Cảm nhận thơ hay cùng với lời bình
Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 5 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 69 bài trong đề mục
duongbq88 22.05.2008 01:14:28 (permalink)
Hoa cỏ may

(Xuân Quỳnh)


Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
Tên mình ai gọi sau vòm lá
Lối cũ em về nay đã thu

Mây trắng bay đi cùng với gió
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết đôi dòng theo gió xa

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay?


Lời bình:

Bài thơ mở đầu bằng một bức tranh tương đối tĩnh lặng, hợp với tâm trạng của người đang tìm về kỷ niệm... Câu thơ giàu hình ảnh mà thiếu âm thanh. Có cây mà không nghe thấy tiếng lá, sông đầy mà không nghe thấy tiếng sóng. Tất cả ngưng đọng cho một sự hồi tưởng... Xao xuyến vốn là từ chỉ trạng thái, nhưng ở đây, trước hình tượng trời-đất (không gian) nó gợi âm thanh nhiều hơn. Nhưng âm thanh ấy phát ra từ đâu? Từ cái không gian đang chuyển mùa kia chăng?... Ta lại phải trở lại với câu thơ đầu để tìm đến với những hình ảnh cụ thể hơn. Ấy là cát, là sông, và nhất là cây. Dừng lại ở cây, nhập vào cây. Và khi cái xao xuyến ấy đã nhập vào cây rồi, thì đó là gió và chỉ còn là gió. Ấy là nhiều khi chỉ nghe âm thanh, ta đã nhận ra sự vật phát ra âm thanh, hoặc (như trường hợp) nhận ra cái gì đã tác động vào sự vật nào để phát ra âm thanh ấy.
Mà cứ gì tác giả phải gọi đích danh. Thật ra: Tên mình ai gọi sau vòm lá thì cũng là lời của gió đấy thôi - có ai vào đây nữa. Tất cả im vắng quá. Vả lại cái tên của Xuân Quỳnh - như một nhà thơ đã từng ngợi ca - tên em lẫn vào tên hoa tên lá - thì cũng phải xen cùng ngọn gió mới thật tỏa hương. Tuy nhiên, gió ở đây thì cũng là ngọn gió thời gian không ngớt thổi (XD) trong tâm tưởng nhà thơ... đưa những tiếng gọi xa xưa vọng về... cho nên câu thơ mới dừng lại ở chỗ tác giả tự hỏi mình, điệu đàng. Và vì thế mà lửng lơ không cần hỏi chấm (?) Khác hẳn với câu thơ sau:
Lối cũ em về nay đã thu
Đại từ em đã khiến cho câu thơ ở một tư thế khác. Nó không còn đơn lẻ đứng một mình. Đây bắt đầu là một sự khẳng định, một lời đáp lại. Mà tiếng chim gọi đàn thực sự đã được cất lên từ hai câu trong bài thơ Gió cỏ may:
Thế đấy mùa thu đã lại về
Có ai quay lại quãng đường đê...
Người đọc có thể không cần biết đến đây. Nhưng cũng nên biết đến quãng đường đê này. Vì từ đấy nó sẽ trổ lên thứ hoa cỏ may của Xuân Quỳn, khi mà trong bức tranh thơ, gom nhặt lại chị cũng chỉ mới giới thiệu với chúng ta những hình ảnh dòng sông, bãi cát.
Nếu như ở câu thơ đầu, nhạc thơ được mở rộng ra với vần ơ, rồi đến câu sau dài ra với vần ua, và đến câu thơ thứ tư co rút lại ở vần u thì sự hướng ngoại của người đọc cũng lần lượt diễn ra như vậy. Thoạt tiên trải ra với cát, với sông, với cây, rồi mở rộng ra đến không gian, rồi câu thứ ba lại thu về trong một vòm, để rồi cuối cùng bị rút lại, tập trung ở đôi bàn chân bồi hồi đặt trên lối cũ. Từ đây, người đọc bắt đầu từ giã ngoại cảnh, để cùng bước vào thế giới nội tâm của tác giả, cùng với nỗi niềm tự sự.
Khổ thơ thứ hai, câu chữ được cấu trúc thoáng hơn, mạch thơ bằng phẳng hơn, có tư thế thoải mái của một người đắng cay gửi lại bao mùa cũ. Thôi thì, gió thổi mây bay, ai chẳng có một thời mà những ước mơ bị cuốn theo chiều gió, theo sức hút của một người nào đó. Con người- khi đã có tuổi rồi thường điềm tĩnh nhìn lại quá khứ để mà giữ thăng bằng cho cuộc sống hiện tại của mình, cho nên dẫu mây trắng bay đi, trời xanh còn ở lại. Đó là cõi lòng trải qua những phong ba bão tố, đã lấy lại được những mầu sắc ban đầu, trở nên cao và thanh thản. Thơ viết đôi dòng theo gió xa là câu thơ biểu lộ tâm trạng như vậy. Theo tôi, có thể lấy câu này là tên hoặc đề từ cho bài thơ Hoa cỏ may. Vì nó bao hàm được cả chủ đề lẫn mục đích của bài thơ: đây là đôi dòng tác giả viết gửi theo gió xa - tất nhiên ta đã hiểu Gió ở đây chỉ là một nhân vật được mai danh ẩn tích.
Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Vậy là hồn Gió vẫn còn lẩn quất đâu đây, trong từng câu thơ, như mũi kim len trong mảnh vải, lúc ẩn lúc hiện. Rõ ràng trước bức tranh khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may không ai không thấy Gió đang khơi động, đang nổi. Thậm chí nó còn có hơi hướm ở câu thơ dưới - trong một sự "sơ ý": Áo em sơ ý cỏ găm đầy, bởi thật ra thì, hoặc đó chỉ là một cách nhận lỗi làm duyên, hay là tự trách mình để mà hờn mát... Sự thật một khi hoa cỏ may đã dâng khắp nẻo như thế kia, thì áo em... găm đầy cũng là một điều hiển nhiên không thể tránh. Lỗi là ở Gió. Tôi chợt nhớ tới hai câu thơ của Nguyễn Bính:
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em
Và Phạm Công Trứ - một cây bút vừa xuất hiện - với: Trăng vàng, đêm ấy, bờ đê/ Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may. Thì ra trong sự liên tưởng, các nhà thơ vẫn có những điểm gặp nhau. Hoa cỏ may được ví với lời thề, phải chăng vì nó dễ găm, và đồng thời dễ gỡ? Tổng hợp những ý thơ vừa dẫn, tôi nhận thêm ra điều Xuân Quỳnh định nói ở câu thơ thứ hai này. Đó là: Mình quả là đã "sơ ý" khi để cho những lời bày tỏ... và cũng có thể là lời hứa hẹn... của người in vào niềm tin của mình, như hoa cỏ may găm dày trên áo. Để rồi có lúc phải phân vân, suy đoán và thầm trách:
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay?
Xuân Quỳnh rất đạt khi đưa cái màu khói vào trong bức tranh. Bản thân nó cũng mỏng manh dễ tan, nữa là trong một không gian ngợp tràn những gió. Lời yêu là thế đấy. Thật cũng chẳng thể nào lường trước. Cô gái đã từng thốt lên trong bài Mùa hoa doi năm xưa những lời da diết: Đốt lòng em câu hỏi/ Yêu em nhiều không anh? giờ đây lại thêm lần nữa nghi vấn: Ai biết lòng anh có đổi thay?
Dùng câu hỏi này để kết thúc bài thơ, theo tôi, Xuân Quỳnh đã tìm ra một cách ứng xử thật cao tay. Cuộc sống cứ trôi đi, con người phải sống với phần hạnh phúc mà họ còn đang có. Nhìn lại những kỷ niệm xưa cũng là một cách gạn đục khơi trong để lọc lấy những phần đẹp đẽ cho mình. Đây không phải là lúc quy kết, phân định xem lầm lỗi thuộc về phía bên nào. Bởi dù sao thì, tình yêu là một vấn đề rộng lớn. Nó chỉ thật sự có ý nghĩa khi nó làm đẹp thêm cho cuộc sống. Và tôi nghĩ: đó chính là tấm lòng nhân ái của tác giả bài thơ Hoa cỏ may.
Phạm Khải

<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.06.2008 11:54:12 bởi duongbq88 >
#1
    duongbq88 22.05.2008 01:17:39 (permalink)
    Cô tấm đã vào cung vua
    TG: Nguyễn Hữu Quý

    Cô tấm đã vào cung vua
    Lều gianh mẹ ở nắng mưa một mình
    Phận nghèo thất thểu lênh đênh
    Miếng cơm nguội mấy đồng trinh bẽ bàng!
    Đời ơi, chiếc bị đa mang
    Thị còn đọng lai chút hương gọi là
    Miếng trầu cánh phượng - giấc mơ
    Cũng bay theo những tiếng gà tàn canh?
    Đường mòn còn bóng thị xanh
    Chẳng còn cô Tấm, lều gianh rã rời
    Bị hành khất đã theo người
    Thương chưa giáng mẹ lẻ loi xế chiều!
    Góc làng một mái rạ xiêu
    Lầu son có thấu phận nghèo mẹ ta?
    Gậy tre theo bước tuổi già
    Lúc vào lối chợ khi qua sân chùa
    Cô Tấm đã vào cung vua
    Lều gianh mẹ ở nắng mưa một mình...


    lời bình:
    "Cô tấm đã vào cung vua
    Lều gianh mẹ ở nắng mưa một mình.."
    Chưa vội đi sâu vào nội dung, mà hãy chú ý đến vần trắc thứ 2 ở câu sáu trong câu lục bát ở đây. Nếu theo đúng luật thì tất cả chữ thứ hai ở mỗi câu đều phải là vần bằng, trừ trường hợp có tiểu đối ở câu sáu hoặc đổi vần ở câu tám.
    Nếu không phải vì thế mà vẫn phá luật, chứng tỏ cái tình ở trong câu thơ phải có gì trắc ẩn. Tác giả không thiếu gì từ ngữ và kĩ thuật để có thế đặt một vần thơ đúng luật vào câu thơ. Việc đặt một vần trắc vào đây rõ ràng có chủ ý. Đọc đến câu sau ta thấy rõ cái chủ ý đó và cảm thấy thực tế ở đây thật đáng trách: Cô Tấm được ở lại cung vua rồi thì đời mẹ lại tiếp tục: "phận nghèo thất thểu lênh đênh" như một định mệnh.
    Nhưng dẫu cho thực tế có bẽ bàng như vậy, mẹ nghèo của ta vẫn không hề oán trách cô Tấm nửa lời. Trái lại những kỉ niệm êm đềm và trong sáng về cô Tấm vẫn còn theo mẹ vào cả trong giấc mơ, ra ngoài đời thực. Đó là miếng trầu cánh phượng chỉ tay cô Tấm mới têm nổi. Đó là bóng thị xanh trên con đường mòn mẹ thường qua lại. Quả thị lẫn người trong quả thị dẫu không còn bên mẹ nhưng bóng thị như vẫn còn rất xanh để an ủi mẹ. Không còn quả thị thơm để mà ngửi mà ngắm nữa, mẹ nghèo vẫn tin trong chiếc bị hành khất của mình dù sao vẫn còn: "thị còn đọng lại chút hương gọi là"
    Hơn một nửa bài thơ để nói về cuộc sống hành khất, đơn lẻ lúc xế chiều của mẹ nghèo. Điều đó làm ta phải chạnh lòng chợt nghĩ: phải chăng đây là sự tóm tắt của :"Hậu Tấm Cám". Cuộc đời này phải mắc nợ mẹ nghèo nhiều lắm, vì bà đã nuôi cô Tấm - hiện thân của chính nghĩa - đấu tranh chống lại phi nghĩa. Mẹ nuôi cô Tấm để góp phần bảo vệ chính nghĩa để cho cuộc đời này mãi mãi không còn những bà mẹ ghẻ độc ác nữa. Kẻ độc ác bị trừng trị, cô Tấm lại được trở về cung làm hoàng hậu. Làm hoàng hậu rồi cô quên mất bà mẹ nghèo chăng? Ở đây chưa hẳn là vậy, ta không hề nghe một lời oán trách nào của mẹ, tác giả cũng không có ý quy lỗi cho cô Tấm. Có thể vì cung vua - chốn lầu xanh xa cách quá mà mẹ thì vẫn không muốn rời xa xóm nghèo, lối chợ, sân chùa. Khi mà thông tin còn lạc hậu, cô Tấm làm sao thấu hiểu được tình cảnh của bà mẹ nghèo lúc cuối đời? Có thể vì khi trở lại cung vua, chìm ngập giữa lo toan và công việc, dẫu vẫn rất nhớ đến mẹ nghèo thật, cô vẫn chưa giúp được gì cho mẹ?
    Bài thơ chỉ có 18 câu mà 2 câu cuối lặp lại 2 câu đầu mà lặp cả câu đề nữa. Nhưng cái hay cái tài của bài thơ, lại là ở chỗ đó: đầu đề cũng do bài thơ đẻ ra, ý muốn nói có thể coi đây là "Hậu Tấm Cám" cũng được. Hai câu đầu thì vào thẳng vấn đề và triển khai một mạch. Khiến cho cô Tấm nếu như được bụt cho hóa thân trở lại bóng thị xanh cũng phải tự trách mình sao đã thiếu sót với mẹ nghèo như thế! Đến 2 câu thơ cuối ta cũng vẫn không thấy có ý gì trách móc mà chỉ là một cách nhắc nhở nhẹ nhàng, tế nhị.
    Bài thơ dễ nhớ, tứ thơ dễ hiểu ý trong lời như thế nào, ý ở ngoài thế ấy không cần cầu kì, bí ẩn. Làm được thơ như thế không dễ. Bí quyết thành công ở đây vẫn là tình cảm của tác giả đối với những bà mẹ nghèo đã nuôi những cô Tấm trong đói nghèo, đến khi cô Tấm trở lại cung vua. Vẫn giữ đúng phương châm xử thế "làm ân không kể, chịu ơn không quên" của văn hóa phương Đông.
    (Bình giả: Vương Thừa Ân
    #2
      duongbq88 22.05.2008 18:52:16 (permalink)
      Nhỏ bé tựa búp bê   
      Tg: Lâm Thị Mỹ Dạ
       
      Làm sao anh đủ sâu
      Cho em soi hết bóng
       
      Làm sao anh đủ rộng
      Che mát cho đời em?
       
