Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949

Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 7 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 183 bài trong đề mục
Tác giả Bài
khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 02.06.2008 14:49:39
0
  Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức

 1936-1949

Tác giả : Ted Brusaw và Siegfried Knappe

Dịch giả: Hoài Phố


Cuốn sách này dành cho những dòng vô tận của những người lính Đức, những người đã biến mất trong Liên Bang Sô Viết lúc cuối chiến tranh thế giới thứ hai, đã không bao giờ trở về.

( This book is dedicated to the endless columns of German soldiers who disappeared into the Soviet Union at the end of the Second World War, never return.)

Lời Mở Đầu
Chúng tôi, những người lính trong quân đội Đức trong suốt cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ II, là những người trẻ tuổi chiến đấu cho đất nước họ. Chúng tôi không phải là lính “Phát Xít”; chúng tôi chỉ là những người lính Đức. Đây là câu chuyện của một trong số họ.
(Those of us who were soldiers in the German Army during World War II were young men fighting for their country. We were not “Nazi” soldiers; we were just German soldiers. This is the story of one of them.)

SIEGFRIED KNAPPE
Xenia, Ohio
September 1991
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.07.2008 20:30:32 bởi Ct.Ly >

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 02.06.2008 14:52:29
0
 
Những chi tiết trong cuốn sách này có thể rất thật vì Siegfried Knappe giữ nhật ký của ông ta từ lúc còn là cậu bé đến khi ông bị bắt làm tù binh ngày 2 tháng 5 năm 1945. Thêm vào đó, ông đã lén mang theo được nhiều hình ảnh trong thời gian chiến tranh từ nhà mẹ ông từ Đông Đức khi ông khai man với chính quyền Đông Đức để được trao trả về Tây Đức khi được Nga phóng thích năm 1949. Trong suốt khoảng 450 giờ phỏng vấn, chúng tôi dùng những tấm ảnh này giúp ông nhớ lại từng giai đoạn của cuộc chiến.
Siegfried cũng tường thuật lại những gì tướng Weidling và Quân Đoàn 56 của tướng Weidling làm từ sông Oder dến Berlin và phòng thủ Berlin, những gì Weidling viết cho người Nga ngay sau khi đầu hàng. Và khi Siegfried được thả từ Nga tháng 12 năm 1949, một trong những việc đầu tiên của ông là viết lại những gì ông đã làm trong thời gian đó và trong tù. Sau cùng, Siegfried có những báo cáo hàng ngày của pháo đội trong cuộc tấn công Pháp, viết với tư cách người pháo đội trưởng.
Người viết khó có thể hoài nghi qua những bằng chứng trên.
Ted Brusaw
Dayton, Ohio
September 1991

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 02.06.2008 14:59:19
0
Phần 1:
Chiếc Chảo Dầu Của Mụ Phù Thủy

Chương 1
Đại Uý Kafurke, sĩ quan trợ lý của tôi, gõ cửa sổ xe đánh thức tôi dậy.
"Thưa thiếu tá, người trưởng ga có tin cho thiếu tá"
 
Tôi vươn vai và nhìn ra ngoài. Xe tôi đậu được bảo vệ trên toa của chiếc xe lửa đã chạy suốt đêm để nhập với Tập Đoàn Quân 12 của tướng Wenck vừa mới được thành lập ở vung núi Harz. Tôi ngủ trên xe vì nó thoải mái hơn bất cứ chỗ nào trên đoàn tàu. Nghĩ rằng sẽ đến gần Leipzig lúc trời sáng, tôi đã ra lệnh đánh thức tôi dậy ở Eilenburg để tôi có thể dùng xe 2 bánh ghé thăm vợ tôi, Lilo, và đứa con mới sinh, Klaus, ở Leizig và sau đó đón đoàn tàu chạy chậm chạp ở thành phố gần đó. Nhưng bây giờ chúng tôi chưa đến Eilenburg, mà ở Bautzen. Tôi bước ra xe, leo xuống toa xe lửa và đi và trạm.
 
"Ông có tin cho tôi hả?" Tôi hỏi người trưởng ga.
 
"Jawohl, Ngài Thiếu Tá, tôi mới nhận được lệnh đưa đoàn tàu của ông về phía bắc, hướng Berlin" (Jawohl: Yes, sir)
 
Lời nói của người trưởng ga làm tôi giật mình: "Đường sắt bị gián đoạn hả?" Tôi hỏi, ráng tìm lý do tại sao chúng tôi bị di chuyển về hướng bắc.
 
"Thưa không, giao thông chậm nhưng không bị ngắt quãng"
 
Tôi cảm ơn anh ta và trở về đoàn tàu. Họ có thể đưa chúng tôi về Berlin và đưa chúng tôi về núi Harz qua đường khác. Nhưng hy vọng thăm Lilo và Klauscủa tôi bị tắt ngấm. Dù sao thì cũng trái lệnh khi thăm gia đình, nhưng tôi quyết định không để mất cơ hội thăm gia đình khi có thể. Nhưng bây giờ thì không thể được nữa rồi.
 
Khoảng 11 giờ sáng, chúng tôi đến vòng đai xe lửa phía nam của Berlin. Vừa lăn bánh vào ga ngầm ở Neukolln, tiếng còi báo động máy bay vang rền. Trưởng ga cho tôi biết chúng tôi không thể tiếp tục di chuyển cho đến khi báo động chấm dứt. Tôi cho 1 toán bảo vệ đoàn tàu, phần còn lại vào tránh bom ở những hầm trú ẩn trong khu vực.
 
Là sĩ quan hành quân của Quân Đoàn cơ giới 56, tôi kiểm soát cuộc chuyển quân từ Silesia, nơi chúng tôi đã đụng độ với quân Nga, cho đến núi Harz, Đại Tá Von Dufving, tham mưu trưởng quân đoàn 56 Cơ Giới và người chỉ huy trực tiếp của tôi đã đến núi Harz trước để chuẩn bị.
Đại Úy Kafurke, Thiếu Tá Wolff (sĩ quan quân số quân đoàn), và tôi đi vào hầm trú ẩn đầy người, hầu hết là dân chúng. Những người dân tỏ vẻ sợ sệch và lo âu. Không ai nói gì cả, nhưng họ không tỏ vẻ oán hận chúng tôi vì tiếp tục chiến đấu, như 1 số người dân bắt đầu có tư tưởng này.
 
Còi báo động vẫn tiếp tục nhưng chúng tôi không nghe tiếng nổ nào. Tôi quyết định ra ngoài để nhìn. Đường xá vắng tanh, và những chiếc máy bay đồng minh đang bay trên cao. Không có 1 tiếng súng phòng không nào từ quân Đức bắn lên. Tôi nhìn những chiếc máy bay ném bom, tự hỏi, như mọi khi, không biết có Michaelis - 1 người bạn Do Thái của tôi từ thời trung học, đã dọn qua Anh từ 1938 - trên những chiếc máy bay đó không. Cuối cùng, khoảng 4 giờ chiều, mọi sự im lặng trở lại, mọi người trở về đoàn tàu. Chúng tôi rời ga 1 cách chậm chạp. Nhưng, tôi chợt để ý, đoàn tàu chạy về hướng Đông!

Khi tôi nhận lệnh xuống tàu ở Muncheberg, khoảng 50km từ mặt trận Nga, rõ ràng là chúng tôi sẽ trở lại đánh với quân Nga - Và tim tôi chùn xuống. Chúng tôi xuống tàu ở Muncheberg, và tôi lái xe đén Waldsieversdorf, nơi tôi được biết là bộ tự lệnh sẽ được bố trí. Đại Tá Von Dufving đã ở đó với toán tiền quân. Ông ta là 1 người nhỏ con, dáng dẻo dai với đôi mắt mầu đen.
 
"Tôi nghĩ là ai đó đã lột lon chúng ta" Ông nói, với 1 chút giận dữ và cay đắng, "Rõ ràng là chúng ta đổi chỗ cho 1 toán tham mưu quân đoàn khác" Tướng tư lệnh của chúng tôi được thay đổi đi nơi khác, và tư lệnh mới chưa đến.
 

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 02.06.2008 15:04:45
0
 
Ở Waldsieversdorf, chúng tôi được biết rằng chúng tôi thay thế cho ban tham mưu quân đoàn gồm 2 sư đoàn lính dự bị- Trong khi biết chắc rằng đây là trung tâm của cuộc tấn công sắp đến của quân Nga! Chúng tôi suy luận rằng viên tướng tư lệnh đã chuyển đi có liên hệ chính trị đến bộ tư lệnh tối cao nên giành chỗ của chúng tôi ở vùng núi Harz và đẩy chúng tôi đến Tập Đoàn Quân sô 9 này. Họ biết khu vực này, họ biết các sư đoàn, họ biết tình hình chiến sự và họ có những thiết bị liên lạc cần thiết. Còn chúng tôi thì hoàn toàn xa lạ với khu vực này, không biết ai trong các sư đoàn trong khu vực và các quân đoàn, sư đoàn lân cận. Và chỉ có khoảng 50% điện thoại và 35% thiết bị vô tuyến vì chúng tôi mới rút ra từ mặt trận Silesia. Và với sự thiếu thốn, chúng tôi phải gánh lấy trách nhiệm khó khăn là chỉ huy lực lương phòng thủ cơ động chống lại kẻ địch có quân số và thiết bị gấp bội lần. Vị tư lệnh mới, tướng pháo binh Helmut Weidling, vẫn chưa đến nơi. Chúng tôi không thể làm được gì. Von Dufving và tôi lãnh trách nhiệm từ những người bàn giao, và họ biến mất dạng 1 cách nhanh chóng.

Tướng Weidling đến nơi sang hôm sau, 13/4/1945. Von Dufving biết Weidling từ trước, chỉ tôi biết Weidling thích và không thích thứ gì, và tôi làm theo lời khuyên Von Dufving khi tôi trình diện Weidling, báo cáo tình hình cho ông ta 1 cách vắn tắt nhưng súc tích. Ông rất lịch sự và vui vẽ, toi nghĩ là tôi đã gây 1 ấn tượng tốt cho ông. Điều này rất quan trọng cho công việc ở thời gian sắp đến khi tôi là sĩ quan hành quân cho ông ta.
 
Buổi chiều, Tướng Weidling cùng Wolff và tôi đi thị sát tình hình trong vùng và liên lạc với các sư đoàn dưới quyền cũng như các đơn vị lân cận. Ông ta tra hỏi chúng tôi trong chuyến đi để tìm hiểu kinh nghiệm chiến đấu của chúng tôi và sẽ giúp được bao nhiêu cho ông. Tình hình mặt trận cho chúng tôi thấy quân Nga đang chuẩn bị cho 1 trận tấn công trên toàn chiến tuyến. Quân Nga đã thành lập 2 đầu cầu phía tây của sông Oder, và chúng tôi còn giữ được 1 phần ở phía đông con sông ở Kustrin và Frankfurt. Không ảnh cho chúng tôi thấy pháo binh Nga đặt cứ 1 khẩu cho 10 mét! Nhiều pháo đội hạng nặng, 12 khẩu 1 pháo đội, được đặt trên 1 đường thẳng, dọc theo đường lộ hay đường xe lửa, và không cần nguỵ trang. Pháo binh Nga được bảo vệ bởi phòng không trước đây, nhưng bây giờ không cần thiết vì Luftwaffe không còn tồn tại như là 1 lực lượng chiến đấu nên pháo binh không còn sợ nguy hiểm. Quân Nga cũng có 1 hệ thống tiếp vận vô tận như xe tăng và mọi thứ khác. Rõ ràng là chúng tôi không có hy vọng chận đứng họ. Chúng tôi ước đoán rằng quân Nga áp đảo chúng tôi 6:1 cho bộ binh, 10:1 về pháo binh, 20:1 về xe tăng và 30:1 về máy bay chiến đấu.
 
Chúng tôi lái xe đến vùng đồi ở phía bắc Seelow, nơi có thể quan sát được mặt trận từ sông Oder, cả 2 phía của Kustrin. Chỏm đồi Seelow, khoảng 17km từ sông Oder, được coi như là tuyến phòng thủ thứ 2, ngoại trừ không có quân phòng thủ. Nó chỉ được dùng để làm tuyến phòng thủ nếu chúng tôi có cơ hội rút lui. Chúng tôi cũng ghé thăm tướng Mummert, tư lệnh sư đoàn xe tăng mới thành lập Muncheberg, được đặt dưới sự chỉ huy của chúng tôi. Chúng tôi biết được các thiết bị của sư đoàn này tốt nhưng không đầy đủ, và binh sĩ được huấn luyện và kinh nghiệm nhưng làm việc với nhau chỉ được vài ngày. Sư đoàn Mucheberg thật sự là cột sống của chúng tôi. Bộ tư lệnh tối cao dã biết cuộc tấn công cuối cùng sẽ diễn ra ở đây, đường dẫn đến Berlin, nên đã gởi những người lính cuối cùng đến Muncheberg. Sư đoàn xe tăng này đã được thành lập 1 cách vội vàng.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 02.06.2008 15:12:10
0
 
Sau buổi ăn tối ở sư đoàn xe tăng, chúng tôi đến sư đoàn xe tăng 20 SS, 1 sư đoàn khác của quân đoàn. Sư đoàn này cũng không đươc trang bị đầy đủ cho chiến đấu, vì nó mới đánh nhau dữ dội cùng chúng tôi ở Silesia. (Tất cả các đơn vị SS chiến đấu là Waffen SS, nghĩa là họ là lính chiến đấu, khác với SS chính trị, canh giữ các trại tập trung).
 
Khi trở về, tôi cố gắng gọi về cho Lilo nhưng đường dây không nối được, tôi gọi cho mẹ tôi thì được biết rằng quân Mỹ đang ở ngoại ô Leipzig!
 
"Siegfried, mẹ phải làm gì bây giờ?"
 
"Ở nhà, nếu đánh nhau thì xuống hầm" Đừng rời khỏi thành phố, mẹ sẽ trở thành những người tỵ nạn. Đừng liều nghe mẹ, những gì xảy ra cho những người tỵ nạn rất kinh khủng."
 
Cuộc nói chuyện bị kiểm tra (đường dây này không được dùng cho việc cá nhân), và 1 giọng nói của phụ nữ ngắt giữa chừng và hỏi mục đích của cú điện thoại, nên tôi phải dừng. Tôi chỉ có thể hy vọng là mẹ tôi, Lilo và Klaus sẽ an toàn. Tôi cố gắng đánh đuổi những ý nghĩ không vui và vô ích ra khỏi đầu và cố gắng tập trung và công việc.
Quân đoàn 56 Cơ giới của chúng ta bây giờ là lực lượng dự bị của Tập Đoàn Quân thứ 9, được chỉ huy bởi tướng Busse. Hai quân đoàn khác của Tập Đoàn Quân thứ 9 đóng ở sông Oder và vòng quanh các đầu cầu của quân Nga. Chúng tôi ở phía sau, làm lực lượng trừ bị phòng khi phòng tuyến bị chọc thủng hay cần tiếp viện.
 
Cuộc tấn công của Nguyên Soái Zhukov bắt đầu vào lúc 5 giờ sáng ngày 14 tháng 4, khi trận pháo kích dữ dội nhất lịch sử chiến tranh, hơn 40 nghìn khẩu đại bác, cùng khai hoả vào phòng tuyến. Là lực lượng dự bị, chúng tôi ở phía sau. Chúng tôi có thể quan sát rõ toàn bộ khu vực, từng nơi trận đánh xảy ra. Tướng Busse đã đoán trúng thời gian tấn công của quân Nga nên đã cho bộ binh tránh pháo ngay trước khi trận pháo kích bắt đầu. Chúng tôi nhìn thấy máy bay thả bom và đạn pháo nổ khắp nơi. Với kinh nghiệm chiến trường, chúng tôi có thể đoán được tình hình mặt trận ở phía trước. Chúng tôi có thể nghe tiếng vang rền của đạn pháo, hoả tiễn và bom, và chúng tôi nhìn thấy chiều sâu của tiếng phòng ngự và nhận định được tình hình phòng thủ ra sao.
 
Khu đồi Seelow khoảng 10 cây số phía sau mặt trận, và vùng đất giữa Seelow và sông Oder bằng phẳng và trống trải. Mặc dù bằng phẳng và không cây cối, nhưng những đầm lầy làm cho xe tăng không hoạt động hữu hiệu nên quân Nga cũng có những trở ngại. Chúng tôi bỏ ra vài tiếng đầu của trận đánh để chuẩn bị chiến đấu cơ động khi lâm trận. Báo cáo của các sư đoàn đang chiến đấu từ tuyến trước cho biết rằng cuộc tấn công của quân Nga được tổ chức với sức mạnh vô biên. Ngày đầu, các sư đoàn ở tuyến đầu ngăn chận được các đợt tấn công, mặc dù cũng có 1 vài lổ thủng sâu đến tận chổ chúng tôi. Là quân dự bị, chúng tôi ở trong tình trạng ứng chiến, chờ lượt nhảy vào vòng chiến, nhưng tướng Busse không cho phép chúng tôi được tham chiến vì đây là lực lượng dự bị duy nhất của ông.
 
Quân Nga tiếp tục tấn công suốt đêm và quyết liệt hơn vào tảng sáng. Những trận pháo kích và mưa bom không ngớt bắt đầu lan đến khu vực của chúng tôi. Chúng tôi biết là không thể chận địch ở vùng trước mặt Seelow, nhưng chúng tôi có thể dùng những điểm cao ở Seelow làm một tuyến phòng thủ hữu hiệu.
 
Mặc dù chúng tôi biết đây là trận đánh quyết định trước Berlin, và cũng biết rằng, với cảm giác đau đớn, không thể ngăn chặn được, Và dù cho chúng tôi có muốn đánh liều 1 cách tuyệt vọng cho đến khi quân đồng minh chiếm Berlin từ phía tây, thì thành phố cũng sẽ bị chia sẽ 1 phần cho Hồng Quân. Và nếu chúng tôi muốn tử thủ, thì sẽ không có quân dự bị, và không có tiếp viện thì tình hình sẽ vô vọng. Vùng đồng quê khoảng chừng 70km giữa Berlin và sông Oder tương đối bằng phẳng với 1 vài khu đồi. Phía tây của Seelow có rất nhiều hồ và rừng. Nhưng những đường rừng cũng đủ để cho xe tăng và xe cơ giới dùng được. Chỉ có 1 chướng ngại thiên nhiên duy nhất cho xe tăng Nga là hồ.
 
Trong khi chúng tôi lập kế hoạch tác chiến và tra bản đồ từ những người tiền nhiệm, chúng tôi không tìm thấy dữ kiện nào của tuyến phòng thủ gần Berlin. Vì chúng tôi phải chiến đấu trong vùng này, chúng tôi hỏi tập đoàn quân 9 về những thông tin cần thiết. Chúng tôi nhận được vài bản đồ phát họa nhưng không thấy gì về tuyến phòng thủ quanh Berlin. Khi tôi hỏi thêm 1 lần nữa thì viên sĩ quan hành quân nổi giận và nói rằng anh ta không có thông tin chi tiết và đó không phải là việc của chúng tôi! Có lẽ họ thật sự chẳng biết gì hơn chúng tôi, hay họ không muốn cho chúng tôi biết cho đến khi thực sự cần thiết vì sợ chúng tôi rút lui quá sớm. Nhiều người to nhỏ tại sao chính phủ không thương lượng để chấm dức cuộc chiến vô vọng này- Cho dù phải đầu hàng không điều kiện- Và bộ tư lệnh tập đoàn quân không tin chúng tôi, vì sợ chúng tôi đầu hàng.
 
Quân Nga mất 3 ngày mới đến được Seelow, mặc dù họ có đông quân và pháo binh hơn. Họ cũng có máy bay trinh thám đem lại cho họ nhiều lợi điểm hơn chúng tôi. Địa hình đồi ở vung Seelow làm cho quân Nga tiến lên khó khăn hơn.  Qua đêm thứ 2, tuyến phòng thủ của chúng tôi vẫn vững, nhưng chúng tôi không thể chịu đựng thêm 1 đợt tấn công nào nữa.
 

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 02.06.2008 15:17:58
0
 
Bộ tư lệnh quân đoàn được bố trí dưới tầng hầm của 1 biệt thự ở Waldsieversdorf. Lính liên lạc chạy mô tô luôn luôn sẵn sàng đem lệnh đi khắp nơi. Họ luôn luôn biết được vị trí của các đơn vị. Khi cần ra các đơn vị, Weidling dẩn theo 1-2 người lính liên lạc, vì sợ hệ thống dây điện thoại bị quân Nga nghe trộm, nên ông gởi lính liên lạc chạy tin.

Cuối cùng, lúc 6 giờ ngày 16 tháng 4, chúng tôi thật sự lâm trận ở Seelow khi được lệnh chỉ huy các sư đoàn đã lâm chiến bên cạnh 2 sư đoàn hiện có. Từ giờ trở đi, chúng tôi làm việc ngày đêm, chỉ ngủ chừng 1-2 tiếng khi điều kiện cho phép. Weidling đi đến các sư đoàn để xem xét tình hình đôn đốc việc phòng thủ. Chúng tôi lái xe đến 2 sư đoàn mới nhập vào quân đoàn và thảo luận với tư lệnh sư đoàn. Bộ tư lệnh sư đoàn 9 nhảy dù đang bị pháo khi chúng tôi đến nơi. Ở đây, tôi gặp lại một người bạn thân lúc còn ở trường tham mưu, thiếu tá Engel, nhưng không có thời giờ để hàn huyên.
 
Tư lệnn sư đoàn 9 nhảy dù là 1 thiếu tướng già và bị đưa ra mặt trận vì bất đồng ý kiến với Goring. Weidling lập tức yêu cầu thay thế người, và sáng hôm sau, 1 người lính nhảy dù trẻ, Đại Tá Hermann, lên thay thế. Quân đoàn 101 của Tập đoàn quân 9 ở phía phải chúng tôi, và 1 quân đoàn cơ giới của tập đoàn quân số 3 phòng thủ bên trái.
 
Sáng hôm sau, 17/4, quân Nga gia tăng những đợt tấn công mới với thêm nhiều lính và xe tăng vào mặt trận. Sư đoàn 9 Nhảy Dù phá huỷ 40 xe tăng, và quân Nga vẫn tiếp tục tiến lên, liên tục đẩy lùi chúng tôi về phía sau. Ở vài nơi, quân Nga đã tiến tới những khu vực cao của Seelow. Tuy nhiên sư đoàn xe tăng Muncheberg vẩn chưa được tung vào trận. Sư đoàn này đưọc đong ở phía tây Seelow, sẵn sàng nhập cuộc nếu phòng tuyến bị chọc thủng. Tình hình trở nên nghiêm trọng khi sườn trái, nơi tiếp giáp với các đơn vị bạn bị chọc thủng, nhưng chúng tôi đã phản công và lấp được chổ thủng. Tối đến, chúng tôi quyết định rút lên vùng đồi 2 bên Seelow để tránh việc các đơn vị bị chia cắt và tiêu diệt. Và chúng tôi lại hình thành 1 tuyến phòng thủ mới.
Seelow bị đổi chủ vài lần trong trận đánh. Vài chiếc xe tăng Nga chọc thủng tuyến phòng thủ, và bộ binh tiến theo sau. 1 khoảng trống nhỏ mở ra, nhưng tuyến vẫn giữ được bên trái và phải của lổ hổng. Quân Nga phải dừng lại đợi tiếp viện. Trong khi đó, quân Đức liền tung ra các tiểu đoàn dự bị phản công và đẩy lùi quân Nga. Khi quân tiếp viện Nga tới, họ lại tấn công chiếm thị trấn rồi hết quân, quân Đức tung thêm lực lượng dự bị chiếm lại 1 lần nữa. Những từ ngữ lạnh lùng trên giấy nhìn bình thường, nhưng mỗi lần bị chiếm đi chiếm lại, lính Nga và Đức chết đau đớn và kinh hoàng.
 
Quân Đức chiến đấu một cách mãnh liệt, dù quân số bị áp đảo 1:10 và các quân số sư đoàn nhanh chóng bị tiêu hao. Hàng ngày, chúng tôi càng bị nhiều thiệt hại, bị thiệt hại nhiều mà không cản nỗi được quân Nga. Và quân Nga bắt đầu chọc thủng phòng tuyến. Chúng tôi chống giữ ở giữa, nhưng quân Nga tràn vào 2 bên sườn, cố gắng đánh vòng qua phía bắc và nam Berlin. Họ có thể bao vây chúng tôi, nhưng vì lý do nào đó, họ không thực hiện. Có thể họ nghĩ rằng chúng tôi phòng thủ mạnh ở phía đông Berlin nên tránh điểm mạnh mà vòng qua thành phố. Nếu họ biết rằng Berlin chỉ phòng thủ bởi lực lượng Thanh Niên Hitler và dân quân, họ đã đánh tan chúng tôi và Berlin đã nằm trong tay họ. Khi sườn bị hở, chúng tôi phải rút lui. Phía sau Seelow là những vùng đồi và phía sau đó có rất nhiều hồ. Chúng tôi quyết định dùng vùng đồi làm tuyến phòng thủ mới.
 

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 02.06.2008 15:25:57
0
Chương 2:
 
7 giờ sang ngay 18/4/45, những trận mưa bom dữ dội xảy ra gần bộ tư lệnh quân đoàn, và chúng tôi bắt đầu lập 1 trung tâm chỉ huy trong khu rừng cách xa bộ tư lệnh phòng bất trắc. Cùng ngày, quân Nga chọc thủng phòng tuyến từ 2 phía bắc và nam 1 lần nữa. Sư đoàn xe tăng Muncheberg chạm địch mạnh ở bên phải vì xe tăng Nga chọc thủng tuyến trước và định chiếm Muncheberg. Nơi cánh trái, sư đoàn 9 nhảy dù ngày càng nguy ngập, quân Nga có thể chọc thủng cánh trái, và có thể bao vây toàn bộ quân đoàn trong vùng hồ. Tình hình thay đổi tệ hơn sau mổi giờ, và càng tệ hơn nữa trong việc nâng cao tinh thần. Trước tình hình này, tập đoàn quân 9 hứa tăng cường cho chúng tôi sư đoàn xe tăng 18 vào ngày hôm sau.
 
Sáng 19/4, tôi di chuyển vào trung tâm chỉ huy trong rừng với 1 bộ phận quan trọng của quân đoàn. Chỉ vài cái hầm được đào xong, nhưng chúng tôi muốn mọi thứ xong xuôi để hoạt động hữu hiệu vì không thể ở trong bộ tư lệnh cũ được. Buổi sáng rất lạnh, nhưng khi mặt trời lên, chúng tôi phải cởi áo khoát ngoài. Và khoảng 9 giờ sáng, tham mưu trưởng Von Dufving đến.

Khi Thống chế Heinrici, tư lệnh phương diện quân Weichesl (Army Group Weichsel) đến kiểm tra, ông chấp thuận kế hoạch phòng thủ của chúng tôi và cũng cảnh báo về việc tuyến phòng thủ bị vở ở giữa tập đoàn quân 9 và tập đoàn quân 3. Chúng tôi chờ đợi sư đoàn xe tăng 18 đến từ stettin và được đặt dưới quyền điều hành của chúng tôi.

Sau khi Heinrici rời khỏi, tướng Busse ghé ngang. Và ông ta cũng chấp thuận kế hoạch chiến đấu của chúng tôi. Ông ta cũng nói rằng có thể chúng tôi được tăng cường thêm sư đoàn xe tăng SS Nordland. Sư đoàn SS này là 1 sư đoàn gồm những người tự nguyện từ Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, và Thuỵ Điển, ngoại trừ 1 số ít sĩ quan người Đức. (Ở nhiều nước bị chiếm đóng, quân tình nguyện được tuyển mộ cho 1 số sư đoàn đặc biệt từ những thanh niên đồng ý với quan điểm chính trị của Hitler, Điều này thành công vượt bật ở các nước Bắc Âu vì theo Hitler, giống dân thượng đẳng bao gồm Đức và các nước Bắc Âu).
 
Trong thời gian lắng dịu của mặt trận ngày 19/4, lãnh đạo của Tổ chưc thanh niên Hitler (Reich Hitler Youth) Artur Axmann đến thăm. Axmann khoảng trên 30, mất 1 cánh tay ở mặt trận Nga vào năm 1941. Theo yêu cầu của ông ta, tôi vắn tắc trình bày tình hình, ông ta đề nghị tăng cường cho chúng tôi 1 tiểu đoàn Thanh Niên Hitler chiến đấu. Lúc đầu, Weidling từ chối vì không muốn đẩy trẻ con vào chiến tranh, nhưng sau đó miễn cưỡng đồng ý cho đám trẻ phòng thủ 1 vị trí phía sau tuyến phòng thủ chính, bảo vệ bộ tư lệnh quân đoàn từ phía bắc. Goebbels cũng gỡi đến cho chúng tôi và tiểu đoàn Dân Sự Chiến Đấu Volkssturm, điều mà ông ta không nên làm (đúng ra, ông ta phải cho chúng tôi biết trước để tìm vì trí thích hợp cho họ)
 
Sau đó, chúng tôi lại nhận được 1 sự thăm viếng khác, Bộ trưởng bộ ngoại giao Von Ribbentrop. Ông ta muốn đi thăm 1 số đơn vị, tướng Weidling phải hướng dẫn ông ta thăm sư đoàn xe tăng Muncheberg. Von Ribbentrop có vẻ chán nản, thậm chí nhầm lẩn. Ông ta mặc 1 áo choàng sĩ quan nhưng không có quân hàm, và mũ sĩ quan với phù hiệu con ó, cấp quân đoàn trở lên.
 
Chúng tôi rất bực mình vì chuyến viếng thăm này. Ông ta đã đi ra khỏi trách nhiệm của mình. Và hoàn toàn không chấp nhận được khi chỉ đến đây xem tình hình. Đây không phải công việc của ông ta. Nếu ông ta muốn biết tình hình mặt trận, ông ta nên hỏi Tổng Tham Mưu Trưởng ở Dinh Quốc Trưởng. Cái gì đang xảy ra, cái gì sẽ đến, chúng tôi có thể giữ được bao lâu nữa.... Nhưng ông ta không việc gì mà phải đến bộ tư lệnh của 1 quân đoàn mà ra lệnh này nọ. Ngay sau đó, chúng tôi còn nhận được điện thoại từ sư đoàn xe tăng Muncheberg rằng ông ta muốn tham dự 1 chuyến tuần tiểu. Tướng Weidling từ chối 1 cách thẳng thắng, chỉ rõ 1 cách logic rằng: ở tuổi của ông ta, không được huấn luyện tác chiến và kinh nghiệm, và bộ quân phục trên người ông ta chỉ làm cho ông ta trở thành 1 mục tiêu béo bở. Ông ta chắc chắn phải bỏ mạng nếu tham gia 1 cuộc đi tuần. Ông ta bỏ đi mà không thèm trở lại bộ tư lệnh quân đoàn.
 
Quân Nga tấn công trở lại, và các cuộc tấn công không ngớt làm chúng tôi bắt đầu có khó khăn trong việc giữ liên lạc với Tập Đoàn Quân 3, đúng như dự đoán của Heinrici. Sư đoàn 9 Nhảy Dù báo cáo mất liên lạc với Sư đoàn 101 ở phía bắc. Sau 5 ngày tổng tấn công, Quân Nga đã thành công trong việc chọc thủng phòng tuyến, đe dọa đến sườn trái của quân đoàn. Lúc này, 1 bộ phận của sư đoàn xe tăng 18 đến nơi, và trong cơn tuyệt vọng, chúng tôi tung họ vào chiến trường khi họ chưa kịp nghĩ ngơi và chuẩn bị. Từng toán quân vừa đến nơi là bị tung ngay vào chiến trường. Với lực lượng này, chúng tôi đã chận được quân Nga ở cánh trái. Ở cánh phải, Sư đoàn xe tăng Muncheberg đánh nhau dữ dội với xe tăng Nga, và đến tối chúng tôi liên lạc với quân đoàn bạn ở cánh phải. Đề phòng bị đánh hở sườn từ 2 phía, Weidling quyết định rút lui đến tuyến Muncheberg-Waldsieversdorf, nơi chúng tôi dự định mở phòng tuyến mới.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 02.06.2008 15:31:06
0
 
Rút về đến nơi thì quân Nga đã đột nhập vào phòng tuyến mới. 6 giớ chiều, chúng tôi bắt đầu nghe tiếng súng máy, và đạn cối. Chúng tôi di chuyển bộ tư lệnh quân đoàn đến Kolonie-Herrenhorst, một khu nhà nhỏ ở phía nam Strausberg. 8 giờ tối thì quân Nga lại mò đến và đụng trận. Sư đoàn SS Nordland đến trong đêm đó. Thêm vào đó, một số đơn vị phòng không hạng nặng trong khu vực Strausberg được đặt dưới quyền điều khiển của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng không có xe kéo nên chỉ phòng thủ được 1 chỗ. Ít nhất, những khẩu 88mm này có ngăn chặn các cuộc đột kích bất ngờ bằng xe tăng. Tôi vạch kế hoạch chiến đấu cho những khẩu phòng không và đưa cho Weidling ký, và bày thêm cho họ cách bộ chiến trong trường hợp bị tấn công.


Bây giờ, quân đoàn của chúng tôi đơn độc đối mặt với 1 phương diện quân Nga (người Nga gọi là Mặt Trận). Để đối đầu, đúng ra chung tôi phải có 1 phương diện quân, hay ít nhất 1 tập đoàn quân chứ không phải 1 quân đoàn như trong trường hợp này. Và dĩ nhiên, chúng tôi sẽ không có 1 khả năng nào chận đứng được họ và chắc phải rút lui vào Berlin. Và quân Nga bắt đầu bắn phá Berlin.

Cuối cùng thì tôi cũng chợp mắt được vài tiếng đầu của ngày 20-4. Khi cố đẩy mình vào giấc ngủ, tôi nghĩ đến bài diễn văn đầy khích động của Goebbels trên radio về vũ khí bí mật sắp được sử dụng để thắng cuộc chiến. Những khẩu hiệu và tuyên truyền từ Berlin nghe chán ngắt. Làm như chúng tôi, những người lính hoả tuyến là những con cừu non hay là bọn con nít. Người chủ nhà, nơi chúng tôi ở tạm, lúc nào cũng răm rắp tin lời Goebbels. Tôi chỉ có thể nói với ông ta là quân Nga sẽ đến đây trong vòng 36 giờ, tôi cũng khuyên ông ta nên gởi đứa con gái 16 tuổi của ông đi nơi khác trước khi quân Nga đến.

Tôi giật mình thức giấc vì tiếng nổ của đạn pháo hạng nhẹ. Có thể là đạn từ xe tăng Nga, khoảng 1 dặm phía bắc của chúng tôi. Tuyến phòng thủ mới của chúng tôi đã rơi vào tay quân Nga ở vài nơi. Xe tăng và bộ binh Nga đã chọc thủng cánh phải của phòng tuyến và đang ở phía tây nam của bộ tư lệnh. Chúng tôi tung sư đoàn xe tăng SS Nordland ra chặn để bảo vệ mạn nam.

Chúng tôi tản rộng tuyến phòng thủ về hướng nam, trong khu vực hồ của Strausberg. Nếu chúng tôi kiểm soát được vùng đất giữa mấy cái hồ trước khi quân Nga đến, chúng tôi hy vọng sẽ tạo 1 phòng tuyến mới ở đây. Nếu Goebbels gởi mấy tiểu đoàn dân sự chiến đấu của ông ta đến đây thay vì mấy nơi khác thì đỡ rồi, tôi biết được hầu hết các tiểu đoàn này bị máy bay tấn công tan tác, chỉ còn khoảng 2 tiểu đoàn chạy về đến Strausberg. chúng tôi dùng họ giúp chúng tôi xây dựng phòng tuyến mới.
Các đợt tấn công trực diện của quân Nga giảm hẳn đi khi họ chọc thủng phòng tuyến Đức ở bắc và nam Berlin, họ đang tập trung quân để nới rộng khe hở ở phòng tuyến Đức mà họ vừa chọc thủng.Tiểu đoàn Thanh Niên Hitler tăng cường cho chúng tôi hôm trước đụng trân tối qua, bị tấn công bởi xe tăng Nga, tiểu đoàn trưởng, 19 tuổi, đoàn viên thủ cựu, hoàn toàn mất kiểm soát ngay từ phút đầu. Tiếng la khóc của bọn trẻ bị thương làm cậu bé hoảng hốt. Cậu ta vừa khóc vừa ra lệnh bỏ bị trí mà không báo cáo cho bộ tư lệnh hay một ai. Và toàn bộ tiểu đoàn tan rã, bọn trẻ mổi đứa chạy 1 đường. Và vị trí bỏ trống làm cho chúng tôi 1 phen hoảng sợ. Nó tạo 1 khoảng trống trên tuyến phòng thủ. Tuy nhiên, nhờ vào sự trợ lực của pháo binh sư đoàn 18 bộ binh, chúng tôi trám được phòng tuyến.

