LA KINH THẤU GIẢI
Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 33 bài trong đề mục
NCD 26.08.2009 17:17:05 (permalink)
Nói Hợi, Chấn Canh là Tam Cát Hướng thực ra là lấy Thiên tinh mà suy ra vậy.
Hợi ứng Bắc cực là Tử Vi Viên, là chủ cả sinh vật một bàn, thu tượng cả sinh vật một bàn. Cho nên Giáp Tý không bắt đầu từ Khôn mà chấm dứt ở Hợi, Quý Hợi không chấm dứt ở Kiền mà chấm dứt ở Hợi, đó là do Hợi là chỗ ty sở của Thiên để hoàn thành mọi việc, là cái sơn tốt đệ nhất của 24 sơn đó.
Chấn là "dương quân thăng điện", tức là nơi vua ra triều, là cửa ngõ của mặt trời, là chức vị chủ tể giúp sự sinh trưởng của vạn vật. Kinh Dịch nói: Thượng Đế ra ở cung Chấn (Đế xuất hồ Chấn), chuyên giữ quyền hành của Tạo Hoá, sinh khí từ đấy mà ra, cho nên lấy làm tốt lành.
Canh là ngôi của Hoàng Hậu, là cửa ngõ của mặt trăng, là chức chủ của ty sở, hàn thành sự vụ. Kinh Dịch nói: Ngôi Hoàng Hậu ở Canh là Âm, trong 3 ngày, phối hợp với ngôi Hoàng Đế là Dương, thực là tiến khí đó, cho nên lấy làm tốt.
Chấn và Canh hai ngôi ấy là chỗ cuống họng, đầu lưỡi của Thượng Đế, để thay quyền Thiên Đế mà điều hành tất cả, cũng như tướng thay vua thi hành pháp lệnh.
Được ba cái Long ấy, thì không khác gì vua và hai vị chúa tể, là ba ngôi sao quý trên hết thảy, thừ nhì là cũng lấy sáu vị khanh tướng, tức là Lục Tú: Cấn, Bính, Tốn, Đinh, Đoài, Tân là những phương hướng rất tốt đó.
Long thì lấy xung hợp làm tốt, Tinh thì lấy được tương phối làm tốt, đó là 6 ngôi được Thiên Tinh tốt đối chiếu xuống: Như Cấn hợp với Thiên Vị Viên, Bính lấy Thái Vi phối, Tôn được Thái Ất chiếu, Tân thì lấy Thái Vi chiếu phối, Đoài la Thiếu Vi tứ phủ, Đinh thì lấy Nam Cực phối, đó là được hợp với tinh anh của Thiên Tinh ở trên, vậy nên được làm cái vị tốt.
Nếu được quý khí của 6 Long, hình hợp là Thược cách, quyết sanh xuất tam khanh công, lục khanh, quan quý; thứ cách sanh ra nhân tài siêu quần quán thế, là lấy 6 ngôi đó kết nạp, theo Bát Quái suy phân, thì cái tốt đẹp là được Âm Dương xung hoà, chính là ý nghĩa phu phụ phối hợp, như là: Cấn, Tốn, Đoài ba quẻ, trừ cái trung hào là thể, còn 2 hào thượng, hạ đều là nhất Âm, nhất dương tương phối, là nghĩa đó.
Cho nên những chữ Can kết nạp, hợp với Lục Tú, như bốn quẻ Kiền, Khôn, Khảm, Ly, trừ nét giửa (trung hào) làm bản thể, còn những nét trên và dưới đều là Cô Dương hoặc Hư Âm, không có nghĩa phối hợp. Vậy nên không ở vào hạng Tam Cát, Lục Tú. Mà quẻ Chấn, hào trên, hào dưới đều có xung hoà nên hợp Chấn, Hợi, Canh 3 Long cũng là Tam Cát.

BÀI THI CA VỀ XEM ĐẤT ĐIỂM HUYỆT:
Âm, Dương nhị tự tối nan minh
Thuỳ thức kỳ trung, Tạo Hoá tinh
Âm nhũ khắp như nam tử dạng
Dương Oa thiên tợ nữ nhân hành.

Thị nam Âm nhũ hưu thường thú
Thị nữ Dương Oa, mạc phá thần.
Thổ Tú, La Văn lai chân huyệt
Thiên cơ đáo thử hợp Khôn Kiền

GIAỈ NGHĨA:
Hai chữ Âm Dương này hiếu được rất là khó, mấy ai biết được cái tinh khí bên trong của Tạo Hoá? Như là cái hình Âm nhũ (cái đầu vú người đàn bà), trông như hình dạng cái dương vật của người đàn ông. Cái hình Dương Oa (chỗ đất lõm)nó giống hệt cái vật hiểm của người đàn bà. Nó giống như là Âm nhũ của đàn ông thì chớ có phá hoại, sẽ làm tổn thương, gây thương tích vào chỗ đầu chỗ cùng của nó. Nó như là cái Dương Oa của đàn bà, thì chớ đừng phá vỡ cái môi của nó thè ra. Còn như cái Thổ Tú và La Văn, là những tinh phong nó ứng ở chung quanh, là cái thần giữ cửa huyệt, tức là cái then chốt của thiên cơ, đến đó để hợp lại cái sinh khí của Kiền Khôn (tức là Thiên Địa phối hợp).
Sinh Khí thì lấy cái Long, nó chuyển động là Sinh Long, phải lấy một đoạn Nhập Thủ (lĩnh đường khí), tức là chỗ tóm thắt nhỏ lại, gọi là thúc khí đó ( trong Địa Lý Tả Ao, khi gần kết Huyệt luôn nhìn từ điểm này mà dễ tìm ra Huyệt kết tại đâu). Lấy Thuỷ làm cốt yếu, Thuỷ thì lấy chỗ chảy lại, chảy đi ở trước mặt Huyệt làm đầu nguồn của cung vị Tiêu, Nạp. Phải xem cả cái nước ở bên tả lẫn bên hữu, và đằng trước, phía sau là Thuỷ tinh Âm, tịnh Dương là Thuỷ hợp cục hay phá cục, để kinh nghiệm sinh khắc
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.10.2009 02:57:24 bởi NCD >
#16
    NCD 26.08.2009 17:18:05 (permalink)
    TẦNG THỨ TÁM
    CHÍNH NGŨ HÀNH LUẬN VỀ LONG SỞ THUỘC

    Hợi, Nhâm, Tý, Quý ở phương Bắc thuộc Thuỷ. Dần, Giáp, Mẹo, Ất, Tốn ở phương Đông thuộc Mộc. Tị, Bính, Ngọ, Đinh ở phương Nam thuộc Hoả. Canh, Tân, Thân, Dậu, Kiền ở phương Tây thuộc KIm. Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Cấn, Khôn ở bốn phương góc thuộc Thổ. Đó là lão tổ tông của Ngũ Hành.
    Ngũ Hành là đầu mối của Âm Dương, là cán cân của Tạo Hoá, suốt từ xưa đến nay, các bậc triết sĩ xoay trời, chuyển đất, vận dụng Kiền Khôn, những hạng anh hùng vận trù quyết sách vĩ đại, cao xa, tri vãng, tri lai, tri cơ, tri biến, phóng thuỷ, bát sa, biến phương, lập hướng...vv.. chưa có ai bỏ Ngũ Hành đó mà vận dụng bằng cái gì khác. Có những tên gọi: Ngũ Hành, Ngũ Sự, Bát Chính, Ngũ Kỷ, Hoàng Cực, Tam Đức, Kế Nghi, Thứ Trưng, Ngũ Phúc, Lục Cực.
    Hành Mộc ở phương Đông chủ về Nhân, hành Kim ở phương Tây chủ về Nghĩa, hành Thuỷ ở phương Bắc chủ về Trí, hành Hoả ở phương Nam chủ về Lễ, hành Thổ ở Trung Ương chủ về Tín. Vì vậy 24 sơn trong La Bàn thì Thuỷ, Hoả ở bốn sơn; Kim, Mộc đều ở năm sơn; chỉ có Thổ ở sáu sơn. Thổ chân Trung Ương là sơn quý nhất. Vậy nên vạn vật sinh ra ở trong Thổ, mà La Kinh gồm có hơn ba mươi tầng, chẳng hay bỏ Ngũ Hành mà dùng cái khác được. Lại theo Hà Đồ Long Mã hiến thuỵ hoá ra Thiên Can, Địa Chi là nguồn gốc ở đó vậy.
    Thiên nhất sinh ra Nhâm Thuỷ, Địa lục Quý hoàn thành. Địa nhị sinh Đinh Hoả, Thiên thất Bính hoàn thành. Thiên tam sinh Giáp Mộc, Địa bát Ất hoàn thành. Thiên ngũ sinh Mậu Thổ, Địa thập Kỷ hoàn thành. Đó là Thập Can.
    1-6 ở dưới mà sinh ra Hợi, Tý Thuỷ; 2-7 ở trên mà sinh ra Tị, Ngọ Hoả; 3-8 ở bên tả mà sinh ra Dần, Mẹo Mộc; 4-9 ở bên hữu mà sinh ra Thân, Dậu Kim; 5-10 ở giửa mà sinh ra Thìn, Tuất, Sửu, Mùi Thổ. Đó là Thập nhị Địa Chi.
    Bậc Thánh Hiền nhân Bát Quái mà suy ra thiên thời, dùng Địa Chi để phối với Thiên Can: Là lấy Thiên nhất sinh Thuỷ, mà Khảm là ngôi vị của Thuỷ, nên ở chính Bắc; Quý được cái thuỷ nhu của Địa Huyệt nên Quý ở sau Tý. Thuỷ không ngừng thì chảy đi mà không trở lại, nên phải lấy Thổ để ngăn lại, thì mới có thể sinh vật. Sửu là đá có tính nhu nên Sửu ở sau Quý. Cấn là Sơn và là Thổ cương, nên Cấn ở sau Sửu mà ở phương Đông Bắc, đó là thay Chấn để sinh trưởng vạn vật. Thổ hợp lại mà hoá ra khí để sinh Mộc. Dần là tạp Mộc nên Dần ở sau Cấn. Giáp được Tam Dương Mộc chí cương của Thiên nên ở sau Dần. Chấn là ngôi của Mộc, vậy Mẹo ở chính Đông. Ất được Âm Khí của Địa bát là Mộc nhu nên ở sau Mẹo. Mộc phải cần Thổ mới tươi tốt, Thìn là ngôi Chính khí của Thổ nên Thìn ở sau Ất là Mộc tạp Dương. Mộc không vượng thì không thể sinh Hoả, nên Tốn là Vượng Mộc mà ở sau Thìn là Vượng Thổ. Mà để được Vượng Thổ thì cần phải có Hoả sinh. Tị là Sơ khí của Hoả nên Tị ở sau Tốn. Bính được Hoả của Thiên thất là Dương cương nên Bính ở sau Tị. Ly là vị chính của Hoả nên ở Chính Nam liền sau Bính. Đinh được Âm khí của Địa nhị là Hoả nhu nên Đinh ở sau Ngọ. Hoả Vượng hẳn klà ngưng lại để sinh Thổ nên Mùi ở sau Đinh. Khôn là Chính Khí của Thổ nên Khôn ở sau Mùi. Thổ vượng tất sinh Kim, Thân là Sơ khí của Kim nên Thân ở sau Khôn. Canh được Dương khí của Thiêncửu Dương Kim, nên Canh ở sau Thân. Đoài là vị trí của Kim, nên Dậu ở Chính Tây. Tân được Âm Khí của của Địa tứ là nhu Kim, nên Tân ở sau Dậu. Kim không Thổ thì không thành Kim. Tuất là phương chính của Thổ nên Tuất ở sau Tân. Kim là tạp khí trộn lẫn, nếu Kim không thịnh thì không thể hoá được, nên Kiền là Vượng Kim mà ở sau Tuất, cực vượng mà hoá thành, nên sở dĩ sinh Thuỷ là vì vậy. Hợi là Sơ khí của Thuỷ nên Hợi ở sau Kiền> Nhâm được Dương Khí của Thiên nhất là Thuỷ cương nên Nhâm ở sau Hợi. Do đó mà 24 vị có định cục vậy. Tôi thường đọc KInh Dịch, nên biết sự chuyển của Trời đất, và thứ tự độ hành của các vì tinh tú không sai. Người ta nói: " Kiền ngộ nạp Tốn quan Nguyệt Quật", "Khôn phùng Chấn dĩ Kiền Thiên Căn". Nguyệt Quật là hang của mặt trăng, Thiên Căn là gốc rễ của Trời. Xem đó có thể thấy, Dương sinh ở Ngọ, Âm sinh ở Tý, Âm Dương ở đúng chỗ thì bốn mùa lưu hành muôn vật sinh trưởng sáng tỏ vậy.
    Phương Bắc khí cương nên có vẻ nghiêm khắc, dữ dội; phương Nam nhu nên có tính ôn hoà. Vì vậy đất ở phương Nam lấy oa, kiềm, nhũ làm bằng cớ; thế đất ở phương Bắc thỉ lấy gò đống đột cao hậu làm chuẩn đích.
    Đây là Địa lý gia luận về Sơn khắc, vong mệnh, kỵ Nạp Âm chính là thế vậy. Chính Ngũ Hành xuất ở Hà Đồ: 1-6 ở dưới sinh ra Hợi Tý Thuỷ. Thiên nhất (1) sinh ra Nhâm Thuỷ, Địa lục (6) hoàn thành ở Quý. Thiên 1 sinh Khảm Thuỷ mà có 6 hoàn thành ở Kiền. Đây chỉ là một cục, các cục khác cũng thế sẽ suy ra.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.10.2009 02:57:02 bởi NCD >
    #17
      NCD 26.08.2009 17:19:48 (permalink)
      TẦNG THỨ CHÍN
      SỬ DỤNG VỀ KIẾP SÁT

      BÀI QUYẾT CA
      Tốn, Mùi, Thân sơn Quý kiếp tàng
      Tân, Tuất cư Sửu; Canh Mã hương
      Chấn, Cấn phùng Đinh; Giáp kiến Bính
      Nhâm Hầu; Kiền Thố; Bính Tân phương.

      Khảm, Quý phùng Xà; Tị, Ngọ Kê.
      Đinh, Dậu phùng Dần; Khôn, Hợi Ất
      Long, Hổ ngộ Dương; Ất Hầu hề
      Tê Ngưu Long vị vĩnh bất lập.
      Giải nghĩa: Như Tốn, Mùi, Thân ba sơn thì Kiếp Sát ở Quý. Tân, Tuất hai sơn Kiếp Sát ở Sửu. Canh Kiếp Sát ở Ngọ. Chấn, Cấn hai sơn thì Kiếp Sát ở Đinh. Giáp thì Kiếp Sát ở Bính. Nhâm Kiếp Sát ở Thân. Kiền Kiếp Sát ở Mẹo. Bính Kiếp Sát ở Tân. Khảm, Quý hai sơn Kiếp Sát ở Tị, Tị, Ngọ hai sơn thì Kiếp Sát ở Dậu. Định, Dậu hai sơn thì Kiếp Sát ở Dần. Khôn, Hợi hai sơn thì Kiếp Sát ở Ất. Thìn, Dần hai sơn Kiếp Sát tại Mùi. Ất Kiếp Sát ở Thân. Sửu Kiếp Sát ở Thìn.
      Tóm lại là phương Kiếp Sát chỉ lấy Toạ sơn mà bàn về tiêu, nạp chứ Hướng sơn không liên quan gì đến. Chỉ kỵ có một sơn thôi, như ngồi ở Tốn sơn hay Mùi sơn, hay Thân sơn, mà phương Quý có sơn sa cao, mà nghiêng ngả, lệch vẹo, hoặc vỡ lỡ, hoặc núi đá gồ ghề, lỏm chỏm thì rất kỵ. Nếu ngay ngắn, tròn đẹp thì không sợ kỵ. Các sơn khác cũng vậy.
      Đây chỉ thấy chép ở Kim tự Bàn, các sách chưa thấy chép, nên nhiều người không biết. Tôi được thầy truyền riêng cho, nhưng không nỡ giấu kín, e có hại cho đời sau, nên viết ra để phổ biến cho mọi người cùng biết.
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.10.2009 02:56:39 bởi NCD >
      #18
        tranlehung 23.09.2009 10:28:21 (permalink)
        Xin NCD hay vị nào có bài tiếp xin post dùm.  cái này hay qua.
        ah, nếu các huynh tỷ có "Phi Lạc Sang Tàu" của Hồ Bữu Tường.  Xin cho Dệ xin với.
        #19
          bknavn 25.09.2009 11:08:34 (permalink)
          TẦNG THỨ 10
          XUYÊN SƠN 72 LONG
          Người xưa dùng 72 long xuyên sơn, 60 long thấu địa. Xuyên sơn là: Xét định cái long dẫn vào huyệt, nó xuyên đúng chữ nào thuộc con gì của vòng Giáp Tý gọi là địa Kỷ chuyên luận về lai long ở giữa chỗ long quá Giáp mà chiếu la bàn, nếu không có Giáp, thì lấy ở chỗ long nhập thủ Giáp xuống ở sai huyệt là chủ của huyệt tinh, tức là cho long nó khởi lên rồi, phục xuống thắt nhỏ lại như cuống họng, chữ gọi là “thúc nhân xứ”. Cứ chỗ long tích phân thủy mà định châm bàn, xem là long gì, để dùng nạp âm mà đón sinh khắc; như Tý long là thủy, trong khoảng chữ Tý lớn ấy có 5 chữ Tý nhỏ, hễ được chữ Bính Tý là thủy long, Canh Tý là thổ long, thì đều là vượng khí. Giáp Tý kim long là bại long khí, Mậu Tý hỏa long là tử khí, Nhâm Tý mộc long là sinh khí. Vì vậy phải coi mạch lại, xem long mạch lại ở phương nào, thuộc can gì. Vậy lấy 72 long có xấu, có tốt đã phân biệt do Tiên Hiền truyền thụ. Tóm lại là ở trong địa bàn mỗi chữ chi ở dưới có 5 Tý long, thành ra 60 Giáp Tý; là số của 12 địa chi của địa bàn có 60, cộng với tứ duy và bát can là 12 vị, mỗi chữ can và chữ duy ở dưới, đều có ghi thành 12 chữ đỏ, thấu thành 72 long xuyên sơn, khi dùng những long này cần phải tránh cô hư, không vong, sai thác, Quý Giáp, không lẫn nhau là tốt; lại cần phải đón cái sinh khí của vượng; tướng 1 đường mạch rót suốt đến chỗ kết huyệt thì tốt. 72 long đã phân rõ cô hư, diêu sát và vượng tướng, đều căn cứ vào 8 quẻ nạp Giáp, 9x6 xung hợp của can mà ra. Như gặp Giáp Nhâm là dương, mà cô ra ở nạp Giáp của quẻ Kiền, lấy 6 hào thuộc dương trừ đi 1 hào giữa, còn 2 hào trên dưới cô dương, là 2 nam vô nữ tướng phối cớ vậy. Nếu gặp ất, Quý là hư xuất ở nạp Giáp của quẻ Kiền, là lấy 6 hào thuân âm trung hư, không có dương câu là 2 nữ, không có nam phối nạp cớ vậy. Nếu gặp Bính, Canh là dương, mà vượng ra ở nạp Giáp của quẻ Cấn, Chấn, 6 hào ở trong 2 quẻ, trừ hào giữa còn trên dưới 2 hào, có 1 dương phối với 1 âm, là âm dương xung hào mà vượng vậy. Nếu gặp Đinh, Tân là âm mà cùng ra ở Tốn, đoài nạp Giáp, 6 hào trong 2 quẻ này, trừ hào giữa, còn trên dưới là 1 hào âm, 1 hào dương, là âm dương xung hợp mà là tướng. Nếu gặp Mậu Kỷ là Quý Giáp, không vong thì kiên nganh mà khí bất nhập vậy. Xuất ở nạp Giáp của Khảm Ly, trừ hào giữa là thể hiện của quẻ, còn trên dưới đều tuyệt nhất, bất giao, nên là Quý Giáp không vong. Dụng đó thì rất nên tránh Giáp ất là cô hư. Như 1 tuần Giáp Tý đến ất Hợi. Đó là 12 long khí mạch trung chính, lấy Bính, Đinh là vượng. Lấy Bính Tý 1 tuần, đến Đinh Hợi, đó là khí mạch trung chính của 12 long, tránh Mậu Tý là sát diệu. Lấy Mậu Tý 1 tuần đến Kỷ hợp, đó là khí mạch ở trong 12 long. Canh, Tân là tướng, lấy Canh Tý 1 tuần đến Tân Hợi, đó là khí mạch ở trong 12 long. Nhâm Quý là hư, lấy Nhâm 1 tuần đến Quý Hợi, đó là khí mạch thoái ở 12 long.
          Cái vượng tướng ấy là 4 quẻ được tiên thiên: Cấn, Chấn, Tốn, Đoài ở 4 phương góc là nơi dưỡng sinh mà thành quẻ, thì 4 quẻ, 6 hào đều là âm dương xung hợp. Nhiều phối với Bính, Đinh, Canh, Tân là vượng tướng cớ vậy. Nếu gặp 4 quẻ tiên thiên: Kiền, Khôn, Khảm, Ly ở nơi tứ chính là khoảng hư, nguy thì 4 quẻ, 6 hào đều là thuần nhất bất giao lại phối với
          Giáp, Ất, Nhâm, Quý, Mậu, Kỷ là quý Giáp, sát diệu. Như vậy bảo là 9 và 6 không xung hợp tất là nhân, tài hao tán mà bại tuyệt, nên khi sử dụng phải suy xét cẩn thận. Còn như Bính long lai mạch thì phải tựa vào chân khí của Bính long xuyên tới; đằng trước đối Nhâm; Ngọ, gác giây trên thẳng xuống chỗ kết huyệt mới là chuẩn đích, đúng long xuyên sơn.
          Dần long lai mạch là địa chi, thì tựa vào Bính Tý một vòng đến chữ Dần gặp Mậu Dần khí xuyên sơn là khí vượng. Nếu Nhâm Dần long lai mạch nhập thủ, thì từ Canh Tý 1 tuần, đến số Dần là khí mạch tướng. Tôi được thầy truyền riêng rằng: lên núi xét long hành phải nhận rõ chỗ khí vào huyệt, đều căn cứ lấy 72 long làm chủ. Muốn xét nghiệm những cái họa phúc về dĩ vãng và cái lành, dữ về tương lai của người ta thì phải ở nơi chu tinh đó làm căn cứ không được sai lầm 1 hào Ly.
          Người sau muốn kinh nghiệm điều đó, thì cần phải biết cái long khí của 1 vòng Giáp Tý và khí cộ, hạ huyệt vào đó thì bị bại tuyệt. Cái long của 1 vòng Bính Tý là khí vượng, đặt huyệt vào thì phát phú quý. Đây chỉ nêu lên 2 vòng làm ví dụ, các vòng khác cũng vậy. 72 long hợp với 64 quẻ, đều bắt đầu từ hào biến trước hết của 8 quẻ. Hỗn thiên hạp Giáp, quyết định năm phát phúc và tuổi mệnh, thì bắt đầu từ hạ hào (nét dưới) mà biến lên, từ nét biến đầu tiên đến nét 2, 3, 4, 5 còn nét thứ 6 không biến mà trở xuống biến nét thứ 4 gọi là quẻ du hồn. Sau khi trở xuống đem cả 3 hào trong quẻ biến hết thảy, để trở về bản quái (quẻ gốc) nên gọi là quẻ quy hồn. Nhà địa lý lấy 1 đoạn long nhập thử làm bản quái (quẻ gốc) để xét xem những sơn sa ở đằng trước, đằng sau, bên tả, bên hữu mà định đoán phát phúc về niên mệnh đã kể trên.
          Như: Mệnh là quẻ Khảm lần thứ nhất biến hào đầu thành ra quẻ Đoài; gặp Đinh Can; biến lần hai thành quẻ Chấn gặp Canh can, thì đều phát phúc; biến lần ba thành quẻ Ly gặp Kỷ Nhâm can; so sánh thì Canh Đinh mạnh hơn; so với Mậu Quý quẻ gốc thì bằng nhau; biến lần thứ 4 thì thành ra quẻ du hồn, là ất can thì sức nhẹ hơn. Giáp, Tân, Bính 3 quẻ này thì 3 năm Nhâm không phát phúc vì quẻ Khảm không có 3 quẻ Kiền, Tốn, Cấn nên bảo rằng:
          “Xuất quái vô quan chức”, muốn biết rõ nghĩa cần phải đọc cuốn Duyên đàn tử có chép đủ cả 64 quẻ.
           
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.10.2009 02:58:06 bởi NCD >
          #20
            NCD 07.10.2009 02:55:25 (permalink)
            TẦNG THỨ MƯỜI MỘT
            XUYÊN SƠN BẢN QUÁI, HỢP CHU DỊCH VI THIÊN THỐNG.

            Hoặc có người hỏi về nguyên tắc và quái lệ của ba bàn: Bản quái, nội quái và ngoại quái. Đó cũng chỉ là một mối của Lý Khí mà ra. Lấy 60 Giáp Tý của Thấu Địa phối hợp với Khảm làm Thuỷ quái (quẻ Thuỷ) 120 phân kim. Giáp Tý phối với Sơn thành Sơn Lôi Di quái. Lấy xuyên sơn 72 Long Giáp Tý phối hợp với Thuỷ thành Thuỷ Địa Tỷ quái. Quẻ phối hợp thì lấy Thấu Địa làm Nội quái, xuyên sơn làm Bản quái, phân kim làm Ngoại quái. Ba quẻ này gọi là:
            _ Quẻ Liên Sơn vì nhà Hạ theo Nhân thống, trên Kinh Dịch lấy Cấn làm đầu. Cấn là núi, liên liên vô tận.
            _ Quẻ Quy Tàng vì nhà Ân theo Địa thồng nên Kinh Dịch lấy Khôn làm đâuù. Khôn là đất, vạn vật đều quy tàng trong đất.
            _ Quẻ Chu Dịch vì nhà Chu theo Thiên thống nên Kinh Dịch lấy Kiền làm đầu. Kiền là trời, Đạo Trời vận chuyển, lưu hành vô cùng, biến hoá không ngừng vậy.
            Ba quẻ này rất là tinh vi, nếu không phải là những thầy thông minh thì không thể nghiên cứu được những bí ẩn. Tôi được thầy dạy tâm truyền riêng cho nên biết được chút ít mà viết ra đây, muốn cho mọi người cùng biết.
            Ba quẻ Dịch trên là sự phân phối của 60 Long, nên lấy dùng được rất là hay! Chủ yếu vào khí vận của Thiên Địa. Gọi là Địa Mạch: là khí đi ở dưới đất, hình chiếu lên trời, vì vậy sinh khí của trời đều ứng vào các quẻ, tức là thông cả luật lữ Thiên Địa khí cảm mà ứng. Đây chuyên bàn về tuyển trạch (lựa chọn đất tốt), lấy các hào của quẻ hỗn thiên để hỗ trợ cho Lai Long và Toạ Huyệt thì được vẹn toàn, đều căn cứ vào Thiên tinh, Địa diệu làm chủ chốt.
            Học về Địa lý có người chuyên dụng về Loan đâyù, có người chuyên dụng về Thiên tinh, chia ra phe phái phân biệt, mỗi môn làm một cách. Nhưng vì họ không biết rằng: Loan đầu là Thể, Thiên tinh là Dụng. Thể và Dụng đều liên quan với nhau làm cái trong và cái ngoài vậy. Tinh tú trên trời chia ra khắp núi sông, khí lưu hành dưới đất, phản ứng lên trời, nói rằng "Địa thừa Thiên khí" mà lưu hành, chính do đây mà ra vậy.
            Ông Lý Thuần Phong nói: Từ Đông Nam tới Tây Bắc của Thiên thể có đường kính là 357.000 dặm, mỗi phương là 89.250 dặm. Từ đất lên trời là 84.000 dặm. Vì vậy người ta nói: Lập Hướng mà sai một li là sai đi ngàn dặm, đều là vì thế. Đất có bốn thể, Khí có 8 phương. Bốn thể là Dần, Thân, Tị, Hợi, là khí Ngũ Hành mới sinh. Vậy nên Dần là đầu của phương Đông, Tị là đầu của phương Nam, Thân là đầu của phương Tây, Hợi là đầu của phương Bắc. Khí của bốn phương Sinh đó (Trường Sinh) đi ở trong đất mà vận lên trời. Ở trên trời thì bàn về thời tiết, ở dưới đất thì bàn về hình thể. Lấy thời tiết để xem hình thể. Lấy hình thể để nghiệm về khí tiết. Vì vậy nên khí thịnh, khí suycó khi đầy khi rổng. Sơn của bốn thể sinh ra Long ở 8 phương. Bốn thể làm đầu mối cho Ngũ Hành hoá sinh, 8 phương làm tông tích chỗ ngũ khí lui tới. Bởi vậy nên Lý Khí của xuyên sơn tức là phải có được Loan Đầu, thừa cái Sinh khí đó dẫn vào Huyệt, thì tự khắc có Phúc đưa tới.
            #21
              NCD 07.10.2009 02:59:05 (permalink)
              TẦNG THỨ MƯỜI HAI
              TRUNG CHÂM NHÂN BÀN