      Làm sao anh đủ cao
      Để thấy em cho hết…
       
      Cuộc đời bao nhọc mệt,
      Cuộc đời bao dịu êm.
      Người đàn bà bước lên,
      Người đàn bà lùi lại
       
      Này tôi ơi, có phải
      Làm một người đàn bà
      Người ta phải nhỏ bé
      Nhỏ bé tựa búp bê
      Mới dễ dàng hạnh phúc?
       
      Lời bình:
       
      Nhỏ bé tựa búp bê của Lâm Thị Mỹ Dạ có một sức hấp dẫn đặc biệt, sức hấp bởi đây là nhà thơ tình biết kể chuyện và tỏ bày theo một lối riêng, có duyên khiến cho người ta càng đọc càng thấy thích thú. Bài thơ là một triết lí về tình yêu, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và ám ảnh. Âm hưởng từ lời trò truyện chân thành của người phụ nữ man mác buồn và ẩn sâu nhiều suy tưởng, cách ngắt dòng thơ trúc trắc, sự liên tưởng tinh tế, tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động… chừng ấy cảm nhận đã cho thấy dáng nét riêng của nhỏ bé tựa búp bê trong vườn hoa thơ tình muôn hương sắc.
      Ba khổ thơ đầu, mỗi khổ vẻn vẹn hai câu, là những băn khoăn trăn trở của người phụ nữ đối với người yêu của mình. Làm sao được láy đi láy lại, như là những kì vọng, mong ước và khát khao cháy bỏng về hạnh phúc. Mới đọc, những tưởng người phụ nữ trong bài thơ quá câu toàn. Chị ước ao nhiều nhưng đó là những ước ao chính đáng để duy trì một tình yêu trọn vẹn. Sâu, cao, rộng – những tính chất vốn để đinh lượng sự vật trong đời sống được lấy làm thước đo người yêu, thước đo về tâm hồn và trái tim mà người phụ nữ nào khi yêu cũng mong muốn: Sâu để thấu rõ lòng mình, rộng để che chở và cao để bao bọc. Cách ví von hình ảnh này làm cho người phụ nữ trở nên thông minh và đáng yêu, chị là người biết đòi hỏi một tình yêu xứng đáng với mình và cũng biết lo sợ rằng: cái cao, cái sâu, cái rộng kia không có đủ trong người đàn ông mình gửi gắm số phận.
      Từ những khát vọng đẹp đẽ, chắc chắn đã được thể nghiệm trong thực tế, người phụ nữ ngẫm nghĩ về thân phận của mình giữa xuôi ngược cuộc đời: “Cuộc đời bao nhọc mệt, Cuộc đời bao dịu êm. Người đàn bà bước lên, Người đàn bà lùi lại”.
              Có một sự tủi thân hờn trách ở những câu thơ này. Bước lên và lùi lại trong những nhọc mệt dịu êm của cuộc đời chính là những thăng trầm, có cả những vấp váp mà người đàn bà phải gánh gồng chịu đựng. Từng trải trong những đắng cay lẫn hạnh phúc, chị tự hỏi mìh để tim ra một chân lý sống:
       “…Làm một người đàn bà
      Người ta phải nhỏ bé
      Nhỏ bé tựa búp bê
      Mới dễ dàng hạnh phúc?”
              Có vẻ như khổ thơ này không gắn kết lắm với những khổ trên. Nhưng kì thực nó là kết quả của chuỗi cảm xúc đã được lắng đọng: mong ước và hy vọng tràn đầy về người đàn ông của đời mình, nhưng đó chỉ là mong ước, người đàn bà đành phải sống thu mình, nhỏ bé. Nói nhỏ bé cũng chưa đủ mà phải nói bằng lối so sánh thường gặp ở trẻ con: Nhỏ bé tựa búp bê. Cách diễn đạt sâu sắc mà ngắn gọn này khiến cho bài thơ được mở rộng biên độ và hạnh phúc của người đàn bà càng trở nên bẽ bàng, chua xót. Khi sống thu mình, sống không ao ước và đam mê, người ta lại dễ dàng hạnh phúc hơn khi biết khát hao và ước vọng. Đây là một nghịch lý khó tìm được lời biện minh cho người phụ nữ. Người đàn bà trong thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ không thể chấp nhận đánh mất mình. Vì thế câu hỏi ở cuối bài thơ không phải là lời để ngỏ mà là để phủ nhận. Người bản lĩnh, thông minh sắc sảo thế kia sẽ không chọn cách sống Nhỏ bé tựa búp bê dù nó có thể dễ dàng mang lại hạnh phúc cho những người phụ nữ có quan niệm khác về cuộc sống.
      Bài thơ kết thúc nhưng vẫn còn nhiều điều day dứt về thân phận của người đàn bà. Những người sắc sảo, tinh tế thông minh, hạnh phúc hình như ít trọn vẹn. Thấp thoáng hình bóng nhà thơ ở niềm đồng cảm chân thành…
      (Bình giả: Nguyễn thị Thanh Hiếu)
             
      #3
        Bé cò cò 22.05.2008 22:32:11 (permalink)
        MÙA XUÂN TRONG CÔNG VIÊN
        Tg: Gam – Da – Tp (Nga)
              Thái Bá Tân dịch
         
        Cả công viên như hội vui tháng năm.
        Con suối nhỏ đùa vui như đứa trẻ.
        Trong lòng tay những chồi non mới hé,
        Là những giọt mưa mùa xuân đầu tiên.
         
        Hai cụ già trên ghế đá ngồi yên,
        Từng sáng sớm, vui mà buồn man mác.
        Một cụ nói: - Đã mùa xuân! Cụ khác
        Đang nhớ điều gì, đáp: - Đúng mùa xuân!
         
        Trạc tuổi tôi, rất âu yếm, nhiều lần
        Một ông bạn liếc nhìn cô vợ trẻ.
        Họ đẩy xe đưa con thừa kế
        Đón mùa xuân đầu tiên hôm nay.
         
        Bầu trời rất xanh, bầu trời không mây.
        Chim ríu rít trên xe nói: - Sung sướng
        Ông bố nói: - Đã mùa xuân! Thoáng ngượng
        Cô vợ mỉm cười nhắc lại: - Đúng, mùa xuân!
         
        Hai cô sinh viên hai vở sát chân
        Đang ngồi học, nhưng học vào rất khó
        Lúc trộm liếc một người đi ngang họ,
        Lúc bỗng cười, ríu rít nói cùng nhau.
         
        Tất nhiên tối nay họ phải chúi đầu
        Trên cuốn vở, suốt đêm mệt mỏi.
        - Đã mùa xuân! – một cô vui vẻ nói.
        - Đã mùa xuân! – cô kia đáp, rồi im…
         
        Đêm. Công viên, cây đứng ngủ im lìm.
        Tôi vừa bước, vừa nghĩ điều đẹp nhất:
        -Thành phố ta nhiều người yêu nhau thật,
        Chẳng ghế nào còn chỗ cho tôi!
         
        Và bên đường như thể muốn trêu tôi.
        Anh bạn trẻ hôn người yêu âu yếm.
        - Đã mùa xuân! – tôi thở dài cười mỉm.
        Tim tôi thầm nhắc lại: - Đã mùa xuân!
         
        Lời bình:

         

                   Tác giả lướt qua đôi chi tiết nên thơ của thiên nhiên mùa xuân (chồi mới hé, giọt mưa xuân) để tập trung vào chi tiết con người. Đặc điểm bút pháp của Gam – da – tốp mà độc giả Việt Nam khá quen thuộc là rất giàu tình, tính nhân ái chứa thâm trầm tư tưởng, nhưng bao giờ cũng hóm ánh mắt vui cười dân dã. Hãy xem:

        Hai cụ già trên ghế đá ngồi yên,
        Từng sáng sớm, vui mà buồn man mác.


        Buồn man mác vì thời gian mùa xuân lại trôi qua tóc bạc của các vị chứ sao! Chỉ một thoáng nhận ra vẻ buồn man mác của cặp vợ chồng người già, thưởng thức của người đọc đã hơi nhói lên và không thể không trầm xuống. Tả người già hơi buồn và lễnh lãng thế này thật giỏi:

        ”Một cụ nói: - Đã mùa xuân! Cụ khác
        Đang nhớ điều gì, đáp: - Đúng mùa xuân!”
                 
         Đã mùa xuân! Đúng mùa xuân là đối thoại rất trúng, rất gợi trong ngữ cảnh này. Đôi vợ chồng với đứa con trong xe nôi cũng được Gam – da – tốp nháy lên khía cạnh hóm vui: anh chồng hơi đứng tuổi có con muộn thoáng ngượng, vợ thì trẻ. Người vợ trẻ đã chắc ăn kết quả hạnh phúc mình đang được thưởng thức nên nhắc chồng đượm một lời khẳng định Đúng mùa xuân! Đến hai cô sinh viên, mùa xuân mang sách ra giữa công viên thì làm sao mà họ học vào được! Đêm họ sẽ thức học bù vì bây giờ còn mải: Lúc trộm liếc một người đi ngang họ, Lúc bỗng cười, ríu rít nói cùng nhau. Toàn những chi tiết rất đúng và cũng rất dễ thương của lứa tuổi con gái.
                  Trong tất cả những hình ảnh trên đã thấp thoáng bóng tâm hồn của nhà thơ. Ở hai khổ thơ cuối bài, nhà thơ cũng đã lộ diện là một nhân vật thật. anh tự bạch sự cô đơn của mình:

        Thành phố ta nhiều người yêu nhau thật,
        Chẳng ghế nào còn chỗ cho tôi!
                 
        Kết thúc bài thơ rất tài hoa, nhà thơ nhắc lại, gạch đậm sự cô đơn của mình nhưng không phải để than thở, trách móc cuộc đời ích kỷ. Mà chính để gạch đậm mối tình rất nghệ sĩ của nhà thơ, anh sẵn sàng âm thầm chịu đựng nỗi cô đơn của riêng anh, để chia sẻ và hồn hậu ca tụng hạnh phúc đem tới cho mọi người theo tèng kiểu cách của họ mà nhà thơ đã chứng kiến.
                 
         - Đã mùa xuân! – tôi thở dài cười mỉm.
        Tim tôi thầm nhắc lại: - Đã mùa xuân!

        Thật đáng yêu với cái hình ảnh: tôi thở dài cười mỉm, và chẳng có ai nghe, chỉ có chính trái tim nhà thơ thầm nhắc lại lời chàng vừa thốt…
         
         
         
         
         
         
         
         
         
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.06.2008 12:24:26 bởi coco_trencungtrang >
        #4
          Bé cò cò 23.05.2008 10:27:45 (permalink)
           
           MẤT MẸ
          Tg: Xuân Tâm & Bảo Uyên
           
           
          Năm xưa tôi còn nhỏ
          Mẹ tôi đã qua đời!
          Lần đầu tiên tôi hiểu
          Thân phận trẻ mồ côi.

                   Quanh tôi ai cũng khóc
                   Im lặng tôi sầu thôi
                   Để dòng nước mắt chảy
                   Là bớt khổ đi rồi...

                   Hoàng hôn phủ trên mộ
                   Chuông chùa nhẹ rơi rơi
                   Tôi thấy tôi mất mẹ
                   Mất cả một bầu trời.

