Cảm nhận thơ hay cùng với lời bình
Thay đổi trang: << < 45 > | Trang 4 của 5 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 69 bài trong đề mục
Bé cò cò 07.06.2008 16:07:26 (permalink)
CÓ MỘT ĐIỀU

(Nguyễn Kim Thuý)


Có những việc em không thể thay anh
Những việc chỉ duy mình anh làm được
Tình yêu đâu là trò chơi cá cược
Em càng không phải người lật quân bài

Có những khó khăn trên chặng đường dài
Em không sợ những gì đang cản lối
Nhưng em sợ một lời anh từ chối
Cầm tay em qua sóng gió cuộc đời

Có những tuổi thơ nay đã xa vời
Anh đã lớn và em không còn bé
Nhưng tại sao chỉ một lời nói khẽ
Ba tiếng thôi mà không ghép thành câu?

Có những điều em chẳng nói được đâu
Rất đơn giản vì em là con gái
Vì trái tim luôn đặt ở bên trái
Nên em sợ mình sai lầm…biết đâu…

Có một điều em đợi từ rất lâu
Dù biết chắc: Chẳng bao giờ anh nói!

Lời bình:

“Thụ động” trong tình yêu, đó là một nét đặc trưng của nữ giới Á Đông, trong đó có Việt Nam. Như vậy không có nghĩa là tình yêu của những cô gái này kém phần mãnh liệt và bỏng cháy mà nó mang một nét rất riêng, ấy là sự kín đáo và ý tứ trong hành động mặc cho lòng có bừng cháy yêu thương. Những “ngọn lửa” tình yêu như thiêu đốt tâm hồn ấy đã tràn thành những vần thơ nóng hổi đợi chờ trong “Có một điều” của Nguyễn Kim Thuý.

“Có những việc em không thể thay anh
Những việc chỉ duy mình anh làm được
Tình yêu đâu là trò chơi cá cược
Em càng không phải người lật quân bài”

Có những việc em không thể làm thay anh được ấy là chính vì anh mới là người phải “chủ động” và chỉ duy một mình anh làm được thôi. Tác giả đem trò cá cược ra để đặt cạnh tình yêu rồi khẳng định rằng tình yêu và trò cá cược không thể là một được, điều đó tưởng chừng không có gì đáng chú ý vì hiển nhiên nó là vậy. Thế nhưng, câu tiếp theo mới là điểm chốt: “Em càng không phải là người lật quân bài”, vâng cũng chỉ là lời khẳng định thêm rằng em không thể chủ động được nhưng với hình ảnh “lật quân bài” của trò cá cược tạo nên cho người đọc một cảm giác đầy mạo hiểm của một trò chơi mà được - thua không thể biết trước, và:

“Có những khó khăn trên chặng đường dài
Em không sợ những gì đang cản lối
Nhưng em sợ một lời anh từ chối
Cầm tay em qua sóng gió cuộc đời”

Nhưng em sợ một lời anh từ chối”, sự được - thua làm cô gái lo ngại nằm ở chính điều này đây. Những khó khăn “cản lối” không làm “em” lo ngại hay chùn bước, “em” sẵn sàng đối mặt, sãn sàng vựợt qua chỉ cần “anh” “cầm tay em qua sóng gió cuộc đời”. Thế nhưng “em” không biết được rằng khi “em” cứ thổ lộ lòng mình cùng “anh” thì “anh” có “từ chối” hay không? Bẽ bàng lắm “anh” ơi, nếu điều thổ lộ của “em” lại chẳng nhận được một sự đồng tình từ phía “anh”. Tâm trạng e ngại này thật dễ hiểu với những phụ nữ Á Đông chúng ta, chúng ta không thể mạnh dạn lao vào tình yêu, thể hiện tình yêu hết mình bất chấp phản ứng của “đối tượng” như những phụ nữ Tây Phương dạn dĩ được.

“Có những tuổi thơ nay đã xa vời
Anh đã lớn và em không còn bé
Nhưng tại sao chỉ một lời nói khẽ
Ba tiếng thôi mà không ghép thành câu?

Có những điều em chẳng nói được đâu
Rất đơn giản vì em là con gái
Vì trái tim luôn đặt ở bên trái
Nên em sợ mình sai lầm…biết đâu…”

Hai khổ thơ tiếp theo mang đầy tâm trạng, như có gì trách móc, giận hờn lại vừa như có gì lo sợ, thẹn thùng. Cô gái trách chàng trai sao chỉ có ba tiếng ấy mà chàng không ghép được thành câu, rằng cô là con gái vì thế mà “em chẳng nói được đâu”. Không chỉ là trách móc, tâm trạng cô gái còn chứa một sự thấp thỏm vì cô thực sự không hiểu ý chàng “Nên em sợ mình sai lầm…biết đâu…”. Rồi sau tất cả những giằng xé của yêu thương mà không dám ngỏ, mà sợ không được đáp lại, bài thơ kết thúc bằng hai câu:

“Có một điều em đợi từ rất lâu
Dù biết chắc: Chẳng bao giờ anh nói!”

“Em” đã thầm mong “anh” sẽ nói điều ấy với “em” từ rất lâu rồi, vậy mà… Hai câu kết của bài thơ như một sự khép lại bởi lời khẳng định: “Dù biết chắc: Chẳng bao giờ anh nói!”, không còn gì nữa, “em” tin chắc là không thể hi vọng điều gì nữa. Nhưng thế thì cô gái có chờ nữa không? Câu hỏi này tôi tự đặt cho mình rồi cứ day dứt mãi về nó. Tôi vừa mong cô gái hãy quên đi hình bóng ấy để đón chờ một tình yêu mới thực sự dành cho cô, lại vừa mong cô hãy chờ thêm chút nữa để rồi một ngày gần đây, khi đọc những dòng này chàng trai kia sẽ hiểu và đáp lại tấm lòng của cô; rồi câu chuyện của họ lại là một chuyện tình kết thúc có hậu. Biết đâu rằng chàng trai lại chẳng trách yêu cô gái bằng câu hát: “em yêu anh rồi sao em chẳng nói?...”

Đấy, ai dám bảo tình yêu như thế là không mãnh liệt, không cháy bỏng? Phải yêu dạt dào lắm “em” mới có thể thốt nên những lời thơ tha thiết như vậy. Cái ý nhị là ở chỗ này đây, chẳng có một lời yêu nào được nói ra, nhưng “em” biết, “anh” biết và người đọc biết rằng… rằng… r ằng “Em y êu anh!” và em mong lắm anh hãy nói đi, nói với em “ba tiếng thôi” ngọt ngào.

#46
    Bé cò cò 07.06.2008 23:10:53 (permalink)
    XA CÁCH
     
    Nguyễn Bính

    Nhà em cách bốn quả đồi,
    Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng;
    Nhà em xa cách quá chừng,
    Em van anh đấy, anh đừng thương em”

    LỜI BÌNH:

    Bài thơ chỉ vẻn vẹn có bốn câu mà làm tôi liên tưởng đến hình ảnh của cả một làng quê với những cô thôn nữ e ấp. Để nói lên sự cách trở giữa hai người cô gái đã mượn quả đồi, ngọn suối, cánh rừng làm những “chướng ngại vật”. Không hiểu rằng sự cách trở này chỉ đơn thuần là cách trở về địa lý hay còn có những khó khăn không thể vượt qua giữa cô gái và chàng trai bởi “chim vào lồng, cá cắn câu…” nhưng tôi muốn cảm nhận bài thơ theo hướng rằng ấy là chỉ bởi đường xa hay bởi nàng mượn cớ đường xa mà nói thôi.

    “Em van anh đấy, anh đừng thương em”, chắc hẳn trong tim cô gái cũng có chút gì đó dành cho chàng trai, bởi thế mà cô phải “van” anh đừng có thương em; “van” là một động từ vừa có tính cầu xin vừa như một lời năn nỉ. Phải chăng cô gái “van” chàng là bởi cô sợ rằng nếu chàng cứ thương thì rồi cô cũng sẽ… đến thương chàng mà thôi. Vậy là cô gái đã từ chối tình cảm của chàng trai nhưng vẫn thể hiện cho chàng biết rằng ấy là tại “Nhà em xa cách quá chừng” chứ chẳng phải tại lòng em hẹp hòi với anh. Từ chối như thế thì làm sao chàng lại đành lòng “ngại núi e sông” mà không đến với nàng, mà không “thương” nàng cơ chứ. Đấy, e ấp, ý vị là ở chỗ này đây, mà chan chứa yêu thương cũng là ở chỗ này đây!

    Tôi đã có lần đem so sánh thơ Nguyễn Bính với các món ăn miền quê như tương, cà… và thầm cười cái tâm hồn ăn uống qúa “lớn” của mình. Thế nhưng, thật sự là thơ Nguyễn Bính trong tôi cũng có cái ngon lành, cái hấp dẫn và sự quen thuộc đến không thể dứt bỏ được như những món ăn “quê mùa” (nhưng bây giờ là “đặc sản” rồi!), lâu ngày không ăn là nhớ, là thèm đến bứt rứt.

    #47
      Bé cò cò 07.06.2008 23:23:05 (permalink)
      *** EM CHẲNG ĐẸP ĐÂU ***
      - Đặng Hấn -
      Em ơi! em chẳng đẹp đâu
      Không tin cứ lấy gương tàu mà soi
      Ừ thì có thắm làn môi
      Ừ thì hai núm má cười, đã sao?
      Thông minh, trán tất nhiên cao
      Đã là con gái mắt nào chẳng xanh?
      Kể chi suối tóc mát lành !
      Cứ lười không cắt, tóc anh cũng dài
      Bảo em son phấn là sai
      Nhưng trời nắng đẹp, má ai chẳng hồng!
      Chưa già, tất phải trẻ trung
      Chị anh hồi sắp lấy chồng, chả thua!
      Sao lại cười, rõ lạ chưa?
      Hay là em ngỡ anh đùa trêu nhau?
      Thật đấy mà, chả đẹp đâu!

       
      Lời bình:
       
      Tôi đã đọc nhiều bài thơ tả về nét đẹp của người con gái, nhưng đọng lại trong lòng tôi lại là một bài thơ của Đặng Hấn với một tựa đề rất ngộ nghĩnh: Em chẳng đẹp đâu.
      Ta cứ thử hình dung có một chàng trai ngồi nói chuyện với một cô gái, đang vui vẻ thì bất chợt chàng cất lời:
      "Em ơi em chẳng đẹp đâu
      Không tin cứ lấy gương tầu mà soi!"

