Cảm nhận thơ hay cùng với lời bình
Thay đổi trang: << < 45 | Trang 5 của 5 trang, bài viết từ 61 đến 69 trên tổng số 69 bài trong đề mục
Bé cò cò 15.06.2008 04:16:21 (permalink)




Đêm trăng đường Láng
   
Xuân Diệu
 
Em là một ngôi sao mới băng
Xuống đây, đi với anh đêm trăng

Hai con mắt dễ thương, dễ ghét
Đôi mắt, nguồn mặn nồng tha thiết

Em đưa anh vào trong bóng trăng
Anh đưa em cành liễu thung thăng

Đường Láng thơm bạc hà, canh giới
Ôi trăng soi trên lá xà cừ…

Anh với em bên bờ đêm biếc
Những xóm mờ mến thương quen biết

Trăng như sương trên ruộng lúa xanh
Gió như chim xao động trong cành

Em là một ngôi sao mới băng
Xuống đây, đi với anh đêm trăng

 
XUÂN DIỆU
(Trung thu 29-9-1963)



Lời bình:
 
  Sinh thời, nhà thơ Xuân Diệu (1916- 1985) có lần cho biết, ông muốn làm một quyển... "từ điển thơ" về tình yêu, tất nhiên sự sắp xếp ấy lấy từ thơ của chính ông.

Cho đến nay, có lẽ Xuân Diệu - vị hoàng tử của thi ca VN hiện đại vẫn là thi sĩ có thơ tình được nhiều người yêu thích nhất. Nay ta có dịp đọc lại bài thơ tình tiêu biểu của ông - Đêm trăng đường Láng.
 
Với cả hai  cặp câu vần trắc (3-4 và 9-10), ta chỉ đảo vị trí một vài chữ là nhịp thơ xưa hiện ra:
 Hai con mắt dễ thương, dễ ghét / Đôi mắt nguồn tha thiết mặn nồng Anh với em bên bờ đêm biếc / Những xóm mờ quen biết mến thương...
 
Nhưng Xuân Diệu tuyệt đối không dùng vần lưng như thế. Ông kiên quyết đoạn tuyện giọng điệu kể lể, để bài thơ trăng này, gợi nhiều hơn tả.
 
Lại nữa, trong 98 âm tiết toàn bài, có tới 68 thanh bằng (hơn 2/3), khiến bài thơ bỏ giọng trưởng (majeur) nghiêng hẳn sang màu âm mềm mại một gam thứ (mineur), phù hợp với không khí lãng đãng của một đêm trăng mộng nhiều hơn thực.
 
Tiếng chim lẫn vào tiếng gió, ánh trăng lẫn vào hơi sương. Anh và em không phải đi mà đang bay thì mới có thể vừa thơm là là đường rau bạc hà, canh giới ăn được đã vút lên ngọn cao đẹp mắt xà cừ.
Mộng nhiều hơn thực, mộng đến bóng cây mà như bóng người Liêu Trai, sải đôi tay cành liễu thung thăng…
 
Nhà văn TRẦN QUỐC TOÀN

#61
    Bé cò cò 16.06.2008 14:59:41 (permalink)
    Dạ khúc

    V. BASƠ (Đức) - QUANG CHIẾN dịch

    Tình yêu mỏi mệt rồi
    ngủ đi em
    như con sơn ca trên cánh đồng hoang hóa
    như con cá măng nghiêng giấc ngủ giữa khóm lau

    Anh mắt vẫn đầy trăng
    ngủ đi em
    như người dân chài Xômali trong giấc ngủ yên lành
    vẫn gác một chân lên mặt trời
    và giấc ngủ mạn thuyền bồng bềnh cơn gió thoảng

    Hai ta
    người này là giấc ngủ của người kia
    là nước, là sông
    là của nhau một mái chèo
    chao đưa trong giấc mộng
    ngủ đi em


    Bình thơ:

    Ru hời làn mi

    Và em, sau những mải mê kia là thánh thiện vô ngần, này chim sơn ca bé nhỏ của cánh đồng đã xa mồ hôi lao động, này cá măng ram ráp xương của khóm lau từ bụi bờ nào dân dã, bao nhiêu đó thôi, em gần gũi ạ. Sẽ khép mi em nhé và nghe, những thanh âm của vạt lau và dãy đồng rót vào tai em dịu dàng, chúng không cố ý làm em giật mình đâu, chúng ru em, giấc ngủ đã mơ màng. Hoang mang em cứ đem trải về vô tận đồng hoang và hồn nhiên em cứ nghiêng về phương bình dị.

    Ngủ rồi phải không em, và ánh mắt vẫn tràn vạn dòng trăng lấp lánh. Đừng quan tâm đêm nay ba mươi hay tròn trăng viên mãn, à không, em cũng đừng nghĩ đến chuyện ngày đêm, chỉ biết sau những trở trăn kia còn một bàn chân gác lên mặt trời ấm nồng cuộc sống.