           
          Lời bình:
           
          Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi , héo mòn. Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: Tai nạn lớn nhất đã xẩy ra cho tôi rồi! Lớn đến mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay. Người viết dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ. Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có. Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài thơ ấy thì sợ sệt, lo âu.... sợ sệt lo âu một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chưa chắc chắn phải đến :
          Năm xưa tôi còn nhỏ
          Mẹ tôi đã qua đời ! Lần đầu tiên tôi hiểu Thân phận trẻ mồ côi. Quanh tôi ai cũng khóc Im lặng tôi sầu thôi Ðể dòng nước mắt chảy Là bớt khổ đi rồi... Hoàng hôn phủ trên mộ Chuông chùa nhẹ rơi rơi Tôi thấy tôi mất mẹ Mất cả một bầu trời.

          Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi. Người nhà quê Việt nam không ưa cách nói cao kỳ. Nói rằng bà mẹ già là kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao kỳ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách vừa giản dị vừa đúng mức :

          Mẹ già như chuối ba hương
          Như xôi nếp một, như đường mía lau.
          Ngon biết bao ! Những lúc miệng vừa đắng vừa nhạt sau một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị của ta. Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lên ngực cho ta, đặt bàn tay (Bàn tay ? hay là tơ trời đâu la miên ?) trên trán nóng ta và than thở "khổ chưa, con tôi ", ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, dịu như xôi nếp một, và đậm đà lịm cả cổ họng như đường mía lau. Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy không bao giờ cùng tận.
          Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra . Nước trong nguồn chảy ra thì bất tuyệt. Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời. Không có mẹ, tôi sẽ không biết thương yêu. Nhờ mẹ mà tôi được biết tình nhân loại, tình chúng sinh ; nhờ mẹ mà tôi biết được thế nào là tình nhân loại, tình chúng sinh ; nhờ mẹ mà tôi có được chút ý niệm về đức từ bi. Vì mẹ là gốc của tình thương, nên ý niệm mẹ lấn trùm ý thương yêu của tôn giáo vốn dạy về tình thương.
          Ðạo Phật có đức Quan Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức mẹ. Em bé vừa mở miệng khóc thì mẹ đã chạy tới bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền làm tiêu tan khổ đau lo âu. Ðạo Chúa có đức Mẹ, thánh nữ đồng trinh Maria. Trong tín ngưỡng bình dân Việt có thánh mẫu Liễu Hạnh, cũng dưới hình thức mẹ. Bởi vì chỉ cần nghe đến danh từ Mẹ, ta đã thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi. Mà từ yêu thương tín ngưỡng và hành động thì không xa chi mấy bước.
          Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng.
          Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc khốn nạn nào; chúng tôi không có được cái tự hào được cài trên áo một bông hoa màu hồng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan.

          Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món qùa lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Ðừng có đợi đến khi mẹ chết rồi mới nói: "trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào nhìn kỹ được mặt mẹ!". Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Ðòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Ðể mẹ phải suốt đời bếp núc, vá may, giặt rửa, dọn dẹp. Và để mình bận rộn suốt đời lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ. Ðể khi mẹ mất mình có cảm nghĩ: "Thật như là mình chưa bao giờ có ý thức rằng mình có mẹ!"
          Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Em sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang còn sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Em hỏi: " Mẹ ơi, mẹ có biết không ?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ hỏi em, vừa hỏi vừa cười "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, em sẽ nói: "Mẹ có biết là con thương mẹ không ?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi ngừơi cũng có thể hỏi một câu như thế, bởi vì người là con của mẹ. Mẹ và em sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Mẹ và em sẽ đều trở thành bất diệt và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối hận, đau lòng.
          Ngày Vu Lan ta nghe giảng và đọc sách nói về ngài Mục Kiền Liên và về sự hiếu đễ. Công cha, nghĩa mẹ. Bổn phận làm con. Ta lạy Phật cầu cho mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương Tăng chú nguyện cho mẹ được tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất. Con mà không có hiếu là con bỏ đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương hiếu chỉ là giả tạo, khô khan, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình thương là có đủ rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận.
          Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát thì uống nước. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ phải đây không phải là luân lý, là bổn phận. Phải đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương nhiên tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ là con. Ðó là lạm dụng danh từ mẹ con. Ngày xưa thầy giáo hỏi rằng: "Con mà thương mẹ thì phải làm thế nào?" Tôi trả lời: "Vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi". Bây giờ thì tôi biết rằng: Con thương mẹ thì không phải "làm thế nào" gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi " làm thế nào " nữa!
          Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một. Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt hại cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị biết mà thôi. Ðể mai này anh chị đừng có than thở rằng: Ðời ta không còn gì cả. Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ.
          Tôi kể chuyện này, anh đừng nói tôi khờ dại. Ðáng nhẽ chị tôi không đi lấy chồng, và tôi, tôi không nên đi tu mới phải. Chúng tôi bỏ mẹ mà đi, người thì theo cuộc đời mới bên cạnh người con trai thương yêu, người thì đi theo lý tưởng đạo đức mình say mê và tôn thờ. Ngày chị tôi đi lấy chồng, mẹ tôi lo lắng lăng xăng, không tỏ vẻ buồn bã chi.
          Nhưng đến khi chúng tôi ăn cơm trong phòng, ăn qua loa để đợi giờ rước dâu, thì mẹ tôi không nuốt được miếng nào. Mẹ nói: "Mười tám năm trời nó ngồi ăn cơm với mình, bây giờ nó ăn bữa cuối cùng rồi thì nó sẽ đi ăn ở một nhà khác". Chị tôi gục đầu xuống mâm khóc. Chị nói: "Thôi con không lấy chồng nữa". Nhưng rốt cuộc thì chị cũng đi lấy chồng. Còn tôi thì bỏ mẹ mà đi tu. "Cắt ái từ sở thân" là lời khen ngợi người có chí xuất gia. Tôi không tự hào chi về lời khen đó cả. Tôi thương mẹ, nhưng tôi có lý tưởng, vì vậy phải xa mẹ. Thiệt thòi cho tôi, có thế thôi. Ở trên đời, có nhiều khi ta phải chọn lựa. Mà không có sự chọn lựa nào mà không khổ đau. Anh không thể bắt cá hai tay. Chỉ khổ là vì muốn làm người nên anh phải khổ đau. Tôi không hối hận vì bỏ mẹ đi tu nhưng tôi tiếc và thương cho tôi vô phúc thiệt thòi nên không được hưởng thụ tất cả kho tàng qúi báu đó. Mỗi buổi chiều lạy Phật, tôi cầu nguyện cho mẹ. Nhưng tôi không được ăn chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau.
          Anh cũng đừng tưởng tôi khuyên anh: "Không nên đuổi theo sự nghiệp mà chỉ nên ở nhà với mẹ!". Tôi đã nói là tôi không khuyên răn gì hết -- tôi không giảng luân lý đạo đức -- rồi mà! Tôi chỉ nhắc anh: "Mẹ là chuối, là xôi, là đường, là mật, là ngọt ngào, là tình thương". Ðể chị đừng quên, để em đừng quên. Quên là một lỗi lớn : Cũng không phải là lỗi nữa, mà là một sự thiệt thòi. Mà tôi không muốn anh chị thiệt thòi, khờ dại mà bị thiệt thòi. Tôi xin cài vào túi áo anh một bông hoa hồng: để anh sung sướng, thế thôi.
          Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh, như thế này. Chiều nay, khi đi học hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ, để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: "Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: "Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi, thì anh cũng hỏi một câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Và ngày mai mất mẹ, Anh sẽ không hối hận, đau lòng , tiếc rằng anh không có mẹ.
          Ðó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Ðóa hoa mầu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi!(Bài hát ơn nghĩa sinh thành) .
          #5
            Bé cò cò 23.05.2008 10:36:47 (permalink)





             




            SAU LƯNG MÙA HẠ CŨ
            tg: Trương Nam Phong

            Và lại đến cái mùa phượng đỏ
            Kỉ niệm xưa chìm khuất ở nơi nào
            Tiếng ve vỡ ra trăm nghìn mảnh nhớ
            Em không về nhận mặt tháng năm sao?

            Dành cả đấy cho em- dành cả đấy
            Anh gom mây ngũ sắc bọc thơ tình
            Em nhón gót cho thời gian tụ lại
            Tay học trò giọt hạ rớt lem xanh

            Dành cả đấy cho em - dành cả đấy
            Nguyên cơn mưa không thiếu hạt nào
            Nắng mùa hạ trong veo nhìn thấy đáy
            Nở phập phồng bóng nước tán me chao

            Dành cả đấy cho em- dành cả đấy
            Mượn thời gian hăm mốt tuổi, anh đền
            Để mùa hạ nắng mưa là trai gái
            Phượng cũng từng hồi hộp lúc kêu tên

            Và lại nhớ vòm trời hoa phượng vĩ
            Khép rưng rưng mùa hạ giữa tay cầm
            Cửa lớp mở với một người trong đó
            Vẽ lên bàn và hát những lời câm...

            Ai bảo nhớ, bảo dành cho em hết
            Anh tìm em mắt cứ ngóng lên trời
            Câu thơ viết tan vào mây ngũ sắc
            Cuối sân trường vô vọng xác ve rơi !

             
            Lời bình:

            Đọc những câu thơ của Trương Nam Hương trong bài “sau lưng mùa hạ cũ”, tôi cứ mường tượng đến những câu thơ bất hủ trong “chiếc lá đầu tiên” của Hoàng Nhuận Cầm. Cũng là mượn một đoạn thời gian để nhớ về một quãng thời gian, mượn một chút thực tại để nói rất nhiều về quá khứ, mượn một mùa trời để nói về một phần đời con người. Đó có lẽ cũng là cách đi được nhiều người sử dụng để diễn tả những quãng thời gian đã qua đi không thể trở lại.
            Quãng thời gian gắn với tuổi học trò và sân trường tuổi thơ, có lẽ với bất kỳ ai, cũng là một miền ký ức khó quên nhất, trong veo thơ mộng mà ám ảnh nhất. Cái thời không còn trẻ con nhưng cũng chưa kịp thành người lớn, thời mà tất cả cảm xúc không dám thốt thành lời, chỉ “vẽ lên bàn và hát những lời câm” ấy thật đẹp, thật đáng nhớ. Cho nên trở về với thời gian ấy có lẽ là một phương thức hiệu quả để có thể sống với quá khứ êm đềm và ngào ngọt của tuổi thơ. Tuy nhiên, nói về quãng đời đẹp đẽ ấy mà không phải kể lể, liệt kê một cách cứng nhắc thì không phải ai cũng làm được.
            Trong bài thơ này, nhà thơ Trương Nam Hương và nhân vật trữ tình Trương Nam Hương đã tách thành hai. Nhân vật trữ tình đang trở về quá khứ với những hoài niệm tuổi thơ giữa mùa hè thực tại! Và tất cả những ký ức về “em”, về tuổi thơ với sân trường ngập đầy phượng vĩ năm nào lại ùa về. Ký ức lần lượt xuất hiện trong các khổ thơ, theo những trình tự, lớp lang khá logic.
            Mới đọc, tưởng rằng nhân vật trữ tình “anh” là một người hào phóng! Hào phóng trong tình cảm, trong nhận thức và trong trí nhớ khi câu thơ “dành cả đấy cho em – dành cả đấy” cứ lặp đi lặp lại như một sự mời mọc, một sự khẳng định. Thực ra đọc kỹ hơn một chút, ta mới thấy nhân vật trữ tình là một chàng trai tham lam! Anh tham lam với kỷ niệm, than lam với quá khứ, và, có thể, tham lam lam với chính cảm xúc của mình!
            Cái tham lam của chàng trai đã bộc lộ ngay ở khổ thơ đầu tiên. Hãy đọc câu hỏi đầu tiên trong khổ thơ thứ nhất: “Em không về nhận mặt tháng năm sao?”, nghe qua có vẻ như là một câu mong ngóng nhưng ngẫm sâu hơn một chút ta lại thấy nó giống với một câu trách móc hơn là một câu than thở! Tại sao em chưa về nhận mặt kỷ niệm khi mà phượng đã ngợp trời thương nhớ, tiếng ve đã vỡ òa cùng với vùng ký ức tuổi thơ sống dậy tràn trề. Trong khổ này, tôi hiểu ý chàng trai là: Sao em để anh một mình giữa ngập tràn không gian ký ức, để anh bơ vơ giữa rất nhiều kỷ niệm thế này?
            Và từ cái câu hỏi tham lam ấy, một loạt các kỷ niệm được “anh” liệt kê ra như là kể lể với “em”, cứ như là để đếm và sống với từng kỷ niệm vậy!
            Trong loạt liệt kê này, câu thơ được điệp lại lại là mấu chốt cho việc tôi khẳng định anh tham lam! Thực ra “dành cả đấy cho em” chỉ là một cái cớ để cho nỗi nhớ thêm “khách quan” chứ dành cả đấy cho em chỉ là để anh nhớ về tất cả mà thôi! Chính cái nỗi nhớ tham lam của anh đã được cái khách quan “dành cả đấy cho em – dành cả đấy” bao bọc cho một cách tinh tế!
            Thường khi nói đến những gì thuộc về quá khứ, nhất là những quá khứ ngọt ngào và êm đẹp, và đặc biệt là nỗi nhớ, tâm hồn người ta rất tham lam, cứ muốn cuốn tất cả trở về để sống trọn vẹn trong miền nhớ ấy. Âu đó cũng là quy luật của tâm hồn con người. Những gì đã là không thể thì càng khiến cho người ta khao khát, ước vọng.
            Hãy xem cái quá khứ tuổi thơ ngọt ngào và êm đềm của Trương Nam Hương đã thẩm thấu vào thiên nhiên: Tiếng ve thì “vỡ ra trăm nghìn mảnh nhớ”, bóng nước tán me thì “nở phập phồng”, phượng thì “hồi hộp”, hoa phượng thì “rưng rưng”… tất cả đều mang tâm trạng (mà thực ra là tâm trạng của “anh”). Thành thử, nỗi nhớ của “anh” bỗng chốc trở thành một trời thương nhớ!
            Tôi đặc biệt thích khổ thơ cuối của bài thơ này. Hãy cùng đọc lại:
            “Ai bảo nhớ, bảo giành cho em hết
            Anh tìm em, mắt cứ ngóng lên trời
            Câu thơ viết, tan vào mây ngũ sắc
            Cuối sân trường vô vọng xác ve rơi!”
            Ngay câu đầu khổ thơ tác giả đã trách mình. Từ trách em chuyển sang trách mình là một biểu hiện mang tính lý trí của nỗi nhớ. Và có thể, câu thơ này chính là dấu hiệu báo hiệu cho sự thức tỉnh sau một trời đam mê, một trời nhung nhớ của “anh”. Cái miền quá khứ ấy đã tan vào mây ngũ sắc, tan vào cái không gian mênh mông và “vô vọng” cuối bài thơ. Và câu kết chính là kết quả của sự thức tỉnh. Chỉ có sự thức tỉnh mới có thể có được câu thơ ấy sau 5 khổ thơ miên man trong vùng trời quá khứ. Sự thức tỉnh đấy có thể là một nỗi đau như quy luật của nỗi nhớ không bờ bấu víu.
            Nhưng tôi tin, nỗi đau ấy, sự thức tỉnh ấy, và cả cái vùng trời quá khứ ấy là một miền đẹp. Bài thơ “sau lưng mùa hạ cũ”, vì thế, cũng là một bài thơ đẹp với những câu thơ đẹp đến nao lòng!


