cũng không có gì lạ: chuối, đu đủ, lá môn, dây trầu bà trang trí tường rào, mấy bụi trúc góc sân, vài mảnh rừng thông trên đồi.
                           
                          Cách nay trên một thế kỷ, cả một vùng cao nguyên rộng lớn của bang Paraná là nơi nuôi bò và trồng trà, mà Curitiba là trung tâm mua bán trước khi chuyển xuống vịnh Serra.
                           
                          Về kiến trúc thì nếu đến đây, chắc quí vị sẽ cảm giác giống hệt như đang sống trong một thành phố nào đó ở châu Âu.
                          Thực vậy, hệ thống giao thông công cộng và kỹ năng quản lý đô thị tiên tiến, bảo vệ môi trường ở Curitiba được coi là mô hình để nhiều nước tiên tiến tìm đến học hỏi kinh nghiệm.
                           
                          Đa sắc tộc
                          Khi xưa, thực dân Bồ Đào Nha bỏ mặc nơi này cho di dân từ đủ mọi nước trên thế giới đổ về khai phá: người Ý, Đức, Ba Lan và Ukraina.
                          Ngay khu trung tâm cổ, trên đỉnh đồi là nhà hàng pizza Ý, gần đó là quán bia Đức Mein Schatte, cũng nổi tiếng như quán Ba Lan Durski.
                          Thực ra, các món ăn này không còn thuần gốc sau hơn 100 năm địa phương hóa.
                           
                          Gọi món bò bít-tết trong quán bia The Farm, mà giới nghệ sĩ trong vùng hay ghé nghe nhạc sống hàng ̣đêm, bạn sẽ thấy rõ sự pha trộn đó.
                          Quanh miếng phi-lê còn bao mỡ là khoai tây chiên kiểu Pháp, khoai tây luộc cắt miếng trộn váng sữa kiểu đông Âu, dầu oliu và giấm nho Ý, và đặc biệt là một phần cơm và chai nước tương Nhật Bản nữa.
                           
                          Tờ tạp chí du lịch của thành phố Where Brazil – Curitiba quảng cáo tháng sau sẽ dành trọn kỳ để kỷ niệm 100 năm nhập cư của người Nhật.
                          Dưới phố, trong khu chợ có khá nhiều quán ăn nhanh mà chủ và người bán hàng ̣đều có khuôn mặt đông Á, thỉnh thoảng thấy có đôi chiếc đèn lồng đỏ, hay một vài chữ Hán treo đâu đó.
                           
                          Nhưng họ không đáp trả mấy câu chào vào thăm hỏi cả bằng tiếng Nhật lẫn tiếng Trung Quốc của tôi, ngay cả nói chuyện với nhau cũng bằng tiếng Bồ Đào Nha.
                           








                          Hàng quán ở Curitiba, Brazil
                          Đồ ăn bày trong quầy cũng giống hệt các quán bình dân của người Brazil, trên bàn không thấy bày đũa, khiến tôi từ bỏ ý định dùng tay để hỏi xem ở đây có bán hoành thánh, mì, phở hay ramen gì đó không.
                           
                          Có vẻ các nhóm di dân khác cũng đồng hóa giống như vậy, trong số hơn một triệu di dân gốc Đông Âu cũng khó tìm được người nào còn nói được tiếng Ba Lan hay Ukraina.
                           
                          Nếu đúng sự đồng hóa và bản địa hóa đã tạo ra một bản sắc riêng nào đó của người Brazil, thì có thể tự họ cũng sẽ tìm được tiếng nói chung trong vấn đề ngưng phá rừng Amazon.
                          Ít nhất đề tài đó được số ra tháng này của tờ tạp chí hàng không Brazil – TAM lấy làm chủ đề chính.
                           
                          Nhưng tôi sẽ kể tiếp câu chuyện đó với quí vị trong thư sau, bây giờ phải chạy vội ra ga cho kịp chuyến xe lửa Serra Verde Express, tuyến đường chỉ vài chục cây số nhưng với gần 100 cầu và hầm, được coi là kỳ tích của một thời khẩn hoang, khai thác rừng làm nông nghiệp, tích lũy tư bản.
                          Sau một thế kỷ, tuyến đường này vẫn tiếp tục là huyết mạch cho hàng nông sản từ miền nam Brazil đổ ra cảng Paranagua.
                           
                          http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/05/080505_amazon5.shtml
                          #13
                            HongYen 15.05.2008 10:47:34 (permalink)








                            06 Tháng 5 2008 - Cập nhật 10h14 GMT
                            Amazon nhìn từ thủ đô







                            Lê Hải
                            Gửi từ Brasília
                             

                            Thủ đô Brasília được thiết kế cho người đi xe hơi. Bạn có thể thuê một chiếc ở sân bay rồi tà tà ‘dạo phố’ như ở Sài Gòn chạy Honda.








                            Nông sản vẫn là thế mạnh của Brazil bên cạnh nền công nghiệp hiện đại.
                              
                            Nhưng có điểm khác là dân Brazil không lo ngại khi giá dầu mỏ trên thế giới tăng hàng ngày, vì xe của họ ‘uống rượu’.
                            Chính xác là các động cơ xe hơi ở Brazil chạy được cả bằng xăng lẫn cồn, loại nhiên liệu do Brazil sáng chế và dùng đại trà từ gần chục năm qua, giá chỉ rẻ bằng nửa tiền xăng.
                            Nông dân được khuyến khích trồng mía rồi bán cho nhà máy để chế biến thành cồn, còn người dân thành phố thì dùng đường hóa học để tránh béo phì.
                             
