Bước đầu tìm hiểu quá trình kinh dịch vào Việt Nam
nguyen quoc khanh 16.05.2008 09:55:20 (permalink)
0
            BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH KINH DỊCH DU NHẬP VÀO VIỆT NAM
                                            Nguyễn Quốc Khanh

Nước ta chịu ảnh hưởng  của nền văn hóa Trung Quốc cả về ngôn ngữ lẫn điển tịch,

 điển cố, khác hẳn với các nước ở phía Tây như Lào,  Campuchia, Thái Lan lại hấp thụ văn hóa du nhập từ ấn Độ. Vậy thử hỏi Kinh Dịch được truyền vào Việt Nam từ bao giờ? Sau đây xin điểm qua quá trình Kinh Dịch ở Trung Quốc và tìm hiểu vì sao Kinh Dịch thời Xuân Thu (722 TCN - 481 TCN) được hội nhập và phát triển trong xã hội phong kiến Việt Nam.
Theo cứ sử như Thiên Xuân Quan, Chương Tông Bá trong sách Chu Lễ 周 禮, quan Thái bốc có nhiệm vụ trông coi ba bộ Kinh Dịch thời Tam Đại (Hạ, Thương/ Ân, Chu):


[font=.vntime]1. Dịch Nhà Hạ 夏 (2205TCN - 1767TCN), mệnh danh Liên Sơn 連山, lấy quẻ Cấn 艮 kép làm chuẩn và dùng Lịch Nhà Hạ với Kiến Dần 建寅 là tháng giêng và khởi đầu bằng tiết Lập xuân 立春 .
[font=.vntime]2. Dịch Nhà Thương 商/Ân 殷 (1600TCN - 1027TCN), mệnh danh Quy tàng 歸藏, lấy quẻ Khôn 坤 kép (6 vạch rời) làm chuẩn và dùng Lịch Nhà Thương với Kiến Sửu 建丑  là tháng giêng và khởi đầu bằng tiết Tiểu Hàn 小寒.
[font=.vntime]3. Dịch Nhà Chu 周 (Thế[font=.vntime] kỷ[font=.vntime] 11TCN - 256TCN), mệnh danh Chu Dịch 周易, lấy quẻ Càn 乾 kép (6 vạch liền) làm chuẩn và dùng Lịch Nhà Chu với Kiến Tý 建 子  là tháng giêng và khởi đầu bằng tiết Đại tuyết 大雪 .
[font=.vntime]Thời Chiến quốc (475TCN - 403TCN), Tam giáo lần lượt chọn Chu Dịch, Quy tàng và Liên sơn làm Thánh kinh theo như luận cứ của  Trươ[font=.vntime]ng Lập Văn 張立文. Kể từ nhà Tùy, Đường đến giờ, Tam giáo Nho, Đạo, Thích (Phật giáo Thiền tông) đều dùng chung một quyển Chu Dịch làm cơ[font=.vntime] bản , khi đọc các danh tác trong Kinh Bộ, Dịch loại của Tứ khố toàn thư 四庫全書,   hoặc gần ta hơn, trong Bộ Hoàng Thanh Kinh giải Dịch loại Vựng biên 皇清經解易類彙編  hay Bộ Dịch kinh Tập thành 易經集成  của Nhà Dịch học Nghiêm Linh Phong biên tập. Hay ít nhất cũng đọc qua các tác phẩm về  Dịch của các Nhà Dịch học [font=.vntime]Vương Bật 王弼, Khổng Dĩnh Đạt 孔穎達, Lý Đỉnh Tộ 李鼎祚, Thích Trí Húc 釋智旭, Lưu Nhất Minh 劉一明, Lý Quang Địa 李光地, Lý Đạo Bình 李道平, Vương Phu Chi 王夫之, Khuất Vạn Lý 屈萬里 v.v...
