Một số suy nghĩ về ca dao
Một số suy nghĩ về ca dao Tôi đã đọc bài viết Miền nam và ca dao của bạn Ct.Ly. Một bài viết hay và bổ ích. Trong bài viết đó bạn Ct.Ly đã nói qua về sự khác biệt giữa ca dao Nam bộ và ca dao Bắc bộ nhưng đã không phân tích nhiều đến nguyên nhân của sự khác nhau đó. Ở bài viết này tôi chỉ muốn bổ khuyết thêm vào sự thiếu hụt đó của bạn. Tôi phải nói trước, ở bài này tôi chỉ muốn phân tích những nguyên nhân lịch sử và địa lí dẫn đến sự khác nhau giữa ca dao hai miền chứ tuyệt nhiên không hề muốn so sánh hơn kém của ca dao hai miền nhưng đó là điều rất khó khăn vì khi nói đến sự khác nhau thì vô hình dung sẽ động chạm đến vấn đề hơn kém dù cho tôi đã cố gắng tránh. Tôi mong các bạn Miền nam nhất là các bạn ở Hải ngoại cho một chữ Đại xá Lịch sử hình thành nên vùng đất Nam bộ bắt đầu được tính từ thời chúa Nguyễn Hoàng (1525 -1613) Vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Đi theo chúa Nguyễn là những lớp người của miền trung bao gồm những binh lính, những nông dân đói khát không thể sống được mảnh đất miền trung ,nơi đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt.Theo tôi , đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khác biệt giữa ca dao hai miền. Ta cứ tạm tính miền đất nam bộ bắt đầu từ năm 1500cho gọn ,lúc này miền bắc đã trải qua rất nhiều các triều đai .Nền nho học đã có mặt trong khắp các làng xóm của đồng bằng Bắc bộ. Tất cả các xã, thậm chí đến các thôn, nơi nào cũng có những bậc túc nho.Những gia đình khá giả ,người ta còn mời những nhà nho ở nơi khác về dạy cho con cái họ. Sự dao tiếp giữa những nhà nho với những người nông dân không học trở thành thường xuyên và vô tình những cách ăn nói, kiến thức của các nhà nho đã lây sang những người nông dân một cách vô ý thức.Và hệ quả tất yếu của nó là ca dao của Miền Bắc mượt mà hơn. Có tính văn học cao hơn. Nếu đặt câu ca dao Con cò bay lả bay la Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng Cạnh câu “Cô kia tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi Thì chúng ta sẽ nhận thấy ngay ảnh hưởng của văn học viết bác học của các nhà nho lên ca dao Miền Bắc. Một mặt khác, trong số hàng vạn các nhà nho, số thành danh rất ít. Số này, lịch sử đần đần sẽ tách riêng họ ra thành một lớp người riêng biệt Số còn lại được hòa vào khối mà chúng ta vẫn gọi là nhân dân lao động và trong khối đó những nhà nho ấy vẫn sáng tácvà tác phẩm của họ được truyền đi theo cùng với con đường của ca dao. Chính vì vậy trong ca dao bắc bộ có rất nhiều bài không còn là ca dao nữa mà nó là một bài thơ hoàn chỉnh và rất hay hay đến mức trong số chúng ta , những người có thể viết đượcmột bài như thế không phải là nhiều. Tôi ví dụ như bài tát nước đầu đình, hay bài trèo lên cây bưởi hái hoa mà bạn Ct.Ly đã giới thiệu với các bạn. Tôi không chép bài này ra đây vì bài đó đã được bạn Mã thiên Luân giới thiệu trong sưu tập của mình.Có thể tìm thấy rất nhiều bằng chứng để thấy được sự tham gia của các nhà nho vào ca dao. Ví dụ câu Nghe tin anh học tú tài Cha thầy Mạnh tử là ai rứa chàng Câu này rõ ràng không thể là của một anh nông dân vô học Quay lại phần ca dao Nam bộ, như tôi đã nói ở trên, những người đầu tiên khai phá Nam bộ là những người nông dân không có học. Về mặt tâm lí học mà xét, đạithể con người có thể phân làm hai loại . Đó là những người hướng nội và những người hướng ngoại.Hầu hết những người đầu tiên khai phá mảnh đất Nam bộ đều là những người hướng ngoại. Họ đều có một đặc điểm chung đó là năng động, dễ dàng thích ứng với hoàn cảnh mới, không muốn bị gò bó bởi các tâp tục,luật lệ mà họ cảm thấy không thích, không đúng. Điểm cuối cùng và đây cũng là ưu điểm nổi bật nhất của những người hướng ngoại đó là họ là những người dũng cảm, khao khát cái mới. Dám đương đầu với thử thách. Chỉ có những người hội tụ đủ những đức tính trên mới dám bỏ miền trung vào Nam bộ để lập nghiệp bởi vì đường vào Nam bộ thời ấy có quá nhiều nguy hiểm và gian khổ như một câu ca dao đã từng nói Thương anh em cũng muốn vô Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam giang Khi khai phá vùng đất mới có hai điều khiến cho họ mất dần lối sống cũ để tạo thành một lối sống mới mà ngày nay ta gọi là lối sống Nam bộ đó là -1 Về mặt địa lý Mảnh đất nam bộ là mảnh đất quá giàu có, khí hậu ôn hòa họ không còn cảnh ăn bữa hôm lo bữa mai như như hồi còn ở quê cũ. Dần dần tính tiết kiệm của dân “Cá gỗ”đã biến mất trong lối sống nam bộ -2 Về mặt quan hệ xã hội Khi đi khai phá vùng đất mới, những người Nam bộ đầu tiên đã cắt đứt hẳn với những quan hệ gia tộc, với những tục lệ ở quê hương cũ .Không bị các tục lệ cũ trói buộc, chính họ phải tự mình tạo nên những phong tục mới, những luật lệ mới và thế là một phong cách sống mới ra đời rất khác so với cái gốc vốn có của nó Khi lối sống khác đi , điều đó ảnh hưởng ngay vào ngôn ngữ và cái mà như bạn Ct.Ly gọi là phương ngữ nam bộ đã hình thành Còn một điểm cuối cùng tôi muốn bổ xung vào bài viết của bạn Ct.ly là tính chớt nhả cắc trong ca dao .Trong bài viết của bạn có viết đại ý là ca dao bắc bộ thường nghiêm chỉnh ít chớt nhả hơn theo tôi chưa hẳn đã đúng như vậy. Ca dao bắc bộ thường có tính tự sự. Tính cắc cớ chớt nhả chỉ xuất hiện trong đối đáp nên những vùng không có hát đối đápnhư đồng bằng sông hồng thì trong ca dao không có tính cớt nhả, cắc cớ này nhưng những vùng có hát đối đáp hát ví, hát dặm như vùng thanh nghệ tĩnh thì tính cắc cớ này cũng khá phổ biến .Tôi xin ví dụ Anh ở trong ấy anh ra Mà anh lại biết bầu đà ong châm? Đây chỉ là một vài ý kiến mang tính cá nhân. Rất mong các bạn đóng góp cho trang ca dao thêm phần sinh động
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu: