Preah Vihear, Campuchia
Như Ý P 27.06.2008 00:16:40 (permalink)
Thứ hai, 19 Tháng năm 2008, 11:46 GMT+7
Tranh chấp đền Preah Vihear: Thái Lan và Campuchia "lôi" nhau ra  UNESCO
 














Đền Preah Vihear đầu tiên được xây dựng để thờ thần Shiva.
Ngoại trưởng Thái Lan Noppadon Pattama phát biểu ngày hôm qua 18/5 cho biết, ông sẽ bay sang Pháp vào 22 và 23/5 tới để thảo luận lại với UNESCO và Campuchia về vấn đề chủ quyền của khu vực bao quanh đền thờ Preah Vihear.
 

Thông báo của Ngoại trưởng Thái được đưa ra sau khi có thông tin Chính phủ Campuchia tiếp tục lên kế hoạch đăng ký danh hiệu Di sản văn hoá Thế giới cho đền thờ cổ vốn nằm trong vùng đất tranh chấp giữa hai nước, đền Preah Vihear. Năm ngoái đề nghị công nhận Di sản văn hoá cho đền Preah Vihear của Campuchia đã bị UNESCO bác bỏ do còn tồn tại những bất đồng với Thái Lan.
 

Theo hãng Thông tấn chính thức của nhà nước Thái, Ngoại trưởng Noppadon Pattama cho biết gần đây ông đã gặp Phó Thủ tướng Campuchia Sok An để thảo luận về vấn đề này, muốn giải quyết tranh chấp một cách "thân tình và linh hoạt" giữa hai nhà nước.
 

Ngoại trưởng Thái Lan nhấn mạnh cả hai nhà nước sẽ cùng nhận được những lợi ích ngang bằng do đền thờ mang lại, đồng thời chính phủ Thái sẽ không "bán rẻ" các vùng đất chồng lấn còn tranh chấp giữa hai bên.
 

Thái Lan cho biết họ rất chào mừng kế hoạch đề nghị công nhận đền thờPreah Vihear là di sản văn hoá thế giới của Campuchia, nhưng Chính phủ Phnom Penh phải giải quyết dứt điểm tranh chấp giữa hai nước đối với diện tích đất rộng 4,6ha bao quanh ngôi đền.
 

Quan điểm của UNESCO là hai nước láng giềng châu Á phải chủ động giải quyết bất đồng trước khi quá trình đăng ký di sản văn hoá cho ngôi đền khởi động.
 

Preah Vihear là ngôi đền toạ lạc trên một chỏm núi thuộc núi Dângrêk ở Thái Lan, dọc theo biên giới Campuchia. Ngôi đền này được lấy làm tên cho tỉnh Preah Vihear, nơi nó toạ lạc. Do ngôi đền nằm gần biên giới Campuchia và Thái Lan nên khu vực này bị tranh chấp cho đến 15 tháng 6 năm 1962, khi Tòa án Quốc tế vì Công lý (International Court of Justice) phán quyết rằng ngôi đền thuộc Campuchia.
 

Điều này được hiểu là, ngôi đền Preah Vihear được xây trên một mỏm đá thuộc lãnh thổ Campuchia (trước đây được cho là lãnh thổ Thái Lan), nhưng lối dẫn vào ngôi đền thích hợp nhất lại nằm trên đất của tỉnh Si Sa Ket, nằm ở Đông Bắc Thái Lan. Được biết, ngôi đền Preah Vihear nằm trên một vách đá dựng đứng cheo leo và không thể tiếp cận từ phía Campuchia.
 

Ngôi đền đã mở cửa trong một thời gian ngắn cho công chúng năm 1982 và năm sau bị Khmer Đỏ chiếm đóng. Ngôi đền được mở cửa lại vào cuối năm 1998 và Campuchia hoàn tất việc xây dựng năm 2003 sau một quãng thời gian dài.