    Và giấc ngủ khi này bình yên một làn mi, của em, của ta, của người dân chài Xômali và của cả mặt trời. Giấc ngủ ấy kiêu hãnh và trọn vẹn an lành, da có đen và trọng lượng có nhẹ tênh, người dân chài Xômali nghèo khó chân vẫn gác mặt trời quyền uy kia như đứa trẻ gác lên con thú nhồi bông và mỉm cười hạnh phúc.

    Nệm gối chăn êm là mạn thuyền bồng bềnh ru cả thực cả mơ. Gom về giấc ngủ em, ta - hành trình đi giữa thiên nhiên và những dòng chảy thao thiết. Phải không em, ta và em đang cuốn phăng, và chảy đi, tình yêu, bình yên và sự mỏi mệt diễn tiến ngay khi ta viết dòng thơ này và khi mi em đã khép…

    Ngủ ngoan nhé làn mi, ta sẽ là điềm lành trong giấc em mơ. Khoảng cách ta và em gần hơn khoảng cách mái chèo và nước và sông. Cá măng nhỏ cứ bồng bềnh, sơn ca em cứ ngủ say và cứ gác chân lên mặt trời nồng ấm hay nghiêng mình giữa bụi bờ.

    Ta thức canh mặt trời cho em và ta còn giữ êm mái chèo để em và ta có xuôi dòng hay bị cuốn phăng đi vẫn chung một mạn thuyền, một mái chèo, dẫu dòng chảy ấy thực hay mơ, chúng ta là của nhau từ những điều bình dị nhất. Sẻ chia với em bình yên rất thật, từ lời ru hời làn mi…

    HƯƠNG YÊN




    #62
      Bé cò cò 16.06.2008 15:12:46 (permalink)
      TIỄN CON GÁI LỚN VỀ NHÀ CHỒNG

      [font=&quot]Hoá ra bố lại yếu lòng hơn mẹ!
      [font=&quot]Lúc người ta đến xin dâu
      [font=&quot]Mẹ vẫn cười rất tươi
      [font=&quot]Mà bố thì rưng lệ
      [font=&quot]Lời thưa ngập ngừng nghẹn giữa câu...

      [font=&quot]Bố chẳng buồn đâu
      [font=&quot]Ai lại buồn trong một ngày như thế?
      [font=&quot]Bố chỉ thương con
      [font=&quot]Vất vả thời thơ bé
      [font=&quot]Thuở ấy nhà ta thật nghèo
      [font=&quot]Con vừa sinh ra đã phải cùng chia sẻ
      [font=&quot]Một quả trứng ba người nhường nhau
      [font=&quot]Mền bông rách truyền hai thế hệ
      [font=&quot]Thời khốn khó tránh sao điều nặng nhẹ
      [font=&quot]Con buồn nhiều không khi bố mẹ bất hoà?

      [font=&quot]Giờ con thành con người ta
      [font=&quot]Phận gái lớn rồi phải thế
      [font=&quot]Con mặc váy cưới kiêu sa
      [font=&quot]Cổ mang vòng vàng sang quý
      [font=&quot]Bố không ưa bày vẽ
      [font=&quot]Nhưng muốn ngày vui con không thua kém bạn bè...

      [font=&quot]Xe hoa đưa con đi
      [font=&quot]Căn nhà đột nhiên trống trải
      [font=&quot]Vẫn biết ngày mai các con lại về
      [font=&quot]Nhưng có điều gì đã rời xa... mãi mãi
      [font=&quot]Nâng li rượu một mình trong nắng chiều nán lại
      [font=&quot]Ta già rồi ư?...
      [font=&quot]Nguyễn Hoàng Sơn


      [font=&quot]Lời bình:



      [font=&quot]Trong suy nghĩ của mọi người, nước mắt đàn ông thường chảy ngược vào trong và tình phụ tử là những con sóng ngầm giữa đại dương sâu thẳm chứ không phải là những đợt sóng bạc đầu ào ạt. Người ta cho rằng đó là cái cứng cỏi, mạnh mẽ của đàn ông. Nhưng Nguyễn Hoàng Sơn trong bài thơ Tiễn con gái lớn về nhà chồng lại cho ta thấy hình ảnh một người đàn ông, một người bố đã không thể cầm lòng trong ngày vui trọng đại của con gái. [font=&quot]Bài thơ bắt đầu như một sự vỡ lẽ:


      [font=&quot]Hoá ra bố lại yếu lòng hơn mẹ
      [font=&quot]Phải rồi lẽ ra bố phải cứng rắn, mạnh mẽ chứ, bởi bố là đàn ông kia mà? Nhưng có một sự thực không thể nào giấu giếm, nó như những dòng lệ rưng rưng trong buổi người ta đến xin dâu:


      [font=&quot]Mẹ vẫn cười rất tươi
      [font=&quot]Mà bố thì rưng lệ
      [font=&quot]Lời thưa ngập ngừng nghẹn giữa câu...
      [font=&quot]Mới nhìn qua, sự đối lập trong hình ảnh: mẹ vẫn cười – bố thì rưng lệ tưởng chừng vô lí. Nhưng không! Bằng sự cảm nhận tinh tế nhà thơ đã thể hiện rất chân thực và sâu sắc cái lôgic nội tại trong tâm trạng con người. Có lẽ trong trường hợp này, mẹ vẫn là người bình tĩnh hơn, bởi mẹ cũng đã làm dâu, và đã từng trải qua cái cảm giác bước chân lên xe hoa để về một gia đình xa lạ... có nỗi buồn và có cả niềm vui! Nhưng với bố thì hoàn toàn khác. Đây là lần đầu tiên người đàn ông ấy biết thế nào là cảm giác bị sẻ chia tình cảm, bị người ta đem người phụ nữ của mình đi. Ông biết, giờ đây đứa con gái ấy không thể là của riêng ông được nữa. Tuy nhiên điều đáng trân trọng ở đây là những giọt nước mắt kia không biến người cha trở thành ích kỉ. Sau phút yếu lòng người cha lại trở về với con người độ lượng, bao dung:


      [font=&quot]Bố chẳng buồn đâu
      [font=&quot]Ai lại buồn trong một ngày như thế?
      [font=&quot]Vậy thì những giọt nước mắt rưng rưng kia phải có một duyên cớ sâu xa... Có cha mẹ nào lại không hụt hẫng trước sự thực: con mình thành con người ta. Nhưng tấm lòng bao dung vị tha dã biến nỗi buồn thành tình thương cao cả. Trong giây phút trọng đại của đời con gái, hoài niệm trở về bộn bề trong trái tim cha. Những câu thơ tự nhiên dung dị mà chất chứa biết bao tình thương yêu và nỗi niềm trăn trở. Có lẽ đây là giây phút hiếm hoi một người cha, một người đàn ông bộc bạch lòng mình. Mặc dù nói chẳng buồn nhưng những câu thơ ấy, một cách tự nhiên, cứ thấm thía và chạm vào cõi sâu kín nhất của tình phụ tử. Một thoáng ăn năn trong câu hỏi:

      [font=&quot]Con buồn nhiều không khi bố mẹ bất hoà
      [font=&quot]tất yếu dẫn đến những sự đắp bù cho đứa con gái sớm phải chịu nhiều thiệt thòi ấy.

      [font=&quot]Con mặc váy cưới kiêu sa
      [font=&quot]Cổ đeo vòng vàng sang quý
      [font=&quot]Bố khômg ưa bày vẽ
      [font=&quot]Nhưng muốn ngày vui con không thua kém bạn bè
      [font=&quot]Trong sự lộng lẫy kiêu sa của con có cả sự hi sinh nhưng nhiều hơn vẫn là niềm vui và niềm hạnh phúc vô bờ của bố. Nhưng cuối cùng người cha rất mực thương con ấy cũng không thể không đối diện với sự thực: Xe hoa dưa con đi. [font=&quot]Nếu những khổ thơ trên là những lời bộc bạch, những cung bậc tình cảm có phần bộn bề thì ở khổ thơ cuối tất cả lại như lắng lại. Lắng lại trong cái trống trải của căn nhà và trong nỗi niềm sâu thẳm của người cha.


      [font=&quot]Xe hoa đưa con đi
      [font=&quot]Căn nhà đột nhiên trống trải
      [font=&quot]Vẫn biết ngày mai các con lại về
      [font=&quot]Nhưng có điều gì đã rời xa... mãi mãi
      [font=&quot]Nâng li rượu một mình trong nắng chiều nán lại
      [font=&quot]Ta già rồi ư?...
      [font=&quot]Cảm giác hụt hẫng ở người cha là hoàn toàn dễ hiểu khi mà đứa con gái thân thương đã vuột khỏi vòng tay bao dung, ấm áp của cha để ngả vào vòng tay mãnh liệt, nồng nàn của một người đàn ông khác. Nỗi buồn chợt đến trong ngày vui trong đại của con khi người cha bất chợt nhân ra cái quy luật nghiệt ngã của cuộc đời. Điều gì đã rời xa mãi mãi? Đứa con gái thân yêu không còn là của riêng cha nữa và cuộc đời… những tháng ngày đã qua có bao giờ lấy lại? Hình ảnh nắng chiều gợi cảm giác bâng khuâng khi người cha đối diện với tuổi già. Câu hỏi kết thúc bài thơ ta già rồi ư?... cũng chính là sự thức nhận xen lẫn cảm giác nuối tiếc của người cha trước điều gì đó…[font=&quot]Bài thơ khép lại nhưng dư ba của nó vẫn ám ảnh tâm hồn người đọc. Nỗi buồn trong ngày vui của con gái vẫn không thể làm mờ đi tình thương, lòng bao dung, độ lượng trong sâu thẳm trái tim của bậc làm cha./.
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.06.2008 15:18:54 bởi coco_trencungtrang >
      #63
        Bé cò cò 17.06.2008 23:23:43 (permalink)
        TRĂNG KHUYẾT
        Phi Tuyết Ba
         
        Anh ngỏ lời yêu em
        Vào một đêm trăng khuyết

        Bởi tình yêu tha thiết
        Biết tròn trước đêm rằm.
        Em vui lúc trăng tròn
        Chạnh lòng khi trăng khuyết
        Anh ơi anh có biết
        Trăng hay tình lứa đôi.
        Sao anh lại ngỏ lời
        Vào một đêm trăng khuyết
        Để bây giờ thầm tiếc
        Một vầng trăng không tròn.