                            Dù cơ cấu cây trồng và  định hướng nông nghiệp của Brazil đã thay đổi nhiều nhưng nước này vẫn là nơi xuất khẩu nông sản thuộc loại hàng đầu trên thế giới, đặc biệt là thịt bò cho châu Âu và đậu nành cho Trung Quốc.
                            Để mau chóng làm giàu, phương pháp nhanh nhất vẫn giống hệt như hàng trăm năm trước: phá rừng làm rẫy.
                            Theo cách nhìn của một chuyên gia được giới thiệu trên tạp chí Nas Nuvens, luật sư Edoardo Rivetti, nhu cầu nội địa cũng ngang bằng với nhu cầu xuất khẩu, gây sức ép kinh tế khiến người ta dễ nhắm mắt phá rừng mà không cần nghĩ chuyện lâu dài.








                            'Người ta dễ nhắm mắt phá rừng mà không nghĩ tới chuyện lâu dài'
                             
                            'Không công bằng'
                            Nếu coi vấn đề giải quyết nạn phá rừng là một bài toán kinh tế, thì số tiền cần bỏ ra để cân bằng sẽ vào khoảng ba tỷ rưỡi đô-la Mỹ.
                             
                            Cây bút bình luận trên nhật báo O Estado de Sao Paulo nói Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi và vận động quyên góp từ 20 năm qua nhưng không được các nước giàu hưởng ứng mấy.
                            Gặp tôi trên tuyến đường sắt chở nông sản ra cảng Paranagua, cô bạn Eliane nói cảm thấy các nước giàu không công bằng với các nước đang phát triển.
                             
                            Ngày xưa thực dân khai thác rừng rậm để tích lũy tư bản, nay lại tỏ thái độ can ngăn việc làm tương tự của Brazil.
                            Questao Amazonica, tạm dịch là câu hỏi về Amazon, là khái niệm mà người Brazil dùng để bàn luận quanh chủ đề cũng đang dần trở thành tâm điểm trên báo chí nội địa.
                             
                            Với cô diễn viên nổi tiếng người Brazil Dira Paes, thì chủ đề này còn là vấn đề của cả thập niên này, vì cô thấy nó mở rộng và liên quan tới nhiều phạm trù rắc rối như triết học, khoa học, và cả xã hội nữa, chứ không đơn giản là chính sách của chính phủ.
                             
                            Nhiều ý kiến cho rằng thậm chí đa số người dân Brazil chưa bao giờ đặt chân hay quan tâm tới Amazon, một vùng đất mà đối với họ vẫn là đói nghèo và lạc hậu, thiếu điều kiện sống và giáo dục.
                             
                            Tôi sẽ có cơ hội kiểm chứng điều đó vào ngày mai, nhưng trước mắt có một điều mà tôi cũng biết chắc, như cô bạn Eliane cũng nhắc khi chia tay, là tôi bắt đầu phải uống thuốc ngừa sốt rét từ hôm nay, và phải nhớ trình giấy xác nhận đã chích ngừa dịch sốt vàng da – yellow fever.
                             
                            http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/05/080506_amazon6.shtml
                             

                             
                             
                            #14
                              HongYen 15.05.2008 10:53:09 (permalink)
                              Bao cao su 'Made in Amazon'
                              07 Tháng 5, 2008
                              Gary Duffy
                              BBC News, gửi từ Sao Paulo

                              Chính phủ Brazil đã bắt đầu sản xuất bao cao su từ cây cao su trong rừng Amazon.







                              Brazil nói việc họ sản xuất bao cao su sẽ giúp bảo tồn rừng nhiệt đới AmazonBộ Y tế Brazil nói hành động này sẽ giúp bảo tồn khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới.
                              Việc này cũng giúp Brazil bớt đi sự phụ thuộc vào các loại bao cao su nhập khẩu mà họ thường phát không để giúp phòng chống Aids.
                              Chính phủ Brazil triển khai một trong những chương trình phát bao cao su miễn phí lớn nhất thế giới nhằm chống lại đại dịch Aids.
                              Nhà máy quốc doanh mới của Brazil nằm ở tiểu bang Acre phía tây bắc nước này. Ban đầu, họ dự kiến sẽ sản xuất 100 triệu bao cao su mỗi năm với cái tên Natex.
                              Các quan chức cho rằng việc này không chỉ tạo ra thu nhập cho người dân Amazon, mà còn giúp họ tận dụng một sản phẩm sẵn có trong rừngmà không phá huỷ rừng.
                              Mủ cao su mà người ta dùng được lấy từ khu Chico Mendes, vốn được đặt theo tên một nhà bảo tồn nổi tiếng bị các chủ trại gia súc địa phương bắn chết năm 1988.
                              Nhà máy này sẽ tạo ra 150 việc làm, giúp ích cho ít nhất 500 gia đình tại thị trấn Xapuri, nơi có khoảng 15 ngàn dân.








                              Brazil là nước mua bao cao su lớn nhất thế giới
                              Bộ Y tế Brazil tuyên bố các bao cao su mà họ sản xuất sẽ là bao cao su duy nhất trên thế giới tận dụng sản phẩm từ rừng nhiệt đới, và sẽ giúp giảm phụ thuộc vào đồ nhập khẩu.
                              Chính phủ Brazil cho biết họ là nước mua bao cao su lớn nhất thế giới. Trong mấy năm gần đây, họ mua hơn một tỉ bao cao su để phát miễn phí trong chương trình chống Aids quốc gia.
                              Chính sách phát không bao cao su của Brazil đã bị các giám mục Thiên Chúa giáo La Mã chỉ trích, vì họ nói nó chỉ khuyến khích người ta quan hệ tình dục bừa bãi.

                               http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/05/080507_amazon_condom.shtml
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 32 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9