Ngôi đền được xây dựng vào đầu thế kỷ 9 dùng để thờ thần Shiva trong những thế kỷ tiếp theo.
Hoàng Bách (Theo China Daily)



Việt Báo

//

(Theo_VnMedia)

 
http://vietbao.vn/Van-hoa/Tranh-chap-den-Preah-Vihear-Thai-Lan-va-Campuchia-loi-nhau-ra-UNESCO/65132165/181/
#1
    Như Ý P 27.06.2008 00:23:04 (permalink)




    Campuchia: Đăng ký đền Preah Vihear là di sản thế giới
    13/05/2008, 07h06
    Tuyên bố chung mới đây giữa Campuchia và Thái Lan khẳng định hai bên nhất trí thực hiện quyết định của kỳ họp thứ 31 của Ủy ban di sản thế giới để Campuchia đăng ký ngôi đền Preah Vihear vào danh sách các di sản thế giới.

    Theo tuyên bố được đưa ra sau cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Campuchia Sok An và Thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Virasakdi Futrakul tại Phnôm Pênh, việc đăng ký nói trên sẽ không ảnh hưởng tới công việc phân định ranh giới đang tiến hành tại khu vực ngôi đền.
    Những khu vực xung quanh ngôi đền nêu trong đơn xin công nhận của Campuchia không được xem là đường biên giới chính thức. Ngôi đền cổ Preah Vihear được Tòa án Công lý quốc tế phán quyết thuộc về Campuchia năm 1962, nhưng tới năm 2000, Thái Lan mới trao trả ngôi đền này cho Campuchia.
    Hiện tại, hai nước vẫn chưa thống nhất được việc phân định ranh giới xung quanh ngôi đền nằm sát biên giới hai nước. Ủy ban nói trên sẽ xét duyệt công nhận đền Preah Vihear tại kỳ họp thứ 32 ở Canada vào tháng 7.2008.
    Theo TTXVN
     
    http://www.cinet.gov.vn/?ctl=usc_NewsViewsdetail&zoneid=20&rootId=0&newsid=35225

     
     
    #2
      Như Ý P 29.06.2008 06:52:58 (permalink)



      Tòa án ngăn không cho Thủ tướng Thái ủng hộ di sản UNESCO


      28/06/2008









      Du khách Thái Lan tại đền Preah Vihear

      Một tòa án ở Thái Lan đã ngăn không cho chính phủ ủng hộ một cuộc vận động của Kăm Pu Chia nhằm để cho một đền thờ Ấn độ giáo có tranh chấp được liệt kê vào danh sách Di sản Thế giới của Unesco.

      Ngôi đền Preah Vihear này nằm ở biên giới Thái Lan-Kăm Pu Chia.

      Năm 1962, Tòa án Quốc tế phán định rằng chủ quyền đền thờ này thuộc về Kăm Pu Chia, nhưng nhiều người Thái cho rằng đền này thuộc về Thái lan.

      Ủy ban Di sản Thế giới của Unesco sẽ họp vào tháng tới và Kăm Pu Chia đang yêu cầu Liên hiệp quốc dành qui chế đặc biệt cho đền thờ này. Nỗ lực của Kăm Pu Chia được sự ủng hộ của đương kim Thủ tướng Thái Lan, ông Xa-Mặc Sủn-Thon-Vết.

      Tuy nhiên, Tòa án Hành chánh Thái Lan hôm nay đã chấp thuận yêu cầu của Liên minh Dân chủ Nhân dân, thuộc phe đối lập, và ra án lệnh để cấm chính phủ không được hậu thuẫn cho thỉnh cầu của Kăm Pu Chia.

      Nhiều người thuộc Liên minh Dân chủ Nhân dân đã xuống đường biểu tình trong mấy tuần qua để đòi Thủ tướng Xa-Mặc từ chức vì có nhiều mối bất đồng chính trị.
       
       
      http://www.voanews.com/vietnamese/2008-06-28-voa15.cfm
      #3
        HongYen 09.07.2008 10:59:30 (permalink)
        Đang dạo Thư quán: 9182
         
         
        http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=370836
         
         
        >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
         




        Kampuchea ăn mừng đền Preah Vihear vào danh sách Di sản Thế giới


        08/07/2008









        Ngôi đền Preah Vihear được xây dựng từ thế kỷ thứ 11Nhân dân Kampuchea tổ chức liên hoan mừng quyết định của cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc ban hành quy chế quốc tế cho một ngôi đền cổ tại vùng biên giới nước họ với Thái Lan.

        Hôm nay, các đường phố thủ đô Pnom Penh tràn ngập cư dân múa hát và phất cờ sau khi được tin rằng tổ chức UNESCO đã đặt ngôi đền Preah Vihear được xây dựng từ thế kỷ thứ 11 vào Danh Sách Di Sản Thế Giới.

        Ngôi đền này còn đang trong vòng tranh chấp giữa Kampuchea và Thái Lan. Thủ Tướng Hun Sen đã đưa ra một tuyên bố gọi quyết định của UNESCO là một niềm tự hào mới cho Kampuchea và nhân dân nước này.

        Trong khi đó, hôm nay, tòa án tối cao Thái Lan đưa ra phán quyết rằng sự ủng hộ trước đây của chính phủ đối với nỗ lực của Kampuchea xin UNESCO chấp nhận ngôi đền vừa kể thuộc về chủ quyền của họ là vi hiến.

        Tòa án tối cao đưa ra phán quyết rằng, tuyên bố chung do Bộ Trưởng ngoại giao Thái Lan Nappadon Pattama ký hồi tháng rồi, lẽ ra phải được quốc hội chấp thuận trước.

        http://www.voanews.com/vietnamese/2008-07-08-voa30.cfm
        #4
          Như Ý P 17.07.2008 23:08:24 (permalink)
          16 Tháng 7 2008 - Cập nhật 10h14 GMT
          Căng thẳng quanh tranh chấp đền cổ 


          Jonathan Head
          BBC News, Bangkok




          Cả Thái Lan và Campuchia đều có lính tại khu đền trên đỉnh núi

          Một tuần sau khi ngôi đền cổ gây nhiều tranh cãi Preah Vihear được đưa vào danh mục Di sản Thế giới của Unesco, tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia lại thêm phần căng thẳng.
           
          Ngôi đền cổ của Ấn giáo (Hinduism) có từ thế kỷ 11 nằm ngay tại biên giới giữa hai nước, nhưng vào năm 1962, Toà Tư pháp Quốc tế ra phán quyết rằng ngôi đền này thuộc về Campuchia.

          Tuy nhiên, khu đất bao quanh ngôi đền hiện vẫn đang bị tranh chấp, và lối vào duy nhất lại là từ Thái Lan.

          Vấn đề này đã khuấy động tinh thần dân tộc chủ nghĩa trong bầu không khí vốn dĩ đã nhạy cảm về chính trị giữa hai nước.

          Vào đầu hôm thứ Ba, ba người biểu tình Thái Lan đã vào bên trong ngôi đền - vốn đang bị đóng cửa - và bị lính Campuchia bắt giữ trong một thời gian ngắn.
          Giới chức Campuchia còn cho biết 40 lính Thái đã vào bên trong lãnh thổ của họ trong một thời gian ngắn, mặc dù họ nói chuyện này có thể là do nhầm lẫn về đường biên chính xác.
          Đối với cả hai nước, vấn đề không chỉ là ngôi đền, mà còn nhiều điều khác có thể sẽ bị rủi ro.

          Campuchia hiện đang bận tâm với chiến dịch tổng tuyển cử khó khăn, nơi Thủ tướng Hun Sen đang tìm cách tăng thêm thời gian cầm quyền trong hơn hai thập kỷ vừa qua.
          Tuần trước, ông đã khuyến khích hàng ngàn người Campuchia tại thủ đô Phnom Penh ăn mừng nhân việc ngôi đền nhận danh hiệu mới là di sản thế giới.

          Tại Thái Lan, tình cảm của công chúng còn dâng cao hơn. Chính phủ đắc cử vào tháng 12 năm ngoái ở nước này hiện đang bị công chúng biểu tình ngoài đường phố, phải chịu các phán quyết bất lợi của toà án và bị phe đối lập tại Quốc hội công kích.



          Người dân Campuchia ăn mừng ngôi đền được Unesco công nhận
           là Di sản Thế giới

          Phe đối lập cáo buộc chính phủ là không có khả năng, bị lãnh đạo bởi những người do ông cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra chọn ra. Bản thân ông Thaksin bị lật đổ trong cuộc đảo chính vào tháng 9/2006.