      Không gian sẽ chùng xuống, cô gái bối rối vì chưa ai nói với mình như thế cả. Có thể cô sẽ nghĩ thầm "rõ khéo chàng này vô duyên tệ". Chàng trai phớt lờ cái nhìn ngạc nhiên của cô gái và tiếp tục chứng minh vì sao chàng nói như thế:
      "Ừ thì có thắm làn môi
      Ừ thì hai má lúm cười đã sao?
      Thông minh, trán tất nhiên cao
      Đã là con gái, mắt nào chẳng xanh
      Kể chi suối tóc mát lành
      Cứ lười không cắt, tóc anh cũng dài!
      Bảo em son phấn là sai
      Nhưng trời nắng đẹp má ai chả hồng?"

      Người đọc có thể hình dung ra má của cô gái sẽ ửng hồng lên vì hạnh phúc khi nghe chàng thất lên những lời này. Thì ra là chàng khen ta đấy, khen mà tỏ vẻ là không quan tâm đến những nét đẹp của ta. Nhà thơ đã tạo cho mình một phong cách viết thật độc đáo, viết mà như không viết. Câu chữ rất tự nhiên nhưng lại rất thâm thuý. Ừ thì "em chẳng đẹp đâu" bởi môi thắm, má lúm đồng tiền, mắt xanh, suối tóc dài... đều là những thuộc tính tự nhiên của người con gái.
      Sau khi kể ra một loạt điều chứng minh em không đẹp, có lẽ cảm thấy lời nói mình chưa thuyết phục cô gái lắm nên chàng trai hùng hồn tuyên bố tiếp:
      "Chưa già tất phải trẻ trung
      Chị anh, hồi sắp lấy chồng chả thua"

      Đến đây thì cô gái dù có khó tính, hay chậm hiểu đến mấy cũng sẽ không giấu nổi nụ cười, vì biết chàng đang đùa, đang trêu mình. Chàng trai thấy cô cười thì biết mình đã thành công rồi nhưng vẫn giả vờ nghiêm nghị:
      "Sao lại cười, rõ lạ chưa?
      Hay là em ngỡ anh đùa trêu nhau"

      Câu thơ thật tự nhiên làm người đọc cảm thấy chàng trai đang thú nhận với cô gái rằng "Nãy giờ anh chỉ đùa trêu em thôi. Thật ra anh đang ngợi ca nhan sắc của em đấy!"
      Bài thơ khép lại bằng lời khẳng định "Thật đấy mà, chả đẹp đâu" và chắc chắn chàng trai sẽ được nhận một ánh mắt sắc như dao cau của cô gái. Ta như nghe được tiếng cười cố nén lại của chàng trai trong câu nói này.
      Yêu nhau, ca ngợi nhan sắc của người mình yêu là chuyện thường tình. Nhưng Đặng Hấn đã ca ngợi theo cách riêng của anh, độc đáo và hóm hỉnh làm cho người đọc thích thú. Những câu thơ rất nhẹ nhàng và tự nhiên nhưng lại cuốn người đọc vào trong đó. Chỉ là thơ thôi nhưng khi đọc vào ta như nghe cả tiếng cười khúc khích của cô gái, cảm nhận được giọng cười cố nén của chàng trai. Chỉ là thơ thôi nhưng khi đọc ta sẽ thấy từng thay đổi trên nét mặt ngừơi con gái, từ ngạc nhiên, ngơ ngác đến bối rối thẹn thùng và vẻ mặt nghiêm nghị một cách hài hước của chàng trai nữa. Chỉ là thơ thôi nhưng ta có thể "nghe" và "thấy", ít có tác giả nào lại thành công đến thế! Không biết bạn cảm thấy thế nào chứ riêng tôi cảm thấy đây là bài thơ thật tuyệt.


      #48
        Bé cò cò 10.06.2008 14:53:58 (permalink)

        Dạ khúc - Hoàng Phủ Ngọc Tường
        Có buổi chiều nào như chiều xưa
        Anh về trên cát nóng
        Đường dài vành môi khát bỏng
        Em đến dịu dàng như một cơn mưa
        Có buổi chiều nào như chiều qua
        Lòng tràn đầy thương mến
        Mang cả xuân thì em đến
        Thắm nồng như một bông hoa
        Có buổi chiều nào người bỏ vui chơi
        Cho tôi  chiếc hôn nồng cháy
        Nỗi đau bắt đầu từ đấy


        Ngọt ngào như trái nho tươi
        Có buổi chiều nào mộng mị vây quanh
        Nửa vành mi cong hờn dỗi
        Em xõa muộn sầu trên gối
        Rối bời như mớ tơ xanh
        Có buổi chiều nào hình như chưa nguôi
        Vầng trăng sáng màu vĩnh viễn
        Em có lời thề dâng hiến
        Cho anh trọn một đời người
        Có buổi chiều nào như chiều nay
        Căn phòng anh bóng tối dâng đầy
        Anh lặng thầm như là chiếc bóng
        Hoa tàn một mình em không hay
         
        Bình thơ:
         
         
        Có lẽ những ai đã từng đọc những trang tùy bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng sẽ không thất vọng khi đọc thơ tình của ông. Rất trong sáng, dịu nhẹ, bâng khuâng...
        Dạ khúc là một câu chuyện tình được kể bằng những vần thơ. Câu chuyện có anh, có em, có khởi đầu, và có kết thúc. Lần đầu tiên đọc bài thơ này, tôi đã ngạc nhiên, không hiểu vì đâu một bài thơ đầy ắp những buổi chiều như thế, lại có tên là Dạ khúc.
        Cái tên của một bài thơ bao giờ cũng thâu tóm cái thần, cái cốt lõi nhất của bài thơ đó. Với tôi, Dạ khúc là khúc đêm, là một khoảng lặng tĩnh tại, hoang vắng. Thế mà một bài thơ với sáu khổ thơ, sáu buổi chiều, sáu khúc ca hoài niệm lại có tên Dạ khúc !
        Nhưng khi đọc trở lại bài thơ tôi đã nhận ra rằng quả thực nhà thơ đã vô cùng hữu ý khi đặt cho bài thơ cái tên đó. Sáu khổ thơ bắt đầu bằng sáu sự tìm kiếm “có buổi chiều nào như chiều …”, với thời gian kéo dần từ quá khứ xa đến hiện tại. Sự lặp lại đó đã tạo cho âm hưởng chung của bài thơ, đó là sự - lần - tìm - kỉ - niệm. Cũng vì sự lần tìm kỉ niệm ấy mà người đọc biết, câu chuyện tình đó đang qua hoặc  đã qua rồi.
        Sự vận động mãnh liệt của dòng thời gian qua các khổ thơ cũng là sự vận động mãnh liệt của cảm giác con người trong tình yêu, từ lúc khởi đầu đến khi kết thúc. Anh và em đã cùng đi qua những buổi chiều, từ buổi chiều xưa, đến buổi chiều qua, và những buổi chiều chỉ có thể gọi tên bằng kỉ niệm “buổi chiều người bỏ vui chơi” “buổi chiều mộng mị vây quanh” “buổi chiều hình như chưa nguôi” , những buổi chiều hạnh phúc, chỉ cho đến một buổi chiều nay, buổi chiều mà lần đầu tiên bóng tối đã đến.
        Câu thơ “căn phòng anh bóng tối dâng đầy” là một câu thơ vô cùng tinh tế. Không phải là bóng tối phủ ngập căn phòng mà là bóng tối đang dâng lên, đang xâm lấn dần những khoảng không ánh sáng, thứ ánh sáng của hạnh phúc tình yêu mà con người vẫn chìm đắm. Trong căn phòng ấy , vẫn có anh và em, nhưng hai người dường như đã bị đẩy lùi về hai đầu thế giới mà sợi dây kết nối duy nhất là tình yêu đã không còn.
        Hình ảnh “hoa tàn” vô cùng gợi cảm, bởi lẽ chỉ cần hình ảnh đó mà người đọc cảm nhận có một tình yêu vừa đã qua đi, vừa đã tàn lụi. Bông hoa tàn lụi trong bóng tối, như sự kết thúc lặng lẽ của một mối tình. Và người đọc biết rằng sẽ không còn có thể tìm thấy một buổi chiều nào nữa, chỉ còn là bóng tối miên viễn, buồn rầu…. Phải chăng vì lẽ đó, bài thơ có tên “dạ khúc”?
        Từ trước đến nay, nhớ đến thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, tôi hay nhớ đến những nàng tiên “quì ôm cát bụi khóc òa như mưa”, nhớ tới những miền không gian giao thoa giữa trần gian và tiên giới… Nhưng Dạ khúc lại là một tình yêu rất đời, rất trẻ, và cũng đầy cảm thông da diết. Nét tài hoa quen thuộc của Hoàng phủ Ngọc Tường, ta vẫn tìm thấy trong những hình ảnh trong sáng, hoặc mơ màng một vẻ đẹp liêu trai. Đó là một bông hoa xuân thì, là vành mi cong hờn dỗi, là mớ tơ xanh, vầng trăng nhân chứng,hay cả lời thề dâng hiến …
        Bài thơ là một mối tình đã vỡ, với những dự cảm ngay từ ban đầu, khi chàng trai say đắm trong nụ hôn, anh đã biết “nỗi đau bắt đầu từ đấy” đã biết tình yêu luôn là nơi phát khởi của những nỗi đau. Nhưng đó là nỗi đau đớn ngọt ngào mà ít người chối từ được nó. Và vì lẽ đó, khi bài thơ kết thúc, nó không quá cay đắng, không quá xót xa, mà chỉ là một cảm giác luyến tiếc xa vắng, lặng lẽ….
        Rất nhiều bạn trẻ đã chép trong những trang thơ của mình bài thơ Dạ Khúc, và tìm thấy ở đó sự đồng cảm, sẻ chia. Với một bài thơ, một nhà thơ, có còn cần gì hơn thế?

        Nguyễn Thu Thủy
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.06.2008 14:56:36 bởi coco_trencungtrang >
        #49
          Bé cò cò 10.06.2008 15:16:36 (permalink)

          Đêm sao sáng
          (Nguyễn Bính)

          Đêm hiện dần lên những chấm sao
          Lòng trời đương thấp bỗng nhiên cao
          Sông Ngân đã tỏ đôi bờ lạnh
          Ai biết cầu Ô ở chỗ nào?

          Tìm mũ Thần Nông chẳng thấy đâu
          Thấy con vịt lội giữa dòng sâu
          Sao Hôm như mắt em ngày ấy
          Rớm lệ nhìn tôi bước xuống tàu

          Chòm sao Bắc Đẩu sáng tinh khôi
          Lộng lẫy uy nghi một góc trời
          Em ở bên kia bờ vĩ tuyến
          Nhìn sao thao thức mấy năm rồi...