        Lời bình:

         
        Ánh trăng muôn đời là chứng nhân của tình yêu. Ánh trăng đã từng chứng kiến bao mối tình từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Ánh trăng trong trẻo, hiền hòa đưa tình yêu lên đỉnh cao của thi vị để tình yêu thăng hoa, ấy là những đêm trăng tròn đầy, viên mãn. Sẽ đau buồn biết bao nhiêu khi tình yêu đẹp đẽ đã vỡ tan, vầng trăng khuyết hao gầy như nỗi lòng trống trải, cô liêu. Có lẽ vì thế mà những bài thơ hiện đại khi viết về trăng đều gắn với tình yêu? Tôi yêu bài thơ "Trăng khuyết" của Phi Tuyết Ba, bởi khi vui hay buồn đều có thể tìm thấy trong đó sự sẻ chia. Tâm hồn người phụ nữ rất nhạy cảm, yếu đuối. Có phải vì thế mà đôi khi chỉ một câu thơ thôi cũng có thể trở thành chỗ dựa tinh thần để vui, để thấy cuộc đời đáng yêu, đáng sống?
        Anh ngỏ lời yêu em
        Vào một đêm trăng khuyết
        Bởi tình yêu tha thiết
        Biết tròn trước đêm rằm.
        Tình yêu đến, tình yêu đi đều không báo trước, nhưng dù thế nào tình yêu qua đi cũng để laị nỗi niềm luyến tiếc không nguôi. Cô gái trong bài thơ cũng vậy. Trong sâu thẳm nỗi buồn tiếc, nhớ thương tình yêu buổi đầu hiện về đẹp đẽ. Ấy là lúc anh ngỏ lời yêu em. Niềm hạnh phúc trong tình yêu đầu tiên đâu có làm cho hai đứa nghĩ nhiều về sự hiện diện của vầng trăng khuyết. Hồn nhiên và vụng dại một cách đáng yêu, chúng mình đều tin đó là tình yêu tha thiết nên tròn trước đêm rằm.
        Em vui lúc trăng tròn
        Chạnh lòng khi trăng khuyết
        Anh ơi anh có biết
        Trăng hay tình lứa đôi.
        Anh ngỏ lời yêu em vào một đêm trăng khuyết, để rồi sau đó là những ngày trăng tròn, em đã vui và hạnh phúc biết bao nhiêu khi ngắm vầng trăng ấy. Có hay đâu trăng tròn để rồi khuyết, nhìn vầng trăng khuyết chạnh lòng nghĩ đến lúc tình yêu chúng mình biết đâu có một ngày cũng như vằng trăng kia. Và rồi cái điều linh cảm ấy cũng trở thành hiện thực. Anh đã ra đi. Tình yêu chỉ còn là kỉ niệm. Quá khứ không thể đốt thành tro, nên nỗi đau buồn không dễ gì quên. Tại em hay tại anh? Hay tại vầng trăng khuyết? Cô gái không thể hiểu nổi và cũng không thể lý giải được. Đau khổ. Dằn vặt. Trước mắt cô sao cứ hiện ra hình ảnh vầng trăng khuyết? Đúng rồi, lời yêu được ngỏ vào một đêm trăng khuyết. Cô hờn giận trách chàng trai:
        Sao anh lại ngỏ lời
        Vào một đêm trăng khuyết
        Để bây giờ thầm tiếc
        Một vầng trăng không tròn.
        Tiếc nuối làm hiện lên một tình yêu tha thiết vẫn còn cháy bỏng nơi trái tim cô gái. Trăng muôn đời cứ tròn rồi khuyết, chỉ có tình yêu khuyết rồi không thể tròn đầy trong trái tim em. Anh biết không?
        #64
          Bé cò cò 19.06.2008 00:17:30 (permalink)
          KHI NGƯỜI TA KHÔNG CÒN YÊU NHAU
          Phi Tuyết Ba

          Mọi lời giải thích đều có cần đâu
          Khi người ta không còn yêu nhau nữa
          Có lẽ tốt nhất là nên im lặng


          Vườn hoa đỏ trút màu thành hoa trắng
          Nhưng không là hoa trắng thửa ban đầu
          Khi người ta không còn yêu nhau nữa
          Đêm nào trăng cũng lặn
          Mùa nào quả cũng đắng
          Thế giới đông người ư
          Nhưng thiếu vắng

          Khi người ta không còn yêu nhau nữa
          Giá như quên được nỗi đau
          Có lẽ là điều tốt hơn những điều tốt nhất



          'Mọi lời giải thích
          Nào có cần đâu
          khi người ta không còn yêu nhau nữa
          có lẽ tốt nhất là nên im lặng"

           
          lời bình:

