Amazon, Brazil
Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 32 bài trong đề mục
HongYen 15.05.2008 10:55:55 (permalink)




Giới thiệu rừng nhiệt đới Amazon
 










Rừng Amazon được coi là 'lá phổi' của trái đất
Rừng nhiệt đới Amazon là rừng lớn nhất trên thế giới, bao phủ đa phần lưu vực sông Amazon, chủ yếu tại Brazil và trải rộng ra một số nước láng giềng.
Tổng diện tích của rừng là chừng 4 triệu km vuông.
Tuy nhiên, khoảng 14% diện tích rừng Amazon đã bị chặt phá, và tình trạng phá rừng vẫn tiếp tục với tốc độ khoảng 20 ngàn km vuông một năm.
Hệ sinh thái
Khí hậu tại khu vực Amazon là nóng và rất ẩm. Trời mưa hàng ngày, thường mưa bất chợt và tích tụ nhiệt độ trên mặt đất. Cây cối trong rừng phải thích ứng với điều kiện khí hậu này, theo những cách sau:

    Cây mọc cao, có thể lên tới 40m, nhằm hấp thụ tối đa ánh mặt trời.
    Lá cây thường cong ở đầu để thoát nước mưa.
    Cây rừng thường chóng rụng lá; tuy nhiên các loại cây rụng lá vào thời điểm khác nhau nên rừng trông vẫn luôn xanh tươi.
    Cây cối thường mọc thẳng, chỉ vươn cành ở ngọn cây.
    Các dòng sông thường dâng nước ngập trong vài tháng một năm, do đó cây cối phải thích ứng với lượng nước dư thừa để không bị chết úng.
    Các loại hạt dưới mặt đất nẩy mầm bất cứ khi nào ánh nắng chiếu được xuống mặt đất rừng.
    Lá rụng và các sản phẩm khác của thực vật nhanh chóng mục và tiêu hủy để trở thành nguồn dinh dưỡng cho cây cối.
    Các loại dây leo thường mọc trên các thân cây để hấp thụ ánh sáng










Kiến cắt lá ở Amazon
Có hàng triệu loại cây cối và động vật cùng sinh sống trong rừng nhiệt đới Amazon, chẳng hạn như loại kiến trong hình bên.
Có hàng ngàn loài động thực vật tại Amazon mà loài người vẫn chưa khám phá ra hết. Mọi sinh vật ở đây sống đều phụ thuộc vào nhau.
Một chu kỳ phụ thuộc lẫn nhau có thể được giải thích ngắn gọn như sau: cây cối và thực vật chết đi và tiêu hủy để cung cấp chất dinh dưỡng cho các loại cây cối và thực vật mới mọc lên.
Một ví dụ khác là sự phụ thuộc vào thời tiết: mưa cung cấp nước cho toàn bộ cộng đồng sinh vật. Các chu kỳ phụ thuộc lẫn nhau này được gọi là hệ sinh thái.
Thổ dân Amazon
Người Amazon bản địa sống theo lối ‘du canh du cư’, có nghĩa là họ sống tại một nơi, trồng trọt mùa màng tại đó, và khi đất bạc màu thì họ chuyển đi nơi khác. Lối sống này không làm hại tới rừng, vì rừng tự khôi phục.
Các thổ dân xây các ngôi nhà lớn từ gỗ và lá cây. Họ đốn cây để mở đất canh tác cũng như để lấy củi đun. Tro bụi đốt cây cung cấp dinh dưỡng trở lại cho đất. Sau đó các phụ nữ thổ dân trồng trọt mùa màng (sắn, đậu, bí ngô, củ từ).
Thổ dân không chỉ trồng trọt mà còn đánh cá và săn bắn. Thường sau 4 - 5 vụ mùa, họ lại di chuyển đi nơi khác.






[image]http://www.bbc.co.uk/worldservice/images/2008/05/20080507142621elderly_achuar_man_203.gif">


Mỗi năm người ta lại phát hiện ra một tộc người mới ở Amazon
Tuy nhiên, việc các công ty lớn gia tăng sử dụng rừng Amazon đã giảm đi diện tích đất canh tác của các thổ dân. Do đó, họ phải quay trở về những nơi canh tác cũ trước khi đất phục hồi được đủ chất dinh dưỡng (thường phải mất 50 năm).
Các thổ dân rừng Amazon còn gặp rủi ro mắc phải các bệnh tật do người phương Tây mang tới vì hệ kháng thể của họ vốn không chống chọi được.
Canh tác
Các diện tích khổng lồ của rừng Amazon đang bị chặt phá để mở rộng diện tích cho việc canh tác nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Đặc biệt, ngành chăn nuôi gia súc để cung cấp các loại thực phẩm ăn nhanh đang là một ngành béo bở ở Brazil.
Để tạo ra đủ đất chăn nuôi gia súc, các ông chủ trang trại thường chặt và đốt rừng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi họ từ bỏ các khu đất này, phải mất rất nhiều thời gian các khu rừng mới phục hồi lại được và ngay cả khi đó, chúng cũng chỉ là ‘rừng thứ cấp’ chứ không là rừng nhiệt đới nguyên thủy như xưa.
Việc phá rừng nhiệt đới đang gây hậu quả tai hại cho môi trường. Đối với rừng Amazon, hàng ngàn động vật mất đi nơi sinh sống trong khi đối với toàn cầu, sự cân bằng khí hậu bị tác động. Cây cối vốn hấp thụ khí CO2, là loại khí mà con người thải ra với số lượng lớn. Khi cây cối ít đi, khí CO2 sẽ tăng lên.








Việc phá rừng để lấy gỗ vẫn tiếp diễn với tốc độ chóng mặt ở rừng Amazon
Đa phần các loại khói và khí thải mà việc đốt rừng gây ra sẽ thâm nhập vào bầu khí quyển, làm dầy thêm tấm màn CO2 bao phủ trái đất, ngăn chặn nhiệt độ thoát khỏi trái đất, tạo ra hiệu ứng ấm nóng toàn cầu.
Các khu rừng nhiệt đới, như Amazon, được mô tả là ‘trái phổi của trái đất’. Thế nên giờ đây người ta đang có phong trào gìn giữ rừng nhiệt đới.
Khai thác mỏ
Ngành khai thác mỏ rất quan trọng đối với nền kinh tế Brazil. Các mỏ khoáng sản tại lưu vực sông Amazon được biết bao gồm kim cương, bauxite, mangan, sắt, thiếc, đồng, chì và vàng.
Cơn sốt đào vàng ở Brazil bắt đầu vào năm 1980, khi người ta phát hiện ra vàng tại Serra Palada ở bang Pala. Đa phần người dân đổ về đây (ít nhất là 250 ngàn người), làm việc với mức lương rẻ mạt ở các mỏ khai thác vàng đông đúc và cạnh tranh rất mạnh.
Việc cạnh tranh khai thác vàng và các loại khoáng sản khác đã dẫn tới việc quản lý lỏng lẻo về môi trường.
Có tới 9000 tấn thủy ngân, sử dụng trong quá trình khai thác mỏ, bị đổ vào các dòng sông của khu vực, cùng với lượng lớn các loại trầm tích khác. Tất cả các loại cây cối, động vật và khu sinh sống tự nhiên quanh các khu mỏ bị phá hủy.
Trong khi các công ty lớn bây giờ bắt đầu có các biện pháp bảo vệ môi trường, tác động tại những khu vực khai thác mỏ đã trở nên quá nghiêm trọng.
Đường cao tốc xuyên Amazon
Đây là con đường lớn trải dài 5300km xuyên qua khu vực Amazon. Việc xây dựng bắt đầu vào đầu thập niên 1970.