            #6
              Bé cò cò 23.05.2008 10:48:43 (permalink)
              TRỞ VỀ MỘT MIỀN QUÊ

              (Nguyễn Thanh Loan)


              Hà Nội đang vào thu
              những mái hiên nằm nghe mùa trở gió
              hương hoa sữa trôi trong lòng phố
              Một ngày em qua đây...

              Anh trở về thành phố sáng hôm nay
              Thấy mình đang đi trong mùa thu cũ
              Nắng quảng trường trong veo quyến rũ
              Một sắc cờ chói lói vẫy tung bay

              Anh nghe sông Hồng thầm thì chảy qua ngày
              Phù sa bồi lên những lời mẹ kể:
              Mẹ trưởng thành dưới thời nô lệ
              Anh lớn lên đất nước đã hòa bình.

              Anh trở về thành phố - của - riêng - mình
              Thuở mơ những ngôi sao ba cài trên ngực
              Đã biết những chiến công thành phố này có thực
              Và nắm những bàn tay còn lành lặn vịn vai mình...

              Em có thấy gì một sớm bình minh
              Rộn ràng bước chân mọi nẻo đường tấp nập
              Giữa đất trời tự do... trái tim ta đang đập
              Hãy thắp hộ anh niềm vui từ những nụ cười...

              Mùa thu anh trở về và mơ tiếp những chân trời
              Ba còn để dở dang ngày đi vào trận
              Mẹ chưa làm xong bởi còn đi đánh giặc
              Anh sẽ nối nhịp cầu quá khứ với tương lai...

              Hà Nội rùng mình hoa sữa ngát ban mai
              Anh rảo bước trên nẻo đường xanh biếc
              Ánh mắt em ngàn đời tha thiết
              Đón anh trở về huyền thoại một miền quê...

              Lời bình:

              Tôi đang làm một công việc khó khăn: Hình dung lại tâm trạng của một người ở một thế hệ khác đang hình dung về một quá khứ của một thế hệ khác mà mình không được sống, không được chứng kiến, một quá khứ hào hùng và đáng tự hào!
              Tôi thực sự ấn tượng khi đọc bài thơ này. Không biết có quá lời không nhưng đọc bài thơ này tôi cứ thấy nó có nét gì đấy phảng phất hơi hướng của sử thi!
              Một bài thơ đăng trên báo Hoa học trò, của một thế hệ gần như trong veo trong ký ức mà có được những cảm xúc như thế đủ để cho người đọc phải ấn tượng. Tôi từng say mê và đọc không biết chán những vần thơ của các cây bút trẻ trên báo Hoa học trò, nhưng đây thực sự là một bài thơ “lạ”, “lạ” chính từ giọng điệu, cảm hứng của bài thơ.
              Nó không có cái súc tích, cô đọng như thơ của thế hệ cha anh nhưng bù lại, nó có cái tươi trẻ, trong veo của ánh mắt trẻ, tâm hồn trẻ, suy nghĩ trẻ khi nhìn vào quá khứ cha anh. Cái duyên của bài thơ, tôi nghĩ, có được phải chăng là từ đấy!
              Xét trên mặt hình thức ngôn ngữ, cũng như nhiều bài thơ khác đăng trên báo Hoa học trò, nó là một lời trần tình, một lời tâm sự - tự sự của một tâm hồn trẻ, một suy nghĩ trẻ, cũng là “anh” là “em” … Nhưng xét trên phương diện cảm xúc, suy nghĩ, ý tứ bài thơ thì dường như nó là một tâm - hồn - thơ (hiểu theo nghĩa đen) “lớn trước tuổi” so với cái cơ - thể - thơ đang chứa đựng nó. Phải chăng đây là một sự khéo léo của tác giả khi muốn diễn đạt những cảm xúc như thế này?
              Ở đây, tôi tạm thời gác qua một bên cái cơ - thể - thơ của bài thơ để đi sâu bàn vào cái tâm – hồn – thơ của nó.
              Sở dĩ tôi nói đây là một tâm - hồn - thơ có vẻ “lớn trước tuổi” so với cái cơ thể thơ nó đang mang là vì tôi đọc được hai câu này:

              “Mẹ trưởng thành dưới thời nô lệ
              Anh lớn lên đất nước đã hòa bình”

              Hai câu thơ nói về hai thế hệ nhưng nó gánh trên mình trọng trách ngữ nghĩa rất lớn. Thứ nhất, nó gánh cả một quãng thời gian dài từ thời nô lệ của mẹ trưởng thành đến buổi hòa bình của “anh” lớn khôn hôm nay.
              Nhưng đó mới chỉ là nét nghĩa bề ngoài khi xét trên phương diện ngôn ngữ, ý nghĩa sâu xa của hai câu thơ này là nhấn mạnh vào sự khác biệt của hai thế hệ: Thế hệ của ba mẹ và thế hệ của “anh”, của “em” hôm nay. Mặc dù đều nói về sự phát triển cả đấy, nhưng ba mẹ trưởng thành dưới thời nô lệ, còn “anh” và “em” thì lớn khôn trong buổi hòa bình (Cha mẹ “trưởng thành”, còn anh và em mới chỉ “lớn khôn” thôi!).
              Đến đây có lẽ tôi không cần nói thêm về sự khác nhau đó nữa. Điều tôi muốn nói thêm ở đây là ý nghĩa của sự so sánh đó. Phải chăng, đây là một sự giãi bày, một sự giải thích. Mà không chỉ giãi bày cho riêng "anh" đâu nhé, nó là sự giãi bày cho cả một thế hệ!
              Nếu để ý kỹ, ta sẽ thấy hai không gian được tạo ra bởi hai khoảng thời gian trong cuộc đời “anh”: Tuổi thơ và hiện tại.
              Đây là tuổi thơ “anh”:

              “Thuở mơ những ngôi sao ba cài trên ngực
              Đã biết những chiến công thành phố này có thực
              Và nắm những bàn tay còn lành lặn vịn vai mình...”

              Đấy là tuổi thơ và những mơ ước của "anh" thời điểm ấy – thời điểm trẻ thơ, thời mà cả thành phố là “thành – phố - của – riêng – mình”, thế cho nên những ước mơ của thời ấy cũng trẻ thơ, cũng là “của – riêng - mình” thôi.
              Còn đây là "anh" trong hiện tại:

              “Rộn ràng bước chân mọi nẻo đường tấp nập
              Giữa đất trời tự do... trái tim ta đang đập
              Hãy thắp hộ anh niềm vui từ những nụ cười...

              Mùa thu anh trở về và mơ tiếp những chân trời
              Ba còn để dở dang ngày đi vào trận
              Mẹ chưa làm xong bởi còn đi đánh giặc
              Anh sẽ nối nhịp cầu quá khứ với tương lai...”

              Một “anh” chững chạc hơn trong suy nghĩ, trong tư tưởng, trong việc biết trân trọng những gì mà “thành phố này có thực” và những gì mà ba mẹ đã làm và chưa làm được ngay từ trong những giá trị tinh thần của nó chứ không phải ở giá trị hình thức như lúc còn trẻ thơ.
              “Anh” ở đây là “anh” trong hiện tại. Cao hơn nữa, “anh” không chỉ là “anh” mà “anh” còn là đại diện cho cả thế hệ của "anh", thế hệ trẻ trong hiện tại này này! Cái thế hệ trẻ này rất biết trân trọng, rất hiểu những giá trị mà thế hệ cha anh để lại chứ không phải quên hết sạch trơn, chứ không phải chỉ biết có hiện tại và tương lai, chứ không phải chỉ biết có một cuộc sống đầy đủ, sung túc này đâu… Còn những ước mơ mang tính hình thức kia là của những tâm hồn trẻ thơ thôi, khi đã trưởng thành thì những định hình về giá trị của thế hệ trẻ này rất khác!
              Đấy, cái sự "giãi bày cho cả một thế hệ" mà tôi muốn nói ở trên là ở chỗ đấy!
              Khi giải được cái mã của bài thơ này rồi, thì có thể hiểu rất dễ dàng mọi sự diễn đạt cũng như ý tứ trong bài thơ.
              Thì ra “trở về một miền quê” là trở về với chính những giá trị, những chiến công như là những “huyền thoại” của cha anh, để trân trọng, để nâng niu, để chia sẻ và, quan trọng hơn, để bước tiếp những bước chân mà thế hệ ba và mẹ còn bỏ dở.
              Bài thơ tạo cho tôi ấn tượng là bởi những điều đó. Cái chất sử thi mơ hồ mà tôi thấy được từ đầu, có lẽ, cũng là ở những điều đó!
              #7
                Bé cò cò 23.05.2008 11:08:26 (permalink)
                Viếng bạn
                Tg: Hoàng Lộc
                 

                Hôm qua còn theo anh
                Đi ra đường quốc lộ
                Hôm nay đã chặt cành
                Đắp cho người dưới mộ

                Đứa nào bắn anh đó
                Súng nào nhằm trúng anh
                Khôn thiêng xin chỉ mặt
                Gọi tên nó ra anh!

                Tên nó là đế quốc
                Tên nó là thực dân
                Nó là thằng thổ phỉ
                Hay là đứa Việt gian?

                Khóc anh không nước mắt
                Mà lòng đau như thắt
                Gọi anh chửa thành lời
                Mà hàm răng dính chặt.

                Ở đây không gỗ ván
                Vùi anh trong tấm chăn.
                Của đồng bào Cửa Ngăn
                Tặng tôi ngày phân tán.

                Mai mốt bên cửa rừng
                Anh có nghe súng nổ
                Là chúng tôi đang cố
                Tiêu diệt kẻ thù chung.

                 
                Lời bình:
                 
                Viếng bạn” là một bài thơ kiệm lời nhưng nhiều ý. Bài thơ ngắn ngủi đã cùng một lúc và rất tự nhiên vừa diễn tả được lòng căm thù quân địch sâu sắc, vừa biểu hiện được tình đồng đội, đồng chí và tình quân dân mặn nồng, thiêng liêng.

                Một bài thơ gọn gàng, hàm xúc. Không ai nghĩ tác giả làm thơ mà chỉ thấy anh thương bạn, nhớ bạn bởi vì mọi lời lẽ chỉ là những ngôn ngữ bình dị nhất. Thế mới biết, muốn hình ảnh, âm thanh, muốn nhịp điệu, tiết tấu điệu nghệ sao chăng nữa cũng không thể thay thế tình người để quyết định sức sống lâu bền của một bài thơ. “Viếng bạn” cũng là một trong số những bài thơ hay xuất hiện trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Thật cảm động, bài thơ ra đời chẳng được bao lâu thì chính tác giả của nó đã hy sinh trong một chuyến đi công tác. Và đã có người viếng anh khi anh ngã xuống cũng như anh từng viếng đồng đội trong bài thơ.