          Đọc những dòng thơ này của phi tuyết ba tôi cảm tưởng dường như chị là con ngưởi rất chín chắn trong tình yêu mới có sự chiêm nghiệm đúng đến vậy
          Khi hai người không còn yêu nhau nữa mọi lời phân trần giải thích sẽ chẳng còn tác dụng gì nữa , không còn gì để ràng buộc và níu kéo nhau thì tốt nhất là nên im lặng khoảng cách vô ngôn ấy sẽ làm cho hai con người "không còn yêu nhau nữa"
          hiểu ra nhiều điều có khi giải thích lại đẩy họ xa nhau hơn .
          Điều thú vị là khi đọc bài thơ nhắn nhủ của vũ Đình Minh nhà thơ cũng có suy nghĩ khá hay- Yêu nhau chẳng cần phải nói ra
          "Anh đừng nói gì thêm nhé
          để em tự biết thì hơn
          em sợ những lời đường mật
          mà đời thì lại giản đơn
          Ở đây Phi Tuyết ba cũng có suy nghĩ như vậy nhưng trong trường hợp 'chia tay"
          Khi hai người không còn yêu nhau nữa thì thế giới xung quang họ có còn là màu hồng hạnh phúc , vườn hoa tươi thắm ,bầu trời xanh thẳm..
          có lẽ là không sự chia tay đã để lại trong tâm hồn họ một nỗi đau , khi người đã buồn thì "cảnh có vui bao "
          Phi tuyết ba nói đến sự thay đổi tưởng như rất vô lí của quy luật tự nhiên nhưng lại rất hợp lí khi đặt trong lôgic của tình cảm
          "Màu hoa đỏ trút màu thành hoa trắng"
          Để cụ thể hơn chị nhấn mạnh
          "Nhưng không là hoa trắng thửa ban đầu
          Khi người ta không còn yêu nhau
          Đêm nào trăng cũng lặn
          mùa nào quả cũng đắng
          Thế giới đông người ư
          Nhưng thiếu vắng

          Và chính từ mạch cảm xúc đó nhà thơ bày tỏ một mong ước
          Khi người ta không còn yêu nhau nữa
          giá như quên được nỗi đau
          Có lẽ tốt hơn điều tốt nhất
          "Quên nõi đau"đó chỉ là mong ước mà thôi.
          một khi con người đã yêu bằng một tình yêu chân thành nồng nhiệt để rồi khi chia tay người ta có thể quên dược kỉ niệm đẹp của một thời
          Nếu như một ai đó"quên nõi đau "một cách nhanh chóngchawcs gì họ đã yêu thật lòng , phải chăng họ đang tự biến mình thành kẻ vô tâm
          Và có lễ theo tôi vội quên để làm gì có khi đó là một cơ hội để ta hiểu lòng ta hơn,thông cảm với con người hơn và vun đắp cho tình yêu sau này
          Nhưng dù sao cũng phải quên thôi,thời gian sẽ giúp họ biến nỗi đau thành một kỉ niệm đẹp đẻ mỗi lần nhớ về nó:
          "kỉ niệm cũ trở thành viên kẹo ngọt
          Để mỗi lần nếm lại thấy ngọt hơn"
          Bài thơ là một sự đan xen giữa tình yêu và triết luân.
          Nhà thơ vừa trải lòng mình ra để mà yêu để mà chiêm nghiệm về nó

          #65
            Bé cò cò 19.06.2008 00:42:56 (permalink)
            HAI SẮC HOA TI-GÔN.

            TTKH.


            Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn.
            Nhặt cánh hoa rơi chẳng biết buồn.
            Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc.
            Tôi chờ người đến với yêu thương.

            Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
            Dải đường xa vút bóng chiều phong.
            Và phương trời ấy mờ sương cát.
            Tay vít cành hoa trắng- cạnh lòng!

            Người ấy thường hay vuốt tóc tôi.
            Thở dài những lúc thấy tôi vui.
            Nói rằng hoa dáng như tim vỡ.
            Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi.

            Ngày ấy nào tôi đã biết gì.
            Cánh hoa tan tác thủa sinh ly
            Cho lên cười đáp màu hoa trắng
            Là chút lòng trong chẳng biết suy.

            Ai biết ngày đi môt lỡ làng.
            Dưới trời hoa đỏ chết yêu thương
            Người xa xăm quá tôi buồn lắm.
            Trong một ngày vui pháo nhuộm đường.

            Từ đấy thu rồi, thu, lại thu.
            Lòng tôi còn giá đến bao giờ.
            Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
            Người ấy cho nên vẫn hững hờ.

            Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
            Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi
            Và từng thu chết, từng thu chết
            Vẫn dấu trong tim dáng một người.

            Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
            Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
            Sắc hồng tụa trái tim tan vỡ.
            Và màu như màu máu thắm pha.

            Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
            Một mùa thu trước rất xa xôi
            Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
            Làm nỡ tình duyên cũ mất rồi.

            Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
            Chiều thu hoa đỏ rụng, chiều thu
            Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
            Người ấy sang sông đứng ngóng đò.

            Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
            Trời ơi! Người ấy có buồn không?
            Có còn nhớ tới loài hoa vỡ.
            Tựa trái tim phai tựa máu hồng.
            Han tinh thu sinh kính bút.