[font=.vntime]Chu Dịch gồm cú[font=.vntime] Cổ Kinh 古經 , tức chính văn, hoàn tất chậm nhất vào thế kỷ 9 TCN, và Dịch Truyện 易傳 , còn gọi là Thập Dực 十翼*, tức phụ lục cho Kinh Dịch, hoàn tất chậm nhất vào thế kỷ 4 TCN. Tác giả vô nhiễm của Cổ Kinh là Văn Vương Cơ Xương 文王姬昌 và con ông là Chu Công Cơ Đán 周公姬旦, tác giả vô nhiễm của Dịch Truyện là Khổng Tử 孔子 (551TCN-479TCN). Từ cuối đời Đông Hán (206-220), Kinh Dịch đã thống lĩnh quần kinh kể cả Thập Tam  Kinh 十三經, Tam Huyền 三玄 (Dịch, Lão, Trang), Tứ Huyền 四 玄 (Dịch, Lão, Trang, Thái Huyền) lẫn các Kinh điển Tiên, Tần, Hán khác cũng như kinh dịch các đời sau, kể cả Trấp Nhất Kinh 廿一經 do Đoàn Ngọc Tài 段玉裁 (1735-1815) chủ xướng.
[font=.vntime]Thế thì ai là người đầu tiên truyền Kinh Dịch vào Việt Nam và xứng đáng làm Học tổ?
[font=.vntime]Đã từ lâu Sĩ Nhiếp (187-226)  được Bắc sử coi là Giao Châu Học tổ và chính ông là người đã xin với Hiến Đế đổi Giao Chỉ thành Giao Châu Nhưng ông chỉ là một viên Thái thú Giao Châu, am tường Tả thị Xuân Thu 左氏春秋  và Thượng Thư 尚書  tức Kinh Thư là một quyển sách nói về vương chế sử Trung Quốc thời Ngũ Đế (Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn), Tam Đại (Hạ, Thương, Chu). Nhưng đối với Khổng Giáo, các sách này chỉ là hai trong 13 Kinh trong đó có Ngũ kinh, Luận ngữ 論語, Mạnh Tử 孟子, Nhĩ Nhã 爾雅 và Hiếu kinh 孝經, hoặc 21 kinh (tức 13 kinh cộng thêm Đại Đới Ký 大戴記, Quốc ngữ 國語, Sử ký 史記, Hán thư 漢書, Tư trị Thông giám 資 治通鑑, Thuyết văn Giải tự 說文解字, Chu Bễ Toán Kinh 周髀算經 và Cửu Chương Toán thuật 九章算術. Ông không hề mở trường dạy học, trước ông cũng đã có các người Giao Chỉ như Lý Tiến, Lý Cầm, Trương Trọng cũng đỗ đạt ra làm quan như ông: Lý Tiến làm đến Thứ sử Giao Châu, Lý Cầm làm đến Tư lệ Hiệu úy, còn Trương Trọng làm đến Thái thú Kim thành.

Ngay đến Lưu Hi 劉熙, tác giả cuốn sỏch Thích Danh 釋名, một quyển tự vị dùng âm huấn, phỏng theo Nhĩ Nhã và cũng là một Thái thú Giao Châu khác, có mở trường dạy học ở Giao Châu, cũng không xứng đáng danh nghĩa này, vì ông chỉ dạy vài kinh điển chữ Nho và cách đọc chữ Nho theo lối Cổ Hán Việt thời đó mà thôi.

Vậy thỡ người đầu tiên truyền Kinh Dịch sang Việt Nam và xứng đáng làm Học tổ chính là Ngu Phiên 虞翻 (164-233), tự Trọng Tường 仲翔. Ông là người Cối Kê, Dư Diệu nước Ngô (220-280) thời Tam Quốc. Tổ tiên ông 5 đời nghiờn cứu về dịch. Ông là người giỏi về Dịch và cũng giỏi luôn nghề binh bị. Đầu tiên, ông thờ Thái thú Cối Kê Vương Lãng, cũng là người sành Dịch. Con ông này là Vương Túc có chú thích Kinh Dịch. Ông giữ chức Công Tào, quan ở quận coi việc tuyển thự công lao. Sau khi đánh bại Vương Lãng, Tôn Sách, em Tôn Kiên, vẫn dùng ông trong chức vị cũ, lấy lễ coi ông như bạn và luôn luôn nghe theo lời bàn bạc cũng như lời can gián của ông. Sau khi ông thi đỗ Mậu tài, Ngụy Vương (155-220) Tào Tháo  vời ông về kinh đô làm Tư không (coi bang sự), nhưng ông không nhận lời. Sau khi lên ngôi vua, Ngô Tôn Quyền cho ông làm Kỵ đô úy. Tính ông ngay thẳng nên sau nhiều lần can gián bị ủy báng, ông xin về Đan Dương, Kinh Huyện dạy học. ít lâu sau, ông lại được Tôn Quyền cho phục chức. Có lần say rượu[font=.vntime], ông rút đoản kiếm ra đâm Đại tư nông Lưu Cơ. Nhờ bạn thõn tận tình nói giúp, ông mới được miễn tội, sau ụng bị đày sang Giao Ông là người thông minh học rộng dù bị tù đày nhưng vẫn chăm việc mở trường dạy học. Có khi môn sinh lên đến mấy trăm người, sang Giao Châu được hơn mười năm thì ông mất, hưởng thọ 70 tuổi**.