Các công trình xây dựng đang phá hủy hệ sinh thái Amazon
Con đường này trải dài từ Recife ở phía đông tới vùng Andes của Peru ở phía tây. Đây là trục giao thông chính nối đông và tây xuyên qua khu rừng, có giao điểm với một số trục đường nối bắc và nam. Người ta còn xây một tuyến đường xe lửa và mới đề xuất một tuyến đường mới.
Đây là kế hoạch phát triển đầy tham vọng của chính phủ Brazil đối với khu vực rừng Amazon. Các hệ thống liên lạc và điện cũng được cải thiện nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng cho người dân địa phương.
Tuy nhiên, những cải thiện này cũng giúp cho việc đốn rừng, chăn nuôi và khai thác mỏ thêm dễ dàng, vì việc vận chuyển nhân công và nguyên vật liệu trở nên rẻ hơn và dễ hơn.
Những bất lợi khác của việc phát triển này là các rủi ro về môi trường. Việc làm đường, cũng giống như khai thác mỏ, cần sử dụng rất nhiều chất gây ô nhiễm. Người ta cũng đốn thêm nhiều gỗ, gây ảnh hưởng tới môi trường sống của các loài sinh vật.
Với chương trình phát triển kéo theo việc phá rừng này, mỗi năm, người ta lại phát hiện thêm một tộc người mà trước đây chưa từng biết đến tại Amazon. Không những cuộc sống của họ bị xáo trộn, mà đất đai cũng bị mất, và những tộc người bản địa thường không có tiếng nói trong lĩnh vực này.
Công trình thủy điện
Như đã nói trên, việc phát triển rừng nhiệt đới Amazon của chính phủ Brazil còn cần đến năng lượng.
Các dòng sông lớn đổ về lưu vực Amazon có tiềm năng khổng lồ về năng lượng, trong lĩnh vực thủy điện.
Chính phủ Brazil đã có kế hoạch gây rất nhiều tranh cãi là xây 31 đập thuỷ điện tại khu vực Amazon vào năm 2010.
Dự án lớn nhất tại Amazon là dự án thủy điện lưu vực sông Tocantins, vốn định biến sông Tocantins thành một loạt các hồ và đập thủy điện, kéo dài 1200 dặm, bao gồm 8 đập lớn và 19 đập nhỏ.
Trong khi những đập này cung cấp nước tưới và điện, chúng không tạo ra nhiều công ăn việc làm, vì việc thuê công nhân điều khiển đập là rất tốn kém. Hơn thế, tác hại về môi trường là khổng lồ.
Mỗi khu vực đập thường là một vùng thung lũng với các cánh rừng nguyên sinh, đôi khi là với các làng của người thổ dân sống theo lối du canh du cư. Việc xây đập do đó không chỉ đẩy người thổ dân đi nơi khác, mà còn phá hủy toàn bộ khu vực rừng, đe dọa các loài động thực vật, có nguy cơ khiến nhiều loài tuyệt chủng.
 
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/05/080507_amazon_rainforest.shtml

#16
    HongYen 15.05.2008 10:59:34 (permalink)
    07 Tháng 5 2008 - Cập nhật 16h19 GMT
    Giữa rừng rậm Amazon
     


    Lê Hải
    Gửi về từ Amazonas


    1/5 diện tích rừng Amazon đã bị đốn hạ
    Tôi hạ cánh xuống sân bay Manaus, thủ phủ của bang Amazonas vào ban đêm.
     
    Chưa nhìn thấy rừng, nhưng từ trên cao nhìn xuống thấy ánh đèn từ các thành phố vẫn rải rác, nằm dọc bên sông.
    Phim ảnh xây dựng hình tượng Amazon như một nơi huyền bí, cũng giống như cái tên của nó, được các nhà thám hiểm Tây Ban Nha mượn từ thần thoại Hy Lạp.
    Nhưng thực ra tất cả các vùng nằm dọc nhánh chính của con sông Amazon đã bị khai phá từ vài trăm năm trước, thời mà cao su là độc quyền của Brazil
    Seringueiros, tức phu cao su, đã bỏ mạng vì sốt rừng, bệnh nhiệt đới và điều kiện lao động khắc nghiệt để làm giàu cho các ông chủ đồn điền.
    Sau khi người Anh ăn cắp được bí mật gieo trồng cây cao su, và đem sang phát triển ở xứ Ceylon và Malay, thời đại huy hoàng của cao su Amazon coi như là chấm dứt, rồi đi vào quên lãng.

    Nàng chiến binh huyền bí quay lại giấc ngủ yên, rừng rậm nhiệt đới được tạm trả lại cảnh hoang sơ, cho đến khi thịt bò và đậu nành trở thành các món hàng chiến lược xuất sang châu Âu và Trung Quốc
    Người ta lại thi nhau phá rừng làm rẫy và trang trại, lấy gỗ làm đồ nội thất cho vô số căn hộ giàu sang đang tiếp mục mọc lên khắp nơi trên đất Brazil.
    Theo sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet thì cứ một phút lại có một diện tích rừng cỡ một sân bóng bị hạ gục, và những ai vận động chống phá rừng ̣đều gặp nguy hiểm tới tính mạng.


    Thành phố giữa rừng



    Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới khu rừng Amazon

    Manaus là thành phố nằm giữa rừng nhưng có đến 2 triệu dân, có sân bay quốc tế, cảng cho tàu từ ngoài biển lội ngược 1.500km vào ăn hàng, và nhiều khách sạn dành cho dân làm ăn.
    Đi cùng chuyến bay với tôi hạ cánh xuống Brasília còn có một nhóm doanh nhân Trung Quốc, nhanh chóng nhận hành lý rồi ra taxi biến mất trong màn đêm.
    Nếu không quen biết chắc sẽ khó gặp lại họ ở một nơi nào đó trong khu rừng với diện tích cỡ hai lần nước Ấn Độ này.
    Tôi nghĩ chắc nhiều doanh nhân ‘nhảy dù’ xuống đây để tìm nguồn hàng, ký kết hợp đồng, rồi mau chóng rời khỏi mảnh đất đầy bệnh tật này, chứ khó mà có chút thời gian để ngồi lại với nó, tìm hiểu nó.

    Và những người tiêu thụ ở các thành phố lớn sẽ lại càng không có lý do gì để dành chút tâm trí nghĩ xem món thịt bò đó, loại sản phẩm đậu nành đó, hay thứ đồ gố̃ đó là từ đâu đến, có hủy hoại rừng hay không.

    Với tôi thì bữa tối hôm nay là món do đầu bếp của khách sạn đề nghị trong thực đơn, một loài cá Amazon thịt cứng thật ngon và mấy con tôm nước ngọt xứ này cũng ̣để lại vị ngọt rất đặc biệt trong miệng.

    Tranh thủ giờ ăn để cập nhật với quí vị những thông tin mới nhất về chuyến đi, sáng sớm mai tôi sẽ bắt đầu nhập đoàn với các phóng viên của BBC Thế giới vụ, cùng hẹn nhau đổ về đây để bắt đầu chuyến hành trình xuôi dòng Amazon...