             
            Lời bình:
             
            Bài thơ Hai sắc hoa Ti-Gôn được đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy dưới cái tên TKTh đã tạo nên một làn sóng xao động cả xã hội vốn lặng im như mặt nước hồ thu . Một loạt các nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Bính, Thâm Tâm đều đưa ra một vài lời phê bình rất náo nhiệt . Có người cho rằng đây là một áng thơ tuyệt tác . Tuyệt tác không phải vì thơ đ1ung luật hay quá hay mà tuyệt tác vì nó nói trúng tâm sự của hầu hết "xóm nhà văn" .

            Cả bài thơ là một chuyện tình buồn nhưng tuyệt đẹp, dẫu chia xa nhưng vẫn vương vấn như sen kia "dẫu lìa ngó y vẫn vương tơ lòng "

            Một mùa Thu trước mỗi hoàng hôn
            Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
            Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
            Tôi chờ người ấy với yêu đương

            Hoa Ti Gôn có hai sắc trắng và hồng, thường nở rộ vào mùa hè, nhưng vào thu thì lại rơi lả tả theo những trận gió thu . Mùa thu phải chăng là mùa của ly biệt, khi mà hoa phải lìa cành, lá úa vàng rơi rụng . Khi người ta đang yêu nhau thì tay nhặt cánh hoa rơi mà lòng chẳng thấy buồn . Buồn làm sao được khi mà nàng đang chìm đắm trong hạnh phúc của riêng mình . Bất kể mùa thu, bất kể ánh nắng tà sắp tắt của hoàng hôn, nàng thiếu nữ chỉ có mỗi một điều để nghĩ , đó là ngóng chờ người yêu đến . Một nàng thiếu nữ thật ngây thơ, vô tư nổi bật giữa bức tranh ảm đạm như báo trước trắc trở của cuộc tình .

            Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
            Cánh hoa tan tác của sinh ly
            Cho nên cười đáp: “Mầu hoa trắng
            Là chút lòng trong chẳng biến suy!”

            Lòng nàng thiếu nữ chẳng biến suy nhưng đời thì cứ luôn thay đổi . Nàng không biết buồn, nhưng "người ấy " lại chạnh lòng . Nàng sống trong mơ mộng, đời chỉ dệt bằng hoa nhưng "người ấy" thì nhìn bằng thực tế và lòng như linh cảm một chuyện bất tường

            Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
            Giải đường xa vút bóng chiều phong
            Và phương trời thẳm mờ sương, cát
            Tay vít giây hoa trắng, chạnh lòng.

            Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
            Thở dài những lúc thấy tôi vui
            Bảo rằng: “Hoa dáng như tim vỡ
            Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!”

            Chí làm trai luôn muốn được tung hoàng một cõi, tạo nên sự nghiệp cho mình, chứ không thể sống an nhàn một nơi . Có lẽ vì thế mà "người ấy" thường hay dõi mắt trông về một phương trời xa xăm nào đó, để khao khát làm cánh chim bằng tung hoành giữa tầng cao . Nhưng ai biết một lần chia ly là muôn đời cách biệt . Như cánh hoa kia tựa như trái tim vỡ vụn, đã vỡ rồi thì mãi mãi chẳng hoà đôi .

            Đâu biết lần đi một lỡ làng
            Dưới trời đau khổ chết yêu đương

            Chàng ra đi, còn nàng thì cất bước sang ngang , để rồi
            Người xa xăm quá! Tôi buồn lắm
            Trong một ngày vui pháo nhuộm đường.

            Nàng ngây thơ, đã từng không tin sẽ có sự chia ly nhưng ai ngờ lời nói năm nào lại trở thành sự thật .

            Từ ấy Thu rồi, Thu lại Thu
            Lòng tôi còn giá đến bao giờ?

            Lấy chồng vì hoàn cảnh ép buộc nhưng lòng nàng tưởng chừng như đã chết "như từng Thu chết, từng thu chết" . Tim nàng sẽ băng giá đến muôn đời vì chính nàng cũng không biết chừng nào sẽ hết giá băng . Lòng nàng dù sống bên cạnh chồng vẫn "Vẫn dấu trong tim một bóng người."

            Đến một ngày, tình cờ đọc tiể thuyết mới hay được rằng cánh hoa của ngày xưa

            Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
            Và đỏ như màu máu thắm pha.

            Nhưng khi biết được thì đã muộn mất rồi , tình duyên cũ đã mất rồi .

            Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
            Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi

            Ước gì được trở lại ngày xưa, thì có lẽ cuộc đời sẽ khác . Nhưng hạnh phúc đã vuột khỏi tầm tay thì hối tiếc cũng chỉ là hối tiếc .