Đến chiều, một trận đánh lớn diển ra cách bộ tư lệnh khoảng 3km về phía bắc. Xe tăng Nga tấn công vào vị trí phòng không. mặc dù họ chống trả quyết liệt và bắn cháy nhiều xe tăng, nhưng họ không có khả năng cầm cự lâu hơn, bộ binh nga tiến ngày càng gần vị trí. Để tránh khỏi bị bao vây, chung tôi lại phải rút lui. 8 giờ tối, chung tôi lui về Elienhof, khoảng 3 cấy số về phía nam của Altandsberg.

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.06.2008 15:38:39 bởi khikho007 >

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 02.06.2008 15:36:52
0
 
Trên đường đến đó, chúng tôi thấy máy bay địch hoạt động khắp nơi. Dọc con đường từ Altlandsberg, tôi thấy nhiều nhà cửa đang cháy cùng với xác xe tăng Nga còn nghi ngút khói. Chúng bị súng phòng không bắn hạ khi tiến về vị trí của BTL quân đoàn. Ngôi làng đó đã ở trong tay quân Nga, và Elisenhof chỉ cách đó 3km, và không có lính ở giữa. Thiếu tá Wolff lập tức tổ chức phòng ngự bằng thư ký và tài xế khi vừa đến nơi. Tôi nằm xuống nghĩ 1 lát, vì đường dây điện thoại chưa được thiết lập, tôi không có việc gì để làm. Bên cạnh đó, BTL không thể đóng ở đây vì Altlandsberg đã bị mất, và các vị trí của quân đoàn trong vùng hồ bị thọc sườn 1 lần nữa.
 
Khuya ngày 20-4, Weidling và Von Dufving đến nơi, họ quyết định di chuyển BTL đến chỗ khác, nơi chúng tôi được sự bảo vệ từ các sư đoàn. Địa điểm mới nằm phía đông nam của Petershagen. Chúng tôi đến Petershagen bằng con đường đất nhỏ vì có tin quân địch trong vùng. Dân chúng đã tản cư gần hết, chỉ còn lại 1 vài người già sống dưới hầm. Tôi tìm được vài ngôi nhà thích hợp cho BTL, đưòng dây điện thoại được thiết lập nhanh chóng. Đường dây liên lạc liên tục bị đứt quãng vì đạn pháo. Tuy nhiên, chúng tôi không bắt được liên lạc với TĐQ 9 trong vài tiếng đồng hồ.
7 giờ sáng ngày 21-4. khi tôi đang ăn sáng, thì lệnh đến từ BTL TĐQ 9 "Tôi đòi hỏi sự chiến đấu kiên cường từ nay trở đi. Bộ Tư Lênh QĐ phải di chuyển đến vùng ngoại ô phía đông Berlin ngay lập tức. Busse!" Tập đoàn quân 9 tưởng rằng chúng tôi rút vô nội ô Berlin. Tôi trao lệnh cho Weidling, ông ta giận dữ trả lời qua máy vô tuyến: "BTL QĐ 56 đang chạm súng với bộ binh địch 5 km phía đông của ngoại vi Berlin. Weidling."
 
Các báo cáo từ các sư đoàn gởi về nói rằng các đợt tấn công của quân Nga mạnh mẽ trở lại, và chúng tôi phải tung ra lực lượng dự bị cuối cùng. 1 vài chỗ, quân địch đã chọc thủng phòng thuyến và vượt qua hồ bằng thuyền. Điều này có nghĩa là chúng tôi không có cơ hội nào khác hơn là đưa tất cả binh sĩ ra lập một tuyến phòng thủ mới bảo vệ trực tiếp Berlin.

Ngày hôm đó, ở Kopenick, tôi đã chứng kiến 1 xe tải, chở đấy bánh mì, đang bị kẹt xe, bị cướp bởi phụ nữ, trẻ em, và người già. Người tài xế, đứng đó, không biết làm gì hơn ngoài chửi mắng. Chiếc xe tải trống rỗng trong vài phút.
 
Những vùng ngoại bô Berlin: Friedrichsfelde, Kaulsdorf Sud, và Karlshorst bị pháo liên miên, có thể bắn từ Altlandsberg. BTL được bố trí trong vài biệt thự ở vùng Kaulsdorf Sud. Sườn phải của chúng tôi là hồ Muggel, chúng tôi cố gắng giữ tuyến phòng thủ giữa Hoppegarten, Kaulsdorf, và Marzahn. Từ đó chúng tôi có thể nối với tuyến phòng thủ Berlin. Tuy nhiên, cánh trái chung tôi không bắt được liên lạc với quân đoàn cơ giới SS 11. Chúng tôi liên lạc với TĐQ 9 xin phép đóng khoảng trống này. Nhưng lại được lệnh rời vùng phía bắc của sông Spree, nối cánh trái với tuyến phòng thủ Berlin ở Công viên Treptow, và kéo dài tuyến phòng thủ bên phải đến bờ nam của sông Spree để giữ liên lạc với TĐQ 9.
 
Đã quá trể để di chuyển vào lúc này. Nên lệnh cho các sư đoàn được ban hành trong đêm hôm sau. Phần còn lại của buổi tối, tôi có thể được ngủ trên giường khoảng 3 tiếng. Tiếng đạn cối và đại bác hạng nhẹ đánh thức tôi dậy sáng sớm ngày 22-4-1945. Tôi đi đến hầm tránh bom của tổ chức "Trẻ em và người già" ở bên cạnh, nơi chúng tôi đặt bản doanh. 3-4 căn phòng được thu dọn cho chúng tôi làm việc, và những căn phòng lớn hơn là nơi trú ẩn cho khoảng 40-50 thiếu nhi và 15-20 y tá.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 02.06.2008 15:44:08
0
 
Bên ngoài, mỗi lúc càng nguy hiểm bơi vì xe tăng Nga đã chọc thủng ở Kopenick và chạy vòng vòng gần đó. Các toán săn chiến xa của quân Đức với những khẩu Panzerfausts đang đuổi xe tăng. Và những chiếc xe tăng bắn như điên cuồng vào mọi hướng. Tất cả các sư đoàn đều báo về những đợt tấn công mới của quân Nga với sự yểm trợ của xe tăng. Sức ép của quân Nga đặc biệt rất mạnh ở cánh phải, và họ cuối cùng cũng bị chặn đứng trước khi đến được sông Spree. Ở phía Bắc, quân Nga tiến vào Werneuchen, và tiếp tục tiến về phía tây.
 
Sáng ngày 22-4, chúng tôi di chuyển BTL quân đoàn đến Rudow, 7km về hướng tây nam Kopenick. Tôi ở lại bản doanh cũ cho đến 9 giờ tối để di chuyển sau khi các sư đoàn hoàn tất cuộc rút lui. Suốt ngày, tôi lắng nghe tiếng súng bộ binh càng ngày càng gần. Sợ ngôi nhà bị quân Nga chiếm trước khi tôi đi lúc 9 giờ đêm, tôi phải bố trí canh phòng để có thời giờ tẩu thoát để khỏi bị bắt sống.
 
Lần lượt các sư đoàn báo về, họ đã rời khỏi vị trí. Khoảng 8 giờ tối, viên sĩ quan hành quân sư đoàn 9 nhảy dù và người bạn học của tôi, thiếu tá Engel, bước vào. Engel là người bạn thân nhất của tôi trong thời gian học ở trường đại học tham mưu. Chúng tôi bàn tán về tình hình và tôi báo về cho BTL Tập Đoàn Quân 9. Cuộc chiến này rỏ ràng là vô vọng. Và chúng tôi không thể hiểu được tại sao Chính Phủ không đưa ra 1 giải pháp hoà bình và chấm dứt cuộc tàn sát vô lý này. Khẩu hiệu và tuyên truyền không thể đẩy quân Nga ra khỏi nước Đức! Lạc quan lắm thì chúng tôi có thể cầm cự thêm 2-3 tuần nữa. Chúng tôi đã không cầm cự nỗi trong suốt thời gian chiến tranh, thì với sức mạnh của quân Nga bây giờ trong 1 chiến tuyến ngắn hơn nhiều. Hoạ là lính chúng tôi là những siêu nhân. Họ chiến đấu với lòng quyết tâm, với sự tuyệt vọng, và với lòng dũng cảm. Tôi nhớ lại cái tên mà người ta hay chế nhạo Hitler: Grofaz (Grosster Feldherr aller Zeiten, "vị tướng lãnh vĩ đại nhất của mọi thời đại").
 
Engel và tôi thảo luận về tình hình như là 2 người bạn hơn là sĩ quan tham mưu quân đoàn và sư đoàn. Tôi cho anh thấy bức tranh toàn cảnh theo tin tức của tôi. Phía tây, quân đồng minh đã đến bờ sông Elbe, với một vài đầu cầu nhỏ bên bờ đông, nhưng họ dừng ở đó chứ không tiếng thêm về phía đông. Điều này làm chúng tôi choáng váng. bởi vì chúng tôi chiến đấu dũng mãnh chống lại quân Nga với hy vọng là quân đồng minh sẽ chiếm Berlin. Bây giờ thì rõ ràng là họ không có hứng thú chiếm lấy Berlin trước quân Nga.
 
Quân Nga xé tan tuyến phòng thủ ở Tập đoàn quân cơ giới số 4 của phương diện quân Schorner gần Guben và Forst, và bây giờ đang di chuyển sau lưng chúng tôi. Chúng tôi phải chận 1 mũi khác đang chọc thủng phần giữa Tập đoàn quân 9 và 3. Bộ binh cơ giới của Nga đổ về phía tây mà không gặp sự chống cự nào, vòng qua Berlin. Giao thông ra khỏi Berlin sẽ bị cắt đứt trong thời gian ngắn.
 
Có 1 lúc, Engels và tôi bàn đến việc leo lên xe của tôi và rời khỏi vạc dầu sôi này. Hồi kết đã đến với sự việc quân Nga bao vây Berlin. Ở lại có nghĩa là bị Nga cầm tù hay chết. Nếu chúng tôi trốn thoát về hướng tây, có nghĩa là được tự do, hay tệ lắm là bị quân Mỹ hay Anh bắt, có thể chấp nhận được. Nhưng vượt thoát cũng có nghĩa là bỏ lại đồng đội đang chiến đấu 1 cách tuyệt vọng. Và không có ai trong 2 chúng tôi có thể chịu đựng được tiếng "đào ngủ" hay "hèn nhát". Chúng tôi quyết định ở lại và làm tròn trách nhiệm cho đến phút cuối. Với đường sọc đỏ dọc theo quần, với lá cờ hiệu quân đoàn trên xe tôi, chúng tôi có thể đi qua tất cả mọi trạm kiểm soát mà không ai tra hỏi chúng tôi đi đâu. Và sẽ không có ai trong BTL lên tiếng khi chúng tôi biến mất, họ sẽ nghĩ là chúng tôi bị giết hay bị bắt. Nhưng niềm kiêu hãnh,và tinh thần trách nhiệm của chúng tôi đã không cho chúng tôi ra đi.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 02.06.2008 15:48:29
0
Chương 3
 
9 giờ tối, sau khi sư đoàn cuối cùng báo về, tôi quay về phòng làm việc. Tình hình mặt trận lắng xuống. Những người y tá muốn đi với chúng tôi (nhiều người trong số họ và trẻ em đã đi trước cùng với chúng tôi trong những xe khác). Những người phụ nữ không may, nghèo nàn này đã nghe nhiều chuyện hãm hiếp và giết chóc của quân Nga, hoảng sợ khi biết quân Nga sắp đến. Tuy nhiên, tôi chỉ có thể cho 1 người đi theo, vì xe chúng tôi đã chật chỗ, và chỉ còn 1 chỗ cho 1 người. Tim tôi nhức nhối, tôi phải bỏ họ lại với số phận. Tôi để cho họ tự chọn ai ra đi với chúng tôi. Tôi không biết họ quyết định như thế nào, nhưng 1 người bước ra xe.
 
Ở Ober-Schoneweide, chúng tôi phải lái xe dưới đạn pháo liên tục, bây giờ có sự góp mặt của pháo hạng nặng. Cảm giác lúc đó thật ghê rợn, tiếng nổ chát chúa của đạn pháo hạng nặng, mảnh ngoái, khung cửa sổ, đá từ mặt đường bay rít không khí. Cứ như là cả thế giới nổ tung xung quanh chúng tôi. Pháo kích trong thành phố đáng sợ hơn ngoài đồng trống. Khi 1 trái đạn trúng vật gì trên đầu chúng tôi và phát nổ, mảnh đạn vào mảnh vụn của vật bị nổ văng tứ phía. Tôi mừng rơn khi vượt qua khỏi cây cầu bắt qua sông Spree, bởi vì đó là mục tiêu của đạn pháo Nga. Và khoảng 1 giờ nữa, 2 sư đoàn của chúng tôi phải vượt qua cầu này.

Khi tôi đến Rudow, mọi người đang bận rộn dưới hầm của 1 building trong 1 trường học nơi chúng tôi đặt bản doanh. Phía tây và nam Rudow. Xe tăng, thiết giáp và bộ binh cơ giới Nga đã xuất hiện trong vài ngôi làng. Thiếu tá Wolff, 1 lần nữa, phải bố trí phòng thủ tại chỗ với nhân viên văn phòng BTL quân đoàn. Mặc dù biết chắc rằng quân địch chỉ là những toán thám sát, rút lui ngay nếu bị tấn công. Nhưng cũng chẵng thích thú gì nếu xe tăng địch xuất hiện ngay giữa sân trường.
 
Cuộc rút quân của các sư đoàn đã bắt đầu. Bởi vì kế hoạch rút lui chính xác về thời gian và kiểm soát giao thông chặt chẽ, cuộc rút lui của 4 sư đoàn qua 2 cây cầu diển ra tốt đẹp suốt đêm 22-4. Tuy nhiên, cũng có sự cố. Sư đoàn SS Nordland đang phòng thủ cánh trái rút lui trước và hình thành 1 tuyến phòng thủ ở đầu cầu để bảo vệ cuộc rút lui cho các sư đoàn kia. Thiếu tướng Ziegler phản đối khi nghe lệnh này vì ông ta cho rằng Weidling cố ý hy sinh sư đoàn của ông ta cho những sư đoàn kia rút lui. Nhưng rồi ông ta cũng nhận lệnh khi Weidling nổi giận. Sự cố này cho thấy kỷ luật quân đội bắt đầu lung lay. Trước đây, Ziegler không bao giờ thắc mắc về lệnh cấp trên.
 
Sau 1 giấc ngủ ngắn, tôi bắt đầu nhận được bản báo cáo đầu tiên. cuộc rút lui hoàn tất với 1 tổn thất nhẹ. Bây giờ là ngày 23-4-1945. và đầu cầu phía bên kia cầu Ober-Schoneweide vẫn còn trong tay chúng tôi.
Tuy nhiên, Ở kopenick có chuyện lớn. Sư đoàn 20 đúng ra phải giữ Kopenick để chúng tôi có 1 phòng tuyến vững vàng từ đó cho đến phía nam sông Spree, nhưng sư đoàn không chống nổi và Kopenick bị mất. Dĩ nhiên, sư đoàn này cho giật sập cây cầu nhưng quân Nga đột kích với 1 lực lượng lớn nên cây cầu chỉ bị giật sập 1 phần và vẩn còn xử dụng được. Quân Nga có thể xử dụng cây cầu cho xe tăng vượt sông. Weidling ra lệnh cho viên tư lệnh sư đoàn tái chiếm cầu và giật sập cầu. Tư lệnh sư đoàn, đại tá Scholze, làm mọi người sửng sốt, trả lời rằng sư đoàn đã quá mệt mỏi và hao hụt, không thể nhận lệnh tấn công.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 02.06.2008 15:54:30
0
 
Weidling rất hay nổi nóng, và dĩ nhiên trong trường hợp này, ông ta nổi khùng lên. Vì tôi đang ở đó và ông ta biết là tôi đã được huấn luyện ở Trường đại học tham mưu - và tôi luôn luôn thi hành lệnh - ông ra lệnh cho tôi đến Kopenick, nắm quyền sư đoàn, mở cuộc tấn công và giật sập cây cầu. ý tưởng để một thiếu tá nắm quyền tư lệnh một sư đoàn là chuyện phi lý, nhưng ông không có ai để gởi đến đó. Ông ta không thể để Von Dufving, người thay thế cho ông ở BTL quân đoàn nếu ông vắng mặt, và ông biết là tôi có thể làm được. Điều đó cũng làm tôi, một thiếu tá, 28 tuổi đời, có thể trở thành người trẻ nhất và chức vụ thấp nhất làm một tư lệnh sư đoàn trong lịch sử quân đội Đức!
 
Kopenick xa khoảng 6km theo đường chim bay, nhưng tôi phải đi đường vòng để tránh những chổ đang đánh nhau. Trên đường đi, tôi cảm thấy náo động vì người tư lệnh sư đoàn tôi sắp thay thế và một người giỏi và có thành tích chiến đấu xuất sắc mà bây giờ có thể tan tành khi ra toà án quân sự. Nhưng tôi cũng biết Weidling, ông ta có thể nổi điên như vậy. Dĩ nhiên, ông không thể chấp nhận được sự bất tuân lệnh của một viên tư lệnh sư đoàn, và thật sự là một mệnh lệnh là chỉ có thể tuân theo chứ không cãi được. Nhưng nếu quân Nga đem được xe tăng qua sông thì rất tai hại cho tập đoàn quân 9.
 
Khi tôi đến nơi, tôi nói chuyện với một trung tá, sĩ quan hành quân sư đoàn trước. Tôi được biết rằng ngay trước khi nhận được lệnh của Weidling. Đại tá Scholze được tin vợ con của ông ta chết trong một trận bom. Và ông ta không tự chủ trong một lúc, điều này với tôi có thể hiểu được. Nhưng Weidling không chấp nhận sự yếu kém nào. Tôi chắc chắn rằng nếu điều đó xảy ra với ông ta, nó sẽ đánh mạnh vào cá nhân ông ta, nhưng ông sẽ không để điều đó cản trở bổn phận của mình. Người sĩ quan hành quân nói với tôi Scholze đã lấy lại cân bằng và đã ra lệnh tấn công tái chiếm cây cầu. Trong trường hợp này, tôi kín đáo rút lui và quay về BTL quân đoàn. Tôi cũng đã cãi lệnh khi quyết định quay về. Tuy nhiên Weidling cũng đạt được ý muốn, Cây cầu được chiếm lại và cho nổ tung, nhưng với sự thiệt hại nặng nề.
 
Trong khi đó, tin báo động đến từ sư đoàn xe tăng 18 báo rằng địch đang vượt sông Spree. Weidling và tôi lái xe đến Alt-Glienicke, nơi có bộ tư lệnh sư đoàn xe tăng 18. Weidling muốn tận mắt quan sát tình hình. Khu vực đang bị pháo kích. Bộ binh địch tấn công từ phía vùng phía nam Kopenick và từ phía đông, nơi quân Nga đã vượt sông bằng phà và bị chận lại cho đến giờ. Súng phòng không - tiếc thay, không có xe kéo - đang đặt ở đó và được dùng để chống xe tăng. Tư lệnh sư đoàn, thiếu tướng Rauch, tin rằng ông có thể giữ được đến tối. Ở phía nam, ông ta chỉ có vài ổ phòng thủ yếu kém dọc theo bờ sông Spree, nơi quân Nga chưa tấn công.
 
Chúng tôi phải dời BTL đến vòng đai Berlin, tôi bắt đầu tìm kiếm địa điểm mới. Dù cố gắng tìm kiếm, chúng tôi vẫn không biết gì về tuyến phòng thủ Berlin. Tôi phải liên lạc với họ gấp qua 1 số trạm liên lạc. Nhưng trước hết phải tìm chỗ mới cho BTL quân đoàn, vì súng bộ binh mổi lúc càng mạnh. Khoảng 9 giờ sáng, trên chếc xe Kubelwagen dưới trận pháo kích, tôi đến được Berlin bằng xa lộ *. Khi tôi đến Schoneiche, ngoại ô Berlin, nơi chúng tôi định đặt BTL. Nhưng điều này không thực hiện được vì bộ binh Nga đã di chuyển dọc theo đường xe điện ngầm tờ Erkner và Kopenick.
 
Nhận thấy ga tàu điện ngầm Rahnsdorf là nơi tốt nhất để thiết lập BTL quân đoàn, tôi điện thoại cho Von Dufving đến đó. Khi đến nơi, ông ta chấp thuận quyết định của tôi và chỉ đạo việc thiết lập. Bây giờ tôi mới có thể tìm cách liên lạc với những người có trách nhiệm phòng thủ Berlin. Chúng tôi phải tìm họ và sắp xếp kế hoạch phòng thủ. Chúng tôi chỉ biết có cái gì đó đã được chuẩn bị, mặc dù đoán rằng việc chuẩn bị được giao cho tổ chức Thanh Niên Hitler và dân quân chiến đấu hơn là quân đội.

*Autobahn

Ct.Ly

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 03.06.2008 01:23:23
0
Tác giả là Ted Brusaw và Siegfried Knappe.  Tên của họ có ở trong 2 bài đầu tiên.  Làm sao để sửa tên đề mục vậy?  Tôi định đưa thêm tên tác giả vào đó nhưng không biết.

Tôi dịch (và đánh máy ) bạn ạ.

Cảm ơn bạn góp ý.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.06.2008 01:27:18 bởi khikho007 >

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 03.06.2008 08:24:28
0
 
Tôi sửng sốt khi tìm ra vòng đai phòng thủ xung quanh Berlin. Đó là những hố cá nhân, giao thông hào, chướng ngại vật trống rỗng - hoàn toàn không có người. Kinh ngạc hơn, tôi nhận ra đó chẳng có gì hơn là 1 đường vẽ trên bản đồ. Đây là trách nhiệm của Goebbel, trong vai trò uỷ viên quân sự của Berlin, xây dựng hệ thống phòng thủ. Khả năng của Goebbel trong trách nhiệm quân sự chỉ có thế. Tôi cố gắng tìm bản đồ phòng thủ của Berlin để lên kế hoạch cho các sư đoàn của chúng tôi. Điều tôi tìm ra là 1 sở chỉ huy với vài sĩ quan thương phế binh. Họ không có binh sĩ, và vài người trong số họ không biết có sự chuẩn bị phòng thủ cho Berlin hay không. Họ hoàn toàn không có khả năng để phòng thủ.
 
Berlin bỏ ngỏ, và những đơn vị nhẹ của Nga luồn lách 1 cách nhanh chóng vào những khe hở giữa quân đoàn chúng tôi (là quân đoàn mạn bắc của Tập Đoàn Quân 9) và quân đoàn phía nam của Tập Đoàn Quân 3. Nếu 1 trong 2 quân đoàn có quân dự bị, chúng tôi đã thay đổi tình trạng này - Nhưng không có ai có quân dự bị, và cách tốt nhất chúng tôi có thể hy vọng là ngăn chặn quân Nga 1-2 ngày
 
Khi tôi về đến BTL quân đoàn, một mệnh lệnh vô tuyến từ tướng Busse vừa đến (chúng tôi không có đường dây điện thoại) là chúng tôi bảo vệ cánh trái của TĐQ 9, từ Konigswusterhausen đến Rangsdoft, Khoảng 20km phía nam Berlin. Có nghĩa là bỏ Berlin! Chúng tôi bỏ mặc thành phố cho số phận của nó, có nghĩa là, với lực lượng phòng thủ ít ỏi, Berlin sẽ bị sụp đổ trong vài ngày. Mệnh lệnh này chứng tỏ rằng tướng Busse bây giờ chỉ nghĩ đến TĐQ 9 và có thể ông cố ý đánh qua phía tây rồi đầu hàng ở đó. Sự quyết định của ông ta rất hợp lý, bởi vì cố gắng phòng thủ 1 thành phố hơn 1 triệu thường dân chỉ mang đến kết quả chết chóc vô ích. Và với chúng tôi, nó mang lại viễn tượng thoải mái hơn là đóng quân trong Berlin, bấy giờ không khác gì 1 đống gạch vụn, để chuẩn bị cho 1 trận chiến vô vọng.
 
Chúng tôi bị quăng vào Berlin mà không liệu trước hay có cơ hội để chuẩn bị, bị đẩy lùi từ sông Oder ngắn hơn 1 tuần bởi trận tấn công lớn nhất của cuộc chiến. Trong suốt trận tấn công, quân Nga liên tục chọc thủng 2 bên sườn của chúng tôi, và chúng tôi tiếp tục rút lui để khỏi bị bao vây. Và họ tiếp tục cố gắng bao vây và cuối cùng cắt quân đoàn chúng tôi ra khỏi sự liên lạc với TĐQ 9. Cuối cùng chúng tôi mất liên lạc hoàn toàn với TĐQ 9 và không biết tình hình ra sao. Chúng tôi nhìn thấy xe tăng hạng nhẹ và xe vận tải Nga về hướng nam, giữa chúng tôi và TĐQ 9. Tướng Weidling nhận định rằng hành động cần thiết vào lúc này để tuân theo lệnh của tướng Busse là lập 1 phòng tuyến đông-tây, và quay mặt về hướng bắc. Rồi ông ta quay qua tôi:
 
"Knappe, anh biết Berlin trong thời gian ở Kriegsschule Postdam, chúng ta đi đến tướng Krebs (Tổng tham mưu trưởng) ở dinh Quốc Trưởng và coi thử chúng tôi có bắt được liên lạc với Tập Đòan Quân 9 và cũng coi thử tình hình như thế nào".
 
Von Dufving ở lại bộ tư lệnh trong thời gian Weidling vắng mặt, thay thể cho ông ta chỉ huy, và Weidling và tôi đi đến dinh Quốc Trưởng. Chúng tôi đi một xe cùng tài xế và hai người lính lái mô tô. Thành phố đang chìm trong cơn pháo kích bằng pháo hạng nặng, có thể được bắn từ xe lửa* cách khoảng 30km và máy bay ném bom. Cũng may, trận pháo kích không tập trung ở một chỗ mà bắn rải đều khắp thành phố, với đạn pháo hạng nặng nổ cách nhau vài phút đâu đó trong thành phố.
 
Khói và bụi bao phủ thành phố, xe điện nằm chỏng chơ trên đường phố, dây điện thòng khắp nơi. Ở ngoại ô phía đông, nhiều toà nhà đang bốc cháy và dân chúng đang nối đuôi xếp hàng nhận bánh mì và sắp hàng lấy nước từ bất cứ nguồn nước nào còn sử dụng được. Dân chúng khắp nơi, chạy từ nơi trú ẩn này qua chổ trú khác vì sợ bom đạn. Để tránh hỗn loạn, Goebbels đã từ chối không ra lệnh dân chúng rời khỏi thành phố, ngay cả người già, phụ nữ và trẻ em, và bây giờ thêm hàng ngàn người di tản từ hướng đông đổ vào thành phố. Phòng thủ thành phố rõ ràng sẽ là 1 công việc khó khăn, và nhiều người dân sẽ chết trong khi đánh nhau.
 
Đến dinh Quốc Trưởng vào khoảng 6 giờ chiều, chúng tôi để xe ở ngoài và đi bộ vào cùng với 2 người lính lái xe mô tô. Khu vực bao quanh dinh Quốc Trưởng loang lổ nhưng hố bom sâu hoắm. Cây đổ ngổn ngang như những que diêm, và lối đi bộ bị chặn bởi từng đống gạch vụn. dinh Quốc Trưởng bị hư hại nặng, 1 vài nơi chỉ còn bức tường trơ trọi. Đại sảnh ở Wilhelmstrasse bị tiêu hủy hoàn toàn. Phần còn có thể sử dụng được là hệ thống hầm ngầm. Trong nhà để xe ngầm, chúng tôi thấy vài chiếc xe Mercedes-Benzes mà tôi đã từng thấy Hitler dùng trong những cuộc diễn binh và tập họp chính trị. Chúng tôi đi ngang qua nhà đậu xe để xuống tầng hầm. Lính vệ binh SS chào Weidling, với huân chương chữ thập hiệp sĩ và cây kiếm. Những vệ binh đầu tiên chỉ là binh lính, nhưng càng đi sâu vào gần hầm, thì vệ binh cấp cao hơn.
 
Hệ thống hầm ngầm dưới dinh Quốc Trưởng nhìn như 1 thành phố dưới lòng đất, đang là nơi ở của hàng trăm người, bao gồm cả thường dân. Nhiều người dân có thể là nhân viên dân sự ở đây và không muốn về nhà buổi tối. Nhiều người khác có thể làm việc trong những toà nhà của chính phủ trong khu vực và tìm thấy nơi đây là chỗ an toàn nhất. Số người ở dưới hầm được kiểm soát, nhưng cũng quá đông, vì lúc đầu được xây để tránh bom, nhưng bây giờ trở thành chỗ ở cho nhiều người. Cũng có nhiều lính bị thương dưới hầm, chắc là lính SS của tướng Mohnke, đơn vị bảo vệ dinh Quốc Trưởng.
 
Tổng hành dinh của Quốc Trưởng nằm sâu ở tầng thứ ba. Chúng tôi bị chặn lại ở nhiều trạm gác, mặc dù Weidling là 1 vị tướng và có nhiều huân chương cao quý, họ vẫn lục soát chúng tôi trước khi bước vào hầm của Hitler. Vệ binh SS lịch sự và nể chúng tôi, nhưng vẫn cẩn thận điều tra chúng tôi, chúng tôi là ai, từ đâu đến, đến đây có việc gì.... Chúng tôi phải xuất trình giấy tờ, và phải trao súng ngắn ra.
 
Cuối cùng thì chúng tôi vào đến phòng ngoài của Tổng Tham Mưu Trưởng, tướng Krebs, và trưởng phòng nhân sự * , tướng Burgdorf. Chúng tôi tự giới thiệu, và đại tá Weiss, sĩ quan trợ lý của Burgdorf chào đón chúng tôi. Ông ta mời chúng tôi qua phòng kế bên, nơi cả Krebs lẩn Burgdorf đang chờ.
 
* Nguyên văn: Chief of the Personnel Department of the Army

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 03.06.2008 08:29:36
0
 
Tuy Weidling biết Krebs và Burgdorf từ trước và cùng học ở trường đại học tham mưu, sự tiếp đón của họ với Weidling hơi dè dặt và khác thường. Họ mời chứng tôi ngồi và mời ăn bánh mì với thịt giăm bông và một chai rượu Hennessy (với sĩ quan cao cấp, đây là sự đón tiếp tiêu chuẩn đối với những vị khách từ mặt trận về). Sau khi nói chuyện vắn tắt, Krebs nói rằng Weidling nên gặp Hitler để coi thử Hitler có nói gì không. Chúng tôi ngạc nhiên, vì Weidling không đến đây để gặp ông ta và càng không thấy lý do gì Hitler muốn gặp chúng tôi.
 
Khi Krebs và Bugdorf bước ra khỏi phòng, Weidling nói nhỏ:" Có chuyện gì không xong rồi, Bugdorf cư xử lạ quá." Khoảng 10 phút sau, Burgdorf quay lại và nói Weidling rằng Hitler muốn gặp ông ta. Dĩ nhiên là tôi phải ở lại và nói chuyện với Weiss, Freytag Loeringhof, và Boldt (những phụ tá của Burgdorf và Krebs). Họ muốn biết điều gì đang xảy ra ở mặt trận (Weidling đã nói sơ về tình hình, và cũng nói về lệnh của Busse thành lập 1 tuyến phòng thủ đông-tây 20km phía nam Berlin). Tôi lấy tin tức từ họ về toàn cảnh, mục đích của chuyến đi. Họ nói rằng quân Đồng Minh đã dừng ở sông Elbe và Tập Đoàn Quân 12 của tướng Wenck đang chuẩn bị tăng cường cho Berlin. Họ rất lạc quan, và tôi cũng không đủ can đảm để nói cho họ là tôi chắc chắn rằng quân của tướng Wenck không thể giải vây Berlin.
 
Sau khi Weidling, Krebs, và Burgdorf đi khoảng 20 phút, Krebs và Burgdorf quay lại. Họ mời tôi cognac, và Krebs bắt đầu hỏi tôi về tình hình mặt trận.
 
Khoảng 20 phút nữa, Weidling quay lại và nói với tôi rằng Hitler ra lệnh cho chúng tôi rút vào nội ô Berlin và phòng thủ mặt đông và nam của thành phố, và phải liên lạc với Von Duvfing để dừng thi hành lệnh của Busse. Dùng điện thoại của Krebs, tôi nói với một nhân viên điện thoại nối đường dây đến bộ tư lệnh quân đoàn. Tôi nói sơ về những chuyện xảy ra, và Weidling ra lệnh ông ta chuẩn bị cho các sư đoàn rút vào Berlin thay vì di chuyển về phía nam. Chúng tôi lập kế hoạch lập bộ tư lệnh ở sân bay Tempelhof.
 
Khi Weidling và tôi chỉ có 1 mình, Weidling nỗi khùng :"Bọn con hoang Krebs và Burgdorf, bọn chúng không báo cho tôi biết Hitler đòi bắn tôi vì mấy bản báo cáo là chúng ta đang bỏ Berlin và trốn qua hướng tây. Hitler đón tôi với câu:"Weidling, tôi sẽ xử bắn anh!"".
 
Và bên cạnh bản báo cáo láo đó, Hitler cũng nhận được tin là chúng tôi lập tuyển phòng thủ đông tây và bỏ ngỏ Berlin cho quân Nga, nhưng ông ta không biết rằng chúng tôi chỉ thi hành lệnh của Busse. Khi Hitler ngừng la hét, Weidling mới có cơ hội bào chữa, ông đính chính bản báo cáo không đúng sự thật mà Hitler đang có. Sau khi nghe Weidling trình bày, Hitler bình tỉnh lại và trở nên thân thiện và cuối cùng ra lệnh cho chúng tôi phòng thủ Berlin. Thật là một sự khác xa giữa cách làm việc bừa bãi bây giờ và cách làm việc chuyên nghiệp mà chúng tôi đã làm trong thời gian 1940-1941.
 
Khi tôi với Von Dufving trên điện thoại về chi tiếc của cuộc hành quân. Weidling đổ cơn giận vào chai cognac. Và tôi uống thêm 2 cốc nữa để cạn chai trước khi Weidling uống say. Ông ta điên tiết vì Krebs và Burgdorf đã không báo cho ông trước, và chai cognac không giúp được tình hình. Và thêm vào đó, Weidling cũng giận dữ vì bây giờ chúng tôi bị kẹt ở Berlin, bảo đảm là chúng tôi bị quân Nga bắt thay vì chạy qua hướng tây với Tập Đoàn Quân 9.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 03.06.2008 08:35:35
0
 
Cuối cùng thì chúng tôi cũng rời khỏi dinh Quốc Trưởng khoảng 9 giờ đêm. Chúng tôi có rất nhiều chuyện phải làm. Weidling muốn thành lập bộ chỉ huy khu vực đông và nam để các sư đoàn có thể liên lạc dễ dàng hơn và quân đoàn có thể nắm vững tình hình hơn. Để mọi người không biết là Weidling đang say rượu, ông ta đi với tôi đến từng khu vực. Chặn đầu tiên là ở Tempelhof (khu vực D). Một thiếu tướng không quân già tên Schroder chỉ huy ở đây. Ông ta không có khái niệm gì về chiến đấu trên bộ, dẩn đến kết quả là ông ta bị Weidling, đang có hơi men, nhồi cho 1 trận. Để làm dịu Weidling, ông ta cho chúng tôi sử dụng căn hầm của toà nhà để chúng tôi lập bộ chỉ huy. Tôi mượn điện thoại và gọi ra lệnh cho nhóm tiền phương đến ngay để thiết lập bộ tư lệnh quân đoàn. Rồi Weidling và tôi tiếp tục đi đến Hasenheide. Một vị đại tá bộ binh cụt tay chỉ huy. Ông ta đang ngủ khi chúng tôi đến nên chúng tôi phải đợi ông ta mặc đồ. Weidling, thiếu kiên nhẫn vì hơi rượu và còn đang giận dữ vì những chuyện xảy ra ở dinh Quốc Trưởng, bắt đầu nhiếc móc viên đại tá. Ông ta hoàn toàn vô lý với viên đại tá. người đại tá cũng nỗi nóng, vì ông ta không làm gì sai, và chỉ có một tay để mặc áo- và nhất là mùi rượu nồng nặc từ Weidling.
 
Tôi phải ra sức can ngăn để làm cả hai người dịu lại. Sau đó đề nghị Weidling trở về bộ tư lệnh quân đoàn ở Tempelhof và tôi tiếp tục đi qua các khu vực khác. Ông ta đồng ý, và tôi đi một mình. Mặc dù các khu vực không cách xa nhau, nhưng là một chuyến đi khó khăn vì bóng tối và những chướng ngại trên đường (chúng tôi bao đèn xe và chỉ để một khe hở nhỏ cho ánh sáng lọt ra). Ở tất cả các khu vực tôi đến, tôi đều thấy tình trạng không thích hợp cho việc đánh nhau. Rất nhiều việc phải làm nếu thật sự muốn đẩy lùi quân Nga. Chúng tôi có sĩ quan và binh sĩ kinh nghiệm từ năm sư đoàn, phải dùng họ như 1 cột sống của cuộc phòng thủ, giúp cho những người không có kinh nghiệm ở dây.
 
Lúc đó là ngày 24 tháng 4, và đêm đó bắt đầu trận đánh cho thành phố Berlin bắt đầu . Và từ ngày hôm sau, quân Nga bắt đầu đánh vô nội ô Berlin. Và trong 8 ngày kế tiếp, Berlin trở thành 1 nơi chém giết.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 03.06.2008 08:47:37
0
 
Chương 4
 
Khi tôi về đến bộ tư lệnh quân đoàn mới ở sân bay Tempelhof. Lái xe qua Berlin đêm đó, tôi nhìn thấy những hình ảnh ngoạn mục và khủng khiếp của thành phố đang bốc cháy. Những ngọn lửa từ những toà nhà đang cháy chiếu sáng chập chờn những sườn nhà bị tiêu huỷ chung quanh. Trên lối đi dưới tầng hầm, tôi tìm được một chỗ trống giữa những người dân thường đang ngủ và đặt mình xuống ngủ vài tiếng.
 
Sáng hôm sau, mọi người kéo đến và chúng tôi tiếp tục công việc. ra lệnh cho các sư đoàn và các khu vực. Chúng tôi thiết lập đường dây điện thoại đến các sư đoàn qua hệ thống điện thoại dân sự. Bộ tư lệnh được thiết lập trong một bộ chỉ huy của một đơn vị phòng không cũ, trang trí đẹp mắt. Chúng tôi không thiếu bàn ghế để làm việc, và bàn ghế toàn là những đồ mắc tiền. Khi tôi thấy quân đội tích trữ những đồ đắt giá này, tôi chợt nhớ đến khi nhìn những người dân cướp xe bánh mì.
 
Các sư đoàn đã vào được các vị trí bố trí. Khoảng 11 giờ sáng, chúng tôi nhận điện thoại từ dinh Quốc Trưởng, Hitler muốn gặp Weidling 1 lần nữa. Tôi không đi với Weidling lần này vì bận bịu với việc bố trí phòng thủ. Hitler ra lệnh cho Weidling nắm hết việc phòng thủ của Berlin, thay vì chỉ hướng đông và nam và nắm lấy chức Tư lệnh quân đội ở Berlin thay vì chỉ có các sư đoàn cơ hữu. Trong cương vị này, Weidling đã thay thế thiếu tướng Kather, mới vừa được thăng chức từ đại tá ngay hôm trước.
 
Weidling là người tư lệnh thứ 5 của Berlin trong vòng vài tháng vì những đụng chạm của các vị tư lệnh tiền nhiệm với Goebbels. Do đó, Weidling bước 1 bước khôn khéo, ông đề nghị rằng ông phải là vị tư lệnh duy nhất của Berlin, và không có sự can thiệp của Goebbels, người mang chức uỷ viên phòng thủ thành phố, nhưng lại không biết tí gì về công việc phòng thủ khi lâm trận. Đây là hành động nguy hiểm cho Weidling, vì điều đơn giản là đặt điều kiện khi chấp hành lệnh từ Hitler. Nhưng hình như Hitler cũng biết răng Goebbels có thể trở thành vấn đề cho Weidling, nên ông ta chấp nhận. Weidling cũng quyết đinh là dời bộ tư lệnh đến Bộ chỉ huy quân sự Berlin.
 
Trong một chuyến đi đến một khu vực phía đông nam, tôi thấy rằng mọi thứ trở nên tồi tệ. hệ thống nước đã bị vỡ bởi bom đạn, và người ta phải sắp hàng hàng giờ để lấy nước từ 1 vài nơi vẫn còn cung cấp. Vấn đề lương thực còn tồi tệ hơn. Nhiều nhà kho đã bị phá hủy, nhiều nơi khác bị cướp bởi dân chúng. Tôi lái xe qua khu Kubelwagen, một khu vực của Berlin dưới trận pháo kích. Nhưng ngay trong cơn pháo , dân chúng, hầu hết là phụ nữ, vẵn sắp hàng trước một cửa hàng thực phẩm và nước. Và khi chúng tôi sắp sửa đi qua, 1 trái đạn nổ ngay trong hàng người. Khi khói bắt đầu tan, tôi có thể thấy nhiều phụ nữ bị trúng mảnh. Những người không bị gì khiêng những người bị nạn đến toà nhà bên cạnh để cấp cứu, và họ trở lại sắp hàng để khỏi bị mất chỗ.!

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 03.06.2008 08:55:16
0
 
Bộ chỉ huy khu vực mà tôi đến trong chuyến đi này nằm ở dưới hầm của một nhà máy bia. Toàn bộ các nhân viên đều là thương phế binh, nhưng ít nhất họ là những người có kinh nghiệm. Họ rất tự tin, vẫn tin vào những lời nói của Goebbels, một điều ngạc nhiên trong hoàn cảnh này. Và họ nghĩ rằng chúng tôi nắm quyền phòng thủ Berlin là một dấu hiệu tốt! Người sĩ quan phụ tá báo cáo vắn tắt tình hình trong khu vực, và tôi thấy rằng họ không thấy được ngay cả điều rõ ràng nhất, bất kể là họ có kinh nghiệm chiến trường. họ nên biết rằng với vài đơn vị dân sự chiến đấu (người già và trẻ em) không thể chận đứng xe tăng Nga và nếu xe tăng xông vào cái gọi là phòng tuyến, thì ý nghĩ "chiến thắng" của họ sẽ tiêu tan - Nếu có thì đó là lực lượng thám báo của quân Nga, các toán quân không ham đánh mà chỉ muốn biết lực lượng phòng thủ. Chúng tôi nhận được tin là Nhóm SS Steiner, đúng ra phải bẻ gãy phòng tuyến địch từ Oranienburgvà giải vây Berlin đã bị chận đứng và bị đẩy lùi vào vị trí ban đầu. Cuộc tấn công của Tập Đoàn Quân 12 của tướng Wenck đã bắt đầu ở Wittenberg, nhưng chưa thấy kết quả.
 
Sáng sớm ngày 25-4, Weidling và tôi lái xe đến BCH quân sự Berlin ở Hohenzollerndamm, trong Wilmersdorf, vùng ngoại ô tây nam của Berlin, khoảng 5km từ dinh Quốc Trưởng. Bộ chỉ huy quân sự Berlin cũng giống như một bộ tư lệnh quân đoàn. Đây là một trung tâm lớn, thời bình lên đến 300 nhân viên (bây giờ hầu hết là nữ). Khi chúng tôi tiếp nhận, mọi vị trí đều nhân gấp đôi. Tư lệnh của Bộ chỉ huy quân sự Berlin là đại tá Refior, một người quen với Weidling. Weidling quyết định giữ cả hai tham mưu trưởng, von Dufving cho hoạt động chiến đấu và Refior (người biết hết tất cả mọi nhân vật cao cấp chính trị cũng như quân sự ở Berlin và biết làm mọi việc hoàn tất) cho những việc liên quan đến chính trị.
 
Sĩ quan tham mưu của BCH quân sự Berlin là thiếu tá Sprotte, đã gây ấn tượng xấu cho Weidling, tự mình đi đến Postdam. Sprotte, vì muốn rời khỏi Berlin càng sớm càng tốt, đã gây ra sự thất vọng. Ông ta bàn giao mọi thứ cho tôi cùng một lúc, việc mà lúc bình thường mất vài ngày, sau khi đưa bản đồ và tài liệu cho tôi, phủi tay và biến mất. Với mọi thứ đó, tôi phải làm việc một mình với điện thoại từ ba cái điện thoại kêu liên tục. Sau vài cuộc điện thoại, tôi nhận ra rằng các cú điện thoại đều từ những văn phòng, cơ quan Đảng, các bộ muốn biết tin tức về tình hình quân sự, tôi cắt máy cả ba cái để làm công việc cho xong.
 
Chúng tôi phải hành động nhanh chóng để cung cấp cho năm sư đoàn tin tức và tiếp liệu để họ bố trí trong hai đến bốn khu vực, từ đó chúng tôi có một cột sống của tuyến phòng thủ và các sĩ quan kinh nghiệm và biết cách làm việc của nhau. Và, càng nhanh càng tốt, chúng tôi phải thiết lập một hệ thống liên lạc quân sự được bảo mật, liên lạc với các toán quân bằng phương tiện liên lạc công cộng là điều không thể xảy ra.
Đời sống bây giờ trở thành một ngày đặc thù của chiến đấu: khủng hoảng liên tục. May mắn lắm mới được ngủ được một giấc dài hai tiếng. Tôi phải kết hợp các bản báo cáo từ các đơn vị qua điện thoại, và tôi chuẩn bị báo cáo hàng ngày và buổi tối bằng cách tóm tắt các bản báo cáo điện thoại tôi nhận được trong ngày. Vì các trận pháo kích và không kích diễn ra không ngớt, chúng tôi phải dọn xuống tầng hầm.  Chúng tôi tìm được vài căn phòng chứa đầy thức ăn, cà phê, và các loại rượu, kể cả đồng hồ đeo tay.
 
Tất cả các đơn vị phòng trú ở Berlin, ngoại trừ đơn vị SS bảo vệ dinh Quốc Trưởng của tướng Mohnke, đều được đặt dưới quyền chỉ huy của Weidling: Bộ binh, thanh niên Hitler, dân sự chiến đấu, phòng không, tải thương, và một số các đơn vị khác.
Bây giờ chúng tôi có trong tay 4 sư đoàn (sư đoàn thứ 5, Sư đoàn xe tăng SS 20, đã biến mất về phía tây, và hình như đầu hàng ở đó.) Trong khu vực trách nhiệm của mình, các sư đoàn cũng nắm quyền kiểm soát các đơn vị Thanh Niên Hitler và dân sự chiến đấu đang đóng ở đó. Sau một ngày chuẩn bị, chúng tôi đã tạo ra được một hệ thống phòng thủ có thể hy vọng là chống lại quân Nga trong một thời gian. Chúng tôi không phải đợi lâu. Sư đoàn xe tăng SS 20 rút lui đã tạo ra một khoảng trống, và quân Nga tràn vào khu vực đó và bắt đầu tấn công.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 03.06.2008 09:01:30
0
Bây giờ chúng tôi có thể nhìn thấy bộ binh đánh nhau từ toà nhà của chúng tôi. Suốt đêm, tôi vào phòng họp của Weidling với von Dufving và Refior. Họ bàn thảo với nhau rằng có nên phòng thủ Berlin với trách nhiệm hay để quân Nga tràn qua hai bên và phá vòng vây khu vực rừng Grunewald (phía tây Berlin) và rút về phía tây và đầu hàng ở đó. Nếu ở lại Berlin, chúng tôi cần phải di chuyển bộ tư lệnh vào trung tâm thành phố, vì Quân Nga sẽ tiến đến đây trong vòng hai ngày. Cuối cùng thì Weidling chọn cách ở lại Berlin.
 
Tối hôm đó thật là hổn loạn. Bên ngoài đã nghe được tiếng súng ngay gần bên. Thiếu tá Wolff và người cùng trách nhiệm của Bộ chỉ huy quân sự Berlin, lập ra lực lượng phòng thủ tại chỗ trong toà nhà. Tôi quay lại văn phòng trên tầng 2 vào sáng 26-4 và nhìn thấy cận chiến trong khu vườn phía nam của toà nhà. Chúng tôi đã ở trong khu vực rất nguy hiểm.
Weidling quyết định di chuyển bộ tư lệnh quân đoàn đến một bunker chống máy bay gần sở thú berlin. Tôi rất vui mừng khi nhận lệnh đến đó với thiếu tá Wolff, như là toán tiền sát để thiết lập bộ tư lệnh quân đoàn. Chúng tôi đi đến đó bằng hai hướng khác nhau, để chắc là ít nhất một trong hai chúng tôi đến đó. Cái Bunker ở sở thú là một cái hầm rất kiên cố và được bảo vệ bằng súng phòng không hạng nặng trên mái, rất an toàn để tránh bom và pháo kích.
 
Tôi đi cùng với người tài xế và một người lính lái mô tô. Khi rời toà nhà, chúng tôi phải hết sức cẩn thận vì đang bắn nhau dọc theo bờ đắp cao của đường xe lửa phía sau toà nhà và chúng tôi phải vượt qua đó để đến chỗ đậu xe. Chúng tôi vượt qua bằng cách chạy từ chỗ nấp này đến chỗ nấp khác, và cuối cùng cũng lên xe an toàn. Khi chúng tôi lái xe qua thành phố, mặt đất rung lên theo từng tiếng nổ của đạn pháo, và từng cột khói và mảnh vụn tung lên theo từng tiếng nổ. Âm thanh làm tai điếc đặc và dội vào đất làm tôi có cảm giác khó chịu ngột ngạt. Một mảnh đạn pháo làm bể bánh xe chúng tôi.
 
Trong khi người tài xế thay bánh xe, một người phụ nữ trong căn nhà kế bên mời tôi một tách trà. Bà ta cả chừng 45 và đứng đắn, tóc dài và bẩn, vẻ mặt lịch sự. Bà là vợ của một thượng sĩ nhất, và là mẹ của một binh nhất, và không biết tin tức gì về chồng con. Nhìn thấy tôi quân phục dơ bẩn, bà hỏi tôi có cần tắm một chút. Và tôi cuối cùng đươc hưỏng cái "xa hoa" của tắm rửa sau nhiều ngày không được tắm rửa. Tôi thật sự cảm kích lòng hào phóng của bà, nhất là lúc mà nhiêu người dân đang quay lưng lại với quân đội và chính quyền vì quyết định tử thủ chứ không đầu hàng thành phố. Cư xá của bà bừa bộn vì các trận pháo kích. Những đồ nữ trang rẽ tiền, những mảnh của cuộc đời bà, đang nằm vung vãi trên sàn.
 
"Khi nào thì quân Nga đến đây, thưa thiếu tá?" Bà hỏi
 
"Trong vài giờ, thưa bà. Chậm nhất là một ngày." Tôi trả lời trung thực,
"Tốt nhất là nên ở dưới hầm dưới tầng hầm, thưa bà"
 
Mọi nơi ỏ Berlin là bải phế thải của những phương tiện quân sự hư hỏng, và mùi tử khí ngấm vào mọi vật. Bên cạnh những xác người, còn có những xác động vật xổng chuồng từ sở thú và bị giết. Tôi đến toà nhà trong sở thú vào khoảng trưa và đã thấy Wolff đến rồi. Đó là một toà nhà lớn, cao 7-8 tầng, với 6 khẩu cao xạ 128mm và 6 khẩu 20mm trên mái. Toà nhà có thể chứa khoảng 600 người. Tất cả các phòng đều có người chiếm, nên chúng tôi chọn vài phòng cần thiết và bảo những người ở đó rời khỏi phòng vì chúng sẽ được dùng bởi tướng tư lệnh quân sự Berlin. Có vài phòng được Goebbels chiếm hữu, vì căn nhà rất an toàn khi có cuộc tấn công. Tôi không muốn chiếm những căn phòng của Goebbels, tất nhiên, nhưng tôi lấy vài văn phòng và một số nhân viên.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 03.06.2008 09:06:21
0
 
Tôi gởi Thiếu Tá Wolff mang tin về và yêu cầu nhân viên liên lạc đến để gắn các thiết bị liên lạc. Sau khi Wolff đi, tôi viết một số bảng hướng dẫn và gắn lên các cửa phòng cho các nhân viên. Sau khi xong mọi việc, trời đã khuya, tôi có thể nằm xuống nghỉ ngơi, sau một thời gian dài thiếu ngủ và nghỉ ngơi. Cứ khoảng nửa tiếng là tiếng một trái đạn hay bom trúng toà nhà. Toà nhà rung chuyển, đèn điện vụt tắt rồi sáng lại, và bụi bặm đổ xuống từ trần nhà. Nhưng tòa nhà vẫn hoàn toàn an toàn vì tường của nó dầy vài thước và bom không thể xuyên thủng chúng. Cơ thể tôi trong tình trạng mệt lử, sự rung chuyển của tòa nhà chỉ có thể làm cho tôi ngủ ngon hơn.
 
Tôi thức dậy sau vài giờ và các nhân viên vẫn chưa tới, Tôi bắt đầu tự hỏi học có thể quyết định rời khỏi Grunewald. Vì tôi không thể liên lạc với họ bằng điện thoại, tôi quyết định lợi dụng tình hình mà ngủ cho đến sáng. Dù sao thì tôi cũng không làm gì hơn được. Cuối cùng, sáng hôm sau, Wolff quay lại với tin là Weidling quyết định dời về địa điểm cũ của Bộ Tư Lệnh Vũ Trang Tối Cao. Ở đó gần Dinh Quốc Trưởng hơn và có đường dây điện thoại trực tiếp tới Dinh Quốc Trưởng. Vì nó nằm trên đường
Bendlerstrasse, mọi người trong quân đội hay gọi là "Nhà Bendlerstrasse". Đó là một toà nhà lớn, chiếm nguyên một lô đất, nhưng mọi thứ đã bị phá huỷ ngoại trừ tầng hầm.Ngay trung tâm của sân (courtyard) rộng là một cái hầm nổi lớn, cao 3-4 tầng, có thể chống được hầu như tất cả các loại bom - như là toà nhà ở Sở Thú.. Nó được dùng như một trung tâm truyền tin không chỉ cho quân đội trong Berlin mà còn cho Dinh Quốc Trưởng.
 