Ông chú giải các sách Chu Dịch 周易, Luận ngữ 論語, Quốc ngữ 國語, Chu Dịch Tham đồng khế 周易參同契 của Ngụy Bá Dương đời Đông Hán, Thái Nguyên 太元 tức Thái Huyền Kinh 太玄經 của Dương Hùng 揚雄 (53 TCN – 18), có trước tác các sách như Chu Dịch Nhật Nguyệt Biến lệ 周易日月變例, Chu Dịch Tập lâm 周易集林, Luật lịch 律歷, Minh dương Thích Tống 明楊釋宋. Nay các sách này đều thất truyền.
[font=.vntime]Đời Thanh có Trương Huệ Ngôn 張惠言  dựa vào  các thư tịch đời sau mà viết ra bảy bộ sách về Dịch thuyết của họ Ngu. Ngoài ra còn cú c[font=.vntime]ác sách tương tự của Giang Thừa Chi 江承之, Hoàng Thích 黃奭, Lưu Phùng Lộc 劉逢祿, Hồ Tường Lân 胡祥麟, Từ Ngang 徐昂, Lý Nhuệ 李銳, Lê Dưỡng Chính 黎養正, Từ Cân Đình 徐芹庭 và nhất là Song Kiếm Di Dịch Tân Chứng 雙劍謻易經 新證 của Vu Tỉnh Ngô 于省吾.
[font=.vntime]Phải chăng nhờ Ngu Phiên mà hơn mười[font=.vntime] thế kỷ sau, nền Dịch học ở[font=.vntime] nước ta [font=.vntime]ngày càng phát triển như:[font=.vntime] Tác phẩm thất truyền: Tứ thư Thuyết ước 四書說約 của Chu Văn An 朱文安 (1292-1370), sách Bách thế Thông kỷ 百世通紀 của Trần Nguyên Đán 陳元旦, sách Dịch Đồng tử vấn 易童子問 (viết dưới dạng vấn đáp) của Âu Dương Tu (1007-1072) v.v...
[font=.vntime]- Đời[font=.vntime] Trần cũng có bàn đến Kinh Dịch. Như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn 興道王陳國俊 (1228-1300) có đề cập Dịch trong Binh thư yếu lược 兵書要略. Tỉ[font=.vntime] dụ[font=.vntime] như vua Trần Minh Tông 陳明宗 (1314-1329) có bài thơ bát cú Độc Dịch 讀易. Xin trớch một đoạn dưới đõy:
[font=.vntime]三 絕 韋 編 大 易 經
[font=.vntime]乾 坤 全 在 此 身 形
[font=.vntime]移 時 靜 見 陽 消 息
[font=.vntime]鎮 日 潛 觀 物 發 生......
[font=.vntime]Tam tuyệt vi biên Đại Dịch Kinh
[font=.vntime]Kiền Khôn tòan tại thử thân hình.
[font=.vntime]Di thời tĩnh kiến dương tiêu tức
[font=.vntime]Trấn nhật tiềm quan vật phát sinh.....
[font=.vntime]Dịch là:              Đọc Dịch
[font=.vntime]Dịch Kinh ba bận đứt lề,
[font=.vntime]Kiền Khôn toàn bộ thu về thân ta.
