những điều cần biết
dinhphong 23.12.2004 19:50:59 (permalink)
Những điều cần biết khi sử dụng tủ thuốc gia đình



Nên để thuốc cách xa tầm với của trẻ em.
Phần lớn các trường hợp ngộ độc thuốc xảy ra là do bất cẩn trong tồn trữ, sử dụng thuốc tại gia đình. Những sự cố này có thể tránh được nếu cất giữ thuốc tốt, không để trẻ con lấy được và khiến người lớn nhầm lẫn.

Để an toàn, mỗi nhà cần có một tủ thuốc gia đình. Tủ có thể treo lên tường, vách, đặt nơi khô ráo, mát, không bị ánh nắng chiếu vào. Cần đặt như thế nào để trẻ không với tới được, hoặc nếu trẻ có khả năng với tới thì tủ phải có khóa (chìa khóa được cất ở nơi chỉ riêng người lớn biết). Nếu không có điều kiện đóng hoặc mua tủ nhỏ, ta có thể tạm đặt thuốc trong ngăn kéo bàn hoặc trong một hộc của tủ lớn. Để dễ tìm, nên sắp thuốc thành 3 loại, đặt ở 3 chỗ khác nhau:

- Loại do bác sĩ kê đơn và người trong gia đình đang sử dụng. Thuốc này cần để riêng ra một nơi và nên để trong bao gói có ghi loại thuốc gì, dùng như thế nào.

- Loại thường dùng để trị một số chứng bệnh nhẹ hay gặp như thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc trị ho, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đầy bụng, dị ứng...

- Loại dùng ngoài (như thuốc bôi ngoài da sát trùng, nước oxy già, cồn 70 độ), bông băng, vật dụng y tế (kéo, nhiệt kế), thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi.

Đối với thuốc dùng trong (tức loại để uống) nên sắp đặt riêng thuốc dành cho người lớn và thuốc dành cho trẻ em.

Nếu thuốc có bao bì, nên giữ thuốc và cả bảng hướng dẫn sử dụng trong bao bì. Tất cả các loại viên rời đều phải đựng trong chai, lọ sạch, có nắp đậy; các chai lọ này đều phải dán nhãn, ghi rõ tên thuốc. Với thuốc dành cho người lớn, nên ghi rõ trên nhãn. Nếu thuốc có hạn dùng, phải ghi rõ và thường xuyên theo dõi, khi quá hạn phải bỏ đi, thay thuốc mới vào. Để nhãn thuốc không bị mờ, có thể dùng băng keo trong dán chồng lên.

Điều lưu ý cuối cùng là nên để sẵn một đèn pin ở đầu giường ngủ, để khi đêm tối bị mất điện, bạn không phải mò mẫm lấy thuốc trong tình trạng không đọc được tên thuốc.

TS Nguyễn Hữu Đức, Người Lao Động
#1
    dinhphong 23.12.2004 19:52:25 (permalink)
    10 BÀI THUỐC TRUNG Y CHỮA BỆNH DẠ DÀY


    VĂN ĐỨC

    (Theo "Y dược bảo kiện" - Trung Quốc 1997)

    1. Xương cá mực: Chữa bệnh dạ dày do tăng toan: lấy 30 gam xương cá mực, 150 gam thịt gà, à nhánh gừng, 2 quả táo tàu và ít nước đem đun dừ thịt gà. Ắn cả cái lẫn nước, có thể chữa được loét dạ dày và hành tá tràng, cũng như đau dạ dày do khí vị hư nhược, độ toan ở dạ dày cao.

    2. Táo tàu, hồng hoa, mật ong: Trước hết lấy 10 quả táo tàu, 10gam hồng hoa, cho thêm ít nước vào sắc, lấy 200 mililít nước thuốc, lấy 60 gam mật ong trộn đều lúc nước thuốc nguội. Mỗi ngày uống một thang. Uống lúc sáng sớm, bụng còn đói. Uống liên tục trong 20 ngày là một liệu trình. Có thể chữa trị loét dạ dày và hành tá tràng.