              24 sơn của tầng Trung Châm là Nhân bàn, so sánh với Địa bàn có khác chút ít. Đó là do nguyên lý: Thiên Đạo thì mạnh mẽ, Địa Đạo thì thuận an, Nhân Đạo thì hoà bình. Có Trời, Đất trước rồi mới đến Người, nên Nhân bàn ở khoảng giửa của Thiên bàn và Địa bàn.
              Lấy một vị Tý Ngọ làm thí dụ: Tý Ngọ ở Thiên bàn thì hai bên rìa là Bính Tý, Nhâm Tý khép lại, giáp liền nên gọi là Phùng Châm. Ở Địa Bàn thì Tý Ngọ ngay ở giửa, nên gọi là Chính Châm, ở Nhân bàn thì Tý Ngọ ở giửa khoảng Tý, Quý, Ngọ, Đinh nên gọi là Trung châm. Người xưa dụng ra Tam Tài để sử dụng rất rộng rãi. Phương pháp lấy Nhân bàn ở giửa, trên liên quan với Thiên tinh tú độ, khí vận tiến, thoái; dưới thì liên quan với núi sông, phân giới hạn địa mạch thịnh, suy, bĩ, thái, cho nên lấy Nhân bàn làm chủ tể, tác dụng cả Thiên Địa hai bàn. Tức là người linh thiêng hơn, mà đứng đầu muôn vật, cùng với Trời, Đất thành ra Tam Tài. Vậy có chữ " Nhân lực thắng Thiên" nên mới dùng Nhân bàn hợp với Địa bàn để tham dụng thì công quả mới vẹn toàn. Xưa Thái Tố Tiên sư xét Long. lấy đó dùng để Tiêu Sa. Dương Công thì dùng để Nạp Thuỷ, đúng hợp với Thuỷ pháp của ông Tư Mã đầu đà là "phóng khứ Hoàng Tuyền, vị chi xuất sát": Xẻ lạch cho nước Hoàng Tuyền chảy đi, gọi là Xuất Sát. Gọi là: Quý Nhân, Lộc-Mã thượng ngự giai. Nên có bài ca rằng: Quý Nhân lâm hợp Liên Châu Thuỷ. Cách nhập tương sinh Long liễu tiến. Kỳ quý Tham Lang tinh Lộc Mã, Tam hợp Liên Châu quý vô ngôn. Tân nhập Kiền cung, bách vạn trang. Quý quy Cấn vị, phát văn phương. Ất Hướng Tốn lưu, thanh phú quý. Đinh tòng Khôn khứ, vạn tư sương. Nghĩa là: Ở phương Quý Nhân được ba cái nước hợp với nhau gọi là Liên Châu Thuỷ, cách xa không hợp nhau liền, mà chảy vào được Minh Đường mới hiệp nhau được là tương sinh với Long, thời giàu to, tiền để đến mục nát. Phát quý là do cái nước Tham Lang và Lộc Mã cùng hợp, nếu cả Quý Nhân, Lộc, Mã là Tam hợp Liên Châu thì quý lắm, không thể đánh giá nổi. Ất, Tân, Đinh, Quý là bốn Âm Can, ở bốn vị trí Mộ khố của bốn cục Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả. Kiền, Khôn, Cấn, Tốn là bốn vị trí Tuyệt của bốn cục. Nếu Thuỷ tiêu đi, được hợp cách như bốn câu thi ca, là đón phát phú quý đó. Là hợp Thuỷ pháp. Lấy một câu thứ nhất làm thí dụ: Tân là phương Mộ của Hoả cục, Kiền là vị Tuyệt của Hoả cục, thấy nước ở Minh Đường trước Huyệt chảy đi qua phương Tân Tuất, ra phương Kiền là Thuỷ khẩu phóng đi, đó là Tân nhập Kiền cung, bách vạn trang là giàu có trăm vạn trang điền, viên thổ. Ba cục kia cũng như vậy suy ra, có cách gì thì ứng nghiệm cách ấy, chính là hợp với Nhân bàn này. Ông Lại Thái Tố dùng bàn này để Tiêu Sa, lấy làm yếu quyết. Sa tuy tại Địa, nhưng thực ra quan hệ tại Thiên. Tại sao mà biết vậy? Xưa Thánh Nhân nói rằng: Làm việc Chính thì phải lấy người có Đức lớn. Ví như ngôi Bắc Thần ở chỗ nào, thì mọi vì sao khác phải triều củng vào đó, tức là sao Bắc Đẩu. Chòm sao Bắc Đẩu có chín ngôi, gọi là Cửu Tinh. Sao Bắc Thần ở giửa làm tiêu chuẩn chủ chốt kiện cục, để vận động bốn phương 28 sao khác rải bày ở vòng ngoài, khắp cả ngang, dọc trong bầu trời. Theo phép Địa lý của nhà Kham Dư, thì ngôi Bắc Thần là Huyệt trường, các Long là Cửu Tinh, Sa- Thuỷ là Nhị Thập Bát Tú. Dương Quân Tùng thì dùng Cửu tinh để xem Long, Lại Thái Tố thì dùng nhị thập bát tú để xem Sa- Thuỷ, cái lý bảo tại Thiên chính là tại cái này vậy. Đời xưa Dương Công, Lại Công, hai vị này về phép bát sa cùng là một. Nhưng về sau bí ẩn không truyền lại trong kinh sách, mà chỉ truyền khẩu cho nhau thuộc lòng thôi, nói rằng nếu truyền lại thì sợ tiết lộ, bị tội với Thiên Địa quỷ thần trách phạt. Nên đời nay vẫn có nhiều người không dám tiết lộ. Nhưng Thánh Hiền có nói: Đạo lý không thể bị mai một, nếu bí ẩn thì hậu thế lấy đâu mà biết. Thánh Nhân còn lo là thất truyền, thì tôi đâu dám giử bí ẩn lại. Vậy tôi cam tâm xin chịu tội mà đem phép bát sa của hai ông Dương Công, Lại Công ra mà chú thích rõ ràng để hậu thế mọi người học lấy, để làm việc phúc đức giúp cho nhân loại (theo thiển ý của NCD, thực ra Tiền Hiền không phải e sợ việc đó, mà chỉ sợ các kiến thức này truyền vào tay kẻ ác, mà đời thường những kẻ đó thì đầy dẫy).
              Bài ca về Sa pháp nói rằng: Kiền, Khôn, Cấn, Tốn thị Mộc Hướng (là thuộc Mộc), đấy là một câu thuộc về 28 sao, thuộc về Thất Chính, Ngũ Hành bốn sao này thuộc Mộc. Kiền thuộc vị trí sao Khuê tên gọi là Mộc Lang, Khôn thuộc sao Tĩnh tên gọi là Mộc ngan, Tốn thì thuộc sao Giác tên gọi là Mộc giảo, Cấn thuộc sao Đẩu tên gọi là Mộc giải. Tiêu sa thì phải lấy Mộc mà luận.
              Dần, Thân, Tị, Hợi thì thuộc Thuỷ: Dần thì là sao Cơ tên là Thuỷ Báo, Thân là sao sâm tên gọi là Thuỷ Viên, Tị là sao Chẩn tên gọi là Thuỷ Dẫn, Hợi thuộc sao Bích tên gọi là Thuỷ Du. Tiêu Sa thì phải lấy Thuỷ mà luận.
              Giáp, Canh, Bính, Nhâm thì thuộc Hoả, Giáp thuộc sao Vỹ tên gọi là Hoả Hổ, Canh thuộc sao Chuỷ tên gọi là Hoà Hầu, Bính thuộc sao Dực tên gọi là Hào xà, Nhâm thuộc sao Thất tên gọi là Hoả Chư. Bốn sao này thuộc Hoả phải lấy Hoả mà Tiêu Sa.
              Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu bốn sao này cũng thuộc Hoả, nên theo như sao Hoả mà dùng để Tiêu Sa. Tý thuộc sao Hư tên gọi là Nhật Thử và sao Nguy tên gọi là Nguyệt Yến, Ngọ thuộc sao Tinh tên gọi là Nhật Mã và sao Trương tên gọi là Nguyệt Lộc, Mẹo thuộc sao Phòng tên gọi là Nhật Thố và sao Tâm tên gọi là Nguyệt Hồ, Dậu thuộc sao Mạo tên gọi là Nhật Kê và sao Tất tên gọi là Nguyệt Ô. Tại sao Nhật, Nguyệt lại bảo là Hoả? Vì Nhật là Quân Hoả, Nguyệt là Tướng Hoả. Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu ở bốn vị chính, vì vậy lấy Nhật, Nguyệt cùng một cung sánh với đôi sao, chỉ bốn ngôi chính là có hai sao, còn ngoài ra đều có một sao phối thôi.
              Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì thuộc Kim cục, bốn sơn đều là Kim. Thìn thuộc sao Cang tên gọi là Kim Long, Tuất thuộc sao Lâu tên gọi là Kim Cẩu, Sửu thuộc sao Ngưu tên gọi là Kim Ngưu, Mùi tthuộc sao Quỷ tên gọi là Kim Dương. Bốn sao này thuộc Kim, nên nhớ mà dùng Tiêu Sa phải lấy Kim mà xét.
              Ất, Tân, Đinh, Quý Thổ tương thương, là bảo bốn sơn này thuộc về Thổ. Ất thuộc sao Đê tên gọi là Thổ Lạc, Tân thuộc sao Vỹ tên gọi là Thổ Trĩ, Đinh thuộc sao Liễu tên gọi là Thổ Chướng, Quý thuộc sao Nữ tên gọi là Thổ Bức. Bốn sao này là Thổ nên lấy theo Thổ mà Tiêu Sa.
              Còn năm loại khác đều là Sinh, Vượng, Sát, Tiết, Nô. Có bài thơ ca:
              Sát Tiết Nô hề, Sinh dữ Vượng
              Sinh ngã thực thần cư lương bảng
              Tỵ hoà nhân tài phát khoa trường
              Ngã khắc thị tài, vi trừu nô
              Khắc ngã thất sát, tối nan đương
              Tiết ngã văn chương cùng đáo đế
              Nữ biến công danh, hảo hựu cường.
              Sát là khắc sát; tiết là chảy, rút, mất đi; nô là làm nô bộc; sinh là sinh ra lợi ích; vượng là thịnh vượng.
              Giải nghĩa theo nguyên văn bài thi ca như sau:
              Năm loại Sát, Tiết, Nô, Sinh và Vượng.
              Sinh vào mình gọi là Thực Thần, tốt lắm! Thì phát phú quý, chiếm bằng đậu cao.
              Tỷ hoà là bằng như nhau, phát người và của cải, học hay, đỗ đạt cao.
              Mình khắc nó thì phát tài, gọi là Nô.
              Nó khắc mình là sát (giết mình) tức Thất sát.
              Mình sinh nó là Tiết, thì cũng có văn chương, nhưng nghèo cũng đến đấy, về bên giới nữ tức con gái thì có công danh, giàu mạnh.
              #22
                bknavn 15.10.2009 17:56:34 (permalink)
                Tiếp tầng 12:
                Phép này lấy tọa sơn làm chủ: Tọa Kiền sơn thuộc mộc, lấy Tốn, Cấn, Khôn sa tức là tỵ hòa thì tốt. Thấy Sửu, Mùi, Thìn, Tuất cùng có sơn sa là khắc ngã tối nan dương, là sát ta. Nếu thấy Giáp, Canh, Nhâm, Bính, Tý, Ngọ, Mão, Dậu có sơn sa, tức là “Tiết ngã văn chương cùng đáo đế”. Thấy Ất, Tân, Đinh, Quý sơn tức là ngã khắc “tài thân vi thừa nô”. Thấy Dần, Thân, Tỵ, Hợi sa tức “sinh ngã vi thực thân”. Các sơn khác cũng vậy sẽ suy ra mà phát biểu rõ. Khi đăng sơn tự thấy cái phép hay; theo phép xem các sơn sa đằng trước, phía sau, bên tả, bên hữu cần yếu là cái cung vị có sơn sa ứng đối diện tiền. Hễ sơn ứng gần thì phát vào người chủ mau chóng, còn ở xa thì ứng chậm trễ. Ông Trương Cửu Nghi nói: Sa nhược ly huyệt tam lưỡng trượng, lưu niên tức đáo sản anh hào. Nghĩa là: Sa cách huyệt độ 2,3 trượng hạn lưu niên đến đó sẽ sinh ra người hào kiệt. Lại nói: Tốt nhất là biết cái sa ở ngay trước mặt huyệt. Quyết đoán họa phúc của người ta thì không sai.
                Phép này chẳng phải riêng tôi bàn đặt hay là một môn phái nào, mà đây là ở bộ sách Duyên đàn tử ra. Học giả nào mà được hiểu tường tận 3 quyển này sẽ biết rõ trong đó có phân phòng, phân vùng vị của sa cát, hung tự thấy công hiệu vô cùng. Nếu biết được 4 quyển thì xét long trở lên được 8,9 cung, quyết định được sự giàu nghèo, rất hiệu nghiệm. Nếu biết được quyển thứ 5 thì luận định được các ngôi đất cũ phát phúc, hiểu rõ sa thủy cung vị, trăm điều đúng cả trăm không sai. Nếu tường được 1,2 quyển thì biết về thủy pháp, phá cục, hợp cục, tị hoàng tuyền, sát diệu, trong đó xét tường tận tự nhiên trong tâm trí khác sáng suốt nhận SA THIÊN: hình mạo xấu hay đẹp cũng giống như núi sông xấu hay đẹp. Vì vậy, núi Trung nhạc linh ứng mà sinh ra Đức Khổng Tử.
                Ông Ngô Cảnh Long nói: Đất trông phúc hậu thì nhiều người sống lâu, đất tú lệ sinh ra nhiều người thanh nhã; đất thấp sình lầy sinh ra người u trọc; đất cao khô khan sinh ra người nóng nảy; đất tán loạn sinh ra người du đảng; đất có nhiều núi nhọn sinh ra nhiều người bị sát thương và hung ác; đất ương ngạnh sinh ra người bướng bỉnh; đất bằng phẳng sinh ra người trung tín.
                Ông Dương Quân Tùng nói: Núi mập mạp thì người no ấm; núi gầy gò thì người đói rách; núi xinh đẹp thì sinh người đẹp đẽ; núi thô trọc thì sinh người xấu xí; núi đầy đặn thì sinh người vui tươi; núi vỡ lở thì sinh người đau buồn; sơn quay về thì người đoàn tụ; sơn tẩu khứ thì người ly tán; sơn duỗi trải buông rộng thì người thọ khảo; sơn co rút hẹp lại thì người đê tiện; sơn quang minh thì sinh người thông min; sơn u ám sinh ra người ngu dốt; sơn quay mặt vào thì người hòa thuận nhau; sơn quay lưng lại thì bị người phản bội, khí trá.
                Ông Tư Mã Đầu Đà nói: Lấy đoan chính vuông vắn thì biết là trung lương, thấy nghiêng ngã, lệch lạc thì biết siểm nịnh, thấp kém thì sinh ra người hạ tiện; nhu loạn thì sinh dâm ô; thấy sơn sa đơn bạc thì nghèo hèn; tú mỹ thì biết là nhân từ; uy vũ thì đấu tranh quả quyết. Nhận xét nguồn gốc của đại giang thì biết xuất thân xa hay gần; xem cả ngoại thành, nội cục, thì biết lực lượng rộng hay hẹp. Mạnh xuất thì có chỗ thiên thẹo, có chỗ trung chính; phát triển thì có chỗ lớn, chỗ nhỏ, người ta bảo: Sa quản về nhân đinh; hễ sa chân chính thì nhân đinh tương bình, vậy bảo nhân bàn thu sa đó. Lại nói: Sa không ngấc đầu lên được là sa yếu ớt bất lực. Thủy không quanh co, ôm vào là thủy vô tình làm ngơ, ngoảnh mặt đi; sa ở bên ngoài không quý bằng sa ở bên trong; thủy ở ngoài không bằng thủy ở gần (nội cục)
                LẠI CÔNG BÁT SA CA (theo nguyên văn dịch nghĩa)
                Tiêu sa xưa nay có 5 loại là: Nô, vượng, sát, tiết, sinh
                - Ngoài nó khắc vào ta là sát
                - Ta sinh ra nó là tiết (tiết khí đi)
                - Vượng thân tức là ta thấy ta (cùng loại)
                - Nó sinh lại ta là thực thân; thực thân thì phát khoa giáp, sinh nhân đinh
                - Vượng thì phát tài lộc, nhiều con cháu
                - Sinh không ở chính hướng, chỉ như vượng
                - Hai vượng thì hơn 1 sinh
                - Sát lại thì tai họa
                - Tiết đi thì dần dần hao mòn
                - Ta khắc vào nó, là nô thì phát tài bạch và làm quan được lộc, lại hòa bình
                - Những kiểu đất lớn thường nhiều có sát, vì hai khoảng công vị đó không đều nhau
                - Nếu long khí thịnh vượng thì sát sẽ yếu đi
                - Thiểm mạch và thoát mạch thì sát rất linh, sợ lắm
                - Long yếu sa mạnh, tiết vượng tốt thì con gái lấy chồng nhà danh giá, hào hoa.
                Vì là sinh, là vượng thì quý tại nội, vượng tốt, kiêm cả tiết tại ngoại môn. Đây là bí quyết chân truyền của Lại Thái Tố; chỉ có phép ai tinh rất linh nghiệm.
                PHÉP HUYỀN DIỆU VỀ TIÊU SA
                QUYẾT CA