[font=.vntime]Lúc đi tĩnh thấy dương hòa,
[font=.vntime]Ngầm trông muôn vật dần dà đối song......
Tiếp nữa[font=.vntime] là Băng Hồ[font=.vntime] Trần Nguyên Đán 陳元旦 (1325-1390), cháu bốn đời của Thượng tướng Trần Quang Khải (1241-1294) có viết Bách thế thông kỷ, 百世通紀 đề cập đến[font=.vntime] hiện tượng thiên văn Tiên Tần nhưng  bị giặc Minh tịch thu đem về Kim Lăng. Cháu ngoại ụng là[font=.vntime]: ứ[font=.vntime]c Trai Nguyễn Trãi 抑齋阮廌 (1380-1442) trong tỏc phẩm[font=.vntime] Quốc âm thi tập 國音詩集 (QÂTT) thường gọi Chu Dịch là Hi Kinh 羲經 hay Hi Dịch 羲易.
[font=.vntime]QÂTT20  : Ngày nhàn mở quyển xem Chu Dịch.
[font=.vntime]QÂTT107: Song mai hoa điểm quyển Hi Kinh.
[font=.vntime]QÂTT125: Một quyển Hi Kinh một triện hương
[font=.vntime]QÂTT178: Dứt vàng chăng chớ câu Hi Dịch.
[font=.vntime]Từ[font=.vntime] “chu” trong Chu Dịch đụi khi[font=.vntime] đọc thành “chua” có nghĩa là chú thích, tương tự như trường hợp các cặp tiếng đơn Cổ Hán Việt như[font=.vntime]: Ngự 馭/ ngựa, tự 字/tựa, cự 距/ cựa, lự 濾/ lựa, chủ 主/ chúa, cứ 鋸/ cứa, lư 驢/ lừa, lị 蒞/ lịa v.v...
[font=.vntime]QÂTT79  : Tỏ tường phiến sách con chua Dịch
[font=.vntime]QÂTT119: Nha tiêm tiếng động yên chua Dịch
[font=.vntime]Lúc thì dùng các quẻ trong Kinh để diễn ý như:
[font=.vntime]QÂTT2    : Dợ dứt Khôn cầm  bà ngựa dữ (quẻ số 2)
[font=.vntime]QÂTT58  : Nên chăng đành lẽ Kiện Thương Chu (quẻ số 6)
[font=.vntime]QÂTT144: Cho hay Bĩ, Thái mãi lề cũ (quẻ số 11 và 12)
[font=.vntime]Lúc thì lại dùng Dịch lý để cấu tứ. Nào là âm dương tiêu trưởng, doanh hư, nào là cương/nhu, mất/còn, đắc/thất, được/thua. v.v.:
[font=.vntime]QÂTT104:  Tiêu trưởng, doanh hư, một phút đời.
[font=.vntime]QÂTT25  :  Hỉ nộ[font=.vntime], cương nhu tuy đã có.
[font=.vntime]QÂTT182:  Cao thấp cùng xem sự mất còn.
[font=.vntime]QÂTT57  :  Đắc thì thân thích chen chân đến,
[font=.vntime]                         Thất sở láng giềng, ngoảnh mặt đi. v.v...
[font=.vntime]Người diễn ca Kinh Dịch[font=.vntime] đầu tiờn khụng ai khỏc [font=.vntime]đó là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan 馮克寬 (1528-1613) với tác phẩm Chu Dịch Quốc âm ca 周易國音歌, nay đã thất truyền.
[font=.vntime]Ngoài ra còn có một số sách Hán Nôm khác giảng nghĩa Chu Dịch và các  vấ[font=.vntime]n đề [font=.vntime]liên quan đến Chu Dịch[font=.vntime], phần nhiều do các tác giả vô danh soạn như: Dịch Kinh Chính văn Diễn nghĩa 易經正文演義, Dịch nghĩa Tồn nghi 易義存疑, Dịch truyện Tiên chú Bị khảo 易傳箋註備考, Dịch xuân Tinh nghĩa 易春精義 v.v.
