Thần Báo
-
Số bài
:
67
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 18.06.2008
- Nơi: Lynnwood, Washington
|
RE: ĐI TÌM MÙA XUÂN DÂN TỘC
-
30.06.2008 07:48:53
Truyền thuyết Con Cháu Tiên Rồng Thần Báo Phạm Văn Bản Giảng viên Trường Hoa Tiên Rồng Đọc bài viết “Trong nỗi bất an hãy tìm về nguồn sử Việt” của tác giả Nguyễn Khoa Thái Anh, bàn về Truyện Hồng Bàng trong Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp, với nhiều dịch thuật hay biên soạn công phu của nhiều sử gia, văn nhân trong thời gian qua. Thực ra, Truyện Hồng Bàng mới chỉ xuất phát từ thế kỷ 14, và gán ghép giữa truyền thuyết Con Cháu Tiên Rồng với hai biểu tượng linh thiêng cao quý của Tộc Việt, tượng trưng cho Hai Ông Bà Khởi Tổ. Không những cốt truyện để lộ âm mưu xuyên tạc về truyền thuyết, nhằm mục đích đồng hóa nguồn gốc dân Việt vào dòng giống Hoa mà còn để lộ những dữ kiện, như sau: - Truyện Hồng Bàng đề cao người đẹp họ Âu – Âu Cơ – thành tên bà tổ của Tộc Việt. Theo cổ học, vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, cách nay 2300 năm, các sắc dân Âu Việt tràn vào vùng đất của Lạc Việt, rồi từ đó nước Âu Lạc được thành lập. Bởi thế, câu truyện này chơi chữ bằng cách gán ghép hai họ của hai sắc dân Lạc Việt, và Âu Việt thành ra tên của hai vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ. - Câu truyện cũng ghi lại địa giới rộng lớn của Tộc Việt, nhưng lại cho đó là thuộc quyền cai trị của vua người Hoa mấy ngàn năm trước. Đã gán ghép nguồn gốc người Hoa cho thành tổ của Tộc Việt, của sắc dân Bách Việt… rồi lại còn đánh lận vùng đất ngàn năm của Tộc Việt đương thời thành ra đất của người Hoa. - Theo nội dung, tuy Sùng Lãm gốc người Hoa nhưng lại là người gian manh háo sắc và vô tâm. Sùng Lãm đã dùng thủ đoạn để chiếm đoạt vợ của người anh chú bác ruột, rồi khi có gia đình với vợ với con, thì lại bỏ bê mọi trách nhiệm. Mặt khác cũng thế, Âu Cơ tuy là dân Hoa nhưng cô lăng loàn mất nết, trốn chồng theo trai tơ! - Và rồi toàn thể trăm đứa con đều nhận biết mình là dòng giõi người Hoa, đều theo mẹ Âu Cơ đi về Bắc quốc. Nhưng về không được, nên mới đành ở lại Nước Nam. Vua nước Nam lại cũng nhẫm tâm bỏ về thủy phủ, phó mặc cho mẹ con chia nhau mà cai trị dân Nam. Chẳng những Truyện Hồng Bàng đã có mưu đồ đồng hóa nguồn gốc Việt, nhằm thực hiện câu Giao Chỉ Diệt của Mã Viện, bằng cách xuyên tạc truyền thuyết cao siêu Tộc Việt, cướp đất Dân Việt, mà còn nặng lời nhục mạ dòng Giống Việt. Đây chính là nhát búa bổ vào đầu chúng ta mỗi khi đọc truyện tích này. Trước khi đi vào phân tích toàn bộ của vấn nạn tài liệu sách vở này, Thần Báo cũng xin thành thật cám ơn tác giả Nguyễn Khoa Thái Anh với câu nhận định của ông: “… tôi xin kêu gọi các bậc tiền bối, học giả khắp nơi giúp chúng ta tìm hiểu những ngụ ý ẩn dụ trong nghĩa trong chuyện xưa tích cũ của đân tộc, ít ra đó cũng là một truyền thống chung của dân tộc mà mọi người có thể chia sẻ. Là một kẻ theo tây (Mỹ) học, nên xin quý vị lượng thứ cho nếu tôi viết lại có gì sai sót.” Bởi thế mà Thần Báo xin phép bạn đọc, để ‘gõ trống trước cửa nhà banh’ của cái học Việt. 1. Cái Học Dân tộc Việt Nam tự nhận mình là Con Cháu Tiên Rồng, và tự tin tự hào về nền tảng của nòi giống, để từ đó, có thể căn cứ vào nguồn gốc mà thấy mình khác biệt, hoặc trổi vượt hơn sắc dân xung quanh. Trong suốt dòng lịch sử, Con Cháu Tiên Rồng đã trở thành nền tảng tâm linh sâu vững nhất trong tư tưởng, trong huyết quản, trong đời sống của mỗi người dân Việt chúng ta. Tuy nhiên, đang khi đại chúng Việt hãnh diện và phát huy các biểu tượng Tiên Rồng cao quý nhất của Tổ Tiên, thì lớp người trí thức lại tỏ ra lúng túng trong việc giải thích về nguồn gốc, và truyền thuyết dân tộc. Do đó hôm nay, chúng ta cần dứt khoát đi tìm hiểu tường tận, đích xác, đúng thực về nguồn gốc của mình, và những sự kiện liên quan giữa dân Việt với sắc dân khác, đặc biệt với người Tộc Hoa, nhằm loại bỏ âm mưu Giao Chỉ Diệt của họ. Ngoài ra, lại có người dựa vào các tài liệu khảo cổ để quan niệm rằng dân tộc Việt Nam có nguồn gốc do dân từ Nam Dương. Quả thật, một số cổ vật có thể chỉ dấu rằng thời xa xưa đã có một số người cư ngụ trên vùng đất Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề cốt yếu lại là tỷ lệ ảnh hưởng huyết thống và văn hóa của họ đối với dân tộc Việt Nam hiện nay. Trong thực tế, tỷ lệ đó quá thấp cho nên không đáng quan tâm, không đáng học. 2. Cái Không Đáng Học Truyện Hồng Bàng trong sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp viết khoảng những năm 1370 – 1400: Vua Đế Minh, cháu ba đời của Viêm Đế, đi thăm dân vùng Ngũ Lĩnh, lấy Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục được Đế Minh cho làm vua vùng đất đông giáp Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến Hồ Động Đình, nam đến nước Hồ Tôn Tinh. Lộc Tục lấy con vua Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm thay cha làm vua, lấy hiệu là Lạc Long Quân. Sùng Lãm cướp vợ yêu của Đế Lai tên là Âu Cơ, nhưng nhiều tác gỉa thời sau lại sửa đổi là Âu Cơ, con của Đế Lai, thay vì là vợ. Âu Cơ sinh cái bọc chứa 100 trứng, nở ra trăm con trai. Sùng Lãm đi vắng, Âu Cơ dẫn bầy con về Bắc quốc, nhưng về không được, đành trở lại. Sùng Lãm liền chia con làm hai, 50 đứa theo Sùng Lãm xuống thủy phủ, 50 đứa theo Âu Cơ ở lại trên đất để cai trị dân… Một trăm đứa con trai đó là những vị tổ đầu tiên của Bách Việt. a. Những Điểm Chính - Sùng Lãm và Âu Cơ sinh 100 con trai, và họ là thủy tổ của Bách Việt, tức của toàn thể Tộc Việt. - Bà nội của Sùng Lãm tên là Vụ Tiên, ở vùng núi Ngũ Lĩnh. - Mẹ của Sùng Lãm tên là Long Nữ (Long Nữ có nghĩa là nàng họ Long), và là con của vua Động Đình, ở thủy phủ. - Ông nội, ông cố, ông tổ của Sùng Lãm đều là người phàm, dòng vua, và đều là người Hoa. - Sùng Lãm nối ngôi cha, lấy hiệu là Lạc Long Quân. - Âu Cơ là người Hoa, vợ của Đế Lai. Nhưng nhiều tác giả thời sau ghi lại Âu Cơ là con của Đế Lai thay vì là vợ – Âu Cơ có nghĩa là người đẹp họ Âu. Bà dẫn con về Bắc quốc, mà không được. - Trong 100 con trai, 50 đứa theo Sùng Lãm về ở thủy phủ, 50 đứa kia theo Âu Cơ ở lại nước Nam và chia nước mà cai trị. - Dưới sự cai trị của dòng họ đó là đám dân đen nghèo đói đang phục vụ họ, và đang bị họ phiền nhiễu. - Địa phận vùng đất của Tộc Việt là vùng phía nam sông Dương Tử và nam Ngũ Lĩnh. - Vùng đất này đã thuộc quyền vua người Hoa, nhưng sau chia lại cho Lộc Tục, nên mới thành đất của Tộc Việt. b. Mấy