Truyền Đạo và Cấm Đạo

Tác giả Bài
Thần Báo
  • Số bài : 67
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2008
  • Nơi: Lynnwood, Washington
Truyền Đạo và Cấm Đạo - 08.07.2008 06:31:26
Truyền Đạo và Cấm Đạo
 
 
Thần Báo
 
Theo sắc lệnh tôn phong của Giáo Hoàng Leo XIII (1878 – 1903, người Ý có tên là Gioacchino Vincenzo Raffaele Luigi Pecci), các vị tử đạo Việt Nam là đội hùng binh can trường chấp nhận mọi cực hình, không kém các thánh tử đạo của thời giáo hội còn sơ khai, như phương châm “Máu các thánh tử đạo là hạt giống đức tin, sinh ra nhiều tín hữu: Sanguis Martyrum, semen Christianorum.” Và khi giáo hội Việt Nam vừa bắt đầu nhận được hạt giống này vào năm 1544 thì những cuộc cấm đạo đẫm máu đã liên tiếp xảy ra và kéo dài trong ba thế kỷ [*1]. Đây là một điểm lịch sử gay go nhất của vấn đề đàn áp Công Giáo Việt Nam và bất cứ một hay nhiều trường hợp lẻ loi nào, dù rằng tiêu biểu cho ai hay đặc trưng cho cái gì chăng nữa, thì cũng có thể gây ra ngộ nhận và làm cho vết thương lòng của Toàn Dân Việt Nam phát tán. Cái hậu quả quái ác mà dân tộc ta bị liên lụy chính là vấn đề cấm đạo này, và bởi thế, Thần Báo xin mạn phép để thử đưa ra phân tích với hy vọng tìm ra sự đồng thuận nào đó, có thề có hầu thực hiện cuộc đoàn kết dân tộc.
 
Khi chúng ta đề cập tới tôn giáo là chúng ta đụng chạm tới tâm hồn, tới phần sâu thẳm nhất của con người, là nơi được ví như mắt bão hoặc trung tâm khủng bố. Điểm gay go mà chúng ta cần nhớ là vấn đề Đàn Áp Kitô Giáo tại Việt Nam không phải là một sự kiện thoáng qua, mà kéo dài hàng mấy thế kỷ.
 
Vấn đề cũng không phải chỉ liên hệ đến vài người, mà trực tiếp là cả nhiều triều vua, nhiều triều đình, nhiều cấp quan lại Việt Nam. Mặt khác, vấn đề cũng như liên can đến nhiều nhà truyền giáo, và nhiều triều đại giáo hoàng Kitô Giáo. Gián tiếp lại là toàn bộ giáo lý và lịch sự của Kitô Giáo, cũng như cả nền văn hóa và nhiều thế hệ dân Việt.
 
Với nhiều thời gian, và nhiều thành phần gián tiếp cũng như trực tiếp liên hệ như thế, chúng ta muốn giải quyết vấn đề, chỉ có những cái nhìn tổng quát mới có thể bao quát toàn bộ. Bất cứ một trường hợp lẻ loi nào, dầu là tiêu biểu cách mấy, cũng có thể gây ngộ nhận.
 
I. Lý thuyết và thực hành
 
1. Truyền đạo và cấm đạo
 
Trong cùng một sự kiện lịch sử chúng ta đã thấy có hai phía với những quan điểm khác biệt nhau: một bên truyền đạo, một bên cấm đạo.
 
Vì vậy, Thần Báo xin nhận định rõ ràng điểm quan trọng cần nhấn mạnh là dầu các Vị Tử Đạo có chết vì Niềm Tin Tuyệt Đối như phương châm Sanguis Martyrum, semen Christianorum nói trên... thì “Lý Do Bắt Đạo” ở Việt Nam cũng mang nhiều yếu tố văn hóa và chính trị.
 