    3. Vỏ trứng gà sạch chữa loét hành tá tràng: Lấy 10 cái vỏ trừng gà nghiền vụn, đem rang vàng (không để cháy), xong nghiền thành bột. Chia ra 10 ngày uống, mỗi ngày uống 2-3 lần với nước sôi trước hoặc sau bữa ăn. Liên tục uống trong nhiều ngày, có hiệu quả tốt rõ rệt.

    4. Cải bắp chữa lóet dạ dày và hành tá tràng: Nghiền nát rau cải bắp để được 250 gam nước ép của rau, đun nóng uống trước bữa ăn, ngày 2 lần, liên tục uống trong 10 ngày, có thể hết đau và dần lành vết loét.

    5. Củ cải và ngó sen chữa xuất huyết dạ dày: Lấy củ cải và ngó sen tươi, hai loại trọng lượng bằng nhau, đem rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống mỗi lần 50 gam nước. Ngày uống 2 lần. Thường xuyên uống như vậy có thể phòng chữa chảy máu dạ dày.

    6. Vitamin E uống kết hợp với uống mật ong sẽ chữa bệnh loét dạ dày:

    - Mỗi ngày uống 100 miligam vitamin E, chia làm 3 lần. Uống liên tục trong 2-3 tuần sẽ có hiệu quả rõ rệt.

    Có thể kết hợp với cùng thời gian chữa bệnh với uống mật ong: Mỗi ngày uống vào sáng sớm 60 gam mật ong, uống liên tục nhiều ngày liền.

    7. Khoai tây chữa loét dạ dày: Khoai tây gọt bỏ vỏ, nghiền nát, dùng vải xô sạch bọc, vắt lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, mỗi lần uống 1 thìa to, uống liên tục 2-3 tuần liền sẽ có hiệu quả rõ rệt.

    8. Đinh hương và lê làm an dạ dày: Lấy 15 hạt đinh hương nhét vào trong một quả lê đã khoét rỗng giữa, đem hầm chín để ăn, có thể chữa trị chứng hay buồn nôn, nôn mửa và nấc ở những người viêm loét dạ dày và hành tá tràng.

    9. Day ấn huyệt: Khi đau, lấy hai ngón tay day ấn huyệt túc tam lý ở hai chân (xem hình vẽ). Chỉ sau 5 phút, người bệnh sẽ cảm thấy dịu đau dần rồi đến hết đau.

    10. Ắn uống chữa bệnh: Người bị loét dạ dày và hành tá tràng cần chú ý ăn uống đúng giờ, theo định lượng và cân đối các chất dinh dưỡng, chọn ăn các thức ăn giàu chất dinh dưỡng lại dễ tiêu như bánh mì, bành bao, mì sợi, miến, cơm nát, sữa, đậu v.v... ăn nhiều rau xanh, quả tươi, các chất rau cải trắng, cải bắp, khoai tây, sơn dược v.v...
    #2
      dinhphong 23.12.2004 19:53:54 (permalink)

      Y học cổ truyền

      MƯỜI ĐỘNG TÁC LUYỆN TẬP ĐỂ PHÒNG VÀ CHỮA ĐAU LƯNG CÂP


      BS. VŨ HỮU NGÕ

      BS. NGUYỄN CHÂU QUỲNH

      (Viện Y học cổ truyền Việt Nam)

      Các bài tập này chủ yếu là tập cho vùng thắt lưng.

      Vùng này rất quan trọng, trụ cột thì có xương sống thắt lưng, hai bên có những bắp thịt rất khỏe. Ở dưới sâu thì có hai quả thận và 2 tuyến thượng thận. Ở phía bên có 2 huyệt Chương môn (kinh Can) và Kinh môn (kinh Đởm).

      Tất cả các động tác vùng thắt lưng đều có ảnh hưởng đến vùng bụng và xoa bóp rất mạnh cả dạ dày. Gan, lách, ruột...

      Trước khi tập các động tác, nên làm một số động tác khởi động và xoa bóp cho vùng cột sống thắt lưng nóng lên, khí huyết chạy đều, xương khớp dẻo dai thì tập động tác mới thu được kết quả tốt.