          Giờ đây, chính phủ lại bị công kích là đã bán nước quanh vụ ngôi đền Preah Vihear, vì ban đầu họ ủng hộ nỗ lực của Campuchia khi đâm đơn xin đưa ngôi đền này vào danh sách các di sản thế giới.

          Một trong các toà án hàng đầu của Thái Lan phán quyết rằng quyết định này là bất hợp hiến, vì theo họ, trên thực tế, đây phải là một hiệp ước cần sự chuẩn thuận của Quốc hội.
          Tòa còn cấm chính phủ được đưa ra đề nghị hợp tác nào với Campuchia.
          Kết quả là Ngoại trưởng Noppodol Pattama bị buộc p̣hải từ chức vào tuần trước, và ông là một trong ba bộ trưởng bị mất việc trong vòng hai tháng qua.

          Phản đối
          Tình hình chính trị bất ổn tại Thái Lan là nguyên nhân chính làm bùng nổ tranh chấp hiện nay.
          Xã hội Thái Lan hiện đang phân cực sâu sắc, giữa một bên là những người ủng hộ cho ông Thaksin và muốn ông quay trở lại chính trường, với bên kia là những người thù ghét lối lãnh đạo của ông Thaksin và không tin vào động cơ của chính phủ, vốn do đảng trung thành với ông Thaksin cầm quyền.

          Một thực tế là trước khi được phong làm Ngoại trưởng, ông Noppodol đã là luật sư trưởng của ông Thaksin. Điều này khiến vị trí của ông ở vào thế đặc biệt dễ bị tổn thương.

          Những người chỉ trích Ngoại trưởng thì cáo buộc ông này là đã đặt lợi ích làm ăn của cựu khách hàng của ông, là Thaksin, tại Campuchia trước lợi ích của đất nước quanh vấn đề ngôi đền. Đây là điều mà ông luôn bác bỏ.





          Mối ngờ vực này vốn bắt nguồn từ thời gian 5 năm rưỡi mà ông Thaksin cầm quyền. Là một doanh nhân hết sức thành công và giàu có, ông luôn tìm cách thúc đẩy nguyên tắc dám làm của mình, đặc biệt tại các khu vực nông thôn.

          Ông Thaksin tin vào thị trường toàn cầu và dám đặt Thái Lan trước những rủi ro và cơ hội mà nó đặt ra. Ông đã mạnh tay tư hữu hoá các ngành mà nhà nước sở hữu, và ký các thoả thuận mậu dịch tự do với nhiều nước nhất có thể được.

          Do đó, ông đã gặp phải sự phản đối từ những người bị thua thiệt trong quá trình này, hoặc từ những người cảm thấy rằng ông quan tâm nhiều tới chuyện tiền bạc hơn là truyền thống và các lợi ích của Thái Lan.

          Cũng chính nhóm người trước đây thường phản đối chính sách của ông Thaksin là những người đưa ra sự phản đối dữ dội nhất đối với việc ngôi đền Preah Vihear xin vào danh sách di sản thế giới của Unesco. Họ là những người theo truyền thống, bảo hoàng hoặc các tầng lớp quý tộc hay một số thành phần trong giới trung lưu của Bangkok.

          Kình địch trong lịch sử
          Tuy nhiên, các yếu tố bất đồng từ trong lịch sử cũng đóng vai trò trong cuộc tranh chấp hiện nay.
          Phán quyết của toà quốc tế trao ngôi đền Preah Vihear cho Campuchia năm 1962 vốn cũng không đồng nhất. Người ta đưa ra được phán quyết này chủ yếu là vì Thái Lan đã không phản đối việc Pháp vẽ đường biên từ cách đó nhiều thập kỷ.
          Khi đường biên này được phân định cách đây 100 năm, Thái Lan hầu như không có những người vẽ bản đồ của chính mình.



          Ngôi đền nằm trên đỉnh ngọn núi ở biên giới giữa hai nước

          Những nhà vẽ bản đồ thời thực dân Pháp nhẽ ra phải kẻ đường biên dọc theo ven rừng của vách núi Dangret, nhưng họ lại xoay hướng vài trăm mét để đặt ngôi đền này vào đất Campuchia. Không hiểu sao lúc đó người Thái không phản đối chuyện này.

          Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng vào năm 1941, Thái Lan đã tham gia vào cuộc chiến duy nhất của họ trong thế kỷ 20 với các lực lượng thực dân Pháp tại địa điểm mà nhẽ ra phải là biên giới với Campuchia. Một đài tưởng niệm lớn tại trung tâm Bangkok vẫn tưởng nhớ cuộc xung đột này.

          Ngoài ra, tại nhiều thời điểm khác nhau trong quá khứ, các đế chế Thái và Khmer đã tranh giành ảnh hưởng trong khu vực. Thị trấn bên cạnh khu di tích nổi tiếng Angkor Wat của người Khmer có tên là Siem Reap, có nghĩa là “người Thái bị đánh bại”.

          Các ngôi đền kiểu Khmer như Preah Vihear vẫn còn rải rác tại vùng đông bắc Thái Lan.
          Sự kình địch trong lịch sử này ngày hôm nay lại tái hiện. Chỉ cách đây 5 năm, đại sứ quán Thái Lan tại Phnom Penh bị đám đông biểu tình tức giận đốt cháy chỉ vì một nữ diễn viên Thái được trích dẫn nói rằng Angkor Wat nên thuộc về Thái Lan.

          Khi họ đang đợi tin về chuyện ngôi đền Preah Vihear có được công nhận Di sản Thế giới hay không, chính phủ Campuchia đã cẩn thận tăng cường an ninh ở bên ngoài khu đại sứ quán mới của Thái Lan

          http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/07/080716_thaicambodiantension.shtml
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.07.2008 23:12:04 bởi Như Ý P >
          #5
            Như Ý P 20.07.2008 07:24:03 (permalink)
            19 Tháng 7 2008 - Cập nhật 09h45 GMT
             
            Xung đột chẳng có lợi cho ai 

            Hồng Nga
            Vườn quốc gia Khao Phra Viharn, đông bắc Thái Lan




            Preah Vihear vừa được công nhận là Di sản Thế giới

            Pra Viharn là tên tiếng Thái của Preah Vihear, ngôi đền thờ của người Khmer đang được nhắc tới nhiều trong các bản tin quốc tế những ngày này.
            Thế nhưng ở khu vực Sisaket giáp ranh với Cambốt, quý vị có nói Preah Vihear, cũng không sao. Lái xe sẽ đưa quý vị đến tận nơi.
            Có điều, bây giờ không ai vào được khu đền thờ từ thế kỷ thứ 11 vừa được UNESCO công nhận là di sản thế giới nữa rồi. Từ mấy tuần nay, thoạt tiên phía Campuchia đóng cửa đền, kế tiếp đến phía Thái Lan đóng cửa cả khu vườn quốc gia có lối đi dẫn vào Preah Vihear.
            Khách đến, chỉ có thể đứng tần ngần bên ngoài hàng rào kẽm gai, rồi đi.

            Biên giới không rõ ràng
            Thờ thần Shiva, Preah Vihear được xây dựng trong ròng rã hai thế kỷ, khi đạo Hindu còn là tôn giáo chính của đế chế Khmer mà lúc thịnh vượng nhất bao trùm phần lớn đất đai của Thái Lan bây giờ.
            Và không chỉ Preah Vihear, nhiều khu đền đài đặc trưng Hindu giáo rải rác khắp nơi trong vùng đông bắc Thái Lan.
            Thế nhưng những ngày này, ngôi đền thiêng Preah Vihear trở nên một biểu tượng cho một chủ nghĩa dân tộc nhiều khi quá khích, từ cả hai bên.
            Ngoại trừ di tích đền trên đỉnh núi đã được tòa án La Haye trao cho Campuchia năm 1962 (công lao của ông hoàng Sihanouk!), phần đất phía dưới không có hoạch định biên giới rõ ràng.