          Sao đặc trời cao sáng suốt đêm
          Sao đêm chung sáng chẳng chia miền
          Trời còn có bữa sao quên mọc
          Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em.
          Lời bình:

          Nguyễn Bính viết bài thơ năm 1957 tại Hà Nội. Bấy giờ đã là ba năm kể từ ngày cán bộ ta tập kết ra Bắc, với hy vọng chỉ một vài năm - thông qua Tổng tuyển cử cả nước - nhân dân hai miền Nam - Bắc sẽ được sum vầy (theo tinh thần hiệp định Giơnevơ). Nhưng khả năng ấy đã trở nên ngày một diệu vợi. Tiến trình thống nhất đất nước bị ngăn trở! Không phải vô tình mà hầu hết những nhà thơ sinh trưởng, hoặc từng gắn bó với mảnh đất, con người miền Nam đã bắt đầu róng riết cất lên tiếng kêu của nỗi đau chia cắt. Ta có thể đọc thấy ở Xuân Diệu: Đất nước trong tôi là một khối/ Dòng sông Bến Hải chảy qua tim; ở Tế Hanh: Như đất nước: lòng ta chưa thống nhất/ Em ở đâu rồi, em ở đâu?
          Nguyễn Bính, mặc dù quê gốc Nam Định, nhưng một thời gian dài trước và sau Cách mạng Tháng Tám đã sinh sống và hoạt động ở Nam Bộ, từng có lúc ông được chỉ định làm Phó chủ nhiệm Tình bộ Việt Minh Rạch Giá (cũng tại đây, ông lấy vợ và sinh được hai cô con gái). Nỗi đau ấy không phải không xuất phát từ một nguyên cớ trong trái tim nhà thơ:
          Đêm hiện dần lên những chấm sao
          Lòng trời đương thấp bỗng nhiên cao
          Đây là một quan sát khá tinh. Hợp lý thôi: trước khi sao mọc, trời đất còn nhòa một khối, lẫn với bóng đêm. Ánh sáng những vì sao như những vệt dấu làm ta phân định rõ ranh giới trời - đất. Ánh sáng bung nở làm vòm trời như được "nâng" hẳn lên, thậm chí: Sông Ngân đã tỏ đôi bờ lạnh, dù rằng, trời càng sáng thì - như một nghịch lý - mắt nhà thơ lại mờ đi trong tâm trạng thất vọng, nhung nhớ: Ai biết cầu Ô ở chỗ nào?
          Không biết tự bao giờ, và ai là người đầu tiên nhìn dải sao trời ấy mà đặt tên dải Ngân Hà. Rồi sao Thần Nông, rồi cầu Ô Thước? Cách gọi của Nguyễn Bính không thêm gì mới nhưng nó hợp với những điều ông đang nghĩ ngợi và xa xót. Đất nước cắt chia. Ranh giới hai miền Nam - Bắc (đúng ra là hai chế độ chính trị khác biệt) được phân định bởi một con sông. Và, chiếc cầu Hiền Lương đã trở thành biểu tượng của sự ngăn cách ấy: Sông Ngân đã tỏ đôi bờ lạnh/ Ai biết cầu Ô ở chỗ nào?... Có lẽ hai câu thơ thứ 7, thứ 8 sẽ làm sáng tỏ hơn nguyên do tại sao nhà thơ lại có những liên hệ này: Sao Hôm như mắt em đêm ấy/ Rớm lệ nhìn tôi bước xuống tàu.
          "Ngày ấy"- đã ba năm trôi qua. Ai đâu hay đã ngàn ngày có lẻ, nhà thơ - và biết bao con người khác nữa - sống trong tâm trạng "đêm Nam ngày Bắc", chưa kể ở trong ấy, ở "bên kia bờ vĩ tuyến", em cũng Nhìn sao thao thức mấy năm rồi...
          Khổ thơ thứ ba có lẽ là khổ thơ "lộ ý" nhất toàn bài. Không có nó, bài thơ sẽ chỉ là một thi phẩm được viết theo hướng cũ "hiện thực phê phán", chứ chưa phải "hiện thực xã hội chủ nghĩa". Bởi thế mà ta bắt gặp ở đây hình ảnh Chòm sao Bắc Đẩu sáng tinh khôi/ Lộng lẫy uy nghi một góc trời... Chỉ có điều, trong khổ thơ này của Nguyễn Bính, ý thơ cứng nhưng điệu thơ mềm. Giọng thơ đọc lên thấy bùi ngùi (Có lẽ do những chữ cuối câu trong toàn bài hầu hết tác giả dùng thanh bằng, và chữ cuối của câu thơ cuối khổ là dấu huyền nên âm điệu bao giờ cũng chùng xuống khi hết một khổ). Và bởi thế mà khổ thơ trên bao giờ cũng tràn xuống khổ dưới:
          Sao đêm chung sáng chẳng chia miền
          Đến đây, ở đây, nhà thơ đã học cách nói dân gian để biểu lộ tình cảm trước sau như nhất của mình. Trước Nguyễn Bính, trong bài thơ Ta đi tới viết tháng 8-1945, Tố Hữu cũng đã nhấn mạnh ý đó thông qua một cách nói dân gian khác: Dù ai rào giậu ngăn sân/ Lòng ta vẫn giữ là dân cụ Hồ. Bây giờ lại đến Nguyễn Bính - thông qua hình ảnh những ngôi sao chi chít, dày đặc, đoàn tụ trên trời mà - cùng với các đồng nghiệp - "tập kết" ý tưởng của mình. Chỉ lạ, đến hai câu cuối: Trời còn có bữa sao quên mọc/ Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em... "hệ câu chữ" vẫn thống nhất (trên sao, dưới vẫn nói về sao), nhưng rõ ràng có một nhánh nhỏ được tách ra từ đây, nó thể hiện tâm trạng đơn lẻ của tác giả: ông vẫn ghì riết lấy nỗi niềm riêng nhớ nhung của mình (dù rằng nó được đặt trong bối cảnh chung của đất nước). Điều này cho thấy có một cái gì đó "bất kham" ở con người Nguyễn Bính. Độc giả hiểu và đồng cảm với nhà thơ, bởi dẫu sao trong số những bài thơ gắn với chủ đề đấu tranh và thống nhất đất nước, Đêm sao sáng vẫn là một trong những bài thơ đi sâu được vào lòng người, dù rằng trong sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Bính, có thể nó chỉ được xếp vào loại "bậc hai" mà thôi.

          (Phạm Nhật Linh)
          #50
            Bé cò cò 11.06.2008 11:31:47 (permalink)
             Nhà chật
            Lưu Quang Vũ

            Nhà chỉ mấy thước vuông, sách vở xếp cạnh nồi
            Nếu nằm mơ, em quờ tay là chạm vào thùng gạo
            Ô tường nhỏ treo tranh và phơi áo
            Ta chỉ có mấy thước vuông cho hạnh phúc của mình

            Nhà chật như khoang thuyền nhỏ hẹp giữa sông
            Vừa căng buồm để đi, vừa nấu cơm để sống
            Phải bỏ hết những gì không cần thiết
            Ta chỉ có mấy thước vuông cho hành lý của mình

            Khoảng không gian của anh và em
            Khi buồn bã em không thể quay mặt đi nơi khác
            Anh không giấu em một nghĩ lo nào được
            Ta chỉ có mấy thước vuông để cùng khổ cùng vui

            Anh ngẩng lên là ở cạnh em rồi
            Bạn thuyền ơi, ngoài kia chiều lộng gió
            Bên cửa sổ của gian phòng nhỏ
            Mắt em xanh thăm thẳm những chân trời

            Lời bình:

            Có lẽ, phải đến thế kỷ này, song song với việc gia tăng dân số, nhu cầu nhà ở đã trở nên bức bách đối với mỗi con người và trở thành vấn đề nan giải của toàn xã hội... Lưu Quang Vũ từng có những vần thơ ca ngợi thành phố nơi anh sinh trưởng: "trải bao đời thành phố có nhà tôi". Hay đâu, cũng chính bởi "trải bao đời" mà căn phòng anh ở chỉ còn là một ô ngăn, nhỏ nhoi lọt thỏm giữa một khu dân cư náo nhiệt.
            Căn phòng hẹp, thật hẹp! Đến độ, sống trong căn phòng ấy, người ta không còn biết cách sao giấu được thái độ, tâm trạng của chính mình:
            "Khi buồn bã em không thể quay mặt đi nơi khác
            Anh không giấu em một nghĩ lo nào được"
            Thậm chí, hơn thế nữa:
            "Nhà chỉ mấy thước vuông sách vở xếp cạnh nồi"
            Thì ra, cuộc sống đã nhắc người ta phải biết giữ thăng bằng. Sách vở - Nồi niêu tưởng xa lạ với nhau, ấy vậy mà lại có quan hệ "hữu cơ". Thi hào Đức Hai-nơ từng vẽ ra một xã hội tương lai: đó là xã hội của hoa hồng, bánh mỳ và thơ ca. Dĩ nhiên, để giữ được một cuộc sống hạnh phúc, cuộc sống "hoa hồng" thì người ta cần phải có thơ ca và cũng cần phải có cả... bánh mỳ. Ngay đến giấc mơ của con người cũng có thoát ra ngoài thực tế được đâu:
            "Nếu nằm mơ, em quờ tay là chạm vào thùng gạo"
            Trước kia, Xuân Quỳnh có câu thơ được nhiều người thích:
            "Lòng em nhớ đến anh
            Cả trong mơ còn thức"
            Chính nỗi lo toan thường nhật đã khiến trong giấc mơ người ta vẫn làm chủ được trạng huống của mình. Đành vậy, biết sao được! "Ô tường nhỏ treo tranh và phơi áo" Cùng chung tồn tại trên một khoảng tường, dưới cái đinh của "chủ nghĩa hiện thực" là "bộ vỏ", là thân xác và cốt lõi của tâm hồn.
            Như vậy là, với các biểu tượng đối lập: sách vở-xong nồi, tranh treo-áo phơi (khổ đầu), thuyền-sông, căng buồm-nấu cơm, đi và sống (khổ giữa), cửa sổ (gian phòng) và mắt em _ cửa sổ tâm hồn (khổ cuối), Lưu Quang Vũ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người bài trí sân khấu và gây dựng tình huống cho vở kịch. Độc giả đã nhận ra được phần nào khả năng liên tưởng của anh. Tuy nhiên, nếu nói về sự ví von, thì sự ví von hay nhất và cảm động nhất vẫn là:
            "Nhà chật như khoang thuyền nhỏ hẹp giữa sông"
            Ngôi nhà này không thuộc dạng "bất động sản". Ngoài ý nghĩa là nơi trú ngụ của con người, nó còn phải có "chức năng" đưa chủ nhân của mình tới những bến bờ xa xăm: "Vừa căng buồm để đi vừa nấu cơm để sống". "Con thuyền" ấy phải chịu tác động của giông bão bầu trời cũng như của nghìn trùng sóng nước. Thậm chí nó có thể bị chìm, bị đắm nếu con người không biết "bỏ hết những gì không cần thiết" trong "hành lý" của mình.
            Tuy nhiên, với lá buồm được căng lên bằng tâm hồn đầy khát vọng và với chiếc neo của trái tim sâu nặng nghĩa đời, con thuyền ấy đã vượt qua bao thác ghềnh.
            Tiếc thay, trên con đường từ sông ra biển, cách đây gần chục năm, con thuyền ấy đã mắc cạn bên một chiếc cầu... Tai nạn giao thông ập đến bất ngờ đã cướp đi một gia đình nghệ sĩ tài hoa!
            Qua bài thơ, Lưu Quang Vũ muốn giãi bày với chúng ta một hoàn cảnh, nhưng trên hết là một phương châm sống, một cách vượt lên gian khó đời thường.
            Phạm Khải (1997)