      TẬP Ở TƯ THẾ NGỒI

      Chà lưng cho ấm vùng thận.

      Chuẩn bị. Hai chân khít nhau, duỗi thẳng ra trước, hai tay nắm lại, đưa ra sau lưng và luôn luôn khít nhau, đè lên vùng thận

      Động tác. Xát lên, xát xuống vùng thận trái, bên hông trái rồi qua bên vùng thận phải, hông phải, xát lên trên càng cao càng tốt, xát xuống dưới cho đụng giường, làm cho lưng ấm đều, cột sống dẻo dai, thận và thượng thận khí huyết chạy đều.

      Tiêu chuẩn. 2 chân để ngay, không cong gối (Hình 33)

      Tác dụng. Trị đau lưng, tăng cường chức năng thận và thượng thận.

      Sau khi làm 4 động tác khởi động xong, ta bắt đầu làm các động tác như sau:

      Động tác 1. Cúp lưng

      Chuẩn bị. Hai chân thẳng phía trước, hai bàn tay xòe ra nắm lại, đặt úp vào vùng lưng.

      Động tác. Cúp lưng thật mạnh làm cho đầu và thân hạ xuống phía dưới, thở ra mạnh và hai bàn tay xoa vùng lưng từ dưới lên trên càng cao càng tốt, sau đó ngồi thẳng lên, hơi nghiêng ra sau, hít vào tối đa và đưa cả hai bàn tay xuống phía dưới, đụng giường. Làm như thế 5-10 hơi thở (Hình 34. a, b).

      Tác dụng. Làm cho lưng nóng lên, cột sống dẻi dai hơn, trị bệnh đau lưng.

      Động tác 2. Rút lưng

      Chuẩn bị. Chân thẳng phía trước, hơi co lại sao cho 2 tay nắm được 2 mũi chân, ngón tay giữa bấm vào huyệt Dũng tuyền dưới lòng bàn chân (điểm nối liền 1/3 trước 2/3 sau lòng bàn chân, không kể ngón chân), ngón tay cái baấm vào huyệt Thái xung trên mu bàn chân thứ nhất (ngón cái) và xương bàn chân thứ nhì.

      Động tác. Bắt đầu hít vào tối đa trong tư thế trên, chân hơi co, rồi duỗi chân ra cho ngay và thật mạnh, đồng thời thở ra triệt để. Làm như thế từ 3 - 5 hơi thở (Hình 35 a, b).

      Tác dụng. Làm cho lưng giãn ra, khí huyết lưu thông, trị bệnh đau lưng. Tay bấm vào huyệt Dũng truyền điều hòa huyết áp; bấm huyệt Thái xung điều hòa chức năng gan.

      Tiêu chuẩn. Gót chân di động càng ít càng tốt

      Động tác 3. Nắm hai bàn chân ở phía ngoài, ngón giữa và ngón cái vẫn bấm 2 huyệt trên. Làm động tác trên từ 3 -5 hơi thở (Hình 36 a,b).

      Động tác 4. Hôn đầu gối

      Chuẩn bị. Hai chân thả7ng nhau khít ở phía trước, hai tay nắm hai cổ chân.

      Động tác. Cố gắng dùng hai tay kéo mạnh cho dđầu đụng hai chân (hôn đầu gối) đồng thời thở ra triệt dđể; rồi ngẩng đầu dậy - hít vào, hôn đầu gối - thở ra... Làm như thế 3 - 5 -10 hơi thở. (Hình 37 a, b).

      Tác dụng. Làm cho cột sống dẻo dai, khí huyết chạy đều trong vùng cột sống, tủy sống và các dây thần kinh.

      Động tác 5. Quỳ gối thẳng, tay nắm gót chân

      Chuẩn bị. Quỳ gối thẳng, chống tay lên và nắm gót chân.

      Động tác. Hít vào tối đa, giữ hơi và dao động từ 4 - 6 cái theo hướng trước sau, thở ra triệt để. Làm như thế từ 1- 3 hơi thở (Hình 38).

      Tác dụng. Động tác này ưỡn thắt lưng tới mức tối đa và làm cho bụng dưới căng thẳng. Chống bệnh đau lưng và bụng phệ.

      Động tác 6. Ngồi thăng bằng trên gót chân

      Chuẩn bị. Ngồi thăng bằng trên gót chân, hai tay để xuôi theo mình.

      Động tác. Đưa hai tay ra phía trước, lên trên, sang ngang, ra sau rồi để xuôi theo mình đồng thời thở thuận chiều và triệt để. Làm như thế từ 1 - 3 hơi thở (Hình 39 a, b, c, d).

      Động tác 7. Nằm ngửa chân duỗi thẳng, khoanh tay ngồi dậy

      Chuẩn bị. Nằm ngửa chân duỗi thẳng, khoanh tay để trên đầu.

      Động tác. Hít vào tối đa, đưa hai tay xuống dđể trên ngực, cố gắng từ từ ngồi dậy; cúi đầu xuống hết sức như hôn đầu gối, ép bụng thở ra triệt để. Làm như thế từ 1 - 3 hơi thở (Hình 40).

      Tác dụng. Vận chuyển mạnh các cơ có một đầu bám vào cột sống và thắt lưng, mộ tđầu bám vào xương chậu và xương đùi, làm cho các cơ ấy càng ngày càng mạnh thêm lên, làm cho khí huyết vùng chậu lưu thông, phòng và chống các bệnh do ứ trệ khí huyết vùng thắt lưng và vùng chậu, bệnh phụ nữ, bệnh đường sinh dục, bệnh táo bón, bệnh viêm cơ thắt lưng - chậu - đùi.

      TẬP TRONG TƯ THẾ ĐỨNG

      Tư thế đứng là tư thế lao động tích cực nhất, vì vậy cần tập luyện một số động tác tối thiểu để chuẩn bị trước khi bắt tay vào những công việc nặng nhọc.

      Động tác 8. Dang rộng hai chân, nghiêng mình

      Chuẩn bị. Rút vai - tay lên cao, hít vào tối đa; giữ hơi và luân phiên nghiêng mình qua bên trái, tay trái vuốt chân từ trên xuống tận mắt cá ngoài, tay phải vuốt hông từ đùi đến nách; tay phải vuốt ngược lại; làm dao động từ 4 - 6 cái, sau đó đứng thẳng; thở ra triệt để, có kết hợp ép bụng. Làm như vậy từ 2 - 6 hơi thở (Hình 41 a, b).

      Chú ý. Nếu nghiêng mình trong mặt phaẳng theo trục trái - phải, tay xuống tới gối là cùng; muốn tay xuống tới mắt cá thì phải hơi nghiêng ra phía trước. Vậy nên làm từ 2 - 4 hơi thở trong bình diện thật ngang và từ 2 - 4 hơi thở trongbình diện hơi nghiêng về phía trước. Trong thời gian giữ hơi, có dao động 4 - 6 cái.

      Tác dụng. Ngoài tác dụng trên cột sống, còn có tác dụng làm vận chuyển mạnh khí huyết trong gan, lá lách và tụy tạng, phổi; phòng và chữa bệnh gan lách, thiểu năng phổi.

      Động tác 9A. Xuống tấn lắc thân

      Chuẩn bị. Xuống tấn hai bàn chẩn để song song với nhau, hoặc xiên một tí và cách xa nhau bằng khoảng cách lớn hơn vai, gố irùn xuống nhiều hay ít tùy sức của mình (yếu thì rùn ít, mạnh thì rùn nhiều), hai tay chéo nhau và lật bàn tay ra ngoài, đưa tay lên trời, đầu ngửa ra sau và mắt nhìn theo tay.

      Động tác. Hít vào tối đa; giữ hơi và dao động, tay laắc qua bên trái thì mông lắc qua bên phải để giữ thăng baằng, chân trái ngay thẳng, chân phải co; lắc qua lại như thế 4 - 6 cái; để tay xuống thở ra triệt để. Làm động tác trên từ 3 - 5 hơi thở (Hình 42, 43).

      Tác dụng. Động tác này là động tác dao động điển hình của toàn thân từ chân đến đầu, và tận đến ngón tay, chân. Giúp cho toàn thân dẻo dai, linh hoạt, khi huyết lưu thông.