                Kiền, Khôn, Cấn, Tốn thị mộc hướng
                Dần, Thân, Tỵ, Hợi thủy thân đương
                Giáp, Canh, Nhâm, Bính chân thị hỏa
                Tý, Ngọ, Mão, Dậu hỏa y sương
                Thìn, Tuất, Sửu, Mùi kim vị cục
                Ất, Tân, Đinh, Quý thổ trương trường.
                Sát tiết nô hề
                Sinh ngã thực thân, cư lưỡng bảng
                Tỵ hòa nhân tài, phát khoa trương
                Ngã khắc thị tài, vi trừu nô
                Khắc ngã thất sát, tối nan dương
                Tiết ngã văn chương cùng đáo đế
                Nữ biên công danh, hảo hựu cường.
                Cũng như bài ca trước đã giải nghĩa rồi. Nói về thiên, thế thì có thất chính để giữ nguyên hóa (đầu gốc tạo hóa, tức mặt trời, mặt trăng va 5 vì sao, có tứ viên để chấn 4 phương: Tử vi, Thiên thị, Thái vi, Thiên vi; có 28 sao rải rác khắp vòng trời)
                Thanh long có 7 sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vỹ, Cơ
                Chu tước có 7 sao: Tĩnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn
                Bạch hổ có 7 sao: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm
                Huyền vũ có 7 sao: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích
                Tứ viên tức là tứ tượng; thất chính tức là 7 vị tinh tú, căn cứ vào ngũ hành âm dương để tiêu sa; then chốt ở ngôi bắc đẩu mà phân biệt ra 4 phương là 28 sao, vậy nên:
                - Các sao: Phòng, Hư, Mão, Tinh thì ứng vào mặt trời;
                - Còn các sao: Tâm, Nguy, Tất, Trương thì ứng vào mặt trăng;
                - Các sao: Giác, Đấu, Khuê, Tỉnh thì ứng vào các năm;
                - Các sao: Vỹ, Thất, Chủy, Dực thì ứng vào sao huỳnh hoặc;
                - Các sao: Cang, Ngưu, Lâu, Quỷ thì ứng vào sao thái bạch;
                - Các sao: Cơ, Bích, Sâm, Chấn thì ứng vào giờ;
                - Các sao: Đế, Liễu, Nữ, Vị thì ứng vào trân tinh.
                Hình tượng ở trên trời mà chiếu sáng xuống đất, bởi vậy mới bảo: “Sa tuy tại đại, quan thực ư thiên” nghĩa là: Sơn sa ở dưới đất, nhưng thực quan hệ ở trên trời. Nếu không có kinh tuyến (dây ngang) thì không thể lập cực (đúng cao) không có vĩ tuyến (dây dọc) thì không lấy gì mà biến hóa; một đường ngang, một đường dọc đúng là âm và dương giao đạo vậy.
                PHÂN PHÒNG CUNG VỊ
                Có một người con trai thì nó quản lý tất cả trong vòng bàn của địa cục; có 2 người con thì bên tả thuộc về trưởng (con lớn), bên hữu và tiền, hậu (trước sau) đều thuộc về tiểu (con nhỏ), chỗ này khô khan, đã là không đều! Có 3 con thì phân cung vị; triêu và tọa thì thuộc về phòng thứ 2; có 6 con thì bày lại, thì thứ 3 và thứ 6 thuộc về bên hữu, con thứ 4 ở đầu trước, lần lượt chia đều bằng nhau; phòng thứ 2 thì ở triều và án sơn; có 5 con thì chia bằng nhau. Đây là căn cứ vào số của các phòng để phân vị với các sơn sa. Nếu biến đổi khác như lẫn lộn sa và bùn lầy thì phải rõ, mà luận định khác nhau.
                Thí dụ: Cung vị của 6 con: về bên Thanh long, từ đằng sau qua đi là sa thuộc về trưởng; từ án sơn trở đi là sa thuộc về con thứ 4; về bên Bạch hổ từ đằng sau qua ra đằng trước là cái sa của con thứ 3; từ án sơn trở đi là sa của con thứ 6
                Tóm lại, sa thế gần cung nào, thì ứng vào cung ấy. Như vậy là đến cung nào không có sơn sa thì phòng (con) ấy bị tuyệt tự.
                Như: Tý sơn Ngọ hướng thì Cấn, Dần, Giáp là nội Thanh long thì thuộc về phòng trưởng; Mão, Ất, thìn là ngoại Thanh long thuộc về phòng thứ 4. Kiền, Tuất, Tân là nội Bạch hổ thì thuộc phòng thứ 3. Dậu, Canh, Thân là ngoại Bạch hổ thì thuộc phòng thứ 6
                Bên tả không có sa thì con trưởng bại trước; bên hữu không sa thì con thứ 3 bị lênh đênh. Hướng sơn và tọa sơn không có sa, khoáng khuyết thì con thứ 2 và 5 thất bại, chỉ có 1 án, 1 huyệt sơn thì con trưởng và đứa thứ 3 sẽ lưu lạc. Bên Thanh long bằng và thẳng được, mà triều sơn và hai phương rất đẹp đẽ thì con trường dần dần tiêu ma; con cháu phòng thứ 4 ly tán đi xa. Nếu bên Thanh long toàn mất, triều ghé vào bên hữu thì hợp vào trưởng phòng làm long tinh. Triều sơn không có, long ở xa đến làm án thì con thứ 2 cùng hợp cả phòng thứ 3 và thứ 2 như nhau. Cái cát, hung, phúc, họa cứ theo thứ tự đó mà làm. Đây là chân bí quyết của Lại Công, thân như bố con cũng không chịu nói. Người đời sau mà biết được phép tiêu sa này thì làm ông tiên ở lục địa trong thiên hạ.
                Hợp nhật, nguyệt với ngũ hành lại gọi là thất chính, tức là 7 vị chính đứng đầu:
                -         Tả sa thuộc về con thứ 1,4,7
                -         Tiên sa thuộc về phòng thứ 2,5,8
                -         Hữu sa thuộc về phòng thứ 3,6,9
                Có một con thì hết thảy đều thuộc về người đó.
                28 sao chuyển ngược từ bên hữu về bên tả, tức là hữu toàn; Hợp thiên - thông lịch.
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.11.2009 14:44:20 bởi NCD >
                #23
                  bknavn 15.10.2009 17:58:10 (permalink)
                  TẦNG THỨ 13
                  60 LONG THẤU ĐỊA
                  Chia đều 60 long thấu địa gọi là thiên kỷ, bắt đầu từ Giáp tý ở tầng chính châm. Hợi, Mùi thuộc Kiền cung; Kiền của hậu thiên thì liên hệ với cấn ở tiên thiên; Cấn là sơn vì cớ đó gọi là xuyên sơn. Chia đều 60 long bắt đầu từ Giáp tý ở chính châm. Nhâm đứng ở đầu thuộc về Khảm; Khảm ở hậu thiên, liên hệ với Không ở tiên thiên; Không là đất nên gọi là thấu địa, không nói xuyên mà nói thấu; lấy thấu là thông thấu tất cả, như cái ống thổi tro, hơi ra ở cái lỗ đó là thoát thấu được hết. Không nói sơn mà nói địa, là vì địa phát sinh ra vạn vật va ngũ hành khí đều do ở trong đó: Địa có cát khí, thổ tùy khí mà khởi. Có thể thấy hình tượng nổi lên trên mặt đất, đều do khí của ngũ hành thấu qua địa trung, hễ khí mạnh thì đất tùy khí mà lên cao, hễ khí yếu thì đất cũng tùy khí mà bình phục; khí thanh thì đất được thanh tú, đẹp đẽ, khí trọc thì đất cũng tùy khí mà hung ác. Như vậy, khả dĩ nói là đắc địa. không nói ... mà nói long, là vì long có khí mà không hình, nó biến hóa không lường được. Không ai là không phải luận long, thấu ở huyệt trung vì long đó là đầu mối biến hóa. Vậy cần phải biết cái hay của 60 long thấu địa nên được gọi tên là thấu địa long. Vì lẽ đó, sự tác dụng này là “táng thừa sinh khí”. Tất nhiên là phải nhận định cái long lai nhập thủ trước hết, tức là chỗ xương sống đất phân thủy ở sau huyệt, phải nhận xét kim của la bàn và mạch vào huyệt cho thật đúng.
                  Thí dụ: NHẬP THỦ LONG: Như 60 long: Tân Hợi nạp âm thuộc kim, mạch long từ bên hữu lại thì lấy tay bên tả làm thừa khí, thì huyệt tinh phải tọa Kiền hướng Tốn, mới thâu được Đinh Hợi khí là thộc thổ; Chính Kiền long tọa huyệt là thổ sinh Tân Hợi kim, là huyệt sinh lai long thì nhà ấy phát phúc. Nhược bằng, thâu được Ất Hợi thì 7 phần hợi, 3 phần Kiền là hỏa âm (âm nạp âm) tọa huyệt thì khắc Tân Hợi là long lại khắc huyệt sơn, thì nhà đó ít có lộc. Cũng thâu được Kỷ Hợi khí 5 phần Kiền, 5 phần Hợi là sát diệu gọi là hỏa khanh thì con cháu phần nhiều mắc bệnh lao thổ huyết, tốn thê, khắc tử, bị nước bùn, kiến, mối vào quan tài đục cắn hài cốt.
                  Có bài thi ca của Tiên thánh rằng:
                  Nhị thập tứ sơn, điên điên, đảo đảo,
                  Nhị thập tứ sơn, hữu châu bảo
                  Nhị thập tứ sơn, thuận nghịch hành
                  Nhị thập tứ sơn, hữu hỏa khanh.
                  Lại nói: “Đáo đầu sai nhất chỉ, như cách vạn trùng sơn”. Xem đó được thấy xuyên sơn, thấu địa đều là tự dụng. 72 long chỉ luận về lai mạch, để định cường đầu (chố sông đất gồ lên) mà thấy phân thủy, ở sau huyệt, cứ trên long tích mà đặt bàn châm, độ khoảng 8 thước long đầu ở phía sau huyệt, dùng bàn châm của 60 long thấu địa, xuyên sơn thì không cần dùng.
                  Thẩm nhận, khí nhập huyệt của 60 long: mỗi một long có 5 khí, chữ là vượng; như long của 2 vòng Bính tý và Canh tý, thì có 24 vị châu bảo là cát. Lại cần phải tránh chỗ không, hư, sát diệu, không vong như: Giáp tý, Nhâm tý, Mậu tý long ở trong 3 vòng này, có 36 huyệt là khí thác quan sát là toàn hung. Lại cần phải tránh cái hỗn thiên độ, không nên khắc phân kim; phân kim không nên khắc tọa huyệt; tọa huyệt không nên khắc thấu địa; thấu địa không nên khắc lai long. Khắc thì nên thuận khắc: Lấy cái hạ khắc thượng thì cát. Sinh thì nên nghịch sinh, là lấy dưới sinh trên thì làm xem đó thấy tác dụng của thấu địa, phải nên lưu tâm, cẩn thận chớ nên khinh thường.
                  Trong la kinh bàn chép 24 vị có chính tự, hợp với 24 sơn chính, khí mạch, nhập thủ là châu bảo. Chép có 12 ngũ tự là hỏa khanh.
                  Trong 24 sơn thì có 37 long là sai thác, không vong. Người đời ai cũng biết là huyệt tại sơn, mà không biết các vị trí của huyệt chỉ độ một tấc vuông, là nhỏ bằng sợi dây tơ, đặt nằm trên la bàn.
                  NGHIỆM TÂN CỰU PHÂN ĐOÁN
                  THI CA
                  Nhất cá sơ đầu, táng thập phân
                  Nhất phân phú quý, cửu phân bần
                  Đông sơn, đông hướng, đồng triều thủy
                  Cánh hữu đồng đôi, công tỉnh doanh
                  Nhất biên quang hoa, sinh phú quý
                  Nhất quan nô thủy, tuyệt nhân đinh
                  Huyệt tọa hỏa khanh, chiêu nô thủy
                  Kim ngưu tọa huyệt, khởi tử đằng
                  Thời sư nhược năng tri thử lý
                  Đả phá âm dương huyền diệu tinh.
                  Nghĩa là:
                  Một khoảng sơn ở sau đầu, chôn 10 ngôi mộ
                  Chỉ có 1 ngôi là phát phú quý, còn 9 ngôi bần
                  Cùng một sơn, một hướng, một giãy thủy chầu
                  Cũng có cùng đồng mộ, ở cùng một lỗ huyệt
                  Một bên khí nhuận tươi, sáng thì sinh phú quý
                  Một bên thấy bùn nước vào quan tài bị tuyệt tự
                  Đó là huyệt tọa vào chỗ hỏa khanh, thì bùn nước vào
                  Huyệt tọa vào chỗ kim ngưu, thì có tơ tía quấn phủ
                  Thầy địa lý nào biết lý khí này nghiệm như thế
                  Là khám phá được mọi huyền diệu tinh vi của âm dương.
                  TINH VI HUYỀN CƠ THI CA
                  Bát xích loan đầu yêu thức chấn
                  Trung gian tích thủy lưỡng biên phân
                  Khán tha sinh ý quy hà xứ
                  Thập tự đương trung chính lập thành
                  Cánh khán lưỡng biên vô cường nhược
                  Định tâm phương khả hạ la châm
                  Châu bảo hỏa khanh an bài định
                  Phú quý bần tiện nghiệm như thân
                  Nhị thập tứ sơn điên điên, đảo đảo
                  Nhị thập tứ sơn hữu châu bảo
                  Hữu nhân tọa liễu thử nhật huyệt
                  Vinh hoa phú quý thử trung thảo.
                  Nhị thập tứ sơn đảo đảo điên
                  Nhị thập tứ sơn, hữu hỏa khanh
                  Hữu nhân tọa liễu thử nhất huyệt
                  Gia nghiệp thoái bại, tuyệt nhân đinh
                  Chỉ nhân bất thức, loan đầu xứ
                  Hỏa khanh tương lai, tác châu bảo
                  Hữu nhân tri đạo, kỳ trung diệu
                  Năng cứu thế gian bần cùng nhân
                  Lập lại loan đầu tâm chính khí
                  Kim ngưu tọa huyệt khởi tử đằng
                  Giải nghĩa theo nguyên văn:
                  - Cần nhận rõ ở chỗ loan đầu khoảng 8 thước
                  - Ở giữa khoảng sống đất cao hơn thủy phân 2 bên
                  - Xét cái ý nó chuyển về bên nào, đó là sinh khí
                  - Mình đứng chính giữa chỗ chứ thập đó
                  - Xét thấy 2 bên quân bình, không bên nào mạnh yếu
                  - Quyết định có thể đặt la bàn đúng chấm
                  - Châu bảo, hỏa khanh đã phân rõ vị trí rồi
                  - Giàu sang, nghèo hèn ứng nghiệm như thần
                  - Trong 24 sơn đảo xuôi, đảo ngược đều là có châu bảo
                  - Đều là có châu bảo ở trong 24 sơn đó
                  - Ai đặt huyệt tọa đúng chỗ châu bảo là phú quý.
                  - Trong 24 sơn cũng đảo ngược, đảo xuôi kia
                  - Đều có vị trí của hỏa khanh ở trong đó
                  - Nếu ai đặt táng tọa vào hỏa khanh thì tuyệt tự
                  - Đó chỉ vì họ không biết rõ khí của loan đầu
                  - Nên làm lộn vị trí của hỏa khanh đem làm châu bảo
                  - Nếu ai biết được cái đạo lý kỳ diệu ở trong đó
                  - Có thể cứu được những người cùng khổ ở trong đời
                  - Là đứng tại giữa chỗ loan đầu mà tìm chính khí
                  - Đặt huyệt đúng tọa vào kim ngưu thì tơ hồng tía quấn phủ.