            <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.06.2008 11:40:13 bởi coco_trencungtrang >
            #51
              Bé cò cò 11.06.2008 12:10:57 (permalink)
              HAI QUẢ HỒNG
              (Vũ Nho)

              "Hai tay cầm hai quả hồng
              Quả chát phần chồng, quả ngọt phần trai
              Đêm nằm vuốt bụng thở dài
              Thương chồng thì ít, thương trai thì nhiều"
               
              Lời bình:

              Người gì mà quái lạ đến như vậy? Ca dao đã từng nói đến chuyện có vẻ lạ lùng:
              "Gió sao gió mát sau lưng
              Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này"
              Hoặc quá hơn chút nữa:
              "Lấy chồng chẳng biết mặt chồng
              Đêm nắm tơ tưởng nghĩ ông láng giềng".
              Nhưng người đời rồi cũng chấp nhận. Còn người đàn bà này lại cư xử với chồng như thế thì không thể nào... thương được! Rành rành đây là cách ăn ở cư xử của một người và cũng là một loại người thiếu chính chuyên, được đưa ra đây để mọi người chê bai, diễu cợt, làm gương cho khách hồng quần.
              Bao năm nay, người viết bài này vẫn yên tâm với cách hiểu như vậy. Nhưng gần đây ngẫm lại, chợt nhận thấy hình như mình thiếu công bằng và khắt khe.
              Người con gái này không yêu chồng hoặc yêu chồng ít hơn yêu trai thì đã hẳn. Nhưng chúng ta đừng vội đem ngay luân lý đạo đức ra kết án cô mà tội nghiệp. Trên đời này có người phụ nữ nào lại không muốn yêu chồng, thương con. Nhưng chẳng may lấy phải người chồng chẳng bao giờ yêu mến thì làm sao mà yêu cho được? Cái thời của những câu ca dao là cái thời "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" thì những chuyện trái duyên không phải là hiếm hoi. Có bao nhiêu cảnh cọc cạch: "chồng thấp vợ cao, như đôi đũa lệch so sao cho bằng". Có bao nhiêu trường hợp chồng chỉ là một "ông lão móm", cô gái "lấy cho qua lần thì thôi". Hay đây nữa một anh chồng:
              "Chồng em vừa xấu vừa đen
              Vừa kém con mắt vừa hèn chân đi
              Chồng em rỗ sứt rỗ sì
              Chân đi chữ bát mắt thì ngưỡng thiên".
              Người chồng bị ép gả như thế làm sao cô gái có thể yêu cho được? Ông chồng đó chỉ là người được ràng buộc vào cuộc đời người con gái bằng tập tục, lễ giáo mà thôi. Chồng của cô gái này chắc cũng là một người như thế. Còn người được gọi là "trai" đối lập với ông chồng kia là ai? Dĩ nhiên, đó là người không lấy được cô, là người không được thừa nhận trong giấy tờ là chồng. Nhưng có thể anh chính là người bạn "biết nhau từ thuở buông thừng", anh chính là người trai làng mà cô đã từng hò hẹn thề nguyền. Chỉ tại bác mẹ, tại mối manh, tại bao nhiêu trắc trở mà cô không lấy được anh. Nhưng tình xưa vẫn còn nguyên đó, "dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng". Làm sao có thể ngăn được lòng cô vẫn hướng về anh? So ra, người khác còn quyết liệt hơn cô nhiều:
              "Ví dù thầy mẹ đan rọ thả trôi
              Thả trôi thì thả, lòng tôi vẫn thương chàng"
              Còn cô không dám cưỡng lại tập tục, cô đi lấy người chồng mà mình không yêu. Vậy nên cô mới cư xử với trai hậu hơn với chồng, dành phần hơn cho cái người không phải là chồng về danh nghĩa nhưng là chồng trong tình cảm, trong tâm trí của cô.
              Điều đáng nói ở đây là đức hy sinh của cô gái này và sự nhân hậu vốn như là bản tính tự nhiên trong tấm lòng phụ nữ. Anh chồng, tuy cô không yêu, nhưng cô vẫn dành cho anh ta một trái, dù là trái hồng chát. Và dù cô không yêu, nhưng cô vẫn dành cho anh ta một phần tình thương chứ không phải "bỏ rơi" tuyệt đối. Duy có bản thân mình thì cô chẳng dành cho mình một chút gì hết. Hai quả hồng, cô đem cho cả hai người. Tình thương cô cũng dành chia cho hai người tất cả. Cô chẳng giữ lại chút gì cho mình, cô chẳng hề nghĩ về mình. Mặc dù hoàn cảnh của cô chắc chắn là hết sức ái ngại, đáng thương.
              Dân tộc ta quả thật là nhân ái và độ lượng!
              #52
                Bé cò cò 11.06.2008 14:30:21 (permalink)
                Tâm sự nàng Thúy Vân

                Trương Nam Hương
                Nghĩ thương lời chị dặn dò
                Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh
                Chị yêu lệ chảy đã đành
                Chớ em nước mắt đâu dành chàng Kim.
                Ơ kìa sao chị ngồi im
                Máu còn biết chảy về tim để hồng
                Lấy người yêu chị làm chồng
                Ðời em thể thắt một vòng oan khiên

                Sụt sùi ướt cỏ Ðạm Tiên
                Chị thương kẻ khuất, đừng quên người còn
                Mấp mô số phận vuông tròn
                Ðất không thể nhốt linh hồn đời yêu!

                Là em nghĩ vậy thôi Kiều
                Sánh đâu đời chị ba chiều bão giông
                Con đò đời chị về không
                Chở theo tiếng khóc đáy sông Tiền Ðường

                Chị nhiều hờn giận yêu thương
                Vầng trăng còn lấm mùi hương hẹn hò
                Em chưa được thế bao giờ
                Tiết trinh thương chị đánh lừa con tim

                Em thành vợ của chàng Kim
                Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao
                Giấu đầy đến nỗi khát khao
                Kiều ơi, em đợi kiếp nào để yêu?


                Tôi chú ý đến cái tên Trương Nam Hương từ khi đọc "Tâm sự nàng Thuý Vân" cách đây vài năm. Hai mươi tư câu lục bát cuốn hút tôi từ đầu đến cuối. Không một chữ thừa. Toàn bài là một sự dồn nén, dồn nén đến tức tưởi, để rồi vỡ dần, vỡ dần, hiện ra một bi kịch trọn vẹn. Truyện Kiều là một chuỗi những bi kịch nối tiếp nhau, những "cung gió thảm mưa sầu" xoay quanh cuộc đời nàng Kiều. Nhưng bên cạnh đó còn ẩn sâu một bi kịch mà chỉ đến Trương Nam Hương mới được phát hiện, khai thác:

                Nghĩ thương lời chị dặn dò
                Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh
                Chị yêu lệ chảy đã đành
                Chớ em nước mắt đâu dành chàng Kim!

                Ðọc Truyện Kiều, người ta thường ít chú ý đến Thuý Vân. Bởi so với cô chị tài sắc mà bạc mệnh, số phận của cô em xem ra may mắn, suôn sẻ mọi bề. Có nhà phê bình thời xưa nặng lời khi đánh giá nàng "Thuý Vân như một khối đá trơ... chỉ để làm bà quan là hợp..." Người ta quên rằng nàng cũng là một người con gái có tâm hồn, có tình cảm. Trong cuộc đời không chông gai như chị song nàng cũng mang niềm đau khổ khó ai thấu hiểu. Trương Nam Hương đã nói hộ tâm sự của nàng:

                Lấy người yêu chị làm chồng
                Ðời em thể thắt một vòng oan khiên

                Ta còn nhớ, Thuý Vân nhận lấy Kim Trọng bởi lời nhờ cậy "trao duyên" của Kiều. Nàng lấy chồng như một nghĩa cử, cốt cho yên lòng người chị đau khổ. Người chồng ấy- chàng Kim- dù sống với nàng nhưng vẫn canh cánh bên lòng mối tình sâu nặng với Kiều:

                Khi ăn ở, lúc ra vào
                Càng âu duyên mới, càng đào tình xưa

                Tâm tình ấy, dù là người vô tâm nhất cũng nhận ra Thuý Vân làm sao không chạnh lòng, tủi phận! Có người nói: Cái gì cũng có thể chia sẻ, trừ tình yêu. Tình Kim- Kiều chẳng thể san sẻ cho nàng Vân. Còn Thuý Vân, nàng cũng chưa bao giờ yêu Kim Trọng. Cái buổi gặp gỡ trong tiết Thanh minh, tuy "hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa" nhưng "tình trong như đã, mặt ngoài còn e" thì chỉ có Kiều với Kim. Cho nên:

                Chị yêu lệ chảy đã đành
                Chớ em nước mắt đâu dành chàng Kim!

                Chấp nhận làm vợ Kim Trọng, thay chị trả nghĩa cho chàng, nhưng Thuý Vân không thể dập tắt niềm khao khát được sống được yêu như mọi người con gái bình thường. Bởi vì, đến "máu còn biết chảy về tim để hồng" kia mà! Hai câu thơ tiếp sau như một lời trách cứ:

                Sụt sùi ướt cỏ Ðạm Tiên
                Chị thương kẻ khuất đừng quên người còn

                Chị đa cảm, thương người lắm, chị đừng quên đứa em, đã hy sinh cho chị, sống một cuộc hôn nhân không tình yêu! Trách cứ dồn nén lại để vỡ oà hai câu thơ rất tài tình:

                Mấp mô số phận vuông tròn
                Ðất không thể nhốt linh hồn đời yêu!