            #66
              Bé cò cò 18.08.2008 20:50:26 (permalink)



              ĐƯA CON ĐI THI
               
              VŨ TRỌNG QUANG

              Ba đang đc báo bên đường và đang cm ci trong
              phòng thi kia
              h
              i hp dài hơn ba mươi năm trước
              còn đó mùa tim đ
              p vi
              nh
              ng ch và s nhy khi trang báo ngn ngang
              Ch
              bước mt đon đường
              bao nhiêu nguy
              n vng xanh
              cây bút đi t
              tóc xuân ba ti đôi kính con chưa ngưng ngh
              ti
              ếng chuông hết gi git mình tui tr
              V
              n đng đi bên này
              tay đ
              ưa tay gi tay
              đám đông m
              t khuôn mt
              con c
              t lp ra khi cng trường đi din chính ba
              hy v
              ng là bn nháp hoàn chnh
              ph
              n x mt câu hi ti nhiu ln
              đ
              ược không
              Con thi ba thi và m
              t người khác na
              ví d
              u cu ván đóng đinh trường đi ta ca
              d
              u hi trong gic mơ đôi mt m
              đ
              ược không được không?
               
              lời bình:

              Một mùa thi vừa đi qua và một mùa khai trường sắp sửa đến. Bao nhiêu người đã đưa con đi thi. Bao nhiêu người đã cùng con vượt một quảng đường, vượt qua nỗi lo, chờ đón một hy vọng. Bao nhiêu người đã thắc thỏm đứng ngoài cổng trường, chờ con đang cặm cụi trong phòng thi. Cây kim đồng hồ nhích theo nhịp đập trái tim của người cha người mẹ. Thời gian tâm trạng đồng hành. Nhà thơ Vũ Trọng Quang viết:
              Ba đang đc báo bên đường và đang cm ci trong
              phòng thi kia

              Một phép phân thân chăng?. Ba đang đọc báo và ba đang ở trong phòng thi?. Đúng ra phải là: “Ba đang đọc báo bên đường và … con đang cặm cụi trong phòng thi kia”. Nhưng không, ở đây một hình ảnh thơ đồng hiện. Ba đang đọc báo ngoài này, mà ba như cũng đang ở trong phòng thi kia. Ba ở đây và ba ở đó. Ba đang “theo” con, ngồi bên con, cầm cây bút của con, đeo mắt kiếng của con… Cố nhiên, đây chẳng phải là chuyện … thi hộ; mà là biểu thị một tâm trạng lo lắng cùng con, ở trong con. Nói rằng, ba đang đọc báo và đang cặm cụi trong phòng thi kia, nhưng kỳ thực ba chẳng làm được gì cả:
              những con chữ và số nhảy khỏi trang báo ngổn ngang
              Phục hiện một tuổi trẻ:
              hi hp dài hơn ba mươi năm trước
              Con đi thi mà ba còn hồi hộp hơn con, trái tim còn đập vội hơn con. Hơn cả phút hồi hộp của chính ba ở thời điểm ba mươi năm trước. Câu thơ thú vị(!).
              Ch bước mt đon đường
              bao nhiêu nguy
              n vng xanh
              Đoạn đường nào?. Đoạn đường từ hè phố nơi người cha đứng đến ghế ngồi trong phòng thi của con?. Là, đoạn đường từ tuổi trẻ cha đến tuổi trẻ con?. Hay, đoạn đường từ cây bút đến trang giấy?... Có lẽ là tất cả những đoạn đường ấy. Đoạn đường nào cũng chở những nguyện vọng xanh. Những nguyện vọng xanh “nối mạng” vào nhau. Câu thơ biểu cảm(!). Rồi:
              tiếng chuông hết gi git mình tui tr
              Trong phòng thi, hẳn con vừa giật mình một cái, ngoài đường phố ba cũng giật mình theo. Ba giật mình như ba mươi năm trước ba từng giật mình như vậy. Rồi: “Hết giờ”. Ba đứng bên này đưa tay vẫy vẫy. Đám đông túa ra. Đâu là con?. Sao ba không nhận thấy(!). Trái tim ba hồi hộp vô cùng. Rồi: “Con đứng trước mặt ba”:
              hy vng là bn nháp hoàn chnh
              Được không?. Niềm hy vọng ở phía trước. Được không con?. Có khả năng đậu không con?. Ba hỏi. Và một người khác nữa, câu hỏi đến dồn dập liên hồi, xô như sóng. Đó là mẹ:
              ví dầu cầu ván đóng đinh trường đời tựa cửa
              dấu hỏi trong giấc mơ đôi mắt mẹ
              được không được không?
              Thì ra, cái lo lắng, hồi hộp của ba, cơ hồ cũng không bằng mẹ. Câu hỏi không đến bằng lời mà lặn sâu trong đôi mắt, lặn sâu trong một đời “ví dầu cầu ván đóng đinh”. Được không?. Đáp số còn ở phía trước. Có thể là một kết quả viên mãn, cũng có thể là một thất bại. Nhưng, toàn bộ cấu trúc bài thơ của Vũ Trọng Quang lại đặt ở thì hiện tại; là cái đang diễn ra; là sự xáo trộn, cài đặt, đan chéo nhau trong khoảnh khắc. Khoảnh khắc sống “hồi hộp” nhất của người cha, cũng chính là khoảnh khắc thơ thăng hoa, tạo tần số giao cảm. Một bài thơ hay, giản dị, ghi nhớ.
              Nhà thơ Vũ Trọng Quang, quê Quảng Nam; hiện đang sống tại TP.HCM. Đã có thơ in trên nhiều báo và tạp chí. Các tập thơ đã xuất bản: Đã hết giờ của Lọ Lem, Thơ tự do (in chung), Thơ hôm nay (in chung). Bài thơ “Đưa con đi thi” được trích trong tập:Hôm qua Hôm nay và Hôm sau (NXB Đà Nẵng-Hội Nhà văn Tp.HCM 2006). Vũ Trọng Quang làm thơ không nhiều, nhưng chuyên chú, tinh lọc. Đưa con đi thi là một trong những bài thơ giản dị nhưng hàm chứa của Vũ Trọng Quang. Một người cả đời chỉ mong:
              Tôi kiếm ăn bng nhiu ngh khác
              Làm th
              ơ đ được nh lòng mình.
               