    [link=http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/05/080507_amazon7.shtml]http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/05/080507_amazon7.shtml
     
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.05.2008 11:03:11 bởi HongYen >
    #17
      HongYen 15.05.2008 11:07:44 (permalink)
      07 Tháng 5 2008 - Cập nhật 19h06 GMT
      Một đêm dừng chân ở Brasília






      Lê Hải
      BBCVietnamese.com
       







       


       
      Brasília là thành phố dành cho người đi xe hơi, rầm rập qua lại suốt cả ngày…



      document.getElementById('picGalleryNoScript_1').style.display = 'none';

      và đêm. Khi còn nghèo đói và lạc hậu, giới lãnh đạo Brazil đã tính là người dân ai cũng sẽ có xe hơi.



      document.getElementById('picGalleryNoScript_2').style.display = 'none';

      Có thể thấy 50 năm sau người dân thủ đô đã hoàn thành ước mơ đó và tận hưởng công trình được coi là một biểu tượng của thế kỷ 20.



      document.getElementById('picGalleryNoScript_3').style.display = 'none';

      Họ cũng sáng tạo thêm những nét đẹp mới cho thành phố của mình, ví dụ như món nghệ thuật đường phố đặc biệt, múa lửa giữa ngã tư khi đèn đỏ.



      document.getElementById('picGalleryNoScript_4').style.display = 'none';

      Các khu nhà mới vẫn tiếp tục mọc lên ở những nơi đã được qui hoạch sẵn từ cả nửa thế kỷ trước.



      document.getElementById('picGalleryNoScript_5').style.display = 'none';

      Còn những công trình xây dựng có sẵn vẫn tiếp tục khiến du khách thán phục vì đẹp như một bản vẽ kiến trúc.



      document.getElementById('picGalleryNoScript_6').style.display = 'none';

      Trẻ em từ các trường học được đưa đi thăm các công trình thế kỷ để hiểu và tiếp nối lịch sử phát triển của Brazil.



      document.getElementById('picGalleryNoScript_7').style.display = 'none';

      Người cầm lái cho dự án khi xưa là tổng thống Juscelino Kubitschek, mà nay cây cầu đẹp nhất thủ đô được mang tên ông.



      document.getElementById('picGalleryNoScript_8').style.display = 'none';

      Còn kiến trúc sư trưởng là Oscar Niemeyer, mà nay bảo tàng mang tên ông hòa với tổng thể thành phố giống như chữ ký ở góc bản vẽ .



      document.getElementById('picGalleryNoScript_9').style.display = 'none';

      Và cũng không thể quên tên nhà thiết kế vườn Burle Marx, người biến cả thành phố thành một công viên để đi dạo bằng xe hơi, hay ngắm qua cửa sổ mỗi sáng thức dậy.

      4567891011121367892223 
       
      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2008/05/080507_brasiliagallery.shtml
      #18
        HongYen 15.05.2008 11:16:35 (permalink)
        09 Tháng 5 2008 - Cập nhật 16h41 GMT
        Đô thị tráng lệ giữa rừng già
         








        Chỉ riêng bang Amazonas thôi đã chiếm hết ba kỷ lục về diện tích trên thế giới
        Ngày làm việc đầu tiên ở Amazonas bận túi bụi với những cuộc phỏng vấn và di chuyển, khiến tôi không còn thời gian để đi thăm nhà hát Teatro Amazonas và chụp vài tấm hình.
         
        Thời hoàng kim vào cuối thế kỷ 20, các đại gia xứ này đã thuê kiến trúc sư từ Lisbon thiết kế, chở sắt từ Scotland sang, chuyển đá và kính từ Ý về, và gỗ thì có sẵn nhưng phải cầu kỳ mang qua châu Âu chạm khắc.
         
        Và cao su – thứ hàng hoá đắt đỏ và độc quyền của xứ này – được dùng để lót đường cho những chuyến xe chở khách tới cửa nhà hát trong im lặng tuyệt đối.
         
        Nếu nhìn quanh thì quí vị sẽ thấy hôm nay xứ này vẫn còn giàu sang như vậy, như khách sạn nơi chúng tôi phỏng vấn một vị dân biểu của bang, không chỉ lộng lẫy mà còn biến cả một đoạn bờ sông thành thiên đường với cây cảnh và hồ bơi nhìn ra sông rộng hút tầm mắt, bên kia là rừng già.
        Còn khách sạn nơi tôi ở thì hồ bơi và sauna đặt trên nóc, tầng thứ 20, vừa nhìn ra sông lẫn nhìn vào khu cao ốc mọc lên sừng sững như bất kỳ thành phố nào.
         
        Còn chuyện chủ các khách sạn kiểu như thế này mua piano điện tử giá cả chục ngàn đô để bày chơi ngoài tiền sảnh là cảnh thường gặp.
        Anh bạn đồng nghiệp từ ban Trung Quốc tâm sự là anh không ngờ là nơi đây không hoang sơ như anh nghĩ, thậm chí có cả siêu thị và trung tâm mua sắm sang trọng như bao thành phố lớn khác trên thế giới.
         
        Đơn giản là vì có nhiều doanh nhân giàu có tới đây làm ăn, ví dụ như một chủ doanh nghiệp gỗ lót sàn nhà nói có những vị khách Trung Quốc đến nơi hỏi mua cả ngàn công-ten-nơ một lúc.
         








        Nằm giữa rừng già, không đường ra vô, nhưng Manaus không thiếu hotel 5 Sao
        Nhu cầu lớn như vậy cho nên luôn có sẵn Grileiro, những người nghèo từ nơi khác đổ về chiếm rừng, chặt hạ bất hợp pháp và sẵn sàng dùng súng để bắn hạ những ai động chạm tới quyền lợi của họ.
         
        Một nhà hoạt động xã hội tâm sự có một tỉnh mà suốt ba năm qua, mỗi năm có một người lãnh đạo hội đoàn địa phương bị ám sát.
         
        Quyền lực của chính quyền hầu như không có tác dụng gì, vì khoảng cách từ nơi này tới nơi kia quá xa, ba trong số 62 tỉnh của bang Amazonas đã chiếm hết các kỷ lục nhất-nhì-ba trên thế giới về diện tích tỉnh.
         
        Bang Amazonas to cỡ một nước Indonesia cộng thêm vài lần nước Việt Nam vô đó.
         
        Mà đây chỉ là một trong số năm bang của Brazil nằm trong khu vực rừng Amazon, và phần của Brazil chỉ mới là 65% của tổng thể, bên cạnh tám quốc gia khác nữa trong vùng.
         
        Chính sách mỗi bang cũng khác nhau, nhưng hầu hết các nhân vật được hỏi đều nhận rằng mức độ phá rừng ở Amazonas ít hơn các nơi khác là vì nhờ thành phố Manaus bị cô lập giữa rừng rậm, không có đường bộ nối với các nơi khác, chỉ có thể tới và rời nơi đây bằng thuyền hoặc máy bay mà thôi.
         
        Sáng sớm mai cánh phóng viên chúng tôi sẽ xuống một con thuyền như vậy, thả xuôi dòng để đến Santarem, thủ phủ của bang Pará, vùng bị coi là có mức độ phá rừng thuộc loại cao nhất ở đây.
         
        http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/05/080509_amazon_8.shtml
        #19
          HongYen 15.05.2008 11:37:38 (permalink)
          11 Tháng 5 2008 - Cập nhật 12h36 GMT
          Amazon huyền thoại và sự thật 
                Lê Hải * Gửi về từ Amazonas
                            


          Sông Amazon thừa sức cho nhiều tàu vận tải biển siêu trọng cùng lúc

          Khi dùng những phần mềm tìm kiếm các trang mạng có nhắc đến từ khóa Amazon, chắc chắn số lượng kết quả sẽ là một con số thuộc loại kỷ lục.
           