                Tôi yêu nhất hai câu thơ này. Bao nhiêu tài hoa, tình cảm dồn đúc nên mười bốn chữ ấy. Có lẽ Trương Nam Hương là người đầu tiên tạc nên hình ảnh "mấp mô số phận". Phải chăng tác giả muốn gợi đến những nấm mồ, mỗi nấm mồ là một số phận không ai giống ai, long đong, khúc khuỷu, nhọc nhằn. Ðất đen đã chôn kín kiếp người nhưng không thể chôn vùi những linh hồn cháy bỏng khát khao yêu đương. Thế thì em, làm sao có thể chôn vùi niềm khao khát ấy bên chuyện tình của chị, chị ơi! Từng chữ trong câu thơ như linh hồn muốn phá tung song sắt của định mệnh để sống và yêu hết mình. Ðây là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, đầy biểu cảm của Trương Nam Hương.

                Thuý Vân hiểu rõ cuộc đời oan khổ của chị. Nàng thương chị vô ngần:

                Là em nghĩ vậy thôi Kiều
                Sánh sao đời chị ba chiều bão giông
                Con đò đời chị về không
                Chở theo tiếng khóc đáy sông Tiền Ðường

                Nhưng chị còn hạnh phúc hơn em:

                Chị nhiều hờn giận yêu thương
                Vầng trăng còn lấm mùi hương hẹn hò
                Em chưa được thế bao giờ
                Tiết trinh thương chị đánh lừa trái tim

                Câu thơ như một tiếng nấc xót xa tức nghẹn "Tiết trinh- thương chị- đánh lừa trái tim". Chị đã yêu và được yêu. Còn đó vầng trăng vằng vặc chứng giám tình yêu của chị. Còn em, em chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ được thế. Vì thương chị mà em phải đánh lừa trái tim biết yêu và khao khát tình yêu đích thực của mình để thành vợ người yêu chị. Nỗi đau của em, chị có thấu chăng? Bi kịch của Thuý Vân đã lên đến đỉnh điểm. Nỗi đau dồn vào từng chữ nặng như chị, nhức nhối, xoáy sâu vào tim óc. "Tiết trinh thương chị- đánh lừa trái tim". Oan khốc đổ xuống đầu gia đình Kiều không chỉ làm cho một người con gái phải lìa bỏ người thân yêu, dấn mình vào kiếp giang hồ nhục nhã, xé nát trái tim "trong giá trắng ngần" mà còn khiến một người con gái khác phải "đánh lừa trái tim" mình, dìm sâu nỗi khao khát sống và yêu để trọn tình với chị. Có cái gì như một lời phản kháng, gào thét trong lặng lẽ, căm uất, nghẹn ngào bật lên trong câu thơ.

                Bài thơ kết lại bằng một câu hỏi day dứt, quặn lòng:

                Kiều ơi, em đợi kiếp nào để yêu?

                Câu hỏi vọng vào không gian và thời gian. Biết đến kiếp nào em mới được yêu, chị Kiều ơi! Kiếp này em đã là vợ chàng Kim, làm tròn việc thừa gia, trả nghĩa. Nhưng đến bao giờ, bao giờ em mới được một lần dưới "vầng trăng lấm mùi hương hẹn hò" như chị đã từng được thế?

                Bài thơ khép lại, mà dư âm về nỗi đau, nỗi khát khao của nàng Vân vẫn đọng mãi trong lòng người đọc. Ðọc "Tâm sự nàng Thuý Vân" ta hiểu thêm một bi kịch mà xã hội Truyện Kiều đã gây ra. Không rõ rệt trào sôi như những thảm cảnh trong đời nàng Kiều, nhưng sâu sắc lắng đọng, day dứt và ám ảnh, Trương Nam Hương đã mở ra tấn bi kịch ấy một cách tài hoa. Cái tài ấy xét cho cùng, chính là cái tình của anh với Truyện Kiều, với nàng Vân tưởng như chìm khuất bên Kiều, nhưng tâm anh đã soi một ánh sáng mới vào hình ảnh ấy. Như Nguyễn Du đã viết:

                "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"

                #53
                  Bé cò cò 11.06.2008 14:39:46 (permalink)
                  Về với ruộng đồng

                  Trần văn Lợi


                  Mỏi mê với chốn đông người
                  Cái nhìn thì mỏng, cái cười thì nông
                  Thôi ta về với ruộng đồng
                  Lại gieo tục ngữ, lại trồng dân ca.

                  Thỏa thuê cùng với cỏ hoa
                  Thong dong rau mắm,nhẩn nha mùa màng
                  Tiếng chào mở lối dọn làng
                  Bát cơm gạo mới thơm sang láng giềng

                  Cõi người là chốn thiêng liêng
                  Quê hương là chốn bình yên đời mình
                  Bao lời bia đá anh linh
                  Khói hương thơm suốt nghĩa tình thế gian

                  Bến sông ngập ánh trăng vàng
                  Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn,âu lo
                  Lợi danh một thực, mười hư
                  Trăm điều khao khát cũng phù sa trôi

                  Nắng mưa vun xới tuổi đời
                  Tình quê bồi đắp vào nơi sâu đằm
                  Ta về hát khúc trăm năm
                  Gối lên tiếng ếch mà nằm chiêm bao

                  Bình thơ :

                  Mãi bon chen giữa cuộc đời bận rộn, đầy rẫy lo toan, bộn bề ích kỷ, có khi nào, mỗi chúng ta chợt nhớ và thèm được trở về một vùng trời bình yên – một quê hương để thương để nhớ:
                  Mải mê với chốn đông người
                  Cái nhìn thì mỏng, cái cười thì nông
                  Cái sự “mỏng”, sự “nông” mà tác giả nói đến phải chăng là thước đo cái quan hệ người – người ? Đáng buồn thay, ngay cả những cử chỉ đơn giản nhất để biểu hiện tình người kia lại “mỏng”, lại “nông” đến thế sao ? Thì “thôi ta về với ruộng đồng, lại gieo tục ngữ, lại trồng dân ca”.
                  Đôi chân bôn ba trên đường đời giờ đã mỏi, đây là lúc trở về. Về với ruộng đồng bao la bát ngát, về với lũy tre làng dày mịt, về với giếng làng sâu thăm thẳm. Nơi đó ta cùng gieo trồng ca dao, tục ngữ. Ôi, vui sướng biết bao nhiêu ! Hình ảnh của dòng sữa dân gian mát lành lại được gắn với những động từ “gieo”, “trồng” làm cho ý thơ thêm mộc mạc, quê mùa mà lại thanh bạch, sáng trong. Ở đó, tình quê luôn lai láng:
                  Thỏa thuê cùng với cỏ hoa,
                  Thong dong rau mắm, nhẩn nha mùa màng
                  Tiếng chào mở lối dọn làng
                  Bát cơm gạo mới thơm sang láng giềng
                  Thật là một chốn yên bình ! Những từ láy “thỏa thuê”, “thong dong”, “nhẩn nha” đã lột tả khá đầy đủ hồn quê sảng khoái, rộng mở, bao dung và phóng khoáng. Điều mà ngày xưa những bậc đại ẩn đã từng tìm thấy ở những vùng quê đạm bạc nhưng lắm nghĩa tình, nơi “ao cạn vớt bèo cấy muống, đìa thanh phát cỏ ương sen”, nơi mà “thu ăn măng trúc đông ăn giá, xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”
                  Nói đến quê hương là nói đến những điều giản dị mà thân thương ấy, những cây nhà lá vườn, những “đặc sản” rau mắm, cơm gạo mới…Bình thường lắm nhưng đi xa thì da diết nhớ. Đó không chỉ là vật chất để ngắm nhìn, để hít thở, để nếm ngửi mà còn là những ý niệm thiêng liêng, là cội nguồn tinh thần ẩn náu nơi sâu kín ở mỗi tâm hồn. Hóa ra cái điều tưởng chừng vô cùng trừu tượng là tình yêu quê hương lại hết sức cụ thể, thân thiết và gắn bó với mỗi con người. Lại một định nghĩa mới về quê hương: “Quê hương là chốn bình yên đời mình…”
                  Đó là chùm khế ngọt, là con diều biếc, là dòng sông quê, là bến đò trăng…Đó là nguyên cớ của bao nỗi nhớ thương khi xa vắng, khao khát trở về khi lầm lạc, thèm được tựa nương khi mệt mỏi với dòng đời thị thành xuôi ngược. Ôi, sao thật thơ thới thảnh thơi. Giọng thơ càng lúc càng như một khúc hát đồng dao vô tư mà nhẹ nhõm:
                  Bến sông ngập ánh trăng vàng
                  Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo
                  Lợi danh một thực mười hư
                  Trăm điều khao khát cũng phù sa trôi
                  Nơi dòng sông tuổi thơ đó, giờ đây, kỳ diệu thay lại một lần nữa tắm gội cho ta những nhọc nhằn, những âu lo, những tranh giành bon chen nhỏ nhen, ích kỷ tầm thường…Đưa ta về với tuổi thơ hồn nhiên mà trong sáng. Lợi danh, thắng thua rồi cũng như một giấc chiêm bao đầy hư ảo mà thôi. Cái còn lại trong lòng mỗi người rồi cũng chỉ là cái tình quê ấy - bình dị mà chung thủy lắm thay !
                  Đoạn thơ cuối cùng là một khúc hát đậm đà tình nghĩa mà tác giả đã dành trọn cho quê hương
                  Nắng mưa vun xới tuổi thơ
                  Tình quê bồi đắp vào nơi sâu đằm
                  Ta về hát khúc trăm năm
                  Gối lên tiếng ếch mà nằm chiêm bao
                  Ôi, đẹp làm sao tình quê và cũng là tình người ấy. Những hiình ảnh hết sức thôn dã cùng những động từ quen thuộc đã trở thành những lời có cánh lột tả chân thực nhất tình cảm quê hương. Đó cũng là sự gắn kết tự nhiên giữa con người với ruộng đồng làng xóm bởi một tầng nền vô cùng vững chắc “nắng mưa vun xới”, rồi “tình quê bồi đắp”. Khúc hát dân ca xưa từ đây lại ngân nga, rộn ràng. Vâng, đó chính là “khúc hát trăm năm” ru ta vào giấc ngủ mà ở đó, tiếng ếch bên tai văng vẳng như lời đồng vọng thiết tha đưa đến giấc chiêm bao kỳ diệu – một giấc mơ về một vùng trời bình yên của đời người. Giấc mơ ấy có tiếng gọi đò đầy nuối tiếc để kịp trở lại bến sông ngập ánh trăng vàng, là cánh đồng tuổi thơ ước ao với cánh diều căng gió…
                  Cảm ơn “Về với ruộng đồng” của Trần Văn Lợi. Cảm ơn tình cảm chân thành ấm áp của tác giả. Cảm ơn một tâm hồn rất đồng quê đã cho tôi một sự hòa điệu, đồng cảm. Bài thơ như một khúc ca dao lục bát ngọt ngào bình dị, thâm tình làm sống dậy trong tôi những hình ảnh quê nhà thân thiết có lúc tưởng chừng như đã phôi pha trong vòng xoáy đô thị hóa. Rồi thời gian sẽ trôi, mọi thứ sẽ đổi thay nhưng với bài thơ rất đẹp này, tôi tin có một thứ sẽ còn vẹn nguyên giá trị. Cuộc sống sẽ hiện đại hơn nhưng tâm hồn và tình cảm của con người xin đừng xơ cứng, những mối quan hệ giữa người với người xin đừng “mỏng”, đừng “nông”. Hãy đọc và yêu bài thơ như tôi đã yêu.
                  Và còn chờ gì nữa, bạn hãy cùng tôi về với quê xưa, về với ruộng đồng, về với chốn bình yên nhất của đời mình. 