               
              TRẦN NHÃ THỤY
              #67
                Bé cò cò 20.08.2008 00:06:10 (permalink)
                THÊM MỘT
                 
                Trần Hòa Bình


                Anh được em, được trong cuộc đời
                So với mất, được còn quá ít
                Được một người và mất đi thiên hạ
                Chưa được cái chung đã mất cái riêng
                Được cái nhìn phàm trần mất cái thiêng liêng
                Được và mất cứ luân phiên hoán vị

                Anh hiểu vì sao tình yêu chung thủy
                Không say người bằng một cuộc phân ly
                Em đừng ngạc nhiên trong quán cà phê
                Những băng nhạc toàn nói điều mất mát
                Có nỗi đau sầu nuôi bền tiếng hát
                Niềm vui giả vờ khoảnh khắc rồi tan
                Được và mất chu kỳ của thời gian
                Ly đắng ngọt ngào vừa môi nhấp cạn
                Băng nhạc vô tình trở thành âm bản
                Lặp lại vòng đời qua mỗi vòng quay.

                Lời bình:

                Nói đùa như trong câu nói lệch bản định luật bảo toàn khối lượng của các bạn: "Tình yêu không tự mất đi, nó chỉ di chuyển từ người này đến người khác". Rõ ràng, không phải chỉ là "tình yêu" mà là bất cứ cái gì, khi "nó" di chuyển thì sẽ có một bên "mất" và nơi "nó" di chuyển đến sẽ thành "được" - "Được và mất luân phiên hoán vị" mà. Đôi khi ranh giới của nó cũng mong manh lắm. Bởi "được" và "mất" có bao giờ rõ ràng đâu?
                Toàn bài, quả thật có nhiều câu khó hiểu. Chỉ là có nhiều điều tác giả nói lên nó cứ như là một sự thật quá phũ phàng người ta muốn chối bỏ cũng khó.
                Khi vui, chỉ cần thể hiện bằng một nụ cười, bằng gương mặt rạng ngời hạnh phúc - thế là vui.
                Thế nhưng khi buồn? Người ta muốn nói nhiều về nỗi buồn của mình. Giải bày sao cũng cảm thấy là chưa đủ cả.
                Được và mất? Phải chăng bao giờ "được" cũng khiến người ta vui và "mất" sẽ khiến người ta đau khổ? Không hẳn là vậy! Con người thì phức tạp lắm. Đôi khi "được" lại kéo theo nỗi buồn và cái "mất" khiến người ta nhẹ nhõm.
                Anh được em, được trong cuộc đời
                So với mất, được còn quá ít"
                Được thì lo vui đi, không chịu vui, lại bắt đầu so sánh với mất. Cuối cùng anh có vui được đâu? Lại buồn. Vậy anh "được" hay "mất"?
                Và rồi lại so sánh
                "Anh hiểu vì sao tình yêu chung thủy
                Không say người bằng một cuộc chia ly"
                Chỉ là cảm giác thôi anh ạ. Cảm giác và cảm giác. Người ta chẳng bao giờ nhận biết được cái mình hiện có đến khi nó mất đi mới quay ra nuối tiếc, buồn nhớ. Thế nên không phải khi chia ly, người ta mới có cảm giác "say người". Chỉ vì khi chia ly, tức là người ta "mất", người ta luyến tiếc cái "được" đang bị di chuyển sang chỗ khác. Thế là luyến tiếc. Hầu ở đời cái gì cũng vậy.
                Thích nhất câu kết:
                "Băng nhạc vô tình trở thành âm bản
                Lặp lại vòng đời qua mỗi vòng quay"
                Dầu sao nó cũng là một "định luật" mà. Chẳng thể nào thay đổi được.


                 
                #68
                  suzuki651 28.08.2008 02:27:38 (permalink)
                  Bài thơ "Mất mẹ",phần lời binh:rất nhiều ý và câu văn
                  trùng với bài viêt "Bông hồng cài áo" của Thiền sư
                  Thích Nhất Hạnh.
                  Nếu tôi nhớ không lầm thì cuối bài viết "Bông hồng cài áo" tác giả ghi: Nhất Hạnh (1962).
                  Thân.
                  #69
                    Thay đổi trang: << < 45 | Trang 5 của 5 trang, bài viết từ 61 đến 69 trên tổng số 69 bài trong đề mục
                    Chuyển nhanh đến:

                    Thống kê hiện tại

                    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                    Kiểu:
                    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9