Gừng ngâm chua ngọt, Gari
CTT 10.06.2008 21:25:35 (permalink)
0
Gừng ngâm chua ngọt, Gari

Gari , còn gọi là Amazu-Shoga (với dấm gạo) hoặc là Umezu-shoga (với dấm trái mận), là gừng đem ngâm chua ngọt. Vì vị cay của gừng nên thường được dùng trong bếp của Nhật để tẩy mùi vị khi ăn cá hoặc hải sản. Họ còn nói dùng gừng để dễ tiêu hóa. Gừng ngâm chua ngọt cũng như Wasabi hoặc sojasauce là các món phụ cho các món sushi và sashimi. 




 

Nguyên liệu:

- Gừng tươi
- Đường
- Dấm gạo

Cách làm:
Gọt vỏ và cắt thành tường miếng lớn, sau đó ngâm vào trong nước dấm có chút đường đã được nấu sôi ...
Khi dùng cắt gừng thành từng miếng mỏng ..

Thông thường người ta cho vào hũ mốt ít màu thực phẩm đỏ (nước củ cài đỏ) để tạo màu hồng nhạt ...
- Có thể thử với các loại dấm khác ...
gừng ngâm chua ngọt nè,lúc trước gừng non rẻ nên mua ngâm 1 hủ để dành ăn,món này ăn với thịt heo quay hay trứng kho cũng ngon,đừng có ngâm bằng gừng già,cay lắm mà ăn nó sơ hơi nhiều,ngâm bằng gừng non ngon hơn




Tsukemono - Món khai vị mang linh hồn Nhật Bản

Tsukemono (còn gọi là dưa chua) là một món khai vị đặc trưng của nước Nhật. Nó cũng giống như dưa muối của người Việt chúng ta vậy Món này dùng với cơm, và có khi để nhắm rượu nữa

Cách làm phổ biến nhất là muối hoặc ngâm nước muối. Tương đậu nành, miso, giấm, cám gạo (gọi là nuka) được dùng để làm tsukemono. Và nếu bạn muốn thử chế biến món này, nhớ đặt chúng nơi thoáng mát đấy

Daikon, ume, củ cải, cải thảo trung quốc (hay gọi là hakusai), và dưa chuột là những loại rau củ được người Nhật ưa dùng để chế biến Tsukemono.

Theo cách truyền thống, người Nhật tự làm tsukemono bằng 1 cái tsukemonoki ^^. Muối vốn là 1 cách chủ yếu để bảo quản thực phẩm. Ngày nay, tsukemono có thể mua sẵn tại các siêu thị, nhưng rất nhiều gia đình Nhật vẫn tự làm món ăn này. Đặc biệt, tất cả những dụng cụ cần thiết để muối là 1 cái bình, lọ hoặc vại, đem cho rau củ cần chế biến vào đó với muối trắng, rồi nén là được ^^

Một cái tsukemonoki (vại muối dưa) là đồ nén dưa của Nhật. Người ta nén bằng cách chèn đá nặng lên trên (gọi là đá chèn dưa ) nặng cỡ 1 đến 2 kg, đôi lúc còn nặng hơn Cách này vẫn được người dân thực hiện đến giờ, với các loại vại nhựa, gỗ, thủy tinh hoặc gốm. Trước khi có tsukemonoki, đồ nén được làm bằng 1 cái nêm chặn trên nắp vại.

Người ta dùng cả đá và kim loại để nén, với tay cầm bên trên và thường có phủ 1 lớp nhựa bảo quản. 1 cách thực hiện nữa ngày nay đó là dùng đồ né nhựa, và để điều chỉnh độ nén, người ta dùng 1 cái vít để siết chặt đồ nén ^^

Đây là các loại tsukemono phổ biến:

* Beni shoga


* Bettarazuke


* Fukujinzuke 


* Gari


* Matsumaezuke


* Narazuke


* Nukazuke


* Senmaizuke


* Shibazuke


* Takuan


* Wasabizuke


* Umeboshi


* Rakkyozuke


Trước xem chương trình trên Arirang, thấy người ta lấy tsukemono từ vại ra, rửa sạch, thái miếng rồi ăn trong bữa cơm hàng ngày, thèm vãi hàng
Một dĩa Tsukemono (nhìn không đã thấy nước bọt chảy ròng ròng rùi)

 


(Theo ẩm thực việt nam )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.06.2008 21:28:28 bởi Chân Trời Tím >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9