Điểm Xác Định Truyện Hồng Bàng ghi lại nhiều chi tiết của truyền thuyết Con Cháu Tiên Rồng đang lưu truyền phổ quát trong toàn thể dân Việt từ nhiều ngàn năm trước. - Từ ngàn xưa, dân ta xưng mình là Con Cháu Tiên Rồng. Truyện Hồng Bàng xác nhận điểm này, nhưng lại do bà nội và mẹ của Sùng Lãm. Bà nội của Sùng Lãm cũng có tên với chữ tiên, là Vụ Tiên, và mẹ của Sùng Lãm có họ là Long – Long Nữ. Chữ long là do chữ rồng đọc theo giọng người Hoa mà phát âm ra. - Từ ngàn xưa, dân ta biết chắc chắn là mình phát xuất ở vùng Ngũ Lĩnh, Hồ Động Đình. Truyện Hồng Bàng cũng xác nhận bằng cách cho đó là quê hương của Vụ Tiên và Long Nữ. - Từ ngàn xưa, dân ta tự xưng là họ Lạc, Lạc Việt. Truyện Hồng Bàng giải thích là phát xuất do tên hiệu của Lạc Long Quân. - Câu Cha Rồng nói với Mẹ Tiên: “Ta là giống Rồng, nàng thuộc dòng Tiên” đích thực là của truyền thuyết Lạc Việt từ ngàn xưa. Dầu ra ngoài văn mạch, Truyện Hồng Bàng cũng phải lập lại nguyên văn. Nếu theo đúng văn mạch của Truyện Hồng Bàng, thì Sùng Lãm phải nói với Âu Cơ rằng “Ta hiệu là Lạc Long Quân, có bà nội tên tục là Tiên, có bà mẹ họ là Long, còn nàng là người phàm…” Cũng theo Truyện Hồng Bàng thì chồng của Âu Cơ là Đế Lai, “Nhớ đến chuyện ông nội là Đế Minh nam tuần gặp tiên nữ…” nên Đế Lai cũng đi, và như vậy Âu Cơ đã không thể là tiên. - Từ ngàn xưa, dân ta quan niệm biểu tượng Rồng là Cha, ở dưới nước, thiên biến vạn hóa, và Tiên là Mẹ, ở trên đất dưỡng nuôi bảo bọc. Truyện Hồng Bàng làm nổi bật những đặc tính này nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ. - Biểu tượng 50 con theo Mẹ, 50 con theo Cha là truyền thuyết Việt. Tuy nhiên, Truyện Hồng Bàng lại cho rằng 50 đứa theo cha về luôn thủy phủ, giao quyền cai trị dân Việt trong tay 50 đứa theo bà mẹ người Hoa. Như vậy thì làm sao vẫn còn đủ 100 để làm tổ cho Bách Việt. - Câu Cha Rồng dặn: “Khi cần thì gọi, ta về ngay” cũng là xác định nền tảng của truyền thuyết Việt. Truyện Hồng Bàng lặp lại ba lần trong ba trường hợp khác nhau. - Truyện Hồng Bàng xác định địa vực của Bách Việt là toàn thể vùng Nam Dương Tử và Nam Ngũ Lĩnh. Dầu trái với tham vọng quyền lực của người Hoa, Truyện Hồng Bàng cũng phải ghi lại tỉ mỉ biên cương của Tộc Việt, và như thế, chắc chắn, đây là sự kiện hiển nhiên đương thời. - Truyền thuyết mọi người dân đều có cùng nguồn gốc Tiên Rồng, đều từ Một Bọc Trăm Con, là của dân ta. Dầu trong suốt bài, Truyện Hồng Bàng chỉ quanh quẩn với dòng họ một triều vua, thì câu cuối lại phải lien kết Bọc Mẹ Trăm Con với Bách Việt: “Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt vậy.” - Và như thế Truyện Hồng Bàng mặc nhiên xác nhận là đã có hai tộc dân Việt và Hoa khác nhau, với hai nền văn hóa khác nhau, và đã sinh sống trên hai vùng đất khác nhau. - Đặc biệt về phương diện lãnh thổ, Truyện Hồng Bàng xác nhận truyền thuyết Tộc Việt phát xuất từ vùng Hồ Động Đình, sau đó phát triển trên một vùng rộng lớn, bao gồm từ Nam Dương Tử xuống tới Bắc Trung Phần Việt Nam ngày nay. - Với việc đồng hóa nguồn gốc Bách Việt thành con cháu của Lạc Long Quân, Truyện Hồng Bàng đã phải xác nhận ảnh hưởng lớn mạnh của Lạc Việt thời ấy. Trong cuốn Portraits of China của tác giả Lunda H. Gill, nhà xuất bản University of Hawaii Press, Honolulu 1960, trang 2 ghi rằng, “Trong việc thành hình nền văn hóa Trung Hoa, thiết tưởng ảnh hưởng của những sắc dân thiểu số đã to lớn hơn là nhờ sử gia truyền thống người Hoa công nhận. Sử gia Trung Hoa đã có khuynh hướng lạm nhận rằng dân Hoa đã khởi nguồn từ thung lũng Hoàng Hà, vùng Trung Nguyên, rồi tỏa lan và hấp thụ các dân ‘mọi rợ’ bằng việc ban phát cho họ những hồng ân của nền văn minh Hoa.” Tuy nhiên, “thay vì ước định có một sắc dân chủ yếu tỏa lan và hấp thụ các sắc dân khác, có lẽ ta nên nhìn thấy những ảnh hưởng văn hóa hỗ tương đưa đến dị biệt trong nền văn minh Trung Hoa. Tại một số nơi, nền văn minh này mang dấu vết địa phương và của những sắc dân đã bị đồng hóa vào dân Trung Hoa.” Tiếp đến, cuốn The Chinese Mosaic của tác giả Leo J. Moser, nhà xuất bản Westview Press, London 1985, trang 10: “Sắc dân, mà ngày nay tự nhận là dân Hoa, đã có nguồn gốc từ thượng lưu Hoàng Hà trong khoảng từ 3000 tới 4000 năm trước,” đang khi, tác giả khác cho rằng đã có từ 7000 đến 8000 năm trước đây. Theo tác giả Bodo Weithoff, trong cuốn Introduction to Chinese History của nhà xuất bản Thames and Hudson, London 1975, trang 38 ông viết, “Vùng lịch sử xưa nhất của Trung Hoa là Trung Nguyên, ở khoản giữa lưu vực Hoàng Hà, gồm một phần của các tỉnh Hà Nam, Hà Bắc, và Sơn Tây hiện nay. Đó là lãnh vực của các nhà vua Thương, mà sau này, thời Châu xưng là Trung Quốc. Và hai tác giả Arthur Cotterell và David Morgan viết trong cuốn China, an Intergrated Study của nhà xuất bản Harrap, London 1975, trang 62 và trang bản đố: “Đang khi người Hoa phát triển ở vùng Trung Nguyên, thì ở vùng Hồ Nam đã có Tộc Việt. Tộc Việt phát khởi từ vùng Hồ Động Đình, ở phía nam trung lưu Sông Dương Tử, rồi phát triển và tạo thành ba nhánh chính, là Thái, Dao, và Việt. Nhánh Thái và Dao của Tộc Việt di chuyển dọc theo các thung lũng, xuống miền nam, đến các vùng Quý Châu, Quảng Tây, Vân Nam, Ai Lao, Miến Điện, và Thái Lan ngày nay. Nhánh Việt thì xuôi theo Sông Dương Tử tiến ra biển, rồi dọc theo bờ biển tiến về phương nam. Cách đây năm sáu ngàn năm, người nhánh Việt đã có mặt khắp vùng này là Hồ Nam, Giang Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, Bắc Việt, và Bắc Trung Việt. Theo thời gian và điều kiện sinh sống địa phương, Tộc Việt lại chia thành nhiều nhánh nhỏ. Mỗi nhánh mang một tên riêng, nhưng đã gọi chung là Bách Việt.” Tham khảo những sách sử trên đây sẵn có trong thư viện Hoa Kỳ, Thần Báo cảm nhận rằng, ngay cả mấy ngàn năm trước khi tiếp xúc với Tộc Hoa, chẳng những dân Việt đã phát triển mạnh về nhân số, mở rộng địa bàn sinh sống, mà còn đặc biệt tiến triển về nếp sống xã hội nông nghiệp và ngư nghiệp. Sự trổi vượt về nếp sống này còn được ghi nhận và lưu truyền đặc biệt qua kỹ thuật tinh xảo về đồ đồng. Cả đến thời nay, đỉnh đồng và trống đồng của dân Việt từ những thời xa xưa đó vẫn còn là những tuyệt tác vô song. 3. Xuyên Tạc Truyền Thuyết Truyện Hồng Bàng đã có nhiều điểm khác biệt nhằm xuyên tạc truyền thuyết và lịch sử của dân tộc Việt Nam: - Theo truyền khẩu phổ quát trong toàn dân Việt, thì Tộc Việt do Bọc Mẹ Trăm Con, có Mẹ là Tiên và có Cha là Rồng. Thì trong Truyện Hồng Bàng, cha