Khi tôi đến nơi, các nhân viên của tôi đã có mặt dưới tầng hầm. Bộ tư lệnh Tối Cao đã không còn trong Berlin, họ đã chuyển ra ngoài Berlin khi quân Đồng Minh bắt đầu ném bom Berlin thường xuyên. Khi chúng tôi đến, hầu như toà nhà bị bỏ trống ngoại trừ những thường dân ẩn nấp dưới tầng hầm.
 
Các nhân viên đã làm việc từ đêm. Tôi thấy Refior ở bàn ông ta - với cà phê, Cognac, asparagus, và ham! Von Dufving đang lập kế hoạch phá vòng vây ra khỏi Berlin về phía Tây Bắc, vượt qua cầu Pichelsdorf. Tôi tham gia và giúp tính toán thời gian và cung cấp các phương tiện cho các lực lượng. Tôi cũng vẽ một số bản đồ cần thiết cho cuộc hành quân.
 
Tướng Weidling đang làm việc trong căn phòng mà Bá Tước Von Stauffenberg và một số sĩ quan khác đã bị bắn sau ngày 20 tháng 7, 1944, khi âm mưu ám sát Hitler. Có cảm giác lạnh gáy khi nhìn những vết đạn trên tường. Nó nhắc tôi rằng nước Đức chút nữa đã không phải đương đầu với những trận đánh khủng khiếp cuối cùng nếu Von Stauffenberg thành công.
 
Đến trưa, tôi phải rời toà nhà để đem bản đồ thành phố với tình hình quân sự cập nhật đến Dinh Quốc Trưởng. Đi ra bên ngoài trở nên rất nguy hiểm, đạn pháo nổ khắp nơi. Mùi thuốc súng cay sè trộn lẫn với mùi xác chết. Bụi từ gạch ngói bao trùm thành phố như sương mù. Đường phố vắng tanh, đầy những đổ nát, xen lẫn với hố bom. Tôi phải rất cẩn thận để tránh vướng vào những dây điện từ hệ thống xe điện giăng khắp nơi.
 
Ở Dinh Quốc Trưởng, thẻ chứng minh của tôi (ký bởi chính Goebbels để tôi có thể nhanh chóng ra vào căn hầm) bảo đảm cho tôi vào hầm an toàn. Để vào khu vực của Quốc Trưởng, tôi phải trình một thẻ chứng minh khác, ký bởi Johannmery, sĩ quan tuỳ viên của Hitler. Sau đó tôi nộp súng lục, và cuối cùng thì tôi mới được bước vào phòng đợi, một hàng ghế da màu sanh lục để dọc theo những bức tường. Những bộ bàn ghế sang trọng hình như không xứng đáng trong căn hầm ngầm bằng bê tông này. Tôi nhớ đến những chiếc ghế da cũng màu xanh lục khi tôi thăm dinh Quốc Trưởng sáu năm về trước.
 
Bartin Bormann, người ngồi ở bàn trực, lập tức nhảy chồm đến tôi và hỏi tôi muốn gì. Tôi nói với ông ta là tôi đem bản đồ tình hình mới nhất đến. Tôi muốn mang nó đến Krebs ngay lập tức, nhưng Bormann này nỉ tôi dùng soda và bánh ngọt và hỏi tôi hàng loạt các câu hỏi về tình hình bên ngoài và ý kiến của tôi về tình trạng hiện nay. Bormann khoảng độ 50, lùn và mập, với cái mũi khoằm và rộng trên khuông mặt tròn gắn trên cái cổ nung núc. Với tư cách sĩ quan tham mưu chính trị của quốc trưởng, ông ta có quyền chỉ định ai được hay không được gặp Hitler.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 03.06.2008 09:10:19
0
 
Trong phòng đợi của tướng Krebs, tôi gặp Weiss và Freytag Loeringhof, sĩ quan phụ tá của tướng Burgdorf, và đưa cho họ tấm bản đồ. Sau đó tôi vẽ tình hình chung từ bản đồ của họ. Theo bản đồ đó, Tập đoàn quân 12 của Wenck đã bắt đầu tấn công ngày 25 tháng tư và tiến triển tốt ở lúc đầu. Tuy nhiên, hôm nay họ không thể tiến qua khỏi Bệnh viện Beelitz và đang đụng độ mạnh với quân Nga. Không ai ở trong phòng tướng Tư Lệnh Lục Quân thật sự tin rằng Berlin có thể được giải vây.
 
Khi quay lại bộ tư lệnh, Tôi được biết rằng Goring đã bị bắt vì âm mưu lật đổ Hitler và Hitler ra lệnh bắt Himmler vì ông ta đàm phán với quân Đồng Minh. Chính phủ thay đổi cũng nhanh như tình hình quân sự. Nhưng Hitler đã quyết định chiến đấu đến giây phút cuối cùng, không cần biết bao nhiêu người chết và thành phố bị tàn phá như thế nào.
 
Đáng ngạc nhiên, Dinh Quốc Trưởng không có máy phát sóng lớn. Tất cả mọi mệnh lệnh, tin tức đề phải đưa sang trung tâm thông tin của chúng tôi trong tổng hành dinh cũ của bộ chỉ huy Tối Cao quân đội, nên chúng tôi biết những gì xảy ra ở khắp nơi. Từ Tổng Hành Dinh của Hitler, chỉ có gắn điện thoại công cộng, và bây giờ chúng bị đứt liên tục vì bom đạn. Chúng tôi đặt bốn đường dây quân sự đến Voss-Strasse, nơi dinh Quốc Trưởng toạ lạc, nhưng chỉ có một đường dây còn hoạt động lúc có lúc không, mặc dù chúng tôi có người liên tục sửa chữa. Vì lý do đó, tôi phải luôn luôn tự đi đến dinh Quốc Trưởng khi có chuyện quan trọng.
 
Chuyến đi mỗi lúc một nguy hiểm, vì quân Nga đã vượt qua được kênh đào Landwehr ở một số nơi và chiếm một số nhà ở khu Matthaus Chuchyrad và một vài khu lân cận khách sạn Esplanade .Tất cả các toà nhà trong khu vực này đều có tầng hầm, và đang có người sống dưới đó. Các toà nhà đều có trữ lương thực; nhiều thứ đã được trữ trong các toà nhà, vì đây là Tổng Hành Dinh của Bộ Chỉ Huy Tối Cao của các lực lượng vũ trang. Có cả cognac, và nhiều thứ được coi như rất xa xỉ với dân chúng. Quân đội đã chuẩn bị kỹ càng!
 
Suốt ngày, hoặc von Dufving hoặc tôi giữ liên lạc với các sư đoàn bằng điện thoại hay vô tuyến, và dĩ nhiên mỗi đêm tai phải soạn báo cáo từ báo cáo của các sư đoàn. Thêm vào đó, tôi đi đến dinh Quốc Trưởng ít nhất mỗi ngày một lần để báo cáo. Không những vì đường dây liên tục bị đứt đoạn bởi pháo binh, mà chúng tôi còn không chắc chắn đường giây có bị quân Nga nghe trộm không.
 
Một trong những điều tệ nhất về việc phòng thủ Berlin là quân Nga luôn luôn có quân dự bị mới để đưa vào chiến đấu nên lính của họ được nghỉ ngơi, còn chúng tôi thì chiến đấu, giờ tiếp giờ, ngày tiếp ngày cho đến khi họ bị giết hay bị thương nặng.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 03.06.2008 09:15:36
0
 
Chương 5
 
Không có cái gọi là một ngày bình thường. Có ngày quân Nga bắt đầu tấn công lúc ba giờ sáng, có ngày lúc sáu giờ. Và một ngày mới bắt đầu.
 
Chúng tôi bỏ hầu hết các thời gian giải quyết các tình huống xảy ra liên tục. Tôi nhận được các báo cáo từ các sư đoàn, những lời la hét cầu cứu. Tôi liên tục tham gia, giải quyết các vấn đề tiếp tế, nhận và phân tích các bản báo cáo, và báo cho các sư đoàn các phát triển mới. Tướng Weidling luôn thăm các sư đoàn, đến những nơi nặng nề nhất để chính ông ta nhận định tình hình, và von Dufving chỉ huy cuộc chiến đấu từ bộ tư lệnh quân đoàn.
 
Tất cả chúng tôi đều tận dụng những phút ngắn ngủi để ngủ khi tình hình cho phép. Tôi nghiệm ra rằng tôi phải đứng để trả lời điện thoại. Có vài lần điện thoại thức tôi dậy, tôi trả lời liện thoại, nghe vấn đề, chỉ cách giải quyết, và ngủ trở lại. Khi thức dậy thì tôi không nhớ đến cuộc điện thoại cũng như những lệnh tôi đưa ra cho dù sau đó chợt nhớ đến. Sau này, tôi phải để điện thoại đủ xa để tôi phải đứng lên để trả lời. Tôi phải báo cáo với cấp trên những quyết định của mình, nên rất cần thiết để nhớ mình đã làm gì.
 
Tôi bỏ nhiều thời gian đi lại giữa dinh Quốc Trưởng và Bộ tư lệnh quân đoàn. Chỉ còn rất ít toà nhà còn sót lại trong khu vực, nếu còn sót, chúng bị tàn phá thảm hại và gần như không nhận ra, mặc dù các tầng ngầm vẫn còn sử dụng được. Toàn bộ khu vực bị tàn phá, lúc trước bị quân Anh ném bom, sau đó là các đợt rải thảm của Mỹ, bây giờ là pháo của Nga. Đạn pháo nổ liên tục, với những tiến nổ vang rền. Khi tôi bước ra ngoài, khói từ thành phố đang cháy sộc vào mũi và phổi như một cạnh dao nhọn. Những con đường đầy những đống gạch vụn và xác chết, những xác chết hầu như không còn nhận ra. Xác của binh lính và thường dân chết vì pháo kích và bom bị lấp dưới đống đổ nát và sau đó bị bao phủ bởi những lụi xám và đỏ từ những toà nhà sụp đổ. Tử khí làm tôi ngột thở. Chúng tôi không có cách nào để chôn các xác chết, hay thu dọn chúng, bởi vì chúng tôi bị oanh tạc và pháo kích liên tục và bộ binh bắn nhau khắp nơi. Thành phố ngửi như một bãi chiến trường, sự thật nó là bãi chiến trường, với mùi của bụi gạch và vôi từ những đống đổ nát, mùi gỗ cháy, mùi thuốc súng, mùi xăng dầu, tử khí. Cũng may, ban đêm vẫn còn lạnh, nên mùi tử khí vẫn còn chịu được.
 
Khi tôi đi đến dinh Quốc Trưởng (khoảng chừng 1km), tôi phải phóng từ chỗ nấp này qua chỗ nấp khác, không những theo dõi đường đạn pháo binh đi, mà còn coi chừng súng trường và đại liên nữa. Từ hầm chỉ huy, tôi đi thẳng đến Bendlerstrasse rồi đến Tiergarten, rồi đi dọc theo mặt Nam của công viên, hoặc đi xuyên qua nó. (Quân Nga đã chiếm một số nơi trong công viên, và họ bắn vào bất cứ vật gì di chuyển). Sau đó về góc tây nam của dinh Quốc Trưởng phía bên kia công viên. Một số lính SS phòng thủ dinh Quốc Tướng đào công sự trước toà nhà. Ban đêm, cả hai bên đều bắn vào bất cứ sự chuyển động nào.
 
Với những người trong Tổng Hành Dinh Fuhrer, chúng tôi đại diện cho thế giới bên ngoài. Không có ai rời khỏi hầm mấy ngày qua. Họ an toàn bên trong hầm, với chiều dầy nhiều bộ và sâu trong lòng đất, nhưng họ không biết những gì xảy ra bên ngoài- mặt trận chỉ còn cách họ chừng 1 km và đoàn quân tiếp cứu đã bị chận lại. Hitler và bộ chỉ huy cao cấp đã đánh lừa họ về những sư đoàn không còn tồn tại hay chỉ còn lại cái khung.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 03.06.2008 09:21:21
0
 
Mỗi lần tôi vào hầm, Martin Bormann đặc biệt nôn nóng muốn biết tình hình bên ngoài. Ông ta lúc nào cũng ở đó, trong phòng đợi trước văn phòng Hitler. Lần nào tôi đến ông ta cúng nài nỉ tôi ngồi trên một trong những ghế da màu xanh và uống một chút rượu, rồi kể ông ta nghe về tình hình bên ngoài. Với ông ta, biết tin trước những người khác rất quan trọng. Với tư cách tham mưu trưởng dân sự của Hitler, ông ta nổi tiếng về những âm mưu tàn ác. Ai cũng biết thế lực của ông ta, và ai cũng sợ ông ta vì ông ta luôn bên cạnh Hitler, nhưng ông ta bị các tướng lãnh coi thường.
 
Nỗ lực tiếp tế cho chúng tôi bằng máy bay hầu như đã chấm dứt, sau khi trục đông tây (quảng trường diễn binh qua Tiergarten) bị liên tục pháo kích. Chiết máy bay cuối cùng đáp xuống đã không cất cánh lên được và vẫn còn đậu ở đó, và đã bị đạn bắn hỏng. Tiếp đạn bằng máy bay cho năm chục nghìn người là điều không thể làm được khi chỉ có dù. Mỗi chuyến chỉ thả được 6 tấn tiếp tế. Mặt khác, không có cách nào để phân phối chúng đến binh sĩ.
 
Tình hình bây giờ là chúng tôi vẫn kiểm soát một vùng hình như một cái tạ (nguyên văn: dumbbell). Phía đông, chúng tôi có một vùng đường kính khoảng 3km, trung tâm là dinh Quốc Trưởng. Tay cầm của cái tạ dài khoảng 8km, xe tăng địch nhiều lần chạy vượt qua lại. Tuy nhiên, đường xe điện hầm phía dưới vẫn nỗi an toàn với hướng tây, nơi chúng tôi vẫn kiểm soát được 1 vùng bán kính chừng 3km bao quanh sân vận động Olympic. Khu vực này được phòng thủ bởi Thanh niên Hitler, những người với lòng dũng cảm không ngờ, vẫn khai thông được cầu Pichelsdorf, nơi có thể làm đầu cầu cho một cuộc phá vòng vây về hướng tây. Quân Nga bây giờ tấn công về hướng trung tâm Berlin. Họ tấn công từ hướng Nam, Đông và Bắc. Vì lý do nào đó, họ đã không tấn công hướng dễ nhất, đánh dọc theo Heerstrasse, họ sẽ không tốn nhiều nỗ lực, tiến về phía đông, và chỉ lái qua Cổng Brandenburg để vào trung tâm Berlin.
 
Quân phòng thủ thành phố- phần còn lại của quân đoàn Panzer 56 của chúng tôi và chừng 1 nghìn quân SS của tướng Mohnke phòng thủ dinh Quốc Trưởng- mắt đỏ ngầu, thiếu ngủ, sống trong thế giới lửa, khói, chết chóc và kinh hòan. Berlin cháy như một lò lửa. Dân thường cũng bị kéo vào cuộc chiến cũng như lính tráng. Khi bị pháo kích dữ dội, những người phụ nử đang sắp hàng lấy nước nằm sát vào những bức tường để giữ chỗ. Biết chắc rằng không thể giữ vững được thêm vài ngày, Weidling quyết định đệ trình kế hoạch phá vòng vây lên cho Hitler trong khi các tuyến đường đến cầu Pichelsdorf còn mở.
 
Một lần nữa, Von Dufving và tôi lên kế hoạch vượt vòng vây Berlin về phía Tây và Tây Bắc, vượt qua khỏi cầu Pichelsdorf. Chúng tôi làm việc suốt đêm, chuẩn bị những lệnh cần thiết và được đưa đến các sư đoàn. Chỉ cần tung ra mật mả "Bão Xuân" (Spring Storm) là mọi việc sẽ được tiến hành.
 
Kế hoạch phá vòng vây chia làm ba cánh hứa hẹn sự an toàn của Hitler và những người trong Dinh Quốc Trưởng. Một nhóm SS với khoảng 1 tá pháo tự hành sẽ mở đường, khoảng 25 xe tăng còn hoạt động sẽ bao quanh và bảo vệ các xe bọc thép chở Hitler và các viên chức. Bộ binh hiện đang đánh nhau với quân Nga ở phía Đông Berlin sẽ bảo vệ đoạn hậu. Kế hoạch sẽ được bắt đầu lúc nửa đêm và sẽ ra khỏi thành phố vào sánh hôm sau. Chúng tôi đã phá vòng vây một lần ở Silesia, và chúng tôi biết rằng ngồi trong xe bọc thép đi ở giữa sẽ được vượt ra an toàn. Ra khỏi Berlin, chúng tôi sẽ di chuyển vài ngày về hướng Tây Bắc, hướng Lubeck. Không quân Nga không phải là mối đe doạ lớn vì họ ném bom không chính xác, mặc dù họ có thể làm chúng tôi tổn thất.
 
Khoảng trưa, tướng Weidling và tôi đem bản đồ đến Dinh Quốc Trưởng. Bên ngoài tình hình nguy hiểm hơn lúc nào hết. Từ sáng, quân Nga chiếm được cầu Lichtenstein, và trước tối, họ chiếm toàn bộ công viên Tiergarten. Pháo Nga nổ khắp nơi, mặt đất rung chuyển, bụi, đất, gạch , nhựa đường và những vật thể tung lên cao và rơi xuống mặt đất và gây tổn thất cho bất cứ ai trên mặt đất. Tiếng rần rật của những ngọn lửa từ các toà nhà đang cháy và tiếng động từ các bờ tường đang sập đổ tạo thành những âm thanh khủng khiếp. Chúng tôi lao tới từng đoạn ngắn từ cửa này sang cửa khác, cố gắng tránh những mảnh nhọn từ đạn pháo, và từ những họng súng trường, súng máy khắp nơi. Ở tuổi 28, cuộc di chuyển với tôi không khó khăn lắm, nhưng ở tuổi 57, Tướng Weidling vượt qua thật khó khăn.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 04.06.2008 11:02:34
0
 
Chúng tôi không phải giao nộp súng ở Dinh Quốc Trưởng như trước, vì ai cũng biết chúng tôi. Tướng Weidling được gặp Hitler ngay lập tức. Tôi đợi ở phòng đợi với bản đồ chi tiết mà Weidling có thể cần đến. Căn hầm có mùi ẩm ướt, và tiếng ồn liên tục từ chiếc máy phát điện nhỏ đang được chạy hết công suất. Martin Bormann bắt chuyện với tôi môt lần nữa (hình như ông ta LÚC NÀO cũng ngồi đó). Tôi ăn một ổ bánh mì từ ông ta và kể ông ta nghe những gì đang xảy ra trên mặt đất, ngay trên đầu của ông ta.
 