          Amazon là tên của cửa hiệu sách và tạp hóa thuộc loại lớn nhất trên mạng, là nữ thần trong truyền thuyết Hi Lạp, và nhất là tên xứ sở đầy huyền bí của chuyến đi của tôi mà quí vị ̣đang theo dõi.

          Sau một ngày ngồi thuyền bơi dọc sông, Amazon với tôi bây giờ còn thêm là tên con sông mà lượng nước bằng tám con sông lớn còn lại trên thế giới cộng với nhau.

          Người tài công nói bề ngang trung bình là 8 đến 10km, còn theo sách du lịch thì tới mùa lũ con số đó lên đến 45km.

          Các loại tàu biển – công-ten-nơ, tàu dầu, tàu hàng nông sản, tàu khách du lịch 5 sao – thoải mái lội ngược trên ngàn cây số vào cảng Manaus.

          Gần bờ là các đội tàu kéo trên sông mà mỗi chiếc xà lan chứa vài chục xe công-ten-nơ.

          Di chuyển thiếu trật tự nhất là các loại du thuyền chở khách du lịch và xuồng nhôm gắn máy đuôi tôm của dân địa phương
          Băng ngang đường là các chuyến phà ngang, cùng với đò dọc bảo đảm chuyên chở hành khách qua lại – nhà dân nối liền nhau hai bên bờ và dọc theo các nhánh sông, sống chủ yếu bằng nghề nông và đánh bắt cá.

          Cảnh tượng của vùng đất này cũng giống như cảnh sông rạch ở miền Tây Nam Bộ nhưng kích thước lớn gấp cả trăm lần.
          Một trận mưa rào kéo tới khiến tôi bỗng nhớ nhà quá chừng, nhưng vừa thay quần bơi ra xong, định trèo lên mái tắm mưa như hồi nhỏ thì trời đã tạnh mất.

          Qui định của đoàn không cho lội hay ngâm nước sông chứ không thì tôi đã nhảy xuống vùng vẫy cho đã thèm, hoặc bắt chước anh tài công trẻ ra đằng sau múc nước dội cho sướng.




          Phong cảnh và cuộc sống Amazon cũng khá giống miền Tây Nam Bộ

          Và bỗng nhiên tôi chợt nhận ra rằng, chuyện bảo tồn rừng rậm có khi cũng chỉ là thêm một chuyện thần thoại mà dân chúng và chính khách phương Tây rất dễ tin và ủng hộ.

          Nhưng với những người dân đang gắn bó với vùng đất này, con sông và rừng rậm là nguồn sống của họ, là cơ hội để xóa đói giảm nghèo, là cơ may đổi đời để tận hưởng giàu sang.
          Nếu ngày nào họ cũng phải lo cơm áo gạo tiền, liệu còn thời gian, tâm trí và điều kiện nghĩ tới những chuyện như ấm nóng toàn cầu và cân bằng sinh thái hay không?

          Nơi đoàn sẽ ghé vào sáng sớm mai là một khu nghèo ở vùng sâu vùng xa, hi vọng tôi sẽ tìm được câu trả lời cho thắc mắc của mình.

          http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/05/080511_amazon_9.shtml
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.05.2008 11:33:01 bởi HongYen >
          #20
            HongYen 16.05.2008 11:36:59 (permalink)
            12 Tháng 5 2008 - Cập nhật 10h26 GMT
            Lạc lối giữa rừng già






            Lê Hải của BBC ghi nhận từ Amazon








            Dùng xuồng và sống cách xa đô thị có thể khiến người ta quên mất ngày tháng
            Sau bữa ăn tối, tôi làm hai đồng nghiệp chuyên về tổ chức lo sốt vó và phải họp khẩn vì tôi đòi kiếm tàu cao tốc để rời đoàn, về trước vào ngày mai hoặc muộn nhất là sáng sớm ngày kia.
             
            Không phải vì tôi chán chuyến đi hay vì lý do khẩn cấp nào khác, mà chỉ đơn giản là vì tưởng rằng chuyến bay về London là ngày kia, quên mất hôm nay là thứ mấy và là ngày mấy.
             
            Sau hai ngày rong ruổi trên các nhánh sông, gặp những người dân sống trên đó, hình như tôi đã bị nhiễm nhịp sống của họ mất rồi – thiên nhiên và bạn là người quyết định chứ không phải cái đồng hồ hay quyển lịch treo tường như ở thành phố.
             
            Con thuyền đang cặp sát bờ, trời nắng chang chang, đoàn phóng viên tung tăng dùng chiếc thuyền nhỏ để bước lên bờ cho khỏi ướt gót chân, xúm quanh mấy cái chảo gang mà dân địa phương dùng để sấy khô bột khoai mì làm lương thực cất trữ.
             
            Bỗng nhiên trời nổi cuồng phong, nước sông dậy sóng cao cả mét, mưa như trút nước, chiếc du thuyền to và cân bằng như thế mà lắc lư đến chóng mặt, thuyền trưởng vội vã cắt dây neo thả trôi xuôi theo gió, tìm đường vào sâu bên trong mấy nhánh sông nhỏ để trốn.
             








            Các phóng viên mang theo nhiều dụng cụ
            May mà trên thuyền còn một kỹ thuật viên ngồi trực kịp dọn dẹp, nếu không cả đống máy tính và thiết bị biên tập để ngổn ngang trên boong đã ướt hết, hoặc rơi xuống sàn.
             
            Và các phóng viên đang ở trên bờ thì ở chỗ nào mắc kẹt lại chỗ đó để trú mưa, giết thời gian bằng chuyện phiếm và đùa giỡn, chụp hình với đám con nít, vài giờ sau sóng êm gió lặng mới lên xuồng ra chỗ neo thuyền.
             
            Kế hoạch định ghé một khu bảo tồn rùa vào buổi chiều coi như vậy là bị hủy, con tàu chạy thẳng ra sông lớn tiếp tục xuôi dòng, còn cả đoàn phóng viên được bù lại bằng một bữa cá chép hấp lò vừa mới mua lúc sáng.
             
            Ngồi nhấm nháp từng miếng thịt nhỏ ngọt và béo ở miếng đầu cá, tôi chợt nhớ lại tâm sự của những người dân không phá rừng vì muốn giữ môi trường sống của họ, và giải thích chuyện phá rừng đa số là do dân nhập cư làm vì thiếu ý thức.
             
            Họ khiến tôi liên kết với lời tâm sự của một doanh nhân nghề gỗ, rằng tư duy mua hàng mà không thèm quan tâm tới nguồn gốc và phương pháp khai thác hay canh tác thực sự còn tàn phá rừng và môi trường nhiều hơn.
             
            Và cả vấn đề chia nguồn lợi kiếm được từ rừng nữa; một nhà hoạt động cộng đồng ̣đưa ví dụ loại hương liệu từ cây Pau Rosa để làm nước hoa Chanel 5, ở châu Âu thương lái mua bán với giá hàng chục ngàn đô-la trong khi tại chốn rừng sâu người khai thác chỉ kiếm được vài chục đô-la cho một galon hàng.
             








            Có nhiều người muốn bảo tồn rừng rậm, nhưng chỉ có người địa phương là bám rễ nổi
            Và câu chuyện bảo tồn rừng tất nhiên cũng trở thành đề tài tranh luận giữa cánh phóng viên chúng tôi với nhau trong những lúc tán chuyện phiếm.
             