lại là nhân vật Sùng Lãm, mẹ là Âu Cơ. Bên dòng họ nội của cha Sùng Lãm chỉ là phàm tục, và mẹ Âu Cơ cũng hoàn toàn là người phàm. Và 100 đứa con trai, chỉ có bà nội mang họ Long – Long Nữ – đang khi bà bà cố nội có tên là Tiên – Vụ Tiên. Không đúng với truyền thuyết Mẹ Tiên Cha Rồng. Bởi vì biết dân Việt đương thời chú trọng bên phía mẹ, gọi là mẫu hệ, thì Truyện Hồng Bàng thêu dệt rằng, bà nội và bà cố nội có tên Tiên họ Rồng, rồi để tạo ra điều trớ trêu, chính mẹ Âu Cơ lại là người Hoa, là hoàn toàn phàm tục! Truyện Hồng Bàng lại chú trọng bên phía cha, gọi là phụ hệ, gom cả Tiên lẫn Rồng vào một dòng máu, vào một biệt hiệu là Lạc Long Quân của một mình người cha; đang khi, mẹ Âu Cơ lại không dính dáng gì với Tiên Rồng. - Theo truyền thuyết của dân Việt, thì toàn thể người Tộc Việt là đồng bào, là anh em ruột thịt với nhau – đồng là cùng, bào là bọc – là cùng do Bọc Trăm Con. Thì Truyện Hồng Bàng, một trăm đứa con của Sùng Lãm lại thuộc về dòng dõi mấy đời cha ông nối nhau mà làm vua, và chính họ cũng “chia nước mà cai trị.” Đây chính là nhóm đặc quyền trong đảng phái chính trị, chớ đâu phải “tinh thần đồng bào” như trong truyền thuyết Việt? Hơn nữa, Truyện Hồng Bàng dầu có kết thúc bằng câu “Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt,” thì cũng chính là câu truyện này ghi rằng, quanh Sùng Lãm đã có dân chúng Tộc Việt đông đúc và đã sống thành một nước rộng lớn. Như thế thì làm sao 100 đứa con của Sùng Lãm lại có thể là thủy tổ của những người đang sống trước họ, hoặc đang sống dưới quyền cai trị của họ. Cũng theo chính Truyện Hồng Bàng, thì đã có 50 con theo Sùng Lãm về ở dưới thủy phủ, và chỉ còn 50 đứa ở lại trên mặt đất, và như thế, thì làm sao mà còn đủ 100 con để gọi làm tổ cho Bách Việt, Trăm Việt? - Từ khởi thủy cho đến thời điểm cách nay chưa đầy hai ngàn năm, xã hội Tộc Việt thiên về mẫu hệ, con cháu dòng họ đều lấy bên mẹ làm chính, và theo tên họ của mẹ. Và không ai có thể chối cãi sự kiện dân Việt Thời Hùng sống trong chế độ mẫu hệ, cũng như cuộc sống xã hội nằm trong ảnh hưởng mẫu quyền. Trong sách Hậu Hán Thư cũng ghi lại nhiều đặc điểm mẫu hệ sâu đậm trong xã hội Việt ở thời đầu dương lịch. Gần 250 năm sau Thời Hùng, năm 39 sau Công Nguyên, trong số các vị anh hùng lật đổ ách đô hộ phương Bắc, đã có rất nhiều vị Nữ Tướng với nhiều đội nữ binh; điển hình là những Đức Trưng, Đức Triệu. Rồi mãi tới năm 544, sau gần 300 năm của thời Đức Triệu Nữ Vương, cuốn sử của Trung Hoa này mới ghi nhận dân Việt có một Nam Nhân làm thủ lãnh, Đức Lý Nam Đế. Đang khi Truyện Hồng Bàng kể lại dòng cha là chính. Tất cả dòng bên nội đã được ghi chép tỉ mỉ, với cả tên riêng và tên hiệu của từng người. Trong khi đó, Truyện Hồng Bàng không hề đề cập đến ông bà ngoại, hay dòng bên ngoại, và cũng không có cả tên riêng của mẹ. Theo mẫu hệ thì con gái là chính, nhưng Truyện Hồng Bàng lại chú trọng phía con trai, từ Đế Minh tới Lộc Tục, rồi Sùng Lãm, và 100 con trai. Vậy thì Truyện Hồng Bàng thuộc ảnh hưởng của văn hóa Phụ Hệ của người Hoa, và đi ngược với truyền thống Mẫu Hệ đương thời của dân Lạc Việt. - Về phần tên của tộc dân, dân ta tự xưng là Lạc Việt. Vua, quan, dân, ruộng… cũng đều ghi là Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân, Lạc điền… Như vậy, theo quan niệm mẫu hệ, tên Lạc phải là biểu hiệu của Bà Tổ. Họ Lạc nhắc nhớ hình ảnh của Tiên. Do đó, đúng đắn nhất, chúng ta có thể gọi Hai Vị Khởi Tổ với danh xưng là Lạc Cơ và Long Quân, cơ là văn và quân là võ, Mẹ Tiên Cha Rồng. Nhưng trong Truyện Hồng Bàng lại ghi họ Lạc thành một phần trong biệt hiệu của người cha Sùng Lãm là Lạc Long Quân. Sau khi đã lấy chữ Lạc gắn thành hiệu của cha, Truyện Hồng Bàng lại cho dân Lạc Việt một họ mẹ mới, là họ Âu, nhằm thuộc về họ người Hoa thuần chủng, tức là Âu Cơ! 4. Xuyên Tạc Đất Tổ Về vùng Đất Tổ, dân Lạc Việt xác quyết mình là tộc dân của miền Hồ Động Đình và Ngũ Lĩnh, thì Truyện Hồng Bàng cũng cho đó là quê hương của Vụ Tiên và Long Nữ. Nhưng trong Truyện Hồng Bàng, ngoài bà cố nội Vụ Tiên, và bà nội Long Nữ có tên và quê hương liên hệ tới truyền thuyết Việt, thì tất cả dòng họ nội và ngoại của 100 đứa con trai đều là người Hoa. Vậy mà theo chủ trương phụ hệ của người Hoa, thì thân thế và xuất xứ của người nữ đã chẳng những không còn quan trọng, mà cũng chẳng còn có giá trị xác định nào. Bởi vì, Truyện Hồng Bàng đã chỉ chú trọng tới nguồn gốc Hoa, và chủ trương phụ hệ của người Hoa. Sự hoán chuyển này thì thật là thâm độc. Vì không chấp nhận Mẹ mang họ Âu, dân Lạc Việt cũng sẽ lần lượt bớt chú tâm tới yếu tố Mẹ. Thứ đến, vì chữ Lạc đã mang âm hưởng thiêng liêng ngàn năm, cho nên, dầu nay thành hiệu của cha, thì dân Việt cũng thấy còn quen thuộc, và từ đó, dần dà là chấp nhận phụ hệ. Đúng là một phương pháp thực hành lời thề “Giao Chỉ Diệt” của Đại Lão Tướng Phục Ba Mã Viện! a. Vùng Đất Tộc Việt Đất Tổ Tộc Việt là vùng phát xuất ra dân Việt, và cũng là vùng dân Việt sinh sống trong suốt mấy ngàn năm. Do đó, chính Vùng Đất Tổ là một cái nôi đã góp phần quan trọng và chính yếu cho việc xuất hiện và phát triển nền văn hóa Việt. Theo khoa cổ học hiện đại xác nhận, thì Tộc Việt phát khởi từ vùng Hồ Động Đình ở trung lưu Sông Dương Tử. Ngày nay vùng đất này thuộc tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc. Đang khi đó, địa bàn khởi thủy của Tộc Hoa là vùng Hoàng Hà. Khi người Tộc Hoa lan dần xuống miền Nam, gặp Tộc Việt, thì Tộc Việt đã phát triển mạnh và đã có một nền văn hóa cao. Sở dĩ ngày nay có nhiều lầm lẫn về liên hệ giữa Việt và Hoa, vì chẳng những có sự pha trộn giữa hai tộc dân, mà còn vì phần lớn vùng đất trước kia thuộc Tộc Việt, nay là lãnh thổ của quốc gia Trung Hoa. Tóm lại, lưu vực Sông Dương Tử là đất khai nguyên của Tộc Việt, và sau đó dân Lạc Việt phát triển tại Lĩnh Nam. Dân Việt đã sinh sống tại đây mấy ngàn năm trước khi người Hoa biết tới. Vậy mà Truyện Hồng Bàng lại cho rằng, đó là lãnh thổ của Tộc Hoa; rồi vì Đế Minh trao tặng nên mới trở thành nơi cư ngụ của Bách Việt. b. Quan Niệm Người Hoa Từ ngàn xưa, đối với người Hoa, dân Việt đã là một tộc dân hoàn toàn khác biệt, và hai nền văn hóa cũng hoàn toàn khác biệt nhau. Và phản kháng sự xâm lấn của người Hoa, thì dân Việt đã phải biết cách tổ chức vững vàng về mọi mặt. Vì ở dọc bờ biển đông nam, nên dân Việt chủ tể về ngành hàng hải và ngư nghiệp. Sự trổi vượt của dân Việt trên vùng nước ven biển, kết hợp với núi non hiểm