Khoảng 45 phút sau, buổi họp kết thúc. Hitler bước ra, theo sau là Bác sĩ Goebbels, Tướng Krebs, Tướng Weidling, và vài người khác. Tôi đứng lên nghiêm chào, và HItler bước về hướng tôi. Khi ông ta đến gần, tôi sửng sốt bởi diện mạo của ông. Ông khọm xuống, cánh tay trái co lên và run rẩy. Một nửa khuông mặt bị sụp xuống, như là ông vừa bị đột quỵ. Các cơ mặt của bên đó không hoạt động nữa. Cả hai bàn tay run rẩy và một mắt bị sưng lên. Ông giống như một ông lão, ít nhất 20 tuổi già hơn tuổi 56 của ông.
 
Weidling giới thiệu tôi cho HItler: "Thiếu Tá Knappe, sĩ quan tham mưu của tôi."
Hitler bắt tay tôi và nói: "Weidling đã nói cho tôi nghe những gì anh đã trải qua. Một thời gian khó khăn nhất!".

Đã quen nói "Jawohl, Herr...," tôi tự động nói "Jawohl, Herr..." và, nhận thấy là sai, tôi liền sửa lại "Jawohl, mein Fuhrer." Hitler mỉm cười yếu ớt, và Goebbels cười toe toét- nhưng Weidling nhăn mày vì thuộc hạ của ông làm sai.
 
Hitler nói tạm biệt, bắt tay tôi lần nữa, và biến mất sau văn phòng làm việc của Goebbel. Mặc dầu thái độ của ông ta không đến nỗi bệ rạc, nhưng dung mạo của ông ta đáng thương hại. Hitler bây giờ không khác gì một tấm tranh biếm hoạ về ông. Tôi tự hỏi làm sao có thể trong vòng chỉ 6 năm, thần tượng của thế hệ trẻ chúng tôi đã trở thành một thứ "xác người". Vẫn biết rằng Hitler vẫn là biểu tượng sống của nước Đức - nhưng nước Đức trong thời điểm này. Sáu năm qua, sự phồn thịnh của một đất nước đang bay cao đã trở thành đống lửa hoang tàn.
 
Weidling và tôi rời khỏi căn hầm qua hành lang ngầm của dinh Quốc Trưởng. Chúng tôi tìm ra lối đi an toàn dưới hầm đến tận cửa sổ nhìn ra Hermann-Goring-Strasse.
 
"Ông ta có chấp thuận kế hoạch không?" Tôi hỏi trong sự hồi hộp.
 
"Không" Weidling nói giận dữ. Nhưng cách nói của ông ta, người mà tôi bao giờ cũng nhìn thấy sự bình tĩnh của ông hầu hết trong mọi trường hợp đang điên tiết đến nỗi giọng nói của ông run lên. "Ông ta lắng nghe kế hoạch của tôi, rồi nói, "Không, Weiding, tôi không muốn chết ngoài đường như một con chó". Binh lính của chúng ta đã chết trên đường phố Châu Âu trong sáu năm qua - dưới quyền chỉ huy của ông ấy! Ngụ ý của ông ta bây giờ về những cái chết ấy là một sự sỉ nhục đáng tởm". Weidling giận dữ đến mức không còn cảnh giác. Nếu có ai đó nghe được và báo cáo những gì ông nói với tôi, mạng sống của ông sẽ bị nguy hiểm.
 
Nhưng binh lính chúng tôi đang chết trên đường phố Berlin hàng ngày hàng đêm từ khi chúng tôi đến thành phố, và họ đã chết trên đường phố của biết bao nhiêu thành phố khác trước Berlin. Những lời nói của Hitler đã tỏ ra không tôn trọng đến những người đã hy sinh cuộc sống của họ hàng ngày chỉ để giữ mạng sống của ông ta thêm một ngày làm cho tôi tức giận. Nhiều người phục vụ dưới quyền của tôi đã chết từ đầu cuộc chiến. Đứa em ruột của tôi cũng đã ngã xuống cho "Fuhrer và đất mẹ". Làm sao Weidling không giận dữ. Cả hai chúng tôi đã tham dự chiến tranh từ những ngày đầu, và chúng tôi đã nhìn thấy vô số những cái chết trong sáu năm qua. Là người lính, chúng tôi chấp nhận cái chết - ngay cả của bản thân nếu nó đến - như một phần tự nhiên của cuộc sống chúng tôi. Chúng tôi chấp nhận nó như một cái giá phải trả cho lý tưởng, ít ra ở đầu cuộc chiến. Có lẽ đến bây giờ, ít nhất là giờ phút này, chúng tôi bắt đầu thấy rõ con người mà chúng tôi đã theo bấy lâu.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 04.06.2008 11:17:51
0
 
Khi tôi báo cáo ở hầm Quốc Trưởng ngày hôm sau với bản đồ tình hình hàng ngày và thấy Hitler đi từ phòng này sang phòng kia, tay tôi tự nhiên đưa lên bao súng. Một cảm giác mạnh mẽ thôi thúc tôi giết ông ta và chấm dứt hết tất cả. Tôi có thể làm điều đó dể dàng, vì ông ta không có cận vệ bên trong hầm. Tôi sẽ không sống sót bước ra ngoài, vì lính SS canh gác ở mọi cửa ra vào, nhưng tôi có thể giết ông ta dễ dàng. Chắc chắn không phải nỗi sợ chết ngăn cản tôi rút súng. Với kế hoạch vượt thoát không được chấp thuận, số phận của tôi không thể tránh thoát. Quân Nga bắn tù binh sĩ quan Đức sau mỗi trận đánh khi họ tràn vào nước Đức. Cuộc sống của tôi sẽ chấm dứt trong vài ngày nữa. Trong khoảnh khắc tôi không quyết định được, bản năng tôi kết luận rằng tôi không nên mạo hiểm làm ra chuyện "thế thiên hành đạo" và có thể tạo ra "dolchstosslengende"(1) một lần nữa.
 
Cuối tháng 4, chúng tôi không còn có cơ hội nào phòng thủ Berlin. Những trận đánh kinh hoàn, tuyệt vọng trên đường phố Berlin vẫn tiếp tục, nhưng mỗi sư đoàn của chúng tôi chỉ còn lớn hơn một tiểu đoàn, tinh thần xuống thấp, đạn dược gần cạn. Theo lý thuyết, chúng tôi có 4 sư đoàn để phòng thủ, sự thật thì sức mạnh của mỗi sư đoàn ít hơn 1/2, và đó là bao gồm luôn thương binh. Cộng luôn thanh niên Hitler và dân quân chiến đấu, chúng tôi có thể có quân số đầy đủ cho 4 sư đoàn, nhưng dân quân chiến đấu là những người già và thanh niên Hitler là những đứa trẻ (mặt dù lực lượng thanh niên Hitler phòng thủ khá hữu hiệu). Và cho dù chúng tôi có đầy đủ 4 sư đoàn với đầy đủ nhân lực, sĩ quan, kinh nghiệm, khoẻ khoắn, chúng tôi vẫn là một quân đoàn chiến đấu chống lại 2 phương diện quân! Và trên hết, chúng tôi biết rằng chúng tôi không còn nhận được tiếp tế, đạn dược.
 
Ở ngoài đường lúc này trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Xe tăng Nga chạy vòng vòng quanh thành phố, các nhóm chống tăng Đức đuổi theo với panzerfausts(2), và bọn họ bắn nhau tứ tung về mọi hướng. Đi bất cứ nơi nào trong thành phố có nghĩa là phóng từ chỗ nấp này qua chỗ nấp kia, từ cửa này sang cửa kia, leo qua các đống đổ nát và xác chết đang thối rửa nằm khắp nơi trên đường phố. Khi một người lính phải tiếp xúc với xác chết hàng ngày, các cảm xúc của anh ta dần tê liệt. Tôi bắt đầu tự hỏi chúng tôi có còn là người!
 
Tiếng rền của chiến trường lấp đầy không gian cả ngày lẫn đêm. Chúng tôi thường biết được vũ khí nào bắn qua tiếng rít của đạn. Tiếng đạn cối chậm chạp, đạn pháo nhanh hơn, đạn pháo hạng nặng nhanh hơn nữa. Dĩ nhiên, tiếng nổ của đạn pháo hạng nặng nổ to hơn đạn pháo hạng nhẹ và cối. Chúng tôi cũng biết đạn bay từ hướng nào đến qua tiếng súng, và cũng biết tiếng rít thì đạn bay qua đầu hay sẽ nổ trong khu vực. Sau một thời gian, giác quan của chúng tôi tự động biến chuyển theo tiếng đạn đi, và phản ứng cũng trở nên bản năng.
 
Chúng tôi vẫn không bỏ suy nghĩ vượt vòng vây Berlin. Điều rõ ràng là cuộc vượt vòng vây chỉ có thể thành công khi chúng tôi đến được cầu Pichelsdorf mà không đánh nhau to. Các sư đoàn thúc hối chúng tôi vượt thoát. Tinh thần binh lính lại trổi dậy khi họ tìm thấy cơ hội thoát thân. Weidling tiếp tục thúc hối Krebs thuyết phục Hitler, nhưng Krebs nói rằng Hitler sẽ không đổi ý. Sự từ chối của Hitler đã phung phí những phút, những giờ quý giá trong khi quân Nga không ngừng tăng cường vòng vây xung quanh Berlin - đặc biệt là phía Tây thành phố.
 
(1) dolchstosslengende: thuyết tuyên truyền của đảng Quốc Xã, có tính mị dân, cho rằng nước Đức thua trận trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất là vì những lý do khác nhau trong nước và người dân Đức chưa "yêu nước tuyệt đối" chứ không phải thua trận vì thất bại quân sự. (theo hiểu biết của Khikho007)
 
(2)Panzerfausts: súng chống tăng cá nhân.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 04.06.2008 14:00:44
0
 
Chương 6
 
Ngày 29 tháng 4, quân Nga còn cách dinh Quốc Trưởng chưa đến 500 mét. Tôi gần như không có một giấc ngủ quá 1 giờ. Lúc nào cũng công việc: nhận và tổng kết các báo cáo, viết mệnh lệnh, hướng dẫn chỉ thị, vẽ sơ đồ, bản đồ tình hình, gọi và nhận điện thoại, và hàng trăm công việc không tên khác. Tôi được biết rằng Tập Đoàn Quân Thứ 12 của tướng Wenck bị đẩy lùi thê thảm, và với tin đó, mọi hy vọng về quân sự coi như tiêu tan. Mọi người bay giờ chỉ còn hy vọng về một thay đổi chính trị vì sự xích mích giữa Nga và quân Đồng Minh đang gia tăng. Nhưng điều đó giúp được gì cho chúng tôi ở thời điểm này, cho dù nó xảy ra? Weiss, Freytag-Loeringhof, và Boldt trả lời câu hỏi này một cách tiêu cực khi họ rời khỏi một chiếc tàu bị chìm vào buổi chiều, vượt qua đường hầm tàu điện ngầm và hồ Wannsee, để mang di chúc và chúc thư của Hitler ra khỏi Berlin. Tuy nhiên, họ không nói gì về kế hoạch của họ với tôi, mặc dù tôi nói chuyện với họ hàng ngày; tôi được biết sự ra đi của họ sau khi họ rời khỏi.
 
Ở Bendlerstrasse, một số nhân viên không có nhiệm vụ đang mở tiệc ăn nhậu với các nữ nhân viên truyền tin. Ở khu vực khác, một "cơn sốt" khác ra đời: ai cũng muốn lợi dụng sự gần gũi với phòng nhân sự của Bộ Tư Lệnh tối cao để được huy chương, huân chương, và cả việc thăng chức. Von Dufving được thăng chức đại tá, và ông ta xứng đáng được thăng chức. Nhưng những việc thăng chức khác đươc ban ra quá rộng rãi ở những giờ phút cuối. Huân chương cũng được duyệt xét nhanh chóng nếu nó liên quan đến sự dũng cảm trong chiến đấu cho Berlin. Vài lần tôi thấy những cậu bé thanh niên Hitler 14-15 tuổi được nhận huân chương chữ thập sắt vì có chiến công bắn cháy xe tăng Nga.
 
Weidling toan tính kế hoạch tự phá vòng vây nếu tổng Hành dinh không đi theo. Đó là một quyết định khó khăn cho ông, tuy nhiên, ông không thể im lặng giữ nó. Chúng tôi hầu như bỏ hết các hy vọng vượt thoát ra khỏi đống gạch vụn Berlin thì bỗng nhiên sáng này 30 tháng 4, một cú điện thoại từ dinh Quốc Trưởng gọi đến, đề nghị tôi đến ngay lập tức và báo cáo một lần nữa các tính toán về thời gian của kế hoạch vượt vòng vây. Tôi đi ngay lập tức.
 
Đạn pháo xuyên qua các tàn lá khu vườn Tiergarten, tàn phá hết mọi thứ xung quanh nó, và tiếng súng bộ binh nổ khắp nơi. Ánh nắng trải lên 1 khung cảnh khủng khiếp. Bên những thân cây cổ thụ ở Tiergarten, tôi nhận ra những mãnh vụn của một khẩu pháo bị trúng đạn, các pháo thủ nằm xung quanh, xác của họ bị xé ra không còn nhận được là những xác người. Khắp nơi trên đường phố, xác chết nằm ngổn ngang trên các đống đổ nát. Những chiếc giày nằm rải rác. Tối nhớ lần đầu tiên tôi thấy người chết vì chiến tranh ở Pháp, nó đã làm tôi sốc như thế nào. Bây giờ, cảm súc của tôi như tê liệt, xác người không khác gì một chướng ngại cần phải bước qua. Những khi tôi dừng lại để thở hay để chờ một loạt pháo bay ngang, tôi có thể thấy những chi tiết ghê rợn của những xác nguời giữa những gạch, những đá, những bê tông. Tuy nhiên, tôi không thể để những cảnh vật ấy làm rối trí tôi. Tôi phải cố gắng vượt qua Hermann-Goring-Strasse nguyên vẹn với giấy tờ. Có thể Hitler đã quyết định phá vòng vây sau tất cả mọi việc!.
 
Lần này tôi không phải kiên nhẫn với thái độ lịch sự của Bormann. Tướng Krebs chờ tôi trong phòng họp. Tôi trải bản đồ và trình bày kế hoạch. Rồi Krebs hỏi nhiều câu hỏi chi tiết về thời gian. Ông ta đặc biệt để ý đến số lượng của việc thông báo trước cho các sư đoàn về thời điểm cuộc hành quân. Tôi nói với ông ta là tất cả đều được chuẩn bị để chúng tôi có thể bắt đầu ngay tối hôm nay nếu mệnh lệnh được đưa ra ngay từ bây giờ. Một quyết định nhanh chóng là cần thiết để cuốt vượt thoát thành công - tối mai có thể quá trể. Krebs nói rằng Hiter vẫn không đồng ý việc phá vòng vây, nhưng Krebs muốn thử lại lần nữa để thay đổi ý kiến của ông ta. Chúng tôi sẽ nghe kết quả từ ông ta. Tất cả hy vọng của chúng tôi đều là số không. Krebs thậm chí đã không đệ trình kế hoạch lên Hitler!

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 04.06.2008 14:05:20
0
 
Lòng nặng trĩu, tôi quay về Bendlerstrasse. Từng giờ qua đi, không có gì xảy ra, không có một lời nào từ dinh Quốc Trưởng phát ra mật mã để các sư đoàn xuất phát. Rồi trưa - có thể đêm nay thì đã quá trể. Và đến ngày mai thì lại càng trể hơn.
Tuy nhiên, phòng tuyến vẫn giữ vững, hầu như không thể giải thích được. Tại sao quân Nga lại cứ tiếp tục tấn công những điểm khó nhất? Vượt sông Spree ở chỗ bệnh viện Charité và vượt kênh đào Landwehr ở Lutzowufer? Ở quãng trường Potsdam và đường Leipziger, nơi các đơn vị SS của tướng Mohnke phòng thủ quanh khu vực dinh Quốc Trưởng. Quân Nga hình như muốn chiếm toà nhà Quốc Hội (Reichstag) và dinh Quốc Trưởng càng nhanh càng tốt. May mắn là họ không biết những hướng có thể dẫn họ đến chiến thắng nhanh nhất. Mỗi lần tôi vẽ bản đồ tình hình, tôi lại ngạc nhiên tại sao ban tham mưu Nga lại không nhận ra.
 
Trong ngày 30 tháng 4, quân Nga chiếm được toà Quốc Hội và tập trung quân cách dinh Quốc Trưởng vài trăm mét. Lính SS của tướng Mohnke và phần còn lại của quân đoàn xe tăng 56 của chúng tôi chiến đấu phòng thủ khu vực rất dũng cảm; mặc dù họ biết chắc họ sẽ chết nếu họ còn chiến đấu, nhưng họ vẫn tiếp tục chiến đấu.
 
Khoảng 7 giờ tối, một sĩ quan tuỳ viên của tướng Krebs đến với lệnh tướng Weidling phải đến dinh Quốc Trưởng. Không cần biết điều này có ý nghĩa gì, đây là một thay đổi. Bây giờ, hầu như không có gì làm tình hình tệ hơn được nữa. Weidling quyết định von Dufving, một thư ký, và một sĩ quan liên lạc đi với ông. Tôi ở lại và chờ lệnh, ngày mai tôi sẽ đến với bản đồ mới nhất.
 
Khoảng 6 giờ sáng ngày 1 tháng 5, Thiếu Tá Kirsch, sĩ quan liên lạc của chúng tôi và tướng Monhke, đến từ dinh Quốc Trưởng. Anh tá báo những chuyện rất lạ. Khó tin, hình như Weidling bị giữ lại, hình như là bị bắt! Tôi lấy mấy tấm bản đồ và làm một chuyến đi khủng khiếp đến Voss-Strasse một lần nữa, như lời Weidling ra lệnh cho tôi trước khi ông đi.
 