[font=.vntime]Các học[font=.vntime] giả [font=.vntime]còn để lại cho chúng ta một số[font=.vntime] bộ Kinh Dịch như:
[font=.vntime]   - Dịch Phu Tùng thuyết 易膚叢說 và Dịch Kinh Phu thuyết 易經膚說 của Quế Đường Lê Quý Đôn 桂堂黎貴惇 (1726-1784).
[font=.vntime]   - Chu Dịch Vấn giải toát yếu 周易問解撮要 và Dịch Kinh Đại toàn tiết yếu diễn nghĩa 易經大全節要演義 của Phạm Quý Thích 范貴適  (1760-1825).
[font=.vntime]    - Hy Kinh Lãi trắc 羲經蠡测 của Phạm Đình Hổ 范庭虎 (1768-1839).
[font=.vntime]   - Chu Dịch Quốc âm Giải nghĩa 周易國音解義 của Đặng Thái Bàng 鄧泰滂.
[font=.vntime]   - Trúc đường Dịch Kinh tùy bút 竹堂周易隨筆 của Tiến sĩ Ngô Thế Vinh 吳世榮 .
[font=.vntime]   - Dịch Phu Tùng ký 易膚叢記  của Tiến sĩ Nguyễn Nha 阮衙 .
[font=.vntime]   - Dịch Kinh giảng nghĩa 易經講義 của Phạm Đan Sơn 范丹山.
[font=.vntime]   - Dịch quỹ Bí áo tập 易軌秘奧集 của Thái Thiện Dưỡng 蔡善養
[font=.vntime]   - Chu Dịch cứu nguyên 周易究原 của Lê Văn Ngữ 黎文語 .
[font=.vntime]Có những sách chuyên dạy về Kinh Dịch trong các kỳ Thi Hương như: Hy Kinh sách lược v.v...  Có những sách nói về bói toán như: Bốc Dịch Lược biên 卜易略編, Dịch số Cầu thanh pháp 易數求聲法, Thái ấ[font=.vntime]t Dị giản lục 太乙易簡錄 của Lê Quý Đôn, Thái ấ[font=.vntime]t Thống tông bảo giám 太乙統 宗寶鑒 . Các sách như Tả Ao Phụ Hưng tiên sinh địa lý quý cơ chân truyền 左幼甫興先生地理貴機真傳, An Nam Cửu long kinh 安南九龍經 v.v. lại chuyên về Kham Dư tức Phong thủy.
[font=.vntime]Về mặt [font=.vntime]Đông y chúng ta cũng có Hải Thượng Lãn Ông Y tông tâm lĩnh toàn trật 海上懶翁醫宗心領全帙 của Lê Hữu Trác 黎有啅 (1720-1791), trong đó thiên “Vận khí Bí điển” có chép câu của cổ thư: “Có học Kinh Dịch mới học được thuốc”, vì lí do giản dị các lý thuyết quan trọng trong Đông Y đều dựa vào Kinh Dịch .
Bắt đầu từ[font=.vntime] khi chữ Quốc ngữ ra đờ[font=.vntime]i chính thức thay thế chữ Nho[font=.vntime] và chữ Nôm, cũng có cỏc [font=.vntime]bộ Dịch được xuất bản, như Kinh Dịch của Ngô Tất Tố, Chu Dịch của Phan Bội Châu, Dịch Kinh tân khảo của Nguyễn Mạnh Bảo, Kinh Chu Dịch bản nghĩa của Nguyễn Duy Tinh, Kinh Dịch, Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê, Dịch Kinh đại toàn của Nguyễn Văn Thọ v.v...
[font=.vntime]Tóm lại: Có thể nói Ngu Phiên đưa Kinh Dịch du nhập vào Việt Nam có từ rất sớm, nó là nguyên thủy của nề[font=.vntime]n văn minh Hoàng Hà, là âm dương của sự giao biến trong vũ[font=.vntime] trụ[font=.vntime] bao la. Kinh Dịch vạn biến, vạn năng củ[font=.vntime]a đạo làm người, khụng nhữ[font=.vntime]ng ở[font=.vntime] Việ[font=.vntime]t Nam mà nú cú mặ[font=.vntime]t khắ[font=.vntime]p trờn thế[font=.vntime] giớ[font=.vntime]i, tuy khỏc về[font=.vntime] ngôn ngữ, tín ngưỡng, văn hóa, chính trị, giai cấp, kiến thức v.v... Như[font=.vntime]ng nú vẫ[font=.vntime]n giữ[font=.vntime] chung mộ[font=.vntime]t qui luậ[font=.vntime]t bấ[font=.vntime]t biế[font=.vntime]n, mộ[font=.vntime]t nguyên lý bất dịch, tự dịch, biến dịch và giao dịch của phộp duy biến biện chứng.