                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.06.2008 17:42:57 bởi coco_trencungtrang >
                  #54
                    Bé cò cò 12.06.2008 00:51:54 (permalink)
                    TIẾNG VỌNG (BÌNH THƠ LÊ HẢI)

                    TIẾNG VỌNG
                                                                  Lê Hải
                    Trời lạ cuối Thu lạc bước
                    Trong ta âm sắc nửa cuộc đời
                    Yêu hay không vẫn nhận vết xước
                    Em có nghe tiếng vọng phía chân trời.
                     
                    Lời bình :
                     
                     Thu nào chả giống nhau, cũng lá vàng và trời xanh thẳm.Nhưng có một lần nhà thơ lạc bước vì phát hiện ra hôm nay Thu khác trước, nó mang “âm sắc nửa cuộc đời”. Ôi “nửa cuộc đời ” rồi sao. Có cái gì man mác buồn tiếc nuối. Nửa cuộc đời nhưng nhà thơ thấy mình chưa làm gì được nhiều. Nhà thơ muốn hối hả đi và tìm, nhưng anh cũng lại đang “lạc bước”. Có cái gì nữa lại như một điều thảng thốt:
                                                          Trời lạ cuối Thu lạc bước
                    Mà “lạc bước” trong “trời lạ”. Ta đọc chậm và nghĩ đi, bất chợt ta thấy một khoảng trống mênh mông, và nhà thơ đang muốn dừng lại. Dừng lại để làm gì? Để nhận thức lại bản thân và cuộc đời, nhà thơ bật thốt lên nỗi đau:
                                                                         Yêu hay không vẫn nhận vết xước
                    Vâng, yêu thì nhận vết xước kiểu của yêu. Bởi vì khi ta yêu, ta chưa chắc đã được yêu. Mà khi được yêu, ta lại thất vọng về đối tượng yêu vì ta lý tưởng quá nhiều vào cái thời tuổi trẻ, cái thời ta chưa nhận thức được là ta có lúc sẽ có:
                                       Trong ta âm sắc nửa cuộc đời
                    nhưng rồi, dừng lại để suy nghĩ, và dù đó là khoảng trống mênh mông ta vẫn cứ bước. Bước đi biết đâu, giữa khoảng trống ấy, ta lại viết lên một điều gì cho chính ta, cho cuộc đời. Thôi thì dù thất vọng kiểu gì cũng là có ích, để ta có thể viết lên giữa khoảng trống ấy những sắc màu mà ta mơ ước, dù có thể không còn nhiều thời gian để làm lại, nhưng không phải là không có thể, ta có quyền hy vọng. Nhà thơ buông dịu dàng một câu: Em có nghe tiếng vọng phía chân trời. “Tiếng vọng” đó là cái gì nữa? Đó chính là nốt nhạc nhân từ của sự tha thứ, độ lượng, của mến yêu cái mà nàng chưa hoàn hảo, nhưng biết đâu vì cả hai người mới có “nửa cuộc đời” thôi mà. Còn đi tiếp. ừ biết đâu…
                    Bài thơ là một tiếng thở dài của lá nhỏ xôn xao sau một cơn mưa…
                     
                    #55
                      Bé cò cò 12.06.2008 00:58:18 (permalink)
                      Khát quê

                      Nguyễn Xa
                      Mẹ à thành phố ồn ghê
                      Người đi đi vội, người về về mau
                      Người quen hiếm lúc gặp nhau
                      Giữa đông người vẫn buồn sao là buồn
                      Thành phố có vạn con đường
                      Con đi cứ vẫn phải nhường người ta
                      Đêm thị thành sáng đèn hoa
                      Chúng con cứ phải ở nhà ngủ thôi
                      Quán hàng mở khắp nơi nơi
                      Bữa cơm cũng chỉ nhạt lời bán mua
                      Nắng dội đầu những ban trưa
                      Con đi, chẳng gặp vườn thưa láng giềng
                      Thành phố của người có tiền
                      Con là của ruộng, làm chim lạc bầy
                      Bốn năm học ở chốn này
                      Khát quê, con khát ngày mai – ngày về
                       

                      Từ thuở nằm nôi, cứ mỗi độ trưa hè tôi cứ đắm mình trong câu hát à ơi của mẹ:
                      “Con đi con nhớ quê nhà
                      Nhớ canh rau muống,nhớ cà dầm tương”
                      Thời gian  gõ nhịp nhẹ nhàng để tuổi thơ lớn dần trong ký ức. Ôi hình ảnh quê hương sao dạt dào đến vậy. Kỷ niệm đơn sơ đôi khi chỉ gắn với những sản vật tầm thường: Trái cà, trái ổi với những con người một nắng hai sương. Chỉ có vậy mà hôm nay, ta lên chốn thị thành, phồn hoa đô hội, cuộc sống nhộn nhịp ồn ào thật sự làm ta không sao quen được
                      Mẹ à thành phố ồn ghê
                      Người đi đi vội người về về mau
                      Đó là lời cảm nhận đầu tiên của tác giả Nguyễn Xa đứa con lần đầu tiên xa quê, xa cái tĩnh lặng của trưa hè để rong ruổi nơi đất khách mong thực hiện hoài bão của mình.Tác giả thật sự ngỡ ngàng trước cuộc sống ồn ào, vội vã nơi đây với sự chuyển bước liên tục “đi vội, về mau”. Cái không gian chật chội, bức bối làm sao ta có thể quen được.Ta đã quen rồi với những lúc buồn thường đi lân la nhà bên cạnh tán gẫu. Giờ đây dù chốn đông người sao cảm thấy lạc lõng, đơn côi.
                      Người quen hiếm lúc gặp nhau
                      Giữa đông người vẫn buồn sao là buồn
                      Những lúc buồn nhớ nhà, tác giả chỉ muốn kiếm một vài người quen để trò chuyện nhưng cuộc sống tất bật khiến ai cũng có công việc của riêng mình. Đôi khi trên phố, nhác thấy một vài người quen, nhưng không phải tay bắt mặt mừng chào hỏi vồn vã mà họa hoằn chỉ là cái cười xã giao rồi lại đi ngay. Ôi sao tình ngưòi nơi đây nhạt nhẽo đến vậy.?
                       T hành phố có vạn con đường
                      Con đi cứ vẫn phải nhường người ta
                      Đêm thành thị sáng đèn hoa
                      Chúng con cứ phải ở nhà ngủ thôi
                      Đã xa rồi những con đường mòn trơn trợt khi trời không may đổ mưa, chiếc áo học sinh lấm lem bùn đất. Xa rồi những chiếc đèn dầu leo lét sau những đêm thức trắng học bài thi cuối cấp. Giờ nơi chốn phồn hoa, những con đường chồng chéo, tấp nập, những ánh đèn điện sáng choang không làm cho lòng tác giả ấm áp dù đó là cuộc sống rất văn minh, đối lập hoàn toàn với miền quê xưa đầy gió cát. Nhưng phải chăng qua những phút vui thâu đêm suốt sáng những gì còn sót lại trong hồn mỗi người cũng là tình quê. Đó là thứ tình cảm không giống bất kỳ thứ tình cảm nào trên đời bởi nó đã gắn với mỗi con người từ thuở lọt lòng. Ôi! Sao dạt dào và ấm áp đến vậy?
                      Cô đơn đi vào giấc ngủ mang theo cả nỗi ước vọng, nhớ quê nhà tha thiết lắm nhưng biết bao giờ mới sống lại không khí xưa, cảm giác bình yên êm ấm của quê xưa:
                      Quán hàng mở kháp nơi nơi
                      Bữa cơm cũng chỉ nhạt lời bán mua
                      Quê nhà, nhớ những bữa cơm gia đình rất đầm ấm dù chỉ đôi ba con cá rô đồng, vài cọng rau đắng nhưng sao tình người chan chứa quá. Giờ đây còn đâu nữa, chẳng còn đâu những buổi bắt tép hái rau lặn lội, giờ chỉ việc muốn ăn giờ nào thì đây, quán hàng mọc san sát nơi nơi. Nhưng sao nhạt nhẽo quá mẹ à! Đó cũng chỉ là những cuộc bán mua vô vị lạ lẫm. “Nhạt lời bán mua”, giọng điệu của tác giả có gì đó chua chát lắm, có phải chăng trong cuộc bán mua ấy tình người cũng nhạt nhoà đi, lợt lạt theo cuộc sống kim tiền?
                      Nắng đội đầu những ban trưa
                      Con đi chẳng gặp vườn thưa láng giềng 