Ngay trong khi đàn áp sự truyền bá Kitô Giáo, thì tuyệt đại đa số các Vua Quan Việt đã chẳng phải là tín đồ thuận thành của một tôn giáo nào, như là vua quan của những quốc gia khác. Ngoài ra, việc đàn áp này không mang tính cách khẳng định tuyệt đối của một tôn giáo, mà thay đổi tùy theo liên hệ ngoại giao và quân sự giữa triều đình Việt với các quốc gia đem các nhà truyền giáo vào đất nước Việt Nam.
 
2. Công việc truyền giáo
 
Việc truyền đạo lại cần phân biệt hai phương diện: Tôn giáo thuần túy và thực tế đương thời.
 
Trên phương diện tôn giáo thuần túy, việc truyền đạo không bao giờ cố tình kéo theo việc xâm lăng, dầu là xâm lăng chính trị, quân sự, kinh tế hay văn hóa. Và nhiều văn kiện chỉ đạo của Giáo Hội đã nhấn mạnh nhiều lần về nền tảng Truyền Giáo, cũng như nêu rõ những nguy hại khi để việc trần tục vướng vào.
 
Dầu vậy, trên phương diện thực tế thời cuộc đã có sự kết hợp thực dụng, ít nhất là xử dụng phương tiện di chuyển giao thông của các nhà truyền giáo với các đoàn thương thuyền, các đoàn quân xâm lược.
 
II. Gánh nặng Văn Hóa Phương Tây trên Kytô Giáo
 
1. Văn hóa Tôn giáo
 
Tôn giáo nào cũng được thành hình và phát triển trong một môi trường văn hóa. Vì vậy, dầu phần lý thuyết căn bản của tôn giáo là chân lý. Nhưng cách diễn giải và thực hành tôn giáo cũng mang ảnh hưởng cũa địa phương và của giai đoạn đương thời.

Do đó, tuy rằng tôn giáo có thể cải hóa nhiều khuyết điểm của các văn hóa, nhưng chính nếp sống thực tiễn của tín đồ lại cũng ảnh hưởng tới cách diễn tả và ứng dụng của tôn giáo.

2. Truyền thống Văn Hóa Phương Tây

 
Truyền thống Văn hóa phương Tây là “Chiếm Hữu.” Nền tảng cuộc sống của xã hội phương Tây là “Ai thắng thì có Công Lý.”
 
a.       Công lý phương Tây –  Ngay từ những thời xa xưa người phương Tây đã có nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng cách đấu kiếm/ đấu súng.
 
Có những cuộc thách đấu chết người chỉ vì một câu nói đụng chạm đến danh dự cá nhân, và họ đã mời bạn bè đứng ra làm trọng tài giúp họ sinh sát bằng cách đấu kiếm/ đấu súng. Và cũng có thời người ta dùng sức giết chết đối thủ mà vẫn được coi là phương pháp biểu lộ công lý trong tôn giáo. Thật là một luật lệ quái đản.
 
b. Cũng với nguyên tắc “Mạnh Thắng Yếu Thua” ấy, ngày nay chúng ta vẫn còn thấy họ áp dụng trong phản ứng cuộc sống hàng ngày. Bất cứ ở đâu có hai người đánh nhau, như chuyện vừa xảy ra trong xí nghiệp Thần Báo đang làm – là y như phép tất cả mọi người xung quanh thấy đám đánh nhau là họ tụ tập lại và vỗ tay cổ vũ. Không ai nghĩ tới chuyện can gián hoặc mang tình mang lý ra để cắt nghĩa hòa giải, ngoại trừ cảnh sát/ an ninh can thiệp để chấm dứt mà thôi. Người ta hùa nhau mà khuyến khích, reo hò và cá độ xem hai người đang đánh nhau, và người nào chiến thắng. Họ chẳng cần biết hai người ấy đánh nhau vì lý do gì, ai là người đúng hoặc người sai, ai phải ai trái, mà ngược lại họ chỉ cần biết ai mạnh ai yếu. Tập thể chỉ nóng lòng chờ đợi “phút tiệc ly” để cùng nhau hoan hô cổ súy người hùng chiến thắng.
 
Tất cả nêu rõ nền tảng của văn hóa, của luật pháp “Ai Thắng Thì Có Công Lý.” 
 
3. Nếp sống “ai thắng thì có công lý”
 
Nếp sống “ai thắng thì có công lý” chẳng những là nền tảng của các chủ thuyết phương Tây mà còn là định chế, và chẳng những đã có bao ngàn năm trước mà còn được người ta tận dụng nguyên tắc tính để áp dụng triệt để vào cuộc sống nhân loại thời nay.
 
Hơn thế nữa, chẳng những người Tây phương thực hành nguyên tắc “ai thắng thì có công lý,” tức là “quan niệm cướp đoạt” bằng một cách vô ý thức mà còn được diễn đạt trong “niềm tin tôn giáo” Tây phương. Tới nay cũng còn nhiều điều vướng mắc vì người ta chưa thoát khỏi ảnh hưởng của sự kiện này.
 
4. Công bình bác ái
 
Đang khi Giáo Chủ chủ trương đức bác ái, và kêu gào thương yêu kẻ thù, lấy tình thương làm dấu chỉ của Kitô Giáo, thì lịch sử tôn giáo phương Tây cũng là lịch sử của những cuộc tàn sát dã man.
 
Với “chiêu bài bảo vệ đức tin,” văn hóa phương Tây chẳng những đã tạo ra những đạo quân đi cướp phá, triệt hạ và tàn sát mọi người lớn nhỏ trong những “vùng ngoại đạo,” mà còn tổ chức những hệ thống tu sĩ và giáo sĩ, với quyền hạn và được kính trọng tuyệt đối, để chuyên lo lùng bắt, giam giữ, tra tấn, lưu đày, chặt đầu, treo cổ, thiêu sống… chính những người cùng một tôn giáo với mình.
 
5. Bảo vệ tôn giáo
 
Đây không những là chuyện của qúa khứ, mà còn thịnh hành trong hiện tại, ỡ khắp nơi, trong mọi lãnh vực.
 
Ngay cả trong hiện tại, nhiều giáo phái phương Tây – do cùng một Giáo Chủ và cùng thờ một Chúa Giêsu Kitô – vẫn còn nguyên vẹn quan niệm và áp dụng nhiều phương thức đê tiện để tranh dành, chê bai, chống đối… những gíao phái khác. Mục đích của họ là “cướp giựt các linh hồn” ở các giáo phái khác về “cho Chúa,” cho cùng một Chúa chung cho cả các giáo phái.
 
Thật là trái ngược với văn hóa Việt.
 
III. Quan Niệm Dị Biệt về Tổ Chức Tôn Giáo
 
1. Nếp sống dân Việt
 
Trong đời sống người dân Việt Nam, quan niệm về tôn giáo rất phóng khoáng, hòa đồng. Không thể có cạnh tranh quyết liệt giữa các tôn giáo. Dân ta thường nói: “Đạo nào cũng tốt.”
 
Đang khi đó, quan niệm phương Tây đòi hỏi một sự “dứt khoát tuyệt đối,” chẳng những chỉ giữa các tôn giáo, mà còn cả giữa các “hệ phái” trong một tôn giáo.
 
Đây là điểm khác biệt vì Việt Nam sống “theo Tình,” và phương Tây nghiêng “theo Lý.”
 
2. Hình thức tổ chức
 
Hình thức tổ chức Tôn Giáo của phương Tây cũng khác biệt hẳn với quan niệm của dân Việt.
 
Quan niệm Tôn Giáo của dân Việt qua Tam Giáo (Khổng - Thích - Lão) không có tổ chức phẩm trật chặt chẽ như Tây phương. Theo dân Việt, tôn giáo “không hề có hoàng đế,” (Giáo Hoàng), không có kế vị, không có sắc lệnh, không có cưỡng bách độc quyền, không có quyền hành chỉ đạo tối thượng. Đối với dân Việt, tất cả những ý niệm về tôn giáo phương Tây chỉ là hình thức mang màu sắc chính trị.
 
Bởi vì “Đạo Tại Tâm,” theo người Việt Nam.
 
Đang khi đó, từ ngôn từ nguyên thủy cũng như được phiên dịch thì dân Việt chúng ta thấy rằng, tôn giáo Tây phương cũng có “Hoàng Đế” (Giáo Hoàng tại Rome), có Chúa (Chúa Dêu, Chúa trên hết các Chúa), có án lệnh (dứt phép thông công)... có cả “Nước” riêng (Vương Quốc, Nước Trời), và các phẩm trật của một triều đình hoặc một đảng chính trị.
 
Ngay cả hiện tại ở thời đại tín liệu, sau gần 500 năm, đa số dân Việt vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa đặc biệt của tôn giáo và những từ ngữ thường nói. Vậy thì người Việt thời trước hiểu được bao nhiêu?
 
3. Luật lệ
 
Có nhà cai trị, có luật pháp nào... ở ngay trong thời tự do như chúng ta hiện nay mà lại chấp nhận cho công dân của nước mình tuyên hứa trung thành liều chết vì một Hoàng Đế khác? Với một Chúa khác? Với một Nước khác?... Và trung thành với các ông Hoàng ông Chúa của Nước đó, hơn cả Vua Nước mình?
 
Có nhà cai trị, có luật pháp nào cho phép công dân nước mình tuân giữ những luật lệ và phong tục ngang nhiên trái ngược và công khai chống đối lại chính luật lệ, phong tục, và truyền thống của quốc gia mình?
 
4. Văn Hóa Việt
 
Văn hóa Việt không quan niệm tôn giáo tách rời khỏi cuộc sống thực tại hiện hữu của con người, và nhất là không tách rời khỏi đời sống chính trị của toàn dân (toàn dân vi chính).
 
Trong đời sống dân Việt, Tam Giáo: Khổng – Thích – Lão chẳng những hòa đồng, mà còn được Vua Quan Việt dùng làm đề tài cho các cuộc thi, nhằm tuyển chọn người tài đức trị dân. Năm 1247 dương lịch nước ta có khoa thi với danh xưng “Khoa Tam Giáo.”
 
Đang khi đó, với những ngôn từ Giáo Hoàng, Chúa, Nước... với những luật lệ khác lạ... với những cưỡng bách tuyệt đối, đòi hỏi giáo hữu phải dứt khoát từ bỏ nếp sống và phong tục truyền thống của tổ tiên... với những cưỡng bách trung thành tuyệt đối với những nhân vật khác nòi giống ở phương Tây.... cùng với các đoàn thương gia trục lợi, cùng với các đoàn tầu trang bị đại bác nhả đạn và các đoàn quân viễn chinh hùng hổ tàn ác....
 
Cứ như thế, thì Thần Báo xin hỏi, trong tâm thức dân Việt chúng ta, làm sao mà các nhà truyền giáo có thể thuyết phục được Vua Quan Việt bỏ qua tính cách phi chính trị của mình?
 
5. Thờ kính Tổ Tiên
 
Đối với dân Việt, Tam Giáo chẳng những đã hòa hợp mà còn thích ứng với niềm tin nền tảng của dân tộc là Thờ Kính Tổ Tiên.
 
Đối với người dân Việt, thì Thờ Kính Tổ Tiên đã chưa bao giờ được quan niệm như là một tôn giáo. Nhưng khi các giáo phái tàn sát nhau vì một vài bất đồng, thì làm sao người phương Tây có thể chấp nhận những niềm tin và thực hành khác lạ?
 
Thực ra, ở thời kỳ đầu của việc truyền giáo, các giáo sĩ Dòng Tên đã xác nhận tính cách “không trái đức tin” của việc Thờ Kính Tổ Tiên. Nhưng sau vì lý do “tranh chấp thế lực,” khuynh hướng sai lầm của Dòng Triều đã thắng thế. 
 