                  DƯƠNG CÔNG NGŨ KHÍ LUẬN:

                  Treo ông Dương Công luận xét thì: Từ Giáp tý luận chuyển đi một vòng đến ất hợi là mạch lãnh khí, là hư; Từ bính tý đi một vòng đến đinh hợi là mạch chính khí là vượng; từ Mậu tý một vòng đến kỷ hợi là mạch bại khí là sát; từ Canh tý một vòng đến Tân hợi là mạch khí vượng là tướng; từ Nhâm tý một vòng đến quý hợi là mạch khí thoái là hư.
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.11.2009 14:43:06 bởi NCD >
                  #24
                    NCD 18.10.2009 21:50:14 (permalink)
                    LỤC THẬP LONG THẤU ĐỊA
                    TỨC NGŨ TÝ KHÍ – CÁT HUNG BÍ QUYẾT

                    1-Khí Giáp Tý 7 phân Nhâm 3 phân Hợi là tiểu thác; là Giáp Tý xung quan mà sanh ra
                    các bệnh: hoàng sũng, điên dại, phong, lao, tê liệt, cùi hủi, gái câm, trai ngọng v.v… Nếu thấy thủy ở phương Bính lại, thì trong quan tài có bùn nước đọng sinh ra thưa kiện v.v… sẽ ứng vào những năm Tị, Dậu, Sửu.
                    2-Khí Bính Tý ở chính Nhâm long thì rất tốt thêm người, gia của phú quý song toàn, mọi
                    việc đều tốt. Nếu thấy thủy ở phương Mùi lại và phương Khôn thì chung quanh quan quách là cái lọ chứa nước, rất xấu, ứng vào các năm Thân, Tý, Thìn, Tị, Dậu, Sửu.
                    luân, không những  quan tài bị rễ cây xuyên vào  mà còn  kiến,  mối đục nữa. Nếu thấy
                    thủy ở phương Tốn lại thì trong quan tài có 2,3 phần nước, bùn thì hỏng, sẽ ứng vào những năm: Dần, Ngọ, Tuất, Thân, Tý, Thìn.
                    4-Khi Canh Tý ở chính Tý long được phú quý song toàn, phúc lộc thịnh vượng lâu bền.
                    Nếu thấy thủy ở Tốn lại là trong quan tài có bùn thì xấu hay dở sẽ ứng vào các năm Thân, Tý, Thìn.
                    5-Khí Nhâm Tý, 7 phân Tý, 3 phân Quý là dương nhận, sinh ra người hay chết non và bị
                    trộm cướp, tổn thê, hại tử, gặp nhiều tai nạn. Nếu thấy thủy ở Canh Tân lại thì trong quan tài có đầy bùn nước, ứng vào các năm Thân, Tý, Thìn.
                    6-Khi Ất  Sửu 7 phân Quý, 3 phân Tý thì người của đều được thịnh vượng, sang  giàu.
                    Nếu thấy thủy ở phương Ngọ, Đinh thì quan tài có đầy bùn nước; tốt hay xấu đều ứng  vào những năm Tị, Dậu, Sửu
                    7-Khí Đinh Sửu ở ngay Quý long, sinh ra người thông minh, lanh lợi, phú quý lâu bền;
                    mọi sự vui vẻ. Nếu thấy thủy ở phương Mùi đến, thì trong quan tài có nước như ao thì hỏng; tốt hay xấu đều ứng vào những năm Thân, Tý, Thìn
                    8-Khi Kỷ Sửu có 5 phân Sửu, 5 phân Quý là hắc phong, thì con gái bị chết non, con trai
                    bệnh tật; mọi sự đều xấu, thường sinh ra bệnh điên khùng và thất bại đau đớn. Nếu thấy thủy ở phương Hợi lại thì trong huyệt có nước và sâu bọ, là vì thủy ở trong hỏa khanh sinh xuất, sẽ ứng vào các năm Dần, Ngọ, Tuất
                    9-Khí Tân Sửu ở chính Sửu long, thì 30 năm sau mới giàu sang Đinh tài, đại vượng; mọi
                    sự cát tường, sinh ra người nhân từ hiếu thảo, khác thường. Nếu thấy thủy ở phương Dần lại, trong quan tài có bùn nước là xấu.
                    10-Khí Quý Sửu, 7 phân Sửu, 3 phân Càn là phạm cô hư, sau khi tọa táng xong có nhiều
                    tai họa xảy ra; mọi sự không vừa ý, cả gia đình đều lủng củng, khẩu thiệt sẽ ứng vào những năm Hợi, Mão, Mùi. Nếu thấy thủy ở phương Kiền thì có rễ cây xuyên vào quan tài
                    11-Khí  Bính  Dần,  7  phân  Cấn,  3  phân  Sửu  thì  huyệt  bình  thường,  phát  phúc,  nhưng không  bền  sẽ  ứng  vào  các  năm  Dần,  Ngọ,  Tuất;  mọi  sự  đều  cát  tường.  Nếu  thấy  thủy  ở phương Hợi lại thì quan tài bị bùn vào nát hư
                    12-Khí Mậu Dần chính Cấn long thì phú quý vinh hoa đời đời thịnh vượng, ứng vào các
                    năm Thân, Tý, Thìn đậu đạt; chỉ sợ thủy ở phương Mão lại xung quan thì hung.
                    13-Khí Canh Dần, 5 phân Càn, 5 phân Cấn là cô hư, hỏa khanh, hắc phong, không vong.
                    Sau khi táng 3, 6, 9 năm thấy sinh ra bệnh tật, gia tộc bại tuyệt, rất đau buồn. Lại thấy Thân thủy lại xung thì trong huyệt có bùn vào
                    14-Nhâm Dần khí ở chính long Dần, thì phú quý, phúc trạch dồi dào, lắm ruộng nhiều
                    vườn, sẽ ứng vào các năm Tị, Dậu, Sửu. Nếu thấy thủy ở phương Ngọ xung thì quan tài có bùn là hỏng.
                    15-Giáp Dần khí có 7 phân Dần, 3 phân Giáp thì được bình an, một đời phát phúc, qua
                    đời sau bị mắc bệnh đau mắt. Nếu thấy thủy ở Khôn xung vào thì quan tài bị mối, kiến đục thì xấu.
                    16-Đinh Mão khí có 7 phân Giáp, 3 phân Dần là bình thường, sinh ra người hay tửu sắc,
                    phiêu lưu, lười biếng, ứng vào các năm Dần, Ngọ, Tuất. Nếu thấy thủy ở Hợi xung vào thì huyệt có nhiều bùn nước là họa bại
                    17-Kỷ Mão khí ở chính Giáp long, Đinh tài đều phát đạt, ăn mặc phong lưu. Nếu thấy
                    thủy ở Tốn xung vào thì có chuột bọ đục khoét hài cốt, con cháu đau buồn, không nghi hoặc gì nữa.
                    18-Tân Mão khí có 5 phân Tân, 5 phân Mão là hắc phong, hỏa khanh sanh ra trộm cướp,
                    ngành thứ 3 bị bại tuyệt trước, rồi đến cả các ngành khác; sau bị thưa kiện, xảy ra nhiều sự hung dữ. Nếu thấy thủy ở Canh Thân lại thì quan tài có đầy bùn ngập. Mộ này chậm không chịu di cải thì bị bại tuyệt không tránh khỏi.
                    19-Quý  Mão  khí  ở  chính  Mão  long  thì  phú  quý  song  toàn,  sinh  ra  người  thông  minh, khỏe  mạnh, mọi  sự tăng tiến. Nếu thấy thủy  ở  Tị phương xung  vào thì có rễ cây  đâm  vào quan tài, lành dữ đều ứng vào các năm Tị, Dậu, Sửu
                    20-Ất Mão khí, 3 phân ất, 7 phân Mão, hay sinh ra người cô quả, yểu tử, đời sau sinh ra
                    người khòng lưng, khèo chân, tuy có người cũng khó giữ thân thế an toàn. Nếu thấy thủy ở phương Tuất xung vào thì trong huyệt có nhiều bùn nước nuôi cá tốt.
                    21-Mậu Thìn khí, 7 phân ất, 3 phân Mão, thì được người trường thọ, giàu sang, danh giá
                    nêu cao. Nếu thấy thủy ở phương Thân, Dậu xung vào thì trong quan tài có kiến, bọ, ứng vào những năm Tị, Dậu, Sửu
                    22-Canh Thìn  khí ở ngay ất long, thì an nhàn phát phúc  vĩnh cửu  vô cùng; 7 đời giàu
                    sang,  sanh  ra  người  tuấn  tú,  anh  hùng,  siêu  quần  quán  thế,  ứng  vào  những  năm  Hợi,  Mão, Mùi; chỉ sợ Đinh thủy xung vào thì sinh hỏa tai.
                    23-Nhâm Thìn khí, 5 phân Thìn, 5 phân ất là hắc phong, hỏa khanh, bại tuyệt, hay què
                    chân, sinh khẩu thiệt, thưa kiện, ly hương, tu đạo, biệt tông. Nếu thấy thủy ở phương Tuất lại thì quan tài có bùn, bọ, kiến ở trong.
                    24-Giáp Thìn  khí ở chính Thìn long thì 75 năm phát  giàu sang thịnh  vượng. Nếu thấy
                    Tý, Quý thủy đến thì trong huyệt có bùn ngâm
                    25-Bính Thìn khí, 7 phân Thìn, 3 phân Tốn, thì người ngoài được phát phúc no ấm, yên
                    ổn, rước con rể vào phòng (rước họa vào nhà) đời sau bại tuyệt vô tử, ứng vào những năm Thân, Tý, Thìn. Nếu thấy Dần, Thân thủy xung vào, thì bị rễ cây đâm vào quan, vong nhân bất an.
                    26-Kỷ  Tị  khí,  7  phân  Tốn,  3  phân  Thìn  thì  phú  quý  ngang  nhau,  ứng  vào  những  năm Hợi, Mão, Mùi. Nếu thấy phương Kiền thủy xung, thì thây cốt chôn bùn
                    27-Quý  Tị  khí,  5  phân  Tị,  5  phân  Tốn  là  hắc  phong,  hỏa  khanh  thì  bại  tuyệt,  bách  sự hung  dữ,  sau  khi  táng  5  hoặc  7  năm  thì  già  trẻ,  lục  súc  tan  như  gió  bay.  Nếu  thấy  thủy  ở phương Sửu đến xung thì có chột làm tổ ở trong huyệt.
                    28-Ất  Tị  khí  ở  chính  Tị  long,  được  vinh  hoa,  phú  quý,  phúc  lộc  hưng  long,  ứng  vào những năm Dần, Ngọ, Tuất có nghiệm. Nếu Quý thủy xung vào thì quan tài có bùn đầy.
                    29-Đinh Tị  khí, 7 phân Tị, 3 phân Bính, thì sau 3 hoặc 7 năm thì  khẩu thiệt đều. Nếu