trở bao quanh, đã tăng phần bảo vệ cho các tiểu quốc Việt thoát khỏi sự thống trị của người Hoa. Từ ngàn xưa, đối với người Hoa, họ luôn gọi dân Việt là Nam Man. Tiếng Nam Man chỉ các sắc dân không thuộc Tộc Hoa ở phía nam, đặc biệt từ nam Sông Dương Tử, vùng được gọi là Giang Nam và Lĩnh Nam. Sử Trung Hoa cũng luôn luôn coi đây là sự kiện hiển nhiên. Thời Bắc thuộc, khi các thái thú và thứ sử của Trung Hoa thống trị, bao giờ họ cũng coi dân Nam Man là ngoại tộc, không phải người Hoa. Trong mấy ngàn năm qua, đối với người Hoa, đất Giang Nam và Lĩnh Nam đều là đất của Việt. Và ngay cả thời nay, vùng Nam Trung Quốc vẫn còn được gọi là vùng Bách Việt. Hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây cũng vẫn còn được gọi là Việt Đông và Việt Tây, gọi chung là Lưỡng Việt. Các sắc dân ở vùng phía nam Sông Dương Tử, vẫn còn các tên chỉ nguồn gốc là một nhánh của Tộc Việt. Người dân tỉnh Giang Tây hiện nay là dân Đông Việt. Người tỉnh Chiết Giang là dân U Việt. Người tỉnh Phúc Kiến là dân Mân Việt. Người vùng Lưỡng Việt được gọi là dân Nam Việt… Ngay cả thời nay, dân vùng Bách Việt vẫn tự xưng là Việt Nhân. c. Nguồn Gốc Bách Việt Bách Việt là tiếng của người Hoa dùng chỉ tập hợp các sắc dân Việt, Trăm Việt, phần lớn cư ngụ tại miền nam sông Dương Tử, mà người Hoa gặp gỡ trên đường bành trướng từ Hoa Bắc xuống Hoa Nam. Lãnh thổ của Bách Việt, bắc giáp Hồ Nam, nam giáp Chiêm Thành, tây giáp Tứ Xuyên, đông giáp biển Đông. Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc khoảng thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, sử sách ghi nhận các nước Hồ Việt ở Hồ Nam, U Việt ở Chiết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt ở Quý Châu và Quảng Tây, Điền Việt ở Vân Nam, Chiêm Việt ở đảo Hải Nam, và Lạc Việt ở bắc Việt Nam… Các nước này nằm kế tiếp nhau từ miền nam Sông Dương Tử, qua lưu vực Sông Hồng rồi xuống tận bình nguyên Sông Mã. Đó là chưa kể những nhóm người Việt sống rải rác miền tây nam Trung Hoa, và chưa tổ chức thành quốc gia, và người Hoa gọi họ là dân Bách Bộc. Sau khi nhà Tần thống nhất miền bắc Trung Hoa và những lãnh thổ của miền nam Sông Dương Tử, các tiểu quốc Việt lần lần bị xâm chiếm, chỉ có Mân Việt, Đông Việt và Nam Việt bao gồm Nam Việt, Âu Việt, và Lạc Việt là còn là những quốc gia tự trị. Cho tới thế kỷ thứ nhất Công Nguyên, các nước Việt này cũng bị nhà Hán thôn tính, mặc dầu các nhóm Bách Việt vẫn còn sống rải rác ở khắp miền nam Trung Hoa. Và trải qua hai ngàn năm lịch sử, phần lớn vùng Đất Tổ của Bách Việt đã bị sát nhập vào bản đồ Trung Quốc, và văn hóa văn minh Bách Việt cũng bị đồng hóa thành ra văn hóa văn minh của người Hoa. Theo công trình nghiên cứu khảo cổ và nhân chủng học gần đây cho thấy người Bách Việt đã vượt Sông Dương Tử rất lâu, trước khi có nền văn minh Trung Hoa khởi sự và thành hình. Cận kề hơn nữa là thời Xuân Thu Chiến Quốc, người Bách Việt đã sống rải rác trong các vùng Hoa Bắc là nước Sở tức Hồ Bắc ngày nay, nước Tề ở Sơn Đông, nước Tấn ở Sơn Tây, Hà Bắc… Theo sử sách Trung Hoa, vào thế kỷ thứ năm trước Công Nguyên, vùng Chiết Giang là Giang Tô có nước Việt, có Việt Vương Câu Tiễn, và có người đẹp Tây Thi cười khuynh nước nghiêng thành. Rồi tới năm 917 sau Công Nguyên, quốc gia ở vùng Phúc Kiến hiện nay, tự xưng là Đại Việt sau mới đổi tên thành Nam Hán. d. Nguồn Gốc Tộc Việt Hai Vị Khởi Tổ của Tộc Việt, chính là hai người mà con cháu của các Ngài, theo thời gian và phát triển thành giống dân Việt ngày nay. Các Ngài vốn đã sống vào thời khuyết sử, nên không ai có thể xác định Hai Ngài mang tên họ là gì, hoặc sinh hoạt đời sống ra sao. Tuy nhiên với thời gian theo dòng đời, Văn Hóa Việt được thành hình, rồi với sự trổi vượt các nền văn hóa khác qua những nhận định xác đáng, đúng thực về Con Người và diễn đạt qua biểu tượng Tiên Rồng song hiệp. Với đà phát triển, với tình kính quý, với lòng biết ơn sâu xa về Hai Vị Khởi Tổ, từ mấy ngàn năm trước, Tổ Tiên chúng ta đã tôn Hai Ngài thành biểu tượng linh thiêng, Tiên và Rồng. Dân Việt từ đó âu yếm gọi Hai Ngài là Mẹ Tiên Cha Rồng, và hãnh diện tự xưng là Con Cháu Tiên Rồng. Giờ đây Hồn Thiêng của Hai Ngài vẫn linh hiển, và với sứ mạng Trời cho, đã sinh ra cả một giống dân đông đúc siêu việt, là Tổ trên hết các Tổ của Tộc Việt, là Nguồn sinh mọi Thần Thánh Anh Linh Việt… địa vị Hai Ngài thật là cao trọng và uy thế khôn tả, đáng để mọi người chúng ta tôn vinh và khẩn cầu. Cùng với Hai Vị Khởi Tổ, nguồn gốc Tộc Việt, cũng được truyền thống Văn Hóa Việt thăng hoa, kết tinh thành truyền thuyết Con Cháu Tiên Rồng, được truyền miệng phổ quát trong toàn thể dân chúng Việt: “Giống dân Việt, khởi đầu từ khi một bà Tiên và một ông Rồng phối hiệp nhau, và bà Tiên sinh ra cái bọc, chứa một trăm người con. Sau đó, ông Rồng nói với bà Tiên rằng: Ta là giống Rồng, nàng thuộc dòng Tiên. Nên, nàng đem năm mươi con lên núi, ta đem năm mươi con xuống biển. Khi cần thì gọi, ta về ngay. Từ đó dòng giống Việt ngày một phát triển.” * * * * 5. Giải Nghĩa Truyền Thuyết Tiên Rồng Thần báo thiết tưởng, chưa ai gặp bà tiên bao giờ. Theo chữ nho, tiên là người ở núi, vì ghép bởi chữ nhân với chữ sơn thành chữ tiên. Nghe nói tới tiên thì nhiều, nhưng chưa gặp mặt, không biết có thật hay không? Giống rồng cũng vậy, nghe nói và thấy hình vẽ thì nhiều, nhưng có ai gặp rồng? Có chăng là người ta thấy những cuồng phong mà tưởng tượng ra, cũng chưa ai quả quyết là có giống rồng. Và rồi nguồn gốc một giống người – người Việt – lại được cho là do sự phối hiệp của một bà Tiên và một ông Rồng. Không biết hai ông bà ăn ở với nhau ra sao, mà bà Tiên lại sinh ra một cái bọc. Cái bọc đó lại nở ra trăm đứa con. Không biết sao lại phải chẵn một trăm. Cũng không biết là toàn trai hoặc toàn gái, hay nửa này nửa kia. Không có gì làm chắc! Lại nữa, cũng không biết có phải vì cơm không lành canh không ngọt ra sao, mà một hôm chàng Rồng bỗng đòi chia tay và chia con. Năm chục con theo mẹ Tiên về quê ngoại trên núi. Số còn lại là năm mươi con theo cha về biển, là nơi vùng vẫy của loài Rồng. Đã đòi chia tay và chia con, vậy mà cha Rồng lại còn nói: “Khi cần thì gọi, ta về ngay!” Người lên núi, kẻ xuống biển mà sao hễ gọi, là về ngay? Không lý thời đó đã có điện thoại vi tính? Xét theo bình thường thì Thần Báo thấy rằng nguồn gốc dòng giống Việt chỉ gồm toàn những chi tiết kỳ quặc, hay lạ lùng khó tin. Tin làm sao được chuyện có bà tiên, có ông rồng, hai giống