                      Với khói bụi công nghiệp, cái nắng ban trưa thật ngột ngạt, dữ dội. Những lúc ấy, hình ảnh con đường nhỏ dẫn lối đến trường lại hiện về trong ký ức tác giả. Ngày ngày đi len dưới hàng cây xanh che mát, con đi dưới ban trưa mà nghe hồn lắng dịu, một chút gì là kỷ niệm vẫn còn đọng lại mãi trong tim để ta xa quê mang theo cả hành trang là nỗi nhớ. Giờ đây, chiếc bóng ngả nghiêng dưới trưa hè gay gắt, con cảm thấy sao đơn độc trên con phố dài đến thế? Vâng, tác giả đã gởi gắm nơi đây một tâm sự đơn côi không bờ bến, phải chăng lòng mình không thể hòa hợp được với chốn phồn hoa đô hội ?
                      Thành phố của người có tiền
                      Con là của ruộng, làm chim lạc bầy
                      Tác giả cô đơn bởi không hòa nhập được với cuộc sống nơi đây ? Vì sao vậy ? Phải chăng người thành thị không sống tình cảm như người quê ? “Con là của ruộng”, vâng, con biết mình vốn dĩ là người của ruộng đồng quanh năm một nắng hai sương, đầu trần chân đất. Bao năm đắm mình trên con kênh nặng phù sa chốn miền quê đầy nắng gió, vui buồn trên ruộng lúa nương dâu. Biết nâng niu hứng từng giọt sương trên ngọn cỏ lúc bình minh, biết ngắm từng đàn én về tổ khi ráng chiều khuất dần trong nắng nhạt. Bản chất của người quê là vậy, yêu ghét rõ ràng, sống chứa chan tình nghĩa. Giờ sống giữa phố phường đông đúc, tác giả chỉ là cánh chim lạc bầy bơ vơ thiếu tình thân ái.
                      Bốn năm học ở chốn này
                      Khát quê, con khát ngày mai - ngày về
                      Đó là lời nhắn nhủ của tác giả, một nỗi nhớ khát khao một ngày nào đó sẽ trở lại quê xưa. Vâng, một ngày không xa lắm, trên mảnh đất của chốn quê nghèo sẽ đón đứa con xa quê bôn ba xứ người tạo dựng sự nghiệp trở về góp tay vào xây dựng quê hương.
                      Cảm ơn tác giả Nguyễn Xa đã nói hộ nỗi lòng chúng tôi – những người xa quê lần đầu bước chân lên đại học. Nhưng tôi tin rằng cả tác giả và chúng ta phải biết vượt qua những gian nan nơi đất khách, hòa nhập vào cuộc sống mới để hướng tới tương lai. Hãy đón nhận những gì tốt đẹp nhất bởi vì đâu đó trong cuộc sống, lúc nào tình người và tình quê luôn là những thứ tinh tuý nhất của cuộc sống.   
                      #56
                        Bé cò cò 13.06.2008 03:04:30 (permalink)
                        Không phải như thế
                         
                        LÊ VĂN NGĂN
                        Không phải chỉ một mình tôi dưới rặng thông đêm
                        vì bên tôi còn có tiếng chân em giẫm lên mặt đường mười năm trước
                        vì bàn tay tôi còn nguyên cảm giác khi chạm vào tà áo em mười năm trước

                        Không phải chỉ một mình tôi trở về căn phòng trọ
                        ngồi lại bên ngọn đèn và trang sách mở
                        Ngỡ như em sắp thức dậy nhen lửa trong tiếng mưa khuya
                        đem tặng tôi ly cà phê rất nóng
                        Luôn luôn, em biết chế biến mọi chất đắng có thêm vị ngọt
                        để pha loãng nỗi phiền muộn trong tâm hồn người
                        để làm dịu những vết thương trong tâm hồn người
                        Không phải chỉ một mình tôi đặt lưng xuống chiếc giường trống trải
                        Ngỡ như mới hôm qua
                        em còn cúi xuống thay chiếc áo gối đã nhàu
                        cười đùa với vài ý nghĩ vừa chợt đến
                        Phải,
                        em muốn chỗ nằm cũng phải sạch như cuộc sống những người lương thiện
                        Có phải vậy không
                        hỡi người em thân yêu đang nằm lặng yên trong lòng đất


                         
                         
                        Lời bình:
                         
                        Lê Văn Ngăn chỉ chọn cho mình duy nhất mỗi một thể thơ tự do, nhưng những dòng thơ ấy được cấu trúc chặt chẽ trong nhịp đi nhẹ nhàng của từng câu. "Không phải như thế" là một trong những bài thơ khá tiêu biểu của nhà thơ Lê Văn Ngăn.
                         
                        Mãi tới dòng cuối mới biết, thơ khóc người bạn tình đã khuất. Người đã cùng anh đi ngoài vườn lạnh, cùng ngồi trong phòng ấm, cùng nằm trên  giường đôi hạnh phúc. Nàng như còn sống! Và người thơ đơn côi không chịu nhận mất mát kia, anh đã ba lần phủ định không phải.
                        Chính điệp khúc này tạo ra một cấu tứ hiện đại cho bài - một suy tư triết lý khúc chiết,  nhưng không khô khan mà giàu hình tượng.
                         
                        Thử nhấm nháp bốn dòng cà phê trong suy tư này "…em sắp thức dậy… để pha loãng nỗi phiền muộn trong tâm hồn người". Thơ sánh lại như một tứ tuyệt, mưa khuya dòng trên ăn vần rất ngọt với cà phê dòng dưới để tới dòng thơ tiếp theo, chất cafein đã hóa chất thơ và thơ ấy thăng hoa sau chữ pha loãng rất điệu nghệ. Trên màu nhung huyền của mặt tròn cà phê xinh xinh, cái muổng nhỏ chắc phải có trong ấy, không còn khuấy nữa, nó đang múa một vũ khúc tên gọi là pha loãng muộn phiền…
                        #57
                          Bé cò cò 13.06.2008 03:10:24 (permalink)












                           











                          Ngày không em
                          I.
                          Không em ra ngõ kéo diều
                          Nào ngờ được mảnh trăng chiều trên tay
                          Luồn kim vào nhớ để may
                          Chỉ yêu cứ đứt trên tay mình cầm

                          II.
                          Em đi như chim về ngàn
                          Để rơi một cánh hoa tan nát chiều
                          Tôi đi tìm một tình yêu
                          Trên dòng sông chứa rất nhiều ban mai
                          Tôi đi trên dòng sông gai
                          Lốt chân chim đậu trên vai thành hồ
                          Không em từ bấy đến giờ
                          Bàn tay vẫn héo như cờ chịu tang.

                          ĐỒNG ĐỨC BỐN

                          Đồng Đức Bốn là nhà thơ ý thức trở về với cội nguồn ca dao dân tộc, một cây bút lục bát khoẻ khoắn và độc đáo của nền văn học đương đại, đã góp phần làm nên cái duyên của thể thơ 6-8 hiện đại. Thơ lục bát anh có một sức thu hút kỳ lạ, đặc biệt là ở những câu thơ kết bài, cứ tạo một dư ba trong lòng người đọc:
                          Tôi nghe nẫu cả những chiều
                          Câu thơ ngã xuống đổ xiêu mái chùa
                          (Quốc kêu)

                          hay:
                          Vớt buồn trên mặt sông trôi
                          Bây giờ vẫn chỉ mình tôi giữa dòng
                          (Đời tôi)

                          Bài thơ “Ngày không em” cũng có một sức hút như thế. Giọng thơ nhẩn nha, chậm rãi đến thiết tha. Ba khổ thơ được chia làm hai phần, không dùng một dấu chấm câu nào, dường như không có sự kết thúc mà cứ mênh mông, dàn trải… Bốn câu thơ đầu là một bức thông điệp về một nỗi cô đơn, cô đơn vì “không em”. Không em, mọi giá trị thực của cuộc sống như biến thành ảo hết: diều biến thành mảnh trăng chiều, chỉ để may cứ bị đứt.
                          Qua phần thứ II thì 8 câu thơ như đè nặng xuống, kéo toàn bộ bài thơ chùng xuống bởi sự không tương xứng giữa hai phần. Nếu phần I mới chỉ là lời thông báo “không em”, thì phần II lại là tâm trạng cô đơn của người con trai được nhân đôi lên bởi những câu lục bát:
                          Em đi như chim về ngàn
                          Để rơi một cánh hoa tan nát chiều

                          Cấp độ của nỗi buồn đã nhân lên, giọng thơ đã chuyển sang cái xót xa, đau đớn đến “tan nát chiều” chứ không còn dừng lại ở cái nhẩn nha chậm rãi buồn như khổ thơ trên. Đến hai câu thơ kết bài:
                          Không em từ bấy đến giờ
                          Bàn tay vẫn héo như cờ chịu tang

                          Nỗi buồn ở đây được đẩy lên tận cùng. Hình ảnh lá cờ tang như cứa sâu vào cả bài thơ, bao trùm lên toàn bài thơ là một sự lụi tàn, héo úa, chết chóc. Và chỉ đến câu kết này tác giả mới dùng dấu chấm hết duy nhất trong bài, nhưng bài thơ thì không kết thúc mà cứ lan tỏa một nỗi buồn mênh mang.
                          Thơ Đồng Đức Bốn là thế, cứ ám ảnh lòng người bởi những câu thơ giàu hình ảnh, tứ thơ sâu sắc. Từ xưa đến nay, thơ viết về tình yêu, về nỗi buồn thất tình thì nhiều lắm, bởi những cung bậc tình cảm này không thể thiếu trong tình yêu. Song có thể nói Ngày không em là một sự thể hiện mới, bởi nhân vật trữ tình trong bài thơ không hướng đến một sự chia sẻ, cảm thông của “đối tượng” mà chỉ là tự bộc lộ cảm xúc thật của bản thân. Cảm xúc thật và ảo th
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.06.2008 03:15:18 bởi coco_trencungtrang >
                          #58
                            Bé cò cò 13.06.2008 17:38:27 (permalink)
                            Nhớ máu
                            Trần Mai Ninh

                            Ơ cái gió Tuy Hoà…
                            Cái gió chuyên cần
                            Và phóng túng.
                            Gió đi ngang, đi dọc,
                            Gió trẻ lại - lưng chừng
                            Gió nghỉ,
                            Gió cười,
                            Gió reo lên lồng lộng.

                            Tôi đã thấy lòng tôi dậy
                            Rồi đây
                            Còn mấy bước tới Nha Trang
                            - A, gần lắm!
                            Ta gần máu,
                            Ta gần người,
                            Ta gần quyết liệt.

                            Ơi hỡi Nha Trang!
                            Cái đô thành vĩ đại
                            Biết bao người niệm đọc tên mi.

                            Và Khánh Hoà vĩ đại!
                            Mắt ta căng lên
                            Cả mặt
                            Cả người,
                            Cả hồn ta sát tới
                            Nhìn mi!
                            Ta có nhớ
                            Những con người
                            Đã bước vào bất tử!
                            Ơ, những người!
                            Đen như mực, đặc thành keo
                            Tròn một củ
                            Hay những người gầy sắt lại
                            Mặt rẹt một đường gươm
                            Lạnh gáy,,,
                            Lòng bàn tay
                            Khắc ấn chuỗi dao găm.
                            Chân bọc sắt,
                            Mắt khoét thủng đêm dày

                            Túi chứa cả Nha Trang… họ bước
                            Vương Gia Ngại… Cung Giũ Nguyên
                            Chút chít Hoàng Bá San… còn nữa!

                            Cả một đàn chó ghẻ
                            Sủa lau nhau
                            Và lần lượt theo nhau
                            Chết không ngáp!