                Đến hôm nay đọc lại “Viếng bạn” ta như thấy vẫn còn nguyên vẹn không khí và cảm xúc của cả đối tượng lẫn chủ thể sáng tạo. Người đọc không mấy nghĩ bài thơ nói đến chủ đề liệt sĩ, chỉ thấy một tấm lòng, tình cảm thật lớn lao, sâu nặng mà giản dị của những người lính chung một chiến hào – những người đã có công lớn làm nên ngày hôm nay.

                 
                #8
                  Bé cò cò 24.05.2008 09:19:19 (permalink)



                  Thơ tình cuối mùa thu

                  Xuân Quỳnh

                  Cuối trời mây trắng bay
                  Lá vàng thưa thớt quá
                  Phải chăng lá về rừng
                  Mùa thu đi cùng lá.
                  Mùa thu ra biển cả
                  Theo dòng nước mênh mang
                  Mùa thu và hoa cúc
                  Chỉ còn anh và em.

                  Chỉ còn anh và em
                  Là của mùa thu cũ
                  Chợt làn gió heo may
                  Thổi về xao động cả
                  Lối đi quen bỗng lạ
                  Cỏ lật theo chiều mây
                  Đêm về sương ướt má

                  Hơi lạnh qua bàn tay
                  Tình ta như hàng cây
                  Đã bao mùa gió bão.
                  Tình ta như dòng sông
                  Đã yên ngày thác lũ.

                  Thời gian như là gió
                  Mùa đi cùng tháng năm
                  Tuổi theo mùa đi mãi
                  Chỉ còn anh và em.

                  Chỉ còn anh và em
                  Cùng tình yêu ở lại...
                  - Kìa bao người yêu mới
                  Đi qua cùng heo may./.


                  lời bình của sonvan05:

                  THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU - Xuân Quỳnh

                  Có những thứ đi qua cuộc đời, nhẹ nhàng và bình yên, không dấu vết, không mảy may kỷ niệm. Có những điều đi qua cuộc đời để lại những dấu ấn thật đậm nét. Nhớ về những điều đó là nhớ về cả một quãng ngọt ngào nhất của cuộc đời. Bởi thế nên nó được ta gìn giữ như báu vật, ta nâng niu, trân trọng như chính cuộc đời ta. “Thơ tình cuối mùa thu” của Xuân Quỳnh chính là nơi cất giữ những kỷ niệm như thế - Tình yêu mãnh liệt và thủy chung của người phụ nữ đa cảm, đa tình.
                  Cuối trời mây trắng bay
                  Lá vàng thưa thớt quá
                  Phải chăng lá về rừng
                  Mùa thu đi cùng lá
                  Mùa thu ra biển cả
                  Theo dòng nước mênh mang
                  Mùa thu và hoa cúc
                  Chỉ còn anh và em

                  Tại sao nhà thơ lại chọn thời điểm cuối mùa thu? Và tại sao cứ phải là “Thơ tình cuối mùa thu”? Phải chăng vì mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm. Và tình yêu trong mùa thu cũng đẹp nên thơ và lãng mạn như chính cái mùa quyến rũ ấy. Cho nên sang mùa đông thì tất cả sẽ qua đi, tất cả sẽ “theo mùa đi mãi”, lá sẽ về rừng, dòng nước sẽ trôi ra biển cả. Cho nên thơ tình làm vào độ cuối thu thì cảm xúc càng có dịp thăng hoa.
                  Cái sắc thái cuối thu trong bài thơ đã có những dự cảm rất tinh tế của tâm hồn người phụ nữ. Đọc thơ Xuân Quỳnh ta luôn bắt gặp song hành bên cạnh một tình yêu thủy chung và bỏng cháy là những dự cảm và lo âu. Tuy chỉ tả cảnh thôi nhưng âm điệu thơ cứ man mác những lo âu:
                  Chợt làn gió heo may
                  Thổi về xao động cả:
                  Lối đi quen bỗng lạ
                  Cỏ lật theo chiều mây
                  Đêm về sương ướt má
                  Hơi lạnh qua bàn tay.
                  Trong cái làn gió heo may thổi xao động ấy còn có cả sự xao động trong tâm hồn nhân vật trữ tình. Mới cuối thu mà tất cả dường như đã có sự thay đổi. Liệu mùa thay đổi rồi “lòng anh có đổi thay”? Đấy phải chăng chính là dự cảm trong tâm hồn của người phụ nữ có niềm yêu mãnh liệt và đa cảm ấy!
                  Tôi thích nhất trong bài thơ những câu thơ này:
                  Tình ta như hàng cây
                  Đã qua mùa gió bão
                  Tình ta như dòng sông
                  Đã yên ngày thác lũ
                  Bốn câu thơ có thể hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là tình yêu đã trọn vẹn, đã cập bến bờ hạnh phúc – một hạnh phúc phải trải qua những gió bão và thác lũ cuộc đời cho nên nó càng có ý nghĩa.
                  Nhưng tôi thích cách lập luận thứ hai hơn. Đó là cách hiểu tình yêu đã trôi qua, tất cả bây giờ được nhìn trong tương quan quá khứ - hiện tại. Từ cách hiểu có vẻ vô lý này ta có thêm một cách định nghĩa về tình yêu: Tình yêu muốn đạt được hạnh phúc cần phải trải qua những bão tố của cuộc đời và của cả lòng người nữa. Bởi có trải qua gió bão thì hạnh phúc đạt được mới thật sự trọn vẹn. Tình yêu trôi qua trong yên bình, lặng lẽ sẽ rất khó cấu thành hạnh phúc.
                  Chính vì thế mà khi nói “Đã yên mùa gió bão… Đã yên ngày thác lũ” nghĩa là tình yêu đã qua đi, tất cả bây giờ trở về bình lặng. Có lẽ vì thế mà khi phổ nhạc bài thơ này, nhạc sỹ Thuận Yến để bốn câu thơ này với âm hưởng trầm buồn, xót xa như một sự tiếc nuối.
                  Tình yêu đã lùi vào quá khứ không có nghĩa là tình yêu đã vụt tan. Điều đó trong “Thơ tình cuối mùa thu” càng được khẳng định bởi điệp ngữ: “Chỉ còn anh và em/ Cùng tình yêu ở lại”.
                  Dù thời gian trôi đi đồng nghĩa với tất cả trở thành quá khứ, nhưng không vì thế mà tình yêu cũng tan vào dĩ vãng. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh là một tình yêu mãnh liệt và thủy chung, nồng nàn và da diết. Cho nên dù tình yêu đã trở thành một miền dĩ vãng thì những dư âm của nó cũng sẽ còn mãi trong tâm hồn người con gái thủy chung.
                  Khổ thơ cuối điệp lại một lần nữa như khẳng định lại sự bền vững của tình yêu:
                  Chỉ còn anh và em
                  Cùng tình yêu ở lại…
                  Kìa bao người yêu mới
                  Đi qua vùng heo may…”
                  Hai câu thơ cuối bài thơ vang lên như một tiếng reo. Bài thơ dừng lại ở đấy. Tưởng như là đột ngột. Tưởng như là hụt hẫng. Nhưng không! Cái tiếng reo vui ấy kết lại bài thơ chính là khẳng định sự vĩnh cửu của tình yêu.
                  Tình yêu đã được tiếp nối giữa các thế hệ. Có thể thế hệ của “anh” và “em” đã qua đi, “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” nhưng có bao đôi trẻ yêu nhau sẽ gắn bó thủy chung và sắt son qua những mùa thu mới, những vùng heo may mới, tiếp nối tình yêu của anh và em…
                  Hai câu kết thúc bài thơ tạo ra hai giá trị vĩnh cửu của tình yêu. Giá trị riêng và giá trị chung. Giá trị riêng chính là tình yêu của anh và em, dù có thể đã lùi vào quá khứ nhưng những gì anh giành cho em và em giành cho anh sẽ còn mãi qua những mùa thu. Giá trị chung là tình yêu của biết bao thế hệ, biết bao đôi lứa yêu nhau sẽ còn mãi. Tình yêu trên trái đất này là bất diệt. Giá trị nhân văn của “thơ tình cuối mùa thu”, theo tôi, cũng là ở chỗ đó.
                  #9
                    Bé cò cò 24.05.2008 19:30:56 (permalink)
                    Những câu thơ em viết mất linh hồn

                    TG: Đinh thị Thu Vân


                    Đâu phải cứ buồn là em viết cho anh

                    Đâu phải cứ vui là em không thể khóc

                    Đâu phải đi xa là em mong là ngóng

                    Đâu phải vô tình... em - giọt nắng lung linh...


                    Em giật mình khi đọc những vần thơ

                    Mang hơi thở tâm hồn em ở đó

                    Những vần thơ không mang màu hoa đỏ

                    Đậm sắc vàng... đậm sắc nắng ưu tư:

                    "Câu thơ nào em viết cho anh

                    Xin vĩnh viễn đi vào kỷ niệm

                    Dẫu mai này lòng không còn nguyên vẹn

                    Những câu thơ em viết mất linh hồn"
                     
                    Bình luận:
                    Câu thơ nào em viết cho anh
                    xin vĩnh viễn đi vào kỷ niệm
                    dẫu mai này lòng không còn nguyên vẹn
                    những câu thơ em viết mất linh hồn!”

                    (Ru…)

                    Người viết bài này bị ám ảnh suốt hơn một tháng nay câu thơ thiệt hay trên của Đinh Thị Thu Vân: “Những câu thơ em viết mất linh hồn”. Đại từ Em trong câu thơ này có thể vừa là Đinh Thị Thu Vân, lại cũng có thể không phải là Đinh Thị Thu Vân. Cho nên, khi chúng tôi bàn về cái sự Em này trong bài viết là bàn về em cụ thể đã được khái niệm hoá, như một cái "Em - kép": vừa là chủ thể - tác giả, vừa là chủ thể - tác phẩm: một "cái Em" đã được thi ca hoá, lãng mạn hoá, vu vơ hoá, ai muốn hiểu là Đinh Thị Thu Vân cũng được mà hiểu là Thu Vân mây bay gió thổi trên mùa thu trang giấy thi ca tuỳ thích. “Em” trong câu thơ trên có thể vừa là ngôi thứ nhất, vừa là ngôi thứ hai; những câu thơ em viết làm mất linh hồn em để làm mất linh hồn kẻ khác; cũng có thể là những câu thơ hồi xưa em viết cho anh nay đã mất linh hồn? Hoặc cũng có thể linh hồn của câu thơ đã mất vì anh không còn xứng đáng với thơ em nữa! Thơ hay là thơ đa nghĩa, ai muốn hiểu sao tuỳ!

                    Riêng người viết bài này đọc xong tập thơ của Đinh Thị Thu Vân, thấy chừng như linh hồn mình không còn nguyên vẹn, đã bị mất đi phần nào chăng? Bởi, cái giống linh hồn này lạ lắm; có khi MẤT là CÒN, mà có khi CÒN lại MẤT! Con người thân xác chúng ta thì có giới hạn, nhưng tâm hồn chúng ta thì có khi vô tận như đất trời, lại có khi ngoảnh vào nội tâm mình thấy linh hồn ta đã chỉ còn bằng giọt sương rưng rưng ngấn lệ sắp rơi. Một ngày, ta có thể bị mất linh hồn nhiều lần: đọc một câu thơ hay, thấy một bông hoa đẹp, gặp một dáng liêu trai, nhớ về một gương mặt xa xưa trong kỷ niệm, hưởng ân sủng của gió trăng… đều có thể mất linh hồn.