            Hóa ra có rất nhiều ý tưởng lẫn kế hoạch nhằm bảo tồn rừng rậm Amazon, nhưng hầu như chưa có biện pháp nào đủ thuyết phục hoàn toàn, hoặc thực sự bám rễ nổi trên vùng đất này.
             
            Điều đó làm tôi nhớ tới nhận định của một chuyên gia trên tờ tạp chí của hãng hàng không TAM, kêu gọi chính những người dân Brazil hãy tới nơi này để hiểu hơn về nó và những người dân đang sống ở đây.
             
            http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/05/080512_amazon10.shtml
            #21
              HongYen 17.05.2008 11:35:32 (permalink)
              13 Tháng 5 2008 - Cập nhật 12h26 GMT
              Mắc kẹt giữa rừng





              Lê Hải của BBC ghi nhận từ Amazon




              Chương trình phát thanh của ban Ấn Độ tình cờ có được nhạc sống
              Sau hai ngày trời yên gió lặng, từ sau trận cuồng phong bất chợt, Amazon tiếp tục lên tiếng để chứng minh vẫn còn là vùng đất hoang sơ mà con người vẫn phải phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều.
              Sáng sớm, chiếc du thuyền màu trắng từ từ tiến vào vịnh nhỏ của Parintins, thành phố nổi tiếng với lễ hội thi đấu giữa hai phe xanh và đỏ.
              Thị trấn yên bình, xe đạp và xe máy thong thả dạo trên đường, cả đoàn ung dung dạo phố trên đoàn xích lô du lịch, ghé thăm và phỏng vấn một chủ trại cá, mua vài món đồ lưu niệm.
              Một ngày phải nói là buồn chán với phóng viên, vì sẽ chẳng có chuyện gì đề tường thuật cả.
              Phần tôi thì định sẽ làm một bộ ảnh giới thiệu với quí vị về mô hình taxi-moto, xích lô dạo phố và những cô gái Brazil đầy sức sống đội nón bảo hiểm, mặc đồ gần như là bikini, phóng xe phân khối lớn trên đường.
              Thế nhưng về tới nơi thì thẻ nhớ của máy chụp hình không chuyển sang máy tính được, có nguy cơ phải format lại toàn bộ, còn những đoạn phỏng vấn và âm thanh quí giá trên chiếc micro thì một đồng nghiệp báo là cũng bị trục trặc khi đọc bằng phần mềm biên tập.
              Bực bội, chỉ muốn hét lên cho vơi bớt nỗi bực tức, thì tự nhiên phía xa có nhiều ánh đèn pin liên tụp chấp chới kêu gọi.
              Hóa ra chiếc thuyền của một đoàn văn nghệ sau đêm diễn ở xa về bị lạc đường và hết xăng, phải neo tạm trên ngọn cây giữa một vùng mà nếu mùa khô cũng làm rẫy được.
              Trong lúc người tài công tốt bụng của chúng tôi tặng họ một ít xăng, tôi bắt chuyện với mấy thanh niên đẹp trai bên chiếc thuyền kia, và biết được chuyện đó, nên nài nỉ mấy cô vũ công xinh đẹp hát mấy bài để ghi âm.
              Nghe tiếng hát, các đồng nghiệp khác cũng rầm rập chạy từ dưới phòng lên, cầm theo máy ghi âm, máy chụp hình, và máy quay phim.
              Và cũng đúng lúc ban Ấn Độ lên sóng live, thế là cả đoàn được hưởng một màn nhạc sống, trong lúc mỗi người đều tự động đóng góp công sức nhỏ của mình vào cho buổi phát thanh đó.



              Ban Ấn chuẩn bị lên sóng
              Anh bạn Morgan, người cao nhất đoàn, ôm micro-phone vươn người ra thật xa để thu âm thanh nền với chất lượng tốt nhất, Simon bò toài ra sàn mix và điều chỉnh âm lượng.
              Louis vừa ghi âm cho mình vừa làm nhiệm vụ phiên dịch kiêm trợ lý studio, điều khiển ban nhạc phối hợp nhịp nhàng với chương trình phát sóng.
              Edson túc trực ở buồng lái, canh giờ cho thuyền trưởng ̣đang cùng phối hợp với thuyền kia kéo nhau ra khỏi vùng nguy hiểm, điều khiển thuyền viên buộc thật chặt hai chiếc thuyền với nhau, còn Collin thì đứng canh chừng để khỏi có người nào bị rơi xuống nước trong tình thế hỗn loạn đó.
              Còn nhân vật chính – biên tập viên Rajish của ban Ấn Độ, thì nói với thính giả của anh là đã quên mất định nói gì, phấn khích nhảy múa và kể lại chuyện làm sao gặp được đoàn văn nghệ này.
              Phần phát live vừa kết thúc là chiếc thuyền kia vội vã tách ra để còn kịp về nhà, còn thuyền chúng tôi cũng quay đầu tiếp tục lộ trình, cả đám phóng viên đều bị nhiễm tiếng trống kích động của buổi diễn bất ngờ, thi nhau chia sẻ cảm xúc, tạm ngưng làm việc, bật nhạc từ loa laptop để nhảy múa.
              Ai cũng vui vẻ, hoan hỉ về cuộc gặp gỡ đầy ấn tượng mà Amazon đã dành cho phái đoàn, nhưng không ngờ còn thêm một bất ngờ khác nữa.
              Ngay sau đó không lâu, thuyền của chúng tôi bị lao vào giữa một vùng ngập nước, mà trong đêm tối không biết bên dưới là cây cỏ có nguy cơ cuốn vào chân vịt, hay cành cây nhọn đâm vào thân thuyền, hoặc giữ không cho xoay chuyển.
              Sau một hồi xoay chuyển không thành công, người tài công liên lạc với các thuyền khác và được khuyên hãy nằm yên chờ nước lên, nếu sáng mai vẫn không tự ra được thì sẽ có tàu lớn tới kéo ra.
              Và tất cả mọi người im lặng về phòng nằm ngủ giữa tiếng ve, tiếng dế, tiếng chim ăn đêm và những tiếng động bí hiểm của rừng sâu.
              Phần tôi thì sau khi gửi bài này về cho quí vị cũng sẽ đi ngủ để bớt lo lắng bồn chồn, chuẩn bị sẵn những thứ cần thiết nhất cho trường hợp xấu.
              Lo xa vậy thôi, và làm theo lời khuyên của những người có kinh nghiệm, chứ còn thì vẫn hẹn gặp lại quí vị vào ngày mai, vì nếu mắc kẹt thì trên thuyền vẫn có máy phát điện, có đường truyền vệ tinh để đưa bài lên mạng, và không thiếu đồ ăn.

              http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/05/080513_amazon11.shtml 
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.05.2008 11:37:48 bởi HongYen >
              #22
                HongYen 17.05.2008 11:38:49 (permalink)
                14 Tháng 5 2008 - Cập nhật 11h52 GMT
                Bản sắc Amazon