hoàn toàn khác biệt, lại lấy nhau và sinh được con cái. Tin làm sao được chuyện bà tiên sinh ra một cái bọc với cả một trăm đứa con, rồi làm sao chăm lo bú mớm? Thần Báo nhất định không tin! Nguồn gốc đã khó tin, ngọn ngành lại càng kỳ quái. Tại sao lại phải chia tay, chia con? Không lý ông bà nêu gương dạy con cháu đừng ăn đời ở kiếp với nhau? Mà đã chia tay chia con, thì sao chàng rồng còn dặn: hễ gọi, ta về ngay! Vậy thì chia làm gì? Phi lý hơn nữa, câu chuyện Con Cháu Tiên Rồng lại còn được Tổ Tiên Ông Bà trang trọng chuyền miệng, hết đời này qua đời khác, trải qua bao ngàn năm lịch sử? Nhưng một hôm Thần Báo cảm nhận rằng: nếu chỉ để dạy những chuyện khó tin, như tiên, như rồng, sinh bọc trăm con; nếu chỉ để nêu những gương không đẹp, như ly dị, như chia con… thì không lý Ông Bà ta lại phải khổ công, truyền nhau ghi nhớ ròng rã cả ngàn đời con cháu! Do đó, chúng ta không thể nghe và hiểu truyện tích này theo cách bình thường; chắc chắn là phải có lý do gì quan trọng đặc biệt lắm, thì Ông Bà ta mới truyền lại những chuyện kỳ quặc đó. Vậy, vấn đề của chúng ta hôm nay, là tìm hiểu để gặp lại những bài học quý báu mà Ông Bà mình muốn nhắn gởi. * * * * Có lẽ ta quá thiển cận khi một hai đòi tiên và rồng phải là hai loài sinh vật hay động vật có thật để kết nghĩa vợ chồng. Trong cuộc sống thường ngày, dầu luôn miệng nhắc tới tiên, nhưng có bao giờ ta thấy cần tìm hiểu, cần gặp mặt để biết chắc thế nào là tiên. Ta cũng thường diễn tả rồng, nhưng có lẽ chẳng ai màng tới việc nhìn thấy một con rồng thật. Vậy thì khi kể chuyện Tiên Rồng, Ông Bà ta không buộc phải tin như đó là hai sinh vật, hai động vật… mà chỉ là hai biểu tượng: Biểu Tượng Tiên, và Biểu Tượng Rồng. a. Biểu Tượng Tiên Rồng Là biểu tượng, vì khi nói tới Tiên, chúng ta nghĩ tới ngay một hình ảnh xinh đẹp, dịu hiền, từ tâm, khoan dung, nhân ái... mà còn thoát tục, siêu phàm, như tiên giáng trần, trường sinh bất tử, sống động nhưng vượt thời gian, lẫn không gian. Cũng vậy, Rồng biểu trưng cho oai dũng trổi vượt, sức mạnh vô song, sức sống vô tận, thiên biến vạn hóa, như linh như hiển, như thánh như thần... khi ẩn mình dưới đáy nước, lúc bay vút lên trời cao, làm mây làm mưa, giáng ơn giáng phúc. Và khi nói chúng ta là kết tinh của việc Tiên Rồng phối hiệp, thì Tổ Tiên ta cũng đã diễn đạt nhận thức của các Ngài về Con Người. Bởi khi nói, chúng ta là dòng giống Tiên Rồng, thì Tổ Tiên ta muốn diễn tả: Con Người là một hiệp thể sinh động, là một kết tinh toàn hảo của mọi đặc tính bộc lộ qua hai biểu tượng Tiên và Rồng. Là hiệp thể do Tiên Rồng phối hiệp, có nghĩa Con Người vừa biến hóa như Rồng lại vừa trường cửu như Tiên: vừa là hiệp thể siêu phàm, vừa trong thời không lại vừa vượt thời không, vừa linh động lại vừa thường hằng, vừa xinh đẹp dịu hiền lại vừa hùng dũng cương quyết, vừa tình vừa lý, vừa chan chứa yêu thương vừa uy lực vô song... 50 thuộc Tiên 50 thuộc Rồng, song hiệp hoàn chỉnh, hai bên quân bình. Vì là truyền thuyết của dân Việt, nên khi Tổ Tiên ta nhấn mạnh đây là nguồn gốc của tất cả mọi người, thì cũng không loại trừ ai. b. Tiên Rồng Song Hiệp Tổ Tiên không chỉ diễn đạt những đặc tính nhận diện nơi Con Người mà còn đặc biệt nhấn mạnh tới các tỷ lệ giữa các đặc tính đó. Khi cha Rồng nói: Năm mươi con theo mẹ, năm mươi con theo cha, chính là xác quyết sự tương đồng tuyệt đối giữa hai nhóm đặc tính trong Con Người, một nửa do Mẹ một nửa do Cha, năm mươi phần trăm là Tiên, năm mươi phần trăm là Rồng. Như vậy Con Người là một hiệp thể toàn hảo của hai nhóm đặc tính Tiên và Rồng tương đồng tuyệt đối. Con Người là kết tinh của Tiên Rồng song hiệp. Trong toàn bộ nhận diện Con Người qua cuộc sống, văn hóa Việt khám phá ra rằng mọi đặc tính của Con Người đều có thể đúc kết trong biểu tượng Tiên Rồng Song Hiệp. Và Tiên Rồng Song Hiệp đã thấy bàng bạc khắp nơi trong mọi tương quan và sinh hoạt của Con Người. Vì vậy, theo văn hóa Việt, Tiên Rồng Song Hiệp là nhận thức nền tảng thâm sâu nhất, vững chắc nhất trong việc nhận diện toàn thể Con Người. Chúng ta có thể gọi dó là nguyên lý, Nguyên Lý Tiên Rồng Song Hiệp. Chữ song, chẳng những có nghĩa là hai, như lưỡng, nhị.. mà lại thêm ý niệm bằng nhau, như song toàn, vô song... để diễn tả 50 - 50. Chữ hiệp, thì chẳng những có nghĩa đồng ý với nhau, do chữ hợp thêm bộ thủy, mang ý hòa lẫn vào nhau… thành một hiệp thể tự tại toàn nhất. Khi cha Rồng nêu rõ: Tiên lên núi, Rồng xuống biển, chính là muốn chú trọng tới sự vẹn toàn của mỗi nhóm đặc tính Tiên và Rồng được nhận diện trong Con Người. Do Tiên Rồng phối hiệp, Con Người là một hiệp thể tự tại, toàn nhất và bất khả phân. Tuy nhiên không phải vì vậy mà những đặc tính của hai nhóm Tiên và Rồng bị pha chế hay biến đổi. Mỗi nhóm vẫn nguyên vẹn và thể hiện đầy đủ mọi điểm đặc thù của mình, như đang sinh động nơi mỗi trường hợp thích hợp nhất, như Tiên đang ở núi cao, như Rồng đang vẫy vùng giữa biển khơi. Việc Cha Rồng nhắc nhở Mẹ Tiên: “Khi cần thì gọi, ta về ngay,” cũng là một nhận định đích xác về cuộc sống con người. Tuy Con Người là hiệp thể toàn nhất Tiên Rồng Song Hiệp, nhưng trong thực tại cuộc sống, nhiều khi một số đặc tính lại tỏ lộ rõ rệt, trong khi một số đặc tính lại có thể như thiếu vắng. Dầu vậy lúc cần thì phần thiếu vắng lại có mặt ngay. Nhóm đặc tính đó chỉ ẩn diện và luôn luôn hiện hữu trong Con Người. Ta không thể vì sự thiếu vắng bên ngoài mà chối bỏ sự hiện hữu của nó. Ví dụ: Sự ẩn diện hay bộc lộ còn có thể tùy thuộc vào một số điều kiện. Em bé mới sinh chưa đủ điều kiện thể xác để bộc lộ một số khả năng. Hoặc giả như người hư bộ óc thì không thể bộc lộ khả năng suy tư... Và như thế, nhận thức về Con Người cần phải đầy đủ, trọn vẹn. c. Nền Tảng Xã Hội Loài Người c1. Đặc Tính Xã Hội Bẩm Sinh Cũng với việc đặt nền tảng cho nhận thức về Con Người, truyền thuyết Tiên Rồng đặt nền tảng cho Xã Hội Loài Người. Khi Tiên Rồng là biểu tượng cho hai nhóm đặc tính được nhận diện nơi Con Người, thì Một Bọc Trăm Con không còn là cái bao lúc nhúc một trăm đứa bé nữa. Một Bọc Trăm Con chính là hình ảnh biểu trưng một nhóm người sống quây quần và liên hưởng với nhau mà ta gọi là cộng đoàn, hay xã hội. Biểu tượng Tiên Rồng sinh Một Bọc Trăm Con nêu lên hình ảnh: ngay từ khởi thủy, khi khởi sinh loài người là đồng thời có cả Một Trăm Con Người cùng một lúc. Đã không chỉ một Con Người đơn độc. Hễ Con Người là có cộng đoàn, xã hội. Đây là điểm tuyệt diệu đầu tiên