IV. Gánh nặng Con Người nơi các Nhà Truyền Giáo
 
1. Bản thân
 
Mặc cảm tự hào về sự ưu việt của dòng giống “Da Trắng” nơi các nhà truyền giáo. Thứ đến, văn minh kỹ nghệ phương Tây phát triển với nếp sống cao, ăn bít tết bánh mì uống rượu vang hay bia... không dùng chén đũa, mà đôi khi lại ăn bốc… Và từ bản thân cho tới nếp sống sinh họat của nhà truyền giáo cũng tự góp phần gây ra sự hiểu lầm với người dân Việt.
 
Từ diện mạo cao lớn, da trắng, tóc vàng, mắt xanh, mũi lõ... vóc dáng thô bạo, cục mịch rộn ràng trong giao tế, cười nói oang oang, bắt tay ôm hôn. Tất cả vô tình gây cho dân Việt chúng ta có cái thành kiến về về người phương Tây… tình cờ ứng hợp với giống “Bạch Quỷ Dạ Xoa” trong cổ tích phương Đông.
 
- Càng dễ gây ngộ nhận cho cả hai phía.
 
Diện mạo của các nhà truyền giáo phương Tây, trắng thì trắng quá và đen thì đen mun, cũng gây sự hiểu lầm nhau. Trong một câu chuyện về màu da, nghe mẹ kể rằng vào thủa mới tạo thiên lập địa, Đức Chúa Trời lấy đất nặn thành ra ba mẫu người rồi cho vào lò mà nung. Mẻ đầu tiên vì không canh giờ Chúa vội mang ra qúa, non lửa thành ra da trắng. Mẻ thứ hai Chúa lại quá mệt mỏi vì tợ như canh bánh chưng đêm giao thừa rồi Ngài ngủ quên… giựt mình tỉnh giấc Ngài lôi ra thì lại qúa lửa thành ra mỹ đen. Chúa học tập và rút tỉa kinh nghiệm, mãi tới mẻ sau cùng Ngài vặn bếp nướng sao cho vừa, và Ngài cười thỏa mãn với sự thành công, mảu cờ vàng siêu việt, chính là màu da của Thần Báo mà các bà mẹ Việt thường khen và cho là đẹp tuyệt trần.
 
2. Phương tiện và áp lực
 
Thế rồi chính bản thân những nhà truyền giáo đã phát xuất... đã nương nhờ và nhận sự bảo vệ của những đoàn quân xâm lược có sẵn tầu chiến với hỏa lực mạnh, và chuyên đi cướp của chiếm đất.
 
Cho dù các nhà truyền giáo có thành tâm bất vụ lợi chăng mấy đi nữa, thì sự thật hiển nhiên sự nương tựa của các ngài, cùng với lòng yêu nước của các ngài, cũng đã kéo theo những nể nang, nhường nhịn gì chăng nữa... thì cũng đồng lõa mà thôi.
 
3. Áp đặt thiển cận
 
Những dị biệt giữa hai nền văn hóa xảy ra, giữa hai quan niệm tổ chức tôn giáo xung khắc... và tất cả dẫn tới bước hiểu lầm nhau một cách trầm trọng. Đã thế, cũng trên thực tế, nhiều thái độ đối xử thiển cận của một số nhà truyền giáo “vô ý thức” lại gây tác hại trong việc truyền đạo.
 
Công tâm mà nhận rằng, Thần Báo đã đọc nhiều văn kiện chính thức của Giáo Hội phân định giữa niềm tin và phong tục, với Giáo Lý rất rõ ràng. Nhưng nhiều nhà truyền giáo lại chủ trương xử dụng văn minh và áp đặt phong tục tập quán phương Tây vào Việt Nam như Giáo Luật Tuyệt Đối.
 
Nhiều nhà truyền giáo có định kiến về sự khác biệt phong tục và tập quán của quốc gia sở tại như là những đối nghịch với tôn giáo Tây phương. Họ cấm dân Việt dùng nhang mà dùng hương. Họ cấm dân Việt dùng nến đỏ mà thắp nến trắng. Họ cấm dân Việt dùng ngũ quả trong tế tự mà chỉ dùng hoa. Ho cấm dân Việt mặc áo thụng khăn đóng mà chỉ choàng mảnh vải vuông. Họ cấm dân Việt cúi lạy mà bắt đứng nghiêm. Họ cấm dân Việt kiêng cữ tế nhị, mà cần bộc trực sỗ sàng... đời đạo tương tham dưới uy quyền tuyệt đối của cha xứ thì con chiên ngoan đạo Thần Báo cũng không thể đồng ý.
 