      Động tác 9B. Xuống tấn quay mình

      Cũng xuống tấn và chéo tay như trên, quay bên trái, hít vào tối đa và đưa tay lên, bật ngửa đầu, mắ tuy nhiềnn theo tay; gĩ7 hơi, dao động bằng cách quay mình sang bên kia rồi quay sang bên này, từ 4 - 6 cái, thở ra triệt để và hạ tay xuống. Làm như vậy 2 - 6 hơi thở (Hình 44).

      Động tác 10. Quay mông

      Chuẩn bị. Hai chân thẳng, cách nhau một khoảng bằng vai, hai tay chống hông.

      Động tác. Quay mông ra sau, sang trái, ra trước, sang phải, rồi ra sau, như thế 5 - 10 vòng; rồi đổi sang hướng ngược lại cũng 5 - 10 vòng. Thở tự nhiên.

      Tác dụng. Chống xơ cứng cho khám khớp háng, khớp hông, khớp mu (Hình 45, 46).



      <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.12.2004 19:54:55 bởi dinhphong >
      #3
        dinhphong 23.12.2004 19:56:20 (permalink)
        ĂN GỪNG TƯƠI THƯỜNG XUYÊN KÉO DÀI TUỔI THỌ VÀ PHÒNG NGỪA SỎI MẬT

        PTS dược học - BS NGUYỄN NINH HẢI

        Trong cuốn "Đông Pha tạp ký" của Tô Thức thời nhà Tống ở Trung Quốc có ghi chép một câu chuyện như sau: Ở trong chùa Tịnh Từ ở Tiền Đường có một vị hòa thượng, đã trên 80 tuổi rồi mà trông da mặt vẫn bầu bĩnh trắng hồng, mắt vẫn sáng long lanh như người còn trai trẻ. Có người hỏi vì sao cụ lại có được sức khỏe như vậy, thì vị hòa thượng đó nói là "đã ăn gừng sống trên 40 năm nay, cho nên người trẻ khỏe mãi không già". Vị hòa thượng đó còn nói rằng gừng sống có thể làm mạnh tỳ, ấm thận, hoạt huyết, ích khí. Vậy thì gừng sống cuối cùng có kéo dài được tuổi thọ không? Thời cận đại không ít nhà khoa học đã có những công trình nghiên cứu sâu về gừng và phát hiện chất cay đắng của gừng tươi có tác dụng đối kháng rất mạnh đối với đặc tính oxy hóa của mỡ động vật, so với các loại thuốc chống oxy hóa (antioxidant) được ứng dụng hiện nay, tác dụng của gừng sống không còn nghi ngờ gì nữa lại càng có hiệu quả hơn. Thành phần chất cay đắng này của gừng sau khi được cơ thể hấp thu cũng sẽ sinh ra tác dụng ức chế sự sinh thành chất mỡ qua oxy hóa trong cơ thể. Trong học thuyết về nguyên nhân suy lão hiện nay, học thuyết về tổn thương màng sinh vật (biomembrane) cho rằng chất mỡ trong màng sinh vật của cơ thể con người ta (qua oxy hóa mà phân giải được) tổn thương là một trong những nguyên nhân của suy lão, mặt khác chủ trương rằng thông qua đo xác định nồng độ của chất mỡ qua oxy hóa trong máu để phán đoán mức độ suy lão của cơ thể. Căn cứ vào suy đoán này, gừng sống rõ ràng là có tác dụng chống suy lão, kéo dài tuổi thọ.

        Gừng sống còn tươi mới có tác dụng tán hàn, chống nôn, trừ cảm mạo phong hàn, đồng thời giải trừ được trúng độc do ăn một số cá tươi, cua và các vị thuốc Bán hạ, Nam tinh. Gừng không thì có thể phòng và trị được các chứng bệnh như bị kiết lî, bị miệng nôn tron tháo, bị ho suyễn khi uống lạnh v.v... là vị thuốc tốt trong phòng bệnh chữa bệnh được sử dụng rộng rãi trong dân gian cũng gián tiếp có tác dụng kéo dài tuổi thọ.