                    thấy Mão thủy đến thì trong quan tài có bùn và nước ở ngoài xâm nhập
                    30-Tân Tị khí ở chính Tốn long thì quá nguyệt là phát vinh hoa phú quý cho con cháu
                    dòng họ, ứng vào những năm Tị, Dậu, Sửu; chỉ sợ là Ngọ Đinh thủy lại xung thôi
                    31-Canh Ngọ khí, 7 phân Bính, 3 phân Tị thì nhân hưng tài vượng sẽ hẹn được đời đời
                    tăng tiến hạnh phúc, ứng  vào các năm Thân, Tý, Thìn, Dần, Ngọ, Tuất; chỉ kỵ thủy ở Giáp Dần lại thì tổn Đinh.
                    32-Nhâm Ngọ khí ở chính Bính long thì sinh xuất anh hung, phú quý song toàn, được 3
                    đời,  sau  cháu  chắt  vẫn  còn  thịnh  vượng,  ân  hưởng  bằng  sắc  huy  chương.  Kỵ  thấy  thủy  ở phương Thân lại thì hỏng.
                    33-Giáp Ngọ khí, 5 phân Bính, 5 phân Ngọ là hỏa khanh, năm Tị, Dậu, Sửu gia trung bị
                    bại khuynh. Lại thấy Đinh, Ngọ thủy lại thì đáy quan tài nát như bùn.
                    34-Bính Ngọ khí ở chính Ngọ long thì gia nghiệp bình bình, sinh ra người thông minh,
                    mọi mưu sự đều thành tốt lành; gặp vào các năm Thân, Tý, Thìn, Tị, Dậu, Sửu. Nếu thấy Sửu, Cấn thủy lại xung thì trong quan tài bùn nước vào thì hỏng.
                    35-Khí Mậu Ngọ, 7 phân Ngọ, 3 phân Đinh thì quan tụng, khẩu thiệt rắc rối, người của
                    bình thường, hằng năm hay sanh ra hoành sự bất ngờ. Nếu thấy thủy ở Quý, Tý xung thì ứng vào những năm Dần, Ngọ, Tuất không sai
                    36-Tân Mùi khí, 7 phân Đinh, 3 phân Ngọ thì sinh người tuấn kiệt, phát phúc mạnh như
                    sấm động, tiền nát, thóc mục đầy kho. Nếu thấy Ngọ phương thủy xung, thì quan tài bị rễ cây xuyên vào thì rất xấu.
                    37-Quý Mùi khí ở chính Đinh long, thì sinh ra người phú quý, thọ khảo mộc đầu. Nếu
                    thấy phương Canh thủy xung vào thì người chết về tai ách, ứng vào các năm Hợi, Mão, Mùi
                    38-Ất Mùi khí, 5 phân Đinh, 5 phân Mùi là phạm cô hư, hỏa khanh thì bại tuyệt rất đau
                    đớn. Lại thấy Tị phương thủy xung, thì thây xương nát rã thành đất bùn, ứng vào các năm Tị, Dậu Sửu.
                    39-Đinh Mùi khí ở chính Mùi long thì gặp được phú quý song toàn, lâu dài, ứng vào các
                    năm Thân, Tý, Thìn. Còn gặp hung sự vào những năm Dần, Ngọ, Tuất. Nếu thấy Sửu, Cấn phương thủy xung vào thì bùn nước đầy trong quan tài là hỏng.
                    40-Kỷ Mùi khí, 7 phân Mùi, 3 phân Khôn là phạm cô hư thì bị tai họa phá bại không sai.
                    Đến hạn những năm Dần, Ngọ, Tuất thì sinh ra bệnh phong mê cuồng độc. Nếu thấy thủy ở phương Hợi, Nhâm xung vào thì nhi tôn có sự tai họa bất ngờ.
                    41-Nhâm Thân khí, 7 phân Khôn, 3 phân Mùi thì phá gia tài, bại sản, bệnh tật, đau đớn
                    liên miên đáng buồn khổ, ứng vào những năm Tị, Dậu, Sửu, thuốc thang khó điều trị. Nếu gặp thủy ở phương Ngọ xung thì quan tài có đầy nước.
                    42-Giáp Thân khí ở chính Khôn long, được sinh ra người thông minh, tuấn tú, phú quý
                    thanh nhàn, điềm ứng  vào các năm Thân, Tý, Thìn; đời đời vui  vẻ  vô cùng. Nếu thấy thủy phương Càn lưu xung thì quan tài bể nát làm hư thì hỏng bại
                    43-Bính Thân khí, 5 phân Thân, 5 phân Khôn là hắc phong, hỏa khanh bị bại tuyệt bần
                    cùng. Nếu thấy Tý, Quý thủy xung thì huyệt có bùn nước, thực không sai.
                    44-Mậu Thân khí ở chính Thân long thì sinh ra người thông minh trường thọ, phú quý
                    song toàn. Nếu thấy Giáp thủy xông vào thì quan tài đầy bùn nước, là tối hung.
                    45-Canh Thân khí, 7 phân Thân, 3 phân Canh thì phạm cô hư, có nhiều tai nạn xảy ra.
                    Lại thấy Kiền thủy lai xung, thì người bị về tai nạn áp bức chết.
                    46-Quý Dậu khí, 7 phân Canh, 3 phân Thân được phát phú quý, người của vẹn toàn cả
                    hai và sống lâu. Nếu thấy thủy phương Đinh xung vào thì huyệt trở thành ao ngâm nước quan tài, hài cốt hư nát.
                    47-Đinh Dậu khí, 5 phân Canh, 5 phân Dậu là phạm hỏa khanh, thì bách sự bất như ý, bị
                    tuyệt tự nhân Đinh. Nếu thấy Quý thủy xung vào thì quan tài đầy bùn nước mãi.
                    48-Ất Dậu khí ở chính Khôn long sinh ra người rất thông minh và giàu sang. Nếu thấy
                    thủy Thìn phương xung vào thì quan tài chôn chỗ nước bùn.
                    49-Kỷ Dậu khí ở chính Dậu long, thì phát văn võ gần tới tước tam công (quan to) đời đời
                    giàu sang, điềm ứng vào những năm Thân, Tý, Thìn. Nếu thấy thủy phương Mão xung, thì áo quan cũng bị bùn vào, không kết phát đâu.
                    50-Tân Dậu khí, 7 phân Dậu, 3 phân Tân thì giàu sang bền mãi, người của hưng vượng,
                    mọi sự đều tốt lành, sẽ ứng vào các năm Hợi, Mão, Mùi. Nếu thấy Kiền thủy phương xung vào quan tài thì lại ưu sầu.
                    51-Giáp Tuất khí, 7 phân Tân, 3 phân Dậu, được phát phú quý 1 đời không vẹn, qua đời
                    sau sinh ra người đi làm tăng ni tu đạo; ứng vào các năm Dần, Ngọ, Tuất, bị cô quả mà bại tuyệt, mọi sự buồn chán, lo âu. Nếu thấy thủy phương Nhâm xung vào thì sinh ra kỳ quái, ma quỷ trêu quậy.
                    52-Bính Tuất khí ở chính Tân long thì sinh ra nhân Đinh phát đạt vui vẻ, đăng khoa cập
                    đệ sớm, vào những năm Thân, Tý, Thìn. Nếu thấy Giáp Mão thủy xung, có rễ cây đâm xuyên vào quan tài.
                    53-Mậu Tuất khí 5 phân Tuất, 5 phân Thân, phạm  vào cô hư, hỏa khanh, bị bại tuyệt,
                    người  sinh  nhiều  bệnh  tật,  chết  non,  cô  quả,  vào  chùa  tu  đạo,  tổn  vợ  khắc  con,  quyết  định không nghi hoặc, ứng vào các năm Ngọ, Mùi đã biết trước rồi, lại chịu nhiều tai họa kỳ dị. Nếu thấy thủy phương ở Thân xung thì quan tài hư nát không còn.
                    54-Canh Tuất khí ở chính Tuất long, thì được giàu sang, sung sướng,ăn mặc phong lưu,
                    những năm Tị, Dậu, Sửu thấy tin vui mừng, 36 năm sẽ sanh ra người thông minh xuất chúng. Nếu thấy Ngọ, Đinh thủy xung vào thì hung bại.
                    55-Nhâm Tuất khí, 7 phân Tuất, 3 phân Kiền, sinh ra người chết non, không có của cải,
                    Ly hương vào chùa tu đạo, tổn khê, khắc tử, bại phòng 2 (con thứ 2 bại), thoái bại không thể lo  tính  thoát  khỏi.  Điềm  ứng  vào  những  năm  Thân,  Tý,  Thìn.  Nếu  thấy  thủy  Thìn,  Tuất phương xung thì trong quan tài có đầy bùn nước ngập.
                    56- Ất Hợi khí, 7 phân Kiền, 3 phân Tuất sinh ra con dâu quả phụ, chết non, bệnh tật
                    phong tàn đủ cảnh thảm thương, con mồ côi. Năm Dần, Ngọ, Tuất thì phát khốc đau buồn. Nếu thấy thủy ở cung Khôn xung thì trong quan tài đầy mối kiến đục gặm.
                    57-Đinh Hợi khí ở chính Kiền long thì đại phát phú quý, được nhiều sự cát khánh, ứng
                    vào các năm Thân, Tý, Thìn; chỉ sợ Tốn thủy phương xung thì quan tài đầy bùn nước mục nát, tối hung.
                    58-Tân Hợi khí ở chính Hợi long, thì Đinh tài đều phát, lâu bền thịnh vượng. Nếu thấy
                    Ngọ, Đinh thủy xung thì bùn vào quan tài mục nát, đại hung, tối kỵ.
                    59-Kỷ Hợi khí, 5 phân Kiền, 5 phân Hợi là phạm hắc long hỏa khanh, sinh ra hung bại,
                    đến  những  năm  Thân,  Tý,  Thìn,  Dần,  Ngọ,  Tuất  người  ly  tán  tha  phương,  đa  sinh  kỳ  quái. Nếu thấy Canh, Dậu thủy xung, thì rễ cây xuyên đâm vào quan tài thì hung bại.
                    60-Quý Hợi khí, 7 phân Hợi, 3 phân Nhâm, được làm quan, phát mọi sự, phong hanh,
                    người của được thịnh vượng, sẽ ứng vào các năm Thân, Tý, Thìn có nhiều cảnh vui đẹp. Nếu thấy Thìn thủy xung thì trong quan tài không sạch sẽ.
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.11.2009 14:40:12 bởi NCD >
                    #25
                      NCD 18.10.2009 21:51:45 (permalink)
                      NHỊ THẬP TỨ SƠN
                      HỎA KHANH THÂN ĐOÁN

