Trích đoạn: nguyễn thế duyên
Khác hẳn với thơ cổ, thơ của chúng ta bây giờ lại lại nói nhiều quá. Nói hết cả những điều cần nói khiến cho người đọc chẳng còn gì để tham gia vào bài thơ. Một bài thơ như thế , theo tôi là một bài thơ chết. Có lẽ chúng ta nên dung hòa giữa hai thái cực này
[sm=way%20to%20go.gif]
[sm=rose.gif]
Cuộc gặp gỡ nếu có chắc chắn là sẽ rất ngắn ngủi. Thậm chí tôi còn nghĩ rằng họ chỉ đi lướt qua nhau. Mà tôi thích cái ý nghĩ họ chỉ đi lướt qua nhau hơn. Khi vượt qua nhau rồi, Nàng chắc chắn chàng sẽ phải quay lại nhìn mình.!Mình xinh đẹp thế kia mà. Nàng cũng muốn quay lại để nhìn chàng nhưng không dám. Nàng cố kìm nén lòng mình. Đi thêm một đoạn nữa và lúc này không còn kìm nén nổi lòng mình nữa, nàng quay lại nhìn và không còn thấy bóng dáng chàng đâu. “Tương cố bất tương kiến” Nếu hình dung theo văn cảnh này thì cô gái hiện lên rực rỡ biết bao
Thảo nào, mấy lần thấy anh online mà chẳng
ý kiến ý cò gì, em cứ tưởng anh giận. Hoá ra là về "độc ẩm Tương giang thuỷ" !!!
Em đang nghe bài hát "Anh ở đầu sông em cuối sông, uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông" đây. Một "sông Tương" của Việt Nam.
Em rất thích bài bình của anh, đọc đến đâu ngấm đến đó. Tuy nhiên, em vẫn lăn tăn một chút về "tương tư" và "tương cố". Theo em hiểu, bản thân từ "tương" ngoài ý nghĩa là "cùng" về mặt trạng thái, nó còn là "cùng" cả về mặt thời gian. Nếu chàng ngoái lại ngắm nàng chán chê xong đi mất dạng rồi mới đến lượt nàng ngoái lại, thì từ "tương" là không phù hợp. Nếu là "tương cố" thì hai người phải ngoái lại cùng một lúc. Trong bài thơ của Đoàn Thị Điểm, cả hai người "cùng ngoái lại" một lúc mà đều "cùng chẳng thấy" thì mới thể hiện được hết sự éo le.
Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
"Anh ở đầu sông em cuối sông" chính là đây. Khoảng cách về địa lý quá xa xôi, cũng có nghĩa là thiếp và chàng xa nhau đã lâu rồi. Nếu có máy bay hay điện thoại, chat chit webcam như bây giờ thì xa thế chứ xa nữa cũng là
muỗi, nhưng ngày trước thì khoảng cách không gian lớn như thế này cũng gần như đồng nghĩa với việc "bặt vô âm tín". Mà khi người ta yêu nhau thì sự nhớ nhung luôn đi kèm với niềm khao khát.
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thuỷ.
Nếu không có câu thứ 4 thì câu thứ 3 không thể được đẩy lên đến tột đỉnh của sự khắc khoải như thế. "Đồng ẩm" nghe sao thân thương gần gũi, có cảm tưởng như bát nước ấy là chàng rót cho thiếp uống, rồi thiếp lại rót cho chàng, từ một vò nước múc ở sông Tương. Nhưng hỡi ôi, cái vò nước ấy đang bị xẻ làm đôi, một nửa theo chàng ở tận đầu nguồn, còn một nửa ở lại cùng với thiếp. Nỗi nhớ người yêu lúc nào cũng canh cánh trong lòng, nếu như một lúc nào đó nó ngủ thiếp đi, thì chỉ cần thiếp nhìn thấy sóng nước sông Tương nó lại choàng tỉnh dậy, lại muốn lội ngược dòng sông để gặp được chàng. "Tương tư bất tương kiến", càng nhớ thì càng mong được gặp nhau, càng không gặp được nhau lại càng nhớ. Cái vòng luẩn quẩn đó không những không dứt được ra mà càng ngày càng siết lại ...