                Lê Hải  Gửi về từ Parintins, Amazon




                Dân ở Parintins là sự pha trộn giữa nhiều dòng máu khác nhau
                Tạp chí hàng không Brazil giới thiệu thị trấn Parintins như một địa danh mà du khách cần phải ghé nếu muốn hiểu về cuộc sống và con người vùng Amazon.
                Là cồn cát nằm giữa sông, có cảng tàu khách cỡ lớn cập bến, thị trấn này nổi tiếng cả thế giới về lễ hội giao mùa, biểu tượng bằng màu đỏ và xanh dương, chia cư dân thành hai phần.
                Bản sắc đó mạnh tới nỗi ngay cả Coca-Cola cũng phải sửa bảng hiệu, sơn một nửa bằng màu xanh vì nếu không sẽ bị dân phe xanh tẩy chay.
                Đó là nơi chúng tôi ghé sáng nay, sau một đêm mắc cạn, tỉnh dậy thấy bốn bề đã mênh mông nước trở lại, như đêm qua chưa từng xảy ra bất cứ chuyện gì.
                Thuyền của chúng tôi không cập cảng du lịch mà đi vào con vịnh nhỏ, có kè bê tông, là cảng cho các loại thuyền của dân thường, từ ghe cá, tàu hàng, cho tới đò và phà tuyến huyện.
                Nơi đây cũng có xích lô, nhưng kết cấu giống xe ba gác với bánh nhỏ, gầm thấp, rất cân bằng không sợ bị lật.
                Người dân thân thiện. Cánh xe ôm, mà ở đây gọi là moto-taxi vui vẻ đùa giỡn với khách.

                Pha trộn


                Không có chốt cảnh sát giao thông, nhưng dân chúng đội nón bảo hiểm nghiêm túc
                Các cô gái xinh đẹp mặc quần soóc, áo hai dây phóng xe địa hình đi dạo phố và mua sắm.
                Không nhìn thấy bất kỳ một chốt cảnh sát giao thông nào, nhưng dân chúng đội nón bảo hiểm rất nghiêm túc, kể cả đi một đoạn 100 mét cũng đội rồi tháo ra cầm tay.
                Ai không thích vướng víu thì đi xe đạp cho khỏe người.
                Cá tính mạnh mẽ của một vùng rừng thể hiện rõ qua nụ cười, quần áo, trang trí và thiết kế nhà cửa, hay cuộc sống nơi đô thị
                Nhiều du khách đến Amazon thường đòi tìm gặp thổ dân da đỏ, nhưng thực ra họ đã thay đổi từ gần một thế kỷ nay rồi.
                Ngày nay cần phải dùng khái niệm gọi là dân địa phương, caboclo – sự lai trộn giữa dân địa phương với dân di cư khai thác đồn điền cao su, cả những ông chủ đến từ châu Âu lẫn nô lệ từ châu Phi.
                Sau thời hoàng kim của cao su, rừng rậm Amazon được con người trả lại sự hoang sơ suốt gần nửa thế kỷ, mà những ai muốn trụ lại phải thực sự đủ sức chống chọi cả với thiên nhiên và con người.
                Quí vị sẽ cảm nhận điều đó khi đến Parintins, đặc biệt trong mùa lễ hội Boi Bumbá, cuộc ganh đua giữa phe đỏ và phe xanh, hay bộ lạc Garantida và Caprichoso, một sự kiện văn hóa có đủ cả truyền thống bản địa lẫn nét du nhập của châu Phi và châu Âu, trong màu cờ sắc áo của Brazil.
                Ngày mai, ngày cuối cùng của chuyến đi dọc sông của chúng tôi sẽ bắt đầu vào địa phận của một bang khác – Para, nơi được ghi nhận là tình trạng phá rừng thuộc loại tệ nhất Amazon...

                http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/05/080514_amazon12.shtml
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.05.2008 11:41:57 bởi HongYen >
                #23
                  HongYen 17.05.2008 11:56:13 (permalink)
                  15 Tháng 5 2008 - Cập nhật 13h54 GMT










                  Đi Amazon ăn khoai mỳ  









                  Rừng rậm nay lỗ chỗ những miếng rẫy vuông vức
                  Bữa ăn chia tay của tôi với Amazon trong chuyến đi này là trên tầng thượng của nhà ga sân bay Manaus.Một bên là đường băng, máy bay liên tục lên xuống, bên kia là vườn hoa, với mười giờ, vạn thọ, dứa kiểng và nhiều loại lá quen thuộc, tạo ra một bức tranh thật ấn tượng.
                  Cũng có thể do cảm xúc, nhưng tôi nghĩ do chọn đúng sản vật địa phương nên hương vị bữa trưa này thật ngon miệng.
                  Thường ở Brazil bạn có thể vào quán Self-Service, kiểu tiệc buffet, tự chọn món cho vào đĩa, nhưng khác là chủ nhà hàng sẽ cân đồ ăn mà tính tiền.
                  Bò ra-gu, bò hầm, bò nướng nguyên miếng xắt lát, bắp cải tươi cắt nhiễn, dưa leo... ăn xong còn có tăm xỉa răng y hệt ở Việt Nam.
                  Bò là của người dân nuôi thả ở những trảng cỏ ven sông hay bờ rừng, khoai mỳ thì đúng là đặc sản của xứ này - mandioca.
                  Hương vị rất đậm nét, chất xơ cũng cứng và bùi, khiến những củ khoai mỳ xứ Amazon luôn là món phải có hàng ngày trong thực đơn của tôi.
                  Khoai mỳ luộc làm món điểm tâm trong khách sạn năm sao, khiến tôi mất dần ác cảm vốn có với cái món ăn độn, một thời đồng nghĩa với đói nghèo ở Việt Nam.
                  Chỉ thiếu cái là ở đây không thấy có lọ muốn mè (vừng) để chấm như ở Việt Nam, cũng không thấy khoai mỳ chế biến thành xôi hay chè như bên ta.








                  Nông sản Brazil cũng giống như ở Việt Nam nhưng mang đậm hương vị rừng Amazon
                  Đến Amazon, bạn sẽ gặp khoai mỳ khắp mọi nơi, bột mịn trộn với xúp bò làm món khai vị, trộn pho mai cho vào ruột bánh mì nướng lên, khoai mỳ hầm thịt, xốt cá, khoai mỳ nấu xúp chua ngọt, làm bánh bột chiên...
                  Duy chỉ có món bột khô chế biến từ khoai mì lên men, loại bớt chất độc, xấy khô, có màu vàng là món tôi không thể nào ăn được vì cứng quá.
                  Sáng nay, editor chương trình radio từ London gọi điện hỏi tôi đã tìm được câu trả lời cho nan đề Amazon - mục tiêu của chuyến đi này - hay chưa.
                  Tôi thành thực trả lời là chưa, và sẽ tiếp tục tìm kiếm khi về đến London, nhưng tôi sợ là câu trả lời sẽ không mau chóng xuất hiện.
                  Người ta đã bàn chuyện này 20 năm rồi, mà rừng vẫn tiếp tục bị phá với tốc độ chóng mặt, có sách nói cứ một phút thì có một mảnh rừng cỡ sân đá banh bị hạ.
                  Một bác sĩ người Mỹ qua đây mua 100 hecta rừng để bảo tồn, tôi khen rộng, ổng lại nói nhỏ, vì diện tích đó mới chỉ vừa đủ cho một trang trại canh tác đậu nành, huề sở hụi chi phí chăm sóc và bõ công dùng máy móc.








                  Khoai mỳ Amazon độc tố rất mạnh nên người dân phải chế biến rồi mới ăn được
                  Tên chung là Nan đề Amazon, nhưng không dễ gì tóm lược hay đưa ra một định nghĩa đơn giản về nó, vì quá nhiều vấn đề và góc cạnh khác nhau.
                  Bên cạnh đó là vô số thử nghiệm, giải pháp, tất cả đều cần thời gian dài và diễn ra trên diện tích rất rộng.