Trong phòng họp của Bộ Tham Mưu quân đội, tôi gặp Weidling, von Dufving, và các sĩ quan khác của quân đoàn. Weidling hình như có điều gì khác hẳn. Có cái gì đó đã trải qua với ông, người chưa từng bị mất can đảm dù trong tình huống xấu nhất trong trận đánh, hoàn toàn mất thứ tự. Ông ta lặng lẽ báo tôi biết rằng Goebbels nói ông biết rằng tối qua Hitler đã tự bắn vào đầu sau khi vợ ông ta, Eva Braun uống thuốc độc tự tử. (không ai trong chúng tôi biết về Eva Braun trước đây, nhưng bây giờ thì tôi biết bà ta chắc chắn là một trong những phụ nữ trong tầng hầm.) Xác của họ được bọc lại bằng mấy tấm thảm, tẩm xăng, và đốt ở sân dinh Quốc Trưởng để khỏi bị rơi vào tay người Nga. Goebbels muốn Weidling đến hầm để ông ta chỉ huy ở đó.
 
Tôi choáng váng. Với lý do nào đó, tôi không bao giờ nghĩ rằng Hitler tự sát. Nếu ông ta muốn tự sát, tại sao ông ta không làm trước đây, khi biết rằng chiến tranh đã thất bại? Tại sao biết bao người phải chết một các vô lý, và ngay lúc này khi quan Nga ở ngay ngoài cửa hầm? Sự ích kỷ (của ông ta) thật khó tin với tôi.
 
Goebbels, với tư cách là bộ trưởng lớn nhất có mặt ở Berlin, nắm quyền và sợ rằng Weidling hành động một mình. Weidling nói với tôi rằng ông ta không được quyền rời khỏi hầm và khuyên tôi cố gắng ở lại căn cứ ở Bendlerstrasse để tôi khỏi bị hạn chế trong hầm. Tôi phải là sự liên lạc của ông với các sư đoàn. Ông nói ông cố gắng thuyết phục cuộc phá vòng vây tối nay. Ông nói với tôi rằng tối qua, von Dufving và Krebs đã đi qua phía quân Nga và đặt điều kiện đầu hàng (cả hai nói tiếng Nga), nhưng người Nga muốn sự đầu hàng vô điều kiện.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 04.06.2008 14:14:47
0
 
Sau đó Von Dufving nói với tôi chi tiết về chuyến đi qua tuyến bên kia. Sau khi Hitler chết, Krebs lập tức liên lạc với chỉ huy quân Nga bằng vô tuyến và đề nghị gởi đại biểu Đức có thể vượt qua ở Wilhelmstrasse để nói chuyện với họ. Krebs, trước đây là tùy viên quân sự ở Moscow, đi cùng với von Dufving dọc theo Wilhelmstrasse, qua một phần đường xe điện ngầm. Họ được đón bởi các sĩ quan Nga và được chở về Bộ tư lệnh Nga. Mặc dầu họ hành động đúng, nhưng người Nga cứng rắng yêu cầu đầu hàng không điều kiện và giao Hitler (chưa ai biết Hitler đã chết), Goebbels, và những người không phải quân nhân có trách nhiệm trong cuộc chiến tranh cho họ.
 
Sáng hôm sau, Krebs chấp thuận cuộc vượt thoát vào đêm 1 tháng 5. Weidling đưa lệnh cho Refior để viết mật mã cho các sư đoàn. Bây giờ đã quá trể cho một cuộc phá vòng vây lớn về một hướng, nên cuộc phá vòng vây được mỗi sư đoàn thực hiện riêng lẽ, bắt đầu lúc 9:30. Weidling cũng cho mỗi người lính sự lựa chọn hoặc là tham gia cuộc phá vòng vây hoặc đầu hàng quân Nga.
 
Nói chuyện với thiếu tướng (generalmajor) Mohnke, Weidling và tôi được biết rằng Lữ Đoàn SS Mohnke sẽ bắt đầu lúc 9:30 tối, tập trung ở ga xe điện ngầm ở Friedrich-strasse, và đi về hướng Bắc. Weidling quyết định rằng ban tham mưu quân đoàn sẽ cùng đi với họ, và ông nói tôi cho các nhân viên chuẩn bị rời Bendlerstrasse lúc 8 giờ tối. Chúng tôi sẽ vừa đi vừa chiến đấu trên đường tới dinh Quốc Trưởng để nhập với nhóm Mohnke.
 
Nhân viên dinh Quốc Trưởng, và những người muốn ra đi, cũng gia nhập nhóm này. Krebs và Burgdorf quyết định ở lại và tự sát. Trong những chuyến đi đến dinh Quốc Trưởng những ngày vừa qua, tôi thấy những người bị thương đang được chăm sóc bởi các quân y và các y tá Hồng Thập Tự. Lính SS thì có khẩu phần ăn bằng những món ngon lành như thịt hộp, xúc xính, nước ngọt hoặc bia.
 
Sự chấm dứt cuối cùng đã đến. Kế hoạch được lập ra bởi chính bản thân mỗi người chứ không phải do sự chỉ huy. 7:30, tôi ăn tối với những người tuỳ tùng của Hitler đang còn trong hầm. Hình như tôi là người bên ngoài duy nhất. Ngồi xung quanh chiếc bàn lớn với tôi còn có Martin Bormann, Đô Đốc Voss (sĩ quan liên lạc đại diện cho Đô Đốc Donitz), Đại sứ Hewel (người liên đại điện Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ribbentrop), và 4 hay 5 phụ nữ tôi không nhớ tên nhưng là những nữ thư ký. Có thêm 2 hay 3 người khác. Tôi uống trà, bánh mì quân đội, thịt bò muối, và liverwurst (xúc xích làm bằng gan?). Câu chuyện, tất nhiên, là về cuộc phá vòng vây. Vì tôi là một sĩ quan chiến đấu kinh nghiệm nên trở thành một "chuyên gia" trong nhóm này. Tôi bị hỏi dồn dập bởi đủ thứ câu hỏi. Diện mạo của nhóm này cũng lạ thường. Tất cả đều mặc đồ tác chiến. Bormann mập ú khó có thể cảm thấy dể chịu trong bộ đồ lính trơn ông đang mặc. Ngay cả phụ nữ cũng mặc đồ lính của nam giới. Dáng điệu của những phụ nữ cứ như họ đã chết rồi. Không có gì có thể giúp họ được. Hitler đã chết, và điều đó hầu như là cái sốc lớn nhất quá sức chịu đựng của họ. Họ đã làm việc với ông ta bao năm nay, đầu óc họ bây giờ trống rỗng và không có khả năng đối phó với những gì sắp xảy ra.
 
Trong bữa ăn, khoảng 8 giờ, bác sĩ Goebbels bước vào với Frau Goebbels để nói vĩnh biệt với các nhân viên dinh Quốc Trưởng. Một nữ thư ký khẽ nói với tôi rằng mấy đứa con của Goebbels, lúc chiều còn chạy chơi trong hầm, đã bị bức tử. Thái độ của Frau Goebbels trông rất bình tỉnh, trong trường hợp như vậy, và bác sĩ Goebbels cũng trong bình tỉnh lạ thường. Tôi cảm thất kinh ngạc khi thấy họ còn có thể đi quanh và chào hỏi mọi người, khi họ biết rằng họ mới làm gì và sắp làm gì . Tuy nhiên họ đang kìm chế tình cảm của họ, và giọng nói hơi cứng. Với biểu hiện trang nghiêm, họ chúc may mắn từng người, bắt tay từng người và quay mặt di về phía hành lang đến văn phòng Bộ trưởng Bộ Tuyên Truyền và tự sát ở đó.
 
Mặc dù Weidling đã sắp xếp đi với Lữ Đoàn Mohnke, ông muốn đi về Bendlerstrasse một lần nữa để nói chuyện với các nhân viên và cho họ lựa chọn phá vòng vây hay đầu hàng. Trời vẫn còn sáng. Quân Nga đã chiếm được Toà Quốc Hội và dốc toàn lực vào dinh Quốc Trưởng. Tiergarten bây giờ là trung tâm của trận đánh, và chúng tôi trở thành mục tiêu của đạn pháo, súng máy, súng trường... Tôi không đợi Weidling, vì 2 người sẽ trở thành mục tiêu lớn hơn một người. Chúng tôi không có gì bảo vệ, và cũng thật vô nghĩa nếu chúng tôi bắn lại bằng khẩu súng lục tí teo. Cách tốt nhất là co người càng nhỏ, phóng nhanh, và tìm đến một điểm nấp kế tiếp. Tôi nhanh nhẹn nhảy từ điểm này sang điểm khác. Weidling, gấp 2 tuổi tôi, không thể di chuyển nhanh được.
 
Chuyến đi cực kỳ nguy hiểm và mệt nhoài, cùng với những sự kiện trong 24 giờ vừa qua, đã đưa bộ não Weidling đến cực điểm. Có thể ông bị ảnh hưởng bởi báo cáo của von Dufving nói rằng quân Nga đối xử đúng đắn. Trong hầm ở Bendlerstrasse, Weidling tuyên bố ông không muốn phá vòng vây mà muốn đầu hàng quân Nga.
Tôi nói với ông ta rằng tôi muốn đi khỏi, vì tôi không muốn đầu hàng, và cuộc sắp xếp lúc sớm, là chúng tôi sẽ vượt vòng vây với Lữ Đoàn Mohnke. Ông quay sang tôi và bùng nổ cơn thịnh nộ. Đây là lần duy nhất ông nỗi giận với tôi, có thể vì ông nghĩ rằng tôi đã rời bỏ ông trong lúc trở về từ dinh Quốc Trưởng, dù ông không nói thẳng ra. Nhưng rõ ràng ông không có quyền buộc tội một người lính đã tham gia biết bao trận đánh và bị thương nhiều lần như tôi là hèn nhát. Và tôi nói với ông những điều đó bằng những lời lẽ cứng rắn hơn. Cả hai có thể bên bờ sụp đổ tinh thần. Hệ thống con người chỉ chịu đựng đến một mức độ, và rõ ràng, chúng tôi đang bị thử thách đến mức độ đó.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 04.06.2008 14:22:47
0
 
Có thể ông ta lấy đi ước muốn vượt thoát của tôi là một đòn phạt, vì ông ta đã nói với Mohnke 1 giờ trước là ông ta muốn tham gia cùng với các nhân viên của ông. Tất nhiên, chúng tôi sẽ bị thiệt hại khi đi đến dinh Quốc Trưởng, nhưng phần đông sẽ đến được. Ông ta cấm tôi ra khỏi hầm cho đến lúc 10 giờ tối (cho đến đó, ông ta vẫn cần tôi), đương nhiên lúc đó đã quá trể để tôi gia nhập nhóm Mohnke. Với lệnh của Weidling, ông đã niêm số mạng của tôi và không cho tôi trốn thoát khỏi quân Nga. Tôi vẫn còn là một người lính để chấp hành mệnh lệnh thay vì đào ngũ và trốn đi một mình, mặc dù sự giận dữ vẫn còn diễn ra trong tôi.
 
Vẫn còn việc để làm: chuẩn bị cho sự đầu hàng, đốt các hồ sơ và tài liệu (nhật ký hành quân của quân Đoàn 56 và các hồ sơ cá nhân), viết lệnh buông súng đầu hàng cho các đơn vị còn có thể liên lạc được. Sau khi von Dufving nói sơ về "đối xử tử tế" của quân Nga trong đêm hôm trước, hầu hết các nhân viên đều ưng thuận đầu hàng và trở thành tù binh. Lệnh đầu hàng chính thức và tập trung quân sẽ được ban hành sau khi von Dufving thương lượng trực tiếp với quân Nga một lần nữa.
 
Không mất nhiều thời gian để bắt liên lạc vô tuyến với quân Nga. Lúc nửa đêm, von Dufving được người Nga đón đi ở cầu Bendler. Ông ta yêu cầu binh lính chúng tôi được đầu hàng trong danh dự, ngừng bắn ngay lập tức, bảo vệ thường dân với các hành động khủng bố, bắt bớ, mỗi người lính được quyền giữ thức ăn và đồ dùng cá nhân, và sĩ quan và binh sĩ được quyền giữ nguyên trong đơn vị của họ.
 
Trong sân, các đám lửa đốt tất cả mọi hồ sơ và tài liệu của chúng tôi và của Bộ Tư Lệnh tối cao quân đội. Tôi đặc biệt tiếc cho các chồng hồ sơ bị tiêu huỷ trong ngọn lửa, vì tôi luôn hãnh diện về các báo cáo quân sự của tôi. Nhưng tất cả những năm tháng của một người lính chuyên nghiệp đến đây là chấm dứt.
 
Khi von Dufving quay về từ cuộc thương lượng, Weidling cho tập họp các nhân viên lại và nói rằng sự đầu hàng đã được dàn xếp, sẽ bắt đầu và sáng ngày mai.
Tôi viết thơ cho Lilo và đưa các bản sao cho nhiều người khác nhau, vì tôi không biết ai sẽ còn sống sót. Tôi đưa mấy lá thư cho các nữ nhân viên điện thoại và các nữ y tá Hồng Thập Tự, những người mà người Nga hứa sẽ phóng thích. Và, cho lần cuối, tôi đặt một bữa ăn: đậu xanh hầm, ham luộc, và khoai tây chiên. Tôi uống 2 ly champagne. Và lo xa, tôi ra lệnh đổ đầy thức ăn trong xách và rượu cognac đầy bi đông của tôi.
 
Tôi cẩn thận coi lại đồ dùng của tôi để chắc rằng những thứ gì tôi cần trong thời gian bị cầm tù. Điều so đo nhất là nên đem theo túi ngủ hay cái áo khoát bằng lông. Với kinh nghiệm của tôi trong quá khứ, mùa đông nước Nga vẫn còn hằn trong trí nhớ của tôi, tôi chọn cái áo lông thú, dù mùa hè vẫn chưa thật sự bắt đầu. Tôi thay bộ đồ đặt may của tôi bằng bộ quân phục thường để khỏi gây chú ý và thoải mái hơn. Tôi mặc một cái quần bên ngoài cái quần có sọc đỏ phòng khi hữu sự. Tôi chọn mấy cái áo tôi thích nhất, áo quần lót, thêm một ít đồ ăn, hình ảnh và thư từ, và vài gói thuốc lá cho hành lý của tôi. Tôi tiếc nuối bỏ đi nhiều thứ quý giá, các xách nhà binh của tôi nặng hơn 30 lbs, bên cạnh đó, tôi còn phải mang cái áo khoát da thú nặng nề. Tôi có thể quăng vài vật khi thật sự cần thiết.
 
Dĩ nhiên, tôi không cảm thấy buồn ngủ chút nào. Tôi đã ngủ trong lúc bị pháo kích và tôi đã ngủ trong mỗi cuộc tấn công - nhưng bây giờ, nằm xuống lại không ngủ được. Tôi bước ra ngoài, trong bóng đêm Berlin. Cái lạnh nhè nhẹ của đêm xuân trái ngược với các ngọn lửa từ các đống đổ nát xung quanh tôi. Một sự im lặng ma quái bao trùm sau những tuần lễ lúc nào của âm vang những tiếng động của chiến tranh. Tôi quan sát sự đổ nát xung quanh, câu hỏi "Bằng giá nào?" chạy ngang trong đầu. Cái giá của cuộc chiến này đã vượt quá sự tưởng tượng của nhân loại để phân loại, để tính toán. tôi có cảm thấy trách nhiệm với sự đổ nát đêm nay không? Tôi có ân hận? Lúc này thì không, dù những cảm giác đó đến sau này khi tôi biết ra nhiều điều mà đêm nay tôi chưa biết. Bây giờ, tôi chỉ ân hận là chúng tôi thua trận, và mối ưu tiên hàng đầu của tôi là làm sao tôi có thể sống sót được trong những ngày sắp đến.
Hàng ngàn câu hỏi về số phận của chính mình chạy qua đầu tôi trong bóng đêm Berlin. Cuộc sống của tù binh như thế nào trong tay người Nga hay là tôi sẽ bị bắn? Sẽ bị tù bao lâu? Khi nào mọi sự sẽ chấm dứt? Tôi đã biết mỗi khi phản công chiếm lại một thành phố hay thị trấn Đức từ tay quân Nga, chúng tôi thường biết rằng quân Nga xử bắn các sĩ quan Đức họ bắt được. Tôi cảm thấy cuộc đời của tôi chấm dứt và tôi sẽ bị bắn. Câu hỏi lớn nhất của tôi là điều gì sẽ xảy ra ở nhà. Những người thân có sống sót được qua những trận đánh ở Leipzig?
 
Câu hỏi này gợi lên câu hỏi khác, mỗi lúc một gấp gáp: tôi có nên tránh bị bắt? Tôi có nên len lỏi qua những đống hoang tàn và cố gắng về nhà? Tôi nghĩ có thể trốn trong các đổ nát, tôi có đủ đồ ăn thức uống trong vài ngày cho đến khi mọi thứ lặng xuống, rồi trốn về Leipzig. Nhưng tôi biết chắc rằng người Nga sẽ tìm những kẻ trốn tránh. Tôi biết vòng vây của quân Nga bao quanh Berlin, tôi biết những nút cổ chai tạo ra ở chỗ những cây cầu sập. Tôi biết, không 1 tí nghi ngờ, tôi hoàn toàn không có cơ hội rời khỏi Berlin mà không bị tóm.
 
Tôi rút súng lục ra khỏi bao, tháo nó ra, và vứt từng mảnh ra xa về mọi hướng. Tôi không muốn nó trở thành một vật lưu niệm cho một người lính Nga nào đó. Đây là hành động biểu tượng về việc từ chức cuối cùng và đầu hàng.
 
Tôi đứng trong bóng đêm và lắng nghe một cách sửng sốt tiếng chim (thrushes) gần đâu gần đây. Tôi đã không nghe những tiếng này khá lâu, và hầu như khó tin khi thấy chúng vẫn còn sống sót trong trận đánh cuối cùng này. Bây giờ là mùa xuân, loài chim này đang chuẩn bị sinh đẻ một thế hệ mới. Làm sao chúng có thể lớn lên được giữa đống tro tàn này? Trong đầu óc tôi bây giờ, tôi không thể tin được. Vì trong khía cạnh nào đó, cuộc đời của tôi đã chấm dứt.

Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 7 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 183 bài trong đề mục