                      Mậu Tý, Giáp Ngọ khí nan đương (khí ác khó chịu)
                      Âm dương sai thác, thị (là) không vong
                      Hốt thính sư nhân chân khẩu quyết (tức là phép truyền khẩu)
                      Lập trạch (nhà) an phận (mả) kiên Tốn thương
                      Thân, Tý, Thìn niên, Dần, Ngọ, Tuất (ứng vào 6 năm này)
                      Tật bịnh quang tai (thưa kiện) tổn nhị phòng (con thứ 2)
                      Quan tặc khiên liên (kéo dài) phòng phòng chiêm (cả các con)
                      Nê thủy nhập mộ (mộ) bất phi thường (độc lắm).
                                              ******
                      Kỷ Sửu, Ất Mùi, khí hung bạo (dữ tợn)
                      Kỳ trung hỏa khanh, tối bất lương
                      Tị, Dậu, Sửu niên, Hợi, Mão, Mùi (ứng vào 6 năm) 
                      Tật bịnh quang tai, thoái điền trang
                      Bạch nghĩ (môi trắng) biện tòng đế hạ (dưới đáy) nhập
                      Tổn thê, khắc tử, tại tam phòng (con thứ 3)
                      Thử phân (mộ này) nhược hoàn (nên còn) bất cải dĩ
                      Tử tôn tháp tự (giống như) ngõa thượng sương (tuyết)
                       
                                   Canh Dần, Bính Thân, khí bất lương
                                   Lập trạch, an phân, tổn trưởng phòng
                                   Thân, Tý, Thìn niên, Dần, Ngọ, Tuất
                                   Tổn thê, khắc tử tối nan đường
                                   Tật bịnh quang tai, phòng phòng chiếm (lẫn cả cho con)
                                   Thủy, hỏa, khiên liên tổn ấu phòng (con trẻ nhỏ)
                                   Bạch nghĩ tiên tòng, để hạ nhập
                                   Điền trang thoái bại, thủ không phòng
                      (nghĩa là kiến, mối,… dưới đáy quan mà vào khoét, thì ruộng nương tan hết, giữa buồng rỗng tuếch)
                                   Tân Mão, Đinh Dậu bãi vi cường (chẳng phải mạnh)
                                   Lập trạch, an phân, tổn nhị phòng
                                   Hợi, Mão, Mùi niên, Tị, Dậu, Sửu
                                   Tật bịnh, quang tai, tổn tam phòng
                                   Thủy, hỏa Khôn liên, đa hoành sự
                                   Nhân Thân liên lụy, phòng phòng đương (cả các con)
                      ******
                                   Nhâm Thìn, Quý Tị khí như thương (mũi nhọn)
                                   Lập trạch, an phân tổn tam phòng
                                   Thân. Tý, Thìn niên, Dần, Ngọ, Tuất
                                   Tật bịnh, quang tai, tổn tiểu phòng (con út)
                                   Hậu đại nhi tôn, đa tăng đạo
                                   Tổn thê, khắc tử, bất an khang.
                                              ******
                                   Mậu Tuất, Kỷ Hợi thị không vong
                                   Lập trạch, an phân tổn trưởng phòng
                                   Tị, Dậu, Sửu niên, Hợi, Mão, Mùi
                                   Tật bịnh, quan tai, tổn tiểu phòng
                                   Thủy, hỏa khiên liên, xuất ngoại tử (chết)
                        
                                   Điền địa, nhân tài, như tuyết sương
                                   Bạch nghĩ tiên tòng, để hạ nhập
                                   Nhi tôn ngỗ nghịch, tẩu tha hương.
                       
                      Tiên  Thánh  nói:  ở  dưới  chỗ  huyệt  ngồi  mà  không  được  là  chân  khí  mạch,  thì  dầu  có muôn tầng núi trùng trùng, điệp điệp ở trước mặt cũng coi như là không có gì cả.
                      Chỗ đặt mộ mà được long mạch tốt đẹp hoàn toàn, thì dù có ít sơn sa, cũng có thể phát
                      phú quý được, chính là bảo vệ lý khí ở bài trên đây.
                      Bính Tý, Canh Tý 2 vòng này là châu bảo, đó là “Tầng thừa sinh khí” là được cái linh
                      khí của núi sông. Vậy lấy là cái tốt hàng đầu của 36 vòng La kinh.
                       
                      THẤU ĐỊA LỤC THẬP LONG THỨC

                      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/31080/0D0CAB05210146B3AFFF2E60B8CB2D6E.jpg[/image]
                       
                      Bên dưới mỗi chữ về thấu địa có ghi rõ chữ số tam (3), thất (7), ngũ (5), và chữ chính,
                      làm 1 vòng đến chữ thiên chính, đã bày ở tầng thứ 14.
                      Đặt táng vào hỏa khanh, thì huyệt sẽ có mối, kiến, rễ cây và bùn nước chiếm ngâm nát
                      hài cốt, đất trên mả khô khan, cây cỏ héo hon như phân trâu, bò, con cháu sinh dâm loạn, yểu vong, cô quả, sinh ra người ngỗ nghịch, điên cuồng, người hết, của hao, tai họa, kiện cáo liên miên v.v…
                      Đặt táng vào huyệt châu bảo, mở xem hẳn là thấy có sinh khí ôn nhuận, đất có ngũ sắc
                      vân như hồng hoàng, sáng sủa, lại có tơ hồng, dây tía phủ quấn quan tài, hài cốt. Đất trên mộ thì có khí mát, ẩm dịu, cây cỏ xanh tươi tốt. Vậy sinh ra phú quý không sai.
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.11.2009 14:41:34 bởi NCD >
                      Attached Image(s)
                      #26
                        NCD 07.11.2009 14:30:38 (permalink)
                        TẦNG THỨ 14:  THẤU ĐỊA KỲ MÔN
                        TỬ PHỤ, TÀI QUAN, LỘC MÃ QUÝ NHÂN

                        BÀI CA NGŨ NGÔN: TIÊN NGÔN XUYÊN SƠN HỔ
                          Phương hành thấu địa long
                          Hỗn thiên khai bảo chiếu
                          Kim thủy nhật, nguyệt phùng
                        Nghĩa là: Trước hết nói xuyên sơn hổ, rồi đi đến thấu địa long, tự nhiên trời mở sáng như bảo kính soi, thì kim, thủy, nhật, nguyệt gặp nhau.
                        “Xuyên sơn hổ” là tiếp mạch của 72 long, “tiên thức” là xét cái lai mạch trước để biết Long nhập thủ là long gì ? Không nói là long mà nói là hổ, đó là ý nghĩa của phép dùng “ngũ hổ” làm nguyên độn để ứng khí hậu.
                        “Phương hành” là đã biết long nhập thủ rồi, thì sau mới có thể làm việc thừa khí, tọa huyệt được; “thấu địa” tức là 60 long của tọa huyệt, với 72 long là
                        cái bên trong, cái ở ngoài, nên bảo là “tương biểu lý”; thấu: là như dùng cái ống thổi khói, để khí thông vào huyệt; “xuyên” là như dùng sợi chỉ để xỏ vào lỗ kim, để được suốt tới; “hỗn thiên” là cái hỗn thiên lục Giáp dùng làm độn khởi, để tìm cái sa thủy của tứ cát, tam kỳ; “bảo chiếu” là như cái gương sáng, soi vào vật đó, có thể thấy đủ cả tứ cát tinh của hỗn thiên di
                        chuyển; “kim, thủy; nhật, nguyệt” là 4 cầm tinh này hội hợp 1 chỗ, lấy đó làm tác dụng, để thu sa, thủy, lai long của bản ở tọa huyệt hợp với tầng thứ 5 của la bàn, cùng luật lệ. Trước hết, theo thời tiết của 6 Giáp, định ra 3 thời hậu: thượng, trung, hạ, sau khi đã chia ra 9 cung dùng để độn Giáp, xem khởi Giáp Tý ở cung nào, sau đó mới đặt ra quẻ độn, biết quẻ đầu ở đâu, bản long tới chỗ nào, tử, phụ, tài, quan nhân đó mà suy đoán. Nhật, nguyệt, kim, thủy theo đó mà hội. Tam kỳ bát môn theo đó mà suy ra, thì biết hết sự của tinh độ nội quái.

                        DƯƠNG ĐỘN KHỞI TIẾT CA

                          Đông Chí, Kinh Trập, nhất thất tứ
                          Tiểu Hàn, nhị bát ngũ vi thứ
                          Đại Hàn, Xuân Phân, tam cửu lục
                          Lập Xuân, bát ngũ nhị tương trục
                          Thanh Minh, Lập Hạ, tứ nhất thất
                          Vũ Thuỷ cửu lục tam vô thất
                          Tiểu Mãn, Cốc Vũ ngũ nhị bát
                          Mang Chủng lục tam cửu số chi
                        Nghĩa là: Thuộc về tiết Đông Chí và Kinh Trập thì khởi ở số 1, 7, 4. Tiết Tiểu Hàn thì khởi ở số 2, 8, 5. Tiết Đại Hàn và Xuân Phân thì khởi ở số 3, 9, 6. Tiết Lập Xuân thì khởi ở số 8, 5, 2. Tiết Thanh Minh và Lập Hạ thì khởi ở số 4, 1, 7. Tiết Vũ Thuỷ thì khởi số 9, 6, 3. Tiết Tiểu Mãn và Cốc Vũ thì khởi ở số 5, 2, 8. Tiết Mang Chủng thì khởi ở số 6, 3, 9. 

                        ÂM ĐỘN KHỞI TIẾT CA
                           Hạ Chí, Bạch Lộ, cửu tam lục
                           Đại Tuyết, tứ thất, nhất cung trú
                           Đại Thử, Thu Phân, thất nhất tứ
                           Tiểu Thử bát nhị ngũ trung suy
                           Lập Đông, Hàn Lộ, lục tam cửu
                           Lập Thu nhị ngũ, bát cung tham
                           Tiểu Hàn, Sương Giáng, ngũ bát nhị.
                           Xứ Thử nhất tứ thất nội hàm
                        Nghĩa là: Tiết Hạ Chí, Bạch Lộ ở số 9, 6, 3. Tiết Đại Thử ở số 7, 1, 4. Tiết Đại Tuyết ở số 4, 7, 1. Tiết Tiểu Thử ở số 8, 2, 5. Tiết Lập Đông, Hàn Lộ ở số 6, 3, 9. Tiết Lập Thu ở số 2, 5, 8. Tiết Tiểu Hàn, Sương Giáng ở số 5, 8, 2. Tiết Xử Thử ở số 1, 4, 7.



                        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/31080/875E2D75217D4C12BC971168EFED456A.jpg[/image]
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.11.2009 14:33:12 bởi NCD >
                        Attached Image(s)
                        #27
                          NCD 07.11.2009 14:35:12 (permalink)
                          TẦNG THỨ 15:
                          THIÊN ĐỊA QUÁI LỤC THẬP LONG