                  Đáp chuyến bay từ Manaus về Sao Paulo, tôi có cơ hội bay ngang qua bang Matto Grosso, nơi có tốc độ phá rừng thuộc loại cao nhất.

                  Matto Grosso có nghĩa là Rừng Rậm, nhưng nay lỗ chỗ những miếng rẫy vuông vức, to đến nỗi nhìn rõ từ độ cao 11.000 mét, tỏa rộng theo các nhánh sông và đường bộ.
                  Có lẽ đó là một bức tranh có thể coi là tạm khái quát để mô tả nan đề Amazon.

                  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/05/080515_amazon13.shtml

                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.06.2008 23:58:22 bởi Ct.Ly >
                  #24
                    HongYen 19.05.2008 04:04:14 (permalink)


                    Bãi đáp trực thăng trên một tòa nhà ở Sao Paulo
                     
                    Việt Nam cũng có maý bay tư nhân:

                    Ông Đoàn Nguyên Đức: “Mua máy bay không phải là chơi ngông!”

                    00:39:44, 12/05/2008
                    Trần Hùng (thực hiện)




                    Nội thất chiếc Beechcraft King Air 350 - Ảnh: grantexecutivejets.com
                    Chiều 11.5, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai - xung quanh chiếc máy bay Beechcraft King Air 350 ông vừa mua.


                    * Theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, người khai thác máy bay là cá nhân không được phép khai thác máy bay vì mục đích thương mại. Sao ông không để Công ty Hoàng Anh Gia Lai đứng tên khai thác máy bay để có thể cho thuê khi máy bay rỗi?
                     
                    - Nếu để công ty đứng tên khai thác máy bay thì phải thông qua đại hội cổ đông vì Hoàng Anh Gia Lai đã là công ty đại chúng, mà chắc gì cổ đông thông qua “cuộc chơi” này, họ sẽ phản ứng ngay. Tôi biết chắc chắn là cổ đông sẽ không chịu. Vả lại, tôi mua máy bay không phải nhằm kinh doanh.
                     


                    Ảnh: Khả Hòa
                    “Không làm việc gì hết mà mua máy bay đúng là chơi ngông. Còn đằng này mua máy bay để phục vụ công việc, tôi đã tính toán kỹ lắm rồi, việc hoàn vốn sẽ rất nhanh”
                     
                    * Như vậy là không có chuyện cho Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) thuê lại khi máy bay rỗi như một số thông tin?
                     
                    - Tôi chỉ ký hợp đồng với VASCO các dịch vụ tư vấn như bảo trì, bảo dưỡng, kỹ thuật, xăng dầu, thủ tục giấy phép... thôi, chứ không có chuyện cho VASCO thuê lại.

                    * Phi công lái chiếc Beechcraft King Air 350 của ông về Việt Nam là người nước ngoài. Còn phi công riêng của ông sau này?
                     
                    - Mỗi phi công chỉ được lái loại máy bay đúng chuẩn quy định. Do đó phi công của tôi phải sang Mỹ đào tạo lại. Ngày 14.5, máy bay về nước, sau khi làm các thủ tục hải quan, đăng ký lưu hành theo quy định của Bộ GTVT... tôi phải gửi phi công sang Mỹ đào tạo khoảng 2 tuần, có giấy phép rồi mới về nước lái máy bay. Tôi đã chọn thuê được phi công, đó là người trong nước.

                    * Tiền lương trả cho phi công không hề rẻ?
                     
                    - Thì cũng như mình trả lương cho cầu thủ bóng đá thôi!

                    * Mua máy bay riêng, ông thấy mình có chơi ngông như một số lời bàn tán?
                     
                    - Tôi thấy không có gì là chơi ngông cả. Công ty mẹ Hoàng Anh Gia Lai nằm ở Gia Lai, còn đầu tư ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Đắk Lắk, Đà Lạt, Cần Thơ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore... nên tôi có nhu cầu di chuyển liên tục từ các văn phòng này. Bản thân tôi không phải là con nhà công tử mà là doanh nhân, chuyện kinh doanh rất quan trọng. Công việc thuận lợi thì việc đầu tư này không có gì là lớn. Không làm việc gì hết mà mua máy bay đúng là chơi ngông. Còn đằng này mua máy bay để phục vụ công việc, tôi đã tính toán kỹ lắm rồi, việc hoàn vốn sẽ rất nhanh. Mấy năm trước, tôi mua cầu thủ Kiatisak (Thái Lan) về, cũng có người nói tôi chơi
                    ngông, nhưng sau đó mọi người đều thấy hiệu quả. Tất cả tôi đều tính toán hết rồi.

                    * Hiện trên thế giới có nhiều loại máy bay nhỏ để thương gia sử dụng cho mục đích cá nhân, tại sao ông chọn loại Beechcraft King Air 350?
                     
                    -  Đúng là trên thế giới hiện có rất nhiều loại máy nhỏ dành cho thương gia. Có loại giá 10 - 12 triệu USD, có loại 4 - 5 triệu USD, tầm bay của các loại này cũng khác nhau. Riêng chiếc Beechcraft King Air 350, tôi đã đi thử và thấy thích, giá cả nó vừa túi tiền của mình, tầm bay của nó cũng phù hợp nhu cầu công việc của mình.

                    * Xin cảm ơn ông.
                    T.H
                     
                    http://www.thanhnien.com.vn/Kinhte/2008/5/12/238336.tno
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.05.2008 04:14:37 bởi HongYen >
                    #25
                      HongYen 19.05.2008 04:17:15 (permalink)
                      Người Việt Nam đầu tiên sắm máy bay riêng
                      Friday, May 09, 2008
                       






                      Loại máy bay Beechcraft King Air 350 mà ông Đoàn Nguyên Đức vừa mua.



                      Ông Đoàn Nguyên Đức (bìa phải) cùng giám đốc điều hành câu lạc bộ bóng tròn Arsenal của Anh Quốc, ông Keith Edelman, tại Sài Gòn hồi tháng 6 năm 2007. Hình: STR/AFP/Getty Images





                      GIA LAI (NV)- Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, vừa trở thành người Việt Nam đầu tiên mua sắm máy bay riêng.


                      Chiếc máy bay này là loại dành cho thương gia, mang tên Beechcraft King Air 350, số seri FL-417, chở được 12 người, do hãng Raytheon Aircraft của Hoa Kỳ sản xuất.
                       


                      Bản tin của tờ Người Lao Động rạng sáng 10 tháng 5 cho hay, chiếc máy bay này do ông Đức đứng tên là chủ nhân và được mua bằng tiền của cá nhân.
                       


                      Ông Đức mua máy bay này tại Hoa Kỳ với giá khoảng 7 triệu đô la thông qua tư vấn của Công ty Bay Dịch vụ Hàng không Việt Nam (VASCO).
                       


                      Vẫn theo tờ Người Lao Động, hôm 8 tháng 5 chiếc máy bay này đã chở ông Đoàn Nguyên Đức xuất phát từ phi trường Mena (tiểu bang Arkansas), sau khi dừng tại một số trạm dừng chân sẽ về đến phi trường Tân Sơn Nhất vào ngày 14 tháng 5. Sau đó sẽ làm các thủ tục nhập cảng theo quy định của Việt Nam.
                       


                      Tờ Người Lao Động không cho biết sau khi nhập cảng vào Việt Nam chiếc máy bay sẽ được tính thuế là bao nhiêu.


                      Theo luật Việt Nam hiện nay cho phép tư nhân mua máy bay và sử dụng nếu hội đủ các điều kiện về phi công, an toàn bay theo quy định.
                       


                      Khởi nghiệp từ năm 1990, là chủ một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh xã Chưhdrông, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, ông Đoàn Nguyên Đức sau đó đã trở thành một trong những thương gia giàu có ở Việt Nam. Công ty Hoàng Anh Gia Lai của ông chuyên kinh doanh đồ gỗ, bất động sản, sản xuất vật liệu xây cất, khách sạn, siêu thị, với qui mô lớn tại 5 trung tâm đô thị chính Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
                       


                      Ngoài ra công ty này còn sở hữu một Câu lạc bộ bóng đá mang tên Hoàng Anh Gia Lai thi đấu rất thành công tại giải “vô địch quốc gia” và cũng là câu lạc bộ đầu tiên mua cầu thủ người ngoại quốc về Việt Nam đá thuê. Đầu năm nay ông Đức còn đánh tiếng muốn mua câu lạc bộ bóng đá Asenal, một trong những câu lạc bộ hàng đầu của Anh Quốc.
                       


                      Chơi “hàng độc” là cách nói của người dân trong nước, khi muốn ám chỉ những “nhà giàu mới” đang muốn thể hiện vai trò “đại gia” của mình thông qua các lại hàng hóa đắt tiền như xe hơi và nay là máy bay riêng.
                       


                      Cách đây chưa lâu, hôm 29 tháng 1, 2008, bà Bạch Diệp, chủ nhân của Công ty Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Diệp Bạch Dương tại Sài Gòn, là người Việt Nam đầu tiên đã bỏ ra 1.4 triệu đô la mua chiếc xe Rolls-Royce Phantom đời 2008.


                      Nay thì ông Đoàn Nguyên Đức đang chiếm ngôi vị “quán quân” mua máy bay riêng với số tiền gấp gần 5 lần chiếc xe của bà Bạch Diệp.
                       


                      Dường như đánh hơi được nhu cầu “xài sang” của các thương gia tại Việt Nam, theo tờ Người Lao Động, hôm 4 tháng 3, lần đầu tiên Hãng Hàng không Bombardier Canada đã mang loại máy bay Bombardier LearJet 60XR (hạng thương gia) đã đến Việt Nam chào hàng. Đây là loại máy bay nhỏ, tối đa 9 chỗ ngồi, nhưng khá tiện dụng cho những chuyến công du trong vòng bán kính 5,000 km của các thương gia.
                       


                      Tờ Người Lao Động dẫn lời ông Christophe Chicandar, Giám đốc bán hàng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của hãng, cho biết loại máy bay này hiện được nhiều thương gia khắp thế giới sử dụng đi công cán cũng như đi du lịch có tính chất gia đình. Với tốc độ phát triển kinh tế như vừa qua, VN được xem là thị trường tiềm năng về loại máy bay thương gia mà các hãng đang hướng đến. Riêng khu vực châu Á đã có tới 120 chiếc. Giá một chiếc máy bay loại này dao động từ 13-14.5 triệu đô la tùy loại...(td)

                      http://nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=78274&z=2
                      #26
                        HongYen 30.05.2008 23:24:14 (permalink)
                        Bộ lạc
                         
                        The Not-So-Lost Tribe
                        by Mike Krumboltz
                         
                        June 23, 2008 06:09:40 PM
                         
                        http://buzz.yahoo.com/buzzlog/91536

                        Những hình nầy từ năm 1910 theo nhiếp ảnh gia José Carlos Meirelles.

                        Xin cảm ơn Quý Bạn đọc bài nầy và Post #: 28

                         

                         
                        >>>>>>>>>>>>>>>>>>>
                         
                        Bộ tộc Amazon Basin ở dọc theo biên giới Peru và Bazil.
                         
                         
                         
                        Hình chụp May 2008 bởi Gleison Miranda-FUNAI/Handout/Reuters
                         
                        Funai-Frente de Proteção Etno-Ambiental Envira/Handout/Reuters
                         
                         
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.06.2008 22:57:18 bởi HongYen >
                        Attached Image(s)
                        #27
                          HongYen 01.06.2008 22:54:40 (permalink)
                           
                          The Not-So-Lost Tribe
                          by Mike Krumboltz
                           
                          June 23, 2008 06:09:40 PM
                           
                          http://buzz.yahoo.com/buzzlog/91536

                          Những hình nầy từ năm 1910 theo nhiếp ảnh gia José Carlos Meirelles.
                          >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
                           
                          30 Tháng 5 2008 - Cập nhật 13h13 GMT

                          Tìm thấy bộ lạc sống biệt lập ở Brazil 




                          Chính phủ Brazil đã lần đầu tiên chụp ảnh một bộ lạc sống ở vùng biên với Peru, vốn chưa từng tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

                           
                           



                          Chính phủ đất nước Nam Mỹ nêu rõ mục đích muốn bảo vệ vùng đất của bộ lạc này.



                          Các bức ảnh được chụp tại một vùng hẻo lánh của rừng rậm Amazon thuộc khu vực Acre nằm trên lãnh thổ Brazil.




                          Chính phủ nói ảnh chụp được là bằng chứng bác bỏ sự hoài nghi về sự tồn tại của bộ lạc như vậy trong thế kỷ 21.
                           
                           




                          Hơn một nửa trong số 100 bộ lạc trên thế giới sống biệt lập với bên ngoài hiện cư ngụ ở Brazil hoặc Peru.
                           
                           



                          Brazil nói chưa rõ tên của bộ lạc là gì nhưng những người này trông rất khỏe mạnh. Họ gương cung nhắm vào máy bay chụp hình.


                          http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2008/05/080530_tribe_brazil.shtml
                           
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.06.2008 09:29:22 bởi HongYen >
                          #28
                            HongYen 01.06.2008 23:00:14 (permalink)

                            Bazil
                             
                            CÁC BÀI LIÊN QUAN
                            Lời giải cho nan đề Amazon
                            27 Tháng 5, 2008 | Chuyên đềRadio: Vấn đề và giải pháp cho Amazon
                            23 Tháng 5, 2008 | Chuyên đềAmazon: Điểm lại sau một chuyến đi
                            27 Tháng 5, 2008 | Chuyên đềAmazon thu hẹp nhanh chóng
                            07 Tháng 5, 2008 | Chuyên đềGiới thiệu rừng nhiệt đới Amazon
                            07 Tháng 5, 2008 | Chuyên đề http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2008/05/080530_tribe_brazil.shtml 
                            #29
                              HongYen 04.06.2008 21:26:25 (permalink)
                              12 Tháng 5 2008 - Cập nhật 11h10 GMT

                              Đại thủy lộ trên sông Amazon

                              Lê Hải của BBC ghi nhận từ Amazon


                              Amazon là một vùng rộng lớn và phương tiện đi lại tốt nhất là máy bay và thuyền, mà con sông chính là đại thủy lộ.



                              http://www.bbc.co.uk/worldservice/images/2008/05/20080512105358amazon_1109.jpg

                              document.getElementById('picGalleryNoScript_1').style.display = 'none';

                              Cách biển 1.500km, cảng nước sâu ở Manaus là một trong số các địa chỉ quan trọng nhất cho tàu biển trên con lộ này.

                              http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2008/05/080512_amazonboulevard.shtml

                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.06.2008 00:05:28 bởi Ct.Ly >
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 32 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9