4. Gánh nặng thời cuộc
 
Tất cả những điều Thần Báo trình bày như trên, đã được tìm hiểu và nghiên cứu trong nhiều tài liệu để đúc kết, tạo ra như một gánh nặng thời cuộc, ám ảnh trong việc Truyền Đạo và Cấm Đạo tại Việt Nam ở những thế kỷ 16, 17, 18 và 19 và mỗi khi nhắc tới là gánh nặng ấy lại càng tăng thêm.
 
Gánh Nặng Thời Cuộc chẳng những Việt Nam mà còn xảy ra nhiều nơi trên thế giới, cái quái ác là nó đã chỉ buộc “Phía Bắt Đạo” phải chấm dứt. Việc chấm dứt ấy lại không phải vì “Vấn Đề Được Giải Quyết,” mà lại chỉ vì áp lực của bạo quyền, càng làm tăng thêm lòng người nung nấu, tợ lửa cháy đổ thêm dầu… vô phương cứu chữa.
 
Đang khi “Phía Truyền Đạo” dầu có cư xử đúng theo phương châm “Sanguis Martyrum, semen Christianorum” như y hệt quá trình ngàn năm, thì vẫn có thể bị liên lụy tới phong trào thực dân đã thực thi chính sách xâm lăng bóc lột ở thời đại kỹ nghệ.
 
5. Thành tâm xu thời
 
Tuyệt đại đa số là chân tu và thuần thành, là điều mà Thần Báo rất kính trọng họ. Nhưng hành động của những kẻ bất xứng đã gây ra nhiều hậu quả tai hại.
 
Tuyệt đại đa số có thành tâm và thiện ý, là điều mà Thần Báo rất thương mến họ. Nhưng không thiếu những kẻ xu thời làm bậy để thỏa mãn tham vọng.
 
Đó là thực tế phũ phàng. Đức Giêsu cũng có tông đồ Giuđa bán Chúa. Đức Thích Ca có đệ tử và là thân thích Devadattal bôi xấu và ám sát Phật.
 
V. Tạm Kết
 
Vấn đề Đàn Áp Kitô Giáo tại Việt Nam một phần là do thiếu đối thoại, song phần khác là do chính sự khác biệt về mục đích và phương thức đối thoại. Khi phản tỉnh về giai đoạn truyền giáo đã qua, Thần Báo chỉ theo đúng giáo huấn của Chúa Kitô và Giáo Hội, xác nhận những lỗi lầm của các thế hệ ngày trước, và nhận lỗi của mình vào ngày hôm nay.
 
Làm sao ta có thể nhận ra và chấp nhận giá trị của các tôn giáo, nếu người ta cứ cho rằng là điều tuyệt đối vô ngộ?
 
Làm sao ta hiểu được các tôn giáo, nếu không học lý thuyết, không hiểu ngôn ngữ, không cảm nghiệm tâm linh?
 
Trong một tâm thức như vậy, ta mới có thể đón nhận những người đối thoại với một thái độ tương kính. Ý thức được điểm này, Thần Báo cố gắng đưa ra một số đề nghị/ hay điều kiện nhằm đặt nền tảng cho công cuộc đối thoại. Những đề nghị/ hay điều kiện này đều mang tính chất khách quan và khoa học, không thiên vị bất cứ một giáo phái hay tôn giáo nào nhằm kiến tạo một sự đoàn kết dân tộc. Cho dù ý kiến Thần Báo có thô thiển, có tính cách tạm thời, hay giả thuyết hoặc vướng mắc khuyết điểm nào đó, thì cũng ước mong các bạn đọc phê bình sửa chữa.
 