                          Theo phép lấy 24 hướng phân phối với 60 long, mỗi hướng giữ 2 long rưỡi, 24 sơn cộng
                          với 60 long. Trừ 4 quẻ Chấn, Đoài, Ly, Khảm. Ly là tứ chính đều quản 8 long. Kiền, Khôn, Cấn, Tốn là tứ ngung, đều quản 7 long.
                          8 long từ Giáp Tý đến Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý, Nhâm Tý, Ất Sửu, Đinh Sửu và Kỷ Sửu đều thuộc Khảm.
                          7 long: Tân Sửu, Quý Sửu, Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần, Nhâm Dần, Giáp Dần đều thuộc Cấn.
                          8 long: Đinh Mão, Kỷ Mão, Quý Mão, Ất Mão, Tân Mão, Mậu Thìn, Canh Thìn, Nhâm Thìn đều thuộc Chấn.
                          7 long: Giáp Thìn, Bính Thìn, Kỷ Tị, Tân Tị, Quý Tị, Ất Tị và Đinh Tị đều thuộc Tốn.
                          8 long: Canh Ngọ, Nhâm Ngọ, Giáp Ngọ, Bính Ngọ, Mậu Ngọ, Tân Mùi, Quý Mùi, Ất Mùi đều thuộc Ly.
                          7 long: Đinh Mùi, Kỷ Mùi, Nhâm Thân, Giáp Thân, Bính Thân, Mậu Thân, Canh Thân đều thuộc Khôn.
                          8 long: Quý Dậu, Ất Dậu, Đinh Dậu, Kỷ Dậu, Tân Dậu, Giáp Tuất, Bính Tuất, Mậu Tuất đều thuộc Đoài.
                          7 long: Canh Tuất, Nhâm Tuất, Ất Hợi, Đinh Hợi, Kỷ Hợi, Tân Hợi, Quý Hợi đều thuộc
                          Kiền.
                          Lấy 6 long phân phối với 24 khí, thì từ Giáp Tý, Mậu Tý, Bính Tý là Đại Tuyết. Canh Tý, Nhâm Tý là Đông Chí. Ất Sửu, Kỷ Sửu, Đinh Sửu là Tiểu Hàn mà Tân Sửu, Quý Sửu ở cung âm là Đại Hàn. Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần là Lập Xuân. Nhậm Dần, Giáp Dần là Vũ Thủy. Tiểu tiết khí quản 3  quẻ,  Trung  tiết  khí quản 2 quẻ.  Quẻ sau của 6 cung đều lấy 60 long ở trên chia cho cung vị 8 quẻ, đó là quản định vị. Như là ở quẻ
                          quản là nội quái, những quẻ độn tới là ngoại quái, hợp thành 2 quẻ.
                          Ví như: từ Giáp Tý đến Kỷ Sửu là 8 long thuộc Khảm, đó là 8 long nội, ngoại đều tọa định ở Khảm cung; những quẻ độn thêm tới là ngoại quái, cộng thành 1 quẻ. Trước hết bày 60 quẻ Giáp Tý, sau sẽ biết các quẻ: tử, phụ, tài, quan và hỗn thiên khởi lệ đồ thức của 60 long phối hợp với các quẻ nêu ở sau:
                          Khi lên núi xem đất, thì nhớ là 60 long thấu địa. Đây tôi chỉ chép có 24 vị Huyệt Châu
                          Bảo là Vượng, Tướng thôi, còn 36 long là cô, hư, sát diệu bỏ trống không thì phải tránh. Học giả chiếu theo 24 vị châu bảo, tôi đã chỉ rõ, cứ coi ở đồ thức sẽ biết mà làm, thì Sa, Thủy ở các phương: ngũ Thân, tứ Cát của mộ địa đó mà đoán nghiệm về phát phúc, thì không có cái nào là sai.
                          Muốn lấy 24 huyệt thấu địa châu bảo, thì đặt quẻ theo thể lệ ở giữa chỗ huyệt, lấy Tam
                          Kỳ, Bát Môn, Tử, Phụ, Tài, Quan, Quý Nhân, Lộc Mã, Tứ Cát, Ngũ Thân, mọi tinh phong tú mỹ cùng ứng ở xung quanh, thì phát phú quý mau chóng. Nếu 6 hào các tinh phong có, nhưng không được hoàn toàn thì nên tạo cái tháp, cái lầu, cái đỉnh đài, hoặc đắp ống đất cao lên, hoặc trồng cây tre để bổ sung sẽ được cái cát mà phát phúc, phát quý lâu dài.

                          THẤU ĐỊA QUÁI THỨC


                          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/31080/D4B5657E8D234356B40F87C93B7FE40A.jpg[/image]
                          Địa bàn này hợp với quẻ thiên nguyên liên sơn mà làm nội quái cho quẻ thấu địa, gọi là
                          quẻ liên sơn. Nhà Hạ theo Nhân thông, nên kinh dịch lấy Cấn làm đầu, Cấn là núi liên miên chẳng chấm dứt.
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.11.2009 14:37:46 bởi NCD >
                          Attached Image(s)
                          #28
                            NCD 14.11.2009 18:26:11 (permalink)
                            TẦNG THỨ 16: 60 LONG PHỐI CÁC SAO ĐỂ ỨNG VỚI TỨ CÁT SA, THỦY

                            28 sao phân ra khắp tất cả trong 60 long, bắt đầu khởi từ Giáp Tý là Giác mộc Giao, đi thuận đến Ất Sửu là Cang kim Long, đến Bính Dần là Đê thổ Lạc, hết 1 vòng lại trở ngược lại, bắt đầu khởi từ Giác, luân chuyển ra 2 vòng, mỗi sao đều quản 2 long. Chỉ có 4 sao: Giác, Cang, Đê, phòng đều được quản 3 Long, để cho đủ số 60 mà đủ tra sao khởi quái trì theo xét cách sử dụng của tứ cát. Lại còn 1 phép nữa như là 60 long Giáp Tý nạp âm Kim Long, là Giác mộc Giao quản cục, tức Mộc thụ Kim Long, đây là sao khắc, chịu chế ngự, vậy khi Phân kim không nên dùng Kim độ tọa huyệt, vì sao Mộc chịu khắc quá nhiều thì không tốt. Lại như: Bính Ngọ Thủy Long nguyên là Khuê mộc Lang quản cục, là cầm tinh được Thủy Long sinh, thật là tốt thượng hạng. Vì vậy được phân kim tọa độ lưỡng nghi thì càng tốt, mọi cái khác cũng vậy sẽ suy ra.


                            NHỊ THẬP BÁT TÚ PHÂN PHỐI LỤC GIÁP
                            Có bài tiệp quyết phụ như sau:
                            Giáp Tý Giác hề, Ất Sửu Cang
                            Bính Dần, Đinh Mão, Đê Phòng dương
                            Thứ tự bài lai, chí Giáp Tuất
                            Hư tú quản cục, bất tu trang
                            Sâm Quý Giáp Thân, Đê quy Ngọ
                            Giáp Thìn thất hỏa vi định củ
                            Giải nghĩa: Bài thơ ca dễ nhớ về 28 sao phân phối với 6 Giáp, rất mau hiểu.
                            Giáp Tý thuộc độ (vi) là sao Giác; Ất Sửu là sao cang; Bính Dần là sao Đê, Đinh Mão là sao phòng; Giáp Tuất là sao Hư; sao Sâm thuộc về Giáp Thân; sao Đê thuộc về Giáp Ngọ; Giáp Thìn thuộc về sao Thất, thuộc hỏa; Giáp Dần thì sao Quỹ, quản cục; mỗi vòng có 10 sao luân chuyển đi đủ số độ.
                            Xét thiên này là định luật lệ về cầm tinh cai quản vị trí ở trong la bàn, như: Giáp Tý long mà xuyên được vào sơn phận của sao Giác mộc Giao cai quản, thì Giáp Tý là Kim Long; Giác là Mộc tú, là Kim Long khắc sao Mộc, lại thêm cái hành long là kim độ của hỗn thiên nữa, đó là cầm tinh chịu khắc, thì dù là Long, Huyệt, Sa, Thủy được khẩn mật, tốt đẹp cũng chỉ phát tạm thời 1 ít thôi, rồi sau tất bị bại tuyệt, vì sinh ra nhiều tai họa; bệnh lao, giặc cướp bóc, chết đường xá v.v… Lại như Bính Tý là Thủy Long, xuyên được vào sơn phận của sao Khuê mộc Lang quản lý, là Thủy sinh Mộc, lại được Long, Huyệt, Sa, Thủy toàn mỹ, lập hướng hợp pháp thì phát phú quý vô cương.
                            Cầm tinh nêú chịu Thân hãm (chế ngự) cũng không tốt lành. Tức như đất mộ tổ nhà ông Giã Mộ Tướng, hư danh tự đạo, ở huyện Thiên thai bên Trung quốc làm Dậu sơn, Mão hướng là Kỷ Dậu Thổ, Long quẻ quy muội, hào tam là Đinh Sửu sao Bích trì thế, sao tốt quản cục, Kỷ Dậu lại thuộc Đinh Dậu, xuyên được sao Vỹ quản sơn, hay lấn át sao trì thế. Hợp tính từ bản sơn luân chuyển những năm tiếp theo đi thuận đến Đinh Dậu 6 vòng là thấy tai họa ngay lập tức. Vậy sách có ghi mấy câu thi ca:
                              “Kim tinh, Bích thủy, Du Tinh hiện
                              Tối hỷ kim ô, thăng bảo điện
                              Chính diện chư hầu bán diện Quân
                              Quý Dậu sinh nhân, thụ ấn quyền
                              Lục thập niên hậu cấp nghi thiên
                              Vỹ hỏa Hổ tinh, quả xuất hiện
                              Mã đầu Hỏa diệm chủng thiên Hồng
                              Phá Liễu Kim ô, thương Bảo Điện
                              Địa hình, thiên tượng, sát khí đồng
                              Đáo thử linh nhân vô nhãn kiến
                              Thiên cơ bí mật bất dong thức
                              Địa ký lầu Vi Thiên cổ nghiệm”
                            Giải nghĩa: Kim tinh và sao Bích Thủy Du hiện, rất mừng là thấy vầng kim ô (mặt trời) lên bảo điện, tức là làm Thừa Tướng chính ở trước mặt là chư hầu Quốc, một nửa quyền hành là thay mặt vua. Quý Dậu sinh ra người được ân hưởng phúc lớn. Nhưng sau 60 năm phải cấp tốc dời mộ đi chỗ khác, bởi sao Vỹ là Hỏa Hổ sẽ xuất hiện, tức là lửa ở đầu ngọn bốc cháy đỏ rực trời, phá tan vầng kim ô và tòa bảo điện. Sát khí ở địa hình cũng như sát khí ở thiên tượng. Đến lúc đó mới biết là mắt người thường không thể thấy được. Sự bí mật của Thiên cơ chẳng dễ mà biết trước. Nhà địa lý ghi để lại cho ngàn đời kinh nghiệm mà xem.
                            Đó là nói: phương vị của loan đầu chịu khắc, mà sao trì thế lai chịu thôn hãm (lấn áp nuốt mất). Những cầm tinh ở trong mười hai chi Thăng Điện, Nhập Viên, là sao Đại cát của huyệt, lai nên cùng với sao của phương Thủy lai là tương sinh hay tỷ hòa thì mới tốt lành. Phương pháp, thì lấy 2 sao tàng ẩn ở dưới Long thấu địa, dùng địa bàn tìm lấy 4 sao cát của Sa Thủy, cầm tinh trì thế, làm Thấu địa Long nạp âm, là trong ngoài cùng nhau. Lại phải xét tới cái hỗn thiên độ tương khắc, chính là quan sát đó, nên cẩn thận xem kỹ lắm mới được. Bốn sao tốt lành là: Kim, Thủy, Nhật, Nguyệt, đó là tứ tú hội hợp 1 chỗ, nên gọi là "Hỗn thiên khai bảo chiếu, Kim Thủy Nhật Nguyệt phùng".

                            BỔ TÚC VỀ YẾU QUYẾT CỦA CÁC QUẺ ĐỘN, TỨ CÁT CẦM TINH
                            Bài quyết ca:
                            Dục tri Tứ cát, hội hà cục
                            Hư nhị, quỷ tứ, tầm Cơ lục
                            Tất tại bản cung, Đê tại Tam
                            Khuê ngũ, Dực thất, tương kế lục
                            Thức đắc âm, dương thuận nghịch tâm
                            Ngã kim lập pháp kham truyền thuật
                            Dương độn tiên tiến, thuận vị
                            Âm độn thoái cung nghịch vị
                            Giải nghĩa: Muốn biết 4 sao lãnh hội ở cục nào thì: Sao Hư ở cung thứ 2, sao Quỹ ở cung 4, sao Cơ ở cung 6, sao Tất ở bản cung, sao Đê ở cung 3, sao Khuê ở cung 5, sao Dực ở cung 7 nối tiếp nhau. Phải biết phép thuận nghịch của âm dương mới tìm được. Nay tôi lập pháp truyền lại cho biết là: Quẻ độn là dương thì tiến về phía trước mặt, đi thuận vị; quẻ độn là âm thì lùi lại về cung đằng sau, chuyển ngược lại đi

                            BỔ TÚC PHÉP KHỞI ĐỘN TỨ CÁT TÚ, TRONG THẤT DIỆU (7 SAO) Ở HÀO TRÌ THẾ

                            Phiên âm bài quyết ca:
                            Thất diệu cầm tinh, hội giả hy
                            Nhật Hư, Nguyệt Quỷ, Hỏa tòng Cơ
                            Thủy Tất, Mộc Đê, Kim Khuê vị
                            Tứ thổ du tòng Dực tú suy
                            Nghĩa là: 7 vị cầm tinh thì ít khi hội hợp, Nhật là sao Hư, Nguyệt là sao Quỷ, Hỏa là sao Cơ, Thủy là sao Tất, Mộc là sao Đê, Kim là sao Khuê, 4 vị Thổ thì theo sao Dực mà suy tìm.

                            LỤC GIÁP QUẢN TÚ THI
                            Giáp Tý Giác hề, Giáp Tuất Hư
                            Giáp Thân Sâm vị, Ngọ phùng Đê
                            Giáp Thìn sao Thất, Dần phùng Quỷ
                            Thử thị lục Giáp khởi tú thi
                            Nghĩa là: Giáp Tý thì sao Giác, Giáp Tuất sao Hư, Giáp Thân sao Sâm, Giáp Ngọ sao Đê quản, Giáp Thìn sao Thất, Giáp Dần sao Quỷ. Đó là bài thơ của 6 Giáp khởi sao quản cục.

                            BỔ TÚC VỀ SAO QUẢN CỤC CỦA 24 HUYỆT CHÂU BẢO
                            Bính Tý sao Thất, Đinh Sửu sao Bích
                            Mậu Dần sao Khuê, Kỷ Mão sao Lâu
                            Canh Thìn sao Vị, Tân Tỵ sao Mão
                            Nhâm Ngọ sao Tất, Quý Mùi sao Chủy
                            Giáp Thân sao Sâm, Ất Dậu sao Tĩnh
                            Bính Tuất sao Quỷ, Đinh Hợi sao Liễu
                            Canh Tý sao Ngưu, Tân Sửu sao Nữ
                            Nhâm Dần sao Hư, Quý Mão sao Nguy
                            Giáp Thìn sao Thất, Ất Tị sao Bích
                            Bính Ngọ sao Khuê, Đinh Mùi sao Lâu
                            Mậu Thân sao Vị, Kỷ Dậu sao Mão
                            Canh Tuất sao Tất, Tân Hợi sao Chủy

                            NHỊ THẬP BÁT TÚ TỨ CÁT BẢO CHIÊU THỨC



                            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/31080/DB1C896108064D289CD0E9A9B0888211.jpg[/image]
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.11.2009 18:27:23 bởi NCD >
                            Attached Image(s)
                            #29
                              KimTra 09.02.2010 09:44:59 (permalink)
                              Không có hình hả sư huynh!
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 33 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9