                    Đọc “Một ngày ta ngoái lại” của Đinh Thị Thu Vân, để thấy ta còn có dịp được sung sướng mà “mất linh hồn” vì hồn thơ người khác. Hạnh phúc thay, khi hồn ta có cơ duyên được trộn vào hồn người. Ngoài tình yêu nam nữ ra, chỉ nghệ thuật mới giúp chúng ta có khả năng nhỏ MỘT GIỌT LINH HỒN MÌNH như giọt sương rơi vào bông hoa linh hồn tha nhân. Xin quý vị đọc bài thơ mở đầu của tập thơ này, bài “Một nửa dường đang khuất”:

                    “không ai đợi tôi về sau cánh cửa
                    không nồng nàn không ấm áp bao dung
                    tôi như sống nửa đời đêm giấu lửa
                    một nửa dường đang khuất phía mông lung…”


                    Hãy đọc to lên bài thơ này, sẽ thấy nó hay hơn là đọc chỉ bằng mắt. Đọc to lên để mình được nghe âm vang bài thơ, để tai mình cùng mắt mình và mọi giác quan cùng tham dự vào hồn thơ, mới thấy nỗi cô đơn - hay là tâm hồn thi sĩ như lửa tự giấu mình trong đêm đang đòi bùng cháy cùng hồn tri âm tri kỷ. Tôi khuyên quý vị nam giới nào thấy tâm hồn mình nhiều rơm, chớ nên đọc thơ Đinh Thị Thu Vân, coi chừng lửa ở trong tro sẽ bùng lên thiêu rụi “cây rơm anh” bất cứ lúc nào! Thơ, nhìn chung phải đọc to lên mới thấm được cái hay cả hồn lẫn xác; nên người ta nói ĐỌC THƠ chứ ít ai nói XEM THƠ. Nhưng cũng có thứ THƠ dùng chỉ để xem cho biết, ĐỌC lên là giết chết ngay thơ, vì thơ này trúc trắc, không dùng hiểu mà tới được. Thơ Đinh Thị Thu Vân mỗi khi vào bài, vào câu hay, cũng là loại thơ phải đọc to lên mới thấm. Xin quý vị cùng đọc mấy câu thơ cuối bài thơ “Ngày anh trở lại”, để thấy hồn thơ trong nồng nàn cay đắng vẫn còn làm mất ngủ cả tàn tro:

                    “…em quỳ xuống. Ôi ước gì tất cả
                    chỉ là mơ, chưa trần trụi bao giờ
                    em chưa khóc. Anh chưa hề bạc bẽo
                    ôi ước gì chưa có những bài thơ…

                    chưa nhân chứng, em lừa em lần nữa
                    mang dại khờ quỳ xuống nhuốm tàn tro…”


                    Niềm thơ trong tập thơ này hầu như là một tình yêu ngoái lại, một đuôi mắt chiêm bao ngoái lại, ngoái lại mắt môi xưa, thân xác tâm hồn xưa để quằn quại dây dưa trong tiếc nuối, sững sờ. Với Đinh Thị Thu Vân, nỗi cô đơn là bông hoa nở trong bóng tối, là ngọn đèn thắp bằng đôi mắt biếc cuối trời, là sự chờ đợi cái không đâu, là trái tim ở ẩn trong ngôi nhà đam mê thao thức đốm sao xanh, là nhớ thương xõa ra muôn nghìn sợi tóc đêm, là im lặng của bờ môi trước bão:

                    “…tôi vẫn đứng một mình trong bóng tối
                    buồn vui ơi xa hút tận phương nào
                    không tất cả không cả lời gian dối
                    không nụ cười hờ hững cuối vành môi…


                    (Trong góc tối)

                    Thơ Đinh Thị Thu Vân mê man với sao trời vì nhà thơ thích chưng cất bóng tối thành rượu, để mời chiếc chai cô đơn uống mãi mà không chịu say. Đoá bóng tối có khi mười tám tuổi, đột nhiên nở thành hoa cúc ngày xưa, giày cao gót ngày xưa, một đoá cúc vàng biết khóc:

                    “…mười tám tuổi của áo vàng hoa cúc
                    của nắng màu nón trắng của giày cao
                    mười tám tuổi ai làm em lặng khóc
                    nước mắt này gieo mãi giọt bông cau…”


                    (Em mười tám tuổi)

                    “Một ngày ta ngoái lại” thấy ta thành cây cau thiếu nữ, giọt lệ ấy vẫn còn rớt xuống những hạt bông cau như hạt gạo trời gieo, những mùa xuân cau nở bông hay là cây cau rớt lệ, cây cau nở hết đoá dậy thì, ta vẫn còn chúm chím đoá cô đơn?

                    Có thể nói, thơ Đinh Thị Thu Vân trong “Một ngày ta ngoái lại” được viết với bút pháp của cơn mưa, như câu thơ rất hay này của chị: “Mưa lặng lẽ nói lời riêng lất phất” (Giữa ngày mưa). Một trời mưa ngoái lại, thấy tình yêu đã bị cái vô cùng che khuất, mưa ăn hết một trời thơ nữ sĩ, không có mưa mà trang giấy ướt mưa; mưa đi tìm ai để ướt, để tác giả tặng người đọc “Chút lạnh đầu xuân” ấm một niềm se sắt, một chút vui trong tập thơ này sao cũng chỉ là nỗi vui ngậm ngùi, hoang vắng, ngõ hầu như tình yêu sinh ra trong môi mắt vu vơ:

                    “…cái lạnh đầu xuân, lạnh ước ao
                    em chờ lâu lắm - cuối xuân nào
                    giữa bao tháng nắng bao ngày nắng
                    lạnh có khi về trong chiêm bao

                    se se chút lạnh vờn quanh bước
                    đủ để vu vơ suốt dọc đường
                    chao ôi nếu lạnh không về được
                    chắc cánh mai vàng bớt dễ thương…”


                    Những nhịp thất ngôn thoảng hoặc thi sĩ vân vi này chừng như là vạt sương buông tác giả choàng lên trang giấy thời ra mắt, như cô dâu mới của làng thơ Việt Nam cách đây hơn 20 năm trước? Những bài thơ đầu của Đinh Thị Thu Vân in trên tạp chí Văn nghệ Quân đội làm mê mẩn người đọc vì vẻ hồn nhiên dịu nhẹ hoa mai chúm chím dễ thương, vì nét duyên dáng, đằm sâu chân thành của nắng gió phương Nam, như thể tâm hồn sông Vàm Cỏ vừa cất tiếng tỏ tình. Người viết bài này nhớ lại chuyện nhà thơ Vương Trọng, người biên tập thơ sành điệu của tạp chí Văn nghệ Quân đội đã thuộc nhiều bài thơ Đinh Thị Thu Vân và thi thoảng còn đọc cho các bạn thơ nghe.Vạt sương khói “thuở ban đầu” này của thơ Đinh Thị Thu Vân sau hơn 20 năm, chừng như đã phôi pha trong cảm thức ngoái lại hôm nay?

                    Có phải “ thuở ban đầu” thơ, “thuở ban đầu” đôi lứa đã theo sông Vàm Cỏ về cuối trời, để Đinh Thị Thu Vân trồng đôi chân chim sẻ mình lên trang giấy nỗi nhớ mà khao khát điều đơn giản nhất của kiếp người, trong bài “Nhớ” hôm nay?

                    “…vai anh rộng để em thèm bé nhỏ
                    mơ một ngày yên ngủ giữa vòng tay
                    một ngày thôi lơi lỏng áo quên cài…”

                    ...

                    “…em nhớ lắm những lời anh chẳng nói
                    em nhớ lắm bàn chân anh bối rối
                    những ngón buồn không nỡ bước xa thêm
                    anh đừng đi, em không cách chi tìm

                    em biết trốn vào đâu cho bớt nhớ …”


                    Những dòng thơ chân tình, yêu thương đến đắng đót nhớ nhung này không phải dễ viết. Cái cảm thức “em thèm bé nhỏ”, thèm: “một ngày thôi lơi lỏng áo quên cài”… những thèm muốn tí con con này, tưởng chim trời cá nước cũng đạt được, cớ gì nỗi cô đơn lại làm mất linh hồn tình yêu và hạnh phúc của con người - nhà thơ trong vai trò “tôi” - “em” nơi chân trời góc biển thi ca? Trời ơi, một người đàn bà có trái tim hoa hậu, hoàng hậu thế này, thơ ca ngọt hơn nước dừa thế này, yêu đến quên mình cao cả dễ thương thế này:

                    “…em là tiếng thở dài những lần anh lạc bước
                    là nhịp tim xa xót buổi anh buồn
                    là ngụm nước một đêm nào say khướt
                    là tơ trời mong chắn hạt sương buông…”


                    (Sau cánh cửa)

                    …tưởng sinh ra để yêu và được yêu thế này, sao số phận lại đoạn đành cô lẻ như cơn mưa đi một mình qua phố?

                    “Một ngày ta ngoái lại” là tập thơ tình nồng cháy, một tình yêu bị thương, như vết thương góc trời mà người ta gọi là sao Mai, sao Hôm; chỉ một ngôi sao mà phải chia mình ra thành hai đốm sáng để ngắm nhau cho trời đêm bớt phần đơn độc. Cái “tôi” chủ thể - nàng thơ trong tập thơ này có thể là chính tác giả mà cũng có thể chỉ là một biểu tượng, một hoài niệm, một ban mai còn giấu trong chăn nệm chiêm bao, nơi chỉ có hoa mai và người đàn bà đối diện trong đêm giao thừa. Xin đọc 2 khổ của bài thơ “Tự chúc”:

                    “…thiệp này tôi viết cho tôi
                    khoảnh khắc mùa xuân hé cửa
                    tôi chúc tôi tròn giấc ngủ
                    đêm này, đêm nữa, đêm mai



                    ở một góc buồn quanh quẩn
                    mùa xuân lơ đãng quên về
                    tôi cắm một một cành mai mảnh
                    ước gì năm cánh đừng rơi…


                    Người đàn bà yêu cái tình yêu cô độc này tự xẻ hồn mình ra thành hoa mai để tự chúc mình, hay hoa mai vừa hoá thân thành “chiếc linh hồn nhỏ” (H.C.) mà rơi từ vòm trời cô đơn thi ca xuống tấm lòng tri âm của người đọc? Tập thơ này của Đinh Thị Thu Vân có phải chính là cành mai đêm giao thừa, tác giả vừa cắm lên trang sách để đón hy vọng tình yêu, cũng chính là khát vọng ĐẸP mà hồn thơ tìm thấy trong nỗi buồn sương khói? Trong đoạn thơ vừa trích, Đinh Thị Thu Vân hay là cái “EM” nhân vật, Em - thi ca, Em - lấp lửng nửa ta nửa mình đã hỏi “Anh” - người yêu, hay chàng tri âm, có thể là chàng đọc thơ, chàng hư thực biểu trưng biểu cảm biểu tình:

                    “Em biết trốn vào đâu cho bớt nhớ?”

                    Không có vòm trời nào trên thế gian này hay vòm trời trong tâm trí con người có thể giúp tác giả trốn được COM MA - NỖI NHỚ! Bởi nữ thi sĩ này, bằng tập thơ “Một ngày ta ngoái lại” đầy xúc cảm chân tình, đầy bỏng cháy đớn đau… đã đi GIEO NỖI NHỚ, gieo niềm cô đơn, gieo tình ái… như gieo mạ vào lòng người đọc, thì ông trời ban quả báo đó thôi: gieo gì gặt nấy! Có thể, nhà thơ đã biết cách trốn vào hồn người đọc từ lúc nào, đặng nhờ nguời đọc nhớ giúp mình bao nỗi nhớ không đâu?




                    #10
                      Bé cò cò 25.05.2008 03:06:49 (permalink)







                      Tương Tư

                      Tác Giả: Nguyễn Bính

                       



                      Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
                      Một người chín nhớ mười mong một người,
                      Gió mưa là bệnh của trời,
                      Tương Tư là bệnh của tôi yêu nàng,

                      Hai thôn chung lại một làng,
                      Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này,
                      Ngày qua ngày lại qua ngày,
                      Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng,

                      Bảo rằng cách trở đò giang,
                      Không sang là chẳng đường sang đã đành,
                      Nhưng đây cách một đầu đình,
                      Có xa xôi mấy mà tình xa xôi,

                      Tương tư thức mấy đêm rồi,
                      Biết cho ai hỏi ai người biết cho,
                      Bao giờ bến mới gặp đò,
                      Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau,

                      Nhà em có một giàn trầu,
                      Nhà tôi có một hàng cau liên phòng,
                      Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
                      Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào.

                       
                      lời bình:

                                                                                                    Nguyễn Phượng
                                                                      Khoa Ngữ Văn Đại học Sư phạm Hà Nội

                      Nguyễn Bính (1918-1966 ) tên thật là Nguyễn Trọng Bính sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Thiện  Vịnh, xã Đồng Đội ( nay là xã Cộng Hoà ) huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
                       
                      Mồ côi mẹ từ nhỏ, hơn mười tuổi, Nguyễn Bính đã phải theo anh lên Hà Đông kiếm sống. Ông biết làm thơ rất sớm, 13 tuổi đã sáng tác được hàng trăm bài. Đến năm 19 tuổi được Ban giải thưởng văn chương đầy uy tín của Tự lực văn đoàn khen tặng về tập thơ Tâm hồn tôi. Liền trong 3 năm từ 1940-1942, Nguyễn Bính nổi danh trên thi đàn bởi đã xuất bản liên tục 6 tập thơ ( Lỡ bước sang ngang, 1940; Hương cố nhân, 1941; Một nghìn cửa sổ, 1941; Người con gái ở lầu hoa, 1942; Mười hai bến nước, 1942; Mây tần, 1942 ) vạch ra một hướng đi riêng trong sáng tạo và thu hút một lượng công chúng thơ đông đảo vào bậc nhất lúc bấy giờ. Sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Bính chủ yếu ở những ảo mộng thành thực đẹp và buồn được dệt từ một tâm hồn chân quê đằm thắm, duyên dáng vốn (theo Hoài Thanh) gắn bó rất sâu với “ hồn xưa của đất nước”.   

                      Do hoàn cảnh riêng, tuổi thanh niên của Nguyễn Bính trải qua nhiều sóng gió, phiêu bạt và ông từng đi đây đi đó nhiều nơi. Phần trải nghiệm này in dấu lên mảng thơ diễn tả nỗi hoài hương khắc khoải, da diết, bi phẫn nhiều khi đượm vị chua chát, đắng cay mà vẫn đầy hấp dẫn bởi phong thái của một khách giang hồ lãng tử ngông nghênh, phóng túng, tài hoa...