Lynnwood, ngày 25 tháng 4 năm 2008
 
Tham Khảo:[*1]
 
http://www.vietcatholic.net/cttdvn/unicode/lichsu/index.html
http://www.cdorange.org/ThanhTuDaoVN.htm
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.07.2008 06:35:58 bởi Thần Báo >

vietmuc
  • Số bài : 1
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.09.2016
  • Nơi: Virginia - usa
Re:Truyền Đạo và Cấm Đạo - 17.09.2016 04:23:58
Cám ơn bạn Thần Báo đã viết & sưu tầm rất hay & công phu.

Theo tôi Tôn Giáo & Chính Trị là hai hệ giá trị đi song song & không thể gặp nhau ở một giao điểm.

Con người chúng ta có thể làm đươ.c tất cả mọi điều nếu chúng ta Tin tưởng tuyê.t đối vào sức ma.nh & khả năng cũa chính chúng ta.  Chúng ta có thể làm chính tri. như các vua quan ngày xưa.  Chúng ta có thể làm chính tri. như các vi. tổng thống dân biểu đa.i diện như hiện nay.  Sự phát triển vượt bật của nền khoa ho.c & kỹ thuật hiện đại là chứng minh cụ thể nhất cho khả năng & sức mạnh cuả con người.  Người làm chính trị đích thực khi thành công ho. phải đem lại được sự ổn định & thịnh vượng cho cả 2 mặt vật chất & tinh thần cho mo.i người sống trong lảnh thổ hay một quốc gia nào đó.  Nơi mà mọi người sinh sống đều được hưởng mọi thứ tốt đẹp & hoàn mỹ do chính chúng ta tạo dựng. Nói mô.t cách khác, con người là con vâ.t biết làm chính trị.  Trừ những con người chỉ vì tư lợi, ích kỷ.  Phần còn lại con người biết suy nghĩ, chúng ta biết làm chính trị.  chúng ta có thiện ý, chúng ta luôn luôn mong muốn xây dựng thiên đường đích thực cho chính chúng ta, cho đồng loại, cho những ngừời sống xung quanh. Chúng ta có khả năng để xây dựng thiên đường cho mọi người trên mặt đất, xây dựng thiên đừờng trên quả địa cầu này.

Ngược lại, con người khi họ đặt Đức tin tuyệt đối vào một Đấng tối cao thì họ không tin là con người có thể làm được tất cả nếu không có sự hiện diện của "Đấng thần linh" cũa mình.   Mô.t người khi có đức tin đích thực thì nước thiên đàng cũa ho. không phải ở trên quả địa cầu này.  Đây là đặc điểm mâu thuẫn lớn nhất mà con người chúng ta chưa có giải đáp thỏa đáng giữa hai ý thức tôn giáo (tâm linh) & chính trị. 

Dựa vào kỹ nghệ thông tin tân tiến ngày nay người ta có thể đẩy mạnh công cuô.c truyền giáo đến những địa phương xa xôi hẻo lánh.  Bắt bớ đàn áp có thể giảm đi nhờ những tài năng Chính Trị gia  biết khôn khéo, khéo léo.  Tuy nhiên ở mô.t quốc gia càng phồn vinh, thi.nh vượng, ở mô.t quốc gia mà nền khoa ho.c kỹ thuật càng tân tiến thì con người càng trở nên thông minh & họ không tin vào một nước thiên đường thứ Hai ngoài thiên đường thứ Nhất mà họ đang sống.    
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.09.2016 04:56:30 bởi vietmuc >

Vo Bien Gioi
  • Số bài : 279
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.06.2011
Re:Truyền Đạo và Cấm Đạo - 30.11.2016 05:33:07
Con người có thể "trọng lú" hàng ngàn năm qua nhưng họ không tôn trọng sự lú lẫn này mãi.
Lúc họ tỉnh ngộ thì nhiều tôn giáo sẽ bị diệt vong.
Thiết tha với biện chứng và chân lý, chúng ta dễ dàng nhận ra có nhiều điều mâu thuẫn rất hiển nhiên trong giáo lý của nhiều tôn giáo. Nhưng có những sự thật chưa hoặc không nên đề cập tới !