của biểu tượng Một Bọc Trăm Con, văn hóa Việt xác quyết Đặc Tính Xã Hội Bẩm Sinh của Con Người. Với biểu tượng Tiên Rồng Phối Hiệp, truyền thuyết Tiên Rồng xác quyết đặc tính hiệp thể tự tại của từng Con Người, và với Một Bọc Trăm Con, xác nhận đặc tính xã hội của mọi Con Người. Hai đặc tính cá thể và xã hội được xác định đồng thời bởi biểu tượng Tiên Rồng, đã biểu lộ tính chất đặc biệt của văn hóa Việt. Đây chính là nền tảng chỉ đạo trọn nếp sống dân Việt suốt mấy ngàn năm, và đã tạo một nền văn hóa đặc thù. c2. Hai Nguyên Lý Xã Hội Với biểu tượng Tiên Rồng phối hiệp và sinh ra Một Bọc Trăm Con, văn hóa Việt xác quyết rằng mọi Con Người trong xã hội đều cùng một mẹ một cha và được sinh ra cùng một lần. Xác quyết này khác biệt với nhiều nền tảng của văn hóa khác. Nhiều văn hóa đã phân chia xã hội loài người thành nhiều giai cấp, và chủ trương quyền thống trị là đặc ân thiên phú của một dòng họ, hoặc một giống dân. Ví dụ: Như văn hóa Hy Lạp dành quyền ăn trên ngồi trốc cho một nhóm tự cho mình là con rơi của các vị thần. Văn hóa Ấn Độ lại chủ trương con người sinh ra trong những giai cấp di truyền: ai sinh ở đầu Bruma là tăng lữ, sinh ở bụng là thương gia, sinh ở tay chân thì làm lính, làm nô lệ... Dân Do Thái thì cho rằng dòng giống của riêng họ được Tạo Hóa đặc tuyển và phải tuyệt diệt mọi giống dân cản trở họ... Chù thuyết Quốc Xã Đức lại cho rằng dân Arya da trắng thuần chủng được đặc quyền thống trị loài người. Đang khi văn hóa Việt dùng biểu tượng Một Bọc Trăm Con để lưu truyền nền tảng của một Xã Hội Loài Người bình đẳng tột cùng và thân thương tột cùng. Không có gì diễn tả đầy đủ sự bình đẳng giữa con người với con người bằng hình ảnh ngay ở cấu thành, ngay tự khởi nguyên, con người nào cũng được hưởng nhận cùng một sức sống từ mẹ từ cha, trong cùng một lúc. Mọi người đều ra đời cùng một lần trong một cái bọc. Tự nguồn gốc, giữa con người không thể có bất cứ một dị biệt nào, chẳng những không dị biệt về sức sống, về di truyền, mà cũng không dị biệt về tuổi tác, hoặc về ngôi thứ giữa anh em. Mọi người hoàn toàn như nhau, hoàn toàn bằng nhau. Qua biểu tượng Một Bọc Trăm Con, văn hóa Việt đã nêu lên nguyên lý sâu vững nhất cho Xã Hội Loài Người về bình đẳng, con người bình đẳng tự căn nguyên, Bình Đẳng Tột Cùng. Ngoài ra, có xã hội nào thân thương bằng những anh em ruột thịt, cùng do một mẹ một cha. Tuy là anh chị em ruột nhưng cũng ít khi thương nhau đồng đều. Anh chị thường thương yêu chăm sóc cho em nhiều hơn là đứa em lo lắng cho anh chị. Do đó khi nhấn mạnh rằng mọi người cùng được sinh ra một lượt với nhau, Tổ Tiên muốn nhấn mạnh tới sự đồng nhất ngay cả trong tình yêu thương nhau. Biểu tượng Một Bọc Trăm Con, trăm anh em giống nhau như đúc, giống nhau hoàn toàn về mọi phương diện. Giữa họ, không có gì dị biệt, nên không có gì xung khắc, cũng không có gì hạn chế hay cản trở họ thương nhau. Sự khắn khít giữa họ thực chan chứa, trọn vẹn, và đồng đều. Họ thương nhau tận tình. Trong đời sống thực tế, không hề có những người được cha mẹ sinh ra cùng một lúc và hoàn toàn giống nhau. Vì vậy tình thân thương của Trăm Anh Em cùng Một Bọc, đã vượt quá mọi kinh nghiệm yêu thương thường tình của chúng ta. Đây là tình Thân Thương Tột Cùng. Sự diễn đạt của Tổ Tiên thật là tuyệt vời! Một Bọc Trăm Con, mọi người là Anh Em Cùng Một Bọc, là biểu tượng của Xã Hội Loài Người, mà cũng là diễn đạt hai nguyên lý nền tảng hoàn hảo thâm sâu nhất của Xã Hội loài người, là Bình Đẳng Tột Cùng và Thân Thương Tột Cùng. Mọi người đều là Anh Em cùng Một Bọc Tiên Rồng, đều là Đồng Bào. Khi dùng chung cho mọi người trong nước, chữ đồng bào đã luôn nói lên truyền thống cao quý của văn hóa Tiên Rồng. Chúng ta cũng có thể dùng chữ đồng bào để chỉ tập thể, hay từng cá nhân. Ta gọi nhau là đồng bào để nhắc nhở rằng mình thì thực sự là anh em, do cùng một bọc Tiên Rồng. Mà là Con Người thì bất cứ ai cũng là đồng bào, Bình Đẳng và Thân Thương tột cùng. d. Tiên Rồng Song Hiệp Trong Văn Hóa Việt Thần Báo cảm nhận rằng, việc tìm hiểu cuộc sống, phong tục, tâm tư của đại chúng Việt, lại rất cần phải thực sự am tường, nhận thực, và thông suốt… chớ không chỉ lập lại những sáo ngữ, những luận điệu sẵn có trong sách vở, được uốn nắn theo thành kiến giáo điều… như trong Truyện Hồng Bàng, hay trong Thục An Dương Vương Tiên Đế Ngọc Phả Cổ Lục của nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1976. Ở mọi thời và mọi nơi, người ta đều mang mặc cảm học thức, coi trọng sách vở, coi trọng giới quyền chức, mà khinh thường giới bình dân. Và chỉ một câu trong cuốn sách nào đó, hay một điều luật của giới cai trị,... thường được lặp đi lặp lại như những bằng chứng, để đặt ra nền tảng uy thế suy luận của mình với nhóm đặc quyền, với giai cấp thống trị.... hơn là với nếp sống thực tại của giai cấp bị trị, với bao chục triệu người dân thọ thuế trước mắt. Trong suốt mấy ngàn năm dòng giống Việt, đặc biệt dân tộc Việt Nam, đã sống với một nếp sống thực và thể hiện toàn diện trên nền tảng Tiên Rồng song hiệp. Tuy rằng có những thời suy thoái, nhưng cũng có nhiều giai đoạn mà dân tộc Việt Nam biết sống đúng với di huấn của Tổ Tiên: đặt nền tảng con người và xã hội loài người trên triết thuyết Tiên Rồng. Nhờ đó dân Việt phát huy được một nền văn hóa đặc thù, với nhiều nét đặc trưng. Lịch sử Việt chứng minh rằng: thời kỳ nào dân nước biết sống đúng văn hóa Tiên Rồng, thì thời kỳ đó, giai đoạn đó dân Việt được sống trọn vẹn Con Người nhất, hạnh phúc nhất, và quê hương đất nước được hùng cường thịnh vượng nhất. Trong giai đoạn đó, mọi khía cạnh cuộc sống con người, từ cá nhân đến gia đình, làng xóm, dân nước, qua chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo, quân sự... thì nguyên lý Tiên Rồng song hiệp đã được ứng dụng triệt để. Nhờ đó, văn hóa Việt luôn luôn kết hợp thành công những yếu tố nhiều khi như đối nghịch. - Mỗi Người luôn luôn cố gắng sống thực trọn vẹn Con Người Tiên Rồng. Mọi người thể hiện cuộc sống vừa thể chất vừa tinh thần, vừa tình vừa lý, vừa trí vừa nhân, vừa dũng cảm vừa hiền hòa, vừa lo ăn mặc vừa để thảnh thơi, vừa cho hiện tại vừa cho tương lai, vừa cho cá nhân vừa cho tập thể... năm mươi theo mẹ năm mươi theo cha, song hiệp hoàn chỉnh, hai bên cân bằng 50 và 50. - Gia Đình là nền tảng sống thực và phát triển toàn diện Cuộc Sống Con Người, mà cũng vừa là đơn vị cấu thành Dân Nước. Trong gia đình vợ chồng sống vừa tình vừa nghĩa, vừa yêu thương