                      Năm 1943, ông trở lại Nam bộ, sống cuộc đời phóng túng, tự do trong bần hàn rồi ở đó tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến 1954 thì tập kết ra Bắc tham gia công tác báo chí và văn học ở Hà Nội, Nam Định. Ông mất đột ngột vào đúng ngày 30 Tết trước khi bước vào năm mới tại nhà một người bạn ở Hà Nam.

                      Về hành trình học vấn, khác với nhiều người cùng thế hệ, Nguyễn Bính không đi học trường công của nhà nước mà chỉ học ở nhà với cha và cậu. Có thể do điểm đặc biệt này trong cuộc đời mà Nguyễn Bính ít chịu ảnh hưởng thơ phương Tây như một số thi sĩ cùng thời xuất thân Tây học.
                       
                      Bài Tương tư được viết năm 1939, in trong tập Lỡ bước sang ngang, 1940, được coi là một trong những sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ chân quê của Nguyễn Bính.

                      Nỗi nhớ mong trong bài thơ đích thực là nỗi nhớ mong của tình yêu, nhưng không phải là nỗi nhớ từ một tình yêu song phương mà là nỗi nhớ của một tình yêu đơn phương. Nỗi nhớ này được diễn tả theo hình thức tăng cấp. Lúc đầu chỉ được gợi lên bằng một từ “ nhớ” ( câu thơ đầu ) đến câu thơ tiếp theo đã chuyển hoá thành hai trạng thái “ nhớ” và “ mong”. Đối tượng của nỗi nhớ thường là những hình ảnh đã qua, thuộc về quá khứ. Đối tượng của niềm mong thường là những hình ảnh thuộc về hiện tại hoặc tương lai, là sự chờ đợi những điều có thể sẽ tới xoa dịu nỗi nhớ mặc dù, trên thực tế, có khi những điều đó không bao giờ tới. Dù thế nào, hai cung bậc của cảm xúc nhớ và mong cũng sẽ đưa nhân vật trữ tình vào một không gian của đợi chờ khắc khoải, da diết. Ở đây nỗi nhớ mong trên không phải nỗi nhớ mong bình thường mà là nỗi mong nhớ được diễn tả với một cường độ thật lớn: chín nhớ, mười mong! Cách dùng các số từ trong câu thơ: Một người chín nhớ mười mong...là học theo lối cường điệu dân gian, ngoa ngôn mà thành thực. Chưa kể, nó vừa diễn tả tính chất cao độ của một trạng thái tâm lý, vừa miêu tả tính chất tăng tiến không ngừng của trạng thái tâm lý đó. Một nỗi nhớ như thế sớm muộn sẽ đưa chủ thể của nó vào một trạng huống không bình thường của đời sống nội tâm. Ta chỉ có thể gọi đích danh là “ bệnh tương tư” và, nhân vật trữ tình cũng đã tự nhận như thế. Bệnh, dù bất cứ là bệnh gì, đều gây đau đớn.

                      Bệnh tương tư thì không chỉ gây đau đớn mà còn giày vò, thiêu đốt trái tim “ con bệnh” khiến cho anh chàng ( trong bài thơ ) hết sức khốn khổ vì yêu.

                      Tuy nhiên, con bệnh của tình yêu thì khác các con bệnh thông thường. Đó là người ta vừa cảm thấy khổ sở, thậm chí khổ sở đến mức không chịu đựng nổi vì nỗi nhớ nhung của tình yêu giày vò lại vừa có cái sở thích oái ăm là vẫn cứ mong được sống mãi trong nỗi nhung nhớ đó mà không hề có ý định “ điều trị” bằng cách lãng quên.
                      Có cách nào để thanh toán nỗi khổ tương tư? Không có cách nào cả. Chỉ có cách xoa dịu bằng những lời thở than và trách móc mà thôi. Những lời than thở, trách móc ( dường như để cân bằng với nỗi khổ tương tư ) nên cũng trải qua các cung bậc theo hình thức tăng cấp. Lúc đầu mới chỉ là một câu chất vấn: Cớ sao? Tiếp đến là niềm nuối tiếc thời gian trôi đi hờ hững: Ngày qua ngày lại qua ngày...Rồi dồn dập những lời trách cứ : Bảo rằng, đã đành, nhưng đây...Cuối cùng là thở dài trong oán, hờn và giận : Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...
                      Những lời thở than, trách móc trên kia còn là vì một lý do hết sức quan trọng : tình yêu ấy dẫu mãnh liệt đến thế nhưng chưa được đền đáp.
                      Nhưng đọc và suy ngẫm kỹ sẽ thấy thực chất của những lời trách móc, than thở trên cũng chỉ là những biến thái của nỗi tương tư mà thôi, nếu ta cùng thừa nhận rằng tương tư trong tình yêu đơn phương là sự vận động của một chuỗi những hy vọng và thất vọng. Thì đây, đã hy vọng hai thôn chung lại một làng thì...thế mà bên ấy chẳng sang bên này. Đã hy vọng mỗi ngày qua, một ngày mới đến tình trạng đợi chờ sẽ chấm dứt, thế mà từ xuân tới hạ rồi sang thu mọi mong đợi vẫn lửng lơ tận chân trời. Đã hy vọng không cách trở đò giang, chỉ cách một đầu đình thôi thì mọi chuyện sẽ dễ dàng thế mà...không gian không xa nhưng tình thì xa vời vợi.
                      Người đồng bệnh với Nguyễn Bính, Xuân Diệu, tác giả của một bài thơ khá nổi tiếng có nhan đề Tương tư chiều rõ ràng có cách bộc lộ nỗi nhớ rất khác, mới mẻ và hiện đại:
                      Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm
                      Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em...

                      Khi nỗi nhớ dâng lên cao độ trong lòng thì cách diễn tả cảm xúc càng ồn ào: Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh...
                      Anh nhớ em, nhớ lắm, em ơi!

                      Nguyễn Bính khác, cách bày tỏ tình yêu của ông mang tính cách của người chân quê. Trước hết ở thái độ kín đáo, rụt rè, mượn cách nói vòng tế nhị : thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông/ Một người chín nhớ mười mong một người...
                      Kể cả khi tình cảm dâng lên mãnh liệt vẫn giữ một thái độ khiêm nhường, chỉ biết than thở với chính mình: Tương tư thức mấy đêm rồi/ Biết cho ai, hỏi ai người biết cho/ Bao giờ bến mới gặp đò/ Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?
                      Giọng điệu và ngôn ngữ thơ dân dã, bình dị: Hai thôn chung lại một làng; cớ sao? bảo rằng, đã đành, nhà em có một giàn giầu; nhà anh có một hàng cau...
                      Cách so sánh, ví von mang đậm phong cách dân gian: chín nhớ mười mong, cách trở đò giang, bao giờ bến mới gặp đò, hoa khuê các, bướm giang hồ, ...
                      Một thanh niên sống trong thời đại của giao lưu văn hoá Đông Tây, của sự bùng nổ ý thức về cá nhân và đặc biệt đúng vào lúc luồng gió lãng mạn đang ào ạt thổi tới, vậy mà trong lĩnh vực tình cảm vẫn giữ nguyên những nét thuần hậu của xa xưa như thế phải được coi là một trường hợp đặc biệt.
                      Nhà phê bình Hoài Thanh đã rất tinh tế khi nhận xét rằng: trong thơ Nguyễn Bính có “ hồn xưa đất nước”.
                      Trước hết cần phải hiểu thế nào là “ hồn xưa đất nước”. Muốn hiểu khái niệm “ hồn xưa đất nước” theo cách diễn đạt của Hoài Thanh ta lại phải đọc tiểu luận nhan đề : “ Một thời đại trong thi ca” của chính Hoài Thanh, trong đó, cần chú ý đoạn: “ ...Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta. Ta không còn có thể vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu, ghét, giận, hờn nhất nhất như ngày trước. Đã đành ta chỉ có chừng ấy mối tình như con người muôn nơi và muôn thuở. Nhưng sống trên đất Việt Nam ở đầu thế kỷ hai mươi, những mối tình của ta không khỏi có cái màu sắc riêng, cái dáng dấp riêng của thời đại...” ( Thi nhân Việt Nam, nxb Văn học, 2000, tr.19).
                      Theo Hoài Thanh, đã có một sự thay đổi tận gốc trong tâm tư, suy nghĩ của cả một thế hệ. Đến mức người ta “ không còn có thể vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước” được nữa.
                      Đó là nói chung về một thế hệ, thế hệ các nhà thơ mới 1932-1945. Còn riêng với Nguyễn Bính thì khác. Ông có vẻ như chẳng có gì thay đổi trong tâm tư và suy nghĩ. Trong cách bộc lộ tình cảm, lối ví von, và sử dụng hình ảnh ông vẫn giữ nguyên cái phong cách chân quê đã được kết tinh qua mấy trăm năm trong thơ ca dân gian. Trong nỗi nhớ nhung của tình yêu của một chàng trai ở đầu thế kỷ hai mươi, Nguyễn Bính không khước từ cách nói vòng của dân gian : thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông/ Một người chín nhớ mười mong...ông còn dùng nhiều cách nói theo lối khẩu ngữ của người nhà quê : Hai thôn chung lại một làng, bảo rằng cách trở đò ngang, nhà em có một giàn giầu/ nhà anh có một hàng cau liên phòng...
                      Hoài Thanh ngạc nhiên và cho rằng : “ thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta”. Nhưng tinh tế và chính xác hơn, ông còn cho rằng : đằng sau những câu thơ bình dị ấy có “ hồn xưa của đất nước”. Và ông đã đúng.


                      #11
                        Bé cò cò 25.05.2008 03:18:36 (permalink)
                        NẮNG THU
                        TG: HOANG VU


                        Tháng Ba đã bỏ tôi đi
                        Mang về cho Thu giọt nắng
                        Lang thang trên hè phố vắng
                        Ðếm từng giọt nắng đong đưa.

                        Thu về em đã biết chưa
                        Lá vàng đang rơi xào xạt
                        Nắng buồn long lanh từng hạt
                        tung tăng vỡ giữa trời thu

                        Nắng về ngang qua lối hẹp
                        Hàng cây xanh cũng thẹn thùng
                        Bâng khuâng dạt dào lá rụng
                        Bồi hồi nắng đón thu sang.

                        Em đi nắng bước chung hàng
                        Tôi về sầu Ðông rụng lá

                        Ðôi ta chập chờn hai ngả
                        Bàng hoàng tôi viết thành thơ ......



                        lời bình:

                        Tháng Ba đã bỏ tôi đi
                        Mang về cho Thu giọt nắng
                        Lang thang trên hè phố vắng
                        Ðếm từng giọt nắng đong đưa.

                        Theo cách của người viết ta có chút lưu luyến tháng ba, những tưởng cái nắng tháng ba cũng diệu vợi, se se lạnh, ngoại trừ rét Nàng Bân thì nắng tháng ba trong trẻo và Xuân lắm " Tháng Ba đã bỏ tôi đi" thế nên người có chút dỗi hờn. Nắng thu cũng không kém phần quyến rũ, đong đưa để người đón nhận một cách lơ đãng. Em biết chưa, dẫu thừa biết rằng : Thu về ai chả biết, nhưng vẫn muốn nhắc khéo em để hạnh phúc làm "tung tăng vỡ" bỗng chốc buồn như một thứ trang điểm cho thu .

                        Thu về em đã biết chưa
                        Lá vàng đang rơi xào xạt
                        Nắng buồn long lanh từng hạt
                        tung tăng vỡ giữa trời thu

                        Cái nắng thu làm cho mọi vật trở nên dịu dàng, cây cũng e thẹn, bâng khuâng thế đó ! Sao tránh khỏi rung động lòng người "Bồi hồi nắng đón thu sang" .

                        Nắng về ngang qua lối hẹp
                        Hàng cây xanh cũng thẹn thùng
                        Bâng khuâng dạt dào lá rụng
                        Bồi hồi nắng đón thu sang.


                        Bài thơ như cái giấc mơ trưa, loáng thoáng, vụng về, định thoát ra khỏi mộng mị thì người lại vô tình chạm phải mùa Đông, để giấc mơ rơi rụng như chiếc lá, cuốn đi những hoài bão... họ thảng thốt mà không dám giữ lại cho riêng mình.

                        Em đi nắng bước chung hàng
                        Tôi về sầu Ðông rụng lá
                        Ðôi ta chập chờn hai ngả
                        Bàng hoàng tôi viết thành thơ ......

                        Buông một câu thơ tưởng như được chia sẻ thì lại bắt gặp sự nao lòng, bàng hoàng, nối tiếc, giá mà em bước đi chung hàng, anh bước đi chung hàng, nắng sẽ nhuộm vai anh, vai em, nắng sẽ in trên nền thảm cỏ hai người thì kết cục đã trọn vẹn quá đỗi. Nhưng thôi, thế mới là thơ, chẳng có gì rõ ràng, phân mình cả, theo đuổi từ mùa Xuân đến đầu thu và sang mùa Đông thì "Ðôi ta chập chờn hai ngả ". Thật tiếc lắm thay.