                            Dao găm để gáy,
                            Súng màng tang

                            Ồng ộc xối đầy đường máu chó.
                            Chúng nó rú.
                            Cả trại giặc kinh hoàng:

                            Lời bình:





                            Kết thúc đêm 9/11/1946 tại Tuy Hòa, thời điểm cuối mùa mưa miền Trung, lòng người Việt Nam yêu nước suốt dải đất đòn gánh này chợt rung lên vì một ngọn gió lạ, một ngọn gió đầy phấn khích cuộn lên giữa thời điểm căng như dây đàn trước lệnh Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

                            "Ơ cái gió Tuy Hòa...
                            Cái gió chuyên cần
                            Và phóng túng.
                            Gió đi ngang, đi dọc,
                            Gió trẻ lại lưng chừng
                            Gió nghĩ,
                            Gió cười,
                            Gió reo lên lồng lộn"

                            Trần Mai Ninh đấy! Và bắt đầu từ ngọn gió dữ dội ấy, thơ Việt hiện đại có thêm một nhà thơ, một bài thơ bất tử: bài Nhớ máu. Hãy đọc lại bài thơ này với niềm đam mê, với tình yêu, và chúng ta sẽ thấy, cái nhịp thơ Nhớ máu ấy chính là nhịp rock, một loại hard rock mà ngay tới bây giờ cũng chưa dễ thưởng thức được trọn vẹn. Thơ bắt đầu từ ngôn ngữ, nhưng trên cả ngôn ngữ, siêu-ngôn-ngữ chính là nhịp thơ, chứ không phải vần thơ. Nhịp thơ đẩy bài thơ vọt lên phía trước, ấn vào vô thức người đọc, khuấy động tận đáy sâu tâm cảm người đọc. Đã nhiều năm tôi đọc Nhớ máu, ở nhiều hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau, và sau cùng, cái "ấn" vào tôi sâu nhất vẫn là nhịp (rhythm), cái nhịp kỳ lạ của bài thơ này:
                             "- A, gần lắm!
                            Ta gần máu,
                            Ta gần người,
                            Ta gần quyết liệt.
                            Ơ hỡi, Nha Trang!
                            Cái đô thành vĩ đại"

                            Bạn có nghe nhịp rốc-cứng, metal-rock trong những dòng thơ gằn xuống, thở trào lên, lay giật, xối xả, cuống quít ấy không? Một ca sĩ hard-rock sẽ phải toát đầm đìa mồ hôi khi thể hiện một khúc rock như thế này. Và đó chính là hạnh phúc của Thơ, cái hạnh phúc thường hiếm hoi, kén chọn, quay quắt, cái hạnh phúc không bao giờ cho không bất cứ nhà thơ nào mà không đòi phải trả giá. Trần Mai Ninh đã phải trả giá bằng chính cuộc đời mình cho bài thơ Nhớ máu. Giống như Lorca khi viết bài thơ định mệnh Bi ca cho Ignacio Sanchez Mezias ông đã kêu lên: "Tôi không muốn nhìn thấy máu", thì đó chính là máu của ông, máu của một nhà thơ Tây Ban Nha vĩ đại. Trần Mai Ninh đã "nhớ máu", và đó cũng là máu của chính ông, một nhà thơ Việt Nam quyết tử. Không chỉ "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", mà còn quyết tử cho Thơ, cho sự đổi mới toàn diện Thơ:
                            "Mắt ta căng lên
                            Cả mặt
                            Cả người,
                            Cả hồn ta sát tới"

                            Đó là phút giây của xuất thần, của vô thức, của trào dâng, Thơ vọt ra như máu xối - máu của người yêu nước quyết tử, máu của nhà thơ tự do cả thân xác lẫn tâm hồn. "Ơ, những người! - Đen như mực, đặc thành keo - Tròn một củ - Những người gầy sắt lại - Mặt rẹt một đường gươm - Lạnh gáy...". Họ là những chiến binh của nhân dân, một nhân dân dữ dội, quật khởi, bừng ngộ, xứng đáng với một Tổ quốc mới. Tôi nghĩ, nếu không có những phút xuất thần dâng hiến trọn vẹn ấy nơi mỗi người chiến sĩ, mỗi người lính bình thường, thì chúng ta lấy đâu ra chiến thắng sau cùng? Và không có những bài thơ hy sinh toàn diện cho Thơ như bài Nhớ máu, thì lấy đâu ra thơ Việt hiện đại với những bước đi khó nhọc, khổ nạn nhưng chưa bao giờ chịu lùi:
                            "Dao găm để gáy
                            Súng màng tang
                            Chúng nó rú
                            Cả trại giặc kinh hoàng
                            Quy-lát khua lắc cắc
                            Giầy đinh xôn xao
                            Còi và kèn..." 

                            Cứ như bạn đang coi một trường đoạn "hot" (nóng) nhất trong phim hành động! Thơ có thể hóa thân không chỉ vào âm nhạc, hội họa, điêu khắc, mà cả vào điện ảnh nữa! Và những montage dứt điểm trong bài Nhớ máu là những montage mà một đạo diễn điện ảnh mạnh tay nghề có thể thưởng thức sâu sắc. "Quắc mắt nhìn vào thăm thẳm tương lai" Trần Mai Ninh có thể thấy bài thơ của mình ròng ròng nơi "tối cao vinh dự". Nơi ấy, chắc chắn không phải là một giải thưởng, dù là giải thưởng to đến đâu! Nơi ấy, là hồn dân tộc, là khí huyết bừng bừng của những người yêu nước trung trực, là nơi "Việt Nam rồi đứng dậy - Sáng vô chừng!".
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.06.2008 03:44:38 bởi coco_trencungtrang >
                            #59
                              Bé cò cò 15.06.2008 03:41:35 (permalink)

                              Bước đi bước nữa

                              NGUYỄN BÍNH

                              Xê lại gần đây, xích lại đây
                              Lại đây cho mẹ nhủ câu này:
                              Mẹ không muốn thế nhưng mà nghĩ
                              Bấy lâu mẹ đã nhiều đắng cay.

                              Kể con giờ cũng lớn khôn rồi
                              Chín suối cha con hẳn ngậm cười
                              Mẹ muốn bước đi thêm bước nữa
                              Còn đàn em nhỏ cậy con nuôi.

                              Con ơi! Mẹ khóc suốt đêm kia
                              Khóc suốt đêm qua nữa, chỉ vì...
                              Con mẹ có còn thương mẹ dại
                              Thì con gái mẹ nhận lời đi

                              Mẹ cũng không mong sướng lấy mình
                              Nhưng mà số phận bắt điêu linh
                              Vả chăng thiên hạ nào riêng mẹ
                              Gái góa qua đò uổng tiết trinh.

                              Mai mốt con ơi mẹ lấy chồng
                              Các con coi mẹ có như không
                              Khuya rồi đấy nhỉ, con đi nghỉ
                              Gió bấc đêm nay lạnh ngập phòng...



                              * Lời bình :

                              Bài thơ Bước đi bước nữa in trong tập Lỡ bước sang ngang của thi sĩ quá cố Nguyễn Bính. Hẳn là bài thơ này ít được biết tới, nhất là trong các tuyển tập thơ Nguyễn Bính thời gian qua không thấy chọn bài này.

                              Tác giả viết theo giọng tự sự, bài thơ là lời kể lể, phân trần của người mẹ góa với người con gái lớn trước khi bà bỏ nhà đi bước nữa.

                              Mở đầu bài thơ, tác giả sử dụng lời nói bình thường của người mẹ, ngôn ngữ thơ giống như lời nói hằng ngày:

                              Xê lại gần đây, xích lại đây
                              Lại đây cho mẹ nhủ câu này...

                              Và cứ thế, người mẹ kể lể sự tình với cô con gái bằng giọng chân quê, mộc mạc. Người mẹ nhắc đến người cha nơi chín suối, nhắc đến phận mình phải dứt gánh ra đi và nhắc đến cảnh ngộ mà người con gái phải thay mẹ gánh vác: Còn đàn em nhỏ cậy con nuôi.

                              Cái hay ở bài thơ không phải ở ngôn ngữ chắt lọc, mà ở lối tả chân, lối kể lể dẫn dắt người đọc. Người đọc hình dung ra thân phận người đàn bà góa: chồng chết, bà tần tảo nuôi một đàn con dại. Trải qua bao nỗi lận đận, cô quạnh, người đàn bà góa vẫn cam lòng chịu đựng. Rồi cô con gái đầu đã lớn. Rồi người đàn bà góa dự định đi lấy chồng như một số người đàn bà góa khác: Bà tâm sự với con, lời lời như chắt ra từ trái tim nhiều đắng cay, héo hắt: Con ơi! Mẹ khóc suốt đêm kia/ Khóc suốt đêm qua nữa chỉ vì.../ Con mẹ có còn thương mẹ dại/ Thì con gái mẹ nhận lời đi .

                              Bao nhiêu nỗi niềm sâu kín bà đã nói hết với cô con gái lớn. Bà thú nhận trước con mình rằng bà đã khóc, khóc suốt đêm qua, đêm kia, khóc vì nhiều lẽ... Và bà thốt lên: Con mẹ có còn thương mẹ dại. Chữ mẹ dại ở câu thơ chợt nhói lên, day dứt trong tâm trí người đọc. Người mẹ tâm sự với cô con gái lớn thật lòng như thế, hỏi đã là phận con gái, nào ai nỡ chối từ?

                              Mẹ cũng không mong sướng lấy mình
                              Nhưng mà số phận bắt điêu linh.

                              Người mẹ đã quyết định một điều hệ trọng trong cuộc đời: Bước đi bước nữa. Biết rằng mọi nỗi khôn dại ở đời thật khó lường, nhưng bà mẹ vẫn dứt áo ra đi. Ra đi không phải bà cầu mong điều sung sướng cho mình, ra đi để thoát khỏi thân phận người mẹ góa.

                              Ở đoạn kết bài thơ, người mẹ đã hình dung ra cảnh mình đi lấy chồng, đi trong tâm trạng tủi hờn, lo lắng. Bởi nhẽ sau lưng bà là một đàn con đã khổ vì thiếu cha, từ đây sẽ càng côi cút hơn vì thiếu mẹ. Cái cơn gió bấc của đất trời hay cơn gió từ đâu thổi lại để bà mẹ cứ buồn lo, cứ thổn thức với chính mình.

                              Bài thơ gợi ta nhớ đến cảnh ngộ tái giá của những bà mẹ góa thời trước. Còn bây giờ, thời thế đã đổi khác, người mẹ góa tất phải chủ động hơn để chọn lựa cho mình một bước ngoặt mới và những người con hẳn cũng cảm thông, đứng về phía mẹ mình. 

                              Nguyễn Đức Mậu
                              #60
                                Thay đổi trang: << < 45 > | Trang 4 của 5 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 69 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9