        Có một số học giả của Trung Quốc còn cho rằng ăn gừng sống thường xuyên rất có lợi cho việc phòng chữa sỏi mật. Các học giả đó cho rằng sỏi mật là bệnh đa phát, hiện nay ngoài điều trị bằng phẫu thuật, còn chưa có một thuốc đặc trị có hiệu quả. Nếu tìm ra được phương pháp chữa trị bằng thức ăn để đề phòng và giảm bớt được sự phát sinh sỏi mật thì đó là điều ước mơ thiết tha của loài người hiện nay.

        Các học giả về bệnh lý cho rằng nguyên nhân hình thành sỏi mật rất phức tạp, nhưng trong đó có khả năng liên quan đến biến đổi bệnh lý là ở niêm mạc túi mật phóng ra quá nhiều chất Prostaglandin (PG). Chất Prostaglandin này có thể làm cho hàm lượng chất Mucoprotein (mucin) trong nước mật tăng lên nhiều, mà Mucoprotein là một chất thúc đẩy hình thành hạt không chỉ làm tăng độ đặc dính của nước mật, mà còn làm cho cholesterol ở trạng thái bão hòa hình thành sỏi.

        Các học giả Nhật Bản, qua nghiên cứu phát hiện thành phần các chất có trong vị cay đắng của gừng tươi như 6 - Zingiberol, Methadone (Amidon), Ginger oil và 4 chất khác phân tách ra được, đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana. Dầu bốc hơi (Volatilization oil) của gừng thì có tác dụng lợi mật rất mạnh. Do đó có thể thấy thường xuyên ăn hàng ngày chút gừng tươi sống và những thức ăn có gừng, có thể đề phòng được sự hình thành sỏi mật, ăn nhiều gừng có thể hạn chế sỏi mật tăng nhiều, lớn nhanh.

        Gừng tươi ngoài việc làm gia vị trong chế biến các món ăn còn có thể làm bánh, mứt kẹo. Đem rửa sạch gừng tươi, phơi khô thái thành lát mỏng, ngâm vào với đường, mỗi ngày ngậm từ 2 - 3 lần, mỗi lần từ 3 - 5 lát.

        Cũng như hành tỏi, gừng còn có tác dụng diệt trực khuẩn lị (Shigella dysenteriac), cho nên ăn thường xuyên gừng có thể phòng chữa được lî.

        Chú ý: Đối với những người bị bệnh gan, tuyệt đối cấm ăn gừng.

        Mấy bài thuốc Trung y phòng chữa bệnh bằng gừng

        1. Gừng tươi 30gr đem rửa sạch, sau khi giã nhỏ, cho thêm chút nước vào đun sôi kỹ, để nước gừng còn ấm sẽ lấy khăn mặt khô sạch nhúng vào đó, vắt sơ sơ khăn rồi rửa và lau chùi khắp người, nhất là rửa và lau chùi nhiều ở bộ phận bụng ngực.

        Gừng tươi tính ôn nhiệt, có tác dụng rất tốt đối với bệnh về đường ruột. Tắm rửa, lau người bằng nước đun nói trên vừa có thể trừ được hàn, thấp, lại có thể cải thiện được tuần hoàn huyết dịch, tăng cường sức chống bệnh, giúp ích cho việc phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh lị vi khuẩn mạn tính.

        2. Lấy gừng tươi rửa sạch, thái mỏng 9gr và phụ tử 9gr, đem rang sơ qua, hành 300gr, muối 250gr. Nghiền vụn gừng và Phụ tử rang, đắp lên rốn, ngoài băng giữ cố định. Lại lấy muối, hành cho vào nồi rang nóng, cho vào trong túi vải sạch đem là, chườm lên trên đó. Gừng và Phụ tử đã rang đều là vị thuốc có tính ôn nhiệt tốt, dùng để đắp lên rốn, sau đó lại dùng túi hành và muối đã rang để là, chườm, có thể phát huy được tác dụng làm ấm tỳ thận, dẫn khí lưu thông và giảm đau.

        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9