vừa kính trọng, vừa thể xác vừa tinh thần, năm mươi Tiên năm mươi Rồng. Vợ chồng luôn luôn bình đẳng, cả những khi cúng tế... Không có cảnh chồng chúa vợ tôi như văn hóa Hán. Người Việt chúng ta, luôn luôn theo tiêu chuẩn thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn. Thích con trai mà thương con gái. Vô nam dụng nữ như trong ca dao: "Trai mà chi gái mà chi, Con nào có nghĩa có nghì thì hơn." Có vợ chồng mà cũng có thân tộc. Có gia đình mà cũng có làng nước. - Xã Hội có trên có dưới mà không có thống trị. Nay là dân mai là quan và mốt lại là dân. Có khác biệt mà không có ngăn cách. Có nhân tước mà cũng có thiên tước. Có giàu nghèo mà không có chế độ nô lệ. Có pháp lý mà cũng có tình nghĩa... Bảo bọc che chở, đầy tình đủ lý... Có tập thể mà cũng có cá nhân. Có ta mà cũng có người. Có gần mà cũng có xa. Có nước mà cũng có nhà. - Chính Trị có thể chế đặc thù gồm cả làng và nước, nên vừa có vua quan mà cũng vừa có nếp sống dân chủ. Chăn dắt dân mà cũng tùy thuộc dân. Có lãnh đạo mà không có thống trị. Có triều đại mà không có giai cấp đặc quyền. Có mưu lược mà cũng có đạo lý. Có uy nước mà cũng có tình dân. Có tài mà cũng có đức... Với người tại thế mà cũng với người khuất mặt. - Kinh Tế. Mục tiêu chính của phát triển kinh tế là để tất cả mọi người sống trong xã hội Đồng Bào, cùng được hưởng cơm no áo ấm và tăng trưởng trọn vẹn. Có gạo trắng mà cũng phải có trăng thanh. Có cần kiệm mà cũng có thảnh thơi. Muốn tiền của mà cũng chẳng sợ nghèo. Không chịu thiếu mà cũng chẳng chịu thừa. Sự bình sản dựa trên cộng tác tương thân và cơ chế thích đáng, chớ không dựa trên đấu tranh hay bức chế. Theo chế độ rút thăm chia đất định kỳ, để vừa hữu sản mà cũng vừa vô sản. Không để kinh tế làm lũng đoạn Cuộc Sống Con Người, và gây nguy hại cho Xã Hội Loài Người. - Quốc Phòng, Quân Sự. Giữ nước là việc của toàn dân. Làng xã vừa là đơn vị xã hội, vừa là đơn vị chiến đấu. Vừa là lũy tre làng vừa là thành trì chống giặc. Để giữ nước mà cũng để giữ nhà. Có quân sĩ mà cũng có toàn dân. Đang là dân mà cũng đang là quân... Có võ mà cũng có văn. Có tài mà cũng có đức. Vừa du kích mà cũng vừa diện địa. Vừa uy lực mà cũng vừa mưu lược. Vừa đánh giặc mà cũng lo cứu người. - Niềm Tin. Sống đạo Người mà cũng sống đạo Trời. Vừa thờ Trời mà cũng vừa thờ Người. Đạo tại tâm nhưng trọng nghi lễ. Cho tập thể mà cũng cho cá nhân. Cho hiện tại mà cũng cho quá khứ vị lai... Cõi dương sao cõi âm vậy. Lấy nếp sống truyền thống làm tiêu chuẩn hòa hợp tinh hoa các tôn giáo. Sẵn sàng đón nhận chân lý của tôn giáo, mà cũng quyết liệt gạt bỏ những phần thực hành không thích hợp. Tóm lại, Văn Hóa Việt đã đặt nền tảng trên chuyện Tiên Rồng, trên nguyên lý Tiên Rồng song hiệp. Ở những nơi, những thời xảy ra sự phối hiệp không hoàn chỉnh, hoặc thiên về bên này hay nghiêng về bên kia: duy vật, duy lợi, duy tâm, duy linh, duy lý… đều là những giai đoạn hạnh phúc Con Người bị khiếm khuyết. e. Giải Quyết Cá Nhân và Xã Hội Thần Báo tin chắc rằng, nguyên nhân chính của thảm họa nhân loại hôm nay là vì các chủ thuyết hiện thời đã nhận định sai lạc về Con Người, và do đó đã đặt nền tảng giả tạo cho Xã Hội loài người. Khi quan niệm con người chỉ là một con thú tiến bộ, hay chỉ được đối xử như một sinh vật tiêu thụ và sản xuất của nền kinh tế thị trường, khi chỉ nhìn nhận con người với một số đặc tính và chối bỏ các đặc tính khác, khi chủ trương con người phải đối xử với nhau bằng hận thù, bằng đấu tranh, bằng mánh khóe đạp lên xác nhau mà tiến… thì làm sao con người có thể an vui hạnh phúc? Các chủ thuyết hôm nay: duy vật, duy lợi, duy tâm, duy linh, duy nghiệm, duy lý… và các chủ nghĩa: chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản… đã thất bại trong cố gắng tiêu diệt bất công, vì chúng đã tạo ra những giai cấp mới! Chúng lầm tưởng chúng đã giải phóng Con Người, thì thực tế là chúng lại nô lệ hóa Con Người khủng khiếp hơn, ngày một khốn khổ hơn, lụn bại hơn, tha hóa hơn, tụt hậu hơn không đúng sao? Nhưng văn hóa Việt, điểm quan trọng đầu tiên là phải giải quyết những sai lầm nền tảng về Con Người và Xã Hội Loài Người. Và vấn đề này đã được giải quyết thỏa đáng trong tinh túy của câu chuyện Con Cháu Tiên Rồng, qua ý nghĩa phối hiệp của hai biểu tượng Tiên và Rồng, tương đồng tuyệt đối, 50 theo mẹ 50 theo cha, và qua biểu tượng mọi người đều ở trong Một Bọc chứa một trăm anh em ruột thịt. Truyền thuyết Tiên Rồng là bản văn nhận diện chính xác và trọn vẹn về con người và về xã hội loài người. Qua câu chuyện Con Cháu Tiên Rồng, chúng ta nhận ra Con Người là một hiệp thể gồm cả bốn sức sống thân lực, trí năng, lẫn tâm tình và tuệ linh. - Thân lực thực tại - Trí năng tinh biến - Tâm tình thông hiến - Tuệ linh vĩnh hiệp Để diễn tả Con Người đích thực, Tổ Tiên dùng hình ảnh Mẹ Tiên Cha Rồng song hiệp. Tuy là biểu tượng nhưng lại rất thực tế và chính xác, được minh chứng bằng chính cuộc sống của mỗi người và của khoa học ngày nay. Ngay từ đầu, con người nhận ra mình là một hiệp thể. Ai trong chúng ta cũng biết mình do mẹ và cha kết hiệp mà thành, và ai cũng nhận thấy mẹ và cha có những đặc điểm khác nhau. - Hình ảnh Người Cha hùng dũng và quyền biến đã giúp cấu tạo biểu tượng Rồng, và diễn tả con người dưới khía cạnh sức sống vô tận, thiên biến vạn hóa. Sức sống hùng mạnh của Cha Rồng chính là phần con người bộc lộ sức sống của mình qua thể chất, với các bản năng sống còn và truyền sinh. Đây chính là sức sống Thân Lực Thực Tại của con người. Tài thiên biến vạn hóa của Rồng lại là hình ảnh của trí khôn con người với khả năng vượt qua thể chất và các đặc tính cụ thể, bỏ qua không gian và thời gian… để trừu tượng, để suy tư, để phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, để ứng dụng, để thích nghi, để tưởng tượng, để sáng tạo… tức là sức sống Trí Năng Tinh Biến của con người. - Phần Người Mẹ, kinh nghiệm về tâm tình và cuộc sống của người Mẹ đối với con, chính là nguồn gốc của biểu tượng Tiên. Mẹ cảm thông, âu yếm, và thương con ngay từ giây phút con bắt đầu sống. Mẹ nuôi dưỡng bảo bọc con thơ chín tháng mười ngày trong chính bản thân mẹ, và trong cuộc đời… Sự bảo bọc yêu thương đến quên cả bản thân của tình mẹ, đã giúp con người nhận biết sức sống Tâm Tình Thông Hiến của mình. Chính tâm tình bao la của mẹ, của Tiên, tỏa rộng và kéo dài, đã giúp con người nhận ra chiều kích linh thông, tức nhận biết mình cũng có phần thông hiệp với nhau và với thế giới