             
            Hình ảnh: Ý kiến của người dân Thái

            Sau khi quân đội Campuchia giành lại khu đền Preah Vihear từ tay tàn quân Khmer Đỏ vào năm 1998, người Thái và người Khmer ở khu vực này đã hình thành một sự 'cộng sinh' dễ dãi.
            Đường vào đền dễ đi nhất là từ phía Thái Lan, nên khách du lịch thường tới từ phía Thái. Quân đội hai bên chia nhau lợi tức từ phí vào đền. Mất độ trăm bạt mua tấm vé, là từ Thái Lan sang Campuchia trong khoảnh khắc, không visa cũng chẳng cần hộ chiếu.

            Yêu nước hay không?
            Thật tình mà nói, nhiều người Thái vẫn ấm ức vì đền Preah Vihear về tay Campuchia. Nhìn trên bản đồ, quý vị sẽ hiểu tại sao.
            Đường ranh giới đang đi ngon trớn, bỗng dưng nguệch sâu vào đất Thái Lan đúng chỗ ngôi đền. Như một trò đùa của tay thợ vẽ bản đồ thời Pháp.
            Nhưng hồi đầu thế kỷ 20, Thái Lan đã không lên tiếng phản đối. Và tấm bản đồ 'trêu ngươi' đó cứ tiếp tục tồn tại, để rồi xung quanh ngôi đền Preah Vihear nảy sinh một chuỗi những tranh cãi về chủ quyền.

            Không có tranh cãi nào thật lớn cho tới tận bây giờ.

            Việc UNESCO trao danh hiệu Di sản Thế giới cho Preah Vihear được giới chính trị gia hai bên nắm lấy như công cụ hữu hiệu trong cuộc tranh giành quyền lực.


             Ngọn lửa nhỏ đã bùng lên tới độ cần vòi rồng mới có thể dập được.
             
            Cuộc tổng tuyển cử tại Campuchia sẽ được tiến hành ngày 27 tới và sự kiện nước này có di sản thế giới thứ ba chắc chắn là dấu son cho ông thủ tướng Hun Sen, người cầm quyền đã 5 năm nay và còn ngấp nghé nhiệm kỳ hai.

            Về phía Thái Lan, thì Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD) nay có cớ để vận động hạ bệ thủ tướng Samak, bị cho là đồng minh của người mà họ cho là 'cựu độc tài' Thaksin Shinawatra.
            Chính phủ Thái chấp thuận ủng hộ lá đơn tới UNESCO của Phnompenh, hành động đang bị lên án là phản bội tổ quốc.

            Tự dàn xếp
            Tới Preah Vihear những ngày này, quý vị sẽ không vào được đền nhưng lại có thể chứng kiến bóng áo vàng của ủng hộ viên PAD. Họ ráo riết tới tận nơi đây để biểu tình phản đối chính phủ.
            Bị dồn về thị trấn Sisaket, họ đụng độ luôn với dân địa phương. Mới hôm thứ Sáu tuần trước, hai bên thượng cẳng chân hạ cẳng tay khiến hai chục người bị thương.





            Khu du lịch giờ đây vắng khách

            Khu vực đông bắc Thái Lan, gọi chung bằng cái tên Isaan, là nơi ông Thaksin vẫn còn chiếm nhiều cảm tình của nông dân.

            Người địa phương cũng bắt đầu lo sợ sẽ bị ảnh hưởng kinh tế nếu tình trạng khách du lịch không đến nữa. Theo họ, tốt nhất là để dân vùng này tự dàn xếp với nhau.
            Nhưng ngọn lửa nhỏ đã bùng lên tới độ cần vòi rồng mới có thể dập được. Chính phủ Thái và Campuchia đã gửi hàng trăm quân lính với vũ khí hạng nặng tới nơi đây.
            Thứ Hai này, đại diện hai bên sẽ có họp mặt chính thức để tìm giải pháp cho khủng hoảng, mà họ hy vọng còn cơ hội để kiềm chế.

            Tuần tới, quan chức ASEAN sẽ nhóm họp tại Singapore trong cuộc gặp thượng đỉnh hàng năm. Chưa bao giờ có việc hai nước ASEAN chiến tranh với nhau khi cầm trong tay thẻ thành viên.
            Hy vọng tranh chấp quanh ngôi đền Preah Vihear sẽ không thành tiền lệ xấu.

            http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/07/080719_preah_vihear_fooc.shtml
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.07.2008 07:32:06 bởi Như Ý P >
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9