[font=.vntime]
[font=.vntime]NQK
    Chỳ thớch:
*Thập dực: Mười phần chỳ thớch dẫn giải Kinh Dịch: thượng thoỏn, hạ thoỏn; thượng tượng, hạ tượng; thượng hệ, hạ hệ; văn ngụn, thuyết quỏi; tự quỏi, tạp quỏi.
** Tham khảo Tam Quốc Chớ[font=.vntime]三國志 của Trần Thọ [font=.vntime]陳壽  đời Tấn cũng như Kinh tịch chớ [font=.vntime]經籍志 trong Tựy thư [font=.vntime]隋書 và Đường thư [font=.vntime]唐 [font=.vntime]書.
Tài liệu tham khảo:
-Chu Dịch kớ hiệu VHv.18 Viện nghiờn cứu Hỏn Nụm.
-Chu Dịch Cứu Nguyờn kớ hiệu A.2592/1-2 Viện nghiờn cứu Hỏn Nụm.
-Chu Dịch Khải Mụng Đồ Tượng kớ hiệu VHv.1657  Viện nghiờn cứu Hỏn Nụm.
-Chu Dịch Sỏch Lược  kớ hiệu A.1432  Viện nghiờn cứu Hỏn Nụm.
-Chu Dịch Vấn Giải Toỏt Yếu  kớ hiệu A.2044  Viện nghiờn cứu Hỏn Nụm.
-Quốc Âm Thi Tập kớ hiệu AB.179 Viện nghiờn cứu Hỏn Nụm......v.v....
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.05.2008 05:41:05 bởi Ct.Ly >
#1
    Hồ Tôn Vương 12.04.2009 23:11:29 (permalink)
    0
    Bài nầy lấy nguyên-văn bài "Lược-sử Kinh Dịch tại Trung Hoa và Việt Nam" tôi đã đăng trong tâp san Làng văn cũng như trong tuyển tập Văn-bút VN Hải-ngọai, Trung tâm Canada.
    Bằng chứng là các fonts trong bài đã bị thui chột khi chép vào Việt Nam Thư-quán. Thật đáng tiếc là ông Nguyễn Quốc Khanh không biết tác giả tám kinh chót của "Trấp Nhất Kinh" là ai, nên không viết vào bài. Bởi vì lúc tôi đăng bài có đầy đủ các chi tiết này cũng như nhiều khám phá tân-kỳ khác về Toán Khoa Kỹ Văn Triết Sử, nhưng đã được chủ-bút lược bớt vì bài quá dài.
    Nếu ông search 廿一經 trong Google ông sẽ chỉ tìm được có mỗi bài quý-hóa của ông mà thôi. Dữ-kiện "Trấp Nhất Kinh" không thể có trong Tài-liệu tham khảo, trong Tứ khố Toàn Thư hay trong bất kỳ sách vở nào của các thư viện thế-giới vì ly do nó là một bài riêng. Bài này chỉ là một khảo luận nhỏ của tôi về Kinh Dịch bằng tiếng Việt. Còn nhiều bài khác bằng Anh, Pháp-văn. Nếu ông thực tình muốn học Dịch ông chỉ cần đọc lại "Bình Ngô Đại Cáo" của Ức-trai Tiên-sinh, và đọan Phong-thần-truyện nói về Văn-vương ở ngục Dữu-lý là ông khắc ngộ. Chúc ông may mắn. 

    Chào ông

    Hồ Tôn Vương
    Nguyên giảng-viên Đại-học Khoa-học Sài-gòn và Trung-tâm Kỹ-thuật Phú-thọ
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.04.2009 09:44:35 bởi Hồ Tôn Vương >
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9