ngoài thời không, siêu linh, vĩnh cửu… được diễn tả qua đặc tính thoát tục, siêu phàm và trường sinh bất tử của Tiên. Đó chính là hình ảnh để ghi nhận sức sống Tuệ Linh Vĩnh Hiệp của con người. - Đặc tính Song Hiệp của Mẹ Tiên Cha Rồng cũng do kinh nghiệm của con người về chính cá thể mình. Tuy do mẹ do cha, nhưng con người nhận ra mình là một hiệp thể toàn vẹn, bất khả phân, và trong mình cũng có các sức sống 50 theo Mẹ 50 theo Cha. Từ tất cả những kinh nghiệm đó, Tiên Rồng Song Hiệp được nhận ra là nguyên lý nền tảng để nhận diện chính bản thân con người, chính các sức sống, và tất cả những tương quan, những sinh hoạt, hay bất cứ những gì mang đặc tính Người. - Theo truyền thuyết Tiên Rồng, biểu tượng Một Bọc Trăm Con, khẳng định Đặc Tính Xã Hội Bẩm Sinh của con người, cũng do kinh nghiệm của cuộc sống gia đình, với mẹ với cha, với anh chị em. Trong cuộc sống, con người nhận ra mình không thể sống đơn độc. Ngay từ lúc bắt đầu sống, con người cần có mẹ có cha, có sự chăm sóc bảo bọc của tình thân ruột thịt. Khi sống đơn độc, con người không thể phát triển toàn vẹn một cuộc sống xứng đáng Làm Người. Do kinh nghiệm đó, con người nhận ra mình vừa là một hiệp thể cá biệt toàn vẹn, mà cũng vừa là một thành phần của cộng đồng anh em. Cũng do kinh nghiệm của cuộc sống trong tình thân với cha mẹ anh chị em, con người nhận ra mình cũng có cùng một nguồn gốc, cùng một sức sống, và cùng chia sẻ cuộc sống với nhau. - Con người rút tỉa kinh nghiệm do cuộc sống bản thân quây quần trong gia đình. Tuy nhiên, cuộc sống không đóng khung trong tập thể hạn hẹp, mà mở rộng tới nhiều con người khác. Cuộc sống càng kéo dài và càng có đông người, thì con người càng thêm kinh nghiệm về những khác biệt trong tài năng, trong sức lực, cũng như trong những may rủi của cuộc đời. Do đó, kinh nghiệm đối xử với nhau, và do tâm tình muốn bảo đảm cuộc sống tốt đẹp cho hết mọi người, con người nhận ra rằng mỗi người phải “Nhận thực chính mình.” Khi đã biết rõ thân phận Con Người của mình, mỗi người lại phải nhìn nhận và sống với những con người khác như những con người tinh vẹn, không để bất cứ ngoại vật nào làm sai lạc hình ảnh đích thực của con người, “Chỉ thấy con người.” Cũng do kinh nghiệm san sẻ trong tình thân, con người nhận ra cách xử dụng thích đáng tài năng và của cải. Tài và của chỉ là những phương tiện để giúp nhau cùng phát triển, “Tài của giúp người,” để tất cả “Mọi người cùng hưởng” hạnh phúc và thăng tiến, không trừ ai. - Do kinh nghiệm sống thân thương của gia đình, con người nhận ra tình cảm giữa con người với con người đã phát xuất từ việc nhận nhau la “Anh Em,” “Giống nhau như đúc,” và từ thực tâm “Quyết chẳng lìa nhau.” Tình yêu thương ruột thịt đó lại nhận thêm nhiều kinh nghiệm khi gia đình có thêm những người xa lạ, như khi anh chị em trong gia đình cưới vợ gả chồng. Với cuộc sống đầy biến chuyển va trắc trở, con người lại nhận ra rằng tình thân thương chỉ tồn tại khi con người sẵn sàng đánh đổi cả cuộc sống mình cho những người mình mến thương, “Sẵn sàng chết cho nhau.” Và rồi, dầu yêu thương nhau khắng khít, dầu có thắng vượt mọi trở ngại để bảo vệ tình thân, con người cũng trải qua kinh nghiệm của sự chết, của việc người thân vĩnh viễn chia lìa. Nhưng cũng do kinh nghiệm đó, do lòng thương nhớ không nguôi, con người lại cảm nhận là sự chết chẳng những không chấm dứt hoặc ngăn cản, mà trái lại, còn giúp nhau thể hiện trọn vẹn tình Thân Thương Tột Cùng, “Mãi mãi có nhau,” vì khi đó không còn bất cứ gì có thể ngăn cản con người kết hiệp với nhau trong yêu thương, trong tình đồng bào. - Tất cả đều là kinh nghiệm sống, và tất cả đều phát xuất từ tình thân ruột thịt gia đình, từ mẹ, từ cha, từ anh chị em, đối với nhau. Và cũng vì vậy, mọi cuộc sống mang vết tích con người, mọi cuộc sống xứng đáng con người, mọi cuộc sống tràn đầy ý nghĩa, mọi cuộc sống toàn vẹn, đều là những cuộc sống bộc lộ và thể hiện tình thân giữa Người và Người. Cũng vì vậy, văn hóa Việt bao gồm mọi con người trong tình thân của Gia Đình. Đối với nếp sống Việt, làng, nước, và cả nhân loại, cũng chỉ là một gia đình. Con người toàn nhất, tự tại, bất khả phân, nhưng đồng thời Con Người cũng bẩm sinh là thành phần của xã hội. Trong cùng một lúc, khởi sự có Con Người là có 100 người. Không hề có Con Người đơn độc như các nền văn hóa khác. Với triết thuyết Tiên Rồng của Việt học, chẳng những chúng ta giải quyết được những xung đột và sai lầm của chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể, mà còn giúp chúng ta thay đổi vận hành thế giới thoát cơn tao loạn của chủ trương đấu tranh sinh tồn hay mâu thuẫn nội tại. Ở cấu thành cũng như ở mọi sinh hoạt của con người, luôn luôn phải có sự hòa hiệp đứng đắn và đầy đủ, song hiệp, giữa hai cấu tố tương đồng, được biểu trưng qua Tiên và Rồng, như giữa cá nhân và cộng đồng, giữa gia đình và làng nước, giữa vật chất và tinh thần, giữa tình và lý, giữa vợ và chồng, giữa chù và thợ, giữa kinh tế và đời sống… Tổng Kết Truyện Hồng Bàng, với Lạc Long Quân và Âu Cơ, với nhiều dấu vết của thời An Dương Vương, với tên nước ta gọi là Xích Quỷ. Thời xưa, mặt đất được kha thiên văn Đông Á chia vùng theo tên của 28 ngôi sao trên trời; và vùng ngôi sao tên Quỷ là vùng Hồ Động Đình. Với tham vọng thống trị và đồng hóa của người Hoa, đặc biệt ở giới học thức và Truyện Hồng Bàng, đã đưa đến việc lạm nhận là mọi giống dân quanh vùng đều được khai hóa bởi nền văn minh Hoa, và mang ảnh hưởng Hoa trong mọi phương diện. Sai lầm này rất phổ biến trong quá khứ, và cho tới hiện tại vẫn còn được nhiều người trong giới học thức nhắm mắt hỗ trợ, dầu là có trái ngược với chứng cớ lịch sự và Việt học. Trách gì trong thời gian qua, với sự lạm nhận và xuyên tạc trùm khắp mọi lãnh vực, nhiều nhân vật Tộc Việt cũng đã bị ảnh hưởng lây! Bởi thế, việc tìm hiểu, khảo cứu, áp dụng, sống và nhìn người khác sống chung quanh để thích nghi với hiện cảnh, mà ta trọn tâm trọn ý… là cả một tiến trình dài, như lịch sử một dân tộc đã trải qua bao ngàn năm tiếp diễn, cao siêu, và hiện thực… đang là một đặc điểm của dân tộc Việt chúng ta. Tóm lại, chúng ta cũng còn nhiều truyền thuyết cần tìm hiểu trong tinh thần hiếu thảo, biết ơn, và khâm phục Tổ Tiên, mà cũng là xây đắp niềm tự tin tự hào chính đáng vào quá khứ, để hăng say xây dựng hiện tại, va hiên ngang bước vào tương lai Nước Dân Việt. Phạm Văn Bản Lynnwood, ngày 9 tháng 6 năm 2007 http://www.phamvanban.com
|