                        Hoang Vu ơi, xin thứ lỗi cho tớ nhé, phá phách bạn một chút, mong được đọc thơ bạn nhiều hơn, thật nhiều nhé.


                        #12
                          Bé cò cò 25.05.2008 03:23:12 (permalink)
                          Trái yêu chín tới


                          Trần Thu Hà

                          Tình yêu dâng cơn nghén sổ lồng, tung vào em rạo rực
                          Anh, người đàn ông phóng túng
                          giấc mơ khoáng đạt đội mầm
                          Em, tống giam nụ cười cũ
                          Sổ lồng con mãnh sư bị tình yêu đánh cắp
                          Lòng thủy chung khánh kiệt
                          Cặp mắt từ hôn cất vó một lần rách lưới
                          Tình yêu nhảy dù từ tầng trời xuống
                          Đầu thai mùi thơm anh – mùi trái yêu chín tới
                          Em lành như đất, tiếng mềm, thon thả đam mê
                          Cuốn anh run rẩy
                          Em thầm nở bật mở cỏ thơm đồng nội
                          Háo hức uống vội niềm vui
                          Vừa che chắn gió vừa thổi vừa thắp sáng
                          Anh mọc vào em
                          Đánh dấu niềm vui trễ nải
                          Nắng thõng nụ cười tinh quái
                          Trổ hoa giai điệu hạnh phúc em
                            LỜI BÌNH:

                          Vân Đình Hùng

                          Vẫn là muôn thuở tình trai gái với muôn sắc điệu thể hiện. Vẫn là đại từ thường dùng thân quen có thể đổi trao giữa ngôi một sang ngôi hai. Vẫn vậy mùi yêu chín tới bật mở. Bông yêu hàm tiếu đủ chín tháng mười ngày. Ngày khai hoa, tình yêu thành nụ - nụ cười nắng có giai điệu ngân vang mà không thành tiếng. Tiếng reo lặn vào trong để tự huyễn hoặc mình trước cỏ thơm đồng nội. Niềm vui của Trần Thu Hà vui với riêng mình, chỉ riêng mình. Định như vậy mà nó lại lây sang người đọc khác giới và thầm nhắc nhở để xua đi những góc khuất đớn hèn vụt hiện.
                          Em lành như đất/cuốn anh run rẩy/anh mọc vào em/trổ hoa giai điệu. Trích theo nhịp bốn thì Niềm vui là đồng dao biến thể. Nhịp khấp khểnh trong hân hoan. Lãng đãng tiếp đất sau cú nhảy dù rách lưới. Chưa hoàn hồn thì tình yêu cuốn đi cuốn đi. Chủ thể đã mọc như tự lâu rồi. Và chàng đóng dấu chủ quyền. Nắng chứng giám, lại cả gió cả thanh thiên và cả người bị cầm tù nữa. Mong manh ơi, sao hạnh phúc nhường kia.
                          Cấu trúc thơ bất thường với nhịp trẩy tất bật. Thả thơ trong hưng phấn ngoài bản ngã sẵn có. Tứ tung tẩy song hành cùng chữ mới, dùng không lặp lại. Lối viết ấy tạo một giọng riêng bạo liệt. Cứ như thế, nữ sỹ thành Vinh lôi người đọc đi theo với hơi thở gấp gấp mà không dừng khi chưa kết thúc. Khi hoàn hồn chân trời đã le lói hoàng hôn, tiếng gà vừa vào canh một. Bã người trong đam mê
                          Giai điệu hạnh phúc em cất tiếng. Người đàn ông phóng túng đội mầm mọc vội. Chưa ra cành, hoa đã nở, đã cất tiếng thơm trong. Trong mắt người vào yêu nhân hậu xiết bao. Trước đấy một quãng ngắn vừa ngậm ngùi nuốt cục buồn vào nơi không đáy. Nay thì òa ra, trổ hoa niềm vui, trổ hoa giai điệu muộn mằn.
                          Ơn Chúa lòng lành vô cùng. Hết mưa là nắng. Bĩ thái cặp đôi song hành để lấy lại cân bằng cho con người. Âu cũng là duyên nghiệp buộc vào khó cởi. Kiếp nạn sẽ luân hồi cho đến con số nào đây cho một đời người thơ? Ai trả lời được người ấy có Niềm vui  đồng hành cùng nữ sỹ.

                          #13
                            Bé cò cò 25.05.2008 03:27:10 (permalink)
                              Lối nhỏ
                             Dư Thị Hoàn


                            Có lối nhỏ chia đôi thảm cỏ
                            Em thả bước chán chường
                            Có lối nhỏ gập ghềnh sỏi đá
                            Gót chân em nện xuống dữ dằn

                            Có lối nhỏ vương đầy cây xấu hổ
                            Em sợ nó khép cánh
                            Biết làm sao bây giờ
                            Chính lối này đưa em tới anh
                             
                            Lời bình:
                                          Trong tình yêu thường có những cái cớ. Đôi khi cái cớ ấy rất nhỏ, rất vô tình nhưng lại tạo thêm hương vị cho tình yêu. “Lối nhỏ” của Dư Thị Hoàn là một bài thơ như thế.
                            Có lối nhỏ chia đôi thảm cỏ
                            Em thả bước chán chường

                               
                                       Không biết lối nhỏ ấy là nguyên nhân ngăn cách sự chung đôi hay do lòng người đang có sự cách ngăn? Năm xưa cụ Nguyễn Du cũng đã từng nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.” Bởi vậy khi nhân vật trữ tình đang mang tâm trạng trong lòng thì nhìn đâu cũng thấy nhuốm một nỗi buồn trĩu nặng. Trong tình yêu có những điều thật khó lý giải. Đơn giản đấy mà lại phức tạp. Em buồn. Nỗi buồn hiện lên rõ ràng “Em thả bước chán chường.” Bước chân của nhân vật trữ tình có gì xót xa, hờn dỗi.
                            Vẫn là cái lối nhỏ ấy nhưng không còn là chia cách đôi bờ mà là “Gập ghềnh sỏi đá.” Con đường gập ghềnh sỏi đá hay trái tim em đang có những u buồn? Thật khó lý giải được những điều trái tim muốn nói. Em đang có những ngổn ngang lo toan. Em cũng bình thường như những người con gái khác cũng giận hờn, dằn dỗi…và có khi em cũng sợ, sợ một điều gì đó rất mơ hồ không gọi thành tên. “Lối nhỏ vương đầy cây xấu hổ/ Em sợ nó khép cánh.” Lá khép cánh hay cửa trái tim em đóng lại sau những đau buồn?
                             
                                        Em là vậy. Con người em, tính cách luôn hiện hữu, được giãi bày…em cũng biết yêu và khao khát được yêu.  Dư Thị Hoàn đã rất khéo léo khi lấy cái “Lối nhỏ” để diễn tả trạng thái cảm xúc của mình. Khi đau đớn tột cùng nhất cũng là lúc em gặp được hạnh phúc ngay trong đau khổ đó. Chẳng phải là như thế sao? Em đang tuyệt vọng vì sự cách ngăn, chia lìa thì ngay trong sự cách ngăn ấy em đã tìm được hạnh phúc. Dù là hạnh phúc mỏng manh, mơ hồ nhưng nó cũng là cái cớ để níu giữ trái tim đang yêu đa cảm vượt qua khó khăn.
                            Biết làm sao bây giờ
                            Chính lối này đưa em tới anh…”

                             
                                          Phải rồi chính lối này đã cho em được gặp anh, đã mang lại hạnh phúc cho em. Tình yêu thật nhiều cung bậc, thật khó có thể nói được khi nào thì người ta hạnh phúc, khi nào thì khổ đau. Bởi ngay khi khổ đau nhất lại là lúc ta gặp được hạnh phúc của riêng mình. Đấy chẳng phải là điều kỳ diệu sao?
                            Nguyễn Thu Hà
                            #14
                              Bé cò cò 25.05.2008 03:30:17 (permalink)
                              Ghen
                              TG: NGUYỄN BÍNH

                               
                              Cô nhân tình bé của tôi ơi !
                              Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
                              Những lúc có tôi và mắt chỉ
                              Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi.

                              Tôi muốn cô dừng nghĩ đến ai
                              Đừng hôn dù thấy cánh hoa tươi(*)
                              Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
                              Đừng tắm chiều nay biển lắm người.

                              Tôi muốn mùi thơm của nước hoa
                              Mà cô thường xức chẳng bay xa
                              Chẳng làm ngây ngất người qua lại
                              Dẫu chỉ qua đường khách lại qua.

                              Tôi muốn những đêm đông giá lạnh
                              Chiêm bao đừng lẩn quất bên cô
                              Bằng không tôi muốn cô đừng gặp
                              Một trẻ trai nào trong giấc mơ.

                              Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ
                              Đừng làm ẩm áo khách chưa quen.
                              Chân cô in vết trên đường bụi
                              Chẳng vết chân nào được dẫm lên.

                              Có nghĩa là ghen quá đấy mà thôi
                              Thế nghĩa là yêu quá mẩt rồi
                              Và nghiã là cô là tất cả
                              Cô là tất cả của riêng tôi .

                               

                              LỜI BÌNH:

                              Bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ . Bất cứ một sự chia sẻ nào cũng làm cho tỉnh yêu trở nên không trọn vẹn và mất đi sự thiêng liêng của một thứ vốn có tính chất bền vững vĩnh cửu trong đời sống tinh thần của nhân loại.

                              Khi đã có lòng yêu ai, người ta chỉ muốn người ấy chỉ là của riêng mình một cách tuyệt đối. Vì thế cái ghen luôn luôn tỷ lệ thuận với mức độ mãnh liệt trong tình yêu hay nói cách khác, nó chính là thước đo tình yêu .Theo đó, những người yêu chưa hết mình, theo kiểu nửa vời hoặc những kẻ tính toán, hẳn nhiên không thể có cái ghen nồng nàn , đáng yêu, đẹp đẽ như một người có sự trao gửi tuyệt đối về tư tuởng và hành động đối với người mình yêu.

                              Trở lại với bài thơ, cái điệp khúc " tôi muốn ...." được lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài, trong nhiều hoàn cảnh cụ thể khác nhau của đời sống thường nhật mà người yêu của anh đang trú ngụ trong cõi thực . Những sự mong muốn sở hữu ấy, thậm chí có lúc trở nên vô lý, vì người con trai rất "lạ lùng " kia còn có cả cái tính ghen với những sự vật vô tri vô giác , mà cô gái thường sử dụng như : những cánh hoa,như chiếc gối, ....chỉ vì chúng có được cái diễm phúc rất to lớn là thường xuyên được cô gái ôm ấp, nâng niu , và hôn một cách rất tình tứ, say mê.

                              Trong cõi thực , anh chàng si tình đó vẫn có cái sự ghen rất nhạy cảm đối với những việc làm của cô gái : ví như cô đi tắm biển chẳng hạn . Không thể nói là cái ghen vô lý được nữa, bởi ở cái bãi biển đó, cô gái đã phô bày hầu hết cơ thể như một sự trở về nguyên thủy với thiên nhiên. Một mình cái biển xanh không thôi với những bờ cát phẳng lì tyệt đẹp, với những con sóng bạc đầu dữ dội , điệp điệp trùng trùng, đầy thèm khát ấy cũng đã đủ làm cho một người con gái thấy ngượng ngùng e thẹn, giống cái ngượng của một người con gái khác khi tắm dưới cái ánh trăng , của Hàn Mặc Tử :

                              "Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm,
                              Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe "


                              Huống hồ là trước cái bãi biển đông người, với hàng ngàn hàng vạn những ánh mắt đang chiêm ngưỡng cái vẻ đẹp tuyệt vời của cô, một sản phẩm tuyệt tác của tạo hóa, hỏi làm sao chàng trai của chúng ta lại không ghen cho được ?

                               
                              Nói về một chi tiết thứ hai, bằng cách chọn lọc một số hình ảnh tiêu biểu, Nguyễn Bính nhắc đến dấu chân của người con gái . Hẳn là cô gái ấy phải đẹp lắm , nên cái dấu chân kia mới gây nhiều ấn tượng cho chàng trai của chúng ta , ca dao nói :
                              " Người xinh đi đứng cũng xinh
                              Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn "
                              Tự cổ chí kim, người ta còn nói đến gót chân của người phụ nữ , như nói tới một vẻ đẹp nhuần nhị, dịu dàng, thể hiện tính cách bên trong đầy nữ tính của người con gái. Vết chân của con gái , tất nhiên khác với vết chân của người con trai, bởi nó được cấu thành trên cơ thể của một giới "chân yếu tay mềm". Những dấu chân của phái đẹp nói chung như những điểm xuyết mà tạo hoá ban xuống tô điểm cho bãi biển đời người của trần thế, một nét hoa văn nổi bật giữa những bàn chân thô nhám của cánh mày râu .






                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 5 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 69 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9